Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Đảng bộ tỉnh vĩnh phú lãnh đạo xây dựng hợp tác xã nông nghiệp từ năm 1968 đến năm 1996

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.68 MB, 216 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________

NGUYỄN QUỲNH PHƢƠNG

ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚ LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HỢP
TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1968 ĐẾN NĂM 1996

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_____________________

NGUYỄN QUỲNH PHƢƠNG

ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚ LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HỢP
TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1968 ĐẾN NĂM 1996

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRƢƠNG THỊ TIẾN

HÀ NỘI - 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tơi dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS Trƣơng Thị Tiến. Các số liệu trong luận án là trung
thực, chính xác, đảm bảo tính khách quan khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ
ràng.
Hà Nội, 14 tháng 5 năm 2019
Tác giả luận án

Nguyễn Quỳnh Phương


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Trƣơng Thị Tiến, giáo viên
hướng dẫn, người đã tận tình chỉ bảo, đóng góp những ý kiến khoa học và khách
quan để tơi có thể hồn thành luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo Khoa Lịch sử, Bộ môn
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là nơi đã đào tạo và tạo điều kiện giúp đỡ cho tơi
trong suốt q trình học tập nghiên cứu.
Xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân các tỉnh Phú Thọ,
Vĩnh Phúc, Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương
Đảng, phòng tư liệu khoa Lịch sử… đã tạo điều kiện để tơi có đủ tư liệu cho luận án
này
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, anh em bạn bè đồng nghiệp đã
động viên, giúp đỡ để tơi có thể hồn thiện được luận án này.


DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT


BCH

: Ban Chấp hành

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

ĐVBQ

: Đơn vị bảo quản

HTX

: Hợp tác xã

HN

: Hà Nội

HS

: Hộp số

HTXNN

: Hợp tác xã nông nghiệp

KT-XH


: Kinh tế - xã hội

NXB

: Nhà xuất bản

PS

: Phông số

QS

: Quyển số

TLSX

: Tƣ liệu sản xuất

UBND

: Ủy Ban nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


PHỤ LỤC BẢNG, BẢN ĐỒ, ẢNH
Phụ lục 1: Bản đồ, bảng biểu
Phụ lục 1.1. Bản đồ tỉnh Vĩnh Phú (1968-1996)

Phụ lục 1.2. Thống kê số liệu thi hành Thông tư 224 TW
Phụ lục 1.3. Tình hình biến động các HTXNN Vĩnh Phú các năm 1968-1980
Phụ lục 1.4. Tình hình biến động các HTXNN Vĩnh Phú các năm 1986-1992
Phụ lục 1.5. Tổng diện tích gieo trồng và tổng sản lượng lương thực trong hợp
tác xã nông nghiệp Vĩnh Phú (1968-1970)
Phụ lục 1.6. Tổng diện tích gieo trồng và tổng sản lượng lương thực hợp tác
xã nông nghiệp Vĩnh Phú ( 1977-1980)
Phụ lục 1.7. Tình hình trâu, bị, lợn trong hợp tác xã nơng nghiệp Vĩnh Phú
(1968-1970)
Phụ lục 1.8. Tình hình trâu, bị, lợn trong hợp tác xã nơng nghiệp Vĩnh Phú
(1977-1980)
Phụ lục 2. Ảnh
Phụ lục 2.1. Ông Kim Ngọc thăm ruộng lúa bị bệnh vàng lụi
Phụ lục 2.2. Ông Kim Ngọc hướng dẫn Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm mơ hình
sản xuất dưa chuột Nhật tại HTX Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên năm 1977
Phụ lục 2.3. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phú ngày đầu hợp nhất giữa Phú
Thọ và Vĩnh Phúc (tháng 3 năm 1968)
Phụ lục 2.4. Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần thứ nhất (tháng 4 năm 1971)
Phụ lục 2.5. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần thứ III (tháng 5 năm
1977)
Phụ lục 2.6. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần thứ V (tháng 1 năm
1983)
Phụ lục 2.7. Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 3 năm 1994)
Phụ lục 2.8. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần thứ VIII (tháng 5 năm
1996)
Phụ lục 2.9. Các đời Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú


Phụ lục 3: Nghị quyết
Phụ lục 3.1. BCH Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (1966), Nghị quyết số 68-NQ/TU

“Về một số vấn đề quản lý lao động nông nghiệp trong hợp tác xã hiện nay”, Lưu
trữ Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
Phụ lục 3.2. Tỉnh ủy Vĩnh Phú (1988), Nghị quyết số 10- NQ/TU “Về đổi mới
quản lý kinh tế trong hợp tác xã nông nghiệp”, PS:02, QS:03, CS:99, ĐVBQ:24
Lưu trữ Tỉnh uỷ Phú Thọ.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 4
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................7
4. Nguồn tư liệu, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu .........................7
5. Đóng góp của luận án .....................................................................................8
6. Bố cục của luận án..........................................................................................9
Chƣơng 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI ..................................................................................................................... 10
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.................10
1.1.1. Nghiên cứu chung về hợp tác xã, hợp tác xã nông nghiệp.....................10
1.1.2. Nghiên cứu về vai trị của Đảng đối với hợp tác xã nơng nghiệp ..........22
1.1.3. Nghiên cứu về hợp tác xã nông nghiệp ở Vĩnh Phú và vai trò của Đảng
bộ tỉnh Vĩnh Phú với hợp tác xã nông nghiệp ...........................................................25
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án tập trung
nghiên cứu ................................................................................................................28
1.2.1. Khái quát kết quả nghiên cứu.................................................................28
1 2 2 Nh ng vấn đề lu n n t p trung nghiên cứu ..........................................30
Tiểu kết chƣơng 1 ...........................................................................................32
Chƣơng 2.CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
VĨNH PHÚ TRONG XÂY DỰNG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM
1968 ĐẾN NĂM 1980 .................................................. Error! Bookmark not defined.

2.1. Những căn cứ và chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú về xây dựng
hợp tác xã nông nghiệp ...........................................................................................33
2 1 1 Nh ng căn cứ .........................................................................................33
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú ................................................46
2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú đối với hợp tác xã nông nghiệp
...................................................................................................................................52

1


2 2 1 Chấn chỉnh công t c ba kho n và quản lý ruộng đất.............................52
2 2 2 Mở rộng quy mô, củng cố cơ chế quản lý hợp t c xã ............................56
2 2 3 Tổ chức kho n sản phẩm đến hộ xã viên................................................66
Tiểu kết chƣơng 2 ...........................................................................................71
Chƣơng 3.SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚ TRONG
XÂY DỰNG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1981 ĐẾN NĂM 1996
................................................................................................................................... 73
3.1. Hoàn cảnh lịch sử mới và chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú về
xây dựng hợp tác xã nơng nghiệp ..........................................................................73
3.1.1. Hồn cảnh lịch sử mới ...........................................................................73
3 1 2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú ................................................82
3.2. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú chỉ đạo xây dựng hợp tác xã nông nghiệp ....90
3 2 1 Đổi mới phương thức quản lý ruộng đất và công t c kho n sản phẩm
đến hộ xã viên............................................................................................................90
3 2 2 Điều chỉnh quy mơ, chuyển đổi hình thức tổ chức và phương thức hoạt
động hợp t c xã .......................................................................................................103
3 2 3 Khuyến khích kinh tế hộ hình thành c c tổ hợp t c mới, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, ph t triển sản xuất .............................................................................1099
Tiểu kết chƣơng 3 .........................................................................................115
Chƣơng 4.NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM .............................................117

4.1. Một số nhận xét......................................................................................117
4.1.1. Ưu điểm ................................................................................................117
4 1 2 Hạn chế .................................................................................................131
4.2. Những kinh nghiệm chủ yếu.................................................................137
4 2 1 Tìm tịi hướng đi mới cho hợp t c xã nông nghiệp trên cơ sở xem xét
một c ch khoa học nh ng s ng kiến “vượt rào” của c c Đảng bộ địa phương ....137
4 2 2 Đề ra c c biện ph p, giải ph p xây dựng hợp t c xã nông nghiệp trên
nền tảng tôn trọng quy lu t kh ch quan và đảm bảo lợi ích cho người lao động ..139

2


4.2.3. Bám sát thực tiễn, kịp thời tổng kết kinh nghiệm để hoạch định c c chủ
trương xây dựng hợp t c xã nông nghiệp ...............................................................142
4 2 4 Đặt qu trình xây dựng hợp t c xã nơng nghiệp trong tổng thể ph t
triển kinh tế - xã hội nông thơn ...............................................................................145
Tiểu kết chƣơng 4 .........................................................................................146
KẾT LUẬN ....................................................................................................148
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................................................................152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................153

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt tiến trình xây dựng, phát triển từ cuối những năm 50 của thế kỷ
XX, HTXNN Việt Nam được xây dựng với các đặc trưng: sở hữu tập thể về TLSX,
quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, phân phối theo hình thức cơng điểm.

Với cơ chế này, kinh tế hộ khơng cịn vai trị gì trong sản xuất, kinh doanh (trừ đối
với đất 5%) dẫn đến tình trạng người lao động khơng có động lực tích cực lao động
sản xuất. Tình hình kinh tế nơng nghiệp kém phát triển, HTX quy mơ càng lớn thì
hiệu quả kinh tế lại càng thấp. Sau năm 1975, HTX tập thể hóa được áp dụng ở
miền Nam trong khi tình hình KT-XH ở hai miền rất khác nhau. Vì vậy, HTX tỏ ra
khơng thích hợp, bộc lộ những yếu kém trong hoạt động và quản lý dẫn đến sự sa
sút của kinh tế nơng nghiệp. Trước thực trạng đó, Đảng và Chính phủ đã có những
chủ trương đổi mới kinh tế nói chung, đổi mới kinh tế nơng nghiệp nói riêng.
Xuất phát từ nhận thức mới về sáng kiến khoán hộ ở một số địa phương, trong
đó có Vĩnh Phú, năm 1981 Ban Bí thư ra Chỉ thị 100-CT/TW “Cải tiến cơng tác
khốn, mở rộng khốn sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp
tác xã nông nghiệp” khơi dậy sinh khí mới trong nơng thơn, nơng nghiệp và gợi mở
một hướng mới để tìm tịi, đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp. Tổng kết rút
kinh nghiệm từ thực tiễn, nâng lên tầm lý luận, năm 1988 Bộ Chính trị đã ra Nghị
quyết 10 “Về đổi mới quản lý kinh tế nơng nghiệp”, trong đó chủ trương chấn chỉnh
tổ chức, đổi mới quản lý HTX, tập đoàn sản xuất nông nghiệp. Những đường nét cơ
bản của HTX kiểu mới đã được xác định, kinh tế nơng nghiệp có bước phát triển
ngoạn mục.
Năm 1996, Luật Hợp tác xã được ban hànhvà có hiệu lực từ tháng 1/1997 xác
định rõ hơn mơ hình HTX kiểu mới cùng với các nội dung hoạt động. Việc thực
hiện sửa đổi Luật Hợp tác xã những năm 2003, 2012 thể hiện sự chuyển đổi và
thành lập HTX đã có quy định chặt chẽ hơn. Sau khi có luật các hình thức hợp tác
trong HTX đã phát huy vai trò liên kết hợp tác giữa các chủ thể trong quá trình sản
xuất, kinh doanh. Đến nay, Luât Hợp tác xã sửa đổi 2012 đã thực hiện được hơn 5

4


năm cũng bắt đầu bộc lộ một số vấn đề bất cập chưa theo kịp với sự thay đổi của
cuộc sống đòi hỏi tiếp tục sửa đổi cho phù hợp. Vì vậy, Đại hội đại biểu tồn quốc

lần thứ XII của Đảng (năm 2016) đã chủ trương: Tiếp tục đổi mới nội dung và
phương thức hoạt động của kinh tế tập thể, kinh tế HTX; đẩy mạnh liên kết và hợp
tác dựa trên quan hệ lợi ích, áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, phù hợp với cơ
chế thị trường. Nhà nước có cơ chế, chính sách hỗ trợ về tiếp cận nguồn vốn, đào
tạo nguồn nhân lực, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, hỗ trợ phát triển thị trường,
tạo điều kiện phát triển kinh tế HTX trên cơ sở phát triển và phát huy vai trò của
kinh tế hộ. Tiếp đó, Nghị quyết số 32/2016/QH14 (ngày 23-11-2016) của Quốc hội
“Về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nơng thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp” cũng xác định:
Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, tạo môi trường thuận lợi cho các HTXNN phát
triển; thúc đẩy và nhân rộng các mơ hình liên doanh, liên kết có hiệu quả trong sản
xuất nơng nghiệp.
Những động thái nêu trên cho thấy, Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm đến vấn
đề xây dựng và đảm bảo hoạt động hiệu quả của các loại hình HTX; trong đó có
HTXNN. Do đó, để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng HTX
nói chung, HTXNN nói riêng, việc tổng kết thực tiễn chuyển đổi HTX ở các địa
phương là việc làm hết sức cần thiết.
Nằm ở vùng đồng bằng trung du phía Bắc, trước đổi mới Vĩnh Phú vừa xây
dựng HTX tập thể hóa theo chủ trương chung, vừa cố gắng tìm tịi hướng đi mới để
khắc phục những bất cập của mơ hình này. Cuộc đấu tranh để thay đổi tư duy, nhận
thức về mơ hình HTXNN diễn ra khá gay go. Cuối cùng, tư duy mới, nhận thức mới
thắng thế nhưng thời gian đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa cái lạc hậu và tiến
bộ diễn ra quá dài (suốt những năm 60 đến 80 của thế kỷ XX). Có điều, bất chấp sự
thắng thế của tư duy mới, ảnh hưởng của tư duy cũ cho đến tận ngày hơm nay ít
nhiều vẫn còn tồn tại, cản trở trực tiếp đối với việc xây dựng HTX, HTXNN. Do
đó,vấn đề đặt ra là làm thế nào để chuyển đổi các HTXNN nhanh hơn, mạnh hơn,

5



mang lại những hiệu quả thiết thực hơn? Dưới góc độ lịch sử, những kinh nghiệm
nào có thể vận dụng nhằm chuyển đổi HTXNN có hiệu quả?
Trong q trình lãnh đạo xây dựng HTXNN ở Vĩnh Phú, Đảng bộ tỉnh Vĩnh
Phú đã có những sáng tạo, dũng cảm “vượt rào”, đi trước Trung ương một bước.
Vậy thì những nguyên nhân chủ quan, khách quan nào để Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú có
sự sáng tạo như vậy? Nghiên cứu q trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lãnh đạo xây
dựng HTXNN ở địa phương những năm 1968-1996 có thể đúc rút những kinh
nghiệm nào có thể áp dụng cho xây dựng HTXNN ở các địa phương cũng như trên
phạm vi cả nước?
Trả lời cho những câu hỏi nêu trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn vấn đề “Đảng
bộ tỉnh Vĩnh Phú lãnh đạo xây dựng hợp tác xã nông nghiệp từ năm 1968 đến
năm 1996” làm đề tài luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú đối với việc xây dựng
HTXNN từ năm 1968 đến năm 1996; đúc rút một số kinh nghiệm tham khảo cho
hiện tại.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày và làm rõ những căn cứ tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Vĩnh Phú đối với xây dựng HTXNN.
- Phân tích và làm sáng tỏ chủ trương xây dựng HTXNN của Đảng bộ tỉnh
Vĩnh Phú từ năm 1968 đến năm 1996.
- Phân tích và làm rõ những biện pháp, giải pháp mà Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo
để xây dựng HTXNN những năm 1968-1996.
- Nêu lên những nhận xét về ưu điểm, hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh Vĩnh Phú đối với xây dựng HTXNN; bước đầu đúc kết một số kinh nghiệm có
cơ sở khoa học và thực tiễn.

6



3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chủ trương và quá trình chỉ đạo xây dựng
HTXNN của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú từ năm 1968 đến năm 1996.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình Đảng bộ
tỉnh Vĩnh Phú lãnh đạo xây dựng HTXNN từ năm 1968 đến năm 1996 qua 2 giai
đoạn: Giai đoạn 1968-1980, luận án tập trung phân tích sự vận dụng sáng tạo, tiên
phong của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú trong quá trình tìm tòi hướng đi mới để giải
quyết khủng hoảng của HTXNN theo mơ hình tập thể hóa. Giai đoạn 1981-1996,
luận án tập trung phân tích Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lãnh đạo từng bước xây dựng
HTXNN kiểu mới trên 3 phương diện: 1 - Cải tiến quản lý sử dụng ruộng đất, cải
tiến cơng tác khốn; 2 - Chuyển đổi hình thức tổ chức và phương thức hoạt động
của HTX; 3 -Tái lập vai trò tự chủ của kinh tế hộ, khuyến khích kinh tế hộ phát
triển sản xuất, hình thành các tổ chức hợp tác mới.
- Về thời gian nghiên cứu: Luận án lấy mốc thời gian bắt đầu nghiên cứu là
năm 1968 - thời điểm hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú
theo Nghị quyết số 504/NQ-QH của Ủy ban thường vụ Quốc hội (26-1-1968). Mốc
kết thúc nghiên cứu được chọn là năm 1996 - năm đánh dấu tỉnh Vĩnh Phú được
tách thành hai tỉnh là Vĩnh Phúc và Phú Thọ theo Nghị quyết Kỳ họp thứ 10 (6-111996) của Quốc hội khóa IX về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh.
- Về khơng gian nghiên cứu: là tồn tỉnh Vĩnh Phú, từ khi sáp nhập hai tỉnh
Vĩnh Phúc và Phú Thọ vào thành tỉnh Vĩnh Phú đến khi tách Vĩnh Phú trở lại thành
hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ.
4. Nguồn tƣ liệu, phƣơng pháp luận, phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
- Các nguồn tài liệu của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là các văn kiện về vấn đề
nông nghiệp, HTX, HTXNN; các văn bản chỉ đạo, các báo cáo của BCH Đảng bộ,


7


Ban Thường vụ, UBND tỉnh, các cấp bộ Đảng, chính quyền và ban ngành tỉnh Vĩnh
Phú, Vĩnh Phúc và Phú Thọ... là nguồn tư liệu gốc của luận án.
- Các cơng trình nghiên cứu đã xuất bản có liên quan đến đề tài luận án trong
và ngoài nước là những tài liệu tham khảo quan trọng cho quá trình hình thành quan
điểm nghiên cứu, dẫn chứng, minh chứng, cung cấp thông tin cho luận án.
- Tư liệu qua phỏng vấn các nhân chứng lịch sử là nguồn tư liệu thực tế làm
sáng tỏ những vấn đề luận án nghiên cứu.
4.2. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của phép duy vật biện chứng; đồng
thời, dựa trên những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng
HTXNN.
Luận án sử dụng các phương pháp của khoa học lịch sử như phương pháp lịch
sử và phương pháp lơgíc để mơ tả, phục dựng một cách khách quan bức tranh về sự
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú đối với xây dựng HTXNN; đồng thời, đánh giá
một cách khách quan, khoa học các sự kiện liên quan đến quá trình lãnh đạo xây
dựng HTXNN của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú. Bên cạnh đó, luận án cịn sử dụng
phương pháp như phỏng vấn, thống kế, đối chiếu, phân tích, so sánh, tổng hợp...
phù hợp với từng nội dung cụ thể của luận án.
5. Đóng góp của luận án
- Các quan điểm, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú về xây dựng HTXNN
từ năm 1968 đến năm 1996 được trình bày một cách hệ thống cũng như bức tranh
lịch sử về quá trình tổ chức chỉ đạo và kết quả thực hiện xây dựng HTXNN của
Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú từ năm 1968 đến năm 1996 được phục dựng khơng chỉ góp
phần làm giầu thêm, đầy đặn thêm những tri thức về lịch sử Đảng bộ, lịch sử của
tỉnh Vĩnh Phú trước đây và hai tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ sau này; mà cịn góp phần
khẳng định vai trị quan trọng của các Đảng bộ cơ sở trong quá trình đổi mới cũng
như tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng các Đảng bộ cơ sở vững mạnh trong

chiến lược xây dựng Đảng nói chung.

8


- Việc phân tích những thành tựu, hạn chế và những kinh nghiệm được đúc rút
từ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú đối với xây dựng HTXNN từ năm
1968 đến năm 1996 khơng chỉ có giá trị tham khảo cho Vĩnh Phúc, Phú Thọ trong
xây dựng HTXNN ở thời kỳ hiện tại, mà cịn có giá trị tham chiếu cho một số địa
phương khác có điều kiện tương đồng; đồng thời, góp phần cung cấp thêm những
cơ sở khoa học cho việc hoạch định chủ trương, chính sách chuyển đổi HTX theo
luật hiện hành.
- Kết quả đạt được của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong
nghiên cứu và giảng dạy về HTXNN hoặc những vấn đề có liên quan.
- Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục của luận án cung cấp các tư liệu cho
việc nghiên cứu về HTXNN và các vấn đề có liên quan.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các cơng trình của tác giả liên quan
đến đề tài Luận án đã được công bố, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận
án được chia thành 4 chương, 8 tiết.

9


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về HTX, HTXNN ở Việt Nam về cả lý luận và thực tiễn đã có
nhiều cơng trình của các nhà lý luận, các nhà khoa học, các nhà quản lý được công
bố, thể hiện qua các bài viết, tài liệu, sách xuất bản. Các công trình nghiên cứu thể

hiện sự đa dạng, phong phú trong cách tiếp cận vấn đề.
1.1.1. Nghiên cứu chung về hợp tác xã, hợp tác xã nông nghiệp
* Nghiên cứu về lý lu n hợp tác xã
Thông qua việc nghiên cứu vấn đề lý luận kinh tế hợp tác và HTX, các nhà
nghiên cứu nhằm khẳng định tính tất yếu, khách quan của kinh tế hợp tác và HTX.
Lê Xuân Tùng, Lưu Xuân Tùng (1999), Chế độ kinh tế hợp tác xã nh ng vấn
đề lý lu n và giải pháp thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, HN. Từ việc tìm hiểu
những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về HTX, các tác giả đã làm rõ
những tiền đề kinh tế HTX, những phương thức thực hiện hợp tác hóa, những
nguyên tắc tổ chức HTX theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin; từ đó chỉ ra được
những yêu cầu của thực tiễn đòi hỏi đổi mới tư duy về HTX. Bằng những lập luận,
dẫn chứng cụ thể, tác giả đã đưa ra những giải pháp thực tiễn để xây dựng mơ hình
HTX phù hợp ở Việt Nam.
Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang (2001), Kinh tế hợp tác - hợp tác xã ở
Việt Nam thực trạng và định hướng phát triển, NXB Nông nghiệp, HN. Các tác giả
làm rõ khái niệm, định nghĩa, phân loại kinh tế hợp tác và HTX; những quan điểm
cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường hợp tác và
chế độ kinh tế HTX, từ đó khẳng định tính tất yếu khách quan của kinh tế hợp tác và
HTX; đồng thời luận giải các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế hợp tác và
HTX, giải quyết những vấn đề đặt ra đối với kinh tế hợp tác và HTX ở Việt Nam.
Naoto Imagawa, Chu Thị Hảo (2003), Lý lu n về hợp tác xã quá trình phát
triển của hợp tác xã nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp, HN. Các tác giả đã
trình bày quan điểm lý luận về HTX, từ nguồn gốc của tư tưởng về HTX, quá trình

10


hình thành tư tưởng về HTX, sự phát triển của phong trào HTX ở một số nước chủ
yếu, từ đó khái quát về HTXNN trên thế giới; khái quát lịch sử HTXNN Việt Nam
từ khi hình thành đến năm 2003 trong q trình phát triển nơng nghiệp, nơng thơn;

vai trị lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát triển HTXNN ở Việt Nam.
Nghiên cứu về lý luận HTX còn có các bài viết của các nhà khoa học trên các
tạp chí:
Nguyễn Quang Quýnh, Nguyễn Đăng Thành (1993), “Mác - Lênin bàn về hợp
tác xã”, Tạp chí Lý lu n chính trị, (6), tr.9-13, trình bày tư tưởng Mác và Ăngghen
bàn về phong trào HTX và những cống hiến, phát triển của Lênin đối với lý luận
kinh tế hợp tác. Các tác giả đi đến nhận định nghiên cứu về kinh tế hợp tác một mặt
cần phải vận dụng lập trường, quan điểm và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin để phân tích, mặt khác cần phải kết hợp đúng đắn lý luận cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin về kinh tế hợp tác với thực tiễn sự phát triển HTX ở Việt Nam.
Nguyễn Thanh Hà (2000), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế hợp tác”, Tạp
chí Giáo dục lý lu n, (6), tr.27-29, khẳng định Hồ Chí Minh người tiếp thu, truyền
bá, vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào việc đề ra đường lối
cách mạng Việt Nam đã dành sự quan tâm đặc biệt đến kinh tế HTX. Bài viết trình
bày những nội dung chính tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế hợp tác qua tác phẩm
Đường kách mệnh. Với tư duy khái quát, cô đúc, cách diễn đạt dễ hiểu, Hồ Chí
Minh đã nêu và lý giải nhiều vấn đề cốt lõi, cơ bản mang tính định hướng về kinh tế
HTX. Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về HTX và tổ đổi công một cách hệ thống
tác giả đưa ra nhận định: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh tế hợp tác là một q
trình phát triển, khơng chỉ có một hình thức, cấp độ (HTX) mà gồm nhiều hình
thức, có sự kế thừa và chuyển hóa giữa các hình thức kinh tế hợp tác (tổ đổi cơng
đến HTX) trong q trình vận động và phát triển.
Tạ Ngọc Tấn (2007), “Phát triển hợp tác xã dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí
Minh và yêu cầu của thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Cộng sản, (781), tr.39-46, tóm tắt
nội dung chính “Hội thảo khoa học quốc gia Tư tưởng Hồ Chí Minh về HTX:
những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Bài viết nhận định: Hội thảo đã khẳng định và

11


làm rõ thêm những giá trị lý luận và thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về HTX

và phát triển HTX ở Việt Nam, cũng như đặt ra những vấn đề cần phải tiếp tục
nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, hồn thiện lý luận, chính sách nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả của các HTX trong tình hình mới.
* Nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của hợp t c xã dưới dạng
tổng kết
Cho đến nay HTXNN ở Việt Nam đã có hơn nửa thế kỷ hình thành và phát
triển, thời gian đủ để tổng kết cả q trình có thăng có trầm. Vì vậy, đã có những
cơng trình nghiên cứu đề cập trực tiếp đến các vấn đề của HTX, HTXNN dưới dạng
tổng kết như:
Trần Đức (1991), Hợp tác xã và thời kỳ vàng son của kinh tế gia đình, NXB
Tư tưởng - Văn hóa, HN. Qua người thực, việc thực tác giả đã dựng lên một bức
tranh toàn cảnh về HTX ở Việt Nam từ khoán việc đến khoán sản phẩm, khoán gọn,
đấu thầu. Tác giả nhìn lại chặng đường 30 năm hợp tác hóa ở Việt Nam, chỉ ra cái
đúng, cái sai, rút ra bài học kinh nghiệm xây dựng mơ hình HTX kiểu mới.
Nhóm tác giả Chử Văn Lâm, Nguyễn Thái Nguyên, Phùng Hữu Phú, Trần
Quốc Toản, Đặng Thọ Xương (1992), Hợp tác hóa nơng nghiệp Việt Nam lịch sử vấn đề - triển vọng, NXB Sự Thật, HN. Bằng cách mô tả phong trào hợp tác hóa
nơng nghiệp ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử, các tác giả đi sâu phân tích, đánh
giá mặt thành cơng cũng như những sai lầm, khuyết điểm về mơ hình HTX trước
đổi mới. Từ đó bàn về vấn đề đổi mới mơ hình hợp tác trong sản xuất, chỉ ra những
nhân tố hợp lý của sự vận động thực tiễn của các hình thức hợp tác mới; nêu định
hướng và giải pháp phát triển chế độ kinh tế hợp tác trong nông thôn.
Sự hình thành và phát triển của HTXNN cịn được thể hiện trong một số cơng
trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp dưới dạng tổng kết như:
Nguyễn Sinh Cúc (1995), Nông nghiệp Việt Nam 1945-1995, NXB Thống kê,
HN, đã tổng kết nông nghiệp Việt Nam trong 50 năm (1945-1995), qua đó khái qt
được các giai đoạn hợp tác hóa nơng nghiệp ở Việt Nam. Các hình thức phát triển
HTXNN được tác giả miêu tả cụ thể, súc tích qua các thời kỳ đã phản ánh những

12



bước thăng trầm của nông nghiệp Việt Nam từ tự cấp, tự túc tiến tới một nền nơng
nghiệp hàng hóa, thâm canh, đa canh. Cách nhìn HTXNN gắn với tổng kết nông
nghiệp Việt Nam qua 50 năm của tác giả là cách nhìn mang tính khái qt, cho thấy
được sự chuyển đổi của HTXNN trước yêu cầu của thời đại.
* Các cơng trình nghiên cứu về chuyển đổi hợp t c xã sau đổi mới
Khoa quản lý kinh tế, học viện Nguyễn Ái Quốc (1990), Đổi mới quản lý kinh
tế nơng nghiệp, NXB Tư tưởng Văn hóa, HN. Cuốn sách có nội dung nghiên cứu
một số quan điểm cơ bản trong quản lý kinh tế nông nghiệp, cụ thể đi vào tìm hiểu
đổi mới tổ chức và quản lý HTXNN. Các tác giả đánh giá lại mơ hình HTXNN kiểu
cũ, chỉ ra yêu cầu thực hiện đổi mới quản lý kinh tế nơng nghiệp và việc hình thành
HTXNN kiểu mới. Các tác giả nhận định: Nghiên cứu xây dựng cơ chế quản lý kinh
tế nông nghiệp phải vận dụng những nguyên tắc cơ bản của cơ chế quản lý kinh tế
chung, đồng thời phải chú ý đến những đặc điểm riêng, cơ chế quản lý kinh tế nông
nghiệp phải là là cơ chế rất mềm dẻo, linh hoạt…
Lê Trọng (1994), Kinh tế hợp tác của nông dân trong kinh tế thị trường, NXB
Nông nghiệp, HN. Tác giả khẳng định sự ra đời và phát triển kinh tế hợp tác của
nông dân trong lịch sử kinh tế là có tính quy luật. Những sai lầm trong q trình
hợp tác hóa nơng nghiệp thời kỳ tập thể hóa đã ảnh hưởng đến nhận thức đúng đắn,
làm lu mờ tính ưu việt của kinh tế hợp tác. Qua phân tích những thành cơng, hạn
chế của HTX ở Việt Nam, tác giả chỉ rõ sự cần thiết phải đổi mới tổ chức quản lý
HTX kiểu cũ; những yếu tố hình thành HTX kiểu mới; đồng thời rút ra bài học kinh
nghiệm và biện pháp xây dựng HTX kiểu mới.
Hà Văn Đảng và Trần Ngọc Bút (1996), Mơ hình đổi mới trong nơng nghiệp
nơng thơn, NXB Nơng nghiệp, HN. Từ việc khẳng định vị trí của nông nghiệp nông
thôn trong chiến lược phát triển KT-XH Việt Nam, các tác giả đặt ra yêu cầu của
việc đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp. Thông qua việc trình bày các mơ hình đổi
mới HTX ở các tỉnh trong cả nước, tác giả cho thấy sự đổi mới trong các HTX
nhằm đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, phát
triển nền kinh tế.


13


Trương Thị Tiến (1999), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nơng nghiệp ở Việt
Nam, NXB Chính trị quốc gia, HN. Thơng qua mơ tả q trình hình thành và phát
triển các HTXNN và mơ hình tổ chức quản lý kinh tế HTX ở Việt Nam từ 19551980, quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nơng nghiệp ở Việt Nam từ 19811997, tác giả nhận định: mơ hình hợp tác, HTX ở Việt Nam được thiết kế khơng
phù hợp với tình hình KT-XH ở nơng thơn nước ta nên không thể tiếp tục cải tiến
quản lý theo hướng cũ mà phải tìm một hướng đi mới, đưa nơng nghiệp thốt khỏi
khủng hoảng. Vì vậy, cơng cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp được
đặt ra không chỉ giới hạn trong việc đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất hiện có,
mà phải tìm ra mơ hình với những hình thức tổ chức sản xuất cùng với cơ chế quản
lý mới phù hợp. Từ đó, tác giả tổng kết một số kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn.
Nhóm tác giả Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc (2003), Kinh tế hợp tác trong nông
nghiệp ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, HN. Cuốn sách trình bày khái
niệm, những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế hợp tác, HTX; những nhân tố tác
động đến quá trình hình thành, phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp. Tác giả
đã chỉ ra thành công cũng như hạn chế trong xây dựng HTXNN kiểu cũ (19551988) đi đến phân tích sự hình thành những hình thức hợp tác mới trong HTX
(1989-2000). Tác giả cũng đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển hồn
thiện HTX trong nền nơng nghiệp hàng hóa ở Việt Nam.
Hồ Văn Vĩnh, Nguyễn Quốc Thái (2005), Mơ hình hợp tác xã nơng nghiệp ở
Việt Nam, NXB Nơng nghiệp. Cuốn sách trình bày cơ sở lý luận về hợp tác, HTX
qua một số luận điểm kinh điển; khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt
động của HTXNN; yếu tố tác động tới phát triển HTXNN và mơ hình HTXNN
trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tác giả cũng khái qt mơ
hình HTXNN ở Việt Nam qua các thời kỳ; đưa ra những đánh giá về mơ hình
HTXNN theo Luật Hợp tác xã, dự báo xu hướng mơ hình HTXNN ở Việt Nam và
đưa ra quan điểm xây dựng HTXNN ở Việt Nam.
Nghiên cứu về chuyển đổi mơ hình HTX sau đổi mới cũng được thể hiện qua
các bài viết trên các tạp chí như:


14


Lưu Văn Sùng (1991), “Hợp tác trong nông nghiệp - từ mơ hình cũ sang hình
thức mới”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (12), tr.7-8, trình bày mơ hình hợp tác trong
nơng nghiệp từ sau khi Ban Bí thư ra Chỉ thị 100-CT/TW. Tác giả mô tả sự thay đổi
trong mơ hình HTXNN do tác động của cơ chế mới và khẳng định hộ tự chủ, kinh tế
hợp tác, sản xuất hàng hóa nhiều thành phần là xu hướng tất yếu của kinh tế nông thôn.
Trần Ngọc Bút (1996), “Xu hướng đổi mới hợp tác xã nông nghiệp”, Tạp chí
Kinh tế và Dự báo, (6), tr.14-15, nhận định trong quá trình đổi mới HTX tuy số
lượng giảm đi nhiều và đang nổi lên nhiều vấn đề cần tháo gỡ, nhưng xu hướng đổi
mới đã rõ và đã thu được những kết quả bước đầu, xuất hiện nhiều HTX đổi mới có
kết quả, đồng thời cũng xuất hiện nhiều loại hình HTX kiểu mới, đa dạng. Xu
hướng đổi mới HTXNN là tạo điều kiện cho hộ xã viên trở thành đơn vị kinh tế tự
chủ, đồng thời chính hộ nơng dân đã hợp tác xây dựng mơ hình HTXNN kiểu mới.
Đinh Thu Cúc (2000), “Nội dung chủ yếu các thời kỳ phát triển của nông
nghiệp Việt Nam kể từ sau cách mạng tháng 8-1945”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử,
(4), tr.39-57, miêu tả sự biến động, những bước thăng trầm của nông nghiệp Việt
Nam. Nông nghiệp Việt Nam thể hiện qua ba thời kỳ phát triển lớn: thời kỳ 19451957, thời kỳ 1958-1988 và thời kỳ 1988-2000, vừa khái quát tình hình nơng nghiệp
Việt Nam đồng thời cũng khái qt mơ hình phát triển của HTXNN Việt Nam. Từ
mơ hình HTXNN mang tính tập thể hóa chuyển sang đổi mới khẳng định vị trí tự
chủ của hộ nơng dân. Tác giả khơng chỉ dừng lại ở việc mơ tả hình thức HTXNN
đơn giản mà qua đó cịn chỉ ra những ưu điểm và tồn tại của HTXNN. Những tồn
tại đó cùng với yêu cầu của lịch sử đã thúc đẩy HTXNN phải chuyển đổi mơ hình
phát triển để đáp ứng yêu cầu lịch sử.
Chu Tiến Quang (2000), “Nhìn lại quá trình đổi mới và phát triển hợp tác xã ở
nước ta”, Tạp chí Cộng sản, (8), tr.51-55, có ba nội dung chính: Khái qt q trình
đổi mới HTX trước khi ra đời Luật Hợp tác xã ở Việt Nam; định nghĩa về các loại
hình HTX theo Luật Hợp tác xã ở Việt Nam và tính chất của q trình tiếp tục đổi

mới kinh tế hợp tác và HTX sau khi Luật ra đời; một số định hướng kiến nghị để
tiếp tục đổi mới và phát triển HTX ở nước ta. Tác giả nhận định: Để đưa nông

15


nghiệp nước ta lên sản xuất hàng hoá, đổi mới và phát triển HTX theo Luật trong
những năm tới là vấn đề cấp bách, nhưng khơng vì thế mà nóng vội, đốt cháy giai
đoạn hoặc chạy theo thành tích, phong trào; phải coi đây là quá trình lâu dài tuỳ
thuộc vào yêu cầu phát triển kinh tế vào điều kiện cụ thể và sự tự nguyện của mỗi
địa phương, của bản thân người lao động mà hình thành nên tổ chức HTX [120,
tr.55].
Hoàng Việt (2002), “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác xã trong
nông nghiệp”, Tạp chí Cộng sản, (19), tr.30-34, trình bày khái qt kinh tế hợp tác
và HTX trong nông nghiệp ở Việt Nam, chỉ ra những nguyên nhân hoạt động kém
hiệu quả của kinh tế HTX trong nông nghiệp, đồng thời đưa ra một số suy nghĩ về
hướng tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế HTXNN. Tác giả nhận định: Động lực
cơ bản thúc đẩy nông nghiệp nước ta phát triển và đạt được những thành tựu quan
trọng trong những năm đổi mới là kinh tế hộ. Điều đó bắt nguồn từ việc trả lại cho
hộ nông dân địa vị tự chủ trong sản xuất và giải phóng sức sản xuất trong nơng
nghiệp, nơng thơn khỏi sự trói buộc và lệ thuộc quá nhiều vào kinh tế HTX [210,
tr.31].
Lê Bình Lũy (2002), “Một số vấn đề phát triển hợp tác xã nơng nghiệp”, Tạp
chí Cộng sản, (8), tr.35-40, đã tóm tắt tình hình đổi mới HTX và sự xuất hiện
HTXNN theo mơ hình đổi mới. HTXNN tiến hành đổi mới theo hai cách: HTX cũ
đi theo con đường chuyển đổi và HTX cũ đi theo con đường giải thể để làm lại từ
đầu. Dù chuyển đổi bằng cách thức nào thì các HTXNN đã khẳng định việc đổi mới
HTXNN là việc làm đúng đắn, giải quyết những khuyết điểm trong nội tại mơ hình
HTX và bước đầu thu được những kết quả nhất định.
Hồ Văn Vĩnh (2005), “Phát triển hợp tác xã nơng nghiệp trong thời kỳ cơng

nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Cộng sản, (8), tr.60-64, tác giả đã khái
quát đường lối đổi mới HTXNN của Đảng trong thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại
hóa. Trước thực trạng chuyển đổi HTXNN vẫn mang nặng tính hình thức, phát triển
chậm chạp và số hộ nơng dân thực sự tham gia cịn ít, tác giả bước đầu nêu một số

16


nguyên nhân chủ yếu, đồng thời cũng đề ra một số giải pháp để HTXNN phát triển
có hiệu quả.
Nguyễn Thiện Nhân (2015), “Phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới khâu đột phá để cơ cấu lại nông nghiệp và nâng cao thu nhập bền vững cho người
nông dân”, Tạp chí Cộng sản, (873), tr.16-26, phân tích nguyên nhân cơ bản của
những bất cập trong nền nông nghiệp Việt Nam và việc xây dựng các HTX kiểu
mới theo Luật Hợp tác xã năm 2012 và các HTX kiểu mới do nông dân sáng tạo ra
đời trước năm 2012. Tác giả chỉ ra rằng nếu chúng ta đẩy mạnh việc hình thành và
triển khai các HTX kiểu mới thì đây là yếu tố rất quan trọng, là khâu đột phá để cơ
cấu lại nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam và nâng
cao thu nhập bền vững cho người nơng dân Việt Nam.
Q trình chuyển đổi mơ hình HTX sau đổi mới cịn được thể hiện trong các
luận án ở các chuyên ngành khác nhau như:
Nguyễn Đình Hợi (1994), Xu hướng biến đổi của hợp tác xã nơng nghiệp
trong qu trình đổi mới kinh tế ở nước ta, Luận án phó Tiến sĩ Kinh tế, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án khẳng định HTX là hình thức tổ chức tất
yếu trong nơng nghiệp. Từ việc chỉ ra xu hướng biến đổi HTXNN của nước ta, đặc
biệt là ở vùng đồng bằng sông Hồng tác giả đưa ra các giải pháp để phát triển HTX
kiểu mới trong nền kinh tế thị trường.
Nguyễn Văn Tiêm, (1994), Phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong
nơng nghiệp ở nước ta, Luận án Phó Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.
Luận án tập trung phân tích có hệ thống những tư tưởng cơ bản về kinh tế hợp tác
trong nông nghiệp; các bước phát triển HTX trong nông nghiệp ở nước ta; rút ra

những bài học thành công và chưa thành công, những nhân tố tích cực và yếu tố cản
trở sự phát triển của HTX; đưa ra đề xuất, phương hướng, nội dung và kiến nghị
những giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện và phát triển các hình thức kinh tế hợp
tác trong nông nghiệp.
Nguyễn Thái Nguyên (1998), Phương hướng và giải pháp kinh tế chủ yếu để
phát triển các hợp tác xã kiểu mới ở Việt Nam, Luận án phó Tiến sĩ Kinh tế, Đại

17


học Kinh tế Quốc dân. Từ việc trình bày cơ sở khoa học của việc phát triển các
HTX kiểu mới trong nông nghiệp Việt Nam, thực trạng của các HTXNN, luận án
phân tích phương hướng và giải pháp kinh tế chủ yếu để phát triển các HTX kiểu
mới trong nông nghiệp và trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Nguyễn Thanh Hà (2000), Kinh tế hợp tác trong nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án
hệ thống những vấn đề lý luận, quan điểm thực tiễn để xác định rõ vai trò, điều kiện
và hướng phát triển của các hình thức kinh tế hợp tác, trong đó có HTX trong nền
kinh tế hàng hố nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước theo định hướng XHCN. Tác giả phân tích q trình hình thành và
hoạt động các tổ chức kinh tế hợp tác mới xuất hiện những năm đầu sự nghiệp đổi
mới gắn với chủ trương, chính sách tác động của Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở đó
đưa ra những ngun tắc trong q trình xây dựng và hoạt động của các tổ chức
kinh tế hợp tác; đề ra giải pháp nhằm nâng cao, tạo điều kiện thúc đẩy khu vực kinh
tế hợp tác và HTX ngày càng phát triển.
Phùng Quốc Chí (2010), Phát triển hợp tác xã trong q trình cơng nghiệp
hóa đến năm 2020 ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Chiến lược phát triển,
HN. Luận án phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của sự phát triển các HTX ở Việt
Nam và kinh nghiệm một số nước trên thế giới. Từ đó, tác giả đưa ra định hướng
phát triển HTX trong q trình cơng nghiệp hóa đến năm 2020 ở nước ta.

* Nghiên cứu về hợp tác xã, hợp tác xã nông nghiệp ở các vùng miền trong
nước
Nghiên cứu về hợp tác xã, hợp tác xã nông nghiệp ở các vùng miền trong nước
được thể hiện qua các lĩnh vực khác nhau, trong đó có những cơng trình như:
Nhóm tác giả Ngơ Đức Cát, Đồn Văn Dân, Lê Đình Thắng (1994), Đổi mới
mơ hình hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ở huyện An Lão, NXB Nông nghiệp, HN.
Trên cơ sở phân tích một cách có hệ thống những ưu việt của kinh tế hợp tác và tính
tất yếu phải chuyển đổi các HTX từ mơ hình cũ sang các hình thức hợp tác kiểu mới
trong những điều kiện và tiềm năng đặc thù của huyện An Lão, các tác giả đã chỉ rõ

18


×