Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Đảng bộ quận lê chân thành phố hải phòng lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông bậc tiểu học và trung học cơ sở từ năm 2001 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

HỨA THANH MAI

ĐẢNG BỘ QUẬN LÊ CHÂN (THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG)
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG BẬC TIỂU HỌC
VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2 quyển – 110 trang – xc14

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

HỨA THANH MAI

ĐẢNG BỘ QUẬN LÊ CHÂN (THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG)
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG BẬC TIỂU HỌC
VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Trọng Phúc

Hà Nội – 2015


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Nội dung

STT

Kí hiệu

1

Cơ sở vật chất

CSVC

2

Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

DS - KHHGĐ

3

Giáo dục - Đào tạo


GD - ĐT

4

Giáo dục phổ thông

GDPT

5

Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở

PCGD THCS

6

Trung học cơ sở

THCS

7

Trung ƣơng

TW

8

Ủy ban nhân dân


UBND

9

Xã hội hóa giáo dục

XHHGD


MỤC LỤC
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu......................................................................... 4
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu..................................................................................... 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 5
4.1. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 5
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 5
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................... 5
5.1. Nguồn tƣ liệu .................................................................................................. 5
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 6
6. Đóng góp của luận văn ...................................................................................... 6
7. Bố cục của luận văn .......................................................................................... 6
CHƢƠNG I: ĐẢNG BỘ LÊ CHÂN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG (2001 – 2005) ............................................................................... 7
1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội quận Lê Chân và tình hình giáo dục phổ thơng ở
quận Lê Chân trƣớc năm 2001. ............................................................................. 7
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 7
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................ 9

1.1.3. Truyền thống lịch sử - văn hóa ................................................................. 12
1.1.4. Giáo dục phổ thông Lê Chân những năm trƣớc năm 2001. ...................... 14
1.1.4.1. Đƣờng lối đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới GDPT nói riêng của
Đảng, Nhà nƣớc................................................................................................... 14
1.1.4.2. Giáo dục phổ thông Lê Chân (1986 - 2000) .......................................... 16
1.2. Đảng bộ quận Lê Chân lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông giai đoạn
2001 - 2005.......................................................................................................... 20
1.2.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển giáo dục đào tạo 20


1.2.2. Chủ trƣơng phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ quận Lê Chân và
quá trình chỉ đạo thực hiện .................................................................................. 24
1.2.3. Kết quả phát triển giáo dục phổ thông của quận Lê Chân (2001 - 2005) . 27
1.2.3.1. Quy mô trƣờng, lớp, học sinh ................................................................ 27
1.2.3.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy - học .................................................. 30
1.2.3.3. Công tác xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ....................... 33
1.2.3.4. Công tác quản lý giáo dục, kết hợp học đi đôi với hành ........................ 35
1.2.3.5. Chất lƣợng giáo dục ............................................................................... 38
CHƢƠNG 2. ĐẢNG BỘ LÊ CHÂN LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG (2006 - 2010) .......................................................... 44
2.1. Những quan điểm mới của Đảng về phát triển giáo dục phổ thông ............ 44
2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử ...................................................................................... 44
2.1.2. Chủ trƣơng đổi mới giáo dục của Đảng, Nhà nƣớc và thành phố Hải
Phòng ................................................................................................................... 47
2.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ quận Lê Chân về phát triển giáo dục phổ thơng và
q trình chỉ đạo thực hiện .................................................................................. 51
2.3. Sự phát triển của giáo dục phổ thông Lê Chân giai đoạn 2006 - 2010 ........ 53
2.3.1. Quy mô trƣờng, lớp, học sinh ................................................................... 53
2.3.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy - học ..................................................... 56
2.3.3. Công tác xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý .......................... 59

2.3.4. Công tác quản lý giáo dục, kết hợp học đi đôi với hành........................... 63
2.3.5. Chất lƣợng giáo dục .................................................................................. 68
CHƢƠNG 3. NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ................ 75
3.1. Nhận xét chung............................................................................................. 75
3.1.1. Mạng lƣới, quy mô trƣờng lớp và số lƣợng học sinh có những bƣớc phát
triển mới .............................................................................................................. 75
3.1.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy – học đƣợc quan tâm đầu tƣ................. 75
3.1.3. Công tác xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đƣợc coi trọng. 76
3.1.4. Công tác quản lý giáo dục và xã hội hóa giáo dục .................................... 77
3.1.5. Chất lƣợng giáo dục .................................................................................. 78


3.2. Một số kinh nghiệm ..................................................................................... 80
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 90
PHỤ LỤC ...........................................................................................................95


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn Thạc sĩ, tôi đã
nhận đƣợc sự giúp đỡ, tạo điều kiện quý báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Trƣớc tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Trọng
Phúc ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ về mọi mặt, động viên tơi hồn
thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cơ đã tận tình giảng dạy, hƣớng dẫn,
truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để tơi hồn thành
chƣơng trình đào tạo ở trƣờng.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bạn đồng nghiệp đã nhiệt
tình giúp đỡ, trao đỏi và có những đóng góp tích cực trong q trình tơi hồn
thành luận văn.

Và cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, những ngƣời đã luôn tạo
điều kiện thuận lợi, sát cánh, động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2014
Ngƣời viết

Hứa Thanh Mai


1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển với
những bƣớc tiến nhảy vọt, đƣa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang
kỷ nguyên công nghệ thông tin và kinh tế tri thức. Khoa học công nghệ đã đổi
mới hết sức nhanh chóng, trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế xã hội, mà nền tảng của sự phát triển này là GD - ĐT. Trình độ dân trí cùng với
khoa học - cơng nghệ trở thành nhân tố quyết định sức mạnh và vị thế của mọi
quốc gia. Do đó, bất kỳ quốc gia nào cũng đều nhận thức đƣợc vai trò và vị trí
hàng đầu của giáo dục.
Đảng ta đã sớm nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt của sự nghiệp GD ĐT. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (7/1996), Đảng đã xác định:
“Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu
nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4/2001) tiếp tục khẳng định: “Phát
triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con
người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
vững”.
Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (4/2006) Đảng ta đã đề ra: “Giáo dục và
đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động
lực thúc đẩy cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước”.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (1/2011) đã khẳng định
"Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện

đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế
quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là
khâu then chốt” và “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát
triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất
nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam".
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, GDPT là nền tảng văn hóa của một
nƣớc, là sức mạnh tƣơng lai của một dân tộc. Đó là bậc học giữ vai trò “mở
1


đầu” và “tiếp nối” cho các bậc học kế tiếp. Chính vì vậy, GDPT giữ vị trí “bản
lề” trong hệ thống giáo dục nƣớc ta, luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt quan
tâm.
Lê Chân là một quận nội thành của Hải Phịng với vị trí tiếp giáp quận
Ngơ Quyền và một phần quận Dƣơng Kinh ở phía Đơng; quận Kiến An, huyện
An Hải ở phía Tây; quận Dƣơng Kinh ở phía Nam và quận Hồng Bàng ở phía
Bắc. Quận Lê Chân lại là nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp. Thế mạnh ấy chính là động lực giúp Lê Chân vƣợt qua mọi
khó khăn và phát triển mạnh mẽ, với tốc độ tăng trƣởng GDP bình qn ln ở
mức hai con số trong nhiều năm qua (25 - 31%/năm).
Cùng với nhiệm vụ chung của cả nƣớc, ngay từ năm 2001, quận uỷ Lê
Chân đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là: muốn phát triển kinh tế - xã hội
với tốc độ cao thì Lê Chân phải khai thác và sử dụng mọi nguồn lực, trong
đó nguồn lực con ngƣời đóng vai trị quyết định. Song, nguồn lực con
ngƣời chính là ngƣời lao động, có hiểu biết cao, tay nghề thành thạo, phẩm
chất tốt đẹp... cần phải đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng và phát huy bởi một nền giáo
dục tiên tiến. Để thực hiện nhiệm vụ trên, cần phải tăng cƣờng sự lãnh đạo của
quận uỷ đối với cơng tác GDPT, đó là yếu tố quyết định để đƣa giáo dục và đào
tạo của quận Lê Chân phát triển.
Vì những lí do trên, tác giả chọn vấn đề “Đảng bộ quận Lê Chân (thành

phố Hải Phịng) lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thơng bậc tiểu học và
trung học cơ sở từ 2001 đến 2010” làm luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử,
chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam với mong muốn tìm hiểu những
thành tựu và hạn chế của sự nghiệp GDPT quận Lê Chân, qua đó rút ra một số
kinh nghiệm cho sự lãnh đạo của Đảng bộ quận Lê Chân đối với sự phát triển
của GDPT.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
GD - ĐT là một trong những yếu tố vơ cùng quan trọng có tính chất quyết
định đến sự hƣng thịnh hay suy vong của nƣớc nhà. Cho đến nay đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu về lịch sử giáo dục Việt Nam nói chung và giai đoạn từ
2


năm 2000 nói riêng. Trong đó có một số cuốn điểm qua về lịch sử GDPT cũng
nhƣ những chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với GDPT.
Đầu tiên là cuốn “Bàn về công tác giáo dục” của Chủ tịch Hồ Chí Minh do
Nxb Sự thật phát hành năm 1972. Trong cuốn sách này, Ngƣời đã nêu bật vai trò
cực kỳ quan trọng của công tác giáo dục và phản ánh sự cần thiết của một nền
giáo dục mới dƣới chế độ xã hội chủ nghĩa.
Cuốn “Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam” của tác
giả Lê Văn Giạng do Nxb Chính trị Quốc gia phát hành năm 2003, trong đó có
dành một phần nhỏ mơ tả hoạt động của nền giáo dục nƣớc Việt Nam thống nhất
(từ năm 1975 đến năm 2000). Tuy nhiên, nhƣ tên gọi của cuốn sách, tác giả
cũng mới chỉ trình bày một cách khái quát nhất nền giáo dục Việt Nam nói
chung. GDPT giai đoạn này đƣợc đề cập đến một cách sơ sài.
Cuốn “Lịch sử giáo dục Việt Nam” do Bùi Minh Hiền biên soạn, đƣợc
Nxb Đại học Sƣ phạm phát hành năm 2004. Đây là giáo trình dùng cho sinh viên
các trƣờng Đại học và Cao đẳng sƣ phạm, viết hết sức sơ lƣợc về lịch sử giáo
dục Việt Nam.
Bộ sách “Giáo dục Việt Nam 1945 - 2010” gồm 2 tập, do Trung tâm thông

tin giáo dục và khuyến học biên soạn, đƣợc Nxb Giáo dục phát hành năm 2010.
Bộ sách khái quát thành tựu của nền giáo dục Việt Nam, chiến lƣợc phát triển
giáo dục và toàn cảnh về giáo dục cả nƣớc trong 65 năm qua. Đây là cơng trình
đƣợc biên soạn rất cơng phu, chính xác từ nguồn tin cụ thể của từng đơn vị giáo
dục trên 63 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc.
Ngoài ra cịn có các cơng trình định hƣớng về GD - ĐT của GS.TS Phạm
Minh Hạc nhƣ: “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI”, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 1999; “Về giáo dục”, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2000; “Nhân tố mới về giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH” do GS.TS Phạm Minh Hạc chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2002;…
Liên quan đến GDPT có thể đề cập đến một số cơng trình nhƣ: cuốn “35
năm phát triển sự nghiệp GDPT” do Võ Thuần Nho chủ biên, Nxb Giáo dục,
3


1980; “Nhà trường phổ thông Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử” của Viện Khoa
học giáo dục do Nxb Đại học quốc gia Hà Nội phát hành năm 2001; “Giáo dục
Việt Nam những thập niên đầu thế kỉ XXI: “Đổi mới nâng cao vai trò, trách
nhiệm, đạo đức của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trong xu thế
Việt Nam hội nhập quốc tế” do Nxb Lao động phát hành năm 2006;…
Nghiên cứu về sự lãnh đạo của các đảng bộ địa phƣơng đối với GDPT có
một số cơng trình nhƣ: Nguyễn Thị Quế Liên (2007), Đảng bộ Thái Bình lãnh
đạo sự nghiệp GDPT từ năm 1986 đến năm 2005, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Đại
học quốc gia Hà Nội; Ngô Thị Thu Hà (2009), Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh
đạo phát triển GDPT từ năm 1996 đến năm 2006, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Đại
học quốc gia Hà Nội; Lê Thị Yến (2012), Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo
phát triển GDPT từ năm 1996 đến năm 2010, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Đại học
Quốc gia Hà Nội;…
Tại Hải Phòng đã có cơng trình “Đảng bộ thành phố Hải Phịng lãnh đạo

thực hiện chính sách Xã hội hóa giáo dục(1996 - 2009)” của Phạm Thị Dung,
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Đại học quốc gia Hà Nội, 2010. Đề tài này chỉ tập
trung nghiên cứu q trình thực hiện cơng tác Xã hội hóa giáo dục dƣới sự lãnh
đạo của Đảng bộ thành phố.
Có thể nói những cơng trình trên rất phong phú, đa dạng về nội dung và
phạm vi nghiên cứu nhƣng cho đến nay chƣa có một cơng trình nào nghiên cứu
đầy đủ, hệ thống về quá trình Đảng bộ quận Lê Chân lãnh đạo phát triển GDPT
giai đoạn 2001- 2010. Tuy nhiên, những bài viết và các công trình trên đã cung
cấp cho tơi những tƣ liệu q giá về GDPT. Tơi sẽ lấy đó làm tƣ liệu và tham
khảo những đánh giá, nhận xét của các tác giả để hồn thành đề tài của mình.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ quận Lê Chân
đối với sự nghiệp GDPT từ năm 2001 đến năm 2010, bao gồm hai bậc học: Tiểu
học và THCS.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
4


- Nội dung:
+ Luận văn nghiên cứu những đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng Cộng sản
Việt Nam; các nghị quyết của Đảng bộ thành phố Hải Phòng và quận Lê Chân
về giáo dục và GDPT trong những năm 2001 - 2010.
+ Thành tựu và hạn chế của sự nghiệp GDPT ở quận Lê Chân giai đoạn
2001 - 2010.
- Thời gian: Luận văn nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ quận Lê Chân
từ năm 2001 đến năm 2010.
- Không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu trên địa bàn quận Lê Chân.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu

Làm rõ những quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng bộ quận Lê
Chân đối với sự nghiệp GDPT giai đoạn 2001 – 2010; Nêu rõ những thành tựu,
hạn chế và rút ra những kinh nghiệm để phục vụ cho quá trình phát triển GDPT
của quận.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp, hệ thống những tƣ liệu lịch sử có liên quan đến sự nghiệp
GDPT quận Lê Chân trong những năm 2001 - 2010.
- Trình bày một cách có hệ thống q trình Đảng bộ quận Lê Chân vận
dụng quan điểm, đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; các chủ trƣơng, chính
sách của Đảng bộ thành phố Hải Phòng về GD - ĐT và GDPT và chỉ đạo thực
hiện phát triển GDPT trên địa bàn quận từ năm 2001 đến năm 2010.
- Khẳng định những thành tựu và hạn chế của sự nghiệp GDPT quận Lê
Chân, qua đó rút ra một số kinh nghiệm cho sự lãnh đạo của Đảng bộ quận đối
với sự phát triển của GDPT.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả khai thác triệt để các nguồn sử
liệu về GDPT Lê Chân từ năm 2001 đến năm 2010, trong đó tập trung khai thác
các nguồn sử liệu sau:
5


- Các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc
về giáo dục làm cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài.
- Các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Thành ủy Hải Phòng, Quận ủy Lê Chân,
Ủy ban nhân dân thành phố , Ủy ban nhân quận, Sở GD - ĐT Hải Phịng, Phịng
GD - ĐT Lê Chân thời kì 2001 - 2010.
- Các báo cáo tổng kết năm học của Phòng GD - ĐT Lê Chân giai đoạn 2001 -2010.
- Các báo cáo tổng kết của một số trƣờng phổ thông trên địa bàn quận từ 2001
đến 2010.

- Các công trình nghiên cứu về lịch sử của thành phố, quận có liên quan đến GD ĐT.
- Các bài viết trên các báo, tạp chí có liên quan…
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Các phƣơng pháp chủ yếu: phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic.
- Các phƣơng pháp khác: phƣơng pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng
hợp…để làm rõ những vấn đề cần thiết trong q trình nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn trình bày có hệ thống các quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của
Đảng bộ quận Lê Chân đối với sự nghiệp GDPT của quận (2001 - 2010).
- Phục dựng chân thực toàn cảnh bức tranh GDPT Lê Chân từ năm 2001
đến năm 2010. Qua phân tích, đánh giá những thành tựu và hạn chế, luận văn rút
ra một số bài học kinh nghiệm trong phát triển GDPT Lê Chân, góp phần hoạch
định các chính sách phát triển giáo dục của Lê Chân trong những năm tiếp theo.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
phần nội dung luận văn đƣợc cấu tạo thành 3 chƣơng.
Chƣơng 1. Phát triển GDPT ở quận Lê Chân (2001 - 2005)
Chƣơng 2. Đẩy mạnh phát triển GDPT ở quận Lê Chân (2006 - 2010)
Chƣơng 3. Nhận xét chung và một số kinh nghiệm

6


CHƢƠNG I
ĐẢNG BỘ LÊ CHÂN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG (2001 – 2005)
1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội quận Lê Chân và tình hình giáo dục phổ
thông ở quận Lê Chân trƣớc năm 2001.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Lê Chân là một quận nội thành của Hải Phịng với vị trí tiếp giáp quận

Ngơ Quyền và một phần quận Dƣơng Kinh ở phía Đơng; quận Kiến An, huyện
An Hải ở phía Tây; quận Dƣơng Kinh ở phía Nam và quận Hồng Bàng ở phía
Bắc.
Lịch sử vùng đất Lê Chân gắn liền với truyền thuyết về ngƣời con gái nổi
danh tài sắc đã có cơng khai phá vùng đất Hải Phịng và đánh đuổi qn đơ hộ
phƣơng Bắc, giành độc lập dân tộc - Nữ tƣớng Lê Chân.
Địa bàn quận Lê Chân nay nằm trên địa bàn các làng xƣa: An Dƣơng, An
Biên, Hàng Kênh và Niệm Nghĩa…thuộc tổng An Dƣơng, huyện An Dƣơng,
phủ Kinh Môn, trấn Hải Dƣơng. Năm 1872, thực dân Pháp đánh chiếm vùng đất
Ninh Hải (Hải Phòng ngày nay).
Năm 1901, theo cách phân chia của ngƣời Pháp, địa bàn quận Lê Chân
nay là địa bàn Đệ nhị hộ và phần lớn Đệ nhất hộ. Trƣớc năm 1945, tƣơng ứng
với Đệ nhị và Đệ ngũ hộ. Những năm 1945 - 1955, chính quyền thực dân gọi là
khu: An Dƣơng, Dƣ Hàng, Hàng Kênh và Nhà Thƣơng. Trong khi đó, ta chia
địa bàn Lê Chân thành 3 khu (tồn thành có 13 khu), và những năm 1950 - 1952
đổi là quận cửa Cấm; năm 1953 trở lại khu nhƣ trƣớc. Ngày 5 -7 - 1961, nội
thành Hải Phịng thành lập 3 khu mới: Lê Chân, Ngơ Quyền, Hồng Bàng. Khu
Lê Chân gồm các đơn vị khu phố Dƣ Hàng cũ; một số tiểu khu, tổ dân cƣ thuộc
khu phố Cầu Đất cũ và các tiểu khu thuộc khu phố Hàng Kênh cũ. Khi mới
thành lập, khu phố Lê Chân có diện tích 4,1 km2, dân số trên 5 vạn ngƣời. Ngày
25 - 9 - 1981, khu Lê Chân đổi thành quận Lê Chân, có 12 phƣờng: An Biên, An
Dƣơng, Cát Dài, Dƣ Hàng, Đông Hải, Hàng Kênh, Hồ Nam, Lam Sơn, Mê Linh,
7


Niệm Nghĩa, Trại Cau, Trần Nguyên Hãn (1994). Ngày 20 - 12 - 2002, chuyển 2
xã Dƣ Hàng Kênh và Vĩnh Niệm thuộc huyện An Hải (cũ) về quận Lê Chân
quản lý và đổi thành 2 phƣờng có tên tƣơng ứng. Ngày 10 - 1 - 2004, chia
phƣờng Niệm Nghĩa thành 2 phƣờng: Niệm Nghĩa và Nghĩa Xá; sáp nhập
phƣờng Mê Linh vào phƣờng An Biên. Ngày 5 - 4 - 2007, chia phƣờng Dƣ

Hàng Kênh thành 2 phƣờng: Dƣ Hàng Kênh và Kênh Dƣơng. Theo đó, diện tích
tự nhiên của quận tăng lên là 12 km2 với 15 phƣờng. Việc mở rộng diện tích,
khơng gian tạo điều kiện thuận lợi cho quận Lê Chân phát triển kinh tế - xã hội
tích cực hơn.
Theo số liệu thống kê do Phịng Thống kê quận Lê Chân cung cấp, năm
2013 Lê Chân có tổng diện tích đất tự nhiên 1.186,3 ha, trong đó đất nơng
nghiệp có 122,54 ha (chiếm 10,33%). Trong 122,54 ha đất nơng nghiệp thì đất
sản xuất nơng nghiệp là 77,26 ha (chiếm 6,51%), đất nuôi trồng thủy sản 44,63
ha (chiếm 3,76%), đất nông nghiệp khác là 0,65 ha (chiếm 0,05%). Diện tích
nhóm đất phi nơng nghiệp là 1.059,66 ha (chiếm 89,33%), trong đó: đất ở đơ thị
là 565,31 ha (chiếm 47,67%), đất chuyên dùng là 389,15 ha (chiếm 32,8%), đất
sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng 87,45 ha (chiếm 7,37%), đất nghĩa trang
nghĩa địa 11,8 ha (chiếm 0,99%) và đất tơn giáo tín ngƣỡng 5,95 ha (chiếm
0,5%). Diện tích đất chƣa sử dụng là 4,1 ha (chiếm 0,34%). Nhƣ vậy trong cơ
cấu đất đai của quận, đất phi nông nghiệp chiếm tới 89,33% trong khi đất nông
nghiệp chỉ chiếm 10,33%. Điều đó chứng tỏ nơng nghiệp chỉ giữ vị trí rất nhỏ
trong kinh tế của quận.
Nhìn chung, thời gian qua, diện tích đất phi nơng nghiệp của quận tăng
lên nhiều. Trong đó đất chun dùng và đất ở đơ thị là tăng nhiều nhất. Diện tích
đất phi nơng nghiệp tăng lên chủ yếu do xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển một
số khu cơng nghiệp và cơng trình cơng cộng. Diện tích đất chƣa sử dụng của
quận khơng đáng kể, chỉ chiếm 0,34% diện tích đất tự nhiên. Điều đó chứng tỏ
quỹ đất của quận về cơ bản đã đƣợc khai thác hết.

8


1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Với phƣơng châm lãnh đạo, chỉ đạo “tập trung - quyết liệt - cụ thể - trọng
tâm”, năm 2013, tuy gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, quận Lê Chân đã hồn

thành khá tồn diện nhiệm vụ năm 2013.
Giá trị sản xuất cơng nghiệp khu vực quận quản lý đạt 245 tỷ đồng (bằng
100% kế hoạch). Thu ngân sách nhà nƣớc ƣớc đạt 332,478 tỷ đồng (bằng 74%
kế hoạch), trong đó: thu thuế ƣớc đạt 306,837 tỷ đồng (bằng 72,4% kế hoạch và
bằng 103% so với năm 2012), thuế ngoài quốc doanh ƣớc đạt 156,011 tỷ đồng
(bằng 75,4% kế hoạch). Chi ngân sách địa phƣơng đạt 293,125 tỷ đồng (bằng
87% kế hoạch).
Chủ đề năm “Du lịch và đô thị” đƣợc quận tập trung chỉ đạo và tổ chức
thực hiện hiệu quả, đồng bộ. Công tác chỉnh trang đô thị, quản lý quy hoạch,
quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bảo đảm trật tự an tồn
giao thơng, trật tự đƣờng hè, vệ sinh mơi trƣờng đƣợc tăng cƣờng, có nhiều
chuyển biến tích cực (đã tổ chức cơng bố điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/2000
quận và 15 phƣờng; cấp 422 giấy phép xây dựng (chiếm 83% tổng số hộ xây
dựng và bằng 115% kế hoạch); cấp 4.100 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(bằng 102,5% kế hoạch Thành phố giao và bằng 115,9% so với năm 2012).
Công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm đƣợc tập trung chỉ đạo cơ
bản đảm bảo tiến độ. Quận đã tổ chức nhiều hoạt động văn hoá - văn nghệ, thể
dục - thể thao ý nghĩa, sôi nổi (tổ chức thành công Lễ hội Đền Nghè - Nữ tƣớng
Lê Chân, Lễ hội danh tƣớng Phạm Tử Nghi, Đại hội Thể dục Thể thao quận lần
thứ VII,...). Qua đó đã khai thác đƣợc tiềm năng du lịch, khôi phục nhiều nét
truyền thống, tạo ấn tƣợng sâu sắc về hình ảnh quận.
Văn hóa - xã hội đƣợc triển khai sâu rộng, đạt nhiều kết quả quan trọng. Giáo
dục và đào tạo quận tiếp tục giữ vững các danh hiệu thi đua: Đứng đầu Thành
phố về công tác kiểm định chất lƣợng giáo dục, 14 năm liên tục về chất lƣợng
học sinh giỏi bậc THCS, về tỷ lệ thi đỗ vào lớp 10 các trƣờng công lập. Triển
khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết 02-NQ/QU của Ban Thƣờng vụ Quận uỷ về
phát triển giáo dục mầm non. Thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm,
9



học thêm và thu chi tài chính trong các nhà trƣờng. Cơng tác chăm sóc sức khoẻ
nhân dân và phịng chống dịch bệnh đƣợc duy trì thƣờng xuyên. Tăng cƣờng
quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực y tế tƣ nhân, vệ sinh an tồn thực phẩm. Cơng tác
dân số, gia đình và trẻ em tiếp tục đƣợc đổi mới, đa dạng về nội dung, hình thức,
chất lƣợng đƣợc nâng lên rõ rệt. Theo số liệu của Phòng Thống kê quận Lê Chân,
tính đến cuối năm 2013, dân số của tồn quận là 218.319 ngƣời với tỉ lệ tăng dân
số tự nhiên là 0,56%. Số sinh cả năm 2.098 cháu, tỷ lệ sinh giảm 0.1%.
Công tác an sinh xã hội đƣợc đảm bảo: giới thiệu việc làm mới cho 6272
lao động (bằng 100% kế hoạch); xây mới, sửa chữa lớn 15 nhà, sửa chữa nhỏ 30
nhà cho các đối tƣợng chính sách; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,15% (bằng 100%
kế hoạch),... Cơng tác cải cách hành chính tiếp tục đƣợc đẩy mạnh.
Quốc phòng - an ninh đƣợc củng cố và giữ vững. Trật tự an toàn xã hội
đƣợc đảm bảo và có chuyển biến tích cực. Cơng tác phịng chống tham nhũng,
lãng phí đƣợc chỉ đạo thƣờng xuyên. Việc xem xét, giải quyết các đơn thƣ khiếu
nại, tố cáo đƣợc quan tâm, chỉ đạo giải quyết kịp thời, hạn chế thấp nhất các sai
sót và tình trạng đơn thƣ vƣợt cấp.
Cơng tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và vận động nhân dân tiếp
tục đƣợc đổi mới, hoàn thành tồn diện các nhiệm vụ cơng tác đề ra. Triển khai
thực hiện hiệu quả, đồng bộ các lĩnh vực giáo dục chính trị tƣ tƣởng, tuyên
truyền, lý luận chính trị, khoa giáo và lịch sử Đảng; sơ kết 2 năm và biểu dƣơng
những điển hình tiêu biểu trong thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về
tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh.
Tập trung kiểm tra, chỉ đạo thực hiện các giải pháp khắc phục hạn chế, khuyết
điểm sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung
ƣơng 4 (khóa XI) về cơng tác xây dựng Đảng từ quận đến cơ sở tạo ra những
chuyển biến tích cực. Kết nạp 163 đảng viên (bằng 125,4% kế hoạch). Điều
động, luân chuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với 83 cán bộ diện Quận uỷ quản
lý; bổ sung 01 ủy viên Ban Thƣờng vụ Quận ủy nhiệm kỳ 2010 - 2015. Triển
khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chƣơng trình Cơng tác kiểm tra, giám sát
năm 2013. Thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên theo đúng quy

10


định. Chủ động nắm bắt tình hình diễn biến tƣ tƣởng cán bộ, đảng viên và nhân
dân; tình hình hoạt động của các cơ sở tơn giáo, tín ngƣỡng trên địa bàn; những
vấn đề bức xúc nảy sinh, nhất là liên quan đến lĩnh vực đền bù, giải phóng mặt
bằng các dự án. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng mơ hình “dân vận
khéo”. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, đổi mới công tác chỉ đạo, điều
hành, sâu sát cơ sở, chấn chỉnh kỷ cƣơng, kỷ luật cơng vụ.
Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể tiếp tục đổi mới nội dung, phƣơng thức
hoạt động. Phối hợp tốt với UBND quận tổ chức nhiều phong trào, hoạt động cụ
thể, thiết thực tập hợp đoàn viên, hội viên tham gia, góp phần tích cực vào việc
thực hiện nhiệm vụ của quận năm 2013.
Đảng bộ và nhân dân quận Lê Chân thực hiện công cuộc đổi
mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xƣớng và lãnh đạo (1986) qua các kỳ
Đại hội Đảng bộ quận (từ Đại hội XVI năm 1986 đến Đại hội lần thứ
XXII năm 2010) đã thu đƣợc nhiều kết quả trên mọi lĩnh vực và từng bƣớc phát
huy đƣợc tiềm năng của địa phƣơng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc vẫn cịn một số tồn tại cần
khắc phục, đó là: Thu ngân sách gặp nhiều khó khăn, tổng thu ngân sách đạt
thấp. Việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng ở một số phƣờng thiếu kiên quyết,
không kịp thời, chƣa hết thẩm quyền. Công tác quản lý trật tự đƣờng hè có nơi
cịn thiếu tính bền vững. Tiến độ giải phóng mặt bằng một số dự án cịn chƣa đạt
u cầu. Công tác thanh kiểm tra các cơ sở khám, chữa bệnh chƣa thƣờng
xuyên. Tình trạng số ngƣời sinh con thứ 3 tăng. Cơng tác xây dựng Đảng, xây
dựng chính quyền và vận động quần chúng có nơi hiệu quả còn thấp. Một số cấp
ủy đảng chƣa tập trung chỉ đạo việc triển khai thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của
Bộ Chính trị, việc xây dựng kế hoạch và khắc phục những hạn chế, khuyết điểm
sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết TW 4 (khóa
XI). Việc quản lý cán bộ, đảng viên có nơi cịn bng lỏng, để xảy ra tình trạng

vi phạm về đạo đức, lối sống, vi phạm chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao. Chất
lƣợng các cuộc kiểm tra, giám sát ở một số tổ chức đảng chƣa cao; các khuyết
điểm, sai phạm của đảng viên và tổ chức đảng còn chậm đƣợc phát hiện. Việc
11


nắm bắt tâm trạng, tƣ tƣởng quần chúng nhân dân, cơng tác tun truyền, định
hƣớng dƣ luận có việc chƣa đáp ứng yêu cầu.
1.1.3. Truyền thống lịch sử - văn hóa
Lê Chân vốn nổi tiếng là mảnh đất anh hùng với tinh thần quật khởi, ý
chí đấu tranh anh dũng, kiên cƣờng. Trong lịch sử hình thành, phát triển, ngƣời
dân Lê Chân ln sát cánh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp giải phóng và bảo
vệ Tổ quốc. Cũng chính trong các cuộc đấu tranh đó đã xuất hiện nhiều ngƣời
con ƣu tú, là niềm tự hào của ngƣời dân Quận Lê Chân nói riêng, của dân tộc
Việt Nam nói chung, đồng thời cũng là ngƣời mở đầu cho truyền thống đánh
giặc ngoại xâm của Hải Phòng và ngƣời dân quận Lê Chân. Đó là nữ tƣớng Lê
Chân chống quân đô hộ nhà Hán (40 - 43). Noi gƣơng nữ anh hùng dân tộc Lê
Chân, trong suốt những thế kỷ bị phong kiến phƣơng Bắc đô hộ, ngƣời dân Lê
Chân, Hải Phịng ln có mặt trong các cuộc nổi dậy của Lý Bí (năm 542), Mai
Thúc Loan (năm 722). Đặc biệt, năm 938, trong cuộc kháng chiến chống quân
Nam Hán, nhân dân các làng An Biên, Niệm Nghĩa, An Dƣơng, Hàng Kênh, Dƣ
Hàng đã tích cực tham gia đóng góp sức ngƣời, sức của cho trận tuyến của Ngô
Quyền trên sông Bạch Đằng.
Năm 1872, thực dân Pháp đánh chiếm vùng đất ven sông Cấm, cuộc phản
kháng của nhân dân ta nổ ra liên tục. Năm 1885, nhân dân Lê Chân ủng hộ cuộc
đấu tranh của phu đào kênh Bonnan (Sông Lấp - hồ Tam Bạc). Trai tráng vùng
đất Lê Chân đều tích cực tham gia cuộc khởi nghĩa do Mạc Đình Phúc lãnh đạo
và hàng loạt những cuộc đấu tranh khác nhằm chống lại âm mƣu xâm lƣợc của
kẻ thù. Trải qua những năm trƣờng kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ,
ngƣời dân trên đất Lê Chân đã xác lập những giá trị tinh thần, truyền thống yêu

nƣớc, yêu lao động và tích cực chống ngoại xâm. Tinh thần đó, truyền thống đó
vẫn cịn đƣợc tiếp tục phát huy mạnh mẽ đến nhiều thế hệ sau này.
Trong những năm cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp, phát
xít Nhật xâm lƣợc, thợ thuyền, dân nghèo trên đất Lê Chân đã sớm tiếp thu ánh
sáng cách mạng, liên tiếp đứng lên đấu tranh chống áp bức, bóc lột và chiến đấu
kiên cƣờng để giải phóng quê hƣơng. Nhiều cơ quan lãnh đạo của TW Đảng, Xứ
12


ủy Bắc Kỳ, Thành ủy Hải Phòng, của bộ đội chủ lực và các đồng chí Nguyễn
Đức Cảnh, Hồng Quốc Việt, Nguyễn Lƣơng Bằng, Nguyễn Văn Linh… đƣợc
nhân dân Lê Chân che chở, nuôi giấu suốt những năm hoạt động bí mật. Đặc
biệt, ngày 20 - 10 - 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Pháp trở về nƣớc đã nghỉ tại
trƣờng Minh Khai, nói chuyện với nhân dân thành phố ở vƣờn hoa bên bờ sông
Lấp. Đất nƣớc và thành phố đƣợc giải phóng, cán bộ, đảng viên, nhân dân Lê
Chân vừa tích cực đẩy mạnh sản xuất, phát triển văn hóa, giữ vững quốc phịng an ninh xã hội, vừa tổ chức chiến đấu, phục vụ chiến đấu, chống chiến tranh phá
hoại và chi viện sức ngƣời, sức của cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Lê Chân đã có
8.572 ngƣời nhập ngũ, 989 ngƣời đã anh dũng hi sinh, 1.215 ngƣời bị thƣơng,
trong đó có nhiều thƣơng binh nặng. Toàn quận đƣợc tặng thƣởng một Huân
chƣơng kháng chiến hạng hai, một Huân chƣơng chiến công hạng hai, bảy Huân
chƣơng Lao động hạng nhất, hai và ba. Lực lƣợng vũ trang quận đƣợc tặng
thƣởng 57 Huân chƣơng chiến công, Quân công và lao động các hạng. Năm cá
nhân đƣợc phong tặng danh hiệu anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân, 13 bà
mẹ đƣợc phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
Trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, cho dù cịn nhiều khó khăn,
thử thách nhƣng truyền thống hào hùng ấy luôn là niềm cổ vũ, khích lệ, là kim
chỉ nam hoạt động của ngƣời dân Lê Chân. Họ vẫn lao động và làm việc ngày
một nỗ lực hơn để xây dựng mảnh đất Lê Chân ngày càng giàu đẹp.
Ngoài truyền thống yêu nƣớc, đồn kết, thuỷ chung trong q trình dựng

nƣớc và giữ nƣớc, nhân dân Lê Chân cịn có truyền thống hiếu học. Biết bao
ngƣời con của Lê Chân đã ghi danh bảng vàng làm rạng rỡ quê hƣơng, góp phần
vào sự hƣng thịnh của quốc gia. Nét đẹp văn hoá ấy đã đƣợc ghi chép, phản ánh
qua nhiều văn bia, di tích cịn lại đến ngày nay. Ở phƣờng Niệm Nghĩa hiện cịn
lƣu giữ bia Văn hội bi kí (tạo năm 1782), ghi chép việc đóng góp xây dựng Văn
Từ - một trong những nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng, ở Dƣ Hàng có bia ghi
chép về Hội Tƣ Văn. Lê Chân cũng là quê hƣơng của nhiều tiến sỹ, nhiều ngƣời
học hành đỗ đạt. (Hiện nay, ở Hàng Kênh lƣu lại bia ghi tên tuổi những ngƣời
13


đỗ đạt từ năm 1460 - 1693). Đặc biệt, ông Ngô Kim Húc đỗ tiến sỹ năm 1478,
làm quan đến chức Đô đốc sự trung khoa lại và Đỗ Bảo Chân, đỗ Đệ tam giáp
Đồng tiến sỹ, xuất thân lúc 38 tuổi là những tấm gƣơng đƣợc nhân dân coi trọng
và lƣu truyền trong hậu thế.
Trên địa bàn quận có 11 ngơi chùa; 16 cơ sở di tích, tín ngƣỡng (đền,
đình, miếu, từ), trong đó có 6 di tích xếp hạng quốc gia: Đình Dƣ Hàng (phƣờng
Dƣ Hàng Kênh), Đền Nghè và Đình An Biên (phƣờng An Biên), Lăng Đơn
Nghĩa và Đình Niệm (phƣờng Vĩnh Niệm), Đình Kênh (phƣờng Hàng Kênh), 01
di tích cấp thành phố (Đình Hào Khê). Các cơ sở tín ngƣỡng, di tích là nơi thờ tự
các anh hùng dân tộc, ngƣời có cơng với đất nƣớc nhƣ: Đức vƣơng Ngô Quyền,
Hƣng đạo Đại vƣơng, danh tƣớng Vũ Chí Thắng, Phạm Tử Nghi...
Có thể nói, Lê Chân là vùng đất giàu truyền thống văn hóa. Đó chính là cơ
sở, nền tảng và niềm tự hào để nhân dân Lê Chân tiến hành xây dựng, phát triển
kinh tế, xã hội dƣới sự lãnh đạo của Đảng.
1.1.4. Giáo dục phổ thông Lê Chân những năm trước năm 2001.
1.1.4.1. Đường lối đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới GDPT nói riêng của
Đảng, Nhà nước
Nửa sau những năm 80 của thế kỷ XX, tình hình thế giới có nhiều diễn biến
phức tạp. Trong khi các nƣớc tƣ bản đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học - kĩ

thuật, nhanh chóng thoát ra khỏi khủng hoảng để phát triển đi lên, thì các nƣớc
trong phe xã hội chủ nghĩa ngày càng gặp nhiều khó khăn và tiến gần tới một
cuộc khủng hoảng toàn diện.
Ở trong nƣớc, sau 5 năm thực hiện kế hoạch 1981 - 1985, những mục tiêu cơ
bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân do Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ V đề ra vẫn chƣa đạt đƣợc.
Trong hồn cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) của
Đảng đƣợc tổ chức, kịp thời đề ra những đƣờng lối đổi mới tồn diện, đƣa đất
nƣớc từng bƣớc thốt khỏi khủng hoảng. Tiếp đó, Đại hội tồn quốc lần thứ VII
(6/1991) và Đại hội lần thứ VIII (6/1996) tiếp tục triển khai đƣờng lối đổi mới
14


đã đề ra từ Đại hội VI. Cho đến năm 1996, nƣớc ta đã cơ bản thốt ra khỏi tình
trạng khủng hoảng kéo dài.
Thấm nhuần tƣ tƣởng của Đại hội Đảng VI, VII, VIII và các kì Đại hội đại
biểu Đảng bộ thành phố Hải Phòng, Đảng bộ quận Lê Chân đã kịp thời đề ra
những chính sách nhằm phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của quận qua các kì
Đại hội lần thứ XVI (9/1986), XVII (1/1989), XVIII (10/1991), XIX(1/1996).
Trong đó đặc biệt chú ý đến vấn đề nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và phát
triển nhân tài mà GDPT là nòng cốt.
Dƣới sự chỉ đạo của Thành uỷ, Sở Giáo dục thành phố Hải Phòng, Nghị
quyết TW 4 khoá VII (3/1993) về tiếp tục đổi mới công tác GD - ĐT, đặc biệt là
chủ trƣơng củng cố các trƣờng công lập, chuyển một số trƣờng cơng lập sang
bán cơng, khuyến khích mở các trƣờng dân lập; hình thành từng bƣớc các trọng
điểm có chất lƣợng cao, mở rộng hệ thống trƣờng năng khiếu; hình thành bậc
trung học mới nhằm cho một bộ phận học sinh tiếp tục học lên; giáo dục kĩ năng
lao động và hƣớng nghiệp cho học sinh theo hƣớng liên kết giữa GDPT với giáo
dục chuyên nghiệp; mở rộng giáo dục nghề; xây dựng đội ngũ giáo viên và cán
bộ quản lý giáo dục… đã đƣợc các cấp, ban, ngành thực hiện một cách đầy đủ

và tạo ra những bƣớc chuyển mới.
Bên cạnh đó, để thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng - Đại hội đẩy
mạnh cơng nghiệp hố và hiện đại hoá nhằm mục tiêu dân giàu nƣớc mạnh, xã
hội công bằng dân chủ, văn minh, vững bƣớc đi lên chủ nghĩa xã hội, Hội nghị
lần thứ 2 Ban Chấp hành TW Đảng (khoá VIII) đã quyết định về định hƣớng
chiến lƣợc và mục tiêu nhiệm vụ của GD - ĐT đến năm 2000, bởi muốn tiến
hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh GD - ĐT,
phát huy nguồn lực con ngƣời, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền
vững.
Theo nội dung Nghị quyết TW 2 (khoá VIII): “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ
bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó
với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí
kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất
15


nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc” [1, tr.29], GD - ĐT
thực sự đƣợc coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của tồn Đảng, tồn dân.
Cùng với khoa học cơng nghệ, GD - ĐT là nhân tố quyết định tăng trƣởng kinh
tế và phát triển xã hội.
1.1.4.2. Giáo dục phổ thông Lê Chân (1986 - 2000)
Với quan điểm đúng đắn “coi giáo dục là quốc sách hang đầu”, Quận ủy
đã hết sức chú trọng đến việc phát triển giáo dục. Mặc dù gặp rất nhiều khó
khăn, ngành Giáo dục vẫn đảm bảo chƣơng trình, kế hoạch GDPT, thầy cơ giáo
vẫn bám trƣờng, bám lớp, tận tuỵ với sự nghiệp giáo dục. Đƣợc sự quan tâm của
các cấp uỷ Đảng và chính quyền, nhân dân trong quận tích cực hƣởng ứng cuộc
vận động “Nhà nước và nhân dân cùng lo phát triển sự nghiệp giáo dục” . Đội
ngũ giáo viên các trƣờng đƣợc quan tâm bồi dƣỡng cả về phẩm chất chính trị,
đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn. Công tác xây dựng tổ chức Đảng
trong các trƣờng đƣợc chú ý hơn những năm trƣớc. Mục tiêu giáo dục “dạy chữ

- dạy nghề - dạy người” luôn đƣợc quán triệt sâu sắc. Phong trào thi đua “dạy tốt
- học tốt” trong các trƣờng học phát triển. Những biện pháp này thực sự nâng
cao đƣợc chất lƣợng giáo dục toàn diện. Các năm học 1983 - 1984 và 1984 1985, tỷ lệ học sinh lên lớp, thi tốt nghiệp, chuyển cấp ln đạt gần 100%. Số
lƣợng học sinh giỏi thi tồn quốc luôn dẫn đầu thành phố. Năm học 1983 - 1984,
có 5 học sinh thi đoạt giải tồn quốc, trong đó có 2 giải nhì. Năm học 1984 1985, có 15 đội tuyển học sinh giỏi quận đoạt giải đồng đội, 25 em đoạt giải cá
nhân cấp thành phố và 3 em đoạt giải tồn quốc. Với những thành tích đó, ngành
giáo dục quận đã đƣợc Nhà nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng Lao động hạng ba
[4, tr.172-173]. Ý thức đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất “trường ra trường, lớp ra
lớp” cho con em học tập của cán bộ, đảng viên, nhân dân trở thành hành động
mang lại kết quả to lớn. Tồn bộ 14 trƣờng phổ thơng cơ sở, 2 trƣờng phổ thông
trung học đƣợc sửa chữa, xây dựng mới. Sân trƣờng đƣợc đổ bê tơng, có hệ
thống cống tiêu thoát nƣớc. Năm 1985, Lê Chân đƣợc Bộ Giáo dục cơng nhận là
đơn vị có cơ sở vật chất trƣờng học khá nhất toàn quốc [4, tr.170].
16


Bƣớc vào năm 1986, quá trình phấn đấu thực hiện nhiệm vụ chính trị của
Đảng bộ, qn và dân tồn quận có những thuận lợi cơ bản, đồng thời đứng
trƣớc những khó khăn kinh tế - xã hội hết sức gay gắt. Xuất phát từ thực tiễn
tình hình, Quận ủy xác định phƣơng hƣớng, nhiệm vụ của năm 1986 là tập trung
lãnh đạo phát triển sản xuất; tổ chức tự phê bình, phê bình, tiến hành tốt đại hội
Đảng các cấp, tiến tới đại hội Đảng bộ quận lần thứ XVI, đại hội Đảng bộ thành
phố lần thứ IX và đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Về phát triển văn hóa - xã
hội, Quận ủy tiếp tục chú trọng giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, tập
trung chỉ đạo, tạo chuyển biến trong giáo dục, y tế, dân số - kế hoạch hóa gia
đình, cơng tác thƣơng binh xã hội.
Tiếp tục phát huy truyền thống chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục,
quận đầu tƣ 40% ngân sách phục vụ củng cố, tăng cƣờng cơ sở vật chất trƣờng,
lớp. Thực hiện những chủ trƣơng, biện pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành giáo
dục, quận quan tâm chăm lo đời sống, nâng cao chất lƣợng chính trị, nghiệp vụ

cho đội ngũ giáo viên, mở trƣờng bổ túc văn hóa. Quy mơ giáo dục tiểu học
đƣợc giữ vững.
Bƣớc sang những năm 90, đẩy mạnh thực hiện phƣơng châm “Nhà nước
và nhân dân cùng làm”, Quận ủy huy động đƣợc nguồn lực đầu tƣ, hạn chế đƣợc
tình trạng xuống cấp và giữ vững chất lƣợng nhiều mặt của công tác giáo dục.
Thực hiện chủ trƣơng của thành phố, ngành giáo dục bƣớc đầu đa dạng
hóa các loại hình trƣờng, lớp, thu hút thêm học sinh các cấp và các cháu trong
độ tuổi đến các trƣờng mầm non. Quy mô giáo dục phổ thơng cơ sở đƣợc giữ
vững. Cùng với tồn thành phố, quận hồn thành PCGD tiểu học và xóa nạn mù
chữ (1991) [4, tr.200].
Quán triệt sâu sắc nghị quyết Đại hội VII của Đảng, nghị quyết đại hội
Đảng bộ thành phố lần thứ X, Đại hội Đảng bộ quận lần thứ XVIII (10 -1991)
đã đề ra phƣơng hƣớng nhiệm vụ của Đảng bộ và nhân dân quận đến năm 1995,
tạo ra những chuyển biến tiến bộ trên các mặt kinh tế, văn hóa - xã hội. Thi hành
nghị quyết TW4, nghị quyết TU7, Quận ủy, UBND quận có nhiều biện pháp,
việc làm cụ thể từng bƣớc nâng cao chất lƣợng các lĩnh vực GD - ĐT, văn hóa
17


văn nghệ, thể dục thể thao, dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe
nhân dân.
Ngành GD - ĐT quận tập trung sắp xếp lại mạng lƣới các trƣờng học,
hoàn thành chia tách các trƣờng phổ thong cơ sở thành trƣờng cấp I và cấp II.
Quận huy động, đầu tƣ gần 40 tỷ đồng xây dựng 2 trƣờng học mới, xây 40
phòng học và tu sửa, nâng cấp đáng kể cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Các
hình thức giáo dục đƣợc tiếp tục đa dạng hóa nhƣ dân lập, bán cơng, bán trú.
Các trung tâm, trƣờng lớp dạy nghề, dạy ngoại ngữ phát triển, chất lƣợng giáo
dục đại trà có chuyển biến, nhất là bậc tiểu học. Quận giữ vững kết quả PCGD
tiểu học. Số học sinh bỏ học qua hè cịn khơng đáng kể. Số thanh niên theo học
các trƣờng dạy nghề, học ngoại ngữ hang năm tăng từ 30 đến 40% [4, tr.211].

Trong 2 năm 1994 - 1995, quy mô GDPT đƣợc giữ vững và có bƣớc phát
triển. Chủ trƣơng Xã hội hóa giáo dụcphát huy hiệu quả thiết thực. Sự phối hợp
giữa nhà trƣờng - gia đình - xã hội trong quản lý, giáo dục văn hóa, đọa đức cho
học sinh có chuyển biến. Số học sinh khá, giỏi tăng. Cơ sở vật chất trƣờng học
tiếp tục đƣợc đầu tƣ nâng cấp. Toàn quận đã đầu tƣ 2,1 tỷ đồng để sửa chữa
100% số trƣờng học, xây dựng 68 phòng học mới, mua sắm thêm trang thiết bị
dạy và học. Năm 1994, cô giáo Phạm Thị Hồng Tự đƣợc Nhà nƣớc phong tặng
danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” [4, tr.218].
Tại đại hội Đảng bộ quận Lê Chân lần thứ XIX (1 - 1996), Quận ủy quán
triệt sâu sắc quan điểm phát triển kinh tế phải đi đôi với tiến bộ về văn hóa xã
hội, thực hiện cơng bằng xã hội, chăm lo đời sống tinh thần của nhân dân.
Những chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc về văn hóa - xã hội đƣợc triển khai thực
hiện một cách chủ động, tích cực bằng các chƣơng trình, biện pháp và mục tiêu
cụ thể, thiết thực.
Ngành giáo dục quận tổ chức quán triệt sâu sắc nghị quyết TW2, nghị
quyết TU4, chƣơng trình hành động của Quận ủy về phát triển GD - ĐT đến
năm 2000. Các trƣờng đều xây dựng chƣơng trình hành động cụ thể nhằm tạo sự
chuyển biến ngay trong năm đầu thực hiện nghị quyết. Mở rộng và đẩy mạnh
chủ trƣơng Xã hội hóa giáo dục, quận tổ chức đại hội giáo dục lần thứ nhất, xây
18


×