Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

Nghi lễ thờ cúng nữ thần ở thành phố nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 208 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THANH XUYÊN

NGHI LỄ THỜ CÚNG NỮ THẦN
Ở THÀNH PHỐ NHA TRANG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

HÀ NỘI – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THANH XUYÊN

NGHI LỄ THỜ CÚNG NỮ THẦN
Ở THÀNH PHỐ NHA TRANG

Chuyên ngành: Nhân học
Mã số: 62 31 03 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN VĂN MINH

HÀ NỘI – 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi dƣới sự
hƣớng dẫn của ngƣời hƣớng dẫn khoa học. Nếu có gì sai sót tơi xin chịu hồn tồn
trách nhiệm.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thanh Xuyên

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án “Nghi lễ thờ cúng nữ thần tại thành phố Nha Trang”,
ngoài nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ từ các cá nhân và
tập thể.
Trƣớc hết, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy cô đã tham gia
giảng dạy và gợi ý trong quá trình thực hiện luận án tại khoa Nhân học, Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn - ĐHQGHN.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Lê Sĩ Giáo và PGS.TS
Nguyễn Văn Minh là những ngƣời thầy đã tận tình chỉ dạy và hƣớng dẫn tơi thực
hiện luận án.
Xin cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn ĐHQGHN và lãnh đạo viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ đã tạo điều kiện cho
tôi học tập.
Tôi xin cảm ơn các cộng tác viên và những nhà nghiên cứu đã chia sẻ và
giúp đỡ.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ và các anh chị đã
luôn mong đợi và khuyến khích, giúp tơi có thêm động lực hoàn thành luận án.


Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thanh Xuyên

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................2
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................5
2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................7
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ....................................................7
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.....................................................................................8
5. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................11
6. Cấu trúc của luận án ..........................................................................................11
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ..............................................................................................14
1.1. Tình hình nghiên cứu .....................................................................................14
1.1.1. Nghiên cứu về nữ thần dƣới góc độ thần tích, giao lƣu tiếp biến văn hóa,
vai trị và giá trị .................................................................................................14
1.1.2. Nghiên cứu về ngƣời thực hành nghi lễ thờ cúng nữ thần ......................18
1.1.3. Nghiên cứu về các chiều kích của tính hiện đại trong thực hành thờ cúng
...........................................................................................................................21
1.2. Cơ sở lý luận ..................................................................................................24
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản .........................................................................24
1.2.2. Luận điểm tính hiệu nghiệm của nghi lễ .................................................30
1.2.3. Xây dựng khung phân tích tính hiệu nghiệm của nghi lễ .......................39

Tiểu kết chƣơng 1..................................................................................................43
CHƢƠNG 2. BỐI CẢNH LỊCH SỬ, VĂN HÓA
VÀ THỜ CÚNG NỮ THẦN Ở NHA TRANG ........................................................44
2.1. Hoàn cảnh lịch sử, văn hóa và tộc ngƣời .......................................................44
2.1.1. Sự hình thành của vùng đất Nha Trang...................................................44
2.1.2. Dân cƣ - tộc ngƣời...................................................................................45
2.1.3. Bối cảnh hình thành làng/vạn..................................................................47
2.1.4. Bối cảnh hình thành đơ thị ......................................................................49

2


2.2. Thờ cúng thần linh của cộng đồng ngƣời Việt tại Nha Trang .......................52
2.2.1. Đặc điểm của cơ sở thờ cúng ..................................................................52
2.2.2. Thờ cúng thần linh của làng ....................................................................54
2.2.3. Nữ thần của cộng đồng làng....................................................................56
Tiểu kết chƣơng 2..................................................................................................64
CHƢƠNG 3. HÌNH THỨC THỜ CÚNG TỨ PHỦ VÀ HẦU THIÊNG
TẠI NHA TRANG ....................................................................................................65
3.1. Hình thức thờ cúng tứ phủ .............................................................................65
3.1.1. Những ngƣời thờ cúng tứ phủ .................................................................65
3.1.2. Các nữ thần thuộc thiết chế tứ phủ..........................................................66
3.1.3. Nghi lễ thờ cúng nữ thần của tứ phủ .......................................................71
3.2. Hình thức hầu thiêng ......................................................................................77
3.2.1. Quá trình hình thành và đặc điểm của ngƣời hầu thiêng ........................77
3.2.2. Một số nữ thần tiêu biểu của ngƣời hầu thiêng .......................................81
3.2.3. Kiến tạo niềm tin vào nữ thần của ngƣời hầu thiêng ..............................84
3.2.4. Một số nhận xét về tính chất thờ cúng Thiên Y A Na và Liễu Hạnh của
ngƣời hầu thiêng trong mối tƣơng quan với các nhóm thờ cúng khác .............86
3.2.5. Nghi lễ thờ cúng Thiên Y A Na của ngƣời hầu thiêng tại tháp Po Ina

Nagar .................................................................................................................87
Tiểu kết chƣơng 3..................................................................................................92
CHƢƠNG 4. TRÌNH DIỄN NGHI LỄ VÀ CHIẾN LƢỢC THỰC HÀNH TRONG
ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY .......................................................................................94
4.1. Tác động của tứ phủ đến thờ cúng nữ thần tại Nha Trang .............................94
4.1.1. Quá trình mở rộng của tứ phủ .................................................................94
4.1.2. Tính chất của hầu thiêng trong bối cảnh mở rộng của tứ phủ ................97
4.1.3. Ảnh hƣởng về cơ cấu điện thần ..............................................................98
4.1.4. Ảnh hƣởng về thực hành nghi lễ ...........................................................101
4.2. So sánh thực hành nghi lễ thờ cúng nữ thần của ngƣời hầu thiêng trƣớc và
sau khi gia nhập tứ phủ .......................................................................................106
4.3. Trình diễn nghi lễ lên đồng của ngƣời hầu thiêng theo phong cách tứ phủ
Huế ......................................................................................................................110
4.3.1. Trƣờng hợp nghi lễ lên đồng .................................................................110

3


4.3.2. Trƣờng hợp nghi lễ trình đồng ..............................................................114
4.3.3. Tính hiệu nghiệm và chuyển đổi thực hành của ngƣời hầu thiêng nhìn từ
hoạt động trình diễn nghi lễ ............................................................................128
4.4. Chiến lƣợc thực hành trong đời sống hằng ngày của ngƣời hầu thiêng ......130
4.4.1. Trƣờng hợp của đồng cựu .....................................................................130
4.4.2. Trƣờng hợp của đồng tân ......................................................................136
4.4.3. Trƣờng hợp ngƣời hầu thiêng không chuyển sang tứ phủ ....................140
Tiểu kết chƣơng 4................................................................................................144
CHƢƠNG 5. BÀN LUẬN VỀ TÍNH HIỆU NGHIỆM CỦA NGHI LỄ
TRONG TƢƠNG QUAN VỚI CHUYỂN ĐỔI THỰC HÀNH ............................146
5.1. Đóng góp của khung phân tích tính hiệu nghiệm đối với nghiên cứu chuyển
đổi thực hành nghi lễ ...........................................................................................146

5.2. Tƣơng quan giữa chủ trƣơng phục hồi tơn giáo tín ngƣỡng dân gian và bối
cảnh chuyển đổi thực hành thờ cúng nữ thần ở Nha Trang ................................149
5.3. Động lực chuyển đổi thực hành nghi lễ của ngƣời hầu thiêng ....................155
5.4. Tính hiệu nghiệm và xu hƣớng chuyển đổi của thực hành nghi lễ ..............157
5.5. Tính hiệu nghiệm nhìn từ vấn đề “kịch bản” của trình diễn nghi lễ ............160
5.6. Tính hiệu nghiệm và kiểm sốt rủi ro bằng thực hành nghi lễ.....................161
5.7. Một số hàm ý xã hội của hoạt động tơn giáo tín ngƣỡng nhìn từ các phát hiện
của luận án ...........................................................................................................163
Tiểu kết chƣơng 5....................................................................................................165
KẾT LUẬN .............................................................................................................166
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...............................................................................171
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................172
PHỤ LỤC ................................................................................................................185

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thờ cúng nữ thần của ngƣời Việt ở Nha Trang nảy sinh và phát triển trong
bối cảnh giao lƣu tiếp biến văn hóa của hai tộc ngƣời Chăm và Việt và lan tỏa văn
hóa vùng miền. Từ q trình tích hợp quan niệm về thần linh của tộc ngƣời khác và
tiếp nối, chuyển đổi các hình thức thờ cúng từ miền quê cũ, ngƣời Việt ở Nha Trang
đã xây dựng nên hệ thống nữ thần đa dạng, trong đó, quan trọng nhất là Thiên Y A
Na đƣợc thờ cúng dƣới hai hình thức: Thiên Y A Na - một biểu tƣợng Việt hóa nữ
thần xứ sở của ngƣời Chăm là Po Ina Nagar và Thiên Y A Na - hình ảnh tƣợng
trƣng của Liễu Hạnh. Bên cạnh đó, ngƣời Việt cũng thờ cúng các nữ thần khác của
cộng đồng làng và tứ phủ. Về khía cạnh nghi lễ, vì tính chất dung hợp trong thờ
cúng đã khiến cho hình thức nghi lễ cũng trở nên đa dạng, phong phú nhƣ tế thần,

hầu đồng - múa bóng và hầu đồng tứ phủ với ba nhóm thực hành là nhóm cộng
đồng làng, ngƣời hầu thiêng và các ông/bà đồng của tứ phủ. Trong nhiều nghiên
cứu trƣớc đây về nữ thần và văn hóa thờ mẫu ở Nha Trang, ngƣời hầu thiêng gần
nhƣ chƣa đƣợc nhắc đến một cách rõ ràng và cụ thể mặc dù họ góp mặt rất thƣờng
xuyên vào hoạt động thờ cúng nữ thần của cộng đồng. Cùng với các ông/bà đồng
của tứ phủ, trong nhiều năm gần đây, trình diễn nghi lễ của ngƣời hầu thiêng đã làm
thay đổi đáng kể diện mạo của hoạt động thờ cúng nữ thần ở Nha Trang. Cho đến
nay, nghi lễ lên đồng, hầu vui của tứ phủ và hầu thiêng đã đƣợc hợp thức hóa tại
một số không gian thờ cúng của cộng đồng.
Từ quá trình quan sát tham gia tại miếu nữ thần của cộng đồng làng và điện
tứ phủ, tôi nhận thấy ngƣời hầu thiêng tham gia thực hành nghi lễ ở nhiều không
gian khác nhau. Với những thông tin bƣớc đầu, cho thấy nghi lễ của ngƣời hầu
thiêng phát triển theo hai giai đoạn: trƣớc đây, họ tham gia vào hoạt động múa
bóng/múa dâng bơng, dung hợp giữa múa dâng bơng và hầu đồng dân gian tạo nên
hình thức hầu bóng; hiện nay, ngƣời hầu thiêng thực hành nghi lễ lên đồng và hội
nhập với tứ phủ hoặc không tham gia vào tứ phủ. Thờ cúng nữ thần của ngƣời hầu

5


thiêng có tính chất liên kết giữa khơng gian thờ cúng cộng đồng và không gian tứ
phủ, thể hiện qua biểu tƣợng thần linh và nghi lễ.
Trong hoạt động thờ cúng nữ thần ở Nha Trang hiện nay, có một số vấn đề
mới phát sinh nhƣ sau: mối quan hệ giữa hiện tƣợng chuyển đổi thực hành của
ngƣời hầu thiêng và sự mở rộng của tứ phủ; tứ phủ đã thu hút những ngƣời hầu
thiêng bằng cách nhƣ thế nào; liệu rằng thờ cúng tứ phủ có tạo nên phân hóa trong
thị trƣờng tơn giáo thờ nữ thần hay khơng? Nhƣ vậy, việc tìm hiểu hoạt động thờ
cúng của ngƣời hầu thiêng và tứ phủ trong bối cảnh xã hội đƣơng đại ở Nha Trang
là cần thiết, nhất là quá trình chuyển đổi thực hành của ngƣời hầu thiêng, xa hơn
nữa là khám phá mối quan hệ giữa mơ hình tứ phủ và hầu thiêng. Rõ ràng, hƣớng đi

này đã trực tiếp gợi mở cho ngƣời nghiên cứu lƣu ý đến bối cảnh và hàm ý văn hóa
và xã hội đằng sau những hoạt động trên. Hƣớng tiếp cận và nghiên cứu nghi lễ của
luận án đƣợc xây dựng dựa trên các quan sát thực tiễn, nhất là gắn với hai đối tƣợng
năng động và có ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động thờ cúng nữ thần là ngƣời hầu
thiêng và ngƣời thuộc tứ phủ. Do vậy, vấn đề nghiên cứu của luận án có thể mở ra
những nhận thức mới về thờ cúng nữ thần ở Nha Trang, đặc biệt là khám phá mối
quan hệ giữa chức năng nghi lễ và chuyển đổi thực hành
Với những lý do nêu trên, tôi cho rằng chuyển đổi thực hành của ngƣời hầu
thiêng trong bối cảnh mở rộng của tứ phủ có hàm ý về sự thay đổi cách nhìn nhận
lại hiệu ứng và chức năng nghi lễ. Từ đây, luận án đặt ra vấn đề xem xét nghi lễ thờ
cúng nữ thần bằng cách đánh giá các hiệu ứng của nghi lễ. Đặc biệt hơn, luận án
cịn mở rộng tìm hiểu tính hiệu nghiệm của nghi lễ và mối quan hệ giữa tính hiệu
nghiệm với tính chất chuyển đổi thực hành của ngƣời hầu thiêng nhằm làm rõ ý
nghĩa và chức năng nghi lễ trong cuộc sống đƣơng đại.
Nội dung chính của luận án thể hiện qua câu hỏi xuyên suốt nhƣ sau: “Thực
hành và chuyển đổi thực hành nghi lễ của ngƣời hầu thiêng diễn ra nhƣ thế nào?”
Để giải quyết vấn đề trên, cần các câu hỏi cụ thể nhƣ sau: Các nhóm thực hành của
cộng đồng, hầu thiêng và tứ phủ thờ cúng những nữ thần nào? Nghi lễ thờ cúng của
ngƣời hầu thiêng trƣớc và sau khi chuyển đổi là gì, liên quan nhƣ thế nào đến không
gian cộng đồng và không gian tứ phủ? Ảnh hƣởng của tứ phủ đến quá trình chuyển

6


đổi thực hành của ngƣời hầu thiêng thể hiện nhƣ thế nào? Chiến lƣợc trình diễn
nghi lễ và thực hành hằng ngày trong quá trình chuyển đổi? Lý do và động lực
chuyển đổi thực hành của ngƣời hầu thiêng là gì? Nhƣ vậy, có thể khẳng định sự
cần thiết của luận án “Nghi lễ thờ cúng nữ thần ở thành phố Nha Trang” là nghiên
cứu hiện tƣợng mới đang nổi lên trong thờ cúng nữ thần, đó là q trình chuyển đổi
thực hành của ngƣời hầu thiêng trong bối cảnh nhiều hình thức thờ cúng khác nhau

cùng phát triển, phân hóa và định hình diện mạo thờ cúng nữ thần tại Nha Trang.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là nghiên cứu thực hành nghi lễ thờ cúng nữ thần của
nhóm ngƣời hầu thiêng và tứ phủ tại Nha Trang nhằm sáng tỏ quá trình chuyển đổi
thực hành nghi lễ, mối quan hệ giữa hình thức hầu thiêng với tứ phủ và mối quan hệ
giữa tính hiệu nghiệm với chuyển đổi thực hành trong bối cảnh đƣơng đại.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Sự thực hành nghi lễ thờ cúng nữ thần của nhóm
ngƣời hầu thiêng và tứ phủ tại Nha Trang.
3.2. Giới hạn nghiên cứu
Về không gian nghiên cứu: Thành phố Nha Trang là nơi xuất phát của tục thờ
cúng nữ thần của ngƣời Chăm và ngƣời Việt. Ngƣời Việt tiếp thu di sản văn hóa
Chăm, Việt hóa nghi lễ múa của bà bóng ngƣời Chăm và lan tỏa nghi lễ múa bóng
đến các huyện khác của Khánh Hịa. Về sau, với sự xuất hiện của cộng đồng di dân
từ Huế và Bắc Trung Bộ mang theo mơ hình thờ cúng tứ phủ, những ngƣời hầu
thiêng dung hợp giữa nghi lễ múa bóng cộng đồng và hầu đồng để tạo nên diễn
xƣớng hầu đồng - múa bóng. Nha Trang là cái nôi xuất phát của nghi lễ hầu đồng múa bóng và cũng là nơi diễn ra q trình chuyển đổi từ hầu thiêng sang tứ phủ. Vì
vậy, tơi đã chọn thành phố Nha Trang để nghiên cứu thực hành nghi lễ của ngƣời
hầu thiêng, nhất là trong bối cảnh phát triển của mơ hình thờ cúng tứ phủ. Với
những lý do trên, tôi đã tiến hành khảo sát và nghiên cứu thực hành nghi lễ tại một
số trung tâm thờ cúng quan trọng của ngƣời hầu thiêng và tứ phủ là tháp Po Ina
Nagar, điện Định Phƣớc và các điện thờ tƣ nhân khác thuộc các phƣờng Vĩnh
Phƣớc, Vạn Thạnh và Vĩnh Trƣờng.

7


Về chủ thể nghiên cứu: Để giải quyết vấn đề nghiên cứu, luận án tập trung
vào nhóm ngƣời hầu thiêng và tứ phủ. Trong nhóm ngƣời hầu thiêng, gồm ngƣời
đang chuyển đổi và chƣa chuyển đổi sang tứ phủ.

Về thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu trong bối cảnh đƣơng đại, với
những nghi lễ đang đƣợc thực hành ở Nha Trang vào thời điểm khoảng 20 năm trở
lại đây (cụ thể là từ năm 2000 khi hầu đồng đƣợc trình diễn cơng khai tại tháp Po
Ina Nagar) tại một số cơ sở thờ cúng nhƣ tháp Po Ina Nagar và một số miếu thờ
cộng đồng cũng nhƣ điện phủ tƣ gia.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp thơng tin từ sách, bài cơng bố trên tạp chí
và kỷ yếu hội thảo, từ đó tìm ra vấn đề mới có tính thiết thực chƣa đƣợc nhiều
nghiên cứu đề cập.
Phƣơng pháp nghiên cứu xuyên suốt và chủ đạo của luận án là phƣơng pháp
của ngành Nhân học nhằm tìm kiếm trải nghiệm từ góc nhìn của ngƣời trong cuộc
và tiếng nói của ngƣời thực hành nghi lễ thờ cúng nữ thần. Hai công cụ quan trọng
là quan sát tham gia và phỏng vấn sâu đƣợc sử dụng trong những chuyến điền dã
dân tộc học dài ngày và trở đi trở lại nhiều lần tại địa bàn nghiên cứu. Quan sát
tham gia không chỉ đƣợc thực hiện vào thời điểm tổ chức nghi lễ mà còn trong cuộc
sống thƣờng ngày. Thời điểm tổ chức nghi lễ thờ cúng nữ thần mang tính chu kỳ
vào tháng 3 âm lịch hằng năm. Đây là thời gian diễn ra những chuyến hành hƣơng
và thực hành nghi lễ tại các đền/phủ, đình và miếu của Nha Trang. Tôi đã quan sát
tham gia thực hành nghi lễ ở các địa điểm thờ cúng vào những thời điểm khác nhau,
cụ thể, lăng miếu Trƣờng Đông: nghi lễ cầu ngƣ và lễ tế nam thần và nữ thần
(2015); miếu Thiên Y A Na (đình Vạn Thạnh): lễ tƣởng niệm Thiên Y A Na (2015);
tháp Po Ina Nagar: nghi lễ hầu đồng - múa bóng của ngƣời hầu thiêng tƣởng niệm
Thiên Y A Na trong hai năm 2016 và 2017; điện Định Phƣớc (tứ phủ Huế): nghi lễ
lên đồng tƣởng niệm Thiên Y A Na (2016, 2017), tƣởng niệm Mẫu Thƣợng Ngàn
(2016), nghi lễ trình đồng (2017); đền Sòng Sơn (tứ phủ Bắc): nghi lễ lên đồng
tƣởng niệm Thiên Y A Na (2016) và hai nghi lễ lên đồng của đồng đền (2016); điện

8



của thầy đồng hầu thiêng: nghi lễ lên đồng tƣởng niệm Thiên Y A Na (2015), nghi
lễ trình đồng (2017).
Trong q trình quan sát tham gia, tơi đã tiến hành các cuộc nói chuyện
chính thức hoặc phi chính thức song song với những cuộc nói chuyện riêng với
ngƣời cung cấp thơng tin. Để có những trải nghiệm chân thật cần rất nhiều thời
gian, vì vậy, tơi chọn giải pháp kết hợp giữa quan sát và nói chuyện với ngƣời tham
gia và trở đi trở lại nhiều lần với cùng một ngƣời tại địa bàn nghiên cứu. Khi thực
hành nghi lễ, tôi không chỉ tham gia với tƣ cách là ngƣời đứng bên ngồi quan sát
mà cịn tham gia vào nghi lễ, nhận và chia sẻ lộc, trò chuyện và lắng nghe để học
cách khấn vái, đặc biệt là trải nghiệm trực tiếp khơng khí nghi lễ, sự kết nối giữa
mọi ngƣời với nhau. Ngồi những cuộc nói chuyện sau khi giải lao hoặc kết thúc
buổi trình diễn, tơi cịn có những cuộc nói chuyện riêng với các ơng/bà đồng khi họ
trở về với cuộc sống hằng ngày.
Vì chủ đích nghiên cứu làm sáng tỏ động lực thực hành nghi lễ, nên tôi chọn
những đối tƣợng tham gia thƣờng xuyên vào hoạt động thờ cúng. Đối tƣợng cung
cấp thông tin của luận án là những ngƣời hầu thiêng (đã chuyển đổi và chƣa chuyển
đổi sang tứ phủ) và những ngƣời thuộc tứ phủ (các ông/bà đồng thuộc tứ phủ Huế,
Bắc và thầy cúng). Ngồi ra, tơi cịn tiếp cận những ngƣời thờ cúng ở cộng đồng vì
mơi trƣờng văn hóa thờ cúng của họ liên quan đến hoạt động của ngƣời hầu thiêng.
Tôi sử dụng cách thức phỏng vấn dắt dây với bảng hỏi phi cấu trúc để dễ dàng triển
khai các cuộc nói chuyện trong q trình tham gia vào thực hành nghi lễ. Từ đó,
một số vấn đề mới phát sinh song song với việc nhận ra những ngƣời có thể trở
thành đối tƣợng cung cấp thơng tin chính. Nhờ vậy, một số câu chuyện của ngƣời
cung cấp thông tin chính trở thành các trƣờng hợp điển hình của luận án.
Đầu tiên, tôi gặp gỡ những ngƣời cung cấp thông tin ở cộng đồng làng, gồm
ngƣ dân của làng Trƣờng Đông, cƣ dân phƣờng Vạn Thạnh, Phƣơng Sài, Vĩnh
Phƣớc và Ban Trị sự của đình - miếu tại các phƣờng này để tìm hiểu thơng tin khái
qt về bối cảnh định cƣ và phát triển của ngƣời Việt, bối cảnh hình thành làng/vạn,
đơ thị Nha Trang, cách thức thờ cúng và tiếp biến văn hóa trong thờ cúng nữ thần.

Từ câu chuyện liên quan đến thực hành thờ cúng nữ thần của những đối tƣợng trên,

9


tôi phát hiện thêm thông tin mới về những ngƣời hầu thiêng và tứ phủ tại các
phƣờng này. Tôi đã mở rộng đối tƣợng cung cấp thông tin theo cách thức nhƣ sau:
từ ngƣời đi cúng ghe tại am hầu thiêng (chị Nga)  thầy đồng hầu thiêng ở phƣờng
Vĩnh Trƣờng (bà đồng Kim)  những ngƣời hầu thiêng thờ cúng tại gia và đệ tử
của bà đồng Kim (bà đồng Xuân)  thầy đồng của tứ phủ Bắc  hầu dâng của hầu
Bắc (bà đồng Hƣơng)  thầy cúng của tứ phủ Huế (thầy cúng An)  thầy đồng tứ
phủ Huế (bà đồng Thi, bà đồng Trâm) và các thầy đồng hầu thiêng đang chuyển
sang tứ phủ (thầy đồng Vinh, bà đồng Trang). Theo cách dắt dây nhƣ trên, tơi phát
hiện ra hai nhóm thực hành đang tác động đến sự thay đổi của thờ cúng nữ thần là
nhóm thờ cúng tứ phủ (Huế và Bắc) và nhóm ngƣời hầu thiêng. Đồng thời, tơi cũng
nhận thấy q trình chuyển đổi thực hành của ngƣời hầu thiêng sang tứ phủ là một
xu hƣớng mới nổi lên cần đƣợc nghiên cứu. Nhờ vậy, tôi đã khai thác sâu hơn
những câu chuyện của thầy đồng hầu thiêng và tứ phủ. Tôi đã chọn ra 15 ngƣời làm
đối tƣợng cung cấp thông tin, trong đó, có 03 ơng/bà đồng thuộc tứ phủ, 04 ông/bà
đồng hầu thiêng, 01 thầy cúng thuộc tứ phủ, 03 ngƣời thuộc ban trị sự của đình
miếu, 01 cán bộ, 01 hƣu trí, 02 ngƣời thờ cúng ở cộng đồng làng và thờ tại gia. Các
câu chuyện của 4 ngƣời hầu thiêng trở thành những trƣờng hợp nghiên cứu của luận
án nhằm làm rõ tính chất thực hành và chuyển đổi thực hành, gồm câu chuyện của
ba ngƣời hầu thiêng đang chuyển đổi sang tứ phủ và câu chuyện của một ngƣời hầu
thiêng khơng chuyển đổi sang tứ phủ. Ngồi ra, cịn có câu chuyện của ngƣời hầu
thiêng tại gia (không mở phủ và không hầu đồng) cung cấp và gợi ý các thơng tin về
q trình hình thành và phát triển của hoạt động hầu thiêng. Một số câu chuyện của
những ngƣời thuộc tứ phủ (bà đồng và thầy cúng) là thông tin cần thiết để so sánh,
đối chiếu khi tƣơng tác giữa ngƣời hầu thiêng với những ngƣời thực hành khác. Còn
lại là ngƣời thờ cúng ở cộng đồng trong mối quan hệ với các thầy đồng hầu thiêng

và tứ phủ.
Thời gian nghiên cứu thực địa gồm ba giai đoạn diễn ra vào các năm 2015,
2016 và 2017; trong khoảng 2 tháng (từ tháng 3 đến tháng 5 mỗi năm nhƣng khơng
liên tục). Trong đó, hai năm 2015 và 2016 là những đợt điền dã chính thức. Năm
2017, quay lại địa bàn nghiên cứu để bổ sung và kiểm tra thông tin.

10


Thơng tin thu thập đƣợc phân loại thành hai hình thức: 1) mô tả dân tộc học
về thực hành nghi lễ, cơ cấu điện thần và một số hoạt động thƣờng ngày của ngƣời
cung cấp thông tin thông qua quan sát tham gia; 2) câu chuyện, quan điểm, nhận
định của các đối tƣợng cung cấp thông tin về bối cảnh văn hóa, lịch sử, thờ cúng
thần linh, nữ thần, thờ cúng nữ thần, thực hành và chuyển đổi thực hành nghi lễ.
Thông tin dƣới dạng mô tả dân tộc học về thực hành nghi lễ đƣợc sử dụng để phân
tích tiến trình nghi lễ, hiệu ứng nghi lễ và chuyển đổi thực hành. Các câu chuyện và
nhận định của ngƣời cung cấp thơng tin đƣợc sử dụng để phân tích chiến lƣợc thực
hành, động cơ thực hành, ý nghĩa và chức năng của nghi lễ nhằm củng cố các lập
luận khi phân tích trình diễn nghi lễ, đồng thời giúp hiểu rõ hậu cảnh văn hóa và xã
hội của việc thờ cúng nữ thần. Các dữ liệu thu thập từ quá trình quan sát tham gia
và phỏng vấn sâu đƣợc xử lý, phân tích và trình bày trong luận án theo từng nội
dung và chủ đề của luận án, từ đó so sánh đối chiếu và rút ra một số quan điểm có
tính quy nạp và khái qt. Các luận điểm và phát hiện của luận án đƣợc đúc kết từ
các trƣờng hợp nghiên cứu cụ thể và phản ánh tính khái qt từ các trƣờng hợp đó.
5. Ý nghĩa khoa học
Luận án góp phần cung cấp những nhận thức mới về thực hành thờ cúng nữ
thần và hiện tƣợng chuyển đổi thực hành tại đô thị, thể hiện qua chiến lƣợc sáng tạo
hiệu ứng trong trình diễn và trong đời sống hằng ngày. Ngồi ra cịn đóng góp
khung phân tích mới về chuyển đổi thực hành nhìn từ quan điểm tính hiệu nghiệm
của nghi lễ. Đồng thời, luận án cũng đề xuất một số hàm ý xã hội về nghiên cứu góc

độ vi mơ/cá nhân thể hiện qua các chiến lƣợc thực hành và hàm ý về sự phát triển
và phân hóa của các nhóm xã hội trong thờ cúng nữ thần ở đô thị Nha Trang.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm năm chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
Nội dung của chƣơng bao gồm các điểm luận về nữ thần, thực hành nghi lễ,
các quan điểm hiện đại trong nghiên cứu ngƣời thực hành nghi lễ; các phát hiện mới
về lý thuyết, phƣơng pháp nghiên cứu và xây dựng khung phân tích của luận án.

11


Chƣơng 2. Bối cảnh lịch sử, văn hóa và thờ cúng nữ thần ở Nha Trang
Nội dung của chƣơng nêu lên một số nét khái quát về bối cảnh lịch sử, văn
hóa của Nha Trang, q trình di dân hình thành nên các thiết chế thờ cúng tại cộng
đồng làng và tứ phủ, sự phát triển kinh tế thƣơng mại và đơ thị hóa, từ đó hình
thành nên tầng lớp thị dân với những ngành nghề phổ biến nhƣ thƣơng mại, dịch vụ,
buôn bán. Từ bối cảnh cộng đồng, chƣơng này xem xét các yếu tố thờ thần linh
trong cộng đồng nhƣ cơ cấu điện thần, mơ hình thờ cúng, nguồn gốc, đặc điểm và
xu hƣớng thờ thần linh; quan niệm thờ cúng nữ thần, tƣơng quan giữa nam thần và
nữ thần; sự nổi trội của nữ thần Thiên Y A Na trong cấu trúc đình làng và mối
tƣơng quan với các nam thần. Thờ cúng thần linh của cộng đồng làng là nền tảng
quan trọng cho sự hình thành và phát triển các quan niệm thờ cúng và thực hành
nghi lễ của ngƣời hầu thiêng. Từ đây, bƣớc đầu khái quát về thờ cúng thần linh của
cộng đồng để sáng tỏ việc ứng dụng quan niệm thờ cúng của ngƣời hầu thiêng.
Chƣơng 3. Hình thức thờ cúng tứ phủ và hầu thiêng tại Nha Trang
Nội dung của chƣơng cung cấp một cái nhìn khái quát về hình thức thờ cúng
tứ phủ và hầu thiêng, q trình hình thành nhóm tứ phủ, hầu thiêng cho đến quan
niệm về thần linh và thực hành nghi lễ. Đây là những tiền đề quan trọng để hiểu và
đánh giá vị trí của nhóm tứ phủ và hầu thiêng trong bức tranh chung về thờ cúng nữ

thần ở Nha Trang. Hầu thiêng là nhóm thờ cúng phát triển song song với cộng đồng
làng, dung hợp với một số quan niệm và cách thức thờ cúng của cộng đồng làng. Tứ
phủ xuất hiện muộn hơn nhƣng đã có những ảnh hƣởng và đóng góp nhất định đối
với việc kiến tạo quan niệm thờ cúng và thực hành nghi lễ. Bên cạnh nền tảng cộng
đồng làng, ngƣời hầu thiêng còn kế thừa và tiếp nhận các quan niệm và thực hành
thờ cúng của tứ phủ, từ đó hình thành nên phong cách thực hành mới.
Chƣơng 4. Trình diễn nghi lễ và chiến lƣợc thực hành trong đời sống
hằng ngày
Từ q trình mơ tả thực hành thờ cúng nữ thần tại ba địa điểm là tháp Po Ina
Nagar, điện Định Phƣớc, đền Sòng Sơn trong chƣơng 3, cho phép khám phá đặc
điểm thực hành nghi lễ, nhằm phát hiện các nghi lễ có tính ƣu thế và nổi trội, nhận
biết các xu hƣớng biến đổi thực hành nghi lễ, đóng góp của ngƣời hầu thiêng vào

12


thực hành nghi lễ tại các địa điểm này. Đây là cơ sở để tìm hiểu thực hành nghi lễ
của ngƣời hầu thiêng trƣớc và sau khi gia nhập vào tứ phủ. Chƣơng này cũng trình
bày quá trình vận dụng nghi lễ của tứ phủ và chiến lƣợc sáng tạo tính hiệu nghiệm
trong trình diễn của ngƣời hầu thiêng. Thơng qua việc phân tích chiến lƣợc trình
diễn, có thể xác định lý do, mục đích và động lực chuyển đổi sang tứ phủ của ngƣời
hầu thiêng. Nội dung của chƣơng tiếp tục khám phá mục đích, lý do của quá trình
chuyển đổi thực hành của ngƣời hầu thiêng nhìn từ chiến lƣợc thực hành hằng ngày,
cụ thể là những vấn đề nhƣ sau: Quá trình lan tỏa và mở rộng của tứ phủ tác động
đến tính dung hợp trong thực hành và chọn lựa thực hành của ngƣời hầu thiêng;
Quá trình chấp nhận thực hành nghi lễ tứ phủ của ngƣời hầu thiêng và lý do chuyển
đổi sang tứ phủ; Các chiến lƣợc thực hành của ngƣời hầu thiêng trong phát triển bản
thân và hội nhập với tứ phủ. Chƣơng này cũng so sánh chiến lƣợc thực hành giữa
ngƣời hầu thiêng đang chuyển đổi và chƣa chuyển đổi sang tứ phủ nhằm bổ sung,
đối chứng và phát hiện các luận điểm mới về vai trò của thực hành nghi lễ trong

chuyển đổi. Chiến lƣợc thực hành cũng giúp giải thích quá trình biến đổi và chuyển
đổi thực ngƣời hầu thiêng, mối quan hệ giữa chuyển đổi thực hành và quá trình sáng
tạo các hiệu ứng của nghi lễ.
Chƣơng 5. Bàn luận về tính hiệu nghiệm của nghi lễ trong tƣơng quan
với chuyển đổi thực hành
Chƣơng 5 tổng kết, đánh giá về đóng góp của khung phân tích tính hiệu
nghiệm trong chuyển đổi thực hành. Qua đó, chƣơng này bàn luận về mối quan hệ
giữa tính hiệu nghiệm của nghi lễ và chuyển đổi thực hành thông qua động lực, xu
hƣớng thực hành, tính kịch của trình diễn và kiểm sốt rủi ro. Cuối cùng, chƣơng 5
gợi mở một số hàm ý xã hội nhƣ tính chiến lƣợc và chủ động của cá nhân, sự hình
thành và phát triển của các nhóm xã hội mang dấu ấn tơn giáo tín ngƣỡng.

13


CHƢƠNG 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu về nữ thần dưới góc độ thần tích, giao lưu tiếp biến văn
hóa, vai trò và giá trị
Các nghiên cứu về nữ thần dƣới góc độ giao lƣu tiếp biến văn hóa đã cung
cấp các luận điểm về tính dung hợp giữa biểu tƣợng nữ thần của ngƣời Việt và nữ
thần của các tộc ngƣời khác dựa trên tính chất tƣơng đồng của các quan niệm về thờ
cúng tính nữ, quan điểm phồn thực và nền tảng văn hóa sinh kế lúa nƣớc. Đầu tiên
là cách tiếp cận về nữ thần thông qua thần tích để xác định căn tính tộc ngƣời của
nữ thần. Tạ Chí Đại Trƣờng (2006) trong “Thần ngƣời đất Việt” đã có những lý giải
hệ thống về nguồn gốc Chăm của một số nữ thần Việt. Nguồn dữ liệu dùng cho
những kiến giải này lấy từ các câu chuyện thần thoại, từ đó tác giả khái quát thành
các motif truyền thuyết. Nguồn gốc Chăm của thần linh Việt là nguyên cớ sâu xa

cho những khám phá về căn tính tộc ngƣời và những diễn ngôn về giao lƣu tiếp biến
văn hóa giữa các tộc ngƣời Chăm, Hoa, Khmer với ngƣời Việt. Khi di cƣ vào các
đồng bằng miền Trung và miền Nam, ngƣời Việt không ngần ngại tiếp nhận các
hình thức văn hóa của cƣ dân tại chỗ, nhất là thần linh và tập tục thờ cúng của cƣ
dân tiền trú để tìm kiếm sự an tồn cho bản thân và đời sống tâm linh (Nguyễn Hữu
Hiếu, 2004; Nguyễn Đăng Duy, 1997; Nguyễn Hữu Thơng, 2001). Từ đó hình
thành nên diễn ngôn về ba biểu tƣợng nữ thần đại diện cho ba vùng miền nhƣ Liễu
Hạnh (miền Bắc), Thiên Y A Na (miền Trung) và Bà Chúa Xứ (miền Nam). Nữ
thần quan trọng của cƣ dân miền Trung là Thiên Y A Na nhƣ một biểu tƣợng đáp
ứng nhu cầu tâm thức và hiện sinh.
Liên quan đến căn tính tộc ngƣời của nữ thần, dƣới góc nhìn về tính nội tại,
gồm có xu hƣớng đề cao tính “thuần Việt” của đạo mẫu và xu hƣớng gắn kết các
giải thích về nguồn gốc ngoại lai của nữ thần. Về vấn đề thờ nữ thần tại miền

14


Trung, Nguyễn Hữu Thơng (2001) với nghiên cứu “Tín ngƣỡng thờ Mẫu ở miền
Trung Việt Nam” đã giải thích về hệ thống thần linh, cơ sở thờ tự và văn chầu tại
Huế. Ngồi những vấn đề trên, đóng góp quan trọng của Nguyễn Hữu Thơng là tập
hợp, hệ thống hóa và phân tích huyền thoại Thiên Y A Na và mối quan hệ với các
nữ thần của tộc ngƣời khác, nhất là làm rõ tính địa phƣơng trong thờ cúng thần linh
của cộng đồng cƣ dân tại miền Trung. Xu hƣớng thứ hai đề cao tính “địa phƣơng”
của nữ thần trong các hóa thân của Thiên Y A Na. Chẳng hạn, những nữ thần có
gốc Chăm nhƣ bà Bơ Bơ, bà Thu Bồn ở xứ Quảng (Nguyễn Xuân Hƣơng, 2009).
Các nghiên cứu về nữ thần với mức độ đa dạng phong phú nhƣ hiện nay đã giúp ích
rất lớn cho việc nhận diện nữ thần trên các phƣơng diện thần tích, tính thống nhất và
tính địa phƣơng.
Liên quan trực tiếp đến thờ mẫu tại Khánh Hòa, Nguyễn Văn Bốn (2010) đã
cơng bố sách “Văn hóa tín ngƣỡng thờ mẫu ở Khánh Hòa” cùng một số bài viết

khác về chủ đề này và bổ sung thêm nhận thức mới trong các năm 2015 và 2016.
Cơng trình về văn hóa tín ngƣỡng thờ mẫu trên trình bày một cách tổng hợp các
phát hiện về con ngƣời, vùng đất, lịch sử; di tích thờ mẫu; nghi lễ thờ mẫu; ý nghĩa
và bảo tồn thờ mẫu ở Khánh Hòa. Tác giả tiếp cận chủ thể văn hóa, thời gian và
khơng gian văn hóa để phân tích các phát hiện về mẫu thần, di tích và lễ hội thờ
cúng. Cơng trình này gợi mở một số quan điểm bình luận về giao lƣu văn hóa, sự
gắn kết cộng đồng, trao truyền văn hóa, nhu cầu sáng tạo và hƣởng thụ văn, từ đó đề
xuất bảo tồn các giá trị văn hóa trong thờ mẫu và phát triển du lịch liên quan tới thờ
mẫu. Tác giả cũng trình bày khái quát về lễ hội tại tháp Po Ina Nagar, Am Chúa và
đền Thánh Mẫu đệ nhất tiên thiên. Trong các công bố vào năm 2015 và 2016 là
“Tín ngƣỡng thờ mẫu tứ phủ của ngƣời Việt ở Khánh Hịa” và “Tín ngƣỡng thờ
Thiên Y A Na của ngƣời Việt ở Khánh Hòa”, Nguyễn Văn Bốn đã bổ sung thêm
nhận thức mới vào bức tranh thờ mẫu trƣớc đó. Tác giả đã có thêm thơng tin về các
đền phủ tƣ nhân, nghi lễ hầu đồng và hát văn kèm theo, đồng thời cũng có một vài
phác họa về tín đồ đạo mẫu với hoạt động thờ cúng bổn mạng. Đóng góp quan trọng
của Nguyễn Văn Bốn là đã chỉ ra các địa điểm thờ mẫu tƣ nhân. Tác giả cũng chƣa
lý giải sự xuất hiện của Mẫu Thƣợng Thiên tại Khánh Hòa và mối quan hệ của mẫu

15


thần này với các nữ thần của cƣ dân bản xứ mà chỉ khẳng định mẫu thần của ngƣời
Việt ở Khánh Hòa bao gồm Mẫu thần Thiên Y A Na, Ngũ hành thần nữ và Mẫu Tứ
phủ. Trong công bố tiếp theo, tác giả đã sử dụng tƣ liệu thực địa để minh họa cho
các hình thức thờ cúng Thiên Y A Na tại Khánh Hịa. Dù nói đến mẫu tứ phủ hay
Thiên Y A Na, Nguyễn Văn Bốn đều khẳng định vai trò và tầm quan trọng của cộng
đồng di dân miền Bắc đã phát triển tục thờ mẫu ở Khánh Hịa. So với cơng trình đầu
tiên, tác giả đã bổ sung thêm nghi lễ hầu đồng, hát văn trong sinh hoạt tín ngƣỡng
Thiên Y A Na với sự pha trộn giữa truyền thống Bắc Bộ và phong cách Huế. Luận
án “Văn hóa tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt ở Khánh Hòa” của Nguyễn Văn

Bốn (2017) là sự phát triển tiếp theo của những nghiên cứu trên. Luận án gồm bốn
chƣơng: chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận; chƣơng 2:
Vùng đất, con ngƣời, lịch sử và văn hóa Khánh Hịa; chƣơng 3: Thực hành tín
ngƣỡng thờ mẫu; chƣơng 4: Tiếp biến văn hóa và giá trị tín ngƣỡng thờ mẫu. Với
cách tiếp cận lý thuyết tiếp biến văn hóa và vùng văn hóa, trọng tâm của luận án này
bàn đến sự hỗn dung và giá trị văn hóa trong tín ngƣỡng thờ mẫu. Từ quá trình khảo
sát các điện thờ tƣ gia, cộng đồng, tham dự các nghi lễ và phỏng vấn sâu cùng với
quá trình kế thừa các kết quả nghiên cứu đi trƣớc, tác giả cho rằng văn hóa tín
ngƣỡng thờ mẫu của ngƣời Việt ở Khánh Hòa là sự hỗn dung của thờ mẫu của
ngƣời Việt ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam với tín ngƣỡng của ngƣời Hoa,
ngƣời Chăm. Sự hỗn dung này thể hiện qua truyền thuyết, thực hành nghi thức, từ
đó thể hiện giá trị tâm linh, bảo tồn và sáng tạo văn hóa nghệ thuật, gắn kết cộng
đồng và phát triển du lịch văn hóa. Luận án này đã có những miêu tả sinh động về
thực hành thờ cúng, gồm hai phần: nghi lễ hầu bóng và lễ hội. Tác giả cho rằng nghi
lễ hầu bóng và lễ hội thờ Thiên Y Thánh Mẫu là tiêu biểu nhất ở Khánh Hịa, mơ tả
nghi lễ hầu theo cá nhân và tập thể, mô tả các nghi lễ ở Am Chúa và tháp Po Ina
Nagar. Tất cả những mô tả này nhằm phục vụ cho quan điểm hỗn dung văn hóa,
nhƣ hỗn dung giữa nghi thức đình làng và Phật giáo, sự tổng hợp của diễn xƣớng
dân gian Việt - Chăm. Luận án trên là sự tiếp nối và bổ sung của tác giả vào bức
tranh đạo mẫu nhằm làm rõ đặc điểm của thờ mẫu và sáng tỏ các đặc điểm này qua
giao lƣu tiếp biến để tìm kiếm các giá trị văn hóa trong thờ cúng.

16


Một nghiên cứu khác cũng đề cập đến thờ nữ thần Thiên Y A Na tại Khánh
Hòa là luận án của Nguyễn Thị Thanh Vân: “Tín ngƣỡng thờ nữ thần Thiên Y A Na
của ngƣời Việt ở Trung Bộ Việt Nam”. Luận án bàn đến một vấn đề rất rộng là vị
trí và vai trị của tín ngƣỡng thờ Thiên Y A Na trong đời sống tâm linh của ngƣời
Việt ở Trung Bộ và trong các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể. Tác giả luận án đã

sử dụng hai lý thuyết giống Nguyễn Văn Bốn là tiếp biến văn hóa và vùng văn hóa lịch sử kết hợp thêm chức năng luận để có cái nhìn tồn diện về hiện tƣợng tín
ngƣỡng thờ Thiên Y A Na. Từ cái nhìn tổng thể, Nguyễn Thị Thanh Vân đã mơ tả
và lý giải thần tích Thiên Y A Na trong giao lƣu văn hóa, di tích, lễ hội dọc miền
Trung; vai trò của Thiên Y A Na trong đời sống tinh thần của cƣ dân nông nghiệp,
làm biển, khai thác lâm sản, các ngành nghề khác và mối quan hệ với nhà Nguyễn;
Thiên Y A Na cũng xuất hiện trong văn học dân gian, nghệ thuật dân gian; từ đó,
tác giả luận án kết luận về sắc thái địa phƣơng của Thiên Y A Na với các hóa thân
và cho rằng, Thiên Y A Na lan tỏa từ nam ra bắc miền Trung theo từng mức độ đậm
nhạt khác nhau; cuối cùng là một số bàn luận về điểm tựa tinh thần của Thiên Y A
Na đối với ngƣời Việt, đạo lý uống nƣớc nhớ nguồn, môi trƣờng bảo tồn sinh hoạt
văn hóa nghệ thuật dân gian. Tác giả không đặt ra mục tiêu so sánh thờ cúng theo
vùng miền và cũng không thể hiện điều này trong luận án mà chỉ nêu ra các đặc
điểm thờ cúng chung nhất ở từng địa phƣơng khác nhau. Tác giả cũng bàn đến nghi
thức trong lễ hội nhƣng không đặt trọng tâm vào các thực hành nghi lễ mà chỉ khái
quát về các lễ hội Thiên Y A Na diễn ra tại các địa phƣơng của miền Trung. Đóng
góp quan trọng của luận án là thông qua Thiên Y A Na để nhìn thấy tính chất giao
lƣu văn hóa và cố gắng tìm kiếm sắc thái địa phƣơng. Tóm lại, Nguyễn Văn Bốn và
Nguyễn Thị Thanh Vân đều tiếp cận từ góc nhìn giao lƣu tiếp biến văn hóa và văn
hóa vùng để giải thích hiện tƣợng tín ngƣỡng.
Cùng với vấn đề thờ mẫu ở Khánh Hịa, Lê Đình Chi (2005) đã bàn luận trực
tiếp về nghi lễ thờ cúng tại tháp Po Ina Nagar, trong đó tác giả đã mơ tả về các thực
hành của ban nghi lễ trong lễ hội Thiên Y A Na nhƣ lễ tắm tƣợng, tế chính thức,
khai diên, hát thứ lễ và lễ tơn vƣơng. Tác giả cho rằng lễ hội Thiên Y A Na là lễ hội
mang tính vùng thuộc loại hình tín ngƣỡng thờ mẫu của ngƣời Việt; ngƣời Việt kế

17


thừa nghi lễ của ngƣời Chăm và bổ sung thêm các nghi lễ của mình nhƣ múa lên
đồng của tín đồ thờ mẫu, tế thần, múa lục cúng của tín đồ Phật giáo, múa lân và hát

bội. Mặc dù có nhiều mơ tả kĩ lƣỡng về các hình thức nghi lễ, tuy nhiên tác giả vẫn
chƣa có các thơng tin và mơ tả về nghi lễ hầu bóng và múa bóng. Với một số nghiên
cứu và bài cơng bố về tín ngƣỡng thờ nữ thần hay thờ mẫu tứ phủ tại Khánh Hòa
của các tác giả trên là bƣớc đầu khám phá và xây dựng nền tảng học thuật về văn
hóa thờ cúng tại miền Trung. Nhiều cách tiếp cận khác nhau đặt trong những vấn đề
của chủ đề rộng lớn về thờ nữ thần tại các địa phƣơng của miền Trung nhƣ Khánh
Hịa có giá trị so sánh đối chiếu và thúc đẩy tranh luận học thuật. Những nghiên cứu
trên dƣới nhiều góc độ nhƣ nhân học, văn hóa, lịch sử tiếp tục cung cấp những nhận
thức mới về hiện trạng, thay đổi và tính thích ứng của hành vi tín ngƣỡng - văn hóa
1.1.2. Nghiên cứu về người thực hành nghi lễ thờ cúng nữ thần
Những nghiên cứu và phát hiện về ngƣời thực hành nghi lễ thờ cúng nữ thần,
thánh mẫu thƣờng tập trung vào đối tƣợng là các ông/bà đồng thờ mẫu tam - tứ phủ.
Họ đƣợc mô tả kĩ lƣỡng trong các nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiền (2004; 2016),
Nguyễn Thị Hiền và Karen Fjelstad (2008), Trần Ngọc Mai (2010; 2016). Trong
quá trình khám phá động cơ mở phủ của các ông/bà đồng, Nguyễn Thị Hiền (2004)
cho rằng có thể phân loại các ơng/bà đồng theo năm tiêu chí về bệnh tật và nguyện
vọng. Bốn tiêu chí đầu tiên liên quan đến các loại bệnh tâm sinh lý của các ông/bà
đồng do yếu tố thể chất hoặc chịu tác động từ các kích thích về tâm lý (quá nhạy
cảm hoặc bị sang chấn), với tiêu chí cuối cùng, Nguyễn Thị Hiền liên hệ nó với phát
triển của kinh tế thị trƣờng đã tác động đến một số ngƣời làm nghề bn bán khơng
có căn nặng nhƣng cũng muốn ra mở phủ hầu đồng vì mong muốn tìm kiếm “lộc rơi
lộc vãi”. Nhƣ vậy, cơ chế niềm tin và việc trơng chờ lợi ích tinh thần và trần thế từ
hầu đồng là động cơ mở phủ và trở thành các ông/bà đồng. Những công bố gần đây
của Nguyễn Thị Hiền (2008; 2016) cung cấp các chiều kích mới và đa chiều hơn về
động cơ của những ngƣời thực hành nghi lễ lên đồng khi tác giả đặt nghiên cứu của
mình trên quan điểm xuyên quốc gia. Thơng qua nghiên cứu nhóm ơng/bà đồng
Việt Kiều tại thành phố San Jose (Hoa Kỳ) và liên hệ với hành trình quay trở lại quê
hƣơng Kinh Bắc, Nguyễn Thị Hiền đã phát triển nghiên cứu đa điểm nhằm phát

18



hiện những tƣơng quan về thực hành thờ mẫu trong dòng chảy xuyên quốc gia.
Trong bối cảnh hồi sinh của đạo mẫu, các bà đồng đi về giữa hai quốc gia tạo nên
tiếp xúc đa văn hóa, đa thế hệ. Những tƣơng tác mới mẻ này mang đến các động
năng mới trong thực hành nhƣ tìm kiếm niềm vui, trị liệu tâm lý và tạo dựng bản
sắc văn hóa truyền thống (Nguyễn Thị Hiền, 2016). Bên cạnh đó, thực hành lên
đồng đã giúp cho những ngƣời hành nghề tôn giáo vƣợt qua khác biệt về chính trị,
lối sống và thực hành nghi lễ, đặc biệt là giữa nhóm ngƣời miền Bắc và miền Nam
di cƣ sang Hoa Kỳ sau biến động chính trị. Trong một bối cảnh rộng lớn hơn, các
ông bà đồng không chỉ là ngƣời hầu thánh mà cịn tái tạo những khơng gian văn hóa
và tác động trở lại khơng gian đó để giảm khác biệt trong bối cảnh đa văn hóa.
Để khám phá tính tồn diện của thực hành văn hóa lên đồng xƣa và nay tại
đồng bằng Bắc Bộ và xem xét các ông/bà đồng nhƣ một thực thể tự nhiên - tâm lý xã hội, Trần Ngọc Mai (2016), đã sử dụng cách tiếp cận liên ngành tơn giáo học,
văn hóa dân gian, lịch sử tôn giáo, nhân học và vận dụng các lý thuyết nhƣ chủ thể
văn hóa, tâm lý học tơn giáo, tâm lý bệnh học và vốn xã hội. Từ các góc nhìn này,
Trần Ngọc Mai cho rằng hành vi thực hành nghi lễ của các nhóm thực hành văn hóa
lên đồng phản ánh sự thay đổi về bản chất, đối tƣợng thờ cúng, và nghi lễ có ý
nghĩa nhƣ phao cứu sinh về phƣơng diện tâm lý, vị thế xã hội, sinh kế, đặc biệt là
họ kết hợp lại với nhau để hình thành bản hội thơng qua liên kết mạng lƣới xã hội.
Trƣớc đó, Trần Ngọc Mai (2010) đặt nghiên cứu của mình vào tranh luận về tính
tích cực và tiêu cực của thực hành nghi lễ lên đồng, từ đó nổi lên hai vấn đề quan
trọng là vị thế của chủ thể thực hành trong bối cảnh kinh tế thị trƣờng, đời sống tâm
sinh lý và kinh tế - xã hội của chủ thể này. Qua đó, cho thấy đời sống tâm sinh lý
của các ông bà đồng vừa có tính chất tích cực và tiêu cực, một mặt thay đổi tích cực
nhờ thực hành lên đồng để tìm kiếm vận may, hóa giải vị thế xã hội, điều chỉnh tâm
lý, tìm kiếm sự bảo đảm của cộng đồng bản hội; mặt tiêu cực là gia tăng cảm xúc
lệch chuẩn trong mối liên hệ với thần thánh. Nhƣ vậy, các chủ thể thực hành văn
hóa lên đồng bộc lộ những trạng thái đa dạng phức tạp về hành vi và tâm lý. Thông
qua các nghiên cứu trên, Trần Ngọc Mai muốn tìm lại những giá trị đích thực và tơn

vinh đích thực cho văn hóa lên đồng.

19


Một số tác giả khác quan tâm đến chủ thể thực hành lên đồng dƣới góc độ trị
liệu nhƣ chức năng trị liệu tổng hợp (tâm thể và tâm lý xã hội) của Nguyễn Kim
Hiền (2004) và chữa trị tâm lý từ khía cạnh y thuật tâm linh của Phạm Minh Diệu
(2016). Các tác giả này đứng trên góc độ trị liệu tâm linh - tôn giáo và cho rằng trị
liệu của thực hành lên đồng khơng thuần túy khía cạnh y học mặc dù nó tồn tại một
hệ thống giải thích bệnh tật. Từ kết quả của các cuộc điều tra về hành vi tâm linh tôn giáo và phƣơng thức trị liệu ở một số thành phố, Nguyễn Kim Hiền (2004) phát
triển phân tích tính hiệu quả của nghi lễ tác động lên ngƣời tham gia hay nói cách
khác trị liệu là một khía cạnh quan trọng của tính hiệu quả. Tác giả sử dụng cách
tiếp cận tổng hợp về vấn đề trị liệu tâm lý của hệ thống biểu tƣợng tôn giáo thông
qua chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội; chức năng hợp thức hóa hành vi lệch
chuẩn, đồng thời kết hợp với quan điểm giải thích, phân loại sức khỏe và bệnh tật
của nhân học bên ngồi hệ thống y học thơng thƣờng. Tác giả khẳng định lên đồng
có tác dụng điều chỉnh lệch lạc tinh thần nhờ tác dụng của âm nhạc trong cơ cấu
nghi lễ (tác dụng trị liệu tâm thể) và chủ thể văn hóa trở thành phƣơng tiện chuyên
chở các giá trị truyền thống tâm linh tôn giáo thông qua đức tin (trị liệu tâm lý - xã
hội). Dƣới góc độ nhân học, tác giả khai thác cơ chế trị liệu lên đồng từ quan niệm
về bệnh tật của chủ thể tồn tại trong một hệ thống phi chính thức, từ đó vấn đề bệnh
tật phi chính thức này đã tạo nên sự lệch chuẩn và đẩy những ngƣời bệnh tâm linh
vào vị trí bị loại trừ, do vậy, thực hành lên đồng giống nhƣ một cơ chế chuyển đổi
giữa hai hệ thống phi chính thức và chính thức.
Bên cạnh tính hiệu quả thơng qua trị liệu, khả năng tạo lập quyền lực của các
tín đồ đạo mẫu cũng đƣợc nhiều nghiên cứu quan tâm. Hai loại quyền lực đƣợc đề
cập phổ biến là quyền lực mềm của phụ nữ và quyền lực phép thuật. Trong một
nghiên cứu phụ nữ đạo mẫu do Vũ Thị Tú Anh (2016) thực hiện tại một ngôi đền ở
Hà Nội và một ngôi đền khác ở Thái Nguyên, tác giả đã phát hiện sự vận hành

quyền lực mềm của phụ nữ đạo mẫu thông qua cách thức trao quyền và phát triển cá
nhân nhƣ hoàn thiện kĩ năng tổ chức, lãnh đạo trong bản hội, kĩ năng xã hội, tự lo
liệu cho bản thân, sống độc lập, đảm bảo tài chính và lựa chọn nghề nghiệp. Vũ Thị
Tú Anh khẳng định phụ nữ tham gia vào đạo mẫu khơng phải để tìm kiếm sự bình

20


đẳng về mặt chính trị - xã hội, lao động và kinh tế mà họ quan tâm đến sức mạnh
nội tại nhằm đối phó hiệu quả các nhu cầu của đời sống. Trong quá trình đánh giá
việc sử dụng quyền lực và phép thuật của một số đồng thầy tại các tỉnh miền Bắc,
theo Vũ Hồng Thuật (2016), những ngƣời làm đồng thầy, pháp sƣ có các điều kiện
nhất định để tạo lập nên quyền lực phép thuật. Trên thực tế, Vũ Hồng Thuật cho
rằng khơng có nhiều đồng thầy hội đủ các tiêu chí trên, nhất là các bà đồng, dù vậy,
các đồng thầy tạo lập quyền lực không chỉ nhờ đến khả năng thực hành tơn giáo mà
cịn là ứng xử, ngoại giao tốt, quảng bá hình ảnh cá nhân để nâng cao vị thế.
Nhƣ vậy, các tiếp cận chủ thể thực hành lên đồng đã làm rõ đặc điểm và phân
loại các chủ thể, hành vi của họ trong thực hành nghi lễ và đời sống với các mối
quan hệ đa chiều phức tạp, chẳng hạn nhƣ hành vi mang tính trị liệu, biểu hiện
quyền lực mềm, hịa giải sự khác biệt. Trong đó, một số luận điểm đã bắt đầu đề cập
đến sự trị liệu trong không gian diễn xƣớng mang lại hiệu quả tâm lý cho ngƣời
thực hành nhƣng vẫn chƣa làm rõ các phƣơng tiện và cách thức tạo nên tính hiệu
quả. Qua các nghiên cứu về trị liệu tâm lý, một vấn đề đƣợc đặt ra là nhà nghiên
cứu hay ngƣời thực hành, ai là ngƣời đƣa ra nhận định về chức năng trị liệu của
nghi lễ và liệu rằng các hiệu ứng của trị liệu tâm lý này có thực sự mang lại tính
hiệu nghiệm hay khơng?
1.1.3. Nghiên cứu về các chiều kích của tính hiện đại trong thực hành thờ
cúng
Mối quan hệ giữa tính hiện đại và đời sống tơn giáo thể hiện sự thích ứng của
yếu tố văn hóa truyền thống trong quá trình chuyển đổi. Các nghiên cứu về nghi lễ

lên đồng hiện nay đều chú trọng nhiều hơn đến hậu cảnh xã hội thông qua trải
nghiệm tôn giáo của ngƣời thực hành nghi lễ nhƣ chiều kích hiện đại về giới, tộc
ngƣời, liệu pháp, kinh tế, an ninh tinh thần.
Nhiều nhà nghiên cứu chọn thời điểm “đổi mới” năm 1986 nhƣ một khung
thời gian quy chiếu để giải thích tác động của q trình chuyển đổi kinh tế - xã hội
lên thực hành nghi lễ và sự mở rộng của thể chế thị trƣờng mang lại sức sống mới
cho nền kinh tế, từ đó ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động thờ cúng. Đây là bối cảnh
xã hội có ý nghĩa quan trọng cho hàng loạt các lý giải về động lực của xã hội và đặc

21


biệt là sự hồi sinh, bùng nổ của hiện tƣợng tơn giáo tín ngƣỡng dân gian. Phải chăng
q trình thế tục hóa là chìa khóa vạn năng để thấu hiểu bản chất nghi lễ trong
chuyển đổi của đời sống xã hội? Trong xã hội đƣơng đại, con ngƣời “lôi kéo” thần
thánh xuống gần với cuộc sống của mình hơn, hay nói cách khác các thần linh đại
diện cho q trình thực thi các nhu cầu khác nhau trong đời sống hằng ngày. Tính
hiện đại của tín ngƣỡng tơn giáo thể hiện rõ rệt trong quan niệm, câu chuyện cuộc
đời và trình diễn nghi lễ.
Với bối cảnh chuyển đổi xã hội đầy biến động, niềm tin và thực hành nghi lễ
sau thời gian dài yên ắng nay lại đƣợc trình diễn cơng khai nhƣ một liệu pháp đảm
bảo an tồn về mặt tinh thần và an toàn hiện sinh của mỗi cá nhân (Salemink, 2010;
2014). Trong bài viết “Ritual efficacy, spiritual security and human security: Spirit
mediumship in contemporary VietNam” (Tính hiệu nghiệm của nghi lễ, an ninh tinh
thần và an ninh con ngƣời: nghi lễ lên đồng trong xã hội Việt Nam đƣơng đại),
Salemink (2014) thơng qua mơ tả trình diễn nghi lễ của một số bà đồng cùng những
trải nghiệm của họ, đã cho rằng nghi lễ lên đồng tạo nên tính hiệu nghiệm đặc biệt,
một cảm giác tự do và một niềm tin vào thần linh để xoa dịu nỗi lo của con ngƣời
về sinh kế, bệnh tật. Tính hiệu nghiệm của nghi lễ đƣợc tác giả khai thác dƣới góc
độ chức năng, chẳng hạn nhƣ ơng/bà đồng xây dựng mạng lƣới xã hội để tìm kiếm

và duy trì nguồn lực sinh kế, trao đổi quà tặng với thần linh. Oscar Salemink (2015)
tiếp tục khẳng định vai trò của hoạt động lên đồng, hầu bóng đối với xã hội đƣơng
đại. Vấn đề tranh luận trong suốt thời gian qua là tính chất khơng đồng nhất giữa cái
nhìn của nhà quản lý và những ngƣời trực tiếp tham gia hầu đồng.
Liên quan đến tính hiệu nghiệm của nghi lễ, Endres (2010) có lẽ đã thành
cơng khi tiếp cận qua lực ngôn hành trong nghiên cứu về gọi hồn của một bà đồng.
Từ quan điểm trình diễn, Endres giải thích cách thức tiến hành nghi lễ gọi hồn theo
một kịch bản có sẵn với một khung cơ sở của logic hành động. Với những mô tả về
nghi lễ gọi hồn của một bà đồng, Endres cho rằng tính hiệu nghiệm của nghi lễ
đƣợc tạo nên từ hành động chủ tâm và sắp xếp để đạt hiệu quả cao nhất, tránh
những yếu tố bất ngờ ln xảy ra trong trình diễn. Tác giả khẳng định hành động có
chủ tâm là yếu tố cốt lõi của sự kiện nghi lễ và quá trình hoạt động của ngôn hành

22


×