Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 156 trang )

đại học quốc gia hà nội
TR-ờng đại học khoa học xà hội và nhân văn

      

PHẠM THỊ PHƢƠNG

ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hµ Néi - 2014


đại học quốc gia hà nội
TR-ờng đại học khoa học xà hội và nhân văn

      

PHẠM THỊ PHƢƠNG

ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số

: 60.22.56



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN TRỌNG THƠ

Hµ Néi - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự
hƣớng dẫn khoa học của TS. Trần Trọng Thơ.
Những kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc cơng bố trong
bất kì cơng trình nào, các số liệu trong luận văn là trung thực, chính xác,
đảm bảo tính khách quan, khoa học và dựa vào nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Hà nội, ngày 12 tháng 12 năm 2013
Tác giả luận văn
Phạm Thị Phƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................5
1. Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................................................5
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................................................6
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn..................................................................................... 11
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ................................................................ 12
5. Cơ sở lý luận, nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn ....... 12
6. Những đóng góp khoa học của luận văn............................................................................. 13
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn............................................................................ 13
8. Kết cấu của luận văn ................................................................................................................ 14
Chƣơng 1: ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN

KINH TẾ DU LỊCH TRONG NHỮNG NĂM 2001 - 2005 ...................................... 15
1.1. Nguồn lực phát triển kinh tế du lịch Thanh Hóa và tình hình
phát triển kinh tế du lịch Thanh Hóa trƣớc năm 2001 ...................... 15
1.1.1. Những nguồn lực phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thanh Hóa .... 15
1.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế du lịch Thanh hóa trước năm 2001 ...... 23
1.2. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch
trong những năm 2001 - 2005 ............................................................... 27
1.2.1. Đảng bộ Thanh Hóa vận dụng chủ trương của Đảng, xây dựng
phương hướng phát triển kinh tế du lịch trong những năm 2001 - 2005 .. 27
1.2.2. Qúa trình phát triển du lịch theo chủ trương của Đảng bộ tỉnh
Thanh Hóa những năm 2001 - 2005 .................................................... 35
Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TRONG NHỮNG NĂM 2006 - 2010 ....... 44

1


2.1. Chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc và phƣơng hƣớng của Đảng bộ
tỉnh Thanh Hóa về đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch trong những
năm 2006 - 2010...................................................................................... 44
2.1.1. Chủ trương chung của Đảng và Nhà nước ................................ 44
2.1.2. Phương hướng của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa............................ 48
2.2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện chính sách đẩy mạnh phát triển kinh
tế du lịch ở Thanh Hóa từ năm 2006 - 2010 ........................................ 56
2.2.1. Nâng cao công tác quản lý nhà nước về du lịch ........................ 56
2.2.2. Đẩy mạnh phát triển nhân lực ngành du lịch ............................ 59
2.2.3. Tăng cường đầu tư hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ cho phát triển du lịch .............................................................. 62
2.2.4. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá và nâng cao chất lượng
sản phẩm du lịch................................................................................... 66

2.2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch ....................................... 72
Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ............................................................... 78
3.1. Nhận xét chung ............................................................................... 78
3.1.1. Thành tựu ................................................................................... 78
3.1.2. Một số hạn chế ........................................................................... 84
3.2. Một số kinh nghiệm ........................................................................ 88
KẾT LUẬN.................................................................................................................................. 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................102
PHỤ LỤC ...................................................................................................................................111

2


NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BCH:

Ban chấp hành

BTTN:

Bảo tồn thiên nhiên

BVHTT & DL:

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

CNH:

Cơng nghiệp hóa


HĐH:

Hiện đại hóa

KHXH & NV:

Khoa học xã hội và nhân văn

Nxb:

Nhà xuất bản

TNDL:

Tài nguyên du lịch

THCN:

Trung học chuyên nghiệp

UN - WTO:

Tổ chức Du lịch Thế giới
(World Tourist Organization)

UBND:

Uỷ ban nhân dân

3



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Lao động trong ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa................................... 38
Bảng 1.2: Cơ sở lƣu trú của ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa................................ 39
giai đoạn 2001 - 2005 ............................................................................................. 39
Bảng 1.3: Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển du lịch giai đoạn 2001 - 2005 .......... 40
Bảng 2.4: Lao động du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006 - 2010 .................. 59
Bảng 2.5: Hoạt động kinh doanh của các cơ sở lƣu trú giai đoạn 2006 - 2009... 65
Bảng 2.6: Cơng suất sử dụng phịng giai đoạn 2006 - 2010 ............................... 65
Bảng 2.7: Lƣợng khách du lịch đến Thanh Hóa giai đoạn 2006 – 2010……...72
Bảng 2.8: Ngày khách du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006 - 2010.............. 74
Bảng 2.9: Doanh thu của ngành du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2006 - 2010 ..... 75
Bảng 2.10: Doanh thu ngoai tệ của ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2006 - 2010 .............................................................................................................. 75
Bảng 2.11: Đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc của ngành du lịch..................... 76
tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006 - 2010.................................................................. 76

4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày này, du lịch đƣợc xem là một trong những
ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút đƣợc nhiều quốc
gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội, trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn và chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia.
Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) năm 2000, Mỹ là
nƣớc dẫn đầu với doanh thu du lịch quốc tế là 85,2 tỷ USD; ba điểm đến

quan trọng vùng Địa Trung Hải là Tây Ban Nha, Pháp, Italia, mỗi nƣớc đạt
khoảng 30 tỷ; Anh đạt 30 tỷ và Đức, Trung Quốc, Áo, Canada mỗi nƣớc
đạt trên 10 tỷ USD.
Đối với Việt Nam, ngành du lịch đƣợc coi là “ngòi nổ để phát triển
kinh tế”, mang lại nguồn thu nhập GDP cho nền kinh tế, giải quyết công ăn
việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần truyền bá hình ảnh đất nƣớc ra
toàn thế giới. Ngay khi tiến hành cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nƣớc
(1986), Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đã có nhiều chính sách đổi mới, mở
cửa và hội nhập tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế đối
ngoại nói chung và kinh tế du lịch nói riêng. Trong nội dung các văn kiện
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X và các văn kiện của Trung ƣơng
Đảng qua các nhiệm kì Đại hội đều thể hiện quan điểm, chủ trƣơng, chiến
lƣợc phát triển du lịch Việt Nam và xác định du lịch là ngành kinh tế tổng
hợp quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã hội, đƣa du lịch thực sự là ngành
kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ CNH, HĐH đất nƣớc.
Thanh Hóa từ lâu đã đƣợc biết đến và nổi tiếng là vùng địa linh
nhân kiệt, sinh ra “ba dòng vua, hai dòng chúa”; là vùng hậu phƣơng vững
chắc của Tổ quốc trong những năm kháng chiến ác liệt. Với bề dày lịch sử
lâu đời, Thanh Hóa đang gìn giữ một kho tàng q giá các nguồn tài
5


nguyên nhân văn nổi trội, đặc sắc của đất nƣớc, nhƣ di sản văn hóa thế giới
Thành nhà Hồ, Khu di tích văn hóa, lịch sử Lam Kinh... Cùng với những
giá trị lịch sử, nhân văn, Thanh Hóa cịn là vùng đất có nguồn tài nguyên
du lịch tự nhiên, sinh thái phong phú, đa dạng, bao gồm cả rừng, núi và
biển, với những địa chỉ nổi tiếng nhƣ Sầm Sơn, vƣờn quốc gia Bến En...
Những nguồn tài nguyên này tạo điều kiện thuận lợi cho Thanh Hóa phát
triển “một nền kinh tế tổng hợp đa ngành, trong đó du lịch đƣợc coi là một
trong những ngành có vai trị đặc biệt quan trọng”. Chính vì vậy, Đảng bộ

tỉnh Thanh Hóa đã sớm có nhiều chủ trƣơng phát triển kinh tế du lịch, đặc
biệt trong thời gian 2001 - 2010 góp phần vào sự phát triển kinh tế địa
phƣơng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Phát triển kinh tế du lịch trở thành nhiệm vụ lớn, đƣợc các cấp ủy
Đảng trong tỉnh hết sức quan tâm. Tìm hiểu quá trình lãnh đạo phát triển
kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong những năm 2001 - 2010
sẽ giúp đánh giá đúng thực trạng phát triển, thành tựu, hạn chế và những
nguyên nhân, từ đó rút ra những kinh nghiệm góp phần đƣa du lịch Thanh
Hóa phát triển đi lên, xứng đáng là ngành kinh tế quan trọng của địa
phƣơng. Với những ý nghĩa đó, tơi chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa
lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2010” làm luận
văn thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Du lịch đã và đang mang lại nhiều lợi ích to lớn về kinh tế, văn hóa
- xã hội, nên phát triển du lịch Việt Nam đã đƣợc nhiều nhà khoa học trong
và ngoài nƣớc nghiên cứu dƣới các khía cạnh, cấp độ khác nhau.
Về các cơng trình đã xuất bản, có thể kể đến một số ấn phẩm sau
đây: Cuốn sách Du lịch và kinh doanh du lịch của Trần Nhạn, Nxb Văn hóa
thơng tin, Hà Nội, năm 1996. Tác phẩm trình bày khái niệm về du lịch;

6


nguồn lực để phát triển và các thể loại du lịch; kinh doanh du lịch và chân
dung một số chủ doanh nghiệp du lịch. Tác phẩm Tài nguyên và môi
trường du lịch Việt Nam do Phạm Trung Lƣơng (chủ biên), Nxb Giáo dục,
Hà Nội, năm 2001. Cuốn sách trình bày một số kiến thức về tài nguyên và
môi trƣờng du lịch; tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên và môi
trƣờng; ứng dụng cộng nghệ hệ thông tin địa lý trong quản lý tài nguyên và
môi trƣờng du lịch; phát triển du lịch bền vững trong mối quan hệ với tài

nguyên và môi trƣờng. Cuốn sách Du lịch và du lịch sinh thái của Thế Đạt,
Nxb Lao Động, Hà Nội, năm 2003, nêu một số vấn đề về du lịch và du lịch
sinh thái. Cuốn Một số vấn đề về du lịch Việt Nam của Đinh Trung Kiên,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2004. Tác phẩm tìm hiểu những chặng
đƣờng du lịch; nguồn tài nguyên du lịch vật thể ở Hà Nam Ninh và việc
khai thác cho hoạt động du lịch; đào tạo du lịch cho dân tộc Việt Nam.
Cuốn Tuyến điểm du lịch Việt Nam của Bùi Hải Yến, Nxb Giáo dục, Hà
Nội, năm 2009. Tác phẩm khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên du
lịch và kết cấu hạ tầng Việt Nam cùng một số tuyến, điểm du lịch các vùng
Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Ngoài ra cịn có các tác
phẩm, nhƣ Du lịch ba miền của tác giả Bửu Ngôn Nxb Thanh Niên, Hà
Nội, năm 2009. Địa danh du lịch Việt Nam của Thạc sỹ Nguyễn Thị Thu
Hiền, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, năm 2009.
Về những bài viết đề cập đến phát triển kinh tế du lịch đăng tải trên
các báo và tạp chí, có thể kể đến: Sự phát triển du lịch dưới đường lối đổi
mới của Đảng cộng sản Việt Nam” của tác giả Trần Đức Thanh, Tạp chí
Du lịch Việt Nam, số 2- 2005, tr.20-21. Bài viết nêu lên đƣờng lối phát
triển du lịch của Đảng trong thời kỳ đổi mới và những thành tựu du lịch
Việt Nam đạt đƣợc dƣới sự chỉ đạo của Đảng và Chính phủ. Du lịch Việt
Nam trước cơ hội mới của Thúy Mơ, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình

7


Dƣơng, số 02- 2007, tr.15-16. Bài viết khái quát những thành tựu của du
lịch Việt Nam năm 2006 và những mục tiêu, khó khăn, thách thức của
ngành năm 2007. Để du lịch Việt Nam không mãi là tiềm ẩn (2008) của
Phạm Hạnh, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, số 3- 2008, tr.36-37. Bài viết
nêu lên những đóng góp của ngành du lịch Việt Nam trong sự phát triển
kinh tế - xã hội. Ngành du lịch Việt Nam so với các quốc gia Đông Nam Á.

Bƣớc tiến của ngành khi Việt Nam gia nhập thị trƣờng du lịch quốc tế và
Việt Nam là thành viên của WTO; một số yêu cầu đặt ra đối với các doanh
nghiệp du lịch. Du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
của Hồng Tuấn Anh, Tạp chí Quản lý nhà nƣớc, số 144- 2008, tr.22-26.
Bài viết trình bày những bƣớc tăng trƣởng của ngành du lịch Việt Nam cả
về quy mô và chất lƣợng trong hơn 1 thập kỷ qua và những nhiệm vụ trọng
tâm của ngành thời gian tới: nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch và tính
chuyên nghiệp của cơng tác xúc tiến du lịch; nâng cao trình độ cho đội ngũ
cán bộ, nhân viên; mở rộng hợp tác quốc tế.
Về các Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế liên quan đến
du lịch, có thể kể đến: Kỷ yếu hội thảo khoa học “70 năm thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam (3-2-1930-3-2-2000)”, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội,
2000. Trong đó đăng các bài viết đề cập đến đƣờng lối phát triển kinh tế du
lịch của Đảng trong thời kỳ đổi mới. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Tối ưu hóa
các dịch vụ du lịch: Triển vọng tương lai cho Việt Nam”, tổ chức bởi
Chƣơng trình Hỗ trợ Phát triển vùng tại Việt Nam (DIREG), tháng 6-2005
tại Hà Nội, bao gồm các bài nghiên cứu liên quan đến vấn đề phát triển du
lịch và dịch vụ du lịch ở Việt Nam thời gian trƣớc năm 2005 cũng nhƣ
những giải pháp tối ƣu hóa các dịch vụ du lịch trong tƣơng lai. Kỷ yếu hội
thảo khoa học “Nghiên cứu và đào tạo du lịch ở Việt Nam trong quá trình
hội nhập quốc tế” do Trƣờng Đại học KHXH & NV tổ chức ngày 8-5-

8


2007; bao gồm các báo cáo tham luận với 2 mảng nội dung chính là nghiên
cứu du lịch và đào tạo du lịch ở Việt Nam trong quá trình hội nhập. Kỷ yếu
hội thảo “Nhu cầu xã hội về đào tạo nhân lực du lịch và sự cần thiết mở
mã ngành du lịch” Trƣờng Đại học KHXH & NV tổ chức ngày 28-122009...
Ngồi ra cịn có nhiều luận văn, luận án đã nghiên cứu về phát triển

kinh tế du lịch Việt Nam cũng nhƣ chủ trƣơng của Đảng đối với vấn đề này
nhƣ: Luận án tiến sĩ kinh tế “Những điều kiện và giải pháp chủ trương để
phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn” của tác giả Vũ
Đình Thụy, bảo vệ năm 1996, tại Đại học Kinh tế quốc dân. Đề tài nêu lên
cơ sở lý luận và thực tiễn đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
trong nền kinh tế quốc dân; tiềm năng và thực trạng của ngành du lịch Việt
Nam; định hƣớng và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam
thành ngành kinh tế mũi nhọn. Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện quản lý
nhà nước về lao động trong kinh doanh du lịch Việt Nam” của Hoàng Văn
Hoan, bảo vệ năm 2002, tại Đại học Kinh tế quốc dân. Luận án trình bày cơ
sở lý luận của nội dung quản lý nhà nƣớc đối với kinh doanh du lịch. Thực
trạng quản lý nhà nƣớc đối với lao động trong kinh doanh du lịch Việt Nam
và một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với lao động
trong ngành này. Luận án tiến sĩ kinh tế: “Các giải pháp tài chính nhằm
phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010” của Chu Văn Yêm, bảo vệ năm
2004, tại Học viện Tài chính. Đề tài nghiên cứu thực trạng du lịch Việt
Nam, thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính đối với hoạt động du lịch
nhằm chỉ ra những tác động tích cực và những hạn chế của chúng, qua đó
đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các giải pháp tài chính nhằm
đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam đến 2010. Luận văn thạc sỹ lịch sử:
“ Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch thời kỳ đổi
mới (1986 - 2001)” của Nguyễn Văn Tài, bảo vệ năm 2007 tại Trung tâm

9


đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên lý luận chính trị. Luận văn đã khái quát tình
hình kinh tế du lịch qua các giai đoạn khác nhau của thời kỳ đổi mới, thời
kỳ đầu (1986 - 1996) và giai đoạn phát triển quan trọng của du lịch (1996 2001); đề cập các quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng trong lãnh
đạo và phát triển kinh tế du lịch thời kỳ này; phân tích đánh giá các kết quả

đạt đƣợc và những thành tựu bƣớc đầu của kinh tế du lịch, rút ra những bài
học kinh nghiệm về lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch trong 15 năm đổi
mới của Đảng; nêu lên một số giải pháp cơ bản đối với sự phát triển của
ngành...
Đối với vấn đề phát triển du lịch Thanh Hóa, đến nay, đã có một số
cơng trình nghiên cứu đề cập nhƣ: sách Du lịch Bắc Miền Trung - Nxb
Thuận Hóa - Nghệ An - Thanh Hóa. Cuốn sách giới thiệu các điểm du lịch
và cụm du lịch nổi tiếng ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng
Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An đến Thanh Hóa thuộc khu vực Bắc Trung Bộ.
Phần địa danh tỉnh Thanh Hóa do tác giả Trần Quốc Chấn biên soạn, giới
thiệu những địa danh du lịch nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa nhƣ núi Đọ,
động Từ Thức và cụm thắng cảnh ở Nga Sơn, đền Bà Triệu, khu du lịch và
thắng cảnh Hàm Rồng, biển Sầm Sơn, bia mộ các vua Lê ở Lam Kinh,
Vƣờn quốc gia Bến En, động Kim Sơn, Thành nhà Hồ, động Hồ Công, suối
cá Cẩm Lƣơng. Sách Địa chí Thanh Hóa (2010) gồm tập I, tập II, tập III,
Nxb Văn hóa Thơng tin ấn hành năm 2010. Cuốn Việt Nam 63 tỉnh thành
và các địa danh du lịch của Thanh Bình - Hồng Yến, Nxb Lao động, năm
2009, giới thiệu về các lĩnh vực vị trí địa lí, diện tích và dân số, danh thắng
du lịch và các sản vật của 63 tỉnh thành trong cả nƣớc trong đó có tỉnh
Thanh Hóa.
Những cơng trình nghiên cứu trên đây cung cấp nhiều thông tin,
những nhận xét, đánh giá về tiềm năng và tình hình phát triển kinh tế du
lịch Thanh Hóa, song, chƣa có cơng trình nào xem xét nội dung Đảng bộ

10


tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm
2010 nhƣ một đề tài nghiên cứu độc lập, dƣới góc độ nghiên cứu chuyên
ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài việc chứa đựng

thơng tin bổ ích về du lịch, các cơng trình trên cũng gợi mở nhiều vấn đề
thuộc về nội dung, về phƣơng pháp tiếp cận để tác giả sử dụng thực hiện
luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
 Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ một cách toàn diện và khách
quan q trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đối với phát triển
kinh tế du lịch từ năm 2001 đến 2010, đúc kết một số kinh nghiệm về sự
lãnh đạo của Đảng bộ trong việc đƣa du lịch thành ngành kinh tế quan
trọng, góp phần cung cấp những cơ sở khoa học cho việc định hƣớng phát
triển du lịch của tỉnh trong thời gian tới.
 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu “Qúa trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo phát triển
kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2010” đề tài hƣớng đến giải quyết
những nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ những tiềm năng để phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hóa.
- Xuất phát từ những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà Nƣớc,
luận văn tập trung đi sâu vào phân tích phƣơng hƣớng, biện pháp của Đảng
bộ tỉnh Thanh Hóa về phát triển du lịch từ năm 2001 đến năm 2010.
- Tái hiện và luận giải q trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo
phát triển kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2010.
- Nhận định khoa học về những thành tựu và những hạn chế trong
quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa.
- Đúc kết những kinh nghiệm trong q trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Thanh Hóa về phát triển kinh tế du lịch của tỉnh từ năm 2001 đến năm 2010.

11


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

 Đối tượng
- Đề tài tập trung nghiên cứu những chủ trƣơng, chính sách, chỉ thị
của Trung ƣơng Đảng; phƣơng hƣớng, biện pháp của Đảng bộ tỉnh Thanh
Hóa về lãnh đạo kinh tế du lịch.
- Qúa trình thực hiện chỉ đạo của các cấp, các ngành về phát triển
kinh tế du lịch ở Thanh Hóa từ năm 2001 đến năm 2010.
- Kết quả đạt đƣợc trong lĩnh vực du lịch dƣới sự lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa từ năm 2001 đến năm 2010.
 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Du lịch là một lĩnh vực rộng, có thể đƣợc
nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, trong luận văn này chỉ nghiên cứu về lĩnh vực
Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch tại địa bàn tỉnh
Thanh Hóa.
- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2001 đến năm 2010
- Phạm vi về khơng gian: Địa bàn tỉnh Thanh Hóa
5. Cơ sở lý luận, nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu của
luận văn
- Cơ sở lý luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, những chủ trƣơng, đƣờng lối về
phát triển kinh tế du lịch của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Nguồn tài liệu: Thực hiện luận văn, tác giả chủ yếu dựa vào các
nguồn tài liệu sau:
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam
lần thứ IX, X.
- Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa.
- Các Nghị quyết, chỉ thị, báo cáo hàng năm của Tỉnh ủy, UBND
tỉnh Thanh Hóa.
12



- Các báo cáo hàng năm của Sở VHTT & DL Thanh Hóa và một số
bài nghiên cứu, bài viết của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về du
lịch và kinh tế du lịch Thanh Hóa trên sách báo và tạp chí.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu lịch sử, phƣơng pháp logic, kết hợp phƣơng pháp điều tra,
phân tích, so sánh, đối chứng tài liệu, xử lí số liệu, tiếp cận lý thuyết du
lịch và tiếp cận thực tiễn của Thanh Hóa để làm sáng tỏ vấn đề cần
nghiên cứu.
6. Những đóng góp khoa học của luận văn
- Luận văn hệ thống hóa nguồn sử liệu thuộc lĩnh vực Đảng lãnh
đạo phát triển kinh tế du lịch tại một địa phƣơng cụ thể là Thanh Hóa.
- Luận văn phân tích sâu những nguồn lực phát triển du lịch tỉnh
Thanh Hóa, những phƣơng hƣớng, biện pháp mang tính chủ động, sáng tạo
của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về phát triển du lịch, những kết quả mà du
lịch Thanh Hóa đạt đƣợc trong 10 năm.
- Luận văn phân tích những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của
những thành công và hạn chế trong lĩnh vực du lịch ở Thanh Hóa; đồng
thời, rút ra những kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa
lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn cung cấp những luận cứ khoa học có thể tham khảo, sử
dụng vào việc hoạch định phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo giảng dạy trong
Trƣờng chính trị, các trƣờng trung cấp dạy nghề, cao đẳng, đại học của tỉnh
về văn hóa, du lịch; trong biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa thời
kỳ đổi mới và là tài liệu giúp ích cho các doanh nghiệp kinh doanh trong
lĩnh vực du lịch xác định phƣơng hƣớng phát triển.
13



8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo phát triển kinh
tế du lịch trong những năm 2001 - 2005.
Chƣơng 2: Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đẩy mạnh phát triển kinh
tế du lịch trong những năm 2006 - 2010.
Chƣơng 3: Nhận xét và kinh nghiệm

14


Chƣơng 1
ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ DU LỊCH TRONG NHỮNG NĂM 2001 - 2005
1.1. Nguồn lực phát triển kinh tế du lịch Thanh Hóa và tình
hình phát triển kinh tế du lịch Thanh Hóa trƣớc năm 2001
1.1.1. Những nguồn lực phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thanh Hóa
1.1.1.1. Vị trí địa lý và tài ngun thiên nhiên
Thanh Hóa nằm ở vị trí cầu nối giữa miền Bắc và miền Trung, ở
phía Nam vùng Du lịch Bắc Bộ; phía Bắc giáp với các tỉnh Hịa Bình, Sơn
La và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa
Phăn của Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào và phía Đơng giáp biển Đông
với đƣờng bờ biển dài 102 km; là một trong 6 tỉnh rộng hàng đầu cả nƣớc
với diện tích 11.168km2. Thành phố tỉnh lỵ Thanh Hóa cách Thủ đơ Hà
Nội trên 150Km về phía Bắc.
Thành Hóa có địa hình khá phong phú: miền núi và trung du, miền
đồng bằng, miền biển, chứa đựng những tiềm năng về phát triển kinh tế du lịch.
Bờ biển Thanh Hóa tƣơng đối bằng phẳng, thuận lợi phát triển kinh
tế nói chung và du lịch nói riêng của tỉnh với những vũng Gầm, vũng Thủy,

vũng Biện; các cửa lạch nhƣ Lạch Sung, Lạch Trƣờng, Lạch Hới, Lạch
Bạng và Lạch Ghép; các điểm nghỉ mát nổi tiếng nhƣ Sầm Sơn, Hải tiến
(Hoằng Hóa), Hải Hịa (Tĩnh Gia). Ngồi khơi vùng biển Thanh Hóa có
một số đảo nhỏ nhƣ Hòn Mê, Hòn Nẹ, đảo Nghi Sơn là những điểm đến du
lịch hấp dẫn.
Ngoài ra, vùng ven biển có nhiều bãi sú, vẹt, các bãi bồi rộng lớn
thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản, tạo nguồn thức ăn đặc sản cho

15


cƣ dân và du khách; thuận lợi cho việc trồng cói phát triển các làng nghề
truyền thống, đồng thời cho phát triển du lịch.
Với lãnh hải rộng 1,7 vạn km2, có nhiều bãi cá lớn có giá trị dinh
dƣỡng cao nhƣ cá Hồng, cá Mối, cá Phèn..., rất nhiều đàn tôm thuộc hệ tôm
He ở Việt Nam và trữ lƣợng lớn về Mực, Sứa, Cua, Ghẹ, đặc biệt là ốc
Hƣơng hiện đang ƣa chuộng trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế, Thanh
Hóa ngày càng trở thành nơi hấp dẫn du khách trong nƣớc và quốc tế.
Tài nguyên rừng ở Thanh Hóa chủ yếu là rừng nhiệt đới lá rộng
thƣờng xanh quanh năm, có hệ thống thực vật phong phú về loài và họ nhƣ
Lát hoa, Giổi, Táu... Trong rừng có nhiều song, mây, tre, nứa... và các dƣợc
liệu nhƣ quế, cánh kiến đỏ. Bên cạnh đó, hệ thống rừng trồng khá phát triển
với các loại cây luồng, bạch đàn, phi lao, thông nhựa và nhiều loại cây ăn
quả khác. Động vật rừng hiện còn xuất hiện các loại voi, bò, nai, hoẵng,
vƣợn, khỉ, lợn rừng... các loại bò sát nhƣ trăn, rắn, kỳ đà,...các loại chim và
ong rừng.
Khu BTTN Pù Luông thuộc huyện Bá Thƣớc với các vùng rừng tự
nhiên q, hiếm, có hệ sinh thái điển hình với tính năng đa dạng sinh học
cao, tồn tại những loại sinh vật đặc hữu có giá trị lớn cho khoa học, tham
quan và nghiên cứu. Cùng với Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Khu Thác

Muốn thuộc xã Điền Quang hàng năm có hằng trăm lƣợt khách trong và
ngồi tỉnh đến thăm và nghỉ dƣỡng.
Vƣờn quốc gia Bến En (huyện Nhƣ Thanh) đƣợc xếp vào một
trong mƣời vƣờn quốc gia bảo tồn thiên nhiên quý hiếm của Việt Nam.
Thanh Hóa có vùng núi đá vơi với nhiều danh thắng hang động gắn
với các truyền thuyết, di tích lịch sử văn hóa hấp dẫn du khách nhƣ động
Từ Thức (Nga Sơn), động Long Quang trên núi Hàm Rồng (thành phố
Thanh Hóa), động Hồ Công ở Vĩnh Lộc, quần thể hang động ở Tĩnh Gia,
động Tiên Sơn (Vĩnh Lộc) - một hang động có quy mơ lớn và đẹp, động

16


Bàn Bù hay còn gọi là Hang Ngán (Ngọc Lặc). Ngoài ra một số hang, động
khác nhƣ hang Con Moong (Thạch Thành), động Cây Đăng (Cẩm Thủy),
Lò Cao kháng chiến ở khu vực Bến En, hang Phi (động Ma) thuộc huyện
Quan Hóa..., là những điểm du lịch ngày càng hấp dẫn.
Thanh Hóa cịn có một số nguồn nƣớc khống xã Xuân Cẩm (Thƣờng
Xuân), Thạch Thành, Quan Hóa, Bá Thƣớc, Quảng Yên (Quảng Xƣơng) đây
là nguồn tài nguyên hấp dẫn khách du lịch đến nghỉ ngơi, chữa bệnh.
Có thể thấy, cảnh quan Thanh Hóa có những lợi thế để phát triển
đầy đủ các loại hình du lịch: tắm biển, thể thao nƣớc, leo núi mạo hiểm,
đặc biệt là du lịch thăm quan, nghỉ dƣỡng ở miền biển, miền núi, góp
phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế du lịch nói riêng và kinh tế tồn
tỉnh nói chung.
1.1.1.2. Tài ngun du lịch nhân văn
Thanh Hóa vốn là một miền đất cổ của Việt Nam, có nền văn hóa
lâu đời, phát triển rực rỡ qua nhiều thời đại cho đến ngày nay, nhiều vị anh
hùng dân tộc, danh nhân văn hóa nổi tiếng. Trên địa bàn hiện có hàng
nghìn di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có những di tích có ý nghĩa đặc

biệt quan trọng nhƣ Di tích Thành nhà Hồ, đƣợc xây dựng năm 1397 dƣới
triều Hồ Qúy Ly, nay thuộc địa phận xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện
Vĩnh Lộc; Khu Di tích Lam Kinh thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, là
nơi có đền thờ, mộ chí Lê Lợi và điện Lam Kinh đƣợc xây dựng từ năm
1433; Di tích Đơng Sơn thuộc phƣờng Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa,
là nơi phát hiện nhiều hiện vật quan trọng thuộc thời đại đồng thau và khu
mộ cách đây khoảng 3.000 năm, dấu tích về nền văn hóa đầu tiên ở Việt
Nam, địa danh Đông Sơn đã đƣợc đặt tên cho nền văn hóa tiêu biểu của
dân tộc Việt Nam thời kỳ dựng nƣớc... Theo số liệu thống kê đến tháng 9
năm 2008, Thanh Hóa có 1.535 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đƣợc
phân bố đều trên phạm vi tồn tỉnh. Trong đó có 135 di tích đƣợc xếp hạng
17


cấp quốc gia, chiếm 5,25% tổng số di tích xếp hạng quốc gia của cả nƣớc
(hiện cả nƣớc có 2.569 di tích đƣợc xếp hạng quốc gia) và 412 di tích xếp
hạng cấp tỉnh. Phần lớn các di tích này tập trung ở vùng đồng bằng và trung
du. So với một số tỉnh lân cận, Thanh Hóa nổi lên nhƣ một quần thể di tích
lịch sử - văn hóa khơng những có giá trị đặc trƣng mà cịn khá đa dạng về
thể loại. Các di tích lịch sử - văn hóa là một nguồn tài nguyên du lịch quan
trọng giữ vai trò thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
Thanh Hóa cịn là vùng đất của các lễ hội truyền thống, nhiều lễ hội
có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử, văn hóa, có tác dụng tích cực trong việc giáo
dục truyền thống yêu nƣớc và khôi phục phát triển những nét đẹp trong
sinh hoạt văn hóa cổ truyền. Hằng năm, ở khắp các địa phƣơng trên toàn
tỉnh đều tổ chức long trọng các lễ hội đặc trƣng của từng địa phƣơng để đáp
ứng một phần đời sống tinh thần, tâm linh của ngƣời dân, đồng thời cịn để
phục vụ mục đích phát triển du lịch.
Lễ hội Thanh Hóa rất phong phú và đa dạng, mang nhiều màu sắc
đặc trƣng của từng tập tục, lề thói riêng biệt, hình thành và phát triển theo 3

loại hình nổi trội.
Lễ hội tín ngưỡng: Thƣờng là tín ngƣỡng dân gian, thờ các thần
thánh nhƣ thờ thần thành hoàng, thờ mẫu, thờ các thần liên quan đến các
hoạt động kinh tế nông - lâm - ngƣ nghiệp… Những lễ hội của nhóm này
phải kể đến lễ hội xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa tƣởng niệm ơng tổ
nghề đúc đồng Khổng Minh Không; lễ hội xã Quảng Cƣ ở Sầm Sơn tƣởng
niệm bà Triều - tổ sƣ nghề dệt săm xúc; lễ hội đình Phú Khê xã Hoằng Phú,
huyện Hoằng Hóa - tổ nghề hát… Các lễ hội gắn với tín ngƣỡng thờ mẫu
nhƣ lễ hội phố Cát ở Thạch Thành; lễ hội Đền Sòng ở thị xã Bỉm Sơn.
Lễ hội văn hóa - lịch sử: Thƣờng gắn với việc tƣởng niệm các nhân
vật lịch sử của dân tộc đã có cơng trong việc đấu tranh, giữ gìn và bảo vệ
Tổ quốc nhƣ lễ hội Bà Triệu ở Hậu Lộc; lễ hội Lam Kinh ở Thọ Xuân; lễ

18


hội Lê Hoàn ở Thọ Xuân… Đây là các lễ hội thƣờng đƣợc tổ chức công
phu, quy mô vƣợt ra khỏi phạm vi của tỉnh, có tác dụng thu hút khách du
lịch trên phạm vi toàn quốc.
Lễ hội dân gian gắn với truyền thuyết: Lễ hội Từ Thức gắn với
truyền thuyết Từ Thức gặp Giáng Hƣơng; Lễ hội Mai An Tiêm gắn với
truyền thuyết Mai An Tiêm và quả Dƣa đỏ; Lễ hội Thần Độc Cƣớc gắn với
truyền thuyết Thần Độc Cƣớc, Hòn Trống Mái ở núi Trƣờng Lệ; Lễ hội
gắn với truyền thuyết cửa Thần Phù ở Nga Sơn; Lễ hội gắn với truyền
thuyết ơng Vồm ở Thiệu Hóa; truyền thuyết Trạng Quỳnh ở Hoằng Hóa.
Thanh Hóa cũng là xứ sở của những làn điệu dân ca tha thiết trữ
tình nhƣ hị sơng Mã, hát xẩm xoan, múa đèn Đơng Anh (Đơng Sơn), trị
diễn Xn Phả (Thọ Xn), múa sạp, múa xịe (các dân tộc thiểu số)..., có
sức hấp dẫn đối với khách du lịch.
Các làng nghề truyền thống: Khai thác các sản phẩm thủ công

truyền thống và khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống có vai trị
quan trọng trong việc phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế du
lịch nói riêng. Thanh Hóa vốn có nhiều làng nghề thủ cơng truyền thống
độc đáo nhƣ: Làng Nhồi (Đông Hƣng - Đông Sơn), nổi tiếng với nghề
chạm khắc đá, nhất là các sản phẩm đá phục vụ xây dựng, trang trí đền
chùa, cung điện, lăng tẩm; làng nghề chiếu cói ở Nga Sơn; nghề làm nƣớc
mắm ở Khúc Phụ (Hoằng Phụ - Hoằng Hóa), nghề dệt vải tơ lụa ở Nghĩa
Hƣng (Hoằng Hóa); nghề ép dầu ở Đại An và Tào Xun (Hoằng Hóa);
Ngồi ra, cịn có nghề đúc đồng ở làng Chè xã Thiệu Trung, huyện Thiệu
Hóa; nghề gốm gia dụng ở làng Vồm, xã Thiệu Khánh; nghề tiện gỗ ở
Quảng Minh (Quảng Xƣơng); nghề đúc lƣỡi cày ở Đồng Lạc (Hoằng
Trạch), nghề thợ mộc ở Đạt Tài, Hạ Vũ, Hà Thái (Hoằng Hà), nghề nhuộm
ở Trinh Hà (Hoằng Trung), nghề đan ở Đoan Vĩ, Thái Hòa; nghề dệt thổ

19


cẩm của các dân tộc Mƣờng, Thái ở Bá Thƣớc, Lang Chánh… Nhìn chung,
các làng nghề này đều nằm gần các tuyến điểm du lịch cho nên thuận lợi
cho việc tổ chức các tour thăm quan, làm phong phú thêm lịch trình đi, hấp
dẫn du khách.
Thanh Hóa cịn là địa phƣợng có nhiều món ăn đặc sản, mang đậm
hồn quê, đem lại cho du khách những cảm nhận khó quên nhƣ Chè Lam
Phủ Quảng - thứ đặc sản của phố Giáng; Bảo Sâm - loại sâm trên núi Báo
(Vĩnh Lộc); bánh gai Tứ Trụ, cốm Tiến Vua, bánh lá Răng Bừa (Thọ
Xuân); nem chua (thành phố Thanh Hóa); dừa (Hoằng Hóa); cá Mè sơng
Mực; nƣớc mắm Du Xun...
Ngồi ra, các chợ nơng thơn tại Thanh Hóa khơng chỉ là nơi trao đổi
hàng hóa đơn thuần mà tại đây ngƣời ta có thể trao đổi các giá trị nhân văn,
trao đổi tình cảm cộng đồng, là đối tƣợng văn hóa đối với khách du lịch hay

những ngƣời muốn tìm hiểu giá trị văn hóa đích thực của một vùng. Các chợ
tiêu biểu nhƣ chợ Phủ (Hậu Lộc), chợ Môi (Quảng Xƣơng), chợ Hôm Giún
(Nga Sơn), chợ Kim Tân (xã Thành Kim, huyện Thạch Thành) …
1.1.1.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng
Tỉnh Thanh Hóa có hệ thống giao thơng khá thuận lợi. Về giao
thơng đƣờng bộ, Thanh Hóa có hầu hết những tuyến giao thông huyết mạch
của đất nƣớc chạy qua nhƣ: Quốc lộ 1A, đƣờng Hồ Chí Minh và đƣờng sắt
xuyên Việt; quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng ven biển, đƣờng chiến
lƣợc 15A xuyên suốt vùng trung du và miền núi, đƣờng 217 nối với nƣớc
bạn Lào, quốc lộ 45 (từ Thạch Thành đến Nhƣ Xuân), quốc lộ 47 (từ Sầm
Sơn đến Lam Sơn)... Ngoài những tuyến đƣờng quốc lộ có khơng gian lƣu
thơng, liên kết rộng, tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài, Thanh Hóa cịn có hệ thống giao thông tỉnh lộ,
huyện lộ, hệ thống đƣờng liên xã… rất thuận lợi cho giao lƣu kinh tế, văn

20


hóa, du lịch. Về giao thơng đƣờng thủy, Thanh Hóa có hệ thống sơng ngịi
với 4 hệ thống sơng chính, gồm hệ thống sông Mã, hệ thống sông Hoạt, hệ
thống sông Yên, hệ thống sông Lạch với 30 sông lớn, nhỏ, tổng cộng chiều
dài là 1.899km và có 5 cửa lạch chính thơng ra biển. Cảng biển Nghi Sơn
đang đƣợc xây dựng thành cảng nƣớc sâu cửa ngõ của khu vực Nam Bắc
Bộ và Bắc Trung Bộ. Về giao thông đƣờng không, với việc sân bay Sao
Vàng đƣợc khai thác với mục đích dân sự, Thanh Hóa trở thành một đầu
mối của giao thông đƣờng không trong nƣớc và quốc tế. Có thể thấy, hầu
hết các đầu mối giao thơng, đặc biệt là giao thông đƣờng bộ đã kết nối
đƣợc với các điểm du lịch quan trọng của tỉnh, tạo điều kiện rất cơ bản để
phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển kinh tế du lịch nói riêng.
Cơ sở hạ tầng của tỉnh Thanh Hóa ngày càng đƣợc cải thiện đáp ứng

nhu cầu của địa phƣơng về phát triển kinh tế - xã hội và du lịch. Mạng lƣới
điện trong tỉnh đã đƣợc xây dựng và tƣơng đối hồn chỉnh. Tình hình nguồn
và khả năng phân phối điện của Thanh Hóa nhìn chung phát triển mạnh và cơ
bản đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Hệ thống cung cấp nƣớc
sạch đã lắp đặt đến các khu du lịch quan trọng nhƣ Sầm Sơn, Bỉm Sơn… Hệ
thống thoát nƣớc tại các khu du lịch trên địa bàn Thanh Hóa tƣơng đối tốt, ít
bị úng lụt trong mùa mƣa lũ, đảm bảo cho hoạt động của nhân dân và du
khách bình thƣờng. Bƣu chính viễn thơng của tỉnh có bƣớc phát triển đạt trình
độ hiện đại, bƣớc đầu hội nhập đƣợc với khu vực và quốc tế, đáp ứng đƣợc
các nhu cầu của du khách.
Đến 2010, trên địa bàn Thanh Hóa có khoảng 1800 khách sạn, nhà
nghỉ các loại, trong đó có những khách sạn 3 sao với tiện nghi hiện đại, đáp
ứng yêu cầu ăn ở của du khách trong nƣớc và quốc tế.
1.1.1.4. Điều kiện kinh tế và nguồn nhân lực
Thanh Hóa là tỉnh nằm trong vùng giao thoa chịu ảnh hƣởng của
khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các vùng kinh tế trọng điểm miền

21


Trung. Cùng với công cuộc đổi mới của cả nƣớc, nền kinh tế của tỉnh đã đi
vào ổn định và phát triển tốc độ khá nhanh. Giai đoạn 2000 - 2006, tốc độ
tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Thanh Hóa đạt khá cao 9,3% cao hơn 1,82 lần
so với bình quân cả nƣớc. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực,
tăng dần tỷ trọng dịch vụ. Vị trí thuận lợi, nguồn tài nguyên đa dạng và
phong phú là những tiền đề quan trọng để Thanh Hóa phát triển ngành kinh
tế tổng hợp “công nghiệp - dịch vụ - du lịch”.
Về nguồn nhân lực, Thanh Hóa là một tỉnh đơng dân (năm 2006
dân số tồn tỉnh Thanh Hóa là 3.680.418 ngƣời, mật độ dân số bình qn
331 ngƣời/km2), có nguồn lao động trong độ tuổi rất dồi dào, có trình độ

học vấn tƣơng đối cao so với cả nƣớc. Thanh Hóa có hệ thống các trƣờng
đại học đến dạy nghề phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và
du lịch nói riêng nhƣ Trƣờng đại học Hồng Đức, Trƣờng trung cấp Thƣơng
Mại Trung ƣơng V, Trƣờng dạy nghề thƣơng mại và du lịch, công nghiệp,
giao thông vận tải, nông nghiệp, thủy sản… Hằng năm các cơ sở này đào
tạo hàng trăm kỹ sƣ, cử nhân, lao động có tay nghề đáp ứng một phần quan
trọng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trên địa bàn Thanh Hóa có 8 dân tộc anh em cùng chung sống,
trong đó đơng nhất là ngƣời Kinh (chiếm đến 83,46%), ngƣời Mƣờng
(9,49%), ngƣời Thái (6,15%), còn lại là dân tộc khác nhƣ dân tộc Mông,
Dao, Hoa… Các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở các huyện miền núi
phía Tây Thanh Hóa nhƣ Quan Hóa, Bá Thƣớc, Lang Chánh…, tuy với số
lƣợng không nhiều, nhƣng lại có một nền văn hóa đặc sắc, thể hiện trong
tập tục, trong sinh hoạt văn hóa dân gian, trong lễ hội và ngay cả trong các
hoạt động canh tác. Thanh Hóa đƣợc mệnh danh là thủ phủ của dân tộc
Mƣờng. Dƣới góc độ du lịch thì đây là một vốn quý, là nguồn tài nguyên
đặc sắc đƣợc khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế quan tâm.

22


×