Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Đặc điểm liên kết logic và liên kết ngữ nghĩa của các từ nối theo phạm trù hợp tuyển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.8 KB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

THÁI THỊ NHƢ QUỲNH

ĐẶC ĐIỂM LIÊN KẾT LOGIC VÀ LIÊN KẾT NGỮ NGHĨA
CỦA CÁC TỪ NỐI THEO PHẠM TRÙ HỢP –TUYỂN
(TRÊN TƢ LIỆU TÁC PHẨM CÁC NHÀ VĂN: NAM CAO,
NGUYỄN HUY THIỆP, NGUYỄN THỊ THU HUỆ)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội – 2013
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

THÁI THỊ NHƢ QUỲNH

ĐẶC ĐIỂM LIÊN KẾT LOGIC VÀ LIÊN KẾT NGỮ NGHĨA
CỦA CÁC TỪ NỐI THEO PHẠM TRÙ HỢP –TUYỂN
(TRÊN TƢ LIỆU TÁC PHẨM CÁC NHÀ VĂN: NAM CAO,
NGUYỄN HUY THIỆP, NGUYỄN THỊ THU HUỆ)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số:
60 22 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Tình

Hà Nội – 2013
2


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngôn ngữ học,
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Em đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Phạm Văn Tình,
người đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình thực hiện
luận văn cao học này.

3


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 6
1. Lý do lựa chọn đề tài ...................................................................................... 6
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 8
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 8
3.1. Ngoài nước .................................................................................................. 8
3.2. Trong nước .................................................................................................. 9
4. Mục đích, ý nghĩa của đề tài ........................................................................ 10
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 11
6. Cấu trúc luận văn ......................................................................................... 12
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 13

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ..................... 13
1.1. Khái niệm văn bản .................................................................................... 13
1.2. Liên kết văn bản ........................................................................................ 15
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu ngoài nước .............................................................. 15
1.2.2. Lịch sử nghiên cứu trong nước .............................................................. 18
1.3. Liên kết logic và liên kết ngữ nghĩa .......................................................... 20
1.3.1. Liên kết logic.......................................................................................... 20
1.3.1.2. Các kiểu quan hệ logic trong văn bản ................................................. 23
1.3.2. Liên kết ngữ nghĩa ................................................................................. 25
1.4. Phép nối ..................................................................................................... 27
1.4.1. Khái niệm ............................................................................................... 27
1.4.2. Các từ nối thuộc phạm trù hợp – tuyển .................................................. 29
1.5. Vài nét về các tác giả Nam Cao, Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Thị Thu
Huệ ................................................................................................................... 30
1.5.1. Nam Cao................................................................................................. 30
1.5.2. Nguyễn Huy Thiệp ................................................................................. 31
4


1.5.3. Nguyễn Thị Thu Huệ ............................................................................. 32
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM LIÊN KẾT LOGIC VÀ NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NỐI
THUỘC PHẠM TRÙ HỢP "VÀ" ................................................................... 34
2.1. Từ “và” trong phép “ ” logic................................................................... 34
2.2. Từ nối “và” trong tiếng Việt ..................................................................... 35
2.2.1. Từ “và” biểu thị quan hệ thời gian ......................................................... 36
2.2.2. Từ “và” biểu thị quan hệ nhân – quả ..................................................... 41
2.2.3. Từ “và” biểu thị quan hệ bổ sung .......................................................... 44
2.2.4. Từ “và” biểu thị quan hệ liệt kê ............................................................. 48
2.2.5. Từ “và” nối hai thành phần tương hợp với nhau về nghĩa..................... 50
2.2.6. Từ “rồi” với nét nghĩa tương đương từ “và” .......................................... 52

2.3. Tiểu kết ...................................................................................................... 53
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM LIÊN KẾT LOGIC VÀ LIÊN KẾT NGỮ NGHĨA
CỦA TỪ NỐI THUỘC PHẠM TRÙ TUYỂN (HAY (LÀ), .......................... 55
HOẶC (LÀ)...................................................................................................... 55
3.1. Từ “hay (là), hoặc (là)” trong phép " " logic ........................................... 55
3.2. Từ nối hay (là)/hoặc (là) trong tiếng Việt ................................................. 57
3.2.1. Phạm vi liên kết ...................................................................................... 59
3.2.2. Tính đối xứng ......................................................................................... 61
3.2.3. Các sắc thái ngữ nghĩa khác nhau của từ nối “hay (là)/hoặc (là)” ......... 63
3.2.4. Phân biệt tuyển chặt và tuyển lỏng trong ngôn ngữ.............................. 71
3.3. Tiểu kết ...................................................................................................... 72
PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................... 74

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Để tạo lập thành văn bản liên kết, các câu trong đó phải gắn bó với
nhau theo một nguyên tắc nhất định và theo những phương thức nhất định. Có
rất nhiều phép liên kết thể hiện trong văn bản (lặp, thế, đối, tỉnh lược, liên
tưởng, nối…). Trong đó, các từ (và cụm từ) nối là những phương tiện quan
trọng chỉ ra một cách tường minh mối liên hệ giữa các phát ngôn trên văn
bản. Qua thống kê, trong tiếng Việt có gần 100 đơn vị từ nối theo các phạm
trù: hợp – tuyển, tương phản, không gian - thời gian, nguyên nhân - kết
quả...Trong luận văn này, chúng tôi muốn đi sâu khảo sát giá trị liên kết và
qua đó tìm ra giá trị ngữ nghĩa của các từ nối theo phạm trù hợp - tuyển.
Theo Nguyễn Đức Dân, việc dùng từ nối để liên kết các phát ngôn là
một hiện tượng phổ biến và hợp lý. Phổ biến vì ta có thể gặp hiện tượng này ở
mọi tác giả, mọi thể loại. Hợp lý vì nhiệm vụ của từ nối chính là thực hiện

chức năng liên kết.
Phép nối là phép liên kết dùng các phương tiện nối để tạo nên mối liên
hệ trên văn bản. Phương tiện đó có thể là từ, cụm từ, đoạn văn. Ở đây chúng
ta chỉ xem xét dạng thể hiện của phép nối bằng các phương tiện được biểu thị
bằng từ và cụm từ.
Quan hệ hợp – tuyển được hiểu là quan hệ theo một cặp phạm trù đối
lập nhau. Đây là 2 phép liên kết phổ biến trong logic, biểu hiện một mặt của
tư duy. Phép hợp trong ngôn ngữ thường được biểu thị bằng liên từ "và".
Phép tuyển thường được biểu thị bằng các từ nối: "hay (là)" (tuyển yếu),
"hoặc (là)" (tuyển mạnh).

6


Giữa các vế trong một câu và giữa các câu trong một văn bản không chỉ
tồn tại mối quan hệ đơn thuần về logic, về cấu trúc, mà chúng còn được gắn
kết với nhau bằng các quan hệ ngữ nghĩa. Đó mới chính là nhân tố căn bản
quyết định mối liên hệ giữa các phát ngôn.
Hiện nay, liên kết logic nói chung mới chỉ được đề cập đến trong một
vài cơng trình nghiên cứu, như "Hệ thống liên kết văn bản trong tiếng Việt"
của Trần Ngọc Thêm; "Văn bản và liên kết trong tiếng Việt" của Diệp Quang
Ban; "Văn bản, mạch lạc, liên kết, đoạn văn" của Diệp Quang Ban… Tuy vậy
những cơng trình này mới chỉ dừng lại ở chỗ giới thiệu nét khái quát nhất chứ
chưa đi vào nghiên cứu cụ thể, tồn diện tất cả vai trị, hoạt động của những
từ nối làm phương tiện liên kết. Với những lý do đó, trong luận văn này
chúng tơi xin đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm liên kết logic và liên kết ngữ nghĩa
của các từ nối thuộc phạm trù hợp (“và”) - tuyển (“hay (là)”, “hoặc (là)”) trên
cơ sở nguồn tư liệu là tác phẩm của các nhà văn: Nam Cao, Nguyễn Huy
Thiệp và Nguyễn Thị Thu Huệ.
Trong tiếng Việt, từ trước đến nay, liên từ làm từ nối đã được nghiên

cứu khá sâu và khá kỹ trên phương diện ngữ pháp. Nhưng trên phương diện
dụng học lại chưa được quan tâm nhiều. Chỉ mới mười lăm năm trở lại đây,
khi mà dụng học được khẳng định và tỏ ra là một địa hạt hiệu quả trong việc
giải thích những hiện tượng ngơn ngữ trong hoạt động tương tác ngơn từ thì
người ta mới chú ý nhiều tới nhân tố dụng ngơn của nhóm từ này. Có thể kể
đến những tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Đức Dân, Cao Xuân Hạo, Đỗ Hữu
Châu, Bùi Minh Toán, Lê Đơng, Nguyễn Văn Hiệp,…
Cơng trình của chúng tơi chú trọng đến chức năng liên kết và những
thuộc tính dụng học của những từ nối thuộc phạm trù hợp – tuyển (và, hay

7


(là), hoặc (là). Qua chức năng liên kết của những từ nối này, chúng tôi muốn
đưa ra một vài đặc trưng dụng học của chúng trong tiếng Việt.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi là một đề tài luận văn cao học, chúng tôi lựa chọn từ nối
thuộc phạm trù hợp – tuyển (và, hay (là, hoặc (là)) để nghiên cứu sự khác biệt
khi chúng đóng vai trò là những liên tử trong các mệnh đề logic và những
biểu hiện quan hệ ngữ nghĩa sống động của chúng trong hoạt động ngơn ngữ,
đặc biệt khi có sự tham gia của yếu tố dụng học.
Những tác phẩm mà chúng tôi lựa chọn để làm cứ liệu khảo sát là các
truyện ngắn của ba nhà văn tiêu biểu ở ba thời kỳ văn học khác nhau, đó là:
Nam Cao, Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Thị Thu Huệ.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1. Ngoài nước
Năm 1976, Nhà xuất bản London và New York đã cho ra đời quyển
“Cohesion in English” - Phép liên kết trong tiếng Anh" của M.A.K Halliday
và Ruquaiya Hassan. Đây có thể xem là cơng trình đầu tiên đánh dấu lịch sử
nghiên cứu về phép nối.

Đến năm 1998, ấn bản lần 2 của M.A.K Halliday về “An introduction
to Funtional Grammer” – Dẫn luận ngữ pháp chức năng (Hồng Văn Vân
dịch) [19]. Trên cơ sở cơng trình thứ nhất năm 1976, Halliday tiến hành bổ
sung và sửa chữa những vấn đề có liên quan, đặc biệt là về liên kết. Cơng
trình này trình bày và phân tích khá kỹ về khái niệm Cú (Clause) và xem Cú
là khái niệm cơ sở để soi sáng các góc độ khác của văn bản. Đây là cơng trình
được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao và được xem là nền tàng khi nghiên
cứu văn bản nói chung và phép nối nói riêng.
8


Năm 2008, cơng trình bằng tiếng Anh của David Nunan “Introduction
Discourse Analysis” – Dẫn nhập phân tích diễn ngơn" được hai dịch giả Hồ
Mỹ Huyền và Trúc Thanh dịch [25]. Trong cơng trình này, tác giả đã đề cập
đến vấn đề liên kết, trong đó có phép nối. Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra bốn loại
quan hệ ngữ nghĩa chủ yếu trong phép nối, đó là: nghịch đối, bổ sung, thời
gian và nguyên nhân. Những lý thuyết của công trình này có thể được xem là
cơ sở lý thuyết để nghiên cứu ngữ nghĩa, ngữ dụng của phép nối trong tiếng
Việt.
3.2. Trong nước
Năm 1980, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội
đã ra mắt cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” của Hoàng Trọng Phiến [27]. Đây được
xem là cơ sở để xem xét các quan hệ ngữ nghĩa cơ bản của phép nối sau này.
Năm 1985, cơng trình của Trần Ngọc Thêm “Hệ thống liên kết và văn
bản tiếng Việt” [33] đã được công bố đánh dấu bước phát triển mới của việc
nghiên cứu văn bản nói chung và phép nối nói riêng. Cơng trình đã đề cập đến
khái niệm “liên kết văn bản” và bước đầu phân tích “các phương thức liên kết
giữa các phát ngơn”. Trong đó, dựa trên các loại phát ngơn, tác giả đã chia
phép liên kết thành hai loại cơ bản: phép nối lỏng và phép nối chặt.
Năm 2001, Nhà xuất bản Giáo dục ra mắt cơng trình “Hệ thống liên kết

lời nói tiếng Việt” của Nguyễn Thị Việt Thanh [32]. Trong đó, tác giả chia
liên kết lời nói thành hai phương thức: ngữ kết học và ngữ dụng học. Phương
thức liên kết ngữ kết học lại được chia thành ba tiểu loại: liên kết duy duy trì
chủ đề, liên kết phát triển chủ đề và liên kết logic. Trong đó, phép nối thuộc
phương thức liên kết logic.
Tạp chí Ngơn ngữ, số 4 năm 2005 đã đăng bài viết “Quan hệ ngữ nghĩa
của các phát ngôn, giá trị tu từ của từ VÀ trong liên kết văn bản tiếng Việt”
9


của tác giả Lương Đình Khánh. Tác giả đã nêu những quan hệ ngữ nghĩa cũng
như những chức năng chính yếu của liên từ này: quan hệ nguyên nhân (nhân
– quả), quan hệ tương phản, quan hệ bổ sung và quan hệ thời gian – đồng
thời và nối tiếp.
Năm 2006, quyển “Văn bản và liên kết trong tiếng Việt: Văn bản, mạch
lạc, liên kết, đoạn văn” của Diệp Quang Ban được tái bản lần thứ 3 [2]. Trong
cơng trình này, tác giả đã đề cập đến phép liên kết, trong đó có phép nối [2,
tr.132-134]. Diệp Quang Ban chia phép nối thành hai loại cơ bản: phép nối
lỏng và phép nối chặt.
Năm 2007, Nguyễn Thiện Giáp trong cơng trình “Dụng học Việt ngữ”
[18, tr.35] đã chia phép nối thành bốn loại theo quan hệ ngữ nghĩa của chúng:
đồng hướng, ngược hướng, nhân quả và thời gian – trình tự. Ngồi ra, tác giả
còn đề cập đến liên kết hồi chỉ và liên kết khứ chỉ.
4. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Về mặt lý luận, đề tài này sẽ mô tả và rút ra những đặc điểm về liên
kết logic và liên kết ngữ nghĩa mà các từ nối thuộc phạm trù hợp – tuyển thể
hiện trong văn bản, đóng góp một phần nhỏ vào việc hồn thiện việc nghiên
cứu hệ thống các phương thức liên kết trong văn bản.
Về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu liên kết logic và liên kết ngữ nghĩa
của các từ nối thuộc phạm trù hợp – tuyển sẽ giúp cho công tác giảng dạy văn

bản và liên kết văn bản trong nhà trường hiệu quả hơn. Nhờ đó mà học sinh,
sinh viên, người giảng dạy, thậm chí cả các nhà nghiên cứu có thể sử dụng từ,
ngữ, câu một cách chính xác về nghĩa trong q trình tạo lập văn bản (cả nói
và viết). Luận văn cũng góp thêm một tiếng nói trong xu hướng nghiên cứu
phong cách văn bản.

10


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, trong quá trình
nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích logic – ngữ nghĩa
Trước hết, chúng tơi nghiên cứu các từ nối thuộc phạm trù hợp – tuyển
thông qua những biểu thức logic của chúng. Từ những biểu thức logic này,
chúng tơi phân tích về phạm vi hoạt động và chức năng của các từ nối này
trong vai trò là các tác tử logic.
Các từ nối “và, hay (là), hoặc (là))” khi đi vào thực tiễn của hoạt động
ngơn ngữ sẽ có những biểu hiện về mặt ngữ nghĩa khác nhau. Những biểu
hiện này sẽ được chúng tơi phân tích và rút ra dựa trên những cứ liệu cụ thể
của các tác phẩm của ba nhà văn: Nam Cao, Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn
Thị Thu Huệ.
- Phương pháp phân tích diễn ngơn
Khi dùng ngơn ngữ để giao tiếp, người ta thường nói ra những câu,
những phát ngơn, chứ khơng phải là những từ rời rạc. Tại đó, các từ kết hợp
với nhau theo những quy tắc và chuẩn mực của ngôn ngữ. Cũng trong câu
hoặc phát ngôn cụ thể, người ta mới biết được rằng: Tại trường hợp, hồn
cảnh cụ thể này, từ có nghĩa gì (tức là nó bộc lộ nghĩa nào trong số các nghĩa
của nó). Do vậy, chúng tơi sử dụng phương pháp phân tích diễn ngơn để đặt
các phát ngơn vào những ngữ cảnh cụ thể của nó.

Đề tài của chúng tơi sử dụng phối hợp cả hai phương pháp này nhằm
tạo lập nên những lập luận vững chắc và chặt chẽ.

11


6. Cấu trúc luận văn
Luận văn được chia thành ba phần:
- Phần Mở đầu
- Phần Nội dung
- Phần Kết luận
Trong đó, phần Nội dung gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lí thuyết có liên quan
Chương 2: Đặc điểm liên kết logic và liên kết ngữ nghĩa của từ nối
thuộc phạm trù hợp "và"
Chương 3: Đặc điểm liên kết logic và liên kết ngữ nghĩa của từ nối
thuộc phạm trù tuyển: “hay (là)”, “hoặc (là)”.

12


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT CĨ LIÊN QUAN
1.1. Khái niệm văn bản
Có nhiều khái niệm khác nhau về văn bản. Một số tác giả cho rằng, văn
bản là sản phẩm của cả hoạt động viết và nói, tức là giao tiếp nói chung.
D. Crystal quan niệm rằng “Văn bản là một sản phẩm diễn ngôn xuất
hiện một cách tự nhiên dưới dạng nói, viết hoặc biểu hiện bằng cử chỉ, được
nhận dạng vì những mục đích phân tích. Nó thường là một chỉnh thể ngơn
ngữ với một chức năng giao tiếp có thể xác định được, ví dụ như một cuộc

thoại, một tờ áp phích”. [D.Crystal, 1992].
Nhưng một số tác giả khác lại cho rằng, văn bản chỉ thuộc dạng viết.
Theo David Nunan: “...tôi sẽ sử dụng thuật ngữ văn bản để chỉ bất kỳ
cái nào ghi bằng chữ viết của một sự kiện giao tiếp” [25, tr.34] bởi tác giả
phân biệt khái niệm văn bản và khái niệm diễn ngôn – văn bản trong ngữ
cảnh, tức văn bản nói.
Bùi Tất Tươm cho rằng văn bản ln tồn tại trong q trình giao tiếp,
được đặt trong bối cảnh giao tiếp nhất định [dẫn theo]. Theo quan điểm của
Jacques Lerot – Précis de lingúitique générale, tác giả này khẳng định: “Văn
bản là một phần của lời nói có tính độc lập và mạch lạc tạo thành một hành
động giao tiếp hoàn chỉnh mà nội dung được tổ chức xoay quanh một đề tài”
[dẫn theo].
Diệp Quang Ban trong cơng trình “Văn bản và liên kết trong tiếng Việt”
[2] đã đề cập đến định nghĩa của Barthles như sau:

13


“Chúng ta sẽ gọi cái khách thể của xuyên ngôn ngữ học (tranlinguistic)
là diễn ngôn (discourse) tương tự như văn bản – texte do ngôn ngữ học
nghiên cứu, và chúng ta sẽ định nghĩa nó (hãy cịn sơ bộ) như là một đoạn lời
nói hữu tận bất kỳ, tạo thành một thể thống nhất xét từ quan điểm nội dung,
được truyền đạt cùng với những mục đích giao tiếp thứ cấp và có một tổ chức
nội tại phù hợp với những mục đích này, vả lại (đoạn lời này) gắn với những
yếu tố văn hóa khác nữa, ngồi những nhân tố có quan hệ đến bản thân ngơn
ngữ” (Barthles) (dẫn theo [2], tr.15-16).
Theo Halliday [19], văn bản – một đơn vị của ngôn ngữ - được xác
định không phải dựa vào độ dài ngắn, dạng nói hay viết, bao gồm một động từ
hay nhiều...mà dựa vào tính chỉnh thể, thống nhất về nội dung ngữ nghĩa của
nó.

Cũng theo Halliday [19], khái niệm văn bản không phải lúc nào cũng
được xác định một cách rõ ràng. Theo tác giả, mọi người hay hiểu lầm rằng
chúng ta có thể dễ dàng xác định những bộ phận (câu, cụm câu) nào sẽ cấu
thành nên một văn bản. Nhưng thật sự thì văn bản được xác định tùy theo văn
cảnh và nội dung của những câu, cụm câu đi trước và sau nó. Như vậy theo
Halliday, nếu cụm câu (bao gồm nhiều câu – phát ngơn) có mối quan hệ về ý
nghĩa sẽ tạo thành một văn bản. Theo cách hiểu này, Halliday chỉ quan tâm
đến nội dung ý nghĩa mà không quan trọng hóa về mặt hình thức của văn bản.
Trong luận văn này, chúng tôi thống nhất theo quan niệm của Halliday về
khái niệm văn bản.

14


1.2. Liên kết văn bản
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu ngoài nước
Câu trong văn bản gắn bó với nhau theo một nguyên tắc nhất định.
Hiện tượng này được các nhà nghiên cứu ngơn ngữ học gọi là tính liên kết.
Từ đó đến nay, tính liên kết được xem là một phát hiện mới, một thuộc tính
đặc thù chỉ có ở cấp độ trên câu.
Hiện tượng liên kết được khảo sát sớm hơn cả là hiện tượng lặp hoặc
điệp. Khái niệm này thường được hiểu khá rộng, nó có thể bao gồm việc lặp
các từ cùng gốc, lặp cấu tạo từ, lặp có từ dẫn, thay thế bằng đại từ, bằng từ
đồng nghĩa. B. Palek (1968) gọi hiện tượng này là “sự tham chiếu” [dẫn theo].
Ngồi hiện tượng điệp, người ta cịn chú ý tới những hiện tượng khác mang
chức năng liên kết như việc sử dụng quán từ, từ nối, sử dụng sự tương ứng
thời - thể của các động từ, sử dụng câu hỏi, các hiện tượng tỉnh lược song
hành cú pháp, sự tương tác nêu – báo… Cả đến trật tự từ trong câu và ngữ
điệu cũng được xem là có chức năng liên kết văn bản. Tất cả những hiện
tượng đó được gọi chung là các phương tiện liên kết câu.

Liên kết là một hiện tượng dễ nhận biết nhưng hiện nay cịn nhiều quan
điểm khác nhau khơng thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Một cách khách
quan nhất đến nay cần phải nhắc đến hai hệ thống quan điểm lớn sau đây:
a) Liên kết hạn chế ở những biểu hiện hình thức
Quan điểm này thịnh hành trong giai đoạn các ngữ pháp văn bản, coi
liên kết văn bản phụ thuộc mặt cấu trúc của hệ thống ngôn ngữ. Liên kết được
khai thác cả ở mặt phương tiện hình thức lẫn ở mặt ý nghĩa nên liên kết được
hiểu như là một yếu tố quyết định làm cho một sản phẩm ngơn ngữ có được
cái phẩm chất là một "văn bản".
15


Giai đoạn này vì tính liên kết chủ yếu chỉ hạn chế ở những biểu hiện
hình thức cho nên nó có ngoại diên khá rộng và khơng có khả năng đóng vai
trị nhân tố quyết định trong việc phân biệt văn bản và phi văn bản. Bởi nó dễ
dàng có thể tạo ra những chuỗi câu khơng có mối dây liên kết, không diễn đạt
một nội dung ý nghĩa nào nhưng vẫn được coi là "văn bản".
Theo M.A.K. Halliday [19], việc liên kết câu này với câu kia được thực
hiện bằng các phương thức liên kết sau đây:
- Phép quy chiếu
- Phép thế
- Phép tỉnh lược
- Phép nối
- Phép liên kết từ vựng (bao gồm ba phép nhỏ là lặp từ ngữ, phép dùng
từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa và phép phối hợp từ ngữ).
+ Lặp từ (repetition)
+ Dùng từ đồng nghĩa (synonymy), kể cả những trường hợp gần nghĩa
(như từ thượng danh – superordinates, theo kiểu quan hệ cấp loại –
hyponymy, hay quan hệ chỉnh thể - bộ phận – meronymy) và trái nghĩa
(antonymy).

+ Phối hợp từ ngữ (collocation)
I.A. Figurovskij (1961) [dẫn theo] dựa trên chức năng ngữ pháp của các
phương tiện liên kết chia lên kết thành những loại sau:
- Các phương tiện liên kết có tính chủ ngữ
- Các phương tiện liên kết có tính bổ ngữ

16


- Các phương tiện liên kết có tính trạng ngữ
- Các phương tiện liên kết có tính định ngữ.
b) Liên kết thể hiện ở các quan hệ nghĩa
Quan niệm này thịnh hành vào những năm 70 của thế kỷ XX và ngày
càng được phổ biến rộng rãi bởi khi đã đi sâu và tìm hiểu những đặc trưng của
văn bản, các nhà nghiên cứu ngày càng chú ý đến vai trò của liên kết ngữ
nghĩa.
S.I. Gindin (1977) rút ra kết luận rằng, ở cấp độ trên câu, cú pháp được
xây dựng trước hết trên cơ sở sự phù hợp những đặc trưng ngữ nghĩa của các
đơn vị thuộc cấp dưới [dẫn theo].
V.V. Bogdanov (1977) cũng nhấn mạnh rằng “điều quan trọng là sự
tương tác ấy hoàn toàn dựa trên cơ sở nghĩa”. Tác giả phân biệt tổ chức hình
thức của văn bản với tổ chức ngữ nghĩa của văn bản – tổ chức này được thể
hiện qua một loạt những sự tương hợp về nghĩa [dẫn theo].
Yêu cầu về liên kết ngữ nghĩa còn được thể hiện bằng những thuật ngữ
khác như “tính tồn vẹn” của A.A. Leont’ev (1976) – đó là một “phạm trù
ngơn ngữ học tâm lý biểu thị sự thống nhất về nghĩa của văn bản” hoặc “tính
định hình hồn chỉnh” của V. A. Zvegincev (1980) [dẫn theo].
Với sự bổ sung của liên kết ngữ nghĩa, các nhà ngôn ngữ học văn bản
tiến hành xử lý theo hai hướng:
+) Liên kết ngữ nghĩa được xem xét tách biệt khỏi liên kết hình thức

Điều đó dẫn đến sự tách rời hồn tồn hình thức khỏi nội dung và khiến
cho ngoại diên của khái niệm tính liên kết càng trở nên rộng hơn trước và
càng có nhiều phi văn bản được xem là văn bản. Chẳng hạn nhà nghiên cứu
17


Tiệp Khắc K. Kozhevnikova (1979) thừa nhận sự tồn tại của những “văn bản
có đủ dấu hiệu liên kết hình thức nhưng khơng có sự liên kết tư tưởng tương
ứng” và những văn bản “liên kết (về tư tưởng) trần trụi” khơng có những dấu
hiệu liên kết hình thức; bà còn coi các từ điển, các danh bạ điện thoại… cũng
đều là văn bản [dẫn theo].
+) Liên kết ngữ nghĩa có sự gắn bó với liên kết hình thức
Theo hướng này tính liên kết được định nghĩa là “sự gắn bó về nghĩa
và về hình thức của các yếu tố khơng nhỏ hơn câu trong văn bản” (Nikolaeva
– 1978), có nghĩa là người ta đòi hỏi văn bản nhất thiết phải có đầy đủ cả liên
kết hình thức lẫn liên kết ngữ nghĩa. Cách hiểu này tuy đang được chấp nhận
khá rộng rãi nhưng thực chất lại rơi vào một thái cực mới. Từ chỗ quá rộng nó
lại trở thành quá hẹp, không bao quát được hết các loại văn bản.
A.A. Leont’ev (1979) không thừa nhận những đối thoại không nhằm
vào một chủ đề, một mục đích nhất định là văn bản (mà phần lớn các đối
thoại đều như thế) [dẫn theo].
Có thể nói các nhà ngơn ngữ học thế giới đã đặt ra vấn đề tính liên kết
trong văn bản từ rất sớm nhưng cho đến nay vẫn chưa giải quyết được triệt để
những vấn đề có liên quan đến nó.
1.2.2. Lịch sử nghiên cứu trong nước
Nhiều nhà ngơn ngữ học Việt Nam cũng đã quan tâm đến hiện tượng
liên kết trong văn bản từ rất sớm.
Theo Trần Ngọc Thêm: Văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu
mới chỉ là các phần tử. Ngoài các câu - phần tử, trong hệ thống văn bản cịn
có cấu trúc. Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối quan

hệ, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với toàn văn bản
18


nói chung. Sự liên kết là mạng lưới những quan hệ và liên hệ ấy. Tính liên kết
chính là nhân tố quan trọng nhất có tác dụng biến một chuỗi câu trở thành một
văn bản. Không phải vô cớ mà thuật ngữ “văn bản” trong các ngôn ngữ Ấn –
Âu lại đều bắt nguồn từ chữ Latin textum có nghĩa là “sự liên kết”. Tính liên
kết có khả năng rất lớn. Nó có thể làm cho một chuỗi câu khơng liên quan gì
với nhau trở thành một bộ phận của văn bản bằng cách thêm một câu thứ n +
1 cho nó. Khi đó, cả chuỗi câu hỗn độn kia bỗng nhiên cựa quậy và trở nên
một bộ phận hợp pháp của văn bản [22, tr.19].
Diệp Quang Ban cho rằng liên kết (cohesion) là thứ quan hệ nghĩa giữa
hai yếu tố ngôn ngữ nằm trong hai câu hoặc nằm trong hai vế của một câu
ghép theo kiểu giải thích nghĩa cho nhau. Nói chi tiết hơn, liên kết là thứ quan
hệ nghĩa giữa hai yếu tố ngôn ngữ mà muốn hiểu nghĩa cụ thể của yếu tố này
thì phải tham khảo nghĩa của yếu tố kia, và trên cơ sở đó, hai câu chứa chúng
liên kết được với nhau [2, tr.48]. (Hiện tượng này cũng gặp trong những khúc
đoạn lời nói lớn hơn câu, tuy nhiên về cơ bản vẫn là hiện tượng liên kết giữa
những câu có quan hệ nghĩa với nhau thông qua các phương tiện liên kết, chỉ
có điều là những câu này khơng nằm trong cùng một đoạn lời nói).
Liên kết đặt trên cơ sở nghĩa, do quan hệ ý nghĩa, và quan hệ đó phải
được diễn đạt bằng các phương tiện hình thức của ngơn ngữ. Những hiện
tượng nối kết không được đánh dấu bằng hệ thống các phương tiện hình thức
được xếp vào mạch lạc (coherence) .
Nguyễn Thị Việt Thanh còn mở rộng khảo sát hiện lượng liên kết ra
ngoài phạm vi văn bản viết. Khơng chỉ có văn bản viết mà cả lời nói tự nhiên
cũng có liên kết. Lời nói khơng phải được tạo nên bởi phép cộng đơn thuần
giữa các phát ngôn. Giữa các phát ngôn phải tồn tại những sợi dây liên kết


19


chúng lại với nhau thành một đơn vị để thực hiện chức năng giao tiếp. Những
sợi dây đó là biểu hiện của các phương thức liên kết lời nói [21, tr.25].
Nhìn chung, dù đơn vị cơ sở của phép liên kết có khác nhau nhưng có
một điều được đa số các tác giả thống nhất, đó là: phép liên kết chính là sợi
dây ràng buộc (tùy theo mức độ) về ý nghĩa giữa các đơn vị được liên kết.
1.3. Liên kết logic và liên kết ngữ nghĩa
1.3.1. Liên kết logic
1.3.1.1. Lịch sử nghiên cứu
Liên kết logic và các kiểu quan hệ logic đến nay mới chỉ được đề cập
đến trong một vài cơng trình nghiên cứu của một số nhà ngôn ngữ học Việt
Nam nhưng ở dạng khái quát chứ chưa đi vào chi tiết cụ thể.
a) Theo Trần Ngọc Thêm [33], liên kết logic thuộc về liên kết nội dung
và là sự tổ chức của phần báo.
Khác với trong liên kết chủ đề, trong liên kết logic, đơn vị liên kết chủ
yếu là các hành động, sự việc. Các sự vật, khái niệm cũng có thể là đơn vị
liên kết logic, song chỉ ở những cấp độ thấp. Về mặt ngôn ngữ, các đơn vị liên
kết logic được thể hiện bằng các từ, cụm từ, phát ngôn, chuỗi phát ngơn.
Có thể nói rằng, sự kết hợp của hai đơn vị sẽ được coi là có liên kết
logic khi chúng phù hợp với nhau theo những quan hệ ngữ nghĩa nhất định.
Định nghĩa này cho thấy rằng, muốn nghiên cứu liên kết logic, cần phải tìm
hiểu các khái niệm "quan hệ ngữ nghĩa" và "sự phù hợp ngữ nghĩa" (của các
đơn vị).
Quan hệ ngữ nghĩa có nhiều loại. Trước hết đó là những quan hệ ngữ
nghĩa bậc 1, mang tính khái quát, được nhiều khoa học (ngôn ngữ học, triết
20



học, toán học, logic học) quan tâm như: quan hệ thứ tự, quan hệ bao hàm,
quan hệ tương tự, quan hệ đồng nhất, quan hệ mâu thuẫn…
Lại có những quan hệ ngữ nghĩa bậc hai, làm nhiệm vụ cụ thể hóa các
quan hệ bậc một. Chẳng hạn quan hệ thứ tự được cụ thể hóa thành các quan
hệ: định vị thời gian, trình tự diễn đạt, nhân quả… Quan hệ bao hàm được cụ
thể hóa thành các quan hệ: giống loài, chung riêng, sở hữu, đặc trưng…Quan
hệ tương tự được cụ thể hóa thành các quan hệ: đồng loại, đẳng lập, tuyển
chọn… Quan hệ mâu thuẫn cụ thể hóa thành các quan hệ tương phản, đối lập.
Những quan hệ bậc hai này cịn tiếp tục được cụ thể hóa nhiều nữa
trong quá trình này mỗi lúc một phụ thuộc nhiều hơn và gắn bó chặt hơn với
những nhân tố ngồi ngơn ngữ.
Trước khi nói đến sự phù hợp ngữ nghĩa của các đơn vị, cần phải tìm
hiểu qua về đặc trưng của chính các đơn vị.
Liên kết logic đều có những đặc trưng bản thể (cũng có thể gọi là "đặc
trưng khẳng định") của mình.
Bên cạnh các đặc trưng bản thể, mỗi đơn vị cịn có thể được đặc trưng
bởi các quan hệ ngữ nghĩa nhất định trong mối quan hệ với các đơn vị khác những đặc trưng loại này có thể được gọi là các đặc trưng tiền giả định. Các
đơn vị như từ tự nghĩa, câu tự nghĩa…bao giờ cũng mang đặc trưng tiền giả
định là chủ yếu, chẳng hạn chạy có đặc trưng tiền giả định là nói về một vật
thể hữu hình có khả năng chuyển động.
Khi hai đơn vị cùng cấp độ kết hợp lại với nhau, nếu các đặc trưng bản
thể và tiền giả định của chúng khơng đối lập nhau mà có điểm chung thì địi
hỏi sự phù hợp ngữ nghĩa trong phạm vi càng rộng. Ở văn bản, mỗi phát ngôn

21


thứ n trong đó phải phù hợp với tồn bộ những phát ngơn đứng trước đó. Cho
đến phát ngơn cuối cùng thì phải có sự phù hợp trong tồn văn bản.
Trong số 10 phương thức liên kết hình thức đã trình bày, có ba phương

thức được dành riêng để thể hiện các quan hệ ngữ nghĩa vừa nêu. Đó là phép
tuyến tính, phép nối lỏng, phép nối chặt.

22


b) Theo Diệp Quang Ban [2], quan hệ logic bao gồm sáu kiểu sau:
- Quan hệ thời gian (thời điểm, thời hạn, đồng thời, trước sau, sau
trước, liên tục, gián đoạn).
- Quan hệ bổ sung
- Quan hệ nguyên nhân (bao gồm cả hệ quả)
- Quan hệ mục đích
- Quan hệ điều kiện
- Quan hệ tương phản (bao gồm cả quan hệ nhượng bộ).
c) Theo Nguyễn Việt Thanh [32], liên kết logic khơng chỉ có trong văn
bản mà cịn có cả trong lời nói. Nếu như liên kết chủ đề là sự tổ chức những
phần nêu (bằng chủ đề) của các phát ngơn, các đoạn văn thì liên kết logic chủ
yếu là sự tổ chức các phần báo (bằng thuật đề) của các phát ngôn, các đoạn
văn. Liên kết logic được thực hiện bằng hai phương thức chủ yếu là phép nối
và phép tuyến tính. Ở phương thức nối, quan hệ này được diễn đạt nhờ các từ
nối và được thể hiện rất rõ ở phương thức này. Còn phương thức tuyến tính
thì nhờ vào chính trật tự tuyến tính của các phát ngôn.
1.3.1.2. Các kiểu quan hệ logic trong văn bản
a) Quan hệ logic được đánh dấu
Quan hệ logic được đánh dấu (market) là quan hệ logic được thể hiện
bằng các phương tiện nối (có thể là từ, có thể là cụm từ, cũng có thể là một
ngữ), hoặc một yếu tố nào đó biểu thị mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu.
Trong quá trình khảo sát các văn bản chúng tôi nhận thấy quan hệ logic được
đánh dấu bao gồm 6 kiểu quan hệ chính sau đây và trong mỗi loại quan hệ
này lại có những kiểu quan hệ ngữ nghĩa ở bậc nhỏ hơn:

23


- Quan hệ thời gian: Thời gian đồng thời, thời gian kế tiếp, thời gian đột
biến, thời gian đảo
- Quan hệ không gian: Không gian tâm, không gian biên, không gian định
hướng
- Quan hệ liệt kê: Quan hệ liệt kê mang tính bổ sung, quan hệ liệt kê mang
tính nhấn mạnh, quan hệ liệt kê theo trình tự diễn đạt, quan hệ liệt kê mang
tính xác minh nhấn mạnh.
- Quan hệ tương phản đối lập
- Quan hệ nhân quả (bao gồm cả quan hệ quả nhân)
- Quan hệ mục đích điều kiện
b) Quan hệ logic không được đánh dấu bằng các phương tiện nối kết
Quan hệ logic không được đánh dấu (unmarket) là quan hệ logic không
được thể hiện bằng từ nối, mà chỉ được xác lập bằng chính nội dung ngữ
nghĩa giữa các câu trong văn bản.
Quan hệ logic khơng được đánh dấu bao gồm 4 loại chính sau:
- Quan hệ thuyết minh bổ sung: Là quan hệ ngữ nghĩa mà các phát ngôn đi
sau hoặc đi trước phát ngơn chính và bổ sung thêm thơng tin, ý nghĩa cho phát
ngơn chính.
- Quan hệ thời gian: Các phát ngơn liên kết với nhau theo một trình tự thời
gian nhất định: trước sau, sau trước; đồng thời; liên tục; gián đoạn…
- Quan hệ nguyên nhân: Các phát ngôn đi trước là nguyên nhân dẫn đến
những hành động sự việc diễn ra ở phát ngơn sau. Quan hệ ngun nhân cịn
bao gồm cả quan hệ quả nhân (kết quả xảy ra trước, và nguyên nhân được đưa
ra trong phát ngôn đi sau).
24



- Quan hệ đối lập: Đây là quan hệ tương phản, đối lập (nghịch đối) các
hành động, sự kiện, sự việc, tính chất… giữa các phát ngơn.
Đi sâu vào tìm hiểu quan hệ logic không được đánh dấu bằng các phương
tiện nối kết ta mới thấy hết được vai trò quan trọng của quan hệ logic. Từ đó
thấy được sự thể hiện rất phong phú đa dạng của quan hệ logic trong việc liên
kết văn bản.
1.3.2. Liên kết ngữ nghĩa
Khác với ở bình diện liên kết hình thức, ở bình diện liên kết nội dung
(hoặc liên kết ngữ nghĩa), các phương tiện liên kết phong phú hơn rất nhiều.
Ở đây có thể quan sát thấy sự tham gia của tất cả các yếu tố ngơn ngữ trong
việc tạo ra tính hoàn chỉnh về nội dung của văn bản.
Liên kết nội dung trước hết nhằm tới ba mục tiêu: (i) thể hiện được chủ
đề của văn bản, (ii) tạo được tính chặt chẽ, logic của văn bản và (iii) kết nối
được các văn bản, nếu cần, trong những tình huống giao tiếp nhất định. Điều
này có nghĩa là liên kết nội dung văn bản quyết định tới việc, liệu văn bản có
thỏa mãn được sáu đặc trưng cịn lại (tức là trừ đặc trưng về "tính liên kết
hình thức") của văn bản hay không.
Liên kết nội dung được thực hiện bởi một số phương thức sau:
+ Lặp từ vựng
Để bảo đảm cho văn bản có tính liên kết chủ đề, nghĩa là các câu phải
cùng hướng tới việc thể hiện một chủ đề cho trước, thì biện pháp đơn giản
nhất là lặp từ vựng. Biện pháp lặp từ vựng, nói chung, dựa trên việc sử dụng
những yếu tố từ vựng (từ, tên gọi, cụm từ) trong các phát ngôn khác nhau,
khiến cho chủ đề của văn bản được duy trì.

25


×