Tải bản đầy đủ (.docx) (154 trang)

Quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mầm non theo hướng chuẩn phát triển của trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.53 KB, 154 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THU HÀ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NI
DƯỠNG TRẺ MẦM NON QUẬN HỒN KIẾM,
HÀ NỘI THEO CHUẨN PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THU HÀ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NI
DƯỠNG TRẺ MẦM NON QUẬN HỒN KIẾM,
HÀ NỘI THEO CHUẨN PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

CHUYÊN NÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS. Bùi Văn Quân


HÀ NỘI, 2016



LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, đề tài: “Quản lý hoạt động chăm sóc, ni
dưỡng của hiệu trưởng các trường MN quận Hoàn Kiếm, Hà Nội theo chuẩn
phát triển của trẻ” đã hoàn thành và đưa ra bảo vệ.
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn các thầy, cô giáo
Khoa Quản lý giáo dục_ trường đại học sư phạm Hà Nội 2, trường bồi dưỡng
cán bộ giáo dục Hà Nội.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo phịng GD&ĐT quận Hồn
Kiếm, các đồng chí chun viên tổ mầm non phòng GD&ĐT, các bậc phụ
huynh, đội ngũ hiệu trưởng hiệu phó, giáo viên, nhân viên ni dưỡng các
trường mầm non trong quá trình thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ tình cảm và lịng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo,
PGSTS. Bùi Văn Quân _ Nguời tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá
trình hồn thành bản luận văn này.
Tuy đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, nhưng chắc chắn luận văn
không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả kính mong nhận đựơc sự chỉ dẫn, góp
ý của các thầy cơ và đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2016 Tác giả luận văn
Nguyễn Thu Hà


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng
mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thơng
tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thu Hà


MỞ ĐẦU
l. Lý do chọn đề tài
Đương thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới thế hệ trẻ, đặc biệt là
trẻ em, những chủ nhân tương lai của đất nước. Người đã từng nói: “Trẻ em
như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Quan điểm này
của Hồ Chủ Tịch đã được quán triệt trong thiết kế mục tiêu, nội dung giáo dục
mầm non ở nước ta. Mục tiêu GDMN là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân
cách đầu tiên của con người, giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: Nhận
thức, thể chất, ngơn ngữ, tình cảm - xã hội, thẩm mỹ nhằm hình thành những
cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ và thiết thực chuẩn bị để trẻ
vào lớp 1. Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi phát triển nhanh về thể chất và tinh
thần của trẻ, đặc biệt, thời kỳ 5 năm đầu của cuộc đời. Sự phát triển từ 0 - 6
tuổi là giai đoạn phát triển có tính quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách,
năng lực phát triển trí tuệ trong tương lai của cá nhân. Do đó, việc chăm sóc
trẻ có vai trị vơ cùng quan trọng.
Quản lý dựa vào chuẩn là xu hướng quản lý hiện đại đã và đang được
triển khai trong quản lý giáo dục ở nước ta. Trong lĩnh vực giáo dục mầm non,
ngày 23/7/2010, Bộ GD&ĐT đã ra Thông tư 23/2010/TT-BGDĐT ban hành
Quy định về bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Ở lứa tuổi này, theo chuẩn, trẻ
em phải đáp ứng được 120 chỉ số. Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi áp dụng
đối với các trường mầm non, trường mầm non và lớp mẫu giáo độc lập trong
hệ thống giáo dục quốc dân gồm 4 lĩnh vực, 28 chuẩn, 120 chỉ số. Bộ chuẩn
nhằm hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng
chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp
1. Đồng thời, bộ chuẩn cũng là căn cứ để xây dựng chương trình, tài liệu
tuyên truyền, hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm
sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển

5


của trẻ em.
Trong Khoa học Giáo dục mầm non, chăm sóc trẻ em là hoạt động ni
dưỡng, giáo dục, theo dõi q trình phát triển của trẻ. Trong đó, ni dưỡng
trẻ là khâu quan trọng góp phần tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ, bởi nuôi
dưỡng trẻ là tổ hợp các hoạt động, từ cho trẻ ăn, cho trẻ ngủ, chăm sóc sức
khỏe, chăm sóc vệ sinh cá nhân đến chăm sóc tinh thần, yêu thương trẻ, bảo
vệ trẻ tránh được những tác động xấu đến thể chất và tinh thần.
Với vai trò nêu trên của hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ, u cầu đặt
ra với đội ngũ giáo viên mầm non và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non
là rất nặng nề. Cán bộ quản lý, giáo viên mầm non phải không ngừng đảm
bảo và nâng cao chất lượng của hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ trong các
trường mầm non mà họ quản lý và cơng tác.
Thực hiện lộ trình “Quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục mầm non,
giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp thủ đơ
Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của thành phố Hà Nội, ngành
giáo dục quận Hoàn Kiếm đặc biệt quan tâm đến công tác phát triển chất
lượng giáo dục nói chung, giáo dục mầm non ln nói riêng, hướng đến mục
tiêu: Xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục mầm non thủ đô Hà Nội cả về
quy mơ và chất lượng, giữ vững vị trí dẫn đầu cả nước, tiếp cận nền giáo dục
tiên tiến của các nước trong khu vực và quốc tế, góp phần nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; xây dựng xã hội học tập, tạo tiền đề
phát triển kinh tế tri thức, phục vụ thiết thực yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện
đại hố thủ đơ và đất nước. Mục tiêu cụ thể: Tỷ lệ trẻ đạt chuẩn phát triển
năm 2020 đạt 90% trở lên; giảm tỷ lệ trẻ mầm non suy dinh dưỡng năm 2015
xuống dưới 7%, năm 2020 xuống 3%.
Mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục mầm non của quận Hoàn Kiếm,
phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng chăm sóc, ni dưỡng của các trường MN

6


trên địa bàn quận. Tuy nhiên, đội ngũ CBQL phụ trách cơng tác chăm sóc
ni dưỡng tại các trường MN mặc dù được qui hoạch từ đội ngũ GV dày dạn
kinh nghiệm, nhưng kiến thức về dinh dưỡng vẫn còn hạn chế nhất định nên
gặp khó khăn trong chỉ đạo cơng tác chăm sóc, ni dưỡng trẻ đáp ứng u
cầu của chuẩn phát triển của trẻ.
Những phân tích nêu trên là lý do của việc lựa chọn vấn đề “Quản lý
hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở các trường mầm non quận Hoàn
Kiếm thành phố Hà Nội theo chuẩn phát triển của trẻ" làm đề tài luận văn
tốt nghiệp thạc sĩ quản lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động chăm sóc, ni
dưỡng trẻ ở các trường mầm non quận Hồn Kiếm, đề xuất biện pháp quản lí
hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mầm non trên địa bàn quận Hoàn Kiếm,
Hà Nội theo chuẩn phát triển của trẻ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
_ Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng
trẻ ở các trường MN theo chuẩn phát triển của trẻ.
_ Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, ni
dưỡng trẻ ở các trường MN quận Hồn Kiếm, thành phố Hà Nội.
_ Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ
ở các trường MN quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội theo chuẩn phát triển
của trẻ.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1.

Khách thể nghiên cứu


Công tác quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mầm non trên địa
bàn quận.

7


4.2.

Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt của hiệu trưởng các trường mầm non quận
Hoàn
Kiếm thành phố Hà Nội đối với động chăm sóc, ni dưỡng trẻ theo chuẩn
phát triển của trẻ.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu hiệu trưởng các trường MN quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội
dựa trên chuẩn phát triển của trẻ do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành để trển
khai các biện pháp quản lý theo hướng: xây dựng kế hoạch, quy trình thực
hiện cơng tác quản lý chăm sóc, ni dưỡng trẻ; nâng cao chất lượng đội ngũ
CBQL, giáo viên và nhân viên; đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá
và quản lý đội ngũ giáo viên, nhân viên gắn với công tác thi đua và thực hiện
tốt các chế độ, chính sách đãi ngộ; đẩy mạnh cơng tác tun truyền về giáo
dục mầm non và phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ, cộng
đồng thì chất lượng hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ của các trường MN
quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội sẽ được nâng cao.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Sử dụng các số liệu về GDMN, kết quả chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở các
trường MN và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên MN năm
học 2015- 2016 của quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
- Khảo sát đánh giá thực trạng ở 27 trường MN trên địa bàn quận Hồn

Kiếm, thành phố Hà Nội.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1.

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa,
khái qt hóa để xử lý các tài liệu về chủ trương của Đảng, nhà Nước và Bộ
GD&ĐT các cơng trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến hoạt động
8


chăm sóc, ni dưỡng trẻ lứa tuổi MN đề xây dựng các khái niệm công cụ và
xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu.
7.2.

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1.

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi nhóm CBQL,

GVMN, nhân viên; phiếu đánh giá chất lượng chăm sóc, ni
dưỡng (cho chuyên viên phòng GD và phụ huynh).
7.2.2.

Phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm CBQL

phịng GD, hiệu trưởng trường MN và GVMN, nhân viên MN.
7.2.3.


Phương pháp quan sát: quan sát cách thức tổ chức và quản

lí chỉ đạo các hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở một số
trường MN, quan sát hoạt động thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ của GVMN, nhân viên MN theo các yêu cầu của qui chế nuôi
dạy trẻ, điều lệ trường MN, các thơng tư về chăm sóc, sức khỏe
và an tồn của trẻ MN.
7.2.4.

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: nghiên cứu

phân tích các sổ theo dõi sức khỏe của trẻ, biểu đồ tăng trưởng,
sổ tính khẩu phần ăn cho trẻ, sổ ghi nhật kí hàng ngày, sổ theo
dõi cơng tác y tế học đường....
7.2.5.

Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến tham vấn của chuyên

gia về y tế học đường, bác sĩ nhi khoa làm việc tại các trường
MN, chuyên viên phòng GD, chuyên gia dinh dưỡng...
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn có
cấu trúc 3 chương:
Chương 1 : Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng
trẻ ở các trường MN theo chuẩn phát triển của trẻ.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở
9



các trường MN quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng
trẻ theo chuẩn phát triển của trẻ ở các trường MN quận Hoàn
Kiếm, thành phố Hà Nội.

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SĨC, NI
DƯỠNG TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THEO CHUẨN PHÁT
TRIỂN CỦA TRẺ
1.1. Tông quan nghiên cứu vân đê
1.1.1.

Các nghiên cứu ở nước ngồi

Vấn đề chăm sóc, ni dưỡng trẻ đã được nghiên cứu từ rất sớm và
khác đa dạng. Trước hết là những quan điểm, tư tưởng về chăm sóc, ni
dưỡng trẻ được trình bày trong các cơng trình nghiên cứu về Tâm lí học, giáo
dục học lứa tuổi mầm non. Tác giả V.X.Mukhina với cơng trình Tâm lí học
mẫu giáo nghiên cứu về đặc trưng tâm lí của trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo.
Winhem Preyer với tác phẩm Trí óc của trẻ em đã miêu tả chi tiết về sự phát
triển của trẻ em trên phương diện vận động, hình thành ngơn ngữ và trí nhớ
cụ thể thơng qua cậu bé Alex. Tác giả Erik Erikson với Trẻ em và xã hội
nghiên cứu về sự phát triển của trẻ em, cách đối xử và giáo dục trẻ.
A.B.Zaporojets với Cơ sở tâm lí học của giáo dục mâu giáo tập trung nghiên
cứu chuyên biệt về trẻ nhỏ từ lúc mới sinh đến 6 tuổi. Tác giả đã đặc biệt
quan tâm đến việc chăm sóc trẻ trong những năm tháng đầu đời.v.v.
Một số nhà tâm lý học Xô viết như: L.X.Vuwgotsxki, A.N.Lêônchiev....
đã nghiên cứu q trình hình thành hành động trí tuệ ở trẻ em, nhờ đó đã phát
hiện ra cơ chế chuyển từ hành động vật chất bên ngoài thành hành động trí
tuệ bên trong và đặc điểm, các giai đoạn của sự hình thành các hành động trí

tuệ ở trẻ em. Các nhà tâm lý cùng đưa ra các biện pháp chăm sóc đặc biệt để
hình thành tốt hành động trí tuệ cho trẻ em.

110
0


Ở Phương Tây, tác giả: Sower Michelle Denise trong nghiên cứu“Đánh
giá hiệu quả của một chương trình ni dạy chất lượng áp dụng trên một số
trẻ em ở các gia đình bình thường" tại trường University Of Nevada, Reno,
năm 2000 đánh giá cao sự ảnh hưởng của gia đình đến dịch vụ chăm sóc trẻ
em cũng như chương trình ni dạy trẻ. Cơng trình nghiên cứu "Kinh nghiệm
chăm sóc trẻ em - Một số phân tích và so sánh" của tác giả Beardsley Lyda
Dove, Trường: University of California, Berkeley, 2001 đã đưa ra kết quả
phân tích so sánh đối với kinh nghiệm chăm sóc trẻ tại một chương trình ni
dạy trẻ chất lượng.
Những cơng trình nghiên cứu trên đã đề cập đến hoạt động chăm sóc,
ni dưỡng trẻ ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có đề cập đến các yêu
cầu về chất lượng trong dịch vụ nuôi dạy trẻ; các biện pháp nâng cáo chất
lượng trong dịch vụ nuôi dạy trẻ.
1.1.2.

Các nghiên cứu ở trong nước

Ngành học GDMN đang ngày càng khẳng định tầm quan trọng và vị trí
trong hệ thống giáo dục quốc dân, được sự quan tâm của Đảng nhà nước trong
việc đầu tư chăm lo cho GDMN. Nghiên cứu về GDMN và QLGDMN, tăng
cường nghiệp vụ quản lý và tăng cường năng lực quản lý của HT các trường
mầm non đã được quan tâm, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học cấp
nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở và một số luận văn thạc sỹ, các bài viết đăng trên

các tạp chí chuyên ngành về GDMN và đặc biệt là về đề tài CSND trẻ như:
- Đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc nâng cao chất lượng
chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ 3-6 tuổi trong trường mầm non”.
Chủ nhiệm đề tài: Lê Thu Hương. Cơ quan chủ trì: Viện Chiến lược và
Chương trình Giáo dục, thực hiện năm 2004. Trong đề tài này các tác
giả tổng hợp những kinh nghiệm về chương trình chăm sóc, giáo dục
trẻ mầm non của một số nước trên thế giới. Đánh giá thực trạng về
111
1


chương trình chăm sóc, giáo dục mẫu giáo hiện hành và việc thực hiện
hoạt động chăm sóc, giáo dục trong các trường mầm non hiện nay. Các
tác giả đưa ra những định hướng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng
chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục
trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
_ Luận văn thạc sỹ của tác giả Tào Thị Hồng Vân với đề tài "Chăm sóc
sức khoẻ trẻ mẫu giáo trong trường mầm non và đề xuất các giải pháp can
thiệp”. Ở luận văn tác giả đã nêu lên tầm quan trọng của việc chăm sóc sức
khỏe cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non và đề xuất triển khai thực
nghiệm các biện pháp chính có tính khả thi cao như: Nâng cao vai trị và trách
nhiệm của giáo viên về theo dõi tình trạng thể lực sức khoẻ của trẻ để phát
hiện sớm trẻ mắc bệnh và đề phòng trẻ suy dinh dưỡng. Phối hợp các biện
pháp giáo dục sức khoẻ theo hướng tích hợp các chủ đề, đáp ứng yêu cầu đổi
mới. Nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành chăm sóc sức khoẻ cho trẻ của
cán bộ, giáo viên và cha mẹ. Nâng cao năng lực quản lý chăm sóc sức khoẻ
của cán bộ kiêm nhiệm về y tế học đường. Những biện pháp dã giúp cho các
nhà quản lý trường mầm non nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho trẻ
mầu giáo
_ Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt với đề tài “Các

biện pháp tăng cường quản lý hoạt động Chăm sóc _ Giáo dục trẻ của Hiệu
trưởng các trường mầm non Quận 3 - Thành phố HCM” Trong luận văn tác
giả đã xây dựng được các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động chăm sóc _
giáo dục trẻ phù hợp với điều kiện của các trường mầm non quận 3 _ Thành
phố Hồ Chí Minh và có tính khả thi cao khi áp dụng vào thực tế
_ Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Bá Hòa với đề tài “Quy hoạch
phát triển giáo dục mầm non các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đến năm
2015”. Tác giả đánh giá thực trạng giáo dục mầm non và xây dựng quy hoạch
112
2


phát triển giáo dục mầm non các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam theo điều
kiện thực tế và định hướng phát triển giáo dục mầm non của cả nước.
- Luận văn thạc sỹ Phạm Thị Hòa với đề tài “Một số biện pháp can thiệp
sớm tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ từ 18 đến 36 tháng ở trường
mầm non”. Trong luận văn của mình thạc sỹ Phạm Thị Hịa đã đưa ra
thực trạng về tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi 18-36 tháng ở trường mầm non
bị suy dinh dưỡng cao. Ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất cho trẻ
sau này. Tác giả cũng đã đưa ra những đề xuất kiến nghị với nhà
trường, các bậc phụ huynh, xã hội cần quan tâm và can thiệp sớm với
vấn đề này.
Về cơ bản, các cơng trình trên đã đề cập đến công tác chỉ đạo, biện pháp
quản lý ở các trường mầm non, các biện pháp cũng đã có những đóng góp
nhất định đối với sự phát triển của GDMN tuy nhiên những cơng trình đi sâu
về cơng tác CSND trẻ, nhất là CSND trẻ theo chuẩn phát triển của trẻ - một
trong những nội dung quản lý trọng tâm của người Hiệu trưởng cịn ít được
quan tâm nghiên cứu. Việc đi sâu vào các biện pháp quản lý công tác CSND
trẻ theo chuẩn phát triển của trẻ ở trường MN thì các cơng trình chưa đề cập
đến một cách hệ thống, đặc biệt là đối với địa bàn quận Hoàn Kiếm.

1.2.

Một số khái niệm cơ bản

1.2.1.

Trẻ mầm non

Trẻ em là một khái niệm lịch sử. Trẻ em là trẻ em, trẻ em không phải là
người lớn thu nhỏ lại. Xã hội càng văn minh, tuổi thơ càng được kéo dài hơn
và ở một trình độ văn minh nhất định thì loại hình hoạt động đầu tiên của trẻ
em là chơi rồi đến học tập, sau đó mới là lao động sản xuất.
Trẻ mầm non là trẻ em có độ tuổi từ 3 tháng cho đến 6 tuổi. Trẻ mầm non
cần được chăm sóc, ni dưỡng và bảo vệ một cách tốt nhất, vì đây là thời kỳ
trẻ yếu ớt cần sự yêu thương, quan tâm của người lớn. Thời kỳ này có vị trí
113
3


quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người.[ 23].
1.2.2.

Chăm sóc trẻ em

Chăm sóc trẻ em là hoạt động ni dưỡng, giáo dục, theo dõi quá trình
phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ từ khi mới lọt lòng mẹ cần sự chăm sóc về
dinh dưỡng cũng như giáo dục về tinh thần. Trong nhiều xã hội hiện đại, công
việc này được chia sẻ cho cả cha và mẹ đứa bé. Ở nhiều xã hội, các thành
viên khác của gia đình, như ơng bà, cũng tham gia việc chăm sóc trẻ. Trẻ nhỏ
sau độ tuổi 12 tháng ở nhiều quốc gia có thể đến trường mẫu giáo để nhận

được sự chăm sóc, giúp cha mẹ của chúng có thời gian hoạt động xã hội. Từ
sau 6 năm tuổi, nhiều quốc gia quy định trẻ phải bắt buộc đến trường tiểu học.
[4]
1.2.3.

Nuôi dưỡng trẻ em

Nuôi dưỡng trẻ em là các hoạt động cho trẻ ăn, cho trẻ ngủ, chăm sóc
sức khỏe, chăm sóc vệ sinh cá nhân, chăm sóc tinh thần, yêu thương trẻ, bảo
vệ trẻ
tránh được những tác động xấu đến thể chất và tinh thần. [ 4]
1.2.4.

Chuẩn phát triển của trẻ

Chuẩn phát triển của trẻ là hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí nhằm xác
minh mức độ phát triển (thể chất và tình thần) cần đạt đến của trẻ trong giai
đoạn phát triển của lứa tuổi.
1.2.5.

Quản lý hoạt động chăm sóc,ni dưỡng trẻ mầm non

Hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ MN là quá trình tác động lên cơ thể
trẻ trong độ tuổi từ 3 tháng đến 6 tuổi một cách hợp lý, khoa học giúp trẻ phát
triển cân đối, hài hòa về thể trạng sức khỏe, tinh thần vui vẻ, hoạt bát, phịng
chống bệnh tật hướng tới mục đích thiết yếu là trẻ phát triển toàn diện về mặt
thể chất và tinh thần.
Quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mầm non là những tác động
114
4



có mục đích của chủ thể quản lý nhà trường(Hiệu trưởng trường mầm non) tới
hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ nhằm nâng cao chất lượng chất lượng
chăm sóc, ni dưỡng trẻ thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trẻ mầm non,
giúp trẻ chuẩn bị tốt về thể lực sức khỏe để đến trường tiểu học. Đồng thời
đảm bảo an toàn cho trẻ, tạo sự tin tưởng của xã hội, cha mẹ học sinh về nhà
trường mầm non, giúp hiệu trưởng huy động được các nguồn lực thực hiện
chăm sóc, ni dưỡng trẻ một cách hiệu quả góp phần thực hiện tốt mục tiêu,
nhiệm vụ trong các nhà trường.
Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi tiếp cận khái niệm quản lý hoạt động
chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở trường mầm non theo quy định tại điều lệ trường
mầm non về chức năng, nhiệm vụ của trường mầm non, Hiệu trưởng trường
mầm non và các chức năng quản lý giáo dục: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo,
kiểm tra đánh giá hoạt động chăm sóc ni dưỡng trẻ mầm non.
1.3.

Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.3.1.

Khái niệm trường mầm non

Trường MN là đơn vị cơ sở của ngành GDMN, là trường liên hợp giữa
nhà trẻ và mẫu giáo được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước
nhằm phát triển sự nghiệp GDMN, được tổ chức theo các loại hình cơng lập,
bán cơng, dân lập, tư thục. Trường mầm non có các lớp mẫu giáo và các
nhóm trẻ. Trường do một ban giám hiệu có hiệu trưởng phụ trách.
1.31.1.


Nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non

Theo điều lệ trường mầm non do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành ngày
13 tháng 2 năm 2014 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non:
- Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba
tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; Tổ chức giáo dục hoà
115
5


nhập cho trẻ em có hồn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật.
- Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ ni
dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá hoặc
theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn.
- Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động
ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia
các hoạt động xã hội trong cộng đồng.
- Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
em theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp
luật.
1.31.2.

Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trong trường mầm non Trẻ em được tổ


chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.
- Đối với nhóm trẻ: trẻ em từ B tháng tuổi đến Bó tháng tuổi được tổ
chức thành các nhóm trẻ. Số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ được quy
định như sau:
+ Nhóm trẻ từ B đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ;
+ Nhóm trẻ từ 1B đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ;
+ Nhóm trẻ từ 25 đến Bó tháng tuổi: 25 trẻ.
- Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi được tổ chức
thành các lớp mẫu giáo. Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy
định như sau: Lớp mẫu giáo B- 4 tuổi: 25 trẻ; Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi:
BO trẻ; Lớp mẫu giáo 5-6 tuổi: B5 trẻ;
- Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có đủ số lượng giáo viên theo quy định
116
6


hiện hành. Nếu nhóm, lớp có từ 2 giáo viên trở lên thì phải có 1 giáo
viên phụ trách chính.
- Tuỳ theo điều kiện địa phương, nhà trường, nhà trẻ có thể có thêm
nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo ở những địa bàn khác nhau để thuận tiện
cho trẻ đến trường, đến nhà trẻ (gọi là điểm trường). Hiệu trưởng phân
cơng một phó hiệu trưởng hoặc một giáo viên phụ trách lớp phụ trách
điểm trường. Mỗi trường, mỗi nhà trẻ khơng có q 7 điểm trường.
1.3.2.

Mục tiêu giáo dục mầm non

Điều 22, Luật GD bổ sung và sửa đổi 2009 nêu: "Mục tiêu giáo dục
mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình
thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một".

Mục tiêu giáo dục mầm non được cụ thể hóa trong chương trình GDMN
ban hành theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành “Mục tiêu giáo dục Mầm
non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình
thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một,
hình thành và phát triển trẻ em những chức năng tâm lý, năng lực và phẩm
chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi,
khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc
học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời”.
1.3.3.

Nhiệm vụ giáo dục mầm non

Thực hiện nội dung giáo dục toàn diện và ngày càng nâng cao chất
lượng giáo dục trẻ theo mục tiêu, kế hoạch đào tạo.
Tuyên truyền và hướng dẫn công tác nuôi dạy trẻ theo khoa học cho các
bậc cha mẹ trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Phối hợp với các ban ngành
khác trong xã hội quan tâm đến những trẻ em thiệt thịi, diện chính sách.
Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc nuôi con khỏe, dạy
117
7


con ngoan, đáp ứng nhu cầu xã hội "Dạy trẻ thành nhân trước khi thành tài”.
1.3.4. Đặc

trưng của giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non có những đặc trưng riêng so với các ngành học, bậc
học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. Những nét đặc trưng đó được thể

hiện như sau:
- Giáo dục mầm non thực hiện nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ từ 3
tháng đến 6 tuổi và nội dung GDMN phải đảm bảo tính khoa học, tính
vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính
liên thơng giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học;
thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với
cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hoà nhập
vào cuộc sống.
- Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hồ giữa ni
dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối,
khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi;
giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy
giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin
và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.
- Phương pháp chủ yếu trong GDMN là thông qua các hoạt động vui
chơi để giúp trẻ phát triển toàn diện: chú trọng việc nêu gương, động
viên, khích lệ.
- Đối với giáo dục nhà trẻ, phương pháp giáo dục phải chú trọng giao
tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người
lớn với trẻ; chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo
dục phù hợp, tạo cho trẻ có cảm giác an tồn về thể chất và tinh thần;
tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm
xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển các giác
118
8


quan và các chức năng tâm - sinh lý; tạo mơi trường giáo dục gần gũi
với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghi với nhà trẻ.
- Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện

cho trẻ được trải nghiệm, tìm tịi, khám phá mơi trường xung quanh
dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo
phương châm “chơi mà học, học mà chơi”. Chú trọng đổi mới tổ chức
môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực
khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách
vui vẻ. Kết hợp hài hịa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục
cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục
phù hợp. Tổ chức hợp lý các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm
nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của nhóm (lớp), với khả năng của
từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế.
Từ những vấn đề trên đòi hỏi những người làm công tác giáo dục mầm
non, cán bộ quản lý giáo dục mầm non nói chung và người hiệu trưởng mầm
non nói riêng phải am hiểu một cách sâu sắc về kiến thức khoa học nuôi dạy
trẻ, về nội dung - phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ, quản lý chương trình
GDMN và đặc biệt là hết lịng thương u trẻ.
Đội ngũ cán bộ giáo viên hầu hết là nữ, đây là nét khác biệt so với các
ngành học, bậc học khác. Thực tế cho thấy việc quản lý một tập thể tồn là nữ
cũng gặp khơng ít khó khăn, phức tạp. Bởi vì, đặc điểm tâm lý và giới tính
của nữ có nhiều nét khác biệt với nam giới. Phụ nữ thường thích nhẹ nhàng,
tình cảm, dễ xúc cảm, dịu dàng, mềm mỏng, cẩn thận, tỉ mĩ, chu đáo nhưng
cũng hay đố kỵ, ghen ghét, ganh tỵ và cả tự ti...Tuy nữ giới có nhiều mặt tốt
nhưng cũng có nhiều cái nhỏ nhặt. Vì vậy, địi hỏi người cán bộ quản lý phải
hết sức khéo léo, tế nhị, hiểu tâm lý nhưng phải cương quyết để có những
quyết định đúng đắn, kịp thời, hợp lý nhằm thúc đẩy ưu điểm và khắc phục
119
9


hạn chế còn tồn tại trong tập thể nữ.
1.4.


Hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mầm non

1.4.1.

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Nuôi dưỡng trẻ là một phần trong những cơng việc chính của trường
MN, cùng với sự phát triển của ngành học, việc nuôi dưỡng trẻ trong trường
MN ngày càng mang tính khoa học và đảm bảo những tiêu chuẩn về chất
lượng do ngành học qui định theo các tiêu chí:
+Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đảm bảo năng lượng khẩu
phần ăn đạt tối thiểu theo yêu cầu lứa tuổi(NT:750; MG: 850), tỉ lệ cân đối
giữa các
chất dinh dưỡng (P: 14-1ó; L:24-2ó; G: ó0-62), sự đa dạng các loại thực
phẩm.
+ Đa dạng hóa việc chế biến các món ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ, xây
dựng thực đơn theo mùa.
+ Hợp lý, rõ ràng trong thu chi tiền ăn, cập nhật và điều chỉnh kịp thời.
+ Đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm.
+ Có đủ các điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ nuôi dưỡng
trẻ.
+ Tỉ lệ chuyên cần của trẻ em cao, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, béo phì
và trẻ mắc bệnh.
1.4.2.

,

Chăm sóc giáo dục vệ sinh cho trẻ mầm non


* Chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ:
- Chăm sóc da cho trẻ: Cần phải chăm sóc để da trẻ lúc nào cũng được
sạch. Da của trẻ rất mỏng và dễ bị tổn thương. Vì vậy giáo viên phải
ln quan tâm chăm sóc da của trẻ đúng cách.
- Lau rửa cho trẻ: Trẻ dưới 2 tuổi phải được cô giáo giúp đỡ, trẻ trên 2
220
0


tuổi có thể tự rửa lấy dưới sự giám sát của giáo viên. Muốn thế trong
phịng vệ sinh phải có chậu rửa theo tầm vóc trẻ em, nghĩa là khơng cao
quá 45 cm trên mặt sàn
- Cắt móng tay, móng chân, chải đầu cho trẻ: Hiện nay theo chỉ đạo của
ngành y tế để tránh lây nhiễm các bệnh đường máu thì mỗi trẻ phải có
dụng cụ cắt móng tay riêng có ký hiệu của trẻ và sau khi dung xong
phải vệ sinh, hấp tẩy trùng sạch sẽ. Tóc trẻ phải chải bằng lược dày,
mỗi trẻ phải có một chiếc lược.
- Vệ sinh răng miệng: Thường xuyên nhắc trẻ uống nước và xúc miệng
sau khi ăn. Với trẻ 5-6 tuổi giáo viên hướng dẫn trẻ cách chải răng và
kết hợp với gia đình dạy trẻ tập đánh răng ở nhà.
- Vệ sinh quần áo, giày dép: Không để trẻ mặc quần áo ẩm ướt, khi trẻ ra
mồ hôi hay bị nôn cô phải thay ngay cho trẻ. Cởi bớt quần áo khi trời
nóng, hoặc mặc quần áo khi trời lạnh. Để chống nhiễm lạnh đơi chân
của trẻ, ngồi dép đi đến lớp, cần có thêm đơi dép sạch cho trẻ đi trong
lớp.
* Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ
- Dạy trẻ cách rửa mặt, tay chân, đánh răng, chải đầu, mặc quần áo sạch
sẽ, gọn gàng, móng tay, móng chân cắt ngắn.
- Giáo dục trẻ có thói quen thích tắm gội sạch sẽ, rửa mặt, rửa tay trước
khi đi ngủ, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn và sau khi

đi vệ sinh: đánh răng sau khi ăn các bữa chính, buổi tối trước khi đi ngủ
và buổi sáng ngủ dậy.
- Dạy trẻ biết chùi mũi bằng khăn, khi ho hoặc khi hắt hơi dùng khăn
hoặc tay che miệng, không khạc nhổ bừa bãi, khi đi tiểu tiện phải vào
nhà vệ sinh.
- Giáo dục trẻ chỉ uống nước đun sôi để nguội, hoặc nước chè, nước các
221
1


loại hoa quả. Nước uống cho trẻ phải đựng trong thùng có vịi hoặc có
chai có nút đậy, hạn chế các loại nước có gas.
- Giáo dục trẻ có thói quen đi dép khi ra đường, đội mũ nón khi ra nắng.
- Dạy trẻ có thói quen ngủ đúng giờ, ngủ say và đủ giấc.
- Giường chiếu, tủ đồ chơi, giá khăn mặt, nơi để ca cốc phải luôn luôn
gọn gàng, ngăn nắp. Bất cứ làm việc gì có rác bụi ở bàn ghế, sàn nhà
như cắt xé giấy, gọt bút chì phải dọn dẹp thùng rác, khơng vứt bừa bãi
ra xung quanh. Biết dọn dẹp đồ dùng, cất đồ chơi và nơi qui định.
-Muốn đạt kết quả cao trong giáo dục những thói quen vệ sinh các nhân
cho trẻ, cần tạo ra xung quanh trẻ những điều kiện thuận lợi như mỗi trẻ đều
có đầy đủ khăn mặt, khăn tay, bàn chải đánh răng, ca cốc, lược... để đúng nơi
qui định để trẻ tự mình lấy cất dễ dàng. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong
việc giáo dục thói quen vệ sinh văn minh cho trẻ: Sạch sẽ, trật tự, ngăn nắp.
1.4.3.

Chăm sóc sức khỏe và bảo vệ an toàn cho trẻ mầm non

Trẻ khỏe mạnh, an toàn là nhiệm vụ hàng đầu của trường MN. Để thực
hiện tốt nhiệm vụ này, hiệu trưởng phải có kế hoạch kết hợp với cơ sở y tế
thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kì có đầy đủ các chun khoa(Nội, mắt,

tai mũi họng, răng) 2 lần trong năm học và tiêm chủng 100% số trẻ trong
trường, chỉ đạo giáo viên cân 4 lần/ năm, đo 2 lần/ năm và theo dõi sức khỏe
cho trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng. Sau mỗi lần khám sức khỏe và cân đo ban
giám hiệu, y tế cùng với các giáo viên họp thống nhất biện pháp chăm sóc,
ni dưỡng cho phù hợp với sự phát triển của trẻ. Đối với những trẻ suy dinh
dưỡng, thấp cịi hoặc thừa cân béo phì phải có chế độ chăm sóc dinh dưỡng
và vận động riêng .Tuyên truyền hưỡng dẫn kiến thức chăm sóc, bảo vệ sức
khỏe cho trẻ, cho các bậc phụ huynh để giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, tỉ lệ trẻ
mắc các bệnh thông thường ở trường mầm non.
Xây dựng đầu tư phòng y tế với đầy đủ các trang thiết bị cần thiết trong
222
2


công tác sơ - cấp cứu tại trường mầm non. Có kế hoạch cụ thể triển khai cơng
tác chăm sóc sức khỏe trẻ, kế hoạch phòng chống dịch bệnh trong nhà trường.
Thực hiện tốt cơng tác phịng chống dịch bệnh cho trẻ.Quản lý việc thực hiện
nghiêm túc chế độ vệ sinh chăm sóc trẻ, vệ sinh mơi trường, vệ sinh thực
phẩm để phòng tránh dịch bệnh và ngộ độc thức ăn, nước uống.
Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ (trong thời gian trẻ ở trường) về thể
chất và tinh thần, khơng để xảy ra tai nạn, thũơng tích, dịch bênh, ngô độc
trong trũờng và coi đây là mục tiêu trọng tâm của cơng tác chăm sóc, ni
dưỡng trẻ. Nhà trường và giáo viên phải tạo cho trẻ một môi trường an toàn
về sức khỏe, tâm lý và thân thể
- Có hàng rào bảo vệ xung quanh khu vực trường (lớp). Sân và đồ chơi
ngoài trời phù hợp với lứa tuổi, tránh trơn trượt. Thường xuyên kiểm
tra các đồ dùng đồ chơi có nguy cơ gây mất an tồn cho trẻ và có biện
pháp khắc phục kịp thời. Bảo đảm đủ ánh sáng cho lớp học, tạo không
gian cho trẻ hoạt động trong lớp. Thực hiện nghiêm túc quy chế ni
dậy trẻ, duy trì nhật ký đón trả trẻ. Có sự phân công cụ thể để giáo viên

quản lý trẻ mọi lúc mọi nơi đặc biệt là quản lý trẻ trong các hoạt động
đón trả trẻ, chăm sóc bán trú, trẻ mới đi học. Bên cạnh đó giáo viên
giáo dục về an toàn cho trẻ: những đồ vật gây nguy hiểm, những hành
động gây nguy hiểm và những nơi nguy hiểm trẻ khơng được đến gần.
-Tạo cho trẻ có sự an tồn về mặt tâm lý. Cơ thương u và đáp ứng mọi
nhu cầu của trẻ. Dành thời gian tiếp xúc vui vẻ với trẻ tạo khơng khí thân mật
như ở trong gia đình, tạo cảm giác yên ổn cho trẻ khi ở trường mầm non, trẻ
tin tưởng rằng cô yêu trẻ. Tránh gò ép, dọa nạt, phê phán trẻ. Đặc biệt quan
tâm chăm sóc trẻ mới đến lớp và các trẻ có nhu cầu đặc biệt.
1.4.4.

Tổ chức ăn, ngủ cho trẻ mầm non *Tổ chức ăn cho trẻ mầm

non:
223
3


Tùy theo lứa tuổi của trẻ mà tổ chức các bữa ăn cho phù hợp. Với trẻ nhà
trẻ có 2 bữa ăn chính sáng, chiều và 1bữa ăn phụ. Với trẻ mẫu giáo có 1 bữa
chính sáng và 1 bữa quà chiều.
- Trước khi ăn giáo viên hướng dẫn trẻ rửa tay, rửa mặt, mặc yếm(đối với
trẻ nhà trẻ). Cho trẻ ngồi vào bàn, 4- 6 trẻ ngồi một bàn, có lối đi quanh
bàn dễ dàng. Chuẩn bị bát thìa, cốc uống nước đầy đủ cho số lượng trẻ.
Trước khi chia thức ăn cô cần rửa tay sạch, quần áo và đầu tóc gọn
gàng. Cơ chia thức ăn và cơm ra từng bát, Trộn đều, không để trẻ chờ
ăn lâu.
- Trong khi ăn, giáo viên cần vui vẻ, nói năng dịu dàng, tạo khơng khí
thoải mái cho trẻ trong khi ăn. Động viên, khuyến khích trẻ ăn hết suất,
kết hợp giáo dục dinh dưỡng, hành vi vệ sinh văn minh trong ăn uống:

dạy cho trẻ biết mời cô và các bạn trước khi bắt đầu ăn, ngồi ăn ngay
ngắn, không co chân lên ghế; cầm thìa tay phải và tự xúc ăn gọn gàng,
tránh đổ vãi; ăn từ tốn nhai kỹ, khơng nói chuyện và đùa nghịch trong
khi ăn...
- Giáo viên cần chăm sóc, quan tâm hơn với những trẻ mới đến lớp, trẻ
yếu hoặc mới ốm dạy. Nếu thấy trẻ ăn kém cơ cần tìm hiểu ngun
nhân để báo cho nhà bếp hoặc y tế hay bố mẹ biết để chủ động chăm
sóc trẻ tốt hơn. Đối với trẻ xúc chưa thạo, ăn chậm hoặc biếng ăn, cơ có
thể giúp trẻ xúc và động viên trẻ ăn khẩn trương hơn có biện pháp
phịng tránh hóc hoặc sặc trong khi trẻ ăn.
- Sau khi ăn: Hướng dẫn trẻ xếp bát, thìa, ghế vào nơi qui định, uống
nước, lau miệng, lau tay sau khi ăn, đi vệ sinh (nếu trẻ có nhu cầu).
* Chăm sóc giấc ngủ: Tổ chức cho trẻ ngủ theo nhu cầu của độ tuổi. Trẻ
từ 3-12 tháng ngủ 3 giấc, mỗi giấc khoảng 90-120 phút. Trẻ từ 12-18
tháng ngủ 2 giấc, mỗi giấc khoảng 90-120 phút. Trẻ từ 18-36 tháng ngủ
224
4


1 giấc trưa khoảng 150 phút. Trẻ 3-6 tuổi ngủ 1 giấc trưa khoảng 150
phút.
- Chuẩn bị trước khi ngủ: Nhắc nhở trẻ đi vệ sinh trước khi đi ngủ.
Hướng dẫn trẻ tự lấy gối, chăn.. .Bố trí cho trẻ chỗ ngủ sạch sẽ, yên
tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đơng. Phịng ngủ nên giảm
ánh sáng bằng cách đóng bớt cửa sổ hoặc tắt bớt đèn. Khi đã ổn định
chỗ ngủ, cơ có thể hát hoặc cho trẻ nghe những bài hát ru, dân ca êm
dịu để trẻ dễ đi vào giấc ngủ. Với những cháu khó ngủ, cơ gần gũi, vỗ
về trẻ, giúp trẻ n tâm, dễ ngủ hơn.
- Theo dõi trẻ ngủ: Trong thời gian trẻ ngủ, cơ phải thường xun có mặt
để theo dõi, không để trẻ úp mặt vào gối hoặc trùm chăn kín, sửa lại tư

thế để trẻ ngủ thoải mái. Khi trẻ ngủ: về mùa hè, nếu dùng quạt điện
chú ý vặn tốc độ quạt vừa phải và phải để xa, từ phía chân trẻ; nếu dùng
điều hịa nhiệt độ không nên để nhiệt độ lạnh quá. Mùa đông chú ý đắp
chăn ấm cho trẻ, không nên để trẻ mặc quá nhiều quần áo. Cho phép trẻ
đi vệ sinh nếu trẻ có nhu cầu.
- Chăm sóc trẻ sau khi thức dậy: Không nên đánh thức trẻ dậy đồng loạt,
trẻ nào thức giấc trước cô cho dậy trước, tránh đánh thức cùng một lúc
ảnh hưởng đến trẻ khác và sinh hoạt của lớp. Không nên đánh thức trẻ
dậy sớm trước khi trẻ thức giấc vì dễ làm cho trẻ cáu kỉnh, mệt mỏi.
Sau khi trẻ dậy hết, cơ có thể hướng dẫn trẻ tự làm các công việc vừa
sức với trẻ như cất gối, chiếu. Có thể chuyển dần từ trạng thái ngủ sang
trạng thái khác bằng cách cho trẻ hát một bài hát hoặc âu yếm nói
chuyện với trẻ, hỏi chúng mơ thấy gì. Cơ bật đèn mở cửa sổ từ từ. Cô
nhắc nhở trẻ đi về sinh, Sau khi trẻ tỉnh táo cho trẻ ăn quà chiều.
1.4.5.

Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học về ni dưỡng,

chăm sóc, giáo dục trẻ em cho các cha mẹ trẻ và cộng đồng.
225
5


×