Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Đảng bộ tỉnh thái bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1954 đến năm 1965

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.62 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========

ĐỒNG THỊ NGỌC HIỀN

ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ NƠNG NGHIỆP
TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1965
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60.22.0315

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Hoa

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Mai Hoa.
Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trung thực, bảo đảm tính khách
quan. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà nội, ngày 20 tháng 11 năm 2014.
Tác giả

Đồng Thị Ngọc Hiền


LỜI CẢM ƠN


Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới
cơ giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Mai Hoa – Khoa Lịch sử, Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội . Cơ đã tận tình chỉ
bảo, định hướng cho tơi để tơi có thể hồn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ từ các thầy cô trong trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn, các thầy cô trong khoa Lịch sử, trong bộ môn lịch sử
Đảng cộng sản Việt Nam- những người đã dạy dỗ, chỉ bảo tơi trong suốt q
trình học tập.
Tôi cảm ơn cán bộ trung tâm thông tin thư viện Đại học Quốc Gia Hà
Nội, các đồng chí lãnh đạo và cán bộ phòng lưu trữ Tỉnh ủy, thư viện khoa
học tổng hợp tỉnh Thái Bình…đã giúp đỡ tơi trong q trình tìm và hệ thống
tư liệu cần thiết cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
Mặc dù đã cố gắng và nỗ lực, xong trình độ có hạn, luận văn khơng
tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến cuả quý thầy cô
và các bạn. Xin chân thành cám ơn!
Tác giả luận văn

Đồng Thị Ngọc Hiền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề................................................................................ 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................................ 5
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ..................................... 6
6. Đóng góp khoa học của luận văn ......................................................................... 6
7. Kết cấu của luận văn............................................................................................ 7
Chương 1: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI

BÌNH ĐỐI VỚI KINH TẾ NƠNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 1954 - 1960 .................. 8
1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình
đối với kinh tế nơng nghiệp ................................................................................... 8
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình ........................... 8
1.1.2. Tình hình sở hữu ruộng đất và sản xuất nơng nghiệp sau ngày hịa
bình lập lại năm 1954........................................................................................ 11
1.1.3. Chủ trương của Đảng đối với nơng nghiệp .............................................. 14
1.2. Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo kinh tế nông nghiệp ............................... 19
1.2.1. Lãnh đạo thực hiện cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế nơng
nghiệp (1954-1957) ........................................................................................... 19
1.2.2. Lãnh đạo hợp tác hóa và phát triển sản xuất nông nghiệp (1958-1960) ... 34
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................ 48
Chương 2: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH ĐỐI VỚI
KINH TẾ NƠNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 1961 - 1965 ...................................... 49
2.1. Kế hoạch năm năm lần thứ nhất và chủ trương đối với kinh tế nơng
nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Bình .................................................................... 49
2.1.1. Chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp miền Bắc .......... 49
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình .................................................. 55
2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình ....................................................... 62


2.2.1. Củng cố, mở rộng quy mô và cải tiến quản lý hợp tác xã ......................... 62
2.2.2. Xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật .... 66
2.2.3 Phát triển nông nghiệp toàn diện, đẩy mạnh sản xuất lương thực ............. 70
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 77
Chương 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ................................... 79
3.1. Một số nhận xét ............................................................................................. 79
3.1.1. Ưu điểm ................................................................................................... 79
3.1.2. Hạn chế ................................................................................................... 90
3.2. Một số kinh nghiệm ...................................................................................... 97

3.2.1. Nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trị của sản xuất nơng nghiệp, đánh giá
đúng tình hình địa phương để lựa chọn cách thức, bước đi, cách làm phù hợp ...... 97
3.2.2. Chỉ đạo sản xuất nơng nghiệp phải cụ thể, có trọng điểm, tổng kết
thực tiễn kịp thời ............................................................................................. 100
3.2.3. Có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất và phát huy
tính chủ động, sáng tạo của người nông dân trong sản xuất ............................ 101
3.2.4. Giáo dục cán bộ, đảng viên đầu tàu gương mẫu, biết lắng nghe và tôn
trọng ý kiến của người nông dân ..................................................................... 103
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 105
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 109
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết tắt đầy đủ
BCHTW

Ban chấp hành Trung ương

CCRĐ

cải cách ruộng đất

CNH

công nghiệp hóa

CNXH


chủ nghĩa xã hội

Ha

hécta

HTX

hợp tác xã

HĐH

hiện đại hóa

KH-KT

khoa học - kỹ thuật

KT-XH

kinh tế - xã hội

LLSX

lực lượng sản xuất

QHSX

quan hệ sản xuất


TLSX

tư liệu sản xuất

XHCN

xã hội chủ nghĩa

VC-KT

vật chất-kĩ thuật


Bản đồ tỉnh Thái Bình năm 2014


Bản đồ tỉnh Thái Bình năm 1954


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của xã hội, góp phần
quan trọng vào xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Sản xuất nông nghiệp phát
triển, là cơ sở cho sự phát triển khoa học – kĩ thuật và tác động tích cực tới sự phân
cơng lao động trong xã hội, bảo đảm an ninh lương thực, góp phần tăng cường tiềm
lực kinh tế, quốc phòng, an ninh.
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh vấn đề ruộng đất và kinh tế nơng
nghiệp giữ một vị trí quan trọng hàng đầu trong các ngành kinh tế. Đặc biệt, trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, điều đó càng có ý nghĩa quan trọng hơn.
Trong những năm 1954-1965, nền kinh tế nơng nghiệp miền Bắc khơng những đã

góp phần trọng yếu trong xây dựng, củng cố hậu phương, đảm bảo đời sống nhân
dân, quân đội, tăng cường tiềm lực kinh tế, tiềm lực quốc phòng, làm cơ sở phát
triển công nghiệp và các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân mà còn đảm
bảo cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam. Những thành tựu về
phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn này đã tác động trực tiếp đến công cuộc
xây dựng và bảo vệ hậu phương miền Bắc XHCN, ảnh hưởng to lớn đến sự nghiệp
đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Thái Bình là một tỉnh nơng nghiệp thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Đây là vùng đất
phù sa màu mỡ, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Những
năm 1954-1965, thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp,
Thái Bình đã vượt qua khó khăn, thử thách, hồn thành cuộc CCRĐ, là một trong
những tỉnh đầu tiên của miền Bắc đạt năng suất lúa 5 tấn/ha. Với thắng lợi đó, nơng
nghiệp Thái Bình đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống người nông
dân, ổn định nông thôn, xây dựng miền Bắc lớn mạnh, đồng thời làm tròn một cách
xuất sắc vai trò là hậu phương lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của
dân tộc. Tuy nhiên, ngoài những thành quả to lớn đã đạt được, mơ hình này cũng tồn
tại khơng ít những bất cập như những địa phương khác như cơ chế quản lý, phân phối
thu nhập…. Do đó, nghiên cứu sự phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn 1954-1965

1


dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình khơng chỉ góp phần đánh giá một giai
đoạn lịch sử quan trọng ở Thái Bình mà cịn ở cả miền Bắc. Hơn nữa, đây là giai
đoạn lịch sử đã qua nhưng những kinh nghiệm trong lãnh đạo xây dựng kinh tế nông
nghiệp vẫn là những kinh nghiệm hết sức quý báu cho Đảng bộ Thái Bình lãnh đạo
phát triển kinh tế trong giai đoạn CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn hiện nay.
Vì những lí do đó, tơi chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát
triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1954 đến năm 1965” làm luận văn thạc sĩ
chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.

2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình từ năm
1954 đến năm 1965 đã có nhiều cơng trình khoa học đề cập đến với những mức độ
và cách tiếp cận khác nhau. Có thể phân chia thành hai nhóm tư liệu như sau:
Các cơng trình nghiên cứu chung về nông nghiệp ở Việt Nam
Các tác giả đã đề cập một cách cụ thể ở mức độ khác nhau về chủ trương, sự
lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và q trình phát triển kinh tế nơng nghiệp, thực hiện
chính sách ruộng đất, hợp tác hóa nơng nghiệp trong kháng chiến như :
- “Đánh giá đúng những thắng lợi của nhiệm vụ phản phong và những sai
lầm của cải cách ruộng đất” của Văn Phong,Nxb Sự Thật, 1956 ; Trần Phương
(chủ biên) : Cách mạng ruộng đất ở Việt Nam,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
1968; Chử Văn Lâm (Chủ biên): Hợp tác hố nơng nghiệp Việt Nam, lịch sử - vấn
đề - triển vọng,Nxb Sự thật, Hà Nội, 1972 ; Nguyễn Huy: Đưa nông nghiệp từ sản
xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa,Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1983 ;
“45 năm kinh tế Việt Nam” của tác giả Đào Văn Tập,Nxb KHXH, Hà Nội, 1990;
Nguyễn Sinh Cúc, Nguyễn Văn Tiêm: Nửa thế kỷ phát triển nông nghiệp nông
thôn Việt Nam 1945-1995,Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1996; Bùi Huy Đáp –
Nguyễn Điền : Nông nghiệp Việt Nam từ cội nguồn đến đổi mới, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1996.
- Các bài viết trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử như: “Q trình từng bước
củng cố và hồn thiện quan hệ sản xuất nơng nghiệp ở miền Bắc nước ta”, tác giả

2


Đinh Thu Cúc, số 175 (4/1977); “Quá trình chuyển hợp tác xã sản xuất nông
nghiệp từ bậc thấp lên bậc cao ở miền Bắc Việt Nam”, tác giả Trần Đức Hùng, số
187 (4/1979); “Quan điểm Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp trong cách mạng
xã hội chủ nghĩa”, tác giả Bùi Đình Phong, số 9 (1998).
- Trên tạp chí Lịch sử Đảng như: “Hồ Chí Minh với HTX nơng nghiệp”, tác giả

Trần Thị Minh Châu, số 11(1999); “Kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực
nông nghiệp ở miền Bắc những năm 1954-1957”, tác giả Lý Việt Quang, số 3 (2005).
Các cơng trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đối
với kinh tế nơng nghiệp thời kỳ 1954-1975
-“Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm
1961 đến năm 1975”, Luận án tiến sĩ, Nguyễn Mạnh Hùng, Học viện Chính trị - Bộ
quốc phịng, Hà Nội, 2010. Luận án đi sâu vào phân tích đường lối, chính sách của
Đảng trong lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp miền Bắc từ 1961-1975; vị trí, vai
trị của kinh tế nơng nghiệp trong xây dựng CNXH ở miền Bắc và đúc rút kinh nghiệm,
làm cơ sở vận dụng vào quá trình đổi mới phát triển kinh tế nơng nghiệp nói riêng ở
Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng làm
tài liệu tham khảo cho luận văn của mình để làm rõ phần chủ trương của Đảng đối với
kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn 1961-1965. Tuy nhiên, luận án chưa so sánh và
làm rõ sự khác nhau trong chủ trương của Đảng đối với kinh tế nơng nghiệp giai đoạn
1961-1975 có gì khác so với các giai đoạn trước đó như giai đoạn 1954-1960. Với luận
án này, cũng chưa phản ánh rõ thực trạng cụ thể các địa phương ở miền Bắc trong đó
có Thái Bình lúc bấy giờ như thế nào.
-“Đảng bộ Thái Bình lãnh đạo cải cách ruộng đất ở địa phương (19551957)”, Luận văn thạc sĩ lịch sử của Trần Thị Chinh, Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006. Luận văn đi sâu vào nghiên cứu
quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Thái Bình trong CCRĐ và rút ra bài học kinh
nghiệm. Luận văn chưa phản ảnh rõ bức tranh chung về kinh tế nơng nghiệp ở
Thái Bình trong giai đoạn 1955-1957, giai đoạn 1958-1960, giai đoạn 1961-1965

3


như thế nào. Luận văn mới chỉ phản ánh được một mặt của kinh tế nơng nghiệp
đó là cuộc CCRĐ. Do đó, cần phải có một đề tài làm sáng rõ hơn các mặt của
kinh tế nông nghiệp trong những giai đoạn này để thấy rõ hơn hiệu quả của cuộc
CCRĐ đối với kinh tế nông nghiệp của tỉnh.

-“Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng và phát triển hợp tác hóa nơng
nghiệp (1958-1975)”, Luận văn thạc sĩ lịch sử của Phạm Thị Kim Lan, khoa Lịch
sử, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006; nghiên
cứu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Thái Bình xây dựng và phát triển HTX nơng
nghiệp, nêu lên những tác động của mơ hình này đối với kinh tế nơng nghiệp Thái
Bình và vị trí của nó trong giai đoạn cách mạng sơi động 1958-1975. Từ đó, đưa ra
một số nhận xét về mơ hình HTX và cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Thái
Bình giai đoạn này.
“Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm
1961 đến năm 1975”, Luận văn thạc sĩ lịch sử của Phan Thị Nhung, khoa Lịch sử,
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011 . Luận văn
nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp Thái Bình trong giai đoạn 1961-1975, từ đó
đưa ra nhận xét và bài học kinh nghiệm lịch sử giai đoạn này. Luận văn cũng đã đề
cập tới sự phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn 1961-1965 nhưng mới chỉ dừng
lại mang tính khái quát, chưa nghiên cứu sâu, cũng chưa so sánh và phán ánh được
sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình với kinh tế nơng nghiệp giai đoạn trước đó.
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu trên đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn
đề về thời kỳ khôi phục, cải tạo, phát triển nông nghiệp miền Bắc (1954-1975),
khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng phát triển kinh tế nói chung
và nơng nghiệp nói riêng. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá những chủ trương chỉ
đạo về phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng, các tác giả đã rút ra những bài học
kinh nghiệm cần thiết và có những đánh giá xác đáng.
Dù vậy, cho đến nay chưa có một cơng trình nào đi nghiên cứu mô tả, tổng kết
một cách hệ thống và tồn diện q trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển
kinh tế nơng nghiệp của tỉnh trong những năm 1954 -1965, trên cả ba vấn đề: hợp tác

4


hố nơng nghiệp, phát triển sản xuất nơng nghiệp, xây dựng vật chất – kĩ thuật trong

nông nghiệp. Cho nên, việc nghiên cứu một cách cụ thể nhất sự phát triển kinh tế
nơng nghiệp của Thái Bình từ năm 1954 -1965 vẫn là một khoảng trống cần phải
nghiên cứu tìm hiểu và làm rõ để rút ra bài học kinh nghiệm lí luận và thực tiễn.
Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu của các tác giả trên đã cung cấp kiến
thức khái quát về sự lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng ở
miền Bắc và Thái Bình trong những năm 1954-1975. Đó là cơ sở hết sức quan trọng
giúp tơi hồn thành luận văn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn làm rõ đường lối, chủ trương, biện pháp xây dựng, phát triển kinh
tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Bình; đồng thời, đánh giá những thành tựu,
hạn chế, nguyên nhân, ý nghĩa lịch sử của sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với kinh tế
nông nghiệp; trên cơ sở đó, rút ra một số kinh nghiệm lịch sử có giá trị tham khảo
cho hiện tại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh
đạo kinh tế nơng nghiệp từ năm 1954 đến năm 1965.
- Trình bày có hệ thống về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về phát
triển kinh tế nơng nghiệp trong thời gian trên.
- Đánh giá những thành tựu, hạn chế của quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình
lãnh đạo kinh tế nơng nghiệp, từ đó phân tích, luận giải, đúc rút ra một số kinh
nghiệm lịch sử.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những đường lối, chủ trương, biện pháp, giải pháp mà Đảng bộ
tỉnh Thái Bình đề ra đối với kinh tế nông nghiệp từ năm 1954 đến năm 1965.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về
phát triển kinh tế nơng nghiệp.


5


- Phạm vi về thời gian: Từ năm 1954 (năm miền Bắc bước vào cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước cũng là lúc Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển
kinh tế nông nghiệp phục vụ cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và làm
nghĩa vụ chi viện cho tiền tuyến miền Nam) đến năm 1965 (Mỹ thực hiện mở rộng
chiến tranh trên toàn miền Bắc).
- Phạm vi về khơng gian: Tỉnh Thái Bình.
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
5.1. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và phương pháp luận sử học,
luận văn sử dụng các phương pháp lịch sử, phương pháp logic và 2 phương pháp
lịch sử – logic. Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng các phương pháp cơ bản khác của
khoa học lịch sử như phân tích, tổng hợp, đối chiếu, thống kê, so sánh để trình bày
kết quả nghiên cứu, làm rõ nội dung vấn đề nghiên cứu
5.2. Nguồn tư liệu
- Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, thông tư,…của Đảng Cộng sản Việt Nam
về kinh tế nông nghiệp những năm 1954-1965.
- Các sách chuyên khảo của các tác giả về kinh tế nông nghiệp miền Bắc
trong những năm 1954-1965.
- Các Nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kế hoạch, báo cáo về phát triển kinh tế
nông nghiệp trong những năm 1954-1965, được lưu trữ tại Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ
Thái Bình; các báo cáo của Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban kiểm tra, Sở nơng nghiệp, Chi
cục thống kê Thái Bình về vấn đề phát triển kinh tế nơng nghiệp, trong những năm
1954-1965.
6. Đóng góp khoa học của luận văn
- Trình bày có hệ thống và làm rõ đường lối, chủ trương của Đảng bộ Thái
Bình trong phát triển kinh tế nơng nghiệp những năm 1954-1965.
- Bước đầu nêu lên những đánh giá, nhận xét có cơ sở khoa học về thành tựu,

hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình
lãnh đạo kinh tế nông nghiệp giai đoạn 1954-1965.

6


- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu hoặc phục vụ công tác
giảng dạy cho những vấn đề có liên quan.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đối với
kinh tế nông nghiệp giai đoạn 1954 - 1960.
Chương 2: Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đối với kinh tế nông
nghiệp giai đoạn 1961 - 1965
Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử

7


Chương 1
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH
ĐỐI VỚI KINH TẾ NƠNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 1954 - 1960
1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đối
với kinh tế nông nghiệp
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình
* Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc lưu vực sơng Hồng. Diện tích tự nhiên
1.546 km2 (năm 2003) [90, tr.15], đất nơng nghiệp có 107.930 ha, trong đó có 98.406
ha canh tác chiếm 91,1% so với đất nông nghiệp của tỉnh và chiếm khoảng 5 % đất

nơng nghiệp của miền Bắc [60, tr.2]. Phía Bắc và Tây Bắc giáp các tỉnh: Hưng Yên,
Hải Dương và Hải Phịng. Phía Tây và Nam giáp tỉnh Nam Định. Phía Đơng giáp
Vịnh Bắc Bộ. Đất đai Thái Bình được bao bọc xung quanh bởi sơng Hồng, sơng Hóa,
sơng Luộc và biển Đông. Bờ biển dài 54 km với 3 cửa sơng lớn đổ ra là: cửa sơng
Thái Bình, cửa sông Trà Lý và cửa Ba Lạt của sông Hồng. Với vị trí địa lý này, Thái
Bình được đánh giá như một hịn đảo nhỏ nằm giữa lịng sơng [61, tr.14-15].
Địa hình Thái Bình tương đối bằng phẳng, là một tỉnh duy nhất khơng có đồi
núi. Năm 1954, Thái Bình gồm các huyện: Hưng Nhân, Quỳnh Cơi, Phụ Dực,
Dun Hà, Tiên Hưng, Đơng Quan, Thư Trì, Thị Xã, Vũ Tiên, Kiến Xương, Tiền
Hải, Thái Ninh, Thụy Anh. Ngày nay, địa hình Thái Bình chia thành 2 phần nghiêng
theo hướng Tây Bắc- Đông Nam: khu Bắc gồm các huyện: Hưng Hà, Quỳnh Phụ,
Đông Hưng, Thái Thụy và khu Nam gồm Thành Phố Thái Bình, huyện Vũ Thư,
huyện Kiến Xương, huyện Tiền Hải. Phía ven biển đất cao lên từng dải hướng Đơng
Bắc – Tây Nam, đặc biệt có nhiều qng cửa Trà Lý tới cửa Ba Lạt dân cư đến đây
sinh sống dần quần tụ thành các làng.
Về địa chất, đất đai Thái Bình phì nhiêu, màu mỡ, tươi tốt do được bồi tụ bởi
hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Ngồi diện tích đất cấy lúa, đất đai Thái
Bình thích hợp cho phát triển các loại cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn
ngày, cây ăn quả nhiệt đới, hoa quả, cây cảnh…

8


Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Thái Bình có 3 thủy vực khác
nhau: vùng nước mặn, vùng nước lợ, vùng nước ngọt, với nhiều khả năng khai thác
và nuôi trồng thủy sản. Các triền cỏ ven đê, ven sông và hệ thống kênh mương ao
hồ rộng khắp là điều kiện để phát triển chăn ni trâu, bị, lợn, gà, vịt, cá…
Bên cạnh những thuận lợi căn bản trên, việc phát triển kinh tế nông nghiệp
của tỉnh cũng có những khó khăn, phức tạp nhất định.
Thái Bình có khoảng 50 km bờ biển - đây là mối hiểm họa của tự nhiên ln

thường trực đe dọa tính mạng, tài sản của cộng đồng dân cư (bão, thủy triều dâng
cao, lốc xoáy…). Tác động bất lợi của tự nhiên gây ra ngập lụt, vỡ đê, nước mặn
xâm nhập sâu vào đất liền gây thiệt hại mùa màng, nhà cửa, thậm chí cả sinh mạng
con người. Sơng ngịi tuy nhiều nhưng quanh co và bị bồi lắng. Mặt khác, việc tiêu
nước, tưới nước chịu ảnh hưởng của nước thủy triều lên, xuống từng mùa. Lượng
mưa giữa các mùa trong năm chênh lệch nhau khá lớn. Hàng năm, đến mùa mưa lũ
nếu giải quyết tốt vấn đề thủy lợi cung cấp một lượng phù sa lớn để tưới tiêu cho
cây trồng. Ngược lại, giải quyết không tốt cả cánh đồng sẽ ngập trong nước và mất
trắng. Sâu bệnh cũng thường phát sinh, phát triển quanh năm, phá hoại mùa màng.
Diện tích đất chua mặn khá lớn, nhất là hai huyện ven biển Thái Thụy và Tiền Hải.
Có nhiều cánh đồng trước kia là những bãi sú, vẹt, với tầng đất màu mỏng, khi nắng
nhiều chua mặn bốc lên gây khó khăn cho canh tác. Tài ngun khống sản rất ít,
khơng thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp. Do đất chật, người đơng
nên khơng có bãi chăn ni trâu bị, sinh sản, sức kéo q thiếu, chăn ni gia súc,
gia cầm khó phát triển.
Nhìn khái qt có thể thấy, vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Thái Bình phù
hợp cho phát triển nơng nghiệp trồng lúa nước. Các hiện tượng thời tiết hàng năm
có ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến đời sống của người nông dân. Do đó, Đảng bộ và
nhân dân tỉnh Thái Bình ln nhận thức rõ điều đó, chủ động tìm ra những giải
pháp tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển kinh tế
nơng nghiệp nói riêng.

9


* Đặc điểm kinh tế - chính trị, xã hội
Thái Bình là tỉnh bằng phẳng, phù sa màu mỡ nên thích hợp với nghề nơng
trồng lúa nước. Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp chiếm trên 90% tổng giá trị sản
lượng chung của tỉnh, hơn 90% dân số trong tỉnh sống bằng nghề nơng. Do đó
ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh là nông nghiệp, phải không ngừng phát triển nơng

nghiệp, coi đây là một trong những phương tiện chính để phát triển các ngành kinh
tế quốc dân khác.
Về tiểu thủ cơng nghiệp, ở Thái Bình có phát triển một số nghề thủ công như
nghề làm hàng xáo, nghề kéo sợi, nghề dệt vải, nghề đan lát mây tre, nghề dệt, làm
vàng bạc…nhưng phát triển không đồng đều giữa các địa phương. Nhìn chung,
nguồn sống của người dân vẫn chủ yếu dựa vào nơng nghiệp.
Về thương nghiệp, lượng hàng hóa nhập và xuất ra khỏi tỉnh khơng nhiều.
Về chính trị - xã hội Thái Bình, trước khi thực dân Pháp xâm lược người dân
Thái Bình sống dưới sự cai trị của các triều đại phong kiến, phân cấp hành chính
của tỉnh được chia thành các xã, huyện, phủ. Năm 1873, kể từ khi thực dân Pháp đặt
chân lên mảnh đất Thái Bình, người dân Thái Bình (chủ yếu là nơng dân) cũng
khơng nằm ngồi sự thống trị của Pháp. Thái Bình gánh chịu mọi hậu quả của chính
sách khai thác thuộc địa. Năm 1930, nơng dân Thái Bình đã nổi dậy chống Pháp
làm nên “Tiếng trống Tiền Hải” góp phần vào phong trào cách mạng 1930-1931
trên cả nước.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, thực dân Pháp rút khỏi miền Bắc, miền
Bắc đã hồn tồn được giải phóng, nhân dân Thái Bình bắt tay vào cơng cuộc lao
động trong hịa bình….những nhiệm vụ mới đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân Thái
Bình: khắc phục hậu quả của địch họa nặng nề, thiên tai diễn ra liên tiếp; đấu tranh
chống địch dụ dỗ cưỡng ép giáo dân di cư vào Nam; tiến hành đấu tranh giai cấp để
hoàn thành cuộc cách mạng ruộng đất, …tất cả nhằm phục hồi, phát triển kinh tế,
xây dựng, củng cố vững chắc hậu phương lớn XHCN ở miền Bắc, chi viện cao nhất
sức người, sức của cho cuộc cách mạng cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải
phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

10


1.1.2. Tình hình sở hữu ruộng đất và sản xuất nơng nghiệp sau ngày hịa bình
lập lại năm 1954

Thái Bình là một tỉnh thuần nông, vấn đề sở hữu ruộng đất được coi là vấn
đề then chốt quy định đời sống kinh tế - xã hội của cư dân trong tỉnh, quy định sự
phân hóa giai cấp xã hội ở nông thôn. Thực trạng sở hữu ruộng đất ở Thái Bình
cũng như các tỉnh khác bao gồm hai hình thức: sở hữu công cộng và sở hữu tư nhân.
Trong sản xuất nơng nghiệp ở Thái Bình, cây lúa là cây lương thực chính, trong
tổng diện tích canh tác và thổ cư là 378,161 mẫu thì diện tích trồng lúa chiếm
328.055 mẫu tức 86,7% bao gồm ruộng một vụ và ruộng hai vụ lúa [94, tr.17].
Ngồi cấy lúa, nơng dân Thái Bình cịn trồng thêm cây lương thực phụ như ngơ,
khoai lang…Tuy nhiên, diện tích này chiếm tỷ lệ khơng đáng kể. Trong điều kiện
gần như độc canh cây lúa với 2 vụ (chiêm và mùa) cách biệt nhau nên trong những
năm mất mùa dân Thái Bình rơi vào tình trạng khó khăn và dễ phát sinh nạn đói.
Trước ngày giải phóng, từ trong lịch sử cư dân Thái Bình đã đúc rút được cả
một kho tàng kinh nghiệm về vấn đề trị thủy, khẩn hoang, quai đê lấn biển, cày, bừa,
cấy, gặt, chăm sóc cây lúa…hết sức quý báu cho đến tận ngày nay như: “Nhất nước,
nhì phân, tam cần, tứ giống”, biến yếu tố thường coi là đứng đầu trong các hiểm họa
(thủy, hỏa, đạo, tặc) trở thành điều kiện, biện pháp hàng đầu trong kỹ thuật thâm canh
lúa. Việc quai đê, đắp đập, khơi ngòi, đào mương máng, dựng kè cống…đã thay thế
cho phương thức sản xuất trồng lúa nước dựa vào sự lên xuống của thủy triều hết sức
thụ động ở buổi sơ khai. Kỹ thuật làm thủy lợi, kinh nghiệm trị thủy đã giúp người
dân khống chế được nước lũ trong mùa mưa, giữ được nước trong mùa cạn, thau
chua, rửa mặn cải tạo đất canh tác phục vụ tích cực cho trồng trọt.
Nơng dân Thái Bình từ lâu khơng chỉ biết tận dụng mọi nguồn phân bón
cùng kỹ thuật làm ải, bừa tơi “một hịn đất nhỏ, một giỏ phân” mà còn biết sử dụng
phân bón phù hợp với từng loại đất để cấy lúa cho năng suất cao. Đặc biệt, cịn ni
cấy một nguồn phân bón tạo được nhiều màu cho đất đai, thích hợp với cây lúa. Đó
là kỹ thuật gây chọn, nhân giống bèo hoa dâu ở các làng: La Vân (Quỳnh Phụ),
Bích Du (Thái Thụy), Búng (Vũ Thư) mà nhân dân đã ca ngợi: “Đổ phân tràn

11



khơng bằng bèo giang cánh”, “lúa chiêm mà thả kín bèo; như con nhà nghèo giời đổ
của cho”. Nông dân Thái Bình xem xét thời vụ để gieo trồng “Chiêm bơ bải, mùa
phải thời”, “Chiêm ba giá, mùa ba mưa”. Ngồi cây lúa là cây trồng chính, kinh
nghiệm trồng trọt và truyền thống thâm canh tăng vụ, tăng năng suất bằng các loại
cây hoa màu: ngô, khoai, đậu, đỗ, dâu, mía, đay, cói, lạc, thuốc lào… “dưa Qi,
khoai Bái”, “gà Tị, lợn Tó”, “chè Mét, thuốc lào Khai Lai”.
Lúc mới giải phóng, nơng nghiệp Thái Bình gặp nhiều khó khăn. Nơng
nghiệp Thái Bình sau những năm chiến tranh tàn phá, thiệt hại nặng nề: đồng ruộng
xung quanh các đồn bốt, ven đường cái lớn, chăng đầy dây thép gai và mìn do địch
cài lại, khơng cày cấy được. Sau ngày hịa bình lập lại, tồn tỉnh có 267.912 ha
ruộng đất bỏ hoang chiếm 0,25% tổng diện tích đất nơng nghiệp. Ngồi ra, cịn có
7.771 ha bị chua, mặn nặng chưa được cải tạo. Nhiều thơn, xóm trở nên tiêu điều xơ
xác. Trâu, bị, lương thực thiếu thốn, có xã khơng cịn lấy một con trâu như Nam
Hn, Đình Phùng, Cao Bạt-Kiến Xương. Nhiều cơng trình thủy lợi bị phá hủy như
Đông Cao –Tiền Hải, Đa Cốc –Kiến Xương…nhiều quãng đê bị hư hỏng do thực
dân Pháp đào công sự, hoặc bị bom địch phá hoại chưa tu sửa được [62, tr.112].
Trong các vùng giải phóng, do hậu quả của các cuộc càn qt , đời sống
nhân dân vơ cùng khó khăn: trên 20.000 gia đình sống mỗi ngày chỉ có một bữa rau,
một bữa cháo.
Bên cạnh hậu quả của địch họa, thì thiên tai cũng xảy ra liên tiếp, gây thiệt
hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp: hết giá rét, làm cho hàng ngàn mẫu lúa chết
rụi; sau đó, lại bị hạn hán kéo dài, đồng đất khô nẻ, lúa bị cháy, bị vàng lụi mất mẫu
hàng ngàn mẫu; nước lũ làm vỡ nhiều đê bối như đoạn Quang Thẩm-Vũ Tiên, Lộng
Khê-Phụ Dực.
Từ khi thực dân Pháp tái chiếm đến khi hịa bình lập lại, tình hình sở hữu
ruộng đất của các tầng lớp, giai cấp cũng có nhiều thay đổi do những chính sách cải
cách từng phần của Đảng và Chính phủ. Khi Cách mạng tháng Tám thành cơng,
Thái Bình đã chia cơng điền cho nam nữ từ 18 tuổi trở lên và chia một phần ruộng
bán công, bán tư cho nông dân, quy định giảm tô 25% so với trước. “Bước đầu,


12


bình qn chiếm hữu ruộng đất của cố nơng là 94 m2, bần nông là 450 m2, trung
nông 1.488 m2, phú nông là 3600 m2, địa chủ nhỏ 11.100 m2, địa chủ bậc trung
18.340 m2, địa chủ lớn 72.000 m2” [112, tr.124]. Trong kháng chiến chống Pháp,
khi vùng du kích mở rộng, Tỉnh ủy Thái Bình đã tập trung ruộng đất của Việt gian
phản động và ruộng đất vắng chủ, tạm cấp, tạm giao cho nông dân. Ruộng công
trong vùng du kích, tự do cũng được chia lại cơng bằng hơn. Nếu tính đến trước khi
phát động quần chúng CCRĐ, tháng 4/1953 giai cấp địa chủ còn chiếm hữu 28.455
mẫu (bằng 60% ruộng đất của giai cấp địa chủ năm 1945). “Cho đến trước năm
1955, cố nơng đã có 192 m2, bần nông 450 m2, trung nông 920 m2, phú nơng chỉ
cịn 2.520 m2, địa chủ cịn 5.400 m2, địa chủ chiếm 2,8% dân số và chiếm luôn 13%
tổng số ruộng đất trong tỉnh” [112, tr.124].
Qua những số liệu trên, có thể thấy: Tình hình sở hữu ruộng đất và các thành
phần giai cấp có sự chuyển biến. Đến trước khi cải cách ruộng đất, chỉ tính riêng
trung, bần, cố nông chiếm 33,3 % nhân khẩu đã chiếm hữu 76,3% số ruộng đất [64,
tr.150]. Cho tới trước CCRĐ địa chủ chỉ chiếm một số lượng nhỏ, chủ yếu là địa
chủ vừa và nhỏ, gia đình địa chủ có con em kháng chiến. Những địa chủ phản động
và cường hào gian ác phần lớn đã chạy vào Nam. Với phú nông, do ảnh hưởng của
kháng chiến phú nơng đã tích cực tham gia cách mạng, sở hữu ruộng đất khơng cịn
nhiều, trong kháng chiến có ủng hộ chừng mực nào đó cho kháng chiến.
Như vậy, đến trước CCRĐ, nông nghiệp ở Thái Bình gặp nhiều khó khăn do
sự tàn phá của chiến tranh. Ruộng đất đã tập trung phần lớn vào tay nhân dân lao
động, giai cấp địa chủ chỉ chiếm một phần nhỏ dân số và nắm trong tay không còn
nhiều ruộng đất, thế lực kinh tế của họ đã suy yếu, chính trị thất thế. Đặt ra yêu cầu
cấp bách đối với Đảng bộ và nhân dân Thái Bình phải bắt tay ngay vào khôi phục,
cải tạo và sản xuất nông nghiệp, hàn gắn vết thương chiến tranh tiếp tục làm nghĩa
vụ hậu phương lớn. Tuy nhiên, để làm được điều đó cần phải loại bỏ hồn tồn sở

hữu ruộng đất của địa chủ, chia ruộng đất cho nông dân lao động vì đây là nguồn tư
liệu sản xuất chính của nơng dân, đồng thời tạo ra địa vị chính trị mới cho người
nơng dân, là chủ sở hữu tư liệu sản xuất của mình, có như vậy mới động viên được

13


đông nhất người nông dân tham gia vào công cuộc khôi phục kinh tế nông nghiệp
mà Đảng và Nhà nước đặt ra.
1.1.3. Chủ trương của Đảng đối với nông nghiệp
Sau khi hịa bình lập lại năm 1954, miền Bắc bắt tay vào khơi phục kinh tế
trong điều kiện khó khăn. Nơng nghiệp, ngành kinh tế chủ yếu, nguồn sống chính của
nhân dân miền Bắc bị thiệt hại nặng nề. Trong bối cảnh đó, tháng 9/1954, Bộ Chính
trị đã ra Nghị quyết “Về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng”,
lần đầu tiên bàn cụ thể về phục hồi nền kinh tế quốc dân và chính sách kinh tế miền
Bắc sau hịa bình lập lại. Nghị quyết khẳng định, miền Bắc phải có thời gian nhất
định để phục hồi nền kinh tế, trong thời kỳ này, phục hồi nền kinh tế quốc dân lên
đến mức trước chiến tranh, làm cơ sở cho tiếp tục nâng cao và phát triển sản xuất.
Nghị quyết xác định phục hồi toàn diện nền kinh tế, trước hết cần nắm vững
việc phục hồi và phát triển sản xuất nơng nghiệp, đó là khâu then chốt, là “cơ sở
của việc cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo lương thực cho nhân dân, phồn thịnh
kinh tế, mở rộng cho việc giao lưu hàng hóa” [62, tr.295]. Đồng thời, phải tiếp tục
mở rộng, đẩy mạnh CCRĐ để tạo điều kiện cơ bản cho phục hồi và phát triển kinh
tế nông nghiệp.
Hội nghị lần thứ Tám BCHTW Đảng (khóa II, 8 – 1955) và Hội nghị lần
thứ 10 BCH Trung ương (10-1956) đã xác định mục đích, u cầu, phương châm,
điều kiện khơi phục và phát triển kinh tế miền Bắc. Hội nghị cũng chỉ rõ thời hạn
trong hai năm khôi phục kinh tế, căn bản đưa sản xuất lên ngang mức trước chiến
tranh (mức năm 1939). Về phương châm khôi phục kinh tế, Đảng chỉ rõ khôi phục
kinh tế nhằm hàn gắn những vết thương chiến tranh là chính, nhưng đồng thời phát

triển ở mức độ nhất định. Mọi công tác kinh tế phải góp phần vào việc củng cố
miền Bắc, đồng thời phải chiếu cố miền Nam một cách thích đáng. Khơi phục kinh
tế nhằm phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp là chính, là đầu mối cho mọi
lĩnh vực khơi phục, chuẩn bị điều kiện cần thiết để kiến thiết miền Bắc theo kế
hoạch, xây dựng miền Bắc thành hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh thống
nhất nước nhà.

14


Để thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế nông nghiệp, Đảng chủ trương tiếp
tục mở rộng CCRĐ. Tại kỳ họp thứ 4 (3/1955), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết
tán thành một số bổ sung của Chính phủ về CCRĐ nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc
triển khai CCRĐ trên quy mô lớn ở miền Bắc trong điều kiện mới [91, tr.33]. Nghị
quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 7 mở rộng (tháng 3/1955), đã tiếp tục
khẳng định một trong những nhiệm vụ chung của Đảng là “ra sức hoàn thành
CCRĐ”. Trước hết cần phải hoàn thành CCRĐ ở miền Bắc, cụ thể là năm 1955
phải đẩy mạnh phát động quần chúng hồn thành giảm tơ và mở rộng CCRĐ, đảm
bảo sang năm 1956 hoàn thành CCRĐ trước tháng 7 [76, tr.210]. Báo cáo của
Chính phủ trình bày trước Hội nghị Trung ương lần thứ 7 mở rộng (tháng 3-1955)
cũng nhấn mạnh tác dụng toàn diện của CCRĐ ở miền Bắc về kinh tế và chính trị.
Kết hợp với CCRĐ, Trung ương Đảng cũng chủ trương, chỉ đạo tiến hành chỉnh
đốn chi bộ ở vùng mới giải phóng.
Tháng 7/1956, đợt 5-đợt cuối cùng của CCRĐ kết thúc, Đảng mắc phải những
sai lầm nghiêm trọng trong quá trình chỉ đạo và thực hiện. Những sai lầm trong quá
trình tiến hành CCRĐ đã sớm được Trung ương Đảng nhận ra và quyết tâm sửa sai.
Tháng 9 năm 1956, Hội nghị lần thứ 10 BCHTW Đảng đã thảo luận kỹ và kết luận
những thắng lợi và sai lầm của CCRĐ, đề ra nhiệm vụ và phương châm sửa chữa sai
lầm trong CCRĐ: Kiên quyết sửa chữa sai lầm trong CCRĐ và chỉnh đốn tổ chức,
phát huy những kết quả và thắng lợi đã thu được dựa trên đường lối nông thôn của

Đảng, dựa trên tinh thần tin tưởng và truyền thống đoàn kết của Đảng và của nhân
dân ta; thi hành đúng chính sách sửa chữa sai lầm [77, tr. 539-540]. Hội nghị cũng
đưa ra những yêu cầu cụ thể, nội dung và các bước tiến hành sửa sai trong CCRĐ.
Tồn bộ cơng tác sửa sai được đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của các cấp ủy Đảng
và Ủy ban hành chính các cấp phụ trách, sự tham gia của các đồn thể quần chúng.
Bên cạnh đó, BCHTW Đảng đã đề ra những Chỉ thị, Thông tri giải quyết cụ
thể những vấn đề phục hồi và phát triển sản xuất nơng nghiệp.
Tháng 11/1954, Ban Bí thư ra Chỉ thị về chống đói, phục hồi sản xuất. Đầu
năm 1955, Chính phủ đã ra chương trình khơi phục kinh tế mà những nét lớn đã

15


được kỳ họp tháng 4 của Quốc hội (tháng 3 năm 1955) thông qua. Quốc hội đã nhấn
mạnh: “Nhiệm vụ chung của khôi phục kinh tế là dựa vào sức mạnh của nhân dân
ta, đồng thời dựa vào sự giúp đỡ của các nước bạn-sức ta là chính-nhằm khơi phục
sản xuất nông nghiệp” [91, tr.142]. Ngày 30/06/1955, BCHTW ra Chỉ thị số 31CT/TW về vấn đề củng cố và phát triển phong trào đổi công, nhằm đưa nông dân đi
theo con đường sản xuất có tổ chức, có lãnh đạo, coi đó là mấu chốt trong việc tổ
chức và lãnh đạo sản xuất nông nghiệp.
Báo cáo tại Hội nghị Trung ương lần thứ Tám (tháng 8/1955) về kinh tế -tài
chính tiếp tục khẳng định phương châm của khôi phục kinh tế nông nghiệp: “Trong
việc khôi phục kinh tế phải đặc biệt chú trọng việc khôi phục sản xuất nông nghiệp
bao gồm sản xuất lương thực, cây công nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp và ngư
nghiệp; phải dựa vào khôi phục sản xuất nông nghiệp để khôi phục các ngành khác,
khôi phục cả nền kinh tế quốc dân” [76, tr. 536]. Trên cơ sở khẳng định tính chất
đặc biệt trọng yếu của sản xuất nông nghiệp “là mấu chốt của việc khôi phục nền
kinh tế quốc dân, mấu chốt của toàn bộ cơng tác kinh tế tài chính của chúng ta. Sản
xuất nông nghiệp liên quan đến đời sống của nông dân, tới đa số nhân dân nước
ta…” [76, tr. 537]. Các nhiệm vụ trong khôi phục sản xuất nông nghiệp bao gồm:
Phải kết hợp chặt chẽ sản xuất nông nghiệp và CCRĐ trong mọi vấn đề sản xuất và

tổ chức: đổi công và HTX mua bán…Trong việc khôi phục sản xuất nông nghiệp
phải chú ý đến sự phát triển đều đặn giữa các bộ phận trong sản xuất nông nghiệp
và sự phát triển ăn nhịp giữa nông nghiệp và công nghiệp…Sản xuất nông nghiệp
bao gồm: sản xuất cây lương thực, chủ yếu là lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả;
chăn nuôi; lâm nghiệp; ngư nghiệp; phải đặc biệt chú trọng sản xuất lương thực, chủ
yếu là lúa, đồng thời phải ra sức khôi phục ngành khác một cách hợp lý.
Tháng 3 năm 1957, Hội nghị Trung ương mở rộng lần thứ 12 đề ra nhiệm vụ
chính của các ngành trong năm 1957, đặt ra những nhiệm vụ phát triển kinh tế nông
nghiệp trong năm 1957: đẩy mạnh sản xuất lương thực là chủ yếu, hết sức phát triển
cây công nghiệp, đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, phát triển các nghề phụ ở nơng thơn,
khơi phục ruộng hoang, hồn thành và xây dựng thêm các cơng trình thủy nơng,

16


củng cố đê ở những nơi xung yếu…Ra sức khôi phục và phát triển tổ đổi công, nhất
là tổ đổi công thường xuyên; củng cố và phát triển HTX mua bán, HTX vay mượn,
đối với HTX sản xuất nông nghiệp phải lấy củng cố làm chính, đảm bảo thu hoạch
của xã viên cao hơn thu hoạch của nông dân, cá thể…[102, tr.114-116].
Bước sang năm 1958, trên cơ sở của CCRĐ và khôi phục kinh tế, miền Bắc
bước vào thời kỳ mới, thời kỳ cải tạo XHCN. Tháng 11/1958, Hội nghị lần thứ 14
của BCHTW Đảng họp, chủ trương bước đầu phát triển kinh tế, phát triển văn hóa
trong 3 năm (1958-1960) và cải tạo XHCN đối với kinh tế cá thể của nông dân, thợ
thủ công, người buôn bán nhỏ và kinh tế tư bản tư doanh, trong đó trọng tâm trước
mắt là cải tạo thành phần kinh tế cá thể của nông dân. Đi đôi với cải tạo, phải ra sức
phát triển thành phần kinh tế quốc doanh là lực lượng lãnh đạo nền kinh tế quốc
dân. Căn cứ tình hình của đất nước và yêu cầu chuyển tiếp từ thời kỳ khôi phục
kinh tế sang thời kỳ phát triển kinh tế, nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch ba năm với
nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh việc cải tạo và phát triển nông nghiệp, trước hết
nhằm giải quyết vấn đề lương thực. Muốn phát triển nông nghiệp chỉ có con đường

duy nhất là phải ra sức đẩy mạnh hợp tác hóa nơng nghiệp. Nhiệm vụ hợp tác hóa
nơng nghiệp được coi là vấn đề then chốt để phát triển nông nghiệp, biến kinh tế
nông nghiệp thành chỗ dựa để phát triển kinh tế; là lực lượng chủ yếu để thúc đẩy
toàn bộ phong trào cải tạo XHCN.
Hội nghị lần thứ 14 nhấn mạnh: Phải ra sức phát triển và củng cố tổ đổi công
và HTX, đẩy mạnh phong trào hợp tác hóa, dựa trên cơ sở ấy mà phát huy tính tích
cực và sáng tạo của nơng dân, vận động nông dân tăng thêm nguồn nước và phân
bón, cải tiến kĩ thuật cày cấy để tăng năng suất và sản lượng lương thực một cách
mau chóng [117, tr.178]. Kết hợp việc đẩy mạnh hợp tác hóa, phải ra sức vận động
nông dân cải tiến kỹ thuật, áp dụng rộng rãi toàn bộ kỹ thuật theo phương châm: đủ
nước, nhiều phân, giống tốt, cày sâu, cấy dày. Trên cơ sở phát triển tổ đổi công và
HTX phấn đấu để giải quyết vấn đề lương thực, đồng thời phát huy triệt để những
thuận lợi sẵn có, ra sức xây dựng một nền nơng nghiệp có nhiều sản phẩm và nhiều
nghề: cây công nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, nghề cá, nghề phụ.

17


×