Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

Đảng bộ tỉnh nam định lãnh đạo chuyển giao cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa từ năm 1997 đến năm 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 205 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC X HI V NHN VN
-------------------------------------

TRN TH THI

đảng bộ tỉnh nam định lÃnh đạo chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
từ năm 1997 đến năm 2005
Chuyên ngành

: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Mã số

: 62225601

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn:

1. PGS. TS. TRƯƠNG THỊ TIẾN
2. PGS. TS. NGUYỄN MẠNH HÀ

HÀ NỘI - 2014

1


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ Sử học với đề tài: "Đảng bộ tỉnh Nam Định
lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ
năm 1997 đến năm 2005" là cơng trình nghiên cứu của tơi dưới sự hướng dẫn khoa
học của PGS. TS. Trương Thị Tiến và PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hà, khơng có sự sao
chép từ các cơng trình khoa học khác.
Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận án là chính xác, khách quan, trung thực.
Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận án

Trần Thị Thái

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..... 5

1. Nhóm cơng trình nghiên cứu về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời
kỳ đổi mới ......................................................................................................... 5
2. Nhóm cơng trình nghiên cứu về vai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam trong
quá trình đổi mới kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ........................................ 7
3. Nhóm cơng trình nghiên cứu về kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
Nam Định ....................................................................................................... 10
4. Nhóm cơng trình nghiên cứu về vai trị của Đảng bộ Nam Định đối với q
trình đổi mới kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế............................................. 12
5. Lĩnh vực nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục làm rõ ............... 12
Chương 1: ĐẢNG BỘ TỈNH NAM ĐỊNH LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU

KINH TẾ THEO HƯỚNG CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA (1997 - 2000) ..... 14

1.1. Chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm đầu tái lập tỉnh . 14
1.1.1. Những căn cứ để xác định ..................................................................... 14
1.1.2. Đảng bộ xác định chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế ........................ 23
1.2. Chỉ đạo thực hiện và kết quả đạt được .................................................. 32
1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu thành phần ............................................................. 32
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành..................................................................... 40
1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu vùng ...................................................................... 49
Tiểu kết chương 1: ......................................................................................... 57
Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH NAM ĐỊNH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HÓA
(2001-2005) ............................................................................................................ 59

2.1. Chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ tỉnh .. 59
2.1.1. Những yêu cầu mới đặt ra ..................................................................... 59
2.1.2. Đảng bộ tỉnh xác định chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế .... 63
2.2. Tăng cường chỉ đạo thực hiện và kết quả đạt được .............................. 73
2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành - tập trung nâng cao tỷ trọng công nghiệp ...... 73
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu vùng - chú trọng phát triển vùng kinh tế biển ......... 85
2.2.3. Củng cố kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, phát triển kinh tế tư nhân...... 101
Tiểu kết chương 2: ....................................................................................... 113

3


Chương 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU ..................................... 114
3.1. Nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng bộ .................................................. 114
3.1.1. Đảng bộ tỉnh Nam Định đã đề ra chủ trương, biện pháp chuyển dịch cơ
cấu kinh tế sát với thực tiễn địa phương ...................................................... 114

3.1.2. Đảng bộ tỉnh Nam Định chỉ đạo thực hiện có kết quả CDCCKT theo
hướng CNH, HĐH ...................................................................................... 116
3.1.3. Trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Đảng bộ Nam
Định còn một số hạn chế, yếu kém chưa được khắc phục ............................ 126
3.2. Một số kinh nghiệm .............................................................................. 133
3.2.1. Quán triệt đường lối chung của Đảng đồng thời vận dụng sát hợp với
thực tiễn địa phương, phát huy lợi thế so sánh nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh
tế hiệu quả và bền vững............................................................................... 133
3.2.2. Phát huy dân chủ cơ sở, tạo sự đồng thuận trong xây dựng chủ trương và
tổ chức chỉ đạo thực hiện ............................................................................ 139
3.2.3. Cụ thể hóa chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế bằng các văn bản chỉ
đạo và các chương trình, kế hoạch cụ thể, xây dựng các mơ hình điểm, đặc
biệt chú trọng cơng tác tổng kết thực tiễn .................................................... 144
3.2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với những vấn đề an sinh xã hội ... 146
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ........................................................................................................... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 152
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 180

4


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BBT

Ban Bí thư

BCH


Ban Chấp hành

BCHTƯ

Ban Chấp hành Trung ương

BCT

Bộ Chính trị

BĐMQLDN

Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp

CCKT

Cơ cấu kinh tế

CDCCKT

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

CNH

Công nghiệp hóa

CNXH

Chủ nghĩa xã hội


DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

HĐH

Hiện đại hóa

HTX

Hợp tác xã

KTTT

Kinh tế tập thể

KTTN

Kinh tế tư nhân

Nxb

Nhà xuất bản

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN


Xã hội chủ nghĩa

5


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Nam Định trước năm tái lập (1991-1996)

19

Bảng 1.2. Cơ cấu thành phần kinh tế tỉnh Nam Định trong tổng sản phẩm
theo giá hiện hành (1997-2000)

40

Bảng 1.3. Cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Nam Định (1997-2000)

50

Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Nam Định (2001-2005)

85

Bảng 2.2. Tỷ trọng cơ cấu các thành phần kinh tế tỉnh Nam Định (2000-2005)

6

113



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là con đường phát triển chung của các quốc gia
trong q trình cơng nghiệp hóa. Chủ trương chuyển dịch CCKT theo hướng CNH,
HĐH là một nội dung quan trọng trong đường lối đổi mới kinh tế của Đảng, nhằm tạo
ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, phát triển ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, điều hòa
nguồn nhân lực, phát huy lợi thế của mỗi vùng, miền.
Quán triệt, vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng vào thực tiễn địa phương,
Đảng bộ tỉnh Nam Định trong những năm 1997-2005 đã lãnh đạo CDCCKT theo
hướng CNH, HĐH trên các lĩnh vực CCKT ngành, CCKT vùng, CCKT thành phần.
Q trình đó đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần cải thiện đời sống người
lao động, tạo ra những chuyển biến tích cực về mặt xã hội.
Tuy nhiên, do cịn nhiều khó khăn, nhất là những khó khăn của một nền kinh tế
thuần nơng, cơng nghiệp phát triển chậm, điểm xuất phát thấp, nên quá trình lãnh đạo
CDCCKT theo hướng CNH, HĐH của Đảng bộ còn có nhiều bất cập, chưa tạo ra được
tốc độ chuyển dịch mạnh, hiệu quả kinh tế vẫn chưa cao.
Vì vậy, việc nghiên cứu, tổng kết sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định trong
quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về CDCCKT theo hướng CNH, HĐH khơng
chỉ góp phần đúc rút những kinh nghiệm mà còn cung cấp thêm cơ sở khoa học cho
việc giải quyết những vẫn đề về nhận thức lý luận và chỉ đạo hoạt động thực tiễn đối
với sự phát triển kinh tế của tỉnh hiện nay.
Với ý nghĩa đó, tơi quyết định chọn đề tài Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 1997 đến
năm 2005 để làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ q trình Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo CDCCKT từ năm 1997 đến
năm 2005 trên cơ sở quán triệt và vận dụng chủ trương đường lối của Đảng vào tình

hình thực tiễn của tỉnh.

1


Đánh giá những kết quả đạt được, những ưu điểm, hạn chế, tồn tại của Đảng bộ
tỉnh Nam Định trong quá trình lãnh đạo CDCCKT và bước đầu rút ra một số kinh
nghiệm lịch sử.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp, chọn lọc và hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến sự lãnh đạo
CCCCKT của Đảng bộ tỉnh Nam Định, theo hai giai đoạn: 1) Giai đoạn bước đầu lãnh
đạo CDCCKT sau ngày tái lập tỉnh (1997-2000); 2) Giai đoạn tăng cường đẩy mạnh
lãnh đạo CDCCKT theo hướng CNH, HĐH (2001-2005)
- Phân tích, đánh giá q trình Đảng bộ tỉnh Nam Định quán triệt và vận dụng
chủ trương của Đảng gắn với tình hình thực tiễn của tỉnh, đề ra chủ trương và tổ chức
chỉ đạo thực hiện phù hợp theo hai giai đoạn lịch sử trên.
- Phân tích, đánh giá kết quả lãnh đạo tổ chức thực hiện CDCCKT của Đảng bộ
tỉnh Nam Định qua hai giai đoạn 1997-2000 và 2001-2005 về ưu điểm, hạn chế, tồn tại
và nguyên nhân
- Từ kết quả nghiên cứu, rút ra một số nhận xét và đúc kết những kinh nghiệm
của Đảng bộ Nam Định trong quá trình lãnh đạo CDCCKT (1997-2005).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đảng bộ Nam Định trong quá trình đề ra chủ
trương và tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ CDCCKT theo hướng CNH, HĐH từ
năm 1997 đến năm 2005.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án nghiên cứu chủ trương, quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện của Đảng
bộ tỉnh Nam Định về CDCCKT; bao gồm CDCCKT ngành, CDCCKT thành phần,
CDCCKT vùng.
- Về thời gian: Luận án lấy mốc thời gian từ năm 1997 (năm tái lập tỉnh Nam

Định và Đảng bộ tỉnh) đến năm 2005. Năm 2005 không phải là thời điểm kết thúc sự
CDCCKT, mà chỉ là mốc thời gian đủ cho tác giả luận án thấy được quá trình nhận
thức của Đảng bộ trong quá trình lãnh đạo CDCCKT theo hướng CNH, HĐH. Đó là
năm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, là mốc đánh dấu hồn thành
các Chương trình kinh tế trọng tâm đề ra đầu nhiệm kỳ Đại hội XVI.
2


- Về không gian: Địa bàn tỉnh Nam Định hiện nay
4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu:
4.1. Cơ sở lý luận:
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam
về CDCCKT theo hướng CNH, HĐH.
4.2. Nguồn tài liệu
- Tài liệu thành văn:
+ Các văn kiện Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế và CDCCKT.
+ Các văn bản chỉ đạo (nghị quyết, chỉ thị, quyết định, thông tư…), các chương
trình kế hoạch, các báo cáo của BCH Đảng bộ, Ban Thường vụ, Hội đồng nhân dân,
UBND tỉnh, các cấp bộ Đảng, chính quyền và ban ngành trong tỉnh Nam Định.
+ Tài liệu lưu trữ tại Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh, Chi cục
Thống kê Nam Định, các sở ban ngành chuyên môn.
+ Các sách đã xuất bản, các đề tài, đề án, bài báo, tạp chí, luận văn, luận án
có liên quan đến đề tài.
- Tài liệu không thành văn: Chủ yếu là nguồn tài liệu khảo sát thực tế ở địa
phương, phỏng vấn các cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân đã trực tiếp tham gia
hoặc chứng kiến quá trình CDCCKT.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử kết hợp với phương
pháp logich nhằm trình bày một cách khách quan, khoa học các sự kiện có liên quan

đến q trình lãnh đạo CDCCKT của Đảng bộ tỉnh Nam Định; từ đó khái quát, rút ra
những kết luận về ưu điểm, hạn chế trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nam
Định và một số kinh nghiệm lịch sử.
- Ngồi ra, luận án cịn sử dụng một số phương pháp khác như thống kê, so
sánh, phân tích và tổng hợp, phương pháp khảo sát thực tế để làm rõ quá trình lãnh
đạo CDCCKT của Đảng bộ tỉnh Nam Định.
5. Đóng góp khoa học của luận án
- Trình bày có hệ thống quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng bộ tỉnh
Nam Định về CDCCKT theo hướng CNH, HĐH từ năm 1997 đến năm 2005.

3


- Dựng lại quá trình tổ chức chỉ đạo và kết quả thực hiện CDCCKT theo hướng
CNH, HĐH từ năm 1997 đến năm 2005 của Đảng bộ.
- Phân tích sự phát triển nhận thức của Đảng bộ trong quá trình lãnh đạo, tổ
chức thực hiện CDCCKT theo hướng CNH, HĐH qua các giai đoạn 1997-2000, 20012005; góp phần tổng kết thực tiễn và lý luận, gợi mở những bài học kinh nghiệm đúc
kết trong quá trình Đảng bộ Nam Định lãnh đạo CDCCKT theo hướng CNH, HĐH.
- Cung cấp cho độc giả, những nhà nghiên cứu khoa học nguồn tư liệu khách
quan, phong phú, về quá trình Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo CDCCKT từ năm
1997 đến năm 2005.
6. Bố cục luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án
được chia thành ba chương:
Chương 1: Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1997-2000)
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (2001-2005)
Chương 3: Nhận xét và kinh nghiệm chủ yếu


4


TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Là một nội dung cốt lõi của quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế đất nước thời
kỳ đổi mới, vấn đề CDCCKT theo hướng CNH, HĐH luôn được các nhà nghiên cứu
và cơ quan nghiên cứu quan tâm. Có thể chia thành các nhóm cơng trình trình sau:
1. Nhóm cơng trình nghiên cứu về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong thời kỳ đổi mới
Những vấn đề chung
Trong nhóm cơng trình này, có những cơng trình cung cấp một bức tranh tổng
quát về CDCCKT như Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam những năm đầu thế kỷ
XXI, do TS Nguyễn Trần Quế làm chủ biên, Nxb KHXH, HN, 2004. Cũng có những
cơng trình nghiên cứu về định hướng CDCCKT như Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng phát triển bền vững của Việt Nam do TS. Phạm Thị Khanh làm chủ biên, Nxb
CTQG, HN, 2010; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH nền kinh tế
quốc dân của Ngơ Đình Giao, Nxb CTQG, HN, 1994. Cuốn sách của tác giả Ngơ Đình
Giao đã đưa ra những khái niệm cơ bản về CCKT, CDCCKT theo hướng CNH, HĐH.
Một số cơng trình khác nghiên cứu sự CDCCKT trên từng lĩnh vực cụ thể như:
Về CDCCKT thành phần
Đổi mới và phát triển các thành phần kinh tế do Đỗ Hoài Nam chủ biên, Nxb
CTQG, HN, 1993 nêu lên thực trạng nền kinh tế Việt Nam và các thành phần kinh
tế từ sau khi đổi mới đất nước. Cuốn sách đưa ra một số quan điểm về phát triển
kinh tế hàng hoá ở Việt Nam; xác định lại vai trò của từng thành phần kinh tế trong
nền kinh tế quốc dân và khẳng định sự cần thiết phải đổi mới các thành phần kinh tế
nhà nước, tập thể, phát triển các thành phần kinh tế tư nhân, gia đình.
Đổi mới, tăng cường thành phần kinh tế nhà nước: Lý luận, chính sách và
giải pháp do Vũ Đình Bách chủ biên, Nxb CTQG, HN, 2001 đã hệ thống hóa những
vấn đề lý luận về thành phần kinh tế nhà nước. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực

trạng vai trò thành phần kinh tế nhà nước ở Việt Nam. Từ đó, đưa ra các chính sách
và phương pháp đổi mới, tăng cường thành phần kinh tế nhà nước - hệ thống
DNNN. Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
5


nghĩa do Lê Xuân Bá chủ biên, Nxb CTQG, HN, 2013 là cuốn sách tập hợp các bài
nghiên cứu nhận thức về DNNN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế; thực trạng và vấn đề đặt ra trong việc tái cấu trúc các
doanh nghiệp nhà nước hiện nay cũng như quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà
nước trong việc tái cấu trúc DNNN.
Một số nội dung cơ bản chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh
tế tập thể, Nxb CTQG, HN, HN, 2008, đề cập tới những nghị quyết của Đảng về phát
triển kinh tế tập thể, khẳng định vai trò nòng cốt của hợp tác xã trong phát triển kinh tế
tập thể, phát triển tổ chức kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, đưa kinh
tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền
kinh tế quốc dân.
Kinh tế tư nhân và đảng viên làm kinh tế tư nhân, Nxb LĐ-XH, HN, 2006 đã nêu
lên đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển KTTN và vấn đề đảng viên làm kinh tế
đồng thời công bố một số văn bản pháp luật mới của Nhà nước về phát triển kinh tế.
Về CDCCKT ngành
Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ
cơng nghiệp hóa ở Việt Nam do Bùi Tất Thắng chủ biên năm 1997; Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam do Đỗ
Hoài Nam chủ biên, Nxb KHXH, HN, 1996; Chuyển dịch cơ cấu ngành ở Việt Nam do
PGS, TS Bùi Tất Thắng chủ biên, Nxb KHXH, HN, 2006 được biên soạn dựa trên kết
quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp Nhà nước KX 02-05: "Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa" (thuộc Chương trình
nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KX-02: "Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định
hướng xã hội chủ nghĩa: con đường và bước đi").

Ngồi ra có những cơng trình nghiên cứu ở từng vùng, miền cụ thể. Tiêu
biểu như cuốn sách Phát triển kinh tế vùng trong quá trình CNH, HĐH do
TS.Nguyễn Xuân Thu, TS. Nguyễn Văn Phú đồng chủ biên Nxb CTQG, HN, 2006 đã
tập trung phân tích, đánh giá tổng hợp các lợi thế so sánh của các kiểu loại vùng và đề
xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển các vùng trong quá trình thực hiện rút ngắn tiến
trình CNH, HĐH đất nước. Thành cơng chính của cuốn sách là đã bước đầu phân tích
và luận giải về sự phát triển kinh tế vùng trong cơ cấu kinh tế chung của cả nước.

6


Kinh tế vùng ở Việt Nam - từ lý luận đến thực tiễn do Lê Thu Hoa chủ biên,
Nxb LĐXH, HN, 2007 là một cuốn sách chuyên khảo đề cập một số vấn đề cơ bản
về kinh tế vùng và vận dụng trong thực tiễn phát triển vùng ở Việt Nam: nội dung
quan điểm, phương pháp của kinh tế vùng, lí thuyết về tăng trưởng và phát triển
vững, tiền đề hình thành cơ cấu kinh tế lãnh thổ theo hướng phát triển có trọng điểm
kết hợp phát triển tồn diện ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, cịn phải kế tới luận án của Lê Anh Vũ (2001) nghiên cứu về
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Tây Bắc trong quá trình CNH,HĐH. Luận án
của Nguyễn Đăng Bằng (2001) nghiên cứu về Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
Bắc Trung Bộ theo hướng CNH, HĐH. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo
định hướng CNH, HĐH ở miền Đông Nam Bộ hiện nay của TS. Phạm Hùng, Nxb
Nông nghiệp, HN, 2002.
2. Nhóm cơng trình nghiên cứu về vai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong quá trình đổi mới kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Về những vấn đề chung
Một số cơng trình tập trung nghiên cứu về quá trình đổi mới tư duy của Đảng,
chẳng hạn như: Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng (1986-2005) của
Tơ Huy Rứa - Hồng Chí Bảo - Lê Ngọc Tịng, tập 1, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội,
2005. Đổi mới tư duy của Đảng về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta do tác giả

Lê Quang Phi chủ biên, Nxb CTQG, HN, 2007. Đổi mới tư duy và công cuộc đổi mới
ở Việt Nam của GS.VS. Nguyễn Duy Quý, Nxb KHXH, HN, 2009. Cuốn sách của
GS.VS Nguyễn Duy Quý đề cập tới quá trình đổi mới tư duy của Đảng trong cơng
cuộc đổi mới toàn diện đất nước bắt đầu từ năm 1986, trong đó có những đổi mới tư
duy về kinh tế. Tác giả khẳng định Đảng ta đã đạt được chuyển biến từ tư duy quản
lý kinh tế dựa trên mô hình kinh tế tập trung, kế hoạch hố với cơ chế bao cấp và
bình quân sang tư duy quản lý mới thích ứng với nền kinh tế hàng hố nhiều thành
phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước
của tác giả Nguyễn Trọng Phúc, Nxb CTQG, HN, 1999 đã tập trung phân tích q trình
hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới đất nước trên các lĩnh vực nói chung, lĩnh vực
7


kinh tế nói riêng. Từ đó, tác giả nhấn mạnh vai trị lãnh đạo của Đảng trong cơng cuộc
đổi mới kinh tế đất nước. Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Trọng Phúc còn chủ biên cuốn
Một số kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi
mới, Nxb CTQG, HN, 2001. Cuốn sách đã nêu lên những bài học kinh nghiệm trong quá
trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Về những vấn đề cụ thể
Nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của Đảng nhằm kết hợp phát triển kinh tế với
thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trong thời kỳ đổi mới có
những cơng trình tiêu biểu: Luận án tiến sĩ Lịch sử của Phạm Đức Kiên: Đảng lãnh
đạo kết hợp phát triển kinh tế với thực hiện chính sách xã hội từ năm 1991 đến năm
2006 (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2011); Luận án tiến
sĩ Lịch sử của Lê Nhị Hòa: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo kết hợp phát triển
kinh tế với bảo đảm quốc phòng trên địa bàn Tây Nguyên từ năm 1996 đến năm
2006, 2012.
Luận án của Lê Quang Phi với đề tài Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự

nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn từ 1991 đến 2002
(Học viện chính trị qn sự, 2012) đã làm rõ yêu cầu khách quan chủ trương của
Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam XHCN; trình bày sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn. Luận án làm rõ những thành tựu, yếu kém và nguyên nhân
của những thành tựu, yếu kém đó trong q trình thực hiện chủ trương CNH, HĐH
nông nghiệp nông thôn từ năm 1991 đến năm 2002. Từ đó, luận án rút ra một số bài
học kinh nghiệm của Đảng lãnh đạo sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
từ năm 1991 đến năm 2002.
Cùng bàn về vai trò lãnh đạo của Đảng trong phát triển kinh tế nông nghiệp
những năm đổi mới, TS. Nguyễn Ngọc Hà có cơng trình Đường lối phát triển kinh tế
nơng nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986-2011), Nxb
Chính trị - Hành chính, HN, 2012. Cuốn sách làm rõ quá trình hình thành những quan
điểm, chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng trong thời kỳ đổi mới;
nghiên cứu một cách toàn diện về kinh tế nơng nghiệp; q trình triển khai thực hiện
đường lối, chính sách phát triển kinh tế nơng nghiệp và những thành tựu đạt được.
8


Đi sâu nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với thành phần kinh tế tư
nhân trong những năm đổi mới có luận án tiến sĩ Lịch sử của tác giả Phạm Thị
Lương Diệu với đề tài Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân
từ năm 1986 đến năm 2005, Hà Nội, 2012. Luận án đã làm rõ những quan điểm,
đường lối của Đảng về phát triển thành phần kinh tế tư nhân từ năm 1986 đến năm
2005; quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện phát triển thành phần kinh tế này của
Đảng và những kết quả đạt được.
Những vấn đề về CDCCKT
Luận án của tác giả Đặng Kim Oanh với đề tài Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo CDCCKTNN từ 1986 đến 2006, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011 đã trình bày có hệ thống quan điểm, chủ trương, đường

lối của Đảng CDCCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH từ năm 1996 đến năm
2006; phân tích góp phần làm rõ sự phát triển nhận thức của Đảng về CDCCKT nông
nghiệp tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
Từ đó, luận án đánh giá những ưu điểm, hạn chế của Đảng; bước đầu đúc rút một số
kinh nghiệm trong quá trình Đảng lãnh đạo chuyển dịch CCKT nông nghiệp thời kỳ
đẩy mạnh CNH, HĐH.
Luận án của tác giả Nguyễn Văn Vinh với đề tài Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh
đạo CDCCKTNN từ năm 1986 đến 2005 của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia
Hồ Chí Minh, 2010 đã làm rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong
quá trình thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng về CDCCKTNN từ năm
1986 đến năm 2005; khắc họa các bước phát triển trong CDCCKT nông nghiệp của
tỉnh Thanh Hóa qua hai giai đoạn: giai đoạn 10 năm đầu đổi mới (1986 -1995) và giai
đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước (1996-2005). Qua đó, tác giả đúc kết một số kinh
nghiệm lịch sử và gợi mở những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và tổng kết thực tiễn;
đưa ra những giải pháp lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp có hiệu quả hơn ở các giai
đoạn tiếp theo.
Luận án của tác giả Đào Thị Bích Hồng với đề tài Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lãnh
đạo CDCCKT từ năm 1997 đến năm 2005 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012 đã làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Bạc Liêu trong quá trình CDCCKT từ năm 1997 đến năm 2006; làm rõ quá trình thực

9


hiện sự lãnh đạo của Đảng bộ và những kết quả cụ thể của sự CDCCKT ở tỉnh Bạc
Liêu. Từ đó, tác giả đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm của Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu
trong quá trình lãnh đạo CDCCKT và bước đầu rút ra một số kinh nghiệm lịch sử.
Luận án đã đề cập tới sự lãnh đạo CDCCKT của Đảng bộ địa phương trên các lĩnh vực
CDCCKT ngành, vùng, thành phần. Song, luận án của Đào Thị Bích Hồng chủ yếu đi
sâu nghiên cứu về CDCCKT ngành.

3. Nhóm cơng trình nghiên cứu về kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
Nam Định
Địa chí Nam Định, Nxb CTQG, HN, 2001 là một cuốn sách nghiên cứu công
phu về Nam Định trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kinh tế từ khi xuất hiện địa
danh Nam Định cho đến những năm 2000.
Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân tỉnh Nam Định (1930 -2000) do
Hội nông dân tỉnh Nam Định ban hành năm 2003 đề cập tới những điều kiện tự nhiên
xã hội thuận lợi để phát triển nông nghiệp của tỉnh; đề cập tới vai trị sản xuất của nơng
dân, tổ chức sản xuất của Hội Nông dân trong phát triển kinh tế nông nghiệp của đất
nước qua các thời kỳ.
Nam Định thế và lực mới trong thế kỷ XX, Nxb CTQG, HN, 2005; đã đề cập tới
sự phát triển kinh tế của tỉnh Nam Định qua các thời kỳ, trong đó có từ sau ngày tái lập
tỉnh cho tới năm 2005. Cuốn sách cung cấp những số liệu quan trọng khi phân tích
những thành tựu và hạn chế trong q trình Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo
CDCCKT.
Thực trạng nông thôn, nông nghiệp và thủy sản tỉnh Nam Định qua kết quả tổng
điều tra năm 2006, Nxb Thống kê, HN, 2008, đã tái hiện bức tranh về nông thôn, nông
nghiệp và thủy sản Nam Định dựa trên những số liệu khách quan, công phu từ kết quả điều
tra về nông nghiệp, nông thôn Nam Định trong những năm 2001-2006. Cuốn sách đã cung
cấp những số liệu quan trọng để phân tích, đánh giá kết quả lãnh đạo CDCCKT nông
nghiệp, nông thôn của Đảng bộ Nam Định trong những năm 2001-2005.
Về báo và tạp chí có các bài: Phạm Quang Nhượng, Nam Định với hơn 1000
ngày đổi mới, Tạp chí Cộng sản, số 8, năm 1990; Thanh Hương, Kinh tế biển Nam
Định - tiềm năng và định hướng, Tạp chí Con số và sự kiện, số 9, năm 1999; Nguyễn
Thị Thanh Tâm, Một số giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển tỉnh Nam

10


Định, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số tháng 8 (364), năm 2003; Hải Hậu chuyển dịch cơ

cấu kinh tế trên địa bàn huyện, Tạp chí Cộng sản, số 20 (2004); Thủy sản Hải Hậu đa
dạng con nuôi, báo Nam Định; Giao Thủy vùng đất chim về, Báo Nam Định số ra ngày
5/5/2005; Nam Định phát triển mạnh chăn ni lợn hướng nạc hóa, Thơng tấn xã Việt
Nam, ngày 14/7/2005; Nam Định nuôi nhiều loại thủy sản mới, báo Nam Định số ra
ngày 27/7/2006; Hải Hậu chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, báo Nhân dân; Nam
Định - nghề làm muối sạch cho hiệu quả cao, Thông tấn xã Việt Nam 23/11/2006; Hải
Hậu chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, báo Nhân dân; Nam Định - nghề làm muối
sạch cho hiệu quả cao, Thông tấn xã Việt Nam 23/11/2006; Vườn Quốc gia Xuân Thủy
(Nam Định): tiềm năng và những thách thức, báo Quân đội Nhân dân, số ra ngày
12/11/2006; Hải Hậu mở hướng làm giàu, báo Nhân dân, số ra ngày 12/11/2006; Nam
Định với chiến lược phát triển kinh tế thủy sản giai đoạn 2006-2010, Tạp chí Thị
trường Giá cả, số 9/2006; Nam Định phát triển mạnh diện tích lúa hàng hóa nhưng
vẫn đảm bảo an ninh lương thực, Thông tấn xã Việt Nam, 8/12/2006; Tổng kết cuộc
tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản, báo Nam Định, số 5/2007…; Đây là
những cơng trình đề cập đến nguồn lực, kế hoạch và một số nét chuyển biến về kinh tế
của tỉnh Nam Định.
Đặc biệt, thời gian gần đây đã có những luận văn, luận án nghiên cứu về
CDCCKT của Nam Định. Về luận văn, phải kể tới những cơng trình như: Phát triển
kinh tế nơng thơn ở Nam Định thực trạng và giải pháp, Nguyễn Trung Hiếu, 2005;
Chuyển biến cơ cấu kinh tế vùng ven biển Nam Định (1986-2006), Lương Thị Hồng,
2008; Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định, Nguyễn Thị Khuyên,
2009. Về luận án, gần đây nhất có cơng trình của Nguyễn Thị Thanh Tâm với đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn tỉnh Nam Định trong q trình CNH, HĐH
(2011), đã tập trung nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn ở góc
độ CDCCKT ngành và đưa ra những biện pháp nhằm thúc đẩy CDCCKT trên địa bàn
tỉnh một cách mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Luận án tiếp cận dưới góc độ mã ngành
kinh tế, chủ yếu là CDCCKT ngành ở nông thôn Nam Định nên không trùng lặp với
hướng tiếp cận theo mã ngành Lịch sử Đảng của tác giả1.
1


Luận án của tác giả nghiên cứu dưới góc độ mã ngành Lịch sử Đảng. Phạm vi nghiên cứu rộng hơn (nghiên
cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ Nam Định đối với quá trình CDCCKT ngành, vùng, thành phần trên địa bàn
cả tỉnh).

11


4. Nhóm cơng trình nghiên cứu về vai trị của Đảng bộ Nam Định đối với
quá trình đổi mới kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Những sự kiện Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định 1976-2000, Ban Tuyên giáo
Tỉnh ủy Nam Định, 2005. Cuốn sách đã tập hợp các sự kiện lịch sử, trong đó có những
sự kiện lịch sử đề cập tới chủ trương, quá trình chỉ đạo thực hiện CDCCKT của Đảng
bộ tỉnh Nam Định sau ngày tái lập tỉnh năm 1997 đến năm 2000.
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định (1975-2005), Nxb CTQG, HN, 2013. Cuốn
sách đề cập tới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định qua các thời kỳ lịch sử trên các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phịng, an ninh…Đặc biệt, cuốn sách đã đề
cập tới sự lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ tỉnh Nam Định từ sau ngày tái lập
đến năm 2005.
Hai cơng trình đã cung cấp những tư liệu lịch sử cần thiết, quan trọng nhất giúp tác
giả luận án tái hiện lại quá trình lãnh đạo CDCCKT của Đảng bộ Nam Định. Tuy nhiên
hai cơng trình này chỉ đề cập đến một số chủ trương lớn của Đảng bộ trên lĩnh vực kinh tế.
Luận văn của Cao Thị Huệ với đề tài: Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo
CDCCKT NN từ năm 1997-2010, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2011, trực tiếp đề cập tới sự lãnh đạo của Đảng bộ Nam Định trên
lĩnh vực CDCCKT nông nghiệp. Luận văn mới chỉ tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo
CDCCKT nông nghiệp của Đảng bộ từ năm 1997-2010. Những vấn đề về lãnh đạo
CDCCKT ngành (công nghiệp, dịch vụ), CDCCKT vùng, thành phần chưa được đề
cập. Tuy nhiên, luận văn đã cung cấp những tư liệu cần thiết giúp tác giả luận án
tham khảo để phục dựng lại quá trình Đảng bộ Nam Định lãnh đạo CDCCKT nông
nghiệp từ năm 1997 đến năm 2005.

5. Lĩnh vực nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục làm rõ
Nhóm các cơng trình nghiên cứu về CDCCKT đã làm rõ những khái niệm về
CDCCKT, CDCCKT theo hướng CNH, HĐH, phân tích thực trạng CDCCKT và
đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh CDCCKT nói chung, CCKT ngành, vùng,
thành phần nói riêng trong phạm vi nghiên cứu cả nước. Những cơng trình nghiên
cứu này giúp tác giả luận án hiểu rõ hơn kiến thức về kinh tế là cơ sở để dựng lại
quá trình Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo CDCCKT theo hướng CNH, HĐH trên
các lĩnh vực ngành, vùng, thành phần.
12


Nhóm cơng trình nghiên cứu về vai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá
trình đổi mới kinh tế, CDCCKT đã làm rõ quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng
về đổi mới kinh tế qua các thời kỳ trên các lĩnh vực về CNH, HĐH, về nông nghiệp,
nông thôn, về cơ chế quản lý kinh tế, về CDCCKTNN. Qua đó, khẳng định vai trị lãnh
đạo đổi mới kinh tế của Đảng, đúc rút những bài học kinh nghiệm. Đặc biệt, một số
cơng trình đã đề cập tới vai trò của Đảng bộ ở một số tỉnh cụ thể trong q trình lãnh
đạo CDCCKT nói chung, CCKTNN nói riêng. Các cơng trình giúp tác giả luận án
phương pháp tiếp cận để thấy được quá trình nhận thức của Đảng bộ Nam Định trong
lãnh đạo CDCCKT từ năm 1997-2005.
Nhóm cơng trình nghiên cứu về kinh tế, CDCCKT của tỉnh Nam Định từ sau
ngày tái lập trong đó có những cơng trình nghiên cứu chun sâu về nơng nghiệp, nơng
thơn, CDCCKTNT ở tỉnh Nam Định. Bên cạnh đó, một số cơng trình đã đề cập tới vai
trị lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế ở
những góc độ khác nhau, đặc biệt trong lĩnh vực CDCCKTNN. Các cơng trình này
cung cấp cho tác giả luận án bức tranh kinh tế của tỉnh Nam Định sau ngày tái lập, và ở
góc độ nhất định giúp tác giả thấy được quá trình lãnh đạo CDCCKTNN của Đảng bộ.
Tuy nhiên, những nội dung liên quan đến đề tài luận án chỉ được thể hiện từng
phần riêng, chưa có cơng trình đề cập đến một cách tồn diện và có hệ thống về q
trình Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo CDCCKT theo hướng CNH, HĐH từ năm 1997

đến năm 2005 trên các lĩnh vực CCKT ngành, vùng, thành phần. Cho tới nay, nghiên
cứu về vai trò lãnh đạo CDCCKT của Đảng bộ Nam Định chỉ có một luận văn duy
nhất của tác giả Cao Thị Huệ song chỉ tập trung vào CDCCKTNN.
Chính vì vậy, luận án tiếp tục nghiên cứu làm rõ một số nội dung sau:
- Những chuyển biến nhận thức của Đảng bộ Nam Định trong quá trình vận
dụng chủ trương CDCCKT của Đảng vào thực tế địa phương.
- Chủ trương CDCCKT của Đảng bộ Nam Định (bao gồm CDCCKT ngành,
vùng, thành phần) qua 2 giai đoạn 1997-2000 và 2001-2005.
- Quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện CDCCKT và kết quả đạt được của Đảng
bộ qua 2 giai đoạn trên.
- Phân tích những thành tựu, hạn chế trong lãnh đạo của Đảng bộ Nam Định và
rút ra một số kinh nghiệm, làm cơ sở khoa học cho việc lãnh đạo CDCCKT của tỉnh
trong giai đoạn tiếp theo.
13


Chương 1
ĐẢNG BỘ TỈNH NAM ĐỊNH LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ THEO HƯỚNG CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HÓA
(1997 - 2000)

1.1. Chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm đầu tái lập tỉnh
1.1.1. Những căn cứ để xác định
Một số khái niệm
Cơ cấu kinh tế: Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Cơ cấu kinh tế "là tổng
thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp
thành" [67, tr.610]. CCKT mang tính khách quan, được hình thành trên cơ sở trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, sự tăng trưởng
của các yếu tố cấu thành nền kinh tế. CCKT là hệ thống động, các yếu tố trong
CCKT vận động trong mối quan hệ hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau, giai đoạn sau

phát triển cao hơn giai đoạn trước.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế "là quá trình cải biến kinh tế - xã hội từ tình trạng
lạc hậu, mang nặng tính chất tự cấp, tự túc, từng bước chun mơn hóa hợp lý,
trang bị kỹ thuật, cơng nghệ hiện đại, trên cơ sở đó tạo ra năng suất lao động cao,
hiệu quả kinh tế cao và nhịp độ tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế nói chung.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao gồm việc cải tiến cơ cấu kinh tế theo ngành, theo
vùng lãnh thổ và cơ cấu các thành phần kinh tế" [67, tr.610]
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa khơng
chỉ đơn giản là thay đổi tốc độ và tỷ trọng của mỗi lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp
và dịch vụ trong cơ cấu chung của nền kinh tế quốc dân (trong đó cần tăng tỷ trọng và
tốc độ phát triển của công nghiệp, dịch vụ), mà là phải tạo ra sự thay đổi về chất trong
cơ cấu và trình độ phát triển của mỗi ngành. Nơng nghiệp phải chuyển từ độc canh lúa
sang đa dạng hóa theo hướng sản xuất hàng hóa. Cơng nghiệp phải chuyển từ khai
thác, sơ chế sang chế biến, tiến tới nền công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao. Dịch
vụ chuyển từ nhỏ bé, lạc hậu sang phát triển có hệ thống theo hướng hiện đại [62, tr.62]

14


Điều kiện tự nhiên, xã hội Nam Định
Vùng đất Nam Định vào thời Hùng Vương thuộc bộ Lục Hải (một trong số
15 bộ của nước Văn Lang bấy giờ). Qua các thời đại, vùng đất này xuất hiện trong
lịch sử với những địa danh khác nhau. Dưới thời Nguyễn, vào năm 1822, vùng đất
Nam Định ngày nay nằm trong trấn Sơn Nam Hạ được tách ra thành trấn Nam
Định. Từ đây, chính thức xuất hiện địa danh Nam Định với tư cách là đơn vị hành
chính cấp trấn, sau này là cấp tỉnh và thành phố. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm
của lịch sử, ngày 16/11/1996, Quốc hội khóa IX nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam quyết định tách tỉnh Nam Hà thành hai tỉnh Nam Định và Hà Nam. Ngày
1/1/1997, tỉnh Nam Định chính thức được tái lập, là đơn vị hành chính cấp tỉnh cho
đến ngày nay. Sau khi tái lập, tỉnh Nam Định gồm 10 đơn vị hành chính (thành phố

Nam Định và 9 huyện: Vụ Bản, Mỹ Lộc, Ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường,
Giao Thủy, Nghĩa Hưng, Hải Hậu) với tổng số 201 xã, 15 phường và 9 thị trấn.
Về tự nhiên:
Vị trí địa lý, Nam Định là một tỉnh ven biển phía Đơng Nam đồng bằng châu
thổ sơng Hồng, nằm trong vùng trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Dương - Hưng
Yên - Hải Phòng - Quảng Ninh), cách Thủ đơ Hà Nội 90km, cách thành phố Hải
Phịng 100km. Đây là hai trung tâm kinh tế, hai thị trường lớn thuận lợi cho giao lưu,
tiêu thụ hàng hóa, trao đổi kỹ thuật, công nghệ, thông tin và kinh nghiệm quản lý.
Nam Định có 72km đường bờ biển ở phía Đông Nam và Tây Nam, tạo điều
kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, du lịch, nghỉ dưỡng ven biển, sản xuất
muối. Đường sắt xuyên Việt đi qua tỉnh dài 42km với 5 ga, rất thuận lợi cho việc
vận chuyển hành khách hàng hóa. Quốc lộ 10, quốc lộ 21 đi qua tỉnh dài 108 km đã
được đầu tư, mở rộng nâng cấp thành đường chiến lược ven biển Bắc Bộ. Hệ thống
sông Hồng, sông Đào, sông Đáy, sông Ninh Cơ chảy qua địa phận tỉnh với chiều
dài 251 km cùng với hệ thống cảng sông Nam Định, cảng biển Thịnh Long tạo
thành một mạng lưới giao thông đường thủy trung chuyển hàng hóa với các địa
phương, trước hết là với các tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Hồng cũng như các khu
vực trong tỉnh.
Địa hình Nam Định tiếp cận theo góc độ tự nhiên, phân hóa thành vùng đồng
bằng bãi bồi sông và vùng châu thổ.

15


Vùng đồng bằng bãi bồi sơng là vùng có nhiều khả năng thâm canh phát triển
nông nghiệp, công nghiệp dệt, cơng nghiệp chế biến, cơng nghiệp cơ khí và các
ngành nghề truyền thống.
Vùng châu thổ hiện tại (còn gọi là vùng ven biển) có nhiều tiềm năng phát
triển kinh tế tổng hợp ven biển, thuận lợi cho nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, phát
triển ngành kinh tế thủy sản.

Nằm gọn giữa hai cửa lớn nhất của hệ thống sông Hồng (sông Hồng và sông
Đáy), phù sa hệ thống sông Hồng lắng đọng cho biển Nam Định là chủ yếu, tuy có
chia một phần cho Nam Thái Bình và Ninh Bình. Vì vậy, Nam Định là một tỉnh có
tiềm năng đất đai lớn, chủ yếu là đất phù sa trẻ do biển bồi đắp. Điều kiện thổ
nhưỡng, thủy lợi, khí hậu tạo cho đất đai của tỉnh mầu mỡ, thuận lợi để phát triển
trồng trọt. Theo số liệu thống kê, năm 1997, tồn tỉnh có 105.437 ha đất nơng
nghiệp (1997), chiếm 63% diện tích đất tự nhiên.
Khí hậu tỉnh Nam Định mang những đặc trưng của khí hậu chí tuyến gió mùa
ẩm phân làm bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông. Vào thời kỳ mưa phùn (tháng 3) và
thời kỳ mưa ngâu (tháng 8-9), mưa đến một nửa số ngày trong tháng. Thời gian mưa
trong năm có thể kéo dài đến 6 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa bão tại Nam Định
thường từ tháng 7 đến tháng 9, cực đại vào tháng 8. Mùa Hạ dài nhất tới 5 tháng, từ
tháng 5 đến tháng 9, thời tiết nóng, mưa nhiều, lượng mưa tăng vọt từ 150 đến 400mm,
gây ngập úng nếu không tiêu nước [293, tr.102]. Mùa Đông là mùa khô nên cây trồng
thiếu nước cần phải tưới thêm. Như vậy, ở Nam Định, mùa Hạ chống ngập úng, lũ lụt,
mùa Đơng phải chống khơ hạn.
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của Nam Định có nhiều thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế nông nghiệp.
Về xã hội:
Nam Định là nơi hội tụ và hợp cư của nhiều bộ phận dân cư khác nhau, trong
đó chủ yếu là từ vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Sự hình thành cộng đồng dân cư ở
Nam Định gắn liền với q trình phát triển nền nơng nghiệp thâm canh trên vùng
đất phù sa mầu mỡ. Từ thời xa xưa, nhiều làng xã ở Nam Định (như nhận xét của
Gourou và Vũ Quốc Thúc) có số lượng cư dân đơng và mật độ dân số lên đến kỷ lục

16


gấp nhiều lần so với mức bình quân chung của đồng bằng sồng Hồng. Theo thống
kê năm 1997, tỉnh Nam Định có dân số 1.927.000 người, mật độ 1.152 người/km2

(trong đó dân số ở nơng thơn chiếm 86,5%, thành thị chiếm 13,5%). Nam Định đứng
thứ 57 về diện tích trong số 61 tỉnh, thành cả nước nhưng đứng thứ 6 về dân số. Lực
lượng lao động trẻ, dồi dào khoảng 1.002.500 người. Tuy nhiên, mật độ dân số đông
trong khi diện tích đất canh tác có xu hướng giảm dần, đặt ra nhiều vấn đề trong
lãnh đạo CDCCKT của Đảng bộ Nam Định.
Thành phố Nam Định là một thành phố lớn của đồng bằng Bắc Bộ, sau khi
tách lập tỉnh, trở thành trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh, là nơi có
ngành cơng nghiệp phát triển sớm, nhất là công nghiệp dệt.
Nam Định là một địa phương có truyền thống văn hiến, yêu nước và cách
mạng, nơi phát tích của Vương triều Trần nổi tiếng với hào khí “Đơng A”, ba lần
đánh thắng qn Ngun - Mơng, chói ngời chiến cơng, sáng danh lịch sử dân tộc.
Người dân Nam Định hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động, kiên cường
bất khuất trong đấu tranh, có tinh thần tự lực, tự cường và ý thức cộng đồng sâu sắc,
luôn kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ quê hương, đất nước. Đảng bộ và nhân dân Nam Định đã có những đóng góp
quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây
dựng CNXH.
Những điều kiện tự nhiên, xã hội khá thuận lợi chính là nguồn lực để Đảng
bộ tỉnh Nam Định tiến hành CDCCKT, đẩy mạnh CNH, HĐH.
Thực trạng cơ cấu kinh tế trước khi tái lập tỉnh.
Trong hơn 10 năm (1975 - 1986), Đảng bộ Hà Nam Ninh (bao gồm 3 tỉnh
Ninh Bình, Nam Định và Hà Nam ngày nay) lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tếxã hội, bước đầu đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, những sai lầm
trong tư duy và chỉ đạo kinh tế dẫn đến "những sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế",
cùng bối cảnh chung của cả nước, Hà Nam Ninh cũng lâm vào tình trạng khủng
hoảng kinh tế - xã hội.
Quán triệt và vận dụng đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ tỉnh Hà Nam
Ninh (1986-1992), sau đó là Đảng bộ tỉnh Nam Hà (1992-1996) đã lãnh đạo

17



CDCCKT. Đảng bộ tỉnh Hà Nam Ninh cũng như Nam Hà đã chọn hướng phát triển
kinh tế của tỉnh là ưu tiên cho nơng nghiệp. Vì vậy, CCKT trên địa bàn Nam Định
trước khi tái lập tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, nhất là trên mặt trận sản
xuất nông nghiệp.
Cơ cấu kinh tế ngành: bước đầu chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng
ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, từ 53,7% năm 1985 lên 58,5% năm 1996.
Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 46,3% năm 1985 xuống 41,5% năm 1996. Đó
là sự chuyển dịch đúng hướng và phù hợp với yêu cầu thúc đẩy nhanh sự tăng
trưởng kinh tế và quá trình CNH, HĐH đất nước [149, tr.12].
Cơ cấu kinh tế vùng: bước đầu hình thành 3 khu vực kinh tế trọng điểm của
tỉnh: Khu vực sản xuất cơng nghiệp và dịch vụ phía Bắc tỉnh, nổi lên nhà máy xi
măng Kiện Khê, nhà máy xi măng Bút Sơn. Khu vực công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp thành phố Nam Định và các vùng lân cận, nổi lên là công nghiệp dệt, may.
Khu vực kinh tế biển phát triển các nghề: kéo sợi, dệt lưới PE, sản xuất và sửa chữa
tầu thuyền phục vụ đánh cá và vận tải…Như vậy, trong 3 khu vực kinh tế trọng
điểm của tỉnh Nam Hà thì có hai khu vực thuộc tỉnh Nam Định sau này. Kết quả đạt
được trên có ý nghĩa tích cực trong q trình lãnh đạo CDCCKT của Đảng bộ tỉnh
Nam Định.
Cơ cấu kinh tế thành phần: Từ chỗ chủ yếu là thành phần kinh tế quốc doanh
và tập thể với cơ chế tập trung, quan liêu, bộ máy cồng kềnh, kém hiệu lực chuyển
dần sang kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu, tạo nên sức sống mới
cho nền kinh tế. Kinh tế quốc doanh được củng cố, tổ chức, sắp xếp lại, giải thể
những những đơn vị kinh doanh thua lỗ. HTXNN, đại diện cho khu vực KTTT đã
tiến hành củng cố, đổi mới tổ chức quản lý, hồn thiện cơ chế khốn, hoàn thành cơ
bản việc giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định lâu dài cho nơng dân, phát huy vai
trị tự chủ của kinh tế hộ gia đình, tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp
phát triển. Kinh tế ngoài quốc doanh được chú trọng. Nhiều doanh nghiệp tư nhân,
công ty trách nhiệm hữu hạn, tổ hợp sản xuất đã thành lập. Nhiều làng nghề truyền
thống được khôi phục và phát triển. Tỷ trọng kinh tế ngoài quốc doanh trong GDP

đã không ngừng tăng lên qua các năm.

18


Bên cạnh những kết quả đạt được, CDCCKT ở địa phương trong những năm
đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng vẫn bộc lộ những yếu kém, cụ thể là:
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có tiến bộ nhưng cịn chậm so với vùng
đồng bằng sơng Hồng và cả nước. Trong cơ cấu khu vực kinh tế, nông nghiệp vẫn
chiếm tỷ trọng lớn (xem bảng 1.1); tỷ trọng giữa trồng trọt và chăn nuôi chậm
chuyển biến, trồng trọt là chủ yếu Trong trồng trọt, chủ yếu vẫn là cây lúa, cây công
nghiệp và cây ăn quả phát triển chậm. Các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất nông
- lâm - ngư nghiệp chậm chuyển hướng. Các DNNN chưa làm tốt vai trị đầu mối
tiêu thụ hàng hóa nơng sản. Tỷ trọng cơng nghiệp trong GDP cịn q nhỏ bé, sản
xuất không ổn định. Giá trị xuất khẩu còn nhỏ bé chưa tương xứng với tiềm năng
kinh tế của địa phương. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng thơ, mang tính thu
gom, thị trường tiêu thụ khó khăn nên giá trị nhỏ, hiệu quả thấp.
Bảng 1.1. Cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Nam Định trước năm tái lập (1991-1996)
(Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế)
Đơn vị: Phần trăm %
Năm

Nông-lâm-thủy sản

Công nghiệp -xây dựng

Dịch vụ

1991


52,4%

15,65

33,11

1996

41,47

19,83

38,70

Nguồn: [37].
Kinh tế nhiều thành phần tuy đã đi vào cuộc sống nhưng chậm phát huy được
tiềm năng. HTX sản xuất nông nghiệp gần như tan rã, thiếu sự quan tâm chỉ đạo giải
quyết. Kinh tế quốc doanh khơng phát huy được vai trị chủ đạo.
Nhìn chung, thành tựu CDCCKT trong 10 năm đầu đổi mới còn mờ nhạt, các
vùng kinh tế tuy được phân định nhưng chưa phát huy thế mạnh của từng vùng, sự
chuyển biến chủ yếu là ở CCKT ngành, trong đó nông nghiệp mà chủ yếu là trồng
trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
Đánh giá chung về những hạn chế trong 10 năm CDCCKT (1986 -1996), Đại
hội lần thứ XV (1997) Đảng bộ tỉnh Nam Định chỉ rõ: Thực trạng kinh tế cịn nhiều
khó khăn. Điểm xuất phát của nền kinh tế thấp so với mức trung bình trong cả nước

19



×