Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

giáo án sinh học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.83 KB, 130 trang )


1111111111111155555555555555555555555555555555555555555555555555555555555
5555555555555555555555555555555555555555555555555555551111111111111111111
1111111111111
Phần một
trang 1
Ngày soạn:19/7/2008
Ngày dạy: ……/… /2008 Lớp dạy: ……………….
Phần một: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
Tiết 1 (bài 1)
CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
I/ MỤC TIÊU
1/ Kiến thức
a/ Cơ bản
Học xong bài này, học sinh phải:
-Phân biệt được các cấp tổ chức của vật chất sống từ thấp đến cao, trong đó các cấp cơ
bản là: tế bào, cơ thể, quần thể, loài, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển.
-Thấy được các cấp tổ chức sau bao giờ cũng có tổ chức cao hơn cấp trước đó. Mỗi
cấp tổ chức của hệ thống sống đều có sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng.
-Chứng minh được mỗi cấp của hệ thống sống đều là hệ mở, có khả năng tự điều
chỉnh, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh và tiến hóa.
b/ Trọng tâm
-Phân biệt các cấp tổ chức sống, trong đó tế bào là cấp cơ bản, sinh quyển là cấp tổ
chức cao nhất.
-Sự tương tác giữa các cấp tổ chức sống.
-Tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cấp tổ chức sống.
-Hệ sống là hệ thống nhất, tự điều chỉnh.
2/ Kỹ năng
-Rèn luyện cho học sinh kỹ năng hoạt động nhóm và tính khoa học, logic khi tìm hiểu
về các cấp tổ chức sống.
-Hệ thống hóa và khái quát hóa kiến thức.


3/ Thái độ
Giáo dục cho học sinh về tính logic trong đời sống thực tiễn từ đó có những ứng dụng
vào thực tiễn nhất là trong phương pháp học tập.
II/ CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên
-Hình 1 SGK.
-Các bìa cứng: tế bào, cơ thể, hệ cơ quan, cơ quan, quần thể, quần xã, hệ sinh thái và
các mũi tên.
2/ Học sinh
-Chuẩn bị các kiến thức về các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/ Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số
2/ Kiểm tra
Giáo viên giới thiệu phương pháp học tập bộ môn và những yêu cầu trong quá trình
dạy và học.
3/ Bài học
-Giáo viên yêu cầu học sinh gắn các ô chữ, mũi tên để biểu thị mối quan hệ giữa các
cấp độ của hệ thống sống, sau đó yêu cầu học sinh tự đánh giá trong quá trình học bài.
trang 2
Sau đó, giáo viên dẫn vào bài mới, giới thiệu chương trình sinh học lớp 10, nội dung
phần một: Thế giới sống là một hệ thống vô cùng đa dạng và khác với hệ không sống ở
nhiều đặc điểm, chủ yếu là tính tổ chức cao, trao đổi chất, cảm ứng, sinh trưởng, phát triển
và sinh sản. Hệ sống là hệ mở, tự điều chỉnh và cân bằng động, có khả năng thích ứng với
môi trường.
Hoạt động 1: CẤP TẾ BÀO
Mục tiêu: -Học sinh phải chỉ ra và giải thích được là cấp tổ chức cơ bản nhất trong tổ
chức của thế giới sống.
-Học sinh nêu được vai trò của cấp tế bào.
Hoạt động của thầy – trò Nội dung
GV nêu vấn đề:

-Tại sao xem tế bào là cấp tổ chức cơ
bản của hệ thống sống?
GV gợi ý:
-Đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên cơ thể sinh
vật là gí?
-Hoạt động sống của cơ thể diễn ra ở
đâu?
-Tế bào được cấu tạo từ những thành
phần nào?
Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Học sinh nghiên cứu thông tin sách giáo
khoa trang 6 để trả lời.
GV cho ví dụ minh họa:
+ Ở động vật nguyên sinh, cơ thể chỉ
gồm 1 tế bào thực hiện mọi chức năng.
+Ở động, thực vật đa bào, quá trình hô
hấp, quang hợp, phân chia đều diễn ra ở TB.
-Tế bào được cấu tạo từ những thành
phần nào?
HS: Tế bào được cấu tạo từ các phân tử
(vô cơ, hữu cơ), đại phân tử, bào quan.
I/ Cấp tế bào
-Tế bào được cấu tạo từ các phân tử (vô
cơ, hữu cơ), đại phân tử, bào quan.
-Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự
sống.
-Các hoạt động sống của cơ thể diễn ra
tại tế bào.
Hoạt động 2: CẤP CƠ THỂ
Mục tiêu:-Học sinh chỉ ra được cấp cơ thể gồm mô, cơ quan, hệ cơ quan và nêu được sự

tương quan giữa các đơn vị cấu tạo của cấp cơ thể.
-Nếu tế bào cơ tim, mô cơ tim, quả tim,
hệ tuần hoàn bị tách ra khỏi cơ thể chúng có
hoạt động sống được không? Tại sao?
Học sinh quan sát hình 1 SGK trang 7 kết
hợp với nội dung SGK, thảo luận trong
II/ Cấp cơ thể
-Cơ thể là cấp tổ chức có cấu tạo từ một
hay nhiều tế bào, liên hệ chặt chẽ với nhau.
trang 3
nhóm: nếu tách khỏi cơ thể thì tim không co
rút bơm máu, tuần hoàn máu thiếu sự điều
chỉnh của các cơ quan khác như hô hấp, nội
tiết, hệ thần kinh. Cấp cơ thể gồm: mô, cơ
quan, hệ cơ quan.
-Cấp cơ thể có tổ chức như thế nào?
-Chức năng của mỗi thành phần trong
cấp cơ thể là gì?
HS mô tả chức năng của các thành phần
trong cấp cơ thể.
-Tại sao nói cơ thể là một thể thống
nhất? Minh họa bằng một ví dụ?
Hs thảo luận nhóm nhỏ để trả lời:
Trong cơ thể có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các cơ quan trong một hệ và giữa các
hệ cơ quan với nhau.
Ví dụ: khi ta vận động, hoạt động tiêu
tốn nhiều năng lượng, thải nhiều chất cặn
bã, tim đập nhanh để vận chuyển nhiều oxy
và chất dinh dưỡng cho tế bào, hô hấp tăng

để tăng oxy cho hệ tuần hoàn và tất cả đều
được điều khiển bằng hệ thần kinh.
-GV: Sinh vật sống trong môi trường
luôn thay đổi  sinh vật phải thích nghi.
Muốn tồn tại sinh vật phải thay đổi về cấu
trúc để thích nghi. Sự phân hóa tế bào hình
thành mô, cơ quan, hệ cơ quan và liên hệ
chặt chẽ với nhau tạo thành một cơ thể là
điều tất yếu trong sự phát triển, tiến hóa của
sinh giới.-
-Cơ thể đơn bào: gồm một tế bào thực
hiện nhiều chức năng.
-Cơ thể đa bào: gồm nhiều tế bào có sự
phân hóa về cấu tạo và chuyên hóa về chức
năng.
+Mô: là tập hợp nhiều tế bào cùng loại
thực hiện một chức năng nhất định (mô biểu
bì, mô tuyến)
+Cơ quan: được tạo bởi nhiều mô khác
nhau thực hiện chức năng nhất định (tim
được cấu tạo bởi mô cơ tim và mô liên kết).
+Hệ cơ quan: do nhiều cơ quan hợp
thành cùng thực hiện một chức năng (hệ
tiêu hóa gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ
dày, ruột, …)
Hoạt động 3: CẤP QUẦN THỂ - LOÀI
Mục tiêu: Học sinh nắm được tổ chức cấp quần thể - loài và nêu được vai trò của quần thể.
-Quần thể là gì? Tại sao trong hệ thống
sống xuất hiện quần thể? Vì sao quần thể
được xem là đơn vị sinh sản và tiến hóa của

loài?
Hs trao đổi theo nhóm nhỏ và trả lời.
GV nhấn mạnh: trong quá trình phát triển
của sinh vật, các cơ thể sống đơn lẻ sẽ dễ bị
đào thải bởi nhiều nguyên nhân như điều
kiện tự nhiên, cạnh tranh sinh tồn, …  Sự
quần tụ của các cá thể cùng loài sẽ làm tăng
khả năng chống đỡ trước môi trường, tăng
III/ Cấp quần thể loài
-Quần thể là tập hợp các cá thể cùng
loài, cùng sống trong một vùng địa lý nhất
định.
-Trong quần thể, các cá thể cùng loài
giao phối với nhau và sinh ra con cái hữu
thụ.
-Quần thể được xem là đơn vị sinh sản
và tiến hóa của loài.
trang 4
khả năng sống sót. Các cá thể cùng loài mới
giao phối và sinh ra các cá thể hữu thụ.
Hoạt động 4: CẤP QUẦN XÃ
Mục tiêu: Học sinh chỉ ra được đặc điểm về tổ chức và vai trò của quần xã.
-Quần xã là gì? Cho VD. Trong quần xã
có những mối quan hệ nào? Sự duy trì ổn
định của quần xã có ý nghĩa như thế nào?
Học sinh nghiên cứu trang 8 SGK , thảo
luận theo nhóm nhỏ để trả lời.
GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh: quần
xã là cấp tổ chức lớn hơn quần thể, các mối
quan hệ trong quần xã phức tạp hơn, việc

duy trì ổn định trạng thái cân bằng giúp
quần xã tồn tại và phát triển.
IV/ Cấp quần xã
-Quần xã gồm nhiều quần thể thuộc các
loài khác nhau cùng chung sống trong một
vùng địa lý nhất định,
-Các mối quan hệ trong quần xã:
+Quan hệ cá thể - cá thể (cùng loài hay
khác loài).
+Quan hệ giữa các quần thể khác loài.
-Các sinh vật trong quần xã giữ được cân
bằng trong mối tương tác lẫn nhau để tồn
tại.
Hoạt động 5: CẤP HỆ SINH THÁI – SINH QUYỂN
Mục tiêu: Học sinh nêu được đặc điểm tổ chức cấp hệ sinh thái – sinh quyển, nêu bật được
sinh quyển là cấp tổ chức cao nhất trong hệ thống sống.
-Hệ sinh thái là gì? Cho ví dụ.
-Sinh quyển là gì? Tại sao nói sinh
quyển là cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất?
Học sinh vận dụng kiến thức đã học ở lớp
dưới để trả lời.
-Giáo viên nhận xét, củng cố và nhấn
mạnh: Sinh quyển bao gồm tất cả các môi
trường và các sinh vật sinh sống, từ loài có
tổ chức đơn giản đến loài có tổ chức phức
tạp và hoàn thiện. Sinh vật phải luôn thay
đổi để thích nghi với môi trường sống.
-Nếu trong cơ thể người hệ hô hấp bị tổn
thương thì sẽ như thế nào? Hay nếu phá
nhiều rừng thì điều gì sẽ xảy ra?

Học sinh liên hệ thực tế để trả lời.
-GV mở rộng: khi xem hét hiện tượng
sống nào đều phải đặt chúng trong mối liên
quan tổng quát của các cấp như một thể
thống nhất tự điều chỉnh, trong mối tương
quan giữa cấu trúc và chức năng, giữa cơ thể
V/ Hệ sinh thái – sinh quyển
-Sinh vật và môi trường sống tạo nên 1
thể thống nhất gọi là hệ sinh thái.
-Sinh quyển là cấp tổ chức cao nhất và
lớn nhất, sinh quyển bao gồm tất cả hệ sinh
thái trong kí quyển, thủy quyển, địa quyển.
trang 5
với môi trường.  giáo dục ý thức bảo vệ
sinh quyển.
4/ Củng cố
-Hệ sống là hệ có tổ chức theo cấp bậc tương tác từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp gồm tế bào, cơ thể, quần thể - loài, quần xã, hệ sinh thái – sinh quyển. Trong đó tế
bào là cấp tổ chức cơ bản, sinh quyển là cấp tổ chức cao nhất. Khi chúng ta xem xét nghiên
cứu hệ sống cần xem xét chúng như một thể thống nhất tự điều chỉnh trong mối quan hệ
mật thiết giữa cấu trúc với chức năng, giữa hệ với môi trường và hệ luôn tiến hóa.
-Kết luận SGK.
-Cho học sinh trả lời các câu trắc nghiệm:
Câu 1: Đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống là:
a/ Phân tử b/ Đại phân tử
c/ Tế bào d/ Mô
Câu 2: Thứ tự sắp xếp các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao được thể hiện như thế
nào?
a/ Cơ thể, quần thể, tế bào, cơ quan, hệ cơ quan.
b/ Quần xã, quần thể, hệ sinh thái, cơ thể, tế bào.

c/ Tế bào, cơ thể, cơ quan, quần thể, hệ sinh thái.
d/ Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
5/ Dặn dò
-Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
-Chuẩn bị bài mới và trả lời các câu hỏi sau:
1/ Giới là gì? Hệ thống sinh vật được chia thành mấy giới?
2/ Đặc điểm của mỗi giới.
3/ Có mấy bậc phân loại và cách đặt tên loài?
6/ Nhận xét – đánh giá tiết học
7/ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
.............................................
trang 6
Ngày soạn: 19/7/2008
Ngày dạy: ……/… /2008 Lớp dạy: ……
Tiết 2 (bài 2)
GIỚI THIỆU CÁC GIỚI SINH VẬT
I/ MỤC TIÊU

1/ Kiến thức
a/ Cơ bản
Học xong bài này, học sinh phải:
-Nêu được 5 giới sinh vật, đặc điểm của từng giới. Nhận biết được tính đa dạng sinh
học thể hiện ở đa dạng cá thể, loài, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
-Nêu được các bậc phân loại từ thấp đến cao, biết cách viết tên loài.
b/ Trọng tâm
-Đặc điểm của 5 giới sinh vật.
-Bậc phân loại và nguyên tắc gọi tên loài.
-Mối tương quan và mức độ tiến hóa của các giới, bậc phân loại.
2/ Kĩ năng
-Vận dụng kiến thức vào thực tế để giải thích các hiện tượng một cách khoa học.
-Liên hệ, đề xuất biện pháp kĩ thuật để bảo vệ sinh vật.
3/ Thái độ
Học xong bài này, trong bản thân mỗi học sinh phải có ý thức bảo tồn đa dạng sinh
học.
II/ CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên
-Bảng 2.1 SGK.
-Sơ đồ phân loại 3 lãnh giới.
2/ Học sinh
Chuẩn bị các kiến thức về:
-Khái niệm giới, hệ thống phân chia các giới.
-Đặc điểm của mỗi giới.
- Các bậc phân loại và cách đặt tên loài.
trang 7
Vi Khuẩn
(Bacteria)
Vi sinh vật cổ
(Archaea)

Nguyên sinh
(Protista)
Thực vật
(Plantae)
Nấm
(Fungi)
Động vật
(Animalia)
Vi khuẩn
(Bacteria)
VSV cổ
(Archaea)
Sinh vật nhân thật
(Eukarya)
Tổ tiên chung
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ
-Hãy nêu các cấp tổ chức chính của hệ thống sống từ thấp đến cao và mối tương quan
giữa các cấp đó? Chứng minh tế bào là cấp tổ chức cơ bản?
2/Bài mới
Các em có nhận xét như thế nào về thế giới sinh vật xung quanh chúng ta? Chúng có
đa dạng không?
Thế giới sinh vật rất đa dạng và phong phú, để nghiên cứu và sử dụng sinh vật vào
mục đích sản xuất và đời sống cần phài phân loại chúng, phải sắp xếp chúng vào các bậc
phân loại. Sinh vật được phân loại và sắp xếp như thế nào? Dựa vào những tiêu chí nào để
phân loại và sắp xếp? Để tìm hiểu vấn đề này, chúng ta đi vào bài 2: Giới thiệu các giới
sinh vật.
Hoạt động 1: CÁC GIỚI SINH VẬT
Mục tiêu: Học sinh nắm được khái niệm các giới sinh vật và chỉ ra được đặc điểm của
từng giới sinh vật.

Hoạt động của thầy – trò Nội dung
-Giới là gì? Có bao nhiêu giới sinh vật?
Hs nghiên cứu SGK trả lời.
Giới là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm
những sinh vật có chung những đặc điểm
nhất định.
-Việc phân chia sinh vật thành các giới
tùy thuộc vào kiến thức hiểu biết qua các
thời kỳ. Vào thế kỷ XVIII, chỉ dựa trên tiêu
chí dễ quan sát về hình thái giải phẩu của
các cơ quan bộ phận của cơ thể, Cac Linê –
ông tổ của ngành phân loại học đã chia tất cả
các sinh vật thành 2 giới là giới Thực vật và
giới Động vật.
-Đến thế kỷ XIX, khi phát hiện ra các
VSV như vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động
vật; các nhà sinh học đã xếp vi khuẩn, tảo và
nấm vào giới Thực vật và xếp nguyên sinh
động vật vào giới Động vật.
-Đến thế kỷ XX, khi nghiên cứu sâu về
cấu tạo hiển vi cũng như phương thức dinh
dưỡng đã xếp các sinh vật thành 4 giới: giới
Vi khuẩn (gồm vi khuẩn), giới Nấm, giới
Thực Vật (gồm tảo và thực vật) và giới
Động vật (gồm nguyên sinh động vật và
động vật).
Từ năm 1969, hệ thống phân loại 5 giới
I/ Các giới sinh vật
1/ Khái niệm về giới sinh vật
Giới là đơn vị phân loại lớn nhất bao

gồm những sinh vật có chung những đặc
điểm nhất định.
2/ Hệ thống 5 giới sinh vật
trang 8
do nhà sinh thái người Mỹ Oaitâykhơ
(R.H.Whitaker) đề xuất đã được công nhận
rộng rãi
-Theo R.H. Whitaker thì 5 giới đó là gì?
Hãy chỉ ra những đặc điểm sai khác và mối
liên hệ giữa 5 giới sinh vật?
Hs thảo luận theo nhóm nhỏ, trả lời
-Tên của 5 giới.
-Về cấu tạo: từ đơn giản (nhân sơ, đơn
bào) đến phức tạp (nhân thực, đa bào phức
tạp)
-Có sự phân hóa và chuyên hóa cao dần
-Hoàn thiện dần về phương thức dinh
dưỡng.
Giáo viên nhận xét và đưa ra ví dụ minh
họa:
+Giới Nguyên sinh cơ thể có 1 tế bào
thực hiện mọi chức năng.
+Giới Thực vật có các cơ quan chuyên
hóa cao như rễ, thân, lá, …
Hệ thống phân loại 5 giới thể hiện sự tiến
hóa của sinh vật, sinh vật xuất hiện sau hoàn
thiện hơn sinh vật xuất hiện trước nó.
Tuy nhiên trong những năm gần đây,
dưới ánh sáng của sinh học phân tử người ta
đề nghị một hệ thống phân loại gồm 3 lãnh

giới.
Giáo viên cho học sinh quan sát sơ đồ hệ
thống 03 lãnh giới và giải thích:
Theo sơ đồ phân loại 3 lãnh giới thì giới
Khởi sinh được tách thành 2 lãnh giới là
lãnh giới vi khuẩn và lãnh giới VSV cổ.
Lãnh giới thứ 3 là lãnh giới sinh vật nhân
thực bao gồm các giới Nguyên sinh, Thực
vật, Nấm, Động vật thuộc nhóm tế bào nhân
thực. Còn giới vi khuẩn và giới VSV cổ
thuộc nhóm tế bào nhân sơ nhưng chúng
khác nhau về nhiều đặc điểm như về cấu tạo
thành tế bào và hệ gen. Vi khuẩn có thành tế
bào là chất peptidoglican, hệ gen của chúng
không chứa intron (intron là đoạn nucleotit
được phiên mã nhưng không được dịch mã),
còn VSV cổ có thành tế bào không phải
peptidoglican, trong hệ gen có chứa intron.
VSV cổ sống trong điều kiện môi trường rất
(Bảng đặc điểm của năm giới)
trang 9
khắc nghiệt về nhiệt độ, độ muối, phương
thức dinh dưỡng rất đa dạng. Về mặt tiến
hóa thì giới VSV cổ đứng gần với sinh vật
nhân thực hơn so với giới vi khuẩn.
Bảng: Đặc điểm của sinh vật theo 5 giới
Giới
Đặc điểm
Giới Khởi
sinh

Giới
Nguyên sinh
Giới Nấm
Giới Thực
vật
Giới Động
vật
Đặc điểm
cấu tạo
-Tế bào nhân
sơ.
-Đơn bào.
-TB nhân
thực.
-Đơn bào, đa
bào.
-TB nhân
thực.
-Đa bào
phức tạp
-TB nhân
thực.
-Đa bào
phức tạp.
-TB nhân
thực.
-Đa bào
phức tạp.
Đặc điểm
dinh

dưỡng
-Dị dưỡng
-Tự dưỡng
-Dị dưỡng.
-Tự dưỡng.
-Dị dưỡng
hoại sinh.
-Sống cố
định
-Tự dưỡng
quang hợp.
-Sống cố
định
-Dị dưỡng
-Sống
chuyển động.
Các nhóm
điển hình
-Vi khuẩn -ĐV đơn
bào, tảo,
nấm nhầy
-Nấm -Thực vật -Động vật
Hoạt động 2: CÁC BẬC PHÂN LOẠI TRONG MỖI GIỚI
Mục tiêu:
-Học sinh biết được các tiêu chí phân loại trong mỗi giới sinh vật.
-Học sinh nắm được các bậc phân loại cơ bản và biết cách gọi tên loài.
GV: Các em hãy xếp mèo, hổ, sư tử, báo
vào các bậc phân loại cho phù hợp.
Học sinh vận dụng kiến thức đã học ở lớp
dưới sẽ xếp được các loài trên thuộc họ

mèo, bộ ăn thịt, lớp thú, ngành động vật có
xương sống, giới Động vật.
-GV: Người ta dựa vào những tiêu chí nào
để phân loại các bậc trong mỗi giới?
HS nghiên cứu SGK và từ câu trả lời
phần trên rút ra được các tiêu chí phân loại:
+Đặc điểm cấu tạo.
+Đặc điểm dinh dưỡng.
+Kiểu sinh sản.
GV: Ví dụ cây lúa thuộc họ lúa, lớp 1 lá
mầm, ngành hạt kín, giới thực vật.
II/ Các bậc phân loại trong mỗi giới
1/ Nguyên tắc phân loại
-Các tiêu chí phân loại:
+Đặc điểm cấu tạo.
+Đặc điểm dinh dưỡng.
+Kiểu sinh sản.
2/ Các bậc phân loại
trang 10
Từ các ví dụ trên, các em hãy cho biết các
bậc phân loại như thế nào?
Học sinh rút ra nhận xét từ các ví dụ.
Các bậc phân loại gồm: Loài – Chi
(giống) – Họ - Bộ - Lớp –Ngành – Giới.
Tên loài được đặt theo tiếng Latinh, nhìn
vào bảng 2.2 và nêu lên cách đặt tên loài
Giáo viên nêu thêm ví dụ:
Chó sói: Canis lupus
Hổ: Panthera tigris, Felis tigris.
-Các bậc phân loại gồm: Loài – Chi

(giống) – Họ - Bộ - Lớp –Ngành – Giới.
*Cách đặt tên loài
-Tên thứ nhất là tên chi (viết hoa).
-Tên thứ hai là tên loài (viết thường).
Ví dụ: Loài người: Homo sapiens
Hoạt động 3: ĐA DẠNG SINH VẬT
Mục tiêu: Học sinh biết được sự đa dạng sinh vật và trách nhiệm bản thân trong việc bảo
vệ đa dạng sinh vật.
-GV: Sự đa dạng của sinh vật thể hiện
như thế nào? Cho ví dụ về đa dạng sinh vật?
HS: Đa dạng về số lượng và chủng loại.
GV giới thiệu thêm: Ở Việt Nam
+Thực vật: 800 loài phong lan, 470 loài
đậu, 400 loài lúa.
+Nhiều cây gổ quý như mun, trắc, gụ,
lim, pơmu, …
+Động vật: 7000 loài côn trùng, 2600
loài cá, 1000 loài chim.
+Thú quý đặc hữu như: Voọc, culi lùn,
sao la, mang lớn, bò rừng, tê giác, …
+Chim quý như gà lôi, sếu, trĩ, …
+Hệ sinh thái trên cạn: rừng nhiệt đới,
truông cây bụi, …
+Hệ sinh thái nước mặn: vùng ven bờ,
ngoài khơi.
-GV: Độ đa dạng thể hiện ở những mặt
nào?
Học sinh nghiên cứu SGK trả lời.
-Đa dạng về loài: có khoảng 1,8 triệu loài
đã được thống kê và khoảng 30 triệu loài

trong sinh quyển.
-Đa dạng quần xã và hệ sinh thái: các
quần xã có mặt ở môi trường cạn, môi
trường nước ngọt, môi trường nước mặn.
GV: Sinh vật tuy rất đa dạng nhưng
không phải được thượng đế tạo ra một lần
và bất biến như quan niệm của trường phái
triết học duy tâm siêu hình mà sự đa dạng là
III/ Đa dạng sinh vật
-Đa dạng về loài: có khoảng 1,8 triệu
loài đã được thống kê và khoảng 30 triệu
loài trong sinh quyển.
-Đa dạng quần xã và hệ sinh thái: các
quần xã có mặt ở môi trường cạn, môi
trường nước ngọt, môi trường nước mặn.
trang 11
kết quả của cả một quá trình tiến hóa lâu dài
từ thấp đấn cao, từ đơn giản đến phức tạp,
gắn liền với lịch sử tiến hóa của trái đất.
-Sự đa dạng sinh vật ở Việt Nam ngày
càng giảm sút, độ ô nhiễm môi trường ngày
càng tăng là do đâu? Ảnh hưởng đến đời
sống của nhân dân như thế nào?
-Các em hãy đề xuất những giải pháp để
bảo vệ đa dạng sinh học nói chung và bản vệ
môi trường nơi mình ở nói riêng.
Học sinh thảo luận đề xuất những giải
pháp.
GV nhận xét, đánh giá.
3/ Củng cố

-Tóm tắt sách giáo khoa.
-Hệ thống phân loại 5 giới và cách đặt tên kép cho loài.
4/ Dặn dò
-Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
-Chuẩn bị bài mới và trả lời câu hỏi sau: Đặc điểm giới nấm, khởi sinh, nguyên sinh?
5/ Nhận xét – đánh giá tiết học
6/ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
trang 12
Ngày soạn: 20/7/2008
Ngày dạy: ……/… /2008 Lớp dạy:
Tiết …. (bài 3)
GIỚI KHỞI SINH, GIỚI NGUYÊN SINH
VÀ GIỚI NẤM
I/ MỤC TIÊU
1/ Kiến thức
a/ Cơ bản
Học xong bài này, học sinh phải:
-Nêu được đặc điểm của giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh và giới Nấm.
-Phân biệt được đặc điểm các sinh vật thuộc VSV.

b/ Trọng tâm
Các đặc điểm về cấu tạo và dinh dưỡng của giới Khởi sinh, Nguyên sinh và Nấm.
2/ Kỹ năng
-Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tư duy, phân tích, so sánh.
II/ CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên
Phiếu học tập số 1
TÌM HIỂU GIỚI KHỞI SINH
Vi khuẩn Vi khuẩn lam Vi sinh vật cổ
Nơi sống
Cấu tạo
Dinh dưỡng
Phiếu học tập số 2
ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA CÁC NHÓM TRONG GIỚI NGUYÊN SINH
Động vật nguyên
sinh
Thực vật nguyên
sinh
Nấm nhầy
Đặc điểm
Dinh dưỡng
Đại diện
2/ Học sinh
HS chuẩn bị kiến thức về đặc điểm giới Nấm, giới Khởi sinh, giới Nguyên Sinh.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ
-Giới sinh vật là gì? Có bao nhiêu giới sinh vật? Các bậc chính trong thang phân loại
từ thấp đến cao? Nguyên tắc viết tên loài?
2/ Bài mới
Chúng ta hằng ngày ăn sữa chua, yaout hay các loại dưa chua là do sự lên men lactic.

Đó là các vi sinh vật có lợi, ngoài ra còn ó các VSV vật gây hại như một số vi khuẩn, nấm
mốc làm hư hại thực phẩm, ….. Đó là vai trò của một số vi khuẩn, nhưng chúng có cấu tạo
trang 13
và phương thức dinh dưỡng như thế nào. Để tìm hiểu vấn đề đó chúng ta đi vào bài 3: Giới
Khởi sinh, giới Nguyên sinh và giới Nấm
trang 14
Hoạt động 1: GIỚI KHỞI SINH (MONERA)
Mục tiêu: Học sinh nắm được những đặc điểm cơ bản của giới Khởi sinh.
Hoạt động của thầy - trò Nội dung
Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu
SGK và hoàn thành phiếu học tập số 01
trong 5 phút.
Hs hoạt động nhóm, cử đại diện trình bày
kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét,
bổ sung.
GV nhận xét, bổ sung hoàn thiện kiến
thức.
-GV: Vi khuẩn lam có những đặc điểm gì?
Từ nội dung phiếu học tập, các em hãy
khái quát đặc điểm cơ bản của giới khởi
sinh?
Hs dựa vào phiếu học tập để trả lời.
Học sinh khái quát:
-Là những sinh vật nhân sơ, đơn bào.
-Lối sống tự dưỡng hay dị dưỡng.
I/ Giới khởi sinh
-Là những sinh vật nhân sơ, đơn bào.
-Lối sống tự dưỡng hay dị dưỡng.
Đáp án phiếu học tập số 1
Vi khuẩn Vi khuẩn lam Vi sinh vật cổ

Nơi sống -Mọi môi trường -Cộng sinh (ở bèo
hoa dâu)
-Môi trường có điều
kiện khắc nghiệt.
Cấu tạo -Nhân sơ, kích thước
nhỏ, đơn bào
-Nhân sơ, kích thước
nhỏ.
-Nhân sơ, kích thước
nhỏ.
(-Vách không có
peptidoglican.
-Màng tế bào có lipit
khác thường)
Dinh dưỡng -Đa dạng: hóa tự
dưỡng, quang tự
dưỡng, ….
-Tự dưỡng quang
hợp
-Dị dưỡng, tự dưỡng.
Hoạt động 2: GIỚI NGUYÊN SINH (PROTISTA)
Mục tiêu: Học sinh nêu được đặc điểm cơ bản của giới Nguyên sinh và phân biệt được các
nhóm trong giới Nguyên sinh.
-Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu
sách giáo khoa và hoạt động nhóm hoàn
thành phiếu học tập số 02 trong 5 phút.
Các nhóm nghiên cứu và làm theo yêu
cầu của phiếu học tập, đại diên các nhóm
II/ Giới nguyên sinh
trang 15

trình bày sản phẩm, các nhóm khác nhận
xét, bổ sung.
-Giáo viên nhận xét, bổ sung hoàn thiện
kiến thức.
-GV yêu cầu nêu những đặc điểm cơ bản
của giới Nguyên sinh.
Từ nội dung phiếu học tập, học sinh khái
quát thành những đặc điểm cơ bản của giới
Nguyên sinh:
-Gồm các sinh vật nhân thực.
-Cơ thể đơn bào hay đa bào.
-Phương thức dinh dưỡng đa dạng: dị
dưỡng, tự dưỡng quang hợp, dị dưỡng hoại
sinh.
GV bổ sung: giới Nguyên sinh tập hợp
nhiều sinh vật rất đa dạng và phức tạp vì vậy
nhiều nhà nghiên cứu đề nghị tách giới
Nguyên sinh thành nhiều giới khác nhau
trong đó tách Động vật đơn bào, Tảo lục,
Tảo nâu, Tảo đỏ thành những giới riêng biệt.
-Các em hãy nêu một số lợi ích hay tác hại
của các đại diện trong giới Nguyên sinh.
Học sinh liên hệ thực tế để nêu được lợi
ích và tác hại của các sinh vật trong giới
Nguyên sinh.
Giáo viên minh họa bằng các ví dụ:
-Trùng roi, amip gây tiêu chảy, kiết lị; nấm
nhầy phân hủy xác động thực vật, ….
Gv hướng dẫn học sinh phân biệt các hình
thức dinh dưỡng.

-Tự dưỡng là phương thức sử dụng nguồn
Cacbon từ các chất vô cơ, trong tự dưỡng thì
tùy theo cách sử dụng năng lượng mà phân
biệt:
+Hóa tự dưỡng: là sử dụng năng lượng từ
sự phân giải các chất hóa học.
+Quang tự dưỡng là sử dụng năng lượng
từ ánh sáng.
-Phương thức dị dưỡng là sử dụng nguồn
cacbon từ các hợp chất hữu cơ, trong đó nếu
sử dụng năng lượng từ cách phân giải các
hợp chất hữu cơ thì được gọi là hóa dị
dưỡng (còn nếu sử dụng năng lượng từ ánh
sáng mặt trời thì được gọi là quang dị
dưỡng).
-Gồm các sinh vật nhân thực.
-Cơ thể đơn bào hay đa bào.
-Phương thức dinh dưỡng đa dạng: dị
dưỡng, tự dưỡng quang hợp, dị dưỡng hoại
sinh.
trang 16
Đáp án phiếu học tập số 02
Động vật nguyên
sinh
Thực vật nguyên
sinh
Nấm nhầy
Đặc điểm
-Đa bào.
-Có lông, roi.

-Không có thành
xenlulozơ.
-Không có lục lạp.
-Đơn bào, đa bào
-Có thành Xenlulozơ.
-Không có lục lạp.
-Đơn bào, cộng bào.
-Không có lục lạp.
Dinh dưỡng
-Dị dưỡng. -Tự dưỡng quang
hợp
-Dị dưỡng hoại sinh
Đại diện -Trùng amip -Các loại tảo -Nấm nhầy.

Hoạt động 3: GIỚI NẤM (FUNGI)
Mục tiêu: Học sinh nêu được đặc điểm và vai trò của giới Nấm.
GV yêu cầu học sinh nghiên cứu hình
3.2 SGK về sơ đồ các dạng nấm và chỉ ra
những điểm khác nhau giữa nấm men và
nấm sợi.
Học sinh hoạt động độc lập và chỉ ra
những điểm khác nhau cơ bản về cấu tạo,
hình thức sinh sản.
GV yêu cầu học sinh khái quát những
đặc điểm chung của giới nấm.
Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và
bảng so sánh và khái quát.
III/ Giới nấm
-Là sinh vật nhân thực.
-Cơ thể đơn bào hay đa bào dạng sợi.

-Có thành kitin, không có lục lạp, lông,
roi.
-Hình thức sống: dị dưỡng hoại sinh, kí
sinh, cộng sinh.
-Sinh sản bằng bào tử.
-Đại diện: nấm men, nấm sợi, địa y, …
Hoạt động 4: CÁC NHÓM VI SINH VẬT
Mục tiêu: Học sinh nêu được đặc điểm chung của các nhóm vi sinh vật.
-Vi sinh vật là gì? Vi sinh vật có những
đặc điểm gì? Kể những sinh vật thuộc nhóm
vi sinh vật?
-Hãy cho biết vai trò của vi sinh vật đối
với đời sống con người và hệ sinh thái?
Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, hoạt
động nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi.
Giáo viên nhận xét, bổ sung hoàn thiện
kiến thức.
IV/ Các nhóm vi sinh vật
-Vi sinh vật là những sinh vật nhỏ bé có
kích thước hiển vi.
-Đặc điểm của nhóm vi sinh vật:
+Kích thước hiển vi.
+Sinh trưởng nhanh.
+Phân bố rộng, thích ứng cao với môi
trường.
trang 17
Sự sắp xếp các sinh vật thuộc nhiều giới
khác nhau vào VSV là có lí do lịch sử và
đặc biệt là lý do thực tiễn trong sản xuất và
đời sống của con người. Đa số vi sinh vật

như vi khuẩn, vi nấm, nguyên sinh động vật,
tảo đơn bào có kích thước hiển vi đo được
từ vài đến hàng trăm micromet.
-Đại diện: vi khuẩn, động vật nguyên
sinh, tảo đơn bào, nấm men, virus, …
-Vai trò:
+Tham gia vào chu trình sinh địa hóa
các chất trong tự nhiên.
+Sử dụng trong công nghệ sinh học để
sản xuất kháng sinh, sinh khối, …
3/ Củng cố
-Kết luận sách giáo khoa.
-Bài tập cuối bài.
4/ Dặn dò
-Học bài.
-Chuẩn bị bài mới
+Đặc điểm chung của giới thực vật
+Có các ngành thực vật nào? Đặc điểm và đại diện của từng ngành.
5/ Nhận xét – đánh giá tiết học
6/ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
trang 18
Ngày soạn: 20/7/2008
Ngày dạy: ……/… /2008 Lớp dạy:
Tiết …. (bài 4)
GIỚI THỰC VẬT
I/ MỤC TIÊU
1/ Kiến thức
a/ Cơ bản
Học xong bài này, học sinh phải:
-Phân biệt được các ngành trong giới Thực vật cùng các đặc điểm của chúng.
-Thấy được sự đa dạng và vai trò của giới thực vật để có ý thức và trách nhiệm bảo vệ
tài nguyên thực vật, đặc biệt là bảo vệ rừng.
b/ Trọng tâm
-Đặc điểm chung của giới Thực vật.
-Các ngành thực vật chính cùng các đặc điểm của chúng.
2/ Kỹ năng
-Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát.
3/ Thái độ
Giáo dục cho học sinh ý thức và trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thực vật, đặc biệt là
bảo vệ rừng.
II/ CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên
-Hình 4 SGK.
-Mẫu rêu, dương xỉ, lúa, đậu, …
-Phiếu học tập

Rêu Quyết Hạt trần Hạt kín
Nơi sống
Cấu tạo
Sinh sản
Đại diện
2/ Học sinh
Đặc điểm chung của giới Thực vật, đặc điểm của các ngành trong giới Thực vật.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/ Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ
Phân biệt giới Khởi sinh, Nguyên sinh và giới Nấm . Cho ví dụ về điển hình của mỗi
giới.
2/ Bài học
Khi quan sát thực vật xung quanh chúng ta, các em thấy thực vật có đặc điểm nổi bậc
là gì?
Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên dẫn vào bài mới
Hoạt động 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIỚI THỰC VẬT
Mục tiêu: -Học sinh nêu được các đặc điểm chung về cấu tạo, dinh dưỡng của thực vật.
-Học sinh nêu được các đặc điểm phù hợp với đời sống trên cạn của thực vật.
trang 19
Hoạt động của thầy – trò Nội dung
Gv yêu cầu học sinh cho biết thực vật có
những đặc điểm chung nào về mặt cấu tạo,
dinh dưỡng.
Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa trả
lời.
Môi trường sống của thực vật rất đa
dạng nhưng có thể chia thành hai dạng thích
nghi chính là thích nghi với môi trường cạn
và thích nghi với môi trường nước (thực vật
thủy sinh).

Do đó thực vật trên cạn có những đặc
điểm thích nghi riêng nhất định. Những đặc
điểm thích nghi đó là gì?
Học sinh nghiên cứu SGK để tìm ra
những đặc điểm thích nghi của thực vật ở
cạn.
GV giải thích về các đặc điểm thích
nghi.
I/ Đặc điểm chung của giới thực vật
1/ Cấu tạo
-Gồm những sinh vật nhân thực, đa bào.
-Cơ thể được phân hóa thành nhiều cơ
quan.
-Tế bào có vách xenlulôzơ, chứa lục lạp.
2/ Dinh dưỡng
-Tự dưỡng nhờ quá trình quang hợp.
3/ Đặc điểm của thực vật thích nghi
với đời sống ở cạn
-Mọc cố định.
-Có lớp cutin chống mất nước.
-Có khí khổng để trao đổi khí và thoát hơi
nước.
-Có hệ mạch dẫn truyền các chất.
-Thụ phấn nhờ gió, nước, côn trùng.
-Thụ tinh kép, có nội nhủ để nuôi phôi.
-Tạo quả và hạt.
Hoạt động 2: CÁC NGÀNH THỰC VẬT
Mục tiêu: Học sinh chỉ ra được đặc điểm của từng ngành thực vật và nêu được sự tiến hóa
giữa các nhóm thực vật.
GV yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ cây

phát sinh giới thực vật (hoặc sơ đồ các
ngành của giới Thực vật) và nghiên cứu nội
dung sách giáo khoa để hoàn thành phiếu
học tập trong thời gian 5 phút.
Các nhóm nghiên cứu SGK và hoạt động
nhóm để hoàn thành phiếu học tập, đại diện
các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm
khác nhận xét, bổ sung.
Giáo viên nhận xét, bổ sung và hoàn
thiện kiến thức.
GV bổ sung: thực vật có nguồn gốc từ
II/ Các ngành thực vật
(Bảng đặc điểm giới thực vật)
trang 20
một dạng tảo lục đa bào và xu thế tiến hóa
của chúng là hình thành các đặc điểm thích
nghi với đời sống ở cạn về cấu tạo như phân
hóa hệ mạch dẫn, lớp biểu bì có tầng cutin
bảo vệ, có khí khổng để trao đổi khí, …
phương thức sinh sản hữu tính kèm theo các
đặc điểm thích nghi với môi trường ở cạn
như tinh trùng không có roi, thụ tinh nhờ
gió, côn trùng, thụ tinh kép, hình thành quả
và hạt. Các đặc điểm thích nghi ở cạn của
các nhóm thực vật khác nhau là khác nhau
và được hoàn thiện dần trong quá trình tiến
hóa lâu dài. Rêu là nhóm nguyên thủy nhất
còn giữ nhiều đặc điểm nguyên thủy gần với
tảo như: chưa có hệ mạch dẫn, tinh trùng có
roi, thụ tinh nhờ nước thế hệ bào tử và giao

tử còn riêng biệt. Đến quyết đã xuất hiện
nhiều đặc điểm tiến hóa và thích nghi với
đời sống ở cạn như đã có hệ mạch tuy rằng
chưa thật hoàn hảo, vẫn còn giữ nhiều đặc
tính nguyên thủy như tinh trùng có roi, thụ
tinh nhờ nước, thế hệ giao tử và bào tử còn
riêng biệt.
Thực vật hạt trần đã xuất hiện đầy đủ
các đặc điểm tiến hóa thích nghi với đời
sống ở cạn như: hệ mạch hoàn thiện, tinh
trùng không roi, thụ tinh nhờ gió, thụ tinh
kép, hình thành hạt tuy hạt chưa được bảo
vệ nhờ quả. Thế hệ giao tử thể phụ thuôc
vào thế hệ bào tử thể.
Thực vật hạt kín tiến hóa hoàn thiện
hơn thể hiện ở chỗ phương thức sinh sản đa
dạng hơn, hiệu quả hơn (thụ phấn nhờ gió,
côn trùng, sự tạo hạt kín có vỏ bảo vệ và dễ
phát tán, có khả năng sinh sản sinh dưỡng,
… tạo điều kiện thích nghi với nhiều điều
kiện sống khác nhau). Vì vậy, thực vật hạt
kín là nhóm đa dạng nhất về các thể và về
loài.
Rêu Quyết Hạt trần Hạt kín
Nơi sống Đất ẩm ướt Đất ẩm Mọi điều kiện Mọi điều kiện
Cấu tạo
Chưa có hệ
mạch dẫn
Có hệ mạch dẫn
nhưng chưa

hoàn chỉnh.
Hệ mạch dẫn
hoàn chỉnh.
Hệ mạch dẫn
hoàn chỉnh.
trang 21
Sinh sản
-Tinh trùng có
roi.
-Thụ tinh nhờ
nước.
-Giai đoạn giao
tử thể và bào tử
thể riêng.
-Tinh trùng có
roi.
-Thụ tinh nhờ
nước.
-Giai đoạn giao
tử thể và bào tử
thể riêng.
-Tinh trùng
không có roi.
-Thụ phấn nhờ
gió.
-Giai đoạn giao
tử thể phụ thuộc
vào giai đoạn
bào tử thể.
-Hình thành hạt

nhưng chưa
được bảo vệ.
-Phương thức
sinh sản đa
dạng, hiệu quả.
-Thụ tinh kép,
hạt có quả bảo
vệ.
-Có khả năng
sinh sản sinh
dưỡng.
-Giai đoạn giao
tử thể phụ thuộc
vào giai đoạn
bào tử thể.
Đại diện
Rêu, địa tiền Dương xỉ Thông, tuế, trắc
bách diệp
-Một lá mầm:
ngô, lúa
-Hai lá mầm:
đậu
Hoạt động 3: ĐA DẠNG GIỚI THỰC VẬT
Mục tiêu: -Học sinh chỉ ra được tính đa dạng của thực vật, nêu được vai trò của thực vật
và vấn đề bảo vệ tài nguyên thực vật.
-Sự đa dạng của thực vật được thể hiện
như thế nào?
-Vai trò của thực vật trong hệ sinh thái
và trong đời sống con người?
Học sinh nghiên cứu, liên hệ thực tế trả

lời.
GV nêu ra một số vai trò của thực vật
(thực vật cung cấp lương thực, thực phẩm,
dược phẩm. Thực vật cung cấp nguyên liệu:
gỗ, sợi, chất màu, tinh dầu, … Thực vật tạo
cân bằng hệ sinh thái, cung cấp oxy, tạo chất
dinh dưỡng, nguồn năng lượng chủ yếu cho
toàn bộ thế giới động vật và con người.
Nếu thực vật nói chung và rừng nói riêng
bị tàn phá thì điều gì sẽ xảy ra?
Học sinh liên hệ thực tế và kiến thức ở
các lớp dưới để trả lời:
Giáo viên giáo dục ý thức bảo vệ cây
xanh, bảo vệ rừng.
III/ Đa dạng giới thực vật
-Giới thực vật đa dạng về số loài, cấu
tạo cơ thể, hoạt động sống thích nghi với
mọi môi trường.
-Thực vật có vai trò quan trọng đối với
tự nhiên và đời sống con người.
3/ Củng cố
-GV hướng dẫn học sinh viết sơ đồ hệ thống hóa kiến thức.
-Kết luận sách giáo khoa.
-Câu hỏi trắc nghiệm:
trang 22
1/ Đặc điểm cấu tạo có ở giới Thực vật mà không có ở giới Nâm?
a/ Tế bào có thành xenlulozo và chứa nhiều lục lạp.
b/ Cơ thể đa bào.
c/ Tế bào có nhân chuẩn.
d/ Tế bào có thành bằng chất kitin.

2/ Ngành Thực vật chiếm ưu thế hiện nay trên thế giới là:
a/ Hạt kín. b/ Rêu.
c/ Quyết. d/ Hạt trần.
4/ Dặn dò
Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
Chuẩn bị bài mới và trả lời các câu hỏi sau:
-Đặc điểm của giới Động vật và các ngành của giới Động vật.
-Sự đa dạng của giới động vật được thể hiện như thế nào?
5/ Nhận xét – đánh giá tiết học
6/ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
trang 23
Ngày soạn: 21/7/2008
Ngày dạy: ……/… /2008 Lớp dạy:
Tiết ….. (bài 5)
GIỚI ĐỘNG VẬT
I/ MỤC TIÊU
1/ Kiến thức
a/ Cơ bản
Học xong bài này, học sinh phải:
-Nêu được các đặc điểm của giới động vật, liệt kê được các ngành thuộc giới Động
vật cũng như đặc điểm của chúng.
-Chứng minh được tính đa dạng của giới Động vật và vai trò của chúng.

b/ Trọng tâm
-Đặc điểm chung của giới Thực vật.
-Các ngành của giới Thực vật.
2/ Thái độ
Học xong bài này, hình thành trong mỗi học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên động vật,
đặc biệt là động vật quý hiếm.
II/ CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên
-Hình 4 sách giáo viên (sơ đồ cây phát sinh).
-Hình 5 sách giáo khoa.
-Phiếu học tập: So sánh giới động vật và giới thực vật
Thực vật Động vật
Cấu tạo:
-Tế bào
-Hệ vận động
-Hệ thần kinh
Lối sống
Dinh dưỡng
2/ Học sinh
-Đặc điểm của giới Động vật và các ngành của giới Động vật.
-Sự đa dạng của giới Động vật.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/ Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ
Trình bày các đặc điểm của giới Thực vật và các ngành của giới Thực vật.
2/ Bài học
Các em hãy kể tên một số loài động vật mà em biết. Chúng khác với Thực vật ở
những điểm nào?
Giáo viên dựa vào câu trả lời của học sinh mà dẫn vào bài mới.
Hoạt động 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIỚI ĐỘNG VẬT
Mục tiêu: Học sinh chỉ ra được đặc điểm của giới Động vật và những khác biệt cơ bản

giữa giới Động vật và Thực vật.
trang 24
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
GV yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo
khoa và tìm những đặc điểm chung của giới
động vật.
Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và
tìm ra những đặc điểm chung của giới động
vật.
-GV: Vậy giữa động vật và thực vật khác
nhau ở những điểm nào?
Để so sánh giới thực vật và giới động vật,
các em hoạt động nhóm trong vòng 4 phút
để hoàn thành phiếu học tập.
Các nhóm thảo luận, đại diện các nhóm
trình bày sản phẩm, nhóm khác nhận xét, bổ
sung.
Giáo viên nhận xét kết quả làm việc của
các nhóm, bổ sung hoàn thiện kiến thức.
-GV: Sự giống và khác nhau giữa động vật
và thực vật nói lên điều gì?
Học sinh thảo luận trả lời (Động vật và
thực vật có chung nguồn gốc nhưng phát
triển theo hai hướng khác nhau).
I/ Đặc điểm chung của giới động vật
1/ Đặc điểm về mặt cấu tạo
-Gồm những sinh vật đa bào, nhân thực,
các tế bào của cơ thể phân hóa thành cơ
quan, hệ cơ quan.
-Có hệ cơ quan vận động và hệ thần kinh.

2/ Đặc điểm về dinh dưỡng và lối sống
-Không có khả năng quang hợp, sống dị
dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn.
-Di chuyển tích cực để tìm thức ăn.
-Có khả năng phản ứng nhanh, điều chỉnh
được mọi hoạt động, thích ứng cao với môi
trường.
Đáp án phiếu học tập:
Thực vật Động vật
Cấu tạo:
-Tế bào
-Hệ vận động
-Hệ thần kinh
-Có thành xenlulôzơ, có lục lạp.
-Không
-Không
-Không có thành xenlulôzơ, lục
lạp.
-Có
-Có, phát triển.
Lối sống -Cố định, phản ứng chậm, -Di chuyển tích cực để tìm thức
ăn, phản ứng nhanh.
Dinh dưỡng -Tự dưỡng. -Dị dưỡng
trang 25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×