Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở huyện thanh oai, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.3 MB, 123 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRƯƠNG NGỌC DƯƠNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP ĐÔ THỊ SINH THÁI Ở HUYỆN THANH OAI,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Đỗ Nguyễn Hải

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Trương Ngọc Dương

i


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn, ngồi sự nỗ lực của bản thân,
tơi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, ủng hộ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức, cá
nhân, bạn bè và đồng nghiệp. Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành về sự quan
tâm quý báu đó.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo PGS.TS Đỗ Nguyên
Hải đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam.
Tôi xin cảm ơn các Thầy, Cô giáo và cán bộ thuộc Ban Quản lý đào tạo – Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn các cơ quan chức năng và cá nhân có liên quan thuộc huyện Thanh
Oai, Thành phố Hà Nội đã cung cấp tài liệu và giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện nghiên
cứu đề tài; xin cảm ơn các anh, chị đồng nghiệp và các bạn học đã giúp đỡ tơi trong q
trình thực hiện luận văn; xin cảm ơn bạn bè tơi, những người thân trong gia đình tơi đã
luôn cổ vũ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Trương Ngọc Dương

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................................ vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ ix
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 3

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học của đề tài ................................................................................. 3

1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.................................................................................. 3

Phần 2. Tổng quan nghiên cứu ...................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về sử dụng đất nông nghiệp khu vực đô thị .................................... 4

2.1.1.

Khái niệm về đất nông nghiệp, nông nghiệp đô thị sinh thái................................. 4

2.1.2.


Đặc điểm nông nghiệp khu vực đô thị .................................................................. 7

2.1.3.

Sử dụng đất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái ở vùng
ven đơ .................................................................................................................. 9

2.2.

Một số cơng trình nghiên cứu về sử dụng đất theo hướng nông nghiệp đô thị
sinh thái ............................................................................................................. 13

2.2.1.

Sử dụng bền nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái .................... 13

2.2.2.

Kinh nghiệm sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp đô
thị sinh thái ........................................................................................................ 16

2.3.

Phát triển nông nghiệp đô thị tại Việt Nam ........................................................ 25

2.3.1.

Nhận dạng nông nghiệp đô thị tại Việt Nam....................................................... 25


2.3.2.

Thực tiễn phát triển nông nghiệp đô thị tại Việt Nam ......................................... 30

iii


Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 36
3.1.

Nội dung nghiên cứu.......................................................................................... 36

3.1.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thanh Oai, thành phố
Hà Nội ............................................................................................................... 36

3.1.2.

Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Thanh Oai năm 2015 ...................................... 36

3.1.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Thanh Oai ........................... 36

3.1.4.

Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp đô thi sinh
thái huyện Thanh Oai......................................................................................... 36


3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 36

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .................................................................. 36

3.2.2.

Phương pháp điều tra thu thập số liệu ................................................................ 37

3.2.3.

Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .................................. 37

3.2.4.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .............................................................. 40

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ..................................................................... 41
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thanh Oai ........................................ 41

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên huyện Thanh Oai .................................................................. 41

4.1.2.


Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Thanh Oai ................................................. 45

4.1.3.

Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng .................................................................... 51

4.1.4.

Tình hình phát triển khu vực đơ thị và khu dân cư nông thôn ............................. 56

4.1.5.

Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế xã hội và mơi trường .................. 58

4.2.

Thực trạng sử dụng đất huyện thanh oai năm 2015............................................. 60

4.2.1.

Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 huyện Thanh Oai ........................................... 60

4.2.2.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2015................................................... 64

4.2.3.

Đánh giá biến động sử dụng đất nông nghiệp 2010 – 2015 ................................. 66


4.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh oai ............................. 68

4.3.1.

Các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp huyện Thanh Oai ................................... 68

4.3.2.

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Oai ...................... 73

4.4.

Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp và phát triển đô thị sinh thái ................................................................... 83

4.4.1.

Quan điểm phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái huyện Thanh Oai .................. 83

4.4.2.

Căn cứ xây dựng định hướng sử dụng đất nông nghiệp đô thị sinh thái .............. 85

4.4.3.

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đô thị sinh thái huyện Thanh Oai ............. 87


iv


4.4.4.

Đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái
huyện Thanh Oai ............................................................................................... 95

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ....................................................................................... 98
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 98

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................... 99

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 100
Phụ lục ........................................................................................................................ 102

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCĐ


Ban chỉ đạo

CĐRĐ

Chuyển đổi ruộng đất

CN - TTCN

Công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hố

CPTG

Chi phí trung gian

ĐBSH

Đồng bằng sơng Hồng

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GTGT

Giá trị gia tăng


GTNC

Giá trị ngày công

GTSX

Giá trị sản xuất

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTXNN

Hợp tác xã nông nghiệp

KHTS

Khấu hao tài sản

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

NLN

Nông lâm nghiệp

SDĐ


Sử dụng đất

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

TW

Trung ương

UBND

Uỷ ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các loại hình nơng nghiệp đơ thị ở Việt Nam ................................................ 28
Bảng 2.2. Các hệ thống sản xuất nông nghiệp đô thị ở Việt Nam ................................... 29
Bảng 4.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thanh Oai giai đoạn 2005-2015 .............. 45
Bảng 4.2. Tình hình phát triển ngành công nghiệp - xây dựng ....................................... 47
Bảng 4.3. Hiện trạng diện tích, dân số huyện Thanh Oai năm 2015 ............................... 50
Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Oai năm 2015 ...................................... 63
Bảng 4.5. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Thanh Oai năm 2015 .................. 64

Bảng 4.6. Mục đích, đối tượng sử dụng đất nơng nghiệp năm 2015 ............................... 65
Bảng 4.7. Biến động sử dụng đất huyện Thanh Oai giai đoạn 2010-2015 ...................... 66
Bảng 4.8. Hiện trạng các loại sử dụng đất huyệnThanh Oai ........................................... 68
Bảng 4.9. Năng suất một số cây trồng, vật nuôi chính năm 2015 ................................... 72
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất huyện Thanh Oai .......................... 73
Bảng 4.11. Giá trị bình quân trên mỗi lao động của các loại sử dụng đất huyện Thanh Oai ..... 74
Bảng 4.12. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất chính huyện Thanh Oai,
Hà Nội .......................................................................................................... 75
Bảng 4.13. Tổng hợp mức độ bón phân của một số cây trồng chính ................................ 78
Bảng 4.14. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho một số cây trồng ...................... 79
Bảng 4.15. Hiệu quả sinh thái của nông nghiệp đô thị của các loại sử dụng đất huyện
Thanh Oai ..................................................................................................... 80
Bảng 4.16. Tổng hợp hiệu quả các loại sử dụng đất huyện Thanh Oai ............................. 81
Bảng 4.17. Định hướng các loại sử dụng đất huyện Thanh Oai đến năm 2020 ................. 89

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1. Mơ hình sản xuất rau an tồn tại xã Xn Dương ............................................. 87
Hình 4.2. Cảnh quan ruộng trồng hoa ly – xã Xuân Dương .............................................. 91
Hình 4.3. Mơ hình trồng rau an tồn – xã Xn Dương.................................................... 91
Hình 4.4. Mơ hình cây ăn quả tại xã Kim Thư ................................................................. 92
Hình 4.5. Ni trồng thủy sản tại xã Kim Thư ................................................................. 92
Hình 4.6. Mơ hình ni trồng thủy sản xã Cao Viên ........................................................ 93
Hình 4.7. Đầm điều hịa Đàn Viên – xã Viên An ............................................................. 93
Hình 4.8. Mơ hình trồng bưởi diễn – xã Kim An.............................................................. 94
Hình 4.9. Khu du lịch sinh thái 12 con giáp tại xã Cao Dương, huyện Thanh Oai ........... 94


viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trương Ngọc Dương
Tên luận văn: "Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất phát triển đô thị
nông nghiệp đô thị sinh thái ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội".
Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Thanh Oai,
thành phố Hà Nội.
- Đề xuất định hướng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển
nông nghiệp đô thị sinh thái tại huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện các nội dung của đề tài, các phương pháp được sử dụng gồm:
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu;
- Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị
sinh thái;
- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.
Kết quả nghiên cứu:
Các kết quả nghiên cứu chính của đề tài gồm:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thanh Oai;
- Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Oai năm 2015;
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Thanh Oai;
- Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo hướng nông
nghiệp đô thị sinh thái tại huyện Thanh Oai.

Kết luận:
1. Thanh Oai là một huyện đồng bằng, nằm cách quận Hà Đông khoảng 14 km,
cách trung tâm thành phố Hà Nội 20 km về phía Bắc, gồm có 20 xã và 01 thị trấn, có tổng
diện tích tự nhiên là 12.386,74 ha và dân số là 176.336 người. Kết quả nghiên cứu về hiện
trạng sử dụng đất huyện Thanh Oai có diện tích đất tự nhiên là 12.386,74ha, huyện có
8.544,26 ha đất nơng nghiệp; 3.756,99 ha đất phi nơng nghiệp và 85.49ha đất chưa sử
dụng. Ngồi ra huyện có vị trí địa lý, tài ngun đất đai, nguồn nước tương đối thuận lợi
cho phát triển kinh tế - xã hội.

ix


2. Trong những năm qua, công tác quản lý đất đai được thực hiện tương đối tốt,
tham mưu kịp thời cho cấp trên trong việc quản lý và sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu
quả. Công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp được thực hiện tương đối tốt, việc chuyển
đổi đất nông nghiệp theo đúng quy hoạch được duyệt.
3. Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp cho thấy, huyện có 7 LUTs
với 19 kiểu sử dụng đất. Trong đó 6/7 LUTs của huyện cho hiệu quả kinh tế cao. LUT
chuyên lúa cho hiệu quả kinh tế thấp. LUT hoa, cây cảnh, LUT NTTS và LUT lúa-màu
cho hiệu quả tương đối cao. Nông nghiệp đơ thị sinh thái là hướng đi mới có nhiều triển
vọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thanh Oai và được xem là hướng đi tối
ưu để giải quyết các bất cập liên quan trong tiến trình đơ thị hóa, hướng tới xây dựng đô thị
sinh thái bền vững cho tương lai.
4. Huyện Thanh Oai có hệ thống cây trồng, vật ni đa dạng với một số cây trồng
chủ lực là cây rau, màu, hoa cây cảnh và nuôi cá. Trong tương lai diện tích đất nơng nghiệp
của huyện Thanh Oai phát triển theo hướng giảm diện tích đất trồng lúa, tăng diện tích đất
lùa màu, hoa cây cảnh và cây ăn quả. Kết quả đã đề xuất được 6 loại sử dụng đất với 13
kiểu sử dụng đất có hiệu quả kinh tế tương đối cao, đảm bảo hiệu quả xã hội và hiệu quả
nơng nghiệp đơ thị sinh thái. Trong đó LUT lúa màu với diện tích là 6289,30 ha, LUT lúa
cá với diện tích là 382,10 ha, LUT chuyên rau màu là 240,14 ha; LUT cây ăn quả là 840,92

ha; LUT NTTS là 425,44 ha, LUT hoa cây cảnh là 99,85ha.
Để thực hiện được định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên cần phát huy tiềm
năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, phối hợp các giải pháp thị trường,
đào tạo nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ, khuyến nông …

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Truong Ngoc Duong
Thesis title: "Assess the status of agricultural land use and propose development of
ecological urban agriculture in Thanh Oai district, Hanoi City".
Major: Land Management

Code: 60.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Assess the effectiveness of different types of agricultural land use in Thanh Oai
district, Hanoi City.
- Propose orientation and solution for agricultural land use towards developing ecourban agriculture in Thanh Oai district, Hanoi City.
Research Methods
To do the contents of the thesis, the methods are used:
- Survey methods of data collection;
- Methods used to assess the effectiveness of agricultural land use in the direction
of urban ecology agriculture;
- Methods of analyzing and processing data.
Main findings
The main findings of the research include:
- Natural economic and social conditions of Thanh Oai district;

- State land use in Thanh Oai District in 2015;
- Evaluate the effectiveness of agricultural land use in Thanh Oai district;
- Propose orientation and solution for agricultural land use towards developing ecourban agriculture in Thanh Oai district.
Conclusions
1. Thanh Oai district is a plain, situated approximately 14 km from Ha Dong
district, and about 20 km from the center of Hanoi. It includes 20 communes and 01 town.
It has a total natural area is 12 385,56 hectares and a population of 176 336 people.
Research results on the status of land use Thanh Oai district has an area of natural land is
12.386,74ha, districts with 8544.26 hectares of agricultural land; 3756.99 hectares of non-

xi


agricultural land and unused land is 85.49ha. The district has geographic location, land
resources, water resources which is relatively favorable for economic social development.
2. Over the years, land management has done relatively well, promptly advise the
superiors in the management and rational land use, economical and efficient. The
management of agricultural land use is done relatively well, the conversion of agricultural
land in accordance with the approved planning.
3. The results of evaluating the effectiveness of agricultural land use shows that the
district has 7 LUTs, 19 types of land utilizations. In which, there are 6/7 LUTs have high
economic efficiency. LUT paddy rice has lowest economic efficiency. LUT flowers and
ornamental plants, LUT aquaculture and LUT rice – upland crop have the relatively high
economic efficiency. Ecological urban agriculture is a new direction in promising
economic social development in Thanh Oai and is considered the optimal direction to solve
the shortcomings involved in the process of urbanization, towards construction of
sustainable ecological urban for future.
4. Thanh Oai District has a systems of diversity plant and animal with some crops
are vegetables, upland crop, flower and fish. In the future, agricultural land in Thanh Oai
district would be reduced land area for rice, increased land for rice and upland crops,

flower and fruit. The research results have identified six LUT with 13 types of land
utilizations which have relatively high economic, social effitiveness and ensure social
effitiveness and effitiveness of eco-urban agriculture. In which LUT rice – upland crop
with an area of 6289.30 hectares, LUT rice-fish with an area of 382.10 ha, LUT vegetableupland crops with an area of 240.14 ha; LUT fruit with an area of 840.92 ha; LUT
Aquaculture with an area of 425.44 ha, and LUT flowers and ornamental plants with an
area of 99,85ha.
To accomplish oriented agricultural land use it is need to develop the potential of
natural economic conditions of the district, coordination of market solutions, training
human resources, science and technology applications and encourage extension work.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt
trong sản xuất nông nghiệp. Nơng nghiệp đơ thị (hay cịn gọi là nơng nghiệp đô
thị sinh thái) hiểu theo nghĩa chung nhất là q trình sản xuất sản phẩm nơng
nghiệp từ ngun liệu, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm phù hợp với
điều kiện đất đai, khí hậu, thủy văn, bảo đảm sự cân bằng sinh thái, tạo ra năng
suất, hiệu quả kinh tế vượt trội, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng mơi
trường sống trong lành. Q trình này được diễn ra ở các vùng xen kẽ hoặc tập
trung ở đô thị bao gồm nội đô, vùng giáp ranh và cả ngoại ô.
Theo Tổ chức Làm vườn quốc gia Hoa Kỳ, trên thế giới có tới 1/3 lượng
rau, quả, thịt, trứng cung ứng cho đô thị là từ nông nghiệp đơ thị, 25 - 75% số gia
đình ở thành phố phát triển theo mơ hình nơng nghiệp đơ thị.
Nhu cầu về lương thực, thực phẩm của con người ngày càng tăng đã gây
sức ép rất lớn lên nguồn tài ngun đất đai có hạn. Mặt khác, diện tích đất nơng
nghiệp bị mất do chuyển sang các mục đích sử dụng phi nông nghiệp ngày càng

lớn, đặc biệt là các vùng ven đô. Do vậy, đổi mới phương pháp tiếp cận và tìm
kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất đang là vấn đề rất được quan tâm.
Hà Nội có thị trường tiêu thụ nơng sản hàng hóa chất lượng cao rất lớn.
Tuy nhiên, theo số liệu thống kê, giai đoạn 2006 - 2015, lĩnh vực Nông- Lâm –
Thủy sản của Hà Nội lại có xu hướng giảm. Nguyên nhân là so sự suy giảm tài
nguyên đất nông nghiệp chuyển sang mục đích khác; việc đầu tư cơ sở hạ tầng
cho sản xuất nơng nghiệp cịn chậm; chưa có sản phẩm có giá trị cao mang
thương hiệu Hà Nội và sản phẩm nông nghiệp chưa phải là sản phẩm của kinh tế
trí thức và cơng nghệ cao như ngoại thành của các nước và của thành phố Hồ Chí
Minh. Nơng nghiệp ven đơ thị Hà Nội thường xun phải cạnh tranh với các hoạt
động khác ở đô thị về quỹ đất, nguồn nước, vốn đầu tư, nguồn năng lượng và lao
động. Để nơng nghiệp ngoại thành có thể cung cấp những dịch vụ và sản phẩm
cao cấp trong điều kiện quỹ đất hẹp thì khâu đột phá quan trọng là ứng dụng
công nghệ cao với các ưu tiên là sản xuất cây trồng, vật nuôi, trên cơ sở lựa chọn
đất đai và kỹ thuật canh tác phù hợp; đẩy mạnh cơ giới hóa, quản lý dịch bệnh
cây trồng vật nuôi, bảo quản và chế biến nông sản, xây dựng thương hiệu và xúc

1


tiến thương mại.
Thanh Oai là một huyện ven đô thuộc khu vực ngoại thành phía Tây Nam
Hà Nội có quỹ đất nông nghiệp khá lớn với 8.544,26 ha (Năm 2015, tồn huyện
có 8.544,26 ha đất nơng nghiệp, bình qn 473,17 m2 đất nông nghiệp/người).
Trước đây, người dân trong huyện chủ yếu sinh sống bằng việc sản xuất nông
nghiệp. Năm 2015, giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện là 1.880,5 tỷ đồng, đạt
220,1 triệu đồng/ha/năm. Nhờ các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông
nghiệp như đầu tư giống mới, xây dựng các mơ hình trình diễn, hỗ trợ vốn vay
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nên giá trị sản xuất nông nghiệp của khu
vực năm 2015 tăng lên 3,9% so với năm 2014; tăng 270% so với năm 2010 (năm

2010, giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện là 508,5 tỷ đồng ).
Với huyện phát triển nơng nghiệp nói chung và đặc biệt là nơng nghiệp đơ
thị và ven đơ nói riêng khơng những cho phép giải quyết lao động, tăng thu nhập
cho người dân mà cịn ứng dụng cơng nghệ cao để tạo ra các sản phẩm chất lượng
cao, an toàn và bảo vệ cảnh quan môi trường của thành phố văn minh, hiện tại.
Theo quy hoạch phát triển không gian của thành phố đến 2030 khu vực
huyện Thanh Oai của Hà Nội sẽ phát triển theo hướng đơ thị sinh thái, trong đó
đất nơng nghiệp cần được sử dụng có hiệu quả cao gắn với bảo vệ mơi trường. Vì
vậy cần có những nghiên cứu cụ thể về thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp để đưa ra định hướng, giải pháp cho sử dụng bền vững đất nông nghiệp
khu vực nghiên cứu.
Xuất phát từ những vấn đề trên, học viên chọn đề tài “Đánh giá thực
trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất một số giải pháp phát triển nông
nghiệp đô thị sinh thái ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Thực trạng của các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp tại huyện Thanh
Oai, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất định hướng và giải pháp sử dụng đất theo hướng phát triển nông
nghiệp đô thị sinh thái trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quỹ đất sản xuất nơng nghiệp, các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp và
vấn đề liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp, trong đó tập trung nghiên cứu

2


ngành trồng trọt ( hoa – cây cảnh, rau an toàn, nhà hàng sinh thái, cây ăn quả);
- Các hộ sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện;
- Các chính sách liên quan đến sản xuất nơng nghiệp.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại địa bàn huyện Thanh Oai,
thành phố Hà Nội.
+ Thời gian: Các số liệu thống kê lấy từ năm 2010 – 2015 về đất đai, kinh tế
xã hội của quận. Số liệu về giá cả, vật tư và nông sản phẩm hàng hóa điều tra năm
2015.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu góp phần xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp
đô thị sinh thái tại các thành phố lớn trong cả nước.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Làm rõ thêm về áp lực quỹ đất nơng nghiệp trong q trình đơ thị hóa.
Trên cơ sở đó sử dụng quỹ đất phù hợp nhằm khai thác có hiệu quả khơng chỉ vì
kinh tế xã hội mà cịn bảo vệ cảnh quan mơi trường của huyện Thanh Oai.
Góp phần tạo ra nơng sản phẩm chất lượng cao, an toàn, tăng thu nhập
cho người dân, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của huyện và Thành phố văn minh
và hiện đại.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP KHU VỰC
ĐÔ THỊ
2.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp, nông nghiệp đô thị sinh thái
- Khái niệm về Đất và Đất đai
Đất (soil) là các vật chất nằm trên bề mặt trái đất, có khả năng hỗ trợ sự
sinh trưởng của thực vật và phục vụ như là môi trường sinh sống của các dạng sự
sống động vật từ các vi sinh vật tới các loài động vật nhỏ. Theo học giả người
Nga Docutraiep “Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả

quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đó là: sinh vật, đá mẹ, khí
hậu, địa hình và thời gian” (Hội Khoa học Đất Việt Nam, 1996). Theo Wiliam,
“Đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cho cây trồng”.
Theo quan điểm của các nhà khoa học tại Việt Nam: “Đất là phần trên mặt của
vỏ trái đất mà ở đó cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển được” và đất là một
cấu thành của đất đai (Trần Văn Chính và cs., 2006).
Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu
đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu, địa
hình, thời gian. Đất là lớp bề mặt trái đất, có khả năng cho sản phẩm cây trồng
ni sống con người. Mọi hoạt động của con người đều gắn với bề mặt trái đất
theo thời gian và không gian nhất định. Giá trị tài nguyên đất được đánh giá bằng
số lượng diện tích (ha, km2) và độ phì nhiêu, màu mỡ.
Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan, đất được coi là “vật mang”
(Carrier) của hệ sinh thái (Lê Văn Khoa, 2000). Trong đánh giá đất, đất đai được
định nghĩa là những khoanh/vạt đất được xác định trên bản đồ với những đặc tính
và tính chất riêng biệt như chế độ nhiệt, độ dốc, loại đất, địa hình, chế độ nước…
(Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998).
Như vậy, đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, với khái niệm
này đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái
đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất theo
nghĩa đất đai bao gồm: yếu tố khí hậu, địa hình, địa mạo, tính chất thổ nhưỡng,
thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật và những biết đổi của đất do các
hoạt động của con người.

4


Về mặt đời sống – xã hội, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng
quý giá, là tư liệu sản xuất khơng gì thay thế được của ngành sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là

địa bàn phân bổ khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa và an ninh quốc
phịng. Nhưng đất đai là tài ngun thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí cố
định trong khơng gian.
- Khái niệm về đất nơng nghiệp và mục đích sử dụng đất nơng nghiệp
Theo điều 10 Luật đất đai Việt Nam năm 2013 thì đất tự nhiên được chia
thành 3 nhóm là: Nhóm đất nơng nghiệp, nhóm đất phi nơng nghiệp, nhóm đất
chưa sử dụng (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013), nhóm đất nơng
nghiệp bao gồm: Đất trồng cây hàng năm; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản
xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm
muối và đất nơng nghiệp khác. Trong đó, đất sản xuất nơng nghiệp là đất nơng
nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp; bao gồm đất trồng cây hàng
năm và đất trồng cây lâu năm.
Như vậy, đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên
cứu, thí nghiệm về nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thủy sản, làm muối và
mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông
nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp
khác.
- Khái niệm nông nghiệp đô thị sinh thái
Theo Lê Quý Đôn (2005) sản xuất nông nghiệp vốn đã mang trong nó bản
chất sinh thái, sản xuất nơng nghiệp muốn phát triển có hiệu quả và ổn định
đương nhiên phải phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết, thủy văn, mơi
trường và quần thể sinh vật tạo nên hệ sinh thái nơng nghiệp. Chính sự phù hợp
đó làm cho cây trồng vật ni phát huy mọi ưu thế và tác động lẫn nhau để tồn
tại và phát triển, đó là một nền nơng nghiệp sinh thái. Nhiều học giả cho rằng
nông nghiệp sinh thái cũng chính là nơng nghiệp bền vững, một nền nơng nghiệp
sinh thái hay bền vững đều mang lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Nhưng
ngược lại, một nền sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, chưa
chắc đã là một nền nông nghiệp sinh thái và bền vững nếu như nó khơng có tác
động đến bảo vệ môi trường sinh thái.
- “Nông nghiệp đô thị: nông nghiệp đô thị là một ngành công nghiệp mà

sản xuất, chế biến và buôn bán thực phẩm và chất đốt thực hiện trên các vùng đất

5


và mặt nước xen kẽ, rải rác trong các đô thị và vùng ngoại ô” (dẫn theo UNDP).
Nông nghiệp đô thị nói một cách đơn giản bao gồm tồn bộ hoạt động sản xuất
nơng nghiệp mang tính hàng hóa từ sản xuất nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp nằm xen kẽ trong đô thị và các vùng ven đơ. Khái niệm này
có thể gói gọn trong phạm vi lãnh thổ và phi lãnh thổ của một đô thị.
Sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa rộng bao gồm: nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản) diễn ra trong các quận gọi là nông nghiệp nội đô, diễn ra ở
ngoại thành thì gọi là nơng nghiệp ngoại đơ. Điều này dẫn đến đặc điểm sự khác
biệt giữa nông nghiệp nội đô, nông nghiệp giáp ranh, nông nghiệp ngoại đô hay
ngoại thành.
Nông nghiêp đô thị sẽ được phân chia theo các vành đại khác nhau do tính
chất và đặc thù của nó. Có thể phân chia theo khu vực dưới đây: nơng nghiệp nội
đô; nông nghiệp vùng vành đai nhạy cảm và nông nghiệp ngoại đô (ngoại thành).
Do đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội và môi trường của mỗi vùng khác
nhau, cho nên sản xuất nông nghiệp ở mỗi vùng cũng khác nhau, chính điều đó
hình thành tính đa dạng của nông nghiệp đô thị. Kế thừa các công trình nghiên
cứu của học giả Lê Q Đơn nêu ra khái niệm nông nghiệp đô thị sinh thái như
sau: “ Nơng nghiệp đơ thị sinh thái là một q trình sản xuất được bố trí phù hợp
với điều kiện tự nhiên của từng đô thị nhằm khai thác triệt để các tiềm năng với
công nghệ sản xuất sạch tạo ra sản phẩm chất lượng cao, an toàn thực phẩm,
nâng cao chất lượng môi trường, cảnh quan tạo ra hệ sinh thái bền vững”.
Hiệu quả kinh tế phát triển nông nghiệp đô thị thể hiện qua những ưu điểm
quan trọng và nổi bật sau:
- Thứ nhất, nơng nghiệp đơ thị góp phần cung ứng nguồn lương thực, thực
phẩm tươi sống tại chỗ cho các đô thị. An ninh lương thực và an toàn vệ sinh

thực phẩm là vấn đề đã và đang rất được quan tâm hiện nay tại các đô thị, đặc
biệt là những người có thu nhập thấp tại các đô thị của các nước đang phát triển
như nước ta. Quy mô dân số đô thị không ngừng gia tăng trong q trình đơ thị
hóa, q trình này cũng đồng thời đẩy các hộ dân nghèo ven đô vào tình thế mất
tư liệu sản xuất chính. Bản thân nguồn cung lương thực thực phẩm chất lượng
cao với giá đắt đỏ chỉ hướng đến các hộ thu nhập cao, vì vậy nguy cơ thiếu hụt
nguồn lương thực cơ bản đáp ứng cho các hộ khó khăn ngày càng trở nên hiện
hữu. Do đó, phát triển nơng nghiệp đơ thị là cứu cánh duy nhất cho vấn đề này.
Để đảm bảo phát triển bền vững, giảm khoảng cách quá xa trong nhu cầu dinh

6


dưỡng thiết yếu của người dân đô thị, phát triển nông nghiệp đô thị thực sự là
một giải pháp quan trọng hiện nay.
- Thứ hai, nông nghiệp đô thị tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận
dân cư đơ thị. Trong tiến trình đơ thị hóa, vấn đề thu hẹp diện tích đất nơng
nghiệp của nơng dân ven đô diễn ra phổ biến. Người dân mất tư liệu sản xuất,
buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp trong điều kiện khơng có trình độ, vốn hạn
chế, kinh nghiệm thích ứng với lối sống và tác phong công nghiệp rất thấp, vì
vậy vấn đề việc làm cho người lao động, nhất là những gia đình ven đơ càng trở
nên cấp thiết. Bên cạnh đó, làn sóng di chuyển dân cư từ nơng thơn về thành thị
để tìm kiếm việc làm cũng gia tăng nhanh chóng. Trong vấn đề này với nơng
nghiệp đơ thị, nếu được quan tâm và có quy hoạch, có chiến lược phù hợp để tận
dụng quỹ đất đơ thị và sức lao động dơi dư để góp phần quan trọng vào việc giải
quyết bài toán việc làm và thu nhập trong tiến trình đơ thị hóa.
- Thứ ba, nơng nghiệp đơ thị góp phần quản lý bền vững tài nguyên thiên
nhiên, giảm ô nhiễm môi trường. Nông nghiệp đơ thị có thể tái sử dụng chất thải
đơ thị để làm phân bón, nước tưới... cho sản xuất nơng nghiệp, góp phần quan
trọng trong việc làm giảm ơ nhiễm môi trường. Chất thải đô thị đang thực sự tạo

thành áp lực ngày càng tăng cùng với sự gia tăng dân số ở đô thị. Nông nghiệp là
ngành sản xuất yếu cầu một lượng nước rất lớn tuy nhiên với nông nghiệp đô thị
bằng cách tái sử dụng nguồn nước thải nó có thể cải thiện cơng tác quản lý tài
nguyên nước hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho các đô thị.
2.1.2. Đặc điểm nông nghiệp khu vực đơ thị
Đất nơng nghiệp khu vực đơ thị hóa ngày càng giảm thay vào đó là khu
vực đất phi nơng nghiệp, đất dịch vụ tăng với tốc độ lớn. Quá trình đơ thị hóa
hiện nay gắn liền với cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phản ánh q trình cơ cấu
lại nền kinh tế, phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, thu hẹp nơng nghiệp. Sự
hình thành trên địa bàn ven đô thị những khu công nghiệp, khu chế xuất, các
trung tâm dịch vụ, các khu đô thị mới, khu tái định cư…đã nâng cao giá trị sử
dụng đất đai, làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới, tạo thêm nhiều việc làm, nâng
cao giá trị lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển với tốc độ
khá cao theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Thực tiễn cho thấy, nhiều khu công nghiệp, dịch vụ được xây dựng trên địa bàn
ven đô, nhưng chỉ có một số ít các doanh nghiệp phục vụ trực tiếp cho sản xuất
nông nghiệp. Phần lớn nông sản được sản xuất ra ở khu vực ven đô có giá trị tăng
gia thấp, lợi ích từ các sản phẩm nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Một vấn đề

7


đang diễn ra, đó là diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở vùng ven đô ngày càng
giảm để dành quỹ đất xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới.
Nơng nghiệp khu vực đơ thị hóa góp phần giảm chi phí đóng gói, lưu trữ
và vận chuyển sản phẩm để cung ứng cho khu vực đơ thị hóa và khu vực nội
thành. Sản xuất nông nghiệp đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu về lương
thực, rau quả và các loại sản phẩm nông nghiệp khác một cách trực tiếp cho dân
cư tại khu vực đơ thị hóa thay vì phải vận chuyển từ nơi khác đến. Các chi phí
đóng gói, lưu trữ và vận chuyển nơng sản phẩm nhờ đó giảm chi phí đáng kể, tạo

điều kiện tiết kiệm trong tiêu dùng ở khu vực đô thị hóa.
Sản phẩm nơng nghiệp khu vực đơ thị hóa khi cung cấp cho khu vực nội
đô sẽ chênh lệch khá nhiều so với bán ngay tại khu vực trồng vì sẽ chịu nhiều
loại phí tăng thêm như phí vận chuyển, công sức lao động, và tiền lãi tăng thêm
do bán trong khu vực đô thị. Ngược lại, khi bán tại khu vực nuôi trồng, giá cả
sẽ được giảm đi đáng kể do sản phẩm khơng gánh nhiều loại chi phí tăng thêm.
Nhờ vậy, người nghèo có nhiều cơ hội để có thể sử dụng các sản phẩm nơng
nghiệp khu vực đơ thị hóa.
Nơng nghiệp khu vực đơ thị hóa có khả năng cung ứng các sản phẩm tươi
sống cho khu vực ven đô và đô thị. Khoảng cách từ khu vực nội đơ với khu vực
đơ thị hóa khơng lớn nên người dân đơ thị có khả năng tiếp cận với nguồn thực
phẩm tươi sống, an tồn, góp phần to lớn vào việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
dân cư đơ thị. Trong q trình đó, do việc phải vận chuyển mà khơng đóng gói
làm cho sản phẩm dễ bị ảnh hưởng, hư hỏng. Người tiêu thụ sản phẩm nên xem
xét kỹ trước khi sử dụng sản phẩm.
Trồng trọt và chăn ni trong khu vực đơ thị hóa ảnh hưởng lớn tới môi
trường và sức khỏe của con người do các q trình thực hiện khơng đúng quy
trình, kỹ thuật và khơng đảm bảo an tồn về các tiêu chuẩn ni trồng. Q trình
tích trữ thuốc bảo vệ thực vật tăng dần qua mỗi năm trên cùng đơn vị diện tích
làm nồng độ chất hóa học gây ảnh hưởng tới môi trường, nguy hại tới sức khỏe
con người. Trong chăn nuôi, phân và nước thải của gia súc, gia cầm, thủy sản gây
ơ nhiễm khơng khí và mơi trường sống dân cư khu vực đơ thị hóa.
Mặt khác, trồng trọt trong nơng nghiệp lại có vai trị rất lớn trong việc
điều hịa khơng khí, cải tạo mơi trường, làm giảm khả năng hấp thụ ô nhiễm của
môi trường. Trồng trọt tạo ra một thảm thực vật có độ che phủ tốt ngăn chặn các
quá trình ảnh hưởng tới tài nguyên đất do điều kiện tự nhiên gây ra. Việc trồng

8



trọt đảm bảo cân bằng sinh thái cho khu vực đơ thị hóa, làm giảm nhẹ ảnh hưởng
của các chất thải, khí độc gây nên ơ nhiễm, làm trong sạch mơi trường.
Nơng nghiệp khu vực ven đơ, đơ thị hóa dễ tiếp cận với các dịch vụ đô thị:
trong điều kiện quỹ đất đô thị và vùng ven bị hạn chế, việc áp dụng công nghệ
mới vào sản xuất nông nghiệp để tăng sản lượng cây trồng mang tính tất yếu và
cấp bách. Trong khi một bộ phận khá lớn nơng dân khu vực nơng thơn chưa có
điều kiện tiếp cận với các dịch vụ khoa học và công nghệ, cịn tổ chức sản xuất
nơng nghiệp theo lối quang canh, truyển thống thì nơng nghiệp đơ thị cịn rất
nhiều thuận lợi trong việc vận dụng những dịch vụ khoa học, cơng nghệ vào sản
xuất. Bên cạnh đó, nơng nghiệp khu vực đơ thị hóa cịn khả năng phát triển theo
các mơ hình chun biệt để cung ứng nhiều dịch vụ đô thị như cung cấp cây
xanh, hoa tươi và thực phẩm cho khách sạn, cung ứng dịch vụ du lịch, dịch vụ an
dưỡng…
Một thực trạng xảy ra ở nhiều khu vực đơ thị hóa đó là người sử dụng đất
nơng nghiệp chỉ để giữ đất, chiếm đất đón đầu dự án, quy hoạch. Những người sử
dụng đất kiểu này thường là những hộ có khả năng về kinh tế, họ không muốn
sản xuất nông nghiệp do thu nhập từ nông nghiệp không cao, đôi khi phải bù lỗ
cho những thửa đất nuôi trồng nông nghiệp. Những thửa đất nông nghiệp này chỉ
được đầu tư vừa phải, do chủ sử dụng thửa đất không quan tâm nhiều tới sản
phẩm từ những thửa đất này. Họ chờ khi có dự án đầu tư, hoặc quy hoạch khu
vực để bán lại với giá cao hơn gấp nhiều lần so với việc thu lợi nhuận từ sản xuất
nông nghiệp.
2.1.3. Sử dụng đất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái ở
vùng ven đô
2.1.3.1. Những đặc điểm của nông nghiệp đô thị sinh thái
Sản phẩm của nông nghiệp sinh thái là sản phẩm sạch trong đó sản
phẩm phi ăn uống (cảnh quan, mơi trường) rất được coi trọng. Nông nghiệp
thuần túy thường coi trọng sản phẩm ăn uống như lương thực, thực phẩm,
nhưng nơng nghiệp sinh thái với mục tiêu duy trì sự phát triển bền vững của hệ
thống lại nhấn mạnh cả cảnh quan mơi trường tươi đẹp và khơng khí trong lành.

Tất cả các sản phẩm này phải đảm bảo sạch, trong đó các sản phẩm ăn uống
phải an tồn, khơng bị nhiễm độc tố, phải có đầy đủ hàm lượng các chất dinh
dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển thể lực của ocn
người. Sản phẩm phi ăn uống bao gồm mơi trường tự nhiên hài hịa, trong sạch,

9


những khu vui chơi giải trí trong lành, tươi đẹp để đáp ứng nhu cầu tinh thần
cho con người (Đào Thế Tuấn 2003b). Khu vực vành đai xanh quanh thành phố
hay đơ thi sinh thái có nhiều khu vườn sinh thái, hồ câu sinh thái… nên có
nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi của
dân cư đô thị sau một tuần làm việc mệt mỏi. Đồng thời, khu vực này tạo ra hệ
thống hồ và cây xanh nhằm điều hịa khí hậu và bảo vệ các nguồn lực sản xuất.
Công nghệ sản xuất của nông nghiệp sinh thái là sự thống nhất giữa kinh
nghiệm truyền thống với công nghệ hiện đại. Để bảo vệ môi trường trong khi vẫn
đảm bảo an ninh lương thực, nơng nghiệp sinh thái có xu hướng giảm sử dụng
các yếu tố hóa học, tăng cường áp dụng cơng nghệ cao, công nghệ sạch, công
nghệ sinh học kết hợp với kinh nghiệm truyền thống, tái tạo nguồn lực. Công
nghệ sinh học (sự lai ghép, nuôi cấy mô tế bào, công nghệ gen) ngày nay được
coi là động lực của sự phát triển. Các giống mới sẽ cho phép cây trồng, vật ni
tự chống chịu sâu bệnh, từ đó loại trừ việc sử dụng các hóa chất. Cơng nghệ sử
dụng phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh), phân vi sinh, các loại cây họ đậu
hay kỹ thuật trồng cây che phủ đất, chống xói mịn vẫn đang là những phương
pháp thích hợp trên thế giới (chiếm 5 – 10% diện tích đất canh tác của châu Âu)
(Đào Thế Tuấn 2003a). Như vậy, nông nghiệp đô thị sinh thái sử dụng những hạn
chế về quỹ đất eo hẹp để phát triển chăn nuôi và trồng trọt theo hướng tự nhiên,
giảm tối thiểu sự tác động từ con người về sử dụng các loại hóa chất giúp tăng
trưởng nhanh. Áp dụng các cơng nghệ sinh học, nhằm thay tăng cường khả năng
thích nghi của cây trồng, vật nuôi…với điều kiện khu vực và phát triển tốt trong

những hồn cảnh đó.
Mơ hình sản xuất nơng nghiệp sinh thái và các mơ hình nơng nghiệp kết
hợp: mơ hình sinh thái nơng nghiệp kết hợp nhằm tạo lập đa dạng sinh học bằng
cách bố trí các hệ thống cây trồng, vật nuôi xen kẽ hoặc sử dụng các phương thức
sản xuất đa canh, luân canh và trồng xen có thể bổ sung cho nhau trong việc cung
cấp dinh dưỡng, bảo vệ đất, điều hịa khí hậu tạo cảnh quan môi trường. Bằng
phương pháp thực nghiệm, so sánh các công thức trồng trọt khác nhau để chọn
các công thức kết hợp cây trồng trên một mảnh đất thích hợp với từng vùng sinh
thái, các mơ hình này cho kết quả cao về cả năng suất, chất lượng cây trồng, vật
nuôi, hiệu quả môi trường và duy trì nguồn lực.
Nơng nghiệp đơ thị sinh thái, ngồi việc cung cấp lương thực, thực phẩm
chất lượng cao cịn có cả tác động làm giảm ơ nhiễm của q trình đơ thị hóa và

10


hữu ích đến mơi trường nhờ tác động cải thiện vi khí hâu, bảo tồn và làm giàu
tính đa dạng sinh học, cảnh quan, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Ngồi ra, nơng
nghiệp đơ thị cịn tạo cơ hội cung cấp công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho
một bộ phận dân cư đô thị. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất đặc
biệt là công nghệ sinh học sẽ góp phần làm tăng năng suất và chất lượng nông
sản, tạo điều kiện phát triển công nghiệp chế biến, thương mại dịch vụ các sản
phẩm không sản có chất lượng cao, cho hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Do đó
phát triển nơng nghiệp đơ thị sinh thái là xu hướng phát triển tất yếu của q
trình phát triển các khu đơ thị sinh thái trong tương lai (Trần Trọng Phương,
2012).
2.1.3.2. Nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị
sinh thái
- Nhu cầu nơng nghiệp đơ thị sinh thái góp phần cung ứng nguồn lương
thực, thực phẩm sạch, sản phẩm chất lượng cao cho các đô thị.

Quy mô dân số đô thị khơng ngừng gia tăng trong q trình đơ thị hóa.
Chính vì điều đó cũng đồng thời đẩy các hộ dân nghèo ở ven đơ thị, ngoại đơ vào
tình thế mất tư liệu sản xuất. Trong điều kiện này, khái niệm nghèo đói khơng chỉ
dành riêng cho các khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa mà có mặt ngay tại các
vùng ven đô thị, đây là vấn đề chung, khách quan trong tiến trình đơ thị hóa. Để
đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân trong đô thị về lương thực, thực
phẩm thì phát triển đất nơng nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái là
một giải pháp có chiều sâu khắc phục được nhiều hạn chế về khu vực đơ thị hóa
như hiện nay. Nếu nơng nghiệp đơ thị sinh thái được quy hoạch hợp lý, có thể tạo
ra nguồn lương thực, thực phẩm sạch và an tồn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
dân cư đơ thị.
- Nông nghiệp đô thị sinh thái tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phân
dân cư khu vực ven đơ thị (Trần Trọng Phương, 2012).
Trong tiến trình đơ thị hóa, vì các mục tiêu chung của các đơ thị mà vấn
đề thu hẹp diện tích đất nơng nghiệp của nông dân ven đô thị diễn ra phổ biến.
Người dân mất tự liệu sản xuất, buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp trong điều
kiện khơng có trình độ, vốn hạn chế, kinh nghiệm thích ứng với lối sống và tác
phong cơng nghiệp rất thấp. Vì vậy vấn đề việc làm cho người lao động, nhất là
những gia đình ven đơ thị càng trở nên cấp thiết. Những người đàn ông có thể
làm các nghề tạm để kiếm sống nhưng trong gia đình phụ nữ, người già và trẻ

11


em sẽ khó tìm được một cơng việc phù hợp. Bên cạnh đó, làn sóng di chuyển
dân cư từ nơng thơn về thành thị để tìm kiếm việc làm cũng gia tăng nhanh
chóng. Trong vấn đề này với việc quan tâm, phát triển nông nghiệp đô thi sinh
thái theo quy hoạch, chiến lược phù hợp sẽ tận dụng được những lao động
khơng có trình độ, khơng đủ sức khỏe và những người chưa tìm kiếm được cơng
việc phù hợp. Qua đó giải quyết được bài tốn việc làm và thu nhập cho lao động

trong q trình đơ thị hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Nơng nghiệp đơ thị sinh thái góp phần quản lý bền vững tài nguyên thiên
nhiên, giảm ô nhiễm môi trường (Trần Trọng Phương, 2012).
Nông nghiệp đô thị góp phần quan trọng việc làm giảm ơ nhiễm môi
trường. Chất thải đô thị đang thực sự tạo thành áp lực ngày càng tăng cùng với sự
gia tăng dân số ở đơ thị. Bằng cơng nghệ xử lý thích hợp, có thể tận dụng một
phần nguồn chất thải đơ thị phục cụ sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất
sạch, an toàn và hiệu quả. Điều này thuật sự có ý nghĩa trong việc cải thiện mơi
trường, nâng cao chất lượng cuộc sống. Mặt khác, nông nghiệp là ngành sản xuất
yêu cầu một lượng nước rất lớn, tuy nhiên với nông nghiệp đô thị bằng cách tái
sử dụng nguồn nước thải nó có thể cải thiện cơng tác quản lý tài nguyên nước
hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho các đô thị.
Một trong những nghiệm vụ quan trọng của nông nghiệp đô thị sinh thái là
tái tạo chất dinh dưỡng cho đất thông qua tái sử dụng các chất thải hữu cơ từ các
hoạt động của đô thị. Điều này vừa góp phần giảm ơ nhiễm mơi trường cho các
đơ thị vừa giảm các hóa chất khi đưa phân bón hóa học vào đất dễ gây ơ nhiễm
thêm lại vừa giảm được chi phí mua phân bón. Sản phẩm nơng nghiệp đơ thị sinh
thái khơng phải đóng gói vận chuyển và bảo quản lạnh khi cung cấp cho thị
trường nên giá thành giảm đến mức tối đa. Chất lượng sản phẩm được đảm bảo
an tồn khơng làm ảnh hưởng đến tâm lý lo ngại của người sử dụng (Trần Trọng
Phương, 2012).
- Nông nghiệp sinh thái đô thị góp phần tạo cảnh quan đơ thị và cải thiện
sức khỏe cộng đồng.
Phát triển “đô thị sinh thái” hay “đô thị xanh” là những cụm từ đang trở
nên phổ biến tại các diễn đàn về phát triển đô thị hiện nay. Mục tiêu hướng tới là
quy hoạch và xây dựng các đơ thị có mơi trường và cảnh quan thân thiện với
thiên nhiên, đảm bảo các tiêu chuẩn tốt cho sức khỏe cộng đồng. Đối với mục
tiêu này trong tiến trình đơ thị hóa và phát triển của các đơ thị, phát triển nông

12



×