Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

CÔNG tác QUẢN lý NHÀ nước về hộ TỊCH ở xã HOÀN TRẠCH, HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.6 KB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN THỊ HỒI THƯƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
HỘ TỊCH Ở XÃ HOÀN TRẠCH, HUYỆN BỐ
TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH - THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP”

NGÀNH: LUẬT HỌC
NIÊN KHĨA: 2014 - 2018

Quảng Bình, năm 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN THỊ HỒI THƯƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
HỘ TỊCH Ở XÃ HOÀN TRẠCH, HUYỆN BỐ
TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH - THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP”

NGÀNH: LUẬT HỌC
NIÊN KHĨA: 2014 - 2018
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ HỒI THƯƠNG


NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Th.S PHAN PHƯƠNG NGUYÊN

Quảng Bình, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của tôi, các nội dung
nghiên cứu, kết quả trong đề tài khóa luận là trung thực và khách quan. Các số liệu
sử dụng trong khóa luận có nguồn gốc rõ ràng phục vụ cho q trình phân tích,
đánh giá, nhận xét của đề tài khóa luận.
Quảng Bình, ngày 10 tháng 5 năm 2018
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Hoài Thương


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình tìm hiểu và làm khóa luận, tơi xin chân thành cảm ơn
sự lãnh đạo của Đảng ủy - Ủy ban nhân dân, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch xã Hoàn
Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cơ
giáo khoa Lý luận chính trị đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức
khoa học chuyên ngành cho bản thân tác giả trong những năm tháng qua cũng
như xin cảm ơn toàn thể các bạn trong lớp, đã giúp đỡ tơi trong q trình trao
đổi, thảo luận, tìm hiểu, thu thập thông tin, tài liệu. Đặc biệt là có sự hướng dẫn
tận tình, trực tiếp của Thạc sĩ Phan Phương Ngun giúp tơi hồn thành tốt nội
dung đề tài khóa luận của mình.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của bản thân, đề

tài khóa luận khơng thể tránh được những thiếu sót. Vì vậy rất mong nhận được
sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cơ để đề tài được hồn thiện hơn để tác
giả có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn cơng tác
thực tế sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên

Nguyễn Thị Hoài Thương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................................. 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ............................................................. 3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 4
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4
6. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài khóa luận ....................................................... 5
7. Bố cục của đề tài khóa luận .................................................................................. 5
CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ HỘ TỊCH ........................................................................................................... 6
1.1. Khái niệm và phân biệt giữa quản lý hộ tịch với quản lý hộ khẩu .................... 6
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................ 6
1.1.2. Phân biệt giữa “quản lý hộ tịch” và “quản lý hộ khẩu” ................................ 10
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý hộ tịch của chính quyền cấp
xã ............................................................................................................................. 12
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ quản lý hộ tịch của chính quyền cấp xã ...................... 12
1.2.2. Thẩm quyền UBND cấp xã trong quản lý nhà nước về hộ tịch.................... 13
1.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã ............................. 13

1.2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã ......................................... 14
1.2.5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ............................. 15
1.3. Cán bộ tư pháp - hộ tịch ................................................................................... 15
1.3.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức làm công tác hộ tịch........................... 16
1.3.2. Những việc không được làm của công chức tư pháp - hộ tịch ..................... 17
1.4. Nguyên tắc đăng ký và quản lý hộ tịch ............................................................ 17
1.5. Nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch ............................................................. 18


1.5.1. Đăng ký khai sinh.......................................................................................... 18
1.5.2. Đăng ký kết hôn ............................................................................................ 20
1.5.3. Đăng ký khai tử ............................................................................................. 22
1.5.4. Đăng ký giám hộ ........................................................................................... 23
1.5.5. Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con ................................................................... 24
1.5.6. Đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch ................................................ 25
1.5.7. Ghi vào sổ hộ tịch việc thay đổi hộ khẩu theo bản án, quyết định của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền ................................................................................ 27
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
HỘ TỊCH Ở XÃ HỒN TRẠCH, HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG
BÌNH ....................................................................................................................... 29
2.1. Khái quát chung về đặc điểm tự nhiên, dân cư và nguồn lao động ở xã
Hoàn Trạch .............................................................................................................. 29
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................ 29
2.1.2. Đặc điểm dân cư và nguồn lao động ............................................................. 31
2.2. Ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên, dân cư và nguồn lao động đối với
công tác quản lý Nhà nước về hộ tịch ..................................................................... 31
2.2.1. Thuận lợi ....................................................................................................... 31
2.2.2. Khó khăn ...................................................................................................... 32
2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền xã Hồn Trạch ....................................... 33
2.4. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về hộ tịch ở xã Hoàn Trạch ............... 35

2.4.1. Ban hành các văn bản quản lý Nhà nước đối với hộ tịch ............................. 35
2.4.2. Phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch trên địa bàn cấp xã ........................ 37
2.4.3. Hoạt động đăng ký hộ tịch trên địa bàn xã Hoàn Trạch ............................... 39
2.4.4. Hoạt động lưu trữ, xử lý ................................................................................ 43
2.5. Đánh giá việc thực hiện quản lý Nhà nước về hộ tịch ở xã Hoàn Trạch ......... 45
2.5.1. Những ưu điểm.............................................................................................. 45


2.5.2. Nguyên nhân của thực trạng công tác đăng ký hộ tịch ................................. 48
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ HỘ TỊCH Ở XÃ HOÀN TRẠCH, HUYỆN BỐ TRẠCH,
TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. ............................... 52
3.1. Mục tiêu đối với quản lý Nhà bước về hộ tịch ................................................ 52
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước về hộ tịch ở xã Hoàn
Trạch........................................................................................................................ 52
3.2.1. Tăng cường sự chỉ đạo của Đảng ủy cấp xã ................................................. 52
3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với hộ tịch ở cấp xã............. 53
3.2.3. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm cơng tác quản lý hộ tịch ở xã
Hồn Trạch .............................................................................................................. 54
3.2.4. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch ở xã Hoàn
Trạch........................................................................................................................ 57
3.2.5. Cải cách các thủ tục hành chính trong việc thực hiện đăng ký hộ tịch ......... 58
3.2.6. Tăng cường phối hợp các cơ quan, tổ chức trong quản lý hộ tịch ................ 60
3.2.7. Tăng cường sự kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ công tác
tư pháp ..................................................................................................................... 60
3.3. Kiến nghị .......................................................................................................... 61
3.3.1. Đối với cấp trên ............................................................................................. 61
3.3.2. Đối với cấp xã ............................................................................................... 62
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 66



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu/ Viết tắt

Mô tả/ Diễn giải

1

UBND

Ủy ban nhân dân

2

HĐND

Hội đồng nhân dân

3

UBMTTQ

Ủy ban mặt trận tổ quốc

4

THCS


Trung học cơ sở

5

THPT

Trung học phổ thông

6

TTPBGDPL

Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số hiệu
Bảng
2.1
Bảng
2.2
Bảng
2.3

Tên bảng

Trang


Tổng số đăng ký khai sinh từ năm 2015 - 2017

43

Tổng số đăng ký lại việc sinh từ năm 2015 - 2017

43

Tổng số đăng ký kết hôn từ năm 2015 - 2017

44

Bảng

Tổng số giấy chứng nhận tình trạng hơn nhân từ 2015 –

2.4

2017

Bảng
2.5
Bảng
2.6

Tổng số đăng ký khai tử từ năm 2015 - 2017

44

45


Đăng ký nuôi con nuôi, việc nhận cha, mẹ, con, thay đổi
cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc từ năm 46
2015 – 2017


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hộ tịch là những sự kiện được xác định tình trạng nhân thân của cá nhân
từ khi sinh ra đến khi chết như một số quyền: quyền khai sinh, quyền khai tử,
quyền kết hôn, quyền ly hôn, quyền nhận cha, mẹ, con… được quy định trong
Hiến pháp 2013 và Bộ Luật Dân sự năm 2015. Việc thực hiện pháp luật về hộ
tịch không những liên quan đến nhân thân của con người mà còn liên quan
đến rất nhiều mặt trong đời sống xã hội: chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội, an ninh - quốc phòng, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu,
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan Nhà nước, thể chế hóa mối quan
hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý. Trong bối cảnh
tình hình phát triển, hội nhập kinh tế xã hội thì vấn đề này càng khẳng định
tầm quan trọng của mình trên tất cả mọi khía cạnh đặc biệt là việc thi hành
Hiến pháp 2013 về các quyền và lợi ích của con người.
Do vậy, xét từ phương diện khoa học quản lý nhà nước quản lý hộ tịch
có một vị trí vai trị trung tâm trong hoạt động quản lý dân cư. Đây là một lĩnh
vực quan trọng của nền hành chính của mọi quốc gia đương đại, khơng phân
biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển, đều phải quan tâm. Sự vững mạnh
của một quốc gia liên quan mật thiết với hiệu quả của hoạt động quản lý dân
cư nói chung và quản lý hộ tịch nói riêng. Có thể khẳng định rằng, các vấn đề
pháp lý về quản lý hộ tịch có tầm quan trọng tương tự như các vấn đề pháp lý
về quốc tịch, về biên giới quốc gia, về tổ chức bộ máy nhà nước… Vì vậy,
quản lý hộ tịch phải được điều chỉnh bằng các văn bản, nghị định, thơng tư…
do Quốc hội, Chính phủ ban hành.

Ở nước ta hiện nay, quản lý hộ tịch được thực hiện theo Luật hộ tịch
năm 2014 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch và Nghị định

1


123/2015 NĐ - CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch. Trong thời gian qua, các cấp
chính quyền đã có nhiều cố gắng, tổ chức nhằm thực hiện tốt cơng tác quản lý
hộ tịch. Vì vậy, công tác quản lý hộ tịch đã dần dần đi vào nề nếp, nghiêm
túc, đạt được những kết quả nhất định: số trẻ em được đăng ký khai sinh đạt
tỷ lệ và đúng hạn, đăng ký kết hôn đúng quy định, công tác tuyên truyền, phổ
biến kế hoạch đến tận cơ sở đảm bảo đúng thời gian và khoa học, sự phối hợp
ăn ý, nhịp nhàng giữa các cán bộ trong việc giải quyết những thủ tục…
Là xã thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong những năm qua xã
Hồn Trạch đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong cơng tác quản lý nhà nước về
hộ tịch trên địa bàn xã. Với sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp uỷ, các cấp
chính quyền (huyện, xã) quản lý về hộ tịch ở Hoàn Trạch từng bước được
thực hiện nghiêm túc đầy đủ, chính xác.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được về cơng tác quản lý hộ
tịch cịn có nhiều hạn chế như: Thủ tục quản lý hộ tịch chưa khoa học, chưa
phù hợp thực tế, việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về hộ tịch chưa được
quan tâm thường xuyên, năng lực cán bộ còn một số hạn chế… Những hạn
chế này đã làm giảm đi hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch.
Do đó, để giải quyết những khó khăn trong cơng tác quản lý hộ tịch thì
vấn đề quan trọng hàng đầu là phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật
tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác quản lý hộ tịch trong giai đoạn
trước mắt và lâu dài.
Việc nghiên cứu về quản lý hộ tịch nói chung cũng như ở thực tế của xã
Hồn Trạch nói riêng nhằm làm rõ hơn nữa những cơ sở lý luận, thực tiễn của

quản lý hộ tịch, chỉ ra những nguyên nhân của các hạn chế, trên cơ sở đó đưa
ra những kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn xã Hoàn Trạch là một điều cấp thiết hiện

2


nay. Đây là lý do mà tác giả lựa chọn đề tài khóa luận “Cơng tác quản lý nhà
nước về hộ tịch ở xã Hoàn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu, các luận án, luận văn bài báo tạp
chí đề cập đến hộ tịch và các chính sách thực hiện hộ tịch trong thời gian qua.
- Bài “ Nâng cao năng lực đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch trong giai
đọan hiện nay của tác giả Trần Văn Quảng, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật
tháng 9 năm 2006.
- Số chuyên đề về “ Công chứng, hộ tịch và quốc tịch”, phần 2 hộ tịch và
quốc tịch, Bộ Tư pháp, Hà Nội năm 2007.
- Giáo trình “Quản lý hành chính - tư pháp” của Học viện hành chính nhà
xuất bản khoa học kỹ thuật năm 2008.
- Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Hồng Hạnh về đề tài:
Thực hiện pháp luật về hộ tịch của ủy ban nhân dân phường - qua thực tiễn
quận Long Biên Thành phố Hà Nội.
Các cơng trình khoa học nói trên đã đề cập đến từng khía cạnh về vấn đề
công tác quản lý hộ tịch. Tuy nhiên thì chưa có cơng trình khoa học nào
nghiên cứu trực tiếp về quản lý hộ tịch ở cấp xã. Chính vì vậy mà tác giả lựa
chọn đề tài: Cơng tác quản lý nhà nước về hộ tịch để nghiên cứu tại UBND xã
Hồn Trạch.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Đề tài hướng tới việc nghiên cứu và đề xuất các kiến nghị giải pháp
để nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở địa

phương nhằm theo dõi thực trạng và những biến động của hộ tịch, để bảo
vệ các quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức, tạo cơ sở xây dựng tiền đề
để phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phịng và chính sách dân số kế

3


hoạch hóa gia đình đưa cơng tác quản lý đi vào thực tế một cách có
chiều sâu và quy củ. Để đạt được mục đích đó đề tài hướng tới thực hiện
3 nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản:
Thứ nhất: Hệ thống hoá các kiến thức lý luận về hộ tịch và quản lý
nhà nước về hộ tịch.
Thứ hai: Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về hộ tịch
của chính quyền xã Hồn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Thứ ba: Xây dựng các kiến nghị, giải pháp nâng cao chất lượng
quản lý hộ tịch ở địa phương.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở xã
Hồn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
 Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt không gian: tiến hành nghiên cứu tại Ủy ban nhân dân xã
Hoàn Trạch.
- Về mặt thời gian: được giới hạn trong khoảng thời gian từ năm
2015 đến năm 2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp tổng hợp để nghiên cứu cụ thể chú
trọng đến phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh...
- Phương pháp thu thập thông tin trực tiếp: quan sát;
- Phương pháp thu thập thông tin gián tiếp: phân tích và tổng hợp số
liệu;

- Phương pháp thống kê;
- Nguồn thông tin từ mạng Internet;
- Thông tin từ báo cáo định kỳ của UBND xã Hoàn Trạch.

4


6. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài khóa luận
Đề tài khóa luận góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về
hộ tịch và thực hiện pháp luật hộ tịch, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật
về hộ tịch ở cấp xã, từ đó đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả
thực hiện pháp luật về hộ tịch xã Hoàn Trạch.
Đề tài có tính thời sự khi đóng góp ý kiến giúp cho việc thực hiện Luật
hộ tịch được hiệu quả trên địa bàn xã.
Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong thực tế thực hiện pháp
luật về hộ tịch ở xã Hoàn Trạch trong những năm tới cũng như là nguồn tư
liệu tham khảo cho những người nghiên cứu các đề tài liên quan đến hộ tịch.
7. Bố cục của đề tài khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo đề tài được kết cấu gồm
3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về hộ tịch.
Chương 2. Thực trạng công tác của quản lý nhà nước về hộ tịch ở xã
Hồn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Chương 3. Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở
xã Hoàn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay.

5


CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
HỘ TỊCH
1.1. Khái niệm và phân biệt giữa quản lý hộ tịch với quản lý hộ khẩu
1.1.1. Khái niệm
Quản lý dân cư là một trong những lĩnh vực trọng yếu của mọi quốc gia,
dù ở bất kỳ chế độ chính trị với trình độ phát triển nào cũng đều phải quan
tâm. Một nhà nước muốn hoạt động có hiệu quả không thể không nắm chắc
và cập nhật thường xuyên các thông tin, dữ liệu về dân cư. Một trong những
phương thức để thực hiện nhiệm vụ đó là thơng qua công tác đăng ký và quản
lý hộ tịch.
Xét từ góc độ ngơn ngữ học, “hộ tịch” là một từ ghép gốc Hán chính
phụ, được ghép bởi hai thành tố có nghĩa độc lập, trong đó “tịch” là thành tố
chính ở mức độ chung nhất, “hộ” được hiểu là: đơn vị để quản lý dân số, gồm
những người cùng ăn, cùng ở với nhau; còn “tịch” là “sổ sách” và “Hộ tịch”
thường được hiểu là “việc ghi chép các sổ sách của nhà nước về dân cư theo
các đơn vị hộ gia đình”.
Đã có rất nhiều tác giả đưa ra những khái niệm, những hiểu biết của
mình về hộ tịch điển hình như sau:
Tác giả Nguyễn Văn Khơn đã nêu khái niệm “hộ tịch” trong cuốn Hán Việt từ điển xuất bản năm 1960 như sau: “Hộ tịch: sổ biên dân số có ghi rõ
tên họ, quê quán và chức nghiệp của từng người” [21, tr.404].
Cũng có quan điểm tương tự với tác giả Nguyễn Văn Khơn, tác giả
Hồng Thúc Trâm cũng nêu khải niệm “hộ tịch” trong cuốn Hán - Việt tân từ
điển xuất bản năm 1974 là: “Hộ tịch: Sổ biên nhận số một địa phương hoặc cả
toàn quốc, trong có ghi rõ tên họ, quê quán và chức nghiệp của từng người”
[36, tr. 292].

6


Hay tác giả Nguyễn Lân cũng trình bày giải nghĩa từ “hộ tịch” trong

cuốn Từ điển từ và ngữ Hán Việt xuất bản năm 1989: “Hộ tịch: Quyển sổ ghi
chép tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp của mọi người trong một địa phương”
[22, tr.321].
Trong cuốn Giản yếu Hán - Việt từ điển xuất bản năm 1992, tác giả Đào
Duy Anh trình bày cách hiểu của mình đối với từ ghép “hộ tịch” là: “Hộ tịch:
quyển sổ của Chính Phủ biên chép số người, chức nghiệp và tịch quán của
từng người” [1, tr.384].
Hoặc là trong cuốn Từ điển Hán - Việt từ nguyên xuất bản năm 1999 của
tác giả Bửu Kế, “hộ tịch” được hiểu là “Sổ sách ghi chép tên, họ, nghề nghiệp
dân cư ngụ trong xã phường” [18, tr.814].
Có thể nhận thấy cách giải nghĩa từ “hộ tịch” của các tác giả Đào Duy
Anh, Nguyễn Văn Khôn, Bửu Kế, Nguyễn Lân, Hoàng Thúc Trâm tuy rằng
khác nhau về cách diễn đạt nhưng đều giải nghĩa “hộ tịch” có nét khá tương
đồng: “hộ tịch” là quyển số chứa đựng các thông tin cơ bản của cá nhân như
họ, tên, nghề nghiệp, quê quán.
Bên cạnh đó, một số từ điển lại giải nghĩa từ “hộ tịch” ở những khía cạnh
khác hẳn, chẳng hạn như: Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt của Viên Ngơn ngữ
học do Hồng Phê chủ biên xuất bản năm 1998, từ ghép “hộ tịch” được giải
nghĩa là: “Hộ tịch: sổ của cơ quan dân chính đăng kí cư dân trong địa phương
mình theo từng hộ” [26, tr.442].
Một cách hiểu khác về “hộ tịch” được tác giả Nguyễn Như Ý trình bày
trong cuốn Đại từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 1998 đó là: “Hộ tịch: các sự
kiện trong đời sống của một người thuộc sự quản lý của pháp luật” [43,
tr.835]. Đặc biệt là trong cuốn Từ điển tường giải và liên tưởng Tiếng Việt do
Nhà xuất bản văn hóa thơng tin xuất bản năm 1999, tác giả Nguyễn Văn Đạm
giải hiểu “hộ tịch” theo một khía cạnh hoàn toàn khác so với các cách giải

7



nghĩa trên: “Hộ tịch: quyền cư trú, được chính quyền cơng nhận của một
người tại nơi mình ở thường xun, của những người thường trú thuộc cùng
một hộ, do chính quyền cấp cho từng hộ để xuất trình khi cần” [14, tr.385].
Dưới góc độ pháp lý, theo Điều 2 Luật hộ tịch năm 2014 quy định: Hộ
tịch là những sự kiện: Khai sinh; Kết hôn; Giám hộ; Nhận cha, mẹ, con; Thay
đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; Khai tử
nhằm xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết.
Đây có thể xem là một khái niệm mở về hộ tịch bởi vì trong cuộc đời một con
người từ khi sinh ra cho đến khi chết có rất nhiều sự kiện liên quan đến tình
trạng thân nhân và trong tất cả các sự kiện đó không phải sự kiện nào cũng
thuộc lĩnh vực hộ tịch.
Quản lý: là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến
tập thể của những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực
hiện được những mục tiêu dự kiến.
Quản lý hộ tịch: là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của chính quyền
các cấp, nhằm theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó
bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình, đồng thời góp
phần xây dựng các chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và dân
số, kế hoạch hóa gia đình.
Việc ghi vào Sổ hộ tịch thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc: Thay đổi quốc tịch; Xác
định cha, mẹ, con; Xác định lại giới tính; Ni con ni, chấm dứt việc ni
con nuôi; Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;
Công nhận giám hộ; Tuyên bố hoặc huỷ tuyên bố một người mất tích, đã chết,
bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn;
giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ

8



tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm
quyền của nước ngồi. Và xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch
khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể thấy theo quy định của pháp luật hiện hành thì hộ tịch
khơng phải là tồn bộ những sự kiện liên quan đến thân nhân của một con
người từ khi sinh ra cho đến khi chết mà là những sự kiện “cơ bản nhất” và
những sự kiện đó là những sự kiện mà theo quy định của pháp luật phải tiến
hành đăng ký và ghi vào sổ hộ tịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mặt khác cho thấy việc đăng ký và quản lý hộ tịch là một lĩnh vực quản
lý quan trọng của Nhà nước. Trong đó chủ thể quản lý là các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, đối tượng quản lý là mọi người dân, khách thể quản lý là
những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của mỗi con người thuộc
phạm vị đối tượng quản lý nhà nước. Do vậy, quản lý nhà nước về hộ tịch là
lĩnh vực thể hiện sâu sắc chức năng xã hội của Nhà nước xét trên 3 phương
diện:
Thứ nhất: Quản lý hộ tịch là cơ sở để nhà nước hoạch định các chính
sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phịng... và tổ chức thực
hiện hiệu quả các chính sách đó.
Thứ hai: Hoạt động quản lý và đăng ký hộ tịch thể hiện tập trung, sinh
động nhất sự tôn trọng của nhà nước đối với việc thực hiện các quyền nhân
thân cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp và Pháp luật.
Thứ ba: Quản lý hộ tịch có vai trị to lớn đối với việc bảo đảm trật tự xã
hội. Hệ thống sổ sách hộ tịch là cơ sở quan trọng để quản lý từng con người
trong xã hội.
Với vị trí và vai trị đó nên trong sự phát triển của mỗi quốc gia, vấn đề
xây dựng hệ thống quản lý hộ tịch và khai thác hiệu quả của nó phục vụ cho
cơng tác quản lý nhà nước luôn là vấn đề được quan tâm.

9



1.1.2. Phân biệt giữa “quản lý hộ tịch” và “quản lý hộ khẩu”
Việc làm rõ các dấu hiệu phân biệt giữa quản lý hộ tịch và quản lý hộ
khẩu là một yêu cầu cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Thực tế cho thấy, hiện
nay sự nhầm lẫn giữa khái niệm “hộ tịch” và “hộ khẩu”, cũng như sự nhầm
lẫn về hoạt động quản lý hộ tịch và hoạt động quản lý hộ khẩu trong nhận
thức xã hội còn khá phổ biến.
Ví dụ: Trong đời sống hàng ngày, khi phải giải quyết các việc về hộ tịch,
người dân ở các thành phố, thị xã thường gọi cán bộ tư pháp có nhiệm vụ giải
quyết là “Công an hộ tịch”.
Điều này cho thấy căn ngun từ chính mơ hình quản lý hộ tịch, hộ khẩu
của nước ta trong suốt một thời gian dài trước năm 1987, khi cả hoạt động
quản lý hộ tịch và hộ khẩu đều do ngành Nội vụ (nay là ngành Công an) thực
hiện.
Theo quy định tại Điều 1, Nghị định số 51/NĐ-CP ngày 10/5/1997 của
Chính phủ về quản lý hộ khẩu thì “Đăng ký và quản lý hộ khẩu là biện pháp
hành chính của Nhà nước nhằm xác định việc cư trú của công dân”. Như vậy,
hoạt động quản lý hộ tịch và quản lý hộ khẩu đều nằm trong phạm trù quản lý
dân cư. Tuy nhiên hai khái niệm này được phân biệt ở những điểm cơ bản
sau:
Xét về chủ thể quản lý, theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, thì quản
lý hộ tịch là hoạt động chun mơn của ngành Tư pháp, cịn quản lý hộ khẩu
là hoạt động chuyên môn của ngành Công an. Điểm phân biệt này chỉ đúng
với pháp luật thực định của Việt Nam hiện nay, còn trước năm 1987, ngành
Nội vụ (Công an hiện nay) thống nhất quản lý cả hai nhiệm vụ.
Về đối tượng quản lý, đối tượng của quản lý hộ khẩu chỉ là đặc điểm về
nơi cư trú của cá nhân, trong khi đó đối tượng quản lý của quản lý hộ tịch bao
gồm tổng thể rất nhiều đặc điểm nhân thân của cá nhân: ngày, tháng, năm


10


sinh, dân tộc, quốc tịch, nới sinh, quê quán, quan hệ hơn nhân, quan hệ gia
đình.
Xét về tính chất, có thể thấy quản lý hộ tịch quan tâm đến các đặc điểm
nhân thân có tính bền vững của cá nhân, những đặc điểm này chỉ có thể được
thay đổi trong những trường hợp đặc biệt, theo một thủ tục pháp lý chặt chẽ.
Trong khi đó, đặc điểm về nơi cư trú của cá nhân - đối tượng quản lý của hộ
khẩu - là đặc điểm nhân thân có tính “động”, dễ thay đổi.
Xét về phương diện bảo vệ quyền nhân thân, thì quản lý hộ khẩu chỉ là
biện pháp bảo vệ quyền tự do cư trú hợp pháp của cá nhân, còn quản lý hộ tịch là
phương tiện để bảo vệ rất nhiều quyền nhân thân cơ bản của công dân.
Đơn vị “hộ” được dùng làm đơn vị quản lý dân cư của cả quản lý hộ tịch
và quản lý hộ khẩu, nhưng trong quản lý hộ tịch mối quan hệ giữa các thành
viên trong hộ chỉ có thể là mối quan hệ gia đình hình thành trên cơ sở hơn
nhân, huyết thống hoặc ni dưỡng; cịn trong quản lý hộ khẩu, các thành
viên trong một đơn vị “hộ” không nhất thiết phải có quan hệ đó mà chỉ cần ở
chung một nhà cũng có thể đăng ký theo một đơn vị hộ khẩu.
Ví dụ: Điều 5 Nghị định số 51/NĐ-CP ngày 10/5/1997 của Chính phủ về
quản lý hộ khẩu quy định: “Những người đang làm việc trong các cơ quan
nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội sống độc thân tại nhà ở tập thể của cơ
quan thì đăng ký nhân khẩu tập thể”.
Hoặc một đơn vị hộ khẩu tập thể quân nhân hoặc hộ khẩu tập thể công
an nhân dân bao gồm những người cùng công tác trong một đơn vị.
Mặc dù có sự phân biệt khá rõ ràng như trên, nhưng trong thực tế cuộc
sống của mỗi cá nhân, các vấn đề về hộ tịch và hộ khẩu có mối quan hệ hết
sức mật thiết. Trong đó hoạt động đăng ký hộ tịch ln là cơ sở, căn cứ làm
phát sinh hoạt động đăng ký hộ khẩu. Có thể xem xét một số vấn đề cụ thể
sau đây:


11


Ví dụ 1: Trẻ em khi sinh ra chỉ có thể được đăng ký tên vào sở hộ khẩu
gia đình sau khi đã được cha mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh;
Ví dụ 2: Sau khi đã kết hôn, người vợ muốn chuyển hộ khẩu về nơi cư trú
của chờng thì một trong những giấy tờ cần có làm căn cứ thực hiện việc
chuyển hộ khẩu là giấy chứng nhận kết hôn;
Ngược lại, trong thủ tục đăng ký hộ tịch (khai sinh, khai tử, kết hôn, nuôi
con nuôi…) các giấy tờ về hộ khẩu (Sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận tạm
trú có thời hạn) ln là loại giấy tờ cần có trong hồ sơ đăng ký hộ tịch.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý hộ tịch của chính quyền
cấp xã
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ quản lý hộ tịch của chính quyền cấp xã
Quản lý và đăng ký hộ tịch có vai trị quan trọng trong cơng tác quản lý,
thống kê dân số và quản lý xã hội của chính quyền cấp xã. Thơng qua quản lý
và đăng ký hộ tịch, UBND cấp xã có thể theo dõi thực trạng biến động về hộ
tịch nhằm kịp thời bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân;
thống kê, phân tích dân số, thu thập các thơng tin quan trọng về gia đình và xã
hội làm cơ sở cho việc hoạch định và xây dựng các chính sách phát triển kinh
tế - xã hội, an ninh quốc phịng, chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
UBND cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa phương và
có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Thực hiện đăng ký hộ tịch theo quy định của Luật hộ tịch;
Căn cứ quy định của UBND cấp trên, bố trí cơng chức tư pháp - hộ tịch
thực hiện việc đăng ký hộ tịch;
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch;
Quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định;
Quản lý, cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cấp bản sao

trích lục hộ tịch theo quy định;

12


Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch báo cáo UBND cấp huyện theo
quy định của Chính phủ;
Lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch;
Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về hộ tịch theo thẩm
quyền.
Chủ tịch UBND cấp xã thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc việc khai sinh,
khai tử; chịu trách nhiệm về công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và những vi
phạm trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch do buông lỏng quản lý.
Công chức tư pháp - hộ tịch giúp UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn.
1.2.2. Thẩm quyền UBND cấp xã trong quản lý nhà nước về hộ tịch
Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và quản
lý hộ tịch của địa phương. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn
đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong công tác đăng ký
và quản lý hộ tịch ở địa phương mình, thì Chủ tịch UBND cấp xã phải chịu
trách nhiệm.
1.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã
Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn
xã.
Quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi được phân quyền,
phân cấp theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm
2015 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp
trên ủy quyền.
Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp huyện về kết quả

thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã.

13


Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền
làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã.
1.2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã
Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của
HĐND xã.
Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh,
phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng,
chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp
bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân
phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa
bàn xã.
Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ
tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân
dân xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND
và các Ủy viên UBND.
Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc
thực hiện nghị quyết của HĐND xã; giám sát hoạt động của Thường trực
HĐND, UBND cùng cấp, Ban của HĐND cấp mình; giám sát văn bản quy
phạm pháp luật của UBND cùng cấp.
Bãi nhiệm đại biểu HĐND xã và chấp nhận việc đại biểu HĐND xã
xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND, Chủ
tịch UBND xã.


14


1.2.5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã
Chủ tịch UBND xã là người đứng đầu UBND xã và có các nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:
Lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, các thành viên UBND
xã;
Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc
thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên,
của HĐND và UBND xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh,
bảo đảm trật tự, an tồn xã hội, đấu tranh, phịng, chống tội phạm và các
hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ
chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ
tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp
pháp khác của cơng dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa
bàn xã theo quy định của pháp luật;
Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân
theo quy định của pháp luật;
Ủy quyền cho Phó Chủ tịch UBND xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch UBND;
Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ mơi trường, phịng, chống
cháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn
cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh…
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân
cấp, ủy quyền.
1.3. Cán bộ tư pháp - hộ tịch
Cán bộ tư pháp - hộ tịch là công chức cấp xã, giúp UBND cấp xã thực
hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong đăng lý và quản lý hộ tịch. Công chức tư
pháp - hộ tịch cấp xã phải có các tiêu chuẩn sau đây:


15


Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ
tịch;
Có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc.
Căn cứ điều kiện thực tế về diện tích, dân số, khối lượng cơng việc tư
pháp, hộ tịch của địa phương, Chính phủ quy định việc bố trí công chức tư
pháp - hộ tịch đảm nhiệm công tác hộ tịch chuyên trách.
1.3.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức làm công tác hộ tịch
Tuân thủ quy định của Luật hộ tịch và các quy định khác của pháp luật
có liên quan về hộ tịch;
Chịu trách nhiệm trước UBND cấp xã và pháp luật về việc đăng ký hộ
tịch;
Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của
pháp luật về hộ tịch;
Giúp UBND cấp xã đăng ký hộ tịch kịp thời, chính xác, khách quan,
trung thực; cập nhật đầy đủ các sự kiện hộ tịch đã được đăng ký vào cơ sở dữ
liệu hộ tịch điện tử;
Chủ động kiểm tra, rà soát để đăng ký kịp thời việc sinh, tử phát sinh
trên địa bàn.
Đối với địa bàn dân cư không tập trung, điều kiện đi lại khó khăn, cách
xa trụ sở UBND cấp xã, cơng chức tư pháp - hộ tịch báo cáo UBND cấp xã
cho tổ chức đăng ký lưu động đối với việc khai sinh, kết hôn, khai tử;
Thường xuyên trau dồi kiến thức pháp luật để nâng cao năng lực và
nghiệp vụ đăng ký hộ tịch; tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
do UBND hoặc cơ quan tư pháp cấp trên tổ chức;
Chủ động báo cáo, đề xuất UBND cùng cấp phối hợp với cơ quan, tổ
chức kiểm tra, xác minh về thông tin hộ tịch; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá

nhân cung cấp thông tin để xác minh khi đăng ký hộ tịch; phối hợp với cơ

16


×