Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Thực trạng về công tác kế toán TSCĐ tại công ty Cổ phần Sông Đà 11.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.15 KB, 47 trang )

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần sông Đà 11
Công ty cổ phần sông Đà 11 tiền thân là một đội điện nước thuộc Công ty thủy
điện Thác Bà do Bộ kiến trúc thành lập từ năm 1961 đến năm 1973 được nâng
cấp thành công trường cơ điện. Năm 1976 theo quyết định của Bộ Xây dựng,
chuyển đơn vị về thị xã Hòa Bình để chuẩn bị cho khởi công nhà máy thủy điện
Hòa Bình trên sông Đà và được đổi tên là: “xí nghiệp lắp máy điện nước thuộc
Tổng công ty xây dựng thủy điện Sông Đà 11”. Đến năm 1989 theo quyết định số
03/TCT-TCLĐ ngày 12/12/1989 của Tổng giám đốc Tổng công ty, xí nghiệp lắp
máy điện nước được nâng cấp lên thành Công ty xây lắp điện nước. Năm 1993
theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Công ty lắp máy điện nước đổi tên
thành: “Công ty xây lắp năng lượng thuộc Tổng công ty thủy điện sông Đà”.
Ngày 11/03/2002 Bộ xây dựng có quyết định số 285/QĐ đổi tên thành “Công ty
Sông Đà 11”. Thực hiện nghị quyết TW3 về đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp
Nhà nước, ngày 17/08/2005 Bộ xây dựng đã có quyết định số 1332/QĐ-BXD về
việc chuyển Công ty Sông Đà 11 thuộc Tổng Công ty sông Đà thành Công ty Cổ
phần sông Đà 11.
Trụ sở Công ty tại cơ sở 2 tổng Công ty sông Đà km 10 đường Trần Phú, phường
Văn Mỗ, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây.
Là một đơn vị thành viên 40 năm phát triển và trưởng thành cùng Tổng công ty
Sông Đà, Công ty Cổ phần Sông Đà 11 đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong
lĩnh vực thi công xây lắp và điều hành sản xuất. Đến nay, Công ty cổ phần Sông
Đà 11 đã có một đội ngũ hơn 1500 cán bộ kỹ thuật, cử nhân, công nhân lành nghề
(trong đó có hơn 250 cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và trên đại học).
2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 11.
- Xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông, bưu điện, quản lý vận hành
phân phối điện nước cho các công trình.
- Xâp lắp hệ thống cấp thoát nước cho các đô thị và khu công nghiệp, đường


dây tải điện, trạm biến áp có cấp điện áp đến 500 KV, kết cấu công trình,
quản lý vận hành nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, nhà máy nước và đô thị.
- Xâp lắp, thí nghiệm, hiệu chỉnh, bảo dưỡng, lắp ráp tủ bảng điện công
nghiệp cho đường dây, nhà máy điện, trạm biến áp và các dây truyền công
nghệ có cấp điện áp đến 500 KV.
- Sản xuất và kinh doanh kim khí, các sản phẩm về cơ khí, quản lý và vận
hành kinh doanh bán điện.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu, vật tư, thiết bị phương tiện vận tải cơ giới, phụ
tùng cơ giới, phục vụ thi công xây dựng và công nghệ xây dựng, vận tải
hàng hóa đường bộ.
- Kinh doanh xây dựng các khu đô thị, nhà cao tầng, khu công nghiệp.
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất và quản lý của Công ty.
Công ty sông Đà 11 được cổ phần từ doanh nghiệp Nhà nước. Có nhiệm vụ kinh
doanh trong lĩnh vực xây dựng, mà địa bàn hoạt động rất rộng nên Công ty tổ chức
bộ máy quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh theo quy mô vừa tập trung vừa
phân tán. Công ty tổ chức quản lý theo một cấp đứng đầu là Tổng giám đốc chịu
trách nhiệm điều hành hoạt động chung của Công ty, giúp việc cho giám đốc là
các phó giám đốc và các phòng ban chức năng.
- Đứng đầu bộ máy quản lý là Tổng giám đốc do Chủ tịch Hội đồng quản trị
Công ty bổ nhiệm, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh
doanh và đời sống công nhân viên toàn công ty.
- Dưới Tổng giám đốc là 3 phó Tổng giám đốc giúp việc cho Tổng giám đốc
từng mặt của công ty (kinh tế, kỹ thuật,thi công).
- Ngoài ra, Công ty còn có 5 phòng ban chức năng sau:
Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện các phương
án sắp xếp cải tiến tổ chức lao động, tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản
lý điều phối tuyển dụng lao động, thực hiện chính sách đối với người lao động,
thực hiện công tác văn thư lưu trữ…
Phòng kỹ thuật cơ giới: Giám sát đôn đốc về công tác cơ giới và vật tư, quản
lý chất lượng công trình, an toàn bảo hộ lao động toàn Công ty.

Phòng kinh tế kế hoạch: Có nhiệm vụ lập các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn,
báo cáo về tổ chức công ty, đồng thời lập kế hoạch giao cho đơn vị, theo dõi
thực hiện kế hoạch.
Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra giám sát về kỹ thuật
chất lượng các công trình đồng thời đề ra các sáng kiến thay đổi biện pháp thi
công, ngoài ra còn có nhiệm vụ quản lý vật tư cơ giới toàn công ty, lập kế
hoạch, mua sắm và giám sát tình hình sử dụng, dự trữ vật tư thiết bị của các đơn
vị theo dõi hiện trạng máy móc thiết bị toàn doanh nghiệp để tham mưu cho
việc mua sắm, thanh lý máy móc bổ sung.
Phòng dự án: Theo dõi, quản lý dự án của công ty.
- Dưới các phòng ban của Công ty, tại các xí nghiệp trực thuộc cũng tổ chức
các phòng ban tương tự trực tiếp quản lý hoạt động của từng đơn vị mình,
đồng thời chịu sự chỉ đạo của các phòng ban trên công ty. Giữa các phòng
ban cơ quan Công ty và dưới xí nghiệp có sự phân công quản lý và phối hợp
chặt chẽ.
2.1.4 Bộ máy tổ chức và công tác kế toán ở Công ty.
2.1.4.1 Bộ máy tổ chức:
Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra
công tác kế toán trong phạm vi toàn Công ty kể cả các đơn vị thành viên. Giúp
giám đốc tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, thông tin kinh tế, đề ra các giải pháp
tài chính kịp thời phục vụ cho sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý và quy mô sản xuất, kinh doanh ở Công ty
gồm nhiều xí nghiệp thành viên, trung tâm, ban quản lý dự án và có trụ sở giao
dịch ở nhiều nơi khác nhau trên địa bàn cả nước cho nên bộ máy kế toán ở công ty
được tổ chức theo hình thức nửa tập trung, nửa phân tán. Hàng tháng, bộ phận kế
toán của các đơn vị thành viên sẽ tập hợp số liệu gửi lên phòng tài chính kế toán
của Công ty có nhiệm vụ tổng hợp số liệu chung toàn Công ty và lập báo cáo tài
chính hàng kỳ.
Hiện nay phòng tài chính kế toán của Công ty gồm 12 người được bố trí theo các
chức năng nhiệm vụ sau:

Kế toán trưởng: Giúp Tổng giám đốc Công ty tổ chức và chỉ đạo thực hiện toàn
bộ công tác tài chính, kế toán, tín dụng và thông tin kinh tế toàn công ty. Tổ chức
hạch toán kế toán trong phạm vi toàn công ty theo các quy định về quản lý kinh tế
tài chính và điều lệ kế toán trưởng.
Phó kế toán trưởng: Phụ trách kế toán tổng hợp toàn Công ty và giúp việc cho kế
toán trưởng. Thay mặt kế toán trưởng Công ty khi kế toán trưởng đi vắng (Có ủy
quyền từng lần cụ thể).
Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu quyết toán chi phí, tính giá thành
và tổng hợp kết quả tiêu thụ, tính lợi nhuận và lập báo cáo cuối kỳ.
Kế toán ngân hàng: Lập kế hoạch vốn tín dụng, quản lý hồ sơ, chứng từ thanh
toán và theo dõi thanh toán qua Ngân hàng, thực hiện các nghiệp vụ có liên quan
đến Ngân hàng.
Kế toán Nhật ký chung: Có nhiệm vụ nhập số liệu.
Kế toán vật tư và tài sản cố định: Theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, khấu hao
và sửa chữa lớn TSCĐ.
Kế toán tiền lương và BHXH: Theo dõi các khoản thanh toán với công nhân viên
và các khoản trích theo lương trên cơ sở tiền lương thực tế và tỷ lệ phần trăm quy
định hiện hành.
Kế toán tạm ứng và thanh toán: theo dõi quản lý các khoản tạm ứng, quản lý các
nghiệp vụ thu chi quỹ và các khoản thanh toán.
Kế toán thuế và công nợ nội bộ: Tính số thuế của từng loại thuế mà doanh nghiệp
phải chịu, quyết toán thuế, nộp thuế cho cơ quan Nhà nước và tình hình thanh toán
giữa các đơn vị trực thuộc với công ty.
Thủ quỹ: Có nhiệm vụ tập hợp chứng từ thu chi vào sổ quỹ, mở sổ.
Kế toán tại các đơn vị trực thuộc: Thực hiện hạch toán theo các quy định quản lý
tài chính của Công ty và chịu sự chỉ đạo của các bộ phận kế toán trên Công ty.
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11
KẾ TOÁN TRƯỞNG
PHÓ KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán tiền lương và BHXHKế toán tạm ứng và thanh toánKế toán thuế và công nợ nội bộ

Kế toán tiền lương và BHXH
Kế toán tạm ứng và thanh toán
Kế toán thuế và công nợ nội bộ
Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán nhật ký chung
Kế toán các đơn vị trực thuộc
2.1.4.2 Hình thức sổ kế toán mà Công ty đang vận dụng:
Công ty cổ phần sông Đà 11 có tình hình biến động TSCĐ tương đối lớn, phong
phú, đa dạng, địa điểm kinh doanh sản xuất xa nằm rải rác khắp mọi miền đất
nước. Để thuận tiện cho công tác hạch toán kế toán Công ty đang áp dụng hình
thức “Nhật ký chung”. Các sổ kế toán đang sử dụng tại công ty: Các sổ cái, Sổ nhật
ký chung, Các bảng bao gồm: bảng phân bổ lương, phân bổ khấu hao, phân bổ chi
phí, Sổ quỹ, các sổ chi tiết (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tạm ứng…),Các bảng kê.
Sơ đồ tổng quát: hình thức nhật ký chung

Chứng từ gốc
Chứng từ mã hóa nhập liệu vào máy tính
Bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh
Sổ chi tiết
Sổ cái
Nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu hàng ngày
Các bút toán điều chỉnh kết chuyển
Bảng cân đối số phát sinh thử
Bảng cân đối số phát sinh hoàn chỉnh
Báo cáo tài chính và các báo cáo khác
2.1.4.3 Phần mềm kế toán đang được áp dụng tại Công ty.
Thông tin kế toán đòi hỏi ngày càng phải nhanh, kịp thời, chính xác cũng như giảm

được cường độ làm việc của kế toán. Nên Công ty cổ phần sông Đà 11 đã thấy
được ưu điểm và hiệu quả của việc áp dụng máy tính vào công tác kế toán. Công ty
đã chuyển từ kế toán thủ công sang kế toán máy.
Đội ngũ nhân viên phòng kế toán là những người sử dụng thành thạo phần mềm kế
toán của mình. Hiện nay Công ty đang áp dụng phần mềm kế toán UNESCO
Accouting. Đây là phần mềm kế toán động nên có thể thay đổi phù hợp với Công
ty, mẫu biểu phong phú, cách nhập số liệu đơn giản.
2.2 TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ Ở
CÔNG TY
2.2.1 Đặc điểm TSCĐ và công tác quản lý TSCĐ của Công ty cổ phần sông
Đà 11.
2.2.1.1 Đặc điểm TSCĐ ở công ty.
Công ty cổ phần sông Đà 11 với chức năng xây dựng các công trình, sản xuất lắp
đặt các kết cấu xây dựng và kết cấu cơ khí công trình, sản xuất vật liệu, cấu kiện
xây dựng, xây lắp các thiết bị công nghệ… Do đó TSCĐ hữu hình của Công ty chủ
yếu là máy móc, xe cơ giới, các máy khoan…
Sau ngày thành lập với nguồn Ngân sách được cấp, công ty đã chú trọng tới việc
đầu tư các thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty. So với các công ty trong cùng lĩnh vực thì TSCĐ của công ty được
trang bị tương đối đầy đủ cả về số lượng lẫn chất lượng.
Tính đến ngày 01/01/2006 tổng số vốn cố định của cả công ty là 35.609.283.205
đồng. Trong thời gian gần đây, do khối lượng các công trình thi công nhiều, công
ty phải trang bị các thiết bị máy móc bằng nguồn vốn tự có của mình hoặc vốn tín
dụng và nguồn vốn khác. Các TSCĐ này chủ yếu nhập từ các nước: Nhật Bản, Hàn
Quốc, Nga, Đức…
2.2.1.2 Công tác quản lý TSCĐ ở công ty.
Do đặc thù của ngành xây dựng nên vấn đề bảo quản và sử dụng TSCĐ như thế
nào để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là vấn đề được các nhà quản lý đặt ra.
Nhận thức được vấn đề đó TSCĐ của công ty được quản lý chặt chẽ cả về mặt giá
trị và mặt hiện vật bởi phòng quản lý thiết bị và phòng kế toán.

Về mặt hiện vật: Phòng quản lý thiết bị trực tiếp lập sổ sách theo dõi, ghi chép về
công tác quản lý và điều phối vật tư, cơ giới. Phòng còn theo dõi và nắm giữ năng
lực máy móc thiết bị tham gia phục vụ thi công các công trình và khả năng khai
thác tài liệu sử dụng thiết bị các công trình. Đồng thời phòng quản lý các thiết bị
các công trình do công ty đảm nhiệm thi công để cân đối năng lực thiết bị động
lực, thiết bị công tác, phương tiện vận tải…Nhằm điều phối nhịp nhàng giữa các
đơn vị thành viên và giữa các công trình thi công. Phòng quản lý thiết bị còn cùng
với các đơn vị thành viên lập kế hoạch mua thêm máy móc thiết bị mới, đáp ứng
các yêu cầu tiến bô, chất lượng thi công.
Về mặt giá trị: Phòng kế toán trực tiếp lập sổ sách theo dõi tình hình tăng, giảm
TSCĐ có ở công ty theo chỉ tiêu giá trị. Đồng thời định kỳ tính toán giá trị hao
mòn, trích khấu hao và quản lý quỹ khấu hao.
2.2.2 Phân loại TSCĐ và đánh giá TSCĐ ở Công ty.
2.2.2.1 Phân loại TSCĐ.
Tại Công ty Cổ phần sông Đà 11, TSCĐ rất đa dạng, phong phú nên TSCĐ được
phân chia theo nhiều cách để đáp ứng yêu cầu quản lý của Công ty. Vì vậy, TSCĐ
của Công ty cần được phân loại theo những tiêu thức nhất định:
• Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành:
TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn góp 2.615.064.625
TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn CNK 11.648.831.609
TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng 21.345.386.971

• Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật:
NG TSCĐ
Giá mua (chưa thuế)
Các khoản giảm trừGiá trị sản phẩm thu được do chạy thử
= + + - -
Nhà cửa, vật kiến trúc 500.347.453
Phương tiện vận tải, truyền dẫn 17.762.151.929
Máy móc thiết bị 15.159.785.830

Thiết bị dụng cụ quản lý 2.186.997.993
Thông qua các cách phân loại trên giúp cho Công ty quản lý chặt chẽ TSCĐ của
mình một cách rất cụ thể, chi tiết theo đặc trưng kỹ thuật và tình hình sử dụng
của TSCĐ từ đó đảm bảo tính hợp lý, hiệu quả phục vụ cho tiến trình sản xuất
và thi công của Công ty.
2.2.2.2 Đánh giá TSCĐ.
Việc xác định giá trị TSCĐ có ý nghĩa quan trọng trong quản lý, khai thác TSCĐ.
Đặc biệt trong công tác hạch toán kế toán, phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ…
Đánh giá đúng giá trị của TSCĐ có nghĩa là đánh giá đúng quy mô, năng lực… của
Công ty. Từ nhận thức đó, hiện nay công tác kế toán của Công ty được thực hiện
theo đúng chế độ kế toán hiện hành: đánh giá TSCĐ theo nguyên giá và giá trị còn
lại.
Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá:
Theo cách đánh giá này nguyên giá TSCĐ được xác định trong từng trường hợp cụ
thể như sau:
Nguyên giá TSCĐ do mua ngoài:
Nguyên giá TSCĐ do xây dựng , tự chế:
Chi phí
vận
chuyển
bốc dỡ,
lắp đặt…
Các
khoản
thuế
không
hoàn lại
Nguyên giá TSCĐ tự xây dựng, tự chếGiá trị quyết toán của TSCĐ tự xây dựng, tự chế
Chi phí lắp đặt chạy thử (nếu có)
= +

Giá trị còn lại của TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ
=
-
Tỷ lệ % năng lực TSCĐ còn lại Nguyên giá TSCĐ (nguyên giá cũ)
=
-
Giá trị còn lại của TSCĐ khi đánh giá lại

Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại:
Giá trị còn lại của TSCĐ được xác định theo công thức:
Ở Công ty cổ phần sông Đà 11, khi đánh giá lại theo tỷ lệ phần trăm so với TSCĐ
khi còn mới thì giá trị còn lại của TSCĐ là:
Thông thường vào cuối mỗi năm Tổng công ty đều có quyết định kiểm kê lại
TSCĐ. Khi đó phòng quản lý vật tư cơ giới tổ chức đánh giá lại TS để xác định giá
trị tài sản thực tế hiện có ở Công ty.
Trong công tác hạch toán TSCĐ, Công ty chỉ hạch toán theo giá trị ghi trên sổ sách
còn giá trị TSCĐ thực tế kiểm kê và giá trị còn lại của TS khi đánh giá lại Công ty
chỉ sử dụng để xem xét đánh giá công tác quản lý và sử dụng TSCĐ là tốt hay
không tốt.
Do không sử dụng số liệu giá trị còn lại theo đánh giá lại TSCĐ để hạch toán nên
Công ty không xác định giá trị hao mòn của TSCĐ sau khi đánh giá lại (giá trị còn
lại của TSCĐ khi đánh giá lại chỉ được thể hiện trên báo cáo chi tiết kiểm kê
TSCĐ). Như vậy chưa phản ánh được thực tế giá trị TSCĐ hiện có ở Công ty và
nguồn vốn cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh.
2.2.3 Tổ chức hạch toán chi tiết TSCĐ hữu hình ở Công ty sông Đà 11.
+ Thủ tục, chứng từ:
Để hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ ở Công ty Cổ phần sông Đà 11
đều phải dựa vào các chứng từ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ và các chứng từ khác

có liên quan
Lấy ví dụ phân loại chứng từ trong phần hành TSCĐ
(+) GIAM: giảm tài sản
GIAM 01: nhượng bán tài sản
GIAM 02: điều chuyển nội bộ sang đơn vị khác
GIAM 03: thanh lý tài sản
GIAM 04: góp vốn liên doanh
(+) KHAO: trích khấu hao
KHAO 01: trích khấu hao TSCĐ hữu hình
KHAO 02: trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính
KHAO 03: trích khấu hao TSCĐ vô hình
KHAO 04: trích khấu hao bất động sản
(+) TANG: tăng tài sản
TANG 01: mua sắm mới
TANG 02: đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành
TANG 03: chuyển từ công cụ lao động nhỏ
TANG 04: điều chuyển nội bộ từ đơn vị khác
TANG 05: nhận vốn góp liên doanh
TANG 06: được biếu tặng
(+) TDOI: thay đổi giá trị
TDOI 01: đánh giá lại tăng giá trị
TDOI 02: đánh giá lại giảm giá trị
2.2.3.1 Hạch toán TSCĐ tăng do mua sắm tại Công ty:
Phòng dự án lập dự án
HĐQT phê duyệt dự án Tổng GĐ công ty thực hiện
Phòng kế toán lập hồ sơ tăng tài sảnPhòng kinh tế kế hoạch xét duyệt, lựa chọn nhà cung cấp, ký kết hợp đồng
1 2
3 4
5
Sau khi cổ phần hóa, TSCĐ của Công ty tăng chủ yếu do mua sắm mới. Các

chứng từ tăng TSCĐ do mua sắm mới mà Công ty sử dụng bao gồm: biên bản giao
nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, thẻ TSCĐ và các chứng từ liên quan
khác: hóa đơn giá trị gia tăng, giấy đề nghị mua hàng…
Quy trình luân chuyển chứng từ tổng quát khi tăng TSCĐ do mua sắm được minh
họa theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2: Luân chuyển chứng từ trong nghiệp vụ mua sắm TSCĐ
Hàng năm phòng dự án sẽ căn cứ vào nhu cầu của các xí nghiệp, cơ quan thuộc
Công ty về TSCĐ để lập dự án trình lên HĐQT Công ty phê duyệt dự án. Sau khi
được HĐQT phê duyệt, dư án đó được giao cho Tổng giám đốc thực hiện, tiếp đó
TGĐ giao cho Phòng kinh tế kế hoạch tìm kiếm nhà cung cấp, và lập “Biên bản xét
chào giá cạnh tranh” trong biên bản đó nêu ra ba nhà cung cấp để lựa chọn một nhà
cung cấp có giá sản phẩm, chất lượng hợp lý nhất. Phòng Kinh tế kế hoạch trình
lên TGĐ phê duyệt nhà cung cấp đã lựa chọn, sau khi được phê duyệt phòng Kinh
tế kế hoạch tiến hành ký kết hợp đồng với bạn hàng. Cuối cùng, Phòng Kinh tế kế
hoạch giao toàn bộ chứng từ cho Phòng Kế toán để phòng Kế toán lập hồ sơ tăng
tài sản.
- Các chứng từ sử dụng
+ Quyết định của hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sông Đà 11.
Tổng công ty Sông ĐàCông ty CP Sông Đà 11----------------------Số: 62CT/HĐQTCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamĐôc lập – Tự do – Hạnh phúc----------------------- Hà Tây, ngày 07 tháng 08 năm 2007
+ Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn vận chuyển.
+ Hợp đồng kinh tế (về việc cung cấp máy tính xách tay).
+ Biên bản giao nhận, và biên bản thanh ly hợp đồng.
Ví dụ minh họa:
Theo nhu cầu để phục vụ cho công tác quản lý điều hành tại cơ quan công ty.
Nên Tổng giám đôc công ty đã xin Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sông Đà
11 Theo nhu cầu để phục vụ cho công tác quản lý điều hành tại cơ quan công ty.
mua máy tính xách tay cho công ty năm 2007 nhằm phục vụ công tác quản lý điều
hành.
Dự án mua máy tính xách tay của cơ quan công ty đã được Tổng giám đốc công
ty phê duyệt và TGĐ giao cho phòng Kinh tế kế hoạch tìm kiếm nhà cung cấp, sau

khi tìm kiếm các nhà cung cấp phòng Kinh tế kế hoạch sẽ lập biên bản xét chào giá
canh tranh, nội dung cụ thể như sau:
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ CHÀO GIÁ CẠNH TRANH MÁY TÍNH
PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH
Căn cứ:
- Nghị định số 88/1999/NĐ – CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ ban hành
quy chế đấu thầu, được sửa đổi bổ sung theo các Nghị định số 14/2000/NĐ –
CP ngày 05/05/2000; số 66/20003/NĐ – CP ngày 12/06/2003 của Chính
phủ:
- Nghị định 16/2005/NĐ – CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về việc quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình:
- Điều lệ tô chức và hoạt động của Công ty cổ phần Sông Đà 11 đã được đại
hội cổ đông thông qua ngày thông qua ngày 31/08/2004 sửa đổi bổ sung
ngày 04/04/2006.
- Quyết định số 21/CÔNG TY/HĐQT ngày 22/03/2007 về việc đầu tư máy vi
tính phục vụ quản lý điều hành.
- Tờ trình số CT/KTKH ngày 07/08/2007 của Tổng giám đốc công ty vê việc
xin phê duyệt kết quả xét chào giá cạnh tranh máy tính văn phòng.
- Nghị quyết số: 2007/NQ – HĐQT ngày 07/08/2007 của Hội đồng quản trị
công ty phê duyệt kết quả chào giá cạnh tranh máy tính phục vụ quản lý điều
hành.

×