Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

HOÀNG THỊ NGUYỆT

ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

HOÀNG THỊ NGUYỆT

ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60.22.03.15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN QUANG LIỆU


HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS.Nguyễn Quang Liệu. Các số liệu, kết quả
sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2019
Học viên

HOÀNG THỊ NGUYỆT


LỜI CẢM ƠN
Luận văn hoàn thành, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo
điều kiện của các thầy giáo, cô giáo; nhiều cơ quan, trường học, bạn bè đồng
nghiệp và người thân.
Bằng tấm lịng kính trọng, biết ơn, tác giả xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, các phòng ban, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN; các
Giáo sư, phó Giáo sư, Tiến sĩ giảng dạy tại lớp cao học Lịch sử Đảng khóa
2017-2019, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN đã nhiệt tình giảng dạy,
tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả hồn thành q trình học tập cũng
như nghiên cứu và làm luận văn.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS Nguyễn Quang Liệu, người đã hướng dẫn, giúp đỡ tác giả tận tình để
đề tài sớm được hồn thành.
Tác giả xin chân thành cảm ơn: Tỉnh ủy Hưng Yên, lãnh đạo, chuyên
gia Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên, ông Lương Công Chanh – Trưởng ban Dân
vận thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên đã cung cấp các thông tin, tư liệu,
tạo mọi điều kiện cho việc nghiên cứu, thực hiện đề tài.

Mặc dù có nhiều cố gắng, nỗ lực thu được kết quả nghiên cứu bước đầu
song chắc chắn luận văn khơng tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất mong nhận
được sự góp ý, chỉ đạo của các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo, các bạn
đồng nghiệp và những ai quan tâm đến đề tài này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2019
Học viên

HOÀNG THỊ NGUYỆT


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 5
2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................ 6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 9
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu............................................... 9
6. Đóng góp của luận văn............................................................................ 10
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 10
CHƢƠNG 1. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ
TỈNH HƢNG YÊN VỀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 1996 ĐẾN
NĂM 2005 ...................................................................................................... 11
1.1. Các yếu tố tác động và chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Hƣng Yên về
giáo dục phổ thông ..................................................................................... 11
1.1.1. Chủ trương phát triển giáo dục phổ thông của Đảng .................... 11
1.1.2. Một số đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống hiếu
học của người Hưng Yên. ......................................................................... 16
1.1.3. Tình hình giáo dục phổ thông của tỉnh Hưng Yên trước năm 1996....... 22
1.2. Đảng bộ tỉnh Hƣng Yên lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thơng

trong những năm đầu đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nƣớc (1996-2005) ........................................................................................ 24
1.2.1. Chủ trương phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ tỉnh Hưng
Yên từ năm 1996 – 2005 ........................................................................... 24
1.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện và kết quả đạt được ........................... 27
1.2.2.1. Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ..... 29
1.2.2.2.Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ......................... 31
1.2.2.3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học33
1.2.2.4. Thực hiện xã hội hóa giáo dục và các phong trào thi dua ....... 34
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 35
1


CHƢƠNG 2. ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC THÔNG TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2016 ... 37
2.1. Tình hình nhiệm vụ mới của tỉnh Hƣng Yên và chủ trƣơng của
Đảng về giáo dục phổ thơng từ năm 2006 đến năm 2016 ....................... 37
2.1.1. Tình hình nhiệm vụ mới của tỉnh Hưng Yên ................................... 37
2.1.2. Chủ trương của Đảng về phát triển giáo dục phổ thơng............... 39
2.2. Chủ trƣơng và q trình chỉ đạo phát triển giáo dục phổ thông của
Đảng bộ tỉnh Hƣng Yên từ năm 2006 đến 2016 ......................................... 43
2.2.1. Chủ trương phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ tỉnh Hưng
Yên ........................................................................................................... 43
2.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên.............. 45
2.2.2.1. Tiếp tục mở rộng quy mơ nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện. 46
2.2.2.2. Đẩy mạnh xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ....... 49
2.2.2.3. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học . 51
2.2.2.4. Thực hiện xã hội hóa giáo dục ................................................. 53
Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................... 55
CHƢƠNG 3. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ....................... 56

3.1. Nhận xét ............................................................................................... 56
3.1.1. Ưu điểm ........................................................................................... 56
3.1.2. Hạn chế .......................................................................................... 62
3.2. Một số kinh nghiệm............................................................................. 66
3.2.1. Kinh nghiệm trong xác định chủ trương........................................ 66
3.2.2. Kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện ............................................. 69
Tiểu kết chƣơng 3..........................................................................................68
KẾT LUẬN .................................................................................................... 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 75
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 81

2


BẢNG QUY ƢỚC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Ký hiệu viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BCH

Ban chấp hành

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GDPT

Giáo dục phổ thông


TH

Tiểu học

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Uỷ ban nhân dân

3


4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục, đào tạo là sự nghiệp “trồng người”, mà con người là vốn
quý nhất của mỗi quốc gia. Lợi ích của trồng người là lợi ích lâu dài, căn bản.
Vì vậy trong cuộc họp đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng
hịa (11/1945), Hồ Chí Minh và Chính phủ ta đã xác định một trong những nhiệm
vụ cấp bách cần làm ngay là “diệt giặc dốt”.

Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, giáo dục phổ thơng được
nhìn nhận như một bậc giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt, vừa là “bản lề”
vừa là “xương sống” của toàn bộ quá trình hình thành và phát triển nhân cách.
Từ nhận biết đơn sơ tiến lên nắm bắt được những kiến thức cơ bản về văn hoá
chữ, văn hoá làm người và định hướng cuộc sống của mình. Vì yêu cầu của sự
nghiệp đổi mới, nhu cầu cuộc sống của nhân dân và những đòi hỏi của cuộc
đấu tranh chống nguy cơ tụt hậu của đất nước, nội dung của giáo dục và đào
tạo phải không ngừng đổi mới.
Giáo dục và đào tạo là một q trình liên thơng, là sự tiếp nối liên tục
của các bậc học. Trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta hiện nay, giáo
dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục
trung học phổ thông. Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục (1979)
đã chỉ rõ: Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hoá của một nước, là sức mạnh
tương lai của một dân tộc, nó đặt những cơ sở ban đầu rất trọng yếu cho sự phát
triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Với ý nghĩa đó, trong
đường lối đổi mới giáo dục, Đảng ln coi trọng vị trí của giáo dục phổ thơng.
Bước vào cơng cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Đặc biệt, từ sau khi
tái lập tỉnh Hưng Yên (1997) đến nay, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã lãnh đạo
nhân dân từng bước khắc phục những khó khăn, tranh thủ những thuận lợi để
thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và đã đạt được những thành
5


tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là giáo
dục phổ thông của tỉnh cũng có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần vào
phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh cũng như cả nước.
Nhận thức được vai trò quan trọng của giáo dục phổ thông, Đảng bộ
tỉnh Hưng Yên đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo để giáo dục phổ thông từng
bước đổi mới và phát triển. Đảng bộ đã phát huy truyền thống quê hương, xác
định rõ vai trò của giáo dục, đã quan tâm đầu tư chỉ đạo phát triển giáo dục

phổ thơng, coi đó là một địn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội, đáp
ứng yêu cầu xây dựng và phát triển của tỉnh, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nước. Qua q trình lãnh đạo, chỉ đạo giáo dục phổ
thơng, vai trị của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên càng được khẳng định.
Tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2000,
là một trong 8 tỉnh của cả nước hoàn thành phổ cập giáo dục THCS năm
2001. Từ năm 2000 đến 2005, giáo dục Hưng Yên 2 lần được Chính phủ tặng
cờ đơn vị xuất sắc; năm 2006 được Nhà nước tặng Huân chương Lao động
hạng Ba.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, giáo dục phổ thơng của
tỉnh vẫn cịn những hạn chế, khó khăn, cần phải tích cực nghiên cứu tháo gỡ,
khắc phục nhằm phát huy mạnh mẽ truyền thống hiếu học của nhân dân Hưng
Yên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng tỉnh và đất nước thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên
lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2016 làm luận
văn tốt nghiệp, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Sự nghiệp đổi mới giáo dục ln giữ một vị trí quan trọng, được Đảng
quan tâm chỉ đạo nên chủ trương đường lối của Đảng trên mặt trận giáo dục
6


cũng nhận được sự chú ý của giới nghiên cứu. Đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu đề cập đến vấn đề này, gồm 3 nhóm chủ yếu.
Nhóm 1, là một số cơng trình chun khảo của những người từng làm
trong ngành giáo dục hoặc các nhà khoa học, cung cấp một kiến thức nền
chung về giáo dục.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với cuốn Bàn về công tác giáo dục (1972), Nxb
Sự Thật, Hà Nội. Người luôn chăm lo đến sự nghiệp trồng người, nêu bật vai

trị quan trọng của cơng tác giáo dục, cần có một nền giáo dục mới dưới chế
độ xã hội chủ nghĩa.
Phạm Văn Đồng với cuốn Về vấn đề giáo dục và đào tạo (1999), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội. Vai trò của Giáo dục và Đào tạo tiếp tục được
khẳng định, cần có nhận thức đúng đắn của toàn Đảng toàn dân. Phạm Minh
Hạc (chủ biên), (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nhóm 2, là những tác phẩm chuyên khảo riêng về giáo dục phổ thông
như cuốn Giáo dục phổ thông với phát triển chất lượng nguồn nhân lựcNhững bài học thực tiễn từ Nhật Bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội của Đặng
Thị Thanh Huyền. Tác giả Võ Thuận Nho với cuốn 35 năm phát triển sự
nghiệp giáo dục phổ thơng. Đó là những nhận định chung nhất về nền giáo
dục Việt Nam. Trong đó, giáo dục phổ thơng cần nhiều sự quan tâm để đáp
ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ đổi mới đất nước.
Nhóm 3, một số cơng trình khố luận cử nhân, luận văn thạc sỹ chuyên
ngành khoa học lịch sử đã nghiên cứu, bảo vệ về quá trình thực hiện đường
lối phát triển giáo dục của Đảng như: Phạm Thị Hồng Thiết, Đảng bộ tỉnh
Hưng Yên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục-đào tạo năm 1997 đến năm 2006,
Luận văn thạc sỹ lịch sử, 2009. Nguyễn Thị Huyền, Đảng bộ huyện Lập
7


Thạch (Vĩnh Phúc) lãnh đạo sự nghiệp phát triển giáo dục phổ thông từ năm
1997 đến năm 2012, Luận văn thạc sỹ.
Ngồi ra cịn nhiều bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành đề cập đến
vấn đề giáo dục phổ thơng trong thời kỳ đổi mới. GS.VS. Nguyễn Cảnh Tồn
có bài viết: Phát huy việc tự học trong trường phổ thông trung học đăng trên
báo Giáo dục và Thời đại ngày 10/2/2003.
Nhìn chung, những cơng trình đã nghiên cứu khá phong phú, đa dạng
về nội dung và phạm vi nghiên cứu, đều nhằm tìm phương hướng cho sự phát
triển giáo dục phổ thông của từng địa phương cũng như cả nước. Những cơng

trình nghiên cứu và bài viết được cơng bố giúp chúng ta hiểu phần nào về
thực trạng giáo dục phổ thông với nhiều thông tin quý báu, bổ ích. Tuy nhiên,
sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với giáo dục phổ thông trong
những năm từ năm 1996 đến năm 2016 thì vẫn cịn “khoảng trống” và chưa
có cơng trình nào nghiên cứu đầy đủ và cụ thể.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn làm rõ q trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển giáo
dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2016, qua đó góp phần tổng kết công tác
lãnh đạo của Đảng bộ về lĩnh vực giáo dục, cũng như nâng cao chất lượng
giáo dục phổ thông của tỉnh trong những năm tiếp theo. Từ đó rút ra một số
bài học kinh nghiệm.
3.2. Nhiệm vụ Nghiên cứu
- Luận văn trình bày một cách hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng
Yên vận dụng đường lối phát triển giáo dục của Đảng vào thực tiễn địa
phương từ năm 1996 đến năm 2016.
- Khảo sát điều kiện tự nhiên-xã hội của tỉnh Hưng Yên; những yếu tố
tác động đến sự phát triển giáo dục phổ thông của tỉnh.
8


- Khảo sát kết quả thực hiện chủ trương, Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh
về phát triển giáo dục phổ thơng từ năm 1996 đến năm 2016.
- Phân tích, đánh giá kết quả đạt được trong lĩnh vực phát triển giáo
dục phổ thông của tỉnh từ năm 1996 đến năm 2016 và rút ra kinh nghiệm về
sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với phát triển giáo dục phổ thông.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong lĩnh
vực phát triển giáo dục phổ thông thể hiện ở những chủ trương, biện pháp và

tổ chức thực hiện từ năm 1996 đến năm 2016 của Đảng bộ tỉnh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng
Yên về vấn đề phát triển giáo dục phổ thông bao gồm: Giáo dục TH, giáo dục
THCS và giáo dục THPT.
-Về thời gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu trong 20 năm từ năm
1996 đến năm 2016.
-Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
- Nguồn tư liệu của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh về giáo dục –
đào tạo.
- Hệ thống văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1996 đến
năm 2016 về giáo dục phổ thông.
- Các văn kiện của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên; Báo cáo tổng kết năm học
của Sở Giáo dục và Đào tạo, của UBND tỉnh Hưng Yên.
- Một số cơng trình nghiên cứu chun khảo, đánh giá có liên quan.

9


5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và lơ gic.
Ngồi ra, cịn sử dụng các phương pháp khác như: so sánh, thống kê, phân
tích, tổng hợp, khảo sát thực tiễn…
6. Đóng góp của luận văn
- Khẳng định tính đúng đắn của đường lối phát triển giáo dục phổ thông
của Đảng và sự vận dụng sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên vào tình hình

thực tiễn từ năm 1996 đến năm 2016.
- Khẳng định những thành tựu về giáo dục phổ thông của tỉnh Hưng
Yên trong thời gian gần đây. Rút ra một số kinh nghiệm trong lãnh đạo phát
triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết
cấu gồm 3 chương :
Chương 1: Chủ trương và sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về
giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2005.
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo đẩy mạnh phát triển giáo
dục phổ thông từ năm 2006 đến năm 2016.
Chương 3: Nhận xét và một số kinh nghiệm.

10


CHƢƠNG 1
CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA
ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN VỀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM
1996 ĐẾN NĂM 2005
1.1. Các yếu tố tác động và chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Hƣng Yên về
giáo dục phổ thông
1.1.1. Chủ trương phát triển giáo dục phổ thông của Đảng
Chủ trương của Đảng, là kế thừa và vận dụng sáng tạo quan điểm của
Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục vào tình hình thực tiễn nước ta nên sớm
có những chủ trương phát triển giáo dục. Tuỳ từng giai đoạn, điều kiện và
hồn cảnh cụ thể mà Đảng có những quan điểm chỉ đạo, chủ trương và giải
pháp phù hợp.
Ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1976) Đảng đã ra Nghị
quyết tiến hành cải cách giáo dục, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 14 về cải

cách giáo dục. Trong những năm đầu đã triển khai ở cấp GDPT với cơ cấu hệ
thống GDPT mới, tiến hành thay sách giáo khoa bắt đầu từ năm học 19811982 ở lớp 1.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI cuộc cải cách giáo dục đã được
điều chỉnh theo đường lối mới chung. Chủ trương của Đảng về GDPT là “xố
bỏ nạn mù chữ cịn lại ở một số địa phương, hình thành cơ bản phổ cập cấp I
cho trẻ em, phổ cập cấp II ở những nơi có điều kiện, từng bước mở rộng
GDPT trung học bằng nhiều hình thức. Các trường phổ thơng phải dạy kiến
thức phổ thông cơ bản, lao động, kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy
nghề phổ thông” [11, tr 8]. Và khẳng định kế hoạch phát triển giáo dục phải
gắn bó với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở từng địa phương và trong cả
nước. Đến Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 khoá VI tiếp tục khẳng định và
cụ thể hoá chủ trương từ kỳ Đại hội: “cho phép mở một số trường dân lập cấp II
11


và cấp III chứ không phải tư thục trong trường hợp ngân sách nhà nước không
đủ khả năng đầu tư; nhà nước quản lý chặt chẽ về nội dung, chương trình giảng
dạy và thi cử” [11, tr 12-13].
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, giáo dục cùng với khoa học
công nghệ đã được khẳng định là quốc sách hàng đầu; trong phương hướng
nhiệm vụ 5 năm từ năm 1991 đến năm 1995 Đảng đã nêu chủ trương “tập
trung thực hiện chương trình phổ cập giáo dục cấp I và chống mù chữ; phát
triển cấp II, cấp III phù hợp với yêu cầu và điều kiện của nền kinh tế. Củng cố
và phát triển trường phổ thông cho trẻ em có tật” [11, tr 17]. Đến tháng 11993, Hội nghị lần thứ 4 BCH trung ương Đảng khoá VII về tiếp tục đổi mới
sự nghiệp giáo dục và đào tạo và ra Nghị quyết phát triển giáo dục- đây là lần
đầu tiên BCH Trung ương Đảng có nghị quyết chuyên đề về giáo dục, với 4
quan điểm chỉ đạo và 12 chủ trương biện pháp lớn là lấy học sinh làm trung
tâm để xác định địa điểm trường lớp; hình thành các trung tâm chất lượng
cao, ở bậc phổ thông là các trường chuyên lớp chọn, trường năng khiếu; liên
kết giữa GDPT và giáo dục chuyên nghiệp, phân ban ở trung học; có chính

sách thu học phí và học bổng thích hợp; đổi mới cơng tác lãnh đạo của Đảng
trong lĩnh vực giáo dục. Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương IV khoá VII
đã tạo nhiều chuyển biến cho cơng tác giáo dục.
Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VIII, đưa ra phương hướng chung
của GD&ĐT là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, tạo điều kiện cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên có việc làm.
Phát triển giáo dục coi trọng cả 3 mặt, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng
và phát huy hiệu quả. Quan điểm về giáo dục của Đảng tại Đại hội lần thứ
VIII được cụ thể hoá bằng Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương 2 khoá VIII
về định hướng chiến lược phát triển GD&ĐT trong thời kỳ cơng nghiệp hố,
hiện đại hố và nhiệm vụ đến năm 2000. Với mục tiêu cho giáo dục “thực
12


hiện giáo dục tồn diện đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học”
[2, tr 64]. Nghị quyết đã đề ra mục tiêu cụ thể cho GDPT đến năm 2000 “phổ
cập giáo dục tiểu học trong cả nước, phần lớn học sinh tiểu học được học đủ 9
mơn theo chương trình quy định. Thực hiện tốt năm điều dạy của Bác Hồ.
Phổ cập trung học cơ sở ở các thành phố, đô thị, vùng kinh tế trọng điểm và
những nơi có điều kiện… Mở rộng và nâng cao chất lượng dạy kỹ thuật tổng
hợp- hướng nghiệp, ngoại ngữ, tin học ở các trường trung học. Nâng cao năng
lực tự học và thực hành cho học sinh” [2, tr 64]. Với giải pháp chủ yếu là tăng
cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; xây dựng đội ngũ giáo viên; đổi
mới nội dung; phương pháp giảng dạy và tăng cường cơ sở vật chất; đổi mới
công tác quản lý giáo dục. Nghị quyết đã mở ra một thời kỳ mới cho sự phát
triển giáo dục nước ta. Việc thực hiện Nghị quyết đã tiếp thêm sức mạnh cho
ngành GDPT phát triển, đáp ứng những yêu cầu của thời kỳ cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước. Từ khi Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH Trung
ương khố VIII được ban hành đã ln là kim chỉ nam cho sự nghiệp chỉ đạo
phát triển giáo dục của Đảng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) diễn ra trong
một thời điểm có ý nghĩa lịch sử trọng đại- bước sang thế kỷ XXI, trải qua 15
năm thực hiện công cuộc đổi mới, tình hình kinh tế xã hội của nước ta thu
được những thành tựu quan trọng nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách
thức. Thực hiện mục tiêu đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo
nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại.
Một trong những giải pháp để thực hiện mục tiêu đó là coi giáo dục là quốc
sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
Về cơ bản, quan điểm của Đảng đối với sự phát triển giáo dục tại Đại
hội lần thứ IX là tiếp tục phát triển từ Đại hội VIII, nâng cao chất lượng giáo
13


dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, có bổ sung thêm
cho phù hợp với tình hình mới là thực hiện chuẩn hố, hiện đại hố, dân chủ
hố. Thực hiện theo phương châm “học đi đơi với hành, giáo dục kết hợp với
lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội. Coi trọng công tác phân luồng
học sinh trung học” [11, tr 94-95] nhằm chuẩn bị cho thanh thiếu niên đi vào
lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả
nước và từng địa phương. Đề ra giải pháp khẩn trương biên soạn và đưa vào
sử dụng ổn định trong cả nước bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông
phù hợp với yêu cầu phát triển mới. Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước
hiện đại hoá nhà trường, phấn đấu đến năm 2010 phần lớn các trường phổ
thơng có đủ điều kiện cho học sinh học tập và hoạt động cả ngày tại trường.
Để đánh giá và kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 2
khoá VIII và cụ thể hơn nữa những nội dung về phát triển giáo dục đã được
trình bày trong văn kiện Đại hội IX, ngày 26-7-2002, Hội nghị lần thứ 6 BCH
Trung ương đã họp và thông qua Kết luận số 14-KL/TW về tiếp tục thực hiện
Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, phương hướng phát triển GD&ĐT, khoa

học và công nghệ từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010, tiếp tục quán triệt
quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu và mục tiêu giáo dục toàn diện,
tăng cường thực hiện ở mức độ quyết liệt hơn xứng đáng với vị thế quốc sách
hàng đầu để tạo nên khâu đột phá làm chuyển biến cơ bản, toàn diện nền giáo
dục quốc dân, phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Trước những yêu cầu mới về nguồn nhân lực, tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X (2006) Đảng khẳng định “đổi mới toàn diện GD&ĐT, phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một vấn đề được coi trọng hàng đầu
với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ
chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại
hoá, xã hội hoá, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam” [16, tr 95]. Chuyển mô
14


hình giáo dục hiện nay sang mơ hình giáo dục suốt đời, đào tạo liên tục. “Đổi
mới mạnh mẽ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Khẩn trương điều
chỉnh, khắc phục tình trạng quá tải và thực hiện nghiêm túc chương trình giáo
dục và sách giáo khoa phổ thơng bảo đảm tính khoa học, cơ bản, phù hợp tâm
lý lứa tuổi và điều kiện cụ thể của Việt Nam. Kết hợp với tổ chức phân ban và
phân luồng từ THCS, bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng phổ cập giáo dục
[16, tr 95-96]. Trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2011-2020, Đảng
cũng khẳng định tầm quan trọng của việc đổi mới GDPT “Đổi mới mạnh mẽ
nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp bậc học.
Tích cực chuẩn bị để từ sau năm 2015 thực hiện chương trình giáo dục phổ
thơng mới” [11, tr 129-130].
Tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI (2011), ở Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 8 đưa ra mục tiêu cụ thể đối với GDPT: tập trung phát triển
trí tuệ thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi
dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Chú trọng giáo dục
lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học. Khuyến khích

học tập suốt đời. Thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau 2020. Phấn đấu
đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung
học phổ thơng. Đề ra giải pháp xây dựng và chuẩn hóa nội dung giáo dục phổ
thông theo hướng hiện đại, tinh gọn, bảo đảm chất lượng, giảm số môn học
bắt buộc, tăng môn học chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn. Biên soạn sách
giáo khoa, tài liệu hỗ trợ dạy và học phù hợp với từng đối tượng học.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016), đề ra mục tiêu công khai
chuẩn “đầu vào”, “đầu ra” của từng bậc học, tiếp tục đổi mới nội dung theo
hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành
nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chia tổng thời gian

15


học thành 2 phần, 1 nửa dành cho học các mơn chung, cịn lại dành cho việc
học các mơn riêng theo năng khiếu.
Như vậy, qua văn kiện các kỳ Đại hội của Đảng và Nghị quyết riêng về
giáo dục. Trước những yêu cầu của xã hội, nhận thấy tầm quan trọng của việc
tiến hành cải cách giáo dục, Đảng đã đặt giáo dục lên “quốc sách hàng đầu”
với những ưu tiên phát triển, gắn việc phát triển giáo dục với sự phát triển kinh tế
xã hội, đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
Những quan điểm, chủ trương của Đảng đề ra đã được quán triệt, thực hiện tới
từng cấp, ngành trên cả nước đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục.
1.1.2. Một số đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống
hiếu học của người Hưng Yên.
Vị trí địa lý: Hưng Yên nằm ở tả ngạn sông Hồng, thuộc châu thổ đồng
bằng Bắc Bộ, đông giáp Hải Dương, nam giáp Thái Bình, tây nam giáp Hà
Nam, tây giáp Hà Tây cũ (nay là Hà Nội), tây bắc và bắc liền kề với thủ đô
Hà Nội và Bắc Ninh. Đây là vùng đất phù sa màu mỡ và có truyền thống văn
hiến của nước ta.

Diện tích
Hưng n có diện tích tự nhiên là 923.093km2, đứng thứ 58 so với cả
nước. Trong đó huyện Khối Châu có diện tích lớn nhất: 130.861km2. Thị xã
Hưng n có diện tích nhỏ nhất: 20.151km2
Dân số
Theo điều tra dân số năm 1999, tỉnh Hưng Yên có 1.071.973 người.
Mật độ dân số là 1161 người/km2, cao hơn mật độ trung bình đồng bằng song
Hồng và gấp 5 lần trung bình của cả nước. Hơn 90% dân số Hưng Yên sống ở
nông thôn. Lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh khá dồi dào.
Địa hình

16


Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, địa hình tỉnh Hưng n tương đối
bằng phẳng, khơng có biển và núi đồi. Hướng dốc của địa hình là từ Tây Bắc
xuống Đông Nam, độ dốc 14cm/km, độ cao đất đai khơng đồng đều mà hình
thành các dải, các khu, vùng cao thấp xen kẽ nhau như làn sóng.
Địa hình cao chủ yếu ở phía Tây Bắc tỉnh, gồm các huyện Văn Giang,
Khối Châu, Văn Lâm; địa hình thấp tập trung ở các huyện Phù Cừ, Tiên Lữ,
Ân Thi.
Đặc điểm thổ nhưỡng
Đất đai trong tỉnh được hình thành do phù sa song Hồng bồi đắp. Có
thể chia làm 3 loại:
Loại đất phù sa sông Hồng được bồi: màu nâu thẫm, đất trung tính, ít
chua. Đây là loại đất tốt.
Loại phù sa sông Hồng không được bồi lắng: Loại này tầng phù sa dày,
thành phần từ đất thịt trung bình đến đất thịt nặng, ít chua.
Loại đất phù sa sơng hồng loang lổ, không được bồi lắng: Đât màu nâu
nhạt, bị sét hóa mạnh, chất hữu cơ phân hủy chậm, thường bị chua.

Khí hậu
Hưng Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió màu, khí hậu chia làm
hai mùa nóng và lạnh rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23oC, lượng
mưa trung bình từ 1800 đến 2200mm/năm. Độ ẩm bình quân các tháng trong
năm là 85,5%
Như vậy, khí hậu của Hưng n rất thuận lợi cho sản xuất nơng
nghiệp. Thích hợp để trồng lúa, hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp…Tuy
nhiên mùa mưa thường tập trung vào thời gian ngắn nên dễ ngập úng và kèm
theo bão, mùa lạnh cũng có đợt rét hại. Điều đó ảnh hưởng đến sản xuất và
sinh hoạt.
Sơng ngịi
17


Tỉnh Hưng n có nhiều sơng ngịi. Ba phía đều liền sơng. Phía Tây có
sơng Hồng chảy qua tỉnh dài xấp xỉ 60km. Phía Nam có sơng Luộc. Phía
Đơng là sông Cửu An.
Hệ thống các sông nội đồng như Kim Sơn, Điện Biên, Tây Kẻ Sặt trong
hệ thống Bắc – Hưng – Hải (được khởi cơng năm 1956) đã hịa cùng hệ thống
sơng ngịi trước đó tạo thành một hệ thống thủy nông, giao thông phong phú.
Các sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Địa danh và cương vực
Địa danh Hưng Yên có tên trong danh bạ đất nước từ năm 1831. Trước
khi Pháp xâm lược Việt Nam, Hưng n là một tỉnh nằm cả hai phía sơng
Luộc. Sau thành lập tỉnh, địa giới của tỉnh đã nhiều thay đổi.
Thực dân Pháp trở lại xâm lược đánh chiếm vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Để thuận tiện cho chỉ đạo kháng chiến, tháng 10 năm 1947, Trung ương giao
huyện Văn Lâm về tỉnh Bắc Ninh, chuyển huyện Văn Giang của Bắc Ninh về
Hưng Yên. Sau đó, việc chỉ đạo đánh phá đường xe lửa khó khăn nên huyện
Văn Lâm được Bắc Ninh trao trả lại.

Ngày 26/1/1968, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết hợp nhất
hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng. Sau đó lần lượt hợp
nhất các huyện, huyện Tiên Lữ với Phù Cừ thành huyện Phù Tiên; huyện Kim
Động với Ân Thi thành huyện Kim Thi…
Sau 29 năm hợp nhất, ngày 6/11/1996 Quốc hội phê chuẩn tách tỉnh
Hải Hưng thành tỉnh Hải Dương và Hưng Yên. Các huyện hợp nhất trước kia
được tách ra theo địa giới hành chính cũ.
Hiện nay, Hưng n có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã: Thị xã
Hưng Yên (nay là thành phố Hưng Yên), các huyện Văn Lâm, Văn Giang,
Mỹ Hào, Yên Mỹ, Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ, với 161
xã, phường, thị trấn.
18


*Dân cư và hoạt động kinh tế - xã hội
Hưng n là một tỉnh đất chật, người đơng. Nhờ chính sách trọng nông
của nhà nước phong kiến, vùng đất Hưng Yên được khai thác sớm. Thời Lê,
đội ngũ hà đê chánh, phó sứ giúp nhiều cho cơng việc đê điều, thủy lợi.
Việc độc canh cây lúa phụ thuộc vào thiên nhiên khắc nghiệt không đảm bảo
cuộc sống của người dân. Do đó, nghề phụ ra đời tạo ra các làng thủ công,
phường thủ công nổi tiếng như: nghề đúc đồng ở làng Cầu Nôm (Đại Đồng –
Văn Lâm). Việc chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa trở nên nổi tiếng ở các làng Vân
Phương (Tiên Lữ), Phú Thị (Khoái Châu), Phương Tòng, Duyên Yên (Kim
Động), nghề nặn nồi Đạo Khê (Yên Mỹ), nghề trồng mía nấu mật ở Phú
Cường, Hùng Cường (Kim Động), nghề nấu rượu Trương Xá (Kim Động).
Hoạt động thương mại, buôn bán của Hưng Yên phát triển khá mạnh mẽ.
Làng Đa Ngưu (Văn Giang) có tới hơn 70% số hộ buôn bán thuốc bắc, cung
cấp 9 phần 10 thuốc bắc cho các hiệu ở Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng và
các tỉnh bắc Trung Bộ. Đặc biệt, Phố Hiến – tiền cảng, cảng sông, cảng chợ
của Thăng Long vô cùng sầm uất biến vùng đất này thành trung tâm buôn

bán và đô hội từ sớm. Các nước Hà Lan, Bồ Đào Nha, Pháp…dựng nhiều
thương điếm làm cho phố xá tấp nập, đúng như câu ca “thứ nhất kinh kỳ,
thứ nhì Phố Hiến”.
mạng lưới đường bộ, đường thủy thuận tiện. Đường 39A từ Phố Nối qua Mỹ
Hào, Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động tới thành phố Hưng Yên, rẽ trái
qua cầu Triều Dương sang Thái Bình, rẽ phải qua cầu Yên Lệnh sang Duy
Tiên – Hà Nam, tới Đồng Văn gặp quốc lộ 1A. Cùng hàng trăm km đê đại
hà đã liên kết các xã, huyện với nhau và nối thông với mạng lưới giao thông
quốc gia.

19


Với 80km đường thủy trên sông Hồng, sông Luộc và hàng trăm km
đường sông khác được phân bố khá đều trong tỉnh nên việc vận chuyển đi
lại ở địa phương được tiện lợi, nhanh chóng và giá thành thấp.
Như vậy, Hưng Yên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có cơ
hội đón nhận và tận dụng cơ hội phát triển của vùng. Nhất là trong tương lai
gần, khi kết cấu hạ tầng như đường bộ, đường cao tốc, đường sắt, sân bay,
cảng sông được đầu tư xây dựng. Đặc biệt, dự án chuyển một số trường đại
học về thành phố Hưng Yên thành lập khu đại học Phố Hiến đã tạo điều
kiện cho học sinh tỉnh Hưng Yên tiếp cận tri thức và hạn chế những khoản
chi phí cho q trình học tập, khơng phải tới thủ đơ Hà Nội.
Tỉnh cịn có lợi thế phát triển nơng nghiệp, có vị trí gần các trung tâm
cơng nghiệp, có cơ hội chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế, đặc biệt cơ cấu
ngành nông nghiệp theo hướng phát triển mạnh nông nghiệp hàng hóa phục
vụ cho nhu cầu thực phẩm tươi sống và chế biến của các thành phố và khu
công nghiệp. Tạo ra nhiều việc làm cho con em trong tỉnh.
Tuy nhiên, thời tiết diễn biến phức tạp, thị trường tiêu thụ sản phẩm khó
khăn, kinh nghiệm hội nhập ít…hạn chế hình thành, mở rộng thị trường tiêu

thụ sản phẩm cho nông dân.
* Truyền thống hiếu học của người Hưng Yên
Hưng Yên là mảnh đất có truyền thống văn hiến, nhất là về cử nghiệp và
thi thư. Trong 845 năm Hán học, cả tỉnh có 214 vị thi đỗ đại khoa, đó là chưa
kể những nhân vật huyền thoại như Tống Trân, người thôn An Đỗ, huyện Phù
Dung (nay là thôn An Cầu, xã Tống Trân, Phù Cừ) đã từng giành học vị
Trạng Nguyên, đi sứ sang Trung Quốc, được phong Lưỡng quốc Trạng
nguyên.
Trong tỉnh có cả những “làng tiến sĩ”. Nổi tiếng là làng Đan Nhiễm – xã
Văn Phúc – huyện Văn Giang có 11 vị tiến sĩ, trong đó có 1 vị bảng nhãn. Đó
20


là bảng nhãn Trần Chu Hinh, đỗ khoa thi thái học sinh năm Bính Thìn, niên
hiệu Ngun Phong thứ VI, đời Trần Thái Tơng (1256) [26, tr. 34].
Đặc biệt, có gia đình cả cha con, anh em đỗ đại khoa. Với những thành
tích đạt được trong những năm Hán học, Hưng Yên có thể coi là vùng quê của
khoa bảng, là một trong số ít nơi được xây dựng Văn Miếu (Văn Miếu Xích
Đằng, được xây dựng từ năm Minh Mệnh thứ 20, 1839). Văn Miếu là nơi thờ
Khổng Tử, các bậc thánh hiền và ghi danh những người Hưng Yên đỗ đại
khoa. Ở đây còn lưu giữ 9 tấm bia đá ghi tên tuổi, quê quán và chức danh của
138 vị đỗ đại khoa: Tống Trân, Nguyễn Kỳ, Dương Phúc Tư, Lê Trọng Thứ,
Lê Quý Đôn…Ngày nay, Văn Miếu Hưng Yên sẽ thay bia đá lưu danh những
người con có thành tích xuất sắc về giáo dục, khoa học và văn hóa.
Đội ngũ các nhà cử nghiệp Hưng Yên có nhiều đóng góp cho sự nghiệp
xây dựng đất nước, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội
như Phạm Ngũ Lão quê làng Phù Ủng (Ân Thi), một danh tướng thời Trần,
một thi sĩ nổi tiếng; Đỗ Nhân người làng Lại Ốc (Văn Giang), làm đến
Thượng thư kiêm Đông các đại học sĩ; Lê Như Hổ quê Tiên Châu (Tiên Lữ),
nhà toán học, ngoại giao, sử học lỗi lạc; Đoàn Thị Điểm hay bà còn được

phong là Hồng Hà nữ sĩ, quê Giai Phạm (Yên Mỹ), dịch giả Chinh phụ ngâm.
Các nhà đại khoa như Cái Phùng người làng Thổ Hồng (Ân Thi),
Nguyễn Thì Ung làng Đa Ngưu (Văn Giang), Dương Phúc Tư người làng Lạc
Đạo (Văn Lâm), Phạm Công Trứ người làng Liêu Xuyên (Mỹ Hào)…Họ đã
có nhiều đóng góp lớn lao cho quê hương, đất nước.
Bước sang thế kỷ XX, đội ngũ nhân tài của Hưng n ngày một đơng
đảo và có nhiều đóng góp cho đất nước, nhất là lĩnh vực văn hoá và khoa học.
Làng Phú Thị, Mễ Sở (Văn Giang) với tên tuổi của nhà sư phạm, soạn giả
Dương Quảng Hàm. Làng Xuân Cầu xã Nghĩa Trụ (Văn Giang) có nhà văn

21


×