Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Tư tưởng nhân văn của nguyễn trãi trong tác phẩm quân trung từ mệnh tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ VĂN CÔNG

TƢ TƢỞNG NHÂN VĂN CỦA NGUYỄN TRÃI TRONG TÁC PHẨM
“QUÂN TRUNG TỪ MỆNH TẬP”

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: TRIẾT HỌC

HÀ NỘI – 2018
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ VĂN CÔNG

TƢ TƢỞNG NHÂN VĂN CỦA NGUYỄN TRÃI TRONG TÁC PHẨM
“QUÂN TRUNG TỪ MỆNH TẬP”

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 03 01

Chủ tịch Hội đồng

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

PGS.TS. Nguyễn Quang Hƣng



TS. Nguyễn Thị Lan

HÀ NỘI – 2018
2


LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành luận văn này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các
thầy (cơ) trong Khoa triết học- Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân vănĐại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình học tập và thực hiện luận văn cao học.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Lan, người đã tận
tình dành nhiều thời gian quý báu để giúp đỡ, hướng dẫn tơi trong suốt q
trình tiến hành nghiên cứu và đóng góp những ý kiến quan trọng giúp đỡ tơi
hồn thành luận văn cao học này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người bạn và người thân trong
gia đình tơi, những người đã ủng hộ tôi về mặt tinh thần và tạo mọi điều kiện
giúp tơi có thể hồn thành luận văn của mình.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã rất cố gắng nhưng luận văn của
tơi vẫn cịn nhiều thiếu sót, tơi kính mong nhận được sự bổ sung, đóng góp ý
kiến quý giá của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp và độc giả để đề tài
của tôi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội ngày 24 tháng 01 năm 2018
Tác giả luận văn

Vũ Văn Công

3



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 6
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................ 8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 11
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu............................................... 12
6. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 12
7. Kết cấu luận văn......................................................................................... 12
CHƢƠNG 1. BỐI CẢNH VÀ TIỀN ĐÊ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG
NHÂN VĂN CỦA NGUYỄN TRÃI ............................................................ 13
1.1.Khái niệm tƣ tƣởng nhân văn ................................................................ 13
1.2.Những nhân tố hình thành và phát triển tƣ tƣởng nhân văn của
Nguyễn Trãi ................................................................................................... 21
1.2.1. Điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội ....................................................... 21
1.2.2. Tiền đề văn hóa- tư tưởng ..................................................................... 27
1.3.Cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Trãi và tác phẩm “Quân trung từ
mệnh tập” ....................................................................................................... 33
1.3.1. Cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Trãi .................................................. 33
1.3.2. Tác phẩm “Quân trung từ mệnh tập”................................................... 37
CHƢƠNG 2. TƢ TƢỞNG NHÂN VĂN CỦA NGUYỄN TRÃI TRONG
TÁC PHẨM “QUÂN TRUNG TỪ MỆNH TẬP”- NỘI DUNG CƠ BẢN
VÀ Ý NGHĨA ................................................................................................. 40
2.1. Những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng nhân văn của Nguyễn Trãi
qua tác phẩm “Quân trung từ mệnh tập” .................................................. 40
2.1.1. Tư tưởng về quyền được sống trong một quốc gia độc lập, tự chủ với
phong kiến phương Bắc................................................................................... 40
4



2.1.2. Tư tưởng coi trọng sinh mệnh của con người ....................................... 47
2.1.3. Tư tưởng coi trọng nhân nghĩa trong đường lối đấu tranh giải phóng
dân tộc và trị nước .......................................................................................... 52
2.2. Ý nghĩa tƣ tƣởng nhân văn của Nguyễn Trãi qua tác phẩm “Quân
trung từ mệnh tập” ....................................................................................... 61
2.2.1. Ý nghĩa trong bối cảnh đương thời ....................................................... 61
2.2.2. Ý nghĩa trong thời đại ngày nay............................................................ 65
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 75

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam là
cuộc đấu tranh bền bỉ, không mỏi mệt trước các thế lực ngoại xâm hùng mạnh,
nhiều dã tâm và thủ đoạn, hiếu chiến. Lần theo những trang sử vàng đó, vào
thế kỉ XV cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược hơn 20 năm (14061427) của nhân dân ta kết thúc thắng lợi trọn vẹn là một trong những chiến
thắng vĩ đại và hào hùng nhất lịch sử dân tộc.
Dưới sự lãnh đạo của Bình Định Vương Lê Lợi, nghĩa quân Lam Sơn và
nhân dân ta đã đánh đuổi hoàn toàn giặc Minh ra khỏi bờ cõi. Đất nước sạch
bóng quân thù, nỗi nhục ngàn năm được gột rửa, nền thái bình ngày càng
vững chắc. Đóng góp vào những chiến công oanh liệt: Ninh Kiều, Tốt ĐộngChúc Động, Chi Lăng, Xương Giang…có sự cống hiến âm thầm của một con
người tài năng trí dũng song tồn- Nguyễn Trãi. Là “Trương Lương- Tử
Phòng trong màn trướng của Lê Lợi”- Nguyễn Trãi chính là vị quân sư kiệt
xuất tham mưu, đề ra những đường lối, chủ trương hợp thời, giúp Bình Định
Vương có những quyết sách đúng đắn cho những trận chiến tạo bước ngoặt.

Nguyễn Trãi được Lê Lợi giao cho nhiệm vụ soạn thư từ cho các tướng
địch và giấy tờ giao thiệp với triều đình nhà Minh. Đó là một trọng trách nặng
nề. Bởi mục đích to lớn của nó là đánh vào “ý chí xâm lược của kẻ thù” buộc
chúng phải rút binh, tôn trọng nền độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của Đại
Việt, tạo điều kiện bình thường hóa quan hệ hai nước. Các cơng văn giấy tờ
đó được gom lại thành “Quân trung từ mệnh tập”. Với kiến thức uyên thâm,
hiểu biết thời thế, biết địch biết ta, cùng tài văn chương cái thế, những lời lẽ
mềm dẻo nhưng cũng đầy đanh thép, Nguyễn Trãi đã buộc những tên tướng

6


hiếu chiến, lỳ lợm nhà Minh phải từng bước đầu hàng và chấp nhận rút quân
về nước trong danh dự, buộc phải công nhận nền độc lập của Đại Việt.
Đằng sau văn tài xuất chúng ấy, “Quân trung từ mệnh tập” còn biểu hiện
tinh thần nhiệt huyết được cống hiến sức mình cho cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc, mong muốn binh đao loạn lạc chấm dứt để xây dựng một đất nước
Đại Việt thái bình thịnh trị của Ức Trai. Mọi hành động của Nguyễn Trãi đều
xuất phát từ tư tưởng yêu nước, tấm lòng vị tha, yêu thương con người, quý
trọng sinh mệnh con người, mong muốn xây dựng mối quan hệ giữa con
người một cách hài hòa, bao dung của ơng. Đó chính là biểu hiện giá trị nhân
văn trong tư tưởng của ông.
Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi trong tác phẩm này biểu hiện hết sức
linh hoạt, quyền biến qua các chính sách quân sự, ngoại giao, nội chính…đã giúp
đẩy lùi được nhiều cuộc chiến đẫm máu không cần thiết giữa hai bên (nghĩa
quân Lam Sơn và giặc Minh- tác giả) làm nhụt nhuệ khí của kẻ thù, làm cho kẻ
thù thấy được tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến dân tộc, buộc kẻ thù phải
bng vũ khí đầu hàng, biến mọi thù hằn dân tộc trở thành hịa khí giữa hai quốc
gia- dân tộc. Tư tưởng đó khơng chỉ có ý nghĩa lịch sử trong thời đại của ơng
mà nó cịn là di sản quý báu của dân tộc Việt Nam.

Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, kinh tế phát triển, hội nhập
quốc tế sâu rộng thì cũng chính là lúc nảy sinh nhiều vấn đề đáng lo ngại như
đạo đức con người băng hoại; giá trị truyền thống dân tộc bị mai một; nguy cơ
chiến tranh khu vực, xung đột sắc tộc- tôn giáo, khủng bố…Cho nên, việc
nghiên cứu tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi để quay trở về tìm hiểu, giữ
gìn và phát huy những giá trị nhân văn, bản sắc văn hóa, những đạo đức
truyền thống dân tộc là yêu cầu cấp thiết cần tiếp tục khai thác và kế thừa.

7


Vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: Tư tưởng nhân văn của
Nguyễn Trãi trong tác phẩm “Quân trung từ mệnh tập” là đề tài luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong lịch sử Việt Nam, Nguyễn Trãi là một trong những anh hùng dân
tộc, danh nhân văn hóa thế giới, một nhà tư tưởng lớn ở thế kỷ XV. Tư tưởng
Nguyễn Trãi đã phản ánh nhiều mặt của xã hội Việt Nam giai đoạn nửa cuối
thế kỉ XIV đến đầu thế kỉ XV như chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hố; về
vai trị của nhân dân, về lý tưởng xã hội, v.v.. Những tư tưởng ấy của Nguyễn
Trãi khơng chỉ có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn đối với xã hội đương thời,
mà cịn có ảnh hưởng sâu sắc trong tồn bộ lịch sử tư tưởng Việt Nam nói
chung.
Hàng trăm năm qua, ở nước ta việc nghiên cứu tư tưởng triết học- chính
trị của Nguyễn Trãi luôn thu hút được sự quan tâm rộng rãi của giới nghiên
cứu. Chúng tôi xin đề cập đến một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây:
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu về những nhân tố hình thành nguồn
gốc hình thành tư tưởng của Nguyễn Trãi, ảnh hưởng của Nho giáo trong tư
tưởng Nguyễn Trãi
Công trình nghiên cứu: “Tư tưởng Nguyễn Trãi trong tiến trình lịch sử

Việt Nam” của tác giả Võ Xuân Đàn, (Nxb Văn hố thơng tin, năm 1996).
Trong đó, tác giả có giới thiệu về nguồn gốc và các giai đoạn hình thành tồn
bộ tư tưởng của Nguyễn Trãi trong tiến trình lịch sử Việt Nam.
Các cơng trình “Nguyễn Trãi một vĩ nhân vĩ đại trong lịch sử dân tộc
Việt Nam” (Nxb Sử học, Hà Nội, 1962), “Nguyễn Trãi cuộc đời và sự
nghiệp” (Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội, 2000) của Trần Huy Liệu đã chỉ rõ
nguồn gốc gia đình, quê hương và con đường cứu nước với vai trò mưu thần
8


chiến lược của khởi nghĩa Lam Sơn và nhà thiết kế cho sự nghiệp xây dựng
đất nước sau khi giành được độc lập của nhà Lê Sơ. Trong đó lý giải về
nguồn gốc tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng thân dân, lòng tự hào dân tộc của
Nguyễn Trãi được tác giả phân tích từ nhiều khía cạnh rất sâu sắc.
Cơng trình: Tư tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong
tư tưởng của Nguyễn Trãi (Triệu Quang Minh, Viện hàn lầm khoa học xã hội
Việt Nam, Học viện Khoa học- xã hội, Hà Nội, 2014). Trong luận án tiến sĩ
này tác giả đã đi sâu nghiên cứu những ảnh hưởng tư tưởng nhân văn của Nho
giáo đến tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi, thấy được những đặc sắc trong
việc kế thừa tư tưởng nhân văn Nho giáo cũng như đóng góp mới mẻ tư tưởng
nhân văn của Nguyễn Trãi.
Các bài viết của PGS. TS Trần Nguyên Việt như “Tư tưởng nhân văn của
Nguyễn Trãi trong Quân trung từ mệnh tập” đăng trên Tạp chí Triết học, số 8,
năm 2002 đã nêu bật: tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi dựa trên những
nguyên lý cơ bản của học thuyết chính trị - đạo đức Nho giáo để phản bác lại tư
tưởng Hoa Hạ và chính sách xâm lược tàn bạo của nhà Minh. Đề cao nhân
nghĩa mong muốn chấm dứt chiến tranh loạn lạc, tránh thêm cảnh đầu rơi máu
chảy, nhân dân hai nước lầm than. Hay trong bài viết: “Tư tưởng khoan dung
của Khổng Tử và sự thể hiện nó ở Nguyễn Trãi” đăng trên Tạp chí Triết học,
số 2, năm 2011. Trên cơ sở phân tích khái niệm khoan dung, tư tưởng khoan

dung của Khổng Tử, khoan dung trong tư tưởng Nguyễn Trãi, tác giả kết luận:
“Tư tưởng khoan dung của Nguyễn Trãi thấm đậm đạo đức nhân nghĩa của
Nho giáo, nhờ đó ở ơng chủ nghĩa nhân văn được biểu hiện một cách rõ nét,
đó là tình thương u con người. Lịng trắc ẩn của ông đã vượt ra khỏi phạm
vi yêu thương con người thân tộc, ruột thịt của Khổng Tử để cứu dân binh hai
nước thoát khỏi chiến tranh đẫm máu, thực hiện mục đích “Hồ Việt nhất gia””
[68, tr.16].
9


Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu về tư tưởng triết học- chính trị của
Nguyễn Trãi
Tác phẩm “Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Nguyễn Trãi” do Dỗn
Chính chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, 2015. Trong đó, tác giả đã chỉ rõ
những giá trị của truyền thống văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại đối
với sự hình thành tư tưởng triết học Nguyễn Trãi. Tinh thần u nước, đồn
kết nhân dân và ý chí độc lập dân tộc là truyền thống vẻ vang, cao đẹp nhất
của các thế hệ người Việt đã được Nguyễn Trãi tiếp thu và phát triển một
cách tồn diện, sâu sắc.
Cơng trình “Nguyễn Trãi - Nhà tư tưởng vĩ đại của thế kỷ XV và của
lịch sử tư tưởng dân tộc”, in trong cơng trình “Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập
1” của GS. Nguyễn Tài Thư trong (Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993) đã
phân tích tư tưởng yêu nước và tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, đặc
biệt là tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Đồng thời, tác giả cũng
trình bày một cách sâu sắc về đạo làm người trong tư tưởng của ông với đạo
lý “cương, thường” làm gốc rễ.
Cơng trình nghiên cứu của PGS Trần Đình Hượu: “Nguyễn Trãi và nho
giáo, Nguyễn Trãi và văn hóa Việt Nam trung cận đại”, (Nxb Văn hóa Thơng
tin, Hà Nội, 1998). Nhất là cơng trình nghiên cứu của Phạm Văn Đồng - Võ
Nguyên Giáp: “Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất”

(Nxb Sự thật, Hà Nội, 1982) đã phân tích sâu sắc về tư tưởng yêu nước,
thương dân, tư tưởng văn hóa của ơng. Nhìn chung các cơng trình này đều tập
trung phân tích tư tưởng cốt lõi của Nguyễn Trãi đó là tư tưởng về dân, tư
tưởng nhân nghĩa và tư tưởng về quốc gia dân tộc.
Bài viết “Về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi” của hai tác giả
Lương Minh Cừ và Nguyễn Thị Hương đăng trên Tạp chí Triết học, số 11,
tháng 11- 2007 khẳng định: tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là một triết
10


lý sâu sắc, cốt lõi, bao trùm toàn bộ cuộc đời ơng. Bài viết đã phân tích tư
tưởng nhân nghĩa trên nhiều khía cạnh: nhân nghĩa là thương dân, vì dân, an
dân; nhân nghĩa là sự khoan dung, độ lượng; nhân nghĩa là lý tưởng xây dựng
đất nước thái bình…Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi kế thừa quan điểm
nhân nghĩa Nho giáo, nhưng đã được mở rộng, phát triển hơn, tạo nên dấu ấn
đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.
Các cơng trình trên đây chủ yếu nghiên cứu tư tưởng triết học- chính trị
của Nguyễn Trãi nói chung, mà chưa đề cập đến tư tưởng nhân văn của
Nguyễn Trãi trong tác phẩm “Quân trung từ mệnh tập” nói riêng. Những kết
quả nghiên cứu của các học giả đi trước là tài liệu quan trọng, hữu ích được
tác giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi trong
tác phẩm “Quân trung từ mệnh tập”
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: phân tích và làm sáng tỏ những nội dung cơ bản
trong tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi trong tác phẩm “Quân trung từ
mệnh tập” và ý nghĩa của nó.
Để đạt được mục đích đó tác giả xác định nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Thứ nhất, nghiên cứu điều kiện, tiền đề hình thành tư tưởng nhân văn
của Nguyễn Trãi trong tác phẩm “Quân trung từ mệnh tập”
Thứ hai, làm sáng tỏ những nội dung cơ bản và chỉ ra những ý nghĩa tư

tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi trong tác phẩm “Quân trung từ mệnh tập”
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi
Phạm vi nghiên cứu: tác giả xác định nghiên cứu tư tưởng nhân văn của
Nguyễn Trãi thông qua các văn kiện do Nguyễn Trãi được lệnh soạn thảo,
nhân danh Bình Định Vương Lê Lợi gửi các tướng lĩnh nhà Minh, ngụy quan
người Việt làm tay sai cho giặc cũng như quân dân cả nước trong thời kì
11


kháng chiến chống giặc Minh (1423- 1427) được tập hợp lại với tên gọi
“Quân trung từ mệnh tập”. Tác giả sử dụng văn bản “Quân trung từ mệnh
tập” trích trong “Nguyễn Trãi toàn tập, tân biên”, tập 1 do Mai Quốc Liên chủ
biên (Nxb Văn học, Hà Nội, 2001) làm tài liệu để nghiên cứu.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Tác giả nghiên cứu tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi
trong tác phẩm “Quân trung từ mệnh tập” trên cơ sở chủ nghĩa Mác- Lênin,
phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng
cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị, xã hội, con người,
nhân văn.
Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, tổng
hợp, lịch sử - logic, khái quát hóa, so sánh, phương pháp liên ngành: nghiên
cứu lịch sử tư tưởng triết học với sử học, văn học, chính trị học…trong q
trình thực hiện luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ nội dung và khẳng định giá trị tư tưởng nhân
văn của Nguyễn Trãi nói chung và trong tác phẩm “Quân trung từ mệnh tập”
nói riêng, đóng góp thêm một cách hiểu vào phần nhận thức chung về tư
tưởng của Nguyễn Trãi
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu

giảng dạy về lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung, tư tưởng Nguyễn Trãi nói
riêng.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
gồm 2 chương và 5 tiết.

12


CHƢƠNG 1. BỐI CẢNH VÀ TIỀN ĐÊ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG
NHÂN VĂN CỦA NGUYỄN TRÃI
1.1.

Khái niệm tƣ tƣởng nhân văn
Ở phương Tây, thuật ngữ “nhân văn” có gốc tiếng Latinh là “homo” tức

con người, gắn liền với nó là một loạt thuật ngữ mang tính dịch nghĩa, bổ trợ:
Humanus tức thuộc về con người, hay bản tính, bản chất người hoặc coi trọng
con người; Humanitas tức khoa học nghiên cứu về con người (bản chất, cá
tính, vị trí, giá trị… của con người) và tự nhiên; Humanism được dùng phổ
biến hơn cả và được dịch là chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa nhân đạo…
Khởi nguyên của “humanism” như là một chương trình giáo dục- văn
hóa được các nhà triết học Hy Lạp cổ đại vào khoảng thế kỉ V - IV TCN xây
dựng nên thơng qua các bài học, lí luận triết học, đạo đức học về đạo làm
người. Chương trình này nhằm phát triển một cách tồn diện tài năng và sự
sáng tạo cao nhất những năng lực bản chất của con người. Mặc dù vậy, ngôn
ngữ Hy Lạp khơng có từ Humanism. Tuy nhiên, mối quan tâm đối với con
người và những chân giá trị của họ luôn là tâm điểm trong tư duy của người
Hy Lạp. Sự quan tâm này đã được thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau
như triết học, nghệ thuật, lịch sử...

Cuối thời Trung cổ, ở châu Âu xuất hiện “phong trào văn hóa Phục
hưng” (tiếng Pháp: Renaissance có nghĩa là tái sinh) nhằm khơi phục nền văn
hóa cổ điển, trở về với tinh thần nhân văn của nền văn minh Hy- La. Thời kì
Phục hưng, những tư tưởng nhân văn đã đơm hoa kết trái, là trào lưu tư tưởng
chủ đạo, xuyên suốt, trở thành chủ nghĩa nhân văn. Nội dung cơ bản của nó là
đặt con người vào vị trí trung tâm để đấu tranh chống lại sự thống trị của giáo
13


lý Cơ đốc giáo lấy thần làm trung tâm. Do đó, nó thể hiện sự phản ứng mạnh
mẽ chống lại thần quyền và tơn giáo; địi quyền sống tự do, quyền hưởng thụ
tự nhiên cho con người; khẳng định vẻ đẹp của con người trần thế với những
khả năng vô tận. Từ đó, những khát vọng mn thuở của con người như tình
u, hạnh phúc, cái đẹp, tự do, khối lạc... Chính những tư tưởng mới này đã
làm xuất hiện những lí tưởng mới về cơng bằng xã hội, hình thành quan điểm
đạo đức mới và nhấn mạnh, đề cao các giá trị phổ quát của con người như tự
do, cơng lí, phẩm giá, hạnh phúc, quyền con người...
Chủ nghĩa nhân văn là sản phẩm của thời kỳ Phục hưng thế kỷ XV,
nhưng đến tận thế kỷ XIX thuật ngữ “chủ nghĩa nhân văn” mới xuất hiện.
Năm 1808, Friedrich Immanuel Niethammer ủy viên giáo dục xứ Bavarian
đề xuất thuật ngữ Humanismus để miêu tả chương trình giáo dục các phẩm
chất Người của con người trong các trường trung học Đức. Vào năm 1836 từ
“humanism” được đưa vào tiếng Anh. Năm 1856, nhà ngữ văn và lịch sử
người Đức Georg Voigt sử dụng từ “Humanism” để miêu tả về phong trào
nhân văn Phục hưng ở phương Tây (thế kỉ XIV - XVI) khởi nguồn từ nước Ý
sau đó lan rộng ra các nước Tây Âu.
Ngày nay, nội hàm của khái niệm humanism rất rộng và đa nghĩa. Thơng
thường, nó được hiểu theo hai nghĩa cơ bản là nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Theo
nghĩa hẹp, khái niệm Humanism được dùng để chỉ trào lưu triết học, văn hóa,
nghệ thuật tiến bộ thời kì Phục hưng ở châu Âu (thế kỉ XIV- XVI) hướng đến

việc giải phóng cá tính con người khỏi những ràng buộc và sự trì trệ của tư
tưởng phong kiến, chủ nghĩa kinh viện và thần học Cơ đốc giáo. Theo nghĩa
rộng, khái niệm Humanism dùng để chỉ bất kì học thuyết, trào lưu tư tưởng,
văn hóa, nghệ thuật nào công nhận và lấy “con người là thực thể cao nhất đối
với con người”.

14


Ở phương Đông mà cụ thể là Trung Quốc, vào thế kỉ VI TCN, trong khi
phương Tây dần bước vào giai đoạn phát triển cực thịnh với nền văn minh Hy
La rực rỡ thì tại xã hội Trung Quốc cổ đại cũng có những chuyển biến căn
bản từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang phong kiến. Giai đoạn xã hội loạn lạc này
đã này sinh rất nhiều các trào lưu tư tưởng lớn có ảnh hưởng suốt chiều dài
lịch sử các nước phương Đông: Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo…Trong điều
kiện chiến tranh liên miên giữa các quốc gia (Xuân Thu- Chiến Quốc), mạng
sống con người bị coi rẻ dưới con mắt những kẻ cầm quyền thì việc đề cao
con người, đặt con người vào vị trí trung tâm trong học thuyết của các nhà tư
tưởng là điều dễ hiểu.
Nhân văn theo Hán tự thì “nhân” là người, giống khơn nhất trong các
lồi động vật, “văn” là cái dấu vết do đạo đức lễ nhạc giáo hố mà có. Theo
Hán Việt từ điển trích dẫn thì “Nhân văn là: “chỉ lễ nhạc giáo hoá, phiếm chỉ
các hiện tượng văn hố trong xã hội lồi người, việc đời, nhân sự, tập tục,
phong tục” [75]. Nhân văn xuất hiện khá sớm trong các tư liệu Hán cổ của
Trung Quốc. Trong Thoán truyện Kinh Dịch có câu: “Thốn viết: Bí hanh,
nhu lai nhi văn cương, cố hanh; phân cương thượng nhi văn nhu, cố tiểu lợi
hữu du vãng. Thiên văn dã, văn minh dĩ chỉ, nhân văn dã. Quán hồ thiên văn,
dĩ sát thời biến; quán hồ nhân văn. Dĩ hóa thành thiên hạ” (“Thốn truyện” nói:
Văn sức, hanh thơng, ví như âm mềm đến văn sức cho dương cứng, âm dương
văn sức cho nhau, bởi vậy nên hanh thông; lại phân cho dương cứng đi lên văn

sức cho âm mềm, cho nên kẻ mềm nhỏ lợi về sự đi. (Đẹp của cứng về đẹp của
mềm xen lẫn vào nhau) đó là văn thái của trời; vẻ sáng sủa ngưng tụ lại trong lễ
nghi, đó là văn thái của nhân loại. Quan sát văn thái của trời, có thể biết được
quy luật chuyển đổi bốn mùa; quan sát văn thái của nhân loại, có thể đẩy sự
giáo hóa nhanh chóng lan tỏa trong thiên hạ”) [21, tr.497- 498]. Tư tưởng khá
tiêu biểu về quan trắc thiên văn, nắm vững biến hóa của thời gian; quan sát
15


nhân tình thế thái, phong tục, tập qn, tín ngưỡng, thi hành giáo hóa, cải tạo
xã hội nhân luân của Kinh Dịch, cho thấy thuật ngữ “nhân văn” được xem xét
với nghĩa văn hóa, lễ nghĩa, phong tục … của loài người.
Do điều kiện lịch sử cụ thể khác với phương Tây cổ đại, chính vì vậy mà
khái niệm “nhân văn” của phương Đơng có nội dung cũng khơng trùng khít
với “humanism” mà Phương Tây vẫn sử dụng. Tư tưởng nhân văn xuất hiện
trong lịch sử tư tưởng Phương Đông khá sớm và thể hiện tập trung trong giáo
lý của các tôn giáo lớn như Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo nhưng hiếm khi nào
người ta đặt vấn đề định nghĩa xem cụ thể nhân văn là gì. Chính vì đặt con
người vào các vị trí trang trọng cho nên các trào lưu tư tưởng và các tôn giáo
lớn ở Phương Đơng bên cạnh những hạn chế, đều mang tính tích cực từ khởi
nguyên với các tư tưởng nhân văn. Ở phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc và
các nước chịu ảnh hưởng của Tam giáo: Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo,
buổi đầu, tư tưởng nhân văn là tổng hòa các tư tưởng thời cổ đại, học thuyết
nhân nghĩa của Nho giáo, tư tưởng “từ bi bác ái” của Phật giáo, những yếu tố
giải phóng tư duy con người trong tư tưởng Lão- Trang. Tư tưởng nhân văn
phương Đông thường chú trọng đến sự hài hòa giữa con người với tự nhiên.
Nhân văn là một giá trị phổ biến của nhân loại nhưng cái phổ biến đó
được tạo nên bởi các đặc thù của từng quốc gia, dân tộc, từng thời kì lịch sử
khác nhau. Qua đó có thể thấy rằng nghĩa của thuật ngữ nhân văn ở phương
Đông không giống như Humanism của Phương Tây. Tuy mỗi nền văn hóa,

mỗi thời đại có cách tiếp cận, thể hiện, cách thực hiện thuật ngữ “Nhân văn”
khác nhau. Nhưng đều có điểm chung là hướng đến con người, vì cuộc sống
hạnh phúc của con người và vì sự phát triển tồn diện của con người.
Hiện nay, có nhiều quan niệm mới về chủ nghĩa nhân văn. Đặc biệt là
Tuyên ngôn Amsterdam 2002 về chủ nghĩa nhân văn mới, hiện đại. Chiều
ngày 6-7-2002, Hội thảo quốc tế: Tính đa dạng của con người, quyền con
16


người và chủ nghĩa nhân văn tại Amstersdam, Hà Lan đã ra tuyên bố về chủ
nghĩa nhân văn (Tuyên ngôn Amsterdam 2002) với nội dung sau đây: “Chủ
nghĩa nhân văn là sản phẩm truyền thống lâu dài của tư tưởng tự do đã được
nhiều nhà tư tưởng lớn và nhiều nhà sáng tạo nghệ thuật thế giới nêu ra và tự
nó đã phát triển thành một khoa học. Chủ nghĩa nhân văn hiện đại bao gồm
các yếu tố cơ bản sau:
1- Chủ nghĩa nhân văn mang tính đạo đức. Nó khẳng định giá trị, sự tơn
nghiêm và tính tự chủ của cá nhân, khẳng định quyền của mọi người đối với
tự do lớn nhất có thể khi quyền đó tương hợp (không mâu thuẫn) với quyền
lợi người khác. Nhà nhân văn có nhiệm vụ chăm lo cho tồn nhân loại kể cả
thế hệ tương lai. Nhà nhân văn tin tưởng rằng đạo đức là một phần cố hữu của
bản tính con người dựa trên sự hiểu biết và quan tâm đến người khác không
cần đến tác động (thưởng phạt) từ bên ngồi.
2- Chủ nghĩa nhân văn mang tính chất lý tính. Nó tìm cách sử dụng khoa
học một cách sáng tạo chứ không phá hoại. Nhà nhân văn tin tưởng rằng con
đường giải quyết các vấn đề của thế giới nằm trong tư tưởng và hành động
của con người hơn là sự can thiệp của thần thánh. Chủ nghĩa nhân văn tán
thành việc áp dụng các phương pháp khoa học và tự do chất vấn những vấn đề
phúc lợi cho con người. Nhưng nhà nhân văn cũng tin rằng việc ứng dụng
khoa học kỹ thuật phải tuân theo những giá trị của con người. Khoa học cho
con người phương tiện nhưng những giá trị con người phải quyết định mục

đích.
3- Chủ nghĩa nhân văn ủng hộ dân chủ và quyền con người. Mục tiêu
của chủ nghĩa nhân văn là sự phát triển đầy đủ nhất theo khả năng mỗi người.
Chủ nghĩa nhân văn luôn chủ trương rằng dân chủ và phát triển con người là
bản chất của quyền con người. Nguyên tắc của dân chủ và quyền con người

17


có thể áp dụng cho nhiều mối quan hệ giữa người và người và khơng đi ngược
lại với chính sách của Chính phủ.
4- Chủ nghĩa nhân văn chủ trương tự do cá nhân phải đi đôi với trách
nhiệm xã hội. Chủ nghĩa nhân văn nỗ lực xây dựng một thế giới dựa trên cơ
sở ý tưởng về con người tự do có trách nhiệm xã hội, con người chấp nhận sự
lệ thuộc và trách nhiệm của mình đối với thế giới tự nhiên. Chủ nghĩa nhân
văn không giáo điều, cũng không áp đặt giáo điều cho những người tin theo
Chủ nghĩa nhân văn. Vì thế Chủ nghĩa nhân văn đặt tồn tâm vào một nền
giáo dục tự do khơng giáo hóa.
5- Chủ nghĩa nhân văn là một đáp ứng đối với yêu cầu rộng rãi nhằm
thay thế cho những tôn giáo giáo điều. Những tôn giáo lớn trên thế giới đều
khẳng định là được đặt nền tảng của những chân lý vĩnh hằng và ln tìm
cách áp đặt thế giới quan của mình lên tất cả mọi người. Chủ nghĩa nhân văn
nhìn nhận rằng những hiểu biết chân thực về thế giới và bản thân con người
có được và từ quá trình liên tục quan sát, đánh giá và rà soát điều chỉnh.
6- Chủ nghĩa nhân văn coi trọng sáng tạo nghệ thuật và trí tưởng tượng,
thừa nhận sự chuyển đổi sức mạnh nghệ thuật. Chủ nghĩa nhân văn khẳng
định tầm quan trọng của văn học, âm nhạc và nghệ thuật hình ảnh, sân khấu
đối với sự phát triển và thành đạt của con người.
7- Chủ nghĩa nhân văn là cách sống nhằm đến sự thành đạt lớn nhất
trong khả năng có thể bằng cách trau dồi một cuộc sống đạo đức và sáng tạo,

cung cấp những phương tiện đạo đức và hợp lý đối với những thử thách của
thời đại chúng ta. Chủ nghĩa nhân văn có thể là một cách sống cho tất cả mọi
người cho tất cả mọi nơi” [3, tr. 72].
Chủ nghĩa nhân văn mới, theo chúng tơi, là đảm bảo hài hịa giữa đạo
đức và lý trí, tình cảm tinh thần và pháp lý, giữa dân chủ và quyền con người,
giữa tự do cá nhân và cộng đồng, giữa khoa học, lý tưởng tôn giáo và nghệ
18


thuật, giữa giáo dục và cuộc sống, giữa truyền thống và hiện đại, giữa giá trị
phương Đông và phương Tây. Tức chủ nghĩa nhân văn như là sự tổng hợp các
giá trị người.
Việc nghiên cứu khái niệm nhân văn sẽ khơng đạt được tính khoa học
thực sự nếu tách rời, độc lập không đặt trong mối tương quan với các khái
niệm nhân bản và nhân đạo. Bởi cả ba khái niệm này có vừa có sự tương đồng
vừa có sự khác biệt. Việc đặt khái niệm nhân văn trong mối tương quan khái
niệm nhân bản và nhân đạo nhằm nhận diện chính xác bản chất khoa học khái
niệm nhân văn
Theo Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Từ điển
Bách Khoa, Hà Nội năm 2012 thì “Nhân văn: thuộc về văn hóa của lời
người” [59, tr. 916]. Và cũng trong Từ điển Tiếng Việt này có phân biệt như
sau:
“Chủ nghĩa nhân văn: trào lưu tư tưởng và văn hóa thời phục hưng ở
châu Âu nhằm giải phóng cá nhân con người khỏi sự đè nén tinh thần của chế
độ phong kiến, chủ nghĩa kinh viện và giáo hội.
Chủ nghĩa nhân đạo: hệ thống quan điểm coi trọng nhân phẩm, thương
yêu con người, coi trọng quyền của con người được phát triển tự do, coi lợi
ích

của con người là tiêu chuẩn đánh giá các quan hệ xã hội.

Chủ nghĩa nhân bản: quan niệm triết học coi con người chủ yếu chỉ là

một thực thể sinh vật học, giải thích các hiện tượng của đời sống xã hội bằng
những thuộc tính và nhu cầu của những con người riêng lẻ, chứ không dựa
trên những quy luật lịch sử của sự phát triển xã hội” [59, tr.238-239].
Như vậy, nhân văn đặt trong mối tương quan với nhân bản và nhân
đạo có điểm chung là đều đặt trọng tâm ở vấn đề đối xử với con người, mong
con người được tự do và phát triển toàn diện. Nhân văn, nhân bản, nhân đạo
tuy đồng nghĩa nhưng không đồng nhất.
19


Về cơ bản, “Nhân bản (chủ nghĩa nhân bản) cho rằng con người là một
bộ phận và là sản phẩm cao nhất của tự nhiên và giải thích những đặc điểm và
tính chất của con người bằng nguồn gốc tự nhiên của nó… Chủ nghĩa nhân
bản nhấn mạnh sự thống nhất giữa con người với tự nhiên, phê phán những
quan điểm duy tâm, huyền bí về con người… Tuy có hạn chế là không thấy
bản chất xã hội của con người, quan niệm “con người chung chung” với bản
tính tự nhiên tách khỏi q trình phát triển của nó trong xã hội, chưa vượt ra
khỏi quan niệm duy tâm về xã hội nhưng đó là một bước tiến lớn trong cách
đặt vấn đề và nghiên cứu về con người, là thái độ khoa học đối với con người,
con người như một thực thể của cõi sống.
“Nhân đạo” hay “chủ nghĩa nhân đạo” là nói đến lịng thương người,
đến sự mẫn cảm trước nỗi đau khổ, bất hạnh của đồng loại, không phân biệt
dân tộc, giai cấp, tôn giáo, chủng tộc… mong muốn những điều tốt lành,
những niềm hạnh phúc đến với mỗi người.
Tư tưởng nhân văn đặt con ngưởi ở vị trí trung tâm, đề cập đến số phận,
vai trị, bản chất của con người, phản ánh tâm tư, nguyện vọng, ước muốn giải
phóng bản thân của con người. Xét về thực chất, nhân văn là một giá trị mang
tính phổ quát, tổ hợp các yếu tố Chân- Thiện- Mỹ. Nó thuộc bản chất người

và là hiện thân của thiên hướng vươn lên và hồn thiện khơng ngừng của
chính con người. Vì thế, nhân văn bao giờ cũng là lý tưởng và mục tiêu mà
lồi người hằng vươn tới; nó tồn tại và biến thiên, ngày càng thể hiện sức
sống mãnh liệt của mình trong suốt tiến trình đi lên của xã hội lồi người.
Tóm lại, Tư tưởng nhân văn là các quan niệm tích cực về con người, xã
hội loài người, lấy con người làm trung tâm. Tư tưởng nhân văn đề cao vai trị,
vị trí, bản chất tốt đẹp của con người; yêu thương, tôn trọng con người, ủng
hộ, đấu tranh vì sự tự do, bình đẳng, sự phát triển, phong phú, tồn diện của
lồi người khơng phân biệt chủng tộc, dân tộc, tôn giáo, giai cấp…và ước
20


vọng xây dựng một xã hội tốt đẹp vì con người trên cơ sở hịa bình, tơn trọng
lẫn nhau .
1.2.

Những nhân tố hình thành và phát triển tƣ tƣởng nhân văn của
Nguyễn Trãi

1.2.1. Điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội
Nhà Trần lâm vào khủng hoảng
Nước Đại Việt, từ nửa sau thế kỉ XIV, những dấu hiệu của cuộc khủng
hoảng trong xã hội dần xuất hiện. Nhà nước khơng cịn quan tâm đến sản xuất
nông nghiệp, đê điều dẫn đến mùa màng thất bát. Ruộng đất công bị xâm lấn,
thu hẹp, nông dân thiếu ruộng cày, đời sống ngày càng bần cùng, khốn khó.
Cuối thời Trần, vua quan, quý tộc, địa chủ sống xa hoa, xây dựng nhiều
dinh thự, chùa chiền... kỉ cương phép nước rối loạn, quyền thần lũng đoạn
( Chu Văn An dâng sớ xin vua chém 7 tên nịnh thần nhưng không được vua
chấp nhận phải cáo quan), nông dân nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi. Đầu năm
1344, Ngô Bệ hô hào nông dân ở Yên Phụ (Hải Dương) đứng lên khởi nghĩa,

bị triều đình đàn áp nên thất bại. Đầu năm 1390, nhà sư Phạm Sư Ôn hô hào
nông dân ở Quốc Oai (Sơn Tây, Hà Nội) nổi dậy. Nghĩa quân đã chiếm được
kinh thành Thăng Long trong 3 ngày. Sau đó, triều đình đã huy động một lực
lượng lớn đàn áp nên cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thất bại.
Trong quan hệ với bên ngồi, Champa nổi dậy không chịu thuần phục,
liên tục gây hấn với triều đình nhà Trần. Tính từ năm 1361 đến 1391 đã có tới
14 lần xung đột quân sự diễn ra giữa quân Chiêm Thành và Đại Việt. Trong
suốt 31 năm xung đột Đại Việt- Chiêm Thành (1361- 1390) chỉ đến trận cuối
cùng (cuối 1389 đầu 1390) khi vua Chiêm- Chế Bồng Nga- người khởi xướng
và chỉ huy các cuộc tấn cơng Đại Việt tử trận thì xung đột giữa Đại Việt với
Chiêm Thành mới chấm dứt.
21


Mặt khác, ở phía Bắc, năm 1388 nhà Minh sai sứ sang đòi Đại Việt phải
cống nộp lương thực và các loại trái cây đặc sản và những báu vật, sản vật
quý hiếm. Nhà Trần buộc phải cống nộp 5000 thạch lương. Năm 1395, nhà
Minh vờ cho người sang Đại Việt xin giúp 50 con voi 50 vạn hộc lương.
Những việc làm trên nhằm thăm dò nhà Trần và chuẩn bị tiến hành âm mưu
xâm lược đã được vạch ra từ trước của nhà Minh.
Tóm lại, Đại Việt cuối thế kỉ XIV đã lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu
sắc và tồn diện. Điều đó thể hiện ở những điểm như chính quyền suy yếu,
nịnh thần chun quyền, dịng họ thống trị (quý tộc họ Trần- tác giả) sa đọa,
nông nghiệp giảm sút nghiêm trọng, dẫn đến nông dân nghèo, nơ tì nổi dậy
chống đối, hay bỏ trốn. Trong lúc đó, những cuộc tấn cơng đánh phá của
Chămpa lại liên tục diễn ra, càng khiến cho cuộc sống của dân chúng thêm
khổ cực, triều chính thêm rối ren, tài chính kiệt quệ. Thêm vào đó, Đại Việt
đứng trước nguy một cuộc xâm lược ngày càng đến gần của quân Minh. Giữa
lúc khủng hoảng đó xuất hiện một nhân vật đặc biệt, đó là Hồ Q Ly. Từ
quan hệ ngoại thích, Hồ Quý Ly dần được Trần Nghệ Tông tin dùng, Năm

1395, làm chức Nhập nội phụ chính Thái sư, Bình chương quân quốc trọng sự,
Tuyên trung vệ quốc đại vương, đeo lân phù bằng vàng... thao túng cả triều
đình. Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua (năm
1400), Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên nhiều lĩnh vực.
Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly
Về chính trị, Hồ Quý Ly cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ
quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người khơng
phải họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình. Hồ Quý Ly cho đổi tên
một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc
của bộ máy chính quyền các cấp. Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình

22


về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan
lại để thăng hay giáng chức.
Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền
đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nơ tì được ni
của các vương hầu, quý tộc, quan lại. Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho
các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói
và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
Về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải
hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần,
cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
Về quân sự, để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một
số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng: làm lại sổ hộ
để tăng quân số, sản xuất vũ khí, năm 1397 dời đơ vào Thanh Hóa, cho xây
thành Tây Đơ ở An Tơn- Vĩnh Lộc- Thanh Hóa, thành Đa Bang ở Ba Vì- Hà
Nội, sản xuất vũ khí, bố trí phịng thủ nơi hiểm yếu, thể hiện kiên quyết bảo

vệ Tổ quốc.
Cuộc khủng hoảng xã hội nhà Trần vào nửa sau thế kỷ XIV đã thể hiện
tính chất lỗi thời của cấu trúc nhà nước đương thời. Trong bối cảnh đó Hồ
Quý Ly là người đã từng bước tiến lên nắm mọi quyền hành trong triều đình.
Ơng đã mong muốn cứu vãn tình thế đặc biệt khó khăn và phức tạp đó. Hồ
Quý Ly đã kiên quyết thực hiện cải cách. Có thể thấy rằng đó là một cuộc cải
cách tồn diện, từ kinh tế- chính trị, đến tài chính, văn hố, giáo dục, xã hội.
Thơng qua cuộc cải cách, Hồ Quý Ly đã xoá bỏ đặc quyền và thế lực của tầng
lớp quý tộc họ Trần, xây dựng nhà nước quan liêu, quyền lực tập trung, để
giải quyết khó khăn trong nước và chống giặc Minh xâm lược từ bên ngoài.

23


Tuy nhiên Hồ Qúy Ly cũng là một con người có nhiều thủ đoạn độc
đốn mất lịng dân, duy ý chí. Sau khi củng cố được thế lực, Hồ Quý Ly tiến
hành các âm mưu sát hại các quan lại và quý tộc tôn thất triều Trần. Trong hội
thề Đồn Sơn (1399), 370 quý tộc nhà Trần, đứng đầu là Trần Khát Chân đã
âm mưu giết Hồ Quý Ly nhưng âm mưu không thành tất cả bị Hồ Quý Ly giết
hại đã gây ra sự mất đoàn kết nghiêm trọng trong nội bộ giới cầm quyền. Mặt
khác cuộc cải cách có chỗ quá mạnh so với thời điểm lúc đó (phép hạn điền),
chưa triệt để (gia nơ và nơ tì khơng được giải phóng), chính sách tiền tệ nhằm
thu lại và hạn chế việc sử dụng tiền đồng để tập trung lượng đồng cần thiết
phục vụ quốc phòng là nhu cầu bức thiết nhưng lưu hành tiền giấy là việc làm
không đáp ứng đúng thực tiễn phát triển của lịch sử xã hội. Cải cách văn hố,
giáo dục có ý nghĩa tiến bộ và đầy đủ hơn…
Như vậy, công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly không giải quyết được căn
bản những khủng hoảng trầm trọng của xã hội lúc bấy giờ, mà còn gây ra
những chia rẽ nội bộ sâu sắc, xung đột lợi ích với nhóm q tộc họ Trần hình
thành thế thù trong giặc ngồi, càng tạo điều kiện cho quyết tâm xâm lược

Đại Ngu của giặc Minh.
Giặc Minh xâm lược Đại Ngu
Năm 1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi của nhà Trần, nhà Minh huy động
một lực lượng lớn gồm 20 vạn bộ binh và thuỷ binh cùng với hàng chục vạn
dân phu vận chuyển, dưới quyền chỉ huy của Chu Năng, Trương Phụ, Mộc
Thạnh, Lý Bân, Trần Húc kéo vào xâm lược Đại Ngu. Chỉ sau sáu tháng, do
đường lối chiến lược và chiến thuật sai lầm, cuộc kháng chiến của nhà Hồ đã
bị thất bại thảm hại. Sự thất bại đó cịn do triều đại nhà Hồ thiếu một cơ sở
chính trị vững chắc, mâu thuẫn nội bộ cũng như mâu thuẫn xã hội đang gay
gắt, khơng xây dựng được khối đồn kết, thống nhất lực lượng toàn dân tộc để

24


cả nước cùng đánh giặc. Từ đó, nước ta rơi vào ách đô hộ tàn bạo của phong
kiến nhà Minh trong hơn 20 năm (1406-1427).
Sau khi chiếm được nước ta, quan lại nhà Minh theo lệnh của Minh
Thành Tổ- Chu Đệ thi hành triệt để chính sách cướp bóc tài sản, vơ vét của
cải của nhân dân ta… chúng cưỡng bức dân ta đi khai thác vàng, bạc, mò
ngọc trai dưới biển, khai thác lâm thổ sản, các hương liệu q, đi lao dịch.
Nhiều người cịn bị bắt làm nơ tỳ, hoặc bị bắt đưa về Trung Quốc, phục dịch
bọn quan lại nhà Minh. Quân Minh còn cướp ruộng đất của nhân dân chung
quanh trại của chúng, biến thành đồn điền giao cho quân lính cày cấy.
Đồng thời, các quan lại nhà Minh cịn ráo riết thi hành chính sách ngu
dân, đồng hố dân tộc, thực hiện nhiều chính sách và biện pháp từ tinh vi đến
trắng trợn nhằm xoá bỏ quá khứ đấu tranh, dựng nước và giữ nước bất khuất
của dân tộc ta, thủ tiêu những di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp của nhân
dân Đại Việt để chiếm đóng vĩnh viễn đất nước ta. Nhà Minh nhiều lần đốt
sách vở, kể cả sách học của trẻ em, phá huỷ các bia đá.
Chúng cịn thực hiện chính sách chia rẽ dân tộc và đàn áp tàn bạo. Sau

khi đặt được nền đô hộ ở Đại Việt, nhà Minh đã xoá bỏ tên nước ta, đặt làm
quận Giao Chỉ và tổ chức chính quyền đơ hộ trên đất nước ta. Bên cạnh các
cơ quan hành chính và tư pháp, có một hệ thống tổ chức quân sự đồ sộ nhằm
sẵn sàng đàn áp các cuộc nổi dậy chống chính quyền đơ hộ. Chính quyền đơ
hộ cịn tuyển lựa một số người làm tay sai cho chúng và xây dựng một đội
ngụy quân. Đối với nhân dân, chúng thi hành biện pháp kiểm sốt chặt chẽ,
dùng hình phạt tàn bạo để khủng bố, tiêu diệt tinh thần chống chính quyền đơ
hộ.
Khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427)
Qn Minh chiếm đóng cai trị nước ta với chính sách cực kỳ tàn bạo. Bị
áp bức nặng nề, nhân dân ta nổi dậy khắp nơi, liên tiếp chống lại giặc Minh
25


×