Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Thống kê các công trình nghiêm cứu, phê bình văn học từ năm 1985 – 2005. Chọn và phân tích một công trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.72 KB, 6 trang )

Bài tập mơn: Lịch sử phê bình văn học
Đề bài:
Thống kê các cơng trình nghiêm cứu, phê bình văn học từ năm 1985 – 2005. Chọn
và phân tích một cơng trình.

BÀI LÀM
Phê bình văn học là một cơng việc địi hỏi một sự lao động vất vả và nghiêm túc,
mang ý nghĩa to lớn giúp cho cơng chúng có thể nhận thức về một tác phẩm văn
học một cách sâu sắc, đầy tính chun mơn.
Trong giai đoạn từ năm 1985 – 2005, phê bình văn học Việt Nam đã đạt được
những thành tựu nhất định với nhiều các cơng trình nghiêm cứu lớn cùng với sự
khẳng định của các tác giả.
Phê bình văn học từ 1986 đến nay, nhấn mạnh đến vấn đề phản tư và hội nhập.
Cùng với đổi mới toàn diện đất nước là ý thức phản tư (xoay quanh các vấn đề: văn
học và hiện thực, văn học và chính trị, vấn đề con người trong văn học) và hội
nhập (sự du nhập của xu hướng ngôn ngữ học, xu hướng phê bình sự đọc, xu
hướng tâm lý họcvà các lí thuyết phương Tây hiện đại khác...) trong đời sống văn
học, nghệ thuật. Hai hình thái vận động này của lí luận, phê bình cho thấy sự phát
triển của lí luận, phê bình văn học ở cả phương diện kiểm thảo quá khứ và thích
ứng với thời đại mới. Giai đoạn này, trong những phân tích có tính chủ điểm, nổi
lên là các phương pháp của Thi pháp học và Ngữ học trong việc tiếp cận văn học
gắn với tên tuổi của Trần Đình Sử, Phan Cư Đệ...
Các cơng trình nghiêm cứu phê bình văn học từ năm 1985 – 2005
Lý luận phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX (Nxb. Giáo dục, 2001) – tác
giả: Trần Mạnh Tiến
Lịch sử phê bình văn học Việt Nam (giai đoạn đầu thế kỷ XX đến năm 1945) (Nxb.
Đại học Quốc gia, 2002) tác giả: Trần Thị Việt Trung
Các cơng trình của Nguyễn Ngọc Thiện: Văn chương và tác giả (tiểu luận, phê
bình, 1995); Tài năng và bản lĩnh nghệ sĩ (nghiên cứu, phê bình, 2000); Phong



cách và Đời văn (tiểu luận – phê bình, 2005); Tuyển tập phê bình, nghiên cứu văn
học Việt Nam 1900-1945 (chủ biên, 5 tập, 1997);Hồi Thanh – Bình luận văn
chương (chủ biên, 1998); Nguyễn Đình Chiểu – Về tác gia tác phẩm (biên soạn,
1998); Vũ Trọng Phụng – Về tác gia, tác phẩm (biên soạn, 2000);Văn Lý luận –
Phê bình nửa đầu thế kỷ XX (chủ biên, 5 tập, 2005)
Phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (1900 – 1945) tác giả: Nguyễn Thị
Thanh Xuân
Văn học Việt Nam thế kỷ XX – những vấn đề lý luận và lịch sử (Nxb. Giáo dục,
2004)
Lý luận phê bình Việt Nam thế kỷ XX (Nxb. Giáo dục, 2005) tác giả: Trần Đình Sử
Văn học Việt Nam thế kỷ XX - những vấn đề lịch sử và lí luận (Nxb. Giáo dục,
2005) – tác giả: Phan Cư Đệ
Con mắt Thơ (1992) tác giả: Đỗ Lai Thúy
Phương pháp luận nghiêm cứu văn học (Nxb Khoa học xã hội, 2000) tác giả:
Nguyễn Văn Dân
Thi pháp thơ Tố Hữu, Trần Đình Sử

Phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (1900 – 1945) tác giả: Nguyễn Thị
Thanh Xuân
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân
TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân sinh ngày 4/10/ 1955 tại Thăng Bình – Quảng Nam.
Hiện tại, bà đang sống ở Phường 11 – Phú Nhuận – Thành phố Hồ Chí Minh. Tốt
nghiệp đại học tại Khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1979.
Làm việc tại Viện Khoa học Xã hội tại TP. Hồ Chí Minh từ năm 1979: nghiên cứu
văn học
Bảo vệ luận án tiến sĩ ngữ văn, chuyên ngành Lý thuyết và Lịch sử Văn học, tại
Khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 1994.Đề tài: Phê bình
văn học Việt Nam, giai đoạn 1930-1945.



Lần lượt giữ các vị trí: Phó Giám đốc Ban Ngữ Văn (1994-1996), Giám đốc Trung
tâm Văn học (1996-2000).
Giảng viên thỉnh giảng tại: Khoa Ngữ văn và Báo chí, Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, bậc đại học: 1996-2000 Khoa Phụ nữ học, Đại học Mở Bán công, bậc
đại học: 1998-2006 Khoa Ngữ văn, Đại học Văn Hiến, bậc đại học: 20022007 Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm, bậc sau đại học: 1998 - nay
Từ năm 2000, làm việc tại Khoa Ngữ văn và Báo chí, nay là Khoa Văn học và
Ngôn ngữ.
Giảng dạy và nghiên cứu tại Ban Việt học, Đại học Paris 7- Denis- Diderot, Cộng
hịa Pháp, trong một chương trình khoa học 3 năm (2000, 2001, 2002) mỗi năm 4
tháng.
Từ 2007 đến nay, Trưởng Bộ mơn Lý luận và Phê bình văn học.
Từ 1-9-2008 đến 31-8-2010: giảng dạy và nghiên cứu tại Khoa Tiếng Việt, Trường
Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc.
Lĩnh vực nghiên cứu: Lý thuyết văn học, Phê bình văn học, Văn học Việt Nam hiện
đại.
Trong quá trình giảng dạy của mình, bà đã giúp cho nhiều người trở thành Thạc sĩ,
Tiến sĩ.
Các cơng trình nghiêm cứu và dịch thuật:
Bài nghiên cứu:
- Tiếng Việt và sự phát triển của ngơn ngữ phê bình văn học nửa đầu thế kỷ XX,
Kỷ yếu Hội nghị khoa học Chữ quốc ngữ và sự phát triển chức năng xã hội của
tiếng Việt, , Nxb. Đại học Quốc gia TP. HCM, 1997, tr. 204-212
- Chữ quốc ngữ, báo chí, cơng chúng và văn học Nam Bộ đầu thế kỷ XX , Kỷ yếu
Hội thảo Đồng bằng sông Cửu Long, thực trạng và giải pháp, Nxb. Đại học Quốc
gia TP. HCM, 2006, tr.
-Phú Đức- một mẫu hình nhà văn Nam Bộ đặc biệt đầu thế kỷ XX, Tạp chí
Nghiên cứu Văn học,7-2006.


- Đi tìm cổ mẫu trong văn học Việt Nam TC. Nghiên cứu Văn học, 1-2007, Huyền

Thoại và Văn học, Nxb. Đại học Quốc gia TP. HCM, 2007.
- Những mùa văn của Vô Ưu- Ngô Thị Kim Cúc, Cahiers d’études vietnamiennes
(Kỷ yếu Việt học của Ban Việt học), Đại học Paris 7 số 19/ 2007.
- Bích Khê, con suối xanh lặng lẽ , Bình luận văn học, Niên giám Hội Nghiên cứu
và giảng dạy văn học, 2007.
- Phê bình cổ mẫu và cổ mẫu nước trong văn học Việt Nam, in trong Nghiên cứu
văn học Việt Nam: những khả năng và thách thức- Literary Study in Vietnam:
Possibilities and Challenges, Nxb. Thế giới, Hà Nội- Viện Harvard- Yenching tài
trợ, 2009.
-Tiến trình hiện đại hóa văn học đầu thế kỷ: Nghiên cứu so sánh trường hợp Hàn
Quốc và Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về Q trình hiện đại hóa văn học
Nhật Bản và các nước khu vực văn hóa chữ Hán: Việt Nam, Trung Quốc, Hàn
Quốc (Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX), Thành phố Hồ Chí Minh, 2010
Bài dịch:
- Văn học so sánh là gì? (P. Brunel, Cl. Pichois, A.-M. Rousseau), trong Văn học so
sánh: nghiên cứu và dịch thuật, NXb. Đại học Quốc gia, TP. HCM, 2003
-Huyền thoại (Daniel - Henri Pageaux), in trong Huyền Thoại và Văn học, Nxb.
Đại học Quốc gia TP. HCM, 2007.
-Từng bước đến với phê bình huyền thoại (Gilbert Durand), in trong Huyền Thoại
và Văn học, Nxb. Đại học Quốc gia TP. HCM, 2007.
Cơng trình Phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (1900 – 1945)


Chuyên luận Phê bình văn học Việt
Nam nửa đầu thế kỉ XX (19001945) của Nguyễn Thị Thanh Xuân
(Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh – 2004) vốn thốt
thai từ luận án phó tiến sĩ được bảo vệ
năm 1994. Ngoài phần Dẫn luận, Kết
luận và Tài liệu tham khảo , cơng trình

có hai phần, 19 chương, dày 404 trang.
Phần thứ nhất : Sự hình thành và phát
triển của phê bình văn học Việt Nam
nửa đầu thế kỉ XX; trọng tâm của phần
này là chương III Phê bình văn học
Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
Phần thứ hai: Các tác gia phê bình tiêu
biểu trong đó các tác gia được khảo sát
gồm có: Phạm Quỳnh, Thiếu Sơn,
Hồi Thanh, Trần Thanh Mại, Trương Cơng trình Phê bình văn học Việt Nam nửa
đầu thế kỷ XX (1900 – 1945)
Chính, Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc
Phan, Hải Triều, Trương Tửu-Nguyễn
Bách Khoa, Đặng Thai Mai, Lê Thanh, Kiều Thanh Quế.
Tác giả cho rằng “… phê bình văn học đã có mầm mống ở Việt Nam khoảng từ thế
kỉ XV” với Việt Am thi tập ra đời năm 1433
Những cuộc tranh luận về Truyện Kiều,Thơ cũ và Thơ mới, cuộc tranh luận nghệ
thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh 1935-1939 … cũng như một số tác
gia phê bình “có vấn đề” như : Phạm Quỳnh, Trương Tửu-Nguyễn Bách Khoa …
đã được nhìn nhận trên một tinh thần mới, công bằng và khách quan hơn; nhận
định về Phạm Qùynh, tác giả viết”…trong giai đọan phơi thai của phê bình văn học
chữ quốc ngữ, Phạm Qùynh có một vị trí đáng chú ý.Vừa là người tổ chức , vừa là
người thực hành phê bình văn học , Phạm Qùynh đã chuẩn bị những bước đi ban
đầu cần thiết cho việc xác lập thể lọai phê bình …”.


Theo tác giả giai đoạn này tồn tại bốn xu hướng phê bình, phê bình truyền thống,
phê bình giáo khoa, phê bình mác-xít và phê bình trực cảm ; ba nguồn ảnh hưởng
chính đối với phê bình văn học giai đoạn này là phê bình văn học Việt Nam truyền
thống, phê bình văn học Pháp, phê bình theo quan điểm mác-xít .

Phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX (1900-1945) là một cơng trình có
tính chất tổng kết một giai đọan phê bình văn học, nó góp phần nhận diện văn học
Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX từ một góc nhìn mới: tiếp nhận văn học.
Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên ngữ văn, học viên cao học ngữ văn,
nghiên cứu sinh ngữ văn và những nhà nghiên cứu văn học hiện đại Việt Nam cũng
như cho các thầy giáo , cô giáo giảng dạy văn học ở bậc phổ thông và bạn đọc
muốn tìm hiểu lịch sử phê bình văn học nước nhà.



×