Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Đánh giá thích hợp đất đai phục vụ sử dụng đất có hiệu quả huyện ngeun, tỉnh sayaboury, cộng hòa dân chủ nhân dân lào luận án tiến sĩ khoa học đất 62 62 01 03

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.53 MB, 201 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

Somphanh PHENGSIDA

ĐÁNH GIÁ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ SỬ DỤNG ĐẤT
CÓ HIỆU QUẢ HUYỆN NGEUN, TỈNH SAYABOURY,
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Chuyên ngành:

Khoa học Đất

Mã số:

62 62 01 03

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Hồ Quang Đức

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tơi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được
sử dụng để bảo vệ bất cứ học vị nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận án này đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận án

Somphanh PHENGSIDA

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của tập thể, cá nhân, người thân trong gia đình. Nhân dịp này, tơi
xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến Ban Giám đốc; Ban Quản lý Đào tạo;
Khoa Quản lý Đất đai; Bộ môn Khoa học Đất thuộc Học viện Nông nghiệp Việt
Nam; Ban Giám đốc và tồn thể cán bộ Sở Nơng Lâm nghiệp tỉnh Sayaboury,
Phịng Nơng Lâm nghiệp huyện Ngeun và các gia đình tham gia mơ hình tại địa
bàn nghiên cứu, tỉnh Sayaboury, CHDCND Lào, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Đặc biệt trân trọng cảm ơn PGS.TS. Hồ Quang Đức người hướng dẫn khoa
học, các thầy cô giáo của Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
và cán bộ của Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa - Việt Nam đã tạo điều kiện và tận
tình giúp đỡ tơi để đề tài đạt được các mục tiêu, nội dung đề ra.
Trân trọng cảm ơn tới các đồng nghiệp, bạn bè, người thân đã luôn sát cánh
bên tôi, động viên và tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành luận án này!
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận án

Somphanh PHENGSIDA

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng .............................................................................................................. viii
Danh mục sơ đồ ................................................................................................................ x
Danh mục hình .................................................................................................................. x
Trích yếu luận án ............................................................................................................. xi
Thesis abstract................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu của đề tài .............................................................................................. 2
1.3.
Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.4.

Những đóng góp mới của đề tài .......................................................................... 3
1.5.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 3
1.5.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 3
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................. 3
Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.
Các khái niệm về đất đai, đất nơng nghiệp, đánh giá thích hợp
và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp..................................................................4
2.1.1. Khái niệm về đất đai ........................................................................................... 4
2.1.2. Khái niệm về đất nông nghiệp ............................................................................ 4
2.1.3. Khái niệm về đánh giá thích hợp đất đai ............................................................ 5
2.1.4. Khái niệm về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ................................................ 6
2.2.
Tổng quan về phân loại đất ................................................................................. 9
2.3.
Tổng quan về phương pháp đánh giá đất theo FAO ......................................... 11
2.3.1. Mục đích của đánh giá đất đai theo FAO .......................................................... 12
2.3.2. Yêu cầu đạt được trong đánh giá đất đai theo FAO.......................................... 12
2.3.3. Đánh giá khả năng thích hợp đất đai của FAO ................................................. 12
2.4.
Một số kết quả nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp ............................................ 19
2.4.1. Một số kết quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới ...................................... 19
2.4.2. Một số kết quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam ...................................... 21
2.4.3. Một số kết quả về sử dụng đất nông nghiệp ở Lào ........................................... 24

iii


2.5.

2.5.1.
2.5.2.
2.6.

Một số kết quả nghiên cứu về đánh giá đất đai ................................................. 30
Một số kết quả nghiên cứu về đánh giá đất đai ở nước ngoài ........................... 30
Một số kết quả nghiên cứu về đánh giá đất đai ở CHDCND Lào ..................... 35
Nhận xét chung và định hướng nghiên cứu....................................................... 39

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu............................................................. 40
3.1.
Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 40
3.2.
Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 40
3.3.
Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ...................................................................... 40
3.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 40
3.3.2. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 40
3.4.
Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 40
3.4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất
huyện Ngeun, tỉnh Sayaboury ........................................................................... 40
3.4.2. Đánh giá hiện trạng và xác định các loại sử dụng đất nông nghiệp
huyện Ngeun ..................................................................................................... 41
3.4.3. Đánh giá khả năng thích hợp đất đai theo phương pháp của FAO ................... 41
3.4.4. Nghiên cứu các mơ hình sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp huyện Ngeun ............. 41
3.4.5. Đề xuất giải pháp sử dụng đất hiệu quả huyện Ngeun ...................................... 41
3.5.
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 42
3.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin, số liệu.............................................. 42

3.5.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất ..................................................... 42
3.5.3. Đánh giá khả năng thích hợp đất đai theo phương pháp của FAO ................... 43
3.5.4. Xây dựng một số mơ hình sản xuất nơng nghiệp tại huyện Ngeun................... 44
3.5.5. Phương pháp phân tích mẫu đất trong phịng thí nghiệm ................................. 49
3.5.6. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu ................................................................. 50
3.5.7. Phương pháp xây dựng các loại bản đồ............................................................. 50
Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 51
4.1.
Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu ....................................... 51
4.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................ 51
4.1.2. Địa hình ............................................................................................................. 51
4.1.3. Địa chất ............................................................................................................. 52
4.1.4. Đặc điểm khí hậu............................................................................................... 53
4.1.5. Tài nguyên nước, thủy văn ................................................................................ 55
4.1.6. Tài nguyên rừng ................................................................................................ 55
4.1.7. Tài nguyên đất ................................................................................................... 56
4.1.8. Dân số và nguồn nhân lực ................................................................................. 61
4.1.9. Thực trạng kết cấu hạ tầng ................................................................................ 62

iv


4.1.10.
4.1.11.
4.1.12.
4.2.
4.2.1.
4.2.2.
4.2.3.
4.2.4.

4.2.5.
4.3.
4.3.1.
4.3.2.
4.3.3.
4.3.4.
4.3.5.
4.3.6.
4.3.7.
4.4.
4.4.1.
4.4.2.
4.4.3.
4.4.4.
4.5.
4.5.1.
4.5.2.

Y tế, giáo dục .................................................................................................... 64
Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp ......................................................... 65
Nhận xét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Ngeun .................. 67
Đánh giá hiện trạng và xác định các loại sử dụng đất nông nghiệp
huyện Ngeun ..................................................................................................... 68
Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất huyện Ngeun năm 2014 ................................... 68
Hiện trạng các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp năm 2014..................... 68
Đánh giá các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính (LUTs) ................. 72
Thực trạng canh tác các loại cây trồng chính năm 2014................................... 72
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ..................................... 73
Đánh giá khả năng thích hợp đất đai huyện Ngeun .......................................... 82
Tóm tắt kết quả kế thừa bản đồ đơn vị đất đai huyện Ngeun ........................... 82

Mô tả các đơn vị đất đai .................................................................................... 82
Bản đồ đơn vị đất đai huyện Ngeun.................................................................. 86
Lựa chọn kiểu sử dụng đất ................................................................................ 89
Kết quả đánh giá khả năng thích hợp đất đai huyện Ngeun ............................. 90
Tổng hợp kết quả đánh giá khả năng thích hợp đất đai .................................. 112
Các kiểu thích hợp đất đai và xây dựng bản đồ thích hợp đất đai .................. 113
Kết quả nghiên cứu các mơ hình sử dụng đất nơng nghiệp huyện Ngeun...... 115
Mơ hình thực nghiệm cây vải ......................................................................... 116
Mơ hình thực nghiệm cây lúa ......................................................................... 120
Mơ hình thực nghiệm cây ngô ........................................................................ 125
Nhận xét chung về kết quả thực hiện các mơ hình ......................................... 129
Đề xuất hướng sử dụng đất và các giải pháp sử dụng đất có hiệu quả ........... 130
Đề xuất hướng sử dụng đất ............................................................................. 130
Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả huyện Ngeun ....... 138

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 144
5.1.
Kết luận ........................................................................................................... 144
5.2.
Kiến nghị......................................................................................................... 145
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 147
Phụ lục ........................................................................................................................ 154

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


ADB

Asian Development Bank - Ngân hàng Phát triển châu Á

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations - Hội các nước Đông Nam Á

BS

Base Saturation - Độ no bazơ

CHDCND

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

CEC

Cation Exchange Capacity - Dung tích hấp thu

CLĐ

Cơng lao động

CT

Cơng thức

CNNN


Cơng nghiệp ngắn ngày

DTTN

Diện tích tự nhiên

DTĐT

Diện tích điều tra

DMC

Gieo hạt cây trồng trực tiếp qua tàn dư thực vật (Direct seeding Mulchbased Cropping-System)

ĐGĐĐ

Đánh giá đất đai

ĐVĐĐ

Đơn vị đất đai

FAO

Food and Agriculture Organization - Tổ chức Nông Lương Thế giới

GB

Giá bán sản phẩm


GDP

Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội

GIS

Geographic Information System - Hệ thống Thông tin Địa lý

GTSX

Giá trị sản xuất

IFAD

International Fund for Agricultural Development - Quỹ Quốc tế cho Phát
triển nông nghiệp

LMU

Land Mapping Unit - Đơn vị bản đồ đất đai

LN

Lợi nhuận

LUT

Land Use Type - Loại sử dụng đất


NN

Nông nghiệp

OC

Organic Carbon - Cacbon hữu cơ

SCV

Semi direct sur Couverture Végétale - Gieo hạt cây trồng trực tiếp qua
tàn dư thực vật

vi


SL

Sản lượng

SXNN

Sản xt nơng nghiệp

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCPSX


Tổng chi phí sản xuất

TSLN

Tỷ suất lợi nhuận

UBND

Ủy ban Nhân dân

UNESCO

United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization - Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc)

USAID

United States Agency International Development - Cơ quan viện trợ quốc
tế Hoa Kỳ

USD

United States Dollar - Tiền đô la Mỹ

WHO

World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới

WRB


World Reference Base for Soil Resources - Tham chiếu Tài nguyên đất
Thế giới

vii


DANH MỤC BẢNG
TT
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
2.6.
2.7.
2.8.
2.9.
2.10.
2.11.
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
4.1.
4.2.
4.3.
4.4.
4.5.
4.6.

4.7.
4.8.
4.9.
4.10.
4.11.
4.12.
4.13.
4.14.
4.15.
4.16.

viii

Tên bảng

Trang

Diện tích đất bị thối hóa trên thế giới................................................................... 20
Ngun nhân chính gây thối hóa đất trên thế giới ............................................... 20
Diện tích đất trồng lúa trong khu vực ASEAN ...................................................... 21
Diện tích đât trồng ngơ trong khu vực ASEAN ..................................................... 21
Lượng đất xói mịn trong một số năm do các hoạt động canh tác ngô và sắn
tại một số địa phương vùng miền núi phía Bắc ..................................................... 23
Dự báo sử dụng đất của Việt Nam năm 2050 ........................................................ 23
Tổng diện tích đất NN và phân theo loại đất NN toàn quốc .................................. 25
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của năm 2010-2011............................................ 25
Tổng diện tích đất canh tác tồn quốc năm 2009-2011 (ha) .................................. 26
Tổng diện tích canh tác huyện Ngeun từ năm 2008-2012 ..................................... 27
So sánh năng suất cây trồng giữa kỹ thuật DMC và kỹ thuật truyền thống........... 29
Các chỉ tiêu phân cấp đánh giá mức độ che phủ đất của các kiểu sử dụng đất........... 43

Lượng phân bón cho vải trong thời kỳ kinh doanh (07-15 tuổi) ........................... 45
Các chỉ tiêu phân tích và đo đếm ........................................................................... 46
Lượng phân bón cho cây lúa .................................................................................. 47
Lượng phân bón cho cây ngơ ................................................................................. 48
Diện tích các loại đất lâm nghiệp ........................................................................... 56
Tổng dân số huyện Ngeun từ 2013-2015 ............................................................... 62
Học sinh và cán bộ giáo dục của huyện Ngeun năm 2013-2015 ........................... 65
Tổng diện tích các cây trồng huyện Ngeun năm 2013-2015 ................................. 66
Tổng số lượng đầu con trên mỗi đàn năm 2013-2015 ........................................... 66
Tổng diện tích đất đồng cỏ chăn nuôi huyện Ngeun năm 2013-2015 ................... 67
Cơ cấu 05 loại đất chính năm 2014........................................................................ 68
Diện tích và cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp năm 2014 ....................................... 70
Các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính huyện Ngeun ........................... 72
Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất huyện Ngeun ...................................... 75
Mức thu hút lao động và giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất .......... 77
Kết quả đánh giá mức độ che phủ đất của các kiểu sử dụng đất ........................... 79
Thống kê các đơn vị đất đai theo loại đất .............................................................. 87
Các kiểu sử dụng đất được lựa chọn cho đánh giá thích hợp đất đai ..................... 89
Yêu cầu sử dụng đất và khả năng thích hợp đất đai của cây lúa nước .................. 91
Yêu cầu sử dụng đất và khả năng thích hợp đất đai của cây lúa nương ................ 93


4.17.
4.18.
4.19.
4.20.
4.21.
4.22.
4.23.
4.24.

4.25.
4.26.
4.27.
4.28.
4.29.
4.30.
4.31.
4.32.
4.33.
4.34.
4.35.
4.36.
4.37.
4.38.
4.39.
4.40.
4.41.

Yêu cầu sử dụng đất và khả năng thích hợp đất đai của cây ngô .......................... 95
Yêu cầu sử dụng đất đai và khả năng thích hợp đất đai của cây lạc ..................... 97
Yêu cầu sử dụng đất đai và khả năng thích hợp đất đai của cây thuốc lá ............. 99
Yêu cầu sử dụng đất đai và khả năng thích hợp đất đai của cây hành và tỏi ...... 101
Yêu cầu sử dụng đất đai và khả năng thích hợp đất đai của các
cây rau đậu ........................................................................................................... 103
Yêu cầu sử dụng đất đai và khả năng thích hợp đất đai của cây dứa .................. 105
Yêu cầu sử dụng đất đai và khả năng thích hợp đất đai của cây ăn quả có múi....... 106
Yêu cầu sử dụng đất đai và khả năng thích hợp đất đai của vải và nhãn ............ 108
Yêu cầu sử dụng đất đai và khả năng thích hợp đất đai của cây xồi ................. 110
u cầu sử dụng đất đai và khả năng thích hợp đất đai của cây cao su .............. 111
Thống kê diện tích khả năng thích hợp đất đai của các kiểu sử dụng đất

chính được lựa chọn ............................................................................................ 112
Tổng hợp các kiểu thích hợp đất đai huyện Ngeun ............................................. 113
Ảnh hưởng của các phương thức canh tác đến năng suất vải .............................. 117
Tổng hợp tính tốn hiệu quả kinh tế của mơ hình vải ......................................... 117
Một số tính chất đất trước làm mơ hình thực nghiệm ......................................... 118
Một số tính chất đất sau làm mơ hình thực nghiệm............................................. 118
Ảnh hưởng của các phương thức canh tác đến năng suất lúa .............................. 121
Tổng hợp tính tốn hiệu quả kinh tế của mơ hình lúa ......................................... 122
Một số tính chất đất trước làm mơ hình thực nghiệm ......................................... 122
Một số tính chất đất sau làm mơ hình thực nghiệm............................................. 123
Ảnh hưởng của các phương thức canh tác đến năng suất ngô............................. 126
Tổng hợp tính tốn hiệu quả kinh tế của mơ hình ngơ ........................................ 126
Một số tính chất đất trước làm mơ hình thực nghiệm ......................................... 127
Một số tính chất đất sau làm mơ hình thực nghiệm............................................. 127
Dự kiến diện tích, năng suất, sản lượng một số kiểu sử dụng đất chính
của huyện Ngeun đến năm 2020 ......................................................................... 138

ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ
TT

Tên sơ đồ

Trang

2.1.

Trình tự đánh giá đất đai ..................................................................................... 13


2.2.

Cấu trúc của phân hạng khả năng thích hợp đất đai ............................................ 15

2.3.

Quy trình đánh giá đất đai ................................................................................... 16

DANH MỤC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

2.1.

Sự phân bố và áp dụng kỹ thuật DMC-System (triệu ha) ................................... 28

4.1.

Địa hình huyện Ngeun thể hiện dạng 03 chiều.................................................... 52

4.2.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Ngeun 2014 tỷ lệ 1/135.000 .................... 71

4.3.


Bản đồ đơn vị đất đai huyện Ngeun tỷ lệ 1/135.000 ........................................... 88

4.4.

Bản đồ thích hợp đất đai huyện Ngeun tỷ lệ 1/135.000 .................................... 115

4.5.

Một số hình ảnh về mơ hình cây vải.................................................................. 120

4.6.

Một số hình ảnh về mơ hình cây lúa................................................................. 124

4.7.

Một số hình ảnh về mơ hình cây ngơ ................................................................ 129

x


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Somphanh PHENGSIDA
Tên luận án: Đánh giá thích hợp đất đai phục vụ sử dụng đất có hiệu quả huyện
Ngeun, tỉnh Sayaboury, Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào
Chuyên ngành:

Khoa học Đất

Mã số: 62 62 01 03


Cơ sở đào tạo:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

1. Mục đích nghiên cứu
- Xác định mức độ thích hợp đất đai của huyện Ngeun nhằm đề xuất các loại sử
dụng đất có hiệu quả.
- Đề xuất hướng sử dụng đất và các giải pháp sử dụng đất có hiệu quả cho huyện
Ngeun, tỉnh Sayaboury, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra và thu thập các thông tin, số liệu sơ cấp, thứ cấp, điều tra
tình hình sản xuất nơng nghiệp và phỏng vấn trực tiếp nông hộ (tổng số phiếu điều tra
132 phiếu).
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu bằng phần mềm Excel và phương pháp xây
dựng các loại bản đồ bằng phần mềm ACRGIS.
- Thừa kế áp dụng các kết quả nghiên cứu về xây dựng bản đồ ĐVĐĐ và phân
loại đất của huyện Ngeun năm 2012 để làm căn cứ phục vụ đánh giá khả năng thích hợp
đất đai trong sản xuất nơng nghiệp của huyện Ngeun.
- Đánh giá khả năng thích hợp đất đai huyện Ngeun theo phương pháp của FAO.
- Xây dựng các mô hình để kiểm chứng những kết quả nghiên cứu từ lý thuyết về
khả năng thích hợp đất đai và khả năng sử dụng đất hợp lý của huyện và phân tích một
số tính chất đất trước và sau thực hiện các mơ hình.
3. Kết quả chính và kết luận
1. Ngeun là huyện thuộc vùng núi phía Bắc của tỉnh Sayaboury, CHDCND Lào có
điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khá thuận lợi cho việc phát triển SXNN với tài
nguyên đất đai đa dạng, nhân lực khá dồi dào, đáp ứng được nhu cầu phát triển nền nông
nghiệp hiệu quả và bền vững.
2. Trong tổng diện tích tự nhiên của huyện Ngeun (75.840 ha) chiếm chủ yếu là đất
nông lâm nghiệp. Huyện có các kiểu sử dụng đất đa dạng, với 19 kiểu sử dụng đất chính.

SXNN đã thu hút được lao động trong huyện với giá trị ngày cơng cao (cao nhất là trên 310
nghìn Kip). Các loại cây ăn quả cho hiệu suất đồng vốn cao nhất, với tỷ suất 4,41 lần. Sản

xi


xuất lúa tuy không đạt hiệu quả kinh tế cao nhưng lại rất quan trọng nhằm đảm bảo an ninh
lương thực trong huyện, năm 2014 trung bình tồn huyện đạt 374 kg thóc/người/năm. Xét
về mặt mơi trường sinh thái của huyện Ngeun là cịn ở mức có chất lượng rất tốt.
3. Đã tiến hành đánh giá mức độ thích hợp đất đai cho 12 kiểu sử dụng đất chính.
Kết quả đánh giá cho thấy các kiểu sử dụng đất được lựa chọn thích hợp với hầu hết các
vùng đất đánh giá. Tuy nhiên, mức độ thích hợp S1 khơng nhiều trong khi mức độ thích
hợp ở mức S2 tương đối nhiều như: Kiểu sử dụng đất đối với cây lúa nước (S1= 867,83
ha; S2 = 8.620,99 ha), lúa nương (S1= 15.303,74 ha; S2 = 18.944,28 ha), ngô
(S1= 5.316,80 ha; S2 = 20.020,91 ha), lạc (5.138,45 ha; 15.300,68 ha), thuốc lá
(S1= 3.669,53 ha; S2 = 25.517,89 ha), hành - tỏi (S1= 3.669,53 ha; S2 = 21.883,75 ha),
rau - đậu (S1= 14.789,86 ha; S2 = 15.307,23 ha), dứa (S1= 22.517,95 ha; S2 = 14.540,66
ha), cây có múi (S1= 15.473,94 ha; S2 = 15.658,95 ha), vải - nhãn (S1= 18.777,39 ha;
S2 = 16.539,46 ha), xoài (S1= 7.521,76 ha; S2 = 29.323,92 ha) và cao su (S1= 10.823,43
ha; S2 = 23.628,43 ha). Kết quả nghiên cứu ở trên là tư liệu khoa học lần đầu tiên đánh
giá tổng hợp thích hợp đất đai cho một số cây trồng chính phục vụ SXNN của huyện
Ngeun, bổ sung tư liệu khoa học cho đánh giá đất đai chi tiết ở địa bàn cấp huyện của
nước CHDCND Lào. Đây là cơ sở khoa học để bố trí cơ cấu cây trồng và sử dụng đất
đai hiệu quả.
4. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất sử dụng được 03 mơ hình thực nghiệm có hiệu
quả đại diện cho các nhóm cây chủ lực của huyện Ngeun gồm có mơ hình cây vải, lúa
và ngơ. Kết quả thực hiện các mơ hình đều cho thấy, khi áp dụng các tiến bộ kỹ thuật
trong canh tác như chăm sóc, bón phân cân đối, cung cấp đầy đủ nước... đã mang lại
hiệu quả cao hơn rất nhiều so với canh tác truyền thống của người dân địa phương.
Các mơ hình đều cho thấy sự cần thiết phải canh tác hợp lý, đúng kỹ thuật, cân đối

dinh dưỡng để đạt năng suất và chất lượng nông sản cao.
5. Đã đề xuất được hướng sử dụng đất nông nghiệp với các loại cây trồng chính
của huyện Ngeun đến năm 2020 và một số giải pháp trong sử dụng đất nhằm mang lại
hiêu quả trong sản xuất nông nghiệp của huyện Nguen thông qua quá trình điều tra,
thừa kế các kết quả nghiên cứu trước đây và vận dụng hợp lý với điều kiện thực tại
của địa phương.

xii


THESIS ABSTRACT
PhD candidate:

Somphanh PHENGSIADA

Thesis title:

Evaluation of land suitability to serve effective land use in Ngeun
district, Sayaboury province, Lao People's Democratic Republic

Major:

Soil Science

Code: 62 62 01 03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
1. Research objectives
To identify the land suitability for agricultural production in Ngeun district to
serve effective agricultural land use.

To propose the orientations and solutions for effective agricultural land use in
Ngeun district, Sayaboury province, Lao People's Democratic Republic.
2. Materials and Methods
- Methods of data collection, analysis and compilation (secondary data); methods
of field survey (primary data), investigate the situation of agricultural production and
methods of households direct interview (total of 132 survey forms).
- Methods of data interpretation using Excel software and maping is using
ACRGIS software.
- Inheriting and using the research results on compilation of land unit map and soil
classification of Ngeun district in 2012 as basis to serve land suitability classification
for agricultural production in Ngeun district.
- Evaluating the land suitability classification for Ngeun district in accordance
with FAO method.
- Building the models to verify theoretical research results on land suitability and
the capability of effective land use in the district, analyzing some soil properties before
and after implementing the models.
3. Main Findings and conclusions
1. Ngeun is a northern mountainous district of the Sayaboury province, Lao pDR;
which having favorable socio - ecomomic and natural conditions for the development of
agricultural production, diversity of land resources, abundant human resources to meet
the needs of effective and sustainable agricultural development.
2. The agricultural and forestry lands are greatest part in the total natural area of
the district (75,840 ha). District has diverse land use types with 19 major land use types.
Agricultural production has attracted workers in the district with high day - wage (over

xiii


310 thousand Lao Kip). The fruit trees giving high performance, with the rate of 4,41
times. Although rice production is not obtained economical efficiency, it is very

important to ensure food security in the district, in 2014 the average rice product per
capita reached 374 kg. Assessment in terms of the ecological and environment at Ngeun
district is also having very good quality condition.
3. The land suitability classification for 12 major land use types (LUT) was
assessed. The research results of land suitability showed that, the selected land use types
are suitable with the most assessed lands. however, the area of very suitable land level
S1 (highly suitable) is not much, the area of moderately suitable land (level S2) is
relatively large such as: land use type of lowland rice (S1= 867,83 ha, S2 = 8.620,99 ha),
Upland rice (S1= 15.303,74 ha, S2 = 18.944,28 ha), Maize (S1= 5.316,80 ha,
S2 = 20.020,91 ha), Groundnut (5.138,45 ha, 15.300,68 ha), Tobacco (S1= 3.669,53 ha,
S2 = 25.517,89 ha), Onion - garlic (S1= 3.669,53 ha, S2 = 21.883,75 ha), Vegetable
(S1= 14.789,86 ha, S2 = 15.307,23 ha), Pineapple (S1= 22.517,95 ha, S2 = 14.540,66 ha),
Citrus (S1= 15.473,94 ha, S2 = 15.658,95 ha), Litchi (S1= 18.777,39 ha, S2 = 16.539,46
ha), Mango (S1= 7.521,76 ha, S2 = 29.323,92 ha) and Rubber tree (S1= 10.823,43 ha,
S2 = 23.628,43 ha). Research results of the land suitability classification using as the
first scientific literature on integrated assessment of suitable land for major crops to
serve agricultural production in Ngeun district, adding scientific documents for detailed
land evaluation at district level of Lao PDR. Here is the scientific basis for the
arrangement of plants structure and effective land use.
4. Based on the research results three effective experimental models on
development of Litchi, rice and maize in Ngeun district have been built. The results
showed that when applying technological advances in farming, such as technique
measures, balance fertilization, adequate supplying of water... have brought a much
higher efficiency than the traditional farming of the local people. The models showed
that the reasonable of cultivation, appropriate techniques, balance nutrition are needed
to obtain the high yield and high quality of agricultural products.
5. The agricultural land use orientation for the main crops of the Ngeun district
until 2020 was proposed. Some solutions on land use to serve enhancing the efficiency
of agricultural production in Ngeun district, based on results of investigation process,
inheriting the previous achievements and their application relevant to the local

conditions, were proposed also.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với mọi ngành sản xuất đặc biệt là
không thể thay thế được đối với hầu hết các hoạt động sản xuất nông nghiệp
(SXNN). Sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả là vấn đề hết sức quan trọng không
những đối với hiện tại mà còn cả trong tương lai. Việc nghiên cứu cải tiến, phát
triển các hoạt động SXNN đều nên bắt đầu từ việc tìm hiểu, nghiên cứu đánh giá
tài nguyên đất, từ đó xác định được những ưu thế, tiềm năng cũng như những hạn
chế của các hoạt động canh tác hiện tại, tạo cơ sở đề xuất những giải pháp và xây
dựng kế hoạch sử dụng đất hợp lý, giúp xây dựng những hệ thống canh tác phù
hợp nhằm khai thác sử dụng đất tốt hơn và đảm bảo cho việc bảo vệ môi trường
sinh thái bền vững.
Trong thực tế hầu hết các nông sản thu được đều thông qua chức năng sản
xuất của đất. Những năm gần đây, sự gia tăng mạnh mẽ về dân số, kinh tế - xã
hội phát triển mạnh, nhu cầu của người dân về lương thực, thực phẩm và đời
sống văn hóa tinh thần tăng lên không chỉ về mặt số lượng mà cả về chất lượng.
Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu khiến con người phải khai thác quá mức tài
nguyên đất đai nhằm phục vụ cuộc sống. Trong khi đó tiềm năng đất đai là có
hạn, do vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất cần được đặc biệt coi trọng.
Sản xuất nơng nghiệp bền vững có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo
vệ tài nguyên đất đai và nguồn nước, nó khơng những khơng làm hủy hoại mơi
trường mà cịn phục hồi được những cảnh quan truyền thống vốn có của tự nhiên,
làm tăng sức khỏe cũng như tăng tuổi thọ của con người, phù hợp với nền kinh tế
của từng nước, đồng thời phù hợp với xu thế phát triển của thời đại (Nguyễn
Quang Học, 2000).

Từ những năm 1960, Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO) đã tập hợp lực
lượng gồm nhiều chuyên gia nghiên cứu đất trên Thế giới để xây dựng phương
pháp điều tra đánh giá tài nguyên đất (Soil) và khả năng sử dụng đất đai (Land)
toàn cầu và trên cơ sở đó áp dụng cho các khu vực, các nước. FAO đã đưa ra các
tài liệu hướng dẫn về phân loại đất và đánh giá đất đai. Các tài liệu hướng dẫn
của FAO được các nước quan tâm thử nghiệm, vận dụng và chấp nhận là phương
pháp tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất.

1


Huyện Ngeun là một trong 11 huyện của tỉnh Sayaboury (CHDCND Lào),
cách thị xã của tỉnh khoảng 139 km, là huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh,
có địa hình đa dạng từ thấp đến cao, có nhiều tiềm năng trong sản xuất nơng
nghiệp với tổng diện tích tự nhiên (DTTN) là 75.840 ha; trong đó diện tích đất
trồng các loại cây hàng năm (10.461,42 ha) và diện tích đồng cỏ chăn nuôi và đất
nuôi trồng thủy sản (688,94 ha) của năm 2015 là 11.150,36 ha, chiếm 14,70%
của DTTN (Phịng Nơng Lâm nghiệp huyện Ngeun, 2015). Ngeun có nguồn tài
nguyên khí hậu, đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp với khả
năng khai thác đất đai cịn khá lớn.
Sản xuất nơng nghiệp là lĩnh vực vơ cùng quan trọng góp phần vào sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện và được coi như là một trái tim đảm
bảo cho chất lượng sinh sống của cộng đồng, nhất là việc an ninh lương thực, xóa
đói giảm nghèo và đảm bảo cho xã hội ổn định (Ủy ban Nhân dân huyện Ngeun,
2015). Trong những năm qua với sự nỗ lực của chính quyền địa phương và nhân
dân, huyện Ngeun cũng đã đạt được những kết quả nhất định trong sản xuất, tuy
nhiên sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Việc canh tác phần lớn dựa trên
kinh nghiệm và phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Việc bố trí cây trồng cịn nhiều bất
cập, quản lý sử dụng quỹ đất chưa được chú trọng, thiếu các tiến bộ kỹ thuật để
áp dụng vào sản xuất, đây là những nguyên nhân làm cho hệ thống sản xuất nông

nghiệp của huyện không đạt hiệu quả như mục tiêu đặt ra.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, xây dựng một nền nơng nghiệp hàng hóa
hiệu quả đang là một xu hướng phát triển tất yếu trên con đường hội nhập hiện
nay. Để có cơ sở dữ liệu khoa học về tài nguyên đất phục vụ cho việc hoạch định
các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển một nền sản xuất nơng
nghiệp có hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái và phát huy tối đa tiềm năng của
đất thì việc tiến hành đề tài này rất có ý nghĩa về khoa học, có giá trị trong thực
tiễn sản xuất nông nghiệp giúp hộ nông dân ổn định cuộc sống và phát triển sản
xuất nơng nghiệp có hiệu quả.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định mức độ thích hợp đất đai của huyện Ngeun nhằm đề xuất các
kiểu sử dụng đất có hiệu quả.
- Đề xuất hướng sử dụng đất và các giải pháp sử dụng đất có hiệu quả cho
huyện Ngeun, tỉnh Sayaboury, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

2


1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu được thực hiện trên đất đang SXNN và các loại đất có
tiềm năng khai thác, mở rộng phục vụ SXNN hàng năm của huyện Ngeun
(39.139 ha), tỉnh Sayaboury, CHDCND Lào.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá đất đai theo FAO là phương pháp hoàn toàn mới được sử dụng ở
huyện Ngeun, tỉnh Sayaboury, CHDCND Lào để xác định khả năng thích hợp cho
cây trồng phục vụ phát triển SXNN huyện vùng miền núi.
- Xây dựng được các mơ hình SXNN mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã
hội, môi trường trên địa bàn huyện Ngeun tỉnh Sayaboury, CHDCND Lào.
Các mơ hình có thể nhân rộng ra các địa bàn tương tự.
- Đề xuất được hướng sử dụng đất nơng nghiệp và giải pháp sử dụng đất nơng

nghiệp có hiệu quả phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện Ngeun, tỉnh Sayaboury,
CHDCND Lào.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu là tư liệu khoa học lần đầu tiên đánh giá tổng hợp
thích hợp đất đai cho một số kiểu sử dụng đất phục vụ SXNN của huyện Ngeun.
- Là cơ sở khoa học cho quy hoạch sử dụng đất và quản lý đất đai đối với các
kiểu sử dụng đất trên địa bàn huyện thuộc vùng đồi núi của nước CHDCND Lào.
- Kết quả nghiên cứu bổ sung tư liệu khoa học cho đánh giá đất đai chi tiết ở
địa bàn cấp huyện, có thể áp dụng phù hợp với điều kiện của nước CHDCND Lào.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được các kiểu sử dụng đất thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế trên đất SXNN, đồng thời góp phần bảo vệ đất, bảo vệ môi trường và làm
tăng thu nhập cho người nông dân của huyện Ngeun.
- Kết quả nghiên cứu đã đề xuất sử dụng 03 mơ hình có hiệu quả đại diện
cho các nhóm cây chủ lực của huyện Ngeun.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT ĐAI, ĐẤT NƠNG NGHIỆP, ĐÁNH GIÁ
THÍCH HỢP VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm về đất đai
Cho đến nay đã có nhiều nhà thổ nhưỡng, nhà quản lý đưa ra những khái
niệm, định nghĩa về đất đai. Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai
được nhìn nhận như một nhân tố sinh thái. Trên quan điểm nhìn nhận của FAO
thì đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất
có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất (FAO, 1976).
Theo Nguyễn Khang và cs. (2000) cho rằng, đất đai là một diện tích cụ thể

của bề mặt trái đất bao gồm các yếu tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay
bên trên và dưới bề mặt đó như: Khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt
nước (hồ, sơng suối…), các dạng trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và
khống sản trong lịng đất, tập đồn thực vật, trạng thái định cư của con người,
những kết quả nghiên cứu trong quá khứ và hiện tại để lại.
Nguyễn Thế Đặng và cs. (2008) đã cho rằng, đất đai là một diện tích cụ thể
của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay
trên và dưới bề mặt như: khí hậu, bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước,
các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khống sản trong lịng đất,
tập đồn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con
người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu
thoát nước, đường sá...).
Đất đai là một khoảng khơng gian có giới hạn gồm: Khí hậu, lớp đất bề
mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, nước ngầm và khống sản
trong lòng đất. Trên bề mặt đất đai là sự kết hợp giữa các yếu tố thổ nhưỡng, địa
hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác có vai trị quan trọng
và ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất và cuộc sống của xã hội loài người
(Nguyễn Văn Hùng, 2014).
2.1.2. Khái niệm về đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông
nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm

4


về nông nghiệp (Quốc hội Việt Nam, 1993, 2003).
Theo điều 13, tổng diện tích đất tự nhiên được chia thành 03 nhóm lớn là:
Nhóm đất nơng nghiệp, đất phi nơng nghiệp và đất chưa sử dụng. Đất nông
nghiệp bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm, đất trồng
cây lâu năm), đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông

nghiệp khác (Quốc hội Việt Nam, 2003).
Theo điều 10, đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: Đất trồng cây
hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; Đất trồng cây lâu
năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phịng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất ni trồng
thủy sản; Đất làm muối và Đất nông nghiệp khác (Quốc hội Việt Nam, 2013).
Theo điều 02, đất nông nghiệp là đất đai được xác định để sử dụng vào việc
canh tác, chăn ni và việc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp gồm cả đất
thủy lợi (Quốc hội Lào, 2003).
* Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn, trong khi nhu cầu của con người về các
sản phẩm lấy từ đất ngày càng tăng. Sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất trên cơ
sở cân nhắc các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tận dụng tối đa lợi thế so
sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là
những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai thác sử dụng bền
vững tài ngun đất đai. Do đó, đất nơng nghiệp cần được sử dụng theo nguyên
tắc “đầy đủ, hợp lý và hiệu quả”, mặt khác phải có các quan điểm đúng đắn theo
xu hướng tiến bộ phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể làm cơ sở thực hiện, sử
dụng có hiệu quả kinh tế - xã hội cao (Đỗ Thị Tám, 2001).
2.1.3. Khái niệm về đánh giá thích hợp đất đai
Đánh giá thích hợp đất đai là sự kết hợp các tính thích hợp từng phần của
từng đặc tính đất đai vào thành lớp thích hợp tổng thể của một đơn vị bản đồ đất
đai (LMU) cho một loại sử dụng đất (LUTs) nhất định. Như vậy, đánh giá thích
hợp đất đai xác định được cấp đánh giá chung nhất về khả năng thích hợp của
LMU đối với một LUTs nào đó (Nguyễn Văn Hiện, 1996; Đào Châu Thu và
Nguyễn Khang, 1998).
Hiểu một cách chung nhất “Đánh giá đất đai (Land Evaluation) là quá trình
so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt/khoanh đất cần đánh giá với
những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có” (FAO, 1976).

5



Theo FAO, đánh giá thích hợp đất đai là sản phẩm cuối cùng của nội dung
đánh giá đất (FAO,1976; 1983; 1988; 1990; 1995). Quá trình đánh giá đất đai
cần phải tuân theo 06 nguyên tắc như sau:
+ Mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá và phân hạng cho các loại sử
dụng đất cụ thể.
+ Việc đánh giá khả năng thích hợp đất đai u cầu có sự so sánh giữa lợi
nhuận với đầu tư cần thiết trên các loại đất khác.
+ Yêu cầu có một quan điểm tổng hợp, có sự phối hợp và tham gia đầy đủ
của các nhà nông học, lâm nghiệp, kinh tế - xã hội học.
+ Việc đánh giá đất đai (ĐGĐĐ) phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh
tế - xã hội của vùng nghiên cứu.
+ Khả năng thích hợp đưa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở sử dụng đất bền
vững các nhân tố sinh thái trong sử dụng đất phải đóng vai trị quyết định.
+ Đánh giá đất đai bao gồm việc so sánh đối chiếu loại sử dụng đất để lựa
chọn các loại sử dụng đất tốt nhất và bền vững.
2.1.4. Khái niệm về hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp
Đã có nhiều nghiên cứu về việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Phần lớn các nghiên cứu này đều cho rằng muốn đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp bền vững hay không bền vững phải dựa vào 03 nhóm tiêu chí (góc
độ) đó là đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường
(Nguyễn Văn Hùng, 2014).
Kết quả, hữu ích, là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của con
người, được biểu hiện bằng những chỉ tiêu cụ thể, xác định. Do tính chất mâu
thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của con người mà ta
phải xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra bao nhiêu? Có
đưa lại kết quả hữu ích hay khơng? Chính vì vậy, khi đánh giá kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà phải đánh giá
chất lượng hoạt động tạo ra sản phẩm đó (Đỗ Thị Tám, 2001).

Sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả cao thơng qua việc bố trí cơ cấu cây
trồng vật ni là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước
trên thế giới. Nó khơng chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà
hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nơng nghiệp mà còn là mong muốn

6


của nông dân những người trực tiếp tham gia sản xuất nơng nghiệp (Nguyễn Thị
Vịng, 2001).
Hiện nay, các nhà khoa học đều cho rằng: vấn đề đánh giá hiệu quả sử dụng
đất không chỉ xem xét đơn thuần ở một mặt hay một khía cạnh nào đó mà phải
xem xét trên tổng thể các mặt bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu
quả môi trường.
2.1.4.1. Hiệu quả kinh tế
Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là
quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao động theo các
ngành sản xuất khác nhau. Theo các nhà khoa học kinh tế Samuel - Nordhuas
“Hiệu quả là khơng lãng phí”. Theo các nhà khoa học Đức (Stienier, Hanau,
Rusíeruyer, Simmerman) hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi
phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động
sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích cho xã hội
(Đỗ Thị Tám, 2001).
Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản
xuất hàng hoá với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác nhau. Vì thế,
hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 03 vấn đề:
- Một là, mọi hoạt động của con người đều phải quan tâm và tuân theo
quy luật “tiết kiệm thời gian”;
- Hai là, hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết
hệ thống;

- Ba là, hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các
hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ các
lợi ích của con người.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả
đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt
được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần
giá trị của nguồn lực đầu vào.
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của phạm trù kinh tế sử
dụng đất là “với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của
cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhằm

7


đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội” (Đỗ Thị Tám, 2001).
2.1.4.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội
và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật
thiết với nhau và là một phạm trù thống nhất. Theo Nguyễn Duy Tính (1995),
hiệu quả về mặt xã hội của sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng
khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nơng nghiệp.
Hiệu quả xã hội được thể hiện thông qua mức thu hút lao động, thu nhập
của nhân dân... Hiệu quả xã hội cao góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, phát huy
được nguồn lực của địa phương, nâng cao mức sống của nhân dân. Sử dụng đất
phải phù hợp với tập qn, nền văn hố của địa phương thì việc sử dụng đất bền
vững hơn.
2.1.4.3. Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: Loại sử dụng đất phải bảo vệ
được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thối hóa đất, bảo vệ môi trường
sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (> 35%) đa dạng

sinh học biểu hiện qua thành phần loài (Bùi Huy Hiền và Nguyễn Văn Bộ, 2001).
Trong thực tế, tác động của môi trường sinh thái diễn ra rất phức tạp và
theo chiều hướng khác nhau. Cây trồng phát triển tốt khi phù hợp với đặc tính,
tính chất của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tác động của các hoạt
động sản xuất, phương thức quản lý của con người, hệ thống cây trồng sẽ tạo nên
những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.
Hiệu quả môi trường được phân ra theo nguyên nhân gây nên, gồm: hiệu quả
hoá học, hiệu quả vật lý và hiệu quả sinh học môi trường (Đỗ Nguyên Hải, 1999).
Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hố học mơi trường được đánh giá
thơng qua mức độ sử dụng các chất hố học trong nơng nghiệp. Đó là việc sử
dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất cho cây trồng
sinh trưởng tốt, cho năng suất cao và không gây ô nhiễm môi trường.
Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua sự tác động qua lại giữa
cây trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại trong các loại sử dụng đất
nhằm giảm thiểu việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt được mục
tiêu đề ra.

8


Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt nhất
tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử dụng đất để
đạt được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào.
2.2. TỔNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI ĐẤT
Hiện nay, trên Thế giới tồn tại nhiều quan điểm và phương pháp phân loại
đất (PLĐ) khác nhau, nhưng nổi bật nhất là các phương pháp của những trường
phái mạnh và có ảnh hưởng rộng, đó là:
- Hệ PLĐ theo trường phái phát sinh học của học thuyết Dokuchaiev. Theo
trường phái này, sự hình thành đất là một quá trình phức tạp có mối quan hệ chặt
chẽ với 05 yếu tố tự nhiên là: đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật và thời gian. Hệ

PLĐ này được các nước Liên Xô trước đây (Liên Bang Nga ngày nay), các nước
Đông Âu và một số nước khác (trong đó có nước Việt Nam) áp dụng.
- Hệ PLĐ mang tính ứng dụng của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA-Soil
Taxonomy). Phương pháp phân loại dựa vào các tầng chẩn đốn và tính chất
chẩn đốn thông qua các chỉ tiêu phân cấp được định lượng cụ thể. Hệ PLĐ này
được sử dụng khá rộng rãi ở Châu Mỹ và các nước có quan hệ với Mỹ.
- Hệ PLĐ của FAO-UNESCO (từ đây xin gọi tắt là FAO) được ra đời trên
cơ sở kết hợp hài hòa giữa hai hệ phân loại trên, với hệ thống danh pháp đơn giản
và dễ hiểu. Hệ PLĐ của FAO, thực chất là hệ Chú dẫn Bản đồ đất Thế giới tỷ lệ
1/5.000.000, được hơn 300 nhà nghiên cứu PLĐ nổi tiếng của nhiều nước tham
gia xây dựng từ thập kỷ 60 cho đến nay, thể hiện các loại đất chính của các nước
trên Thế giới. Sau này, FAO cũng đã cho xây dựng Cơ sở Tham chiếu Tài
nguyên đất Thế giới (World References Base for Soil Resources, 1998), hoàn
thiện thêm hệ PLĐ của FAO.
Chính vì vừa có tính lý luận cao lại vừa có tính ứng dụng, nên hệ PLĐ của
FAO đã được nhiều nước trên thế giới cập nhật và áp dụng. Có thể coi hệ PLĐ
này như là thứ ngôn ngữ chung về phân loại dùng cho toàn cầu.
Tại Việt Nam, trước năm 1975, tồn tại cả 02 khuynh hướng PLĐ: Miền Bắc
theo hệ thống phân loại của Dokuchaiev trong nhiều năm; miền Nam theo trường
phái của USDA - Soil Taxonomy. Sau khi thống nhất đất nước, dưới sự chỉ đạo
của Ban biên tập bản đồ đất Việt Nam, các nhà nghiên cứu đất trong nước đã
thống nhất một hệ phân loại chung cho cả nước theo trường phái phát sinh học
đất và đã được áp dụng cho đến nay.

9


Từ những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ trước, sau khi FAO chính thức
ban hành Chú dẫn Bản đồ đất Thế giới tỷ lệ 1/5.000.000 (và sau này là WRB) đã
thống nhất các quy định, định nghĩa về tầng chẩn đốn, đặc tính chẩn đốn, các

phương pháp mơ tả phẫu diện, phân tích mẫu đất... việc ứng dụng hệ PLĐ này đã
trở nên rộng rãi ở các nước, trong đó có Việt Nam. Các nhà khoa học nghiên cứu
đất ở Việt Nam (tập trung chủ yếu ở Hội Khoa học Đất Việt Nam, Viện Thổ
nhưỡng Nơng hóa (TNNH), Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (QH &
TKNN), Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Nông nghiệp 1 (Học viện
Nông nghiệp Việt Nam)... đã áp dụng một cách sáng tạo hệ PLĐ của FAO để xây
dựng bản đồ đất các tỷ lệ khác nhau và đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Nhiều địa phương trong cả nước đã xây dựng bản đồ đất theo hệ phân loại này,
như: các tỉnh Đồng Nai, Bình Định, Yên Bái... nhiều huyện và cơ sở sản xuất
khác. Các kết quả đạt được đã góp phần khơng nhỏ vào việc quy hoạch sử dụng
đất đai của các địa phương (Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa, 2014).
Ở CHDCND Lào, việc nghiên cứu về đất cũng đã có từ lâu nhưng chỉ dừng
lại ở những nghiên cứu đơn giản và nhằm vào các mục đích riêng rẽ, phục vụ cho
từng ngành, từng cơ quan, chưa nghiên cứu một cách có hệ thống. Tại Lào khơng
có hệ phân loại riêng, những năm trước 1995, các bản đồ đất được xây dựng
phần lớn đều theo hệ thống phân loại của Dokuchaiev. Sau 1995, các nghiên cứu
phân loại đất đều phần lớn áp dụng theo hệ phân loại đất của FAO - UNESCO
cho tất cả các cấp.
Trung tâm điều tra và Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, CHDCND Lào
(2010) đã thực hiện việc điều tra, phân loại xác định vùng sản xuất nông lâm
nghiệp của huyện Meung tỉnh Bokeo đến năm 2020. Kết quả nghiên cứu về đất
cho thấy huyện có 05 nhóm đất: Alisols, Acrisols, Luvisols, Lixisols và Cambisols
và có 08 đơn vị đất: Ferric Alisols, Haplic Alisols, Ferric Acrisols, Haplic
Acrisols, Ferric Luvisols, Haplic Luvisols, Dystric Cambisols và Ferric Lixisols
(Trung tâm điều tra và Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, 2010).
Năm 1987-1989, dưới sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô (cũ) đã điều tra
và lập bản đồ đất cho huyện Khanthabouly (tỉnh Savannakhet), huyện Pakxong
(tỉnh Champasack) tỷ lệ 1/50.000 (Anolath Chanthavongsa, 2007).
Năm 1996, Trung tâm Điều tra và Phân loại đất thuộc Bộ Nông Lâm nghiệp
Lào đã tiến hành điều tra lập bản đồ đất cho tỉnh Bokeo theo hệ thống phân loại


10


×