Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Tín ngưỡng truyền thống của người dân huyện đảo kiên hải tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

BÙI NGỌC YẾN LY

TÍN NGƢỠNG TRUYỀN THỐNG
CỦA NGƢỜI DÂN HUYỆN ĐẢO KIÊN HẢI,
TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

BÙI NGỌC YẾN LY

TÍN NGƢỠNG TRUYỀN THỐNG
CỦA NGƢỜI DÂN HUYỆN ĐẢO KIÊN HẢI,
TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60 22 03 09

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG:

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:



PGS.TS. TRẦN THỊ KIM OANH

PGS.TS. LÊ BÁ TRÌNH

Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu của
riêng cá nhân tơi.
Luận văn này đƣợc thực hiện sau quá trình học tập ở Trƣờng Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, và qua quá trình nghiên cứu khảo
sát tình hình thực tiễn trên địa bàn huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, đặc biệt đi
sâu tìm hiểu các tín ngƣỡng truyền thống tiêu biểu của ngƣời dân trên huyện đảo
Kiên Hải. Luận văn này đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Thầy
PGS.TS Lê Bá Trình.
Các số liệu nghiên cứu, kết quả điền dã trong luận văn là trung thực, luận văn
chƣa đƣợc cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Kiên Giang, ngày 05 tháng 3 năm 2020
Tác giả luận văn

Bùi Ngọc Yến Ly


LỜI CẢM ƠN
Em xin cảm ơn chân thành đến Thầy PGS. TS Lê Bá Trình, là ngƣời trực tiếp
giảng dạy và hƣớng dẫn em thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Trong suốt thời gian thực
hiện, từ lúc định hƣớng đề tài, chọn đề tài và tiến hành viết nội dung luận văn, tuy công

tác giảng dạy và nghiên cứu có nhiều bận rộn nhƣng Thầy đã dành nhiều thời gian và
tâm huyết để hƣớng dẫn em chọn đề tài, định hƣớng cho em cách viết, cách lập luận,
phân tích và trình bày phù hợp với yêu cầu đề tài đặt ra. Nhờ sự góp ý tận tụy và hƣớng
dẫn tận tình của Thầy đã giúp em hồn thành những kiến thức về đề tài của mình.
Em xin cảm ơn đến quý thầy cô trong Bộ môn Tôn giáo học và Nhà trƣờng đã
giảng dạy cho em những kiến thức nền tảng, những hiểu biết về chuyên ngành Tôn giáo
học. Đây là cơ sở và nguồn động lực quan trọng giúp em hoàn thành luận văn, nắm vững
kiến thức chuyên ngành và tự tin hơn trong những dự định sắp tới.
Em xin tỏ lịng biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong cơ quan, những
ngƣời đã quan tâm giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm và động viên tinh thần cho em trong
khoảng thời gian thực hiện luận văn cũng nhƣ trong khoảng thời gian học tập. Nhờ
vậy, mà em tự tin vững bƣớc qua từng ngày trong quá trình thực hiện luận văn này.
Do trình độ lý luận, kiến thức chuyên ngành cũng nhƣ kinh nghiệm thực tiễn
của bản thân cịn hạn chế nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận
đƣợc nhiều ý kiến đóng góp, sự chỉ bảo của q thầy cơ để em hoàn thiện kiến thức
cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng luận văn của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Kiên Giang, ngày 05 tháng 3 năm 2020
Tác giả luận văn

Bùi Ngọc Yến Ly


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN NGƢỠNG
TRUYỀN THỐNG VÀ TÍN NGƢỠNG TRUYỀN THỐNG TẠI HUYỆN ĐẢO
KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG ...............................................................................8
1.1. Một số vấn đề lý luận về tín ngƣỡng truyền thống ......................................8
1.1.1. Khái niệm ...................................................................................................8

1.1.2. Đặc điểm của tín ngƣỡng .........................................................................11
1.1.3. Một số hình thức tín ngƣỡng truyền thống phổ biến ở Việt Nam. .........12
1.2. Quá trình hình thành các hình thức tín ngƣỡng truyền thống tiêu biểu
tại huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang ..........................................................18
1.2.1. Khái quát về huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang ................................18
1.2.2. Các hình thức tín ngƣỡng truyền thống tiêu biểu tại huyện đảo Kiên Hải,
tỉnh Kiên Giang ..................................................................................................22
Tiểu kết Chƣơng 1 ...............................................................................................31
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HÀNH TÍN NGƢỠNG TRUYỀN THỐNG
CỦA NGƢỜI DÂN TẠI HUYỆN ĐẢO KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG ...............32
2.1. Các hình thức thực hành tín ngƣỡng truyền thống tiêu biểu của ngƣời
dân huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang ........................................................32
2.1.1. Thực hành tín ngƣỡng thờ Nguyễn Trung Trực ......................................32
2.1.2. Thực hành tín ngƣỡng thờ Bà Chúa Xứ và Bà Mã Châu ........................34
2.1.3. Thực hành tín ngƣỡng thờ Bà Cố chủ .....................................................36
2.1.4. Thực hành tín ngƣỡng thờ Bà Thƣợng ....................................................39
2.1.5. Thực hành tín ngƣỡng thờ Cá Ơng - Thờ Thành hoàng Ngƣ nghiệp ......39
2.2. Những giá trị truyền thống trong thực hành tín ngƣỡng truyền thống
tiêu biểu của ngƣời dân huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang ......................50
2.2.1. Giá trị tín ngƣỡng tâm linh ......................................................................50
2.2.2. Giá trị giáo dục truyền thống ...................................................................55
2.2.3. Giá trị cố kết cộng đồng...........................................................................57
2.2.4. Giá trị nguồn lực văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội .....................60


2.2.5. Giá trị đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân .........62
2.3. Những khó khăn, hạn chế trong thực hành tín ngƣỡng truyền thống tiêu
biểu của ngƣời dân huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang .............................63
2.3.1. Cơ sở vật chất chƣa đáp ứng yêu cầu phục vụ lễ hội, cơ sở hạ tầng kỹ
thuật chƣa đáp ứng quy mơ của lễ hội tín ngƣỡng phục vụ nhu cầu tâm linh ...63

2.3.2. Nội dung phần lễ cịn mang tính đơn sơ, chƣa phong phú, đầy đủ các
nghi thức truyền thống .......................................................................................65
2.3.3. Nội dung phần hội còn đơn giản, thiếu hấp dẫn ......................................66
Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................67
Chƣơng 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT
HUY GIÁ TRỊ TÍN NGƢỠNG TRUYỀN THỐNG TIÊU BIỂU CỦA NGƢỜI
DÂN TẠI HUYỆN ĐẢO KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY ...............68
3.1. Một số vấn đề đặt ra .....................................................................................68
3.1.1. Xu hƣớng biến đổi niềm tin và thực hành tín ngƣỡng truyền thống .......68
3.1.2. Tác động của cơ chế thị trƣờng trong các hoạt động lễ, hội của tín ngƣỡng ..69
3.1.3. Vấn đề nhận thức về trách nhiệm của hệ thống chính trị và nhân dân đối với
nhiệm vụ giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa, tín ngƣỡng truyền thống, lễ hội...70
3.1.4. Vấn đề nâng tầm, mở rộng quy mơ, phạm vi, chất lƣợng của tín ngƣỡng
truyền thống, lễ hội để phục vụ phát triển du lịch, kinh tế, văn hóa, xã hội của
địa phƣơng .........................................................................................................71
3.2. Các giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị tín ngƣỡng truyền
thống tiêu biểu của ngƣời dân tại huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
hiện nay.................................................................................................................72
3.2.1. Giải pháp về phát triển kinh tế, xã hội tạo điều kiện để thực hiện tốt sinh
hoạt tín ngƣỡng trong các lễ hội ........................................................................72
3.2.2. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục đƣờng lối chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nƣớc về tơn trọng quyền tự do tín ngƣỡng, tơn giáo và tự do
khơng tín ngƣỡng, tơn giáo ................................................................................74
3.2.3. Giải pháp về nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân .......76
3.2.4. Giải pháp về xây dựng môi trƣờng văn hóa xã hội lành mạnh ở các cơng
trình tín ngƣỡng .................................................................................................78


3.2.5. Giải pháp về kết hợp giữa biện pháp tuyên truyền và giáo dục với biện
pháp tổ chức, quản lý hành chính ......................................................................79

3.2.6. Giải pháp về tăng cƣờng cơng tác đào tạo và tổng kết thực tiễn về tín
ngƣỡng truyền thống ở địa phƣơng ...................................................................79
3.3. Một số kiến nghị............................................................................................80
3.3.1. Đối với các bộ, ngành ở Trung ƣơng .......................................................80
3.3.2. Đối với cấp ủy, chính quyền, các ban ngành tỉnh, địa phƣơng ...............80
3.3.3. Đối với các đình, đền, chùa, miếu ...........................................................81
Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................82
KẾT LUẬN ...............................................................................................................83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................84
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tơn giáo, tín ngƣỡng với tƣ cách là một hình thái ý thức xã hội, không chỉ là
một bộ phận của đời sống văn hóa tâm linh, mà cịn là bộ phận gắn bó mật thiết với
sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Tín ngƣỡng, tôn giáo quan hệ với các lĩnh vực của đời
sống xã hội, tác động đến văn hóa, đạo đức, kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phịng.
Việt Nam là một quốc gia đa tín ngƣỡng, tơn giáo. Các dân tộc trong cộng
đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngƣỡng riêng gắn liền với đời sống
kinh tế - văn hóa - lịch sử - xã hội và tâm linh của dân tộc mình.
Trong quá trình khai hoang, lập làng, mở đất phƣơng Nam, các tín ngƣỡng
bản địa đƣợc lƣu dân xác lập trên vùng đất mới đã góp phần đáp ứng đƣợc nhu cầu
về tín ngƣỡng tâm linh của con ngƣời để cầu mong sự bình an giữa chốn rừng
thiêng, nƣớc độc này, cũng nhƣ tƣởng nhớ và biết ơn những anh hùng dân tộc,
những ngƣời đã khai công lập quốc, chống giặc ngoại xâm, thể hiện đạo lý “Uống
nƣớc nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc.
Tín ngƣỡng truyền thống của ngƣời Việt đƣợc hình thành từ thời xa xƣa,
phản ánh sự ngƣỡng mộ, niềm tin của con ngƣời vào các lực lƣợng siêu nhiên, có
tính chất thiêng liêng huyền bí. Tín ngƣỡng dân gian có nhiều loại hình khác nhau;

gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của ngƣời dân; thể hiện trong sinh hoạt cộng
đồng và có vai trị quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội ở mỗi địa phƣơng.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội, các hoạt
động tín ngƣỡng tâm linh ở nhiều địa phƣơng ngày càng phát triển. Theo đó, cùng
với những đóng góp tích cực của các hoạt động tín ngƣỡng, tơn giáo, cũng có nhiều
vấn đề phức tạp, nhạy cảm, cần phải làm rõ để phát huy những giá trị tích cực và xử
lý những vấn đề phức tạp trong hoạt động tín ngƣỡng, tơn giáo hiện nay.
Tín ngƣỡng của ngƣời dân ở tỉnh Kiên Giang nói chung, ở huyện đảo Kiên Hải
nói riêng cũng mang những đặc điểm chung của tín ngƣỡng của dân tộc Việt Nam và
có những nét riêng biệt. Cùng với tín ngƣỡng dân gian chung của dân tộc, các loại hình

1


tín ngƣỡng truyền thống ở huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang cịn mang tính đặc
trƣng của vùng miền, cụ thể nhƣ: Thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ Thần Tài, thờ
Thổ Địa, thờ Sơn thần, thờ Cá Ông, thờ Nguyễn Trung Trực, thờ Bà Chúa Xứ, thờ Bà
Mã Châu, thờ Bà Cố chủ Hòn Lại Sơn, thờ Bà Thƣợng, thờ Cơ Bảy, thờ Bà Cậu… Các
hình thức tín ngƣỡng đó ln giữ vai trị quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hóa
tinh thần của ngƣời dân. Các sinh hoạt tín ngƣỡng khơng chỉ là nơi giúp ngƣời dân giải
tỏa tâm lý và đáp ứng nhu cầu tâm linh mà cịn đƣợc coi nhƣ một hình thức sinh hoạt
văn hóa tinh thần khơng thể thiếu và có sức sống lâu bền trong đời sống tinh thần của
ngƣời dân cho tới ngày nay. Tín ngƣỡng truyền thống cịn chứa đựng những giá trị tích
cực và là nơi sản sinh và tích hợp những giá trị văn hóa của ngƣời dân huyện đảo. Mặt
tích cực của tín ngƣỡng cịn thể hiện ở việc đây chính là nơi lƣu giữ các giá trị phong
tục tập quán tốt đẹp của ngƣời dân huyện đảo. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị tích
cực trong sinh hoạt tín ngƣỡng của ngƣời dân ở huyện đảo Kiên Hải vẫn còn những biểu
hiện tiêu cực nhƣ mê tín dị đoan, thƣơng mại hóa, gây lãng phí và ô nhiễm môi trƣờng...
Hiện nay, cùng với sự phát triển hội nhập, giao lƣu văn hóa và dƣới tác động
của cuộc sống hiện đại thì tín ngƣỡng của ngƣời dân tại huyện đảo Kiên Hải đã có

những biến đổi nhất định. Đồng thời trong đời sống tín ngƣỡng của họ diễn ra các
xu hƣớng nhƣ: Ngƣời dân khơng cịn q đề cao vai trị của sinh hoạt tín ngƣỡng
trong đời sống văn hóa tinh thần nhƣ trƣớc đây và đặc biệt là đang diễn ra sự mai
một của một số hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngƣỡng truyền thống tốt đẹp. Nếu
nhƣ khơng có sự quan tâm bảo tồn và phát huy những giá trị tích cực trong tín
ngƣỡng truyền thống thì sẽ dẫn tới sự mất dần đi các tín ngƣỡng này.
Ngồi ra, trong xu thế tồn cầu hóa, tác động của kinh tế thị trƣờng thì thế hệ
trẻ của ngƣời dân huyện đảo khơng cịn nhiều ngƣời quan tâm và duy trì sinh hoạt
tín ngƣỡng truyền thống, không hiểu về các quan niệm cũng nhƣ các nghi lễ tín
ngƣỡng của huyện đảo mình. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự
mai một dần các hình thức sinh hoạt tín ngƣỡng của ngƣời dân huyện đảo. Nhƣ vậy,
vấn đề đặt ra là cần giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực và loại bỏ những yếu
tố tiêu cực, lạc hậu trong hoạt động tín ngƣỡng truyền thống của ngƣời dân ở huyện

2


đảo Kiên Hải. Điều này sẽ góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa ngƣời dân
huyện đảo nói chung và lƣu giữ tín ngƣỡng truyền thống nói riêng để từ đó tạo động
lực cho huyện đảo phát triển mọi mặt, nhằm nâng cao chất lƣợng đời sống văn hóa
tinh thần cũng nhƣ đời sống vật chất.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn nhƣ đã trình bày ở trên, tác giả chọn đề tài
“Tín ngưỡng truyền thống của người dân tại huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên
Giang” làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có các cơng trình nghiên cứu khoa học, các luận văn/luận án, các bài viết
trên báo, tạp chí có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhƣ:
- Nguyễn Hồng Dƣơng - Phùng Đạt Văn (2009), Tín ngưỡng tơn giáo và xã
hội dân gian, Nxb Từ điển Bách khoa [xem 14], là những chuyên khảo đề cập đến
các vấn đề hỗn dung tín ngƣỡng Hoa - Việt, tín ngƣỡng Quan Cơng; sự chuyển biến

của tín ngƣỡng thời hiện đại; nhận thức lại tín ngƣỡng tơn giáo bản địa Việt Nam…
- Ngọc Hà (2011), Tín ngưỡng phong tục và những kiêng kỵ trong dân gian,
Nxb Văn hóa - Thơng tin [xem 16], cuốn sách này giới thiệu những phong tục và tín
ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, cƣới hỏi, sinh dƣỡng, ma chay, giao tiếp... cũng nhƣ các lễ
nghi, những kiêng kỵ đƣợc lƣu truyền trong dân gian Việt Nam…
- Mai Thanh Hải (2005), Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam [xem
18], tác giả đã đƣa ra khái niệm, đặc điểm cơ bản của tín ngƣỡng thờ thần ở Việt
Nam, cũng nhƣ tín ngƣỡng truyền thống Việt Nam.
- Nguyễn Đức Lữ (2005), Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian Việt Nam,
Nxb Tôn giáo [xem 41], cuốn sách đã đề cập đến các hình thức tín ngƣỡng dân gian
nhƣ tín ngƣỡng thời cúng Tổ tiên, thờ Mẫu, tín ngƣỡng thờ Thành Hồng, tín
ngƣỡng Phồn thực…
- Hà Văn Tăng - Trƣơng Thìn (1999), Tín ngưỡng mê tín, Nxb Thanh Niên
[xem 53], cuốn sách đề cập đến tín ngƣỡng, trong đó mơ tả các trình tự nghi thức
tơn giáo, hoặc ma thuật tơn giáo; cung cấp một số nhận thức về tín ngƣỡng, về tơn
giáo và tâm linh mang tính khách quan khoa học.

3


- Ngơ Hữu Thảo, Bài giảng Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc Việt Nam
[xem 54]. Bài giảng đƣa ra định nghĩa và phân tích, giải thích rất khoa học về loại
hình tín ngƣỡng thờ anh hùng dân tộc Việt Nam.
- Ngơ Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội [xem 61]. Tác giả đã phác họa rất rõ nét về tín ngƣỡng của
các dân tộc Việt Nam; nghiên cứu hình thức thờ Thành Hồng làng và hội đình,
điển hình cho sự gắn kết cộng đồng, hình thành và phát triển văn hóa làng; q trình
tiếp biến văn hóa giữa tín ngƣỡng bản địa và những ảnh hƣởng của Đạo giáo Trung
Hoa, nhƣ các dòng đạo Nội, thờ Mẫu, các anh hùng dân tộc cũng nhƣ tổ các nghề và
làng nghề thủ công truyền thống.

- Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền, Nxb Văn hóa thơng tin [xem 62], cơng trình là những chun khảo đề cập đến các vấn đề “tín
ngƣỡng dân gian” của ngƣời Việt, các dân tộc thiểu số với đa sắc diện ở các vùng
của đất nƣớc; đề cập đến “Lễ hội cổ truyền” với môi trƣờng tự nhiên, xã hội, văn
hóa, đến vai trị của “tín ngƣỡng, mơi trƣờng nảy sinh, tích hợp bảo tồn sinh hoạt
văn hóa - nghệ thuật dân gian….”.
- Bùi Thiết (2000), Từ điển Lễ hội Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thơng tin [xem
60], trong đó tác giả đã nghiên cứu sƣu tầm, tập hợp, hệ thống, chỉnh lý và biên
soạn tất cả các lễ hội truyền thống đã từng diễn ra trên khắp lãnh thổ Việt Nam từ
trƣớc đến nay, sắp xếp theo thứ tự bản chữ cái theo tên riêng của từng loại lễ hội….
- Dƣơng Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch,
Trƣờng Đại học Văn hóa Hà Nội [xem 49], cơng trình nghiên cứu những vấn đề về
tính thẩm mỹ, tính cộng đồng, các giá trị của lễ hội; vấn đề chức năng, vai trò của lễ
hội trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng và vấn đề lễ hội truyền thống trong xã hội
hiện đại...
- Vũ Ngọc Khánh (2008), Lễ hội Việt Nam, Nxb Thanh niên [xem 29], cơng
trình đề cập 116 lễ hội truyền thống tiêu biểu trên mọi miền đất nƣớc ở Việt Nam.
Thể hiện một cách rất sinh động, những nét riêng biệt về tín ngƣỡng, văn hóa riêng
của mỗi dân tộc, vùng miền trên đất nƣớc Việt Nam.

4


- Các cơng trình nghiên cứu về tín ngưỡng như: Năm 2010 Trần Đăng Sinh
có bài viết trên tạp chí Triết học bàn về “Nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên”, trong đó tác giả đề cập đến nguồn gốc, bản chất và tính phổ biến của
tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên. Trong Nghiên cứu Tơn giáo. số 2 - 2010, Trần Đức
Dƣơng đã có bài viết về “Phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên trong giai đoạn hiện nay”, tác giả đã nêu ra những giá trị văn hóa và đƣa ra
các giải pháp nhằm phát huy những giá trị tích cực của tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên
giai đoạn hiện nay…

- Dƣơng Tấn Phát chủ biên (1986), Tìm hiểu Kiên Giang của Ban Nghiên
cứu lịch sử Đảng tỉnh Kiên Giang [xem 50], đây là nguồn tài liệu rất q cho những
ngƣời muốn nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Kiên
Giang trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, tài liệu cũng có một phần trình bày về cuộc
khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực tại Kiên Giang cũng nhƣ sự thờ cúng Ơng ở địa
phƣơng.
- Nguyễn Chí Bền (2011), Góp phần nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam,
tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội [xem 02]. Tài liệu này đề cập đến vấn đề văn
hóa dân gian của ngƣời Việt, trong đó có tục thờ mẫu, thờ cúng cá voi của cƣ dân
ven biển ở Bến Tre.
- Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội [xem 61]. Tác giả đã miêu tả chi tiết các truyền
thuyết và thần tích có liên quan đến cá Ơng ở vùng biển của Việt Nam.
Ngồi ra, cịn có những luận văn, khóa luận và bài viết trên các báo - tạp chí
đề cập đến vấn đề tín ngƣỡng và tơn giáo nói chung và tín ngƣỡng truyền thống nói
riêng. Những cơng trình này là nguồn tƣ liệu phục vụ việc nghiên cứu trên lĩnh vực
sinh hoạt tín ngƣỡng truyền thống của nhân dân ta. Tuy nhiên, qua khảo sát và tìm
hiểu tác giả chƣa thấy có tài liệu chuyên biệt nào nghiên cứu một cách hệ thống và
chuyên sâu về tín ngƣỡng truyền thống của ngƣ dân huyện đảo Kiên Hải tỉnh Kiên
Giang một cách có hệ thống và trọn vẹn.

5


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích của luận văn
Trên cơ sở một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tín ngƣỡng truyền thống ở
nƣớc ta và tỉnh Kiên Giang, luận văn đánh giá thực trạng về đời sống tín ngƣỡng
của ngƣời dân huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, đề xuất giải pháp phát huy
những giá trị tích cực, khắc phục những tác động tiêu cực trong sinh hoạt tín

ngƣỡng truyền thống của ngƣời dân huyện Kiên Hải hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về tín ngƣỡng, tín ngƣỡng truyền
thống và đặc điểm của tín ngƣỡng truyền thống.
- Nghiên cứu các hình thức tín ngƣỡng truyền thống của ngƣời dân huyện
đảo Kiên Hải.
- Đánh giá thực trạng việc thực hành tín ngƣỡng tiêu biểu phát huy các giá trị
tích cực khắc phục những khó khăn, hạn chế trong thực hành tín ngƣỡng truyền
thống của ngƣời dân huyện đảo Kiên Hải hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực
trong sinh hoạt tín ngƣỡng truyền thống của ngƣời dân Kiên Hải trong trong thời
gian sắp tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tín ngƣỡng truyền thống của ngƣời dân tại huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên
Giang hiện nay và vấn đề phát huy những giá trị tích cực của nó trong thời gian tới.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung và khơng gian: Tín ngƣỡng của ngƣời dân huyện Kiên Hải là
vấn đề rất rộng, luận văn khơng trình báy tồn bộ các vấn đề thuộc về tín ngƣỡng
mà tập trung nghiên cứu một số tín ngƣỡng tiêu biểu của ngƣời dân nơi đây, chỉ ra
những giá trị tích cực và những tác động tiêu cực, đề ra những giải pháp nhằm bảo
tồn và phát huy những giá trị tích cực của tín ngƣỡng truyền thống ở Kiên Hải, tỉnh
Kiên Giang.

6


Về thời gian: Từ khi hình thành các cộng đồng dân cƣ của huyện đảo Kiên
Hải đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên nền tảng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin,
đặc biệt là nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, cơ sở hạ tầng quyết
định kiến trúc thƣợng tầng; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà
nƣớc ta về các vấn đề tín ngƣỡng, tơn giáo, về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc… để xem xét, đánh giá sự việc trong quá trình nghiên cứu.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phƣơng pháp luận chung là phƣơng pháp luận duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử và các phƣơng pháp khác cụ thể nhƣ phân tích, tổng hợp,
diễn dịch, quy nạp, lịch sử và logic, so sánh, phỏng vấn sâu… nhằm thực hiện các
nhiệm vụ mà luận văn đặt ra.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tín ngƣỡng
truyền thống và sinh hoạt truyền thống của ngƣời dân ở các địa phƣơng, vùng miền
của nƣớc ta. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần bảo tồn và phát huy
những giá trị tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực trong các sinh hoạt tín ngƣỡng
truyền thống của ngƣời dân huyện đảo trong thời gian tới.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể góp phần vào các tài liệu nghiên cứu, tham khảo và phục vụ
việc giảng dạy các chuyên đề liên quan ở các cơ sở giáo dục, đào tạo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, hình ảnh và phụ
lục, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng, 8 tiết.

7


Chƣơng 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN NGƢỠNG

TRUYỀN THỐNG VÀ TÍN NGƢỠNG TRUYỀN THỐNG
TẠI HUYỆN ĐẢO KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG

1.1. Một số vấn đề lý luận về tín ngƣỡng truyền thống
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Tín ngưỡng
Hiện nay, khái niệm tín ngƣỡng đƣợc hiểu theo nhiều hƣớng khác nhau,
nhƣng đều thống nhất rằng: tín ngƣỡng là niền tin và sự ngƣỡng vọng của con ngƣời
vào các lực lƣợng siêu nhiên, vơ hình, huyền bí... có sức mạnh vơ biên, có khả năng
tác động và chi phối con ngƣời.
Theo Từ điển Hán - Việt, tín ngƣỡng là từ ghép gồm: “tín”, có nghĩa là tin;
“ngƣỡng” có nghĩa là ngƣỡng mộ, ngƣỡng vọng. Tín ngƣỡng là tin và ngƣỡng mộ,
ngƣỡng vọng vào một thực thể siêu nhiên, thần bí, phi hiện thực.
Nhà nghiên cứu Đặng Nghiêm Vạn thì cho rằng: “Tín ngƣỡng là niềm tin
của con ngƣời vào những điều thiêng liêng, huyền bí vƣợt khỏi thế giới tự nhiên”
[72, tr8].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Duy trong cuốn Các hình thái tín ngưỡng tơn
giáo ở Việt Nam, có định nghĩa về tín ngƣỡng nhƣ sau: “Tín ngƣỡng là một cách từ
thực tế cuộc sống cộng đồng con ngƣời ý thức về một dạng thần linh nào đó, rồi
cộng đồng con ngƣời ấy tin theo tôn thờ lễ bái, cầu mong cho hiện thực cuộc sống,
gây thành một nếp sống xã hội theo niềm tin thiêng liêng ấy” [12, tr 221].
Khi nghiên cứu về quan điểm tôn giáo của Mác, Ăngghen ta thƣờng bất gặp
các khái niệm tín ngƣỡng, tín ngƣỡng tơn giáo, tín ngƣỡng Cơ Đốc giáo. Khi đó, tín
ngƣỡng đƣợc hiểu theo nghĩa là tín ngƣỡng tơn giáo, “tức là niềm tin vào lực lƣợng
siêu nhiên theo những nguyên tắc thực hành tôn giáo nhất định”. Nhƣ vậy, bản chất
của tín ngƣỡng có thể hiểu là niềm tin của con ngƣời vào sự tồn tại, khả năng siêu
nhiên của một thực thể nào đó bên ngồi cuộc sống con ngƣời, đƣợc thể hiện thông
8



qua hệ thống các nghi lễ thờ cúng. C. Mác cho rằng: “Đời sống xã hội, về thực chất là
có tính chất thực tiễn. Tất cả những sự thần bí đang đƣa lý luận đến chủ nghĩa thần bí,
đều đƣợc giải đáp một cách hợp lý trong thực tiễn của con ngƣời và trong sự hiểu biết
thực tiễn ấy” [6, t3, tr12].
Trong đời sống thƣờng ngày, khi đề cập đến tín ngƣỡng ngƣời ta thƣờng liên
tƣởng đến những hiện tƣợng xã hội có tính chất linh thiêng, thần bí, thể hiện niềm
tin về một thế giới vơ hình, về cuộc sống sau khi chết, về sự tồn tại của linh hồn
ngƣời chết và sự tác động của lực lƣợng này đối với cuộc sống hiện tại của con
ngƣời. Hiện tƣợng này gắn liền với các phong tục, tập quán, truyền thống của một
cộng đồng ngƣời hay một dân tộc, nó phản ánh nếp sống, cung cách ứng xử của con
ngƣời cũng nhƣ phản ánh lịch sử phát triển văn hóa của cộng đồng dân tộc đó.
Dƣới góc độ tâm lý học, tín ngƣỡng là một hiện tƣợng tâm lý - xã hội thể hiện
niềm tin của một cộng đồng ngƣời nhất định về thế giới vơ hình, về lực lƣợng siêu
nhiên và năng lực chi phối của lực lƣợng này đối với cuộc sống của con ngƣời thông
qua hệ thống lễ nghi thờ cúng; quá trình hình thành và phát triển tín ngƣỡng gắn liền
với lịch sử phát triển của cộng đồng nên nó phản ánh cuộc sống thực tế của cộng đồng
ngƣời đó.
Dƣới góc độ văn hóa, tín ngƣỡng là hiện tƣợng văn hóa tinh thần phản ánh
sự nhận thức của con ngƣời về thế giới xung quanh, về cuộc sống xã hội biểu hiện
thông qua những hành vi ứng xử của họ.
Dù tín ngƣỡng đƣợc quan niệm nhƣ thế nào và ở cấp độ ra sao thì đều thể
hiện một niềm tin - niềm tin vào Chúa, Trời, Phật, Thần, Thánh, ông bà, tổ tiên vào
các lực lƣợng siêu nhiên. Nhƣ vậy, đặc trƣng cơ bản của tín ngƣỡng là niềm tin
đƣợc xác lập trên cơ sở mối liên hệ giữa con ngƣời với lực lƣợng siêu nhiên mà
niềm tin ấy khơng cần chứng minh gì cả.
Trong khi đó, Luật Tín ngƣỡng, tơn giáo của Nhà nƣớc Cộng hịa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam (2016) ghi rõ: “Tín ngƣỡng là niềm tin của con ngƣời đƣợc thể
hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để
mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng” [37. tr1].


9


Nhƣ vậy, “tín ngƣỡng” có thể hiểu là hệ thống giá trị niềm tin mang tính tâm
linh được con người tạo ra nhằm gửi gắm những ước vọng tốt đẹp cũng như mong
muốn được các thế lực siêu nhiên che chở để tránh được những tai họa hay những
nỗi sợ hãi từ thế giới khách quan. Tín ngƣỡng mang nguồn gốc của sự bất lực của
con ngƣời trƣớc thế giới khách quan và quy luật của nó do con ngƣời thần thánh
hóa các hiện tƣợng ấy thành các thể lực siêu nhiên và tơn thờ.
1.1.1.2. Tín ngưỡng truyền thống
Tín ngƣỡng truyền thống là khái niệm để chỉ các hình thức tín ngƣỡng gắn liền
với hoạt động văn hóa tâm linh, dân dã của con ngƣời đã có từ lâu đời cho đến nay.
Tín ngƣỡng truyền thống là một trong những loại hình tín ngƣỡng phản ánh rõ nhất
đặc trƣng của văn hóa dân tộc, thấm đƣợm đạo lý uống nƣớc nhớ nguồn, củng cố và
tăng cƣờng ý thức cộng đồng.
Với quan niệm cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh hồn, nên ngƣời xƣa đã thờ
rất nhiều thần linh, bao gồm nhiên thần, thiên thần và nhân thần. Tín ngƣỡng dân gian
Việt Nam chủ yếu dựa trên lòng biết ơn và ngƣỡng mộ của các thế hệ sau đối với tiền
nhân. Tín ngƣỡng dân gian khá phong phú, nó là tâm thức tôn sùng các lực lƣợng
siêu nhiên nhƣ: Tơn sùng tự nhiên, những sự vật có liên quan đến sản xuất nông
nghiệp nhƣ mặt trời, mặt trăng, mƣa, gió, sấm, chớp, sơng, núi, biển…, các loại cây
trồng, vật ni nhƣ: bầu, ngơ, trâu, bị, lợn. Tơn sùng vật tổ nhƣ: chim, cá, cây… Tôn
sùng sự sinh sản nhƣ: sinh thực khí và các hoạt động tính giao. Tơn sùng Mẫu thể
hiện các nữ thần, tứ mẫu, thủy phủ, Bà Chúa Xứ và Thiên Yana… Tôn sùng các anh
hùng dân tộc, anh hùng địa phƣơng, ngƣời có cơng lớn với dân với nƣớc: Thánh
Gióng, Đức thánh Trần, Bà Trƣng, Bà Triệu, Nguyễn Trung Trực… Ngồi ra, ngƣời
Việt cịn thờ các dạng thần nhƣ thần Bếp, thần Thổ công, thần Tài….
Tín ngƣỡng, phong tục, tập quán lâu đời và phổ biến nhất của ngƣời Việt là
thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ những ngƣời đã mất. Ở các gia đình ngƣời Việt, nhà
nào cũng có bàn thờ tổ tiên và việc cúng giỗ, ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân

rất đƣợc coi trọng. Ngồi ra cịn có tục thờ Thành hồng và ngơi đình làng là đặc
điểm độc đáo của làng quê Việt Nam.

10


Tín ngƣỡng thờ Mẫu ở Việt Nam là một tín ngƣỡng có từ rất lâu, nó là một
tín ngƣỡng dân gian có nguồn gốc bản địa và bắt nguồn từ nền văn minh nơng
nghiệp lúa nƣớc và là một hình thức tôn vinh ngƣời phụ nữ làm Quốc Mẫu, Thánh
Mẫu, Vƣơng Mẫu…
Từ tâm thức sùng bái đó, trong các cộng đồng đã hình thành các phong tục tập
quán và nghi lễ thờ cúng tự nhiên, thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu và nghi lễ phồn thực. Đó
là những nghi lễ và phong tục rất quen thuộc đối với ngƣời Việt khắp nơi trong cả
nƣớc. Mỗi loại tín ngƣỡng này đều có nguồn gốc sâu xa từ quan hệ giữa con ngƣời với
các đối tƣợng siêu nhiên kia. Là bởi trong sinh hoạt và lao động, hằng ngày thì thiên
nhiêu gắn bó mật thiết và chi phối sự thành bại, tốt xấu đối với việc lao động sản xuất
của họ.
1.1.2. Đặc điểm của tín ngưỡng
Một là, tín ngƣỡng truyền thống của ngƣời Việt đƣợc hình thành từ rất sớm,
gắn liền với quá trình tổ chức cuộc sống, lao động, sản xuất hàng ngày. Các nghiên
cứu về tín ngƣỡng truyền thống ở Việt Nam cho thấy, các hình thức tín ngƣỡng đã
xuất hiện từ ngƣời Việt cổ, thể hiện trực quan qua các hình tƣợng chim Lạc – con
Rồng.
Hai là, các tín ngƣỡng, tơn giáo ở Việt Nam có sự dung hợp, đan xen và hịa
đồng, khơng kỳ thị, tranh chấp và xung đột lẫn nhau. Các tín ngƣỡng truyền thống
phản ánh đời sống tâm linh phong phú, đa dạng, sự khoan dung, độ lƣợng, nhân ái
của ngƣời Việt Nam và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc. Đây là những yếu tố để
ngƣời Việt Nam dễ hịa đồng với nhiều tín ngƣỡng, tôn giáo khác nhau. Ở nhiều
nơi, trong cùng một làng, xã, có nhiều ngƣời có tín ngƣỡng khác nhau, hoặc nhóm
tín đồ của tơn giáo này sống đan xen với nhóm tín đồ của tơn giáo khác hoặc với

những ngƣời khơng theo tơn giáo và họ sống hịa hợp với nhau trên nền tảng làng,
xóm, dịng họ.
Ba là, mỗi tín ngƣỡng, tơn giáo mang những nét văn hóa riêng biệt nhƣng
đều hƣớng đến Chân - Thiện - Mỹ, chịu ảnh hƣởng của truyền thống dân tộc, góp
phần tạo nên những nét đẹp trong nền văn hóa đa dạng, phong phú về bản sắc của

11


dân tộc. Ở Việt Nam thờ cúng tổ tiên, thờ những ngƣời có cơng với đất nƣớc, dân
tộc là tín ngƣỡng mang tính chủ đạo, là nét văn hóa độc đáo, chất keo kết dính trong
đời sống tinh thần, tâm linh, xây dựng đoàn kết các dân tộc.
Bốn là, trong lịch sử cận, hiện đại của dân tộc, các thế lực thực dân, đế quốc,
phản động ln tìm mọi cách lợi dụng các vấn đề liên quan đến tín ngƣỡng, tôn giáo
để thực hiện âm mƣu xâm lƣợc, đô hộ nƣớc ta, hoặc gây mất ổn định an ninh chính
trị, trật tự, an toàn xã hội, phục vụ cho ý đồ đen tối của chúng.
Hiện nay, các thế lực thù địch vẫn sử dụng, lợi dụng những vấn đề của tín
ngƣỡng, tơn giáo nhƣ một thứ vũ khí nhằm thực hiện chiến lƣợc "diễn biến hịa
bình", phá hoại cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
với chiêu bài "tự do tôn giáo", "nhân quyền", chúng xun tạc, bóp méo đƣờng lối,
chính sách tự do tín ngƣỡng, tơn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta, âm mƣu tạo ra lực
lƣợng và xây dựng ngọn cờ trong tơn giáo hịng lật đổ Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam.
1.1.3. Một số hình thức tín ngưỡng truyền thống phổ biến ở Việt Nam.
1.1.3.1. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng
Thành hoàng là một từ Hán, xuất phát từ Trung Hoa xƣa, nghĩa gốc ban đầu
là hào bao quanh thành, nếu hào có nƣớc gọi là trì (thành trì). Ở Trung Quốc Thành
hồng là chỉ vị thần bảo hộ một thành quách cụ thể. Tục thờ cúng vị thần bảo trợ
thành quách - tức là Thần Thành hoàng xuất phát từ Trung Quốc.
Cũng nhƣ việc thờ cúng tổ tiên, việc thờ cúng Thành hoàng làng ở Việt Nam

vừa là tín ngƣỡng, vừa là đạo lý sống của hậu thế đối với bậc tiền bối có cơng với
làng xóm, đất nƣớc. Nếu nhƣ việc thờ cúng tổ tiên là một đạo lý thể hiện ý thức
hƣớng về cội nguồn của gia đình, dịng họ thì việc thờ cúng Thành hồng làng cũng
là sự tơn vinh các bậc tiền bối, luôn gắn kết và che chở cho dân làng, là cầu nối giữa
quá khứ, hiện tại và tƣơng lai. Trong thời kỳ phong kiến, các vƣơng triều nhƣ Lý,
Trần, Lê đều duy trì tục thờ Thần thành hồng của thành Thăng Long.
Đối với ngƣời dân ở cộng đồng làng xã, vị Thần thành hoàng làng đƣợc coi
nhƣ một vị thánh. Mỗi làng q có một vị thánh của mình. Vị thánh đó là vị có cơng

12


với dân, với nƣớc, có thể là tƣớng lĩnh xơng pha mặt trận, có thể là vị đƣợc vua sắc
phong… và cũng có thể là vật thiêng, là đấng siêu nhiên mà dân làng thờ phụng,
thậm chí là yêu thần, tà thần nhƣ thần ăn trộm, thần ăn xin, thần chết trơi…
Vào các ngày giỗ Thành hồng làng, ngày lễ, ngày tết, ngày rằm, ngày
mùng một… dân cƣ trong làng đều mang lễ vật lên đình cúng Thành hồng, lễ vật
có thể là lễ chay hoặc lễ mặn, nhƣng lễ vật luôn phải đảm bảo yếu tố tinh khiết –
thể hiện sự kính trọng đối với thần thánh. Đặc biệt, khi làng có cơng việc quan
trọng, đột xuất hoặc khi có những hiện tƣợng, những sự việc bất thƣờng xảy ra
trong làng, ngƣời dân trong làng đều lên đình làm lễ cầu mong sự che chở, bảo vệ
của Thành hoàng.
Nhƣ vậy, có thể thấy tín ngƣỡng truyền thống ở Việt Nam, thần linh không
hẳn là các đối tƣợng trừu tƣợng, xa xôi mà trái lại rất gần gũi với con ngƣời, cùng
chung sống trong cộng đồng và có khác chăng là ở khả năng bảo vệ, bảo hộ cho
dân làng khỏi những bất trắc của cuộc sống. Đối với mỗi ngƣời dân Thành hoàng
làng là chỗ dựa tinh thần, nơi gửi gấm niềm tin cho họ, giúp họ vƣợt qua những
khó khăn của cuộc sống đầy sóng gió. Vì thế, nhiều vị thần đƣợc dân chọn thờ và
cũng có thể bị phế bỏ nếu thấy không đủ sự uy nghiêm phù hộ độ trì cho họ nữa.
Thành hồng là nhân vật trung tâm của mọi sinh hoạt văn hóa ở các làng quê, đặc

biệt là các lễ hội.
Cùng với việc thờ cúng tổ tiên thì tín ngƣỡng thờ Thàng hồng làng đem lại
cho ngƣời dân ý thức hƣớng về cội nguồn, về quê cha đất tổ bằng những biểu hiện
sinh hoạt văn hóa truyền thống. Bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa là trách
nhiệm của mỗi ngƣời và cũng là để góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
1.1.3.2. Tín ngưỡng thờ Tứ Pháp
Hệ thống tín ngƣỡng thờ Tứ Pháp là hiện tƣợng tín ngƣỡng bản địa của nƣớc
ta mang đậm màu sắc của nền văn minh lúa nƣớc kết hợp với Phật giáo, tôn giáo du
nhập từ Ấn Độ, tồn tại khá phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ. Hình thái thờ Tứ Pháp là
một trong những hình thái tín ngƣỡng thờ thần nơng nghiệp cổ sơ khi mà đời sống
nơng nghiệp lệ thuộc hồn tồn vào thiên nhiên.

13


Xét bản chất sâu xa, tín ngƣỡng Tứ Pháp bắt nguồn từ quan niệm vạn vật
hữu linh. Đây là một quan niệm tối cổ của con ngƣời trong quá trình sống phải đối
mặt với mn vàn khó khăn do thiên nhiên tạo ra. Quan niệm vạn vật đều có linh
hồn, ngƣời nguyên thủy nhìn thấy đằng sau mỗi hiện tƣợng tự nhiên đều có một vị
thần. Vị thần đó quyết định sự vận hành của vũ trụ, trong đó có đời sống con ngƣời,
đặc biệt, đối với một vùng đất nông nghiệp trồng lúa nƣớc. Quan niệm về thần Mƣa,
thần Gió đã ăn sâu vào tâm thức ngƣời dân Việt từ xa xƣa, trƣớc khi Phật giáo đặt
chân tới mảnh đất này. Đến khi Phật giáo vào Việt Nam, các nhà sƣ đã nhìn thấy rõ
điều đó và nhận thấy nếu Phật giáo muốn bén rễ vào mảnh đất này thì phải có sự
dung hịa với tín ngƣỡng dân gian. Nhận thức ấy quả khơng sai và đó là ngun
nhân sâu xa của sự giao duyên, tiếp biến giữa tín ngƣỡng bản địa với một tôn giáo
lớn. Kết quả của sự giao thoa văn hóa ấy là hệ thống Tứ Pháp: Pháp Vân (nữ thần
mây); Pháp Vũ (nữ thần mƣa); Pháp Lôi (nữ thần sấm); Pháp Điện (nữ thần chớp)
ở các địa phƣơng miền Bắc nƣớc ta.

Ở những chùa thờ Tứ Pháp trƣớc kia thƣờng đƣợc dân làng và dân trong vùng
tổ chức các buổi lễ cầu đảo mỗi khi hạn hán. Tín ngƣỡng thờ Tứ Pháp tồn tại cả linh
khí dân tộc và cả sức mạnh truyền thống, phù giúp cho xã hội hiện tại và góp phần làm
nên bản sắc riêng biệt cho Phật giáo Việt Nam. Ngƣời dân tin rằng, những vùng miền
nào rƣớc chân nhang của Tứ Pháp về thờ thì ở đó đƣợc mƣa thuận gió hịa, mùa màng
bội thu.
Có thể nói, tín ngƣỡng thờ Tứ Pháp là một trong những chỗ dựa về tâm linh
của ngƣời Việt Nam qua nhiều thời đại và tồn tại cho đến tận ngày nay.
1.1.3.3. Tín ngưỡng thờ Mẫu
Tín ngƣỡng thờ Mẫu ra đời từ trong cuộc sống đấu tranh với thiên nhiên khắc
nghiệt, cƣờng quyền đè nén và nạn ngoại xâm tàn bạo, có một mối gắn bó rất tự nhiên
với ngƣời dân lao động. Tín ngƣỡng thờ Mẫu có thể đƣợc hiểu là một loại hình tín
ngƣỡng truyền thống đƣợc tích hợp bởi các lớp tín ngƣỡng thờ nữ thần, Thờ Mẫu
thần và thờ Tam phủ - Tứ phủ với niềm tin thiêng liêng vào quyền năng của Mẫu, bảo
trợ cho sự tồn tại và sinh thành ra con ngƣời. Tín ngƣỡng thờ Mẫu ra đời từ rất sớm,

14


nảy sinh trong mơi trƣờng văn hóa thuộc khu vực Bắc Bộ, vùng đất châu thổ rộng lớn
với ba con sơng chính: sơng Hồng, sơng Thái Bình và sơng Mã, là đầu mối kinh tế,
chính trị, văn hóa của quốc gia Đại Việt trong lịch sử. Xuất phát từ đặc trƣng của nền
sản xuất nông nghiệp lúa nƣớc, lối tƣ duy trọng thủy, trọng âm, trọng nữ, đề cao vai trò
sản sinh của ngƣời Mẹ, khát vọng về sự sinh sôi, nảy nở. Bản chất của thờ Mẫu là thờ
sự sinh sản, mà sự sinh sản ở đây có nguồn gốc từ ngƣời Mẹ tự nhiên: Mẹ Núi, Mẹ
Sông, Mẹ Biển, Mẹ Lúa, Mẹ Chim, Mẹ Cả... có thể là nhân thần nhƣ Mẫu Liễu Hạnh,
Mẫu Âu Cơ, Ý Lan, Bà Trƣng, Bà Triệu.
Giá trị cốt lõi của tín ngƣỡng thờ Mẫu là cái tâm hƣớng thiện, bởi mỗi ngƣời mẹ
đều dạy con sống hƣớng thiện. Ngƣời đến với tín ngƣỡng thờ Mẫu tâm phải sáng.
Trong cuộc sống thể hiện là ngƣời biết ăn ở, biết đối nhân xử thế, thành tâm thờ phụng

ông bà tổ tiên. Cao hơn là biết ơn những ngƣời có cơng với dân, với nƣớc. Mọi ngƣời
đều tin rằng vì Mẫu là mẹ của mọi ngƣời nên ln che chở phù hộ độ trì cho con ngƣời
gặp nhiều thuận lợi, có sức mạnh và niềm tin để vƣợt qua tai ƣơng, vận hạn hay bệnh
tật, đem đến cho cuộc sống sự bình yên, sung túc.
Nhƣ vậy, tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt ra đời gắn với chế độ xã hội
nguyên thủy mẫu hệ và với đặc trƣng của nền văn hóa lúa nƣớc dẫn đến sự tơn
sùng tự nhiên, vai trị của ngƣời Mẹ với khát khao sinh sôi, nảy nở, ý nguyện về
sự phát triển.
1.1.3.4. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên ra đời trong những điều kiện lịch sử - xã hội
nhất định: Sự thấp kém của lực lƣợng sản xuất dẫn đến quan niệm về Tô Tem. Tô
Tem giáo gắn liền với tổ chức Thị tộc, “Mỗi tổ chức Thị tộc có những hình thức thờ
cúng riêng, trong khuôn khổ các tập tục thờ cúng vật thiêng tổ tiên” [xem 24].
Giai đoạn thị tộc phụ quyền, xác lập uy quyền của ngƣời đàn ơng vì vai trị
quan trọng của họ trong hoạt động kinh tế nên họ nắm giữ quyền hành quản lý gia
đình, vợ và con cái tôn trọng uy quyền và phục tùng ngƣời chủ gia đình, con cái
mang họ cha đã kế tiếp ý thức về uy quyền đó khơng chỉ khi họ cịn sống mà ngay cả
khi đã chết.

15


Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên xuất phát từ quan niệm của con ngƣời về thế giới
sau khi chết, về linh hồn bất tử. Ngƣời Việt quan niệm rằng vạn vật hữu linh. Con
ngƣời gồm hai phần linh hồn và thể xác, khi con ngƣời chết đi, chỉ có thể xác mất đi,
còn linh hồn vẫn tồn tại sau khi chết. Linh hồn con ngƣời sau khi chết vẫn có nhu cầu
sinh hoạt nhƣ khi cịn sống và có khả năng tác động đến cuộc sống của những ngƣời
đang sống. Giữa ngƣời sống và ngƣời chết vẫn có sợi dây liên hệ mật thiết.
Đối với ngƣời Việt, có một yếu tố vô cùng quan trọng về sự ra đời của tín
ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, về sự tồn tại, phát triển và bảo tồn đến tận ngày nay của tín

ngƣỡng này, đó là đạo lý “uống nƣớc nhớ nguồn”, là sự kính trọng đối với những
ngƣời đã khuất, với những ngƣời đã có cơng sinh thành, dƣỡng dục mình. Toan Ánh
đã viết: “Thờ phụng tổ tiên không phải là một thứ tơn giáo, mà là lịng thành kính
và biết ơn của con ngƣời đối với ngƣời đã khuất” [xem 01]. Sự kính trọng, tình cảm
lƣu luyến của con ngƣời với những ngƣời thân của mình khiến họ ln muốn níu
giữ sự hiện diện của những ngƣời thân đã khuất trong cuộc sống của mình.
Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên có nội dung bình dị và giàu tính thực tiễn, bởi
thế nó dễ dàng đƣợc thế tục hóa trở thành nếp sống, phong tục, bám rễ sâu trong
tiềm thức của ngƣời Việt.
Thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt có từ lâu đời, đã trở thành một tập tục truyền
thống tốt đẹp mang tính phổ qt của ngƣời Việt, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời
sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, theo điều tra cho thấy [xem 61]:
- 100% các gia đình ở các thành phố, nơng thơn đều có ban thờ tổ tiên.
- 96,75% ban thờ tổ tiên đƣợc đặt ở vị trí trang nghiêm nhất trong nhà.
- 100% gia đình ở nơng thơn thƣờng xun chăm sóc mồ mả của ơng bà, tổ
tiên, ở Hà Nội con số này là 85%, Thành phố Hồ Chí Minh là 89%.
Chính vì vậy thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa văn hóa rất lớn. Trƣớc tiên, việc
thờ phụng tổ tiên là ý thức nhớ về nguồn cội, là để thể hiện lịng tri ân đối với cơng
ơn của tổ tiên, ơng bà cha mẹ đã khuất. Ơng Phan Kế Bính trong sách Việt Nam
phong tục cũng đã nhận định: “Xét cái tục phụng sự tổ tiên của ta rất là thành kính, ấy
cũng là một lịng bất vong bản, cũng là một việc nghĩa vụ của ngƣời” [xem 03]. Con

16


cháu bày tỏ lịng thành kính và biết ơn đối với các thể hệ đã có cơng sinh thành và
ni dƣỡng con cháu nên ngƣời nhƣ ngày nay. Ngƣời con hiếu thảo phải biết ơn công
sinh thành, nuôi dƣỡng của cha mẹ. Để tỏ lòng hiếu lễ với cha mẹ thì phải biết ơn tổ
tiên, ơng bà đã khuất. Đó là nguồn gốc sinh ra thế hệ con cháu ngày nay.
Thờ cúng tổ tiên góp phần tạo điều kiện gìn giữ, lƣu truyền các giá trị truyền

thống. “Trong mỗi gia đình, họ tộc, phía sau bát hƣơng trên bàn thờ tổ tiên chứa
đựng biết bao giá trị truyền thống đáng q về lao động qn mình, về cơng lao dẹp
giặc, về tính cách cao đẹp của ơng bà tổ tiên. Cùng với những cái cụ thể ở trong
những bàn gia phả, tộc phả, có ý nghĩa giáo dục nhớ về cội nguồn rất lớn, mỗi khi
con cháu nhớ đến, đọc đến” [12, tr221]. Vào các ngày lễ tết, ngày giỗ kỵ, khi nén
hƣơng trên bàn thờ tổ tiên đƣợc thắp lên, con cháu ở xa thì nhớ về quê hƣơng làng
xóm, con cháu ở gần thì tụ tập qy quần ôn lại những chuyện cũ, nhắc lại những
bài học ông bà tổ tiên đã từng dạy mình, truyền dạy lại cho con cháu, các thế hệ trẻ
về truyền thống gia đình, về những bài học làm ngƣời sâu sắc, thấm thía. Khi ấy,
tinh thần thêm gắn kết, lịng tự hào về dòng họ, về quê hƣơng dâng lên, những bài
học làm ngƣời của ông bà, cha mẹ giảng dạy thấm thía hơn bao giờ hết, con cháu
nhƣ tự nhắc nhở mình phải cố gắng sống tốt để khơng phụ lịng mong mỏi của tổ
tiên, ông bà, cha mẹ, để làm rạng danh tổ tiên, dòng họ. Con cháu cũng tự nhắc nhở
mình phải hiếu thảo với tổ tiên, ơng bà cha mẹ là bổn phận của ngƣời làm con, đặc
biệt là sự hiếu thảo ngay khi cha mẹ, ộng bà cịn sống để khơng phải tiếc nuối, ân
hận khi ơng bà, cha mẹ mất đi.
Thờ cúng tổ tiên còn là hình thức tín ngƣỡng có ý nghĩa lớn về mặt tổ chức
cộng đồng trong xã hội truyền thống. Có thể nói, ở Việt Nam, khơng có một tơn
giáo mang tính phổ quát cao hơn tín ngƣỡng thờ cùng tổ tiên. Thờ cúng tổ tiên là tín
ngƣỡng gốc, xuyên suốt quá trình lịch sử Việt Nam. Nó là sợi dây liên kết để góp
phần cốt kết đồn kết thắt chặt tính dân tộc và cũng là cội nguồn của các phong tục,
tín ngƣỡng khác. Nhƣ vậy có thể coi đây là đặc trƣng, điểm chung của ngƣời Việt,
góp phần vào việc cố kết cộng đồng, duy trì tinh thần đồn kết của ngƣời Việt.

17


1.2. Q trình hình thành các hình thức tín ngƣỡng truyền thống tiêu
biểu tại huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
1.2.1. Khái quát về huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang ở tọa độ địa lý 10032' vĩ độ Bắc, 9023' kinh độ Ðông, cách
thủ đô Hà Nội 1.976 km. Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sơng Cửu Long phía Tây Nam của Tổ quốc; phía Bắc giáp Vƣơng quốc Campuchia; phía Nam giáp
tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu; phía Đơng và Đơng Nam giáp tỉnh An Giang, thành phố
Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang; phía Tây giáp Vịnh Thái Lan. Vị trí địa lý của Kiên
Giang có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, là cửa ngõ hƣớng ra
biển Tây của tỉnh cũng nhƣ của vùng đồng bằng sơng Cửu Long, có điều kiện thuận
lợi để phát triển kinh tế biển, đảo và giao lƣu với các nƣớc trong khu vực và quốc tế
với các ngành mũi nhọn nhƣ du lịch, thƣơng mại, dịch vụ công nghiệp và ni trồng
thủy sản…
Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố: Thành phố Rạch Giá,
thành phố Hà Tiên, huyện Kiên Lƣơng, huyện Hòn Đất, huyện Tân Hiệp, huyện Châu
Thành, huyện Giồng Riềng, huyện Gò Quao, huyện An Biên, huyện An Minh, huyện
Vĩnh Thuận, huyện U Minh Thƣợng, huyện Giang Thành huyện Phú Quốc và huyện
Kiên Hải.
Kiên Hải là huyện đảo, diện tích tự nhiên là 27,85km2, có 23 đảo lớn, nhỏ,
trong đó 11 đảo có dân sinh sống. Tồn huyện có 04 đơn vị hành chính xã, 13 ấp với
117 Tổ nhân dân tự quản. Dân số 21.185 ngƣời, trong đó đa số là ngƣời kinh (chiếm
trên 98%) còn lại là dân tộc Hoa, Khmer và một số dân tộc khác. Tơn giáo trên địa
bàn huyện có Phật giáo, Tin lành, Hịa hảo, Cao đài, Cơng giáo. Cơ sở thờ tự trên địa
bàn có 05 cơ sở (Thánh thất Liên giao Hải sơn, Tịnh xá Phụng Hoàng, Chùa Hải Sơn
Tự, Giáo họ Hòn Tre, Ban Trị sự Phật giáo Hòa Hảo), hoạt động chấp hành tốt chủ
trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc. Sinh hoạt văn hóa trên địa bàn cũng hết sức phong
phú, đa dạng do hầu hết ngƣời mọi vùng, miền đều có mặt trên địa bàn huyện. Trong
những năm qua, thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội của
huyện không ngừng đƣợc phát triển, tốc độ tăng kinh tế bình quân hàng năm đạt

18



×