Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

khảo sát tình hình sử dụng thuốc cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện thống nhất năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-----------------

VÕ THỊ TUYẾT TRÂM

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
CHO BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-----------------

VÕ THỊ TUYẾT TRÂM

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
CHO BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ


TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT NĂM 2020

Ngành: Dược lý và Dược lâm sàng
Mã số: 8720205

Luận văn Thạc sĩ Dược học

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ MINH THUẬN

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2020

Học viên

Võ Thị Tuyết Trâm


TĨM TẮT TIẾNG VIỆT
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC CHO BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO

ĐƯỜNG TÝPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
NĂM 2020
Luận văn Thạc sĩ Dược học – Khóa: 2018 – 2020
Võ Thị Tuyết Trâm
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Minh Thuận
Mở đầu: Đái tháo đường type 2 (ĐTĐ2) là bệnh lý mãn tính gây tử vong hàng đầu trên
thế giới và là gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung.
Mục tiêu: Nghiên cứu thực hiện nhằm khảo sát thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú ở bệnh
nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Thống Nhất năm 2020.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện thông
qua việc thu thập phiếu phát thuốc của bệnh nhân ĐTĐ2 đến khám ở các phòng khám
ngoại trú tại Bệnh viện Thống Nhất từ ngày 01/03/2020 đến ngày 31/07/2020.
Kết quả: Có 6537 phiếu phát thuốc ngoại trú được thu thập. Độ tuổi trung bình của mẫu
nghiên cứu là 66 tuổi, phần lớn người cao tuổi (≥ 65 tuổi) chiếm tỷ lệ 54,1%. Số lượng
thuốc trung bình là 6 thuốc/đơn thuốc. Tỷ lệ đơn có trên 7 thuốc chiếm 75%. Tổng cộng
có 14 nhóm thuốc sử dụng cho bệnh nhân ĐTĐ2. Tỷ lệ đơn thuốc hợp lý cao gấp 4 lần
đơn thuốc không hợp lý. Trong số các thuốc điều trị ĐTĐ2, metformin được kê đơn
nhiều nhất (86,6%). Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II và statin chiếm tỷ lệ cao nhất
trong điều trị tăng huyết áp và hạ cholesterol với tỷ lệ tương ứng là 74% và 96,6%. Các
phác đồ phối hợp 2 thuốc thường được chỉ định nhiều nhất cho bệnh nhân ĐTĐ2.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu đã khảo sát được thực trạng kê đơn thuốc ở bệnh nhân
ĐTĐ2 điều trị ngoại trú, khảo sát được tính hợp lý trong đơn thuốc ngoại trú và khảo sát
một vài yếu tố liên quan đến tính hợp lý trong đơn thuốc.
Từ khóa: Đái tháo đường type 2, sử dụng thuốc, ngoại trú.


ABSTRACT
SURVEY THE USE OF DRUGS FOR TYPE 2 DIABETIC OUTPATIENTS AT
THONG NHAT HOSPITAL IN 2020
Master of Pharmacy Thesis – Academic Course: 2018 – 2020

Vo Thi Tuyet Tram
Scientific instructors: PhD. Nguyen Thi Minh Thuan

Background: Type 2 diabetes is a chronic, complicated disease that causes death in
the world and a burden on economic development and society in general.
Objective: This study aims to survey the current situation of outpatient drug
prescriptions for type 2 diabetic outpatients at Thong Nhat Hospital in 2020.
Methods: The descriptive cross-sectional study was conducted on the prescription of
outpatients with type 2 diabetes at Thong Nhat hospital from 01/03/2020 to 31/07/2020.
Results: 6537 prescription were collected in this survey. The average age of the study
population was 66 years old. The majority of the elderly (≥ 65 years old) were 54.1%.
On average, there were 6 drugs in a prescription. The percentage of prescriptions with
more than 7 drugs was 75%. There were 14 groups of drugs used for type 2 diabetes
outpatients. The rate of reasonable prescriptions was 4 times higher than unreasonable
prescriptions. Among the diabetes medications, metformin was the most prescribed
(86.6%). Angiotensin II receptor blockers and statins account for the highest proportion
in the treatment of hypertension and hypercholesterolemia at the rate of 74% and 96.6%,
respectively. Two-drug combination regimen is most commonly indicated for diabetic
outpatients.
Conclusion: The study investigated the current situation of drug prescriptions for type
2 diabetes outpatients, the reasonableness of outpatient prescriptions and a number of
factors related to the prescription.
Keywords: Type 2 diabetes mellitus, outpatient, drugs prescription.


ii

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3

1.1. TÌNH HÌNH BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM….. .......................................................................................................................... 3
1.1.1. Tình hình bệnh đái tháo đường trên thế giới .......................................................... 3
1.1.2. Tình hình đái tháo đường ở Việt Nam ................................................................... 4
1.2. KHÁI NIỆM VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ................................................................ 5
1.3. PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ....................................................................... 6
1.3.1. Đái tháo đường type 1 (ĐTĐ1) .............................................................................. 6
1.3.2. Đái tháo đường type 2 (ĐTĐ2) .............................................................................. 6
1.3.3. Đái tháo đường thai kì (gestational diabetes mellitus – GDM) ............................. 6
1.3.4. Các dạng đái tháo đường đặc thù khác ................................................................... 7
1.4. YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA ĐTĐ2 ........................................................................... 7
1.4.1. Yếu tố tuổi .............................................................................................................. 7
1.4.2. Yếu tố gia đình ....................................................................................................... 7
1.4.3. Yếu tố chủng tộc ..................................................................................................... 8
1.4.4. Yếu tố môi trường và lối sống ................................................................................ 8
1.4.5. Tiền sử sinh con nặng trên 4 kg ............................................................................. 8
1.4.6. Tiền sử giảm dung nạp glucose .............................................................................. 8
1.4.7. Tăng huyết áp ......................................................................................................... 8
1.4.8. Béo phì.................................................................................................................... 9
1.4.9. Chế độ ăn và hoạt động thể lực .............................................................................. 9


1.5. BIẾN CHỨNG ......................................................................................................... 9
1.5.1. Biến chứng cấp ....................................................................................................... 9
1.5.2. Biến chứng mạn .................................................................................................... 10
1.6. MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ ĐTĐ2 ........................................... 11
1.6.1. Nguyên tắc điều trị ............................................................................................... 11
1.6.2. Mục tiêu điều trị ................................................................................................... 12
1.7. CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ................................. 14
1.7.1. Nhóm biguanid ..................................................................................................... 15

1.7.2. Nhóm sulfonylurea ............................................................................................... 16
1.7.3. Nhóm glinid .......................................................................................................... 16
1.7.4. Nhóm Thiazolidinedion ........................................................................................ 17
1.7.5. Nhóm ức chế enzyme α-glucosidase .................................................................... 17
1.7.6. Nhóm thuốc tác dụng lên incretin ........................................................................ 17
1.7.7. Thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2 (Sodium Glucose
Transporter 2) ................................................................................................................. 18
1.7.8. Liệu pháp insulin .................................................................................................. 19
1.8. MỘT SỐ PHẦN MỀM TRA CỨU TƯƠNG TÁC THUỐC ............................. 19
1.9. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ SỬ DỤNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN ĐTĐ2
21

CHƯƠNG 2. ĐỔI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 22
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 22
2.1.1. Dân số mục tiêu .................................................................................................... 22
2.1.2. Dân số chọn mẫu .................................................................................................. 22
2.1.3. Cỡ mẫu ................................................................................................................. 22
2.1.4. Tiêu chuẩn chọn mẫu ........................................................................................... 22


2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................. 22
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 22
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................. 22
2.2.3. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân ĐTĐ2 ..................................... 25
2.2.4. Các biến khảo sát trong nghiên cứu ..................................................................... 25
2.2.5. Phân tích thống kê và đánh giá kết quả ................................................................ 26
2.3. VẤN ĐỀ Y ĐỨC .................................................................................................... 26

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ .................................................................................... 28
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA DÂN SỐ NGHIÊN CỨU ....................................... 28

3.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN ĐTĐ2 ............. 28
3.2.1. Tỷ lệ các nhóm thuốc được kê đơn trên bệnh nhân điều trị ĐTĐ2 ngoại trú ...... 28
3.2.2. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong các phác đồ điều trị đái tháo đường type
2 trên bệnh nhân ngoại trú .............................................................................................. 30
3.2.3. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong các phác đồ điều trị tăng huyết áp trên
bệnh nhân đái tháo đường type 2 ngoại trú .................................................................... 35
3.2.4. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong các phác đồ điều trị rối loạn lipid máu
trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 ngoại trú ............................................................. 41
3.3. KHẢO SÁT TÍNH HỢP LÝ TRONG ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ ............... 43
3.3.1. Khảo sát các vấn đề không hợp lý ........................................................................ 43
3.3.2. Khảo sát các hoạt chất có số lần dùng thuốc không hợp lý trong đơn ngoại trú.. 44
3.3.3. Khảo sát các hoạt chất có liều dùng thuốc trong đơn ngoại trú ........................... 44
3.3.4. Khảo sát về trùng lặp nhóm hoặc hoạt chất trong đơn ngoại trú.......................... 44
3.3.5. Khảo sát về tương tác thuốc trong đơn ngoại trú ................................................. 45
3.4. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KHẢ NĂNG XẢY RA TƯƠNG TÁC
THUỐC VÀ SỐ LƯỢNG ĐƠN KHÔNG HỢP LÝ ................................................. 48
3.4.1. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng xảy ra tương tác thuốc ................... 48


3.4.2.Ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng xảy ra đơn thuốc không hợp lý ....... 49
3.5. ĐỀ XUẤT MỘT VÀI BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG THUỐC CHO BN ĐTĐ2 ................................................................................ 49
3.5.1. Đề xuất thực hiện hạn chế tương tác thuốc .......................................................... 50
3.5.2. Đề xuất kiểm soát các vấn đề liên quan đến thuốc............................................... 50

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 51
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU ............................................. 51
4.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG TYPE 2 .......................................................................................................... 51
4.2.1. Về tỷ lệ các nhóm thuốc được kê đơn trên bệnh nhân điều trị đái tháo đường type

2 ngoại trú....................................................................................................................... 52
4.2.2. Về đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong các phác đồ điều trị đái tháo đường
type 2 trên bệnh nhân ngoại trú ...................................................................................... 52
4.2.3. Về đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong các phác đồ điều trị tăng huyết áp trên
bệnh nhân đái tháo đường type 2 ngoại trú .................................................................... 54
4.2.4. Về đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong các phác đồ điều trị rối loạn lipid máu
trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 ngoại trú ............................................................. 55
4.3. KHẢO SÁT TÍNH HỢP LÝ TRONG ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ ............... 56
4.4. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KHẢ NĂNG XẢY RA TƯƠNG TÁC
THUỐC VÀ SỐ LƯỢNG ĐƠN KHÔNG HỢP LÝ ................................................. 57
4.5. ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU................................................ 57
4.6.1. Ưu điểm của nghiên cứu....................................................................................... 57
4.6.2. Hạn chế của nghiên cứu ....................................................................................... 58

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 59
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 59


5.2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Nghĩa Tiếng Việt

Từ viết tắt
ACA

BN
BV
CB
CCĐ
CTTA
CKCa
DLS
DPP4i

Từ nguyên
Acarbose
Bệnh nhân
Bệnh viện
Chẹn beta blocker
Chống chỉ định
Chẹn thụ thể angiotensin II
Chẹn kênh calci
Dược lâm sàng
Ức chế enzyme dipeptidyl peptidase

ĐTĐ
ĐTĐ1
ĐTĐ2
IDF
INS
GIP

Đái tháo đường
Đái tháo đường type 1
Đái tháo đường type 2

International Diabetes Federation
Hiệp hội Đái tháo đường thế giới
Insulin
Glucose-dependent insulinotropic polypeptide Polypeptide hướng insulin phụ
thuộc glucose
Glucagon-like peptide-1
Lợi tiểu
Metformin
United Kingdom Prospective Diabetes Nghiên cứu dự báo bệnh tiểu
Study
đường của Anh
Sodium Glucose Transporter 2
Thuốc ức chế kênh đồng vận
chuyển Natri-glucose
Sulfonylurea
Tăng huyết áp
World Health Organization
Tổ chức Y tế Thế giới

GLP-1
LT
MET
UKPDS
SGLT2i
SU
THA
WHO

Thuốc ức chế
peptidase


dipeptidyl


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường ở người trưởng thành, khơng có
thai ....................................................................................................................................... 12
Bảng 1.2. Mục tiêu điều trị đái tháo đường ở người già ..................................................... 14
Bảng 1.3. Phân loại mức độ tương tác thuốc ở các phần mềm được sử dụng hiện nay ..... 20
Bảng 1.4. Một số nghiên cứu liên quan đến vấn đề không hợp lý và tương tác trong đơn
thuốc của bệnh nhân ĐTĐ2 ................................................................................................ 21
Bảng 2.1. Mức độ tương tác thuốc ở các phần mềm được ghi nhận trong nghiên cứu ...... 24

Bảng 3.1. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu thu thập từ đơn ngoại trú ............... 28
Bảng 3.2. Các nhóm thuốc được kê đơn cho bệnh nhân ĐTĐ2 ngoại trú ..................... 29
Bảng 3.3. Tỷ lệ các nhóm thuốc điều trị đái tháo đường type 2 .................................... 31
Bảng 3.4. Kết quả phân tích các nhóm thuốc được chỉ định trong các phác đồ điều trị
ĐTĐ2 .............................................................................................................................. 32
Bảng 3.5. Kết quả phân tích phác đồ điều trị ĐTĐ2 ...................................................... 33
Bảng 3.6. Tỷ lệ các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp.................................................. 37
Bảng 3.7. Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp được sử trong các phác đồ ............... 37
Bảng 3.8. Phác đồ điều trị tăng huyết áp ....................................................................... 39
Bảng 3.9. Tỷ lệ các nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu .......................................... 41
Bảng 3.10. Các nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu được chỉ định trong các phác đồ
........................................................................................................................................ 42
Bảng 3.11. Tỷ lệ các vấn đề không hợp lý ..................................................................... 43
Bảng 3.12. Tỷ lệ các nhóm thuốc hoặc hoạt chất trùng lặp trong đơn .......................... 44
Bảng 3.13. Các cặp tương tác thuốc trong đơn ngoại trú............................................... 47

Bảng 3.14. Các yếu tố ảnh hưởng liên quan đến khả năng xảy ra tương tác thuốc ....... 48
Bảng 3.15. Các yếu tố ảnh hưởng liên quan đến khả năng xảy ra đơn thuốc không hợp
lý. .................................................................................................................................... 49


v

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Biến chứng của bệnh ĐTĐ ............................................................................. 10
Hình 3.1. Tỷ lệ các phác đồ điều trị đái tháo đường type 2 ........................................... 30
Hình 3.2. Tỷ lệ các hoạt chất trong nhóm SU ................................................................ 34
Hình 3.3. Tỷ lệ các hoạt chất trong nhóm DPP4............................................................ 35
Hình 3.4. Tỷ lệ các phác đồ điều trị THA được sử dụng ............................................... 36
Hình 3.5. Tỷ lệ các phác đồ điều trị rối loạn lipid máu ................................................. 41
Hình 3.6. Tỷ lệ mức độ tương tác thuốc trong đơn của bệnh nhân ĐTĐ2 ngoại trú ..... 46


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và là nguồn lực quan trọng cho sự phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Như hầu hết các nước trên thế giới, Việt Nam coi
việc chăm sóc sức khỏe tồn dân là chiến lược y tế hàng đầu. Khi kinh tế phát triển, chất
lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện làm tăng nhu cầu chăm sóc sức
khỏe, kéo theo tăng nhu cầu sử dụng thuốc. Việc đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý là một
trong các yếu tố góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe con người, là một
trong những chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam và là một trong những nhiệm
vụ hàng đầu của ngành y tế. Tuy nhiên, nếu việc kê đơn sử dụng thuốc chưa hợp lý, chưa
hiệu quả sẽ làm tăng đáng kể chi phí cho người bệnh, tăng nguy cơ tương tác thuốc, kể
cả nguy cơ tử vong. Tương tác thuốc có thể là nguyên nhân làm giảm hiệu quả điều trị,

tăng cường tác động không mong muốn của thuốc, thay đổi kết quả xét nghiệm…, thậm
chí có thể dẫn đến các tai biến nguy hiểm, kéo dài thời gian nhập viện và thậm chí dẫn
đến tử vong. Tương tác thuốc dễ xảy ra ở những bệnh nhân sử dụng nhiều thuốc để điều
trị các bệnh mắc kèm hoặc các biến chứng của bệnh nguyên phát như đái tháo đường
[25].
Đái tháo đường type 2 là một trong những bệnh mạn tính nguy hiểm thường gặp ở người
cao tuổi. Một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Bệnh này có
tốc độ gia tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Thế kỷ
XXI là thế kỷ của bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa, trong đó đái tháo đường type 2
(ĐTĐ2) đã và đang được xem là vấn đề cấp thiết của thời đại bởi vì bệnh lý này khơng
chỉ gia tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển mà cũng rất phổ biến ở các nước
phát triển hiện nay.
Mục tiêu vàng điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ là phải kiểm sốt, duy trì nồng độ glucose
máu ở mức bình thường, trong đó có việc hạn chế tăng nồng độ glucose máu sau ăn,
kiểm soát nồng độ glucose máu lúc đói, HbA1c và insulin [1]. Việc kiểm sốt tốt nồng
độ glucose máu ở bệnh nhân ĐTĐ sẽ góp phần giảm rối loạn chuyển hóa đường đồng


2

thời giảm các biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ do tăng glucose máu gây ra
[1]. Hiện nay có rất nhiều nhóm thuốc được sử dụng để điều trị ĐTĐ, tuy nhiên hiệu quả
điều trị của mỗi bệnh nhân là khác nhau. Ngồi ra, bệnh nhân ĐTĐ cịn mắc kèm với các
bệnh lý tim mạch khác như: tăng huyết áp, bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, rối loạn
lipid máu… Do vậy cần phối hợp nhiều nhóm thuốc theo phác đồ khác nhau để có thể
kiểm sốt tốt tình trạng bệnh nhân. ĐTĐ làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh
và đang trở thành gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, sự nâng cao về trình độ chun
mơn và nhận thức của cán bộ y tế cũng như nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của
nhân dân, bệnh viện không những phải cung ứng đủ thuốc mà còn phải đảm bảo sử dụng

thuốc hiệu quả, an tồn, hợp lý. Do đó việc khảo sát tình hình sử dụng thuốc là hết sức
cần thiết.
Vì vậy, chúng tơi thực hiện đề tài, “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc cho bệnh nhân
đái tháo đường týpe 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Thống Nhất năm 2020” nhằm
phản ánh thực trạng hoạt động kê đơn thuốc ngoại trú cho bệnh nhân ĐTĐ2 hiện nay, từ
đó đưa ra những đề xuất góp phần tăng cường sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn và hợp lý
tại bệnh viện, với các mục tiêu cụ thể như sau:
1. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc của bệnh nhân ĐTĐ2 được điều trị ngoại trú tại
bệnh viện Thống Nhất.
2. Khảo sát tính hợp lý trong đơn thuốc ngoại trú của bệnh nhân ĐTĐ2.
3. Khảo sát một vài yếu tố liên quan đến tính hợp lý trong đơn thuốc ngoại trú của
bệnh nhân ĐTĐ2


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

TÌNH HÌNH BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT

NAM
1.1.1. Tình hình bệnh đái tháo đường trên thế giới
Trong những năm gần đây, mô hình bệnh tật có nhiều thay đổi. Trong khi các bệnh nhiễm
trùng có xu hướng ngày một giảm thì ngược, lại các bệnh không lây nhiễm như: tim
mạch, tâm thần, ung thư, đặc biệt là bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) và các rối loạn chuyển
hoá ngày càng tăng [4].
Các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã dự đoán: “Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ
của các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa, đặc biệt ĐTĐ sẽ là bệnh phát triển nhanh
nhất”. Ở các nước phát triển, bệnh ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4.

Bệnh ĐTĐ gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới và kéo theo những hậu quả nặng nề
và nghiêm trọng về sức khỏe [1].
Theo số liệu của WHO năm 2013, ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 8 trên thế
giới. Chỉ tính riêng năm 2013, tồn thế giới đã có 5,1 triệu ca tử vong do ĐTĐ [35]. Dự
báo từ năm 2010 đến năm 2030, số người mắc ĐTĐ sẽ tăng lên 69% ở các nước đang
phát triển và tăng 20% ở các nước phát triển [67]. Như vậy, gánh nặng bệnh tật sẽ còn
tiếp tục gia tăng trong những năm tới.
ĐTĐ là bệnh rối loạn chuyển hóa có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây.
Năm 2019, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ toàn thế giới ước tính là 463 triệu người (trong độ tuổi
20-79) bị bệnh ĐTĐ và đến năm 2045 ước tính con số này sẽ tăng đến 700 triệu người.
Theo thống kê thì số người tử vong do ĐTĐ là 4,2 triệu người và tổng chi phí y tế cho
bệnh ĐTĐ vượt q 760 tỉ đơ la. Ước tính đến năm 2045 con số này sẽ lên đến 845 tỉ đô
la [50].
Theo IDF 2019, các nước có số người trên 65 tuổi mắc bệnh ĐTĐ cao nhất lần lượt là:
Trung Quốc (35,5 triệu người), Mỹ (14,6 triệu người) và Ấn Độ (12,1 triệu người). Bên


4

cạnh đó các nước này cũng có số người khơng được chẩn đoán ĐTĐ cao với Trung Quốc
(65,2 triệu người), Ấn Độ (43,9 triệu người) và Mỹ (11,8 triệu người).
ĐTĐ đặt ra gánh nặng lớn cho cá nhân người bệnh, gia đình và tồn xã hội. Bệnh diễn
biến âm thầm, nhưng để lại biến chứng nặng nề như: tai biến mạch máu não, bệnh tim
mạch, mù lòa, viêm thần kinh. Những thiếu hụt kiến thức tự chăm sóc dẫn đến hành vi
khơng đúng, làm giảm hiệu quả điều trị, góp phần làm tăng sự xuất hiện các biến chứng,
tăng chi phí điều trị, tăng tỷ lệ tàn tật và tử vong [44].
1.1.2. Tình hình đái tháo đường ở Việt Nam
Bệnh ĐTĐ ở Việt Nam ngày càng gia tăng theo tốc độ phát triển kinh tế và chiều hướng
đơ thị hóa theo thời gian. Việt Nam không nằm trong danh sách 10 quốc gia có tỷ lệ bệnh
nhân ĐTĐ cao nhất thế giới nhưng nằm trong số quốc gia có tốc độ gia tăng bệnh nhân

ĐTĐ cao nhất thế giới, tăng 211% gấp đơi trong vịng 10 năm qua. Theo tài liệu nghiên
cứu về dịch tễ ĐTĐ, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên 2 lần trong 15 năm. Trong đó, ĐTĐ2 chiếm
90 – 95% tổng số bệnh nhân ĐTĐ. Điều đáng lo ngại là ngưỡng tuổi phân biệt giữa
ĐTĐ2 với ĐTĐ1 trước đây là trên 40 tuổi, nay đã giảm xuống 30 tuổi và tỷ lệ ĐTĐ2
không được phát hiện chiếm 70% ở Việt Nam [8].
Năm 2008, nghiên cứu của Đỗ Thị Ngọc Diệp và cộng sự trên các đối tượng 30-69 tuổi
ở TP. HCM cho thấy tỷ lệ ĐTĐ2 này tăng dần theo nhóm tuổi [1], đáng lo ngại nhất là
bệnh xuất hiện ở nhóm tuổi trẻ ngày càng nhiều. Tỷ lệ thừa cân, béo phì đang tăng nhanh
ở lứa tuổi thiếu niên là mối lo ngại cho bệnh ĐTĐ2. Nhìn chung các nghiên cứu cho thấy
bệnh ĐTĐ đang tăng nhanh không chỉ ở các khu công nghiệp, thành phố mà còn cả miền
núi, trung du, nhận thức chung của cộng đồng về bệnh ĐTĐ còn thấp [8], [21].
Năm 2013, kết quả cơng bố của “Dự án phịng chống Đái tháo đường Quốc gia” do Bệnh
viện Nội tiết Trung ương thực hiện năm 2012 trên 11.000 người từ 30-69 tuổi tại 6 vùng
miền gồm: miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ đã cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 5,7%, trong
đó tỷ lệ mắc cao nhất ở Tây Nam Bộ là 7,2% và thấp nhất ở Tây Nguyên là 3,8%. Tỷ lệ


5

rối loạn dung nạp glucose cũng gia tăng mạnh mẽ từ 7,7% năm 2002 lên gần 12,8% năm
2012. Cũng theo nghiên cứu này, những người trên 45 tuổi có nguy cơ mắc ĐTĐ2 cao
gấp 4 lần những người dưới 45 tuổi. Người bị huyết áp cao cũng có nguy cơ mắc bệnh
cao hơn những người khác hơn 3 lần. Người có vịng eo lớn nguy cơ mắc cao hơn 2,6
lần. Như vậy, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở Việt Nam 10 năm qua đã tăng gấp đôi. Đây là con số
đáng báo động vì trên thế giới, phải trải qua 15 năm tỷ lệ mắc đái tháo đường mới tăng
gấp đôi. Hơn nữa, 75,5% số người được hỏi đều có kiến thức rất thấp về bệnh đái tháo
đường [1].
Theo nghiên cứu STEPS 2015 tại Việt Nam, ở độ tuổi từ 18 – 69 thì tỷ lệ người bị tăng
đường huyết chưa được chẩn đoán chiếm 68,9%. Trong số các bệnh nhân được chẩn

đốn thì chỉ có 28,9% được điều trị.
Năm 2017, tình hình ĐTĐ tại Việt Nam ở độ tuổi 20 – 79, là 3,53 triệu người và ước
tính đến năm 2045 con số này lên đến 6,3 triệu người.
Năm 2018, ĐTĐ là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong tại Việt Nam [72]. Hiện nay,
ĐTĐ2 được coi là “căn bệnh của lối sống” [40]. Khi nền kinh tế thay đổi, sự mất cân
bằng giữa dung nạp và tiêu thụ năng lượng, kết hợp với lối sống thụ động góp phần tăng
thừa cân béo phì, rối loạn chuyển hóa [46] dẫn đến các bệnh mạn tính ngày càng gia
tăng, đặc biệt ĐTĐ2. Trong số các bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ2, có 70% số ca mắc
ĐTĐ2 có thể phịng tránh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và tăng cường hoạt động
thể lực [73].

1.2.

KHÁI NIỆM VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ2 của Bộ Y Tế năm 2017, bệnh ĐTĐ2 được
định nghĩa: là bệnh rối loạn chuyển hóa khơng đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết
do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn
tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide,
gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần
kinh [13].


6

1.3.

PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Hiện nay bệnh ĐTĐ được chia làm 4 nhóm chính [13].

1.3.1. Đái tháo đường type 1 (ĐTĐ1)
Tế bào β của đảo tụy bị phá hủy, đặc trưng bởi sự thiếu hụt hồn tồn insulin. Do đó
trong điều trị cần phải sử dụng liệu pháp insulin để duy trì chuyển hóa, ngăn ngừa tình
trạng nhiễm toan ceton có thể gây hơn mê và tử vong. Phần lớn xảy ra ở trẻ em, người
trẻ tuổi và thường có yếu tố tự miễn [42].
1.3.2. Đái tháo đường type 2 (ĐTĐ2)
Trước đây cịn được gọi là bệnh ĐTĐ khơng phụ thuộc insulin hay ĐTĐ ở người lớn.
Bệnh này chiếm tỉ lệ 90-95% tổng số bệnh nhân ĐTĐ. Thông thường đối với bệnh
ĐTĐ2, trong cơ thể vẫn còn sản xuất insulin, nhưng các tế bào không sử dụng được. Đặc
trưng của ĐTĐ2 là sự kết hợp giữa tình trạng kháng insulin và sự thiếu hụt insulin một
cách tương đối. Ở giai đoạn đầu, những bệnh nhân ĐTĐ2 không cần insulin cho điều trị
nhưng sau nhiều năm mắc bệnh, insulin máu giảm dần, bệnh nhân dần dần lệ thuộc vào
insulin để cân bằng đường máu [42].
Phần lớn các bệnh nhân ĐTĐ2 thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên, thừa cân hoặc béo
phì. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng béo phì là một nguyên nhân gây nên tình trạng kháng
insulin, đặc biệt là béo bụng. Tình trạng kháng insulin cịn gặp ở những bệnh nhân khơng
có béo phì nhưng tăng phân bố mô mỡ ở dưới da bụng. Bệnh nhân ĐTĐ2 hiếm khi bị
nhiễm toan ceton do ĐTĐ mà nguy cơ tăng lên thường do stress hoặc mắc các bệnh lý
khác ví dụ như nhiễm trùng [25], [42].
1.3.3. Đái tháo đường thai kì (gestational diabetes mellitus – GDM)
Là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát
hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai. Nếu một phụ nữ bị ĐTĐ khi mang thai nhưng chưa
bao giờ bị ĐTĐ trước đó thì được chẩn đoán là ĐTĐ trong thai kỳ. GDM làm tăng nguy
cơ các tai biến sản khoa như thai có trọng lượng to hơn so với tuổi thai ở các sản phụ
bình thường, dị dạng, thai chết lưu và các biến cố sản khoa xung quanh quá trình sinh


7

sản. Tỷ lệ của GDM cũng ngày càng tăng theo thời gian do tuổi sinh đẻ tăng, phụ nữ

ngày càng thừa cân, béo phì và ít vận động. Tỉ lệ GDM thay đổi tùy thuộc vào dân số
nghiên cứu, tiêu chí chọn mẫu, tiêu chuẩn chẩn đốn. Tại Việt Nam, trong một số nghiên
cứu tại các vùng miền khác nhau, tỉ lệ này tăng từ 3,9% vào năm 2004 đến 20,3% năm
2012 và 20,9% năm 2017. Hiện nay hầu hết các phụ nữ có nguy cơ ĐTĐ sẽ được kiểm
tra trong thai kỳ từ 24-28 tuần. Nếu nguy cơ cao hơn, nhân viên y tế có thể kiểm tra sớm
hơn, có thể ngay khi phát hiện sản phụ có mang thai [11].
1.3.4. Các dạng đái tháo đường đặc thù khác
Một vài nguyên nhân khác cũng gây ra ĐTĐ như thiếu hụt di truyền chức năng tế bào β,
thiếu hụt di truyền về tác động của insulin, các bệnh thuộc tuyến tụy ngoại tiết như: xơ
nang tụy, ung thư tụy. Ngoài ra, một số bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ sau khi dùng thuốc
hoặc hóa chất như bệnh nhân sau khi điều trị thuốc chống thải ghép sau ghép gan, thận
hoặc bệnh nhân sau sử dụng thuốc điều trị HIV/AIDS [13], [36].

1.4.

YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA ĐTĐ2

1.4.1. Yếu tố tuổi
Nguy cơ ĐTĐ2 tăng theo dần theo q trình lão hóa độ tuổi. Ở các nước phát triển,
ĐTĐ2 thường tập trung ở lứa tuổi trên 45. Những thay đổi cấu trúc cơ thể với tình trạng
tích mỡ bụng, giảm vận động ở tuổi trung niên và tuổi già làm giảm năng lượng tiêu hao,
dễ dẫn đến tích lũy mỡ bụng gây tình trạng đề kháng insulin [54].
1.4.2. Yếu tố gia đình
Khoảng 10% bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ2 có quan hệ huyết thống. Nghiên cứu trên những
gia đình bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ2 cho thấy có khoảng 6% anh chị em ruột cùng mắc
bệnh ĐTĐ2 và khi bố mẹ bị bệnh ĐTĐ2, thì 5% con cái của họ sẽ mắc bệnh ĐTĐ2. Hai
trẻ sinh đôi cùng trứng, một người mắc bệnh ĐTĐ2, người kia sẽ bị xếp vào nhóm đe
doạ thực sự sẽ mắc bệnh ĐTĐ2 [7].



8

1.4.3. Yếu tố chủng tộc
Tỷ lệ ĐTĐ2 gặp ở tất cả các dân tộc, nhưng với tỷ lệ và mức độ hồn tồn khác nhau.
Những dân tộc có tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ2 cao, thì có tỷ lệ mắc bệnh GDM thai kỳ cao. [6]
1.4.4. Yếu tố môi trường và lối sống
Ăn uống không hợp lý sẽ dẫn đến sự mất cân bằng và dư thừa năng lượng, kết hợp với
lối sống tĩnh, ít hoạt động sẽ thúc đẩy nhanh tiến triển của bệnh, làm tăng nhanh tỷ lệ
mắc bệnh ĐTĐ2. Ở Việt Nam, người sống ở đơ thị có tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ2 cao hơn ở
nông thôn (ở Hà Nội, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ2 khu vực thành thị 1,4% so với nông thôn
0,96%; ở Huế, tỷ lệ trên là 1,05% so với 0,60%). Như vậy, sự đô thị hoá là yếu tố nguy
cơ quan trọng và độc lập của ĐTĐ2 [1], [6].
1.4.5. Tiền sử sinh con nặng trên 4 kg
Trẻ mới sinh nặng > 4 kg là một yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ2 cho cả mẹ và con.
Những người mẹ này có nguy cơ mắc ĐTĐ2 cao hơn so với phụ nữ bình thường và
những trẻ này dễ bị béo phì từ nhỏ, rối loạn dung nạp glucose và bị ĐTĐ2 khi lớn tuổi
[6].
1.4.6. Tiền sử giảm dung nạp glucose
Những người có tiền sử giảm dung nạp glucose có khả năng tiến triển thành bệnh ĐTĐ2
rất cao. Những người bị rối loạn dung nạp glucose và rối loạn glucose máu lúc đói nếu
được phát hiện sớm chỉ cần can thiệp bằng chế độ ăn và luyện tập sẽ giảm hẳn nguy cơ
chuyển thành bệnh ĐTĐ2 thực sự [6].
1.4.7. Tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) được coi là nguy cơ phát triển bệnh ĐTĐ2. Đa số bệnh nhân ĐTĐ2
có THA và tỷ lệ ĐTĐ2 ở người bệnh THA cũng cao hơn rất nhiều so với người bình
thường cùng lứa tuổi. Tỷ lệ THA ở bệnh nhân ĐTĐ2 đều tăng theo tuổi đời, tuổi bệnh,
BMI, nồng độ glucose máu [6].


9


1.4.8. Béo phì
Sinh bệnh học của ĐTĐ rất phức tạp. Béo phì tồn thân trung tâm là một trong những
ngun nhân chính gây tình trạng đề kháng insulin, cùng các rối loạn chuyển hóa khác
như THA và rối loạn mỡ máu đều có khả năng tiến triển thành ĐTĐ nếu khơng được
kiểm sốt tốt. Ảnh hưởng của béo phì đến ĐTĐ có thể điều chỉnh bằng cách thay đổi lối
sống. Dung nạp glucose máu có thể được cải thiện nếu gia tăng hoạt động thể lực và
kiểm soát tốt trọng lượng, từ đó giảm nguy cơ tiến triển thành bệnh ĐTĐ. Ở Việt Nam,
điều tra dịch tễ học tại Huế cho thấy tỷ lệ béo phì chiếm 12,5% tổng số người bị bệnh
ĐTĐ, trong đó nam chiếm 35,42% [6].
1.4.9. Chế độ ăn và hoạt động thể lực
Nhiều cơng trình nghiên cứu dịch tễ học cho thấy những người có thói quen ăn nhiều
đường saccarose, nhiều chất béo sẽ có nguy cơ bị ĐTĐ2. Những người có thói quen
uống nhiều rượu, có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ2 lớn hơn những người uống ít rượu và ăn
uống điều độ [57], [62].

1.5.

BIẾN CHỨNG

ĐTĐ2 nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển nhanh chóng
và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính. Đặc điểm của những biến chứng này gắn
liền với quá trình phát sinh và phát triển của bệnh. Bệnh nhân có thể tử vong do các biến
chứng này [13].
1.5.1. Biến chứng cấp
Biến chứng cấp tính thường là hậu quả của chẩn đốn muộn, nhiễm khuẩn cấp tính hoặc
điều trị khơng thích hợp. Ngay cả khi điều trị đúng, hôn mê nhiễm toan ceton và hơn mê
tăng áp lực thẩm thấu vẫn có thể là hai biến chứng nguy hiểm. Nhiễm toan ceton là biểu
hiện nặng của rối loạn chuyển hóa glucid do thiếu insulin gây tăng glucose máu, tăng
phân hủy lipid, tăng sinh thể ceton gây toan hóa tổ chức. Hơn mê tăng áp lực thẩm thấu

là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose nặng, đường huyết tăng cao [22].


10

1.5.2. Biến chứng mạn

Hình 1.1. Biến chứng của bệnh ĐTĐ
Biến chứng tim mạch
Bệnh lý tim mạch là biến chứng thường gặp và nguy hiểm. Mặc dù có nhiều yếu tố tham
gia gây bệnh mạch vành, nhưng các nghiên cứu cho thấy nồng độ glucose máu cao làm
tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và các biến chứng tim mạch khác. Bệnh nhân ĐTĐ
có bệnh tim mạch chiếm 45%, nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 2 - 4 lần so với người
bình thường. Nguyên nhân tử vong do bệnh tim mạch chung chiếm khoảng 75% tử vong
ở người bệnh ĐTĐ, trong đó thiếu máu cơ tim và nhồi máu cơ tim là nguyên nhân gây
tử vong lớn nhất [5].
Ở Việt Nam, khoảng 80% bệnh nhân ĐTĐ mắc thêm các bệnh về tim mạch [5].


11

Biến chứng thận
Biến chứng thận do ĐTĐ là một trong những biến chứng thường gặp, tỷ lệ biến chứng
tăng theo thời gian. Bệnh thận do ĐTĐ khởi phát bằng protein niệu. Sau đó khi chức
năng thận giảm, ure và creatinin sẽ tích tụ trong máu. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây
suy thận giai đoạn cuối.
Biến chứng mắt
Hầu hết những người mắc ĐTĐ sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt (bệnh võng mạc)
làm giảm thị lực hoặc mù lòa. Tại Việt nam hiện nay bệnh võng mạc ĐTĐ cũng là nguyên
nhân gây giảm thị lực hay gặp ở các phòng khám chuyên khoa mắt [25].

Bệnh thần kinh do đái tháo đường
Biến chứng thần kinh ngoại biên là một trong những biến chứng xuất hiện sớm và thường
gặp ở bệnh nhân ĐTĐ. Đây là biến chứng ít gây tử vong nhưng ảnh hưởng đáng kể đến
chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh do tình trạng rối loạn về cảm giác và
những tổn thương khó hồi phục về vận động như teo cơ, yếu liệt gây ra [20].
Bệnh lý bàn chân do ĐTĐ ngày càng được quan tâm hơn do bệnh phổ biến với những
hậu quả nghiêm trọng như loét bàn chân, cắt cụt chi.
1.6.

MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ ĐTĐ2

1.6.1. Nguyên tắc điều trị
Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều ĐTĐ2 của Bộ Y Tế [10] về nguyên tắc điều trị gồm:
− Duy trì lượng glucose máu khi đói, glucose máu sau ăn gần ở mức độ sinh lý, đạt
được mức HbA1c lý tưởng nhằm giảm các biến chứng có liên quan, giảm tỷ lệ tử
vong do ĐTĐ.
− Giảm cân nặng hoặc không tăng cân với từng đối tượng bệnh nhân.
− Dùng thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và luyện tập. Đây là bộ ba phương pháp
điều trị bệnh ĐTĐ.
− Phải phối hợp thuốc điều trị hạ glucose máu, điều chỉnh các rối loạn lipid, duy trì
số đo huyết áp hợp lý, phịng và chống các rối loạn đông máu.


12

− Khi cần phải dùng insulin (như trong các đợt cấp của bệnh mạn tính, bệnh nhiễm
trùng, nhồi máu cơ tim, ung thư, phẫu thuật).
− Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống.
1.6.2. Mục tiêu điều trị
Mục tiêu điều trị ĐTĐ2 theo hướng dẫn của Bộ Y Tế [14], [12] được trình bày trong

bảng 1.1. và bảng 1.2.
Bảng 1.1. Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường ở người trưởng thành, khơng
có thai
Mục tiêu
Chỉ số
HbA1c

< 7%*

Glucose huyết tương mao 80-130 mg/dL (4,4-7,2 mmol/L) *
mạch lúc đói, trước ăn
Đích glucose huyết tương < 180 mg/dL (10,0 mmol/L) *
mao mạch sau ăn 1-2 giờ
Huyết áp

• Theo Hướng dẫn của BYT (2017)
- HA Tâm thu < 140 mmHg, HA Tâm trương < 90 mmHg
(hay HA < 140/90 mmHg.)
- Nếu đã có biến chứng thận: Huyết áp < 130/85-80 mmHg.
• Theo Hướng dẫn ADA (2020)
- Người bệnh ĐTĐ, tăng HA với nguy cơ bệnh tim mạch
cao (có BTMXV, hoặc có nguy cơ BTMXV năm > 5%):
HA < 130/80 mmHg.
- Người bệnh ĐTĐ, tăng HA với nguy cơ bệnh tim mạch
thấp (nguy cơ BTMXV năm < 5%): HA < 140/90 mmHg

Lipid máu

• Theo Hướng dẫn của BYT (2017)



×