Tải bản đầy đủ (.pdf) (256 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC VIÊN NƯỚC NGOÀI (TRONG MỘT SỐ NHÓM TỪ CỤ THỂ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.44 MB, 256 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA
LẦN THỨ 22 NĂM 2020

TÊN CÔNG TRÌNH:

XÂY DỰNG HỆ THỐNG
BÀI TẬP TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT
CHO HỌC VIÊN NƯỚC NGỒI
(TRONG MỘT SỐ NHĨM TỪ CỤ THỂ)

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC

Mã số cơng trình: …………………………….


2

TĨM TẮT CƠNG TRÌNH
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, vị thế của tiếng Việt đang ngày càng
được cải thiện và nhu cầu học tiếng Việt cũng ngày càng tăng cao. Điều đó địi hỏi
cần phải có sự nghiên cứu nhằm biên soạn một cách kỹ lưỡng, chỉn chu, phù hợp với
mục đích của người nước ngồi khi học tiếng Việt. Bên cạnh các điểm ngữ pháp hay
ngữ âm thường được nhắc đến trong quá trình nghiên cứu phương pháp dạy học tiếng
Việt cho người nước ngoài, thì từ vựng tiếng Việt vẫn chưa nhận được sự quan tâm
đúng mức, đặc biệt là các nhóm từ khó. Chính vì vậy, thơng qua đề tài này, chúng tơi


hy vọng sẽ lý giải được tầm quan trọng của việc học từ vựng trong giảng dạy ngoại
ngữ và xây dựng hệ thống bài tập giúp phát triển một số nhóm từ khó trong tiếng Việt
cho học viên nước ngồi.
Đầu tiên, ở chương 1: Cơ sở lý thuyết, chúng tôi đã khảo sát hệ thống tài liệu
tiếng Việt dành cho người nước ngoài hiện nay và nhận thấy rằng vẫn chưa có một
cơng trình nào tập trung về các nhóm từ khó trong tiếng Việt. Chính vì vậy, chúng tơi
mong muốn cung cấp một hệ thống bài tập nhằm tập trung phát triển khả năng sử
dụng vốn từ vựng cho học viên nước ngồi ở một số nhóm từ cụ thể. Bên cạnh đó,
chúng tơi đã xác định được các cơ sở thiết yếu phục vụ cho việc xây dựng hệ thống
bài tập chuyên về phát triển từ vựng tiếng Việt cho học viên nước ngồi trong các
nhóm từ.
Đến các chương 2, 3, 4, chúng tôi đã tiến hành khảo sát học viên nước ngoài
nhằm xác định một số lỗi sai mà họ thường gặp trong q trình học ba nhóm Danh từ
đơn vị, Đại từ nhân xưng và Từ láy. Lấy các cơ sở được xác định ở chương 1 làm nền
tảng kết hợp với việc xác định các lỗi mà học viên nước ngoài thường mắc phải khi
học các nhóm từ, chúng tơi đã tiến hành xây dựng một hệ thống bài tập từ vựng tiếng
Việt gồm 300 bài với đa dạng các kiểu bài khác nhau được thiết kế dựa trên Khung
năng lực tiếng Việt dành cho người nước ngoài và được phân chia theo các mức độ
tư duy theo thang đo nhận thức của Boleslaw.
Như vậy, với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã xác định được những cơ sở
quan trọng cho việc thiết kế một hệ thống bài tập từ vựng tiếng Việt cho người nước
ngồi. Bên cạnh đó, đóng góp quan trọng nhất của đề tài là hệ thống bài tập từ vựng
tiếng Việt gồm 300 bài, thuộc nhóm danh từ đơn vị, đại từ nhân xưng và từ láy. Đây
sẽ là một nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho các giáo viên dạy tiếng Việt cho người
nước ngoài và các học viên nước ngoài học tiếng Việt.


3

MỤC LỤC

TĨM TẮT CƠNG TRÌNH ......................................................................................... 2
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .............................................................. 13
1.1. Hệ thống bài tập từ vựng tiếng Việt trong các tài liệu dành cho học viên nước
ngoài hiện nay ....................................................................................................... 13
1.2. Cơ sở xây dựng hệ thống bài tập tiếng Việt cho người nước ngồi .............. 16
1.3. Khái qt về các nhóm từ vựng khó đối với học viên nước ngồi ................ 33
CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG BÀI TẬP DANH TỪ ĐƠN VỊ CHO HỌC VIÊN NƯỚC
NGOÀI...................................................................................................................... 37
2.1. Một số lỗi học viên nước ngoài thường mắc phải khi học danh từ đơn vị .... 37
2.2. Mục tiêu của hệ thống bài tập danh từ đơn vị theo từng cấp độ năng lực ..... 42
2.3. Danh sách các danh từ đơn vị sử dụng trong hệ thống bài tập từ vựng tiếng
Việt theo từng cấp độ năng lực ............................................................................. 43
2.4. Các dạng bài tập danh từ đơn vị theo từng cấp độ năng lực và theo các mức độ
nhận thức trong thang đo Boleslaw Niemierko .................................................... 45
CHƯƠNG 3. HỆ THỐNG BÀI TẬP ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG CHO HỌC VIÊN
NƯỚC NGOÀI ......................................................................................................... 60
3.1. Một số lỗi học viên nước ngoài thường mắc phải khi học đại từ nhân xưng 60
3.2. Mục tiêu của hệ thống bài tập đại từ nhân xưng theo từng cấp độ năng lực . 64
3.3. Danh sách các đại từ nhân xưng sử dụng trong hệ thống bài tập từ vựng tiếng
Việt theo từng cấp độ năng lực ............................................................................. 65
3.4. Các dạng bài tập đại từ nhân xưng theo từng cấp độ năng lực và các mức độ
nhận thức trong thang Boleslaw Niemierko ......................................................... 67
CHƯƠNG 4. HỆ THỐNG BÀI TẬP TỪ LÁY CHO HỌC VIÊN NƯỚC NGOÀI 79
4.1. Một số lỗi học viên nước ngồi thường mắc phải khi học nhóm từ láy ........ 79
4.2. Vấn đề dạy từ láy cho học viên nước ngoài .................................................. 82
4.3. Mục tiêu của hệ thống bài tập từ láy theo từng cấp độ năng lực ................... 83
4.4. Danh sách các từ láy sử dụng trong hệ thống bài tập từ vựng tiếng Việt theo
từng cấp độ năng lực ............................................................................................. 84
4.5. Các dạng bài tập từ láy theo từng cấp độ năng lực và các mức độ nhận thức

trong thang đo Boleslaw Niemierko ..................................................................... 86
KẾT LUẬN............................................................................................................. 100


4
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 103
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 107


5

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Đặc điểm đối tượng học viên nước ngoài được khảo sát ........................... 22
Bảng 2: Đặc điểm đối tượng học viên nước ngoài của các giảng viên được khảo sát
................................................................................................................................. 23
Bảng 3: Ý kiến của các giảng viên về trình độ thích hợp để dạy 3 nhóm từ khó .... 23
Bảng 4: Khung năng lực tiếng Việt so sánh với khung tham chiếu chung Châu Âu về
ngôn ngữ .................................................................................................................. 30
Bảng 5: Thang đo 4 bậc của Boleslaw Niemierko (1990) ...................................... 32
Biểu đồ 1: Các nhóm từ khó đối với học viên nước ngồi ...................................... 24
Biểu đồ 2: Các khó khăn của học viên khi học nhóm đại từ nhân xưng ................. 24
Biểu đồ 3: Các khó khăn của học viên khi học nhóm từ láy ................................... 26
Biểu đồ 4: Các khó khăn của học viên khi học nhóm danh từ đơn vị ..................... 27


6

DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ cái/ký hiệu viết tắt


Cụm từ đầy đủ

BGD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

DTĐV

Danh từ đơn vị

DTK

Danh từ khối

KNLTV

Khung năng lực tiếng Việt


7

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Không thể phủ nhận, trong những năm gần đây, chính nhờ sự giao lưu, hợp tác
phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội mà vị thế của tiếng Việt ngày càng được nâng
cao tại các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Một số nước tại châu Á đã đưa
tiếng Việt vào giảng dạy ở những trường đại học nổi tiếng như Hàn Quốc, Nhật Bản,
Trung Quốc, Thái Lan… Ở Châu Âu, việc xuất hiện hệ thống GUAVA (mạng lưới
hơn 10 trường đại học dạy tiếng Việt: Đại học Harvard, Đại học UCLA, Đại học

Cornell, Đại học Yale…) hay một số nước ở châu Âu như Đức, Ba Lan có ban tiếng
Việt và ngành Việt Nam học trong trường đại học1 đã chứng minh nỗ lực khơng nhỏ
của người Việt nói chung trong hành trình khẳng định giá trị của tiếng Việt trên
trường quốc tế. Chính vì thế, những địi hỏi về một chương trình chuyên nghiệp, chỉn
chu để dạy tiếng Việt cho người nước ngồi nói chung và học viên nước ngồi nói
riêng trở nên cấp thiết hơn, được chú ý hơn; khơng chỉ trong giáo dục chính thống,
mà trên cả các phương tiện truyền thông như phát thanh và truyền hình.
Nhu cầu học tiếng Việt ngày càng cao, đồng nghĩa với sự gia tăng về độ đa dạng
trong nhu cầu học tiếng Việt. Nhiều người chọn tiếng Việt để học như một ngoại ngữ
khơng chỉ với mong muốn tìm hiểu về đất nước và con người Việt Nam mà cịn xem
đó như một phương tiện để trao đổi và hợp tác kinh tế. Tuy nhu cầu của từng đối
tượng là khác nhau, song mục đích cuối cùng của việc học tiếng Việt như một ngoại
ngữ chính là sử dụng được ngôn ngữ này như một công cụ để tư duy và giao tiếp.
Bên cạnh các điểm ngữ pháp hay ngữ âm khó thường được nhắc đến trong q
trình nghiên cứu phương pháp dạy học tiếng Việt cho người nước ngồi, theo chúng
tơi, từ vựng tiếng Việt cũng cần có cái nhìn đúng mức, đặc biệt là các nhóm từ khó.
Khơng chỉ riêng tiếng Việt, trong bất kỳ ngơn ngữ nào, từ là đơn vị cơ bản, là vật liệu
xây dựng nên những đơn vị của lời nói (ngữ, nhóm từ, câu, đoạn, văn bản). Nhà ngôn
ngữ học D. A. Wilkins khẳng định: “Without grammar, very little can be conveyed;
without vocabulary, nothing can be conveyed.”2 (Tạm dịch: Khơng có ngữ pháp, rất
ít thơng tin có thể được truyền đạt; khơng có từ vựng, khơng một thơng tin nào có thể
được truyền đạt). Kiến thức từ vựng là trọng tâm của năng lực giao tiếp và năng lực
tiếp thu ngoại ngữ. Thiếu kiến thức về từ vựng là một trở ngại cho việc học. Vì vậy,

1

Phát biểu của PGS.TS Nguyễn Thiện Nam trong bài phỏng vấn “Tiếng Việt – cầu nối Việt Nam với thế giới”
với báo Thế giới và Việt Nam ngày 10/11/2018.

2


Wilkins, D. A. (1972). Linguistics in Language Teaching. London: Edward Arnold, 111 – 112.


8
học tiếng trước hết là học từ. Tuy vậy, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài Xây dựng hệ
thống bài tập từ vựng tiếng Việt cho học viên nước ngoài (trong một số nhóm từ
cụ thể) khơng tập trung phát triển từ vựng một cách chung chung, mà chú trọng vào
các nhóm từ được xem là khó đối với các học viên đang theo học tiếng Việt thông
qua khảo sát và nghiên cứu. Điều này sẽ giúp khắc phục được một số khó khăn khi
của học viên khi thụ đắc tiếng Việt. Đồng thời, việc tập trung phát triển các nhóm từ
vựng khó trong tiếng Việt sẽ giảm bớt gánh nặng cho học viên khi học tiếng Việt, bởi
nhiều học viên thường khơng có đủ khả năng để tạo lập các đơn vị ngôn ngữ đạt hiệu
quả dù đã nắm kiến thức về ngữ pháp do không biết cách sử dụng một nhóm từ cụ
thể. Hơn nữa, chữa được lỗi dùng từ, học viên sẽ có khả năng tự chữa các lỗi về tạo
lập các đơn vị ngôn ngữ khác.
Với tầm quan trọng của những vấn đề nêu trên, hiện nay chúng tơi vẫn chưa ghi
nhận một cơng trình nào tập trung nghiên cứu và xây dựng hệ thống bài tập giúp phát
triển một số nhóm từ khó trong tiếng Việt dành cho học viên nước ngoài. Đa số các
giáo trình hiện hành tập trung vào việc xây dựng hệ thống bài tập theo các chủ đề
hoặc theo các mẫu câu giao tiếp thường gặp trong đời sống. Chính vì vậy, chúng tôi
lựa chọn nghiên cứu đề tài này với mong muốn cung cấp một hệ thống bài tập từ vựng
nhằm tập trung phát triển khả năng sử dụng vốn từ vựng ở một số nhóm từ tiếng Việt
được xem là khó đối với các học viên nước ngồi. Kết quả của đề tài nghiên cứu này
có thể ứng dụng vào việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đồng thời cũng là một
tài liệu tham khảo hữu ích cho học viên nước ngồi.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu và xây dựng hệ thống bài tập phát triển từ vựng tiếng Việt ở một
số nhóm từ cụ thể cho học viên nước ngồi hướng đến 2 mục đích lớn sau:
- Khảo sát và đưa ra được các cơ sở để xây dựng hệ thống bài tập chuyên về

phát triển từ vựng tiếng Việt cho học viên nước ngoài (trong một số nhóm từ
cụ thể);
- Xây dựng hệ thống bài tập phát triển từ vựng ở 3 nhóm từ được xem là khó
mà học viên nước ngồi thường hay mắc lỗi: nhóm đại từ nhân xưng, nhóm
danh từ đơn vị và nhóm từ láy.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các cơng trình khoa học liên quan đến bài tập từ vựng tiếng Việt dành cho người
nước ngoài đã đáp ứng được việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài theo chủ đề
và mục đích giao tiếp. Tuy nhiên, chưa có nhiều cơng trình tập trung vào việc xây
dựng hệ thống bài tập từ vựng tiếng Việt. Qua quá trình khảo sát và nghiên cứu, chúng


9
tơi đã tiếp cận hai nhóm tài liệu chính gồm: các giáo trình, sách tham khảo cho học
viên nước ngồi có thiết kế bài tập từ vựng tiếng Việt và các cơng trình nghiên cứu
khoa học (bài báo khoa học, luận văn, luận án...).
3.1. Các giáo trình, sách tham khảo
Trong nhóm tài liệu này, chúng tơi đã tham khảo một số giáo trình của Đại học
Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm thành
phố Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Giáo dục. Đầu tiên là bộ Thực hành tiếng Việt –
Sách dùng cho người nước ngoài của Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và giao lưu
văn hóa thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được xuất bản năm 2001, do Đồn Thiện
Thuật chủ biên. Bộ giáo trình này được thiết kế theo chủ đề và cấu trúc ngữ pháp
tiếng Việt theo mẫu câu giao tiếp trong mỗi đơn vị bài học. Bộ giáo trình cũng hướng
đến việc rèn luyện kỹ năng đọc, viết, nói và nghe như một số giáo trình dạy tiếng Anh
cho người Việt. Bài tập từ vựng tiếng Việt trong giáo trình này được trình bày theo
hệ thống bài tập theo chủ đề, tức là sau mỗi chủ đề bài học là những dạng bài tập
nhằm giúp người học cũng cố lại kiến thức đã học. Những dạng bài tập này liên quan
đến cấu trúc ngữ pháp trong bài và các từ vựng trong chủ đề đó.
Tiếp đến là bộ Giáo trình tiếng Việt dành cho người nước ngoài (VSL) gồm 5

tập của Nhà xuất bản Giáo dục được xuất bản từ năm 2003. Đây là bộ giáo trình khá
chất lượng so với bộ giáo trình trước đó của Đại học Quốc gia Hà Nội. Bộ giáo trình
này cũng được biên soạn theo chủ đề giao tiếp, tuy nhiên ở tập 1 và tập 2 có phụ lục
danh sách nhóm từ cho học viên để họ nắm được một số từ vựng cần lưu ý trong giáo
trình.
Một bộ giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngồi khác được biên soạn và
xuất bản vào năm 2012 (tập 1) và năm 2014 (tập 2) là bộ giáo trình Tiếng Việt cho
người nước ngoài của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh do tác giả
Dư Ngọc Ngân chủ biên cũng có nội dung khá giống với bộ giáo trình dạy tiếng Việt
cho người nước ngồi trước đó của Nhà xuất bản Giáo dục, tuy nhiên đã có một số
cập nhật mới về bài viết theo chủ đề cũng như các điểm ngữ pháp mới hơn đối với
các học viên Hàn Quốc và Nhật Bản. Một bộ sách dạy tiếng Việt cho người nước
ngoài khác được biên soạn khá công phu được xuất bản năm 2015 là bộ sách Tiếng
Việt vui của tác giả Nguyễn Minh Thuyết chủ biên. Đây là bộ giáo trình biên soạn
khá kỹ càng gồm 6 tập và có sự đầu tư khá lớn về hình ảnh và màu sắc và những yếu
tố đó giúp cho việc học tiếng Việt của học viên nước ngoài trở nên thú vị hơn. Các
dạng bài tập ôn tập sau mỗi chủ để cũng được ưu tiên trình bày dưới dạng trực quan
hơn, bài tập khơng chỉ là những ngữ liệu mà cịn có hình ảnh liên quan đến ngữ liệu


10
đó. Thêm nữa, có nhiều bài tập yêu cầu người học viết câu/đoạn văn từ hình ảnh cho
sẵn.
Đối với nhóm tài liệu sách, giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngồi, chúng
tơi nhận thấy các giáo trình này được biên soạn theo hình thức dạy tiếng Việt theo
các chủ đề giao tiếp hay các điểm ngữ pháp từ những chủ đề giao tiếp này. Sau mỗi
chủ đề bài học, ở một số sách và giáo trình có hệ thống bài tập ơn tập sau mỗi chủ đề
đó. Các kỹ năng rèn luyện cho học viên trong các sách, giáo trình này là đọc viết, nói
và nghe. Nhóm tài liệu này được biên soạn rất chú trọng đến hình ảnh minh hoạ giúp
cho nội dung học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, việc chú trọng vào

những bài tập về từ vựng tiếng Việt trong các sách và giáo trình này là chưa cao. Bởi
vì đây chỉ là những bài tập ôn tập theo mẫu câu giao tiếp, cấu trúc ngữ pháp theo chủ
đề chứ chưa hề có những dạng bài tập xốy sâu vào một từ loại cụ thể trong tiếng
Việt.
3.2. Các cơng trình nghiên cứu khoa học
Trong nhóm tài liệu này, chúng tơi chủ yếu khảo sát các luận văn, luận án và bài
báo khoa học liên quan đến việc thiết kế hoặc dạy bài tập tiếng Việt cho người nước
ngoài. Bài báo khoa học Về việc dạy danh từ đơn vị tự nhiên tiếng Việt cho học
viên, sinh viên nước ngoài của nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Hai (2006) đã có cách
tiếp cận việc dạy tiếng Việt cho học viên nước ngoài đối với nhóm danh từ đơn vị tự
nhiên. Đây là cách dạy tiếng Việt cho người nước ngồi trong một nhóm từ cụ thể và
khá gần với cách tiếp cận của chúng tôi.
Tiếp đến là bài báo khoa học Giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ đăng trên
Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, năm 2011 của nhà nghiên cứu
Dư Ngọc Ngân. Bài viết đã đề ra những hướng tiếp cận phương pháp dạy tiếng Việt
cũng như nhu cầu học tiếng Việt cho người nước ngoài. Bài báo khoa học Cách sử
dụng danh từ đơn vị tiếng Việt – dưới góc độ dạy tiếng của tác giả Lê Thị Minh
Hằng (2015) đã chỉ ra rõ những cách thức và những điểm cần lưu ý khi làm các dạng
bài tập danh từ đơn vị cho học viên nước ngoài. Bài báo này đã tiến đến gần hơn việc
tiếp cận việc xây dựng hệ thống bài tập tiếng Việt cho học viên nước ngồi trên cơ
sở từng nhóm từ cụ thể.
Bài báo khoa học Khảo sát vốn từ vựng trong giáo trình tiếng Việt sơ cấp và
việc xây dựng bảng từ ngữ thông dụng tiếng Việt của tác giả Đào Mục Đích và Bae
Yang Soo (2018) đã chỉ ra được một số đặc điểm của giáo trình tiếng Việt sơ cấp chủ
yếu về các từ vựng cũng như bài tập từ vựng tiếng Việt sơ cấp. Một số vấn đề về
Tiếng Việt sơ cấp cho người nước ngoài – nhóm từ chỉ số lượng tuyệt đối của tác


11
giả Huỳnh Công Hiển (2017) cũng đã tiếp cận rất gần đến việc xây dựng các dạng

bài tập từ vựng tiếng Việt cho học viên nước ngoài. Bài viết này đã trình bày một số
cách thiết kế bài tập tiếng Việt đối với nhóm từ chỉ tổng thể.
Luận án tiến sĩ Hệ thống bài tập phát triển năng lực sử dụng từ ngữ tiếng Việt
cho học viên quân sự Lào của Nguyễn Thị Yến (2018) đã khai thác một cách có hệ
thống và có những số liệu khảo sát thực nghiệm khá cụ thể về việc xây dựng hệ thống
bài tập từ vựng tiếng Việt cho học viên nước ngoài đặc biệt là một nhóm học viên
nước ngồi là học viên Lào.
Chúng tơi nhận thấy có một số cơng trình đã đề cập đến việc xây dựng bài tập
tiếng Việt cho người nước ngồi. Tuy nhiên, hầu như các cơng trình này chưa tập
trung xây dựng hệ thống bài tập từ vựng tiếng Việt cho học viên nước ngoài (trong
một số nhóm từ cụ thể) một cách có hệ thống.
Nhìn chung, qua hai nhóm tài liệu đã khảo sát, chúng tôi nhận thấy kết quả nghiên
cứu về một số dạng bài tập từ vựng tiếng Việt cơ bản dành cho người nước ngoài,
một số chủ đề quan trọng trong việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài và đặc biệt
là hệ thống từ vựng tiếng Việt trong các bộ giáo trình/sách dạy tiếng Việt đã đạt được
những thành tựu nhất định. Như trên đã đề cập, các nhóm tài liệu này chưa tiếp cận
hoặc tiếp cận một cách chưa có hệ thống việc xây dựng bài tập từ vựng tiếng Việt
trong một số nhóm từ khó đối với học viên nước ngồi. Vì vậy, chúng tơi thực hiện
đề tài Xây dựng hệ thống bài tập từ vựng tiếng Việt cho học viên nước ngồi (trong
một số nhóm từ cụ thể) với mong muốn góp một phần nhỏ vào hệ thống bài tập từ
vựng tiếng Việt ở những nhóm từ cụ thể, giúp học viên nước ngoài rèn luyện và khắc
phục những lỗi cơ bản khi học các nhóm từ này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đối với đề tài Xây dựng hệ thống bài tập từ vựng tiếng Việt cho học viên nước
ngồi (trong một số nhóm từ cụ thể), chúng tơi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên
cứu như sau:
- Phương pháp miêu tả ngôn ngữ: phương pháp này được sử dụng để miêu tả đặc
điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của các nhóm từ được đề cập.
- Phương pháp thống kê: phương pháp này được sử dụng để thống kê các loại lỗi
của người nước ngồi khi học các nhóm từ này.

- Phương pháp điều tra: phương pháp này được sử dụng để lấy ý kiến người học
về các nhóm từ khó trong tiếng Việt cũng như khảo sát các lỗi mà người học thường
gặp phải khi học các nhóm từ, việc khảo sát này được thực hiện với đối tượng là học
viên nước ngoài đang học tiếng Việt tại Việt Nam, đồng thời còn được sử dụng để


12
khảo sát các kiểu hệ thống bài tập trong hệ thống bài tập từ vựng tiếng Việt dành cho
người nước ngồi hiện hành. Thơng qua việc khảo sát đó, chúng tơi sẽ tổng hợp, phân
tích, thống kê và rút ra những số liệu, thông tin thiết yếu như một cơ sở để tiến hành
xây dựng hệ thống bài tập từ vựng tiếng Việt cho học viên nước ngoài.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Về đối tượng nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề liên
quan đến lý luận và cách thức xây dựng hệ thống bài tập từ vựng tiếng Việt
dành cho người nước ngoài.
Về phạm vi nghiên cứu, đề tài giới hạn ở ba nhóm từ tiếng Việt được xem là
khó đối với người nước ngồi: nhóm danh từ đơn vị, nhóm đại từ nhân xưng,
nhóm từ láy.
6. Cấu trúc đề tài
Ngồi các phần Mở đầu, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài có 4 chương.
Chương 1: Những vấn đề chung được xem như là nền tảng của đề tài. Trong chương
này, chúng tơi sẽ tập trung trình bày kết quả khảo sát hệ thống bài tập từ vựng tiếng
Việt hiện hành và những cơ sở của việc xây dựng hệ thống bài tập từ vựng tiếng Việt
dành cho học viên nước ngoài. Đồng thời, chúng tôi cũng giới thiệu sơ nét các vấn
đề lý thuyết của các nhóm từ khó trong phạm vi thực hiện của đề tài. Bên cạnh đó,
chúng tơi cịn 3 chương chính khác, lần lượt là: Chương 2: Hệ thống bài tập Danh từ
đơn vị cho học viên nước ngoài; Chương 3: Hệ thống bài tập Đại từ nhân xưng cho
học viên nước ngoài; Chương 4: Hệ thống bài tập Từ láy cho học viên nước ngồi.
Thơng qua việc phân tích các lỗi mà học viên nước ngồi thường gặp phải khi học 3

nhóm từ này, chúng tơi sẽ tiến hành xây dựng hệ thống bài tập từ vựng dựa theo từng
bậc năng lực theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài và theo
từng mức độ tư duy theo thang đo 4 bậc của Boleslaw Niemierko: nhận biết, thông
hiểu, vận dụng, vận dụng cao sao cho đáp ứng những mục tiêu đã được đặt ra.


13

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Hệ thống bài tập từ vựng tiếng Việt trong các tài liệu dành cho học viên nước
ngoài hiện nay
Khi khảo sát hệ thống bài tập từ vựng tiếng Việt trong các tài liệu dành cho người
nước ngồi hiện hành, chúng tơi nhận thấy có hai hệ thống bài tập sau: hệ thống bài
tập từ vựng tiếng Việt theo chủ đề và hệ thống bài tập từ vựng tiếng Việt theo mẫu
câu giao tiếp. Hai hệ thống trên có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Do vậy,
chúng cần được nhìn nhận và sử dụng cho phù hợp.
1.1.1. Hệ thống bài tập từ vựng tiếng Việt theo chủ đề
Việc giảng dạy ngôn ngữ theo hệ thống các chủ đề là một phương pháp dạy học
khá quen thuộc và được sử dụng rộng rãi. Hình thức dạy học này có khả năng cung
cấp cho người học một số lượng lớn những kiến thức có liên quan đến một vấn đề cụ
thể, giúp người học nắm vững và sâu ở từng nội dung. Ở nội dung này, chúng tôi đã
khảo sát các tài liệu giảng dạy từ vựng tiếng Việt hiện hành và đã chọn lọc được 8 tài
liệu xây dựng nội dung các bài học và bài tập có liên quan đến các chủ đề trong giao
tiếp. Các tài liệu xây dựng hệ thống bài tập từ vựng tiếng Việt theo chủ đề, các chủ
đề, các dạng bài tập phát triển từ vựng theo chủ đề được sử dụng trong các bộ giáo
trình cũng như mục đích của việc phân chia hệ thống bài tập theo chủ đề sẽ được
chúng tôi liệt kê chi tiết ở phụ lục bài nghiên cứu.
1.1.1.1. Ưu điểm
a. Có khả năng mở rộng vốn từ cho học viên nước ngoài
Đối với hệ thống bài tập từ vựng tiếng Việt theo chủ đề, vì chỉ tập trung hướng

đến một chủ đề nhất định nên hệ thống các bài tập cũng sẽ nhằm tập trung phát triển,
mở rộng từ vựng có liên quan đến chủ đề đó. Việc mở rộng này sẽ được tăng dần về
số lượng, đồng thời cũng tăng dần mức độ nâng cao, chuyên sâu qua từng cấp bậc.
Điều này sẽ giúp học viên có được vốn từ vựng đa dạng, phong phú, hỗ trợ trong việc
vận dụng vào đời sống thực tiễn.
b. Tạo ra sự gắn kết giữa các từ vựng với các điểm ngữ pháp có liên quan
Mơ hình xây dựng hệ thống bài tập từ vựng theo cấu trúc bắt đầu bằng chủ đề mà
các chủ đề này sẽ được thể hiện thông qua những bài hội thoại, những bài đọc hiểu;
do vậy, các hình thức ấy sẽ phải chứa đựng những khía cạnh như từ vựng, ngữ pháp,…
Chính vì vậy, trong hệ thống bài tập từ vựng phân chia theo chủ đề (các chủ đề này
được cân nhắc chọn lựa và chắt lọc sao cho gắn liền với thực tiễn), người học không
chỉ được tiếp thu những trường từ vựng theo chủ đề mà còn hiểu được cách áp dụng
chúng thông qua việc học các cấu trúc ngữ pháp.


14
c. Tạo sự nhất quán trong việc tiếp thu kiến thức của người học
Hệ thống các kiến thức trong một đơn vị bài học: các từ vựng, các điểm ngữ
pháp,... đều được xây dựng theo một chủ đề nhất định, từ đó mà có sự liên kết và
thống nhất giữa các phần với nhau. Việc phân chia này trước hết đảm bảo được tính
hệ thống, liền mạch trong một chỉnh thể, song đồng thời cũng tạo ra sự dễ dàng cho
việc tiếp thu kiến thức của học viên nước ngoài.
d. Có khả năng cung cấp các tri thức bổ ích về đất nước mà học viên học
tiếng
Thông qua những ngữ liệu được phân chia theo các chủ đề có trong hệ thống bài
tập từ vựng, người học ngồi việc có môi trường rèn luyện, luyện tập các kiến thức
đã được tiếp thu cịn có thể tiếp nhận thêm nhiều tri thức mới về con người, xã hội,
văn hoá,… tại đất nước mà họ theo học tiếng thông qua những bài tập đọc hiểu. Thêm
vào đó, những dạng bài này cịn giúp người học nâng cao vốn từ mà ở các bài học,
học viên chưa được học.

1.1.1.2. Nhược điểm
Nhược điểm lớn nhất đối với hệ thống bài tập từ vựng tiếng Việt theo chủ đề
chính là ở chỗ mặc dù hệ thống bài tập này có khả năng cung cấp, mở rộng vốn từ
vựng (với mức độ và hàm lượng chuyên sâu tăng dần qua từng cấp bậc) theo từng
chủ đề cụ thể nhưng lại khơng có khả năng mở rộng vốn từ trong cùng một nhóm từ.
Vì vậy, các từ vựng được cung cấp ở hệ thống bài tập được phân chia theo chủ đề chỉ
là những từ vựng chung nhất, bao quát nhất cho một chủ đề nhất định, tức là các từ ở
những nhóm từ, loại từ khác nhau, còn về các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, cùng nhóm
từ, cùng từ loại với các từ đó thì khơng được chú trọng phát triển.
1.1.2. Hệ thống bài tập từ vựng tiếng Việt theo mẫu câu giao tiếp
Hiện nay, việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cũng tập trung vào các
phương pháp dạy học theo giao tiếp. Để bổ trợ cho phương pháp dạy học này, không
thể thiếu những hệ thống bài tập tập trung vào các nhóm từ vựng thường được sử
dụng trong giao tiếp, nhằm mục đích giúp người học có thể sử dụng chúng một cách
dễ dàng và thành thạo khi trao đổi các vấn đề bằng tiếng Việt. Ở nội dung này, chúng
tôi cũng đã khảo sát các giáo trình tiếng Việt hiện hành và nhận thấy có 6 tài liệu có
xây dựng hệ thống bài tập từ vựng theo các mẫu câu giao tiếp. Các tài liệu xây dựng
hệ thống bài tập từ vựng theo mẫu câu giao tiếp được sử dụng trong các bộ giáo trình
cũng như mục đích của việc phân chia hệ thống bài tập theo mẫu câu giao tiếp sẽ
được chúng tôi liệt kê chi tiết ở phụ lục bài nghiên cứu.


15
1.1.2.1. Ưu điểm
a. Phát triển kỹ năng giao tiếp cho người học
Nhìn chung, có thể thấy, việc xây dựng một hệ thống bài tập từ vựng theo mẫu
câu giao tiếp cũng được xem là một cách thức xây dựng đúng đắn và hợp lý, nhằm
mục đích chính là phát triển kỹ năng giao tiếp cho người học. Đó cũng chính là lý
do mà dạng bài tập này được sử dụng khá phổ biến trong các giáo trình, tài liệu dạy
và học tiếng Việt.

b. Tạo sự gần gũi trong quá trình học và thực hành ngoại ngữ
Các mẫu câu hội thoại đều được xây dựng xoay quanh những chủ đề quen thuộc,
gần gũi, những tình huống phổ biến, thơng thường và dễ bắt gặp trong cuộc sống
hằng ngày. Chính vì vậy, người học khi áp vào một tình huống thực tế phần nhiều
đều đã có sẵn một kiến thức nền nhất định về những vấn đề, mẫu câu có thể dùng
được để trao đổi trong tình huống đó, do đó mà việc trao đổi cũng sẽ trở nên dễ dàng
hơn. Bên cạnh đó, việc thực hành các đoạn hội thoại mẫu cũng có thể cung cấp cho
người học một số lượng từ vựng và cấu trúc ngữ pháp nhất định, giúp người học có
thể nâng cao năng lực ngoại ngữ của mình cũng như tự tin hơn khi giao tiếp tiếng
Việt.
1.1.2.2. Nhược điểm
a. Khơng thích hợp cho trình độ chun sâu về ngôn ngữ
Hệ thống bài tập từ vựng phân chia theo mẫu câu giao tiếp chỉ dừng lại ở việc
chú trọng đến mục đích giao tiếp thường ngày nên hệ thống này khơng có đầy đủ
điều kiện và mơi trường để truyền tải các kiến thức liên quan một cách chuyên sâu
và mang tính học thuật cao hơn. Bên cạnh đó, các từ vựng được cung cấp chỉ xoay
quanh một vài chủ đề giao tiếp nhất định, khơng có sự tìm hiểu sâu về các đặc điểm
của từng nhóm từ cụ thể. Điều này khiến cho người học tuy vẫn có thể mở rộng được
vốn từ và biết cách sử dụng chúng trong một vài trường hợp, nhưng kiến thức về các
nhóm từ vựng sẽ khơng được tiếp nhận một cách sâu sắc, điều đó gây ảnh hưởng
khơng nhỏ đến việc vận dụng các từ vựng vào những tình huống khác ngoài phạm
vi bài học.
b. Dễ khiến người học rơi vào tình trạng học vẹt
Nhiều người học các từ vựng theo mẫu câu giao tiếp như một cách học “vẹt”
chứ không thực sự hiểu được cách dùng chúng, nên đôi khi học viên lại bộc lộ sự
kém linh hoạt khi xử lý các tình huống ngồi đời sống. Chính vì vậy, đây cũng có
thể xem là một nhược điểm mà các bài tập từ vựng được xây dựng theo mẫu câu giao
tiếp mắc phải.



16
Xuất phát từ những hạn chế đó, chúng tơi đề xuất và tiến hành xây dựng hệ thống
bài tập chuyên về phát triển từ vựng tiếng Việt cho học viên nước ngoài. Ý tưởng xây
dựng hệ thống bài tập của chúng tơi nhận được sự đồng tình của 14/20 giảng viên dạy
tiếng Việt cho người nước ngoài (theo kết quả khảo sát). Việc xây dựng hệ thống bài
tập tiếng Việt trước hết nhằm hồn thiện, tăng tính đa dạng về kiểu loại hệ thống bài
tập tiếng Việt cho người nước ngoài. Mặt khác, hệ thống bài tập chuyên về phát triển
từ vựng tiếng Việt cũng góp phần tạo mơi trường cho người học rèn luyện, nâng cao
vốn từ vựng tiếng Việt của bản thân (trong một số nhóm từ cụ thể).
1.2. Cơ sở xây dựng hệ thống bài tập tiếng Việt cho người nước ngoài
Để xây dựng hệ thống bài tập từ vựng tiếng Việt cho học viên nước ngoài, chúng
tôi dựa vào 5 cơ sở lý thuyết. Các cơ sở này được xem xét dựa trên mức độ quan
trọng đối với việc xây dựng hệ thống bài tập.
Thông qua quá trình tìm hiểu một số nguyên tắc dạy tiếng Việt cho người nước
ngồi được trình bày trong các tài liệu, giáo trình, kết hợp với kết quả khảo sát một
số giảng viên đang tham gia công tác giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngồi hiện
nay, chúng tơi đã ghi nhận được một số nguyên tắc dạy tiếng Việt cho người nước
ngoài. Đây là cơ sở tiên quyết để xây dựng hệ thống bài tập từ vựng tiếng Việt.
Cơ sở thứ hai mà chúng tôi xét đến là một số nguyên tắc để xây dựng hệ thống
bài tập. Xuất phát từ mục đích của đề tài, chúng tơi đồng thời nghiên cứu kỹ cơ sở lý
thuyết liên quan đến các nhóm từ khó đối với học viên nước ngồi. Khung năng lực
tiếng Việt dùng cho người nước ngoài được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam ban
hành vào năm 2015 cũng là một trong những định hướng cho việc chọn lựa ngữ liệu
của hệ thống bài tập. Bên cạnh đó, các mức độ nhận thức theo thang đo 4 bậc của
Boleslaw Niemierko cũng là một nền tảng quan trọng mà chúng tơi đặc biệt quan tâm
trong q trình xây dựng hệ thống bài tập từ vựng tiếng Việt cho học viên nước ngoài.
1.2.1. Các nguyên tắc giảng dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài
1.2.1.1. Nguyên tắc dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài theo quan
điểm giao tiếp
Hiện nay trong việc dạy tiếng nước ngoài cũng như dạy tiếng mẹ đẻ, thuật ngữ

“quan điểm giao tiếp” đã được sử dụng khá quen thuộc. Chử Lương Đào3 đề xuất
quan điểm dạy học này được dựa trên một số cơ sở như sau:

3

Chử Lương Đào. (2015). Các nguyên tắc và phương pháp dạy học tiếng.
< Trích xuất vào lúc 23:44 ngày 15/03/2020.


17
Thứ nhất, ngôn ngữ là “phương tiện giao tiếp quan trọng nhất và là phương tiện
tư duy của con người”. Thứ hai, cốt lõi của ngôn ngữ là âm thanh, và mục đích cuối
cùng của việc dạy tiếng là dùng ngôn ngữ để tư duy và giao tiếp. Vậy chỉ có lấy giao
tiếp, hướng tới giao tiếp thì việc dạy học tiếng mới có kết quả. Thứ ba, cả ba hướng
dạy học tiếng hiện nay (dạy ngôn ngữ, dạy lời nói và dạy hoạt động lời nói) đều hướng
đến mục tiêu cuối cùng là hình thành kỹ năng, kỹ xảo sử dụng ngơn ngữ trong những
tình huống khác nhau của việc giao tiếp. Chính vì những cơ sở trên, dạy học từ vựng
tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp được xem là phù hợp và hiệu quả hơn cả. Với
việc dạy học theo quan điểm này, người dạy cần chú ý đến một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, tiếng Việt nên được sử dụng một cách tự nhiên, gần gũi. Điều này sẽ
chi phối cách mà giảng viên xây dựng các nhiệm vụ trong quá trình truyền đạt kiến
thức, chẳng hạn: tích cực tạo tình huống học tập gần gũi với tình huống giao tiếp thật
trong đời sống, giúp người học tiếp thu bài thoải mái và có thể sử dụng ngay vào thực
tế. Đảm bảo được nguyên tắc này cũng chính là đảm bảo nguyên tắc trực quan ngơn
ngữ trong dạy học tiếng nói chung.
Thứ hai, kết hợp chặt chẽ giữa lĩnh hội kiến thức lý thuyết ngôn ngữ với việc
luyện tập thực hành giao tiếp. Hệ thống kiến thức tiếng Việt phải được sắp xếp theo
các đơn vị bậc thấp đến bậc cao, từ dễ đến khó. Để đạt được mục đích giao tiếp, đơi
khi giảng viên phải chủ động sắp xếp lại trình tự ngữ liệu cho phù hợp với giao tiếp
trong thực tế. Giảng viên cần lưu ý đến chức năng làm công cụ giao tiếp của ngôn

ngữ để cân nhắc lược bỏ những đơn vị kiến thức chuyên môn của hệ thống ngôn ngữ.
1.2.1.2. Nguyên tắc dạy từ vựng tiếng Việt gắn với dạy văn hố sử dụng từ
vựng (dạy yếu tố bên ngồi từ vựng)
Như đã trình bày, bất kỳ phương pháp dạy học tiếng nào cũng hướng đến mục
đích cuối cùng là giúp người đạt hiệu quả trong giao tiếp. Tuy vậy, việc nắm vững
các kiến thức về từ vựng hay ngữ pháp khơng đảm bảo cho học viên có một cuộc đối
thoại hiệu quả. Bên cạnh những yếu tố nội tại ngôn ngữ, giảng viên cần chú ý đến
việt truyền tải các yếu tố nằm bên ngồi ngơn ngữ, chẳng hạn như văn hoá sử dụng
từ vựng. Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc dạy và học ngôn ngữ cũng đồng thời
là dạy và học văn hố. Ngơn ngữ là một phần của văn hoá và “Cách thức chúng ta
giao tiếp, hay giao tiếp nội dung gì cũng như cách tư duy của chúng ta chịu sự tác
động của văn hoá, và ngược lại nội dung, cách thức giao tiếp cũng như tư duy của
chúng ta lại định hình, phát triển văn hố và ngơn ngữ” (Nguyễn Hồ, 2011, tr.86,
87); việc bỏ qua yếu tố này trong dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài sẽ là
một cản trở lớn đối với học viên khi giao tiếp bằng tiếng Việt. Do vậy, hệ thống ngữ


18
liệu dạy học từ vựng tiếng Việt cần đặt các kiến thức từ loại vào các ngữ cảnh văn
hoá (context of culture) bên cạnh các ngữ cảnh tình huống (context of situation).
1.2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống trong giảng dạy từ vựng tiếng Việt
cho học viên
Từ vựng trong ngôn ngữ là một hệ thống. Do vậy, các lý thuyết về từ vựng phải
được trình bày một cách có hệ thống, theo một mối quan hệ liên tưởng nào đó. Từ
đồng âm nên được liên hệ với từ nhiều nghĩa; từ trái nghĩa nên được liên hệ với từ
đồng nghĩa…Bên cạnh đó, tính hệ thống cịn được thể hiện trong việc truyền tải các
nét nghĩa trong 1 từ nhiều nghĩa; hoặc các thành phần ngữ nghĩa của 1 từ vựng bất
kỳ.
1.2.1.4. Nguyên tắc trực quan
Theo nhà nghiên cứu Lê A, tín hiệu từ là một chỉnh thể thống nhất giữa cái biểu

đạt và cái được biểu đạt, bởi vậy việc sử dụng các phương tiện trực quan như tranh
ảnh, vật thật trong dạy học từ vựng nói chung và từ vựng tiếng Việt nói riêng là một
điều cần thiết để đảm bảo mối liên hệ giữa từ với hiện thực khách quan mà từ biểu
đạt.4 Giảng viên có thể lựa chọn kết hợp các phương tiện trực quan cho phù hợp với
các bậc năng lực; khi học viên đã có năng lực tư duy logic tương đối ổn định. Từ đó,
giảng viên cũng có thể kết hợp các phương tiện trực quan trên trong hệ thống các bài
tập luyện tập để phát triển vốn từ vựng của học viên.
1.2.1.5. Ngun tắc phát huy vai trị chủ động, tích cực và sáng tạo của học
viên
Để đảm bảo được hiệu quả của việc học tiếng, q trình dạy học quyết khơng thể
là q trình thầy đọc – trị ghi theo một giáo án với những kết luận có sẵn mang tính
áp đặt. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh phải trở thành ý thức
tự giác sâu sắc và thường trực ở giảng viên.
Tương tác xã hội được coi là một yếu tố cần thiết cho việc thành thạo ngơn ngữ,
vì tương tác khơng những giúp tự động hố nguồn tài ngun sẵn có mà cịn giúp tạo
ra nguồn tài nguyên mới. Thế nên, đảm bảo nguyên tắc phát huy vai trị chủ động,
tích cực và sáng tạo của học viên cũng là đồng thời đảm bảo tạo nhiều tình huống
tương tác xã hội cho học viên trong suốt q trình thụ đắc ngơn ngữ. Giảng viên cần
cân nhắc tạo nhiều ngữ cảnh dùng ngôn ngữ để học viên có lý do để quan tâm và thực

4

Lê A (Chủ biên). (2007). Phương pháp dạy học tiếng Việt. Hà Nội: Giáo Dục, tr.102.


19
hành ngôn ngữ; giúp người học tham gia vào những nhiệm vụ liên quan tới ngôn ngữ
vượt ra khỏi mức độ thông thạo hiện thời của họ.
1.2.2. Các nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập
Từ sự khảo sát các tài liệu có liên quan, tiêu biểu là hai tài liệu: luận văn Xây

dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3 (Nguyễn
Văn Bội, 2007), khoá luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ
cho học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọc (Bùi Thị Thành, 2013) và Phương pháp dạy
học tiếng Việt (Lê A, 2007, tr.56 – 61), chúng tơi nhận thấy có 8 ngun tắc cơ bản
trong việc xây dựng hệ thống bài tập như sau:
1.2.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp
Tích hợp được hiểu là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, hay nói một cách khác là sự
liên kết giữa các mảng kiến thức có liên quan đến nhau trong một đơn vị bài học. Đối
với hệ thống bài tập từ vựng tiếng Việt, kiến thức về từ vựng không được phân tách
thành một đơn vị hay thành tố độc lập mà nó sẽ được gắn liền với kiến thức về ngữ
pháp như một sự bổ trợ qua lại lẫn nhau, tức không chỉ hướng đến mặt tiếp nhận từ
mà còn phải tạo lập được từ đó bằng những cấu trúc ngữ pháp nhất định. Đây là những
yếu tố không thể tách rời nhau khi dạy học tiếng.
1.2.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Hệ thống là sự tập hợp của các yếu tố có quan hệ, liên hệ chặt chẽ với nhau để
tạo nên tính chỉnh thể. Chính vì vậy mà hệ thống bài tập phải được sắp xếp, tổ chức
theo một trình tự hợp lý: các bài tập phải được phân thành các cấp bậc cụ thể và trong
mỗi cấp, các bài tập phải được sắp xếp theo các mức độ,... mặt khác, giữa các bài tập
cũng cần phải có mối liên hệ mật thiết với nhau.
1.2.2.3. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp nội dung chương trình
Sự phù hợp được thể hiện ở chỗ hệ thống bài tập phải bám sát các yêu cầu cần
đạt trong từng cấp bậc, hay nói khác đi là đảm bảo được chuẩn đầu ra của cấp bậc đó,
cụ thể hơn là việc từ vựng hay cấu trúc ngữ pháp được đặt ra phải phù hợp, gắn liền
với chương trình học của học viên ở cấp bậc đó.
1.2.2.4. Ngun tắc đảm bảo tính vừa sức và phát huy tính sáng tạo của người
học
Tính vừa sức (người học) ở đây được hiểu là hệ thống bài tập đưa ra phải phù
hợp với trình độ của người học, điều này được quy định cụ thể trong yêu cầu cần đạt
của từng cấp bậc. Nếu bài tập quá dễ sẽ làm hạn chế khả năng tư duy của người học
cũng như không phát huy được khả năng sáng tạo. Ngược lại, nếu bài tập q khó thì

người học sẽ không đủ kiến thức nền để giải quyết yêu cầu của bài tập.


20
1.2.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Tính kế thừa là sự tiếp thu, thừa hưởng những giá trị từ những gì đã có trước đó,
những giá trị đó trở thành tiền đề, điều kiện hay những giá trị tiên quyết cho sự ra đời
của những giá trị mới. Tính kế thừa trong việc xây dựng hệ thống bài tập từ vựng
tiếng Việt cho học viên nước ngoài được thể hiện ở hai phương diện. Thứ nhất, những
bài tập được xây dựng phải có sự tăng bậc, phát triển về mức độ, khả năng tư duy,
những kiến thức nền tảng được đặt ra trong những yêu cầu trước đó phải trở thành
bước đệm cho những yêu cầu với mức độ tư duy cao hơn sau đó. Thứ hai, việc xây
dựng hệ thống bài tập từ vựng tiếng Việt cho học viên nước ngồi là một q trình có
tính kế thừa những thành tựu của những cơng trình có liên quan trước đó, đồng thời
đảm bảo đóng góp những điểm mới cho những hệ thống bài tập tiếp theo.
1.2.2.6. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Tính khả thi là khả năng có thể thực hiện trong thực tế, nói cụ thể đó là khả năng
vận dụng được trong thực tế dạy – học, đồng thời phải mang lại được một hiệu quả
như mong đợi. Để thoả mãn được tính chất này cần đặt nó trong mối tương quan với
nguyên tắc đảm bảo nội dung chương trình (tức các yêu cầu cần đạt hoặc mục tiêu
bài học), đồng thời cũng cần chú ý đến nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và phát huy
tính sáng tạo của người học để đáp ứng tối đa nguyên tắc này.
1.2.2.7. Nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với rèn luyện tư duy
Ngôn ngữ và tư duy vốn là hai mặt không thể tách rời. Vì vậy mà cần phải ln
tập trung rèn luyện song song cả về ngôn ngữ lẫn các thao tác tư duy. Điều này càng
trở nên cần thiết và quan trọng trong dạy học tiếng nói chung và dạy học tiếng Việt
nói riêng. Và trong hệ thống bài tập từ vựng tiếng Việt, nguyên tắc này sẽ được thể
hiện ở chỗ các bài tập sẽ được xây dựng theo thang đo tư duy 4 bậc của Boleslaw
Niemierko: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Theo đó, các bài tập qua
từng mức độ tư duy sẽ được tăng dần về độ khó, địi hỏi ở người học các thao tác tư

duy phức tạp hơn để có thể hồn thành được bài tập.
1.2.2.8. Nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp
Mục đích cuối cùng trong việc dạy học tiếng vẫn là hướng đến khả năng giao
tiếp, hay nói một cách khác là khả năng ứng dụng vào thực tiễn đời sống hệ thống
các kiến thức đã được học. Chính vì vậy mà trong việc xây dựng hệ thống bài tập
không thể thiếu đi nguyên tắc này. Trong hệ thống bài tập, nguyên tắc này được thể
hiện ở việc các bài tập sẽ đặt ra những tình huống quen thuộc, thường gặp phải trong
đời sống thực tiễn và yêu cầu người học giải quyết tình huống đó, điều này trước hết
sẽ giảm đi phần nào sự ngỡ ngàng của người học khi đối diện với tình huống tương


21
tự trong cuộc sống, mặt khác nó cịn giúp người học có được mơi trường để vận dụng
kiến thức đã được dạy.
1.2.2.9. Nguyên tắc phân hoá người học
Bên cạnh những ngun tắc đã trình bày, chúng tơi nhận thấy rằng nguyên tắc
phân hoá người học cũng cần được quan tâm khi xây dựng hệ thống bài tập nói chung
và hệ thống bài tập dạy học tiếng Việt nói riêng. Nguyên tắc này được 3/20 giảng
viên giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngồi tham gia khảo sát đề xuất.
Phân hố là sự phân chia bộ phận thành những đối tượng có đặc điểm khác nhau.
Đối với việc xây dựng hệ thống bài tập, phân hoá là khả năng phân chia người học
thành các đối tượng cụ thể, có sự phân biệt với nhau, chẳng hạn như: người học ở
trình độ cơ bản với người học ở trình độ nâng cao, người học ở trình độ sơ cấp với
người học ở trình độ trung cấp và cao cấp,... Sự phân hố này sẽ làm cho hệ thống
bài tập trở thành một công cụ để đánh giá. Người học thông qua việc thực hiện các
bài tập sẽ xác định được năng lực hiện có của mình và người dạy bằng việc cho học
viên giải quyết các bài tập sẽ định lượng được năng lực của học viên. Chính vì vậy,
có thể nói nguyên tắc phân hoá người học, bên cạnh những nguyên tắc khác, cũng
đóng một vai trị quan trọng khơng kém. Sự phân hố này được chúng tơi thể hiện
trong hệ thống bài tập thông qua việc kết hợp xây dựng hệ thống bài tập từ vựng tiếng

Việt trong một số nhóm từ cụ thể theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người
nước ngoài (bậc sơ cấp, bậc trung cấp, bậc cao cấp) và thang đo 4 bậc của Boleslaw
Niemierko (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao). Cụ thể hơn là ứng với
từng cấp bậc, từng mức độ, các bài tập sẽ được thiết kế khác nhau, từ dễ đến khó, từ
đơn giản đến phức tạp (biểu hiện qua từ vựng, cấu trúc ngữ pháp được sử dụng; dung
lượng câu/đoạn văn,...).
1.2.3. Các nhóm từ khó đối với học viên nước ngồi
Để có thể xác định được một cách khách quan nhất những nhóm từ phức tạp, gây
khó khăn cho người nước ngoài khi tham gia học tập tiếng Việt, chúng tơi đã tiến
hành khảo sát trong vịng 3 tháng dưới nhiều hình thức và thu được nhiều phản hồi
từ người học. Sau khi lọc ra những đáp án nhiễu, chúng tôi thu được 50 phản hồi hợp
yêu cầu, trong đó hầu hết các câu trả lời đều xoay quanh ba nhóm từ là đại từ nhân
xưng, danh từ đơn vị và từ láy. Một số phương diện liên quan đến đối tượng khảo sát
được chúng tôi thống kê như sau:


22
Bảng 1: Đặc điểm đối tượng học viên nước ngoài được khảo sát
ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO

Đại học Sư phạm TP.HCM

QUỐC
TỊCH

SỐ LƯỢNG
Tổng: 50 phiếu
khảo sát

Hàn Quốc


12

Đài Loan

5

Hàn Quốc

8

Đài Loan

4

Pháp

1

Đại học Nguyễn Huệ (Sĩ quan
Campuchia
Lục quân 2)

10

TRÌNH ĐỘ

Sơ cấp
Trung cấp


Sơ cấp

Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn

Hàn Quốc

7

Trung cấp

Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc

Hàn Quốc

2

Cao cấp

Freie University Berlin

Đức

1

Trung cấp

Đối tượng khảo sát chiếm số lượng nhiều nhất là học viên sơ cấp và trung cấp
của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, chiếm 40% trên tổng số lượng
đối tượng khảo sát. Các đối tượng đa phần đến từ Hàn Quốc (chiếm 58% trên tổng

số). Xét về trình độ đào tạo, số lượng học viên sơ cấp chiếm 58%, học viên trung cấp
chiếm 38%, còn lại là học viên cao cấp chiếm 4% trên tổng số lượng học viên tham
gia khảo sát. Như vậy, ta có thể thấy được trình độ khảo sát chủ yếu là học viên sơ
cấp và trung cấp – là trình phù hợp để tiếp cận với hệ thống bài tập từ vựng ở các
nhóm từ khó mà chúng tơi khảo sát và xây dựng. Dựa vào bảng thống kê, số học viên
là người Châu Á chiếm số lượng đáng kể – 98% trên tổng số lượng đối tượng khảo
sát. Trong các học viên tham gia khảo sát trên, học viên của trường Sĩ quan Lục quân
2 không phải SV theo chuyên ngành Tiếng Việt và trường Freie University Berlin
(Đức) khơng có ngành Tiếng Việt vì vậy học viên được khảo sát là học viên học tự
do.
Ngồi ra, chúng tơi cũng đã tiến hành khảo sát 20 giảng viên đang giảng dạy
tiếng Việt cho người nước ngồi. Tất cả các giảng viên đều đồng tình với việc xác
định ba nhóm từ khó trong tiếng Việt là đại từ nhân xưng, danh từ đơn vị và từ láy.
Bên cạnh đó, có 85% (17/20 phiếu khảo sát) đồng tình với việc đại từ nhân xưng nên
được giảng dạy cho các học viên từ bậc sơ cấp, 70% (14/20 phiếu khảo sát) đồng tình
với việc dạy nhóm danh từ đơn vị từ bậc sơ cấp và bắt đầu đẩy mạnh hơn từ bậc trung
cấp. Trong khi đó, có tới 95% (19/20 phiếu khảo sát) đồng tình với việc dạy nhóm từ


23
láy nên được giảng dạy ở bậc cao cấp. Điều đó cũng đã phần nào khẳng định được sự
khó khăn của người học khi tiếp cận với nhóm từ này. Cụ thể kết quả khảo sát như
sau:
Bảng 2: Đặc điểm đối tượng học viên nước ngoài của các giảng viên được khảo sát
TIÊU CHÍ KHẢO SÁT

Khu vực

Thời gian học
tiếng Việt của

học viên

SỐ LƯỢNG
Tổng: 20 phiếu khảo sát

Châu Âu

10

Châu Á

20

Châu Đại Dương

8

Dưới 1 năm

10

Từ 1 đến 2 năm

9

Trên 2 năm

5

Bảng 3: Ý kiến của các giảng viên về trình độ thích hợp để dạy 3 nhóm từ khó

Nhóm từ thích

Danh từ đơn vị

14

hợp dạy ở bậc Sơ
cấp

Đại từ nhân xưng

17

Từ láy

0

Nhóm từ thích
hợp dạy ở bậc
Trung cấp

Danh từ đơn vị

13

Đại từ nhân xưng

10

Từ láy


10

Nhóm từ thích
hợp dạy ở bậc
Cao cấp

Danh từ đơn vị

8

Đại từ nhân xưng

6

Từ láy

19

Chúng tơi vừa trình bày một số kết quả về đối tượng khảo sát là học viên và giảng
viên đang học và giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở một số trường đại học
để làm rõ hơn về đối tượng khảo sát. Sau đây, chúng tơi sẽ trình bày rõ hơn kết quả
khảo sát về các nhóm từ khó thơng qua các biểu đồ mà chúng tôi thống kê.


24
Biểu đồ 1: Các nhóm từ khó đối với học viên nước ngồi

CÁC NHĨM TỪ KHĨ ĐỐI VỚI
HỌC VIÊN NƯỚC NGOÀI

Từ láy

Từ đồng nghĩa

Khác

TỪ LÁY

DANH TỪ
ĐƠN VỊ

TỪ ĐỒNG
NGHĨA

12.00%

50.00%

34.00%
ĐẠI TỪ
NHÂN
XƯNG

Từ trái nghĩa

56.00%

70.00%

Quan hệ từ


76%

86%

Đại từ nhân xưng Danh từ đơn vị

TỪ TRÁI
NGHĨA

QUAN HỆ
TỪ

KHÁC

Thông qua kết quả khảo sát ở biểu đồ 1, đại từ nhân xưng được cho là nhóm từ
gây khó khăn nhất đối với những người nước ngồi khi học tiếng Việt, chiếm tỉ lệ
86% (43/50 phiếu khảo sát). Trước hết, nếu ở các ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng
Pháp, tiếng Hàn, tiếng Trung, các đại từ nhân xưng chỉ được thể hiện bằng một từ
duy nhất ứng với mỗi ngơi nói thì trong tiếng Việt, hệ thống đại từ nhân xưng cho
từng ngôi là vô cùng đa dạng. Để tìm hiểu một cách cụ thể những khó khăn mà người
học gặp phải đối với nhóm đại từ nhân xưng, chúng tôi đã cung cấp cho người học
một số dạng bài tập để luyện tập, từ đó nhận diện và đánh giá được các lỗi mà họ
thường mắc phải và hệ thống chúng thành biểu đồ như sau:
Biểu đồ 2: Các khó khăn của học viên khi học nhóm đại từ nhân xưng

Từ vựng đa dạng

SẮC THÁI BIỂU CẢM
CAO


TỪ VỰNG ĐA DẠNG

Bài tập luyện tập ít

53.50%

Sắc thái biểu cảm cao

67.40%

88.40%

KHÓ KHĂN CỦA HỌC VIÊN KHI HỌC
NHÓM ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG

BÀI TẬP LUYỆN TẬP ÍT


25
Khi chỉ ra những khó khăn của người học khi tiếp cận với hệ thống đại từ nhân
xưng trong tiếng Việt, có 67.4% (29/43 phiếu khảo sát) người đồng tình với ý kiến
cho rằng đại từ nhân xưng trong tiếng Việt đa dạng, phức tạp. Điều này, như đã nói
là hồn tồn có cơ sở và hồn tồn có thể xem là một rào cản khá lớn đối với người
nước ngồi khi tiếp xúc với một ngơn ngữ mới. Trong nhiều ngôn ngữ, các đại từ
nhân xưng thường được biểu đạt dưới hình thức đơn giản, ứng với mỗi ngơi giao tiếp
thường chỉ có từ một đến hai đại từ có thể dùng để biểu đạt. Trong khi đó, đối với
tiếng Việt, hệ thống đại từ nhân xưng lại vô cùng phong phú và đa dạng, chưa kể cịn
có sự xuất hiện của các đại từ nhân xưng lâm thời cũng được sử dụng khá rộng rãi
trong giao tiếp. Đây là một vấn đề thuộc về bản chất của tiếng Việt, do đó khơng thể

có một phương pháp nào hiệu quả hơn là tích cực luyện tập sử dụng các đại từ nhân
xưng cũng như các mẫu câu giao tiếp trong tiếng Việt. Thường xuyên sử dụng các
đại từ nhân xưng khác nhau, thay vì chỉ dùng những đại từ thông dụng như tôi, bạn,
họ… cũng là một cách để rèn luyện khả năng sử dụng đại từ nhân xưng chính xác và
phù hợp với hồn cảnh giao tiếp hơn. Theo kết quả thu được từ 43 phiếu khảo sát có
học viên chọn đại từ nhân xưng là nhóm từ khó đối với họ, các bài tập có tỉ lệ lựa
chọn đáp án đúng chưa cao. Kết quả đúng cao nhất ở những câu hỏi này chỉ là 50%,
còn lại là dưới 50%, tức là tỉ lệ lựa chọn đáp án sai còn rất cao, lớn hơn 50%.
Một vấn đề khác cũng gây khó khăn cho người học khi tiếp xúc với nhóm đại từ
nhân xưng trong tiếng Việt chính là sắc thái biểu cảm của nhóm từ này, chiếm tỉ lệ
là 88.4% (38/43 phiếu khảo sát). Con số này cũng phần nào khẳng định được khó
khăn của người học khi phải nhận diện và sử dụng các đại từ nhân xưng trong tiếng
Việt phù hợp với ý nghĩa biểu cảm. Khi học đại từ nhân xưng trong tiếng Việt, người
nước ngồi thường có xu hướng chỉ sử dụng những đại từ nhân xưng trung tính như
tơi, bạn… mà bỏ qua những đại từ nhân xưng khác, còn khi phải đứng trước những
tình huống buộc phải sử dụng những đại từ nhân xưng khác phức tạp hơn, họ lại gặp
khó khăn trong cách lựa chọn đại từ nhân xưng sao cho phù hợp với hồn cảnh giao
tiếp. Do đó, người học thường mắc rất nhiều lỗi khi học nhóm từ này. Kết quả thu
được khi cho học viên làm bài tập về sắc thái biểu cảm của đại từ nhân xưng cho
thấy đây đúng là một vấn đề khó. Chỉ có 1 học viên chỉ ra được sắc thái khác nhau
giữa 2 từ mà chúng tôi đưa vào bài tập, tức chỉ có 2.32% học viên làm đúng.
Việc các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngồi ít xây dựng các bài tập
nhằm tập trung luyện tập sử dụng các đại từ nhân xưng dựa trên các lỗi mà học viên
mắc phải cũng là một nguyên do cản trở hiệu quả tiếp thu nhóm từ này chiếm tỉ lệ
53.4% (23/44 phiếu khảo sát). Khác với những nguyên nhân trước, đây là một
nguyên nhân không liên quan đến bản chất của ngơn ngữ tiếng Việt. Vì vậy, cách


×