Tải bản đầy đủ (.pdf) (184 trang)

Tính tất yếu về đa dạng hóa chức năng và cơ cấu tổ chức nghiên cứu và triển khai trong thiết chế tự chủ của khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 184 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ BÍCH NGỌC

TÍNH TẤT YẾU VỀ ĐA DẠNG HÓA CHỨC NĂNG VÀ CƠ CẤU
TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI TRONG THIẾT CHẾ
TỰ CHỦ CỦA KHOA HỌC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HÀ NỘI, 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ BÍCH NGỌC

TÍNH TẤT YẾU VỀ ĐA DẠNG HÓA CHỨC NĂNG VÀ CƠ CẤU
TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI TRONG THIẾT CHẾ
TỰ CHỦ CỦA KHOA HỌC

Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: Đào tạo thí điểm
LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. Vũ Cao Đàm
2. TS. Trần Xuân Định
Chủ tịch Hội đồng


GS. TS Nguyễn Văn Khánh

Giáo viên hướng dẫn

PGS. TS Vũ Cao Đàm

HÀ NỘI, 2018

TS. Trần Xuân Định


LỜI CAM ĐOAN
Tơi là Phạm Thị Bích Ngọc, nghiên cứu sinh Khóa QH-2013-X, Chun
ngành Quản lý Khoa học và Cơng nghệ, Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn/Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan:
Đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của hai nhà
khoa học: PGS. TS. Vũ Cao Đàm và TS. Trần Xuân Định.
Các thông tin thu được là từ các kết quả nghiên cứu tài liệu, điều tra phỏng
vấn, do tôi trực tiếp thực hiện.
Đề tài nghiên cứu trong bản luận án này không trùng với bất cứ đề tài nghiên
cứu nào khác ở trong và ngoài nước.
Hà Nội, tháng 11 năm 2018
Tác giả


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận án, tơi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của Khoa Khoa
học Quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn/Đại học Quốc gia Hà
Nội, các thầy hướng dẫn, các đồng nghiệp và người thân.
Tơi xin bày bỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy Vũ Cao Đàm và

Thầy Trần Xuân Định. Các thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian viết
luận án, các thầy đã tạo cho tôi một tác phong làm việc nghiêm túc, lối tư duy độc
lập và sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Viện Cơ học và các đồng nghiệp đã tạo
điều kiện về vật chất và tinh thần giúp đỡ cho tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình tơi đã hỗ trợ
tơi rất nhiều trong thời gian học tập.
Luận án được hoàn thành với rất nhiều nỗ lực của tác giả, tuy nhiên không thể
tránh khỏi thiếu sót. Tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cơ và đồng
nghiệp để luận án được hồn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2018
Tác giả


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ................................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN ...............................6
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................8
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐA DẠNG HÓA CHỨC
NĂNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI TRONG THIẾT
CHẾ TỰ CHỦ CỦA KHOA HỌC .................................................................................15
1.1. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THIẾT CHẾ TỰ CHỦ, ĐA DẠNG
HÓA CHỨC NĂNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI
TRONG THIẾT CHẾ TỰ CHỦ CỦA KHOA HỌC Ở VIỆT NAM .......................... 15
1.1.1. Các nghiên cứu trong nước đã cơng bố trên tạp chí từ năm 2006 đến nay (sau
khi ra đời Nghị định 115/2005/NĐ-CP về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các
tổ chức nghiên cứu và triển khai công lập) ................................................................15
1.1.2. Các nghiên cứu của các đề tài, dự án trong nước ............................................20

1.1.3. Các nghiên cứu trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ ...........................................22
1.2. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THIẾT CHẾ TỰ CHỦ, ĐA DẠNG
HÓA CHỨC NĂNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI
TRONG THIẾT CHẾ TỰ CHỦ TRÊN THẾ GIỚI ..................................................... 23
1.2.1. Các nghiên cứu bàn về thiết chế tự chủ trong khoa học trên thế giới ..............23
1.2.2. Các nghiên cứu về chuyển đổi sang thiết chế tự chủ ở các nước xã hội chủ
nghĩa: .........................................................................................................................29
1.3. TỔNG HỢP TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN
CẦN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT ................................................................................. 31
1.3.1. Kết quả đã đạt được: ........................................................................................31
1.3.2. Những vấn đề chưa được giải quyết ................................................................32
1.3.3. Vấn đề luận án tập trung nghiên cứu ...............................................................33
1.4. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ...........................................................................................33

1


Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐA DẠNG HÓA CHỨC NĂNG VÀ CƠ CẤU CỦA
CÁC TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI TRONG THIẾT CHẾ TỰ CHỦ
CỦA KHOA HỌC ...........................................................................................................35
2.1. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI VÀ THIẾT CHẾ TỰ CHỦ
TRONG KHOA HỌC. .................................................................................................... 35
2.1.1. Tổ chức nghiên cứu và triển khai và hoạt động nghiên cứu và triển khai. ......35
2.1.2. Cơ sở lý luận về thiết chế tự chủ trong khoa học ............................................36
2.2. ĐA DẠNG HÓA CHỨC NĂNG VÀ CƠ CẤU CỦA CÁC TỔ CHỨC NGHIÊN
CỨU VÀ TRIỂN KHAI TRONG THIẾT CHẾ TỰ CHỦ CỦA KHOA HỌC.......... 44
2.2.1. Đa dạng hóa chức năng của các tổ chức nghiên cứu và triển khai trong thiết chế
tự chủ của khoa học ...................................................................................................44
2.2.2. Đa dạng hóa cơ cấu của các tổ chức nghiên cứu và triển khai trong thiết chế tự
chủ của khoa học........................................................................................................50

2.2.3. Thực chất của Đa dạng hóa chức năng và cơ cấu của các tổ chức nghiên cứu và
triển khai trong thiết chế tự chủ của khoa học ...........................................................55
2.3. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ........................................................................................... 61
Chƣơng 3. TIẾN HÓA CỦA CÁC TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI Ở
VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN THIẾT CHẾ TỰ CHỦ .............63
3.1. MƠ HÌNH CỦA NHA NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT ............................................. 63
3.1.1. Giới thiệu về Nha nghiên cứu kỹ thuật ............................................................63
3.1.2. Chức năng của Nha nghiên cứu kỹ thuật .........................................................65
3.1.3. Cơ cấu của Nha nghiên cứu kỹ thuật ...............................................................66
3.1.4. Thiết chế tự chủ của Nha nghiên cứu kỹ thuật ................................................69
3.1.5. Bài học từ Nha nghiên cứu kỹ thuật ................................................................69
3.2. QUÁ TRÌNH TIẾN HĨA VỀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC VIỆN NGHIÊN CỨU
VÀ TRIỂN KHAI Ở VIỆT NAM ................................................................................... 71
3.2.1. Chức năng của các Viện nghiên cứu và triển khai trong nền kinh tế chỉ huy tập
trung ...........................................................................................................................71

2


3.2.2. Biến động về chức năng các viện nghiên cứu và triển khai trong điều kiện
chuyển sang nền kinh tế thị trường. ...........................................................................71
3.2.3. Tác động của các chính sách đối với q trình đa dạng hóa chức năng. .........73
3.3. Q TRÌNH TIẾN HĨA VỀ CƠ CấU CỦA CÁC VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ
TRIỂN KHAI Ở VIỆT NAM .......................................................................................... 75
3.3.1. Cơ cấu của các viện nghiên cứu và triển khai trong nền kinh tế chỉ huy tập
trung. ..........................................................................................................................75
3.3.2. Biến động về cơ cấu của các viện nghiên cứu và triển khai trong điều kiện
chuyển sang nền kinh tế thị trường. ...........................................................................76
3.3.3. Tác động của chính sách đến q trình đa dạng hóa cơ cấu. ...........................78
3.4. TIẾN HÓA VỀ THIẾT CHẾ Tự CHủ CỦA CÁC VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ

TRIỂN KHAI Ở VIỆT NAM .......................................................................................... 79
3.4.1. Quá trình tự điều chỉnh của các viện nghiên cứu và triển khai dẫn đến nhu cầu
tự chủ .........................................................................................................................79
3.4.2. Tự chủ - tự chịu trách nhiệm............................................................................80
3.5. TIẾN HÓA VỀ CHỨC NĂNG VÀ CƠ CấU Ở MỘT SỐ VIỆN NGHIÊN CỨU
VÀ TRIỂN KHAI ............................................................................................................ 84
3.5.1. Viện Dầu khí Việt Nam ...................................................................................84
3.5.2. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ...........................................92
3.6. ĐA DẠNG HÓA CHỨC NĂNG, ĐA DẠNG HÓA CƠ CấU CÁC TỔ CHỨC
NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI MANG TÍNH TẤT YẾU TRONG THIẾT CHẾ
Tự CHủ CủA KHOA HọC ............................................................................................ 119
3.6.1. Nhu cầu đa dạng hóa chức năng, đa dạng hóa cơ cấu ...................................119
3.6.2. Mối quan hệ giữa đa dạng hóa chức năng và cơ cấu với thiết chế tự chủ .....124
3.7. TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ......................................................................................... 126
Chƣơng 4. ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO HIỆN THỰC HÓA ĐA DẠNG CHỨC NĂNG
VÀ CƠ CẤU CỦA TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI ..........................128

3


4.1. ĐIỀU KIỆN CầN VÀ Đủ CHO THựC HIệN ĐA DẠNG CHỨC NĂNG VÀ CƠ
CẤU CỦA TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI (ĐẢM BẢO THỰC HIỆN
Tự CHủ TRONG KHOA HỌC) ................................................................................... 128
4.1.1. Điều kiện cần - Chính sách đảm bảo quyền tự chủ (Quản lý vĩ mô) .............128
4.1.2. Điều kiện đủ - Chính sách đảm bảo năng lực tự chủ (quản lý vi mơ) ...........144
4.2. Q TRÌNH CHUYỂN ĐỔI CỦA CÁC TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN
KHAI TRONG TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN Tự CHủ ............................................... 151
4.2.1. Nguyên tắc chuyển đổi: .................................................................................151
4.2.2. Phương thức chuyển đổi ................................................................................153
4.2.3. Các bước chuyển đổi: ....................................................................................154

4.3. TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 ......................................................................................... 158
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................159
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ .....................................161
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...............................................................................161
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................162
PHỤ LỤC........................................................................................................................172

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
GDP:

Tổng sản phẩm quốc nội

KH&CN:

Khoa học và công nghệ

KIST:

Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc

KT-XH:

Kinh tế - xã hội

NCCB:

Nghiên cứu cơ bản


NCKT:

Nha nghiên cứu kỹ thuật

NC&TK:

Nghiên cứu và triển khai

NSNN:

Ngân sách nhà nước

R&D:

Nghiên cứu và triển khai

USD:

Đô la Mỹ

Trung tâm KHTNCNQG: Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia
Viện KHVN:

Viện Khoa học Việt Nam

Viện KH&CN Việt Nam: Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Viện HLKHCNVN:
XHCN:


Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Xã hội chủ nghĩa

5


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
1. Danh mục các bảng
Bảng 3.1. Các văn bản chính sách về khoa học và cơng nghệ ..................................73
Bảng 3.2. Kinh phí hợp đồng và kinh phí nhà nước giai đoạn 1986- 1988 ..............94
Bảng 3.3. So sánh giữa nguồn thu từ Hợp đồng nghiên cứu khoa học không thuộc
nguồn ngân sách nhà nước với nguồn kinh phí nhà nước của các đơn vị thuộc Trung
tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia (Năm 1995) ....................................95
Bảng 3.4. Tình hình đào tạo của Viện Hàn lâm KHCNVN năm 2016 [93]. ..........102
Bảng 3.5. Tổng hợp số lượng và kinh phí thực hiện các đề tài, dự án KH&CN ....103
Bảng 3.6. Số lượng đề tài NCCB từ Quỹ Nafosted của Viện HLKHCNVN giai đoạn
2010-2016 [93]. .......................................................................................................105
Bảng 3.7. Tổng hợp số lượng các công bố khoa học, sáng chế, .............................105
Bảng 3.8. Phân loại nhân lực của Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên ............115
Bảng 4.1. Đầu tư từ NSNN của Việt Nam cho hoạt động KH&CN [6]. ................133
Bảng 4.2. Tổng chi quốc gia cho hoạt động KH&CN ............................................133
2. Danh mục các hình
Hình 2.1. Sơ đồ hoạt động khoa học và cơng nghệ [21]. ..........................................36
Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu của các viện nghiên cứu và triển khai trong nền kinh tế chỉ
huy tập trung. ............................................................................................................76
Hình 3.2. Sơ đồ cơ cấu của các viện nghiên cứu và triển khai .................................77
Hình 3.3. Cơ cấu của Viện Dầu khí Việt Nam..........................................................87
Hình 3.4. Cơ cấu Viện Hàn lâm Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam [93]. ...............99
Hình 3.5. Cơ cấu của Phịng Hóa học các Hợp chất thiên nhiên ............................112

Hình 3.6. Cơ cấu của Trung tâm Hóa học các hợp chất thiên nhiên ......................113
Hình 3.7. Cơ cấu của Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên ...............................114
6


Hình 3.8. Các sản phẩm tiêu biểu của .....................................................................116
3. Danh mục các biểu đồ
Biểu đồ 3.1. Phân bố lực lượng nhân lực khoa học năm 2016 của Viện
HLKHCNVN ..........................................................................................................100
Biểu đồ 3.2. Số lượng GS và PGS của Viện HLKHCNVN (2011-2016) ..............100
Biểu đồ 3.3. Số lượng TS và TSKH của Viện HLKHCNVN (2011-2016). ...........100
Biểu đồ 3.4. Tình hình thực hiện các hợp đồng KH&CN giai đoạn 2011-2016 ....101
Biểu đồ 3.5. Tình hình thực hiện các hợp đồng KH&CN có nguồn gốc NSNN giai
đoạn 2011-2016 .......................................................................................................101
Biểu đồ 3.6. Tình hình thực hiện các hợp đồng KH&CN có nguồn gốc ngồi NSNN
giai đoạn 2011-2016 ................................................................................................101
Biểu đồ 3.7. Các cơng trình cơng bố giai đoạn 2011-2016 của Viện HLKHCNVN
.................................................................................................................................107

7


MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Sau cách mạng tháng 8, Chính phủ Việt Nam tiếp quản các cơ sở nghiên cứu
và triển khai của Pháp để lại nhưng sau đó không lâu cả nước lại bước vào cuộc
kháng chiến chống Pháp kéo dài hơn 9 năm. Năm 1947, Bộ Quốc phòng đã thành
lập Nha Nghiên cứu kỹ thuật (thường gọi là “NCKT”) trực thuộc Cục Quân giới
thực chất là Viện kỹ thuật quân giới, đây là viện công nghệ đầu tiên ở nước ta. Thời
gian này, NCKT hoạt động rất hiệu quả và đóng góp rất nhiều trong việc thiết kế và

sản xuất vũ khí trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
Sau năm 1975, khi nước ta hoàn toàn giải phóng, giống với hầu hết các nước
xã hội chủ nghĩa lúc đó, nước ta đã thành lập một hệ thống tổ chức nghiên cứu và
triển khai chỉ có chức năng nghiên cứu là chính với một cơ cấu tổ chức cơ học cứng
nhắc, chịu sự chỉ đạo và bao cấp của nhà nước vì vậy mà các tổ chức này chưa thể
có được thiết chế tự chủ trong khoa học. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
khi đó thì các tổ chức nghiên cứu và triển khai này phát huy được thế mạnh của
mình.
Cuối thập niên 80, Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, hệ thống tổ
chức nghiên cứu và triển khai này bắt đầu bộc lộ những khiếm khuyết, do chỉ quen
dựa vào bao cấp của nhà nước nên không tự đứng vững được trong kinh tế thị
trường. Khi nhà nước ban hành Nghị định 115/2005/NĐ-CP về quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm trong khoa học điều tất yếu xảy ra là các tổ chức nghiên cứu và
triển khai của ta bắt đầu lúng túng và gặp khó khăn trong việc thi hành Nghị định
115. Một trong những lý do chính để các tổ chức nghiên cứu và triển khai không
thực hiện được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong khoa học là cho đến nay các
tổ chức nghiên cứu và triển khai này chưa đa dạng hóa chức năng và cơ cấu để có
được thiết chế tự chủ trong khoa học.
Khi đã có một nền kinh tế thị trường thực sự thì các tổ chức nghiên cứu và
triển khai phải tiến hóa để thích nghi với kinh tế thị trường. Tiến hóa ở đây có nghĩa
8


là phải đa dạng hóa chức năng và cơ cấu tổ chức. Đây chính là tính tất yếu trong
thiết chế tự chủ của khoa học. Hay nói cách khác, đa dạng hóa chức năng và cơ cấu
là điều kiện tiên quyết cho thực thi thiết chế tự chủ trong khoa học.
Ở nước ta hiện nay, tuy đã chuyển sang nền kinh tế thị trường được gần ba
chục năm nhưng các tổ chức nghiên cứu và triển khai gần như vẫn giữ chức năng
nghiên cứu là chính và cơ cấu tổ chức cơ học cứng nhắc như thời bao cấp mà chưa
tiến hóa để phù hợp với kinh tế thị trường. Các tổ chức này chưa đa dạng hóa chức

năng và cơ cấu tổ chức thì khơng thể có được thiết chế tự chủ trong khoa học. Vì
vậy mà các tổ chức nghiên cứu và triển khai hiện nay không thể tự chủ, tự chịu
trách nhiệm theo yêu cầu của nhà nước và theo xu thế phát triển tất yếu của nền
kinh tế thị trường.
Đa dạng hóa chức năng và cơ cấu của tổ chức nghiên cứu và triển khai không
phải là điều mới mẻ ở nước ta. Mơ hình Nha “NCKT” của Cục Quân giới thuộc Bộ
Quốc phòng được thành lập từ tháng 1/1947 ngay trong những ngày đầu của cuộc
kháng chiến chống Pháp là mơ hình của một Viện công nghệ hiện đại dù đã qua 70
năm. NCKT đã kết hợp được nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng và triển
khai công nghệ, kết hợp nghiên cứu với sản xuất và đào tạo và mang tính tự chủ
cao, dù mới chỉ ở mức sơ khai và thiếu thốn nhiều về cơ sở vật chất.
Như vậy, để phát triển nền khoa học nước nhà phù hợp với quy luật tự nhiên
của kinh tế thị trường và xu thế chung của tồn thế giới thì một vấn đề cấp thiết đặt
ra hiện nay là phải đa dạng hóa chức năng và cơ cấu của tổ chức nghiên cứu và triển
khai để tạo nên thiết chế tự chủ trong khoa học. Có được thiết chế tự chủ trong khoa
học thì hệ thống tổ chức nghiên cứu và triển khai của ta mới phát huy được hết khả
năng và sức mạnh của mình để tự chủ, đứng vững và phát triển mạnh mẽ trong nền
kinh tế thị trường.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: chứng minh đa dạng hóa chức năng và cơ cấu của các tổ
chức nghiên cứu và triển khai mang tính tất yếu trong thiết chế tự chủ của khoa học.
Mục tiêu cụ thể:
9


+ Mục tiêu 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và xác định khoảng trống khoa
học mà Luận án cần tập trung giải quyết.
+ Mục tiêu 2: Làm rõ cơ sở lý luận về đa dạng hóa chức năng và cơ cấu tổ
chức nghiên cứu và triển khai trong thiết chế tự chủ của khoa học.
+ Mục tiêu 3: Phân tích thực trạng tiến hóa của các tổ chức nghiên cứu và triển

khai ở Việt Nam trong thiết chế tự chủ của khoa học.
+ Mục tiêu 4: Đề xuất, xác định các Điều kiện để đảm bảo thực hiện đa dạng
hóa chức năng và cơ cấu tổ chức nghiên cứu và triển khai trong thiết chế tự chủ của
khoa học.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống tổ chức nghiên cứu và triển khai cơng lập ở Việt Nam gồm có:
Viện Dầu khí Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
- Đa dạng hóa chức năng và cấu trúc, thiết chế tự chủ và mối quan hệ giữa đa
dạng hóa và thiết chế tự chủ của các tổ chức nghiên cứu và triển khai ở Việt Nam.
- Tiến hóa về chức năng và cấu trúc của các tổ chức nghiên cứu và triển khai ở
Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung: Đa dạng hóa chức năng và cơ cấu của tổ chức nghiên cứu
và triển khai về khoa học tự nhiên và công nghệ và thiết chế tự chủ trong khoa học.
- Phạm vi không gian: Hệ thống các tổ chức nghiên cứu và triển khai về khoa
học tự nhiên và công nghệ công lập của Việt Nam gồm có: Viện Dầu khí Việt Nam
và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; các chính sách về khoa học và
cơng nghệ của Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Hoạt động của các tổ chức nghiên cứu và triển khai về
khoa học tự nhiên và cơng nghệ từ năm 1945 đến nay và các chính sách về khoa học
và công nghệ từ năm 1981 đến nay.
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
10


- Vì sao xem đa dạng về chức năng và cơ cấu tổ chức nghiên cứu và triển khai
mang tính tất yếu trong thiết chế tự chủ của khoa học?
- Làm thế nào để hiện thực hóa đa dạng chức năng và cơ cấu của các tổ chức

nghiên cứu và triển khai?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Tự chủ trong khoa học là tự quyết định phương hướng phát triển khoa học,
các chương trình hợp tác, tự quyết định về tổ chức, về nhân sự, tự tìm kiếm nguồn
tài trợ và tự quyết định về tài chính, xóa bỏ ràng buộc hành chính, tự chủ trong xác
định các tiêu chí đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động khoa học..., để có được
thiết chế tự chủ trong khoa học các tổ chức nghiên cứu và triển khai cần đa dạng về
chức năng và cơ cấu tổ chức.
- Thiết chế tự chủ trong khoa học hiện hữu ở các nước phát triển với hệ thống
các tổ chức nghiên cứu và triển khai có chức năng và cơ cấu đa dạng.
- Thiết chế tự chủ trong khoa học đang hình thành ở các nước có nền kinh tế
chuyển đổi và ở Việt Nam, đang thúc đẩy các tổ chức nghiên cứu và triển khai phát
triển theo xu hướng đa dạng hóa chức năng và cơ cấu tổ chức.
- Tái cơ cấu hệ thống tổ chức nghiên cứu và triển khai nhằm hiện thực hóa đa
dạng chức năng và cơ cấu của các tổ chức nghiên cứu và triển khai.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu tài liệu:
Thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin, tài liệu liên quan đến cơ
cấu, chức năng, và thiết chế tự chủ trong khoa học của tổ chức nghiên cứu và triển
khai trong và ngoài nước gồm các tài liệu nghiên cứu về cơ sở lý luận, các cơng
trình cơng bố, các chính sách nhà nước, các số liệu thống kê về hoạt động, nhân lực,
thành tựu của các tổ chức nghiên cứu và triển khai.
5.2. Nghiên cứu phi thực nghiệm:
- Phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia:
Tác giả luận án đã tiến hành phỏng vấn sâu, với lý do chọn các đối tượng
thuộc các nhóm:
11


+ Nhà quản lý, nhà khoa học đã và đang công tác tại các tổ chức nghiên cứu

và triển khai.
+ Giám đốc các doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
+ Nhà quản lý đã từng công tác tại cơ quan xây dựng chính sách về khoa học
và cơng nghệ.
Cụ thể là:
+ Nhà quản lý đã và đang công tác tại Viện Dầu khí Việt Nam, Viện
HLKHCNVN, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên.
+ Giám đốc doanh nghiệp khoa học và công nghệ trước đây là đơn vị spin-off
của Viện HLKHCNVN, giám đốc doanh nghiệp 35 của Viện Cơ học, Viện
HLKHCNVN.
+ Nhà quản lý đã từng công tác tại Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học
và Cơng nghệ.
Cách phỏng vấn: tác giả gửi câu hỏi trước, hẹn gặp trực tiếp để trao đổi xung
quanh chủ đề của luận án để có cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng của các tổ chức
nghiên cứu và triển khai và nhu cầu đa dạng hóa chức năng và cơ cấu của các tổ
chức này và có cơ sở đưa ra các điều kiện để đảm bảo đa dạng hóa chức năng và cơ
cấu của các tổ chức nghiên cứu và triển khai.
- Hội thảo/tọa đàm khoa học
Để có cơ sở trong việc đưa ra các điều kiện để đảm bảo đa dạng hóa chức
năng và cơ cấu của các tổ chức nghiên cứu và triển khai, tác giả đã thu nhận các bài
phát biểu của các nhà quản lý, nhà khoa học trong các buổi hội thảo và tọa đàm:
+ Hội thảo về “Những vấn đề lý luận và các quan điểm tổ chức hệ thống
KH&CN trong nền khoa học tự chủ”, tổ chức ngày 31/01/2015 tại Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn.
+ Tọa đàm góp ý báo cáo trung hạn đề tài “Đánh giá kết quả và đề xuất giải
pháp tăng cường triển khai thực hiện Nghị định 115/2015/NQ-CP và Nghị định
80/2007/NĐ-CP” ngày 08/12/2015 tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn.
12



+ Tọa đàm “Thị trường và Khoa học - Công nghệ” ngày 27/9/2017 tại Viện
HLKHCNVN.
6. Nguồn dữ liệu và công cụ hỗ trợ nghiên cứu
6.1. Nguồn dữ liệu nghiên cứu:
- Dữ liệu sơ cấp thông qua các nghiên cứu phi thực nghiệm
- Dữ liệu thứ cấp thu thập thông qua: tạp chí khoa học, luận văn, luận án, báo
cáo tại hội nghị, sách chuyên khảo, giáo trình, văn bản pháp luật và các nguồn tài
liệu khác.
6.2. Công cụ hỗ trợ nghiên cứu:
Các phần mềm máy tính văn phịng như Microsoft Word và Microsoft Excel
và một số công cụ khác.
7. Ý nghĩa của nghiên cứu
7.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu đã chứng minh được đa dạng hóa chức năng và cơ cấu của các tổ
chức nghiên cứu và triển khai mang tính tất yếu của nền khoa học tự chủ.
Nghiên cứu đã cho thấy việc đa dạng hóa chức năng và cơ cấu thực chất là quá
trình tái cơ cấu các tổ chức nghiên cứu và triển khai.
Tái cơ cấu theo hướng đa dạng hóa chức năng và cơ cấu thúc đẩy tiến trình tự
chủ và tạo ra năng lực tự chủ cho các tổ chức nghiên cứu và triển khai. Ngược lại,
tự chủ lại là động lực cho việc hoàn thiện tái cơ cấu. Vì vậy, nghiên cứu đã đưa ra
kết luận rằng tái cơ cấu và tự chủ là cặp song hành, không thể thiếu nhau, cả hai sẽ
hỗ trợ và giúp nhau hoàn thiện.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu đã đưa ra được các bước để tiến hành tự chủ là: Đa dạng hóa hoạt
động; Đa dạng hóa chức năng; Đa dạng hóa cơ cấu; Đa dạng hóa nguồn tài chính;
Đa dạng hóa nguồn nhân lực; Đa dạng hóa sở hữu.
Nghiên cứu đã cho thấy kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế vừa là điều
kiện, vừa là động lực cho tái cơ cấu và nền khoa học tự chủ, biến quyền tự chủ
thành năng lực tự chủ của các viện nghiên cứu và triển khai.

13


Nghiên cứu đã chứng minh điều kiện để tự chủ trong khoa học chính là điều
kiện tái cơ cấu các tổ chức nghiên cứu và triển khai.
Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu cho lãnh đạo các tổ chức nghiên cứu và
triển khai tham khảo trong quá trình tự chủ và những người xây dựng chính sách
tham khảo phục vụ cơng tác xây dựng chính sách quản lý khoa học và công nghệ,
tạo hành lang pháp lý thông thống cho q trình thực hiện tự chủ ở các tổ chức
nghiên cứu và triển khai.
7.3. Tính mới của Luận án
Về lý luận: Với tư cách là hệ thống, tổ chức nghiên cứu và triển khai có tính
thích nghi dưới tác động của môi trường để tồn tại và phát triển. Luận án đã giải
quyết một cách cơ bản tính thích nghi hóa của tổ chức nghiên cứu và triển khai
trong nền kinh tế thị trường là đa dạng hóa chức năng để tiến đến thiết chế tự chủ.
Luận án đã đưa ra được quan hệ song hành giữa tự chủ và tái cơ cấu các tổ
chức nghiên cứu và triển khai theo hướng đa dạng hóa.
Về thực tiễn: Luận án xác định được các điều kiện để tự chủ và các bước tiến
đến tự chủ của các tổ chức nghiên cứu và triển khai.
8. Kết cấu luận án
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về đa dạng hóa chức năng và cơ cấu tổ
chức nghiên cứu và triển khai trong thiết chế tự chủ của khoa học.
Chương 2: Cơ sở lý luận về đa dạng hóa chức năng và cơ cấu của các tổ chức
nghiên cứu và triển khai trong thiết chế tự chủ của khoa học.
Chương 3: Tiến hóa của các tổ chức nghiên cứu và triển khai ở Việt Nam trong tiến
trình phát triển thiết chế tự chủ.
Chương 4: Điều kiện đảm bảo hiện thực hóa đa dạng chức năng và cơ cấu của tổ
chức nghiên cứu và triển khai.

14



Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐA DẠNG HÓA
CHỨC NĂNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI
TRONG THIẾT CHẾ TỰ CHỦ CỦA KHOA HỌC
1.1. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THIẾT CHẾ TỰ CHỦ, ĐA
DẠNG HÓA CHỨC NĂNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ
TRIỂN KHAI TRONG THIẾT CHẾ TỰ CHỦ CỦA KHOA HỌC Ở VIỆT
NAM
1.1.1. Các nghiên cứu trong nƣớc đã công bố trên tạp chí từ năm 2006 đến nay
(sau khi ra đời Nghị định 115/2005/NĐ-CP về quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các tổ chức nghiên cứu và triển khai công lập)
Sau khi ra đời Nghị định 115/2005/NĐ-CP ban hành ngày 05/9/2015, đã có rất
nhiều cơng bố bàn về việc thực hiện thiết chế tự chủ ở Việt Nam. Có thể kể đến một
số cơng bố điển hình đã đưa ra các giải pháp để thực hiện tự chủ trong khoa học
(xếp theo thứ tự thời gian):
Ngay sau khi ra đời Nghị định 115/2005/NĐ-CP, tại Tạp chí hoạt động Khoa
học số tháng 1/2006 Dỗn Minh Tâm đã có bài viết “Trao đổi về việc lập đề án
chuyển đổi cơ chế hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) công
lập”. Bài báo cho rằng vấn đề quan trọng nhất của các tổ chức nghiên cứu và triển
khai trong việc chuyển đổi sang cơ chế tự chủ đó là phải xây dựng thành công đề án
chuyển đổi cơ chế hoạt động của đơn vị để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bài báo đã đưa ra kết luận là hiện nay hoạt động của các tổ chức nghiên cứu
và triển khai cịn đang bị hành chính hóa và dựa vào bao cấp của nhà nước. Cần
chuyển mạnh các tổ chức KH&CN nghiên cứu và triển khai sang hoạt động theo cơ
chế doanh nghiệp, để các tổ chức thông qua việc cung cấp kết quả nghiên cứu cho
xã hội mà tự trang trải và phát triển [77].
Bài viết về “Đổi mới chính sách tài chính đối với KH&CN” trên tạp chí Hoạt
động khoa học số tháng 3/2006 của Nguyễn Thị Anh Thu trình bày về hiện trạng về

15


tình hình tài chính ở nước ta như chính sách đầu tư, chính sách phân bổ tài chính
cho hoạt động khoa học và cơng nghệ, cơ chế giao kinh phí trong thực hiện các
nhiệm vụ khoa học và công nghệ, định mức chi tiêu, chính sách thu nhập và tiền
lương, chính sách thưởng tài chính trong hoạt động khoa học và cơng nghệ, thủ tục
thanh quyết tốn hiện nay. Từ hiện trạng, tác giả đã nêu lên những hạn chế của
chính sách tài chính. Cuối cùng, tác giả đã đưa ra những giải pháp đối với chính
sách tài chính cho khoa học và công nghệ để tạo quyền tự chủ cho các tổ chức
nghiên cứu và triển khai [81].
Bài báo “Bàn về tổ chức thực hiện Nghị định 115” đăng trên tạp chí Hoạt
động khoa học số tháng 9/2006 của Hồ Sơn Lâm đã nêu lên thực trạng của cơ quan
khoa học, con người làm khoa học và mơ hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ
ở Việt Nam hiện nay. Qua đó, tác giả đã đưa ra giải pháp để thực hiện tự chủ cho
các tổ chức nghiên cứu và triển khai [62].
Trong bài viết “Doanh nghiệp KH&CN-một lực lượng sản xuất mới” trên tạp
chí Hoạt động khoa học do Nguyễn Quân đăng số tháng 10/2006 cũng đưa ra hướng
tự chủ cho các tổ chức KH&CN theo hướng chuyển đổi thành doanh nghiệp khoa
học và Công nghệ. Bài báo đã nêu lý do phải tạo lập và phát triển doanh nghiệp
khoa học và công nghệ là: hoạt động khoa học và công nghệ hiện nay chưa đáp ứng
được yêu cầu ngày càng tăng của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hội nghị trung
ương 6 đã yêu cầu “từng bước chuyển các tổ chức khoa học và công nghệ sang hoạt
động theo cơ chế doanh nghiệp”; xuất phát từ thực tế hiện nay, nhiều nhà khoa học
đã có kết quả nghiên cứu mang tính thực tiễn cao có thể đưa vào sản xuất để tạo ra
sản phẩm có giá trị cho xã hội; kinh nghiệm của nhiều nước phát triển và mới cơng
nghiệp hóa như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc về doanh nghiệp spin-off
hay start-up rất ấn tượng và đáng học tập; ở Việt Nam nhiều doanh nghiệp đang
hoạt động đã có yếu tố của doanh nghiệp khoa học và công nghệ như Viện Máy và
dụng cụ công nghiệp IMI… Bài báo cũng đưa ra chính sách đối với doanh nghiệp

khoa học và cơng nghệ, đó là: nhà nước phải hỗ trợ ban đầu về tài sản, chính sách
thuế, quyền tự chủ, cho phép tính vào chi phí hợp lý trước thuế khoản trích đầu tư
16


cho khoa học và công nghệ của doanh nghiệp (khoảng 10-20%), doanh nghiệp có
thể góp vốn bằng tài sản trí tuệ, chuyển nhượng tài sản trí tuệ [72].
Nguyễn Thanh Tùng với bài viết “Chuyển các viện công nghệ sang doanh
nghiệp: Điều kiện cần và đủ” ở tạp chí Hoạt động khoa học số tháng 11/2006 cho
rằng mới có điều kiện cần cho các viện nghiên cứu chuyển sang doanh nghiệp khoa
học và công nghệ (gồm 5 điều kiện theo Dự thảo “Nghị định về doanh nghiệp khoa
học và công nghệ”) mà chưa có điều kiện đủ. Bài báo đưa ra 2 vấn đề có tính chất
quyết định đến điều kiện đủ của việc chuyển đổi đó là: hình thức chuyển đổi và
doanh thu [86].
Hồ Sĩ Thoảng trong bài “Bàn về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ
chức KH&CN” trên tạp chí Hoạt động khoa học số tháng 12/2006 đưa ra một số ý
kiến: Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cần được quán triệt một cách nhất quán và
cân bằng: các tổ chức nghiên cứu và triển khai và các cá nhân nhà khoa học được
quyền tự chủ thực sự trong tổ chức, đồng thời phải chịu trách nhiệm pháp lý đầy đủ
về những cam kết của mình trước cơ quan quản lý, các tổ chức nghiên cứu và triển
khai phải được cơ cấu trên cơ sở các hướng nghiên cứu, không phải theo ngành
hoặc theo hệ hành chính, cần tiếp tục hồn thiện cơ chế xây dựng, tuyển chọn và
nghiệm thu đề tài. Sự tự do đó là hết sức cần thiết để tạo dựng được những tập thể
khoa học năng động, làm việc có hiệu quả, làm xuất hiện những tài năng khoa học
thật sự [80].
Công bố của Phạm Huy Tiến “Bàn về thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP”
trên tạp chí Hoạt động khoa học số tháng12/2006 cho rằng nếu chỉ đạo và thực hiện
tốt riêng Điều 4 của Nghị định về chuyển đổi tổ chức và hoạt động cũng sẽ tạo bước
chuyển quan trọng cho nền KH&CN nước ta [83].
Đỗ Nguyên Khoát trong bài báo “Bàn về trách nhiệm của cơ quan chủ quản

đối với tổ chức chuyển đổi theo Nghị định 115” đăng trên tạp chí Hoạt động khoa
học số tháng 2/2007 cho rằng các cơ quan chủ quản của tổ chức nghiên cứu và triển
khai đang thực hiện chuyển đổi cần nâng cao trách nhiệm của mình, tăng cường chỉ
đạo, quán triệt làm tốt những vấn đề sau: Xây dựng và triển khai nghiêm túc Đề án
17


chuyển đổi các tổ chức nghiên cứu và triển khai sang hình thức tự chủ, tự trang trải
chi phí; khắc phục khuynh hướng khoán trắng mọi thứ cho tổ chức nghiên cứu và
triển khai; khắc phục những biểu hiện dựa dẫm, ỷ lại do hậu quả của cơ chế cũ, tính
ỷ lại ở nhiều người, nhiều bộ phận đã trở thành thói quen; thực hiện tốt chính sách
ưu đãi đối với đội ngũ các nhà khoa học; thường xuyên quan tâm, theo dõi hoạt
động của tổ chức nghiên cứu và triển khai nhưng không can thiệp quá sâu vào hoạt
động của các tổ chức này [60].
Ở bài báo “Đổi mới tư duy về tổ chức nghiên cứu tại các tổ chức KH&CN
trong giai đoạn chuyển đổi” trên tạp chí Hoạt động khoa học số tháng 5/2007, Doãn
Minh Tâm cho rằng để có được những chuyển biến trong hoạt động của các tổ chức
nghiên cứu và triển khai công lập theo hướng tự chủ điều quan trọng là phải đổi mới
trong tư duy, cơng việc và thói quen làm việc hàng ngày, tất cả đều phải được đánh
giá và quy đổi ra giá trị lao động, có như vậy tiến trình chuyển đổi mới thành công.
Bài báo cũng đưa ra các biện pháp tổ chức thực hiện việc xác định nhiệm vụ khoa
học và công nghệ hàng năm trong thời kỳ chuyển đổi sang cơ chế tự chủ [78].
Nguyễn Hải Hằng trong bài “Câu chuyện 115 tại các địa phương-vẫn còn
nhiều bất cập” đăng trên tạp chí Hoạt động khoa học số tháng 4/2008 cho rằng khó
khăn tựu chung trong thực hiện Nghị định 115 tại các địa phương đúc rút qua 4 chữ
“nhân lực” và “vật lực”. Bài báo đã nêu lên vướng mắc tại các địa phương trong quá
trình tự tự chủ là: nhận thức chưa đúng hoặc chưa đầy đủ về Nghị định 115, thiếu sự
chỉ đạo và phối hợp giữa các ban/ngành; tiềm lực của các tổ chức nghiên cứu và
triển khai cịn yếu; thị trường cơng nghệ chưa phát triển [32].
Bài viết “Mơ hình nào cho tổ chức KH&CN trong trường đại học” của

Nguyễn Ngọc Điện đăng trên tạp chí Hoạt động khoa học số tháng 9/2001 cho thấy
những khó khăn trong mơi trường của các tổ chức KH&CN thuộc các trường đại
học khi tiến hành tự chủ. Tác giả cho rằng trường đại học có thể quản lý doanh
nghiệp khoa học và công nghệ trong trường đại học, nhưng điều quan trọng là cần
bỏ suy nghĩ trường đại học là cơ quan chủ quản của doanh nghiệp [28].

18


Bài “Hai “khoán 10” và một bài học” đăng trên tạp chí Hoạt động khoa học số
tháng 1/2012 của Nguyễn Sỹ Lộc đã đề cập một số nguyên nhân gây cho “khốn
10” trong khoa học chưa có hồi kết là: các cơ quan hoạch định chính sách chưa thật
sự nắm chắc lợi ích cốt lõi của các tổ chức nghiên cứu và triển khai và chưa đề xuất
được với lãnh đạo các quyết định chính xác, kịp thời về khoa học và cơng nghệ
[64].
Tháng 11/2012 Vũ Cao Đàm đã có bài viết “Sớm tháo gỡ những vướng mắc
trong việc thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP” đăng trên tạp chí Hoạt động khoa
học bàn về Nghị định 115 trong vài tình huống điển hình và đưa ra kết luận vướng
mắc cơ bản tập trung ở các thiết chế vĩ mô về KH&CN, sau đó là các thiết chế vĩ
mơ trong hệ thống kinh tế - xã hội, tháo gỡ các thiết chế vi mơ đã là việc khó, tháo
gỡ các thiết chế vĩ mô càng là một nan đề lớn lao gấp bội. Kết thúc bài báo đã đưa
ra một số điểm ghi nhận: xác lập quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức
KH&CN công lập là xu thế tất yếu của một nền KH&CN phi nhà nước, đó là xu thế
hình thành một nền khoa học và đại học tự chủ; đó là một địi hỏi khách quan của
xu thế phát triển ở nước ta sau sự cáo chung của nền kinh tế chỉ huy tập trung, quan
liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường [23].
Bài “Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm: cần đồng bộ hóa giữa các
cơ chế, chính sách” của Đinh Việt Bách đã đưa ra giải pháp tháo gỡ cho những
vướng mắc trong thực hiện tự chủ của các tổ chức KH&CN là đồng bộ hóa giữa các
nội dung của Nghị định 115/2005/NĐ-CP và Nghị định 96/2010/NĐ-CP với các

văn bản quy phạm pháp luật, tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về
cơ chế tự chủ, có biện pháp đầu tư, nâng cao tiềm lực về tài chính, nhân lực, cơ sở
vật chất [2].
Dương Nguyên Vũ cũng bàn về quyền tự chủ của các viện qua bài “Quyền tự
chủ của viện nghiên cứu theo mơ hình tam giác tri thức” và đã đi đến kết luận là
Việc giao quyền tự chủ cho viện nghiên cứu khoa học cần phải đi kèm theo trách
nhiệm và trách nhiệm – liên đới của viện nói trên và cơ quan chủ quản. Khi nói đến

19


trách nhiệm, thì vai trị lãnh đạo tạo sự qn bình cho các bên của tam giác tri thức
là cần thiết [94].
Tháng 5 năm 2016, tác giả Đinh Việt Bách công bố bài viết “Cơ chế tự tủ, tự
chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập: Những điều chỉnh cần thiết” đã
đưa ra một số điều chỉnh để các tổ chức KH&CN thực hiện cơ chế tự chủ đó là phân
loại tổ chức KH&CN để giao quyền tự chủ, trao quyền tự chủ phụ thuộc vào mức
độ tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư của tổ chức KH&CN công lập, cho
phép tổ chức KH&CN công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được
vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp hoặc chuyển thành doanh nghiệp, nhà
nước cần tiếp tục đầu tư đẻ nâng cao tiềm lực cho tổ chức KH&CN công lập, điều
chỉnh một số quy định để cơ chế tự chủ đồng bộ với các quy định khác có liên quan
[3].
1.1.2. Các nghiên cứu của các đề tài, dự án trong nƣớc
Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu cả trực tiếp và gián tiếp về quá trình
chuyển đổi hệ thống KH&CN từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị
trường, trong đó q trình chuyển đổi mơ hình của khoa học tự chủ đã diễn ra trong
khoảng thời gian khá dài.
01 đề tài cấp Bộ (1998) về “Cải tiến cơ chế quản lý các cơ quan R&D trong
bối cảnh kinh tế thị trường ở Việt Nam” do Nguyễn Văn Học thực hiện. Đề tài

nghiên cứu hai vấn đề: tổ chức hoạt động NC&TK trong doanh nghiệp và tổ chức
sản xuất kinh doanh trong cơ quan KH&CN. Đề tài cho rằng quá trình chuyển đổi
của hệ thống cơ quan KH&CN là một quá trình tự điều chỉnh, thích nghi của hệ
thống dựa trên nguyên tắc “tự sắp xếp” trong “một trật tự pháp luật-sự điều tiết của
nhà nước”. Đề tài mới chỉ dừng ở mức độ mơ tả, phân loại các loại hình tổ chức
KH&CN trong dạng chuyển đổi [35].
Đề tài “Cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về khoa học và công
nghệ” do PGS. TS. Vũ Cao Đàm thực hiện giai đoạn 1997-1999, sau khi phân tích
tình hình các viện, tác giả đưa ra một số hình thức khả dĩ trong chuyển đổi như sau:

20


- Giữ nguyên trạng các viện công nghệ hiện nay và chuyển đổi thành các viện
đầu ngành quốc gia.
- Nhập vào một xí nghiệp sản xuất
- Chuyển thành các xí nghiệp engineering
- Chuyển thành các công ty tư vấn đa chức năng [19].
Đề tài cấp Bộ (2003-2004) “Nghiên cứu sự hình thành và phát triển doanh
nghiệp khoa học và cơng nghệ và sự chuyển đổi một số tổ chức nghiên cứu và phát
triển ở Việt Nam sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp” do Bạch Tân Sinh thực
hiện. Sau khi đưa ra một số vấn đề lý luận của doanh nghiệp KH&CN, đề tài kết
luận nên chuyển đổi một số tổ chức KH&CN thành doanh nghiệp KH&CN. Đề tài
cung cấp một số chứng minh thực tế phục vụ cho việc xây dựng chính sách chuyển
đổi các tổ chức KH&CN thành doanh nghiệp KH&CN [75].
Đề tài cấp Bộ (2005) về “Nghiên cứu sự chuyển đổi một số tổ chức R&D sang
hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp và sự hình thành và phát triển doanh nghiệp
KH&CN ở Việt Nam” do Bạch Tân Sinh làm chủ nhiệm đã nghiên cứu về nội dung
chuyển đổi tổ chức KH&CN sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm và các điều kiện thực
hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức R&D khi chuyển sang hoạt động theo

cơ chế doanh nghiệp [76].
Đề tài cấp bộ về “Nghiên cứu sự phát triển của tổ chức R&D ở một số nước
chọn lọc và Việt Nam” năm 2007 của tác giả Phạm Quang Trí, Viện Chiến lược
chính sách KH&CN, đã đưa ra lý luận về phát triển mạng lưới cơ quan R&D của
một số nước như Đức, Trung Quốc, Việt Nam và đề xuất định hướng phát triển của
các tổ chức R&D của Việt Nam [85].
Đề tài cấp Bộ (2009-2010) “Nghiên cứu chính sách phát triển các loại hình tổ
chức và hoạt động KH&CN ở các tập đoàn và doanh nghiệp lớn tại Việt Nam” do
Hoàng Văn Tuyên thực hiện đã đưa ra kết luận rằng trong các tập đồn kinh tế lớn
việc có các tổ chức KH&CN là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, cũng còn nhiều vấn đề
về chính sách cần xem xét để có được hỗ trợ thiết thực và khả thi hơn cho các tổ
chức KH&CN trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam hiện nay [89].
21


×