Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Công tác xã hội nhóm hỗ trợ trẻ tự kỷ hòa nhập tại trường mầm non yên thanh thành phố uông bí tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.5 KB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------

Lê Huy Sơn

CƠNG TÁC XÃ HỘI NHĨM HỖ TRỢ TRẺ TỰ KỶ
HÕA NHẬP TẠI TRƯỜNG MẦM NON
YÊN THANH - THÀNH PHỐ NG BÍ
TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------

Lê Huy Sơn

CƠNG TÁC XÃ HỘI NHĨM HỖ TRỢ TRẺ TỰ KỶ
HÕA NHẬP TẠI TRƯỜNG MẦM NON
YÊN THANH - THÀNH PHỐ NG BÍ
TỈNH QUẢNG NINH
Chun ngành: Cơng tác xã hội (Định hướng ứng dụng)
Mã số: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Tiến Nam


XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

Giáo viên hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học

TS. Phạm Tiến Nam

PGS.TS. Nguyễn Hồi Loan

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phạm Tiến Nam
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này
trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên

Lê Huy Sơn


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình làm luận văn, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Phạm
Tiến Nam là người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài này.
Tơi chân thành cảm ơn tất cả các thầy, cô trong Khoa Xã hội học, trường Đại

học Xã hội và Nhân văn đã trang bị kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Tôi trân trọng cảm ơn lãnh đạo phường Yên Thanh và lãnh đạo trường Mầm
non Yên Thanh đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành việc thu
thập số liệu phục vụ luận văn này.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình,
bạn bè đã ln bên cạnh quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên
Lê Huy Sơn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 4
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 6
3. Đối tượng và khách thể và phạm vi nghiên cứu ................................................. 7
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu can thiệp ..................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 8
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................... 11
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM
TRONG HỖ TRỢ TRẺ EM TỰ KỶ HÕA NHẬP .............................................. 21
1.1. Một số khái niệm có liên quan và biểu hiện của trẻ tự kỷ ................................. 21
1.1.1. Một số khái niệm ........................................................................................ 21
1.1.2. Biểu hiện của trẻ tự kỷ ................................................................................ 25
1.2. Lý luận về Cơng tác xã hội nhóm hỗ trợ trẻ tự kỷ hòa nhập ............................. 27
1.2.1. Khái niệm cơng tác xã hội nhóm trẻ tự kỷ hịa nhập .................................. 27
1.2.2. Các hoạt động cơng tác xã hội nhóm hỗ trợ trẻ tự kỷ ................................ 28
1.2.3. Khó khăn của trẻ tự kỷ trong giao tiếp ....................................................... 29
1.2.4. Tiến trình cơng tác xã hội nhóm hỗ trợ trẻ tự kỷ hịa nhập........................ 31

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến Cơng tác xã hội nhóm hỗ trợ trẻ tự kỷ hịa nhập .... 32
1.3.1. Yếu tố đặc điểm gia đình trẻ tự kỷ .............................................................. 32
1.3.2. Yếu tố về nhân viên công tác xã hội ........................................................... 33
1.3.3. Yếu tố về trường học ................................................................................... 33
1.3.4. Yếu tố về nhận thức cộng đồng................................................................... 34
1.4. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu................................................................ 34
1.4.1. Lý thuyết hệ thống sinh thái........................................................................ 34
1.4.2. Thuyết xung đột xã hội ............................................................................... 37
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 41
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM
TẠI TRƢỜNG MẦM NON YÊN THANH, THÀNH PHỐ NG BÍ,
TỈNH QUẢNG NINH ................................................................................................. 42
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 42
2.2. Thực trạng về trẻ tự kỷ tại trường mầm non Yên Thanh - Thành phố ng Bí tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................................ 43
1


2.3. Thực trạng hoạt động nhóm tại trường mầm non n Thanh - Thành phố
ng Bí - tỉnh Quảng Ninh ....................................................................................... 54
2.3.1. Thực trạng cách thức tổ chức hoạt động nhóm tại trường mầm non
n Thanh - Thành phố ng Bí - tỉnh Quảng Ninh ................................................ 54
2.3.2. Thực trạng hoạt động nhóm tại trường mầm non Yên Thanh - Thành phố
ng Bí - tỉnh Quảng Ninh ....................................................................................... 56
2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng trẻ em tự kỷ tại trường mầm non n Thanh Thành phố ng Bí - tỉnh Quảng Ninh .................................................................... 62
2.4.1. Yếu tố thuộc về gia đình trẻ tự kỷ ............................................................... 62
2.4.2. Thực trạng yếu tố về nhân viên công tác xã hội ......................................... 64
2.4.3. Thực trạng yếu tố về nhận thức cộng đồng ................................................ 65
2.4.4. Thực trạng yếu tố về nhà trường ................................................................ 66
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 66
Chƣơng 3: ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM TRONG HỖ TRỢ

TRẺ TỰ KỶ HÕA NHẬP TẠI TRƢỜNG MẦM NON N THANH,
THÀNH PHỐ NG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH ................................................ 68
3.1. Ứng dụng phương pháp công tác xã hội nhóm .................................................. 68
3.1.1. Thành lập nhóm .......................................................................................... 68
3.1.2. Giai đoạn bắt đầu hoạt động ...................................................................... 74
3.1.3. Giai đoạn can thiệp, thực hiện nhiệm vụ .................................................... 76
3.1.4. Giai đoạn kết thúc ...................................................................................... 83
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 85
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 86
I. KẾT LUẬN ....................................................................................................... 86
II. KHUYẾN NGHỊ .............................................................................................. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 88
Phụ lục 1................................................................................................................... 91
Phụ lục 2................................................................................................................... 93

2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CTXH

Công tác xã hội

NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội

Nxb


Nhà xuất bản

WHO

Tổ chức y tế thế giới

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Sinh thời
Chủ tịch Hồ Chí Minh ln dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng tình
thương yêu và quan tâm đặc biệt. Với Bác, trẻ em là những mầm non, những
người chủ tương lai của đất nước. Bác nói: “cái mầm có xanh thì cây mới
vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được ni dưỡng
giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”. Trong những năm qua,
thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu, Đảng và Nhà nước ta ln coi
nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em là một trong những nội dung cơ bản của
chiến lược con người, góp phần tạo ra nguồn nhân lực cho q trình đẩy mạnh
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy, dù trong điều
kiện, hoàn cảnh nào, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ln có những chính
sách đúng đắn, ưu tiên đầu tư hàng đầu cho sự nghiệp giáo dục, bảo vệ và
chăm sóc trẻ em. Các tổ chức chính trị - xã hội, nhà trường, gia đình và tồn
xã hội ln quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho trẻ em.
Trẻ em cũng là một trong những đối tượng yếu thế trong xã hội, nhất là
trẻ em tự kỷ, đây là gánh nặng đối với gia đình và xã hội.
Hiện nay tự kỷ được coi là căn bệnh của thời đại, số lượng trẻ tự kỷ
tăng lên nhanh chóng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Theo số liệu thống kê

tỷ lệ trẻ được phát hiện và chẩn đoán tự kỷ tăng một cách đáng kể. Trước đây
tỷ lệ này là một trên 1.000 thì nay ở Mỹ đã tăng lên một trên 68, châu Phi là
một trên 37. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 160 người thì có một
người tự kỷ. Tại Việt Nam chưa có con số nghiên cứu chính thức về số lượng
trẻ mắc chứng bệnh tự kỷ. Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội, nước ta khoảng 200.000 người mắc chứng tự kỷ. Nếu tính theo cách
4


tính của WHO, con số này chừng 500.000. Thực tế số lượng trẻ được chẩn
đoán và điều trị ngày càng tăng từ năm 2000 đến nay. Chứng tự kỷ là một rối
loạn phát triển kéo dài suốt đời, ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp xã hội, ngôn
ngữ và hành vi, hiện chưa rõ nguyên nhân và chưa tìm được cách chữa trị
hiệu quả. Hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa bệnh tự kỷ. Tự kỷ ở trẻ em nếu
không được phát hiện và can thiệp sớm sẽ dẫn đến tình trạng chậm phát triển
ngơn ngữ và trí tuệ một cách trầm trọng, biến trẻ tự kỷ thành trẻ tàn tật vĩnh
viễn. Ngược lại, tự kỷ nếu được phát hiện sớm và can thiệp sớm trẻ có thể có
cơ hội phát triển ngôn ngữ, cải thiện hành vi và học tập như trẻ bình thường.
Việc trị liệu, phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ cần kết hợp với điều trị y
tế và can thiệp giáo dục, tâm lý và xã hội để hỗ trợ cho trẻ tự kỷ phát triển và
hịa nhập. Trị liệu trẻ tự kỷ là một cơng việc tồn diện và chun sâu địi hỏi
phải có sự tham gia của tồn thể gia đình của trẻ và cả một đội ngũ chuyên
gia. Đội ngũ chuyên gia hỗ trợ trị liệu can thiệp cho trẻ tự kỷ gồm bác sỹ
chuyên khoa nhi, nhân viên công tác xã hội chuyên về điều trị cho trẻ tự kỷ,
nhân viên tâm lý, giáo viên sư phạm chuyên biệt…
Mặc dù trẻ tự kỷ có khiếm khuyết lớn trong vấn đề tương tác xã hội,
nhưng có rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này khẳng định trẻ tự kỷ cũng
cần được đi học hoà nhập giống như tất cả các trẻ em khác. Tuỳ từng mức độ
rối loạn để điều chỉnh mục tiêu học hoà nhập cho phù hợp. Nhiều trẻ sau khi
đến trường đã có những chuyển biến rất tích cực.

CTXH là một ngành, nghề mới ở Việt Nam do đó, nhận thức của mọi
người về CTXH còn rất hạn chế. Nhiều người đồng nhất và nhầm lẫn CTXH
với ban ơn, từ thiện, ban phát hoặc nhầm lẫn CTXH với các hoạt động xã hội
của các tổ chức, đoàn thể… Bên cạnh đó, vị thế cũng như tính chất chun
nghiệp của CTXH ở Việt Nam chưa được khẳng định. Do vậy, để phát triển
CTXH ở Viêt Nam cần có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. CTXH là một
hệ thống liên kết các giá trị, lý thuyết và thực hành nhằm đảm bảo an sinh xã
5


hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người đặc biệt những người yếu
thế trong xã hội. CTXH đã được đưa vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau, như:
Chăm sóc hỗ trợ những đối tượng thiệt thịi, yếu thế (trẻ em có hồn cảnh đặc
biệt, người khuyết tật, người cao tuổi…).
Trên địa bàn thành phố ng Bí, vẫn chưa có một cuộc khảo sát nào có
quy mơ về những trẻ em có rối loạn tự kỷ cũng chưa có một trung tâm nào
chuyên trách về vấn đề trẻ tự kỷ. Tuy nhiên số trẻ tại địa bàn đến khám và
điều trị rối loạn tự kỷ tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, bệnh viện sản nhi
Quảng Ninh và Trung tâm CTXH tỉnh Quảng Ninh có xu hướng ngày càng
tăng. Đây là một thiệt thòi lớn đối với trẻ và gia đình trẻ tự kỷ. Vì vậy, nhiều
gia đình đã phải rất vất vả để đưa con đi học tại các trung tâm ngồi Thành
phố để chẩn đốn và chữa trị rồi sau một thời gian lại phải quay về mà trẻ vẫn
chưa có được những biến chuyển tích cực. Điều quan trọng nhất là trẻ chưa
được cha mẹ, thầy cô tại trường học chăm sóc giáo dục đúng cách. Do cha
mẹ, thầy cô giáo chưa được trang bị kiến thức và kĩ năng trong cơng tác chăm
sóc giáo dục trẻ tự kỷ, Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong giao tiếp và
tương tác với các bạn cùng lớp chính. Vì vậy việc hỗ trợ trẻ em tự kỷ hịa
nhập tại lớp học là vô cùng quan trọng.
Trên thực tế hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu - chương trình can
thiệp cho trẻ Tự kỷ nhấn mạnh đến việc vận dụng phương pháp cơng tác xã

hội nhóm. Vì những lý do trên mà tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Cơng tác
xã hội nhóm hỗ trợ trẻ tự kỷ hịa nhập tại trƣờng mầm non Yên Thanh thành phố Uông Bí - tỉnh Quảng Ninh”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận, thực trạng CTXH nhóm trong hỗ trợ trẻ tự kỷ hịa
nhập tại trường mầm non n Thanh, thành phố ng Bí, tỉnh Quảng Ninh
và nghiên cứu các yếu tố tác động đến hoạt động này. Trên cơ sở đó thực
6


hành tiến trình cơng tác xã hội nhóm và đưa ra một số giải pháp trong việc hỗ
trợ cho trẻ tự kỷ hòa nhập tại trường Mầm non Yên Thanh, thành phố ng
Bí, tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về công tác xã hội nhóm hỗ trợ trẻ em tự
kỷ hịa nhập.
- Mô tả, đánh giá thực trạng các hoạt động hỗ trợ trẻ em tự kỷ hòa nhập
tại trường mầm non n Thanh, thành phố ng Bí, tỉnh Quảng Ninh.
- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động CTXH nhóm trong
hỗ trợ trẻ em tự kỷ tại trường mầm non n Thanh, thành phố ng Bí, tỉnh
Quảng Ninh.
- Ứng dụng những kiến thức, kỹ năng CTXH nhóm trong việc hỗ trợ trẻ
tự kỷ hòa nhập tại trường mầm non n Thanh, thành phố ng Bí, tỉnh
Quảng Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cơng tác
xã hội nhóm hỗ trợ trẻ tự kỷ hòa nhập tại trường mầm non Yên Thanh, thành
phố ng Bí, tỉnh Quảng Ninh.
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Công tác xã hội nhóm hỗ trợ trẻ tự kỷ hịa nhập.
3.2. Khách thể nghiên cứu:

- Trẻ tự kỷ tại trường mầm non Yên Thanh.
- Giáo viên trường Mầm non Yên Thanh.
- Phụ huynh có con mắc hội chứng tự kỷ đang theo học tại trường mầm
non Yên Thanh.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
3.3.1. Không gian
- Tại trường mầm non Yên Thanh thành phố ng Bí - Tỉnh Quảng Ninh.
3.3.2. Thời gian
- Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 7/2017 đến tháng 3/2018.
7


3.3.3. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Trẻ tự kỷ là trẻ mắc các vấn đề như: vấn đề giao tiếp, vấn đề tương tác
xã hội và hành vi (Cố định). Tuy nhiên tác giả tập trung nghiên cứu vào vấn
đề giao tiếp bởi lẽ trợ giúp trẻ tự kỷ là vấn đề địi hỏi rất nhiều cơng sức, thời
gian, tiền bạc… với thời gian can thiệp ngắn nên tôi tập chung vào một vấn đề
cụ thể.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu can thiệp
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng hoạt động CTXH nhóm trong việc hỗ trợ trẻ em tại trường
mầm non Yên Thanh, thành phố ng Bí, tỉnh Quảng Ninh đang được triển
khai như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến CTXH nhóm trong việc hỗ trợ trẻ em
tự kỷ hòa nhập tại trường mầm non n Thanh, thành phố ng Bí, tỉnh
Quảng Ninh?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Hiện nay CTXH nhóm chưa được triển khai một cách chuyên nghiệp
tại trường mầm non n Thanh, thành phố ng Bí, tỉnh Quảng Ninh.
- Cơng tác xã hội nhóm có vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ em tự

kỷ hòa nhập tại trường mầm non n Thanh, thành phố ng Bí, tỉnh
Quảng Ninh.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu
Phương pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu là phương pháp thu thập
thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những
khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tài, hình thành giả
thuyết khoa học, dự đốn về những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây
dựng những mơ hình lý thuyết hay thực nghiệm ban đầu.
8


Tài liệu là nguồn cung cấp các thông tin nhằm đáp ứng mục tiêu và nội
dung nghiên cứu. Tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu này gồm hồ sơ, sổ
theo dõi hàng ngày và một số tài liệu tham khảo, sách, tập san,... liên quan
đến cơ sở lý luận của đề tài.
Phương pháp này được sử dụng trong việc thu thập những số liệu liên
quan đến công tác giáo dục kỹ năng cho trẻ mầm non, mức độ giao tiếp của trẻ
và những con số dự đoán trước về vấn đề này trong tương lai của các nghiên
cứu. Dựa vào những số liệu điều tra, thu thập được, tác giả sẽ tiến hành tổng
hợp một cách khoa học, tiến hành phân tích sàng lọc thơng tin, lựa chọn những
thơng tin phù hợp để sử dụng vào mục đích nghiên cứu của đề tài.
5.2. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát là phương pháp tri giác có mục đích, có kế hoạch
một sự kiện, hiện tượng, quá trình (hay hành vi cử chỉ của con người) trong
những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu thập những số liệu, sự kiện cụ
thể đặc trưng cho quá trình diễn biến của sự kiện, hiện tượng đó.
Quan sát là một phương pháp nghiên cứu trong đó người quan sát sử
dụng các quá trình tri giác để thu thập thơng tin về hành vi, cử chỉ, lời nói của
khách thể nghiên cứu nhằm đạt được mục đích nghiên cứu nhất định.

Cụ thể ở đây, phương pháp quan sát được tiến hành thông của những
buổi nói chuyện, tổ chức các hoạt động vui chơi với các em tại trường, các
buổi học có lồng ghép các chương trình về giáo dục các kỹ năng giao tiếp cho
học sinh mầm non nhằm quan sát các hành vi, ứng xử của trẻ tự kỷ trong và
ngoài giờ học, trong gia đình và ngồi xã hội; quan sát cách xử lý hành vi ứng
xử giữa các trẻ trong nhóm với nhau.
Phương pháp quan sát được sử dụng nhằm mục đích thu thập những
thơng tin về hịa nhập của trẻ tự kỷ. Phương pháp này được sử dụng trong tất
cả các buổi làm việc nhóm của nhân viên cơng tác xã hội với trẻ tại trường.
Quan sát các buổi nói chuyện với các giáo viên, chủ nhiệm nhóm, giáo viên
9


can thiệp cá nhân, ban giám hiệu nhà trường tại trường Mầm non n Thanh.
Thơng qua quan sát, NVCTXH có thể thấy được những khó khăn, hạn chế của
trẻ tự kỷ trong việc hòa nhập với các bạn trong lớp học. Cụ thể, tác giả sẽ tiến
hành quan sát một số khía cạnh sau:
- Quan sát hành vi, thái độ của trẻ trong thơng qua các hoạt động chơi
với nhóm.
- Quan sát hành vi, thái độ của trẻ khi ngồi học cùng các bạn trong nhóm.
- Quan sát sự tương tác của trẻ với mọi người.
- Quan sát giao tiếp mắt, chỉ tay và các cử chỉ khác của trẻ.
5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu tâm lý học,
thông qua việc tác động tâm lý xã hội giữa người hỏi và người được hỏi nhằm
thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của người nghiên cứu.
Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà
nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh
nghiệm và nhận thức của người cung cấp thơng tin thơng qua chính ngơn ngữ
của người ấy.

Phỏng vấn được tiến hành giữa người nghiên cứu với những người trực
tiếp can thiệp cho trẻ tự kỷ, với gia đình trẻ tự kỷ nhằm thu thập thông tin về
trẻ tự kỷ, bao gồm các thông tin về tiền sử, bệnh sử, các triệu chứng, các thói
quen, các khả năng, các cách ứng xử, hành vi, các năng lực của trẻ.
Nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm mục đích
tìm hiểu sâu hơn về thực trạng và hoạt động CTXH nhóm trong hỗ trợ trẻ em
tự kỷ hòa nhập tại trường mầm non Yên Thanh, thành phố ng Bí, tỉnh
Quảng Ninh.
Trong nghiên cứu này tiến hành phỏng vấn sâu 7 trường hợp bao gồm:
- 4 Phụ huynh của trẻ, 03 giáo viên dạy trẻ tại trường mầm non Yên Thanh.
10


5.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Nghiên cứu trường hợp (nghiên cứu ca) trong lâm sàng là phương pháp
nghiên cứu một cá nhân cụ thể trong một tình huống lâm sàng để thu thập
những thơng tin trực tiếp, điển hình và có tính hệ thống về một loại rối nhiễu
nào đó nhằm phục vụ cho một mục tiêu đánh giá, chuẩn đoán hoặc trị liệu lâm
sàng.
Đề tài này nghiên cứu 4 trẻ bị mắc tự kỷ để xác định mức độ tự kỷ các
em, quan sát được sự giao tiếp của 4 trẻ trong các hoạt động công tác xã hội
nhóm tại trường mầm non n Thanh, thành phố ng Bí, Tỉnh Quảng Ninh.
5.5. Phương pháp cơng tác xã hội
Cơng tác xã hội nhóm dùng trong nghiên cứu thực nghiệm giảng dạy
kỹ năng giao tiếp.
6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
6.1. Lịch sử nghiên cứu hội chứng tự kỷ trên thế giới
Tự kỷ (Autism Spectrum Disorder) là một trong năm tiểu loại của Nhóm
Rối loạn phát triển lan tỏa ở trẻ em (Pervasive Developmental Disorders PDD), được mô tả là khiếm khuyết của trẻ em trong quá trình phát triển trên
các phương diện tương tác xã hội, khả năng đối đáp và hành vi rập khuôn.

Đây là một tên gọi do nhà tâm lý Leo Kanner đưa ra vào năm 1943. Ơng mơ
tả chi tiết hành vi của nhóm trẻ này bảo gồm: “Thiếu quan hệ tiếp xúc về mặt
tình cảm với người khác; các thói quen hàng ngày rất khác nhau về tính cách
kỳ dị và tỷ mỉ; khơng có ngơn ngữ nói hoặc ngơn ngữ nói khác thường; rất
thích xoay các đồ vật hình trịn; có kỹ năng mức độ cao về nhìn nhận khơng
gian hoặc giỏi trí nhớ “vẹt”, hình thức bên ngồi có vẻ hấp dẫn, nhanh nhẹn,
thông minh”. Theo ông, những hành vi trên là biểu hiện của một hội chứng có
tính độc nhất và tách rời với các trạng thái khác của tuổi ấu thơ.
Năm 1911, Eugen Blueler - nhà tâm lý học người Thụy Sỹ - là người đầu
tiên đưa ra thuật ngữ TỰ KỶ (Autism). Autism có nguồn gốc là từ Autos
11


trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là tự thân. Ơng dùng thuật ngữ này để chỉ giai
đoạn đầu của rối loạn thần kinh ở người lớn, nhận thức của người bệnh có xu
hướng khơng giống với các kinh nghiệm thơng thường do các rối loạn tâm
thần. Vào thời đó, Tự kỷ được xem như một dạng của tâm thần phân liệt.
Đến năm 1943, Leo Kanner đã có những nghiên cứu mô tả cụ thể về tự
kỷ với rất nhiều sắc thái khác nhau trong hành vi như: sự cách biệt, thiếu hụt
trong tương tác xã hội, thiếu quan hệ tiếp xúc về mặt tình cảm với người
khác; một số thói quen hàng ngày kỳ dị, tỉ mỉ; thiếu hụt giao tiếp bằng ngơn
ngữ, khơng nói hoặc cách nói năng khác thường rõ rệt; hạn chế trong hoạt
động tập trung và chú ý, nhưng lại có một khả năng cao kỳ lạ ở một số lĩnh
vực, trái ngược với tình trạng khó khăn trong lĩnh vực khác; hình thức bên
ngồi có vẻ hấp dẫn, nhanh nhẹn.Những nghiên cứu của Kanner là một trong
những nghiên cứu đầu tiên và hoàn chỉnh nhất về tự kỷ và cho đến ngày nay
vẫn còn được cơng nhận. Những kết luận đó của ơng có ảnh hưởng sâu sắc
đến những quan niệm về tự kỷ hiện nay trên thế giới.
Tiếp sau Kanner đã có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu khác liên
quan đến tự kỷ như nghiên cứu của các nhà tâm thần học Anh, Mỹ Fudith

Gouth, Christopher Gillberg, nghiên cứu của các nhà phân tâm…
Năm 1944, Han Asperger bác sĩ tâm thần người Áo (1906- 1980) sử
dụng thuật ngữ Autism trong khi mô tả những vấn đề xã hội trong nhóm trẻ
trai mà ơng làm việc. Rối loạn đặc biệt nhất trong nhóm trẻ này là cách suy
luận rườm rà, phức tạp, khơng thích ứng với những điều kiện, hoàn cảnh xã
hội. Những trẻ này có sở thích đặc biệt về mặt kỹ thuật và tốn học, đồng thời
có khả năng nhớ tốt một cách lạ thường. Ngày nay được lấy tên là hội chứng
Asperger.
Năm 2007, Liên Hợp Quốc phát động lấy ngày 2 tháng 4 hàng năm là
ngày thế giới nhận thức về chứng Tự kỷ nhằm nâng cao nhận thức về Tự kỷ
trên toàn cầu.
12


* Nghiên cứu về chẩn đoán, đánh giá trẻ tự kỷ:
- ASQ (Ages and Stages Questionnaires) - Bảng câu hỏi Độ tuổi và
Giai đoạn phát triển. Hệ thống ASQ được trình bày lần đầu tiên trên một bài
báo của Hilda Knobloch và các đồng nghiệp của bà xuất bản năm 1979
(Knobloch, Stevens, Malone, Ellison & Risemburg, 1979). Trong nghiên cứu
này, có 36 câu hỏi đánh giá sự phát triển của trẻ từ 20 đến 32 tuần tuổi được
gửi cho cha mẹ của 526 trẻ nhỏ 28 tuần tuổi có nguy cơ cao trong phát triển.
Bảng hỏi đã được cha mẹ trẻ hoàn thành và gửi lại. Theo điểm số, trẻ được
phân thành các mức độ: Bình thường, bất thường hoặc nghi ngờ. Khi được 40
tuần tuổi, trẻ được đánh giá tại phịng khám chun mơn hoặc bệnh viện.
Theo Knobloch (1979), đánh giá của chuyên gia và cha mẹ nhìn chung đã
thống nhất trong sự phân loại trẻ. Sự thành công của nghiên cứu này cho thấy
có thể phát triển một hệ thống đánh giá chức năng của trẻ sơ sinh và trẻ lớn
dựa trên những thông tin phản hồi từ cha mẹ hoặc người chăm sóc chúng.
- CHAT là bảng kiểm sàng lọc tự kỷ ở trẻ nhỏ (Check-list for Autism
in Toddlers) được thiết kế bởi Baron Cohen và cộng sự (1992) dùng để sàng

lọc trẻ tự kỷ từ 18 tháng tuổi. CHAT gồm 9 câu hỏi dạng “có/khơng” được trả
lời bởi cha mẹ và 5 câu hỏi cho người quan sát sàng lọc. Bộ câu hỏi CHAT
được đánh giá là có độ tin cậy cao nhưng lại có độ nhạy thấp, trẻ bị tự kỷ nhẹ
hoặc có các dấu hiệu khơng điển hình có thể bị sàng lọc sót. Vì vậy, năm
2001 Robin, Fein, Barton & Green (Mỹ) đã bổ sung vào công cụ sàng lọc này
thêm 14 câu hỏi thuộc các lĩnh vực rối loạn vận động, quan hệ xã hội, bắt
chước và định hướng. Bộ câu hỏi bổ sung có tên là M-CHAT 23 dùng để sàng
lọc trẻ tự kỷ trong độ tuổi 18 - 30 tháng. Bảng kiểm này được thiết kế đơn
giản với 23 câu hỏi để phỏng vấn cha mẹ và đã được sử dụng nhiều nước trên
thế giới. M-CHAT 23 là công cụ được đánh giá cao về độ tin cậy nhưng có độ
nhạy cao hơn CHAT.
13


- GARS là thang đánh giá mức độ tự kỷ Gilliam, được Jame E. Gilliam
công bố năm 1995, nghiên cứu trên 1.107 trẻ tự kỷ trong 48 bang của Hoa Kỳ.
được xây dựng trên cơ sở các tiêu chí của DSM - IV. Nội dung gồm 56 câu
hỏi trắc nghiệm ngắn gọn. Áp dụng cho đối tượng tự kỷ từ 3 đến 22 tuổi. Bao
gồm bốn mục chính: hành vi định hình, giao tiếp, tương tác xã hội, các rối
loạn phát triển khác. Thang đánh giá này giúp cho các chuyên gia chẩn đoán
tự kỷ dễ dàng và nhanh trong khoảng 10 phút, có thể thực hiện bởi bất kỳ
người nào như cha mẹ trẻ, giáo viên mà có tiếp xúc trực tiếp với trẻ, có thể
thực hiện tại trường hoặc tại nhà.
- Test Denver, Test Denver tên đầy đủ là Denver Developmental
Screening Test (viết tắt là DDST). Test Denver còn được gọi là Trắc nghiệm
Đánh giá sự phát triển tâm lý - vận động cho trẻ nhỏ. Nhóm tác giả xây dựng
test Denver là William K. Pranken Burg, Josian B. Doss và Alma W. Fandal
thuộc Trung tâm Y học Denver (Colorado, Hoa Kỳ) (Ngơ Cơng Hồn, 1997).
Test Denver được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1967, được tiêu chuẩn hoá
trên 20 quốc gia và đã được áp dụng cho hơn 50 triệu trẻ em trên toàn thế giới

(Bệnh viện nhi TW, 2004).
Tại Việt Nam, test Denver đã được áp dụng đầu tiên tại khoa thần kinh,
Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội từ năm 1977 (gọi là test Denver I) (Lê Đức
Hinh, 1989). Từ năm 2000, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp
tục nghiên cứu và chuẩn hố thành test Denver II và từ đó đến nay đã có
nhiều đơn vị khác trong nước tiếp tục triển khai thực hiện (Khoa nhi, 2004).
Test Denver II có một số thay đổi và điều chỉnh so với Test Denver I cho phù
hợp với mơi trường và văn hố Việt Nam và bao gồm nhiều item hơn (Test
Denver I: 105 item; Test Denver II: 125 item) (Phòng trắc nghiệm tâm lý NT, 1999)
- CARS: Thang chẩn đoán tự kỷ tuổi ấu thơ (Childhood Autism Rating
Scale). Công cụ này được thiết kế dưới dạng bảng hỏi và quan sát, được dùng
14


để chẩn đoán tự kỷ từ 24 tháng tuổi. CARS kiểm tra 15 lĩnh lực khác nhau
nhằm đưa ra các mức độ tự kỷ. CARS có thể sử dụng đánh giá trẻ tự kỷ với
nhiều mục đích khác nhau như: để xây dựng chương trình can thiệp sớm, theo
dõi định kỳ trẻ tự kỷ, đánh giá hiệu quả can thiệp... CARS là một công cụ kết
hợp bởi báo cáo của cha mẹ và quan sát trực tiếp của các chuyên gia trong
khoảng 30-45 phút.
* Nghiên cứu về phương pháp dạy trẻ tự kỷ:
Có rất nhiều nhà tâm lý học, giáo dục học, tâm thần học, y học,... tập
trung nghiên cứu đối tượng này. Các cơng trình nghiên cứu rất phong phú, đa
dạng, xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Những phương pháp nghiên cứu
về trẻ tự kỷ trên thế giới chủ yếu tập trung vào vấn đề điều chỉnh hành vi của
trẻ tự kỷ.
- Phương pháp ứng dụng tích cực trong can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ:
Tiến sĩ IvanLovass, một nhà tâm lý học, lần đầu tiên áp dụng tiếp cận
ABA cho người mắc chứng tự kỷ, tại khoa Tâm lý học, Trường Đại học
Califonia, Los Angeles vào năm 1997.

ABA là ứng dụng phân tích hành vi (Aplied Behavior Analyis-ABA).
Đây là kết quả nghiên cứu của Ivar Lovaas vào năm 1990 ở Đại học Los
Angeles - California. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để hình thành phương pháp
can thiệp hành vi, được dùng để phát huy tối đa khả năng học tập của Trẻ tự
kỷ. ABA là một chương trình can thiệp hành vi của Trẻ tự kỷ một cách toàn
diện trong mọi lĩnh vực liên quan. Tác giả đó thử nghiệm chương trình can
thiệp sớm cho trẻ nhỏ dựa vào gia đình của trẻ. Các lĩnh vực đó có thể là: xã
hội, giao tiếp, tự chăm sóc, vui chơi…Cấu trúc ABA gồm hai thành phần
chính: dạy thử nghiệm các kỹ năng riêng biệt và thay đổi hành vi Các nghiên
cứu đều cho thấy sự giáo dục phù hợp nhất đối với Trẻ tự kỷ là can thiệp hành
vi sớm và tích cực .
15


Ý tưởng của Lovass là thông qua phương pháp ABA, các kỹ năng xã
hội và hành vi có thể được dạy dỗ, luyện tập, thậm chí đối với những trẻ mắc
hội chứng tự kỷ nặng. Thực tế cho thấy đến thời điểm hiện nay, đây là
phương pháp can thiệp hiệu quả nhất đối với trẻ tự kỷ.
Bộ sách 8 tập “từng bước nhỏ” - Chương trình can thiệp sớm cho trẻ
chậm phát triển của tác giả Moria Pietese, Robin Treloar. Sue Cảins (1989)
dựa trên cơng trình nghiên cứu hướng dẫn, chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ. Các
tác giả đưa ra những hướng dẫn chi tiết, nhằm thiết lập các chức năng tâm lý
cho trẻ bằng các biện pháp khác nhau: Vận động thô, vận động tinh, kỹ năng
xã hội...
Andrew Bandy (nhà tâm lý Nhi) và Lori Frost (nhà âm ngữ trị liệu)
nghiên cứu phương pháp PECS (Hệ thống giao tiếp thông qua trao đổi tranh Picture Exchange Communication System) ứng dụng vào can thiệp sớm cho
Trẻ tự kỷ. Tác giả sử dụng một loạt chiến lược để giúp Trẻ tự kỷ có được các
kĩ năng giao tiếp. Tuy nhiên, phương pháp này mới tập trung vào giúp trẻ
giao tiếp không lời, cho phép trẻ lựa chọn cách thể hiện nhu cầu của mình
bằng tranh ảnh. Điều này đã giảm nhẹ hành vi của Trẻ tự kỷ, và trẻ trở nên vui

vẻ hơn chứ chưa tập trung vào phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ.
Tóm lại các nghiên cứu về tự kỷ trên thế giới chủ yếu được thực hiện ở
các nước phát triển như: Anh, Pháp, Thụy Điển và đặc biệt là ở Mỹ. Những
nghiên cứu này đã đưa ra những giả thuyết về nguyên nhân tự kỷ, đưa ra các
tiêu chí sàng lọc hay xác định tự kỷ, phương pháp dạy cho Trẻ tự kỷ. Những
cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực này ở trên thế giới tuy nhiều nhưng chỉ tập
trung vào nghiên cứu cách phát hiện, chuẩn đoán trẻ tự kỷ, phương pháp dạy
trẻ tự kỷ. Có ít cơng trình nghiên cứu về ứng dụng cơng tác xã hội nhóm với
trẻ tự kỷ. Nếu được nghiên cứu sâu đề tài góp phần khơng nhỏ vào q trình
chăm sóc, can thiệp, hỗ trợ cho trẻ tự kỷ hòa nhập với cuộc sống.
16


6.2. Lịch sử nghiên cứu hội chứng tự kỷ ở Việt Nam
Nghiên cứu về trẻ tự kỷ nói chung và việc giáo dục trẻ tự kỷ nói riêng ở
Việt Nam hầu như mới chỉ được bắt đầu vào khoảng thập kỷ 80 của thế kỷ
XX. Từ năm 2000 trở lại đây, vấn đề trẻ tự kỷ đã được nhiều ngành quan tâm
nghiên cứu như tâm lý học, giáo dục học, y học,...Một loạt các trung tâm nuôi
dạy trẻ tự kỷ ra đời, các bệnh viện mở ra các khoa để can thiệp cho trẻ tự kỷ,
các trường học mở ra các lớp học chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ là các điểm
thuận lợi cho các nghiên cứu này.
Thống kê của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đưa ra tại hội thảo
quốc tế “Tự kỷ ở Việt Nam: Hiện trạng và thách thức” diễn ra ở Hà Nội vào
chiều 1/4/2016, ở Việt Nam, hiện nay có khoảng 200.000 người có chứng tự
kỷ và con số này vẫn tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới.
Theo nghiên cứu của Bệnh viện Nhi Trung ương, Nghiên cứu mơ hình
tàn tật ở trẻ em của khoa phục hồi chức năng giai đoạn 2000-2007 cho thấy số
lượng trẻ được chẩn đoán và điều trị tự kỷ ngày càng nhiều. Số lượng trẻ có
hội chứng rối loạn phổ tự kỷ đến khám năm 2007 tăng gấp 50 lần so với năm
2000; xu thế mắc tự kỷ tăng nhanh từ 122% đến 268% trong giai đoạn 20042007 so với năm 2000. Còn tại TPHCM, số trẻ tự kỷ đến khám năm 2008 là

324 em, tăng hơn 160 lần so với năm 2000 (chỉ có 02 trẻ). Ngoài ra, chưa kể
số trẻ tự kỷ đến khám tại các bệnh viện khác trên cả nước. Theo nhận định
của các chuyên gia, đây chỉ là bề nổi của "tảng băng chìm" vì cịn có rất nhiều
trẻ tự kỷ chưa được khám bệnh và điều trị kịp thời. Theo thống kê của ngành
giáo dục Hà Nội, tự kỷ là khuyết tật có tỉ lệ cao nhất ở trường học, trẻ tự kỷ
chiếm 30% số trẻ mắc các khuyết tật học đường, nhưng con số đó cũng chưa
nói lên hết thực trạng vì cịn rất nhiều trẻ tự kỷ khơng thể đến trường khi đến
tuổi đi học. Điều đáng lo ngại hơn là thông tin liên quan đến căn bệnh này ở
châu á nói chung và ở Việt Nam nói riêng cịn nhiều hạn chế, vì vậy có thể
ảnh hưởng đến việc điều trị cho trẻ. Tự kỷ có thể có liên quan tới khuyết tật trí
17


tuệ, khó khăn về kết hợp vận động cơ, vấn đề chú ý, hạn chế trong tương tác
xã hội, trong giao tiếp, các hoạt động, sở thích và hành vi hạn chế lặp đi lặp
lại và các vấn đề về sức khỏe như giấc ngủ, vấn đề tiêu hóa...
Một số nghiên cứu: BS.Nguyễn Minh Tiến (2003) với đề tài Rối loạn tự
kỷ ở trẻ em, BS.L Quốc Mai Anh (2005) với đề tài Rối loạn tự kỷ, Cách tiếp
cận trẻ có rối loạn phổ tự kỷ dựa trên cộng đồng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 do
bác sỹ Phạm Ngọc Thanh, Đơn vị Tâm Lý , BV. Nhi Đồng 1 thực hiện.
Tác giả Vũ Thị Bích Hạnh trong cuốn sách “Trẻ tự kỷ - phát hiện sớm và
can thiệp sớm”[17] đã nêu ra những vấn đề cơ bản, chung nhất về cách phát
hiện sớmmà chưa nêu ra cách làm cụ thể ở một nội dung nào trong can thiệp
sớm cho trẻ tự kỷ.
Tác giả Võ Nguyễn Tinh Vân người Úc gốc Việt đã xuất bản cuốn sách
“Nuôi con bị tự kỷ” , “Để hiểu tự kỷ”, “Tự kỷ và trị liệu”, giúp hiểu rõ tự kỷ ở
trẻ em và giúp cho các bậc phụ huynh biết cách chăm sóc, ni con Tự kỷ
cũng như cách trị liệu cho trẻ tự kỷ.
Năm 2004, tác giả Đỗ Thị Thảo với đề tài “Xây dựng kế hoạch hỗ trợ
giáo viên và cha mẹ có con Tự kỷ trong chương trình Can thiệp sớm tại Hà

Nội”. Nhưng chưa đề cập đến mảng phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ.
Năm 2007, tác giả Nguyễn Nữ Tâm An với đề tài “Sử dụng phương
pháp TEACH trong giáo dục trẻ tự kỷ tại Hà Nội”. Tác giả nghiên cứu về
phương pháp TEACCH, tác giả cho chúng ta thấy được một góc nhìn về vấn
đề định hướng và điều trị trẻ tự kỷ thông qua giao tiếp, cách vận dụng phương
pháp TEACCH vào trong chương trình can thiệp sớm cho Trẻ tự kỷ.
Năm 2008, tác giả Phạm Ngọc Thanh đã nghiên cứu trẻ tự kỷ theo
hướng tiếp cận dự vào cộng đồng, nghiên cứu “Sử dụng phương pháp
TEACH, can thiệp trẻ tại nhà”. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự cải thiện
về hành vi, kỹ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ.
18


Năm 2009, tác giả Ngô Xuân Điệp : “Nghiên cứu nhận thức của trẻ tự
kỷ tại Thành phố Hồ Chí Minh” đã cho thấy được thực trạng mức độ nhận
thức của trẻ tự kỷ và mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố chủ quan và khách
quan đến nhận thức của Trẻ tự kỷ
Năm 2009, tác giả Nguyễn Minh Đức: “Những khoảnh khắc lóe sáng
trong tương tác mẹ con của trẻ có nét tự kỷ ở Việt Nam” đã góp phần rất lớn
về mặt lý luận cũng như đề xuất các phương pháp trị liệu đối với các trẻ tự kỷ
tại nước ta.
Dưới góc độ nghiên cứu cơng tác xã hội với trẻ tự kỷ đã có một số luận
văn thạc sỹ như: luận văn công tác xã hội với việc can thiệp sớm với trẻ tự kỷ
(nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu giáo dục đặc biệt viện khoa học giáo
dục Việt Nam) học viên Đỗ Thị Hà. Đại học Quốc gia Hà Nội - Trường đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn. Đề tài góp phần nâng cao hiệu quả của
việc can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ bằng việc phát huy vai trò của nhân viên
công tác xã hội. Luận văn "Công tác xã hội đối với trẻ em bị tự kỷ từ thực tiễn
tỉnh Quảng Ninh" học viên Nguyễn Thị Ngọc Hà học viên Viện Hàn lâm
khoa học Việt Nam - Học viện khoa học xã hội. Luận văn đã xác định cơ sở lí

luận về CTXH đối với TTK, phân tích thực trạng CTXH đối với TTK trên cơ
sở đó đề xuất một số kiến nghị giúp cho hoạt động CTXH đối với TTK trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt được hiệu quả cao hơn. Đầu năm 2017 học viên
Nguyễn Thị Phương đã bảo vệ thành công luận án thạc sỹ với đề tài “Công
tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ trị liệu tại Trung tâm Công tác xã hội
Quảng Ninh"
Nhìn chung, Việt Nam đã có một số cơng trình nghiên cứu về chăm
sóc, giáo dục cho trẻ Tự Kỷ. Những cơng trình nghiên cứu trên đã có những
tác động nhất định đối với việc phát triển kỹ năng cho trẻ tự kỷ nhưng vẫn
cịn thiếu những cơng trình mang tính ứng dụng phương pháp cơng tác xã hội
nhóm nhắm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ tại trường mầm non. Các
19


nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, chưa phản ánh hết tình hình
phát triển của Trẻ tự kỷ ở Việt Nam. Hầu như phần can thiệp còn nhiều hạn
chế. Nghiên cứu về phát triển kỹ năng cho trẻ tự kỷ là một yêu cầu khách
quan và cần thiết. Do đó, vấn đề đặt ra cần có một cơng trình nghiên cứu cơng
phu hơn, sâu hơn, phản ánh đầy đủ hơn về vấn đề giao tiếp cho trẻ tự kỷ tại
trường mầm non.

20


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM
TRONG HỖ TRỢ TRẺ EM TỰ KỶ HÕA NHẬP
1.1. Một số khái niệm có liên quan và biểu hiện của trẻ tự kỷ
1.1.1. Một số khái niệm
* Trẻ em:
Theo công ước quốc tế: "Trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi,

trừ khi pháp luật quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn.
Theo luật trẻ em 2016 của Việt Nam. Tại Điều 1 quy định: “trẻ em là
người dưới 16 tuổi”. Theo quy định, trẻ em có hai đặc trưng, một là công dân
Việt Nam và hai là độ tuổi được xác định là dưới 16.
* Tự kỷ
“Tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển tồn tại suốt cuộc đời, thường
xuất hiện trong ba năm đầu đời. Tự kỷ là do rối loạn thần kinh gây ảnh hưởng
đến chức năng hoạt động của não bộ. Tự kỷ có thể xảy ra ở bất cứ cá nhân
nào khơng phân biệt giới tính, chủng tộc hoặc điều kiện kinh tế - xã hội. Đặc
điểm của tự kỷ là những khiếm khuyết về tương tác xã hội; giao tiếp ngơn
ngữ và phi ngơn ngữ; có hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp và
lặp đi lặp lại” (theo chuyên trang tự kỷ của Liên hợp quốc).
Theo bộ bách khoa của Collie "Tự kỷ là một rối loạn rất nặng nề về sự
phát triển tâm lý của trẻ em, đặc tính chủ yếu là khơng đáp ứng người khác và
thiếu sự giao tiếp".
Năm 1969, Rutter đã đưa ra 4 đặc trưng hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu chủ yếu
của tự kỷ:
- Thiếu quan tâm và đáp ứng trong quan hệ xã hội.
- Rối loạn ngôn ngữ: Từ mức độ khơng có lời nói đến lời nói lập dị.
- Hành vi, vận động dị thường: Từ mức độ chơi hạn chế, cứng nhắc, cho
đến khuôn mẫu hành vi phức tạp mang tính nghi thức và thúc ép.
- Khởi phát sớm trước 30 tháng.
21


×