Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Chủ nghĩa duy vật nhân bản l phoiơbắc và giá trị nhân văn của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.31 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thị Thanh Huyền

Chủ nghĩa duy vật nhân bản L. Phoiơbắc và giá trị
nhân văn của nó

Luận văn Thạc sĩ Triết học
Mã số: 60 22 80
Người hướng dẫn: PGS.TS Đặng Hữu

Hà Nội - 2008

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Triết học là tinh hoa tư tưởng của nhân loại. Tinh hoa tư tưởng này, “Tồ
lâu đài” triết học này chỉ có thể bền vững và vươn cao khi dựa trên một nền
móng vững chắc là lịch sử triết học. Lịch sử triết học là một mơn học có giá
trị khoa học, giá trị nhận thức và thực tiễn sâu sắc. Chính vì vậy, Ph.Ăngghen
đã khẳng định: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì
khơng thể khơng có tư duy lý luận”. “Nhưng tư duy lý luận, - theo ơng, - chỉ
là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà có thơi. Năng
lực đó cần phải được phát triển hồn thiện, và muốn hồn thiện nó thì cho tới
nay, khơng có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời
trước”.
Từ nhận thức đúng đắn vấn đề này, nhất là trong công cuộc đổi mới đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy đổi mới tư duy lý luận, trong đó


có tư duy triết học, làm khâu đột phá, Đảng ta đã xác định gắn nghiên cứu lý
luận với tổng kết thực tiễn là một nhiệm vụ trọng tâm, mà giới nghiên cứu lý
luận là lực lượng nòng cốt. Thực hiện nhiệm vụ này, chúng ta khơng có con
đường nào khác là phải nghiên cứu và giảng dạy lịch sử tư tưởng triết học
nhân loại để rút ngắn con đường đạt tới tư duy triết học mà chúng ta mong
muốn có và nhất thiết phải có để có thể khẳng định mình trong xu thế tồn
cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế ngày một gia tăng với tốc độ và quy mô
ngày càng lớn.
Chúng ta đều biết, học thuyết lấy con người là trung tâm, là đối tượng
của triết học đã xuất hiện từ thời Cổ đại, nhất là trong triết học Hy Lạp – La
Mã cổ đại. Chẳng hạn, Pitago đã coi “Con người là thước đo của tất thảy mọi
vật”, cịn Xơcrát đã đánh dấu bước ngoặt trong sự phát triển triết học thời kỳ
này bằng mệnh đề “Triết học là sự tự ý thức của con người về chính bản thân
mình”.

2


Trong thời Phục hưng và Cận đại, triết học đã gắn liền với vấn đề con
người và giải phóng con người, đề cao tư tưởng nhân văn và chủ nghĩa nhân
đạo. Vào thời kỳ này, do sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất và khoa học,
triết học đã chứng minh được sức mạnh vĩ đại của con người. Chính vì vậy, ở
Italia thời kỳ này đã dấy lên khẩu hiệu: “Con người hãy thờ phụng chính bản
thân mình, chiêm ngưỡng cái đẹp của chính mình”.
Theo dịng lịch sử đó, nhân loại sau thời Phục hưng và Cận đại đã sản
sinh ra những con người mà học thuyết của họ trở thành tài sản vô giá của
nhân loại. Nước Đức đã trở thành một trong những cái nôi sản sinh ra những
con người vĩ đại ấy. Ra đời trong bối cảnh cần có cách nhìn nhận mới về các
hiện tượng tự nhiên và tiến trình lịch sử nhân loại, cần có quan niệm mới về
khả năng và vai trị tích cực của hoạt động con người, triết học cổ điển Đức đã

được thừa nhận là giai đoạn phát triển mới về chất trong lịch sử tư tưởng Tây
Âu và thế giới cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX. Một trong những nhà tư
tưởng lớn đó là L. Phoiơbắc.
Nếu I. Cantơ được thừa nhận là người mở đầu cho triết học cổ điển Đức
bằng chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm và G.V.Ph. Hêghen được thừa nhận là
người đã đưa nền triết học ấy lên đến đỉnh điểm bằng phép biện chứng duy
tâm, thì L. Phoiơbắc được thừa nhận là người đã kết thúc nền triết học ấy
bằng chủ nghĩa duy vật nhân bản và cùng với G.V. Ph. Hêghen, đã trở thành
bậc tiền bối trực tiếp của C. Mác và Ph. Ăngghen. Tính nhân bản hay cịn gọi
là chủ nghĩa duy vật nhân bản là đặc trưng lớn nhất để phân biệt triết học của
L.Phoiơbắc với các nhà triết học khác. Trong chủ nghĩa duy vật nhân bản của
mình, L. Phoiơbắc đã đòi hỏi phải cải cách triết học đương thời, phải thay thế
triết học cũ bằng triết học mới, mà sự khác nhau căn bản giữa chúng là ở tính
nhân bản, ở giá trị nhân văn.
Chúng ta đang sống ở những năm đầu thế kỷ XXI, trong một bối cảnh
đầy biến động của lịch sử. Một trong những vấn đề cấp thiết ở thời đại ngày
nay là vấn đề phát triển xã hội và tìm ra triển vọng cho sự phát triển tiếp theo

3


của lịch sử nhân loại, sự phát triển bền vững theo hướng ngày càng nâng cao
vị thế và vai trò của con người trong thế giới. Chính vì thế, trong lúc này, việc
làm sống lại tính nhân bản và những giá trị nhân văn truyền thống trong triết
học nói chung, trong triết học Phoiơbắc nói riêng là điều cần thiết, vì nó làm
tốt lên hệ giá trị mà con người cần hướng tới là chân – thiện – mỹ, đồng thời
làm cho con người xích lại gần nhau hơn, làm cho con ngưòi ngày càng ý
thức một cách sâu sắc hơn phương châm người với người sống để yêu nhau,
cùng nhau chung sống trong một thế giới hồ bình, ổn định, phồn vinh và
hạnh phúc. Bên cạnh đó việc làm rõ quan niệm nhân bản và khẳng định giá trị

nhân văn trong chủ nghĩa duy vật nhân bản của L.Phoiơbắc để thấy được vì
sao, cùng với phép biện chứng của Hêghen, chủ nghĩa duy vật nhân bản của
L.Phoiơbắc đã trở thành tiền đề lý luận trực tiếp cho C.Mác và Ph.Ăngghen
thực hiện một cuộc cách mạng vĩ đại có ý nghĩa lịch sử lớn lao trong lịch sử
tư tưởng triết học nhân loại. Vì lẽ đó mà người viết chọn đề tài cho luận văn
này là Chủ nghĩa duy vật nhân bản L.Phoiơbắc và giá trị nhân văn của nó.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chủ nghĩa duy vật nhân bản L.Phoiơbắc và giá trị nhân văn là cái đã
mang lại giá trị lịch sử, ý nghĩa đạo đức sâu sắc và mức độ ảnh hưởng lớn lao
cho triết học Phoiơbắc đối với sự hình thành tư tưởng tiến bộ và cách mạng ở
nhiều nước, trong đó có Việt Nam chúng ta và do vậy, nó đã trở trành đối
tượng nghiên cứu của nhiều học giả trên thế giới. Tuy nhiên, việc nghiên cứu
một cách có hệ thống chủ nghĩa duy vật nhân bản và giá trị nhân văn trong
triết học Phoiơbắc, chỉ ra những đóng góp cũng như những hạn chế của nó
trong bối cảnh thế giới hiện thời, có thể nói, vẫn cịn ít. Trong luận văn này,
chúng tơi khơng có điều kiện và đủ khả năng để trình bày tất cả các cơng trình
nghiên cứu về triết học Phoiơbắc, mà chỉ có thể kể đến một số cơng trình tiêu
biểu sau đây:
Cơng trình Lịch sử triết học (2001) do GS, TS. Nguyễn Hữu Vui chủ
biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản, đã giới thiệu một cách vắn tắt

4


thân thế, sự nghiệp của L.Phoiơbắc, phân tích thế giới quan mà ông đã xây
dựngbằng quan điểm duy vật trên cơ sở quy toàn bộ triết học về nhân bản
học, luận giải quan niệm của ông về bản chất con người và tơn giáo.
Cơng trình Triết học cổ điển Đức – những vấn đề nhận thức luận và đạo
đức học ( kỷ yếu hội thảo quốc tế, Hà nội 21- 22/ 12 /2004, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia), là cơng trình do nhiều tác giả viết về triết học cổ điển

Đức, trong đó có những bài viết về triết học Phoiơbắc, ít nhiều phân tích chủ
nghĩa duy vật nhân bản và giá trị nhân văn trong triết học của ông.
Công trình Triết học cổ điển Đức (2006) của Lê Công Sự, do nhà xuất
bản Thế giới xuất bản đã trình bày một cách vắn tắt về cuộc đời, sự nghiệp và
quan điểm triết học của L.Phoiơbắc. Đặc biệt, ở cơng trình này, tác giả đã ít
nhiều đề cập đến quan điểm nhân bản của L.Phoiơbắc.
Cơng trình Đại cương lịch sử triết học phương Tây cuả tập thể tác giả
(TS.Đỗ Minh Hợp, TS.Nguyễn Thanh, TS.Nguyễn Anh Tuấn), do Nhà xuất
bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh xuất bản. Trong cơng trình này, các tác
giả đã trình bày một cách vắn tắt những tư tưởng cơ bản nhất, những quan
niệm chủ yếu nhất trong chủ nghĩa duy vật nhân bản của L.Phoiơbắc.
Ngồi các cơng trình nói trên, trong các cuốn giáo trình về lịch sử triết
do Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, hoặc các trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại
học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, cũng ít nhiều đề cập đến L.Phoiơbắc
với tư cách một nhà triết học tiêu biểu của triết học cổ điển Đức, bậc tiền bối
của triết học Mác.
Trên một số Tạp chí, như Tạp chí Triết học, Tạp chí Khoa học xã hội
cũng đã có những bài viết đề cập đến tư tưởng nhân bản của L.Phoiơbắc.
Chẳng hạn như, Đặng Hữu Toàn - Ph.Ăngghen với tác phẩm Lutvích
Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức ( Tạp chí Triết học, số 4
– 1995 ) ; Đặng Hữu Toàn – Nhân bản học triết học trong hệ thống triết học
duy vật nhân bản của L.Phoiơbắc (Tạp chí Triết học, số 9 – 2004 ); Đặng

5


Hữu Toàn – L.Phoiơbắc – người kết thúc nền triết học cổ điển Đức bằng chủ
nghĩa duy vật nhân bản (Tạp chí Khoa học xã hội, số 11 – 2004) ; Nguyễn
Bá Dương – Đưa một cách không úp mở chủ nghĩa duy vật trở lại ngôi vua –

một cống hiến lớn lao của L. Phoiơbắc (Tạp chí Triết học, số 9 – 2004 ) ;
Phạm Thị Ngọc Trầm – L. Phoiơbắc và triết học nhân bản của ông (Tạp chí
Triết học, số 10 – 2004); Nguyễn Kim Lai – Mối quan hệ giữa triết học
Phoiơbắc và triết học của trường phái Hêghen trẻ (Tạp chí Triết học, số 10 –
2004 ); Nguyễn Phương Nam – Triết học Phoiơbắc dưới nhãn quan của các
nhà sáng lập của nghĩa Mác (Tạp chí khoa học xã hội, số 11 – 2004).
Nguyễn Huy Hồng - Quan điểm của L. Phoiơbắc về văn hố và con người
(Tạp chí Triết học, số5 - 2006; Lê công Sự - Đánh giá của C.Mác và
Ph.Ăngghen về vấn đề con người trong triết học L.Phoi ơbắc qua Hệ tư tưởng
Đức (Tạp chí Triết học, số11 - 2006)
Ở phương Tây đã có nhiều cơng trình nghiên cứu một cách khá hệ thống
về triết học Phoiơbắc. Do rào cản ngôn ngữ, chúng tơi chỉ có thể kể đến các
cơng trình, như L.Phoiơbắc – lịch sử triết học, gồm ba tập, Nhà xuất bản
Mátxcơva, 1990; L.Phoiơbắc – tuyển tập các tác phẩm triết học, gồm hai tập,
Mátxcơva, 1955;

Những cái mới trong nghiên cứu và lý giải triết học

L.Phoiơbắc, Mátxcơva, 2004 ; A.Smít – Chủ nghĩa duy vật nhân bản của
L.Phoiơbắc, Muchen, 1993;

G.Ghentnơ - Góp phần đánh giá Lútvích

Phoiơbắc, Mátxcơva, 1979 ; U.Bolin – L.Phoiơbắc, Stutgat, 1891.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.
Mục đích của luận văn này là: Phân tích và luận giải tư tưởng nhân bản
trong triết học Phoiơbắc để trên cơ sở đó, làm sáng tỏ giá trị nhân văn của
triết học này.
Để đạt được mục đích đó, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ
sau:

Thứ nhất, trình bày một cách vắn tắt về những tiền đề cho sự sáng tạo
triết học của L.Phoiơbắc.

6


Thứ hai, phân tích và làm rõ nội dung cơ bản trong triết học L.Phoiơbắc,
đặc biệt là trong quan niệm của ông về con người và bản chất con người.
Thứ ba, chỉ ra những giá trị mang tính nhân văn trong triết học
L.Phoiơbắc và bước đầu đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của nó.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chủ nghĩa duy vật nhân bản của
L.Phoiơbắc, những giá trị tích cực và hạn chế của nó. Luận văn tập trung phân
tích những nét nổi bật của chủ nghĩa duy vật Phoiơbắc như, quan niệm của
L.Phoiơbắc về con người, về bản chất con người, về tôn giáo và đạo đức học.
Luận văn giới hạn trong phạm vi nghiên cứu những tư tưởng cơ bản,
những quan niệm chủ yếu trong triết học duy vật nhân bản L.Phoiơbắc.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Luận văn được thực hiện dựa trên nền tảng lý luận của Chủ nghĩa duy vật
biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử; quan niệm của chủ nghĩa Mác –
Lênin về lịch sử triết học.
Luận văn sử dụng các phương pháp, như phương pháp phân tích và tổng
hợp, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp lơgíc và lịch sử,
phương pháp hệ thống hoá và khái quát hoá, phương pháp đối chiếu và so
sánh,…
Luận văn dựa trên cơ sở nghiên cứu trực tiếp những tác phẩm của
L.Phoiơbắc, đồng thời kế thừa có chọn lọc những cơng trình nghiên cứu của
các tác giả khác về triết học L.Phoiơbắc.
6. Cái mới của luận văn.
Luận văn đã cố gắng luận giải một cách có hệ thống chủ nghĩa duy vật

nhân bản của Phoiơbắc và chỉ ra tính nhân văn trong hệ thống triết học của
ơng khơng chỉ trong quan niệm về con người mà còn ở các quan niệm triết
học khác.
7.

ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.

7


Về mặt lý luận, luận văn góp phần nghiên cứu chủ nghĩa duy vật nhân
bản của L.Phoiơbắc một cách có hệ thống để làm sâu sắc thêm giá trị văn hố
của con người trên cơ sở phương pháp luận Mácxít.
Về mặt thực tiễn, luận văn chỉ ra những đóng góp về phương diện tư
tưởng của L.Phoiơbắc đối với thực tiễn xã hội, đồng thời khẳng định vai trò
của triết học Phoiơbắc đối với sự hình thành và phát triển triết học Mác –
Lênin.
Luận văn có thể sử dụng để làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác
nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử triết học phương Tây nói chung, triết học
cổ điển Đức nói riêng ở các trường đại học, cao đẳng. Một phần nào đó, luận
văn cũng giúp ích cho những ai quan tâm đến chủ nghĩa nhân đạo, tư tưởng
nhân văn trong lịch sử tư tưởng triết học nhân loại.
8. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
cơ bản của luận văn bao gồm 2 chương, 6 tiết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý Chấn Anh, 2007, Nghiên cứu triết học cơ bản (Nguyễn Tài Thư dịch,
Trần Văn Đồn giới thiệu). Nhà xuất bản Trí thức, Hà Nội.
2. A.I.Arơđadiép, 1963, Chủ nghĩa vô thần của L.Phoiơbắc. Matxcơva.

3. Grane Brinton, 2007, Con người và tư tưởng phương Tây (Nguyễn Kiên
Trường biên dịch). Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Lịch sử triết học. Nhà xuất bản Giáo dục,
1998.
5. Phạm Văn Chung, 2006, Triết học Mác về lịch sử. Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Bá Dương, 2004, Luận cương về Phoiơbắc của C.Mác - Văn kiện
đầu tiên chứa đựng mầm mống thiên tài của một thế giới quan mới. Tạp chí
Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ, số 11,
tr.15-21.

8


7. Nguyễn Bá Dương, 2004, Đưa một cách không úp mở chủ nghĩa duy vật
trở lại ngôi vua - Một cống hiến lớn lao của L.Phoiơbắc. Tạp chí triết học, số
9, tr.26-30.
8. Đại học Quốc gia Hà Nội - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Triết học cổ điển Đức - Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học. Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ IX. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006, Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần
thứ X. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội.
11. Nguyễn Ngọc Hà, 2006, Quan điểm duy vật về xã hội của C.Mác và
Ph.Ăngghen trong Hệ tư tưởng Đức. Tạp chí triết học, số 4, tr.10-14.
12. H.Hâynơ, 1965, Trực giác luận, Matxcơva.
13. Vũ Gia Hiền, 2006, Triết học từ góc độ biện chứng duy vật. Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia. Hà Nội.
14. Nguyễn Huy Hồng, 2006, Quan điểm của L.Phoiơbắc về văn hoá và con

người. Tạp chí triết học, số 5, tr.46-51.
15. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ mơn
khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, 1999, Giáo trình triết học
Mác - Lênin. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội.
16. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh, Nguyễn Anh Tuấn, 2006, Đại cương lịch
sử triết học phương Tây. Nhà xuất bản Tổng hợp, Hồ Chí Minh.
17. Nguyễn Quang Hưng, 2006, Hệ tư tưởng Đức trong sự tiến triển quan
niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về tôn giáo. Tạp chí triết học, số 4, tr.15-20.
18. Nguyễn Kim Lai, 2004, Mối quan hệ giữa triết học Phoiơbắc và triết học
của trường phái Hêghen trẻ. Tạp chí triết học số 10.
19. V.I.Lênin. 1987, Toàn tập, tập 18. Nhà xuất bản Tiến bộ, Matxcơva.
20. V.I.Lênin. 1987, Toàn tập, tập 20. Nhà xuất bản Tiến bộ, Matxcơva.
21. C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, tập 1. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 1995.
22. C.Mác và Ph.Ăngghen. 1995, Toàn tập, tập 3. Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
23. C.Mác và Ph.Ăngghen. 1995, Tồn tập, tập 4. Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
24. C.Mác và Ph.Ăngghen. 1995, Toàn tập, tập 20. Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.

9


25. C.Mác và Ph.Ăngghen. 1995, Toàn tập, tập 21. Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
26. C.Mác và Ph.Ăngghen. 1995, Tồn tập, tập 42. Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
27. Nguyễn Phương Nam, 2004, Triết học Phoiơbắc dưới nhãn quan của các
nhà sáng lập chủ nghĩa Mác. Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Khoa

học Xã hội vùng Nam Bộ, số 11, tr.22-28.
28. Nguyễn Thế Nghĩa, 1999, Đại cương lịch sử các tư tưởng và học thuyết
chính trị trên thế giới. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.
29. Những cái mới trong nghiên cứu và lý giải triết học Phoiơbắc, Matxcơva,
2004.
30. L.Phoiơbắc, 1955, Các tác phẩm triết học chọn lọc, gồm 2 tập, tập 2,
Matxcơva.
31. L.Phoiơbắc, 1990, Lịch sử triết học, tập 1, Matxcơva.
32. Bùi Thanh Quất, Vũ Tình, 1999, Lịch sử triết học. Nhà xuất bản Giáo dục,
Hà Nội.
33. M.M.Rôdentan (chủ biên), 1986, Từ điển triết học. Nhà xuất bản Tiến bộ,
Matxcơva.
34. Lê Công Sự, 2006, Triết học tôn giáo của Lutvig Feuerbach. Tạp chí
nghiên cứu tơn giáo, số 1, tr.3-11.
35. Lê Công Sự, 2006, Triết học tôn giáo của Lutvig Feuerbach. Tạp chí tơn
giáo, số 1, 2, tr.3-11; 15-21.
36. Lê Công Sự, 2006, Đánh giá của C.Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề con
người trong triết học L.Phoiơbắc qua Hệ tư tưởng Đức. Tạp chí triết học, số
11, tr.13-21.
37. Mai Sơn (biên soạn), 2007, 101 triết gia. Nhà xuất bản Tri thức. Hà Nội.
38. P.S.Taranốp, 2000, 106 nhà thông thái, (Đỗ Minh Hợp dịch và hiệu đính),
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
39. Tập thể tác giả, 1997, triết học dùng cho nghiên cứu sinh và học viên cao
học khơng thuộc chun ngành triết học. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, tập
1, Hà Nội.
40. Trần Đức Thảo, 1989, Vấn đề con người và chủ nghĩa "Lý luận không có
con người". Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh.
41. Trần Đức Thảo, 1995, Lịch sử tư tưởng triết học trước Marx. Nhà xuất
bản Khoa học xã hội. Hà Nội.
42. Trần Đức Thảo, 2004, Sự hình thành con người. Nhà xuất bản Đại học

Quốc gia. Hà Nội.

10


43. Triết học, 1999, gồm 3 tập, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
44. Đặng Hữu Toàn, 1995, Ph.Ăngghen với tác phẩm "Lútvích Phoiơbắc và
sự cáo chung của triết học cổ điển Đức. Tạp chí triết học, số 4.
45. Đặng Hữu Toàn, 2004, L.P - Người kết thúc nền triết học cổ điển Đức
bằng chủ nghĩa duy vật nhân bản. Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện
Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ, số 11, tr.29-38.
46. Đặng Hữu Toàn, 2004, Nhân bản học triết học trong hệ thống triết học
duy vật nhân bản của L.Phoiơbắc". Tạp chí triết học, số 9, tr.17-25.
47. Vũ Minh Tâm, Triết học con người. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
48. Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, 1962, Lịch sử triết học. Nhà xuất bản Sự
thật, Hà Nội.
49. V.Vinđenbau, 1998, Triết học trong đời sống tư tưởng Đức thế kỷ XIX,
Matxcơva.
50. Nguyễn Hữu Vui, 2001, Lịch sử triết học. Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.

11



×