Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Khảo sát đoạn văn trong văn bản thuộc lĩnh vực điện tử viễn thông tiếng anh có so sánh với tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ LỆ THÚY

KHẢO SÁT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
THUỘC LĨNH VỰC ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
TIẾNG ANH
(CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ LỆ THÚY

KHẢO SÁT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
THUỘC LĨNH VỰC ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
TIẾNG ANH
(CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ VIỆT THANH


Hà Nội - 2014


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin đƣợc bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Thị Việt Thanh,
đã luôn tận tình hƣớng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu để hồn thành
luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Ngôn ngữ học Trƣờng Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo
môi trƣờng thuận lợi để tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Điện tử - Viễn thông, Viện Đại học Mở
Hà Nội, đã giúp đỡ trong quá trình khảo sát, điều tra thực tế.
Cuối cùng, xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp luôn động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tơi có thể hồn thành
luận văn này.
Hà Nội, ngày 15 tháng 02 năm 2014
Tác giả

Trần Thị Lệ Thúy


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 4
3. Mục đích và nhiệm vụ của luâ ̣n văn .................................................................. 5
4. Đối tƣợng và pha ̣m vi nghiên cƣ́u ...................................................................... 5
5. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u.................................................................................... 6
6. Ý nghĩa của luận văn ......................................................................................... 6
7. Bố cu ̣c của luâ ̣n văn ........................................................................................... 6
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................... 7

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN VĂN ........................................ 7
1.1. Các kiểu loại văn bản ............................................................................................ 7
1.1.1. Cách phân loại văn bản theo khn hình ...................................................... 7
1.1.2. Cách phân loại văn bản theo phong cách chức năng ................................... 7
1.2 Đặc trƣng của văn bản khoa học và văn bản khoa học tiếng Anh trong
lĩnh vực Điện tử -Viễn thông ........................................................................................ 9
1.2.1. Đặc trưng của văn bản khoa học.................................................................... 9
1.2.2.Văn bản khoa học tiếng Anh trong lĩnh vực Điện tử - Viễn thông ............... 10
1.3. Đoạn văn trong cấu tạo hình thức và nội dung văn bản khoa học ............. 12
1.3.1. Mục đích phân đoạn văn bản thành đoạn văn ............................................. 12
1.3.3.Quan điểm của các nhà nghiên cứu về đơn vị đoạn văn ............................... 13
1.4. Căn cứ chia tách đoạn văn .................................................................................. 15
1.4.1. Chia tách thành đoạn văn theo chức năng trong văn bản ......................... 15
1.4.2. Chia tách thành đoạn văn theo các phương diện ý nghĩa.......................... 16
1.4.3. Phương phức phân loại đoạn văn do Trần Ngọc thêm đề xuất: ................. 17
1.5. Một số loại đoạn văn điển hình và cấu trúc cơ bản của đoạn văn trong văn
bản khoa học tiếng Anh lĩnh vực Điện tử -Viễn thông.......................................... 18
1.5.1. Đoạn văn thông thường:.................................................................................. 18
1.5.2. Đoạn văn bất thường: ...................................................................................... 20

1


1.5.3. Cấu trúc đoạn văn trong văn bản khoa học Điện tử -Viễn thông theo
phương thức phát triển chủ đề - thuật đề ................................................................. 21
Tiểu kết: .............................................................................................................. 23
Chƣơng 2: ĐOẠN VĂN TỪ GÓC ĐỘ TỔ CHỨC NỘI DUNG ................... 25
2.1. Nguyên tắc phân đoạn văn bản ĐTVT thành đoạn văn ............................... 25
2.1.1. Phân chia theo sự chia tách chủ đề con (mỗi đoạn văn là một chủ
đề con). ....................................................................................................................... 25

2.1.2. Phân chia theo hoạt động của đối tượng ....................................................... 26
2.1.3. Phân chia theo trình tự thời gian của hoạt động .......................................... 28
2.1.4. Phân chia theo sự phân bố về không gian của các đối tượng ..................... 30
2.2. Vai trò của câu đề trong đoạn văn tiếng Anh ngành Điện tử -Viễn thơng .. 33
2.2.1. Câu đề có cấu trúc đơn ................................................................................... 33
2.2.2. Câu đề có cấu trúc đơn, song chủ ngữ hoặc vị ngữ được mở rộng thành
các mệnh đề con .......................................................................................................... 34
2.2.3. Câu đề có cấu trúc phức, có hai vị ngữ trở lên ........................................... 37
2.2.4. Câu đề và phương thức triển khai nội dung trong đoạn văn ...................... 39
2.3. Đoạn văn tiếng Anh Điện tử -Viễn thông- vai trò và các phƣơng thức liên
kết đặc trƣng giữa chúng. ........................................................................................... 43
2.3.1. Vai trò của nội dung đoạn văn trong việc tổ chức nội dung văn bản (góp
phần tham gia chủ đề chung) .................................................................................... 43
2.3.2. Một số phương thức liên kết đặc trưng giữa các đoạn văn ....................... 47
2.3.3. Câu, đoạn văn làm nhiệm vụ chuyển tiếp giữa hai đoạn văn ..................... 50
2.3.4. Mối quan hệ giữa các đoạn văn..................................................................... 57
2.4. Mạch lạc trong quan hệ lập luận của đoạn văn tiếng Anh thuộc lĩnh vực
Điện tử -Viễn thông ...................................................................................................... 59
2.4.1. Lập luận giản đơn ........................................................................................... 60
2.4.2. Lập luận phức tạp ........................................................................................... 61
2.4.3. Quan hệ giữa các luận cứ với nhau và giữa luận cứ với kết luận............. 62
Tiểu kết: .............................................................................................................. 68

2


Chƣơng 3:

ĐOẠN VĂN TỪ GÓC ĐỘ TỔ CHỨC CẤU TRÚC ................ 70


3.1. Cấu trúc điển hình của đoạn văn từ góc độ lơ gich diễn đạt ...................... 70
3.1.1. Cấu trúc tuyến tính .......................................................................................... 70
3.1.2. Cấu trúc theo kiểu diễn dịch – quy nạp.......................................................... 73
3.2. Tổ chức cấu trúc đơn vị trên câu theo phƣơng thức phát triển chủ đề thuật đề ........................................................................................................................... 75
3.2.1. Mơ hình với chủ đề tuyến tính - mơ hình thứ nhất của Moskal’skaja ...... 75
3.2.2. Mơ hình với chủ đề xun suốt - mơ hình thứ hai của Moskal’skaja......... 83
3.2.3. Mơ hình với chủ đề phái sinh - mơ hình thứ ba của Moskal’skaja ............. 92

Tiểu kết: ........................................................................................................... 100
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 105

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiê ̣n nay tại các trƣờng kỹ thuật , viê ̣c sinh viên phải làm quen với nhƣ̃ng
môn ho ̣c có sƣ̉ du ̣ng tài liê ̣u tiế ng Anh đã không còn xa la ̣ nhƣ trƣớc đây nƣ̃a

.

Viê ̣c nắ m đƣơ ̣c mô ̣t ngoa ̣i ngƣ̃ , mà phổ biến là tiếng Anh đối với ngƣời học
không chỉ dƣ̀ng mƣ́c đô ̣ giao tiế p đơn giản. Hiểu kỹ văn bản cũng là một yêu cầu
cần thiết tại các cơ sở đào tạo đại học và sau đại học.
Thƣ̣c tế , khi tiế p xúc với mô ̣t văn bản khoa ho ̣c tiế ng Anh , nhiề u sinh viên
rấ t lú ng túng nế u ho ̣ phải trình bày nô ̣i dung văn bản ấ y bằ ng ngôn ngƣ̃ viế t của
tiế ng Viê ̣t. Ngoài sự hạn chế về vốn từ vựng hoặc chƣa vững vàng về cấu

trúc


ngƣ̃ pháp tiế ng Anh , một trong những lý do thƣờng gặp là vì ngƣời học đã chƣa
biế t cách xƣ̉ lý vấ n đề tổ chƣ́c kế t cấ u trong mô ̣t đoa ̣n văn – mô ̣t trong nhƣ̃ng đơn
vị cơ bản của văn bản.
Đoa ̣n văn trong các văn bản khoa ho ̣c là mô ̣t trong nhƣ̃ng đơn vi ̣đƣơ ̣c cấ u
tạo tƣơng đối điển hình so với các t hể loa ̣i văn bản khác . Ở Việt Nam , nghiên
cƣ́u đoa ̣n văn trong văn bản khoa ho ̣c tiếng Việt đã từng trở thành đề tài khóa
luâ ̣n tố t nghiê ̣p của sinh viên ngành ngôn ngƣ̃ ho ̣c

. Nhƣng viê ̣c tìm hiể u đoa ̣n

văn trong văn bản thuô ̣c liñ h vƣ̣c ĐIÊ ̣ N TƢ̉ - VIỄN THÔNG (ĐTVT) tiế ng Anh
là một hƣớng đi hoàn toàn mới , chƣa đƣơ ̣c ai quan tâm . Bên cạnh đó, với tƣ
cách là một giáo viên tiếng Anh, việc tìm hiểu một cách nghiêm túc các đặc
điểm của văn bản tiếng Anh trong lĩnh vực này, trong đó có hoạt động của đơn
vị đoạn văn là một nhu cầu thực tại, cần thiết phục vụ chính chun mơn của
mình. Đó chính là lý do khiến chúng tôi chọn đoạn văn trong văn bản tḥc
lĩnh vực ĐIỆN TỬ - VIỄN THƠNG tiế ng Anh làm đối tƣợng nghiên cứu của
mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đi sâu nghiên cứu đoa ̣n văn với tƣ cách là một đơn vị quan trọng của văn
bản, ở Việt Nam đã có những kế t quả nghiên cƣ́u đáng kể của Trần Ngọc Thêm ,
4


Diê ̣p Quang Ban , Đỗ Hữu Châu. Đối với nƣớc ngồi , đớ i tƣơ ̣ng này cũng đã thu
hút sự quan tâm của không ít nhà nghiên cứu lĩnh vực văn bản, cả truyền thống
cũng nhƣ hiện đại, nhƣ O.I Moskal’skaja, I.R Galperin, M.A.K Halliday,
G.Brown – G.Yule khi nghiên cứu đơn vị trung gian giữa cấp độ câu và văn bản,
trong sự so sánh với một số đơn vị nhƣ chỉnh thể cú pháp phức hợp, thể thống

nhất trên câu, chỉnh thể trên câu. Thực tế đây là một đơn vị tƣởng chừng rất hiển
nhiên, nhƣng lại chứa đựng nhiều điều cần làm sáng rõ, đã và đang trở thành đối
tƣợng quan tâm của nhiề u nhà nghiên cƣ́u ngơn ngƣ̃ ho ̣c từ các góc độ cấu trúc ,
nội dung, phong cách trong các kiểu loại văn bản khác nhau.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích: Mục đích chính của luận văn là áp dụng lý thuyết và thao tác của
phân tích văn bản vào phân tích nhằm tìm hiểu đặc điểm của đơn vị đoạn văn
trong văn bản khoa học tiếng Anh trong lĩnh vực Điện tử -Viễn thơng từ góc độ
cấu trúc, tổ chức nội dung, hoạt động trong văn bản. Kết quả nghiên cứu hy vọng
góp phần giúp ngƣời ho ̣c có khả năng làm chủ đƣợc việc sử dụng, phân tích kế t
cấ u tổ chức của đoa ̣n văn , tƣ̀ đó có kỹ năng viết và dich
̣ tố t hơn , chính xác hơn
các văn bản khoa ho ̣c thuô ̣c liñ h vƣ̣c Điê ̣n tƣ̉ -Viễn thông tiế ng Anh.
- Nhiê ̣m vu :̣ Thông qua nhƣ̃ng lý thuyế t cơ bản và nhƣ̃ng ví du ̣ văn bản tiế ng
Anh cu ̣ thể , luâ ̣n văn có nhiê ̣m vu ̣ giúp ngƣời ho ̣c thấ y đƣơ ̣c vai trò của đoa ̣n
văn trong văn bản nói chung

và đặc biệt trong văn bản

Điê ̣n tƣ̉ -Viễn thông

tiế ng Anh. Tƣ̀ lý thuyế t và thƣ̣c tế khảo sát sẽ trang bi ̣cho ngƣời ho ̣c kiế n thƣ́c
đầ y đủ hơn về đoa ̣n văn để ngƣời ho ̣c (sinh viên) xƣ̉ lý phầ n đo ̣c, dịch tài liệu và
chủ động xây dựng đoạn văn mô ̣t cách có hiê ̣u quả trong quá trin
̀ h ho ̣c tâ ̣p

,

nghiên cƣ́u tiếng Anh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tƣợng khảo sát: sinh viên năm thứ ba của các khoa chuyên ngành Điện tử Viễn thông của Đại học Bách khoa và Viện Đại học Mở, Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là 480 đoạn văn đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên
của các văn bản thuộc lĩnh vực Điê ̣n tƣ̉ -Viễn thông bằng tiế ng Anh đang lƣu
hành phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu tại trƣờng Đại học Bách khoa -

5


Hà Nội và Viện Đa ̣i ho ̣c Mở Hà Nội 2009-2013. Bên cạnh đó, một số đoạn văn
của văn bản tiếng Việt thuộc cùng lĩnh vực đƣợc sử dụng làm dẫn liệu so sánh
nhằm làm nổi bật sự tƣơng đồng và khác biệt của trong tổ chức và hoạt động của
đơn vị này trong văn bản tiếng Anh so với tiếng Việt.
5. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u
Luận văn sử dụng một số phƣơng pháp và thủ pháp cơ bản:
- Phƣơng pháp miêu tả
- Phƣơng pháp so sánh đố i chiế u
- Thủ pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá
- Phân tích diễn ngôn
6. Ý nghĩa của luận văn
* Về lý luâ ̣n: Thông qua nghiên cứu đặc điểm kết cấu, tổ chức nội dung và hoạt
động của đoạn văn trong văn bản tiếng Anh thuộc lĩnh vực Điện tử -Viễn thơng,
góp phần làm rõ hơn đặc điểm về kết cấu đoạn văn trong các văn bản khoa học
nói chung, đồng thời góp phần làm sáng rõ những vấn đề lý thuyết về tổ chức
kết cấu đoạn văn với tƣ cách là một đơn vị của văn bản.
* Về thƣ̣c tiễn:
-

Giúp sinh viên ngành kỹ thuật có một cách nhìn tồn diê ̣n về đoa ̣n văn khi tiế p

câ ̣n hoặc làm việc với tài liê ̣u tiế ng Anh.

-

Nâng cao hiê ̣u quả ho ̣c tâ ̣p của sinh viên, giúp sinh viên có khả năng lĩnh hội,

câ ̣p nhâ ̣t kiế n thƣ́c tƣ̀ nguồ n tài liê ̣u nƣớc ngoài mà không thấ y đó là mô ̣t trở nga ̣i
lớn.
Gơ ̣i mở cho giáo viên da ̣y ngoa ̣i ngƣ̃ nói chung và giáo viên da ̣y ngoa ̣i ngƣ̃
chuyên ngành ở các trƣờng kỹ thuật nói riêng có thêm sáng tạo , kinh nghiê ̣m khi
thao tác bài giảng của miǹ h và thành công hơn trong viê ̣c hƣớng dẫn sinh viên đo, ̣c
hiể u đƣơ ̣c tài liê ̣u kỹ thuâ ̣t tiế ng Anh.
7. Bớ cu ̣c của l ̣n văn
Ngồi phần mở đầ u, kế t luâ ̣n, luâ ̣n văn có phầ n nô ̣i dung gồ m3 chƣơng .
Chƣơng 1 : Cơ sở lý thuyết của luận văn
Chƣơng 2 : Đoa ̣n văn từ góc độtổ chức nội dung
Chƣơng 3 : Đoa ̣n văn từ góc độ tổ chức cấu trúc

6


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN VĂN
1.1. Các kiểu loại văn bản
1.1.1. Cách phân loại văn bản theo khn hình
Do tính chất q phức tạp của văn bản và tính quá đa dạng của các văn
bản cụ thể, cho nên để khái quát đƣợc, các nhiều nhà nghiên cứu văn bản thống
nhất chia tất cả các văn bản thành hai nhóm lớn:
+ Thuộc nhóm thứ nhất là các văn bản xây dựng theo những khn hình
cứng nhắc, đã đƣợc định sẵn: các văn bản thuộc phong cách hành chính cơng vụ
và một số văn bản pháp lý thuộc lĩnh vực khoa học - kỹ thuật.
+ Thuộc nhóm thứ hai là các văn bản xây dựng theo những khn hình

mềm dẻo, bao gồm:
- Nhóm nhỏ có những khn hình thơng dụng: các văn bản khoa học
(bài báo, luận án khoa học) và một số văn bản báo chí (bình luận,
phóng sự,…).
- Nhóm nhỏ có khn hình tự do: các tác phẩm văn chƣơng, các loại
ghi chép công luận...
1.1.2. Cách phân loại văn bản theo phong cách chức năng
Một lĩnh vực chú ý nhiều đến sự khác biệt trong các kiểu loại văn bản
khác nhau là phong cách học, nhất là phong cách chức năng.
Ngay từ năm 1984, tác giả Morohovski [dẫn theo Cù Đình Tú, tr.86] đã
đƣa ra bảng phân loại văn bản với các tiêu chí riêng. Trƣớc hết, tác giả phân định
phong cách học thành ba bậc lớn từ trừu tƣợng đến cụ thể:
- Phong cách học ngôn ngữ;
- Phong cách học hoạt động lời nói (tức là có quan hệ với các lĩnh vực
hoạt động của ngôn ngữ trong đời sống xã hội);
- Phong cách học lời nói (tức là có quan hệ với các loại hình văn bản và
các thể loại văn bản bên trong mỡi loại hình nếu có);
Từ đó, tác giả đƣa ra các loại hình văn bản tƣơng ứng:

7


- Ở bậc phong cách học ngơn ngữ có 2 kiểu lớn:
+ Ngôn ngữ phi nghệ thuật;
+ Ngôn ngữ nghệ thuật;
Cả ngôn ngữ phi nghệ thuật và ngôn ngữ nghệ thuật đều có thể đƣợc diễn
đạt dƣới dạng nói và dạng viết tức là ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết.
- Ở bậc phong cách học hoạt động lời nói: hoạt động lời nói đƣợc xem xét
trong các khu vực ít nhiều có tính chất chun mơn trong đời sống xã hội và nhờ
đó đƣa ra 5 phong cách chức năng:

+ Chính thức - cơng vụ;
+ Khoa học;
+ Cơng luận;
+ Hội thoại văn học;
+ Hội thoại đời thƣờng;
- Ở bậc phong các học lời nói: liên quan trực tiếp đến các văn bản cụ thể,
có sự phân định các lớp văn bản từ chung đến riêng theo trình tự sau:
+ Phong cách công vụ
+ Phong cách khoa học
+ Phong cách công luận
Ở Việt Nam, theo tác giả Hữu Đạt, tiếng Việt có 6 phong cách chức năng khác
nhau, đó là:
- Phong cách sinh hoạt hằng ngày;
- Phong cách hành chính cơng vụ;
- Phong cách khoa học;
- Phong cách chính luận;
- Phong cách báo chí
- Phong cách văn học nghệ thuật.
Mỡi loại phong cách có các kiểu loại, thể loại văn bản khác nhau. Ví dụ
phong cách khoa học có các kiểu loại văn bản:
- khoa học xã hội;

8


- khoa học công nghệ.
Ở hai kiểu văn bản này có các thể loại:
- sách giáo khoa;
- chuyên luận;
- bài báo;

- luận án;
- tóm tắt luận án.
1.2 Đặc trƣng của văn bản khoa học và văn bản khoa học tiếng Anh trong
lĩnh vực Điện tử -Viễn thông
1.2.1. Đặc trưng của văn bản khoa học
Theo tác giả Hữu Đạt một văn bản thuộc phong cách khoa học có những đặc
trƣng sau:
+ Chức năng chính của ngơn ngữ trong văn bản khoa học là chức năng diễn
giải và tác động. Nó phải gợi mở cho ngƣời ta những suy nghĩ, tìm tịi, tiến tới
hiểu và nắm bắt đƣợc những vấn đề khoa học. Khác với tác động ở phong cách
nghệ thuật là thiên về tình cảm, lấy biểu tƣợng làm cơ bản, còn tác động ở văn
bản khoa học lại thiên về lý trí lấy lý luận làm cơ bản.
+ Bình đẳng trong sử dụng ngôn ngữ: một văn bản khoa học đƣợc thừa nhận
dựa trên cái mới về tƣ liệu khoa học, khả năng phân tích, lý giải tƣ liệu của ngƣời
viết… chứ không phụ thuộc vào vị thế của ngƣời viết vì vậy ngơn ngữ của văn
bản khoa học có tính khách quan, lạnh lùng, vô can đối với tất cả vai tham gia
giao tiếp.
+ Một văn bản khoa học không chứa các yếu tố biểu cảm của ngôn ngữ
cũng nhƣ các từ mang sắc thái tình thái tính. Các đơn vị ngơn ngữ hồn tồn độc
lập với tình cảm và thái độ của ngƣời viết và không phụ thuộc vào cảm xúc chủ
quan của ngƣời viết.
+ Tính trừu tƣợng và khái quát hóa cao: là việc xác lập các kiểu quan hệ,
liên hệ giữa các sự vật, hiện tƣợng; việc mơ hình hóa những quan hệ bản chất
nhất giữa chúng.

9


+ Tính ngắn gọn khúc triết và lo gích chặt chẽ là một yêu cầu rất cao của
phong cách khoa học. Điều này khẳng định rằng một văn bản khoa học ln phải

có sự cẩn thận trong cách trình bày, tính một nghĩa và sự lựa chọn kỹ lƣỡng các
phƣơng tiện ngôn ngữ hƣớng tới sự nhất quán về nội dung tƣ tƣởng, tránh lặp lại
hoặc mâu thuẫn với nhau.
+ Văn bản khoa học phải đảm bảo tính một nghĩa. Nghĩa là nó khơng cho
phép có nhiều cách hiểu khác nhau, hoặc hiểu một cách mơ hồ. Mặc dù thao tác
của tƣ duy khoa học là phải trừu tƣợng hóa, khái qt hóa nhƣng ngƣời viết phải
khơng hoặc rất hạn chế đƣa vào các ẩn dụ văn học, các kiểu nói dân gian, nói lái,
chơi chữ…
+ Mỡi một khái niệm, thuật ngữ khi đƣa vào sử dụng trong từng văn bản
khoa học đều mang tính chuyên ngành rõ rệt và có tính hệ thống cao. Kết cấu câu
của loại văn bản này thƣờng là câu vô nhân xƣng hay câu có đủ các thành phần
chứ khơng có các loại câu tỉnh lƣợc, câu cảm thán…
1.2.2. Văn bản khoa học tiếng Anh trong lĩnh vực Điện tử - Viễn thông
- Văn bản tiếng Anh thuộc lĩnh vực Điện tử -Viễn thông trƣớc hết là một
văn bản khoa học, đƣợc dùng để trao đổi những vấn đề có liên quan đến việc tìm
hiểu nghiên cứu và phát triển khoa học trong ngành Điện tử -Viễn thông. Đối
tƣợng soạn thảo hoặc tham gia soạn thảo ở các văn bản khoa học mà chúng tơi
khảo sát là các nhà khoa học có trình độ cao, các giáo sƣ, tiến sĩ, ngƣời làm công
tác giảng dạy trong lĩnh vực này, và họ đều có một điểm chung: họ là ngƣời
thuộc khối các nƣớc nói tiếng Anh hoặc sử dụng tiếng Anh nhƣ một ngôn ngữ
chính thức trong hoạt động khoa học. Do vậy, ở các văn bản này, ngôn từ tiếng
Anh đƣợc sử dụng chuẩn xác, theo đúng yêu cầu của văn phong khoa học. Các
tác giả khơng những có trình độ tiếng Anh rất tốt mà họ còn là những nhà nghiên
cứu chuyên sâu về ngành Điện tử -Viễn thông, đồng thời họ cũng có cách trình
bày các vấn đề khoa học tâm huyết của mình một cách lo gích, hệ thống.
-

Với 480 đoạn văn làm tƣ liệu khảo sát, chủ yếu chúng tôi chọn lọc từ các giáo
trình (đƣợc xem nhƣ loại sách công cụ), tạp chí chuyên ngành hoặc sách chuyên


10


luận…thuộc ngành Điện tử -Viễn thông, đối tƣợng tiếp nhận những văn bản khoa
học này là sinh viên các trƣờng cao đẳng và đại học của Việt Nam (và chắc chắn
là nhiều trƣờng đại học khác trên thế giới). Đây là những văn bản phản ánh các
kiến thức chuyên ngành có tính khoa học cao với mức độ sử dụng lớn nhiều thuật
ngữ chuyên ngành nhằm truyền tải các kiến thức khoa học cơ bản cho các kỹ sƣ,
các nhà nghiên cứu, các sinh viên thuộc các bậc học trong trƣờng đại học.
- Cụ thể các văn bản đƣợc khảo sát: Mang đầy đủ các đặc điểm của văn bản
thuộc phong cách khoa học, đề cập đến các vấn đề thuộc lĩnh vực Điện tử -Viễn
thơng, với nhóm các chủ đề :
+ Cung cấp kiến thức về các vấn đề thuộc lĩnh vực Điện tử -Viễn thông
bằng tiếng Anh. Bao gồm cả kiến thức cơ bản và chuyên sâu.
+ Mô tả những thiết bị, linh kiện của ngành Điện tử -Viễn thông và
nguyên lý hoạt động của chúng.
+ Diễn giải các khái niệm, thuật ngữ chuyên ngành khoa học Điện tử Viễn thông bằng tiếng Anh.
- Đối với sinh viên Việt Nam, khi áp dụng dạy các tài liệu thuộc văn bản khoa
học chuyên ngành Điện tử -Viễn thông tiếng Anh trong các trƣờng cao đẳng, đại
học, cần lƣu ý một số điểm sau:
+ Trƣớc hết đây phải là những sinh viên đang theo học đúng ngành Điện
tử -Viễn thông tại các trƣờng cao đẳng và đại học chuyên nghiệp. Những sinh
viên này đã đƣợc đào tạo ít nhất hai năm đầu về tiếng Anh cơ bản để có vốn kiến
thức cần yếu về ngữ pháp và từ vựng thông dụng.
+ Cũng trong hai năm đầu, sinh viên có nhiệm vụ lĩnh hội một loạt kiến
thức kỹ thuật chuyên ngành Điện tử -Viễn thông. Những môn này sinh viên học
bằng tiếng Việt, do giảng viên kỹ thuật ngƣời Việt đảm nhiệm. Đây chính là phần
kiến thức nền, là khâu chuẩn bị rất quan trọng trƣớc khi tiếp cận với tài liệu Điện
tử -Viễn thơng bằng tiếng Anh.
+ Giáo trình phải đƣợc nghiên cứu, biên soạn phù hợp với đối tƣợng sinh

viên Việt Nam vì theo quy định sinh viên sẽ đƣợc tiếp xúc với môn học khoảng

11


60 hoặc 120 tiết (tùy thuộc vào loại hình đào tạo). Do vậy giáo trình khơng thể
q phức tạp về nội dung và hình thức.
 Về nội dung: Bao gồm những vấn đề cơ bản hoặc xung quanh phần
kiến thức mà sinh viên đã đƣợc giới thiệu ở giai đoạn cơ sở.
 Về hình thức: Mỡi văn bản khơng nên có nhiều đoạn văn, mỡi đoạn
văn cũng khơng nên q dài.
1.3.

Đoạn văn trong cấu tạo hình thức và nội dung văn bản khoa học

1.3.1. Mục đích phân đoạn văn bản thành đoạn văn
Văn bản là một đơn vị nghĩa và đƣợc tổ chức trên cơ sở nghĩa. Một văn bản
điển hình (hoặc bình thƣờng) vốn tự nó có bố cục mạch lạc để thể hiện đƣợc chủ
đề của văn bản. Bố cục của văn bản chính là cách lắp ráp, tổ hợp các phần nghĩa
từ lớn đến nhỏ của văn bản, trong đó đoạn văn là loại đơn vị trên câu, giữ vai trò
nhất định trong tổ chức cấu tạo văn bản, thƣờng đƣợc tạo nên từ một số câu tham
gia với một vai trò lớn hơn trong việc xây dựng chủ đề của văn bản.
Trong văn bản khoa học, (cũng nhƣ đối với các văn bản văn xuôi thuộc những
phong cách khác), việc chia tách thành đoạn văn mang mục đích tạo cơ sở hình
thức cho cấu tạo của văn bản (hoặc của phần văn bản đủ lớn), cũng tức là đánh
dấu liên kết tổng thể (liên kết theo chiều sâu của văn bản và ở phần văn bản đủ
lớn). Ở phƣơng diện này, việc chia tách thành đoạn văn giúp làm rõ cấu trúc nội
dung của văn bản, do đó nội dung của mỡi đoạn văn thƣờng tƣơng đối trọn vẹn
(dù nó chỉ chứa một hay hơn một đề tài – chủ đề con).
1.3.2


Xác định đơn vị đoạn văn
Đoạn văn là một bộ phận của văn bản khi tồn tại dƣới dạng viết. Mỗi đoạn văn

của một văn bản có tính độc lập tƣơng đối. Nếu tách đoạn văn ra khỏi văn bản thì
đoạn văn đó có tƣ cách nhƣ một văn bản nhỏ; còn đoạn văn nằm trong văn bản thì
từng đoạn văn vẫn ln ln có sự liên kết với các đoạn văn khác, cùng nhau thể hiện
chủ đề chung của văn bản. Nhƣ vậy, đoạn văn có tính độc lập tƣơng đối.
Tuy vậy trên thực tế, tên gọi đoạn văn đơi khi cịn đƣợc sử dụng khá khá tùy
tiện. Có khi nó tƣơng đƣơng với khái niệm của một đoạn trích đƣợc tách ra từ

12


một văn bản. Khi xem xét văn bản, buộc phải chấp nhận tên gọi đoạn văn với
một nội dung xác định, dù chỉ là quy ƣớc, để làm việc. Khi triển khai đề tài của
luận văn này, chúng tôi thống nhất sử dụng định nghĩa về đoạn văn của Diệp
Quang Ban với tiêu chí hồn tồn dựa vào hình thức thể hiện trên văn bản:
―Đoạn văn là một tên gọi thuộc về ngôn ngữ viết và được hiểu là một phần của
văn bản tính từ chỗ viết hoa, thường lùi ở đầu dòng, cho đến chỗ chấm xuống
dòng‖ (Diệp Quang Ban, Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, tr.403).
Về kích thƣớc, đoạn văn có thể gồm nhiều câu, hoặc chỉ một câu và câu này có
thể là câu một từ, hoặc có đoạn văn đƣợc làm thành từ một bộ phận nào đó của
một câu. Điều này phụ thuộc vào phong cách của văn bản chứa nó. Đoạn văn
trong văn bản văn xuôi nghệ thuật, trong thơ, trong quảng cáo viết thƣờng rất đa
dạng về cấu trúc cịn trong các loại văn bản phi nghệ thuật thì cấu trúc đoạn văn
thuần nhất hơn. Tuy đoạn văn chỉ là bộ phận có tính chất quy ƣớc trong ngơn ngữ
viết và khơng có tính chất xác định trong ngơn ngữ âm thanh, nhƣng xét theo
thực tế dạy – học hiểu văn bản, tạo văn bản thì cái gọi là đoạn văn vẫn giữ một
vai trò nhất định trong việc sử dụng ngôn ngữ.

1.3.3. Quan điểm của các nhà nghiên cứu về đơn vị đoạn văn
Về phƣơng diện lý thuyết, xung quanh khái niệm đơn vị đoạn văn có khơng ít
vấn đề cịn chƣa có đƣợc một sự thống nhất ý kiến. Thông thƣờng, mỗi nhà
nghiên cứu tự xác định một nội dung về nó để làm việc. Chẳng hạn nhƣ cái dấu
hiệu viết hoa lùi vào đầu dòng đƣợc coi là khá hiển nhiên đối với khá nhiều
ngƣời thì đƣợc đánh giá chẳng qua chỉ là một thứ “mĩ phẩm” ở Longacre (1978,
dẫn theo G.Brown và G.Yule, Phân tích diễn ngôn, tr.99)… Một số nhà ngôn
ngữ nghiên cứu đoạn văn trong sự so sánh với một số đơn vị khác có cùng cấp độ
với nhiều tên gọi khác nhau nhƣ chỉnh thể cú pháp phức hợp, thể thống nhất trên
câu, chỉnh thể trên câu. Về mối quan hệ của đoạn văn với chỉnh thể cú pháp phức
hợp nổi bật hai giải pháp sau:
 Tách biệt đoạn văn với chỉnh thể cú pháp phức hợp nhƣ hai đối tƣợng có
đặc trƣng riêng

13


Theo Moskal’skaja, chỉnh thể cú pháp phức hợp đƣợc hiểu là “một ch̃i câu
đóng đƣợc tổ chức một cách đặc biệt thể hiện một phát ngôn thống nhất”. Tổ
chức đặc biệt của đoạn văn là tổ chức ở mặt cấu trúc, còn tính thống nhất là tính
thống nhất ở mặt nghĩa và giao tiếp; cụ thể là các chỉnh thể cú pháp phức hợp là
―những chuỗi câu được tổ chức về mặt cấu trúc (khép kín) và là những thể thống
nhất nghĩa là giao tiếp‖ (Moskal’skaja, tr.26). Những đặc trƣng này cũng là
những đặc trƣng của văn bản nói chung cho nên các chỉnh thể cú pháp phức hợp
là những “văn bản nhỏ” hay thực thể cấu trúc nghĩa – giao tiếp.
Trong khuynh hƣớng này đoạn văn đƣợc coi là một phần của văn bản tồn tại
dƣới dạng viết, lấy chỡ viết hoa lùi đầu dịng và dấu chấm câu cuối đoạn văn làm
căn cứ giới định đoạn văn. Đoạn văn ở đây chỉ đƣợc hiểu là một kết cấu – phong
cách học.
Tuy vậy cũng có tác giả phủ định hoàn toàn chỉnh thể cú pháp phức hợp hay

thể thống nhất trên câu, nhƣ L.G.Pritman (dẫn theo Moskal’skaja, tr.47). Theo
L.G.Pritman chỉnh thể cú pháp phức hợp khơng có các ranh giới rõ rệt trong văn
bản và bộ các dấu hiệu tƣơng thích: “Khơng có một dấu hiệu tƣơng thích nào cho
phép xác định địa vị của chỉnh thể cú pháp phức hợp với tƣ cách là đơn vị cú
pháp, chính vì vậy mà khơng thể, theo chúng tơi, đƣợc xem là một đơn vị nhƣ
thế…Chúng tôi cho rằng đơn vị cú pháp trên câu có bộ các dấu hiệu tƣơng thích
khu biệt nó về phẩm chất với những đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn - các câu - đó
là đoạn văn ”.
Những nhà nghiên cứu khác thì, ngƣợc lại, giới hạn rõ rệt đoạn văn và chỉnh
thể cú pháp phức hợp (hay là thể thống nhất trên câu), quy đoạn văn vào lĩnh vực
kết cấu văn bản viết, còn thể thống nhất trên câu vào lĩnh vực cú pháp.
L.M.Lôxeva đã khu biệt rạch ròi đoạn văn và chỉnh thể cú pháp phức hợp:
“Không nên quy đoạn văn về các phạm trù cú pháp. Trong cấu trúc cú pháp của
văn bản khơng có đơn vị nào khác ngồi các cụm từ, kết hợp từ, câu, chỉnh thể cú
pháp phức hợp. Một đoạn văn có thể đƣợc giải thích nhƣ kết hợp của những
chỉnh thể cú pháp phức hợp hoặc, ngƣợc lại, một chỉnh thể cú pháp phức hợp có
thể bao gồm trong mình vài đoạn văn” (Moskal’skaja, tr.48).

14


 Dùng thuật ngữ “đoạn văn” trong cách hiểu khác
Cho rằng dấu hiệu lùi đầu dòng chẳng qua chỉ là một thứ “mĩ phẩm ”, E.
Longacre (1979) quan niệm loại dấu hiệu hình thức để nhận diện đoạn văn trong
diễn ngôn (văn bản) truyện kể là những biểu thức trạng từ tính chỉ sự nối tiếp
trong thời gian. Đó có thể là một lớp chung các yếu tố trạng từ có thể xuất hiện ở
đầu câu với tƣ cách những yếu tố đánh dấu sự “chuyển đổi đề tài”. Một số nhà
nghiên cứu đã đƣa ra những danh sách các yếu tố trạng từ tính nhƣ vậy, bao gồm
những yếu tố chỉ sự phụ thêm, sự kết hợp và sự tách biệt. Bằng những yếu tố
đánh dấu này có thể nhận ra đƣợc chỗ “chuyển đổi đề tài” hoặc chỗ đứt gãy giữa

hai đề tài nối tiếp nhau, qua đó phân biệt đƣợc đoạn văn đứng trƣớc với đoạn văn
đứng tiếp theo.
Nhƣ vậy có thể thấy rằng cách hiểu đoạn văn theo cách nhìn này rất gần với
cái gọi là chỉnh thể cú pháp phức hợp hay thể thống nhất trên câu, trong đó dấu
hiệu lùi đầu dịng đƣợc coi là thuộc về in ấn, thuộc về chính tả, không có tác
dụng đáng kể. Nhiều lắm cũng chỉ đƣợc cho là chỡ “ngƣời viết chỉ ra cái mà
ngƣời đó định cho chúng ta coi nhƣ cái bắt đầu một bộ phận mới trong văn bản
của anh ta” (Brown và Yule).
1.4.

Căn cứ chia tách đoạn văn

Các căn cứ để chia tách thành đoạn văn vừa đa dạng vừa phức tạp, không dễ
liệt kê, lại càng không dễ nhận diện và miêu tả, trong số đó có cả vai trị của loại
hình phong cách chức năng của văn bản. Theo Diệp Quang Ban có hai căn cứ
hiển nhiên nhất và chủ yếu là đối với loại đoạn văn thông thƣờng.
1.4.1. Chia tách thành đoạn văn theo chức năng trong văn bản
Nhƣ trên chúng tơi đã đề cập, về khn hình của văn bản, có thể chia tất cả các
văn bản thành hai nhóm lớn: nhóm văn bản có khn hình cứng nhắc, đã đƣợc
định sẵn, và nhóm văn bản có khn hình mềm dẻo, linh hoạt. Nhóm thứ hai có
thể đƣợc chia thành hai lớp nhỏ hơn: văn bản có khn hình thơng dụng và văn
bản có khn hình tự do. Theo Diệp Quang Ban một văn bản thông dụng vừa đủ

15


lớn thƣờng có kết cấu ba phần (khơng tính đầu đề của văn bản) xét theo chức
năng của từng phần:
+ Phần mở .
+ Phần triển khai (phần thân)

+ Phần kết
Ở những văn bản lớn mỡi phần nêu trên có thể là một cấu tạo ngôn ngữ lớn,
gồm hơn một đoạn văn (nhƣ điều, mục, chương, phần…). Ngƣợc lại, trong một
văn bản nhỏ thì cả ba phần có thể đƣợc gộp lại trong một đoạn văn và không loại
trừ trong trƣờng hợp này có một phần nào đó trong ba phần vừa nêu là vắng mặt.
Ngoài những đoạn văn với ba chức năng kể trên, trong văn bản cịn có những
đoạn văn mang chức năng chuyển tiếp, tức là làm nhiệm vụ kết nối đoạn văn hay
phần văn bản trƣớc nó với đoạn văn hay phần văn bản sau nó. Loại đoạn văn này
thƣờng đƣợc làm thành từ một câu. Đoạn văn với chức năng đó, xét theo ý nghĩa,
có thể gọi là đoạn văn chuyển tiếp.
Vậy nhìn tổng qt có thể phân biệt trong một văn bản những đoạn văn làm
bốn chức năng sau đây với các tên gọi tƣơng ứng :
-

Mở văn bản, đoạn văn mở đầu.

-

Triển khai văn bản, đoạn văn triển khai (đoạn văn thân).

-

Đóng văn bản, đoạn văn kết thúc (gọi tắt là đoạn văn kết).

-

Chuyển tiếp ý, đoạn văn chuyển tiếp

1.4.2. Chia tách thành đoạn văn theo các phương diện ý nghĩa
Chia tách đoạn văn về phƣơng diện nghĩa xuất phát từ một phạm trù rất quan

trọng là tính khả phân, một phạm trù đối lập với tính nhất thể, nhƣng tạo thành
hai phạm trù quan trọng, biểu hiện hai mặt không thể thiếu của mọi văn bản. Một
văn bản ln có sự thống nhất về chủ đề, tập trung thể hiện một nội dung nhất
định. Nhƣng chủ đề đó có thể đƣợc phân chia thành những chủ đề nhỏ hơn đƣợc
chứa đựng trong những đoạn văn. Do vậy, phƣơng diện ý nghĩa của đoạn văn có
thể đƣợc hiểu rất rộng: có thể là những sự việc, những hiện tƣợng, những vấn đề,
những ý…, có thể là những khoảng, những điểm không gian hoặc thời gian,

16


những chức năng, những vẻ bên ngoài… Theo Diệp Quang Ban có thể có một số
trƣờng hợp sau:
+ Chia tách thành đoạn văn theo sự việc, theo thời gian, theo không gian bên
trong một sự kiện lớn.
+ Chia tách thành đoạn văn theo những sự việc trái nhau.
+ Chia tách thành đoạn văn theo sự khác nhau về nhiệm vụ.
+ Chia tách thành đoạn văn theo những vấn đề (nội dung) nhỏ khác nhau
bên trong một vấn đề (nội dung) lớn.
1.4.3. Phương thức phân loại đoạn văn do Trần Ngọc Thêm đề xuất:
Theo Trần Ngọc Thêm, việc chia tách thành đoạn văn vừa nhằm mục đích
làm rõ cấu trúc nội dung của văn bản, vừa là phƣơng tiện đƣa vào văn bản những
“ý khơng lời”, thể hiện tình cảm hoặc dụng ý không đƣợc diễn đạt một cách
tƣờng minh, do vậy, có thể dẫn ra ba nguyên tắc dẫn đến việc phân đoạn văn bản
thành đoạn văn:
- Nguyên tắc phân đoạn theo sự thay đổi của các thông số. Mọi văn bản, dù
thuộc phong cách chức năng nào cũng bao gồm khơng ngồi 4 thơng số: chủ thể
(đối tƣợng đƣợc đề cập), vận động (hoạt động của đối tƣợng), thời gian và không
gian (tọa độ hoạt động của đối tƣợng). Khi 1 hoặc hơn 1 (2 hoặc 3) thông số trên
trong một văn bản thay đổi thì dễ trở thành lý do để “xuống dòng”, tức là tách

văn bản thành những đoạn văn có tính độc lập tƣơng đối.
- Nguyên tắc phân đoạn theo sự cân xứng về độ dài: một đoạn văn không thể
quá dài. Khi đạt tới độ dài nhất định thì ngƣời viết có nhu cầu tách thành đoạn
văn để giúp chia văn bản thành những phần nội dung, đồng thời cũng giúp ngƣời
đọc dễ dàng trong việc cảm nhận kết cấu của toàn văn bản. Nhƣng dài khoảng
bao nhiêu dòng lại phụ thuộc nhiều về phong cách của từng ngƣời viết và cũng bị
chế định bởi những thay đổi về thông số của nguyên tắc thứ nhất.
- Nguyên tắc phân đoạn theo nhu cầu nhấn mạnh: Không ít tác giả sử dụng
đoạn văn nhƣ một công cụ để thể hiện cảm xúc. Khi cần nhấn mạnh một nội
dung hoặc một ý nào đó, ngƣời viết có thể tách nội dung đó, có thể có dung

17


lƣợng chỉ là 2 hoặc thậm chí 1 câu, cho phép hoạt động với tƣ cách là một đoạn
văn độc lập. Chính nguyên tắc này khiến một số nhà ngôn ngữ nghi ngờ giá trị
“ngôn ngữ học” khi lấy đoạn văn làm đối tƣợng nghiên cứu khi họ nhấn mạnh
giá trị phong cách, mang tính tùy ý của đơn vị này.
Trên cơ sở các nguyên tắc trên, việc phân loại sẽ đƣa ra kết quả khác nhau
nếu dựa vào các cơ sở khác nhau và ứng dụng trong các kiểu loại văn bản thuộc
các phong cách chức năng khác nhau.
1.5. Một số loại đoạn văn điển hình và cấu trúc cơ bản của đoạn văn trong
văn bản khoa học tiếng Anh lĩnh vực Điện tử -Viễn thông
Theo Diệp Quang Ban, có thể phân đoạn văn thành hai loại là đoạn văn
thông thƣờng và đoạn văn bất thƣờng. Khảo sát trên cơ sở tƣ liệu văn bản khoa
học tiếng Anh phục vụ đề tài luận văn, chúng tơi có thấy xuất hiện những tƣơng
ứng phổ biến theo cách phân loại trên.
1.5.1. Đoạn văn thông thường:
Là những đoạn văn thƣờng gặp, đƣợc sử dụng phổ biến trong nhiều loại văn
bản. Loại đoạn văn này thƣờng có nội dung tƣơng đối trọn vẹn, có hình thức

tƣơng đối hồn chỉnh. Về mặt cấu tạo nội tại, loại đoạn văn thơng thƣờng có năm
kiểu thƣờng gặp là:
+ Đoạn văn mở: gồm hai phần là câu mở đoạn và phần triển khai.
Ví dụ: Manufactured circuit components which contain definite
amounts of resistance are called resistors. In simplest terms, resistors resist, or
oppose, the flow of electrons through a circuit. Every material offers some
resistance, or opposition, to the flow of electric current through it. Good
conductors, such as copper, silver, and aluminum, offer very little resistance.
Poor conductors, or insulators, such as glass, wood and paper, offer a high
resistance to current flow.
(Nguồn: http:/www.science-ebooks.com)
“Những linh kiện mạch điện có chứa một lượng trở kháng nhất định được
gọi là các điện trở. Hiểu một cách đơn giản nhất, điện trở cản trở hoặc chống lại

18


dòng chảy của các điện tử qua một đoạn mạch. Mọi vật chất đều có trở kháng
đối với dịng điện chạy qua nó. Các chất dẫn điện tốt, như đồng, bạc và nhơm có
trở kháng rất nhỏ. Các chất dẫn điện kém, hay chất cách điện, như thủy tinh, gỗ
và giấy, có trở kháng cao đối với dịng điện.‖
+ Đoạn văn khung: gồm ba phần là câu mở đoạn, phần triển khai và câu kết
đoạn. Câu mở đoạn và câu kết đoạn thƣờng giữ vai trò là câu chủ đề của
đoạn văn với những giá trị khơng hồn tồn giống nhau.
Ví dụ:
Digital tape’s main advantage over analogue recording lies in its ability to
copy a digital recording with almost no loss. If everyone listented only to
original master tapes, modern analogue tapes might well have a slight edge over
their digital counterparts in terms of dynamie range. However, to produce
recording for the home or broadcast, the original recording must be copied a

number of times. It usually requires some editing to eliminate mistakes made
during the performance. It is much safer to edit a copy of the master rather than
the original. In digital recording, the master is preserved and copies are
used for all subsequent editing stages.
(Nguồn: The New book of popular science by Grolier International, Inc)
“Ưu điểm chính của ghi băng kỹ thuật số so với ghi băng tương tự là ở khả
năng sao chép bản ghi số mà hầu như khơng bị mất tín hiệu. Giả sử tất cả
mọi người đều cùng nghe một băng gốc, thì các loại băng tương tự hiện đại có
thể có một chút ưu thế so với băng số về dải động. Tuy nhiên để tạo ra bản ghi
phục vụ nhu cầu giải trí hàng ngày hay để phát sóng, bản ghi gốc cần phải được
sao chép nhiều lần. Việc này địi hỏi phải chỉnh sửa đơi chút nhằm loại bỏ các
lỗi tạo ra trong quá trình ghi. Việc chỉnh sửa một bản sao an toàn hơn nhiều so
với việc chỉnh sửa bản gốc. Trong ghi kỹ thuật số, bản gốc được bảo quản còn
các bản sao được dùng cho tất cả các giai đoạn chỉnh sửa tiếp theo.‖
+ Đoạn văn đóng: khơng chứa câu mở đoạn, chỉ gồm có hai phần: phần triển
khai và câu kết đoạn.

19


Ví dụ:

Hold a piece of tissue over a hot radiator and watch it drift upwards.

The air above the radiator is being heated and rises. As the air cools, it becomes
heavier and sinks to the floor. This movement of hot air round a room is
called convection and is a very important way of heating houses.
(Nguồn: />―Cầm một mảnh giấy mỏng phía trên một vật nóng tỏa nhiệt và nhìn nó bị
cong lên. Khơng khí phía trên vật tỏa nhiệt dần nóng lên và nhẹ hơn, bay cao lên.
Khi khơng khí nguội, nó trở nên nặng và rơi xuống. Q trình này gọi là sự đối

lưu và cực kỳ quan trọng trong cách làm ấm áp ngơi nhà.”
+ Đoạn văn chỉ có phần triển khai: là đoạn văn khơng có câu mở đoạn và
câu kết đoạn.
Ví dụ: Doctors use lasers to burn away birthmarks and some cancer cells. 2In
military lasers guide missiles to their targets. 3And in facrories use powerful
lasers to cut through metal, glass and even cloth for clothing. 4Also the coherent
light from lasers is used for making holograms.
(Nguồn: )
―Bác sỹ dùng tia laze để đốt những vết bớt và một số tế bào ung thư. Trong
quân sự dùng để điều khiển tên lửa đến mục tiêu. Trong nhà máy dùng năng
lượng tia laze để cắt kim loại, thủy tinh và thậm chí cả vải để may mặc. Ngồi
ra ánh sáng kết hợp từ laze cũng được dùng tạo ra các hình ảnh ba chiều.‖
1.5.2. Đoạn văn bất thường:
Là loại đoạn văn khơng trọn vẹn về nội dung và khơng hồn chỉnh về hình
thức. Chúng thƣờng đƣợc dùng phục vụ những mục đích riêng (nhấn mạnh, thu
hút sự chú ý) nên mang đậm màu sắc tu từ. Chính vì vậy đoạn văn bất thƣờng
đƣợc thấy nhiều hơn trong văn bản mang tính nghệ thuật cao (văn bản văn học
nghệ thuật, chính luận). Chúng thƣờng chỉ đƣợc cấu tạo từ một câu, thậm chí câu
đó chỉ tƣơng đƣơng về dung lƣợng với một ngữ hoặc một từ. Trong các văn bản
khoa học, loại đoạn văn này hầu nhƣ không xuất hiện với chức năng tu từ. Đôi
khi chúng tôi gặp một số đoạn văn chỉ đƣợc cấu tạo từ một câu, ví dụ:

20


“To understand how electronic devices operate, one has first to learn about
the atomic structure of matter.
(Nguồn: Introduction to Electronic Engineering)
―Để hiểu các thiết bị điện tử hoạt động như thế nào, một việc đầu tiên phải tìm
hiểu là cấu trúc nguyên tử của vật chất.‖

Tuy không đảm nhiệm chức năng tu từ, song chức năng làm phƣơng tiện
chuyển tiếp giữa các nội dung lớn của văn bản là chức năng chính mà các đoạn
văn này đảm nhiệm. Do vậy, đối với văn bản khoa học, có thể coi đây là một loại
đoạn văn đặc biệt, phục vụ một mục đích mang tính đặc thù.
1.5.3. Cấu trúc đoạn văn trong văn bản khoa học Điện tử -Viễn thông theo
phương thức phát triển chủ đề - thuật đề
Mặc dù đối tƣợng nghiên cứu chính của Moskal’skaja trong Ngữ pháp văn
bản là chỉnh thể cú pháp phức hợp, nhƣ theo bà, đây là loại văn bản nhỏ nhất có
thể có bởi nó là đơn vị nhỏ nhất có thể mang chủ đề, khác với đơn vị nhỏ hơn
ngay dƣới nó là câu chỉ là mang nội dung thông báo.
Với quan niệm nhƣ vậy, Moskal’skaya đã mơ hình hóa cấu trúc của chỉnh
thể cú pháp phức hợp – đơn vị nhỏ nhất có tính hoàn chỉnh giao tiếp theo nguyên
tắc kế thừa giao tiếp giữa các thành tố của nó. Thực chất của nguyên tắc này là ở
chỗ mỗi câu theo trong chỉnh thể cú pháp phức luôn là kết quả của câu trƣớc và
chuẩn bị cho sự ra đời của câu sau, đƣa phát ngôn từ cái đã biết, “cái cho trƣớc”
đến cái mới, kết quả là tạo nên một chuỗi chủ đề - thuật đề có tính chất hữu hạn.
Dựa trên nguyên tắc nhƣ vậy, Moskal’skaja đã mơ hình hóa cấu trúc chuỗi chủ
đề - thuật đề về một số dạng mô hình cơ bản.
-

Mơ hình thứ nhất là mơ hình lũy tiến chủ đề tuyến tính:
R1

T1

T2= ( R1 )

R2

T3= (R2)


21

R3


Đặc điểm của mơ hình này thể hiện ở việc chủ đề hóa từng bƣớc thuật đề của câu
trƣớc, biến những yếu tố vốn là thuật đề của câu trƣớc thành chủ đề của câu sau,
tạo cơ sở cho sự tồn tại của một thuật đề tiếp theo.
-

Mơ hình thứ hai là mơ hình với chủ đề xun suốt:

T1

R1

T1

R2

T1

R3

Đặc trƣng của mơ hình này là chủ đề của tồn bộ chỉnh thể đƣợc duy trì
bằng những phƣơng thức khác nhau (xoay quanh một chủ đề), làm cơ sở cho các
thuật đề khác nhau (cụ thể hơn là trình bầy các tính chất, đặc điểm, hoạt động
khác nhau của cùng một đối tƣợng).
- Mơ hình thứ ba là mơ hình chủ đề phái sinh, bao gồm những kết cấu chủ đề thuật đề nhỏ có chức năng minh họa hay làm rõ nghĩa cho chủ đề lớn của toàn bộ

chỉnh thể. Mơ hình này có sơ đồ nhƣ sau:
T

T1

R1

T2

R2

T3

R3

Về mặt hình thức, đơn vị chỉnh thể cú pháp phức hợp có thể có các khả năng:

22


×