Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Khảo sát năng lực sử dụng từ tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc của học viên học tiếng việt như một ngoại ngữ học viên ở trình độ c và trên c

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.36 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC X HI V NHN VN
------***------

l-ơng hoàng nga

khảo sát năng lực sử dụng từ tình thái
và cách nói biểu thị cảm xúc của học viên
học tiếng việt nh- một ngoại ngữ
(học viên ở trình độ c và trên c)

LUậN VĂN THạC Sĩ ngôn ngữ học

Hà Nội, 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC X HI V NHN VN

------***------

l-ơng hoàng nga

khảo sát năng lực sử dụng từ tình thái
và cách nói biểu thị cảm xúc của học viên
học tiếng việt nh- một ngoại ngữ
(học viên ở trình độ c và trên c)
CHUYấN NGNH NGễN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60 22 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC



Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thiện Nam

Hµ Néi, 2008


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT ......................................................... 8
1.1. Lý thuyết về nghĩa tình thái của câu .................................................. 8
1.1.1. Khái niệm tình thái trong ngơn ngữ học ......................................... 8
1.1.2. Vấn đề phân loại các ý nghĩa thuộc phạm trù tình thái ......... Error!
Bookmark not defined.
1.1.3. Phương tiện biểu thị nghĩa tình tháiError! Bookmark not defined.
1.2. Giao tiếp và cảm xúc trong giao tiếp Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Giao tiếp và cảm xúc trong giao tiếpError! Bookmark not defined.
1.2.2. Phương tiện biểu thị cảm xúc ....... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT NĂNG LỰC SỬ DỤNG TỪ TÌNH THÁI VÀ CÁCH
NĨI BIỂU THỊ CẢM XÚC CỦA HỌC VIÊN HỌC TIẾNG VIỆT NHƢ MỘT NGOẠI
NGỮ (TRÌNH ĐỘ C VÀ TRÊN C) ............................ Error! Bookmark not defined.
2.1. Kết quả định lƣợng ............................ Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Kết quả định lượng qua bài thi trình độ C ... Error! Bookmark not
defined.
2.1.2. Kết quả định lượng qua băng ghi âmError! Bookmark not defined.
2.1.3. Kết quả định lượng qua bài tập kiểm tra trình độError! Bookmark not
defined.
* Tiểu kết.................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Kết quả định tính ............................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Từ tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc được học viên nắm bắt khá tốt
khi làm bài tập kiểm tra trình độ ............. Error! Bookmark not defined.

2.2.2. Từ tình thái và các cách nói biểu thị cảm xúc được học viên ưa sử dụng
................................................................. Error! Bookmark not defined.


2.2.3. Những tình huống giao tiếp thể hiện năng lực sử dụng từ tình thái và
cách nói biểu thị cảm xúc của học viên .. Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Một số hiện tượng biểu hiện hạn chế trong năng lực sử dụng từ tình thái và
các cách nói biểu thị cảm xúc của học viên trình độ C và trên C ......... Error!
Bookmark not defined.
* Tiểu kết.................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI NĂNG LỰC SỬ DỤNG TỪ
TÌNH THÁI VÀ CÁCH NĨI BIỂU THỊ CẢM XÚC CỦA HỌC VIÊN NƢỚC NGOÀI.
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CỦA NGƢỜI NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not defined.
3.1. Những nhân tố ảnh hƣởng ................ Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Tiếng mẹ đẻ của học viên ............. Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Vị trí của từ tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc trong một số giáo
trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài hiện nayError! Bookmark not
defined.
3.1.3. Ứng xử của học viên và giáo viên với từ tình thái và cách nói biểu thị
cảm xúc trong q trình dạy và học ........ Error! Bookmark not defined.
3.1.4. Cá tính của học viên và mơi trường sống của học viên trong q trình
học tập tiếng Việt tại Việt Nam .............. Error! Bookmark not defined.
3.2. Một số đề xuất .................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Đề xuất phương pháp học tập ....... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Đề xuất phương pháp giảng dạy ... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Đề xuất về công tác biên soạn sách và giáo trìnhError! Bookmark not
defined.
* Tiểu kết.................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................................. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………...101

PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay việc học tiếng Việt đã trở thành nhu cầu thiết yếu của nhiều người nước ngồi.
Cơng tác nghiên cứu về hoạt động dạy và học tiếng Việt như một ngoại ngữ cũng có những
chuyển biến mới. Hàng năm các cuộc hội thảo, các hội nghị khoa học về “Tiếng Việt cho người
nước ngoài” đã được tổ chức cả trong và ngoài nước. Ngày càng có nhiều người viết về những
vấn đề xung quanh việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, từ những bài viết nhỏ nhằm
trao đổi kinh nghiệm cho đến cả những cơng trình nghiên cứu khá sâu sắc. Tất cả những nghiên
cứu đó đã cung cấp những kinh nghiệm quí báu về phương pháp dạy tiếng ở nhiều phương diện
khác nhau. Nhằm góp một phần nhỏ bé của mình vào cơng cuộc nghiên cứu này, chúng tơi thực
hiện đề tài “Khảo sát năng lực sử dụng từ tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc của học viên học
tiếng Việt như một ngoại ngữ (trình độ C và trên C)”. Chúng tôi lựa chọn đề tài này là xuất phát
từ những lý do sau:
- Từ tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc là những phương tiện chuyển tải nhanh nhất
những nhận định, đánh giá, thái độ, tình cảm, cảm xúc của người nói tới người nghe.
- Bên cạnh việc học các kiến thức ngữ pháp cơ bản như cách sử dụng các động từ, tính từ,
danh từ; vấn đề về chủ ngữ, vị ngữ, vấn đề về cách viết câu, viết đoạn văn, học viên nước ngoài
học tiếng Việt cần học cả những phương tiện để thể hiện những thái độ, cảm xúc.
- Học viên nước ngoài học tiếng Việt, nếu biết sử dụng từ tình thái và cách nói biểu thị
cảm xúc trong tiếng Việt đúng nơi, đúng lúc sẽ tạo được sự hấp dẫn cho câu chuyện, tạo sự ngạc
nhiên cho người bản ngữ.


2. Mục đích của đề tài
Chúng tơi đặt ra mục đích cụ thể trong q trình làm việc là:
- Tìm hiểu những mặt mạnh và những điểm yếu trong năng lực sử dụng từ tình thái và
cách nói biểu thị cảm xúc của học viên.

- Nêu đề xuất cho việc học của học viên, cho công tác giảng dạy của giáo viên, cho cơng
tác biên soạn sách và giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài trên cơ sở khắc phục những
điểm yếu và phát huy những mặt mạnh trong năng lực sử dụng từ tình thái và cách nói biểu thị cảm
xúc của học viên.

3. Nhiệm vụ của đề tài
Muốn đạt được mục đích trên chúng tơi xác định rõ nhiệm vụ phải làm là:
1. Khảo sát năng lực sử dụng từ tình thái và các cách nói biểu thị cảm xúc của nhiều đối
tượng học viên học tiếng Việt như một ngoại ngữ và khái quát lên tình hình chung.
2. Lí giải ngun nhân có tình hình như trên.

4. Đối tƣợng khảo sát
Nói chung đối tượng được khảo sát là các học viên học tiếng Việt như một ngoại ngữ ở
trình độ C và trên C (trình độ của người học được đánh giá bằng số lượng, chất lượng các giáo
trình họ đã học. Tuy nhiên có những học viên học tiếng Việt khơng theo trình tự các giáo trình vì
thế cũng có thể đánh giá trình độ của họ theo thời gian đã học tiếng Việt.)
Tuy nhiên cũng cần nói thêm rằng đối tượng học như thế nào là vấn đề rất quan trọng đối
với hoạt động giảng dạy cũng như việc nghiên cứu hoạt động này nên đối tượng nghiên cứu của
đề tài cũng được chọn lọc và phân loại kỹ lưỡng.
Đối tượng cụ thể như sau:
Chủ yếu là học viên đã và đang học tiếng Việt ở khoa Việt Nam học và Tiếng Việt - Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Đối tượng khảo sát ở những lứa tuổi khác nhau, có sở thích, thói quen khác nhau, đến từ
những nước khác nhau và có mục đích học tập khác nhau.
Vì thế khi làm việc chúng tôi chú ý tới đối tượng nghiên cứu theo các tiêu chí sau:
1. Quốc tịch, lứa tuổi, cá tính.
2. Mục đích học tiếng Việt


3. Thời gian đã học tiếng Việt.

4.. Thời gian tự học tiếng Việt.
5. Thời gian tiếp xúc với người bản ngữ.

5. Đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cho thấy rõ những mặt mạnh và mặt yếu trong sử
dụng từ tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc của học viên, từ đó người ta có thể ứng dụng để
giải quyết vấn đề về phương pháp học, phương pháp dạy. Luận văn cũng cho thấy những thiếu
sót trong một số cuốn giáo trình hiện hành, từ đó giải quyết những vấn đề về biên soạn giáo trình
dạy tiếng.

6. Phƣơng pháp làm việc
6.1. Phương pháp lấy tư liệu
* Soạn bài tập kiểm tra trình độ cho học viên làm.
* Ghi âm các cuộc nói chuyện của học viên với người bản ngữ
* Dự một số giờ học của học viên.
* Thu thập một số bài thi (mơn viết) lấy chứng chỉ tiếng Việt trình độ C của học viên

6.2. Phương pháp xử lý tư liệu
Áp dụng hệ các phương pháp: thống kê, miêu tả, đối chiếu, phân tích và quy nạp.

7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý thuyết
Chương này nêu khái quát những vấn đề lý thuyết về nghĩa tình thái của câu. Lí thuyết về
giao tiếp và cảm xúc trong giao tiếp. Làm rõ nội hàm các thuật ngữ được dùng trong luận văn: từ
tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc.
Chương 2. Kết quả khảo sát năng lực sử dụng từ tình thái và các cách nói biểu thị cảm
xúc của học viên học tiếng Việt như một ngoại ngữ (trình độ C và trên C)
Chương này đưa ra những con số thống kê cụ thể trong thực tế sử dụng ngôn ngữ của các
đối tượng học viên đã tiến hành khảo sát. Theo đó đưa ra những nhận định, đánh giá ban đầu về

năng lực sử dụng từ tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc của học viên.


Tiếp đó luận văn tiến hành nghiên cứu định tính để tìm hiểu sâu hơn về những ưu điểm
và những tồn tại trong năng lực của học viên về từ tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc.
Chương 3. Những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực sử dụng từ tình thái và cách nói biểu
thị cảm xúc của học viên nước ngoài.Một số đề xuất của người nghiên cứu
Chương này phân tích rõ những yếu tố ảnh hưởng quyết định tới tình hình sử dụng ngơn
ngữ của học viên như chương 2 đã trình bày. Cuối cùng trên cơ sở những phân tích, tổng hợp và
những nhận định người viết có được trong q trình nghiên cứu, cũng như qua thực nghiệm, luận
văn xin đưa một số đề xuất về cách học hiệu quả cho học viên, một cách dạy tích cực đối với
giáo viên và một số đề xuất cho cơng tác biên soạn giáo trình.


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT
1.1. Lý thuyết về nghĩa tình thái của câu
1.1.1. Khái niệm tình thái trong ngơn ngữ học
Khái niệm tình thái vốn xuất phát từ trong logic học. Trong logic học, nội dung mệnh đề
thường được chia ra làm hai phần: ngơn liệu và tình thái. Ngôn liệu là cái tập hợp gồm vị ngữ
logic và các thành tố của nó, được xem xét như mối liên hệ tiềm năng. Cịn tình thái là cách hiện
thực mối liên hệ tiềm năng ấy là hiện thực hay phi hiện thực; tất yếu hay không tất yếu, có khả
năng hay khơng có khả năng. Do chỗ chỉ quan tâm đến giá trị chân nguỵ của nội dung mệnh đề,
gạt bỏ đi vai trò chủ quan của người nói cùng nhiều nhân tố khác nên “cái âm giai tình thái logic
chỉ giới hạn trong tính hiện thực, tính tất yếu và tính khả năng với những mức độ khác nhau của
tính chất ấy và sự phối hợp giữa các tính chất ấy” (16, tr50). Vậy là tình thái trong logic học chỉ
liên quan đến phạm trù tình thái khách quan. Cái tình thái miêu tả chỉ duy nhất xoay quanh mối
quan hệ giữa nội dung của điều được nói ra với thực tế.
T. Givon viết “… trong ngơn ngữ học tình thái đã được nhìn nhận và lý giải từ góc độ
dụng học với những sở chỉ rõ ràng về người nói, người nghe, với sự quan tâm đến ý đồ, mục đích

giao tiếp của họ.” (dẫn theo 14, tr13). Vì thế tình thái trong ngơn ngữ học làm thành một phổ đa
dạng về màu sắc, phong phú về cách thức biểu hiện hơn nhiều so với tình thái khách quan trong
lôgic học.
Tuy nhiên không phải ngay từ đầu các nhà ngôn ngữ học đã ý thức được như vậy. Trong
một thời gian dài do ảnh hưởng sâu sắc về sự phân giới dứt khốt giữa ngơn ngữ và lời nói mà
F.D. Saussurre đã xác lập, tính tình thái trong ngơn ngữ học bị đẩy về phía lời nói và bị coi là thứ
yếu. Mấy chục năm trở lại đây, tình thái của ngơn ngữ được nhìn nhận lại và đã trở thành một
trong những vấn đề trung tâm của ngôn ngữ. Nhiều nhà ngữ học trên thế giới đã bàn luận về vấn
đề này như Ch. Phillmore, J. Lyons, V.V Vinogradov…
Quan điểm đáng chú ý nhất và có tầm ảnh hưởng mạnh nhất phải kể đến đó là quan điểm
của Ch. Bally, nhà ngôn ngữ học người Pháp. Theo ông nội dung ngữ nghĩa của câu cần được
phân biệt thành hai yếu tố khác nhau đó là Dictum và Modus. Dictum được hiểu là nội dung biểu
hiện làm thành cốt lõi ngữ nghĩa của câu, miêu tả một sự tình nào đó của thế giới. Cịn Modus là


những thái độ, những cách đánh giá khác nhau của người nói đối với nội dung được biểu hiện
cũng như mối quan hệ giữa nội dung ấy với hiện thực trong cách nhìn nhận của chủ thể phát
ngơn. Hai thành phần nghĩa vừa kể trên luôn luôn gắn kết với nhau trong mọi phát ngơn nhưng
chính Modus mới là “linh hồn của câu”. Quan điểm của Ch. Bally được coi là quan điểm mở
đường cho công cuộc nghiên cứu nghĩa tình thái của câu. Về sau có nhiều nhà ngơn ngữ học
khác tiếp bước ơng và cũng nghiên cứu tình thái theo hướng đó. Cặp thuật ngữ Dictum và Modus
ơng dùng được gọi theo nhiều tên khác, khi là mệnh đề / tình thái, khi là ngơn liệu / tình thái, tình
thái/ mệnh đề hay cơ sở mệnh đề / tình thái … tuỳ theo cách tiếp cận của từng nhà ngơn ngữ.
Ở Việt Nam, Hồng Phê, Đỗ Hữu Châu, Hồng Tuệ, Diệp Quang Ban, Lê Đơng, Nguyễn
Văn Hiệp, Cao Xuân Hạo, và nhiều nhà nghiên cứu khác đã nghiên cứu nghĩa tình thái của câu.
Tuy cách đặt vấn đề, hướng nghiên cứu có nhiều điểm khác nhau nhưng hầu hết các nhà nghiên
cứu đều thống nhất với nhau ở một điểm là coi tình thái là một phạm trù ngữ nghĩa - chức năng,
phản ánh mối quan hệ khác nhau của nội dung thông tin miêu tả trong phát ngôn với thực tế, phản
ánh thái độ, cách đánh giá của người nói đối với nội dung miêu tả trong câu, xét trong quan hệ với
người nghe, với hoàn cảnh giao tiếp.

Cao Xuân Hạo, người đã nêu nhiều vấn đề đáng chú ý trong nghiên cứu về tình thái, viết
rằng “trong ngơn ngữ, các tình thái của phát ngơn làm thành một bảng màu cực kỳ đa dạng, trong
đó phần lớn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến tính hiện thực, tính tất yếu và tính khả năng,
nhưng dưới nhiều sắc thái khác nhau và có nhiều cách biểu hiện khác nhau.” (16, tr50). Chính do
“bảng màu cực kỳ đa dạng này” mà tình thái trở thành vấn đề hết sức phức tạp trong ngôn ngữ.
Các cuộc bàn luận về nội hàm của khái niệm tình thái cho đến nay vẫn cịn có nhiều quan điểm
chưa được thống nhất.
Với tính chất của luận văn, chúng tơi khơng có ý định bàn luận thêm về tính hợp lý hay
phi lý của các quan điểm hiện có về khái niệm tình thái. Chúng tơi chấp nhận một quan điểm phổ
biến nhất về tình thái để thuận tiện cho quá trình khảo sát. Chúng tôi đồng ý với quan điểm của
hai tác giả Lê Đông và Nguyễn Văn Hiệp cho rằng: để chỉ sự đối lập Modus và Dictum thì dùng
cặp thuật ngữ tình thái/ nội dung mệnh đề là hợp lý hơn cả. Vì như các tác giả cũng đã chỉ ra, cặp
thuật ngữ này tỏ ra bao quát và quen thuộc nhất. Hơn nữa dùng thuật ngữ nội dung mệnh đề một
mặt cho phép ta chỉ ra tính tiềm năng của sự tình được biểu hiện, mặt khác nó khơng hồn tồn
trùng với cách hiểu của lơgích học. Thêm vào đó cặp thuật ngữ này tạo điều kiện cho việc cấu
tạo các thuật ngữ khác như khung tình thái, nội dung mệnh đề của hành vi ngôn ngữ…Khái niệm


tình thái, theo đó, nên được hiểu theo nghĩa rộng nhất như Bybee đã nói. Đó là “tất cả những gì
mà người nói thực hiện cùng với tồn bộ nội dung mệnh đề” (dẫn theo 8, tr23). Nếu hiểu theo
nghĩa rộng như thế thì khái niệm tình thái trong ngơn ngữ sẽ bao gồm nhiều kiểu ý nghĩa rất khác
nhau. Có thể phân thành những nhóm cơ bản sau:
1. Các ý nghĩa thể hiện mục đích phát ngơn của người nói, hay nói theo lý thuyết hành vi
ngơn ngữ, kiểu mục đích tại lời mà người nói thực hiện (hỏi, ra lệnh, yêu cầu, bác bỏ, khuyên,
mời …) gắn trực tiếp với chiều tương tác liên nhân của giao tiếp, với kiểu tác động của người nói
đến người đối thoại.
2. Các ý nghĩa khác nhau thể hiện sự đánh giá, thái độ, lập trường hay xúc cảm của người nói đối
với nội dung thông báo về mức độ quan trọng, về



TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Diệp Quang Ban (1996), Ngữ pháp tiếng việt, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Phan Thái Bình (2006), Sự cần thiết của người giảng viên về việc am hiểu văn hoá của
học viên, Việt Nam học và tiếng Việt (Kỷ yếu hội thảo khoa học), Nxb ĐHQG, Hà Nội.
3. Đỗ Hữu Châu (1992), Ngữ pháp chức năng dưới ánh sáng của dụng học hiện nay, T/c
Ngôn ngữ số 1 (tr2 – tr12), số 2 (tr 7- tr15).
4. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại Cương ngôn ngữ học, tập 2, Ngữ dụng học, Nxb Giáo Dục,
Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Chính (2006), Về hai hư từ “được” và “phải” ở vị trí phía sau vị từ, Việt
Nam học và tiếng Việt (Kỷ yếu hội thảo khoa học), Nxb ĐHQG, Hà Nội.
6. Nguyễn Đức Dân (2006), Lơ gích – ngữ nghĩa của từ mà, T/c Ngôn ngữ số 5 (tr1 –tr9)
7. Lê Thị Hoài Dương (2002), Tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt và việc dạy tiểu từ tình
thái cuối câu cho người nước ngồi, luận văn thạc sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội.
8. Lê Đông – Hùng Việt (1995), Nhấn mạnh như một hiện tượng ngữ dụng và đặc trưng
ngữ nghĩa – ngữ dụng của một số từ nhấn mạnh trong tiếng Việt, T/c Ngôn ngữ số 2
(tr10 – tr17).
9. Lê Đông – Nguyễn Văn Hiệp (2003), Khái niệm tình thái trong ngơn ngữ học, T/c Ngôn
ngữ số 7 (tr17 – tr26)- số 8 (tr56 – tr65).
10. Lê Đông (1991), Ngữ nghĩa – ngữ dụng của hư từ tiếng tiếng Việt; ý nghĩa đánh giá của
các hư từ, T/c Ngôn ngữ số 2 (tr14 – tr22).
11. Lê Đông (1992), Ngữ nghĩa – ngữ dụng của hư từ tiếng Việt; Siêu ngôn ngữ và hư từ
tiếng Việt, T/c Ngôn ngữ số 2 (tr22 –tr33) .
12. Đinh Văn Đức – Lê Xuân Thọ (2005), Trạng ngữ ngữ dụng – Một thành tố cú pháp
giao tiếp của phát ngôn tiếng Việt, T/c Ngôn ngữ số 8 (tr13 – tr22).
13. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt – từ loại, Nxb ĐH & THCN, Hà Nội.
14. Đoàn Thị Thu Hà (2000), Khảo sát ý nghĩa và cách dùng các quán ngữ biểu thị tình thái
trong tiếng Việt, luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Cao Xuân Hạo (chủ biên), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt (quyển 1) – câu trong tiếng
Việt: cấu trúc, chức năng, công dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.



16. Nguyễn Thị Ngọc Hân (2006), Tiểu từ tình thái cuối câu và vai trò gắn kết với các kiểu
phát ngôn, Việt Nam học và tiếng Việt (Kỷ yếu hội thảo khoa học), Nxb ĐHQG, Hà
Nội.
17. Nguyễn Văn Hiệp (2001), Hướng đến một cách phân loại các tiểu từ tình thái cuối câu
tiếng Việt, T/c Ngôn ngữ số 5 (tr54 – tr63)
18. Nguyễn Văn Hiệp (2001), Về một khía cạnh phân tích tầm tác động tình thái, T/c
Ngơn ngữ số 11 (tr40 – tr51).
19. Nguyễn Văn Hiệp (2007), Một số phạm trù tình thái chủ yếu trong ngơn ngữ, T/c ngôn
ngữ số 8 (tr35 – tr48).
20. Đinh Thanh Huệ (2006) Về phương tiện biểu đạt nghĩa tình thái và miêu tả nghĩa tình
thái của phát ngơn tiếng Việt, Việt Nam học và tiếng Việt (Kỷ yếu hội thảo khoa học),
Nxb ĐHQG, Hà Nội.
21. Đào Văn Hùng (2006), Tính tiềm tàng – ngữ dụng của trợ từ, Việt Nam học và tiếng Việt
(Kỷ yếu hội thảo khoa học), Nxb ĐHQG, Hà Nội.
22. Phan Mạnh Hùng (1985), Các kiểu tổ hợp tiểu từ tình thái tiếng Việt và vấn đề ranh
giới từ, T/c Ngôn ngữ số 4 (tr25 – tr33) .
23. Trần Thu Huyền (2006), Thực tế thiết kế bài tập trong một số sách dạy tiếng Việt trình
độ có sở cho người nước ngoài, Việt Nam học và tiếng Việt (Kỷ yếu hội thảo khoa học),
Nxb ĐHQG, Hà Nội.
24. Vũ Thanh Hương (2007), Dạy ngữ pháp theo cách tiếp cận giao tiếp (Ứng dụng vào dạy
tiếng Việt cho người nước ngoài), T/c Ngôn ngữ số 5 (tr20 – tr30).
25. Nguyễn Thị Việt Hương (2005), Thực hành tiếng Việt (Dành cho người nước ngoài) –
quyển 1, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
26. Vũ Thị Thu Hường (2006), Vai trò của giáo cụ trực quan trong việc giảng dạy ngoại
ngữ - Một số bài tập ứng dụng trong việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài,
Việt Nam học và tiếng Việt (Kỷ yếu hội thảo khoa học), Nxb ĐHQG, Hà Nội.
27. Nguyễn Xuân Lương (1995), Một số tiểu từ tình thái dứt câu tiếng Việt với phép lịch sự
trong giao tiếp, T/c Ngôn ngữ số 2 (tr58 – tr68).
28. John Lyons (2001), Các hành động ngôn từ và lực ngôn trung, T/c Ngôn ngữ số 15

(tr74 – tr81).
29. John Lyons (1996), Nhập môn ngôn ngữ học lý thuyết, Nxb Giáo dục, Hà Nội.


30. Ngô Thị Minh (2001), Một số phương tiện biểu thị nghĩa tình thái trong câu ghép tiếng
Việt, luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
31. Nguyễn Thiện Nam (1998), Tiếng Việt nâng cao, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
32. Nguyễn Thiện Nam (2001), Khảo sát lỗi ngữ pháp tiếng Việt của người nước ngoài và
những vấn đề liên quan, luận án tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
33. Bùi Trọng Ngoãn (2004), Khảo sát các động từ tình thái trong tiếng Việt, luận án tiến
sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
34. Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2004), Câu cảm thán trong tiếng Việt, luận án tiến sĩ ngữ văn,
Đại học Quốc Gia Hà Nội.
35. Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2006), Mối quan hệ giữa cấu trúc cú pháp và cấu trúc ngữ
nghĩa của câu cảm thán, Việt Nam học và tiếng Việt (Kỷ yếu hội thảo khoa học), Nxb
ĐHQG, Hà Nội.
36. Đức Nguyễn (2000), Về hệ phương pháp dạy nghĩa của từ cho học sinh trung học cơ
sở, T/c ngơn ngữ số 1 (tr69 – tr76).
37. Hồng Trọng Phiến (1980), Ngữ pháp tiếng Việt – Câu, Nxb KHXH, Hà Nội.
38. Nguyễn Phú Phong (2002), Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt, Nxb ĐHQGHN, Hà
Nội.
39. Nguyễn Quang (2002), Giao tiếp và giao tiếp văn hoá, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
40. Nguyễn Quang (2004), Một số vấn đề giao tiếp nội văn hoá và giao văn hoá, Nxb
ĐHQG, Hà Nội.
41. Nguyễn Anh Quế (1988), Hư từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH, Hà Nội.
42. F. de. Saussure (1973), Giáo trình ngơn ngữ học đại cương, Nxb KHXH, Hà Nội.
43. Nguyễn Kim Thản (1964), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nxb KHXH, Hà
Nội.
44. Vũ Văn Thi (1996), Vietnamese for beginner, Nxb KHXH, Hà Nội.
45. Phan Thiều – Tôn Quang Cường (2003), Phương diện tâm lý học của giáo pháp học

dạy tiếng, T/c Ngôn ngữ số 1 (tr73 – tr80).
46. Nguyễn Xuân Thơm (2002), Các phương thức biểu thị tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn
đàm phán thương mại quốc tế, T/c Ngôn ngữ số 11 (tr24 - tr34).
47. Huỳnh Văn Thơng (2000), Mấy nhận xét về vị từ tình thái và ý nghĩa thể trong tiếng
Việt, T/c Ngôn ngữ số 8 (tr51 – tr58).


48. Nguyễn Thị Hồng Thu (2006), Dạy tiếng Việt là dạy cách tư duy ngôn ngữ của người
Việt Nam, Việt Nam học và tiếng Việt (Kỷ yếu hội thảo khoa học), Nxb ĐHQG, Hà
Nội.
49. Nguyễn Thị Thuận (2002), Tình thái của những câu chứa 5 động từ tình thái nên, cần,
phải, bị, được, T/c Ngôn ngữ số 9 (tr42 – tr51).
50.

Nguyễn Thị Thuận (2005), Bàn thêm về tính chất trung gian cảu động từ tình thái
“phải” trong mối quan hệ với các động từ tình thái “nên, cần, bị, được”, T/c Ngơn ngữ
số 4 (tr47 – tr55).
51. Đồn Thiện Thuật (Chủ biên) (2001), Thực hành tiếng Việt (Sách dành cho người nước
ngồi), Trình độ B, Nxb Thế giới, Hà Nội.
52. Đoàn Thiện Thuật (Chủ biên), Thực hành tiếng Việt (Sách dành cho người nước
ngồi), Trình độ C, Nxb Thế giới, Hà Nội.
53. Nguyễn Minh Thuyết – Nguyễn Văn Hiệp (1998), Thành phần câu tiếng Việt, Nxb
ĐHQGHN, Hà Nội.
54. Nguyễn Minh Thuyết (1985), Thảo luận về vấn đề xác định hư từ trong tiếng Việt, T/c
Ngôn ngữ số 4 (tr37 – tr38).
55. Nguyễn Minh Thuyết (1995), Các tiền phó từ chỉ thời – thể trong tiếng Việt, T/c Ngôn
ngữ số 2 (tr1 – tr10).

56.


Nguyễn Ngọc Trâm (1990), Về một nhóm động từ chỉ thái độ mệnh đề trong tiếng Việt,
T/c Ngôn ngữ số 3 (tr20 – tr31).
57. Nguyễn Ngọc Trâm (1991), Đặc trưng ngữ nghĩa ngữ pháp của nhóm từ biểu thị tâm lý
– tình cảm trong tiếng Việt, luận án phó tiến sĩ, Viện ngơn ngữ học Hà Nội.
58. Hồng Trường (chủ biên) (2003), Tìm hiểu ngơn ngữ các nước trên thế giới, Nxb TP
HCM.
59. Trần Thị Ánh Tuyết (2007), Khảo sát phụ từ trong một số sách dạy tiếng Việt cho người
nước ngoài, luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.



×