Tải bản đầy đủ (.pdf) (255 trang)

Thành phố hải phòng tử năm 1888 đến năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.06 MB, 255 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------

NGUYỄN THỊ HOÀI PHƢƠNG

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TỪ NĂM 1888 ĐẾN NĂM 1945

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------

NGUYỄN THỊ HOÀI PHƢƠNG

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TỪ NĂM 1888 ĐẾN NĂM 1945
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại
Mã số:
62225405

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN VĂN KHÁNH
PGS.TSKH. NGUYỄN HẢI KẾ


HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Tên đề tài luận án không trùng với bất cứ nghiên cứu nào đã được cơng bố. Các
tài liệu, số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, khách quan, rõ ràng về xuất
xứ. Những kết quả nêu trong luận án chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hoài Phương


LỜI CẢM ƠN
Bản luận án này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học trong
gần một thập kỷ của tác giả với sự giúp đỡ quý báu của nhiều Thầy Cô giáo, các
nhà khoa học, gia đình và bạn bè, đồng nghiệp.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS.
Nguyễn Văn Khánh, Thầy không chỉ hướng dẫn khoa học mà cịn ln động viên,
khuyến khích tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin dành lời tri ân tới Cố PGS.TSKH. Nguyễn Hải Kế, người Thầy đồng
hướng dẫn tôi thực hiện luận án này, người đã khơi mở, định hướng nghiên cứu về

đô thị khi tôi bắt đầu những nghiên cứu đầu tiên cũng như tận tình chỉ bảo và giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập và công tác tại Khoa Lịch sử.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy Cô giáo và đồng nghiệp tại Khoa Lịch
sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, những người đã chỉ bảo, giúp
đỡ, quan tâm, khích lệ để tơi có thể hồn thành luận án này. Tôi cũng xin gửi lời
cảm ơn tới GS David Marr, TS Li Tana… những người đã gợi mở nhiều ý tưởng
mới cho luận án cũng như tạo điều kiện để tơi có thể tiếp cận với những nghiên cứu
của các học giả nước ngoài tại Đại học Quốc gia Australia.
Luận án cũng khơng thể hồn thành nếu thiếu đi sự giúp đỡ nhiệt tình, trách
nhiệm của lãnh đạo và viên chức Thành ủy Hải Phòng, Sở VHTT&DL, Sở
TN&MT, Sở KH&CN, Sở Xây dựng, Viện Quy hoạch Kiến trúc, Trung tâm
KHXH&NV thành phố Hải Phịng, Cơng ty TNHHMTV Cảng Hải Phịng, Cơng ty
CPDV Đường sắt Hải Phịng, Hội Khoa học Lịch sử, Hội Hải Phòng học thành phố
Hải Phòng, CLB những người yêu Hải Phòng cũng như lãnh đạo và nhân dân ở các
phường An Biên, Dư Hàng, Đông Khê, Gia Viên, Hàng Kênh, Hạ Lý, Thượng
Lý…, những cơ quan, cá nhân đã nhiệt tình cung cấp thơng tin cũng như giúp đỡ tôi
trong những lần khảo sát thực địa. Tôi chân thành cảm ơn bà Phan Thu Hương,
Giám đốc Thư viện Tổng hợp thành phố Hải Phòng, ông Nguyễn Văn Phương,
Giám đốc Bảo tàng thành phố Hải Phòng, và các cộng sự về tinh thần trách nhiệm,
sẵn sàng chia sẻ tài liệu, tận tình phục vụ cho người nghiên cứu.
Cuối cùng, xin dành lời tri ân tới gia đình, bè bạn, những người ln bên
cạnh động viên, khích lệ, sẻ chia, gánh vác cơng việc để tơi có thể hồn thành
nhiệm vụ khoa học của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Hoài Phƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1


1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu .............................................. 3
4. Đóng góp của luận án ........................................................................................ 4
5. Bố cục của luận án ............................................................................................. 4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
VÀ NGUỒN TƢ LIỆU ...................................................................................................5

1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................... 5
1.1.1. Những nghiên cứu ở trong nước .................................................................. 5
1.1.2. Những nghiên cứu ở nước ngoài.................................................................. 9
1.1.3. Những kết quả đã đạt được và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ................... 12
1.2. Tổng quan về nguồn tƣ liệu.......................................................................... 15
1.2.1. Tư liệu lưu trữ .............................................................................................. 15
1.2.2. Thư tịch và các cơng trình nghiên cứu......................................................... 16
1.2.3. Tư liệu báo chí ............................................................................................. 18
1.2.4. Tư liệu ảnh, bản đồ ...................................................................................... 20
1.2.5. Tư liệu điều tra khảo sát............................................................................... 21
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................. 21
CHƢƠNG 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG .......................................................................................... 23

2.1. Vùng đất Hải Phòng từ khởi thủy đến năm 1874 ...................................... 23
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội ........................................................................ 23
2.1.2. Địa thế của Hải Phòng với quan hệ trong và ngoài nước ............................ 26
2.1.3. Hiệp ước Philastre năm 1874 và sự hình thành đơ thị Hải Phịng ............... 29
2.2. Hải Phòng: từ “nhƣợng địa” năm 1874 đến “thành phố” năm 1888 ....... 31
2.2.1. Q trình hồn thiện tổ chức hành chính ..................................................... 31
2.2.2. Q trình tập trung dân cư đơ thị ................................................................. 34

2.2.3. Bước đầu hình thành nền kinh tế đô thị ....................................................... 36
2.2.4. Biến đổi trong đời sống xã hội ..................................................................... 41
2.2.5. Diện mạo thành phố Hải Phòng khi thành lập năm 1888 ............................ 43
i


2.3. Chính sách đầu tƣ, khai thác và quy hoạch thành phố Hải Phịng
của thực dân Pháp ............................................................................................... 47
2.3.1. Chính sách đầu tư, khai thác của thực dân Pháp ......................................... 47
2.3.2. Quy hoạch thành phố Hải Phòng ................................................................. 50
Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................. 56
CHƢƠNG 3. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ........................................................................59

3.1. Kinh tế công nghiệp ...................................................................................... 59
3.1.1. Sản xuất công nghiệp giai đoạn 1874-1914 ................................................. 60
3.1.2. Sản xuất công nghiệp giai đoạn 1914-1929 ................................................. 61
3.1.3. Sản xuất công nghiệp giai đoạn 1929-1945 ................................................. 62
3.2. Kinh tế thƣơng nghiệp .................................................................................. 63
3.2.1. Hoạt động của cảng Hải Phòng.................................................................... 63
3.2.2. Hoạt động của thương nhân người Pháp...................................................... 66
3.2.3. Hoạt động của thương nhân Trung Quốc .................................................... 68
3.2.4. Hoạt động của thương nhân người Việt ....................................................... 73
3.3. Các ngành kinh tế khác ................................................................................ 77
3.3.1. Giao thông vận tải, ngân hàng ..................................................................... 77
3.3.2. Kinh tế thủ công nghiệp, ngư nghiệp, du lịch-dịch vụ ................................ 81
3.3.3. Kinh tế nông nghiệp ..................................................................................... 83
Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................. 86
CHƢƠNG 4. ĐỜI SỐNG XÃ HỘI................................................................................89

4.1. Bộ máy chính quyền ..................................................................................... 89

4.2. Biến đổi dân số và cơ cấu dân cƣ ................................................................. 91
4.2.1. Biến đổi dân số............................................................................................. 91
4.2.2. Các cộng đồng dân cư ở thành phố Hải Phòng ............................................ 95
4.3. Biến đổi giai cấp và các phong trào đấu tranh cách mạng ....................... 103
4.3.1. Biến đổi giai cấp .......................................................................................... 103
4.3.2. Các phong trào đấu tranh cách mạng ........................................................... 108
Tiểu kết chƣơng 4 .........................................................................................................116

ii


CHƢƠNG 5. VĂN HĨA - GIÁO DỤC.........................................................................118

5.1. Văn hóa đảm bảo đời sống ........................................................................... 118
5.1.1. Ẩm thực ....................................................................................................... 118
5.1.2. Trang phục ................................................................................................... 119
5.1.3. Nhà ở ............................................................................................................ 121
5.1.4. Phương tiện giao thông ................................................................................ 123
5.2. Giáo dục, y tế, thể thao ................................................................................. 125
5.2.1. Giáo dục ....................................................................................................... 125
5.2.2. Y tế ............................................................................................................... 127
5.2.3. Thể thao ....................................................................................................... 129
5.3. Báo chí, xuất bản ........................................................................................... 129
5.3.1. Báo chí ......................................................................................................... 129
5.3.2. Xuất bản ....................................................................................................... 132
5.4. Văn hóa tinh thần.......................................................................................... 132
5.4.1. Tơn giáo ....................................................................................................... 132
5.4.2. Tín ngưỡng ................................................................................................... 134
5.4.3. Văn học nghệ thuật ...................................................................................... 136
Tiểu kết chƣơng 5 ................................................................................................. 141

KẾT LUẬN...................................................................................................................... 145
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .........151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 152
PHẦN PHỤ LỤC

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOC

Công báo Nam Kỳ

BOIF/ JOIF

Công báo Đông Dương thuộc Pháp

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

IDEO

Nhà in Viễn Đông

KHKT

Khoa học Kỹ thuật

KHXH&NV


Khoa học Xã hội và Nhân văn

KH&CN

Khoa học và Cơng nghệ

LATS

Luận án Tiến sĩ

MPAT

Tạp chí Người hướng dẫn xứ Trung-Bắc Kỳ

NXB

Nhà xuất bản

pp

từ trang… đến trang…

RST

Phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường


TSKH

Tiến sĩ Khoa học

TTLTQG

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia

UBND

Ủy ban Nhân dân

VHNT

Văn hóa Nghệ thuật

VHTT &DL

Văn hóa Thể thao và Du lịch

Vol.

Tập

TNHHMTV

Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên

iv



DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
1. Bảng
2.1. Tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu ở Hải Phịng 1875-1888 ..................... 37
2.2. Giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu theo thị trường qua cảng Hải Phòng
1875-1888 .............................................................................................................. 38
2.3. Số lượng các tàu cập cảng Hải Phòng theo quốc tịch 1875-1888 .................. 39
3.1. Phân bố ruộng đất ở thành phố Hải Phòng qua tư liệu địa bạ ........................ 83
3.2. Phân hóa về diện tích ruộng đất ở thành phố Hải Phịng ................................ 84
3.3. Phân hóa về sở hữu tư nhân ở thành phố Hải Phòng ...................................... 85
2. Biểu đồ
2.1. Cơ cấu dân số ở Hải Phòng theo quốc tịch năm 1888 .................................... 35
4.1. Biến động dân số Hải Phòng thời thuộc địa ................................................... 92
3. Sơ đồ
3.1. Mơ hình các đợt mở rộng khơng gian đơ thị Hải Phịng ................................ 53
4. Bản đồ
2.1. Hải Phòng năm 1874 ....................................................................................... 47
2.2. Thành phố Hải Phịng năm 1888 .................................................................... 47
2.3. Xác định vị trí thành phố Hải Phòng năm 1888 trên bản đồ hành chính
thành phố Hải Phịng hiện nay ............................................................................... 47
3.2. Khơng gian đơ thị Hải Phịng hiện nay ........................................................... 53

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong q trình cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa mạnh mẽ. Ở một
mức độ nhất định, cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa có những điểm tương đồng với q

trình đơ thị hóa. Vì vậy, nghiên cứu sự ra đời và phát triển của đơ thị trong lịch sử để
tìm ra những quy luật vận động, biến đổi của nó sẽ góp phần định hướng phát triển của
cơng cuộc cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.
Hải Phòng-phần lãnh thổ nằm ven biển, vẫn được coi là phên dậu phía Đơng
(nhìn từ thủ đơ Hà Nội) đã sớm được hình thành trong lịch sử, gắn liền với những
truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, với công cuộc khai
hoang mở đất của những con người ven biển, với những chứng tích lịch sử về
những chiến cơng hiển hách chống các thế lực bành trướng phương Bắc. Song, phần
nhân, lõi của vùng đất ấy, phần năng động và phát triển mạnh mẽ để ghi dấu ấn
trong tâm thức của người Việt là phần đô thị, nội đô của thành phố lại hình thành
khá muộn màng vào những năm 70 của thế kỷ XIX.
Ngay từ đầu, Hải Phòng đã mang tính lai tạo của một thành thị phong kiến
với một thành thị thực dân, nghĩa là sự ra đời của thành phố Hải Phòng thời cận đại
là sự kế thừa của một thị tứ trung đại kết hợp với những tác động của chính sách
bình định và khai thác của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Vì vậy, Hải
Phịng mang trong lịng nó những nét chung của các đơ thị Việt Nam đồng thời lại
có những nét riêng, khu biệt với các đơ thị khác. Tìm hiểu về những nét chung và
riêng của đô thị này cũng chính là tìm về với sự phong phú, đa dạng trong một
chỉnh thể thống nhất của các đô thị ở Việt Nam.
Thành phố Hải Phòng ra đời gắn liền với yếu tố cảng sông-cảng biển, với
một nền kinh tế công thương đầy biến động và các tầng lớp cư dân đa thành phần,
đa quốc tịch vừa phong phú vừa phức tạp. Đặc biệt, hoạt động giao thương của đô
thị này không thể tách rời với các đô thị, trung tâm kinh tế khác trong vùng dựa vào
hệ thống đường sơng, đường biển. Thêm vào đó, trong thời kỳ cận đại, hoạt động
giao thương của cảng thị này gắn chặt với hoạt động xuất nhập khẩu ở cảng với các
điểm đến như Vân Nam, Thượng Hải, Hồng Kơng…
Thêm vào đó, lịch sử hình thành và phát triển của Hải Phịng nói chung và
thành phố Hải Phịng nói riêng có những dấu mốc quan trọng. Có thể phân chia theo
địa giới: Hải Phòng khi còn là một phần của tỉnh Hải Dương và Hải Phòng với tư
cách là một đơn vị hành chính độc lập; hoặc theo sự tạo lập các đơn vị hành chính


1


thì có thể phân chia: Hải Phịng là một tỉnh và Hải Phòng là một thành phố; hoặc
dựa theo niên đại của các sự kiện gắn với sự tạo lập đơ thị Hải Phịng trước năm
1874 (trước khi có tác động của thực dân Pháp) và Hải Phòng sau năm 1874, Hải
Phòng trước năm 1888 (năm thành phố Hải Phòng ra đời) và Hải Phòng sau năm
1888. Tuy vậy, lịch sử của một vùng đất là một sự vận động liên tục khơng ngừng
nghỉ, có sự kế thừa, tiếp nối qua từng giai đoạn; bởi vậy tìm hiểu về các giai đoạn
trong lịch sử hình thành của thành phố Hải Phịng cũng chính là đi tìm “mạch
ngầm” xun suốt ấy.
Nhìn lại sự ra đời của thành phố cảng Hải Phòng trong lịch sử, đặt nó trong
bối cảnh đầy biến động của đất nước trong thời cận hiện đại, trong các mối quan hệ
kinh tế-văn hóa-xã hội với các vùng miền trong và ngoài nước, để xác định nguồn
lực thúc đẩy Hải Phòng từ một vùng đầm lầy ven biển trở thành một trung tâm kinh
tế năng động phát triển của vùng đồng bằng Bắc Bộ, cũng là đi tìm bài học lịch sử
cho sự phát triển Hải Phịng hơm nay và mai sau.
Với tất cả những lý do trên và tình cảm với q hương sinh thành, tơi đã
chọn đề tài Thành phố Hải Phòng từ năm 1888 đến năm 1945 làm đề tài luận án
tiến sĩ Sử học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận án tập trung làm rõ những nội dung sau:
- Khái quát quá trình hình thành của cảng thị Hải Phòng từ khởi thủy đến
năm 1888 (năm thành lập thành phố Hải Phịng) và q trình phát triển của thành
phố Hải Phòng trong thời cận đại (đến cách mạng tháng Tám năm 1945).
- Trình bày có hệ thống về đời sống kinh tế của thành phố Hải Phịng thời
cận đại với các loại hình: cơng nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp, khai thác thủyhải sản, du lịch-dịch vụ…
- Phân tích q trình hội tụ cư dân của đô thị, những biến đổi về dân số, giai
cấp, thành phần dân cư cũng như trình bày tóm lược các phong trào đấu tranh cách

mạng ở thành phố Cảng; đồng thời tập trung làm rõ về thiết chế, mơ hình quản lý và
diện mạo của đơ thị Hải Phịng thời cận đại.
- Phục dựng bức tranh sinh hoạt văn hóa ở thành phố Hải Phòng với những
đặc trưng về đời sống văn hóa vật chất cũng như những sinh hoạt văn hóa tinh thần.
- Từ những phân tích về lịch sử hình thành và phát triển của cảng thị Hải
Phịng trong mối quan hệ, so sánh với các đô thị khác để nhận ra những nét riêng
biệt của đô thị này, đồng thời bước đầu làm rõ những nguồn lực thúc đẩy sự phát
triển của thành phố nhằm tìm ra những bài học cho sự phát triển của Hải Phòng
ngày hôm nay.
2


3. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận án Thành phố Hải Phòng từ năm 1888 đến năm 1945 tập trung nghiên
cứu về lịch sử hình thành, quá trình phát triển và những đặc điểm của đời sống kinh
tế, xã hội và sinh hoạt văn hóa ở thành phố Hải Phịng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
3.2.1. Khơng gian: Về mặt địa giới hành chính, thành phố Hải Phịng ngày
nay có 7 quận nội thành (là: Dương Kinh, Đồ Sơn, Hải An, Kiến An, Hồng Bàng,
Ngô Quyền, Lê Chân), 6 huyện ngoại thành (là: An Dương, An Lão, Kiến Thụy,
Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Thủy Nguyên) và 2 huyện đảo (là: Bạch Long Vĩ, Cát Hải).
Tuy nhiên, khơng gian “thành phố Hải Phịng” trong giai đoạn từ năm 1888 đến
năm 1945 mà luận án tập trung tìm hiểu là phần không gian đô thị của thành phố, là
phần nhân, lõi phát triển, năng động nhất, tương ứng với một phần không gian của
nội đô thành phố bao gồm địa bàn của các quận nội thành Hải Phòng là Hồng Bàng,
Ngơ Quyền và Lê Chân. Song, cũng có những nội dung nghiên cứu, để đảm bảo
tính tồn diện cũng như cái nhìn tổng thể, luận án có thể mở rộng không gian
nghiên cứu tới một số quận, huyện, tỉnh xung quanh.
3.2.2. Thời gian: luận án có khung thời gian chính là từ năm 1888 (năm thành

lập thành phố Hải Phòng) đến năm 1945 (kết thúc thời cận đại của lịch sử Việt Nam).
Nhưng để đảm bảo tính liên tục cũng như có cái nhìn tổng thể, luận án cũng có những
nội dung mở rộng về phía trước (như lịch sử hình thành của cảng thị Hải Phịng từ
khởi thủy đến năm 1888) hoặc kéo dài về sau (như hoạt động kinh tế, biến động dân
cư hay những thay đổi về mơ hình, thiết chế quản lý, sinh hoạt văn hóa).
3.3. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài Thành phố Hải Phòng từ năm 1888 đến năm 1945 là một đề tài rộng,
nguồn tư liệu rất đa dạng, phức tạp, đòi hỏi những phương pháp nghiên cứu thực sự phù
hợp, hiệu quả. Bởi vậy, cần khai thác triệt để những tư liệu gốc (như tài liệu lưu trữ, tư
liệu Hán Nôm) kết hợp với việc phân tích, đối chiếu, so sánh, bổ sung, kiểm chứng
những tư liệu thành văn khác để tìm ra những thơng tin sát thực nhất.
Việc nghiên cứu phân tích, bóc tách vấn đề theo chiều sâu ln đặt bên cạnh sự
tổng hợp, mở rộng vấn đề theo chiều rộng để có được cái nhìn sâu sắc và toàn diện về
đề tài nghiên cứu. Với những nguồn tư liệu dạng số học như sở hữu ruộng đất, dân cư
thì sử dụng phương pháp định lượng, qua đó rút ra những kết luận khách quan, chân
thực. Ngoài ra, việc phân loại, đối chiếu, so sánh các thông tin, kiểm chứng các nguồn
tư liệu luôn là môt yêu cầu cần thiết, được tác giả thận trọng khi sử dụng.
3


Cuối cùng, phương pháp điều tra khảo sát tại thực địa là một việc thực sự cần
thiết, không chỉ với những vấn đề thiếu hoặc khơng có tư liệu mà còn là một cơ hội
để tác giả hiểu rõ đối tượng nghiên cứu của mình hơn. Dù khơng gian nghiên cứu
chính của luận án là phần khơng gian đơ thị, nội thành của thành phố Hải Phòng,
song việc khảo sát được thực hiện ở tất cả các quận huyện (trừ hai huyện đảo) ở Hải
Phòng và một số tỉnh lân cận, với mục đích đặt đối tượng nghiên cứu trong một
không gian chỉnh thể, trong mối liên hệ với các khơng gian văn hóa xung quanh.
4. Đóng góp của luận án
- Luận án đã dựng lại một bức tranh toàn cảnh về vùng đất Hải Phịng trong
lịch sử; phân tích và làm rõ những điều kiện tự nhiên và xã hội tác động đến sự hình

thành đơ thị Hải Phịng ở vùng cửa sông Cấm trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XIX.
- Luận án tập trung khảo cứu về thành phố Hải Phòng từ năm 1888 đến năm
1945 trên các phương diện: đời sống kinh tế, đặc trưng xã hội và những sinh hoạt
văn hóa. Trong đó, tập trung làm rõ bức tranh kinh tế phức hợp nhiều loại hình, bức
tranh xã hội phong phú với những cộng đồng dân cư đa quốc tịch đan xen và bức
tranh văn hóa đầy màu sắc của một đơ thị trẻ. Từ đó, xác định cái chung khái quát
và cái riêng đặc thù trong sự phát triển của cảng thị này trong các đô thị Việt Nam
thời cận đại.
- Từ việc phục dựng lại bức tranh về sự hình thành và phát triển của đơ thị
Hải Phịng trong lịch sử, tác giả luận án cố gắng khái quát những đặc trưng căn bản
nhất về kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Hải Phòng, xác định những yếu tố
then chốt, có tác động thúc đẩy sự phát triển của thành phố trong giai đoạn đầu thế
kỷ XX, tìm ra bài học lịch sử cho sự phát triển của thành phố Hải Phịng ngày hơm nay.
5. Bố cục của luận án
Luận án có 5 chương, khơng phân tách theo các giai đoạn lịch sử mà được
chia theo vấn đề nghiên cứu. Trừ chương 1 khái quát “Tổng quan về lịch sử nghiên
cứu vấn đề và nguồn tư liệu”, luận án được kết cấu thành 4 chương nội dung, gồm:
chương 2 “Quá trình hình thành và sự ra đời của thành phố Hải Phòng” là tiền đề,
nền tảng để các chương sau tập trung tìm hiểu từng lĩnh vực của thành phố Hải
Phòng từ năm 1888 đến năm 1945, cụ thể: chương 3 về “Kinh tế”, chương 4 về “Xã
hội” và chương 5 về “Văn hóa-Giáo dục”. Từ đó luận án bước đầu rút ra những
nhận xét về hình thái phát triển cũng như những đặc trưng trong đời sống kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội của thành phố Hải Phịng thời cận đại, xác định mối quan
hệ và vị trí của Hải Phịng với các vùng miền trong và ngồi nước.

4


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
VÀ NGUỒN TƢ LIỆU

1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở trong nước
Hải Phòng là một đô thị trẻ, trước khi trở thành một đơn vị hành chính độc
lập, Hải Phịng trực thuộc trấn-tỉnh Hải Dương. Trong thư tịch cổ cũng như các
thông tin từ chính sử (cho tới đầu triều Nguyễn), chữ “hải phịng” khơng phải là một
địa danh mà là một danh từ dùng để chỉ đơn vị phòng vệ ở biển/ bờ biển, như Sở
Hải phòng, Nha Hải phòng. Riêng trong thời Nguyễn, hầu hết các tỉnh ở ven biển
đều có Nha Hải phòng như Nha Hải Phòng ở Nghệ An năm 1873, Nha Hải Phòng ở
cửa biển Thuận An năm 1877, Nha Hải Phòng ở Quảng Nam năm 1885… Bởi vậy,
những thơng tin về vùng đất Hải Phịng (ngày nay) trong lịch sử đều được bóc tách
từ những thơng tin về trấn-tỉnh Hải Dương thời Nguyễn và trở về trước. Trong đó,
có thể kể tới những khảo cứu về tỉnh Hải Dương như Dư địa chí, Hải Dương phong
vật chí, Hải Dương tồn hạt dư địa chí, Phương đình dư địa chí… Những khảo cứu
này đã cung cấp nhiều thơng tin bổ ích, lý thú về địa hình, núi sơng, sản vật, phong
tục, lễ nghi… ở vùng đất Hải Dương (mà dân gian vẫn thường gọi là Xứ Đông
trong cái nhìn từ trung tâm Thăng Long-Kẻ Chợ); song một nghiên cứu riêng về
vùng đất này thì cịn thiếu vắng.
Vào những thập niên cuối của thế kỷ XIX, Hải Phòng trở thành một đơn vị
hành chính độc lập, là một tỉnh mới tách ra từ tỉnh Hải Dương với phần không gian
gồm các huyện An Dương, An Lão, Nghi Dương và bốn làng Tả Quan, Lơi Dương,
Lâm Động, Bính Động thuộc huyện Thủy Đường [214], tương đương với địa bàn
của thành phố Hải Phòng hiện nay và một số huyện ngoại thành xung quanh. Đó là
cơ sở cho sự phát triển những nghiên cứu về vùng đất Hải Phòng riêng biệt.
Nghiên cứu về vùng đất Hải Phòng trong thời Pháp thuộc không thể không
nhắc tới những nghiên cứu căn bản, quan trọng về lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội
Việt Nam nói chung, Bắc Kỳ nói riêng thời thuộc địa. Những nghiên cứu chung như
Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến cuối thế kỷ XIX (Đào Duy Anh), Việt Nam thời
Pháp đô hộ (Nguyễn Thế Anh), Cơ cấu kinh tế-xã hội Việt Nam thời thuộc địa
(Nguyễn Văn Khánh)… hay những chuyên khảo về Chính quyền thuộc địa ở Việt
Nam trước cách mạng tháng Tám (Dương Kinh Quốc), Giáo dục Việt Nam thời cận

đại (Phan Trọng Báu), Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại (Viện Sử
học), Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam 1858-1945 (Vũ Huy Phúc), Đồn điền của

5


người Pháp ở Bắc Kỳ 1884-1918 (Tạ Thị Thúy), Nội thương Bắc Kỳ thời kỳ 19191939 (Vũ Thị Minh Hương)… đã cung cấp những thông tin, tri thức cơ bản, quan
trọng, là nền tảng cho những tìm hiểu về đời sống chính trị, kinh tế, xã hội… của
Việt Nam nói chung, Bắc Kỳ nói riêng trong thời Pháp thuộc, và Hải Phòng cũng
nằm trong sự vận động to lớn của dân tộc trong giai đoạn này.
Tuy nhiên, lịch sử vùng đất Hải Phịng-nơi cửa sơng ven biển này chỉ thực sự
được quan tâm chú ý từ khoảng nửa cuối thế kỷ XX, khi các nhà khảo cổ học tìm
được dấu tích về đời sống của người Việt cổ ở nơi này. Những di chỉ Cái Bèo, Việt
Khê, Tràng Kênh… tuy không nằm trong địa bàn nội đô thành phố song cho phép
hình dung về một cuộc sống thuở sơ khai ở vùng sông nước đầy biến động và thôi
thúc người ta tìm hiểu về lịch sử của xứ Đơng trong cuộc chiến đấu hàng ngàn,
hàng vạn năm với biển cả.
Những nghiên cứu về Hải Phòng bắt đầu nở rộ vào những năm 80 của thế kỷ
XX, trước hết là những nghiên cứu được trình bày và tập hợp tại những hội thảo
khoa học với các chủ đề như: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 (kỷ yếu xuất bản
năm 1981), Quá trình hình thành phát triển thành phố và đặc tính người Hải Phòng
(1985) và Hải Phòng bước ngoặt đầu thế kỷ XX (1987). Các tham luận trong các hội
thảo khoa học này đã phác họa những nét đầu tiên, căn bản nhất về lịch sử, điều
kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, những trận chiến trong lịch sử dân tộc gắn với
khơng gian vùng đất Hải Phịng. Cho đến ngày nay, tuy đã qua gần bốn thập kỷ,
nhiều tham luận trong các hội thảo này vẫn là những nghiên cứu quan trọng, khơi
mở nhiều ý tưởng cho các nhà nghiên cứu trong các giai đoạn tiếp sau.
Bên cạnh các hội thảo khoa học, cũng trong những năm 80 của thế kỷ XX,
tạp chí Nghiên cứu Lịch sử Hải Phịng1 đã trở thành một diễn đàn đăng tải nhiều
nghiên cứu quan trọng về Hải Phòng, đặc biệt trong lĩnh vực lịch sử. Nhiều tham

luận trong các hội thảo khoa học của thành phố được công bố rộng rãi tới độc giả.
Nhiều tài liệu sưu tầm được giới thiệu. Nhiều ý kiến, trao đổi được quan tâm, chú ý.
Nổi bật trong số này có các bài viết Vài nét về sự ra đời của thành phố Hải Phòng
của hai tác giả Nguyễn Thừa Hỷ, Trịnh Ngọc Viện (số 3/1986); Quá trình hình
thành và phát triển khơng gian đơ thị Hải Phịng của Nguyễn Ngọc Quỳnh (số
1/1986); Một số tư liệu về hoạt động của Phòng thương mại Pháp tại Hải Phòng (số
1/1988) và Đốc lý M. Merlo nói về tình hình quy hoạch thành phố Hải Phòng những
thập niên đầu thế kỷ XX (số 3/1987) của Nguyễn Nam; Hải Phòng những năm đầu
chiếm đóng và đầu tư của tư bản Pháp của Đinh Xuân Lâm (số 3/1987)…
1

Đây là một tạp chí chuyên ngành hiếm hoi của một địa phương, thời gian tồn tại của tạp chí khá ngắn ngủi
với 13 số (từ số 1/1985 đến số 1/1988).

6


Trong những năm 1980, nghiên cứu về Hải Phòng tuy chủ yếu là các bài
nghiên cứu nhỏ song cũng đã có một số chun khảo được cơng bố, như Thành phố
hoa phượng đỏ của Trần Quang Liên (năm 1985), Hải Phòng lịch sử kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược của Nguyễn Trường Xuân (năm 1986), Những sự
kiện lịch sử phong trào cơng nhân và cơng đồn Hải Phịng (1925-1955) tập 1, của
Liên đồn Lao động thành phố Hải Phịng (năm 1985)… Những nghiên cứu này chủ
yếu giới thiệu về các giai đoạn lịch sử, một số chiến công trong kháng chiến chống
Pháp, chống Mỹ, tuy còn khái lược song đã bước đầu cung cấp những chỉ dẫn căn
bản cho những nghiên cứu chuyên sâu sau này.
Trong những năm 1990, nghiên cứu về Hải Phịng có nhiều thành tựu lớn,
cả với những nghiên cứu tập thể và những cơng trình của các cá nhân. Năm 1990,
Hội đồng nghiên cứu lịch sử Hải Phòng đã tập hợp các nghiên cứu, biên soạn và
xuất bản Địa chí Hải Phịng (tập 1), trong đó đã đề cập đến một số vấn đề như vị

trí địa lý, địa hình, địa mạo, điều kiện thủy văn, khí hậu, một số vấn đề về lịch sử
hình thành thành phố… Sự ra đời của Địa chí Hải Phòng trong những năm 1990,
khá sớm so với nhiều địa phương khác và đánh dấu một bước tiến trong nghiên
cứu về Hải Phịng. Vì nhiều lý do mà các tập tiếp theo của Địa chí Hải Phịng
khơng tiếp tục biên soạn và xuất bản, song tập 1 với những nghiên cứu cơ bản về
điều kiện địa lý tự nhiên vẫn là một cơng trình khoa học có giá trị. Cũng trong
những năm 1990, Đảng bộ thành phố Hải Phòng tổ chức biên soạn và xuất bản bộ
Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng, tập 1 xuất bản năm 1991, tập 2 năm 1996, tập 3 năm
2002. Đây là một cơng trình nghiên cứu trong nhiều năm, tập trung gắn với sự ra
đời, tồn tại và phát triển cũng như các hoạt động của Đảng bộ Hải Phòng (từ năm
1930 đến năm 2000). Trong đó, tập 1 tập trung vào sự hình thành của thành phố
Hải Phòng, sự ra đời và những giai đoạn hoạt động đầu tiên của Đảng bộ Hải
Phòng, cung cấp nhiều thơng tin, tư liệu có giá trị. Năm 1998, Hội đồng nghiên
cứu Lịch sử Hải Phòng kết hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, ĐHQGHN biên soạn Từ điển bách khoa địa danh Hải Phịng. Đây là một
cơng trình nghiên cứu tổng hợp, cơng phu, có giá trị tra cứu cao với những người
nghiên cứu lịch sử Hải Phịng. Song vì được biên soạn dưới hình thức từ điển nên
các thơng tin nhìn chung còn đơn lẻ và rời rạc.
Bên cạnh những nghiên cứu chung của Hội đồng nghiên cứu Lịch sử Hải
Phòng, Thành ủy Hải Phòng, trong những năm 1990, các nhà nghiên cứu của thành
phố Hải Phịng cũng bắt đầu cơng bố những chun khảo về Hải Phịng, tiêu biểu có:
cơng trình Hải Phịng-di tích lịch sử văn hóa của Trịnh Minh Hiên (năm 1993) giới
thiệu hệ thống các di tích đình, đền, chùa ở Hải Phịng; cơng trình Lược khảo đường
7


phố Hải Phịng và Những ơng nghè đất Cảng: Hải Phịng đăng khoa lục của Ngơ
Đăng Lợi (các năm 1993, 1994) giới thiệu về các đường, phố ở thành phố Hải Phòng
cũng như thống kê những người đỗ đạt trong các khoa thi Nho học (tính trên phạm vi
tồn thành phố - cả nội thành và ngoại thành); cơng trình Sơ thảo lịch sử giáo dục Hải

Phòng (939-6/1995) của Nguyễn Trọng Lê (năm 1996) giới thiệu sơ lược về hoạt
động giáo dục và đào tạo ở Hải Phòng qua các thời kỳ lịch sử… Những nghiên cứu
này đã cung cấp nhiều thông tin, giới thiệu được nhiều lĩnh vực trong đời sống văn
hóa, xã hội của thành phố Hải Phịng, là những nghiên cứu có giá trị.
Từ năm 2000 trở lại đây, những nghiên cứu về Hải Phịng có nhiều khởi sắc.
Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ, phối
hợp với Hội Khoa học Lịch sử thành phố biên soạn bộ Lịch sử Hải Phịng song
chưa chính thức xuất bản; tổ chức 2 hội thảo Xác định ngày thành lập thành phố
(năm 2008, 2012) song kỷ yếu cũng chưa phát hành. Trong khi đó, các nghiên cứu
mang tính cá nhân nở rộ. Bộ sách Nhân vật lịch sử Hải Phòng do nhà nghiên cứu
Ngô Đăng Lợi chủ biên lần lượt xuất bản các tập 1 (năm 1998), tập 2 (năm 2001),
tập 3 (năm 2005) giới thiệu về những danh nhân của Hải Phòng qua các thời kỳ lịch
sử. Một nghiên cứu khác cũng rất cơng phu, bề thế và có giá trị của Đoàn Trường
Sơn, Nguyễn Thế Bỉnh và Phạm Xuân Thanh là Hải Phịng-những chặng đường
lịch sử (năm 2012). Cơng trình này đã chính thức xác định các dấu mốc lịch sử của
thành phố Hải Phòng gắn liền với các giai đoạn lịch sử của đất nước. Ngồi ra là
những cơng trình tổng hợp khác như Một số di sản văn hóa tiêu biểu của Hải Phịng
(Nguyễn Ngọc Thao chủ biên, năm 2002), Tìm hiểu phong trào cơng nhân Hải
Phịng đến năm 1945 (Đoàn Trường Sơn, năm 2003)…
Bên cạnh những nghiên cứu chung về lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội của thành phố Hải Phịng, những nghiên cứu chuyên biệt của các đơn vị, tổ
chức, ban ngành của thành phố cũng để lại những giá trị nhất định. Tiêu biểu trong
đó có thể kể tới Lịch sử Đảng bộ Cảng Hải Phịng (cuốn Sơ thảo viết năm 1984,
chính thức xuất bản có sửa chữa năm 1999), Một trăm năm Xi măng Hải Phịng
(1999), Lịch sử phong trào cơng nhân và cơng đồn Hải Phịng (1874-2000), Lịch
sử phong trào thanh niên và tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
thành phố Hải Phịng (1925-1975), Lịch sử Hội nơng dân và phong trào nơng dân
Hải Phịng (1930-2000), Sơ thảo lịch sử trường Bonnal Bình Chuẩn Ngơ Nguyền
Hải Phịng (1920-1995)… Những khảo cứu chuyên biệt của các đơn vị, các tổ
chức… này không hẳn là những nghiên cứu lịch sử song đã cung cấp nhiều thông

tin trực tiếp, bổ ích, hấp dẫn, như những chi tiết nhỏ trong một bức tranh tổng thể to
lớn về đời sống kinh tế-xã hội của thành phố Hải Phòng thời thuộc địa.
8


Từ năm 2001, bản thân tác giả đã bước đầu thực hiện những nghiên cứu của
cá nhân mình về đề tài liên quan đến lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội của Hải Phịng
trong lịch sử. Đó là khóa luận cử nhân Đơ thị Hải Phịng-lịch sử hình thành và bước
đầu đơ thị hóa năm 2001; là các bài viết được công bố trong các hội thảo và sách
như: Về q trình thành lập cảng Hải Phịng-cảng lớn xứ Bắc Kỳ trong sách Một
chặng đường nghiên cứu lịch sử (2000-2006) năm 2006; Thành phố Hải Phòng
trong những năm 70-80 của thế kỷ XIX trong Hội thảo khoa học xác định ngày
thành lập thành phố Hải Phòng năm 2008, in lại trong sách Một chặng đường
nghiên cứu lịch sử (2006-2011) năm 2011; Tuyến giao thương Cửa Cấm-sông
Hồng-Vân Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trong Hội thảo quốc tế
Diễn đàn hợp tác và giao lưu kinh tế sơng Hồng lần III, Trung Quốc, 2010; Hải
Phịng trong các tuyến giao thương và vành đai kinh tế khu vực Bắc Việt Nam-Nam
Trung Quốc thời cận đại trong Hội thảo quốc tế Diễn đàn hợp tác và giao lưu kinh
tế sông Hồng lần IV, năm 2012; Đề tài Cảng thị Hải Phòng trong mối quan hệ kinh
tế khu vực Bắc Việt Nam và Nam Trung Hoa thời cận đại, năm 2013; Các bài
nghiên cứu về Sân khấu ở Hải Phịng, Cộng đồng người Ấn Độ ở Hải Phịng cơng
bố trong các tạp chí chuyên ngành, năm 2014; Các tham luận về Tiếp xúc và giao
lưu văn hóa, Quy hoạch đơ thị, Q trình hình thành thành phố Hải Phịng thời cận
đại trong các hội thảo, năm 2015...
1.1.2. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Cũng như với nghiên cứu trong nước, những ghi chép đầu tiên, sớm nhất về
vùng đất Hải Phịng khơng phải trực tiếp về Hải Phịng với tư cách một đơn vị
hành chính độc lập mà là một phần của tỉnh Hải Dương. Đó là các ghi chép của
thương nhân, giáo sĩ, những nhà thám hiểm… Thương nhân Trung Hoa đến vùng
đất Hải Phịng bn bán từ sớm, có những ghi chép khảo cứu riêng về địa hình,

sơng núi, sản vật địa phương. Những thương nhân, giáo sĩ phương Tây đến Bắc
Bộ trên đường đến Thăng Long-Kẻ Chợ cũng để lại nhiều mô tả về vùng cửa sông
ven biển này. Tuy nhiên, những chi chép, khảo cứu về Hải Phòng với tư cách là
một vùng đất độc lập chính là những ghi chép của các thương nhân, giáo sĩ, các
nhà quân sự Pháp khi họ đến vùng đất này vào những năm đầu thập kỷ 70 của thế
kỷ XIX. Mặc dù xuất phát từ những mục đích chính trị, những ý định về quân sự,
kinh tế, nhưng họ đã có những tìm hiểu, khám phá khá cụ thể về địa hình, địa mạo
nơi đây, đặc biệt là những tìm hiểu về đường bờ biển, các cửa sơng và hệ thống
đường sơng… Trong đó, ghi chép có giá trị nhất là của Đại úy hải quân Vincent F.
E. Senez (1830-1892) - là đại úy, được đô đốc Dupré cử làm thuyền trưởng tàu
Bourayne đi thăm dò các vùng duyên hải Bắc Kỳ hai lần liên tiếp (tháng 019


02/1872 và tháng 10-11/1872) để chuẩn bị cho chuyến đi của thương nhân Jean
Dupuis. Sau các chuyến thăm dò này, Senez đã viết “Báo cáo hàng hải về chuyến
thăm dò các vùng duyên hải Nam Kỳ và Bắc Kỳ của tàu Bourayne”, và “Báo cáo
hàng hải về chuyến thăm dò các vùng duyên hải Nam Kỳ và Bắc Kỳ của tàu
Bourayne”, hiện lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại Pháp Aix-en Provence
(CAOM), thùng số 47, hồ sơ C10 (235)2. Những ghi chép của Senez đã cung cấp
những thông tin rất có giá trị về địa hình, địa mạo của vùng đất này, cũng như tình
hình kinh tế, chính trị xã hội nơi đây vào thời điểm năm 1872. Thơng qua những
ghi chép của Senez, hình ảnh vùng đất Hải Phịng năm 1872 hiện lên chân thực và
khá tồn vẹn. Ngoài ra là những ghi chép của Jean Dupuis trong A Journey to
Yunnan and the Opening of the Red River to Trade (Một chuyến du hành lên Vân
Nam và việc mở cửa sông Hồng cho thương mại), của Raymond Bonnal trong
cuốn Au Tonkin 1872-1881-1886: notes et souvenirs (Ở Bắc Kỳ, 1872-1881-1886:
ghi chép và kỷ niệm), của B. Robertson trong Visit to Haiphong and Hanoi, in
Tonkin (Thăm thú Hải Phòng và Hà Nội ở Bắc Kỳ), của bác sĩ E’dourd Hocquard
trong War and Peace in Hanoi and Tonkin (Chiến tranh và hịa bình ở Hà Nội và
Bắc Kỳ), của ơng hoàng xứ Orléans Henri trong ký sự A round Tonkin and Siam:

A French Colonist View of Tonkin, Laos and Siam (Một vịng quanh Bắc Kỳ và
Thái Lan: một cái nhìn thuộc địa Pháp về Bắc Kỳ, Lào và Thái Lan)... Đi sâu
nghiên cứu về địa lý, hàng hải có những nghiên cứu về bờ biển Đông Dương của
Raoul Castex trong bài Các bờ biển duyên hải Đông Dương in trong tạp chí
Nghiên cứu kinh tế và hàng hải xuất bản tại Paris năm 1904, của Edouard
Brousmiche trong cuốn Tổng lược về lịch sử tự nhiên Bắc Kỳ Xuất bản tại Sài Gịn
năm 1887… Những nghiên cứu đó khơng chỉ giúp chúng ta hình dung về khu vực
miền Bắc Việt Nam nói chung và vùng đất Hải Phịng nói riêng trong những thập
kỷ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX mà cịn giải thích tại sao Pháp lại quyết định
xây dựng Hải Phòng thành một thương cảng kiêm quân cảng quan trọng nhất Bắc
Kỳ. Mặc dù những ghi chép kể trên đã cung cấp rất nhiều thông tin lý thú, song đó
khơng phải là những nghiên cứu có tính chất sử học.
Ở nước ngồi, những nghiên cứu có tính chất sử học về Hải Phòng cũng chỉ
xuất hiện vào giữa thế kỷ XX. Trước hết là những nghiên cứu về Đông Dương
thời thuộc địa, như: The Economic Development of French Indochina (Sự phát
triển kinh tế của Đông Dương thuộc Pháp) của Charles Robequain xuất bản tại
London năm 1944; The Development of Capitalism in Colonial Indochina (18702

Dẫn theo Gilles Raffi (1994), Hải Phòng-nguồn gốc, điều kiện và thể thức phát triển cho đến năm 1921,
LATS Lịch sử tại Đại học Provence, Pháp.

10


1940) (Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Đông Dương thuộc địa (1870-1940))
của Martin J. Murray cũng xuất bản tại London năm 1980; The Southeast Asian
Port and Polity: Rise and Demise (Hải cảng và thể chế chính trị Đông Nam Á: sự
hưng thịnh và sụp đổ) do John Villers làm chủ biên, Singapore University Press,
năm 1990; French Influence Overseas: The Rise and Fall of Colonial Indochina
(Ảnh hưởng của Pháp ở hải ngoại: Sự hưng thịnh và sụp đổ của Đông Dương

thuộc địa) luận án của Julia Alayne Grenier Burlette, Northwestern State
University xuất bản năm 2007… Những nghiên cứu này giúp ta có một cái nhìn
rộng hơn về sự ra đời của các cảng thị châu Á, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của
hệ thống kinh tế truyền thống và các cộng đồng cư dân địa phương. Từ đây ta có
thể có những so sánh với q trình ra đời và phát triển của Hải Phòng với tư cách
là một cảng thị.
Sau nữa là những nghiên cứu trực tiếp nhưng ít ỏi về Hải Phịng, đời sống
kinh tế của Hải Phịng. Một nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến Hải Phòng là The
French in Tonkin and South China (Người Pháp ở Bắc Kỳ và miền Nam Trung
Quốc) của Afred Cunningham, Hongkong Daily Press năm 2004, trong đó lịch sử,
kinh tế, xã hội của Hải Phòng bước đầu được giới thiệu trong hệ thống các đô thị ở
Bắc Kỳ và Nam Trung Quốc thời cận đại. Về cộng đồng người Hoa và vai trò của
thương nhân người Hoa ở Hải Phịng có bài viết của Julia Martinez với tựa đề
Chinese Rice Trade and Shipping from the North Vietnamese Port of Hai Phong
(Buôn bán và vận chuyển gạo của Hoa kiều từ cảng Hải Phòng ở miền Bắc Việt
Nam) in trên tạp chí Chinese Southern Diaspora Studies, Volume 1, năm 2007.
Năm 2011, nhóm tác giả Nola Cooke, Li Tana, James A. Anderson công bố một
nghiên cứu tổng hợp The Tonking Guft through History (Vịnh Bắc Bộ trong lịch sử)
do Đại học Pennsylvania, Philadelphia, Hoa Kỳ xuất bản, đã đặt đời sống kinh tế
của Hải Phòng trong mối quan hệ kinh tế với các đô thị khác trong khu vực vịnh
Bắc Bộ cũng như trong mối giao thương quốc tế.
Nhắc đến những nghiên cứu của người nước ngoài về Hải Phịng khơng thể
khơng nhắc đến Gilles Raffi. Bắt đầu từ một nghiên cứu vào niên khóa 1987-1988
tại trường Đại học Provence với tiêu đề Monographie de la cité portuaire de
Haiphong des origines a 1940 (Chuyên khảo về cảng thị Hải Phịng từ khởi thủy
đến năm 1940), cung cấp những thơng tin căn bản về đời sống kinh tế cũng như
diện mạo của thành phố cảng Hải Phòng từ thuở sơ khai đến thập niên 40 của thế kỷ
XX. Trên cơ sở những nghiên cứu này, đến năm 1994, ông viết luận án tiến sĩ với
tiêu đề Haiphong: Origines, conditions et modalités du dévelopement Jusquén 1921
(Hải Phòng-nguồn gốc, điều kiện và thể thức phát triển cho đến năm 1921). Tuy

11


khung thời gian nghiên cứu của luận án ngắn hơn nhưng luận án đã tập trung khảo
sát những điều kiện căn bản và cách thức hình thành và phát triển của cảng thị Hải
Phòng từ khởi thủy đến năm 1921. Luận án đã khảo sát về điều kiện tự nhiên, phục
dựng lại bức tranh về quá trình hình thành cũng như bước đầu trả lời được những
câu hỏi quan trọng như: tại sao người Pháp lại chọn Hải Phòng để xây dựng một hải
cảng quan trọng nhất ở Bắc Kỳ, q trình xây dựng và hoạt động của cảng Hải
Phịng trước năm 1921 diễn ra như thế nào? Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của
thành phố cảng Hải Phòng đã biến chuyển ra sao trong những thập niên cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX. Cho đến nay, luận án tiến sĩ của Gilles Raffi vẫn được xem là
cơng trình nghiên cứu của người nước ngồi trực tiếp về Hải Phịng rất có giá trị,
khơi mở nhiều ý tưởng cũng như cung cấp nhiều tư liệu chân xác cho những người
nghiên cứu sau.
1.1.3. Những kết quả đã đạt được và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
Những nghiên cứu trong và ngoài nước dù trực tiếp hay gián tiếp đã bước
đầu phục dựng được bức tranh về lịch sử hình thành của đơ thị Hải Phịng, từ một
vùng cửa sông ven biển với những làng chài và chợ bến trở thành một thành phố với
phần nhân lõi trung tâm, xoay chuyển sự vận động và phát triển của cả đơ thị là
cảng Hải Phịng. Tuy nhiên, q trình hình thành và phát triển của cảng thị này đã
và đang ẩn chứa nhiều tranh luận. Những nghiên cứu trước đây chủ yếu nhìn nhận
sự ra đời của thành phố cảng Hải Phịng như thành quả của cơng cuộc khai thác, cải
tạo tự nhiên của con người. Cho đến cuối thế kỷ XIX, người Pháp vẫn tự hào coi
Hải Phòng là một trong những phát hiện lớn và là biểu tượng của q trình khai hóa
văn minh ở Đơng Dương. Tuy vậy, ngay từ giai đoạn đầu xây dựng thành phố,
nhiều người đã hoài nghi về sự “tự hào” này.
Như vậy, việc nghiên cứu về đơ thị Hải Phịng nói riêng và các đơ thị ở Việt
Nam nói chung khơng chỉ tập trung khảo tả về sự hình thành, đời sống kinh tế, văn
hóa, xã hội mà cịn đặt ra một u cầu khác, đó là nhìn nhận, đánh giá những diễn

tiến này trong một không gian của đô thị, của q trình đơ thị hóa. Các lý thuyết
nghiên cứu về đơ thị và đơ thị hóa ra đời ở châu Âu từ cuối thế kỷ XIX, song phải
đến những thập niên 50-60 của thế kỷ XX và đặc biệt trong khoảng vài thập kỷ trở
lại đây, nghiên cứu hệ lịch sử hệ thống cảng thị nói chung và nhất là hệ thống các
cảng thị thuộc địa ở phương Đông nói riêng mới thực sự được quan tâm. Tuy nhiên
có một thực tế phải thừa nhận rằng, việc nghiên cứu hệ thống cảng thị trước tiên và
chủ yếu được thực hiện bởi các nhà sử học phương Tây. Một trong những lý do căn
bản được đưa ra đó là phần lớn những hiểu biết về các cảng thị cho đến hiện nay
đều dựa trên các ghi chép, tài liệu lưu trữ của các quốc gia phương Tây gắn liền với
12


các hoạt động thương mại, chính trị và sau đó là q trình thực dân hóa từ thế kỷ
XVI cho đến giữa thế kỷ XX trên phạm vi toàn cầu. Xu hướng chính trong nghiên
cứu hệ thống cảng thị thuộc địa ở phương Đông trong giới học giả phương Tây
những thập niên 70-80 của thế kỷ XX là tập trung đi sâu làm rõ chức năng, những
biến đổi kinh tế-xã hội và q trình hiện đại hóa.
Trong khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây, nghiên cứu hệ thống cảng thị ở
châu Á đã có những thay đổi nhanh chóng với nhiều nghiên cứu về các cảng thị từ
Ấn Độ (Calcuta, Surat, Belgan, Pondichery...); đến Trung Quốc (Đại Liên, Thiên
Tân, Thượng Hải, Hồng Kông, Hạ Môn, Quảng Châu...), Nhật Bản (Osaka, Kobe,
Yokohama, Nagasaki, Sakai...) và Đông Nam Á (Aceh, Batavia, Makassar,
Bantam, Palembang, Melaka, Singapore, Ayuthaya...) 3. Trong đó, các cảng thị
Đông Nam Á ngày càng được đánh giá như là những trung tâm năng động với
một quá trình phát triển lâu dài và là những chìa khóa để giải mã các vấn đề của
xã hội châu Á hiện đại [86;9].
Vì vậy, xu hướng chung hiện nay khi nghiên cứu về các cảng thị là không
chỉ xem xét các hoạt động kinh tế mà cịn phân tích một cách tồn diện từ điều kiện
tự nhiên, điều kiện xã hội cho tới đời sống văn hóa cư dân... Mặt khác, các thành
phố cảng khơng chỉ đơn thuần được nhìn nhận trong từng giai đoạn, từng thời kỳ cụ

thể mà được tái hiện với những biến chuyển qua nhiều giai đoạn lịch sử, trong đó,
vai trị của các cộng đồng địa phương, tác động của hệ thống thương mại cũng như
sự biến đổi nội tại của các cảng thị ngày càng được đề cao.
Từ những khái quát về quá trình hình thành của đơ thị Hải Phịng, việc tìm
hiểu về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cảng thị trong các giai đoạn lịch sử
cũng đã ít nhiều được nhắc tới trong các nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu hệ thống về lịch sử hình thành của đơ thị cũng như bức tranh
tồn cảnh về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Hải Phòng trong từng
3

Các nghiên cứu về cảng thị châu Á được giới thiệu chủ yếu trong Frank Broeze (edited), Bride of the Sea,
Port Cities of Asia from 16th century to 20th century, University of Hawaii Press, Honolulu, 1989; Frank
Broeze (edited), Gateways of Asia : Port cities of Asia in the 13th-20th centuries, 1999. Về các cảng thị Đông
Nam Á có thể đọc thêm trong J.Kathirithamby Wells & John Villiers, The Southeast Asian Port and Polity:
Rise and Demise, National University of Singapore Press, 1990, 265 trang; Kenneth R. Hall (edited),
Secondary cities and urban networking in the Indian Ocean Realm, c. 1400-1800, Lexington, 2008, 347
trang. Về các trường hợp nghiên cứu các cảng thị đơn lẻ có thể kể đến: Leonard Blussé, Strange Company:
Chinese Settles, mestizo women and the Dutch in VOC Batavia (KILV, 1986), Wong Lin Ken, The Trade of
Singapore, MBRAS, Reprint, 2003; Norrdin Hussin, Trade and Society in the Strait of Melaka, Dutch
Melaka and English Penang, 1780 - 1830 NUS Press, 2007… Eric Taglliacozzo, An Urban Ocean: Notes on
Historical Evolution of Coastal Cities in Greater Southeast Asia, Jounarl of Urban History, Vol.33, No.6,
2007, tr.911 -932. Trong bài viết này, tác giả đã nêu lên bốn đặc trưng của các cảng thị Đông Nam Á và nam
Trung Quốc là: khu vực có định hướng quốc tế, chức năng kép về kinh tế và chính trị, mơ phỏng như là cơ
chế của sự tồn tại, ly tâm về chính trị và hướng tâm về kinh tế [86,7].

13


giai đoạn lịch sử còn cần được đặt trong bối cảnh, mối quan hệ kinh tế-xã hội với
các vùng miền trong nước và quốc tế, kết hợp những thông tin phong phú và hữu

ích của những nghiên cứu đi trước với những kết quả điều tra khảo sát thực địa để
xây dựng được bức tranh toàn cảnh, chân thực nhất về thành phố Hải Phòng thời
thuộc địa.
Những nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, địa hình, địa mạo đã phác họa,
đánh giá tiềm năng, vị trí, những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên tác động đến sự
hình thành một không gian sống của con người ở vùng đất nơi cửa sơng ven biển,
của q trình khẩn hoang, lấn biển, chiếm lĩnh địa bàn lãnh thổ của con người.
Song, những khảo sát thực tế về sự biến đổi của điều kiện tự nhiên, những thay đổi
của hệ thống sông ngịi, đất đai… vẫn là một việc làm hữu ích và cần thiết. Những
thông tin về điều kiện xã hội rất phong phú, song một cuộc điều tra tổng hợp về dân
cư của thành phố với các nhóm cư dân khác nhau vẫn chưa thể thực hiện. Trong
khuôn khổ luận án này, tác giả luận án từ những khảo sát của mình sẽ bước đầu xác
định những biến đổi về tự nhiên và xã hội tác động đến sự ra đời của thành phố Hải
Phòng thời cận đại. Bên cạnh đó, lịch sử hình thành của thành phố Hải Phịng với tư
cách là một đô thị cận đại ở miền Bắc Việt Nam dù đã ít nhiều được đề cập đến ở
một số cơng trình nghiên cứu, song đặt sự hình thành ấy trong các mối quan hệ với
điều kiện tự nhiên và xã hội, thậm chí rộng hơn trong mối quan hệ với vùng miền
trong và ngoài nước để thấy những điểm tương đồng và cả những đặc thù, khác biệt
trong sự ra đời của đơ thị Hải Phịng giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cũng
là một nhiệm vụ nghiên cứu của luận án này.
Kế thừa những kết quả nghiên cứu về kinh tế, chính trị, xã hội của thành phố
Hải Phòng, từ những tư liệu trực tiếp và gián tiếp, bức tranh về kinh tế của thành
phố Hải Phịng thời thuộc địa khơng chỉ được luận án tập trung khảo sát về các loại
hình kinh tế đơn lẻ mà được đặt trong một tổng thể chung, để thấy chiến lược đầu tư
và khai thác kinh tế của chính quyền thực dân thời thuộc địa, thấy được hình thái
phát triển kinh tế của Hải Phịng qua các giai đoạn lịch sử. Từ những tư liệu thành
văn kết hợp với tư liệu bản đồ, luận án cũng tập trung làm rõ quy hoạch phát triển
không gian đơ thị Hải Phịng trong thời kỳ chính quyền thực dân và những dấu ấn
của không gian đô thị ấy trong diện mạo của thành phố Hải Phịng hơm nay. Sự ra
đời, biến đổi của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội cũng như những phong trào đấu

tranh cách mạng ở thành phố Hải Phòng cũng cần được đặt trong bối cảnh khơng
gian chính trị, xã hội của Việt Nam thời thuộc địa, xác định vị trí của Hải Phịng
trong các phong trào chung đó. Cuối cùng là những đặc trưng trong đời sống văn
14


hóa của thành phố Hải Phịng, là lĩnh vực cịn khá thiếu vắng những nghiên cứu,
luận án sẽ triệt để khai thác những thông tin trong các ghi chép, báo chí đương thời,
kết hợp với tư liệu điều tra khảo sát để làm rõ những nét nổi bật trong sinh hoạt văn
hóa của cư dân ở một đơ thị cận đại tiêu biểu, theo hình mẫu phương Tây bên cạnh
những giá trị văn hóa làng xã truyền thống.
1.2. Tổng quan về nguồn tƣ liệu
Để hoàn thành các yêu cầu, nhiệm vụ hoa học đặt ra, luận án sử dụng các
nguồn tư liệu: tư liệu lưu trữ, các tư liệu thành văn (tiếng Việt và tiếng nước ngồi),
báo chí, tư liệu ảnh, bản đồ và tư liệu điều tra khảo sát của tác giả.
1.2.1. Tư liệu lưu trữ:
Tư liệu lưu trữ liên quan trực tiếp đến luận án đầu tiên phải kể đến những
tư liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I4, tập trung chủ yếu trong hai phơng: Phủ
Tồn quyền Đông Dương và Phủ Thống sứ Bắc Kỳ. Do nội dung của luận án đề
cập đến nhiều mảng vấn đề về lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Hải
Phòng nên những tư liệu lưu trữ cũng thuộc nhiều serie khác nhau. Ở serie C
“Nhân sự” có thể tìm được những hồ sơ liên quan đến việc bổ nhiệm Công sứ
(serie C1) hay hồ sơ về những công chức người Âu, người Đông Dương làm việc
trong chính quyền bản xứ (serie C2-C6). Ở serie D “Tổ chức chính quyền trung
ương” cũng có thể tìm thấy một số biên bản họp Hội đồng tư vấn tỉnh (serie D2),
hồ sơ xin lập các báo trong đó có tờ Le courrier d’Haiphong (serie D6) hay những
số liệu thống kê về dân số (serie D8). Ở serie E “Tổ chức chính quyền địa
phương” có thơng tin về tổ chức các thành phố trực thuộc trung ương trong đó có
Hải Phịng (serie E5-E7) hay biên bản họp, bầu cử Hội đồng thành phố (serie E9).
Các thông tin về kinh tế lại tập trung ở serie L “Thương mại-kỹ nghệ-du lịch”

trong đó có thơng tin về Phịng Thương mại Bắc Kỳ (L1), Phòng Thương mại Hải
Phòng (L12), hoạt động du lịch, thể thao, khách sạn (L8). Ngồi ra, những thơng
tin về cảng Hải Phòng, hoạt động xuất nhập khẩu ở cảng lại nằm rải rác trong các
serie O “Giao thông đường thủy” hay serie U “Thương chính-thuế quan”, như: hồ
sơ khai thác các kho cảng ở cảng Hải Phòng thuộc serie U9, việc kiểm soát hàng
nhập khẩu thuộc serie U12, xuất khẩu U13, các công ty đường biển O7, đường
sông O8, các quy định về sĩ quan ở cảng Hải Phòng thuộc serie O1-O2, Hội đồng
kiểm soát tàu hơi nước serie O3. Hải Phòng còn là một đầu mút của tuyến đường
4

Trong hai năm 2012-2013, thực hiện sự chỉ đạo của UBND thành phố đồng thời phối hợp với các Trung
tâm Lưu trữ Quốc gia I, II, III, IV ở Việt Nam, sự giúp đỡ của Trung tâm Lưu trữ hải ngoại Aix en Provence
thông qua Đại sứ quán Pháp, Thư viện Tổng hợp thành phố Hải Phòng đã tổ chức sưu tầm, khai thác triệt để
hệ thống bản đồ, sơ đồ, hồ sơ, tài liệu và tư liệu lưu trữ về lịch sử hình thành và phát triển cũng như đời sống
kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Hải Phịng trong lịch sử, do đó, nhiều tư liệu lưu trữ q, có giá trị về
Hải Phịng đã được tập hợp về Thư viện Tổng hợp thành phố Hải Phòng phục vụ cho các nghiên cứu.

15


sắt Hải Phịng-Hà Nội-Vân Nam nên những thơng tin về tuyến đường sát này cũng
khá phong phú, thuộc serie J “Đường sắt-Vận tải đường bộ và Đường không” như
thông tin về tuyến đường sắt ở serie J1, Hiệp ước về việc xây dựng tuyến đường
sắt Hải Phòng-Vân Nam ở serie J10 hay các báo cáo về việc khai thác tuyến
đường sắt Hải Phịng-Vân Nam ở các serie J3-J4… Ngồi ra cịn có các thơng tin
về hoạt động biểu diễn ở Bắc Kỳ trong đó có nhiều chuyến biểu diễn tại Hải
Phòng (serie R6), những hoạt động y tế, việc thành lập trại phong ở Hải Phòng,
trại cách ly ở làng Cấm (serie S1, S3)… Ngồi ra, thơng tin về các án thương mại
(vỡ nợ, phá sản) và các án hình sự (trộm cắp, cờ bạc, lừa đảo, giết người…) ở Hải
Phòng trong khoảng thời gian từ 1885 đến năm 1929 được lưu trữ trong phơng

Tịa án sơ thẩm Hải Phịng, các serie G5, G24-25. Do khối lượng hồ sơ lưu trữ rất
nhiều, nên tác giả luận án dù đã cố gắng cũng chưa thể khai thác triệt để những tư
liệu quý giá này, nhiều nội dung vẫn phải sử dụng tư liệu thứ cấp, song với những
vấn đề quan trọng hoặc vấn đề cịn đang tranh cãi thì tác giả tập trung sử dụng tư
liệu lưu trữ để phân tích, luận giải thấu đáo hơn.
Ngoài những tư liệu ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, tác giả luận án đã khai
thác thêm những tư liệu lưu trữ khác tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Chi cục
Văn thư Lưu trữ-Sở Nội vụ thành phố Hải Phòng, Lưu trữ Thành ủy Hải Phịng.
1.2.2. Thư tịch và các cơng trình nghiên cứu
* Thư tịch
Trước hết, luận án khai thác thông tin từ những bộ chính sử của các triều đại
phong kiến Việt Nam trong đó đặc biệt tập trung khai thác những bộ chính sử dưới
triều Nguyễn - là giai đoạn liên quan trực tiếp đến sự ra đời của thành phố Hải
Phịng. Tuy nhiên, như đã trình bày ở phần Đối tượng nghiên cứu, cho đến trước
những năm 70 của thế kỷ XIX, những ghi chép trong thư tịch cổ Việt Nam khơng
nhắc đến Hải Phịng với tư cách là một đơn vị hành chính độc lập mà chỉ là phần
không gian chủ yếu thuộc các huyện An Dương, Nghi Dương, An Lão, Thủy
Đường… phủ Kinh Môn tỉnh Hải Dương, bởi vậy việc bóc tách các nội dung thuộc
khơng gian nghiên cứu là một công việc rất cần thiết nhưng khơng hề đơn giản.
Bên cạnh những bộ chính sử của nhà nước phong kiến, luận án còn khai
thác những tư liệu Hán Nơm về Hải Phịng (chủ yếu lưu tại Viện Nghiên cứu Hán
Nơm, một số ít khác lưu tại Thư viện tỉnh Hải Dương và một số được tập hợp tại
Thư viện Tổng hợp thành phố Hải Phòng). Do giới hạn về không gian và thời gian
nghiên cứu của luận án nên tác giả chủ yếu tập trung khai thác hai loại hình chính
là địa bạ và thần tích các xã thuộc huyện An Dương phủ Kinh Mơn tỉnh Hải
Dương thời Nguyễn (tương ứng với phần không gian của nội đô của thành phố

16



×