Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Khai thác di sản văn hóa quan họ bắc ninh phục vụ phát triển du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 167 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Lê Thị Minh Quế

KHAI THÁC DI SẢN VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC

Hà Nội, 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Lê Thị Minh Quế

KHAI THÁC DI SẢN VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Chun ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN PHẠM HÙNG

Hà Nội, 2009



MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................
Danh mục các hình, bảng, bản đồ...................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................. 1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................... 2
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ......................................... 3
4. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 3
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................... 4
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................... 4
7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN .................................................. 6
8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN ................................................................. 6
CHƯƠNG 1. DI SẢN VĂN HÓA QUAN HỌ - TÀI NGUYÊN ................. 7
DU LỊCH VĂN HĨA QUAN TRỌNG ......................................................... 7
1.1. Di sản văn hóa và du lịch văn hóa ..................................................... 7
1.2. Di sản văn hóa Quan họ Bắc Ninh ................................................... 11
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Quan họ Bắc Ninh ...... 11
1.2.2. Phân bố các làng Quan họ Bắc Ninh .................................... 16
1.2.3. Những hình thức tổ chức và diễn xướng Quan họ Bắc Ninh 18
1.2.4. Các làn điệu Quan họ Bắc Ninh ............................................ 23
1.2.5. Ca từ Quan họ Bắc Ninh ....................................................... 25
1.2.6. Những yếu tố văn hóa khác góp phần hình thành mơi trường
tồn tại của văn hóa Quan họ Bắc Ninh ........................................... 27
1.3. Vai trị của di sản văn hóa Quan họ Bắc Ninh trong hoạt động du
lịch ................................................................................................... 30
1.3.1. Vùng văn hóa Quan họ Bắc Ninh nằm ở vị trí thuận lợi để
phát triển du lịch.............................................................................. 30

i



1.3.2. Di sản văn hóa Quan họ là nguồn tài nguyên du lịch quan
trọng đối với hoạt động phát triển du lịch của Bắc Ninh nói riêng và
của cả nước nói chung. .................................................................... 31
1.3.3. Những khó khăn, hạn chế của việc khai thác di sản văn hóa
Quan họ trong hoạt động du lịch ..................................................... 35
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC DI SẢN VĂN HÓA ........... 37
QUAN HỌ BẮC NINH PHỤC VỤ DU LỊCH............................................ 37
2.1. Công tác tổ chức, quản lý khai thác di sản văn hóa Quan họ Bắc
Ninh phục vụ du lịch ....................................................................... 37
2.1.1. Công tác quản lý, tổ chức khai thác di sản văn hóa Quan họ
phục vụ phát triển du lịch ................................................................ 37
2.1.2. Công tác xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa Quan họ và tổ
chức kinh doanh .............................................................................. 38
2.1.2.1. Cơ quan xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa Quan họ . 38
2.1.2.2. Sản phẩm du lịch văn hóa Quan họ ............................... 39
2.1.2.3. Tổ chức kinh doanh sản phẩm du lịch văn hóa Quan họ
..................................................................................................... 47
2.2. Thực trạng thị trường khách du lịch và quảng bá xúc tiến du lịch dựa
trên các giá trị di sản văn hóa Quan họ Bắc Ninh ........................... 52
2.2.1. Thị trường khách du lịch quốc tế .......................................... 52
2.2.2. Thị trường khách du lịch nội địa ........................................... 54
2.2.3. Công tác xúc tiến du lịch Quan họ ........................................ 56
2.3. Công tác đầu tư cho Du lịch Quan họ .............................................. 58
2.4. Công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch Quan họ
......................................................................................................... 61
2.5. Đánh giá ........................................................................................... 63
2.5.1. Những kết quả đạt được ........................................................ 63


ii


2.5.2. Những vấn đề tồn tại ............................................................. 64
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN ............. 68
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC DI SẢN VĂN HÓA ................... 68
QUAN HỌ PHỤC VỤ DU LỊCH................................................................. 68
3.1. Các căn cứ đề xuất, kiến nghị .......................................................... 68
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch Bắc Ninh ............................... 68
3.1.2. Những vấn đề tồn tại của thực trạng khai thác di sản văn hóa
Quan họ Bắc Ninh phục vụ du lịch ................................................. 71
3.1.3. Kinh nghiệm của một số nước về khai thác di sản văn hóa
phục vụ du lịch ................................................................................ 71
3.2. Các giải pháp, kiến nghị khai thác di sản văn hóa Quan họ Bắc Ninh
phục vụ du lịch ................................................................................ 75
3.2.1. Về tổ chức, quản lý ............................................................... 75
3.2.2. Về nguồn nhân lực ................................................................ 78
3.2.3. Về đầu tư cho du lịch Quan họ ............................................. 80
3.2.4. Về thị trường khách du lịch Quan họ .................................... 82
3.2.5. Về xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch Quan họ .............. 84
3.2.6. Về xúc tiến du lịch Quan họ ................................................. 88
Phần 3. KẾT LUẬN ...................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 103
PHỤC LỤC .......................................................................................................I

iii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Việt Nam có tài nguyên du lịch khá phong phú với nhiều đặc điểm
giống các nước trong khu vực Đông Nam Á- phát triển trên cơ sở nền văn
minh nông nghiệp lúa nước; đồng thời có những nét khác biệt riêng. Vì thế
người ta thường nói rằng đó là sự thống nhất trong đa dạng giữa các quốc gia
Đông Nam Á.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và Quy hoạch phát triển du lịch
Việt Nam đến năm 2010 đều xác định ưu tiên phát triển loại hình du lịch văn
hóa. Đây cũng là hướng đi phù hợp với xu thế phát triển du lịch trên thế giới
khi mà cùng với cuộc sống hiện đại, con người càng ngày càng có nhu cầu
thưởng thức giá trị văn hóa, nâng cao hiểu biết về bản sắc văn hóa của dân tộc
mình và tìm hiểu các dân tộc khác.
Để du lịch Việt Nam hấp dẫn du khách thì điều quan trọng chính là việc
chúng ta phải biết tận dụng phát huy “những nét khác biệt” văn hóa, bản sắc
dân tộc để khai thác xây dựng các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch đặc
trưng, độc đáo. Đây có thể coi là yếu tố cơ bản quyết định sức cạnh tranh du
lịch của mỗi quốc gia.
Quan họ Bắc Ninh vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của nhân loại càng minh chứng những giá trị văn hóa quan
trọng của Quan họ. Hiếm có một loại hình dân ca nào mà khơng gian tồn tại
của nó lại rộng lớn như Quan họ, không chỉ phát triển ở 44 làng Quan họ gốc
của Bắc Ninh mà còn lan tỏa cả một vùng (mà người ta vẫn gọi là vùng Kinh
Bắc). Gắn liền với câu hát dân ca Quan họ, còn là lề lối, cách thức ‘chơi”
Quan họ, là những phong tục tập quán, là những sinh hoạt văn hóa của người
dân. Đó là mơi trường, là khơng gian để Quan họ ra đời và phát triển.

1


Trên thực tế, tại Bắc Ninh, du lịch gắn với các giá trị văn hóa Quan họ
chưa phát triển, chưa được nhiều người biết đến. Một số sản phẩm du lịch gắn

với giá trị Quan họ đã được khai thác nhưng đầu tư cịn ít, cho nên sức hấp
dẫn đối với khách du lịch hạn chế.
Du lịch gắn với các giá trị di sản văn hóa Quan họ (sau đây gọi là du
lịch Quan họ) chính là điểm khác biệt, là thế mạnh nổi bật của Bắc Ninh. Nếu
được quan tâm đúng mức và đầu tư bài bản cho hoạt động du lịch, chắc chắn
hình ảnh du lịch gắn với Quan họ sẽ là thương hiệu hấp dẫn của điểm đến Bắc
Ninh nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Với mong muốn di sản văn hóa Quan họ Bắc Ninh được bảo tồn thông
qua hoạt động du lịch, làm đa dạng hóa các sản phẩm, loại hình du lịch của
Bắc Ninh góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh cho Du lịch Việt Nam,
thu hút đông thêm lượng khách đi du lịch cả đối tượng là khách nội địa và
khách quốc tế trong giai đoạn đầy cạnh tranh của du lịch thế giới hiện nay, tác
giả đã chọn đề tài “Khai thác di sản văn hóa Quan họ Bắc Ninh phục vụ
phát triển du lịch”.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cho đến nay, có thể nói rằng đã có rất nhiều cơng trình khoa học nghiên
cứu về Quan họ Bắc Ninh trên mọi mặt như lịch sử, đặc điểm nghệ thuật, nội
dung, trang phục, ẩm thực Quan họ, không gian văn hóa Quan họ. Việc điều tra,
nghiên cứu Quan họ được thực hiện từ những thập niên 60-70 của thế kỷ XX.
Đó là: cơng trình khoa học “Dân ca Quan họ Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn Văn
Phú, Lưu Hữu Phước; “Quan họ, nguồn gốc và quá trình phát triển” của tác giả
Đặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý; “Tìm hiểu dân ca Quan họ” của
tác giả Trần Linh Quý, Hồng Thao; “Lễ hội Bắc Ninh” của tác giả Trần Đình
Luyện. Gần đây, một số cơng trình nghiên cứu của sinh viên, học viên thạc sỹ,

2


nghiên cứu sinh, những cuộc sưu tầm của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam về
Quan họ…cũng đã được thực hiện.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu xem xét khai thác di sản văn hóa Quan họ
vào hoạt động du lịch chưa có nhiều người quan tâm. Một số đề tài của sinh
viên, học viên làm thạc sỹ đã thực hiện chủ yếu đề cập đến phát triển du lịch
Bắc Ninh trên cơ sở khai thác các tài nguyên di tích, lịch sử, văn hóa nói
chung của tỉnh; hoặc nghiên cứu về trang phục Quan họ, nghiên cứu về dân ca
Quan họ hay nghiên cứu một làng Quan họ cho phát triển du lịch.
Các nội dung đó đều liên quan đến khai thác Quan họ như một sản
phẩm du lịch tuy còn sơ sài, mang tính chung chung, chưa chuyên sâu. Cho
đến nay, chưa có một cơng trình dành riêng cho khai thác di sản văn hóa
Quan họ để phát triển du lịch trên phạm vi của tỉnh Bắc Ninh. Các vấn đề đặt
ra đối với đề tài này là hệ thống hóa các giá trị văn hóa của Quan họ Bắc Ninh
như một tài nguyên du lịch, xác định vị trí các làng Quan họ gốc đồng thời
đánh giá thực trạng hoạt động du lịch gắn với giá trị Quan họ Bắc Ninh, đề
xuất các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả giá trị di sản văn hóa Quan họ
trong hoạt động du lịch.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích của đề tài là trên cơ sở đánh giá vai trò của di sản Quan họ
như một tài nguyên du lịch văn hóa; đánh giá thực trạng khai thác Quan họ
trong hoạt động du lịch tại Bắc Ninh hiện nay, đề xuất được những giải pháp
trong việc tổ chức, khai thác hoạt động này một cách hợp lý, bền vững, tạo
hiệu quả kinh tế du lịch cao đồng thời góp phần vào nhiệm vụ bảo tồn di sản
văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
4. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần giải quyết những nhiệm vụ
chính sau:

3


- Hệ thống hóa những vấn đề của di sản văn hóa Quan họ, bao gồm:

khái niệm, lịch sử hình thành phát triển, phân bố các làng Quan họ, hình thức
tổ chức, diễn xướng, làn điệu, ca từ Quan họ, khơng gian Quan họ tồn tại,
phát triển.
- Phân tích vai trị ý nghĩa của di sản văn hóa với hoạt động du lịch, và
đánh giá vai trò của di sản văn hóa Quan họ trong phát triển du lịch của tỉnh.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng khai thác Quan họ trong hoạt động
du lịch hiện nay của Bắc Ninh, từ đó chỉ ra những tồn tại, bất cập, hạn chế cần
giải quyết.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị khai thác Quan họ phục vụ du
lịch.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: di sản văn hóa Quan họ với tư cách là nguồn
tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể, các cơng ty du lịch có tổ chức các
chương trình du lịch Quan họ, các hoạt động du lịch của các làng Quan họ.
Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung: Luận văn nghiên cứu về di sản văn hóa Quan họ, và những yếu
tố ảnh hưởng khác trong việc khai thác Quan họ phục vụ du lịch
Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu du lịch Quan họ tại Bắc Ninh,
một số làng Quan họ gốc và các nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động này ở
khu vực Bắc Bộ.
Thời gian: Số liệu, tài liệu thu thập và thực trạng được xem xét trong
khoảng 10 năm trở lại đây.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập, xử lý tư liệu:
Luận văn thu thập thông tin từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực liên quan đến hoạt
động du lịch Quan họ. Trên cơ sở đó, tổng hợp, phân loại, xử lý số liệu để sử

4



dụng trong luận văn, lấy đó làm cơ sở đưa ra nhận định, đánh giá sao cho
khách quan nhất.
Phương pháp phân tích:
Đây là phương pháp chủ đạo, được sử dụng thường xuyên trong quá
trình nghiên cứu. Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá khoa học,
khách quan mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan đến phát triển du lịch Quan
họ như: tài nguyên du lịch, điều kiện hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch, vị trí
địa lý, nguồn nhân lực, hiệu quả kinh doanh…
Phương pháp nghiên cứu thực địa:
Phương pháp này giúp luận văn thu thập các tư liệu về lịch sử Quan họ,
giá trị nội dung và nghệ thuật của Quan họ, số lượng làng Quan họ
gốc…thống kê về khách du lịch Bắc Ninh trong đó có khách du lịch Quan họ;
cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại Bắc Ninh…
Phương pháp điều tra xã hội học:
Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng khá hiệu quả. Hình thức
sử dụng là phỏng vấn trực tiếp. Đối tượng điều tra (phỏng vấn) là các cụ nghệ
nhân Quan họ, phỏng vấn người dân làng Quan họ, khách du lịch có tham gia
chương trình du lịch Quan họ. Việc điều tra này giúp tác giả có được những
thơng tin xác thực cho việc đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác
di sản văn hóa Quan họ cho hoạt động du lịch.
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia:
Để đưa ra giải pháp khai thác Quan họ trong du lịch một cách thiết
thực, hiệu quả, tác giả đã tổ chức lấy ý kiến một số chuyên gia trong lĩnh vực
văn hóa là những người lâu năm làm công tác nghiên cứu sưu tầm Quan họ và
tổ chức hát Quan họ. Bên cạnh đó, lấy ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực du
lịch là lãnh đạo cơ quan Quản lý Nhà nước về du lịch, là các doanh nghiệp
kinh doanh du lịch…Những ý kiến có ý nghĩa lớn cho luận văn.

5



7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã bước đầu đánh giá tiềm năng của Quan họ trong việc khai
thác cho mục đích du lịch đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế khách quan
trong việc khai thác Quan họ, một di sản văn hóa phi vật thể, cho hoạt động
du lịch. Trên cơ sở phân tích thực trạng du lịch Quan họ tại Bắc Ninh, tác giả
đã rút ra những đánh giá, nhận xét về hạn chế cũng như mặt làm được của
phát triển du lịch Quan họ trong thời gian qua.
Trên cơ sở tìm hiểu hoạt động phát triển du lịch văn hóa ở Thái Lan,
Malaisia, Indonesia là những nước cùng thuộc khu vực Đông Nam Á có nhiều
điểm tương đồng với Việt Nam, tác giả đã rút ra một số kinh nghiệm trong
việc khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể cho phát triển du lịch
của Việt Nam.
Luận văn đã căn cứ vào thực tế tình hình địa phương, mối quan hệ với
những địa phương khác đặc biệt là thủ đô Hà Nội, căn cứ Chiến lược tổng thể
phát triển Du lịch Việt Nam để đưa ra một số giải pháp lâu dài và cấp bách
nhằm thu hút khách đến với du lịch Quan họ.
8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần
nội dung của luận văn được kết cấu thành ba chương:
Chương 1. Di sản văn hóa Quan họ - Tài nguyên du lịch văn hóa quan
trọng
Chương 2. Thực trạng khai thác di sản văn hóa Quan họ Bắc Ninh phục
vụ du lịch
Chương 3. Một số giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả
khai thác di sản văn hóa Quan họ phục vụ du lịch.

6



CHƯƠNG 1. DI SẢN VĂN HÓA QUAN HỌ - TÀI NGUN
DU LỊCH VĂN HĨA QUAN TRỌNG
1.1. Di sản văn hóa và du lịch văn hóa
Để hiểu về di sản văn hóa, trước tiên chúng ta phải làm rõ khái niệm văn
hóa và di sản. Cho đến nay, có rất nhiều khái niệm, cũng như định nghĩa khác
nhau về văn hóa. Tựu chung lại thì văn hóa là những giá trị vật chất và giá trị
tinh thần do con người sáng tạo ra. Cịn di sản, hiểu theo nghĩa thơng thường
là những gì có giá trị để lại cho đời sau. Như vậy, di sản văn hóa chính là
những giá trị vật chất và giá trị tinh thần còn lưu giữ lại cho đến ngày nay.
Theo quy định tại điều 1, Luật Di sản văn hóa, di sản văn hóa được định
nghĩa là “sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,
được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác” [26]. Để hiểu rõ hơn khái
niệm di sản văn hóa, từ đó có cách quản lý cũng như khai thác chúng hợp lý
và hiệu quả, người ta đã phân loại thành di sản văn hóa vật thể và di sản văn
hóa phi vật thể. Trong đó, di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá
trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng
cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Trong khi đó, di sản văn hóa phi vật thể
là sản phẩm thuộc về tinh thần, có giá trị lịch sử khoa học, được lưu giữ bằng
trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn
và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác
phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân
gian, lối sống, nếp sống lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri
thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền
thống dân tộc và những tri thức dân gian khác [26].
Cũng theo Cơng ước bảo vệ di sản văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể là
tập qn, hình thức thể hiện biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là
những cơng cụ, đồ vật đồ tạc tác và các khơng gian văn hóa có liên quan mà

7



các cộng đồng, các nhóm người, cá nhân, cơng nhận là một phần di sản văn
hóa của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa
phi vật thể được các cộng đồng và các nhóm người khơng ngừng tái tạo để
thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên
và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự
kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tơn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính
sáng tạo của con người.
Di sản văn hóa phi vật thể, ngoài các lĩnh vực khác, được thể hiện ở
những mặt sau đây: các truyền thống và biểu đạt truyền khẩu, trong đó ngơn
ngữ là phương tiện của di sản văn hóa phi vật thể; nghệ thuật trình diễn; tập
qn xã hội, tín ngưỡng và các lễ hội; tri thức và tập quán liên quan đến tự
nhiên và vũ trụ; nghề thủ công truyền thống.
Tại Điều 2, Nghị định số 92/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Di sản, di sản phi vật thể được xác định rõ, gồm:
- Tiếng nói, chữ viết;
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học quy định tại Điều 747 cua
Bộ Luật dân sự về các loại hình tác phẩm được bảo hộ có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học;
- Ngữ văn truyền miệng bao gồm thần thoại, tục ngữ, ngạn ngữ, thành
ngữ, câu đối, ngụ ngôn, ca dao, truyện thơ dân gian, sử thi, trường ca, văn tế,
lời khấn và các hình thức ngữ văn truyền miệng khác;
- Diễn xướng dân gian bao gồm âm nhạc, múa, sân khấu, trò nhại, giả
trang, diễn thời trang, diễn người đẹp, hát đối, trị chơi và các hình thức diễn
xướng dân gian khác;
- Lối sống, nếp sống thể hiện qua khuôn phép ứng xử- đối nhân xử thế;
luatạ tục hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ trong ứng xử với tổ tiên, với

8



ông bà, cha mẹ, với thiên nhiên, ma chay, cưới xin, lễ đặt tên, hành động và
lời chào-mời và các phong tục tập quán khác;
- Lễ hội truyền thống bao gồm lễ hội có nội dung đề cao tinh thần yêu
nước, yêu thiên nhiên, lòng tự hào dân tộc, truyền thống chống ngoại xâm, tôn
vinh các vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, ca ngợi tinh thần cần cù lao
động sáng tạo của nhân dân, đề cao lòng nhân ái, khát vọng tư do hạnh phúc,
tinh thần đoàn kết cộng đồng.
- Nghề thủ công truyền thống
- Tri thức văn hoá dân gian bao gồ m tri thức về y, dươ ̣c ho ̣c cổ truyề n, về
văn hoá ẩ m thực, về thiên nhiên và kinh nghiê ̣m sản xuấ t, về binh pháp, về
kinh nghiê ̣m sáng tác văn nghê ̣ (ho ̣c thuâ ̣t), về trang phu ̣c truyề n thố ng, về
đấ t, nước, thời tiế t, khí hâ ̣u, tài nguyên, về sông, biể n, núi, rừng và các tri
thức dân gian khác.
Tuy nhiên, sự phân loại như trên cũng chỉ mang tính chất tương đối, vì
bản thân khái niệm văn hóa cũng đã trìu tượng và có rất nhiều cách hiểu khác
nhau. Cho dù di sản văn hóa nói chung cũng như di sản văn hóa phi vật thể
nói riêng được xem xét ở những góc độ nào thì cũng được khẳng định rằng
chúng ln gắn bó chặt chẽ với đời sống của con người, thể hiện bản sắc văn
hóa của một dân tộc, một quốc gia. Di sản văn hóa nói lên chiều sâu của lịch
sử, đặc điểm kiến trúc nghệ thuật, đời sống tâm hồn....Di sản văn hóa là
những gì q khứ để lại. Thời gian thì khơng bao giờ trở lại, do vậy, di sản
văn hóa có ý nghĩa lớn, vì nó là tấm gương phản chiếu q khứ giúp chúng ta
hiểu được phần nào của lịch sử dân tộc.
Du lịch văn hóa đang ngày một phổ biến trên thế giới và được chú trọng
phát triển ở Việt Nam. Theo Luật Du lịch, du lịch văn hóa là “loại hình du
lịch dựa vào việc khai thác các giá trị di sản văn hóa nhằm bảo tồn và phát
huy các giá trị của nền văn hóa dân tộc, có sự tham gia của đông đảo cộng

9



đồng”. Như vậy, di sản văn hóa là nhân tố cơ bản trong phát triển du lịch văn
hóa.
Di sản văn hóa góp phần hình thành xu hướng phát triển du lịch trên thế
giới. Ngày nay, trong xã hội công nghiệp hiện đại, khi chất lượng cuộc sống
được nâng cao, con người có điều kiện và nhu cầu muốn được hưởng thụ văn
hóa nhiều hơn, được đi tới những miền đất mới tìm hiểu khám phá những nền
văn hóa khác. Nếu di sản chỉ được giấu kín trong lịng đất, trong các bảo tàng
mà không được nghiên cứu, trưng bày giới thiệu cho cơng chúng biết thì di
sản đó cũng khơng có giá trị tồn tại. Vì vậy, khi di sản được khách du lịch
quan tâm, tìm hiểu thì đó đã tạo cơ hội, môi trường cho di sản được “sống”.
Ngược lại, đến lượt mình, di sản văn hóa càng phong phú, đa dạng và giữ
được tính xác thực bao nhiêu thì nó lại càng có sức hấp dẫn khách du lịch bấy
nhiêu. Do vậy, nơi nào có nhiều di sản văn hóa thì nơi đó sẽ có cơ hội thu hút
được nhiều khách du lịch. Từ đó hình thành luồng khách di chuyển từ khu
vực này đến khu vực khác, từ nơi này đến nơi khác để tìm hiểu, chiêm
ngưỡng di sản văn hóa. Đó chính là du lịch văn hóa.
Di sản văn hóa chính là nguồn tài ngun du lịch văn hóa. Nói như vậy
khơng có nghĩa tất cả di sản văn hóa đều trở thành tài nguyên du lịch văn hóa.
Mà thực tế là, chỉ có những di sản văn hóa nào có sức hấp dẫn nhất định, có
thể khai thác cho hoạt động du lịch thì mới được gọi là tài nguyên du lịch văn
hóa. Nếu như di sản văn hóa được phân loại thành di sản văn hóa vật thể và di
sản văn hóa phi vật thể, thì tài ngun du lịch văn hóa cũng được phân chia
thành tài nguyên du lịch văn hóa vật thể và tài nguyên du lịch văn hóa phi vật
thể. Việc hình thành các sản phẩm du lịch văn hóa như thế nào là phụ thuộc
rất lớn vào đặc điểm, tính chất, thể loại di sản văn hóa đó; hay nói cách khác,
sản phẩm du lịch có hấp dẫn khách du lịch hay khơng thì chính di sản văn hóa
đóng vai trị quyết định. Di sản văn hóa tạo nên sự phong phú, đa dạng của


10


sản phẩm du lịch. Ở nhiều quốc gia, du lịch văn hóa được xem là loại hình du
lịch chính, thậm chí cịn trở thành thương hiệu của một quốc gia, một vùng
đất. Chính bởi vì bản thân di sản văn hóa đã mang tính lịch sử, tính truyền
thống, tính biểu trưng…cho nên sản phẩm du lịch văn hóa có giá trị hấp dẫn
đặc biệt. Nếu biết khai thác hợp lý di sản văn hóa phục vụ du lịch thì sẽ tạo ra
những sản phẩm du lịch văn hóa giàu sức hút, có ý nghĩa.
Như vậy, du lịch văn hóa muốn phát triển không thể không dựa vào việc
khai thác giá trị các di sản văn hóa. Mặc dù thế, trên thực tế, khơng phải sản
phẩm du lịch văn hóa nào cũng lơi cuốn du khách. Vì vậy, để du lịch văn hóa
thực sự hấp dẫn thì trước hết phải xác định giá trị của mỗi di sản văn hóa (di
sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể) đối với hoạt động du lịch,
tiếp theo là phải có sự đầu tư đúng mức để di sản văn hóa trở thành sản phẩm
du lịch văn hóa. Ngược lại, một phần lợi nhuận từ du lịch đem lại cần phải
được đầu tư trở lại cho di sản văn hóa (nhằm phục vụ cơng tác bảo tồn di
sản…). Đó là sự phát triển du lịch bền vững.
1.2. Di sản văn hóa Quan họ Bắc Ninh
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Quan họ Bắc Ninh
Thời gian qua, đã có khơng ít những cơng trình nghiên cứu về Quan họ
Bắc Ninh. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một kết luận cuối cùng về thời
điểm chính xác ra đời của Quan họ Bắc Ninh, cũng như có rất nhiều giả
thuyết về ý nghĩa của tên gọi “Quan họ”.
Trong dân gian có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc Quan họ
(xem thêm phần Phụ lục luận văn). Trong đó nổi bật có ba cách giải thích
khác nhau về nghĩa của tên gọi Quan họ, gắn liền với nguồn gốc ra đời của
Quan họ. Đó là quan niệm cho rằng Quan họ nghĩa là “Họ nhà quan”; Quan
họ nghĩa là “Quan dừng lại” và Quan họ nghĩa là “Quan viên hai họ”.


11


Thứ nhất, Quan họ nghĩa là “họ nhà quan”: vào thời nhà Lê, có hai viên
quan ở làng Diềm và làng Bựu chơi với nhau rất thân. Khi về hưu, hai ông tổ
chức cho hai làng kết chạ với nhau. Vào những dịp mỗi nơi có hội hè, đình
đám, nhất là lễ hội mùa xuân, người ta đều mời nhau sang chơi. Trong ngày
ấy, trước là làm lễ thờ thần, sau là tổ chức cho trai gái hai làng hát với nhau.
Tục ấy cứ truyền mãi sau gọi là hát Quan họ.
Thứ hai, Quan họ nghĩa là “Quan dừng lại”: có căn cứ cho rằng Quan họ
bắt nguồn từ một hình thức ca hát dân gian nào đó. Một trong những giai
thoại đó là việc các quan nhà Lý đi xứ Bắc. Các quan nhà Lý đi kinh lý ở
vùng Bắc Ninh, đang đi trên đường chợt nghe có tiếng hát từ cánh đồng vẳng
lên. Các quan thấy hay dừng lại nghe. Từ đó, tiếng hát ở đây gọi là Quan họ,
có nghĩa là tiếng hát làm quan phải dừng lại.
Thứ ba, Quan họ nghĩa là “Quan viên hai họ”: Quan họ được quan niệm
chuyên hát trong đám cưới. Trong các đám cưới, người ta vẫn nói: “Bên nhà
gái cử người đi xem Quan họ nhà trai đã bắt đầu đi đón dâu chưa để chuẩn bị
tiếp”. Quan họ như vậy, là cách nói tắt của từ ‘Quan viên hai họ”, trong đó
“quan” nghĩa là “quan viên” và “họ” nghĩa là “họ hàng”.
Theo ý kiến các nhà nghiên cứu thì cũng chưa có một nghiên cứu chuyên
sâu nào về nguồn gốc của Quan họ. Đối với tác giả Đặng Văn Lung, Trần
Linh Quý, Hồng Thao trong tập sách “Quan họ - nguồn gốc và quá trình phát
triển” cũng chỉ kể ra các giai thoại dân gian. Đối với nhà nghiên cứu âm nhạc
Quan họ Hồng Thao trong bài viết “Quan họ, tên gọi và nguồn gốc”, thì cho
rằng Quan họ có sớm nhất là thế kỷ XV, thời điểm ra đời của thơ lục bát –
dạng thơ phổ biến của lời ca Quan họ. Trong khi đó, tác giả Lê Danh Khiêm,
Hoắc Công Huynh, Lê Thị Chung trong cuốn sách “Khơng gian văn hóa Quan
họ”[16] lại cho rằng Quan họ ra đời trên cơ sở căn cứ sau:


12


* Sinh hoạt văn hóa Quan họ bắt nguồn từ tục kết chạ giữa các làng xã.
Hai làng hoặc nhiều làng kết nghĩa với nhau gọi là “kết chạ”. Kết chạ là tục
có ở hầu hết các tỉnh đồng bằng trung du Bắc Bộ, nhưng chỉ ở Bắc Ninh tục
kết chạ mới đậm đặc, phổ biến hơn cả. Tỉnh Bắc Ninh có ít nhất 30 chạ.
Trong tổng số 49 làng Quan họ hiện nay thì có 36 làng có tục kết chạ. Khi hai
làng đã kết chạ với nhau thì cũng có nghĩa là coi nhau như họ hàng, như anh
em một nhà, dù ở hai công xã nhưng vẫn xem như là cùng huyết thống. Vì
vậy, trai gái trong làng kết chạ khơng được lấy nhau. Do đó, các bọn Quan họ
ở những làng kết chạ với nhau thì không được phép nên vợ nên chồng. Đồng
thời, trong ngôn ngữ giao tiếp của người Quan họ cũng rất cung kính, trân
trọng, đề cao lẫn nhau, xưng hơ với nhau là “anh”, “chị”, “chúng em”. Phải
chăng đây cũng là hệ quả ảnh hưởng tất yếu từ cách xưng hô chung của
những làng kết chạ với nhau. Khi đã kết chạ rồi, thì mỗi làng đều tự xưng là
“dân em” và gọi làng kia là “dân anh”. Mối quan hệ giữa các làng cùng chạ
thật bình đẳng, trân trọng, đề cao lẫn nhau, không làng nào đứng trên làng
nào. Khi các làng đã kết chạ với nhau, thì vào những dịp hội hè đình đám của
mỗi làng, người ta đều mời nhau sang chơi, đặc biệt là vào dịp lễ hội mùa
xuân. Từ tục kết chạ, trong các bọn quan họ xuất hiện tục kết bạn Quan họ.
Các bọn Quan họ ở các làng Quan họ kết nghĩa với nhau gọi là kết bạn Quan
họ. Việc kết bạn Quan họ thực hiện theo nguyên tắc “âm dương tương cầu”,
nghĩa là bọn Quan họ nam kết bạn với bọn Quan họ nữ và nguyên tắc “làng
đối làng”, có nghĩa là bọn Quan họ nam của làng này kết bạn với bọn Quan
họ nữ của làng kia. Các bọn Quan họ cùng một làng không bao giờ kết bạn
với nhau.
“Bọn Quan họ” là tên được đặt ra để chỉ tổ chức cơ sở của Quan họ. Tổ
chức Quan họ ở cơ sở bao giờ, ở đâu cũng phải là một tập thể cùng giới tính,


13


nghĩa là gồm toàn nam hoặc gồm toàn nữ, người đứng đầu bọn Quan họ nam
là ông trùm và người đứng đầu bọn Quan họ nữ là bà trùm.
Hiện nay, sinh hoạt văn hóa Quan họ tồn tại ở rất nhiều làng quê Bắc
Ninh, Bắc Giang. Tuy nhiên, thực tế chỉ có 49 làng Quan họ gốc (44 làng ở
Bắc Ninh và 5 làng ở Bắc Giang). Có 3 tiêu chí xác định làng Quan họ gốc:
- Làng phải có ít nhất một bọn Quan họ nam và một bọn Quan họ nữ.
- Các bọn Quan họ của làng phải kết bạn với các bọn Quan họ của làng
khác theo nguyên tắc bọn Quan họ nam kết bạn với bọn Quan họ nữ.
- Hai tiêu chí trên phải tồn tại tối thiểu là ba đời [23].
*Sinh hoạt văn hóa Quan họ ra đời sớm nhất là vào thế kỷ XVII. Quan
họ ra đời, tồn tại và phát triển chính là trên cơ sở nhu cầu tất yếu phải mở
rộng giao lưu. Điều này xảy ra khi nền sản xuất không cịn đơn thuần là tiểu
nơng, tự cung tự cấp và khép kín trong cơng xã, mà trình độ sản xuất đã được
nâng cao bằng việc phát triển kinh tế hàng hóa tiểu thủ cơng nghiệp, tiểu
thương nghiệp. Nền móng của nền kinh tế hàng hóa là việc ra đời và phát
triển các nghề phụ. Việc phát triển buôn bán tiểu thương nghiệp dẫn đến ra
đời các phố nhỏ, trung tâm buôn bán. Việc ra đời các nghề phụ và buôn bán
nhỏ đương nhiên là đã có từ rất sớm. Song chỉ cho tới những năm cuối thế kỷ
XVI, đầu thế kỷ XVII, tiểu thủ công nghiệp và tiểu thương nghiệp mới phát
triển mạnh mẽ. Như vậy, việc phát triển kinh tế hàng hóa tiểu thủ cơng nghiệp
và tiểu thương nghiệp thế kỷ XVII là điều kiện giao lưu quan trọng để ra đời
tục kết chạ giữa các làng xã, từ tục kết chạ đó, sinh hoạt văn hóa Quan họ ra
đời.
Các bài bản dân ca Quan họ là tổng hòa của sự tiếp thu, kế thừa và sáng
tạo từ các loại hình dân ca, nhạc cổ vốn có của các làng xã vùng Quan họ. Bắc
Ninh là điểm giao thoa giữa vùng rừng núi, trung du và vùng đồng bằng châu
thổ Bắc Bộ, bởi vậy, ngoài các yếu tố văn hóa bản địa, đây là vị trí thuận lợi


14


để tiếp xúc và tiếp thu các yếu tố văn hóa, văn nghệ của vùng rừng núi, trung
du và vùng đồng bằng ven biển. Đồng thời, Bắc Ninh lại là đất của trăm nghề,
sớm phát triển kinh tế hàng hóa tiểu thủ cơng nghiệp và tiểu thương nghiệp,
do đó người Bắc Ninh có điều kiện giao lưu với các địa phương khác, trong
đó bao gồm cả giao lưu kinh tế và giao lưu văn hóa. Đó cũng chính là cơ sở
thuận lợi để người Bắc Ninh tiếp thu nhiều loại hình dân ca, nhạc cổ của các
vùng trong nước làm phong phú cho vốn văn nghệ dân gian của mình. Tiếng
hát Quan họ bắt nguồn từ một số hình thức ca hát dân gian cụ thể nào đó, mà
những hình thức này đều mang hình thức giao duyên, đồng thời vốn có sẵn ở
các làng xóm. Trong q trình giao lưu ngày càng mở rộng giữa các cộng
đồng đã tập hợp lại thành một loại hình ca hát đối đáp nhiều làn điệu. Lối hát
này được phát triển trên cơ sở vừa tuân thủ nét riêng, tập tục riêng của mỗi
làng, vừa tuân thủ các tập tục văn hóa được hình thành trong mối quan hệ
giữa các làng. Từ đó, kết quả là ra đời một loại hình sinh hoạt văn hóa tổng
hợp: sinh hoạt văn hóa Quan họ.
Có thể nói, Quan họ Bắc Ninh có những bước phát triển thăng trầm.
Quan họ Bắc Ninh là một hiện tượng văn hóa dân gian sống động tồn tại ngay
trong cuộc sống của người dân, nó phục vụ cho chính đời sống tinh thần và
tâm linh của họ hàng ngày, hàng giờ, góp phần vào sự phát triển của mỗi cá
nhân và cộng đồng. Từ những năm 60-80 của thế kỷ XX, khi phong trào văn
hóa văn nghệ nơng thơn phát triển rầm rộ, Quan họ đã được quan tâm phát
triển. Đoàn dân ca Quan họ Bắc Ninh được thành lập. Một số câu lạc bộ Quan
họ ra đời. Phong trào “Khắp nơi đàn và hát dân ca” phổ biến rộng rãi. Để giữ
gìn những làn điệu dân ca, các nhà nghiên cứu, các nghệ sỹ đã dành nhiều
công sức, tâm huyết học hỏi từ những nghệ nhân Quan họ về lề lối, quy cách,
làn điệu, lời hát...Bước sang thời kỳ mở cửa, cùng với nền kinh tế thị trường,

sự phát triển của phương tiện thơng tin đại chúng và văn hóa ngoại lai làm lu

15


mờ những bài dân ca trữ tình. Trong những năm gần đây, khi đời sống kinh tế
đã ổn định hơn, người ta lại có xu hướng tìm về những giá trị văn hóa cổ
truyền dân tộc. Dân ca Quan họ được sưu tầm, nghiên cứu, tìm hiểu và trình
diễn khơng chỉ ở những lễ hội của làng quê, tại những liên hoan văn hóa văn
nghệ trong nước, mà được mang ra nước ngoài biểu diễn cho bạn bè quốc tế
thưởng thức. Quan họ cũng không chỉ được người Việt Nam sưu tầm, nghiên
cứu mà nhiều sinh viên, nhà nghiên cứu nước ngồi đã đến vùng q Kinh
bắc để tìm hiểu. Qua đó, Di sản văn hóa Quan họ được nhìn nhận và đánh giá
cao. Ngày nay, hàng năm cứ vào dịp hội Lim, khắp nơi đổ về vùng Bắc Ninh
trảy hội, nghe hát Quan họ. Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, tại những làng
quê Quan họ, phong trào ca hát Quan họ cũng đã được chính quyền quan tâm
phát triển, khuyến khích thế hệ đi trước truyền dạy cho thế hệ sau [19].
Cho dù Quan họ được giải thích bằng nhiều cách khác nhau về nguồn
gốc ra đời, kể cả giai thoại trong dân gian và từ những căn cứ khoa học của
các nhà nghiên cứu, và có q trình phát triển thăng trầm, thì tựu chung lại,
Quan họ là một loại hình dân ca dân gian đặc trưng của một vùng mà người ta
hay gọi là vùng Kinh Bắc, có từ lâu đời. Quan họ có nguồn gốc sâu xa từ sinh
hoạt giao duyên, hát đối đáp nam nữ từ thủa xa xưa mà hầu hết các dân tộc
anh em với người Việt đều có. Nó tồn tại thường nhật nhưng tập trung nhất và
thăng hoa trong sinh hoạt lễ hội của nhân dân. Do đặc trưng tính chất của loại
hình này là truyền miệng, nên việc nghiên cứu tìm hiểu về nơi nó sinh ra là rất
quan trọng. Đó chính là những ‘Bọn Quan họ”, những “anh hai”, ‘chị hai’ chủ nhân của di sản văn hóa Quan họ Bắc Ninh, là những ngôi làng Quan họ
vùng Kinh Bắc – nơi ni dưỡng, gìn giữ những làn điệu dân ca.
1.2.2. Phân bố các làng Quan họ Bắc Ninh
Di sản văn hóa Quan họ tồn tại và lan tỏa ở cả một vùng rộng lớn. Tuy

nhiên, sinh hoạt văn hóa Quan họ thực chất chỉ tồn tại ở một địa vực nhất

16


định, đó là 49 làng Quan họ gốc, trong đó tại Bắc Ninh có 44 làng [32]. Các
làng Quan họ ở Bắc Ninh phân bố ở huyện Tiên Du (11 làng), huyện Yên
Phong (17 làng), huyện Từ Sơn (2 làng), thành phố Bắc Ninh (14 làng).
Khơng gian văn hóa Quan họ tập trung trong khoảng 250km2, tập trung và
xoay quanh thành phố Bắc Ninh.
Những làng Quan họ chủ yếu phân bố xung quanh các con sông: sông
Cầu, sông Ngũ Huyện Khê, sông Tiêu Tương. Những con sông này uốn lượn
quanh chân đồi, chảy len lỏi giữa những cánh đồng bằng phẳng góp phần làm
cho cuộc sống nơng nghiệp của người dân Bắc Ninh được thuận lợi hơn, họ
có thời gian rảnh rỗi trong những lúc nông nhàn. Trần Linh Quý đã khái qt
vị trí địa lý của các con sơng gắn bó mật thiết với những làng Quan họ: “Sơng
núi đã quy vùng ơm lấy một q hương có nhiều cánh đồng rộng mỏi cánh cò.
Giữa những cánh đồng bát ngát ấy, có khi nổi lên những ngọn đồi thoai thoải,
trên đó là một cảnh chùa tĩnh mịch cổ kính, hay những xóm làng xanh
tươi…len lách trong quê hương Quan họ là dịng sơng Cầu và sơng Ngũ
Huyện Khê, và sơng Tiêu Tương” [29]. Có lẽ cũng bởi gần các con sơng cho
nên trong sinh hoạt văn hóa Quan họ, chiếc thuyền thúng bằng nan rất gắn bó
với con người Quan họ. Hát Quan họ trên sông cũng là một hình thức biểu
diễn của dân ca Quan họ Bắc Ninh.
Các làng Quan họ Bắc Ninh còn đồng thời là những làng nghề hoặc
nằm ở vị trí gần sát các làng nghề khác. Đó là những làng nghề với nghề trồng
dâu nuôi tằm bán kén (làng Diềm, làng Hữu Chắp), nghề làm hàng xáo (làng
Hịa Đình), nghề đúc đồng (làng Đại Bái, Lũng Ngâm, Quảng Phú), nghề
nhuộm (làng Đình Bảng), nghề kim hoàn chạm vàng bạc khảm trai (Thị Cầu),
nghề làm tranh dân gian vàng mã (Đơng Hồ)… Bên cạnh đó, các làng Quan

họ này cịn là nơi có chợ làng, chợ vùng nổi tiếng như: chợ Lim, chợ Ó, Nhồi,
Đống Cao, Thị Cầu, Đáp Cầu. Như vậy, bên cạnh việc hình thành những làng

17


nghề, các làng buôn cũng dần xuất hiện và phát triển. Đó là điều kiện cho việc
giao lưu bn bán giữa các vùng quê được mở rộng và sôi động. Những chợ
quê trở thành trung tâm giao lưu kinh tế, đó cũng là mơi trường tạo cơ hội
giao lưu văn hóa, trong đó có văn hóa Quan họ. Như vậy, có thể nói văn hóa
Quan họ là sản phẩm của một vùng kinh tế phát triển (xem Hình 1.1.Bản đồ
phân bố các làng Quan họ Bắc Ninh).
1.2.3. Những hình thức tổ chức và diễn xướng Quan họ Bắc Ninh
Hát Quan họ là một nội dung nổi bật của sinh hoạt văn hóa Quan họ Bắc
Ninh. Việc ca hát Quan họ cũng được quy định cả về thời gian, không gian
biểu diễn.
Về thời gian: Quan họ chủ yếu hát vào mùa xuân, cơ bản là hát trong các
ngày hội làng (mở đầu là hội Hữu Chấp ngày 4/1 và kết thúc là ngày hội Điều
Thôn ngày 15/2). Ngày hội xuân của bất kỳ làng Quan họ nào cũng sôi động
các hoạt động Quan họ. Vào những dịp này, ca hát Quan họ được tổ chức
thường xuyên. Có thể xem, mùa xuân là mùa hát Quan họ nói riêng, mùa sinh
hoạt văn hóa Quan họ nói chung.
Ngồi ra, mùa thu cũng là mùa ca hát Quan họ. Đó là dịp các bọn Quan
họ nam nữ của từng làng phục vụ lễ tế thần, rước thần Thành Hồng mùa thu
ở làng mình; ca Quan họ vào đêm trăng sáng. Tuy nhiên, mùa thu không được
xem là mùa hát Quan họ như mùa xuân vì lực lượng hát Quan họ khơng đơng
đảo như hội mùa xuân, ca hát không trải rộng ra nhiều ngày như mùa xn và
khơng có nhiều hình thức ca hát Quan họ như hội xuân.
Bên cạnh đó, cũng có nơi hát Quan họ vào mùa hè. Và thậm chí, Quan
họ được ca vào bất kỳ ngày nào, mùa nào trong năm. Ví như ca hát Quan họ

khi Quan họ thăm viếng nhau lúc có tiệc mừng; hoặc như hát Quan họ hiếu
trong các đám tang (Làng Lũng Giang, Tam Sơn) [16].

18


Về địa điểm hát Quan họ: có hai hình thức là hát Quan họ ngoài trời và
hát Quan họ trong nhà.
Hát Quan họ ngồi trời có hát trên bộ và hát dưới thuyền. Hát Quan họ
trên bộ gồm nhiều địa điểm khác nhau: Hát ở cổng làng trong ngày hội: Bọn
Quan họ làng mở hội đón bạn ở cổng làng hoặc đầu làng. Khi bọn Quan họ
bạn tới, đôi bên hát chúc hát mừng. Hát Quan họ ở cổng nhà chứa trong ngày
hội: Buổi chiều, bọn Quan họ sở tại mời Quan họ bạn về nhà chứa để “xơi
cơm Quan họ” và tổ chức hát canh. Có “nhời mời” rồi thì Quan họ sở tại về
trước, đứng sẵn ở cổng “nhà chứa” đón khách. Khi khách về đến cổng nhà
chứa, thì đơi bên lại hát chúc hát mừng, sau đó mới đưa khách vào trong nhà.
Hát Quan họ ở trung tâm hội: Sau khi cùng bọn Quan họ bạn hát ở trong đình,
bọn Quan họ làng mở hội dẫn bạn ra xem hội một lượt, rồi tìm một địa điểm
thích hợp rồi “hát hội” với nhau. Các bọn Quan họ kết bạn hẹn nhau đi chơi
hội xuân của một làng Quan họ nào đó, gặp nhau ở trung tâm hội, người ta ca
chúc mừng nhau, sau đó xem hội rồi hát hội với nhau cũng ở ngay trung tâm
hội; các bọn Quan họ tìm nhau để kết bạn trong ngày hội xuân, cũng hát chúc,
hát mừng và hát hội với nhau ngay ở trung tâm hội. Trung tâm hội thường là
sân đình, sân đền hoặc sân chùa. Song cũng có nơi, trung tâm hội là một quả
đồi (đồi Hồng Vân ở hội Lim), là một sườn đê trước cửa đình chùa…(ở các
làng Đống Cao, Trà Xuyên, Khúc Toại, Châm Khê. Ở một số trường hợp,
trong ngày thường cũng có ca Quan họ ngồi trời, đó là khi Quan họ thăm
viếng nhau những khi bản thân hoặc gia đình một thành viên bọn Quan họ có
việc mừng; hay đặc biệt hơn là cả ca Quan họ trong những đám tang, gọi là
hát Quan họ hiếu (làng Quan họ Lũng Giang và Tam Sơn).

Hát Quan họ dưới thuyền: Trong những ngày hội xuân, các bọn Quan
họ kết bạn rủ nhau xuống thuyền hát. Hát thuyền thường được tổ chức ở ao hồ

19


trung tâm hội. Nhiều làng còn tổ chức hát Quan họ trên sông, chủ yếu là trên
sông Ngũ Huyện Khê.
Hát Quan họ trong nhà: Những bọn Quan họ kết bạn với nhau đã mời
nhau sang làng mình chơi hội, hoặc Quan họ kết bạn tới thăm viếng nhau, thì
chủ yếu hát ở trong nhà. Đó là hát trong đình hoặc trong đền: trong ngày hội,
các bọn Qua họ sở tại dẫn các bọn Quan họ bạn vào làm lễ và hát Quan họ thờ
ngay ở trong đình hoặc đền. Những bọn Quan họ nơi khác mà không kết bạn
với Quan họ sở tại thì khơng được hát thờ ở trong đình (hoặc đền). Ngồi hát
trong đình (đền), người ta cịn tổ chức hát trong “nhà chứa”, gọi là hát canh
chỉ hát vào ban đêm trong ngày hội. Phải nhấn mạnh rằng, đã là hát canh thì
khơng bao giờ hát vào ngày thường, không hát ban ngày và không bao giờ ca
ở nhà khác ngoài ‘nhà chứa”. Bên cạnh hát canh trong nhà chứa, Quan họ còn
được hát tại nhà riêng của các thành viên Quan họ. Đó là hát cầu vui, cầu
may. Khi bản thân hoặc gia đình của một liền anh, liền chị nào đó có việc
mừng, bọn Quan họ bạn tới thăm chia vui. Khi đó, bọn Quan họ chủ và bọn
Quan họ khách tổ chức hát cầu vui, cầu may ở trong nhà người có việc mừng.
Hình thức hát trong nhà này rất phổ biến và thường xuyên.
Về quy định lề lối trong các hình thức hát Quan họ:
Quan họ có bốn hình thức hát khác nhau:
Thứ nhất là hát chúc, hát mừng: Hát chúc, hát mừng là hình thức ca hát
khi các bọn Quan họ mới gặp gỡ nhau. Trong “hát chúc, hát mừng”, lề lối quy
định là: cả bọn nam ca đối đáp với cả bọn nữ, không hát đối đáp giữa đôi nam
với đôi nữ như ở hát hội, hát canh. Bọn Quan họ chủ thường ca trước, cho dù
bên chủ là bọn nam hay bọn nữ. Riêng trường hợp Quan họ đi tìm bạn để xin

kết bạn thì bên nam ca trước và trường hợp Quan họ tới thăm bạn có việc
mừng thì bên khách ca trước. Khi hát chúc, hát mừng, đôi bên chỉ được sử

20


×