Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.08 KB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

--------***--------

VŨ MẠNH THÌN

ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƢƠNG
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ

Hà Nội – 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH
TRỊ

--------***--------

VŨ MẠNH THÌN

ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƢƠNG
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010
Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số

: 60 22 56



Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Đoàn Ngọc Hải

Hà Nội – 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên
cứu của tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là
trung thực. Những kết luận khoa học của luận
văn chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2012
TÁC GIẢ

Vũ Mạnh Thìn


BẢNG VIẾT TẮT
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH
Khu công nghiệp

KCN

Ủy ban nhân dân

UBND

Xã hội chủ nghĩa


XHCN


Trang

3
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1 ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƢƠNG LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001
9

ĐẾN NĂM 2005
1.1 Yêu cầ u khách quan phát triể n công nghiêp̣ ở
Hải Dƣơng từ năm 2001 đến năm 2005
1.1.1 Điề u kiê ̣n tự nhiên , Kinh tế - xã hội ở Hải D ương
tác động đế n phát triể n công nghiê ̣p
1.1.2 Thực tra ̣ng về phát triể n công nghiê ̣p ở tin̉ h Hải
Dương trước năm 2001
1.1.3 Thời kỳ phát triể n mới đă ̣t ra những yêu cầ u mới về
phát triển công nghiệp ở Hải Dương
1.2 Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hải
Dƣơng về phát triể n Công nghiêp̣ trong nhƣ̃ng
năm 2001 - 2005
1.2.1 Chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về phát
triể n công nghiê ̣p từ năm 2001 đến năm 2005
1.2.2 Đảng bô ̣ Hải D ương vâ ̣n dụng chủ trương của

9
9

14
20

23
23

Đảng đề ra chủ trương phát triể n Công nghiê ̣p Hải
26

Dương
1.2.3 Đảng bô ̣ Hải D ương chỉ đa ̣o phát triể n Công
nghiê ̣p
Chƣơng 2 ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƢƠNG LÃNH ĐẠO
ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010
2.1 Thời cơ và thách thức đối với sự phát triển công
nghiệp ở Hải Dƣơng
2.2.1 Những biến động của tình hình thế giới, trong nước
tác động dến q trình phát triển cơng nghiệp ở
Việt Nam và Hải Dương

1

33

46
46

46



2.1.2 Thực tiễn ở Hải D ương đă ̣t ra y êu cầu mới về phát
triển công nghiệp
2.2 Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hải
Dƣơng về phát triển công nghiệp
2.2.1 Chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về phát
triển công nghiệp từ năm 2006 đến năm 2010
2.2.2 Chủ trươn g của Đảng bô ̣ tỉnh Hải D ương về đẩy
mạnh phát triển công nghiệp
2.2.3 Đảng bô ̣ tỉnh Hải D ương chỉ đạo phát triển công
nghiệp
Chƣơng 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

49
54
54
56
63
78

3.1 Kế t quả lãnh đa ̣o của Đảng bô ̣ tỉnh Hải D ƣơng
về phát triển Công nghiêp̣ từ năm 2001 đến năm
78

2010
3.1.1 Thành tựu và nguyên nhân

78

3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân


82

3.2 Mô ̣t số kinh nghiêm
̣ chủ yế u
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

2

84
101
105
111


MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài

Việt Nam đang bước vào thời kì mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước,
từng bước hội nhập quốc tế. Mục tiêu của sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta là
tạo ra một bước phát triển nhanh chóng, ổn định để đến năm 2020 nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp, theo hướng hiện đại. Đến năm 2020 cũng là
mốc thời gian đủ để tạo dựng hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, đưa Hải Dương trở
thành một tỉnh có nền cơng nghiệp và dịch vụ phát triển.
Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Hải Dương, nhất là
trong thời kỳ đầy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Nhận thức

được tầm quan trọng của ngành công nghiệp, trong những năm 2001 - 2010
Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Hải Dương đã quan tâm lãnh đạo,
chỉ đạo phát triển nhanh công nghiệp của tỉnh. Năm 2001, UBND tỉnh phê
duyệt“ Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 20012010”.
Hiê ̣n nay là thời điể m thić h hơ ̣p để chuẩ n bi ̣ , xây dựng chiế n lươ ̣c phát
triể n kinh tế - xã hội 10 năm (2011 - 2020) mà thời điểm kết thúc thời kỳ
chiế n lươ ̣c cũng là thời ha ̣n dự kiế n hoàn thành mu ̣c tiêu nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại . Đối với tỉnh Hải Dương , đây là
thời kỳ chuẩ n bi ̣cho Đa ̣i hô ̣i đảng bô ̣ lầ n thứ XV , nhiê ̣m kỳ 2010 - 2015, xây
dựng kế hoa ̣ch phát triể n kinh tế - xã hội 5 năm (2011 - 2015), đồ ng thời là
thời gian để tỉnh Hải Dương phấ n đấ u cơ bản trở thành tỉnh công nghiê ̣p . Vì
thế , cầ n phải giải đá p câu hỏi : “ Thế nào là mô ̣t tin̉ h công nghiê ̣p” , dùng chỉ
tiêu nào để đánh giá kế t quả thực hiê ̣n mu ̣c tiêu xây dựng Hải Dương trở
thành tỉnh công nghiệp, giúp cho việc khẳng định mục tiêu chiến lược về phát
triể n, đinh
̣ hướ ng đươ ̣c vi ̣trí hàng năm của tin̉ h Hải Dương trên con đường
xây dựng, trở thành tin
̉ h công nghiê ̣p.

3


Với những lí do đó, tơi đã chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh
đạo phát triển công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010” làm Luận văn Thạc
sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thực hiện cơng nghiệp hố hiện đại hố, phát triển cơng nghiệp đất
nước có vị trí đặc biệt quan trong đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất
nước đã thu hút nhiều cơ quan , các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới
nhiều nội dung, góc độ khác nhau. Tiêu biểu là các nhóm cơng trình sau:

- Nhóm các cơng trình nghiên cứu về CNH, HĐH, phát triển cơng
nghiệp đã xuất bản thành sách có:
Trần Đình Thiêm, Cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở Việt Nam phác
thảo lộ trình, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội, 2002; Trần Đình Giao,
Suy nghĩ về cơng nghiệp hố, hiện đại hoá ở nước ta - Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 1996; Phạm Khiêm Ích, Nguyễn
Đình Phan, Cơng nghiệp hố, hiện đại hoá ở Việt Nam và các nước trong khu
vực, Nxb Thống kê, Hà nội 1994; Nguyễn Thanh (2005), Phát triển nguồn
nhân lực phục vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội; Vũ Bá Thể (2005), Phát huy nguồn lực con người để cơng nghiệp
hố, hiện đại hố: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, Nxb Lao động xã
hội.
Các cơng trình trên đã tập trung nghiên cứu làm rõ yêu cầu cơ bản đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước; Có một số cơng trình đã đi sâu nghiên cứu về
phát triển cơng nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở
Việt Nam. Một số cơng trình đã đánh giá kết quả làm rõ thành tựu, hạn chế,
nguyên nhân và đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình CNH,
HĐH đất nước, xây dựng phát triển cơng nghiệp.
- Nhóm các bài báo Khoa học đăng trên các tạp chí có: Võ Văn Kiệt,
Những giải pháp lớn nhằm phát huy sức mạnh tồn dân thực hiện CNH,
HĐH. Tạp chí Cộng sản, số 21/1996; Hồng Thị Bích Loan, CNH, HĐH ở
một số nước Đông Nam Á bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Tạp chí lý

4


luận chính trị số 1/2006; Nguyễn Sinh Cúc, Sản xuất Công nghiệp ở nước ta thực trạng và giải pháp. Tạp chí cộng sản số 3/2000.
Các bài đi sâu nghiên cứu một số khía cạnh về CNH, HĐH và phát
triển cơng nghiệp ở Việt Nam.
- Nhóm các luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ

Nguyễn Thị Hồng Điệp (2008), Đảng bộ Hà Nam lãnh đạo thực hiện
xóa đói giảm nghèo trong những năm 1997 - 2005, Luận văn thạc sĩ, Trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội; Lê Thị Bích Hợp (2002), Vấn đề
nguồn lực trẻ trong sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Tiến sĩ,
Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Văn Phát (2004), Chuyển
dịch cơ cấu ngành tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng Cơng nghiệp hố - Hiện
đại hoá. Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội; Bùi Sĩ Lợi
(2002), Phát triển NNL trong thời kì CNH, HĐH ở tỉnh Thanh Hóa đến năm
2010, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Các cơng trình nghiên cứu về các lĩnh vực cụ thể liên quan đến CNH,
HĐH, phát triển công nghiệp ở Việt Nam và một số định hướng cụ thể.
- Các cơng trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến phát triển CNH,
HĐH ở Hải Dương có:
Nguyễn Ngọc Anh (2003), Đội ngũ tri thức Hải Dương trong sự nghiệp
CNH, HĐH - thực trạng và giải pháp, Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn Hà Nội; Vũ Quỳnh Anh, Phạm Văn Thuấn, Đoàn Thị Thu Uyên
(2003), Chào mừng q khách đến Hải Dương, Nxb Thơng tấn; Đồn Hữu
Khoa (2001), Kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương - thực trạng và giải
pháp, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội; Liên đoàn Lao
động tỉnh Hải Dương (2005), báo cáo tổng kết công tác phát triển nghề và
phong trào công nhân 5 năm 2001 - 2005. Lưu trữ tại Văn phịng Liên đồn
Lao động Tỉnh

5


Giới thiệu, khảo sát về tình hình kinh tế - xã hội ở Hải Dương, một số
cơng trình có đề cập đến CNH, HĐH.
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu về
Đảng bộ Tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển Công nghiệp từ năm 2001 đến

năm 2010 dưới góc độ khoa học Lịch sử Đảng. Song đó là những tài liệu quý
để tác giả tham khảo, kế thừa trong quá trình thực hiện luận văn của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Làm sáng tỏ tính đúng đắn, sáng tạo trong chủ trương và sự chỉ đạo của
Đảng bộ tỉnh Hải Dương về phát triển công nghiệp; đánh giá thành tựu, hạn
chế, nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Hải
Dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 để vận
dụng vào phát triển công nghiệp trong giai đoạn cách mạng mới
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ yêu cầu khách quan Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát
triển công nghiệp trong những năm 2001 - 2010.
- Phân tích, luận giải, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ
Tỉnh Hải Dương về phát triển công nghiệp.
- Đánh giá kết quả (thành tựu, hạn chế, nguyên nhân) và rút ra những
kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ Tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển công
nghiệp trong những năm 2001 - 2010.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh Hải Dương về phát triển công nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ Tỉnh
Hải Dương về phát triển công nghiệp.

6


Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2001 đến năm 2010, tuy nhiên trong
quá trình thực hiện Luận văn tác giả có đề cập đến một số nội dung trước năm
2001 và sau năm 2010

Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hải Dương
5. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lí luận Chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản
Việt Nam về phát triển kinh tế, trong đó có kinh tế cơng nghiệp;
Cơ sở thực tiễn: Q trình phát triển cơng nghiệp ở Hải Dương từ năm
2001 đến năm 2010.
Phương pháp nghiên cứu Luận văn: Luận văn sử dụng Phương pháp
lịch sử, Phương pháp lôgic và sự kết hợp hai phương pháp đó là chủ yếu.
Đồng thời cịn sử dụng một số phương pháp như: phân tích, tổng hợp, thống
kê, so sánh ... để thực hiện Luận văn.
6. Nguồn tư liệu và hướng sử dụng
Để thực hiện luận văn, tác giả đã khai thác nhiều nguồn tư liệu khác
nhau: các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam;
các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị; các văn kiện
Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương; Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ, Tỉnh
uỷ; các chỉ thị, thông tư, hướng dẫn của Đảng, Nhà nước, của Uỷ ban nhân
dân tỉnh Hải Dương về phát triển cơng nghiệp; các cơng trình nghiên cứu
khoa học đã được cơng bố có liên quan đến phát triển công nghiệp… Đây là
những nguồn tư liệu cơ bản, được tác giả khai thác từ các Trung tâm lưu trữ
của Trung ương và Tỉnh Hải Dương.
7. Đóng góp của Luận văn
- Luận văn góp phần hệ thống hố quan điểm, chủ trương và sự chỉ
đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương về phát triển công nghiệp trong những
năm 2001 - 2010.
- Luận văn góp phần tổng kết hoạt động lãnh đạo của Đảng từ cơ sở về
phát triển kinh tế công nghiệp nước ta.

7



- Luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam trong các Học viện, Nhà trường trên cả nước.
8. Kết cấu của Luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham
khảo và phụ lục, Luận văn có 3 chương, 6 tiết:
Chƣơng 1: Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng lãnh đạo phát triển công nghiệp từ
năm 2001 đến năm 2005
Chƣơng 2: Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng lãnh đạo đẩy mạnh phát triển công
nghiệp từ năm 2006 đến năm 2010
Chƣơng 3: Nhận xét và kinh nghiệm

8


Chƣơng 1
ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƢƠNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005
1.1 Yêu cầ u khách quan phát triể n công nghiêp̣ ở Hải Dƣơng từ
năm 2001 đến năm 2005
1.1.1 Điều kiê ̣n tự nhiên, kinh tế - xã hội ở Hải Dương tác động đến
phát triển cơng nghiệp
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Tỉnh Hải Dương nằm ở tọa độ địa lý 20057' vĩ độ Bắc,
106018' kinh độ Ðông. Hệ thống sông ngịi chính gồm hai hệ thống sơng
thuộc hạ lưu sơng Thái Bình và hệ thống sơng Nhị Ðằng (thuộc hệ thống Bắc
Hưng Hải).
Địa giới hành chính: Hải Dương là tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông
Hồng, tiếp giáp với 5 tỉnh là Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình,
Hưng Yên và thành phố Hải Phòng. Trên địa bàn, nhiều trục giao thông quốc
gia quan trọng chạy qua như Quốc lộ 5A, quốc lộ 18, 37, 38…thuận lợi cho

việc giao lưu, trao đổi với bên ngoài. Thành phố Hải Dương, trung tâm kinh
tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh nằm trên trục Quốc lộ 5A,
cách thành phố Hải Phịng 55km về phía Tây và cách Thủ đơ Hà Nội 56 km
về phía Đơng. Phía Bắc tỉnh có hơn 20km đường Quốc lộ số 18 chạy qua, nối
sân bay Quốc tế Nội Bài ra biển qua cảng Cái Lân. Đường sắt Hà Nội – Hải
Phòng, Kép - Bãi Cháy đi qua Hải Dương là cầu nối giữa Thủ đơ và các tỉnh
phía Bắc ra các cảng biển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng
hóa từ nội địa vùng Bắc Bộ ra biển và giao lưu với các nước trong khu vực và
trên thế giới. Đồng thời đây cũng là cơ sở hạ tầng cho việc phát triển hành
lang cơng nghiệp của tỉnh. Có thể nói vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống giao thông

9


đường sắt, đường bộ, đường thủy phân bố hợp lý, cùng với quá trình hội nhập
kinh tế khu vực và quốc tế đã tạo điều kiện cho Hải Dương tiếp cận với những
tiến bộ khoa học công nghệ mới và phát triển các ngành cơng nghiệp.
Ðịa hình: Vùng núi và trung du chiếm 11% diện tích tồn tỉnh, chủ yếu
là đồi núi thấp phù hợp với việc xây dựng các cơ sở công nghiệp, du lịch và
trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và các loại cây công nghiệp. Vùng đồng bằng chiếm
89% diện tích tự nhiên, đất đai bằng phẳng màu mỡ thích hợp với việc trồng cây
lương thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Ðiểm cao nhất cao
818 m, điểm thấp nhất là 0,5m với độ cao trung bình là 1,5 -2m so với mực nước
biển. Địa hình của Hải Dương rất thuận lợi cho việc quy hoạch xây dựng các
khu, cụm công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng trong tỉnh.
Khí hậu: Mang khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mưa, bão tập trung vào các
tháng 7, 8, 9, có xuất hiện hiện tượng gió lốc và có mưa đá. Lượng mưa trung
bình hàng năm là 1.450-1.550mm; nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,40 C
rất thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, trong đó cao nhất là 38,60C, thấp nhất
là 3,20 C. Hàng năm có các tháng lạnh nhất vào các tháng 12, 01, 02. Tần suất

sương muối thường xảy ra vào các tháng 12 và tháng 1. Nhìn chung, điều kiện
khí hậu của tỉnh thuận lợi cho sự phát triển hệ sinh thái động thực vật cũng
như các hoạt động sản xuất, dịch vụ và du lịch.
Sơng ngịi: Tồn tỉnh có hệ thống sơng ngịi dày đặc, diện tích mặt
nước rộng khoảng 10.944 ha, chiếm 6,6% diện tích tự nhiên của tỉnh với các
sơng lớn như sơng Thái Bình, sơng Luộc, sơng Kinh Thầy, sơng Rạng, sơng
Lai Vu…Ngồi ra Hải Dương cịn có hệ thống sơng thủy nơng Bắc Hưng Hải
đảm bảo tưới tiêu cho 7 huyện phía Tây. Sơng Thái Bình đảm bảo tưới tiêu
cho các huyện phía Đơng sơng Thái Bình. Với hệ thống sơng ngịi như vậy,
tạo điều kiện cho việc vận chủn hàng hóa bằng đường sơng nối Hải Dương
với các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ tạo nên một vành đai công nghiệp mở

10


rộng thơng suốt. Đối với việc hình thành và phát triển các cơ sở công nghiệp,
nguồn nước về cơ bản có thể đáp ứng nhu cầu nước dùng cho cơng nghiệp,
các ngành kinh tế và dân sinh.
Tài nguyên đất: Năm 2008, diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.654,8 km2,
xếp thứ 3 trên 11 tỉnh, thành phố ở khu vực Đồng bằng sông Hồng và thứ
53/63 tỉnh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đất đồng bằng chủ yếu là
đất phù sa sơng Thái Bình, tương đối mầu mỡ là điều kiện để phát triển nơng
nghiệp một cách tồn diện và vững chắc với nhiều loại nông sản phong phú
bao gồm cả cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực, cây ăn quả…cung
cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phát triển. Vùng đồi núi nằm gọn ở
phía Đơng Bắc thuộc 2 huyện Kinh Mơn và Thị xã Chí Linh. Nhóm đất này
nghèo dinh dưỡng, tầng mặt mỏng, nghèo mùn, độ phì thấp, chủ yếu phù hợp
trồng các loại cây lấy gỗ, cây ăn quả, cây công nghiệp và phát triển chăn ni.
Trong lịng đất chứa nhiều tài ngun khống sản, từ đất sẽ sản xuất ra nhiều
sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp. Đây là nguồn lực quan trọng cho sự

phát triển kinh tế và đặc biệt là phát triển cơng nghiệp của tỉnh Hải Dương.
Tài ngun khống sản: Trên địa bàn tỉnh có 10 loại khống sản. Một
số loại tài nguyên có trữ lượng lớn, chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao là nguồn
nguyên liệu để phát triển cây công nghiệp như đá vôi, cao lanh, đất sét chịu
lửa…Ngồi ra, tỉnh cịn có đá, cát, sỏi, than đá, đất sét, bôxit, thủy ngân và
nguồn nguyên liệu dồi dào cho sản xuất vật liệu xây dựng. Khoảng sản của
Hải Dương tương đối phong phú về chủng loại, phần lớn thuộc loại mỏ
nhỏ, ít điểm quặng…nhưng đây là cơ sở quan trọng để phát triển công
nghiệp khai thác, tạo nên một cơ cấu công nghiệp đa dạng với nhiều ngành
nghề khác nhau góp phần vào nhịp độ phát triển kinh tế của tỉnh Hải
Dương ngày càng vững mạnh.
1.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

11


Về kinh tế
Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ nên từ xa xưa Hải
Dương đã có một nền nông nghiệp trồng lúa nước rất phát triển. Nhờ thực
hiện tốt chương trình phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa,
hoạt động sản xuất nơng nghiệp cũng có những chuyển biến đáng kể. Các địa
phương đã tích cực chủn đổi cơ cấu cây trồng, vật ni, chuyển dịch hơn 7 nghìn
ha đất trũng sang đào ao lập vườn, đẩy mạnh cải tạo vườn tược, khai thác tối đa
diện tích mặt nước để ni trồng các giống thủy sản có năng suất chất lượng cao.
Trên cơ sở thực hiện luân canh hợp lý, đặc biệt là đổi mới cơ bản khâu
sản xuất giống, gắn sản xuất với thị trường, áp dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản
xuất nên đã có nhiều cơ sở kinh tế trạng trại, sản xuất hàng hóa đã được hình
thành. Hoạt động thương mại, dịch vụ nhộn nhịp, sơi động, hàng hóa đa dạng
phong phú, mua bán thuận tiện. Năm 2008, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP)
tăng 10,5%; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,9%; giá trị

sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng 13 %; giá trị sản xuất các ngành dịch vụ
tăng 13,5%. Giá trị hàng hoá xuất khẩu ước đạt 420 triệu USD, tăng 73,6% so
với cùng kỳ năm trước, trong đó, chủ yếu tăng do các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngồi (tăng 85,7%). Tổng giá trị nhập khẩu ước đạt 440 triệu
USD, tăng 47,9% so với cùng kỳ năm trước.
Hải Dương đã hình thành một số ngành cơng nghiệp đóng vai trị quan
trọng trong nền kinh tế: xi măng, sành sứ, may mặc, da giầy, cơ khí, lắp ráp và
chế tạo, chế biến nông sản thực phẩm… Những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn
được xác định là nhóm hàng có nguồn nguyên liệu sản xuất tại địa phương: thịt
lợn, dưa chuột muối, vải quả khô, hành, tỏi sấy, gạo tẻ, sản phẩm may mặc. Da
giầy… Đến nay Hải Dương đã quy hoạch 10 khu cơng nghiệp với tổng diện tích
2.719 ha. Với chính sách thơng thống, ưu đãi các nhà đầu tư trong và ngồi
nước, với lợi thế vị trí thuận lợi, Hải Dương đã thu hút nhiều nhà đầu tư vào khu

12


công nghiệp. Đến hết tháng 10/2008 đã thu hút 350,2 triệu USD vốn đầu tư trực
tiếp nước ngồi, trong đó cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 37 dự án ( tăng 9
dự án), tăng 39,2% so với cùng kỳ năm 2007. Ước tính vốn đầu tư thực hiện của
các dự án năm 2008 đạt 300 triệu USD, tăng 27,6% so với năm 2007.
Việc thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư đã góp phần
quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho dân cư
và ổn định tình hình an ninh – xã hội trên địa bàn tỉnh.
Về xã hội
Dân số tỉnh Hải Dương thời điểm 1/4/2009 là 1.705 nghìn người, mật độ
dân số trung bình tồn tỉnh là 1.031 người/km. Dân số thành thị chiếm 19,0%, số
người trong độ tuổi lao động chiếm 63,4% tổng số dân. Cùng với phát triển kết
cấu hạ tầng đô thị, dân số thành thị tăng khá nhanh, tỷ trọng dân số đô thị trong
tổng dân số đứng thứ 5 ở khu vực Đồng bằng sông Hồng và thứ 11 cả nước. Dân

số nơng thơn vẫn cịn chiếm tỷ trọng cao, chủ yếu làm nơng nghiệp, có bề dày
kinh nghiệm, khéo tay trong sản xuất nông nghiệp, nhiều ngành nghề truyền
thống nổi tiếng như kim hoàn, chạm khắc gỗ…
Nguồn lao động dồi dào nhưng phần lớn là lao động phổ thông, tỷ lệ lao
động qua đào tạo thấp, năng suất lao động chưa cao. Lao động có việc làm và
làm việc ở các ngành địa phương trong nền kinh tế quốc dân tăng khá, song cơ
cấu lao động còn bất hợp lý. Lao động làm việc tại các ngành công nghiệp, dịch
vụ vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp, trong khi lao động thuộc khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng cao.
Mặc dù lao động phổ thơng cịn chiếm tỷ trọng khá cao nhưng người lao
động nhạy bén trong tiếp thu kiến thức mới, năng động, linh hoạt nên đáp ứng
được yêu cầu đẩy mạnh các ngành kinh tế cũng như các ngành cơng nghiệp cần
nhiều lao động. Ngồi số ít lao động đào tạo trước khi tuyển dụng, các doanh
nghiệp trong tỉnh chủ yếu tuyển lao động vừa tốt nghiệp phổ thông và tiến hành
đào tạo tại nơi làm việc.

13


Với những lợi thế về vị trí địa lý, nguồn lao động, bằng những chính sách,
giải pháp phù hợp, tỉnh Hải Dương đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của địa
phương, thu hút tốt các nguồn lực bên ngoài để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa tạo tiền đề vững chắc để xây dựng tỉnh trở thành tỉnh cơng nghiệp, góp
phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển của khu vực Đồng bằng sơng Hồng nói
riêng và cả nước nói chung.
1.1.2 Thực traṇ g về phát triển cơng nghiê ̣p ở tỉnh H ải Dương trước
năm 2001.
Sau khi tái lập tỉnh (1997), cùng với sự phát triển cả nước, kinh tế Hải
Dương đã có bước tăng trưởng khá. Xuất phát từ một tỉnh có nền kinh tế chủ
yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp, đặc

biệt là công nghiệp hiện đại hầu như khơng đáng kể. Do đó, thực trạng phát
triển công nghiệp của tỉnh Hải Dương trước năm 2001 nổi nên những nét cơ
bản sau:
Ưu điểm:
Hải Dương là một tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc
Việt Nam, ở giữa các thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, có
nhiều thuận lợi về giao thơng vận tải, địa hình chủ yếu là đồng bằng có một
phần đồi núi. Tài nguyên khoáng sản khá phong phú như: đá vơi, sét chịu lửa,
sét trắng, silic, cao lanh, bơxít, than đá, than bùn. Trong đó có loại khống sản
trữ lượng khá lớn, hàm lượng cao, chất lượng khá tốt. Lực lượng lao động dồi
dào chiếm 63,4% dân số, nhiều người có trình độ tay nghề cao. Sản xuất nơng
nghiệp trong những năm qua phát triển nhanh, mạnh và đang từng bước
chuyển đổi cơ cấu, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và thị
trường cho công nghiệp.
Trong những năm qua, thực hiện đường lối phát triển kinh tế của
Đảng, nhất là đường lối CNH, HĐH, các nghị quyết của Đại hội Đảng bộ

14


tỉnh, ngành công nghiệp Hải Dương đã được quan tâm đầu tư xây dựng, sản
xuất công nghiệp trong tỉnh đã phát triển nhanh, có những bước đi đúng. Đến
năm 2000, Hải Dương đã là một trong 10 tỉnh thành phố có giá trị sản xuất
cơng nghiệp hàng đầu của cả nước. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng sản xuất hàng hoá, tổ chức lại sản xuất, tiếp tục nâng cao trình độ sản
xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Tồn tỉnh có 15 doanh nghiệp Trung
ương, 14 doanh nghiệp quốc doanh địa phương, 21 doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng được phát triển nhanh,
mạnh và ngày càng có hiệu quả, bao gồm 68 hợp tác xã, 75 doanh nghiệp tư
nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và trên 24.000 hộ cá thể sản xuất cơng

nghiệp, đã duy trì, khơi phục và phát triển mới nhiều làng nghề, cụm, điểm
công nghiệp nông thôn… Tỷ trọng hàng công nghiệp phục vụ nông nghiệp và
công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu được quan tâm, bước đầu tổ chức thực
hiện có hiệu quả việc gắn công nghiệp chế biến với vùng nguyên liệu đối với
một số cây trồng như: Nhãn, vải và các sản phẩm nông sản làm thức ăn gia
súc… Định hướng qui hoạch và thực hiện một bước qui hoạch các khu công
nghiệp tập trung trên các địa bàn dân cư.
Đến năm 2000 giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đạt
4.213 tỷ đồng, bằng hơn 2 lần năm 1995. Tốc độ tăng trưởng bình qn 1996
– 2000 của cơng nghiệp tồn tỉnh là 15,4%. Ngành cơng nghiệp tỉnh đã sản
xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân và xuất khẩu.
Nhiều sản phẩm có khối lượng lớn và có uy tín trong và cả ngồi nước như:
xi-măng, máy bơm nước, giầy xuất khẩu, may mặc, sét trắng, đá làm đường
giao thông, sứ dân dụng, cao lanh, đá mài, bánh đậu xanh và nhiều hàng nông
sản thực phẩm khác. Trong vài năm trở lại đây, ngành sản xuất giầy xuất khẩu
của tỉnh Hải Dương phát triển mạnh và đang có triển vọng trở thành ngành
sản xuất lớn của địa phương. Do sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp

15


nên đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh, từng bước CNH, HĐH trong đó
có CNH, HĐH nơng nghiệp nông thôn. Đến năm 2000, cơ cấu kinh tế của
tỉnh là: nông – lâm nghiệp 35,4%; công nghiệp – xây dựng 37,3%; dịch vụ
27,2% và là tỉnh có cơ cấu công nghiệp cao so với nhiều tỉnh khác trong cả
nước.
Ngành công nghiệp đã thu hút trên 8 vạn lao động thường xuyên và
hàng vạn lao động thời vụ. Chất lượng lao động của ngành công nghiệp ngày
càng nâng lên, hiện tại ngành cơng nghiệp có trên 2.300 người là cơng nhân
kỹ thuật bậc cao và cán bộ có trình độ Đại học, cao đẳng. Hàng năm, ngành

công nghiệp trên địa bàn của tỉnh đóng góp gần 60% số thu ngân sách của tỉnh
(chủ yếu của công nghiệp Trung ương), 70% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh (chủ
yếu do công nghiệp địa phương và cơng nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
Được sự quan tâm của Trung ương, các doanh nghiệp đã được đầu tư phát triển
sản xuất, đổi mới cơng nghệ để có sản phẩm đạt chất lượng cao hơn, phục vụ
nhu cầu trong tỉnh và xuất khẩu, đóng góp cho ngân sách Nhà nước, tạo được vị
thế mới trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Không ngừng áp dụng khoa
học công nghệ tiên tiến vào q trình sản xuất, đổi mới thiết bị cơng nghệ theo
hướng lựa chọn ứng dụng khoa học công nghệ hoặc chuyển giao. Đã khuyến
khích các doanh nghiệp đăng ký tham gia dự án hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý
chất lượng quốc tế ISO.
Những kết quả đạt được trong phát triển cơng nghiệp trước năm 2001
đã góp phần quan trọng cho việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Với chủ trương, chính sách đổi mới CNH, HĐH nói chung và cơng nghiệp nói
riêng, đã tạo bước phát triển mới trong quá trình quy hoạch, đầu tư, ứng dụng
khoa học, công nghệ vào phát triển công nghiệp của tỉnh Hải Dương.
* Nguyên nhân của những thành tựu:

16


Trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ tỉnh đã
nắm chắc yêu cầu của thực tiễn, tích cực đổi mới tư duy lãnh đạo, do đó đã có
đột phá về cơ chế chính sách, mở đường cho sản xuất phát triển. Trong phát
triển các ngành cơng nghiệp ln gắn kết chặt chẽ giữa chính sách của Trung
ương với điều kiện cụ thể của tỉnh; có nhiều cơ chế thu hút các nguồn lực về
vốn và lao động.
Cơ cấu kinh tế được xác lập theo đúng hướng công nghiệp - dịch vụ và
khai thác bước đầu có hiệu quả, về điều kiện, tiềm năng của tỉnh, cơ cấu trong
ngành công nghiệp thay đổi theo xu hướng chất lượng và giá trị sản phẩm sản

xuất gắn với thị trường. Tập trung phát triển kinh tế công nghiệp và xây dựng
kết cấu hạ tầng thương mại dịch vụ, du lịch. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành
chính, cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tiến độ các cơng trình, dự
án trọng điểm.
Các nguồn vốn được quan tâm và tập trung khai thác, trong đó có
nguồn vốn đất và nguồn vốn thu hút từ nội lực của tỉnh cũng như các nguồn
lực bên ngồi. Mơi trường đầu tư được cải thiện rõ rệt, các quan hệ vùng được
xác lập rõ ràng hơn, liên kết kinh tế giữa Hải Dương với các tỉnh bạn được
hình thành. Sức ép phải phát triển nhanh hơn, đột phá hơn ngày càng rõ, các
thành phần kinh tế ngày càng được chú trọng.
Doanh nhân được quan tâm và tạo điều kiện để phát triển; cải cách
doanh nghiệp nhà nước được tiến hành quyết liệt, do đó đã tạo được mơi
trường và tâm lý tốt cho doanh nghiệp.
Hoạt động văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục, xóa đói, giảm nghèo, quốc
phịng an ninh được quan tâm và thực hiện đạt kết quả khá tốt, ổn định chính
trị được được giữ vững.
Bên cạnh sự phát triển và những thành quả đã đạt được, sản xuất cơng
nghiệp của tỉnh cịn một số tồn tại, yếu kém:

17


Công nghiệp địa phương chiếm tỷ trọng nhỏ, điểm xuất phát thấp,
hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao. Một số ngành cơng nghiệp có lợi thế
và có u cầu bức xúc phải phát triển nhưng chưa vươn lên mạnh, nhất là chế
biến nông sản thực phẩm, đồ uống tiểu thủ cơng nghiệp. Ngành cơng nghiệp
của tỉnh chưa có sản phẩm mũi nhọn rõ ràng.
Việc đầu tư cho phát triển cơng nghiệp nhìn chung là đúng hướng,
nhưng một số dự án chưa được tính tốn kỹ, chưa chuẩn xác về lựa chọn cơng
nghệ, thiết bị kỹ thuật, thị trường...Có dự án do triển khai chậm nên bỏ lỡ cơ

hội tốt trong chiếm lĩnh thị trường. Vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp chủ
yếu bằng vốn vay, nên phải trả lãi cao, thời gian trả nợ nhanh và bị ảnh hưởng
của trượt giá ngoại tệ nên hiệu quả sản xuất kinh doanh thời kỳ đầu cịn thấp,
có doanh nghiệp đầu tư vốn lớn nhưng quản lý yếu kém nên bị lỗ lớn như xi –
măng Trung Hải, gạch tuynen, xí nghiệp đông lạnh.
Trang bị kỹ thuật, công nghệ sản xuất của nhiều doanh nghiệp đã cũ
kỹ, lạc hậu. Một số doanh nghiệp tuy có đầu tư cơng nghệ mới, tiên tiến trong
sản xuất như gạch ốp lát, thêu vi tính..nhưng việc phát huy tác dụng còn hạn
chế. Nhiều dự án mới đầu tư mới các dây chuyền sản xuất như ngành giầy da,
may mặc, chế biến nông sản thực phẩm, đồ uống...chỉ ở trình độ trung bình
nên chất lượng sản phẩm chưa cao. Nhìn chung, các sản phẩm cơng nghiệp
của tỉnh chưa có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường.
Thị trường tiêu thụ hàng cơng nghiệp địa phương cịn hạn hẹp, chưa
ổn định, công tác tiếp thị chưa tốt, các cơ sở vừa thiếu kinh nghiệm, điều kiện
để tiếp xúc với khách hàng, vừa thiếu thông tin về thị trường nhất là thị
trường ngoài nước nên rất bị động trong sản xuất kinh doanh.
Nguồn ngun liệu, nơng sản, khống sản cho sản xuất kinh doanh
của tỉnh tương đối phong phú, dồi dào nhưng còn phân tán chưa được quy
hoạch thống nhất để khai thác và xây dựng thành vùng chuyên canh có

18


sản lượng lớn, chất lượng tốt, cung cấp ổn định để phục vụ cho công
nghiệp chế biến.
Nguồn nhân lực công nghiệp của tỉnh đông đảo, nhưng chất lượng
lao động thấp, đào tạo chắp vá kể cả lao động quản lý và công nhân kỹ
thuật. Hiện đang rất thiếu những người quản lý kinh doanh giỏi, những
thợ đầu đàn, những lao động kỹ thuật chun mơn cao, đó là khó khăn lớn
để thực hiện CNH, HĐH.

* Nguyên nhân của những yếu kém tồn tại trên:
- Về công tác đầu tư phát triển, tỉnh cịn thiếu những dự án khả thi, thiếu
thơng tin, chưa có thị trường ổn định. Một số dự án khi tính tốn đã khơng sát
thực tế, một số điều kiện đặt ra không thực hiện được nên đi vào sản xuất
không đạt hiệu quả. Bản thân nhiều người cịn thiếu tự tin, ngại đầu tư vào sản
xuất cơng nghiệp. Do đó, đã làm cho việc huy động vốn đầu tư cho công
nghiệp bị hạn chế và làm tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp của tỉnh
không đạt chỉ tiêu đề ra.
- Cơ chế chính sách để khuyến khích phát triển cơng nghiệp cịn nhiều
bất cập như việc vay vốn, bổ sung vốn lưu động; thủ tục thành lập doanh
nghiệp, giải quyết đất đai, địa điểm làm việc cho các doanh nghiệp ngồi quốc
doanh, tiểu thủ cơng nghiệp cịn nhiều vướng mắc. Chưa có chính sách thỏa
đáng để động viên, khuyến khích người lao động giỏi, thu hút nhân tài. Hệ
thống đào tạo của tỉnh còn mất cân đối giữa công nhân kỹ thuật và chuyên
môn nghiệp vụ, chậm thành lập trường dạy nghề chính quy...
- Tổ chức quản lý ngành cơng nghiệp cịn chưa phù hợp, đơi khi còn
chồng chéo, phân tán ở nhiều sở, ngành; việc triển khai, sắp xếp lại doanh
nghiệp còn chậm và chưa hợp lý. Sự phối kết hợp giữa quản lý địa bàn lãnh
thổ với ngành chưa chặt chẽ và thông suốt, chưa tạo được sự hỗ trợ nhau phát

19


triển, nhất là trong một số lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất đồ sứ,
cơ khí, chế biến nông sản thực phẩm...
- Bản thân ngành công nghiệp còn những tồn tại, yếu kém, chưa thực sự
làm tốt nhiệm vụ tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Các cơ sở sản xuất
công nghiệp, nhất là doanh nghiệp quốc doanh địa phương còn lúng túng,
thiếu chủ động, sáng tạo, nhạy bén trong sản xuất kinh doanh, tiếp cận và xây
dựng thị trường rộng, bền vững, lâu dài; còn nhiều yếu kém trong công tác

quản trị kinh doanh; hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp nên chưa thực hiện
được tái đầu tư để phát triển.
Từ thực trạng phát triển công nghiệp Hải Dương trước năm 2001 cho
thấy: tỉnh Hải Dương có những thuận lợi cơ bản cho phát triển cơng nghiệp tốt
hơn, song trước yêu cầu mới và những tồn tại của ngành cơng nghiệp, địi hỏi
Đảng bộ tỉnh Hải Dương cần có bước đi và cách làm phù hợp hơn trong thời
gian tới để công nghiệp phát triển một cách bền vững, đồng thời nghiên cứu
đúc rút kinh nghiệm từng bước hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh về
phát triển công nghiệp.
1.1.3 Thời kỳ phát triển mới đăṭ ra những yêu cầ u mới về phát triển
công nghiê ̣p ở Hải Dương
1.1.3.1. Những nhân tố tác động đến tình hình cơng nghiệp ở Hải
Dương trong những năm 2001- 2005
Tình hình thế giới
Bối cảnh quốc tế trong thời gian tới có nhiều thời cơ lớn đan xen với nhiều
thách thức lớn. Khả năng duy trì hịa bình, ổn định trên thế giới và khu vực cho
phép chúng ta tập trung sức vào nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế.
Khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thơng tin và cơng nghệ
sinh học tiếp tục có những bước nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức, làm chuyển dịch nhanh
cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tri thức

20


và sở hữu trí tuệ có vai trị ngày càng quan trọng. Trình độ làm chủ thơng tin,
tri thức có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Chu
trình luân chuyển vốn, đổi mới công nghệ và sản phẩm ngày càng được rút
ngắn. Các điều kiện kinh doanh trên thị trường thế giới luôn thay đổi đòi hỏi
các quốc gia cũng như các doanh nghiệp phải rất nhanh nhạy nắm bắt, thích

nghi. Các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, có cơ hội thu hẹp
khoảng cách so với các nước phát triển, cải thiện vị thế của mình; đồng thời
đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn nếu không tranh thủ được cơ hội, khắc
phục yếu kém để vươn lên.
Tồn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, bao
trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh
và tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Quan hệ song phương, đa
phương giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng cả trong kinh tế, văn hóa và bảo
vệ mơi trường, phòng chống tội phạm, thiên tai và các dịch bệnh…Các công
ty xuyên quốc gia tiếp tục cấu trúc lại, hình thành những tập đồn khổng lồ
chi phối nhiều lĩnh vực kinh tế.
Tồn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình vừa
hợp tác để phát triển, vừa đấu tranh rất phức tạp, đặc biệt là đấu tranh của các
nước đang phát triển bảo vệ lợi ích của mình vì một trật tự kinh tế quốc tế
công bằng, chống lại những áp đặt phi lý của các cường quốc kinh tế, các
công ty xuyên quốc gia.
Châu Á – Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động, trong
đó Trung Quốc có vai trị ngày càng lớn. Sau khủng hoảng tài chính – kinh tế,
nhiều nước ASEAN và Đông Á đang khôi phục đà phát triển với khả năng cạnh
tranh mới. Tình hình đó tạo thuận lợi cho chúng ta trong hợp tác phát triển kinh
tế, đồng thời cũng gia tăng sức ép cạnh tranh cả trong nước và khu vực.
Tình hình trong nước

21


×