Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học bệnh Lichen phẳng tại bệnh viện Da liễu Trung ương từ 03/2013 đến 09/2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.13 KB, 6 trang )

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MÔ BỆNH HỌC BỆNH LICHEN PHẲNG
TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG TỪ 03/2013 ĐẾN 09/2013
Nguyễn Thùy Linh*, Nguyễn Duy Hưng*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Lichen là bệnh lý được xếp vào nhóm viêm da mạn tính có sự tham gia của tế bào
lympho T. Lichen phẳng (LP) là một bệnh thường gặp với tổn thương ở da, niêm mạc, tóc và móng. Tỉ lệ
bệnh khoảng 0.14-0.8% dân số và cơ chế bệnh sinh cho đến nay còn chưa rõ ràng.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan của bệnh LP tại Bệnh
viện Da liễu Trung ương (BVDLTW).
Đối tượng và phương pháp: phương pháp mô tả cắt ngang dựa trên 102 bệnh nhân được chẩn
đoán xác định LP bằng sinh thiết da tại BVDLTW từ 03/2013 đến 09/2013.
Kết quả: Qua nghiên cứu 102 bệnh nhân LP chúng tơi thấy tuổi trung bình của bệnh nhân trong
nghiên cứu là 41.3 ± 20.2. Tỉ lệ nam và nữ khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê: 1/1.3; 84.3% bệnh nhân
có tổn thương da, hình thái tổn thương da hay gặp nhất là sẩn (94.2%); 65.1% tổn thương có màu tím hoa
cà; vị trí hay gặp nhất là ở chân (68.6%); 28.4% bệnh nhân có tổn thương niêm mạc trong đó hình thái hay
gặp nhất là mảng trắng (69%). Triệu chứng ngứa gặp ở 83.3% bệnh nhân. 14.1% bệnh nhân có HbsAg
(+); khơng có bệnh nhân nào nhiễm virus viêm gan C. Trên mô bệnh học 97% bệnh nhân là lichen phẳng
kinh điển.
Từ khóa: Lichen phẳng, Bệnh viện Da liễu Trung ương.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lichen phẳng (LP) được phân loại vào nhóm
bệnh có sẩn. Đây là bệnh da viêm cấp hoặc mãn
tính có biểu hiện da, niêm mạc, tóc và móng. Tổn
thương là các sẩn dẹt phẳng, hình đa giác, màu đỏ
hồng hoặc tím hoa cà, bóng, ngứa ở da và các sẩn
màu trắng sữa hình mạng lưới trong trong niêm
mạc miệng. LP là do phản ứng của cơ thể đối với
tác nhân xâm phạm từ bên ngoài nhưng chưa rõ


* Bệnh viện Da liễu TW
Phản biện khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Sáu

nguồn gốc. Miễn dịch qua trung gian tế bào đóng
vai trị quan trọng trong việc gây ra các biểu hiện
lâm sàng của bệnh. Cả hai loại tế bào TCD4 + và
TCD8 + đều được tìm thấy trong tổn thương da.
Tiến triển của bệnh có thể dẫn đến sự tăng lắng
đọng của tế bào CD8 + [1]. Tại Việt Nam, LP không
phải là bệnh viêm da hiếm gặp, tuy nhiên cịn ít
các nghiên cứu về vấn đề này. Do đó, chúng tơi
tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích khảo sát
đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên
quan của bệnh LP trong thời gian từ 03/2013 đến
09/2013 tại BVDLTW.

Số 18 (Tháng 01/2015)

DA LIỄU HỌC 29


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

II. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng LP và có
kết quả mơ bệnh học chẩn đốn xác định Lichen
phẳng đến khám và điều trị tại Bệnh viện Da liễu
Trung ương từ 03/2013 đến 09/2013.
2. Phương pháp nghiên cứu

- Mô tả cắt ngang: tiến cứu từ 03/2013 đến
09/2013
- Các bước tiến hành:
+ Lập phiếu nghiên cứu có các thông tin về
lâm sàng và các xét nghiệm cần cho nghiên cứu.
+ Khám, chụp ảnh bệnh nhân trước sau điều
trị, chỉ định xét nghiệm cần làm và thu thập các
thông tin cần thiết như tuổi, giới, tiền sử, triệu
chứng lâm sàng…

- Thời điểm khởi phát bệnh theo mùa.
Bảng 1. Thời điểm khởi phát bệnh theo mùa
trong năm (n=102)
Mùa

Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Xuân (tháng 2-4)

34

33.3

Hè (tháng 5-7)

22

21.6

Thu (tháng 8-10)


9

8.8

Đông (tháng 11-1)

37

36.3

Tổng cộng

102

100

Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh vào mùa
đông (36.3%) là cao nhất.
2. Đặc điểm lâm sàng bệnh LP
2.1. Vị trí tổn thương
Bảng 2. Vị trí tổn thương (n=102)
Số bệnh
nhân

%

Tay

58


56.9

Chân

70

68.6

Đầu

2

2

Thân mình

35

34.3

Niêm mạc miệng

24

23.5

Niêm mạc sinh dục

5


4.9

Mơi

4

3.9

Quy đầu

3

2.9

Mặt

4

3.9

Lịng bàn tay - chân

1

1

Móng

3


3.9

35

34.3

3. Xử lý và phân tích số liệu thống kê theo
chương trình SPSS16.0
III. KẾT QUẢ
1. Các yếu tố liên quan trong bệnh LP
- Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu
là 41.3 ± 20.2, ở nữ là 44.6 ± 21.4, ở nam là 37.2 ± 18.
- Phân bố bệnh theo giới

Vị
trí
tổn
thương

Biểu đồ 1. Phân bố bệnh theo giới (n=102)
Nhận xét: bệnh LP gặp ở nữ (55.9%) nhiều
hơn nam (44.1%).
Tỉ lệ nữ:nam=1/1.3, sự khác biệt khơng có ý
nghĩa thống kê.
30 DA LIỄU HỌC Số 18 (Tháng 01/2015)

Phối hợp nhiều vị trí

Nhận xét: Vị trí tổn thương hay gặp nhất là

chân (68.6%), có 35 bệnh nhân (34.3%) có nhiều
tổn thương ở các vị trí khác nhau trên cơ thể


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2.2. Hình thái tổn thương ở da
Bảng 3. Hình thái tổn thương da (n=86)
Tổn thương

Số bệnh nhân

%

Sần

81

94.2

Chấm

39

45.3

Mạng lưới Wickham

30


34.9

Dải

3

3.5

Hiện tượng Kobner

21

24.4

Nhận xét: Hình thái tổn thương niêm mạc hay
gặp nhất là mảng trắng (69%).

Loét

13

15.1

2.5. Triệu chứng ngứa ở bệnh nhân LP

Nhiễm sắc tố

3

3.5


Hình nhẫn

2

2.3

Biểu đồ 3. Hình thái tổn thương niêm mạc
(n=29)

Nhận xét: Hình thái tổn thương da hay gặp
nhất trong bệnh LP là sẩn (94.2%) sau đó đến
chấm (45.3%)
2.3. Màu sắc của tổn thương
Biểu đồ 3. Triệu trứng ngứa trên lâm sàng
(n=102)
Nhận xét: 83.3% bệnh nhân có triệu chứng ngứa.
3. Đặc điểm cận lâm sàng bệnh LP
3.1. Xét nghiệm virus viêm gan
Bảng 4. Xét nghiệm HBsAg và Anti-HCV
Biểu đồ 2. Màu sắc tổn thương da (n=86)
Nhận xét: hay gặp nhất là tổn thương màu tím
hoa cà (65.1%).

HSbAg

Kết quả

2.4. Tổn thương ở niêm mạc


Âm tính

Tổn thương niêm mạc gặp ở 29 bệnh nhân
(28.4%) trên tổng số 102 bệnh nhân, trong đó
có 9 bệnh nhân chỉ tổn thương ở niêm mạc đơn
thuần (8.8%) và 20 bệnh nhân có phối hợp với tổn
thương ở vị trí khác (19.6%).

n
53%

Anti-HCV

%

n

%

85.9

41

100

Dương tính 9

14.1

0


0

Tổng

100

41

100

64

Nhận xét: 14.1% bệnh nhân có HBsAg(+)

Số 18 (Tháng 01/2015)

DA LIỄU HỌC 31


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

3.2. Xét nghiệm mô bệnh học
Bảng 5. Kết quả mô bệnh học (n=102)
Kết quả

Số bệnh nhân

%


LP kinh điển

99

97

LP phì đại

2

2

LP thành dải

1

1

102

100

Tổng

Nhận xét: 97% là LP kinh điển.
IV. BÀN LUẬN
Theo y văn thế giới, LP là bệnh có thể mắc
ở mọi lứa tuổi và khơng có sự khác biệt về giới.
Qua nghiên cứu 102 bệnh nhân LP chúng tôi thấy
bệnh gặp ở nữ (55.9%) nhiều hơn nam (44.1%), tỉ

lệ nam/nữ = 1/1.3, sự khác biệt này là khơng có ý
nghĩa thống kê. Nghiên cứu của Kyriakis KP tiến
hành trên 325 bệnh nhân từ năm 1995 đến 2002
ở Hy Lạp cũng cho kết quả tỉ lệ nam/nữ = 1/1.3 [2]
Bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, tuổi
trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là
41.3 ± 20.2, ở nữ là 44.6 ± 21.4, ở nam là 37.2 ± 18.
Như vậy, nam giới có xu hướng mắc bệnh sớm hơn
nữ giới.
Sự phát triển của LP có thể bị ảnh hưởng của
các yếu tố mùa vụ và môi trường, tỉ lệ gia tăng
trong tháng mười hai và tháng giêng [1]. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ khởi phát bệnh vào
mùa đông là cao nhất (36.3%), tiếp theo là mùa
xuân (33.3%), mùa hè (21.6%) và ít nhất là mùa thu
(8.8%).
Tổn thương LP có thể chỉ ở da hoặc niêm mạc
nhưng cũng có thể phối hợp ở nhiều vị trí. Nghiên
cứu của chúng tơi ghi nhận 86 trường hợp (84.3%)
có tổn thương ở da, tỉ lệ này theo Li J là 83.1%
[3]. Tổn thương ở niêm mạc gặp ở 29 trường hợp
32 DA LIỄU HỌC Số 18 (Tháng 01/2015)

(28.4%) trong đó 24 trường hợp (23.5%) ở niêm
mạc miệng và 5 trường hợp (4.9%) ở niêm mạc
sinh dục. Tổn thương của bệnh LP có thể xuất hiện
ở bất cứ vùng nào trên cơ thể, tuy nhiên thường
gặp nhất ở các chi, chân (68.6%) sau đó đến tay
(56.9%). Tỉ lệ bệnh nhân có tổn thương phối hợp
ở nhiều vị trí là khá cao 34.3%, các vị trí phối hợp

thường gặp là tay và chân, chân và thân mình,
tay chân và niêm mạc... có những trường hợp tổn
thương tồn thân phản ánh mức độ đa dạng và
phức tạp của bệnh, đồng thời cũng là một khó
khăn trong việc lựa chọn hình thức điều trị.
Hình thái tổn thương da của LP chủ yếu là sẩn
(94.2%), sẩn của LP là những sẩn đa giác, dẹt với
nhiều kích thước khác nhau, đa phần là các sẩn
to vài centimet. Các sẩn đứng riêng rẽ, rải rác trên
mặt da hoặc tạo thành từng đám nhưng không
liên kết với nhau. Bề mặt sẩn phẳng trên đó có
hình ảnh các đường kẻ trắng gọi là vạch Wickham.
Một số giả thiết về nguyên nhân hình thành các
vạch Wickham đã được đưa ra, thứ nhất là do tăng
lớp hạt của thượng bì, thứ hai là do sự tăng hoạt
động của các tế bào thượng bì và thứ ba là do
thiếu mạch da trong các khu vực tổn thương [4].
Màu sắc của tổn thương có thể thay đổi theo
thời gian và tiến triển của bệnh. Tổn thương đa
số là màu tím hoa cà (65.1%) sau đó đến đỏ hồng
(48.8%), đây thường là những tổn thương mới
xuất hiện. Các tổn thương cũ hơn có thể có màu
thâm đen (20.9%) hoặc thâm nhạt (34.9%). Những
sẩn lặn đi sẽ thay thế bằng những vùng nhiễm sắc
tố với hình dáng của những sẩn trước đó, màu sắc
của vùng này có thể là màu hồng, màu xanh hay
màu đen tùy thuộc vào thời gian. Trên một bệnh
nhân các sẩn có thể đồng đều về màu sắc nhưng
đa số có màu sắc khác nhau, biểu hiện sự đan xen
giữa các sẩn cũ và mới.



NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Trong nghiên cứu của chúng tơi hình thái hay
gặp nhất của tổn thương niêm mạc là các mảng
trắng (69%), tổn thương loét (13.8%), kết hợp cả
mảng trắng và loét (13.8%), teo (3.4%). Tổn thương
mảng trắng có thể gặp ở nhiều mức độ khác nhau
từ những đám hình lá cây dương xỉ rất rõ trong
miệng đến những sẩn mắt lưới hơi mờ ở âm hộâm đạo. Tổn thương loét thường gặp ở lưỡi và vị
trí tiếp xúc với vật liệu làm răng ở những người có
răng giả.
Ngứa là một triệu chứng chủ yếu trong LP,
mức độ ngứa khác nhau ở từng bệnh nhân và có
nhiều trường hợp hồn tồn khơng ngứa [1]. Theo
Anbar TE triệu chứng ngứa gặp ở trên 50% số
bệnh nhân LP [6]. Trong nghiên cứu của chúng tơi
có 85 bệnh nhân (83.3%) có biểu hiện ngứa tại tổn
thương, dao động từ nhẹ cho đến ngứa nhiều, chỉ
có 17 bệnh nhân (16.7%) khơng ngứa. Đây cũng là
lý do chính khiến cho bệnh nhân đến khám trong
đa số các trường hợp. Triệu chứng ngứa cũng được
dùng như một trong những tiêu chí để đánh giá
hiệu quả điều trị bệnh LP trong nhiều nghiên cứu.
Kết quả mô bệnh học ở 102 bệnh nhân cho
thấy chỉ có 3 thể bệnh của LP trong nghiên cứu
của chúng tơi đó là LP kinh điển (97%), LP phì đại
(2%), LP thành dải (1%). Mặc dù phân loại trên lâm
sàng theo vị trí và hình thái tổn thương chúng

tơi gặp khá nhiều thể LP như LP ở niêm mạc, LP
hình nhẫn, LP tăng sắc tố, LP ở móng... nhưng kết
quả mơ bệnh học đều là LP kinh điển. Trong các
nghiên cứu khác chiếm đa số vẫn là LP kinh điển
nhưng có nhiều thể bệnh hơn với các tỉ lệ thay đổi
khác nhau.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chứng
minh mối liên quan giữa LP và virus viêm gan B,
C đặc biệt là virus viêm gan C. Theo Ibrahim HA
và cộng sự nghiên cứu trên 43 bệnh nhân LP thấy

12(27,9%) bệnh nhân dương tính với HBs-Ag,
9(20,9%) dương tính với kháng thể anti-HCV và
3(7%) dương tính với cả hai [7], các kết quả này
khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với
nhóm chứng là người bình thường. Trong nghiên
cứu của chúng tơi có 41 bệnh nhân được làm xét
nghiệm chẩn đốn viêm gan virus C nhưng tất cả
đều âm tính. Chúng tôi cũng tiến hành xét nghiệm
kết hợp với khai thác tiền sử về virus viêm gan B ở
64 bệnh nhân, HBs-Ag dương tính ở 9 bệnh nhân
(14.1%). Như vậy, tỉ lệ nhiễm hai virus viêm gan B
và C trong nghiên cứu của chúng tôi đều thấp hơn
so với các nghiên cứu nước ngoài và nằm trong
giới hạn nhiễm virus của người bình thường tại
Việt Nam, chưa khẳng định được mối liên hệ giữa
nhiễm virus viêm gan và bệnh LP.
V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu 102 bệnh nhân lichen phẳng đến
khám tại Bệnh viện da liễu Trung ương từ 03/2013

đến 09/2013 chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Bệnh gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, hay gặp nhất
ở tuổi lao động, tuổi trung bình là 41.3 ± 20.2. Tỉ lệ
nam/nữ = 1/1.3.
- Bệnh khởi phát nhiều vào mùa đông (36.3%)
và mùa xuân (33.3%).
- 84.3% bệnh nhân có tổn thương da, hình
thái tổn thương da hay gặp nhất là sẩn (94.2%),
65.1% tổn thương có màu tím hoa cà, vị trí hay
gặp nhất là chân (68.6%). Triệu chứng ngứa gặp ở
83.3% bệnh nhân.
- 28.4% bệnh nhân có tổn thương niêm mạc
trong đó hình thái hay gặp nhất là mảng trắng (69%).
- 14.1% bệnh nhân được xét nghiệm có nhiễm
virus viêm gan B, khơng có bệnh nhân nào nhiễm
virus viêm gan C.
- Trên mô bệnh học 97% bệnh nhân là lichen
phẳng kinh điển.

Số 18 (Tháng 01/2015)

DA LIỄU HỌC 33


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mark R Pittelkow, Mazen S Daoud (2008).
“Lichen Planus”. Fitzpatrick’s dermatology in
general medecin. Copyrigh 2008 by The McGrawHill companies. 283-293

2. KP Kyriakis and all (2006). “Sex and age
distribution of patients with lichen planus”. Journal
of the European Academy of Dermatology and
Venereology, Volume 20, Issue 5, pages 625–626.
3. Li J and all (2010). “Lichhen planus in Hunan:
124 patients”. Zhong Nan Da Xue Xue Bao Yi Xue
Ban. 2010 Nov;35(11):1178-82.
4. Silonie Sachdeva and all (2011). “Wickham
striae: etiopathogenensis and clinical significance”.

Indian J Dermatol. 2011 Jul-Aug; 56(4): 442–443.
5. Weiss G and all (2002). “The Koebner
phenomenon: review of the literature”. J Eur Acad
Dermatol Venereol. 2002 May;16(3):241-8..
6. Anbar TE, Barakat M, Ghannam SF (2005).
“A clinical and epidemi-ological study of lichen
planus among Egyptians of al-Minya province”.
Dermatol Online J. Aug 1;11(2):4.
7. Ibrahim HA et al (1999). “Should we
routinely check for hepatitis B and C in patients
with lichen planus or cutaneous vasculitis?” East
Mediterr Health J; 5: 71-78.

SUMMARY
CLINICAL AND SUBCLINICAL MANIFESTATIONS OF LICHEN PLANUS AT VIETNAM NATIONAL
HOSPITAL OF DERMATOLOGY AND VENEREOLOGY FROM 03/2013 TO 09/2013
Background: Lichen planus is a chronic dermatitis with involvement of T lymphocytes. Lichen planus
(LP) is a kind of lichenoid reactions with lesions of the skin, mucous membranes, nails and hairs. The
prevalence of LP is estimated between 0.14-0.8% of the population.
Objective: to investigate clinical and subclinical manifestations of LP at The Vietnam National

Hospital of Dermatology and Venereology (NHDV).
Material and method: the cross-sectional study basing on data of 102 patients were diagnosed as
LP at the NHDV from 03/2013 to 09/2013.
Result: There were 102 patients with LP. Average age was 41.3 ± 20.2. There was no difference
between male and female with the rate: 1/1.3. 84.3% of patients had skin lesions with papules were
the most common (94.2%). 65.1% lesions was purple, the most common location was the legs (68.6%).
Itching seen in 83.3% of patients. 28.4% of patients had mucosal lesions and the most common form
was reticular (69%). 14.1% of patients had HbsAg positive, no patients infected with hepatitis C. On the
histology, 97% of patients were classics LP.
Keywords: Lichen planus, NHDV.

34 DA LIỄU HỌC Số 18 (Tháng 01/2015)



×