Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.63 KB, 20 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Thứ hai ngày 5 tháng 4 năm 2010 Tiết 2: Toán. Bài: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Kiến thức: - Biết thực hiện phép cộng các số có năm chữ số, có nhớ. - Giải toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích hình chữ nhật. Kĩ năng: - HS làm được các bài tập 1 cột 2,3, bài 2, bài 3. Thái độ: - Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. * HS khá, giỏi làm toán, chính xác, thành thạo. * HS yếu biết thực hiện cộng các số có 5 chữ số. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ, phấn màu. III/ Phương pháp và hình thức tổ chức PP: làm mẫu, luyện tập thực hành, kiểm tra đánh giá HT: cá nhân, nhóm IV. Các hoạt động: Hoạt động GV 1. Bài cũ: Phép cộng các số trong phạm vi 100.000. - Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2. - Nhận xét ghi điểm. 2. Giới thiệu và nêu vấn đề. - Giới thiệu bài – ghi tựa. 3. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Làm bài 1, 2. Bài 1: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - GV yêu cầu HS tự làm vào vở. 3 HS lên bảng làm bài. - GV nhận xét, chốt lại.. ĐL (4'). Hoạt động HS HS thực hiện. (1') HS nêu (33') HS đọc yêu cầu đề bài. Học sinh cả lớp làm bài vào vở 3 HS lên bảng thi làm bài làm. HS nhận xét.. * Hoạt động 2: Làm bài 2,3. Bài 2: - Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - GV mời 1 HS nhắc lại tính diện tích hình chữ nhật, chu vi hình chữ nhật. - GV mời 1 HS lên bảng làm, lớp là vào vở. - GV nhận xét, chốt lại.. - HS đọc yêu cầu đề bài. -1 HS nhắc lại tính diện tích hình chữ nhật, chu vi hình chữ nhật. - GV mời 1 HS lên bảng làm. - GV nhận xét, chốt lại.. Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài - GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ rồi nêu bài toán. - HS giải vào vở,2 học sinh giải vào bảng phụ. - GV nhận xét, sửa sai. Mẹ cân nặng số ki-lô-gam là: 17 x 3 = 51 (kg) Con cân nặng số ki-lô-gam là: 17 + 51 = 68 (kg) Đáp số: 68kg. 3 học sinh nêu bài toán. HS giải vào vở,2 học sinh giải vào bảng phụ HS nhận xét.. HS chữa bài vào vở. 4. Tổng kết – dặn dò. - Nhận xét tiết học.. (1'). Lop3.net.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tiết 3 + 4: Tập đọc – Kể chuyện. Bài: GẶP GỠ Ở LÚC-XĂM-BUA I/ Mục tiêu: A. Tập đọc. Kiến thức: - Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: Lúc-Xăm-Bua, lớp 6, đàn tơ rưng, tuyết, hoa lệ. - Hiểu nội dung: Cuộc gặp gỡ thú vị, thể hiện tình hữu nghị quốc tế giữa đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua. Kĩ năng: - Đọc đúng các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: Lúc-Xăm-Bua, Mô-ni-ca, Giét-xi-ca, in-tơ-nét. - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật trong câu chuyện. Thái độ: - Giáo dục HS tình đoàn kết giữa các dân tộc. * HS khá, giỏi đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí và nắm được nội dung câu chuyện. Kể lạ toàn bộ câu chuyện. * HS yếu đọc đúng toàn bài trả lời được câu hỏi 1. Kể lại 1 đoạn câu chuyện. B. Kể Chuyện. - HS dựa gợi ý, HS kể lại được câu chuyện bằng lời kể tự nhiên. Lời kể sinh động, thể hiện đúng nội dung. - Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn. II/ Chuẩn bị: - Tranh minh họa bài học trong SGK. - Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. III. Phương pháp và hình thức tổ chức PP: làm mẫu, luyện tập thực hành, kiểm tra đánh giá HT: cá nhân, nhóm IV/ Các hoạt động: Hoạt động GV ĐL Hoạt động HS 1. Bài cũ: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. (5') - GV gọi 2 HS lên đọc bài và hỏi: HS thực hiện + Vì sao tập thể dục là bổn phận của những người yêu nước? + Em sẽ làm gì sau khi đọc “ Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”? - GV nhận xét bài. 2. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1') - Giới thiệu bài – ghi tựa: HS nêu 3. Phát triển các hoạt động. (72') * Hoạt động 1: Luyện đọc. - GV đọc diễm cảm toàn bài, nhấn giọng ở những từ thể Học sinh đọc thầm theo GV. HS lắng nghe. hiện tình cảm thân thiết của thiếu nhi Lúc-xăm-bua với đoàn các bộ Việt Nam. - GV cho HS xem tranh minh họa. HS xem tranh minh họa. - GV mời HS đọc từng câu. HS đọc từng câu. - GV viết lên bảng: Lúc-Xăm-Bua, Mô-ni-ca, Giét-xi-ca, HS đọc đồng thanh. in-tơ-nét. - GV mời HS đọc từng đoạn trước lớp. HS đọc từng đoạn trước lớp. - GV mời HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài. 3 HS đọc 3 đoạn trong bài. - Giúp HS giải thích các từ mới: Lúc-Xăm-Bua, lớp 6, HS giải thích từ. đàn tơ rưng, tuyết, hoa lệ. - GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm. HS đọc từng đoạn trong nhóm. - Đọc từng đoạn trước lớp. Đọc từng đoạn trứơc lớp. + Một HS khá, giỏi đọc cả bài. Một HS khá, giỏi đọc cả bài. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: HS đọc thầm đoạn 1. + Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua, đoàn - Tất cả HS lớp 6A đều tự giới Lop3.net.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> cán bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngở thú vị? + Vì sao các bạn lớp 6A nói đựơc Tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam?. - GV mời HS đọc thành tiếng đoạn 2, 3. Thảo luận câu hỏi: + Các bạn HS ở Lúc-xăm-bua muốn hiểu điều gì về thiếu nhi Việt Nam? - GV nhận xét, chốt lại: Các bạn HS muốn biết HS Việt Nam học những môn gì, thích những bài hát nào, chơi những trò chơi gì. + Các em muốn nói gì với các bạn HS trong truyện này? Tiết 2 * Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố. -GV cho 4 HS thi đọc truyện trước lớp . GV yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn của bài. - Một HS đọc cả bài. - GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt. * Hoạt động 4: Kể chuyện. - GV hỏi: + Câu chuyện được kể theo lời của ai? + Kể bằng lời kể của em là thế nào? - Một HS đọc lại các gợi ý. - Một HS kể mẫu đoạn 1. - GV yêu cầu từng cặp HS kể. - HS thi kể chuyện trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt. 4. Tổng kềt – dặn dò. (1') - Về luyện đọc lại câu chuyện. Chuẩn bị bài: Một mái nhà chung. - Nhận xét bài học.. thiệu bằng Tiếng Việt; hát tặng đoàn bài hát bằng Tiếng Việt ; Vẽ quốc kì Việt Nam. - Vì cô giáo lớp 6A đã từng ở Việt Nam. Cô thích Việt Nam nên dạy học trò mình nói Tiếnng Việt, kể cho các em biết những điều tốt đẹp về Việt Nam. Các em còn tự tìm hiểu Việt Nam trên in-tơ-nét.. HS đọc thầm đoạn 2, 3. HS thảo luận câu hỏi. Đại diện các nhóm lên trình bày. HS nhận xét, chốt lại. HS phát biểu cá nhân.. HS thi đọc diễn cảm truyện. 2 HS thi đọc đoạn 3. Một HS đọc cả bài. HS nhận xét. - Theo lời của một thành viên trong đoàn cán bộ Việt Nam. - Khách quan, như người ngoài cuộc biết về cuộc gặp gỡ đó và kể lại. Một HS đọc lại các gợi ý. HS kể đoạn 1. Từng cặp HS kể chuyện. Một vài HS thi kể trước lớp. HS nhận xét.. BUỔI CHIỀU Tiết 1: TC Toán. LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: MTC: - Biết thực hiện phép cộng các số có năm chữ số. - Củng cố về ý nghĩa phép cộng qua giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính. MTR: * HS khá, giỏi làm toán, chính xác, thành thạo. - HS yếu thực hiện các bài tập đơn giản. II. Hoạt động dạy học: 1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: (28') Lop3.net.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Bài 1: HS đọc yêu cầu - Lớp làm vào vở, 4 học sinh lên bảng làm bài. GV cùng HS nhận xét. Bài 2: - Lớp làm vào vở, 4 học sinh lên bảng làm bài. GV cùng HS nhận xét. Bài 3: GV yêu cầu học sinh nêu bài toán - Lớp giải vào vở, 2 học sinh giải vào bảng phụ để cả lớp cung sửa chữa. Bài 4: 2 học sinh đọc đề bài. - Một học sinh nêu qui tắc tính chu vi và diện tích hình chữ nhật. - Lớp giải vào vở, 2 học sinh giải vào bảng phụ. Lớp nhận xét, sửa chữa. 2. GV chấm bài: (7') - GV chấm , sửa sai cho HS. - Tuyên dương học sinh làm bài tốt. Tiết 2: Thủ công LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN VÀ TRANG TRÍ (T2) I/ Mục tiêu: Kiến thức: - HS biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công. Kĩ năng: - Làm được đồng hồ đúng quy trình kĩ thuật. Thái độ: - Yêu thích sản phẩm mình làm. II/ Chuẩn bị: - Mặt đồng hồ làm bằng giấy thủ công. Tranh quy trình làm đồng hổ để bàn. III. Phương pháp và hình thức tổ chức PP: làm mẫu, luyện tập thực hành, kiểm tra đánh giá HT: cá nhân, nhóm IV/ Các hoạt động: Hoạt động GV ĐL Hoạt động HS 1. Bài cũ: Làm đồng hồ để bàn (tiết 1). 4' - GV gọi 2 HS nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn. HS thực hiện - GV nhận xét bài kiểm tra của HS. 2. Giới thiệu và nêu vấn đề: 1' - Giới thiệu bài – ghi tựa: HS nêu 3. Phát triển các hoạt động. 29' * Hoạt động 3: HS thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí . HS nhắc lại quy trình làm đồng hồ để bàn và trang trí . - GV yêu cầu một số HS nhắc lại quy trình làm đồng hồ để bàn và trang trí . - GV nhận xét và hệ thống hóa lại các bước làm đồng hồ để bàn HS thực hiện và trang trí . + Bước 1: Cắt giấy. + Bước 2: làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ). + Bước 3: Làm thành đồng hồ. - GV nhắc HS khi gấp và dán các tờ giấy để làm đế, khung, HS thực hành làm đồng hồ để chân đỡ đồng hồ cần miết kĩ các nếp gấp và bôi hồ cho đều. bàn và trang trí . - Sau đó GV tổ chức cho HS thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí . - GV theo dõi, giúp đỡ các em. HS trình bày các sản phẩm của mình. - Sau khi HS thực hành xong, GV tổ chức cho các em trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm. - GV tuyên dương làm đồng hồ để bàn và trang trí đẹp nhất. 4.Tổng kết – dặn dò. 1' - Nhận xét bài học. Lop3.net.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Tiết 3: TC Tiếng việt Luyện đọc GẶP GỠ Ở LÚC-XĂM-BUA I/ Mục tiêu: MTC: - Đọc đúng các kiểu câu, các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: Mô-ni-ca, Giét-xi-xa, in-tơ-nét, tơ-tưng, lưu luyến. - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng chỗ. MTR: - HS khá, giỏi đọc đúng, chính xác, diễn cảm. Kể lại được toàn bài. - HS yếu đọc đúng các từ khó, ngắt nghỉ đúng. Kể lại được 1 đoạn. II. Hoạt động dạy học: (35') 1. Đọc trước lớp: (20') - Nối tiếp mỗi HS đọc một câu. - HS nối tiếp đọc đoạn, GV nêu câu hỏi tương ứng với đoạn đọc để HS trả lời. 2. Đọc theo nhóm: (15') - GV cho học sinh đọc trong nhóm - Đại diện các nhóm thi đọc với nhau. - GV cùng học sinh nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt. Thứ ba ngày 6 tháng 4 năm 2010 Tiết 1: Chính tả(Nghe-viết) Bài: LIÊN HỢP QUỐC I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Nghe-viết đúng bài chính tả; viết đúng các chữ số; trình bày đúng hình thức văn xuôi. Kĩ năng: - Làm đúng bài tập 2 a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vỡ . * HS khá, giỏi viết đúng, đẹp trình bày rõ ràng và làm đúng các bài tập. * HS yếu viết tương đối đúng chính tả, làm được bài tập 1. II/ Chuẩn bị: - Bảng phụ viết BT2. III. Phương pháp và hình thức tổ chức PP: làm mẫu, luyện tập thực hành, kiểm tra đánh giá HT: cá nhân, nhóm IV/ Các hoạt động: Hoạt động GV ĐL Hoạt động HS 1. Bài cũ: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. (4') - GV mời 2 HS lên viết có tiếng có vần in/inh. HS thực hiện - GV nhận xét bài thi của HS. 2. Giới thiệu và nêu vấn đề. (1') - Giới thiệu bài + ghi tựa. HS nêu 3. Phát triển các hoạt động: (33') * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe - viết. - GV đọc toàn bài viết chính tả. HS lắng nghe. - GV yêu cầu 2 HS đọc lại bài viết . 2 HS đọc lại bài viết. - GV hướng dẫn HS nhận xét. GV hỏi: + Liên hợp quốc thành lập nhằm mục đích gì? Bảo vệ hòa bình, tăng cường hợp tác và phát triển giữa các nước. + Có bao nhiêu thành viên tham gia Liên hợp quốc? Có 191 nước và vùng lãnh thổ. + Việt Nam trở thành thành viên Liên hợp quốc khi nào? 20 –9 – 1977. - GV mời 2 HS lên bảng và đọc cho các em viết: 24-10Lop3.net.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> 1945; 20-9-1977. - GV hướng dẫn HS viết ra bảng con những chữ dễ viết sai: - GV đọc cho HS viết bài. - GV đọc thong thả từng câu, cụm từ. - GV theo dõi, uốn nắn. - GV yêu cầu HS tự chữ lỗi bằng bút chì. - GV chấm vài bài (từ 5 – 7 bài). - GV nhận xét bài viết của HS. * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 2: - GV cho HS nêu yêu cầu của đề bài. - GV mời 3 bạn lên bảng thi làm bài. - GV yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT. - GV nhận xét, chốt lại: a. Buổi chiều – thuỷ triều – triều đình. Chiều chuộng – ngược chiều – chiều cao. b. Hết giờ – mũi hếch – hỏng hết – lệt bệt – chênh lệch. Bài tập 3. - GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân. - GV mời 2 nhóm HS lên bảng thi làm bài. Sau đó từng em đọc kết quả. - GV nhận xét, chốt lại: a. Buổi chiều hôm nay, bố em ở nhà. Thủy triều là một hiện tượng thiên nhiên ở biển. Em đi ngược chiều gió. b. Hết giờ làm việc, mẹ mới đón em. Bạn Nam có cái mũi hếch rất đẹp. Bác em ốm lệt bệt mãi mới khỏi. 4. Tổng kết – dặn dò. (1') - Nhận xét tiết học.. HS viết ra bảng con. Học sinh nêu tư thế ngồi. Học sinh viết vào vở. Học sinh soát lại bài. HS tự chữ lỗi.. Một HS đọc yêu cầu của đề bài. 3 HS lên bảng thi làm bài. Cả lớp làm vào VBT.. HS đọc yêu cầu đề bài. Hs làm bài cá nhân. 2 nhóm HS lên bảng thi làm bài HS nhận xét.. Tiết 2: Toán Bài: PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Biết trừ các số trong phạm vi 100 000 (đặt tính và tính đúng) - Giải bài toán có phép trừ gắn với mối quan hệ giữa km và m. Kĩ năng: - HS có kĩ năng làm đúng các bài tập 1, 2, 3 trong SGK. Thái độ: - Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. * HS khá, giỏi biết tính toán chính xác, thành thạo. * HS yếu biết trừ các số có 5 chữ số. Làm đượ bài 1,2. II/ Chuẩn bị: - Bảng phụ, phấn màu. III. Phương pháp và hình thức tổ chức PP: làm mẫu, luyện tập thực hành, kiểm tra đánh giá HT: cá nhân, nhóm IV/ Các hoạt động: Hoạt động GV ĐL 1. Bài cũ: Luyện tập. (4') Lop3.net. Hoạt động HS.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - GV gọi 2 HS lên làm bài tập 2, 3. - GV nhận xét bài làm của HS. 2. Giới thiệu và nêu vấn đề. - Giới thiệu bài – ghi tựa. 3. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ. a) Giới thiệu phép trừ. - GV viết lên bảng phép trừ: 85672 – 58329 - GV yêu cầu cả lớp thực hiện bài toán.. HS thực hiện (1') HS nêu (33'). * 4 không trừ được 7, lấy 14 trừ 9 bằng 5, viết 5 nhớ 1. * 2 thêm 1 bằng 3, 7 trừ 3 bằng 4, viết 4. * 6 trừ 3 bằng 3, viết 3. * 5 không trừ được 8, lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7 nhớ 1. * 5 thêm 1 bằng 6; 8 trừ 6 bằng 2, viết 2. - GV hỏi: Muốn trừ số có 5 chữ số cho số có đến 5 chữ số ta làm như thế nào? - GV rút ra quy tắc: “ Muốn trừ số có 5 chữ số cho số có đến 5 chữ số , ta viết số bị trừ rồi viết số trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đều thẳng cột với nhau; chữ số hàng đơn vị thẳng cột với chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục thẳng cột với chữ số hàng chục…… ; rồi viết dấu trừ, kẻ vạch ngang và trừ từ phải sang trái. * Hoạt động 2: Làm bài 1, 2. Bài 1: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài - GV yêu cầu HS làm vào vở. - Yêu 4 HS lên bảng làm. - GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc. - GV nhận xét, chốt lại. Bài 2: GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài - GV yêu cầu HS làm vào vở. - Yêu 3 HS lên bảng làm. - GV nhận xét, chốt lại. * Hoạt động 3: Làm bài 3. Bài 3 - GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài. - GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi: H: bài toán cho biết gì ? H: bài toán hỏi gì ? 2 học sinh giải vào bảng phụ, lớp giải vào vở. - GV chốt lại: Đoạn đường chưa được rải nhựa là: 25 850 - 9850 = 16000 (m) 16 000m = 16km Đáp số: 16km 4. Tổng kết – dặn dò. (1') - Nhận xét tiết học. -. 85674 58329 27345. Lop3.net. HS quan sát. HS cả lớp thực hiện bài toán bằng cách đặt tính dọc. 85674 - 58329 27345. HS trả lời.. Vài HS đứng lên đọc lại quy tắc.. HS đọc yêu cầu đề bài. Học sinh cả lớp làm bài vào vở 4 HS lên bảng làm HS nhắc lại quy tắc. HS nhận xét. HS đọc yêu cầu đề bài HS làm vào vở. 3 HS lên bảng làm. HS nhận xét và sửa chữa. HS đọc yêu cầu đề bài. HS trả lời HS làm bài. Lớp chữa bài đúng vào vở..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Tiết 3: Mỹ thuật Tiết 4: Tự nhiên xã hội Bài: TRÁI ĐẤT. QUẢ ĐỊA CẦU I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Nhận biết được hình dạng của Trái Đất trong không gian. - Biết cấu tạo của quả địa cầu gồm: quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ. Kĩ năng: - Chỉ trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu. Thái độ: - Biết bảo vệ môi trường sống. II/ Chuẩn bị: - Hình trong SGK trang 112, 113. III/ Phương pháp và hình thức tổ chức PP: làm mẫu, luyện tập thực hành, kiểm tra đánh giá HT: cá nhân, nhóm IV/ Các hoạt động: Hoạt động GV ĐL Hoạt động HS 1. Bài cũ: Mặt trời (4') - GV gọi 2 HS lên trả lời câu 2 câu hỏi: HS thực hiện + Vai trò của Mặt Trời đối với con người, động vật và thực vật? - GV nhận xét. 2. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1') - Giới thiệu bài – ghi tựa: HS nêu 3. Phát triển các hoạt động. (28') * Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận cả lớp. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý. HS quan sát hình trong SGK - GV yêu cầu HS quan sát hình trang 112, 113 SGK. Hình tròn, quả bóng, hình cầu. + Quan sát hình 1 em thấy Trái Đất có hình gì ? HS trao đổi theo nhóm các câu + Trái đất có hình cầu, hơi dẹp ở hai đầu. hỏi trên. Bước 2: Làm việc cả lớp. - GV tổ chức cho HS quan sát quả địa cầu và giới thiệu: Quả Đại diện các nhóm lên trình bày. HS cả lớp nhận xét. địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất và phân biệt cho các em các bộ phận: quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ. - GV chỉ cho HS vị trí nước Việt Nam trên quả địa cầu. - GV nhận xét chốt lại: => Trái đất có hình cầu. * Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp. Bước 1 : - GV yêu cầu HS trong nhóm quan sát 2 hình tronng SGK và chỉ trên hình: cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu. - GV yêu cầu HS trong nhóm lần lượt chỉ cho nhau xem: cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu. HS cả lớp thảo luận các câu hỏi. - GV mời vài HS đặt quả địa cầu trên bàn, chỉ trục của quả địa cầu và nhận xét trục của nó đứng thẳng hay nghiêng so với mặt bàn. Bước 2: Thực hiện. - GV mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận HS xem xét và trả lời. của nhóm. Lop3.net.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> - GV nhận xét, chốt lại. => Quả địa cầu giúp ta hình dung được hình dạng, độ nghiêng và bề mặt Trái Đất 4 .Tổng kết – dặn dò. (1') - Về xem lại bài. - Nhận xét bài học.. Đại diện các nhóm lên trình bày.. BUỔI CHIỀU Tiết 1:TC Toán Bài: PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 I/ Mục tiêu: MTC: - Biết thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 100.000 (bao gồm đặt tính rồi tính đúng). - Củng cố về ý nghĩa phép trừ qua giải bài toán có lời văn bằng phép trừ. MTR: - HS khá, giỏi biết tính toán chính xác, thành thạo. - HS yếu làm được các bài tập ở mức độ đơn giản. II. Hoạt động dạy học: 1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: (28') Bài 1: HS đọc yêu cầu bài. - HS làm vào vở, 6 học sinh lên bảng làm bài, nêu cách trừ. Bài 2: 2 học sinh đọc yêu cầu của bài. H: Sau một tuần sử dụng trong bể còn bao nhiêu lít nước ? H: Muốn biết số lít nước sử dụng trong mỗi ngày ta làm như thế nào ? 2 HS giải vào bảng phụ, lớp giải vào vởGV cùng học sinh nhận xét, sửa sai. Bài 3: HS làm bài và đọc bài làm. 2. GV chấm bài: (7') - GV chấm bài, nhận xét, sửa sai. - Tuyên dương hocï sinh làm bài tốt. Tiết 2: TC Tiếng việt Luyện viết GẶP GỠ Ở LÚC-XĂM- BUA I. Mục tiêu: MTC: - HS viết đúng, đẹp đoạn từ Đã đến lúc chia tay . . . mến khách. trong bài. - Giáo dục tính cẩn thận, rèn chữ, giữ vở cho học sinh. MTR: - HS khá, giỏi viết đúng đẹp, có thể viết kiểu chữ sáng tạo. - HS yếu viết đúng 1 đoạn. II. Hoạt động dạy học (33') 1. GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn viết: (9') - GV đọc đoạn viết. - 2 học sinh đọc lại đoạn viết. H: Trong đoạn có những chữ nào phải viết hoa? - HS viết nháp những từ dễ sai: làn tuyết, lưu luyến, châu Aâu. 2. HS viết bài: (24') - GV đọc cho học sinh viết bài. - GV nhắc học sinh ngồi đúng tư thế. - GVchấm bài, nhận xét, sửa sai. Lop3.net.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Tuyên dương học sinh có bài viết đúng, đẹp. Tiết 3: Đạo đức Bài: CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI (T1) I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Cây trồng vật nuôi cung cấp lương thực, thực phẩm và tạo niềm vui cho con người, vì vậy cần được chăm sóc, bảo vệ. - Tham gia tích cực vào các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Kĩ năng: -Đồng tình, ủng hộ việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Phê bình, không tán thành những hành động không chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Thái độ: - HS có ý thức chăm sóc cây trồng, vật nuôi. II/ Chuẩn bị: - Phiếu thảo luận nhóm. III. Phương pháp và hình thức tổ chức PP: làm mẫu, luyện tập thực hành, kiểm tra đánh giá HT: cá nhân, nhóm IV/ Các hoạt động: Hoạt động GV ĐL Hoạt động HS 1. Bài cũ: Tôn trọng và bảo vệ nguồn nước (tiết 2). (4’) - Gọi2 HS làm bài tập 7 VBT. HS thực hiện - GV nhận xét. 2.Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’) - Giới thiệu bài – ghi tựa: HS nêu 3. Phát triển các hoạt động. (28’) * Hoạt động 1: Quan sát tranh trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu HS chia nhóm. Thảo luận về các bức tranh và HS chia nhóm thảo luận. trả lời các câu hỏi sau: + Trong tranh, các bạn đang làm gì ? + Làm như vậy có tác dụng gì ? + Cây trồng, vật nuôi có ích lợi gì đối với con người? Các nhóm lên trính bày kết quả + Với cây trồng, vật nuôi ta phải làm gì? Các nhóm khác nhận xét, bổ - GV lắng nghe ý kiến và chốt lại: sung => Các tranh đều cho thấy các bạn nhỏ đang chăm sóc cây trồng, vật nuôi trong gia đình. Cây trồng, vật nuôi cung cấp cho con người thức ăn, lương thực, thực phẩm cần thiết với sức khỏe. Để cây trồng, vật nuôi mau lớn, khỏe mạnh chúng ta phải chăm sóc chu đáo cây trồng, vật nuôi. * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi. - GV yêu cầu các nhóm HS, mỗi nhóm sẽ cử các thành viên HS các nhóm làm việc. kể tên một vài con vật nuôi, một cây trồng trong gia đình mình rồi nêu những việc mình đã làm để chăm sóc con vật, cây trồng đó. Nêu những việc nên tránh đối với vật nuôi, cây Các nhóm cử đại diện lên trình trồng. bày. - GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. + Nhóm 1: Cây trồng. + Nhóm 2: Vật nuôi. - GV nhận xét chốt lại. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung. => Chúng ta có thể chăm sóc cây trồng vật nuôi bằng cách bón phân, chăm sóc, bắt sâu, bỏ lá già, cho con vật ăn, làm Lop3.net.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> sạch chỗ ở, tiêm thuốc phòng bệnh. Đựơc chăm sóc chu đáo, cây trồng vật nuôi sẽ phát triển nhanh. Ngược lại cây sẽ khô héo dễ chết, vật nuôi gầy gò dễ bị bệnh tật . 4.Tổng kết – dặn dò. (1’) - Chuẩn bị bài sau: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi (tiết 2). - Nhận xét bài học. Thứ tư ngày 7 tháng 4 năm 2010 Tiết 1: Tập đọc. Bài: MỘT MÁI NHÀ CHUNG I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Biết ngắt nghỉ sau mỗi dòng thơ, khổ thơ. - Hiểu các từ được các từ ngữ cuối bài: dím, gấc, cầu vòng. - Hiểu nội dung: Mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là trái đất. Hãy yêu mái nhà chung, bảo vệ và gìn giữ nó. Kĩ năng: - HS đọc đúng từ ngữ khó trong bài, đọc đúng nhịp bài thơ. - Trả lời được các CH 1, 2, 3; thuộc 3 khổ thơ đầu. Thái độ: - Giáo dục HS yêu quí và bảo vệ mái nhà chung. * HS khá, giỏi đọc trôi chảy và thuộc toàn bài, trả lời được CH 4. * HS yếu đọc đúng, biết ngắt nghỉ đúng yêu cầu. II/ Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bài học trong SGK. III/ Phương pháp và hình thức tổ chức PP: làm mẫu, luyện tập thực hành, kiểm tra đánh giá HT: cá nhân, nhóm IV/ Các hoạt động: Hoạt động GV ĐL Hoạt động HS 1. Bài cũ: Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua. (5') - GV gọi 2 học sinh tiếp nối kể đoạn 1 – 2 – 3 của câu HS thực hiện chuyện “Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua” và trả lời các câu hỏi: + Đế thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngờ thú vị ? + Vì sao các bạn lớp 6A nói được tiếng Việt Nam ? - GV nhận xét. 2. Giới thiệu và nêu vấn đề. (1') - Giới thiệu bài + ghi tựa. HS nêu 3. Phát triển các hoạt động. (32') * Hoạt động 1: Luyện đọc. - GV đọc diễm cảm toàn bài. Học sinh lắng nghe. - Giọng nhẹ nhàng, vui tươi, hồn nhiên, thân ái. - GV cho HS xem tranh. HS xem tranh. - GV mời đọc từng dòng thơ. Mỗi HS tiếp nối đọc 2 dòng thơ. - GV mời HS đọc từng khổ thơ trước lớp. HS đọc từng khổ thơ trước lớp. - GV cho HS giải thích các từ mới: dím, gấc, cầu vòng. HS giải thích . - GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng khổ trong bài. - GV cho 6 nhóm tiếp nối nhau HS đọc 6 khổ thơ . 6 nhóm tiếp nối đọc 6 khổ trong bài. - Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ. Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. Lop3.net.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> - GV yêu cầu HS đọc thầm bài thơ. + Ba khổ thơ đầu nói đến mái nhà riêng của ai ?. HS đọc thầm bài thơ: Mái nhà của chim, của cá, của dím, của ốc, của bạn nhỏ. HS thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm lên trình bày. HS nhận xét.. - GV đặt câu hỏi. Và yêu cầu HS thảo luận + Mỗi mái nhà riêng có gì đáng yêu? - GV chốt lại: Mái nhà của chim là nghìn lá biếc. Mái nhà của cá là sóng xanh rập rình. Mái nhà của dím nằm sâu trong vòm đất. Mái nhà của ốc là vỏ tròn vo trên mình ốc. + Mái nhà chung của muôn vật là gì? + Em muốn nói gì với người bạn chung một mái nhà? * Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ. - GV mời một số HS đọc lại toàn bài thơ bài thơ. - GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ. - HS thi đua học thuộc lòng từng khổ thơ của bài thơ. - GV mời 4 em thi đua đọc thuộc lòng cả bài thơ . - GV nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay. 4.Tổng kết – dặn dò. - Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ. - Nhận xét bài cũ.. - Là bầu trời xanh. HS phát biểu cá nhân. HS đọc lại toàn bài thơ. HS thi đua đọc thuộc lòng từng khổ của bài thơ. 4 HS đọc thuộc lòng bài thơ. HS nhận xét. (1'). Tiết 2: Toán Bài: TIỀN VIỆT NAM I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Nhận biết các tờ giấy bạc: 20 000 đồng, 50 000 đồng và 100 000 đồng - Bước đầu biết đổi tiền. Kĩ năng: - Biết làm tính trên các số đơn vị là đồng. Thái độ: - Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. * HS khá, giỏi biết tính toán chính xác, thành thạo. * HS yếu biết các tờ giấy bạc 20.000 đồng, 50.000 đồng và 100.000 đồng II/ Chuẩn bị: - Bảng phụ, phấn màu. III/ Phương pháp và hình thức tổ chức PP: làm mẫu, luyện tập thực hành, kiểm tra đánh giá HT: cá nhân, nhóm IV/ Các hoạt động: Hoạt động GV ĐL Hoạt động HS 1. Bài cũ: Phép trừ các số trong phạm vi 100.000. (4') - GV gọi 2 HS lên làm bài tập 2. HS thực hiện - GV nhận xét bài làm của HS. 2. Giới thiệu và nêu vấn đề. (1') - Giới thiệu bài – ghi tựa. HS nêu 3. Phát triển các hoạt động. (33') * Hoạt động 1: Giới thiệu các tờ giấy bạc. a) Giới thiệu các tờ giấy bạc: 20.000 đồng, 50.000 đồng , HS quan sát. 100.000 đồng. - GV yêu cầu HS quan sát kĩ cả hai mặt của từng tờ giấy Lop3.net.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> bạc nói trên và nêu nhận xét các đặc điểm nư sau: + Màu sắc của từng tờ giấy bạc. + Dòng chữ “ hai mươi nghìn đồng” và số 20.000. + Dòng chữ “ năm mươi nghìn đồng” và số 50.000. + Dòng chữ “ một trăm nghìn đồng” và số 100.000. - GV yêu cầu vài HS đứng lên nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại:” * Hoạt động 2: Làm bài 1,2: Bài 1: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài: - GV mời 1 HS lên làm mẫu. - Yêu 4 HS đọc kết quả bài làm. - GV nhận xét, chốt lại. Bài 2: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài: - GV yêu cầu HS làm vào vở. - Yêu cầu 2 HS làm vào bảng phụ - GV nhận xét, chốt lại. * Hoạt động 3: Làm bài3. Bài 3: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài. - GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi. - GV mời 1 HS lên làm mẫu. - GV mời 3 HS lên thi làm bài. - GV nhận xét, chốt lại. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học.. HS quan sát và nhận xét.. HS đọc yêu cầu đề bài. Học sinh cả lớp làm bài vào vở. 4 HS đọc kết quả bài làm. HS nhận xét. HS đọc yêu cầu đề bài. Học sinh cả lớp làm bài vào VBT 2 HS làm vào bảng phụ. HS chữa bài đúng vào vở. HS đọc yêu cầu đề bài. Một HS lên làm mẫu. HS làm bài vào vở. 3 HS lên bảng thi làm bài. HS chữa bài đúng vào vở (1'). Tiết 3: Thể dục Tiết 4: Tập viết Bài: ÔN CHỮ HOA: U I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa U (1 dòng); viết đúng tên riêng Uông Bí (1 dòng) và câu ứng dụng: Uốn cây ... còn bi bô (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Kĩ năng: - Rèn HS viết đẹp, đúng tốc độ, khoảng cách giữa các con chữ, từ và câu đúng. Thái độ: - Có ý thức rèn luyện chữ giữ vở. - HS khá, giỏi viết đẹp, đúng tốc độ, khoảng cách giữa các con chữ, từ và câu đúng. - HS yếu viết đúng độ cao. II/ Chuẩn bị: - Mẫu viết hoa U. Các chữ Uông Bí. III/ Phương pháp và hình thức tổ chức PP: làm mẫu, luyện tập thực hành, kiểm tra đánh giá HT: cá nhân, nhóm IV/ Các hoạt động: Hoạt động GV ĐL Hoạt động HS 1. Bài cũ: (4') - GV kiểm tra HS viết bài ở nhà. HS thực hiện Lop3.net.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Một HS nhắc lại từ và câu ứng dụng ở bài trước. - GV nhận xét bài cũ. 2. Giới thiệu và nêu vấn đề. - Giới thiệu bài + ghi tựa. 3.Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Giới thiệu chữ U hoa - GV treo chữ mẫu cho HS quan sát. - Nêu cấu tạo các chữ chữ U. (1’) HS nêu (33’). * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết trên bảng con. - GV cho HS tìm các chữ hoa có trong bài: U, B, D - GV viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chư: U - GV yêu cầu HS viết chữ U bảng con. - GV gọi HS đọc từ ứng dụng: Uông Bí - GV giới thiệu: Uông Bí là tên mộ thị xã ở Quảng Ninh. - GV yêu cầu HS viết vào bảng con. - GV mời HS đọc câu ứng dụng. Uốn cây từ thuở còn non. Dạy con từ thuở con còn bi bô. - GV giải thích câu ứng dụng: Cây non mền dễ uốn. Cha mẹ dạy con ngay từ bé, mới dễ hình thành những thói quen tốt cho con. * Hoạt động 3 Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết. - GV nêu yêu cầu - GV theo dõi, uốn nắn. - Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ. * Hoạt động 4 Chấm chữa bài. - GV thu từ 5 đến 7 bài để chấm. - GV nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp. 4. Tổng kết – dặn dò. (1') - Về luyện viết thêm phần bài ở nhà. - Nhận xét tiết học.. HS quan sát. HS nêu. HS tìm. HS quan sát, lắng nghe. HS viết các chữ vào bảng con. HS đọc: tên riêng : Uông Bí. Một HS nhắc lại. HS viết trên bảng con. HS đọc câu ứng dụng:. HS viết trên bảng con các chữ: Uốn cây. HS nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở. HS viết vào vở HS nhận xét.. BUỔI CHIỀU Hoạt động ngoại giờ lên lớp TÌM HIỂU ANH HÙNG DÂN TỘC VÕ THỊ SÁU I. Mục tiêu. - HS có kiến thức về anh hùng của dân tộc và ngôi trường của mình mang tên. - Biết được các giai đoạn, mốc lịch sử quan trọng của chị, biết được chị là ngươi con gái anh hùng. II. Các hoạt động. - Cho 3-4 HS đọc bài: "chị Võ Thị Sáu" trong quyển: Lịch sử các anh hùng Việt Nam. - GV hỏi các câu hỏi liên quan đến nội dung bài. - GV chốt lại. Thứ năm ngày 8 tháng 4 năm 2010 Lop3.net.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Tiết 1:Toán. Bài: LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Biết trừ nhẩm các số tròn chục nghìn. - Biết trừ các số có đến năm chữ số có nhớ và giải bài toán có phép trừ. Kĩ năng: - HS có kĩ năng làm các bài tập Thái độ: - Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. * HS khá, giỏi Biết cách tính toán chính xác, thành thạo. * HS yếu biết trừ các số có 5 chữ số II/ Chuẩn bị: - Bảng phụ, phấn màu . III/ Phương pháp và hình thức tổ chức PP: làm mẫu, luyện tập thực hành, kiểm tra đánh giá HT: cá nhân, nhóm IV/ Các hoạt động: Hoạt động GV ĐL Hoạt động HS 1. Bài cũ: Tiền Việt Nam (4') - Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 1. Một HS sửa bài 3. HS thực hiện - Nhận xét ghi điểm. 2. Giới thiệu và nêu vấn đề. (1') - Giới thiệu bài – ghi tựa. HS nêu 3. Phát triển các hoạt động. (33') *Hoạt động 1: Làm bài 1, 2 Bài 1: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài HS đọc yêu cầu đề bài. - GV yêu cầu HS nêu lại cách trừ nhẩm. 6 HS nối tiếp nhau đọc kết quả các phép trừ. - GV yêu cầu 6 HS nối tiếp đọc kết quả. - GV nhận xét, chốt lại. Bài 2: - Mời HS đọc yêu cầu đề bài. HS đọc yêu cầu của đề bài. - GV yêu cầu cả lớp làm vào vở. Cả lớp làm vào vở. - GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc thực hiện các phép tính. Sáu HS lên bảng làm và nêu - GV mời 6 HS lên bảng làm bài. cách thực hiện phép tính. - GV nhận xét, chốt lại. HS cả lớp nhận xét. * Hoạt động 2: Làm bài 3. Bài 3: - Mời HS đọc yêu cầu đề bài. HS đọc yêu cầu đề bài. - GV yêu cầu cả lớp thảo luận các câu hỏi:. Cả lớp thảo luận. + Bác Hoài thu được bao nhiêu kg cà phê? 32650 kg cà phê. + Lần đầu bán hết bao nhiêu kg càphê ? 20000 kg cà phê. + Lần sau bán hết bao nhiêu kg cà phê? 12600 kg cà phê + Bài toán hỏi gì? Số kg cà phê còn lại sau hai lần - GV nhận xét, chốt lại. bán. Cách 1: Số kg cà phê còn lại sau khi bán lần thứ nhất: 2 HS lên bản bài làm. HS cả lớp 32650 – 20000 = 12650 (kg cà phê ) làm vào vở. Số kg cà phê còn lại sau khi bán lần thứ hai: HS nhận xét. 12650 – 12600 = 50 (kg cà phê ) Đáp số : 50 kg cà phê Cách 2: Số cà phê cả hai lần bán: 20000 + 12600 = 32600 (kg cà phê ) Lop3.net.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> Số kg cà phê còn lại là: 32650 – 32600 = 50 (kg cà phê) Đáp số: 50 kg cà phê 4. Tổng kết – dặn dò. - Nhận xét tiết học.. (1'). Tiết 2: Luyện từ và câu Bài: ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: BẰNG GÌ? DẤU HAI CHẤM I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Tìm được bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì? - Trả lời đúng các câu hỏi “ Bằng gì?”. - Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm. Kĩ năng: - HS có kĩ năng làm các bài tập. Thái độ: - Giáo dục HS rèn chữ, giữ vở. * HS khá, giỏi làm đúng được tất cả các bài tập đúng trong VBT. * HS yếu biết trả lời câu hỏi do bạn đặt. II/ Chuẩn bị: - Bảng lớp viết BT1. Bảng phụ viết BT2. - Ba băng giấy viết 1 câu trong BT3. III/ Phương pháp và hình thức tổ chức PP: làm mẫu, luyện tập thực hành, kiểm tra đánh giá HT: cá nhân, nhóm IV/ Các hoạt động: Hoạt động GV ĐL 1.Bài cũ: Từ ngữ về thể thao, dấu phẩy. (4') - GV gọi 2 HS lên làm BT1 và BT2. - GV nhận xét bài của HS. 2.Giới thiệu và nêu vấn đề. (1') - Giới thiệu bài + ghi tựa. 3. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Hướng dẫn các em làm bài tập. (33') Bài tập 1: - GV cho HS đọc yêu cầu của bài. - GV yêu cầu từng trao đổi theo nhóm. - GV yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến của mình. - GV nhận xét, chốt lại: a. Voi uống nước bằng vòi. b. Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng nan tre dán giấy bóng kính. c. Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả bằng tài năng của mình. Bài tập 2: - GV đọc yêu cầu đề bài. - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân. - Gọi 3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào VBT. - GV nhận xét, chốt lại : + Hằng ngày, em viết bài bằng bút bi. + Chiếc bàn em ngồi học làm bằng gỗ. + Cá thở bằng mang. *Hoạt động 2: Làm bài 3. Lop3.net. Hoạt động HS HS thực hiện HS nêu. HS đọc yêu cầu của đề bài. HS thảo luận nhóm các câu hỏi trên. Các nhóm trình bày ý kiến của mình. HS cả lớp nhận xét.. HS đọc yêu cầu của đề bài. HS làm bài cá nhân vào VBT. 3 HS lên bảng làm bài. HS nhận xét..
<span class='text_page_counter'>(17)</span> Bài tập 3: - GV cho HS đọc yêu cầu của bài. - GV cho HS hỏi đáp theo cặp: em hỏi, em trả lời. - GV nhận xét, chốt lại: + HS1 hỏi: Hằng ngày, bạn đến trường bằng gì? HS2 đáp: Mình đi xe đạp. 4.Tổng kết – dặn dò. - Nhận xét tiết học.. HS đọc yêu cầu của đề bài. Từng cặp tiếp nối nhau hỏi – đáp trước lớp. HS nhận xét. (1'). Tiết 3: Thể dục Tiết 4: Chính tả (Nhớ-viết) Bài: MỘT MÁI NHÀ CHUNG I/ Mục tiêu: Kiến thức: - HS Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ bốn chữ. Kĩ năng: - Làm đúng bài tập 2 a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở. * HS khá, giỏi viết đúng, trình bày đẹp và làm được tất cả các bài tập. * HS yếu viết đúng chính tả làm được bài tập đơn giản. II/ Chuẩn bị: - Ba, bốn băng giấy viết BT2. III/ Phương pháp và hình thức tổ chức PP: làm mẫu, luyện tập thực hành, kiểm tra đánh giá HT: cá nhân, nhóm IV/ Các hoạt động: Hoạt động GV ĐL Hoạt động HS 1.Bài cũ: “ Liên hợp quốc”. (4’) - GV mời 3 HS lên bảng viết các từ bắt đầu bằng chữ n/l. HS thực hiện - GV và cả lớp nhận xét. 2. Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’) - Giới thiệu bài + ghi tựa. HS nêu 3. Phát triển các hoạt động: (33’) * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS chuẩn bị. - GV đọc 1 lần 3 khổ đầu . HS lắng nghe. - GV mời 2 HS đọc lại bài . Hai HS đọc lại. - GV hướng dẫn HS nắm nội dung và cách trình bày bài thơ. + Những từ nào trong đoạn viết cần viết hoa? HS trả lời. - GV hướng dẫn các em viết ra nháp những từ dễ viết sai: Yêu cầu các em viết bảng con ngìn, lá biếc, sóng xanh, rập rình, lòng đất, nghiêng, lợp. những từ các em cho là dễ viết sai. * HS nhớ và viết bài vào vở. - GV cho HS ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày. Học sinh nhớ và viết bài vào vở. - GV yêu cầu HS gấp SGK và viết bài. - GV chấm chữa bài. - GV yêu cầu HS tự chữ lỗi bằng bút chì. Học sinh soát lại bài. - GV chấm vài bài (từ 5 – 7 bài). HS tự chữa bài. - GV nhận xét bài viết của HS. * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 2: Lop3.net.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> - GV cho 1 HS nêu yêu cầu của đề bài. - GV yêu cầu HS cả lớp làm bài cá nhân vào VBT. - GV dán 3 băng giấy mời 3 HS thi điền nhanh HS - GV nhận xét, chốt lời giải đúng: a) Ban trưa – trời mưa – hiên che – không chịu. b) Tết – tết – bạch phếch 4. Tổng kết – dặn dò: - Về xem và tập viết lại từ khó. - Nhận xét tiết học.. 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo. Cả lớp làm vào VBT. 3 HS lên bảng thi làm nhanh . HS nhận xét. HS đọc lại các câu đã hoàn chỉnh. Cả lớp chữa bài vào VBT. (1'). BUỔI CHIỀU Tiết 1:TC Toán. Bài: LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: MTC: - Biết trừ nhẩm các số tròn chục nghìn. - Củng cố về thực hiện phép trừ các số có đến năm chữ số và giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính. MTR: * HS khá, giỏi biết cách tính toán chính xác, thành thạo. - HS yếu làm được các bài tập đơn giản. II. Hoạt động dạy học: 1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: (27') Bài 1: HS nêu miệng kết quả. Bài 2: HS làm vào vở, 6 học sinh lên bảng làm bài. Bài 3: 2 học sinh đọcc đề, lớp giải vào vở. - 2 học sinh lên bảng giải, lớp giải vào vở. 2. GV chấm bài: (8') - Gv chấm bài, nhận xét, sửa sai. - Tuyên dương học sinh làm bài tốt.. Tiết 2: Anh văn. Tiết 3:TC Tiếng việt Luyện từ và câu ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: BẰNG GÌ? DẤU HAI CHẤM I/ Mục tiêu: MTC: - Đặt và trả lời câu hỏi “ Bằng gì?”. Trả lời đúng các câu hỏi “ Bằng gì?”. - Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm. MTR: * HS khá, giỏi làm đúng được tất cả các bài tập đúng trong VBT. - HS yếu làm được các bài tập đơn giản. II. Hoạt động dạy học: 1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: (27') Bài tập 1: - GV cho HS đọc yêu cầu của bài. - HS làm vào vở, 3 học sinh đọc kết quả. - GV nhận xét, chốt lại. Bài tập 2: Lop3.net.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> - GV đọc yêu cầu đề bài. - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân Bài tập 3: - GV cho HS đọc yêu cầu của bài. - GV cho HS hỏi đáp theo cặp: em hỏi, em trả lời. 2. GV chấm bài: (8') - GV chấm bài, sửa sai. -Tuyên dương học sinh làm bài tập.. Thứ sáu ngày 9 tháng 4 năm 2010 Tiết 1: Toán. Bài: LUYỆN TẬP CHUNG I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Biết cộng, trừ các số trong phạm vi 100 000. - Giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị. Kĩ năng: - Làm được các bài tập trong SGK. Thái độ: - Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. * HS khá, giỏi làm bài tập chính xác, thành thạo * HS yếu cộng trừ được các số trong phạm vi 100 000 ở mức độ đơn giản. II/ Chuẩn bị: - Bảng phụ, phấn màu . III/ Phương pháp và hình thức tổ chức PP: làm mẫu, luyện tập thực hành, kiểm tra đánh giá HT: cá nhân, nhóm IV/ Các hoạt động: Hoạt động GV ĐL Hoạt động HS 1. Bài cũ: Luyện tập. (4') - Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2. Một HS sửa bài 3. HS thực hiện - Nhận xét ghi điểm. 2. Giới thiệu và nêu vấn đề. (1') - Giới thiệu bài – ghi tựa. HS nêu 3. Phát triển các hoạt động. (33') * Hoạt động 1: Làm bài 1, 2. Bài 1: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài. HS đọc yêu cầu đề bài. - GV mời HS nhắc lại cách cộng trừ nhẩm . 4 HS nối tiếp đọc kết quả. HS cả lớp nhận xét. Bài 2: - Mời HS đọc yêu cầu đề bài. HS đọc yêu cầu đề bài. - Yêu cầu HS tự làm vào vở. Bốn HS lên bảng làm bài làm 4 HS lên bảng làm bài. và nêu cách tính. HS nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại. * Hoạt động 2: Làm bài 3, 4. Bài 3: - Mời HS đọc yêu cầu đề bài. HS đọc yêu cầu của đề bài. - GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi: + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì? - GV yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm Cả lớp làm vào vở. 1 HS lên Lop3.net.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> bài. - GV nhận xét, chốt lại. Bài 4: - Mời HS đọc yêu cầu đề bài. - GV yêu cầu HS cả lớp làm vào vở. Một HS lên bảng làm bài. - GV nhận xét, chốt lại: Số tiền mua một cái compa là: 10000: 5 = 2 000 (đồng) Số tiền mua ba cái compa là: 2 000 x 3 = 6 000 (đồng) Đáp số: 6 000 đồng. 4. Tổng kết – dặn dò. (1') Nhận xét tiết học.. bảng làm bài. HS đọc yêu cầu đề bài. HS cả lớp làm vào vở. Một HS lên bảng làm. HS nhận xét. HS chữa bài đúng vào vở.. Tiết 2: Âm nhạc Tiết 3: Tự nhiên xã hội Bài: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Biết được sự chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời Kĩ năng: - Quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó. Thái độ: - Bảo vệ Trái Đất. II/ Chuẩn bị: - Hình trong SGK trang 114, 115. III/ Phương pháp và hình thức tổ chức PP: làm mẫu, luyện tập thực hành, kiểm tra đánh giá HT: cá nhân, nhóm IV/ Các hoạt động: Hoạt động GV ĐL Hoạt động HS 1. Bài cũ: Trái Đất. Quả Địa Cầu. (4') - GV gọi 2 HS lên trả lời câu 2 câu hỏi: HS thực hiện + Trái Đất có hình gì? + Tác dụng của quả Địa Cầu? - GV nhận xét. 2. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1') HS nêu - Giới thiệu bài – ghi tựa: 3. Phát triển các hoạt động. (28') * Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. Bước 1: Quan sát hình trong SGK. - GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát HS từng nhóm thảo luận và trả lời các hình 1 trong SGK trang 114 và trả lời câu hỏi: các câu hỏi. + Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ. Bước 2: Làm việc cả lớp. - GV gọi một vài HS lên quay quả địa cầu theo đúng HS trong nhóm lần lượt quay quả chiều quay của Trái Đất quanh mình nó. địa cầu như hướng dẫn ở phần thực - GV vừa quay quả địa cầu, vừa nói: Từ lâu các nhà khoa hành trong SGK. HS lên quay quả địa cầu. học đã phát hiện ra rằng. Trái Đất không đứng yên mà Lop3.net.
<span class='text_page_counter'>(21)</span>