Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo giải quyết việc làm cho người lao động từ năm 1997 đến năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VŨ QUỲNH ANH

ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VŨ QUỲNH ANH

ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2012

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Lương Diệu

Hà Nội – 2014


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 6
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .......................................... 8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................... 14
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 14
5. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................ 15
6. Đóng góp mới của luận văn ................................................................ 16
7. Kết cấu của luận văn ........................................................................... 17

Chương 1. CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM
1997 ĐẾN NĂM 2000 .....................................................................18
1.1. Các yếu tố tác động và thực trạng vấn đề giải quyết việc làm cho
người lao động ở tỉnh Thái Nguyên trước năm 1997................................ 18
1.1.1. Các yếu tố tác động đến giải quyết việc làm cho người lao động ở
tỉnh Thái Nguyên trước năm 1997 .............................................................. 18
1.1.2. Thực trạng vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Nguyên trước
năm 1997 ..................................................................................................... 29
1.2. Chủ trương và sự chỉ đạo giải quyết việc làm cho người lao động
của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2000 .................... 32
1.2.1. Yêu cầu mới và chủ trương mới của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
..................................................................................................................... 32
1.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện (1997-2000) ................................... 37
Tiểu kết chương 1 ................................................................................. 48


Chương 2. ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO
ĐẨY MẠNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TỪ NĂM 2001 ĐẾN
NĂM 2012 ........................................................................................49
2.1. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo giải quyết việc làm cho người
lao động từ năm 2001 đến năm 2005 ......................................................... 49
2.1.1. Yêu cầu mới và chủ trương mới của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
..................................................................................................................... 49
2.1.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện (2001-2005) ................................... 57

1


2.2. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo đẩy mạnh giải quyết việc làm
cho người lao động từ năm 2006 đến năm 2012........................................ 69
2.2.1. Yêu cầu mới và chủ trương mới của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
..................................................................................................................... 69
2.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện (2006-2012) ................................... 75
Tiểu kết chương 2 ................................................................................. 89

Chương 3. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM .............................90
3.1 Nhận xét ............................................................................................. 90
3.1.1. Ưu điểm và nguyên nhân ............................................................ 90
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân .......................................................... 102
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu .......................................................... 108
3.2.1. Cần kết hợp lồng ghép chương trình, đề án giải quyết việc làm
với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình mục
tiêu quốc gia khác, coi phát triển kinh tế - xã hội là điều kiện tạo nhiều việc
làm và tự tạo việc làm ................................................................................ 108
3.2.2. Cần chỉ đạo nâng cao vai trị, sức mạnh của các đồn thể, tổ

chức chính trị - xã hội trong cơng tác giải quyết việc làm nhằm tuyên
truyền, vận động, giúp đỡ người lao động tìm việc làm và tự tạo việc làm
.................................................................................................................. .109
3.2.3. Cần có chính sách ưu tiên, hỗ trợ nhóm lao động yếu thế như
nông dân, lao động bị thu hồi đất nơng nghiệp, góp phần hỗ trợ người lao
động tạo việc làm, ổn định cuộc sống ........................................................ 111
3.2.4. Cần đẩy mạnh phát triển các hình thức hợp tác về giải quyết việc
làm cho người lao động............................................................................. 112
Tiểu kết chương 3 ............................................................................... 113

KẾT LUẬN.................................................................................... 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................... 117
PHỤ LỤC ......................................................................................124

2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Thị Lương Diệu – Khoa Lịch
sử - Trường ĐHKHXH&NV – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các số liệu, tư liệu sử dụng trong luận văn đảm bảo có nguồn gốc,
xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày 15-11-2014
Học viên

Vũ Quỳnh Anh

3



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CNH, HDH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

KCN, CCN

Khu công nghiệp, cụm công nghiệp

LĐ – TBXH

Lao động – Thương binh xã hội

NN – LN – Th.S Nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản
TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

XKLĐ

Xuất khẩu lao động

4


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

STT
1
2

Tên bảng, biểu
Lực lượng lao động của tỉnh Thái Nguyên qua các năm

Năng suất và sản lượng lúa tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn
1997-2000

Trang
22
39

Số người từ 13 tuổi trở lên có việc làm thường xuyên
3

chia theo thành phần kinh tế và giới tính (thời điểm

40

1/4/2000)
4

5

6

Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân
theo khu vực kinh tế
Số người trong độ tuổi lao động chia theo tình trạng
hoạt động kinh tế
Lao động nơng thơn tỉnh Thái Nguyên phân theo nhóm
ngành kinh tế năm 2009-2011

5


61

63

79


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng của mỗi
quốc gia, có tác động khơng nhỏ tới sự phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt,
đối với một nước đang phát triển, có lực lượng lao động đơng đảo như Việt
Nam, giải quyết việc làm là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn
lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trường,
đồng thời, tận dụng lợi thế để phát triển, tiến kịp khu vực và thế giới.
Tại Việt Nam, hoạt động giải quyết việc làm luôn được xác định là một
chương trình mục tiêu quốc gia, là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh thành trong cả nước. Nhà nước đã lập
Quỹ Quốc gia hỗ trợ và giải quyết việc làm, cho vay trực tiếp với các dự án
có mục tiêu để tạo việc làm cho người lao động. Đảng Cộng sản Việt Nam đã
đề ra nhiều chủ trương, đường lối thiết thực, hiệu quả, nhằm phát huy tối đa
nội lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển đổi cơ cấu lao động, đáp
ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị,
tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nơng thơn, góp phần tăng thu nhập và
cải thiện đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, vấn đề việc làm đang đứng trước những mâu thuẫn lớn: Mâu
thuẫn giữa nhu cầu việc làm ngày càng cao với khả năng giải quyết việc làm
còn hạn chế; giữa nhu cầu giải quyết việc làm với trình độ tổ chức quản lý,
trình độ, kỹ năng của người lao động chưa theo kịp yêu cầu của q trình
CNH, HĐH. Đây là một thách thức khơng nhỏ trong vấn đề giải quyết việc

làm ở Việt Nam hiện nay.
Quan tâm đến giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề mang tính

6


cấp bách đối với cả nước nói chung và tỉnh Thái Ngun cũng khơng nằm
ngồi nhiệm vụ đó.
Thái Ngun - Thủ đơ Gió ngàn - là một tỉnh trung du miền núi, không chỉ
được biết đến là một trong những vùng chè nổi tiếng, Thái Nguyên từng là Thủ
phủ Khu tự trị Việt Bắc, là "chiếc nôi" của công nghiệp luyện kim Việt Nam, với
khu công nghiệp Gang Thép được xây dựng từ những năm cuối thập kỷ 50 (thế
kỷ XX). Sự ra đời của các khu công nghiệp nặng, cơng nghiệp nhẹ cùng với
nhiều khu mỏ khai thác khống sản đã tạo cho Thái Nguyên dáng hình đặc trưng
một trung tâm công nghiệp của miền Bắc Việt Nam. Trong sự vận động không
ngừng và chuyển biến mạnh mẽ nền kinh tế - xã hội của cả nước, thực hiện sáng
tạo đường lối đổi mới của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương, tỉnh Thái
Nguyên đã góp phần quan trọng cho sự phát triển của đất nước.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc làm đối với người lao động, trong 15
năm từ khi tái lập tỉnh (1997-2012), Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng giải
quyết việc làm bằng những đường lối, chính sách và hành động cụ thể, nâng tỷ
lệ lao động được giải quyết việc làm tăng lên hàng năm, chất lượng lao động
ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, hoạt động giải quyết việc làm tại Thái
Nguyên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập cần phải được khắc phục. Cung
lao động vẫn lớn hơn cầu lao động, sức ép về việc làm tương đối lớn. Q
trình CNH, HĐH cũng như đơ thị hóa khiến diện tích đất nơng nghiệp ngày
càng thu hẹp. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, vấn đề bảo đảm việc
làm cho người lao động đã và đang là một thách thức lớn trong quá trình chuyển
đổi cơ cấu kinh tế ở tỉnh Thái Nguyên... Thực trạng này đòi hỏi Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên phải tăng cường hơn nữa vai trị lãnh đạo đối với cơng tác giải

quyết việc làm, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa Thái Nguyên trở
thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài "Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo

7


giải quyết việc làm cho người lao động từ năm 1997 đến năm 2012" làm đề
tài luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Giải quyết việc làm là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhiều
quốc gia. Do vậy, đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về lao động,
việc làm trong và ngồi nước được cơng bố. Nhìn tổng thể về nội dung, các
cơng trình đó có thể phân thành các nhóm nghiên cứu sau:
Thứ nhất, nhóm các cơng trình, bài viết đề cập đến vấn đề giải quyết
việc làm cho người lao động ở Việt Nam:
- Cuốn sách “Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1997. Cuốn sách nghiên cứu về chính sách việc làm ở Việt Nam trong thời kỳ
đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Các tác giả đã nghiên cứu về phương pháp
luận và phương pháp nghiên cứu việc làm, cho rằng, chính sách việc làm phải
được đặt trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, cũng như chủ trương đa
phương hóa các quan hệ quốc tế. Cơng trình phân tích làm rõ nguyên nhân và
những mâu thuẫn chủ yếu của vấn đề thị trường lao động và việc làm ở Việt
Nam trong những năm đầu của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, đề xuất hệ
thống quan điểm, phương hướng giải quyết việc làm phù hợp với nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần ở Việt Nam.
Với những nội dung chính vừa nêu, cơng trình đã đề cập đến rất nhiều
khía cạnh khác nhau liên quan đến vấn đề việc làm cho người lao động. Song,
do được nghiên cứu trước năm 1997, nên những lập luận, kiến giải có những

hạn chế nhất định.
- Cuốn sách “Lao động, việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam sau 15
năm đổi mới”, của tác giả Nowel Heraff – Yean Yves Martin, NXB. Thế giới
mới, Hà Nội, 2001. Cơng trình đã nghiên cứu khái quát về tình hình lao động,

8


việc làm và nguồn nhân lực Việt Nam, giai đoạn 1986-2000. Theo đó cho thấy,
bắt đầu sự nghiệp đổi mới, Việt Nam có một ưu thế lớn là có nguồn nhân lực
dồi dào, khả năng mở rộng việc làm trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế
thị trường rất lớn, song do chất lượng nguồn nhân lực thấp, đa số là lao động
chưa qua đào tạo nghề nên khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển rất hạn chế.
Điểm đáng chú ý nhất của cuốn sách này là chỉ ra những hạn chế của
nguồn nhân lực và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội và vấn
đề giải quyết việc làm ở nước ta giai đoạn 1986-2000. Những kết quả nghiên
cứu của cơng trình này đã cung cấp cho người đọc cái nhìn tương đối khách
quan, khoa học về lao động, nhân lực, việc làm ở Việt Nam giai đoạn đầu của
quá trình chuyển đổi từ kinh tế bao cấp sang mơ hình kinh tế thị trường, định
hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là tư liệu giúp cho tác giả luận văn có cái nhìn
đầy đủ hơn về lao động, việc làm và nguồn nhân lực Việt Nam trong từng giai
đoạn phát triển của đất nước.
- Cuốn sách “Tồn cầu hóa, cơ hội và thách thức đối với Việt Nam”, của
các tác giả TS. Nguyễn Bá Ngọc, KS. Trần Văn Hoan (chủ biên), NXB. Lao
động xã hội, Hà Nội, 2002. Cuốn sách đã trình bày tổng quan tác động của
tồn cầu hóa đến lao động và các vấn đề xã hội của Việt Nam, những xu
hướng vận động của nguồn nhân lực, lao động và việc làm Việt Nam dưới tác
động của toàn cầu hóa kinh tế, phân tích những cơ hội và thách thức đối với
lao động Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế. Từ đó, đề ra các giải
pháp đối với lao động Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.

- Cuốn sách "Thị trường lao động Việt Nam: Định hướng và phát triển",
của Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Hương, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội, 2002.
Tác giả đi từ việc phân tích các luận cứ cơ bản định hướng phát triển thị
trường lao động Việt Nam, sự hình thành và phát triển của thị trường lao động
Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp định hướng phát triển thị trường lao

9


động Việt Nam giai đoạn 2001- 2010.
- Cuốn sách "Thị trường lao động Việt Nam thực trạng và giải pháp",
của tác giả Nguyễn Thị Thơm, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006. Cuốn
sách trình bày những vấn đề cơ bản về thị trường lao động, kinh nghiệm của
một số nước trên thế giới. Cuốn sách cung cấp cho người đọc bức tranh tổng
thể về thị trường lao động nước ta hiện nay.
- Bài viết “Thị trường lao động, vấn đề lý thuyết và thực trạng hình
thành, phát triển ở Việt Nam” của tác giả Phạm Đức Chính, Tạp chí nghiên
cứu kinh tế, số 308, (1/2004). Tác giả phân tích những nội dung liên quan đến
thị trường lao động, như: Khái niệm thị trường lao động, bản chất của thị
trường lao động, những đặc trưng hoạt động của thị trường lao động, ý nghĩa
của thị trường lao động và đặc biệt là thực trạng thị trường lao động ở Việt
Nam, rút ra một số đặc điểm chủ yếu của thị trường lao động
- Các bài viết "Lao động việc làm thời kỳ 1991- 2000 và phương hướng
giai đoạn 2001- 2010" của TS. Lê Duy Đồng, Tạp chí Lao động và xã hội, số
III- 2001; "WTO và vấn đề tạo việc làm cho người lao động" của TS. Đinh
Trọng Thịnh, Tạp chí Kinh tế và phát triển, 6/2005. Trong đó các tác giả đi
sâu vào các vấn đề như: Kết quả giải quyết việc làm, những mặt yếu kém và
bất cập, phương hướng giải quyết việc làm, đặc biệt là trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế
Thứ hai, nhóm những cơng trình, bài viết nghiên cứu về sự lãnh đạo,

quản lý của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước, của Đảng bộ địa
phương về giải quyết việc làm:
- Bài viết “Phương hướng cơ bản giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay”
của tác giả Trần Đình Hoan, Tạp chí Cộng sản, số 1, 1996. Bài viết đã nêu lên
những quan điểm và phương hướng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong việc giải quyết vấn đề việc làm trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước và

10


phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Phân tích thực
trạng giải quyết việc làm ở Việt Nam và đưa ra những phương hướng nhằm
giải quyết việc làm trong thời kỳ đổi mới.
- Những Luận văn thuộc chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam như: Luận văn “Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo giải quyết việc làm từ
năm 1997 đến năm 2006”, của Phạm Thị Thanh Huyền, Luận văn Th.s Lịch sử,
ĐHQGHN, 2010; Luận văn “Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo giải quyết việc
làm từ năm 1997 đến năm 2010”, của Nguyễn Thị Hoàng Anh, Luận văn Th.s
Lịch sử, ĐHQGHN, 2012; Luận văn “Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo giải
quyết việc làm từ năm 1997 đến năm 2010”, của Nguyễn Thị Tình, Luận văn
Th.s Lịch sử, ĐHQGHN, 2012; Luận văn “Đảng bộ thị xã Sơn Tây (Hà Tây)
lãnh đạo giải quyết vấn đề lao động và việc làm từ năm 1996 đến năm 2006”,
của Vũ Thúy Quỳnh, Luận văn Th.s Lịch sử, ĐHQGHN, 2012; Luận văn
“Đảng bộ thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương) lãnh đạo giải quyết việc làm
cho người lao động từ năm 1997 đến năm 2012”, của Nguyễn Thị Phương,
Luận văn Th.s Lịch sử, ĐHQGHN, 2012...
Những cơng trình này đã nghiên cứu những chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới về công tác
giải quyết việc làm cho người lao động. Phân tích những quan điểm, chủ
trương và sự chỉ đạo thực tiễn của Đảng bộ địa phương trong công tác lao

động, việc làm, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất, kiến nghị để
thực hiện tốt hơn vấn đề việc làm trong những thời kỳ tiếp theo.
Thứ ba, nhóm các cơng trình, bài viết nghiên cứu liên quan đến đề tài
ở tỉnh Thái Nguyên:
- Bài viết "Thái Nguyên nỗ lực giải quyết việc làm", của tác giả Nguyễn
Thành Long, Tạp chí Lao động và xã hội, số 370, năm 2009. Bài viết đã phân
tích thực trạng lao động, việc làm của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005-2009,

11


với những chính sách, giải pháp được tỉnh thực hiện, như phát triển dạy nghề,
cho vay vốn, xuất khẩu lao động. Bài viết cũng phân tích những nguyên nhân
chủ yếu dẫn tới tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của người lao động
trong tỉnh giai đoạn này, từ đó đề xuất một số ý kiến, giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Nguyên.
- Bài viết "Giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo ở Thái Nguyên",
của tác giả Đỗ Thị Bắc, Đỗ Thị Lan, Tạp chí Lao động và xã hội, số 300, năm
2006; Bài viết "Nhìn lại 4 năm giải quyết việc làm ở Thái Nguyên", của tác
giả Nguyễn Thị Hằng, Tạp chí Lao động và xã hội, số 254, năm 2005; Bài
viết “Nguồn lao động và vấn đề sử dụng lao động, giải quyết việc làm ở tỉnh
Thái Nguyên”, của tác giả Vũ Vân Anh, Tạp chí Khoa học và cơng nghệ, số
65, 2007. Các tác giả đã phân tích làm rõ những thành tựu và hạn chế trong
chính sách giải quyết việc làm của tỉnh Thái Nguyên trong những năm đầu thế
kỷ XXI. Phân tích tác động của giải quyết việc làm đến tình hình phát triển
kinh tế - xã hội trong tỉnh, từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị trong
chính sách giải quyết việc làm.
- Luận án “Giải quyết việc làm cho lao động trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên”, của Phạm Thị Ngọc Vân, Luận án tiến sĩ
Kinh tế, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam, 2013; Luận văn "Giải pháp chủ

yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông thôn huyện Đồng Hỷ
tỉnh Thái Nguyên", luận văn thạc sỹ kinh tế của Đinh Quang Thái, Trường Đại
học Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên, năm 2008; Luận văn
“Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho
thanh niên nông thôn vùng bị thu hồi đất, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”,
của Phạm Văn Thọ, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Thái Nguyên, 2011;
Luận văn “Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
– huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên”, Nguyễn Duy Nhất, Luận văn Thạc sĩ

12


kinh tế, Đại học Thái Ngun, 2012. Những cơng trình nghiên cứu trên đã
phân tích hệ thống các khái niệm: lao động, việc làm, thất nghiệp, kinh
nghiệm giải quyết việc làm ở các tỉnh, kinh nghiệm giải quyết việc làm của
các nước trên thế giới; Trình bày thực trạng cơng tác giải quyết việc làm ở
tỉnh Thái Nguyên nói chung, ở huyện Đồng Hỷ, Phổ Yên nói riêng; Trọng tâm
của các cơng trình này là đề xuất những giải pháp tạo việc làm cho người lao
động trong giai đoạn mới, đặc biệt là lao động nơng thơn.
* Những đóng góp của các nhóm cơng trình kể trên:
Qua nghiên cứu, phân tích cho thấy, những cơng trình, bài viết nêu trên đã
có những đóng góp lớn mà tác giả luận văn có thể tham khảo:
Một là, hệ thống các khái niệm về lao động, thị trường lao động, việc làm,
giải quyết việc làm, thất nghiệp; Vai trò của vấn đề giải quyết việc làm tới sự
phát triển kinh tế - xã hội.
Hai là, thực trạng lao động và tình hình giải quyết việc làm ở Việt Nam
thời kỳ CNH, HĐH, với những ưu điểm và hạn chế. Từ đó, đề xuất những
giải pháp, phương hướng nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, nâng
cao chất lượng lao động trong điều kiện hội nhập kinh tế.
Ba là, những đề tài về sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ địa phương đối với

công tác giải quyết việc làm đã cung cấp cho tác giả luận văn những kiến thức
về chủ trương, đường lối của TW Đảng về vấn đề này
Bốn là, những cơng trình có liên quan đến giải quyết việc làm ở tỉnh Thái
Nguyên đã cung cấp cho tác giả luận văn những số liệu chân thực, chính xác
về thực trạng giải quyết việc làm trong tỉnh.
* Khoảng trống trong nghiên cứu:
Mặc dù các nhóm cơng trình nghiên cứu trên đã có nhiều đóng góp, có giá
trị về mặt lý luận, thực tiễn, cả trong việc giúp tác giả tham khảo để hồn
thành luận văn này, song có thể nói cho tới nay, chưa có cơng trình, bài viết

13


nào nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên đối với công tác giải quyết việc làm từ năm 1997 đến năm 2012, dưới
góc độ Lịch sử Đảng. Vậy nên, chọn nghiên cứu đề tài này, tơi hy vọng sẽ
phần nào góp phần lấp được khoảng trống đó và có những đóng góp tích cực
trong cách nhận thức, đánh giá về vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện giải quyết việc làm cho
người lao động của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2012,
đánh giá sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh từ đó rút ra những kinh nghiệm có ý
nghĩa tham khảo về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động trong tỉnh
giai đoạn mới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Khái quát chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về giải
quyết việc làm cho người lao động.
- Nêu cơ sở hình thành chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh Thái

Nguyên đối với vấn đề giải quyết việc làm ở địa phương.
- Phân tích, luận giải làm rõ chủ trương, giải pháp và chỉ đạo thực hiện
của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh.
- Đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, rút ra kinh nghiệm từ
quá trình lãnh đạo giải quyết việc làm của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm
1997 đến năm 2012
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu Luận văn là các chủ trương, chính sách và sự chỉ
đạo của Đảng bộ Thái Nguyên đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người

14


lao động từ năm 1997 đến năm 2012
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu sự lãnh đạo (bao gồm chủ trương, chính sách
và q trình tổ chức thực hiện) của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về vấn đề giải
quyết việc làm cho người lao động.
- Về thời gian: Bắt đầu từ năm 1997 (thời điểm tách tỉnh Bắc Thái thành
hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn) đến năm 2012 – là 15 năm Thái Nguyên tái
lập tỉnh và cũng là thời điểm học viên đăng ký đề tài nghiên cứu.
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu quá trình lãnh đạo giải quyết việc
làm cho người lao động của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trên địa bàn 1 thành
phố (thành phố Thái Nguyên) và 1 thị xã (thị xã Sông Công), 7 huyện (Đại Từ,
Phú Lương, Định Hóa, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Bình, Phổ n) thuộc tỉnh
Thái Nguyên.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề lao
động và việc làm.
5.2. Nguồn tư liệu
Luận văn dựa vào các nguồn tài liệu cơ bản sau để nghiên cứu:
- Một số tác phẩm của C.Mac và Ph.Ăngghen, Chủ tịch Hồ Chí Minh về
vấn đề lao động và việc làm;
- Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam có liên quan đến vấn đề lao
động và việc làm;
- Các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Thái
Nguyên về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động;
- Các tài liệu của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê của tỉnh Thái Nguyên

15


về vấn đề này từ năm 1997 đến năm 2012;
- Ngồi ra, luận văn cũng tham khảo những cơng trình, bài viết có liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp lịch
sử và phương pháp logic, ngồi ra luận văn cịn sử dụng kết hợp các phương
pháp khác như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh,... Các phương pháp cụ
thể được vận dụng phù hợp với yêu cầu của từng nội dung luận văn
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn có những đóng góp chính sau:
- Khái quát chủ trương, đường lối giải quyết việc làm cho người lao động
của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới, các yếu
tố tác động và thực trạng giải quyết việc làm ở Thái Nguyên trước năm 1997.
Hệ thống hóa những chủ trương, chính sách, biện pháp mà Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên đã thực hiện để lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết việc làm cho người lao

động trong tỉnh từ năm 1997 đến năm 2012.
- Dựng lại bức tranh giải quyết việc làm cho người lao động ở tỉnh Thái
Nguyên qua các giai đoạn: 1997-2000; 2001-2005; 2006-2012. Đánh giá ưu,
nhược điểm, nêu nguyên nhân và rút những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ
tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo thực hiện giải quyết việc làm cho người lao động
từ năm 1997 đến năm 2012.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng
dạy những vấn đề liên quan đến giải quyết việc làm của Đảng bộ và chính
quyền tỉnh Thái Nguyên tại các trường Đảng, các trung tâm chính trị, các
trương phổ thơng tại địa phương.

16


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Chủ trương và sự chỉ đạo giải quyết việc làm của Đảng bộ
tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2000
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo đẩy mạnh giải quyết
việc làm từ năm 2001 đến năm 2012
Chương 3: Nhận xét và kinh nghiệm

17


Chương 1
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2000

1.1. Các yếu tố tác động và thực trạng vấn đề giải quyết việc làm cho
người lao động ở tỉnh Thái Nguyên trước năm 1997
1.1.1. Các yếu tố tác động đến giải quyết việc làm cho người lao động ở
tỉnh Thái Nguyên trước năm 1997
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du – Miền
núi Bắc bộ, phía Nam giáp Thủ đơ Hà Nội, Phía bắc giáp Bắc Kạn, phía đơng
giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh
Phú Thọ. Thái Nguyên cách thủ đô Hà Nội 80km về phía Bắc, cách Bắc Kạn
80km về phía Nam, cách Tun Quang 80km về phía Đơng Nam, cách Bắc
Giang 60km về phía Tây Bắc. Hệ thống giao thơng có bốn tuyến đường quan
trọng nhất là: quốc lộ 3 nối Hà Nội – Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng,
Thái Nguyên– Tuyên Quang, Thái Nguyên - Lạng Sơn, Thái Nguyên - Bắc
Giang [2, tr.12]. Với vị trí địa lý và hệ thống giao thông như vậy, Thái
Nguyên có điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hố với các tỉnh
miền Núi phía Bắc cũng như thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng đồng bằng Sông
Hồng, là điều kiện quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Thái Nguyên trong
tương lai.
Thái Nguyên có tổng diện tích tự nhiên là 3546,55km2 với dân số trung
bình năm 2010 là 1.139.444 người, mật độ dân số 323 người/ km2 [27, tr.3].
Đây là mật độ dân số cao hơn mức bình quân của cả nước. Trong khi kinh tế
xã hội của Thái Ngun phát triển cịn thấp, trình độ dân trí hạn chế thì mật

18


độ dân cư cao là một khó khăn và cũng là một áp lực lớn cho phát triển kinh
tế xã hội của tỉnh.
Thái Nguyên là nơi tụ hội các nền văn hoá dân tộc, đầu mối của các hoạt
động văn hố, giáo dục của vùng núi phía Bắc rộng lớn. Với 6 trường Đại

Học, trên 20 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật.
Thái Nguyên xứng đáng là trung tâm văn hóa, nghiên cứu khoa học và giáo
dục - đào tạo của các tỉnh miền núi phía Bắc Vị trí địa lý của tỉnh đã tạo điều
kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành phố
trong vùng, trong cả nước cũng như với nước ngoài trong thời kỳ hội nhập và
phát triển kinh tế.
Điều kiện địa hình : Là một tỉnh miền núi, Thái Ngun có độ cao trung
bình so với mặt biển khoảng 200 – 300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ
Tây sang Đông. Tỉnh Thái Nguyên được bao bọc bởi các dãy núi cao Bắc Sơn,
Ngân Sơn và Tam Đảo. Đỉnh cao nhất thuộc dãy Tam Đảo có độ cao 1592m.
Là tỉnh trung du, miền núi nhưng địa hình tỉnh Thái Ngun khơng phức tạp
lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác trong vùng. Đây là điều kiện
thuận lợi cho tỉnh trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Đặc điểm khí hậu, thủy văn: Khí hậu tỉnh Thái Nguyên được chia làm hai
mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đơng giá rét khơ hanh. Đặc biệt
do có dãy Tam đảo chắn gió mùa Đơng Bắc nên mùa đơng ở Thái Ngun
thường rất lạnh. Theo số liệu của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, lượng mưa
trung bình hàng năm khoảng 1.500 – 2.500mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp
nhất vào tháng 1.
Với những điều kiện về thời tiết khí hậu như vậy rất thuận lợi cho phát
triển sản xuất nông nghiệp, kết hợp với địa hình đa dạng, Thái Ngun có
những điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp sinh thái, đa dạng
hố sản phẩm nơng nghiệp và đặc biệt có khả năng đi vào sản xuất các loại

19


cây trồng vật ni mang tính đặc sản có giá trị cao.
Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của Thái Nguyên là 3.541

km2. Do ảnh hưởng của địa hình, đất đai ở Thái Nguyên được chia làm 3 loại
chính. Trong đó: Đất núi chiếm diện tích lớn nhất (48,4%), độ cao trên 200 m,
tạo điều kiện cho phát triển lâm nghiệp, trồng rừng, cây đặc sản; đất đồi
chiếm 31,4%, độ cao từ 150 – 200 m, phù hợp với cây công nghiệp, cây ăn
quả lâu năm; đất ruộng chiếm 12,4%, phân bố tập trung chủ yếu dọc Sông
Cầu, Sông Công và các sông suối trên địa bàn tỉnh, trong đó có 3.961 ha đất
phù sa được bồi hằng năm ven sông thuộc huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ, thị xã
Sông Công và thành phố Thái Nguyên. Đất phù sa của tỉnh thường có thành
phần cơ giới trung bình, đất ít chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thích hợp
cho phát triển các loại cây trồng nơng nghiệp, đặc biệt là cây trồng ngắn ngày
(lúa, ngô, đậu đỗ, rau mầu) [2, tr.14].
Tài nguyên rừng: Thái Nguyên có 206.999 ha đất lâm nghiệp, trong đó
146.639 ha đất có rừng, chiếm 41,4% diện tích đất tự nhiên tồn tỉnh, diện
tích đất rừng tự nhiên là 102.190 ha, rừng trồng 44,449 ha [2, tr.15]. Thái
Nguyên có lợi thế trong khai thác và phát triển kinh tế rừng.
Tài nguyên khoáng sản: Nằm trong vùng sinh khống Đơng Bắc Việt
Nam, thuộc vành đai sinh khống Thái Bình Dương, Thái Ngun cịn có
nguồn tài ngun khống sản rất phong phú, hiện có khoảng 34 loại hình
khống sản phân bố tập trung ở các vùng lớn như Đại Từ, thành phố Thái
Nguyên, Trại Cau (Đồng Hỷ), Thần Sa (Võ Nhai)…Khống sản ở Thái
Ngun có thể chia ra làm các nhóm sau:
- Nhóm nguyên liệu cháy, bao gồm: than mỡ (trên 15 triệu tấn), than đá
(trên 90 triệu tấn), chất lượng tương đối tốt.
- Khoáng sản kim loại: Kim loại đen: sắt, mangan, titan; kim loại mầu: chì,

20


kẽm, đồng, niken, nhôm, thiếc, vonfram, altimoan, thủy ngân, vàng. Tại vùng
Hà Thượng (Núi Pháo – Đại Từ) đã phát hiện mỏ đa kim với trữ lượng thăm

dò khoảng 110 triệu tấn, trong đó có nhiều loại như: WO3, CaF2, Au, Cu, Bi...
Mỏ đa kim này được đánh giá là một trong những có trữ lượng lớn nhất thế
giới; khống sản phi kim loại: bao gồm pyrits, barit, phốtphorit…; khoảng sản
vật liệu xây dựng: nhóm khống sản để sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm
đá xây dựng, đất sét, đá sỏi.
Sự phong phú về tài nguyên khoáng sản trong đó gồm nhiều loại có ý
nghĩa trong cả nước như sắt, than (đặc biệt là than mỡ) đã tạo cho Thái
Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển ngành cơng nghiệp luyện
kim, khai khống. Đây là thế mạnh đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm
công nghiệp luyện kim lớn của cả nước.
1.1.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
Về nhân khẩu và lao động
Theo Niên giám thống kê 2010, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.131.300
người, trong đó nam có 558.900 người chiếm 49,4% và nữ là 572.400 người
chiếm 50,6%, tỉ số giới tính nam/nữ là 97,6/100. Tổng dân số đô thị là 293.600
người (25,95%) và tổng dân cư nông thôn là 837.700 người (74,05%). Số con
trên mỗi phụ nữ là 1,9 và tỉ lệ tăng dân số là 0,53% bằng một nửa số với tỉ lệ
tăng của cả nước là 1,05%. Đến tháng 7 năm 2012, dân số tỉnh Thái Nguyên
ước khoảng 1,15 triệu dân [27, tr.11].
- Về số lượng lao động: Thái Nguyên có một dân số trẻ với nhóm tuổi lao
động từ 15 đến 60 năm 2012 là 992.538 người, chiếm 86,30% tổng dân số.
Nhóm tuổi dưới 15 có 157,462 người, chiếm hơn 14% tổng dân số cịn nhóm
người trên 60 tuổi có 94.854 người, tức chiếm 8,45%. Tốc độ tăng bình quân
hàng năm là 2,37% hay bình quân mỗi năm tăng lên 15.687 người trong độ tuổi
này [29, tr.12]. Do đó, để đảm bảo hiện tượng thất nghiệp không xảy ra trong

21


năm tiếp theo đó trên địa bàn tỉnh thì ngồi điều kiện phải đảm bảo các việc làm

của năm trước ổn định thì có nghĩa là mỗi năm bình qn sẽ tương ứng cung
việc làm trong tỉnh là 15.687 việc làm.
Bảng 1.1: Lực lượng lao động của tỉnh Thái Nguyên qua các năm
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu
DS từ 15 tuổi trở lên
DS trong tuổi lao động
DS hoạt động kinh tế
Nguồn: [29, tr.9]

2005
853.673
724.176
617598

2007
885.148
758.200
651.600

2009
927.659
792.210
674.021

2010
2012
979.282 992.538
827.845 840.543
699.073 730.330


- Về trình độ chun mơn kỹ thuật của lao động:
Trình độ văn hố và chun mơn kỹ thuật của người lao động có vai trị hết
sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của cả
nước cũng như mỗi địa phương. Vì vậy, cần khơng ngừng đào tạo nâng cao
trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động. Trong những năm qua,
lượng lao động đã được đào tạo ở Thái Nguyên tăng lên với tốc độ khá nhanh,
năm 2009 lao động đã qua đào tạo chiếm 19,327% thì đến năm 2011 đã tăng lên
25,5%. Tốc độ tăng bình quân là 17,6%. Trong đó, lao động được đào tạo nghề
và tương đương tăng nhanh nhất với tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 29,2%
mỗi năm [28, tr.24].
Về hệ thống cơ sở hạ tầng
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, do vậy điều kiện giao thông giữa các địa
phương trong tỉnh là rất khó khăn so với các tỉnh đồng bằng. Nhưng Thái
Nguyên nằm ở trung tâm của vùng miền núi phía Bắc nên Thái Nguyên là cầu
nối của các tỉnh miền núi phía Bắc với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Sơng
Hồng, từ đó mở rộng quan hệ với các tỉnh phía Nam. Trong hiện tại cũng như
tương lai, Thái Nguyên sẽ là trung tâm quan trọng trong phát triển kinh tế xã
hội của các tỉnh miền núi phía Bắc của tổ quốc. Mặc dù vậy, hệ thống giao

22


thơng của Thái Ngun vẫn cịn rất yếu kém. Đây là nguyên nhân gây khó khăn
cho giao lưu kinh tế và văn hoá giữa các vùng trong tỉnh, hạn chế tốc độ phân
công lao động tại chỗ trong nông thôn, từ đó ảnh hưởng đến việc làm và thu
nhập của lao động nông thôn.
Về giáo dục phổ thông, Thái Nguyên có 31 trường trung học phổ thơng,
178 trường trung học cơ sở và 437 trường tiểu học, 100% các xã trên địa bàn
tỉnh có trường tiểu học. Từ năm 2001 Thái Ngun đã hồn thành chương trình

phổ cập giáo dục tiểu học. Thái Nguyên có 09 trường đại học, 13 trường cao
đẳng, 07 trường trung học chuyên nghiệp, hàng năm đào tạo hàng nghìn lao
động có tay nghề cho vùng miền núi phía Bắc. Đây cũng là một thế mạnh quan
trọng của Thái Nguyên.
Về y tế, Thái Nguyên có 541 cơ sở y tế. Trong đó có 21 bệnh viện, 26 phòng
khám đa khoa, 02 nhà hộ sinh, 181 trạm y tế xã phường, 311 cơ sở y tế khác
(chủ yếu là các cơ sở ngoài nhà nước). Tuy nhiên, hệ thống y tế cơ sở còn yếu
về lực lượng cán bộ cũng như cơ sở vật chất, do đó chưa đảm bảo đáp ứng được
yêu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân.
Qua phân tích cho thấy, tỉnh Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi và cả
những khó khăn, thử thách, tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói
chung và giải quyết việc làm nói riêng.
1.1.1.3. Chủ trương giải quyết việc làm của Đảng Cộng sản Việt Nam
và sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trước năm 1997
- Chủ trương giải quyết việc làm của Đảng Cộng sản Việt Nam:
Tháng 12 – 1986, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng
sản Việt Nam đã được triệu tập, mở đầu sự nghiệp đổi mới đất nước toàn diện,
sâu sắc, triệt để trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có vấn đề giải quyết lao
động và việc làm. Đại hội đã chỉ rõ:

23


×