Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.64 KB, 16 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI
LAO ĐỘNG
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Lao động
Theo Mác: “Lao động trước hết là quá trình diễn ra giữa con người và
giới tự nhiên, là quá trình trong đó bằng hoạt động của mình con người làm
trung gian và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”.
Trong bộ luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy
định: “Lao động là hoạt động có mục đích của con người, là một hoạt động diễn
ra giữa con người và giới tự nhiên”.
Trong quá trình tác động vào giới tự nhiên, con người phải sử dụng công
cụ, thiết bị để tác động nhằm biến đổi tự nhiên thành những vật thể nhằm đáp
ứng nhu cầu của mình.
Khi nói đến lao động không thể không nói đến sức lao động, sức lao động
là toàn bộ thể chất và tinh thần của con người tồn tại trong một cơ thể, trong
một người đang sống và được con người đó đem ra sử dụng mỗi khi sản xuất
một giá trị sử dụng nào đó.
Như vậy lao động chính là việc sử dụng sức lao động, quá trình lao động
đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động.
1.1.2. Nguồn lao động
Nguồn lao động là nguồn lực về con người, trước hết là nguồn cung cấp
sức lao động cho xã hội, bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường.
Nguồn lao động là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động và có khả
năng tham gia lao động không kể đến trạng thái có tham gia lao động hay
không.
Nguồn lao động với tư cách là yếu tố cho sự phát triển kinh tế xã hội, là
khả năng lao động của xã hội, được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm những
dân cư trong độ tuồi lao động, có khả năng lao động. Cũng có thể hiểu là sự
tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là
tổng thể yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động.
Nguồn lao động được xem xét trên hai góc độ, đó là số lượng và chất


lượng. Số lượng lao động được biểu hiện thông qua chỉ tiêu quy mô và tốc độ
tăng dân số. Chất lượng lao động được đánh giá trên các mặt như sức khoẻ,
trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật, phẩm chất, đạo đức …
Trong bộ luật lao động, giới hạn tuổi lao động trong độ tuổi lao động
được quy định nam từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi, nữ từ đủ 15 tuổi đến 55 tuổi. Việc
xác định độ tuổi lao động giữa các quốc gia là không thống nhất. Tuỳ vào điều
kiện của từng nước mà người ta có thể quy định giới hạn trong độ tuổi lao động
cho hợp lý.
1.1.3. Việc làm
Việc làm là một khái niệm phức tạp, nó gắn với hoạt động thực tiễn của
con người, vì vậy để hiểu rõ được khái niệm về việc làm thì chúng ta phải hiểu
rõ khái niệm người có việc làm.
Tại Hội nghị lần thứ 13 năm 1983 tổ chức lao động thế giới (ILO) đưa ra
quan niệm : “Người có việc làm là những người làm một việc gì đó, có được trả
công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hoặc những người tham gia
vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vị lợi ích hay vì thu nhập gia
đình, không nhận được tiền công hay hiện vật”.
Người có việc làm là những người lao động ở tất cả các khu vực (công và tư)
có thu nhập đem lại nguồn sống cho bản thân và gia đình, xã hội.Tại nhiều nước
trên thế giới sử dụng khái niệm này.
Khi điều tra thống kê về lao động và việc làm, khái niệm trên được cụ thể
hoá bằng các tiêu thức khác nhau, tuỳ thuộc vào mỗi nước trên thế giới đặt ra.
Trong đó có thể chia ra thành hai nhóm :
Nhóm thứ nhất : Là nhóm có việc làm và đang làm việc, đó là những
người đang làm bất cứ công việc gì được trả công hoặc làm việc trong các trang
trại hay cơ sở sản xuất kinh doanh của gia đình.
Nhóm thứ hai : Là những người có việc làm nhưng hiện không làm việc,
đó là những người có việc làm nhưng hiện tại đang nghỉ ốm hoặc các lý do cá
nhân khác.
Những người không thuộc hai nhóm trên được gọi là những người không

có việc làm.
Theo điều 13 bộ luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam: “Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật găn cấm đều
được thừa nhận là việc làm”. Như vậy một hoạt động được coi là việc làm nếu
nó đáp ứng được hai tiêu chuẩn :
Thứ nhất, đó là hoạt động không bị pháp luật ngăn cấm.
Thứ hai, hoạt động đó phải đem lại thu nhập cho người lao động.
Việc chuẩn và lượng hoá khái niệm việc làm tạo cơ sở thống nhất trong
lĩnh vực điều tra nghiên cứu và hoạch định chính sách về việc làm.
Như vậy, việc làm là hoạt động được thể hiện trong ba dạng sau :
Thứ nhất, hoạt động lao động để nhận tiền công hoặc tiền lương bằng tiền
mặt hay hiện vật.
Thứ hai, hoạt động lao động để thu lợi nhuận cho bản thân.
Thứ ba, làm công việc cho hộ gia đình của mình, không được trả thù lao
dưới mức tiền công, tiền lương cho công việc đó. Bao gồm sản xuất nhà nước
trên ruộng đất do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ sở hữu, quản lý hay có
quyền sử dụng hoặc hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp do chủ hộ hoặc một
thành viên trong hộ làm chủ hoặc quản lý.
Như vậy khái niệm việc làm được mở rộng và tạo ra khả năng to lớn giải
phóng tiềm năng lao động, tạo việc làm cho người lao động.
Việc làm còn có thể hiểu là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức
lao động và tư liệu sản xuất hoặc phương tiện sản xuất ra của cải vật chất và
tinh thần cho xã hội. Theo quan niệm này thì việc làm bao gồm :
Thứ nhất : Là sự biểu hiện của hai yếu tố sức lao động và tư liệu sản xuất.
Thứ hai : Lấy lợi ích vật chất, tinh thần mà các hoạt động đó đem lại, xem
xét hoạt động đó có phải là việc làm hay không.
Từ đó ta có việc làm là trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu
sản xuất. Sự phù hợp đó thể hiện trên cả mặt số lượng và chất lượng thông qua
tỷ lệ giữa chi phí ban đầu C và chi phí lao động V. Quan hệ tỷ lệ này phù hợp
với trình độ công nghệ của sản xuất. Khi trinh độ kỹ thuật công nghệ thay đổi

thì quan hệ này cũng thay đổi theo.
VL C/V
Trong đó : VL : việc làm
C : tư liệu sản xuất
V: lực lượng lao động.
1.1.4.Thất nghiệp
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại
khi một số người trong độ tuổi lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm
được việc làm ở mức tiền công thịnh hành”.
Như vậy người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có khả
năng lao động trong tuần lễ điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm
việc làm và có đăng ký tìm việc theo quy định.
Để xem xét và so sánh tình hình thất nghiệp người ta sử dụng các con số
chủ yếu là tỷ lệ thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ số giữa số người thất nghiệp
với dân số hoạt động dân số.
UR = U/LF
Trong đó : UR: tỷ lệ thất nghiệp
U : Số người thất nghiệp
LF : Dân số hoạt động dân số.
Thất nghiệp là một khái niệm vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã
hội, nó mang nghĩa ngược với có việc làm. Nói đến thất nghiệp là nói đến sự
khó khăn cho việc hoạch định chính sách của các quốc gia. Tuy nhiên trên thực
tế tỷ lệ thất nghiệp ở mức hợp lý là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Vì
vậy cần phải giữ mức tỷ lệ thất nghiệp sao cho hợp lý với trình độ phát triển
kinh tế xã hội của quốc gia.
1.1.5. Thiếu việc làm
Thiếu việc làm là việc làm không tạo điều kiện, không đòi hỏi người lao
động sử dụng hết thời gian lao động làm việc theo chế độ và mang lại thu nhập
dưới mức tối thiểu.
Người thiếu việc làm là người trong tuần lễ điều tra có số giờ làm việc

dưới mức quy định chuẩn cho người có đủ việc làm và có nhu cầu làm thêm.
Thiếu việc làm có hai dạng :
Thiếu việc làm vô hình : Là khi thời gian sử dụng cho sản xuất kinh doanh
không có hiệu quả dẫn đến thu nhập thấp, người lao động phải làm việc bổ sung
thêm để tăng thu nhập. Người thiếu việc làm vô hình là người có thời gian làm
việc tuy đủ hoặc vượt mức chuẩn quy định về đủ số giờ làm việc trong tuần lễ
điều tra nhưng việc làm có năng suất thấp, thu nhập thấp, công việc không phù
hợp với chuyên môn nghiệp vụ và họ có nhu cầu tìm việc làm thêm.
Thiếu việc làm hữu hình : Là khi thời gian làm việc thấp hơn mức bình
thường. Người thiếu việc làm hữu hình là người có việc làm nhưng số giờ làm
việc trong tuần lễ điều tra ít hơn mức quy định chuẩn và họ có nhu cầu làm việc
thêm.
Vì khái niệm về thiếu việc làm khá rộng do đó việc xác định số người
thiếu việc làm là rất khó khăn. Vì vậy nhất là khi việc xác định số người thiếu
việc làm ở Việt Nam còn khó khăn nên chúng ta cần bám chắc khái niệm thiếu
việc làm của ILO, từ đó chỉ xác định người thiếu việc làm ở dạng nhìn thấy còn
những trường hợp khác nên đưa vào nhóm những người có việc làm nhưng
không ổn định.
Tình trạng thiếu việc làm hiện nay tồn tại ở rất nhiều nước nhất là ở
những nước đang phát triển như Việt Nam. Việc giải quyết vấn đề này phải có
sự kết hợp của nhiều cấp, nhiều ngành và mang tính rất lan giải.
Từ những khái niệm trên có khái niệm về việc làm đầy đủ : Việc làm đầy đủ
là sự thoả mãn nhu cầu về việc làm cho bất cứ ai có khả năng lao động trong
nền kinh tế quốc dân hay việc làm đầy đủ là trạng thái mà mỗi người có khả
năng lao động, muốn làm việc thì đều có thể tìm được việc làm trong một thời
gian tương đối ngắn.
1.1.6. Tạo việc làm
Tạo việc làm cho người lao động là đưa người lao động vào làm việc để
tạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, tạo ra hàng hoá
và dịch vụ theo yêu cầu thị trường.

Vấn đề tạo việc làm cho người lao động là một vấn để rất phức tạp nhưng
là rất cần thiết mà mỗi quốc gia, mỗi địa phương luôn phải quan tâm. Việc tạo
việc làm cho người lao động chịu ảnh hưởng của không những là nền kinh tế xã
hội mà còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác. Vì vậy khi xem xét để
đưa ra chính sách tạo việc làm cho người lao động cần phải quan tâm đến rất
nhiều nhân tố khác.
Thực chất của tạo việc làm cho người lao động là tạo ra trạng thái phù
hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất gồm cả về chất lượng và cả số lượng.
Chất lượng, số lượng của tư liệu sản xuất phụ thuộc vào vốn đầu tư, những tiến
bộ khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất cũng như việc sử dụng và quản lý
các tư liệu đó.
Số lượng lao động phụ thuộc vào quy mô và cơ cấu dân số. Chất lượng
lao động phụ thuộc vào kết quả đào tạo, phát triển của giáo dục và y tế. Ngoài ra
vấn đề môi trường cho sự kết hợp giữa các yếu tố này là hết sức quan trọng, nó
bao gồm các chính sách, điều kiện khuyến khích người lao động cũng như

×