Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 133 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------o0o--------------

NGUYỄN THỊ TRANG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH
HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƢ DU LỊCH
TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

Hà Nội, 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------o0o--------------

NGUYỄN THỊ TRANG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH
HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƢ DU LỊCH
TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ CẨM THƠ



Hà Nội, 2014


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ........................................................................ 2
3.Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài.............................................................. 5
4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 6
6.Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNGXÚC TIẾN
ĐÂU TƢ DU LỊCH ......................................................................................... 8
1.1.Khái niệm đầu tƣ du lịch, xúc tiến đầu tƣ du lịch và các khái niệm
liên quan........................................................................................................ 8
1.1.1. Khái niệm đầu tư du lịch .......................................................................... 8
1.1.2.Khái niệm xúc tiến đầu tư du lịch và các khái niệm liên quan ........... 9
1.2. Nội dung của hoạt động xúc tiến đầu tƣ du lịch .............................. 12
1.2.1. Xác định mục tiêu của XTĐT du lịch...................................................12
1.2.2. Xác định chủ thể xúc tiến đầu tư du lịch .............................................14
1.2.3. Xác định đối tượng xúc tiến đầu tư du lịch .........................................14
1.2.4. Thiết kế thông điệp xúc tiến đầu tư.......................................................15
1.2.5. Lựa chọn công cụ và cách thức xúc tiến .............................................17
1.2.6. Xác định ngân quỹ và nguồn ngân quỹ xúc tiến ................................21
1.2.7.Lập chương trình xúc tiến đầu tư ..........................................................21



1.2.8.Đánh giá kết quả và điều chỉnh hoạt động xúc tiến đầu tư ...............22
1.3.Vai trò của hoạt động xúc tiến đầu tƣ du lịch................................... 23
1.4. Các nhân tố tác động tới hoạt động xúc tiến đầu tƣ du lịch........... 24
1.5.Các yêu cầu của hoạt động xúc tiến đầu tƣ du lịch .......................... 26
Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................... 29
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU
TƢDU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ ................................................................... 30
2.1. Khái quát vềdu lịch tỉnh Phú Thọ ..................................................... 30
2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ...................................................................30
2.1.2.Tài nguyên du lịch nhân văn ..................................................................31
2.1.3. Tình hình phát triển du lịch Phú Thọ ..................................................34
2.2. Thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tƣ du lịch tỉnh Phú Thọ ................. 39
2.2.1.Xác định mục tiêu xúc tiến đầu tư du lịch ............................................39
2.2.2.Xác định chủ thể và đối tượng của xúc tiến đầu tư du lịch ...............47
2.2.3.Nội dung thông điệp xúc tiến đầu tư du lịch ........................................48
2.2.4.Lựa chọn công cụ, cách thức và chương trình xúc tiến đầu tư ........50
2.2.5 Kết quả thực hiện kế hoạch ngân quỹ xúc tiến đầu tư .......................57
2.2.6. Giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư ................61
2.3. Đánh giá các kết quả hoạt động XTĐT du lịch Phú Thọ................ 61
2.3.1. Những kết quả đạt được .........................................................................61
2.3.2. Những vấn đề tồn tại, hạn chế và nguyên nhân .................................63
Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................... 66
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
XÚC TIẾN ĐẦU TƢ DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ .................................... 67
3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hƣớng đầu tƣ phát triển du lịch Phú
Thọ giai đoạn 2011 – 2020, và định hƣớng đến năm 2030 ..................... 67
3.1.1. Quan điểm mục tiêu phát triển du lịch Phú Thọ ................................67



3.1.2. Các định hướng đầu tư phát triển du lịch ...........................................69
3.2.Căn cứ đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc
tiến đầu tƣ du lịch tỉnh Phú Thọ .............................................................. 72
3.3. Giải pháp cải thiện môi trƣờng đầu tƣ ............................................. 74
3.3.1. Tiếp tục cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính ..........................74
3.3.2.Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong XTĐT du lịch ..............76
3.3.3.Đổi mới tư duy, nhận thức về mơi trường đầu tư, kinh doanh .........77
3.3.4.Hồn thiện hệ thống pháp luật,chính sách thu hút đầu tư du lịch...78
3.4.Giải pháp về nâng cao tính chuyên nghiệp của hoạt động XTĐT du
lịch ............................................................................................................... 80
3.4.1. Xây dựng thông điệp XTĐT du lịch rõ ràng, nhất quán ...................80
3.4.2. Nâng cao chất lượng các ấn phẩm tài liệu XTĐT du lịch ................80
3.4.3.Tăng cường vận động xúc tiến đầu tư nước ngoài .............................81
3.4.4. Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơng tác trong xúc tiến đầu tư du lịch ..83
3.4.5. Đẩy mạnh vai trị của các cơng cụ xúc tiến đầu tư du lịch ...............84
3.4.6. Hoàn thiện việc lập kế hoạch ngân quỹ cho xúc tiến đầu tư du lịch
........................................................................................................................................87
3.4.7. Tăng cường kiểm soát, đánh giá kết quả hoạt động xúc tiến đầu tư du
lịch .................................................................................................................................89
3.5. Giải pháp về xây dựng chiến lƣợc xúc tiến đầu tƣ du lịch ............. 90
3.5.1.Quan điểm của chiến lược XTĐT du lịch.............................................90
3.5.2.Mục tiêu xây dựngchiến lược XTĐT du lịch .......................................90
3.5.3.Các nội dung chính của chiến lược xúc tiến đầu tư du lịch ..............91
Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................... 98
KẾT LUẬN .................................................................................................... 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 101
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 105



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

XTĐT

Xúc tiến đầu tư

XTTM

Xúc tiến thương mại

KH & ĐT

Kế hoạch và Đầu tư

VHTT & DL

Văn hóa, Thể thao và Du lịch

TT XTĐTTM&DL

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


GPD

Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội

PCI

Provincial Competitiveness Index – Chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh

ODA

Offical Development Assistance – Hỗ trợ phát triển
chính thức –Một hình thức đầu tư nước ngồi

FDI

Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước
ngồi

BOT

Đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh
doanh – chuyển giao

BTO

Đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển
giao – kinh doanh



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nội dung của hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch ............................ 12
Bảng 2.1. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và vận chuyển khách du lịch Phú
Thọ.................................................................................................................. 43
Bảng 2.2. Các cơ sở dịch vụ phục vụ du lịch khác ........................................ 44
Bảng 2.3. Các dự án đầu tư du lịch đã hoàn thành ........................................ 45
Bảng 2.4. Các dự án đầu tư du lịch đang trong giai đoạn triển khai thi công 46
Bảng 2.5. Ngân quỹ xúc tiến đầu tư tỉnh Phú Thọ năm 2012 ......................... 58
Bảng 3.1. Ngân sách dự kiến thực hiện chiến lược XTĐT du lịch tỉnh Phú
Thọ .................................................................................................................. 95


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Số lượng khách du lịch đến Phú Thọ thời gian qua ................... 35
Biểu đồ 2.2. Lượng khách quốc tế và nội địa đến Phú Thọ .......................... 36
Biểu đồ 2.3. Cơ sở lưu trú phục vụ du lịch tại Phú Thọ ............................... 37
Biểu đồ 2.4. Doanh thu từ du lịch, dịch vụ và từ cơ sở lưu trú tại Phú Thọ…38
Biểu đồ 2.5. Số dự án đầu tư trong & ngoài nước tại Phú Thọ (2008-2012)…41
Biểu đồ 2.6. Cơ cấu chi ngân quỹ XTĐT du lịch Phú Thọ năm 2012............ 60


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh sách các đối tượng phỏng vấn chuyên sâu .........................105
Phụ lục 2. Danh sách các chuyên gia thực hiện xin ý kiến ............ ………..107
Phụ lục 3A. Mẫu phiếu phỏng vấn 01.......................................................... 108
Phụ lục 3B. Mẫu phiếu phỏng vấn 02 .......................................................... 111
Phụ lục 4. Tổng thuật kết quả thực hiện phỏng vấn .................................... 114
Phụ lục 5. Các dự án đầu tư trong và ngoài nước tại Phú Thọ giai đoạn từ năm
2008 đến năm 2012……………………………………………………….122
Phụ lục 6. Danh mục các dự án ưu tiên phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn

2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 .......................................... ……....123


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Là một tỉnh nằm ở vị trí cầu nối giữa hai vùng kinh tế Đồng bằng sơng
Hồng và các tỉnh miền núi phía Bắc, Phú Thọ được coi là nơi chuyển tiếp
giữa vùng đồng bằng, trung du và miền núi. Phú Thọ nổi tiếng với Tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và loại hình hát Xoan – hai di sản đã được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp
của nhân loại.Bên cạnh đó, Phú Thọ được thiên nhiên ưu đãi ban tặng các tài
nguyên thiên nhiên có giá trị như: Vườn quốc gia Xuân Sơn, mỏ nước khống
nóng Thanh Thủy, đầm Ao Châu – Hạ Hịa, …
Năm 2006 du lịch Phú Thọ đón 3 triệu lượt khách tới tham quan, trong
đó có 262 ngàn khách lưu trú, lượng khách quốc tế đạt 2,5 ngàn lượt. Năm
2012 là6,1 triệu lượt khách. Tuy lượng khách du lịch đến với Phú Thọ tăng
qua các năm, song số lượng khách quốc tếcịn ít. Bên cạnh đó, tỷ lệ khách lưu
trú lại rất thấp và thời gian lưu trú ngắn. Thêm nữa, mức chi tiêu của khách du
lịch tại đây chỉ đạt khoảng 250 ngàn đồng đối với khách lưu trú, khoảng 100
ngàn đồng đối với khách trong ngày, thấp hơn mặt bằng chung cả nước từ
400- 600 ngàn đồng.
Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do sản phẩm du lịch Phú Thọ
còn quá nghèo nàn, đơn điệu, chưa thật sự có tính hấp dẫn, các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực du lịch chưa nhiều và khả năng cạnh tranh hạn chế.
Bên cạnh đó, việc đầu tư phát triển cho du lịch chưa nhiều, kết cấu hạ tầng du
lịch trên địa bàn tỉnh cho các khu, điểm du lịch, khách sạn, … chưa được đầu
tư đúng mức nên còn hạn chế trong việc thu hút khách du lịch.
Thực tế cho thấy, Phú Thọ có ít dự án về du lịch được đầu tư, hoặc có dự
án đầu tư phát triển du lịch nhưng do thiếu nguồn vốn đầu tư nên vẫn nằm


1


trên giấy, chưa có cơ hội triển khai thi cơng. Việc xúc tiến đẩy mạnh thu hút
cho các nhà đầu tư phát triển du lịch của tỉnh chưa thu được hiệu quả cao. Có
thể nói, việc xúc tiến triển khai các dự án đầu tư du lịch của Phú Thọ chưa
thực sự được quan tâm đúng mức. Chính vì thế, kết quả thu lại chưa được như
mong muốn cả về chất lượng và tiến độ triển khai thực hiện các dự án.
Để thực hiện Nghị Quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ
XVII và Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII, Nghị
quyết số 09-NQ/TU ngày 19/10/2011 về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai
đoạn 2011 – 2015 đã xác định, phương hướng phát triển du lịch Phú Thọ thời
gian tới là: “ đẩy mạnh tốc độ phát triển du lịch, dần từng bước đưa du lịch
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch,
xây dựng sản phẩm du lịch; phấn đấu xây dựng Phú Thọ thành trung tâm du
lịch về cội nguồn, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng.”
[21]Chính vì vậy, nhiệm vụ đặt ra phải làm sao tăng cường, đẩy mạnh hơn
nữa các hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch Phú Thọ. Đây là yêu cầu có tính cấp
bách, và mang ý nghĩa chiến lược cho du lịch tỉnh Phú Thọ. Đó cũng là lý do
mà tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt
động xúc tiến đầu tư du lịch tỉnh Phú Thọ” là luận văn tốt nghiệp của mình,
với mong muốn đóng góp một phần vào sự nghiệp phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
* Lịch sử nghiên cứu trên thế giới
Có thể nói, hoạt động XTĐT là lĩnh vực đã được các tác giả trên thế giới
quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên các tài liệu mới chỉ dừng lại trong phạm vi
của những bản báo cáo, những bài tham luận cho các cuộc họp, hội thảo về
xúc tiến thương mại và đầu tư cho các khu vực trên thế giới.
Ví dụ như bản báo cáo “ Xúc tiến Thương mại và Đầu tư ở khu vực biển
Baltic” năm 2011 của tác giả Marcus Andersson nói về cơ hội hợp tác phát

triển của Cục Xúc tiến Đầu tư và Thương mại khu vực biển Baltic [25]. Trong
2


báo cáo này, tác giả M.Andersson đã trình bày được những điểm phân biệt
giữa XTĐT và XTTM; bên cạnh đó là nêu lên thực trạng và xu hướng đầu tư
thương mại cũng như những cơ hội và thách thức; những chính sách, chiến
lược cho các tổ chức hợp tác đầu tư thương mại ở khu vực này.
Đối với các tài liệu được công bố trong Hội nghị Quốc tế về Thương mại
và Du lịch của Liên hiệp quốc có bài:“The world of Investment Promotion at
a Glance: A Survey of Investment Promotion Practices, 2001” - tạm dịch là:
“ Tổng quan về XTĐT thế giới: Khảo sát thực trạng XTĐT, năm 2001. ”, hay
“Promotion Foreign Investment in Tourism, 2010” – tạm dịch là “ XTĐT
nước ngoài vào du lịch, năm 2010”. Các tài liệu này đã đề cập đến cơ cấu tổ
chức của cơ quan XTĐT cũng như những công cụ, cách thức, kỹ năng được
sử dụng trong XTĐT. Ngồi ra cịn nêu được vấn đề “ ngành du lịch – những
xu hướng và cơ hội; phát triển chiến lược XTĐT” “ nhắm mục tiêu tới các
nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào du lịch”, vv… [28], [29].
Tuy nhiên những vấn đề được trình bày trong các tài liệu này mới chỉ
phác thảo sơ lược những điểm cần thực hiện trong chiến lược XTĐT du lịch
nói chung chứ chưa thể hiện rõ được ở từng hoạt động của chiến lược cần sử
dụng những công cụ cách thức xúc tiến ra sao để thu được hiệu quả.
Trong một tài liệu tham luận cho Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái
Bình Dương của Walter Jamieson biên soạn với tiêu đề “Promotion of
Investment in Tourism Infrastructure” [27] đã đề cập tới các công cụ nhằm
thu hút đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng du lịch nói chung cho các quốc gia
trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu,
phân tích, tìm kiếm giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động XTĐT du lịch.
*Lịch sử nghiên cứu tại Việt Nam
Ở Việt Nam, mặc dù đã nhận ra tầm quan trọng của công tác XTĐT song

việc nghiên cứu cho lĩnh vực này cịn rất ít.

3


Hầu hết các tài liệu tìm được chỉ mới đề cập đến vấn đề làm sao để thu
hút đầu tư (đặc biệt đầu tư FDI), hay nâng cao chất lượng đầu tư FDI tại Việt
Nam như: Luận văn thạc sỹ“Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài của các nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” của
Nguyễn Thị Thái An-Đại học Quố c gia Hà Nội [1]; Luận án tiế n sỹ kinh tế
của Nguyễn Xuân Trung - Học viện Khoa học Xã hội “ Một số giải pháp
nhằ m nâng cao chấ t lương̣ đầ u tư trực tiế p nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn
2011 – 2020” [4];Khóa luận tốt nghiệp của Đào Thị Thanh Thủy - Đại học
Ngoại thương Hà Nội“Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào ngành du lịch Việt Nam” [6]; …
Với tài liệu liên quan đến XTĐT tìm được là luận án tiế n sỹ kinh tế của
Phan Thị Thùy Trâm, Học viện Khoa học Xã hội , đề tài “Kinh nghiệm xúc
tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước khu vực Đông Á và bài học
cho Việt Nam” [3], đã trình bày, đánh giá thực trạng XTĐT của Việt Nam, từ
đó xác định quan điểm, phương hướng và đưa ra những giải pháp vĩ mô và vi
mô để nâng cao hiệu quả hoạt động XTĐT của Việt Nam.
Ở tài liệu luận án tiến sỹ kinh tế của Nguyễn Thị Thu Hương, Đại học
Kinh tế Quốc dân: “Hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư nhằm phát triển các
khu công nghiệp ở Việt Nam”[2]đã làm rõ tác động của hoạt động XTĐT đến
việc thu hút đầu tư phát triển các khu cơng nghiệp, từ đó đề xuất các giải pháp
để hồn thiện cơng tác XTĐT của Việt Nam nói chung.
Với tài liệu “Xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Hà Nội trong giai đoạn
hiện nay”của Hoàng Văn Hoàn,luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Thương mại.
Tác giả đã đánh giá được thực trạng hoạt động XTĐT phát triển du lịch Hà
Nội, những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất những giải pháp chủ

yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động XTĐT phát triển du lịch Hà Nội.[7]

4


Đối với tỉnh Phú Thọ, tác giả chưa tìm thấy cơng trình nghiên cứu nào đề
cập đến việc tìm kiếm các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động XTĐT du lịch
của tỉnh. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa những cơ sở lý luận khái quát chung về
XTĐT, kết hợp với nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động XTĐT du lịch
của tỉnh Phú Thọ, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt
động XTĐT du lịchcho tỉnh Phú Thọ. Điều này sẽ có ý nghĩa quan trọng và
thiết thực đối với sự phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn sắp
tới.
3.Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
* Mục tiêu
Mục tiêu của luận văn là tìm kiếm những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt
động XTĐT du lịch để nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động XTĐT
du lịch, góp phần thu hút hiệu quả cả về số lượng và chất lượng các nhà đầu
tư du lịch tại Phú Thọ, tạo động lực phát triển du lịch cho tỉnh Phú Thọ.
* Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục tiêu trên, nhiệm vụ của luận văn là:
-Hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn cơ bản về hoạt động xúc tiến
đầu tư du lịch.
-Đánh giá thực trạng và kết quả của hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch
tỉnh Phú Thọ.
-Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư du
lịch tỉnh Phú Thọ.
4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch.
- Về không gian: Địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Về thời gian: Số liệu nghiên cứu thực trạng từ năm 2008 - 2012, đề
xuất một số giải pháp cho giai đoạn 2013 – 2017.

5


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Tác giả sử dụng phương pháp này với mục đích thu thập các số liệu về
tình hình phát triển du lịch, số liệu về các dự án đầu tư về du lịch, cũng như
các số liệu liên quan đến công tác xúc tiến đầu tư du lịch trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ. Nguồn số liệu được lấy chủ yếu từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú
Thọ; Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ; và Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại
và Du lịch Phú Thọ. Những số liệu thu được sẽ làm căn cứ để phân tích, đánh giá
về hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu
Do tính chất của đề tài là nghiên cứu về hoạt động quản lý Nhà nước về
xúc tiến đầu tư du lịch; các đối tượng khảo sát điều tra tập trung chủ yếu vào
các cán bộ quản lý Nhà nước, các nhà chủ đầu tư. Chính vì vậy, luận văn chọn
phương pháp phỏng vấn chuyên sâu thay cho phương pháp điều tra định
lượng bằng bảng hỏi.
Tác giả đã thực hiện 26 cuộc phỏng vấn chuyên sâu các đối tượng đại
diện cho chủ thể của XTĐT du lịch là các nhà quản lý, các nhà hoạch định
chính sách ở các cấp có thẩm quyền và những tổ chức, cá nhân thực hiện triển
khai hoạt động XTĐT du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Ngồi ra, tác giả cịn
tiến hành phỏng vấn chun sâu các đối tượng là các nhà đầu tư, và các đối
tượng thuộc cộng đồng dân cư địa phương nằm trong khu vực bị giải tỏa để
thực hiện dự án đầu tư phát triển du lịch ở Phú Thọ. Các đối tượng được
phỏng vấn chuyên sâu đảm bảo tính đại diện cho lĩnh vực nghiên cứu. Danh
sách các đối tượng phỏng vấn chuyên sâu tại Phụ lục 1.

Việc phỏng vấn chuyên sâu được tiến hành trực tiếp theo mẫu các câu
hỏi tại Phụ lục 3A và 3B.

6


Các thông tin từ phỏng vấn chuyên sâu thu được bổ sung cho các lập
luận đồng thời kiểm chứng thông tin lấy được từ số liệu thứ cấp thu được từ
phương pháp thu thập và xử lý số liệu.
- Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia được tác giả sử dụng với mục đích tham vấn
các ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, đầu tư du lịch và xúc
tiến đầu tư du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Từ đó có những bổ sung cho các
giải pháp rút ra từ chính những người làm cơng tác xúc tiến đầu tư du lịch
trong thực tiễn.
Danh sách các chuyên gia thực hiện xin ý kiến tại Phụ lục2.
Tổng thuật các kết quả thực hiện phỏng vấn của phương pháp chuyên gia
và phương pháp phỏng vấn chuyên sâu tại Phụ lục 4.
- Phương pháp phân tích hệ thống
Phương pháp phân tích hệ thống được sử dụng nhằm tích hợp các thông tin
lấy được từ các phương pháp trên bao gồm thu thập và xử lý số liệu; phỏng
vấn chuyên sâu, và phương pháp chuyên gia để thực hiện phân tích một cách
có hệ thống và tồn diện nhằm xác định ra rõ được kết quả và kết luận cho
những vấn đề nghiên cứu.
6.Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn có kết cấu 3 chương.
Chương 1:Cơ sở lý luận chung về hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch.
Chương 2: Thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch tỉnh Phú Thọ
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư

du lịch tỉnh Phú Thọ.

7


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG
XÚC TIẾN ĐÂU TƢ DU LỊCH
1.1.Khái niệm đầu tƣ du lịch, xúc tiến đầu tƣ du lịch và các khái niệm
liên quan
1.1.1. Khái niệm đầu tư du lịch
Hiện nay có nhiều quan niệm và nhiều cách tiếp cận khác nhau về đầu
tư. Theo Từ điển tiếng Việt, đầu tư là việc “bỏ nhân lực, vật lực, tài lực vào
cơng việc gì, trên cơ sở tính tốn hiệu quả kinh tế, xã hội”. [24] Đối với khoa
học kinh tế, đầu tư được coi là hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại,
nhằm đem lại cho nền kinh tế, xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn
các nguồn lực đã sử dụng để xây dựng và phát triển kinh tế, là “chìa khóa”
của sự tăng trưởng kinh tế. Mọi hoạt động đầu tư suy cho cùng đều nhằm
mang lại những lợi ích như sự tăng thêm tài sản vật chất, tài sản trí tuệ hay
nguồn nhân lực cho xã hội.
Ở Việt Nam, Luật đầu tư định nghĩa rằng: “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ
vốn bằng các tài sản hữu hình hoặc vơ hình để hình thành tài sản tiến hành
các hoạt động đầu tư”. [11] Vốn đầu tư có thể là tài sản vơ hình hoặc tài sản
hữu hình. Vốn đầu tư là các tài sản hữu hình như là tiền, đất đai, nhà xưởng,
máy móc, thiết bị, hàng hóa. Vốn đầu tư là các tài sản vơ hình như là bằng
sáng chế, phát minh nhãn hiệu hàng hóa, bí quyết kỹ thuật, uy tín kinh
doanh, bí quyết thương mại, vv, … [14]
Tuy nhìn nhận ở những góc độ khía cạnh khác nhau, nhưng để làm nên
một quan niệm hồn chỉnh về đầu tư sẽ khơng thể thiếu những đặc trưng sau.
Trước hết là công việc đầu tư phải bỏ vốn ban đầu. Thứ hai là đầu tư ln
gắn liền với rủi ro, mạo hiểm. Chính vì thế các nhà đầu tư phải nhìn nhận

được trước những khó khăn để có biện pháp phịng ngừa rủi ro. Cuối cùng,
mục tiêu của đầu tư là hiệu quả. Với các doanh nghiệp thường thiên về hiệu
8


quả kinh tế, tối đa hóa lợi nhuận. Cịn đối với Nhà nước lại muốn đạt hiệu
quả kinh tế gắn liền với lợi ích xã hội. Trong nhiều trường hợp, lợi ích xã hội
được đặt lên hàng đầu và là mục tiêu đầu tư lâu dài.
Như vậy, đầu tư cho du lịch có thể được hiểu là việc bỏ ra một khoản
tiền vốn hoặc tài sản nhất định để thực hiện các kế hoạch kinh doanh trong
chiến lược phát triển lâu dài của ngành du lịch, của một địa phương, một
quốc gia nhằm đem lại lợi ích về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội phù
hợp với chiến lược phát triển chung của nền kinh tế.
Để đưa các du khách đến các điểm, khu du lịch, cần phải đầu tư xây
dựng các cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, phương tiện vận chuyển,...
Để giữ chân các du khách và tăng nguồn thu từ họ cần phải đầu tư xây dựng,
tôn tạo, nâng cấp các cơ sở lưu trú, phải đầu tư để tạo ra các sản phẩm du
lịch đa dạng, hấp dẫn, độc đáo.
Một trong các yếu tố then chốt đảm bảo tính khả thi cho hoạt động đầu
tư là khả năng, năng lực tài chính, đảm bảo chi trả cho các hoạt động đầu tư.
Vốn đầu tư có thể được huy động từ các nguồn vốn cá nhân trong và ngoài
nước, nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn viện trợ nước ngoài (nguồn vay
từ các tổ chức tiền tệ và tín dụng quốc tế và chính phủ các nước, trong đó có
nguồn ODA), ngồi ra cịn có thể huy động từ tiền nhàn rỗi trong dân chúng.
1.1.2.Khái niệm xúc tiến đầu tư du lịch và các khái niệm liên quan
Để có thể hiểu rõ về xúc tiến đầu tư du lịch, trước hết cần làm rõ, phân
biệt sự khác nhau về xúc tiến, cụ thể ở đây là xúc tiến thương mại, xúc tiến
đầu tư và xúc tiến du lịch.
 Xúc tiến thương mại
Theo lý thuyết Marketing, xúc tiến thương mại là vận dụng các công cụ

hỗn hợp nhằm thu hút khách hàng chú ý đến sản phẩm của mình, từ đó nảy
sinh nhu cầu mua và sử dụng các sản phẩm cần bán.

9


Trong luật Thương mại Việt Nam thì xúc tiến thương mại được định
nghĩa: “ Xúc tiến thương mại là những hoạt động nhằm thúc đẩy, tìm kiếm cơ
hội mua bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo
thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm
thương mại.” [13] Mục đích của hoạt động xúc tiến thương mại là nhằm thúc
đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ.
 Xúc tiến du lịch
Theo luật Du lịch Việt Nam, xúc tiến du lịch được coi “ là hoạt động
tuyên truyền, quảng bá , vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển
du lịch.” [12] Như vậy, mục đích của xúc tiến du lịch là hướng tới quảng bá,
giới thiệu về hình ảnh đất nước, con người, tài nguyên du lịch, … đồng thời
tăng cường nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch văn
minh, lành mạnh, và đẩy mạnh tốc độ phát triển du lịch của một địa phương
hoặc quốc gia.
 Xúc tiến đầu tư
Xúc tiến đầu tư được hiểu là hoạt động thu hút các tập đoàn kinh tế, các
doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước đến địa phương mình,
quốc gia mình… để đầu tư. Thực chất, hoạt động XTĐT là hoạt động
Marketing trong thu hút đầu tư mà kết quả của nó chính là nguồn vốn đầu tư
thu hút được.
Như vậy có thể nói, hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến du lịch và
xúc tiến đầu tư là khác nhau và cụ thể điểm phân biệt các khái niệm này chính
là mục đích, mục tiêu của các hoạt động xúc tiến. Nếu như mục đích của hoạt
động xúc tiến thương mại chính là thúc đẩy trao đổi, mua bán hàng hóa dịch

vụ ; hoạt động xúc tiến du lịch với mục đích là quảng bá hình ảnh phát triển
du lịch; thì mục đích của hoạt động xúc tiến đầu tư chính là thu hút ngày càng
nhiều nguồn vốn đầu tư cho địa phương hay quốc gia.

10


Chính từ sự khác nhau về mục đích, mục tiêu cần đạt được của mỗi hoạt
động xúc tiến dẫn đến việc xác định đối tượng, chủ thể ; thời gian xúc tiến;
các cách thức, công cụ triển khai xúc tiến;… cũng sẽ có những nét riêng biệt.
 Xúc tiến đầu tư du lịch
Đối với các tài liệu nước ngoài và cả trong luật Du lịch, luật Đầu tư Việt
Nam đều chưa có định nghĩa về xúc tiến đầu tư du lịch, song trong thực tiễn
của hoạt động du lịch, XTĐT du lịch được hiểu rằng: Xúc tiến đầu tư du lịch
là việc sử dụng những công cụ và cách thức xúc tiến cụ thể tác động vào các
đối tượng đầu tư tiềm năng, nhằm tăng cường thu hút đầu tư và đẩy nhanh
tiến độ thực hiện các dự án đầu tư phát triển và tiêu thụ sản phẩm du lịch.
Du lịch là một ngành dịch vụ, chính vì thế xúc tiến đầu tư du lịch địi hỏi
vừa phải có những XTĐT vơ hình và XTĐT hữu hình.
XTĐT hữu hình bao gồm xúc tiến đầu tư vào: Hệ thống điện nước,
đường xá, viễn thông; Các cơ sở lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ, resort …;
Cơ sở phục vụ ăn uống như nhà hàng, quán ăn, … ; Phương tiện giao thông
như sân bay, hải cảng, hệ thống đường liên tuyến và bến bãi đậu xe…;
Phương tiện vận chuyển như máy bay, ô tô, tàu thuyền…; Các điểm tham
quan du lịch như di tích lịch sử, văn hóa, tự nhiên hay vui chơi giải trí …
XTĐT vơ hình sẽ bao gồm có những mục như: Quản lý du lịch; Xúc tiến
và quảng bá du lịch; Đào tạo phát triển nguồn du lịch; …
Do vừa có phần hữu hình và phần vơ hình nên cơng tác xúc tiến đầu tư
du lịch địi hỏi ở người làm cơng tác xúc tiến cần có sự hiểu biết tổng quát,
tầm nhìn và liên kết mạch lạc. Hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch đã được áp

dụng phổ biến và mang lại hiệu quả, lợi ích cao ở một số địa phương, quốc
gia.

11


1.2. Nội dung của hoạt động xúc tiến đầu tƣ du lịch
Hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch về cơ bản bao gồm tám nội dung của
hoạt động xúc tiến nói chung. Đối với hoạt động du lịch, do đặc trưng của
ngành nên hoạt động XTĐT cũng có những hoạt động mang tính khác biệt, đó
là: Xác định mục tiêu của XTĐT du lịch; Xác định chủ thể xúc tiến đầu tư du
lịch; Xác định đối tượng xúc tiến đầu tư du lịch; Xây dựng nội dung thông
điệp XTĐT; Lựa chọn công cụ và cách thức xúc tiến; Xác định ngân quỹ cho
xúc tiến; Lập chương trình xúc tiến đầu tư; và Đánh giá hiệu quả và điều
chỉnh hoạt động xúc tiến đầu tư.
1. Xác định mục tiêu của XTĐT du lịch
2. Xác định chủ thể xúc tiến đầu tư du lịch
3. Xác định đối tượng xúc tiến đầu tư du lịch
4. Xây dựng nội dung thông điệp XTĐT
5. Lựa chọn công cụ và cách thức xúc tiến
6. Xác định ngân quỹ cho xúc tiến
7. Lập chương trình xúc tiến đầu tư
8. Đánh giá hiệu quả và điều chỉnh hoạt động xúc tiến đầu tư

Bảng 1.1: Nội dung của hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch
1.2.1. Xác định mục tiêu của XTĐT du lịch
Mục tiêu của XTĐT du lịch chính là hiện thực hóa các kế hoạch đầu tư
vạch ra ban đầu cả về chất lượng và tiến độ để nhanh chóng đưa vào khai

12



thác, với hiệu quả cao nhất.Để đạt được mục tiêu này, cần phải tìm kiếm các
đối tác đầu tư thích hợp và đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư.
a) Tìm kiếm các đối tác đầu tư thích hợp
Cũng như hoạt động đầu tư ở những lĩnh vực khác, việc tìm kiếm, lựa
chọn được các nhà đối tác phù hợp là yêu cầu số một trong việc triển khai
thực hiện các kế hoạch đầu tư du lịch, bởi đây chính là nhân tố có tính chất
quyết định đến sự thành bại cũng như chất lượng và hiệu quả khai thác của
các dự án đầu tư. Các đối tác đầu tư có thể là các nhà đầu tư, các chủ thầu, các
cơ quan tư vấn- thiết kế, các nhà tài trợ, … và phải đảm bảo được những tiêu
chuẩn sau đây:
- Có đủ khả năng về chun mơn kỹ thuật liên quan đến dự án đầu tư
để đảm bảo chất lượng và kỹ thuật cơng trình.
- Có uy tín cao và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực liên quan, được
kiểm chứng bởi các cơng trình đã thực hiện.
- Có đủ năng lực tài chính cần thiết đảm bảo phục vụ hoạt động đầu tư
thông suốt, liên tục, khơng bị gián đoạn cho tới khi hồn thành dự án.
- Thực sự có thiện chí và quan điểm kinh doanh nghiêm túc, sẵn sàng
chịu trách nhiệm về chất lượng và hiệu quả cơng trình như cam kết ban đầu.
- Đưa ra được phương án đầu tư hợp lý, với chi phí thấp nhất.
- Có tầm nhìn chiến lược, phù hợp với yêu cầu phát triển đồng bộ, bền
vững, cân bằng các lợi ích kinh tế- xã hội, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi
trường.
b) Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư du lịch
Mục đích chính của XTĐT là góp phần nhanh chóng biến các kế hoạch
đầu tư du lịch thành hiện thực thông qua việc tăng cường sử dụng các công cụ
và cách thức xúc tiến, thu hút các nhà đầu tư và các tổ chức tham gia hoạt
động đầu tư theo kế hoạch chiến lược đề ra.[10] Để đạt được mục tiêu này,


13


cần phải có sự liên minh, hợp tác chặt chẽ giữa nhiều cơ quan, nhiều ngành
nghề khác nhau, dưới sự chỉ đạo tích cực của các cấp chính quyền từ Trung
ương đến địa phương.
1.2.2. Xác định chủ thể xúc tiến đầu tư du lịch
Với vai trò là những tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động xúc
tiến đầu tư, chủ thể của XTĐT du lịch ở tầm vĩ mơ là các nhà hoạch định
chính sách XTĐT.[10] Theo đó, Chính phủ và chính quyền địa phương, các
hiệp hội du lịch, các tổ chức xúc tiến như Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Cục
Xúc tiến Du lịch, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam… là các chủ
thể XTĐT. Cùng tham gia thực hiện là Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch. Trong phạm vi cả nước, tham mưu cho hoạt động XTĐT
chính là các cơ quan cấp bộ như Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối kết hợp cùng
với các cơ quan chức năng khác như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ
Ngoại giao; Bộ Công thương; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Tài
nguyên Môi trường …
Ở cấp địa phương thì chính quyền tỉnh, thành phố là chủ thể thơng qua
các tổ chức xúc tiến trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch
và Đầu tư để triển khai thực hiện; các Sở chức năng tương đương như Sở
Công thương; Sở Xây dựng; Sở Giao thông Vận tải; Sở Tài nguyên và Môi
trường, … tham mưu và cùng kết hợp thực hiện.
1.2.3. Xác định đối tượng xúc tiến đầu tư du lịch
Khách thể - đối tượng của XTĐT du lịch chính là các nhà đầu tư, các
nhà tài trợ, các nhà thầu, các nhà tư vấn hoặc chính những tổ chức, cá nhân
trong cộng đồng cũng là đối tượng công chúng xúc tiến đầu tư. [10]
Đối tượng XTĐT trước hết là các nhà đầu tư (trực tiếp bỏ vốn và khai
thác các dự án đầu tư với mục tiêu lợi nhuận) hoặc các nhà tài trợ. Các đối
tượng này được gọi là các đối tác đầu tư. [8] Về lý thuyết, để đảm bảo giảm


14


thiểu sự phụ thuộc từ bên ngồi, người ta có thể huy động nguồn vốn trong
nước. Tuy nhiên, trong điều kiện nội lực cịn nhiều hạn chế, thì nguồn cung
cấp vốn từ bên ngoài được coi là hướng ưu tiên mà hoạt đông xúc tiến nhắm
tới. Các đối tác và các nhà tài trợ có thể hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
như những nhà thầu, các chuyên gia tư vấn, giám sát, những nhà cung cấp
dịch vụ, những tổ chức cá nhân có tiềm lực tài chính lớn. Ngồi các đối tác kể
trên, cịn cần tìm kiếm từ các nguồn tài trợ khác, trong đó phải kể đến các
nguồn tài trợ phi lợi nhuận, bao gồm các khoản viện trợ khơng hồn lại, hay
vốn cho vay ưu đãi…
Các nhà đầu tư nước ngồi vừa góp vốn, vừa tham gia trực tiếp kinh
doanh sau này trên cơ sở khai thác các cơng trình đầu tư được gọi là đầu tư
trực tiếp nước ngồi (FDI) đóng vai trị rất quan trọng trong hoạt động đầu tư.
[14] Đối với các cơng trình trọng điểm, số lượng vốn cần huy động lớn, thời
gian hoàn vốn lâu, khả năng sinh lời thấp (các dự án phát triển mạng lưới giao
thông công cộng, công viên, hệ thống chiếu sáng đơ thị, các cơng trình mang
tính phúc lợi xã hội và phục vụ mục đích cơng cộng khác …) nên kém hấp
dẫn các nhà đầu tư tư nhân, thì cần nguồn vốn ưu đãi từ chính phủ các nước
hoặc các tổ chức tín dụng quốc tế như WB, ADB, IMF … Cả hai nguồn trên
đây đều có vai trị quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển, do vậy,
đây là nhóm các đối tác hàng đầu mà hoạt động XTĐT nhắm tới.
1.2.4. Thiết kế thông điệp xúc tiến đầu tư
Theo từ điển tiếng Việt “ thông điệp” là điều quan trọng muốn gửi gắm
thông qua một hình thức hoạt động, một việc làm mang tính biểu trưng nào
đó. [24]. Như vậy, thơng điệp xúc tiến đầu tư phải là những điểm thu hút
được sự chú ý của các nhà đầu tư, cho họ biết được những lợi ích, hiệu quả
kinh tế, xã hội khi tham gia đầu tư, vì sao họ lại chọn đầu tư cho dự án tại địa

phương quốc gia này thay vì các dự án ở những địa điểm, quốc gia khác.

15


Muốn có được một thơng điệp tốt, có sức lơi cuốn, cần phải hồn thiện khâu
nội dung, kết cấu, hình thức và nguồn thông điệp.
a) Nội dung thông điệp
Một trong những nội dung quan trọng nhất của thông điệp là các thông
tin cơ bản về kế hoạch đầu tư cũng như các dự án đầu tư. Các thông tin mà
thông điệp mang lại phải trung thực, không cần quá chi tiết nhưng phải dễ
hiểu và bám sát vào các mục tiêu kế hoạch đã định. Nhìn chung, thơng điệp
phải hàm chứa đầy đủ các thông tin cơ bản như: Quy mơ dự án (diện tích,
tổng số vốn đầu tư …); Thời gian thực hiện dự án; Vị trí triển khai dự án,
Quyền lợi được hưởng khi tham gia dự án… [10]
b) Kết cấu và hình thức của thơng điệp
Về cơ bản, kết cấu và hình thức của thơng điệp có ảnh hưởng lớn đến
hiệu quả tác động của người nhận thơng điệp. Kết cấu và hình thức thơng điệp
thể hiện ở bố cục, cách trình bày sao cho gây ấn tượng tốt ngay từ ban đầu đối
với người nhận thông điệp.
- Kết cấu của thông điệp cần thể hiện sự cân đối, đảm bảo logic và tạo
hướng mở cho người nhận thơng điệp thoải mái hơn trong tư duy.
- Hình thức của thông điệp thể hiện sự cẩn thận và chu đáo, làm cho
người nhận thơng điệp có thiện cảm và đánh giá cao sự chuẩn bị của những
người truyền thông điệp.
c) Nguồn phát thông điệp
Nguồn phát thông điệp trong trường hợp này thường thông qua những
người đại diện cho chủ thể xúc tiến. Nếu thông điệp là những bài diễn thuyết
(như trong các hoạt động quan hệ công chúng), thì đại diện chủ thể sẽ là
người phát ngơn chính thức để truyền tải thông điệp.


16


×