HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRỊNH THỊ THÚY
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
QUY HOẠCH XÂY DỰNG NƠNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM
Chuyên ngành:
Quản lý đất đai
Mã số:
60.85.01.03
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Văn Nhạ
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Tác giả luận văn
Trịnh Thị Thúy
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Văn Nhạ, người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Quy hoạch đất đai, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND huyện, phịng
Tài ngun và Mơi trường, phịng Kinh tế, phịng Thống kê, phịng Nơng nghiệp, chính
quyền các xã cùng tồn thể nhân dân huyện Thanh Liêmđã giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Tác giả luận văn
Trịnh Thị Thúy
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.3.
Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.4.
Những đóng góp về mặt khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn ................ 3
Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.
Cơ sở lý luận về quy hoạch xây dựng nông thôn mới ........................................ 4
2.1.1. Khái quát về nông thôn ....................................................................................... 4
2.1.2. Phát triển nông thôn ............................................................................................ 4
2.1.3. Khái niệm nông thôn mới ................................................................................... 5
2.1.4. Quy hoạch xây dựng nơng thơn mới .................................................................. 7
2.1.5. Vị trí, vai trị của quy hoạch xây dựng nơng thơn mới trong sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ............................................................. 7
2.1.6. Mục tiêu và nội dung của chương trình Quốc gia về xây dựng nông thôn
mới ...................................................................................................................... 8
2.1.7. Văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch xây dựng nông thôn mới ............... 9
2.2.
Cơ sở thực tiễn về quy hoạch xây dựng nơng thơn mới ........................................ 12
2.2.1. Tình hình thực hiện quy hoạch nông thôn mới ở một số nước trên thế giới ........... 12
2.2.2. Tình hình lập và thực hiện quy hoạch nông thôn mới ở Việt Nam .................. 19
2.2.3. Tình hình lập và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hà
Nam .................................................................................................................. 24
2.3.
Đánh giá chung về tổng quan định hướng nghiên cứu ..................................... 26
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 30
3.1.
Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 30
3.2.
Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 30
3.3.
Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 30
3.4.
Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 30
3.5.
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 31
3.5.1. Phương pháp chọn điểm ................................................................................... 31
3.5.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp ................................... 32
iv
3.5.3. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp .................................................. 32
3.5.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu............................................................ 33
3.5.5. Phương pháp so sánh ........................................................................................ 33
Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 34
4.1.
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thanh
Liêm .................................................................................................................. 34
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường .................................................. 34
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................................................... 37
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thanh
Liêm .................................................................................................................. 43
4.2.
Đánh giá tình hình thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới tại
huyện Thanh Liêm ............................................................................................ 45
4.2.1. Quá trình chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện chương trình xây dựng
nơng thơn mới tại huyện Thanh Liêm .............................................................. 45
4.2.2. Kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới theo từng xã ........... 46
4.2.3. Đánh giá tình hình thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới tại
huyện Thanh Liêm theo 19 tiêu chí .................................................................. 49
4.3.
Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã
Thanh Lưu và xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam ....................... 59
4.3.1. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nơng thơn mới tại xã
Thanh Lưu ........................................................................................................ 59
4.3.2. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã
Liêm Túc........................................................................................................... 69
4.3.3. Đánh giá chung về tình hình tổ chức thực hiện quy hoạch nông thôn mới ............. 80
4.4.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch
xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tới .................................................... 85
4.4.1. Giải pháp về huy động và sử dụng nguồn vốn ................................................. 86
4.4.2. Đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển
dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân ..................................... 87
4.4.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhận thức về xây dựng nông thôn mới............ 87
4.4.4. Tăng cường cơng tác quản lý, giám sát; hồn thiện hệ thống chỉ đạo, điều
hành thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới..................................... 88
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 89
5.1.
Kết luận............................................................................................................. 89
5.2.
Kiến nghị .......................................................................................................... 90
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 91
Phụ lục .......................................................................................................................... 94
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
CN-TTCN
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
HTX
Hợp tác xã
HTXDVNN
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
NTM
Nông thôn mới
TDTT
Thể dục thể thao
THCS
Trung học cơ sở
UBND
Ủy ban nhân dân
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của huyện Thanh Liêm .......................... 41
Bảng 4.2. So sánh kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nơng thôn mới của
các xã trên địa bàn huyện Thanh Liêm năm 2015 so với năm 2011............ 49
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của xã Thanh Lưu
đến năm 2015 ................................................................................................ 61
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện quy hoạch vùng sản xuất của xã Thanh Lưu
đến năm 2015 ............................................................................................... 63
Bảng 4.5. Số liệu về thực hiện quy hoạch các khu dân cư của xã Thanh Lưu ............. 65
Bảng 4.6.
Kết quả thực hiện các cơng trình hạ tầng xã hội của xã Thanh Lưu .................. 65
Bảng 4.7. Kết quả thực hiện các cơng trình kỹ thuật của xã Thanh Lưu năm 2015 .... 68
Bảng 4.8. Kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của xã Liêm Túc
đến năm 2015 ................................................................................................ 72
Bảng 4.9. Kết quả quy hoạch vùng sản xuất của xã Liêm Túc đến năm 2015............. 74
Bảng 4.10. Số liệu về thực hiện quy hoạch các khu dân cư của xã Liêm Túc ............... 75
Bảng 4.11. Kết quả thực hiện các cơng trình hạ tầng xã hội của xã Liêm Túc .............. 77
Bảng 4.12. Kết quả thực hiện các cơng trình kỹ thuật của xã Liêm Túc đến năm 2015 ..... 79
Bảng 4.13. Kết quả huy động vốn 5 năm từ 2011-2015 của xã Thanh Lưu và xã
Liêm Túc ...................................................................................................... 81
Bảng 4.14. Kết quả tổng hợp sự tham gia của người dân thông qua phiếu điều tra
của 100 hộ dân ............................................................................................. 82
vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trịnh Thị Thúy
Tên Luận văn: Đánh giá thực trạng và tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60.85.01.03
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng và việc tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn
mới tại huyện Thanh Liêm;
- Đề xuất giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả quy hoạch xây dựng nơng thơn
mới giai đoạn tiếp theo.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chọn điểm: Phương pháp được sử dụng để từ 16 xã trên địa bàn
huyện, lựa chọn ra 2 xã có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; về
điểm xuất phát khi thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới và có tính đại diện
cho nhóm các xã thực hiện tốt/chưa tốt quy hoạch xây dựng nơng thơn mới: Đại diện
cho nhóm các xã thực hiện tốt quy hoạch xây dựng nông thôn mới là xã Thanh Lưu; đại
diện cho nhóm các xã thực hiện chưa tốt, vẫn còn nhiều tồn tại là xã Liêm Túc.
- Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu, tài liệu về
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các kế hoạch, đề án, báo cáo tổng hợp và số liệu
thống kê về tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nơng thôn mới của huyện Thanh
Liêm và của các xã trong huyện.
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp: Mục đích để thu thập số liệu phục
vụ cho việc nhận định, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nơng thơn mới
được chính xác, tồn diện và khách quan hơn. Đối tượng là điều tra ngẫu nhiên 100 hộ
dân và 17 cán bộ tham gia vào công tác tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới tại
huyện và 02 xã điểm là xã Thanh Lưu và xã Liêm Túc thông qua phiếu điều tra.
- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập
được sử dụng các cơng cụ như Word, Excel để tính tốn, xử lý số liệu; từ đó, tổng hợp
trình bày dưới dạng các bảng biểu, phục vụ đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông
thôn mới.
- Phương pháp so sánh: So sánh kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng Nông thôn
mới thực tế tại huyện Thanh Liêm với 19 tiêu chí trong Bộ Tiêu chí Quốc gia về xây
dựng Nơng thơn mới; So sánh tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng Nông thôn mới
viii
tại hai xã điểm với các tiêu chí như: Về diện tích, về thời gian, về vốn, về sự tham gia
của người dân và về công tác quản lý giám sát việc thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Kết quả chính và kết luận
1. Huyện Thanh Liêm là vùng quê thuần nông, dân số nông thôn, lao động nông,
lâm nghiệp cịn chiếm tỷ trọng cao. Tuy nhiên, huyện có hệ thống sông Đáy, đường
Quốc lộ 1A, 21A, đường sắt Bắc - Nam là những tuyến giao thông quan trọng, thuận lợi
cho huyện có điều kiện giao lưu kinh tế, văn hoá với các tỉnh trong cả nước.
2. Sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nơng thơn mới,
huyện Thanh Liêm đã có những chuyển biến tích cực: Cơ cấu kinh tế và các hình thức
tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với cơng nghiệp hóa, dịch vụ; mơi
trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh
thần của người dân ngày càng được nâng cao. Tính đến ngày 31/12/2015, tồn huyện có
4 xã đạt chuẩn nơng thơn mới; Các xã trong tồn huyện đều đã đạt trên 10 tiêu chí NTM,
cụ thể: Xã đạt 17 tiêu chí: 5xã; xã đạt 16 tiêu chí: 1 xã; xã đạt 15 tiêu chí: 3 xã; xã đạt 14
tiêu chí: 2 xã; xã đạt 13 tiêu chí: 3xã; xã đạt 12 tiêu chí: 2xã. Số tiêu chí đạt chuẩn bình
qn cả huyện đến nay là 14,75 tiêu chí/xã.
3. Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã Thanh Lưu và xã
Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Xã Thanh Lưu: Tính đến 31/12/2015 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 17/19 tiêu
chí, 2 tiêu chí chưa đạt là giao thơng và cơ sở vật chất văn hóa). Trong q trình tổ chức
thực hiện 03 loại hình quy hoạch, tiến độ thực hiện của xã là tương đối nhanh. Đến nay,
xã đã thực hiện được 4/4 dự án quy hoạch sản xuất; quy hoạch xây dựng: Khu dân cư
thực hiện được 7/7 dự án, đã và đang triển khai thực hiện 15/18 cơng trình hạ tầng xã
hội và đạt 5/6 cơng trình hạ tầng kỹ thuật; về quy hoạch sử dụng đất thì có đất cơ sở văn
hóa và đất cơ sở thể dục thể thao chưa đạt chỉ tiêu đề ra, còn lại các loại đất khác đều
thực hiện đạt chỉ tiêu đề ra.
Xã Liêm Túc: Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã đang
trong quá trình triển khai thực hiện, tuy nhiên mức độ triển khai cịn chậm. Tính đến
tháng 12 năm 2015, xã mới chỉ hồn thành 12/19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về
nơng thơn mới. Trong q trình tổ chức thực hiện 03 phương án quy hoạch: Quy hoạch
xây dựng, quy hoạch vùng sản xuất và quy hoạch sử dụng đất, thì chỉ có quy hoạch
vùng sản xuất là xã thực hiện tương đối tốt, đạt 3/5 dự án đề ra; hai quy hoạch còn lại,
tiến độ thực hiện rất chậm; quy hoạch xây dựng mới thực hiện được 3/11 dự án quy
hoạch khu dân cư tại các thôn, đã và đang triển khai thực hiện 8/17 cơng trình hạ tầng
xã hội và 3/5 cơng trình hạ tầng kỹ thuật; quy hoạch sử dụng đất các loại đất chưa đạt kế
hoạch đề ra như đất ở tại nông thôn, đất cơ sở văn hóa, đất bãi thải, xử lý chất thải…
ix
Quy hoạch nông thôn mới ở xã Thanh Lưu được xếp vào nhóm hồn thành tương đối
tốt; cịn xã Liêm Túc thì tỷ lệ hồn thành vẫn rất thấp, đa phần là chưa đạt. Do ở mỗi địa
phương khi thực hiện có sự khác nhau về vốn, về sự tham gia của người dân, công tác tuyên
truyền, vận động… dẫn đến mang lại hiệu quả là khác nhau.
4. Từ những kết quả thực hiện được cùng với khó khăn, tồn tại, tơi có đề xuất một
số giải pháp như sau: Hồn thiện chính sách về vốn, huy động tổng hợp mọi nguồn lực,
đặc biệt là nguồn lực từ nhân dân tham gia góp phần vào xây dựng nơng thơn mới; Đẩy
mạnh công tác tuyên truyền vận động để nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về
nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước về xây dựng nông
thôn mới, tạo điều kiện để người dân thực sự là chủ thể phát huy vai trò tích cực của các
thơn, xóm trong xây dựng nơng thơn mới; Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chỉ đạo, điều
hành, tăng cường công tác quản lý, giám sát thực hiện xây dựng nông thôn mới; Đẩy
mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao
động, nâng cao thu nhập cho người dân.
x
THESIS ABSTRACT
Master candidate: Trinh Thi Thuy
Thesis title: Evaluate about the state and the implementation of new rural
construction planning in Thanh Liem district, Ha Nam province.
Major: Land management
Code: 60.85.01.03
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Evaluate about the state and the implementation of new rural construction
planning in Thanh Liem district;
- Propose solutions to implement effective new rural construction planning in the
next stage.
Research Methods
- Selected points method: From the 16 communes in the district, choosing the 2
communeshave similarities in natural conditions, economic - social; the starting point
when implementing the new rural construction and representative for the social groups
make good/not good planning new rural construction: Representing social groups
implement the construction plan new rural Thanh Luu commune; representative of the
Commune is not very good, still exists as Liem Tuc.
- The method of data collection, secondary documents: Collect the data and
documents on the natural conditions, economic - social, plans, proposals, and reports
aggregate statistics about planning the implementation of the new rural construction of
Thanh Liem district and the communes in the district.
- The method of investigation, primary data collection: The purpose for collecting
data serves the identification, evaluation of the implementation of the new rural
construction planning is accurate, comprehensive and objective. Subjects are randomly
surveyed 100 households and 17 officers participated in the work of implementing the
new rural construction in the district and 02 communes of Thanh Luu commune and
Liem Tuc commune through questionnaires.
- The methods of analysis and data processing: On the basis of data and
documents collected using tools such as Word, Excel calculation, data processing; since
then, synthetic form of presentation tables, serve evaluate performance of new rural
construction.
xi
- Method Comparison: Comparison of results of planned construction of new rural
realities Thanh Liem district with 19 criteria of the Ministry of National Criteria for
New Rural Construction; Comparing the situation of the implementation of the New
Rural Construction Planning in two communes with the following criteria: Regarding
the area, about the time, the capital, on the participation of citizens in the management
and supervision of the implementation of new rural construction.
Main findings and conclusions
1. Thanh Liem District is an agricultural country, the rural population, labor,
agriculture and forestry also high proportion. However, systematic Day River District,
Highway 1A, 21A, railway North - South is the most important transportation routes,
facilitating exchanges districts with economic conditions, cultural and provinces
throughout the country.
2. After five years of implementation of the National Target Program on building new
rural areas, Thanh Liem district has made positive changes: the economic structure and the
form of rational organization of production, associated development of agriculture with
industrial goods and services; ecological environment is protected; security and order are
maintained; material life and spirit of the people is increasingly high. As of the date of
12/31/2015, the district has four new rural commune standards; The communes in the district
have been achieved on 10 criteria, namely: Commune to 17 criteria: 5 communes; Commune
of 16 criteria: 1 commune;Commune of 15 criteria: 3 communes; Commune of 14 criteria: 2
communes; reaching 13 communes criteria: 3 communes; commune reached 12 criteria: 2
communes. Standardized criteria the district's average so far is 14.75Criteria/communes.
3. The implementation plan of the new rural construction Thanh Luu commune
and Liem Tuc commune, Thanh Liem district, Ha Nam province
Thanh Luu commune: As of 31/12/2015 rural communes have reached new
standards (reached 17/19 criteria, two criteria are not met transport and cultural
facilities). In the process of implementing 03 types of planning and implementation of
social progress is relatively fast. Until now, the commune has made 4/4 project
production planning; construction planning residential area 7/7 realizable projects, have
been implemented 15/18 infrastructure and achieve 5/6 public utility, land use planning,
the land is the land base of cultural and sports establishments have not yet reached the
set target, left the other soils are carried out to reach the set targets.
Liem Tuc commune: Business planning new rural construction in the commune is
in the process of implementation, but the level of implementation has been slow. As of
December 2015, only completed 12/19 criteria in the national criteria on new rural
construction. In the process of implementing 03 schemes planned: construction
xii
planning, zoning and planning production on land use, zoning, only social production is
performed relatively well, gaining 3/5 this project; two remaining planning,
implementation progress is very slow; planning new construction projects done 3/11
planning residential areas in the village, has been implementing the 8/17 infrastructure
and 3/5 public utility; land use planning, land types have not achieved as planned in the
rural residential land and land cultural facilities, land disposal sites, waste treatment...
New rural planning in Thanh Luu finished in heading relatively well; Liem Tuc
also the completion rate is still very low, most of which have not yet reached. Because
in every locality to perform differ in terms of capital, on the participation of the people,
the propaganda and mobilization... leading to effective are different.
4. From the results achieved with difficulty, exist, I have proposed a number of
measures as follows: Completion of policies on capital, to mobilize all resources,
especially human resources people participate in contributing to the building of new
countryside; Stepping up advocacy to raise awareness in communities about the content,
methods, ways and mechanisms of the State policy on building new rural areas, creating
conditions for real people is subject to promote the positive role of the villages in the
new rural construction; Continue improving the system of direct, executive, strengthen
the management and supervision of implementation of the new rural construction; To
boost production development, economic restructuring associated with the labor
restructuring, increase income for people.
xiii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nơng thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cư chủ yếu làm việc trong
lĩnh vực nông nghiệp. Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp với hơn
70% dân cư đang sống ở nông thôn. Phát triển nơng nghiệp nơng thơn đã, đang
và sẽ cịn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trị quyết định đối với việc ổn định
kinh tế - xã hội của đất nước. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X
của Đảng xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng nông thôn
mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, cơng bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý,
quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng
hiện đại”.
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới được ban hành
tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ là
chương trình mang tính tổng hợp, sâu, rộng, có nội dung tồn diện; bao gồm tất
cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh - quốc phịng. Mục tiêu
chung của chương trình được Đảng ta xác định là: Xây dựng Nơng thơn mới có
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,
dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn
dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; mơi trường sinh thái được bảo
vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân
ngày càng được nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới thực chất là chương trình do nhân dân lựa chọn,
đóng góp cơng sức thực hiện và trực tiếp hưởng lợi. Chương trình xây dựng nơng
thơn mới có ý nghĩa rất lớn cả về kinh tế - chính trị - xã hội vì nó mang lại lợi ích
thiết thực cho cư dân nơng thơn; thơng qua đó, chương trình sẽ điều hịa lợi ích,
thành quả công cuộc đổi mới cho người dân khu vực nông thôn, thúc đẩy kinh tế
- xã hội ở nông thơn ngày một phát triển.
Huyện Thanh Liêm nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hà Nam, với tổng diện
tích tự nhiên là 16.471,98 ha, gồm 17 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 1 thị
trấn và 16 xã.Huyện có hệ thống sơng Đáy, đường Quốc lộ 1A, 21A, đường sắt
Bắc - Nam là những tuyến giao thông quan trọng thuận lợi cho huyện có điều
kiện giao lưu kinh tế, văn hoá với các tỉnh trong cả nước.
1
Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong
giai đoạn từ năm 2011-2015, huyện đã huy động mọi nguồn lực cho xây dựng
nông thôn mới và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể như hạ tầng kinh tế - xã
hội thiết yếu được nâng cấp, đời sống đa số nông dân được cải thiện, hộ nghèo
giảm, nhiều nét đẹp văn hóa được phát huy, tình làng nghĩa xóm được vun đắp,
an ninh trật tự được giữ vững, cảnh quan môi trường ngày càng được đảm bảo,
đội ngũ cán bộ trưởng thành thêm một bước.Tuy nhiên, cả 16 xã trong huyện đều
là vùng quê thuần nơng, đời sống của nhân dân vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, cơ
sở hạ tầng kém phát triển, đầu tư cho xây dựng cơ bản còn thiếu đồng bộ và chủ
yếu từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, sự đóng góp của cộng đồng cịn hạn
chếnên trong q trình triển khai thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới
cịn nhiều khó khăn, vướng mắc.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
thực trạng và tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng và việc tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông
thôn mới tại huyện Thanh Liêm;
- Đề xuất giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả quy hoạch xây dựng nơng
thơn mới giai đoạn tiếp theo.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Kết quả thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam;
+ Kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng nơng thơn mới về: diện tích, thời
gian… tại hai xã điểm là xã Thanh Lưu và xã Liêm Túc;
+ Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới, cụ thể:
Về nguồn vốn; văn bản chỉ đạo điều hành; sự tham gia của người dân; công tác
quản lý, giám sát việc thực hiện xây dựng nông thôn mới.
- Thời gian nghiên cứu: Việc nghiên cứu được tiến hành từ tháng 5/2015
đến tháng 8/2016.
- Địa điểm nghiên cứu: Toàn bộ quỹ đất của huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
2
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ MẶT KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC
TIỄN CỦA LUẬN VĂN
- Đóng góp về cơ sở lý luận cho việc tổ chức thực hiện quy hoạch nông
thôn mới và là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp, chính sách thực hiện các nội
dung của quy hoạch xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ tiếp theo.
- Ý nghĩa thực tiễn: Việc đánh giá thực trạng và tình hình thực hiện quy
hoạch xây dựng nơng thôn mới tại huyện Thanh Liêm sẽ giúp Ban chỉ đạo, các tổ
chức cơ quan đoàn thể… đưa ra các giải pháp hiệu quả hơn, góp phần thực hiện
thắng lợi chương trình xây dựng nơng thơn mới, để chương trình ngày càng phổ
biến, sâu rộng và ngày càng thiết thực hơn.
3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH NƠNG THƠN MỚI
2.1.1. Khái qt về nơng thơn
Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có định nghĩa chuẩn xác về nơng thơn, có
rất nhiều quan điểm khác nhau về nông thôn.
Khi định nghĩa về nông thôn người ta thường so sánh nơng thơn với đơ thị.
Có quan điểm cho rằng cần dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, tức
là vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng khơng phát triển bằng vùng đơ thị.
Có quan điểm cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường,
phát triển hàng hóa để xác định vùng nơng thơn vì cho rằng nơng thơn có trình độ
sản xuất hàng hóa và tiếp cận thị trường so với đơ thị là thấp hơn.
Cũng có quan điểm cho rằng nên dùng chỉ tiêu mật độ dân cư và số lượng
dân cư trong vùng để xác định, theo quan điểm này nơng thơn thường có số dân
và mật độ thấp hơn vùng thành thị.
Lại có quan điểm cho rằng, vùng nông thôn là vùng mà dân cư ở đây làm
nơng nghiệp là chủ yếu.
Như vậy có thể thấy rằng khái niệm về nông thôn chỉ mang tính chất tương
đối, thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của các
quốc gia trên thế giới.
Có thể hiểu: “Nơng thơn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có
nhiều nơng dân. Tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn
hóa, xã hội và mơi trường, trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh
hưởng bởi các tổ chức khác” (Mai Thanh Cúc và Quyền Đình Hà, 2005).
2.1.2. Phát triển nơng thơn
Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với nhiều quan
điểm khác nhau. Ở Việt Nam, thuật ngữ phát triển nông thôn được đề cập đến từ
rất lâu và có sự thay đổi qua từng thời kỳ.
Ngân hàng thế giới (1975) đã định nghĩa rằng: “Phát triển nông thôn là một
chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống về kinh tế và xã hội của một nhóm
người cụ thể - người nghèo ở vùng nơng thơn. Nó giúp những người nghèo nhất trong
những người dân sống ở các vùng nơng thơn được hưởng lợi ích từ sự phát triển”.
4
Có quan điểm cho rằng phát triển nơng thơn là phát triển tồn diện các mặt
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Trong từng giai đoạn việc cộng đồng lựa chọn
những lĩnh vực ưu tiên là một trong những hoạt động mang lại hiệu quả thiết
thực. Phát triển nông thôn bao gồm:
- Phát triển giáo dục;
- Các hoạt động góp phần bảo vệ sức khỏe và vệ sinh mơi trường;
- Phát triển cơ sở hạ tầng;
- Phát triển sản xuất và tạo thu nhập;
- Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên;
- Phát triển an sinh xã hội;
- Phát triển dân chủ cơ sở, bình đẳng giới;
- Phát triển văn hóa;
- Phát triển con người.
Phát triển vùng nơng thơn phải đảm bảo tính bền vững nhằm tạo sự phát
triển lâu dài ổn định, không những cho vùng nơng thơn mà cịn đối với cả quốc
gia. Trong điều kiện Việt Nam thì có thể hiểu: “Phát triển nơng thơn là q trình
cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường,
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Quá trình này trước hết là
do chính người dân nơng thơn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ
chức khác” (Mai Thanh Cúc và Quyền Đình Hà, 2005).
2.1.3. Khái niệm nơng thơn mới
Mơ hình nơng thơn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một
kiểu tổ chức nông thơn mới theo tiêu chí mới, đáp ứng u cầu mới đặt ra cho
nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nơng thơn được xây dựng so với mơ
hình nơng thơn cũ (truyền thống) ở tính tiên tiến về mọi mặt.
Nơng thơn mới trước tiên nó phải là nơng thôn, không phải là thị tứ, thị
trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay. Có thể khái
qt về nơng thơn mới như sau:
- Có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại;
- Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp
với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch;
5
- Xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc;
- Dân trí được nâng cao, mơi trường sinh thái được bảo vệ;
- Hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.
Nông thôn mới theo Thông tư số 54/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định: “Vùng/khu vực nông thôn mới
Việt Nam XHCN là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố,
thị xã, thị trấn; được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã”. Như vậy,
nơng thơn mới trước hết phải là nông thôn, chứ không phải là thị tứ, thị trấn…
Nông thôn mới vừa bao hàm chức năng lịch sử vốn có của nơng thơn, là vùng
nơng dân quần tụ trong đơn vị làng, xã và chủ yếu làm nơng nghiệp, vừa có
những thuộc tính khác với nơng thơn truyền thống. Đó là: Làng xã văn minh,
sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng
hóa; đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được
nâng cao; giá trị văn hóa truyền thống ngày càng được bảo tồn, phát triển; xã hội
nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ.
Nơng thơn mới cịn thực hiện chức năng rất quan trọng, đó là chức năng
sinh thái. Nếu sản xuất công nghiệp phát triển phá vỡ mối quan hệ tự nhiên vốn
có giữa con người với tự nhiên thì sản xuất nơng nghiệp lại có chức năng phục vụ
hệ thống sinh thái, luôn luôn làm cho con người gần gũi, gắn chặt với thiên nhiên
và dung dưỡng với thiên nhiên.
Nông thôn nước ta là khu vực rộng lớn và đông dân nhất, đa dạng về thành
phần dân tộc, về văn hóa, là nơi bảo tồn, lưu giữ các phong tục, tập quán của
cộng đồng. Một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong quá trình thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nơng thôn mới là thực sự tôn
trọng, phát huy tối đa vai trị, vị thế, chủ thể của người nơng dân về chính trị,
kinh tế, văn hóa. Đây là nhóm dân số đông nhất ở nước ta hiện nay, là giai cấp
cách mạng đồng hành cùng giai cấp công nhân trong suốt chiều dài lịch sử cách
mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhưng lại gặp nhiều khó khăn trong đời sống
và ít được hưởng lợi nhất các thành quả của cách mạng. Nhìn chung, trình độ học
vấn của nơng dân nước ta hiện nay còn thấp, nặng về kinh nghiệm, nên cần kiên
trì, hỗ trợ nơng dân lâu dài về khoa học - kỹ thuật, đưa tiến bộ khoa học vào nông
nghiệp, nông thôn.
6
Nông thôn đang rất cần những quyết sách phát triển phù hợp trên cơ sở
khoa học sát thực tế cho từng địa phương, vùng miền và thậm chí cho từng nhóm
dân tộc, mà trước hết là cơng tác quy hoạch để hoàn thiện định hướng, nội dung
đầu tư theo lộ trình phù hợp hướng tới phát triển bền vững và hiệu quả trong từng
bước đi.
2.1.4. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới là bố trí, sắp xếp địa điểm, diện tích sử
dụng các khu chức năng trên địa bàn xã; khu phát triển dân cư; hạ tầng kinh tế xã
hội; các khu sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,…theo chuẩn
nông thôn mới.
Nội dung quy hoạch đi vào ba vấn đề trọng tâm. Đó là quy hoạch sử dụng
đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, cơng
nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, dịch vụ, nhằm xác định nhu cầu sử dụng đất cho bố
trí vùng sản xuất và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ sản xuất hàng hóa nơng
nghiệp, cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp và dịch vụ, bố trí hệ thống thủy lợi kết
hợp với giao thông; Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các
khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp;
Quy hoạch phát triển các hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường theo chuẩn mới,
bao gồm bố trí mạng lưới giao thơng, điện, trường học, trạm xá, trung tâm văn
hóa thể thao xã, nhà văn hóa và khu thể thao thơn, bưu điện và hệ thống thông tin
liên lạc, chợ, nghĩa trang, bãi xử lý rác thải, hệ thống cấp và thốt nước, cơng
viên cây xanh, hồ nước sinh thái.
Như vậy, quy hoạch xây dựng nông thôn mới nhằm đánh giá các điều kiện
tự nhiên, kinh tế, xã hội và đưa ra định hướng phát triển về kinh tế - xã hội, về
không gian nông thôn, về mạng lưới dân cư, cơ sở hạ tầng; khai thác tiềm năng,
thế mạnh vốn có của địa phương, khắc phục những ảnh hưởng bất lợi của thời
tiết, đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.
2.1.5. Vị trí, vai trị của quy hoạch xây dựng nông thôn mới trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trong q trình xây dựng nơng thơn mới, quy hoạch và thực hiện quy
hoạch có vai trò quan trọng, nhằm bảo đảm cho việc sử dụng đất và xây dựng
hạtầng thiếtyếu, các khu dân cư khu vực nông thôn vừa theo hướng văn minh,
hiện đại, vừa giữ được bản sắc văn hóa làng, xã của địa phương.
7
Mục tiêu của quy hoạch xây dựng nông thôn mới là tạo lập được môi
trường sống tốt cho người dân, sử dụng hợp lý đất đai, tài nguyên và đáp ứng các
yêu cầu phát triển sản xuất.
Quy hoạch xây dựng nơng thơn mới sẽ góp phần hạn chế và giảm thiểu các
quy hoạch chắp vá, tùy tiện, giữ gìn và phát huy các khơng gian kiến trúc truyền
thống vốn có của nông thôn Việt Nam, đồng thời đáp ứng yêu cầu của Chính phủ
vềnơng thơn mới trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đểthực hiện mục
tiêu Nghị quyết của Đảng về “tam nông”, phấn đấu đến năm 2020 có 50% số xã
đạt tiêu chí nơng thơn mới thì vấn đề quy hoạch nông thôn mới đang rất cần được
quan tâm.
Trong các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới, công tác quy hoạch được đặt
lên hàng đầu, phải đi trước một bước.
Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới khơng chỉ liên quan đến nhiều
tiêu chí khác, mà cịn ảnh hưởng khơng nhỏ đến quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội cả vùng - huyện.
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới giúp nâng cao thu nhập và đời sống
của người dân nông thôn, tạo điều kiện mở rộng thị trường để phát triển sản xuất
của cả nước, tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp hơn ở các vùng nông thôn, từng
bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân vùng nông thôn.
2.1.6. Mục tiêu và nội dung của chương trình Quốc gia về xây dựng nơng
thơn mới
2.1.6.1. Mục tiêu của chương trình Quốc gia về xây dựng nơng thơn mới
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010
– 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 800/QĐ-TTg
ngày 04/6/2010. Mục tiêu chung của chương trình là:
Xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện
đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với
phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ gắn phát triển nông thôn với đô thị theo
quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, mơi
trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và
tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng XHCN.
Mục tiêu cụ thể của chương trình là đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu
chuẩn Nơng thơn mới (theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới).
8
2.1.6.2. Nội dungcủa chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nơng thơn mới
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nơng thơn mới, gồm 11 nội
dung chính:
1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
2. Phát triển hạ tầng kinh tế;
3. Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập;
4. Giảm nghèo và an sinh xã hội;
5. Đổi mới và phát triển các hình thức sản xuất có hiệu quả ở nơng thơn;
6. Phát triển giáo dục – đào tạo ở nông thôn;
7. Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe dân cư nơng thơn;
8. Xây dựng đời sống văn hóa, thơng tin và truyền thông nông thôn;
9. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
10. Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể, chính trị - xã
hội trên địa bàn nông thôn;
11. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nơng thơn.
Theo đó, Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới cũng được ban hành theo
Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 04 năm 2009 với 19 tiêu chí được
chia thành 5 nhóm, cụ thể:
Nhóm 1: Quy hoạch gồm tiêu chí quy hoạch và thực hiện quy hoạch;
Nhóm 2: Hạ tầng - kinh tế - xã hội, gồm các tiêu chí: Giao thơng; thủy lợi;
điện; trường học; cơ sở vật chất văn hóa; chợ nơng thơn; bưu điện; nhà ở dân cư;
Nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất, gồm các tiêu chí: Thu nhập, hộ
nghèo, tỷ lệ lao động có việc làm thường xun; hình thức tổ chức sản xuất;
Nhóm 4: Văn hóa - xã hội và mơi trường, gồm có: Giáo dục, y tế, văn hóa,
mơi trường;
Nhóm 5: Hệ thống chính trị gồm tiêu chí hệ thống tổ chức - chính trị - xã
hội và an ninh, trật tự xã hội.
2.1.7. Văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Xây dựng Nông thôn mới được thực hiện dựa trên các cơ sở pháp lý sau:
* Văn bản của Chính phủ
9
- Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp
hành Trung ương khóa X về nơng nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010 – 2020;
- Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chương trình rà sốt quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
- Quyết định số 1620/QĐ-TTg ngày 20/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung
sức xây dựng Nông thôn mới”;
- Quyết định số Số 372/QĐ-TTg ngày 14/03/2014 của Thủ tướng Chính
phủ về việc xét cơng nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới;
- Chỉ thị số Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 15/07/2014 của Thủ tướng Chính
phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nơng thôn mới;
* Văn bản của Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình Mục tiêu Quốc gia
xây dựng Nơng thơn mới
- Kế hoạch số 435/KH-BCĐXDNTM ngày 20/9/2010 của Ban Chỉ đạo
Trung ương Chương trình MTQG xây dựng Nơng thơn mới về việc triển khai
Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn giai đoạn 2010 – 2020;
- Kế hoạch số 30/KH-BCĐTW-VPĐP ngày 20/5/2011 của Ban Chỉ đạo
Trung Ương Chương trình MTQG xây dựng Nơng thơn mới về tun truyền
Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn giai đoạn 2010 – 2020;
* Văn bản của các Bộ, ngành
- Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về
nơng thơn mới;
- Thơng tư số 07/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo bộ
tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới;
10
- Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 quy định việc lập nhiệm
vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới;
- Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày
13/4/2011 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch Đầu
tư, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số
800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020;
- Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 về hướng dẫn thực
hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới;
- Thơng tư số Số 40/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 về hướng dẫn
trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận và công bố xã, huyện, tỉnh đạt chuẩn nông
thôn mới;
- Quyết định số Số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 về việc ban hành
“Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ
Chương trình MTQG về xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2010 – 2020”;
* Các văn bản khác
- Thông tư liên tịch số 13/2010 ngày 30/10/2011 Quy định việc lập, thẩm
định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới;
- QCVN 14: 2009/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy hoạch xây dựng
nông thôn ban hành theo Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ
Xây dựng;
- Sổ tay hướng dẫn lập Quy hoạch xây dựng nông thôn của Bộ Xây dựng;
- Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
- Quyết định số 126/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Nam ngày 23/01/2015
về việc ban hành Quy định phương pháp đánh giá, chấm điểm các tiêu chí cơng
nhận xã đạt chuẩn nơng thơn mới tỉnh Hà Nam;
- Quyết định số 1780/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Nam ngày 31/12/2014
về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2015 của huyện Thanh Liêm;
- Đề án số 199/ĐA-UBND của UBND huyện Thanh Liêm về chương trình
mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2020;
- Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 05/7/2011 của UBND huyện Thanh
Liêm về triển khai lập quy hoạch, xây dựng Đề án nông thôn mới của huyện.
11
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI
2.2.1. Tình hình thực hiện quy hoạch nơng thôn mới ở một số nước trên thế giới
2.2.1.1. Tại Nhật Bản: Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm”
Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP)được khởi phát từ năm 1979
tại làng Oyama, tỉnh Oita, Nhật Bản, là cách thức đưa nông nghiệp của tỉnh tăng
trưởng và phát triển theo kịp với sự phát triển chung của đất nước.Phong trào
OVOPđược xây dựng dựa trên ba nguyên tắc chính:
Mộtlà “Từ địa phương tiến ra toàn cầu”. Nguyên tắc này thể hiện mục tiêu
cao nhất của sản xuất hàng hóa nơng nghiệp Nhật Bản là chiếm lĩnh thị trường
nông sản thế giới. Sản phẩm của OVOP được xác định ngay từ đầu là không
những phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại địa phương, trong nước mà còn để cạnh
tranh với sản phẩm của các nước khác trên thị trường thế giới. Do đó, chất lượng
nơng sản phải khơng ngừngđược nâng cao, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu và
tiêu chuẩn trong nước cũng như quốc tế. Cùng với đó, các hoạt động xúc tiến
thương mại, quảng bá sản phẩm cũng được tăng cườngtại hầu khắp các nước trên
thế giới.
Hai là,“Tự tin - Sáng tạo”. Phong trào OVOP quan tâm đến tất cả các khâu
của chu trình sản xuất - tiêu thụ sản phẩm khuyến khích những cách làm sáng tạo
bao gồm việc nghiên cứu mẫu mã, chất liệu, quy cách đóng gói bao bì; cách tiếp
thị, quảng bá, đưa sản phẩm ra thị trường sao cho ấn tượng, thu hút khách hàng…
Chất lượng nông sản được đảm bảo cùng với nhiều cách thức bán hàng, tiếp cận
người tiêu dùng độc đáo đã giữ vững và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản
Nhật Bản được, kinh tế của các hộ nông dân, của làng xã ở Nhật Bản ngày càng
thịnh vượng.
Ba là, “Tập trung phát triển nguồn nhân lực”. Tại Nhật Bản, nơng dân
khơng những được đào tạo bài bản, có kiến thức về sản xuất nông nghiệp, hiểu
biết sâu về sản phẩm, ứng dụng thành thạo khoa học - kỹ thuật, cơng nghệ tiên
tiến vào sản xuất hàng hóa, họ còn được cung cấp những kiến thức về kinh
doanh, về nghệ thuật marketing để có thể tự xây dựng các chiến lược kinh doanh,
cạnh tranh sản phẩm của mình. Họ cịn nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ, chính
quyền địa phương, các doanh nghiệp bằng những chính sách hiệu quả. Nhờ đó,
họ tạo được những sản phẩm có thương hiệu như: Chanh Kobosu; thịt bò Bungo;
nấm Oita (nấm shiitake) là loại nấm thượng hạng ở Nhật Bản, chiếm 28% thị
12