Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Tín ngưỡng thờ cúng của người tày ở lục yên yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------***----------------

LÈNG MINH TUẤN

TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG CỦA NGƢỜI TÀY Ở
LỤC YÊN-YÊN BÁI
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Thị Hòa Hới

Hà Nội, 2017


LỜI CẢM ƠN
Luận văn “ Tín ngưỡng thờ cúng của người Tày ở Lục Yên - Yên Bái”
thể hiện những kiến thức của tác giả trong 2 năm học tập dưới sự dìu dắt, chỉ
bảo tận tình của các thầy cô trong nhà trường, đặc biệt là các thầy cô trong
khoa Triết học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Đỗ Thị Hịa Hới đã
hết lịng dìu dắt, chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn BGH trường Đại học KHXH, NV- Đại học Quốc
Gia Hà Nội, các thầy cô trong khoa Triết học, bộ môn Tôn giáo học, Phịng
dân tộc, Phịng văn hóa huyện Lục n đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành
luận văn.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến gia đình, người thân,
bạn bè, đồng nghiệp đã khích lệ đơng viên tơi hồn thành luận văn này.


Tác giả

Lèng Minh Tuấn


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Đỗ Thị Hòa Hới.
Các kết quả của luận văn chưa được công bố trong các công trình nào
khác. Các số liệu, tài liệu, hình ảnh sử dụng trong luận văn là trung thực,
khách quan và có nguồn gốc rõ ràng.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung đề tài.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2017
Tác giả luận văn

Lèng Minh Tuấn


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 2
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 2
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 7
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu .................................................. 7
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................... 8
7. Ý nghĩa lí luận............................................................................................. 8
8. Kết cấu của đề tài ........................................................................................ 8
Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG VÀ

TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI TÀY Ở LỤC
YÊN - YÊN BÁI .............................................................................................. 9
1.1. Điều kiện hình thành tín ngưỡng thờ cúng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Tày ở Lục Yên......................................................................................... 9
1.2. Các tộc người ở Lục Yên........................................................................... 13
1.3. Một số vấn đề lý luận chung và nhận diện, đặc điểm tín ngưỡng thờ cúng, tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Lục Yên. ........................................... 19
Chƣơng 2. XU HƢỚNG VẬN ĐỘNG CỦA TÍN NGƢỠNG THỜ
CÚNG CỦA NGƢỜI TÀY Ở LỤC YÊN - YÊN BÁI HIỆN NAY VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP .................................................................................. 57
2.1. Xu hướng biến đổi tín ngưỡng thờ cúng của người Tày ở Lục Yên............... 57
2.2. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị trong việc thờ cúng của người Tày
ở Lục Yên hiện nay ......................................................................................... 71
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 84
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 89

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bản thân là một người con dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên trên mảnh
đất Lục Yên và được tham gia nhiều sinh hoạt tín ngưỡng, nghi lễ thờ cúng
của người Tày nơi đây. Từ góc độ triết học và qua thực tế tơi nhận ra rằng,
bản sắc văn hóa của người Tày hiện nay còn nhiều giá trị cần được nghiên
cứu và tìm hiểu. Đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở
Lục Yên-Yên Bái.
Trong những năm gần đây cùng với q trình xây dựng nơng thơn mới, xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, Đảng nhà nước ta ln chú trọng xây dựng

nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đi cùng với đó là việc
bảo tồn, phát huy văn hóa của các tộc người thiểu số trong thời kỳ hội nhập kinh
tế thế giới và giao lưu văn hóa quốc tế. Do vậy, việc nghiên cứu, khai thác kho
tàng văn hóa dân tộc, trong đó có tín ngưỡng thờ cúng của người Tày có vai trị
quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung
và văn hóa người Tày nói riêng.
Theo số liệu thống kê người Tày với dân số hơn 1,6 triệu người có số
dân đơng nhất trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Tuy có dân số đơng
và địa bàn phân bố rải rác trên khắp các tỉnh miền núi phía bắc như : Cao
Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn,Tuyên quang, Yên Bái….nhưng người Tày vẫn
giữ được nhiều yếu tố mang tính chất thuần khiết, hoang sơ, mộc mạc…
Tỉnh Yên Bái là nơi quần cư của 30 dân tộc anh em trong đó người Tày ở
Lục Yên có dân số đơng nhất. Trong q trình tồn tại và phát triển người
Tày ở đây còn lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo vừa mang yếu tố chung
của các tộc người vừa có những nét riêng của người Tày ở Lục Yên - Yên
Bái. Điều đó được thể hiện mạnh mẽ không chỉ trong đời sống lao động sản
2


xuất, chống giặc ngoại xâm, thiên tai…mà cả trong đời sống tâm linh.
Trong dịng chảy của truyền thống văn hóa đó thì tín ngưỡng của người
Tày có vị trí quan trọng, đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng trong đó có tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người
Tày ở Lục Yên - Yên Bái vốn phản ánh những khía cạnh của đời sống tinh thần,
giúp chúng ta nhận diện và có cái nhìn bao qt về quan niệm vũ trụ, nhân sinh
quan, thế giới quan, ý nguyện tâm linh, các quy tắc ứng xử trong gia đình và cộng
đồng của người Tày. Tín ngưỡng thờ cúng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của Tày
ở Lục Yên - Yên Bái chuyển tải nhiều nội dung sâu sắc về đạo hiếu, đạo nghĩa của
người sống dành cho người chết, người sống với người sống. Nó chi phối đời

sống tâm linh của người Tày nơi đây, tạo ra sự gắn kết giữa các các cá nhân trong
cộng đồng người Tày và giữa người Tày với các tộc người khác. Bên cạnh đó tín
ngưỡng thờ cúng của người Tày ở Lục n-n Bái hiện nay vẫn cịn nhiều giá
trị tích cực lẫn những yếu tố tiêu cực đôi khi là lạc hậu và có nhiều xu hướng biến
đổi trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy việc tìm hiểu tín ngưỡng thờ cúng và tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở địa bàn này có ý nghĩa và cần thiết. Để từ đó tìm ra
những giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị và hạn chế những bất cập trong
tín ngưỡng thờ cúng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Lục Yên-Yên
Bái.
Bởi vậy, tôi chọn đề tài: “Tín ngưỡng thờ cúng của người Tày ở Lục
Yên-Yên Bái” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Triết học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về phong tục, tín
ngưỡng, tiêu biểu như: Toan Ánh ( 1992), Tìm hiểu phong tục Việt Nam nếp
cũ- tết lễ- hội hè, Nxb Thanh niên, Hà Nội; Lê Dân ( 1994), Văn hóa gia đình
Việt Nam trong phát triển xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội; Vũ Ngọc Khánh
(1994), Tín ngưỡng làng Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Phan Kế
3


Bính (1995), Việt Nam phong tục, Nxb Hà Nội; Nguyễn Huy Linh (1996), Tín
ngưỡng thành hồng làng Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Nguyễn
Đức Lữ (2000), Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Đăng Duy, Các hình thái tín ngưỡng tơn giáo ở
Việt Nam, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội... Các cơng trình trên chủ yếu
nghiên cứu về tơn giáo, văn hóa tơn giáo, tín ngưỡng dân gian nói chung của
dân tộc Việt Nam.
Từ trước đến nay, do có vị trí và vai trị quan trọng trong cộng đồng dân
tộc Việt Nam mà người Tày và văn hóa Tày ln dành được sự quan tâm,
chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Theo đó, rất nhiều cơng trình, bài viết, luận

án, luận văn, khóa luận liên quan đến tất cả các lĩnh vực: lịch sử, kinh tế, xã
hội, văn hóa, ngơn ngữ, chữ viết, tri thức dân gian cũng như các loại hình diễn
xướng, dân ca, văn học nghệ thuật đã được cơng bố.
Tiếp cận từ góc độ dân tộc học, tơn giáo của người Tày nói chung cũng đã
được đề cập trong một số cơng trình nghiên cứu cơ bản của Viện Dân tộc học,
do Nxb Khoa học xã hội xuất bản, tiêu biểu là các cơng trình như: Sơ lược giới
thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam (1968); Các dân tộc ít
người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc), 1978.
Tiếp cận từ góc độ xây dựng và kiến trúc có các cơng trình nghiên cứu
như : Nhà cửa các dân tộc ở trung du Bắc Bộ Việt Nam (1978); Các dân tộc
Tày Nùng ở Việt Nam (Nxb Khoa học xã hội, 1992); Nhà sàn truyền thống
của người Tày ở Đông Bắc Việt Nam (Nxb Khoa học xã hội, 2004); Nhà ở
cổ truyền các dân tộc Việt Nam (Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Đại học
Kiến Trúc- Hà Nội, 1994).
Đi sâu vào lĩnh vực tín ngưỡng của người Tày cũng đã được đề cập trực
tiếp hay gián tiếp trong các công trình khác như: Các dân tộc thiểu số ở Tuyên
Quang ( Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang, 1973); Các dân tộc ở Bắc Kạn ( Nxb
4


Thế Giới, 2003); Một số bài viết về người Tày và tín ngưỡng người Tày in
trong Các cơng trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ( tập I,
II, III và V) do Nxb Khoa học xã hội ấn hành từ năm 1999 đến 2005. Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp bộ, chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Thị Yên: “Hiện
trạng và vai trò của các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng trong đời sống của
người Tày, Nùng các tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam”. Đề tài đã sưu tầm
nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tơn
giáo của người Tày, Nùng làm cơ sở cho việc điều tra, khảo sát thực tế sinh
hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhóm dân tộc này, vai trị và tác động của nó
trong cuộc sống xã hội hiện tại, từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp cho công

tác xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của người Tày, Nùng ở miền núi
Đông Bắc Việt Nam. Đề cập sâu hơn tác giả Nguyễn Thị Yên trong cuốn “Tín
ngưỡng dân gian Tày, Nùng” Nxb Khoa học xã hội, năm 2009. Tác giả đã
tiến hành khảo sát hiện trạng đời sống sinh hoạt tín ngưỡng của đồng bào Tày,
Nùng ở một số địa phương và nêu ra vai trị của tín ngưỡng trong đời sống
tinh thần của đồng bào. Ngoài ra cuốn sách cũng chỉ ra xu hướng biến đổi của
các hình thức tín ngưỡng của người Tày, Nùng dưới tác động của cuộc sống
hiện đại. Ngoài ra cần phải chú ý đến nhóm cơng trình tiếp cận từ góc độ triết
học, triết học văn hóa, triết học giá trị, triết học tôn giáo đã xác lập cho chúng
tôi những vấn đề lý luận nền tảng rất quan trọng về mặt lý thuyết tổng qt,
dựa vào đó mà cơng trình nghiên cứu của chúng tơi vận dụng vào nghiên cứu
thực trạng tín ngưỡng thờ cúng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Lục Yên Yên Bái trong điều kiện hiện nay và phân tích chỉ ra các mặt có giá trị cũng
như các mặt lạc hậu, bất cập trong đó có các cơng trình nghiên cứu như:
Lương Việt Hải, “ Văn hóa, triết lý và triết học”, Tạp chí Triết học (số
10/2008); Nguyễn Huy Hồng, Triết học- văn hóa giá trị và con người ( Viện
Văn hóa & Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà nội, 2003); Lê Ngọc Trà, Văn hóa
Việt Nam đặc trưng và tiếp cận, ( Nxb Giáo dục Hà Nội, 2002); Phan Ngọc,
5


Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, (Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội,
2003)….
Ngồi ra trong cơng trình nghiên cứu của PGS.TS Trần Đăng Sinh “Những
khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng
bằng bắc bộ hiện nay” (Nxb Chính trị quốc gia, 2010), cũng được trình bày rất
rõ nét tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trên phương diện triết học.
Bên cạnh đó, cịn nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu khác đã được
cơng bố trên các báo, tạp chí như: Tạp chí triết học, Tạp chí dân tộc học, Tạp
chí nghiên cứu tơn giáo…cũng đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau về tín
ngưỡng, tơn giáo nói chung và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày nói

riêng mà danh mục đã thống kê.
Nhìn chung, kế thừa từ những cơng trình nghiên cứu khoa học trên chúng tơi
đã khái qt, tổng kết mang lại cái nhìn tổng quan về dân tộc Tày từ những giá trị
vật chất đến tinh thần. Các cơng trình trước đó đã khái qt bức tranh văn hóa, tín
ngưỡng đậm đà bản sắc dân tộc Tày đây là nguồn tư liệu bổ ích để cho những
người sau đi sâu vào nghiên cứu tín ngưỡng người Tày ở Lục Yên – Yên Bái.
Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa có chọn lọc thành quả của các nhà khoa học
cùng với việc tìm tịi khảo sát thực địa của bản thân trong điều kiện cụ thể, tác
giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Tín ngưỡng thờ cúng của người Tày ở Lục
Yên-Yên Bái” làm luận văn thạc sĩ triết học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích
Mục đích của luận văn là tìm hiểu đặc điểm, thực trạng, vai trò, xu
hướng biến đổi của tín ngưỡng thờ cúng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Tày ở địa bàn huyện Lục Yên-Yên Bái hiện nay, từ đó đề xuất một số
giải pháp cơ bản nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế tiêu cực trong tín
ngưỡng thờ cúng của người Tày ở Lục Yên- Yên Bái
3.2. Nhiệm vụ
6


Để thực hiện được mục đích trên, Luận văn tiếp cận từ góc độ triết học
hướng vào giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:
Một là, làm rõ các điều kiện, tiền đề của tín ngưỡng thờ cúng và tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày, chỉ ra đặc điểm bản, sắc văn hóa đặc
trưng của người Tày ở Lục Yên-Yên Bái.
Hai là, khảo sát thực trạng sinh hoạt tín ngưỡng thờ cúng, chỉ rõ các giá
trị bản sắc văn hóa dân tộc Tày hiện nay và chỉ ra các xu hướng phát triển tín
ngưỡng thờ cúng của người Tày ở Lục Yên- Yên Bái
Ba là, đề xuất các giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa

của người Tày ở Lục Yên-Yên Bái trong thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tín ngưỡng thờ cúng và tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên của người Tày.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những đặc điểm, thực trạng và xu hướng
vận động của tín ngưỡng thờ cúng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, đặc trưng cơ bản
tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo của người Tày ở Lục Yên-Yên Bá, nhằm
gìn giữ và phát huy nó trong điều kiện đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,
mở cửa và hội nhập hiện nay.
5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lí luận
Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin;
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc; đường lối, chính sách dân tộc, tơn giáo đối
với các dân tộc thiểu số của Đảng và Nhà nước.
5.2 Phương pháp nghiên cứu

7


Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp: phân tích, so sánh, tổng hợp;
trừu tượng hóa; kết hợp giữa lịch sử và logic. Ngồi ra cịn sử dụng phương pháp
nghiên cứu liên nghành triết học - văn hóa, triết học - tôn giáo, thống kê số liệu
nhằm đạt được mục đích mà đề tài đặt ra.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn phân tích từ góc độ triết học tín ngưỡng thờ cúng và tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Lục Yên; Đánh giá được thực trạng
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa ấy và đưa ra các giải pháp nhằm giữ gìn

và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở huyện Lục Yên- Yên Bái hiện nay.
7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn
7.1 Ý nghĩa lí luận
Luận văn góp phần lý giải nguồn gốc, cơ sở hình thành, thực trạng và
các giá trị văn hóa của người Tày trong cộng đồng các dân tộc Yên Bái nói
riêng và cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam nói chung. Đồng thời luận văn góp
phần nhận diện các xu hướng biến đổi của tín ngưỡng thờ cúng. Từ đó định
hướng đúng đắn nhằm phát huy các giá trị tích cực, các xu hướng vận động
trong tín ngưỡng thờ cúng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Lục Yên-Yên Bái
hiện nay.
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Do vậy luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu
giảng dạy các môn học tôn giáo học, dân tộc học, văn học địa phương, triết
học, tôn giáo các dân tộc Việt Nam. Góp phần xác định các giải pháp nhằm
giữ gìn và phát huy tốt hơn bản sắc văn hóa dân tộc Tày tại Yên Bái.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận
văn gồm có 2 chương và 5 tiết

8


Chƣơng 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG VÀ TÍN
NGƢỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI TÀY Ở
LỤC YÊN - N BÁI
1.1. Điều kiện hình thành tín ngƣỡng thờ cúng, tín ngƣỡng thờ cúng
tổ tiên của ngƣời Tày ở Lục Yên.
1.1.1 Lịch sử hình thành huyện Lục Yên
Lục Yên là một đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh Yên Bái

hiện nay. Trước đây, đầu thế kỉ XIX thuộc về Hưng Hoá và Tuyên Quang.
Vào năm 1910, Lục Yên được sáp nhập vào Yên Bái trở thành một trong 4
huyện và một châu, khi đó có 6 tổng.
Sau ngày hịa bình 1954 khi thành lập 2 huyện mới là Bảo Yên và Văn
Yên theo Quyết định số 117/CP ngày 16/12/1964 của Hội đồng Chính phủ,
14 xã của Lục Yên được cắt về huyện Bảo Yên. Giai đoạn 1965 - 1975 theo
Quyết định điều chỉnh các đơn vị cấp xã của Bộ trưởng Nội vụ số 21/NV ra
ngày 28/1/1967, cắt 2 xã An Phú và Phú Mỹ của huyện n Bình sáp nhập về
huyện Lục n. Sau đó theo Quyết định số 23/NV tại huyện Lục Yên, giải thể
các xã Quyết Thắng, Tân Thành, Trần Phú, Hợp Thành và Đồng Tâm, điều
chỉnh các xóm giải thể về các xã Tân Lập, Hồng Quang, Tô Mậu, Phúc Lợi,
Tân Lĩnh. Tiếp theo là sự biến động về địa giới hành chính mới quyết định
của Hội đồng Chính phủ thành lập thị trấn huyện lỵ Lục Yên.
Tại kỳ họp thứ IX, Quốc hội khố VIII ngày 12/8/1991 quyết định chia
tỉnh Hồng Liên Sơn thành hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Trong đó tỉnh Yên
Bái được tái lập bao gồm 8 đơn vị hành chính là thị xã tỉnh lỵ Yên Bái và 7
huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Yên Bình, Trấn Yên, Văn Yên,
Lục Yên. Huyện Lục Yên nằm ở. Đơng Bắc tỉnh n Bái, phía Bắc giáp với
huyện Bắc Quang (Hà Giang), phía Tây giáp huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái,
9


phía Nam giáp Hồ Thác Bà của huyện n Bình, phía Đơng giáp huyện Hàm
n (Tun Quang). Huyện Lục n có huyện lỵ là thị trấn Yên Thế, nằm
cách quốc lộ 70 khoảng 17 km về hướng đông và cách thành phố Yên Bái
90km về hướng bắc. Huyện có diện tích tự nhiên là 80.919,03ha, gồm 24 đơn
vị hành chính cấp xã, thị trấn.
HUYỆN LỤC YÊN

Bản đồ hành chính huyện Lục Yên – Yên Bái


10


1.1.2 Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý: Lục Yên là một huyện miền núi, nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh
Yên Bái.Với vị trí nằm sâu trong nội địa, nhưng Lục Yên là của ngõ Đông Bắc
của tỉnh Yên Bái nối liền với các của khẩu của tỉnh Lào Cai, Hà Giang.
Địa hình: Là một huyện miền núi, có địa hình chia cắt bởi các dãy núi
chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, tạo ra các thung lũng và bồn địa bằng
phẳng. Nơi đây là địa bản sản xuất và sinh sống lâu đời của nhân dân các dân
tộc ít người chung sống với người Kinh.
Khí hậu: Huyện Lục n nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nhiệt độ trung bình 22ºC đến 24ºC, nhiệt độ cao nhất 39ºC đến 41ºC. Lượng
mưa trung bình hàng năm tương đối lớn từ 1500 đến 2500mm, tập trung từ
tháng 5 đến tháng 10.
Thủy văn: Huyện nằm ở thượng lưu hồ Thác Bà và có sơng Chảy chảy
qua địa bàn có độ dài 65km cùng với đó với nhiều hệ sơng suối nhỏ khác tạo
nên điều kiện đi lại để nhân dân các dân tộc phát triển kinh tế.
Thổ nhưỡng: Trong quá trình hình thành thì đất ở Lục Yên chủ yếu là Faralit
trong đó đất nơng nghiệp có diện tích trên 15% tổng diện tích tự nhiên.
Khống sản: Trên địa bàn huyện có nhiều khống sản trong đó nổi bật
gồm có: Than nâu, đá ốp lát, đá quý, vàng, phốt pho rít, quặng sắt…
1.1.3 Truyền thống lịch sử văn hóa
Những dấu tích văn hóa cổ ở Lục n
Di chỉ Hang Hùm: Dấu vết cổ xưa nhất về người Việt cổ ở Lục Yên,
là một trong nhiều hang của dãy núi Chùa thuộc xã Tân Lập huyện Lục
Yên. Đây là nơi có di tích của người cổ đại (hiện nay đã bị ngập nước do
hồ thủy điện Thác Bà). Tại đây năm 1964 các chuyên gia khảo cổ học
người Đức và Viện khảo cổ học Việt Nam phát hiện hàng trăm hóa thạch

của những động vật sống Kỷ Cảnh Tân cùng 4 răng của người vượn niên
đại 14,8 vạn năm trước.
11


Nền văn hóa Sơn Vi
Tại Lục n những di tích của nền văn hóa Sơn Vi đầu tiên được phát
hiện vào năm 1980 cho đến nay đã có 6 địa điểm trong đó đáng lưu ý nhất là
điểm Làng Mủng của khu Đền Đại Cại (đều thuộc xã Tân Lĩnh) đây là nơi đã
tìm thấy những cơng cụ bằng đá cuội khơng có dấu vết gia cơng hoặc được
ghè đẽo thơ sơ nhưng có dấu vết sử dụng, niên đại cách ngày nay trên dưới 1
vạn năm.
Di chỉ thời đồ đồng, đồ sắt
Đây là thời đại của văn hóa Đơng Sơn cách đây trên dưới 2000 năm,
hiện vật tiêu biểu được phát hiện là Trống Đồng làng Vặc (xã Minh Xuân),
Rìu, Giáo đồng ở Khau Xẻn (xã An Phú) hiện đang được lưu giữ ở Bảo tàng
tỉnh, mũi tên đồng ở Hang São (xã Tân Lập).
Dấu tích Văn hóa-Lịch sử thời phong kiến
Di tích trong thời kỳ phong kiến tự chủ nét nổi bật ở Lục Yên là những
dấu tích thời Trần. Trong đó 2 quần thể di tích quan trọng nhất là chùa
Tháp Hắc Y và chùa Hang ở làng Úc xã Tân Lập; còn lại là hàng chục các địa
điểm di tích thuộc thời nhà Trần, Lê, Nguyễn đã được phát hiện ở nhiều nơi
trong huyện. Những di vật thu được ở đây thường là đồ sứ bao gồm các loại
bình, lọ, bát, đĩa… Đáng chú ý là hai con voi sứ thời Trần được tìm thấy ở
Làng Nong (Động Quan) và Lâm Thượng. Một di tích lịch sử khảo cổ học
quan trọng không chỉ đối với tỉnh n Bái mà cịn đối với cả nước đó là quần
thể di tích miếu Hắc Ý đền Đại Cại, đình Bến Lăn, núi Thần Áo Đen, tại đây
đã tìm thấy rất nhiều di vật nung được trang trí văn hóa rất cầu kỳ, tinh xảo
thuộc văn hóa thời nhà Trần. Đây là cấu kiện của một tháp đất nung dấu tích
của một cơng trình kiến trúc thời nhà Trần, có niên đại khoảng thế kỷ XIII

đầu thế kỷ XIV. Đây là một tháp đất nung độc đáo có quy mơ và kích thước
to lớn đầu tiên tìm thấy ở Việt Nam. Tại di tích đình Bến Lăn các nhà khảo cổ
cũng tìm thấy một số tảng đá kê chân cột chạm hoa sen cùng nhiều vết tích
12


gạch ngói, mảnh tháp nung chạm khắc hoa văn tinh xảo thuộc thời Trần. Di
tích lịch sử miếu Hắc Y-Đền Đại Cại đã được Bộ Văn hóa Thơng tin cơng
nhận di tích lịch sử văn hóa khảo cổ học cấp quốc gia (ngày 12/7/2001).
Di tích lịch sử thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ:
Khu di tích Cổ Văn-Mường Lai là cơ sở căn cứ cách mạng đầu tiên ở
Lục Yên đã lớn mạnh không ngừng, là xuất phát điểm cho lực lượng cách
mạng phát triển đi khắp nơi trong khu vực, ngày 08/7/1945 cuộc vận động
giành chính quyền về tay cách mạng giành thắng lợi, người dân Lục Yên
bừng bừng khí thế xây dựng củng cố chính quyền cách mạng, quyết tâm bảo
vệ quê hương đất nước kháng chiến chống thực dân Pháp.
1.2. Các tộc ngƣời ở Lục Yên
1.2.1 Khái quát về các tộc ở Lục Yên
Dân số của huyện Lục n là 109.309 người (2015). Tồn huyện có 18
dân tộc anh em cùng chung sống gồm: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mường, Thái,
Cao Lan, Giáy, Ngái, H’Mông... Theo số liệu của huyện Lục Yên năm 2015
người Tày có số dân 56.882 người chiếm 52%, Kinh chiếm 21,1%, Dao
chiếm 14,5%, Nùng chiếm 10,4%, còn lại là các dân tộc khác.
Đặc điểm phân bố dân cư ở Lục n khơng có lãnh thổ tộc người nhất
định mà các tộc người phân bố xen kẽ với nhau. Tuy vậy mỗi dân tộc đều có
vùng quần tụ đơng đảo của mình,tại đây dân số dân tộc đó cao hơn các dân
tộc khác. Tiêu biểu như Người Dao ở Khai Trung, Tân Phượng, Tân Lĩnh;
Người Tày ở Mường Lai, Minh Xuân, Lâm Thượng, Minh Chuẩn; Người
Nùng ở Tân Lĩnh, Phan Thanh, Tân Lập.
Các dân tộc cư trú ở những độ cao khác nhau nên phân thành vùng cao,

vùng thấp và rẻo giữa. Nhà ở, tập quán sản xuất, đời sống văn hóa của mỗi tộc
người có những đặc thù riêng biệt. Người Tày phân bố tại vùng thấp và rẻo
giữa, gần thung lũng các con suối. Kiến trúc nhà sàn và cách thức trồng lúa
nước là đặc trưng cơ bản của người Tày nơi đây.
13


Cùng sinh sống lâu đời trên mảnh đất Lục Yên các dân tộc anh em luôn
giữ mối quan hệ truyền thống đồn kết, thân ái, ln giúp đỡ nhau trong lao
động sản xuất, phòng chống thiên tai và chống giặc ngoại xâm. Với số lượng
đông đảo nhất trong số các dân tộc trên địa bàn, người Tày hiện nay đang đi
đầu trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đời sống văn hóa
tại dân cư, góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển của huyện.
1.2.2. Về tộc Người Tày ở Lục Yên
Người Tày tại Lục n có số dân đơng nhất và cư trú ở vùng giữa khá
ổn định, có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bên cạnh đó người Tày ở Lục Yên cũng xây dựng cho mình tại đây một
khơng gian truyền thống văn hóa vơ cùng đặc sắc, đóng góp vào bản sắc văn
hóa chung của huyện Lục n.
Nhìn chung kinh tế chính của người Tày ở Lục Yên là nền kinh tế nông
nghiệp, đồng bào làm ruộng nước kết hợp với săn bắt, chăn nuôi và nghề thủ
công. Với truyền thống lâu đời cùng với sự cần cù, sáng tạo trong lao động và
tiếp thu khoa học kỹ thuật mới rất nhanh nên nông nghiệp lúa nước của người
Tày phát triển tương đối cao. Cùng với việc thâm canh tốt hai vụ lúa, đưa
giống mới vào sản xuất, tăng vụ ngô đông, đồng bào Tày phát triển mạnh
chăn ni gia súc, gia cầm; tích cực phát triển nghề thủ công truyền thống,
nghề rừng và trồng mới các loại cây công nghiệp như: chè, quế, sắn….
Nhà ở truyền thống của người Tày chủ yếu là nhà sàn, dùng vật liệu xây
dựng sẵn có ở địa phương, có khung bằng gỗ lợp bằng lá cọ hoặc cỏ giang.
Sàn được dát mai, diễn hoặc ván gỗ, cửa làm bằng phên nứa hoặc lịa bằng gỗ.

Mỗi ngôi nhà được làm kỳ cơng, tinh xảo có từ ba đến năm gian, hai chái. Có
những vùng đời sống nhân dân khá giả còn làm thêm cả nhà bếp Slườn giảo,
gồm hai gian nối vng góc với gian trong (gian để phụ nữ ở), kích thước các
gian cửa nhà bếp tỷ lệ bằng 2/3 gian trong nhà chính và gầm sàn cao cách mặt
đất dùng để buộc trâu, ngựa, chuồng gà. Ngày nay do thực hiện nếp sống mới
14


ở cơ sở, nhân dân đã bỏ được tục nhốt chung gia xúc dưới gầm sàn này. Trên
sàn nhà chính, gian trung tâm thường là gian giữa, nếu số gian nhà là lẻ. Nếu
nhà số gian chẵn thường chọn gian trung tâm là gian thứ hai kể từ cầu thang
ngoài vào. Cầu thang ngoài được quy định làm cầu thang chính. Ở giữa gian
chỉ đặt bếp, ngọn lửa được duy trì thường xun, dùng để sưởi về mùa đơng
và đun nước uống, ít khi nấu nướng ở đây. Các nghi lễ tôn giáo khác liên
quan đến lửa đều diễn ra ở bếp này. Những đêm đông trời lạnh, quần tụ xung
quanh bếp lửa hồng, cả gia đình người Tày nhiều thế hệ cùng thảo luận việc
đồng áng, trẻ em nghe người già kể chuyện cổ tích, những lời dạy bảo...tạo
nên một lối sống lành mạnh giữ tình thân ái, gắn bó.
Đồng bào Tày ở Lục Yên - Yên Bái có phong cách sống sôi nổi, mạnh
mẽ, lãng mạn. Những dịp tết Nguyên đán, lễ hội Lồng Tồng, lễ cưới của bạn
bè, họ có tục lệ hát giao duyên. Những bài Khắp cọi (Iếu) được duy trì từ đời
này sang đời khác.
Trang phục truyền thống của người Tày ở Lục Yên chủ yếu được đồng
bào tự làm, may bằng vải bông nhuộm chàm đen cho cả nam, nữ và trẻ em, ít
hoặc không trang trí hoa văn. Phụ nữ Tày mặc áo năm thân có thắt lưng bằng vải
chàm gấp lại buộc phía sau, đi đơi với váy trong dịp cưới, ngày lễ và tết. Ngày
thường mặc áo ngắn với váy hoặc quần, áo ngắn may không cổ kiểu giống áo bà
ba. Đàn ơng mặc áo tứ thân cổ trịn, khuy vải hoặc cúc và quần lá tọa, y phục
này người lớn tuổi thường dùng. Thanh thiếu niên hiện nay ăn mặc như người
Kinh. Phụ nữ thường đội khăn nhuộm chàm, khăn vng gấp chéo, có hai dải

vải đỏ nhỏ buộc về phía trước trán, đi khăn lật về phía sau. Đàn ông chỉ đội
khăn xếp vào dịp lễ tết, đặc biệt là lễ đón dâu, hoặc đi ở rể. Đồ trang sức chủ yếu
dùng chất liệu bằng bạc như: vòng cổ của trẻ con, vòng tay của phụ nữ, dây xà
tích...Ngày nay nghề trồng bơng, dệt vải, nhuộm chàm bị mai một chỉ còn lác
đác ở một số hộ gia đình, quần áo truyền thống chỉ cịn thấy ở những người lớn
tuổi hoặc các cụ già mặc trong các dịp lễ tết, nghi thức cầu cúng…
15


Nghề thủ công truyền thống như trồng bông dệt vải đã phát triển từ rất
sớm, nghề nuôi tằm để lấy tơ dệt dây dao cũng có mặt trong văn hố của
người Tày nơi đây từ lâu. Hoa văn dệt trên vải thổ cẩm phong phú, đa dạng,
riêng hoa văn trên dây dao gồm hai mươi bảy hình tượng, mỗi hình gắn với
một truyện dân gian có nội dung giáo dục tình người sâu sắc. Nghề làm giấy
dó, nghề đan lát, nghề mộc, nghề rèn, nghề đục đá phát triển khá cao.
Điểm chú ý là do địa bàn cư trú sâu trong nội địa ở xen cư, cộng cư lâu
đời trong q trình giao lưu văn hố Kinh -Tày, Hán-Tày, có ảnh hưởng qua
lại đậm nét về văn hóa, nhiều cốt truyện dân gian đã được chuyển thể sang
Nôm Tày như Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa... đồng thời, người
Tày đã sáng tạo ra những kiệt tác văn học truyện dài như Khảm Hải (Vượt
biển), nhiều bài khắp cọi, Phongslư, Pụt, hát quan làng (Hát đón dâu) có nội
dung phong phú và giá trị nhân văn sâu sắc. Các phong tục, tập quán, nghi lễ
trong tín ngưỡng thờ cúng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở
Lục Yên chịu sự hấp thụ qua lại với cộng đồng dân tộc khác ở một mức độ
đậm nhạt nhất định.
Về cấu trúc gia đình: Quan hệ gia đình của cộng đồng người Tày ở Lục
Yên thuộc loại gia đình nhỏ phụ hệ có từ hai thế hệ trở lên cùng sinh sống, tuy
nhiên cũng có gia đình từ ba đến bốn thế hệ cùng sinh sống gồm ông bà, cha
mẹ, con cháu.Trong gia đình thì người chồng, người bố bao giờ cũng là trụ
cột. Gia đình mang tính chất phụ quyền, người chủ gia đình có vị trí quan

trọng quyết định mọi việc lớn,hệ trọng như: thờ cúng, làm nhà, cưới hỏi, tang
ma…Chỉ có gia đình nào mà người đàn ơng khơng cịn nữa thì người phụ nữ
mới đứng ra quán xuyến việc gia đình. Tuy vậy, khi gia đình có cơng to việc
lớn họ đều phải tham khảo ý kiến những người cao tuổi và có vị thế trong
dịng họ. Hình thức kết bạn (Hắt tồng) của người Tày rất phổ biến, những
người bạn trai, bạn gái hợp nhau về tính nết cùng trang lứa, mang lễ vật một
con gà thiến, một chai rượu đến nhà nhau, xin bố mẹ hai bên cho kết tồng (kết
16


bạn) nếu bố mẹ đồng ý thì họ coi nhau như anh em ruột thịt luôn hỗ trợ giúp
đỡ nhau trong mọi việc. Hội nghề nghiệp cũng có từ lâu đời với tên gọi là
phường, hát phường, như phường săn bắn, phường dệt, các tổ chức này
không cần cùng trang lứa, nhưng thường gần nhau về địa bàn cư trú, sở thích
về cơng việc đang tiến hành tương trợ nhau, thủ tục kết nạp giản đơn, chỉ xin
trưởng phường bằng lời không cần lễ lạt, sản phẩm được chia theo cơng sức
của mình đóng góp.
Hơn nhân của người Tày được tiến hành qua nhiều bước với các nghi
thức độc đáo và đặc sắc, nhiều hình thức sinh hoạt văn hố truyền thống được
thực hiện trong đám cưới truyền thống mà trong đó hát quan làng (hát trong
đám cưới của ơng mối) là một trong những nghi thức sinh hoạt đặc sắc nhất
vẫn còn được lưu giữ cho tới ngày nay. Lễ cưới truyền thống từ khi làm quen
được với nhau sẽ trải qua các giai đoạn chủ yếu; đầu tiên thưa chuyện với gia
đình, thơng qua bước trung gian là Quan làng (ông mối) xem ngày qua thầy
cúng lễ Slicay (lễ bốn gà), lễ cưới, lễ lại mặt, tết quan làng. Các bước này tiến
hành hàng năm trời, có khi kéo dài đến ba năm.
Nền mỹ thuật đặc sắc của người Tày Yên Bái từ ngàn xưa nay được bảo
lưu trên sản phẩm đan lát, thổ cẩm như hoạ tiết trên màn che Phứn mản, mặt
gối mon thu, mặt địu, dây dao, y phục thầy cúng, y phục Pụt. Đặc biệt là bộ
tranh thờ của thầy cúng từ 7 đến 12 tờ với những hình tượng người, quỷ, con

vật sinh động thuộc về thế giới tâm linh.
Bộ nhạc cụ của người Tày gồm sáo, nhị, đàn tính, não bạt, trống, kèn,
quả nhạc, chùm nhạc... Trong đó hai nhạc cụ là đàn tính và chùm nhạc là hai
nhạc cụ quan trọng hơn cả được người dân sử dụng khá phổ biến trong các
nghi thức lễ hội.
Văn hóa ẩm thực của người Tày thường ngày giản đơn, được chế biến
từ gạo, sắn, khoai, măng, rau, cá, rau rừng, rong suối… Những ngày lễ tết
được chế biến cầu kỳ hơn. Những món cơm lam, măng nhồi nhân thịt,
17


canh khâm kì, măng chua, món rêu là đặc sản của vùng người Tày Lục n.
Các món ăn xơi, đồ, nướng, lam…cũng là các món ăn khá phổ biến trong
cách chế biến thức ăn hàng ngày của người Tày ở đây.
Phụ nữ Tày ở Lục Yên vào dịp lễ tết hay cúng bái thường trổ tài làm bánh,
các loại bánh được làm rất đa dạng và phong phú như: bánh chưng, bánh gù,
bánh dày, bánh gai, bánh gio…được gói bằng lá dong, lá chít, lá chuối hay các
loại xơi: xơi gấc, xôi ngũ sắc được làm từ 5 loại lá và củ được lấy từ tự nhiên,
được bày biện lên khay đĩa cúng trình tổ tiên trong các dịp lễ tết hay cúng bái.
Đồng bào Tày ở Lục Yên thường uống nước trà, lá vối, nhân trần, chè
dây, các loại rễ cây rừng có tác dụng như bổ máu, tăng cường sinh lực cũng
được dùng làm nước uống hằng ngày. Bên cạnh đó nghề nấu rượu gạo, rượu
ngơ, rượu sắn với lá men lấy từ tự nhiên cũng được đồng bào chế biến làm
thức uống. Đây là thức uống được dùng trong cuộc sống hằng ngày và không
thể thiếu trong các nghi lễ thờ cúng của đồng bào.
Tóm lại: Với những điều kiện tự nhiên khá thuận lợi tạo điều kiện cho
người Tày ở Lục Yên phát triển kinh tế - xã hội.Tuy nhiên, thiên tai luôn đê
dọa cuộc sống, thêm vào đó nền kinh tế thuần nơng, thu nhập thấp, phụ thuộc
vào tự nhiên vì vậy đời sống cịn gặp nhiều khó khăn, khiến cư dân Tày ở đây
chưa thể vượt khỏi niềm tin có thế lực siêu nhiên chi phối. Đời sống tín

ngưỡng của người Tày nơi đây cịn rất đậm đặc. Nổi bật trong đó là loại hình
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Làng bản của người Tày là sự gắn kết các gia đình hạt nhân phụ hệ,
trong đó tồn tại nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp - mối quan hệ về huyết
thống, ràng buộc chi phối của các thành viên trong gia đình, dịng họ. Ngày
nay các mối quan hệ này được điều chỉnh bằng thiết chết luật pháp của nhà
nước và luật tục của cư dân, ngun tắc sống trong gia đình, dịng họ, tạo nên
sự gắn kết cộng đồng chặt chẽ trong cuộc sống cũng như trong tín ngưỡng thờ
cúng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tại địa phương.
18


Như vậy có thể nói, với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử văn
hóa, dân cư và quá trình di cư từ các địa bàn lân cận đến Lục Yên, cộng cư
cùng các dân tộc anh em ( Kinh, Nùng, Dao , H’Mông, Sán Chay, Thái,
Mường,…) đã tạo cho người Tày nơi đây có những đặc điểm kinh tế, văn hóa
xã hội vừa chung của Lục Yên vừa có có những truyền thống văn hóa
riêng.Nét văn hóa riêng đó được khắc họa rõ nét trong lối sống, nếp nhà, âm
nhạc, ẩm thực,…Đặc biệt trong việc giữ gìn truyền thống gia tộc, tơn ti trật tự
trong gia đình trong cuộc sống hàng ngày và các nghi lễ thờ cúng.
Tất cả những điều kiện ấy đã làm nảy sinh, ni dưỡng niềm tin vào
tín ngưỡng thờ cúng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, chi phối cách ứng xử của
các thành viên trong gia đình, cộng đồng người Tày ở Lục Yên với tự
nhiên, xã hội và thế giới thần linh - nơi cư ngụ của linh hồn tổ tiên sau khi
chết. Vì vậy, việc tổ chức, quá trình thực hiện các nghi lễ và cách ứng xử
trong thờ cúng tổ tiên không chỉ gắn liền với tồn tại xã hội mà cịn gắn liền
với niềm tin tơn giáo, tín ngưỡng về thân phận con người ở thế giới vơ
hình, thế giới linh hồn và thực tại. Chính vì vậy, tín ngưỡng thờ cúng của
người Tày ở Lục Yên cũng được coi là một biểu hiện của sự phản ảnh hư
ảo những quan niệm về vũ trụ, thần linh, ma quỷ và các lực lượng siêu

nhiên…chi phối cuộc sống thực tại, khiến người Tày tiến hành các nghi lễ
thờ cúng để vượt qua nỗi sợ hãi, rủi ro trong cuộc sống, cầu xin ban phúc,
cuộc sốn bình an, sức khỏe, cuộc sống ấm no sung túc cho gia đình, dòng
họ và cộng đồng.
1.3. Một số vấn đề lý luận chung và nhận diện, đặc điểm tín ngưỡng
thờ cúng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Lục Yên.
1.3.1. Một số khái niệm: tín ngưỡng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, mê
tín dị đoan.
* Khái niệm tín ngưỡng

19


Tín ngưỡng là một hiện tượng lịch sử xã hội,thuộc lĩnh vực tinh thần của
đời sống xã hội. Tín ngưỡng ra đời và tồn tại và phát triển gắn liền với lịch sử
phát triển của nhân loại. Có nhiều cách tiếp cận và mục đích nghiên cứu nên
có nhiều cách hiểu khác nhau về tín ngưỡng.
Chủ nghĩa duy tâm khách quan với quan niệm của Platon, Heghen đã
xuất phát từ thực thể tinh thần “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối” để giải thích về
các hiện tượng tơn giáo, tín ngưỡng. Heghen cho rằng, khởi nguyên của thế
giới là “ý niệm tuyệt đối” hay “tinh thần thế giới”. Tính đa dạng, phong phú
của thế giới hiện thực là kết quả của sự vận động và sang tạo của “ý niệm
tuyệt đối. “Ý niệm tuyệt đối” tồn tại vĩnh viễn và không thay đổi. Do đó, quan
điểm của Heghen là tiêu biểu nhất cho các nhà triết học duy tâm là sự biện hộ,
khẳng định sự tất yếu cho tín ngưỡng, tơn giáo. Họ xem tín ngưỡng tơn giáo
là sức mạnh thần bí, siêu nhiên thuộc tinh thần tồn tại vĩnh hằng và là nhân tố
đem lại sinh khí cho con người, làm cho con người thăng hoa.
Các nhà triết học duy tâm chủ quan cho rằng, tín ngưỡng là thuộc tính
vốn có trong nội tâm ý thức cuả con người, tồn tại khơng phụ thuộc vào
khách quan.

Theo C.Mác và Ph.Ăngghen thì tín ngưỡng, về bản chất là sản phẩm của
con người sống trong những điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa cụ
thể nào đó. Tín ngưỡng thuộc đời sống tinh thần của xã hội, nên nó phản ánh
đời sống hiện thực xã hội và nó chịu sự chi phối của tồn tại xã hội dưới hình
thức thần bí. Chính con người đã thần thánh hóa các lực lượng bên ngoài tác
động chi phối đến đời sống con người, khoác cho thần thánh những sức mạnh
siêu nhiên, tạo thành cái bản chất khác mình và trở thành chỗ dựa cho chính
mình.
Ở Việt Nam, tiếp thu các hạt nhân hợp lý của các nhà kinh điển và các
nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về tín ngưỡng:

20


TheoTừ điển Tơn giáo xác định: “Tín ngưỡng là lịng tin và sự
ngưỡng mộ, ngưỡng vọng vào một lực lượng siêu nhiên, thần bí, lực lượng
siêu nhiên đó có thể mang tính chất biểu tượng là: “Trời”, “Phật”, “Chúa”,
“Thánh”, “Thần” hay một sức mạnh hư ảo, huyền bí, vơ hình nào đó tác
động đến đời sống tâm linh của người ta, được con người tin là có thật và
tơn thờ”. [30, tr 634-635].
Theo nghiên cứu của Đặng Nghiêm Vạn, ở nước ta hiện nay, tín ngưỡng
được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, khi nói về tự do tín ngưỡng thì có thể
hiểu đó là tự do về ý thức.tự do về tín ngưỡng, tơn giáo. Thứ hai, tín ngưỡng
cịn được hiểu với nghĩa bao trùm lên tôn giáo, là bộ phận cấu thành tơn giáo,
mọi tơn giáo đều có cấu thành tín ngưỡng, là yếu tố hạt nhân cốt lõi của ý
thức tôn giáo.
Nhà nghiên cứu Đào Duy Anh cho rằng: “Tín ngưỡng là lịng ngưỡng
mộ, mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa” [3, tr 283].
Nhà nghiên cứu Trần Đăng Sinh lại tiếp cận và đi sâu phân tích khái
niệm trên năm đặc trưng của tín ngưỡng:

Thứ nhất, xem xét tín ngưỡng gắn với đời sống tinh thần nói chung.
Thứ hai, xem xét tín ngưỡng như là kết quả của sự hình thành và phát
triển các quan hệ xã hội, có tác động trở lại các quan hệ đó.
Thứ ba, xem xét tín ngưỡng như là phương thức biểu hiện của niềm tin
của con người vào cái thiêng liêng, biểu hiện sự bất lực của họ trước sức
mạnh thống trị của lực lượng tự nhiên và xã hội trong điều kiện lịch sử cụ thể.
Thứ tư, xem xét tín ngưỡng như một hiện tượng lịch sử - văn hóa có quy
luật hình thành, vận động và biến đổi riêng, có những biến đổi bên trong.
Thứ năm, xem xét tín ngưỡng như là một bộ phận của ý thức xã hội
trong mối quan hệ với tôn giáo, văn hóa, ngơn ngữ, triết học, lịch sử, nghệ
thuật, khoa học. Theo nhà nghiên cứu Trần Đăng Sinh sự tổ hợp đan xen của

21


năm đặc trưng trên tạo thành lát cắt bởi điểm giao nhau nói lên đặc trưng
chung nhất của tín ngưỡng.
Trong phạm vi đề tài này, tác giả kế thừa các tác giả trên sử dụng khái
niệm “tín ngưỡng” được hiểu như: là một bộ phận, một hình thái ý thức xã
hội, là sản phẩm phản ánh của các quan hệ xã hội được hình thành trong quá
trình lịch sử gắn liền với niềm tin, sự ngưỡng mộ, sự bái sung những sự vật,
hiện tượng thiêng, những thần thánh. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là niềm tin,
sùng bái, thờ phụng linh hồn người chết, nhằm cầu mong sự phù hộ độ trì
nhằm đem lại hạnh phúc cho cuộc sống của con người, phản ánh rõ nét nhất
đặc trưng văn hóa của một cộng đồng dân tộc.
* Khái niệm tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng xã hội đã xuất hiện từ xa
xưa trong lịch sử nhân loại và từng tồn tại nhiều nơi trên thế giới. Cho đến
nay thờ cúng tổ tiên vẫn có vai trị quan trọng trong đời sống tinh thần của
nhiều dân tộc ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tuy vậy, với

nhiều cách tiếp cận của các nhà khoa học hiện đại nên khái niệm này còn
nhiều ý kiến khác nhau.
Tuy nhiên, tiếp cận từ góc độ triết học luận văn này chúng tơi xem xét,
đánh giá, nguồn gốc, bản chất, kết cấu, vai trị và ý nghĩa của loại hình thờ
cúng tổ tiên của dân tộc Việt Nam và tộc người Tày là một trong trong cộng
đồng các dân tộc Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử . Ngay cả khái niệm
thờ cúng tổ tiên cũng còn đang tồn tại nhiều ý kiến khác nhau:
Theo nhà nghiên cứu Trần Đăng Sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
thì “Tổ tiên là khái niệm để chỉ linh hồn những người có cùng huyết thống, đã
mất như kỵ, cụ, ông, bà, cha mẹ…là những người có cơng sinh thành, ni
dưỡng, có ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của các thế hệ
những người đang sống” (Nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên -Tạp chí triết học, 2010)
22


×