TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tác động của Đại dịch Covid – 19 đến hoạt động
Logistics tại Việt Nam
Sinh viên thực hiện: Khuất Thị Thúy Quỳnh
Mã sinh viên
: 17050641
Lớp
: QH 2017 E KTQT CLC 1
Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Lan Anh
Hà Nội, tháng 11 năm 2020
1
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tác động của Đại dịch Covid – 19 đến hoạt động
Logistics tại Việt Nam
Sinh viên thực hiện: Khuất Thị Thúy Quỳnh
Mã sinh viên
: 17050641
Lớp
: QH 2017 E KTQT CLC 1
Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Lan Anh
Hà Nội, tháng 11 năm 2020
2
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp được thực hiện và hoàn thành tại Khoa Kinh tế và Kinh
doanh quốc tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trong suốt quá trình làm nghiên cứu, cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã
nhận được sự hỗ trợ từ phía các thầy cơ và giúp đỡ tận tình của TS. Nguyễn Lan
Anh. Em xin chân thành cảm ơn cơ đã chỉ dạy và hướng dẫn em hồn thành bài
nghiên cứu này. Qua bài khóa luận này, em đã học hỏi thêm được nhiều điều bổ ích
về kiến thức về hoạt động Logistics nói chung và kỹ năng nghiên cứu khoa học.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô đã tạo điều kiện cho bài
nghiên cứu được hoàn thành.Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô.
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2020
Sinh viên thực hiện
Khuất Thị Thúy Quỳnh
3
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................2
MỤC LỤC ..................................................................................................................3
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU ................................................................6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................7
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................8
1. Tính cấp thiết ............................................................................................................... 8
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................................. 9
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 13
3.1
Mục tiêu ...........................................................................................................................13
3.2
Nhiệm vụ.........................................................................................................................13
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 13
4.1. Đối tượng .................................................................................................................................13
4.2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................................14
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 14
6. Những đóng góp của đề tài ........................................................................................ 15
7. Kết cấu bài nghiên cứu .............................................................................................. 15
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................16
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG
LOGISTICS VÀ VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG KHỦNG HOẢNG
DỊCH BỆNH ................................................................................................................ 16
1.1.
Cơ sở lý luận về Logistics ..........................................................................................16
1.1.1.
Logistics là gì?....................................................................................... 16
1.1.2.
Vai trị của hoạt động Logistics ............................................................. 17
1.1.2.1.
Đối với nền kinh tế ............................................................................. 17
1.1.2.2.
Đối với doanh nghiệp ......................................................................... 17
1.1.2.3.
Đối với hoạt động xuất khẩu .............................................................. 18
1.1.3.
1.1.3.1.
Các hoạt động Logistics ........................................................................ 19
Chuỗi dịch vụ Logistics ...................................................................... 19
4
1.1.3.2.
Dịch vụ vận tải ................................................................................... 19
1.1.3.3.
Dịch vụ kho bãi .................................................................................. 22
1.2.
Cơ sở thực tiễn về nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng dịch bệnh ........24
Nền kinh tế bị ảnh hưởng như thế nào trong đợt dịch SARS? .............. 25
1.2.1.
1.2.2.
Nền kinh tế bị ảnh hưởng như thế nào trong đợt dịch Cúm Tây Ba
Nha (1918 – 1919)? .................................................................................................. 27
Nền kinh tế bị ảnh hưởng như thế nào trong đợt dịch Ebol (2014 –
...........................................................................................................27
1.2.3.
2016)?
1.3.
Tình hình Logistics trên thế giới ...............................................................................28
CHƢƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID 19 ĐẾN LOGISTICS
VIỆT NAM .................................................................................................................. 33
2.1.
Tình hình hoạt động Logistics tại Việt Nam .........................................................33
2.1.1.
Hoạt động Logistisc tại Việt Nam giai đoạn 2017– 2019 ..................... 33
2.1.1.1.
Hoạt động vận tải ............................................................................... 33
2.1.1.2.
Dịch vụ kho bãi .................................................................................. 38
2.1.1.3.
Dịch vụ giao nhận .............................................................................. 39
2.1.2. Hoạt động Logistisc tại Việt Nam trong giai đoạn Dịch Covid – 19 diễn
biến phức tạp ............................................................................................................... 39
2.2.
Tình hình hoạt động Logistics Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid – 19
diễn ra........... ..........................................................................................................41
2.3. Đánh giá tác động của Đại dịch Covid – 19 tới hoạt động Logistics Việt Nam.. 47
2.3.1. Đại dịch Covid tác động tới việc vận chuyển hàng hóa ................................... 47
2.3.2. Đại dịch Covid tác động tới việc kho bãi ......................................................... 48
2.4. Cơ hội và thách thức của hoạt động Logistics trong bối cảnh dịch Covid - 19 ... 48
2.4.1. Cơ hội ............................................................................................................... 48
2.4.2. Thách thức......................................................................................................... 50
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG
LOGISTICS VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID - 19 ..................... 52
3.1. Định hướng cải thiện hoạt động Logistics trong thời gian sau dịch Covid – 19 . 52
3.2. Kiến nghị .............................................................................................................. 54
3.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ............................................................................. 54
5
3.2.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp Logistics ........................................................ 55
KẾT LUẬN ..............................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................59
6
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU
Hình – Bảng
Trang
Bảng 1.1. Thời gian và quy mô của 3 cuộc khủng hoảng dịch
bệnh trước đây
25
Bảng 2.1. Vận chuyển hàng hóa các tháng đầu năm 2017 - 2019
33
Hình 1.1. Thay đổi GDP ở một số nước trong khủng hoảng dịch
SARS (%)
26
Hình 1.2. Ước tính tăng trưởng GDP trong khi dịch diễn ra của
WB
28
Hình 2.1. Khối lượng hàng hóa ln chuyển bằng đường bộ
35
Hình 2.2. Khối lượng hàng hóa ln chuyển bằng đường hàng
khơng
36
Hình 2.3: Mức độ ảnh hưởng đối với các doanh nghiệp Logistics
42
7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
Chữ cái viết tắt
Tên Tiếng Việt
1
VLA
Hiệp hội DN dịch vụ Logistics Việt Nam
2
ICAO
Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế
8
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, ở các nước đang phát triển, thương mại
quốc tế đóng vai trị khá quan trọng, các quốc gia tham gia xuất khẩu những mặt
hàng có thế mạnh của mình. Đi cùng sự phát triển của lĩnh vực xuất – nhập khẩu là
những bước tiến nhảy vọt của ngành Logistics – ngành vận tải giao nhận. Logistics
cung cấp các dịch vụ liên quan đến việc lưu kho, vận chuyển, giao nhận, là cầu nối
trực tiếp để đưa hàng hóa từ nơi sản xuất tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Xuất –
nhập khẩu và Logistics là hai lĩnh vực có mối quan hệ vơ cùng chặt chẽ, bổ xung và
hỗ trợ nhau phát triển. Những năm trở lại đây, Logistics từ một lĩnh vực ít người
biết đến đã từng bước vươn mình trở thành một trong những ngành phát triển trọng
điểm của nhiều quốc gia đang phát triển.
Trong khi hoạt động Logistics đang được chú trọng phát triển mạnh mẽ thì dịch
bệnh Covid – 19 ập tới và diễn ra khá phức tạp ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển
của hoạt động này. Đại dịch Covid -19 bùng phát từ cuối tháng 1 năm 2020 gây
thiệt hại nặng nề tới kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống con người trên tồn thế
giới. Tính đến đầu tháng 7 năm 2020 đã có hơn 25 triệu người mắc bệnh và hơn
850.000 người tử vong. Đại dịch đã gây ra áp lực nặng nề tới khả năng sản xuất và
dây truyền cung ứng trên toàn cầu và cũng chính nó đã mở ra con đường mới để
ngành dịch vụ Logistics phát triển. Năm 2020, đối với thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng là một năm đầy rẫy những khó khăn khi đại dịch Covid – 19 phát
triển nhanh làm trì trệ nhiều. Sự bùng phát của dịch Covid – 19 bắt đầu nhấn chìm
các quốc gia khác nhau trên tồn cầu buộc các chính quyền quốc gia và quốc tế phải
thực hiện các biện pháp chưa từng có như phong tỏa các thành phố và hạn chế di
chuyển của người đân để kiểm tra sự lây lan theo cấp số nhân của Đại dịch. Do vậy,
tình hình thương mại tồn cầu và chuỗi cung ứng gần như đi vào ngõ cụt. Chuỗi
cung ứng bị đứt gẫy và đảo lộn, trong đó các hoạt động Logistics – xương sống của
chuỗi cung ứng. Các dịch vụ vận tải hàng không, vận tải đường bộ và vận tải đường
9
sắt bị tác động nặng nề nhất. Vận tải biển ít bị ảnh hưởng hơn với cước phí vẫn giữ
vững mặc dù yêu cầu chuyên chở có giảm sút và khó khăn về đại dịch. Các đặc
điểm này của chuỗi cung ứng và dịch vụ Logistics thế giới đã thể hiện đầy đủ trong
ngành dịch vụ Logistics Việt Nam. Đối với Việt Nam, từ khi nổ ra đại dịch, cuộc
khủng hoảng này đã tác động vô cùng mạnh mẽ lên ngành vận tải, Logistics và tìm
nguồn cung ứng chiến lược trọng yếu.
Trong thời dịch bệnh Covid – 19 đang diễn ra phức tạp, nền kinh tế của Việt
Nam bị ảnh hưởng sâu sắc trong đó có các hoạt động Logistics. Bài nghiên cứu về
“Tác động của Đại dịch Covid – 19 đến hoạt động Logistics của Việt Nam” sẽ chỉ
ra một số vấn đề tổng quan nhất về tình hình Logistics thế giới nói chung và đối với
Việt Nam nói riêng. Nghiên cứu chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của dịch
tới Logistics, cụ thể hơn là hoạt động giao vận, vận chuyển và kho bãi thời dịch. Từ
đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp cũng như định hướng cải thiện những khó
khăn và phát triển Logistics trong thời kỳ dịch bệnh diễn biến cịn phức tạp.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
-
Tọa đàm “ Tác động của đại dịch Covid – 19 đến ngành Logistics Việt Nam”
– Đại học Ngoại thương, 26/6/2020
Buổi tọa đàm đã chỉ ra được một số nội dung đang được quan tâm hiện nay, đó
là tình hình ngành dịch vụ Logistics Việt Nam trước sự biến động không ngừng của
đại dịch Covid – 19. Bên cạnh đó cịn đưa ra được đại dịch Covid này đã ảnh hưởng
về hai mặt tích cực và tiêu cực của doanh nghiệp sản xuất xuất nhập khẩu cũng như
các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam? Các ý kiến trình bày, tham luận về
phương án doanh nghiệp đang cần để khắc phục những hạn chế mà dịch Covid – 19
đã ảnh hưởng tới hoạt động Logistics của doanh nghiệp.
-
Quang Anh, “Doanh nghiệp Logistics Việt ảnh hưởng như thế nào từ dịch
Covid -19”, Tạp chí tài chính, 06/03/2020
10
Bài báo cáo cho thấy, khi dịch Covid – 19 bùng phát, các doanh nghiệp
Logistics thế giới nói chung và đối với các doanh nghiệp Việt nói riêng bị ảnh
hưởng rất nặng nề, doanh thu trung bình giảm mạnh từ 10 – 30% so với cùng kỳ
năm 2019. Cụ thể là tình hình Logistics trở nên khá phức tạp khi cửa khẩu Trung
Quốc vốn đã thường xuyên bị quá tải, nay lại khó khăn hơn, mất nhiều thời gian
dẫn tới hàng hóa bị hư hỏng, kém chất lượng. Theo như bài báo chỉ ra, doanh
nghiệp Logistics Việt gặp nhiều khó khăn từ hãng tàu và đường hàng khơng.
Trước những khó khăn mà các doanh nghiệp Logistics đang gặp phải, VLA đã
nghiên cứu và đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm hỗ trợ doanh nghiệp
logistics, duy trì phát triển nền kinh tế - xã hội Việt Nam. Chỉ ra một số biện
pháp chuẩn bị cho trường hợp dịch bệnh kéo dài trong tương lai.
-
“ Ngành dịch vụ Logistics Việt Nam trong đại dịch Covid 19” – 03/08/2020,
Tạp chí GTVT
Bài báo chỉ ra rằng: Đại dịch Covid – 19 bùng phát trong năm 2020 gây nhiều
thiệt hại nặng nề đến nền kinh tế. Dịch diễn ra gây áp lực lớn tới khả năng sản
xuất và dây chuyền cung ứng toàn cầu gây ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động
Logistics của doanh nghiệp nói chung. Qua đó chỉ ra một số cơ hội, thách thức
của hoạt động Logistics trong nước và quốc tế. Đại dịch tuy ảnh hưởng xấu tới
nền kinh tế nhưng cũng là một chất xúc tác thúc đẩy nhanh q trình chuyển đổi
số, ứng dụng các cơng nghệ thông tin mới vào ngành dịch vụ Logistics trong điều
kiện thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Đưa ra một số phương án, định hướng
giúp giải quyết một phần khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
Logistics trong sản xuất và kinh doanh. Kết lại, bài báo cho thấy đại dịch Covid –
19 vừa là khó khăn cũng là cơ hội mở ra con đường mới để ngành dịch vụ
Logistics phát triển trong giai đoạn này và trong tương lai.
-
“Doanh nghiệp Logistics: Tái cơ cấu để phục hồi” , 24/04/2020, Báo Công
thương.
11
Bài báo chỉ ra bên cạnh việc chống đỡ các khó khăn do ảnh hưởng của Đại
dịch Covid – 19, các doanh nghiệp Logistics đang nỗ lực tái cơ cấu để sẵn sàng
phục hồi sau khi kết thúc dịch. Ông Lê Duy Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội DN dịch
vụ Logistics Việt Nam (VLA) chỉ ra các hoạt động Logistics của doanh nghiệp
đang bị ảnh hưởng rất lớn từ đại dịch Covid – 19. Đại dịch diễn ra đánh mạnh mẽ
vào nền kinh tế của cả thế giới nói chung và đối với Việt Nam nói riêng, nó làm
đảo lộn chuỗi cung ứng tồn cầu trong đó có các hoạt động Logistics. Nhiều nhà
máy đã phải tạm ngưng sản xuất nên lượng hàng hóa cần lưu chuyển ít đi, dẫn
đến việc vận chuyển và giao nhận hàng hóa trong chuỗi cung ứng giảm làm ảnh
hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp vận tải dịch vụ Logistics. Bên
cạnh đó cịn chỉ ra được tình hình xuất nhập khẩu từ Việt Nam đi các nước như
Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, ... thời gian qua cũng giảm đáng
kể do dịch Covid – 19 cũng khiến cho các doanh nghiệp Logistics bị giảm nguồn
thu. Từ đó, VLA cũng đã đưa ra một số kiến nghị nhằm giải quyết khó khăn cho
doanh nghiệp Logistics, đưa ra một số giải pháp, phương án chuẩn bị sẵn sàng
cho sự phục hồi của ngành Logistics Việt sau dịch Covid – 19, các doanh nghiệp
cần có sự chuẩn bị như thế nào?
-
Minh Tuấn, “ Vietnam‟s Logistics Industry hit hard by Covid – 19
pandemic” 28/06/2020, Vietnamnet Global
Bài viết chỉ ra rằng ngành Logistics Việt Nam là một trong những ngành chịu
ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid – 19. Đây là một đại dịch toàn cầu, không thể
lường trước được và thời gian của đại dịch diễn ra đã đặt ra nhiều thách thức
trong cả ngắn hạn và dài hạn gây nguy hiểm cho khả năng tồn tại của nhiều
doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
-
Lê Nguyễn, “Đại dịch làm lộ “gót chân Asin” của ngành bán lẻ Việt Nam:
Cơ sở kho bãi quá lạc hậu”, 24/06/2020, VietNam Finance
Tờ báo chỉ ra thực trạng rằng, trong khi hệ thống kho bãi tại các nước đang phát
triển ở mức vượt trội, sử dụng nhiều cơng nghệ mới vào xử lý hàng hóa thì kho
bãi ở Việt Nam trong dịch được đánh giá là còn khá lạc hậu so với tốc độ tăng
12
trưởng của kinh tế. Đại dịch Covid – 19 nổ ra làm thay đổi hành vi của người tiêu
dùng trực tuyến vì thế lúc này, lĩnh vực hậu cần có vai trị vơ cùng quan trọng.
Các nhà quản lý cần gấp rút đánh giá lại các mơ hình hoạt động của họ để tìm
kiếm giải pháp tốt nhất để chuẩn bị cho các tình huống xấu có khả năng xảy ra
trong tương lai. Đại dịch diễn ra chưa có hồi kết thúc vì thế nên tốc độ tăng
trưởng về nhu cầu thương mại điện tử sẽ tiếp tục kéo dài trong thời gian tới, nền
tảng giao hàng nhanh sẽ thu hút được nhiều đơn hàng hơn cả. Việc cải thiện tình
trạng hoạt động Logistics đặc biệt là hậu cần, kho bãi cần được giải quyết nhanh
chóng.
-
Hà Anh, “Doanh nghiệp Logistics: Làm sao để vượt “bão” Covid – 19?”,
Báo Nhân Dân, 22/04/2020
Bài báo chỉ ra, dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngành dịch vụ Logistics được
đánh giá là một trong những ngành chịu nhiều thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều
doanh nghiệp Logistics “kêu cứu” bởi dịch bệnh diễn ra, nhiều doanh nghiệp gặp
khó khăn. Đại dịch Covid – 19 có tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế và đời sống
xã hội của cả thế giới, làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu đặc biệt là logistics.
Nhiều nhà máy tạm ngưng hoạt động, lượng hàng hóa cần lưu chuyển ít dẫn tới
việc vận chuyển hàng và giao nhận trong chuỗi cung ứng giảm, ảnh hưởng tới
hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải Logistics. Một ví dụ đáng nói đến, theo
chia sẻ từ ơng Phùng Tiến Đồn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cố phần
Đầu tư thương mại và dịch vụ quốc tế (ILS) cho biết, từ khi dịch có dấu hiệu
bùng phát, lượng đơn qua đường thủy và đường bộ của cơng ty đã có dấu hiệu
giảm mạnh. Qua đó, đưa ra được những phương án chuẩn bị cho các giai đoạn
phục hồi cho tương lai.
- Ian Twinn, Navaid Qureshi, Maria Lopez Conde, Carlos Gaon Guinea, Daniel
Perea Rojas, Jiayuan Luo and Harsh Gupta, “The Impact of Covid – 19 on
Logistics”, International Finance Corporation – World Bank Group
13
Nghiên cứu chỉ ra rằng, các cơng ty Logistics có liên quan tới di chuyển, lưu
trữ, lưu chuyển hàng hóa bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch Covid – 19. Là một
phần không thể thiếu của chuỗi cung ứng, với những điều kiện thuận lợi cho
thương mại, các công ty Logistics có điều kiện thuận lợi để phát triển. Do đó, sự
gián đoạn do đại dịch Covid – 19 gây nên làm gián đoạn chuỗi cung ứng nên gây
những ảnh hưởng tiêu cực về khả năng cạnh tranh, tăng trưởng nền kinh tế. Các
công ty Logistics kết nối với thị trường bằng cách cung cấp các dịch vụ khác
nhau bao gồm vận tải đa phương thức, giao nhận hàng hóa, kho bãi và quản lý
hàng tồn kho.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về thực trạng tình hình logistics Việt
Nam trong bối cảnh dịch Covid – 19 đang diễn biến phức tạp. Từ đây đưa ra một số
kiến nghị nhằm cải thiện tình trạng xấu của hoạt động logistics Việt Nam.
3.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu đặt ra, đề tài thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Tổng quan tài liệu về tình hình Logistics thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng.
- Chỉ ra những vấn đề liên quan đến Logistics Việt Nam nói chung.
- Phân tích đánh giá thực trạng, dịch Covid – 19 đang diễn ra ảnh hưởng như thế
nào tới Logistics Việt Nam.
- Đề xuất các kiến nghị, định hướng nhằm cải thiện tình trạng Logistics Việt đi
xuống trong thời dịch.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng
-
Hoạt động Logistics Việt Nam
14
4.2. Phạm vi nghiên cứu
-
Không gian: Đề tài nghiên cứu thực tế tình hình hoạt động Logistics Việt Nam
trước và trong bối cảnh dịch Covid – 19.
-
Thời gian:
Thực trạng tình hình hoạt động Logistics từ năm 2017 đến 2019
Giải pháp ngắn hạn: từ 2020 – 2021
-
Nội dung: Đề tài tập trung tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Logistics, qua đó
chỉ ra tầm ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đến nền kinh tế Việt nói chung và với
ngành Logistics nói riêng.
5.
Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập thông tin
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập các thông tin về thực trạng hoạt
động Logistics Việt Nam trong thời trước và trong khi dịch Covid – 19 đang diễn
biến phức tạp. Các dữ liệu được sử dụng trong bài lấy từ các tài liệu trong và ngoài
nước liên quan đến hoạt động Logistics.
5.2. Phương pháp tổng hợp kế thừa
Nghiên cứu thu thập các thông tin thứ cấp liên quan đến lý thuyết Logistics
như khái niệm, quy trình,... nói chung và thực trạng tình hình hoạt động Logistics
nói riêng. Kết quả thu được từ tài liệu thứ cấp là cơ sở giúp đề tài hình thành được
cơ sở lý luận cũng như thực tiễn để phân tích ảnh hưởng của dịch Covid – 19 đến
hoạt động Logistics Việt Nam.
5.3. Phương pháp xử lý số liệu
Tóm tắt những số liệu và dữ liệu đã thu thập được trước đó, đem các dữ liệu thu
thập được trong năm 2020 để phân tích và đánh giá, chỉ ra những cơ hội và thách
thức của hoạt động Logistics Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid chưa có hồi kết
và đưa ra kết luận cuối cùng.
15
6. Những đóng góp của đề tài
Đề tài có một số đóng góp chính sau:
- Tổng quan các tài liệu đánh giá thực trạng hoạt động Logistics Việt Nam đã bị
ảnh hưởng như thế nào trong khi dịch Covid vẫn đang diễn biến.
- Đánh giá thực tiễn, những cơ hội và thách thức của ngành Logistics Việt hiện
nay.
- Đưa ra các kiến nghị giúp cải thiện tình hình Logistics Việt Nam trong bối cảnh
nền kinh tế đang ảnh hưởng hiện nay.
7. Kết cấu bài nghiên cứu
Về mặt bố cục của Khóa luận tốt nghiệp, ngồi phần mở đầu, kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục, bài nghiên cứu được chia làm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về hoạt động Logistics và về phát
triển kinh tế trong khủng hoảng dịch bệnh
Chƣơng 2: Tác động của Đại dịch Covid – 19 đến hoạt động Logistics ở Việt
Nam
Chƣơng 3: Một số kiến nghị, giải pháp cải thiện hoạt động Logistics Việt Nam
trong bối cảnh dịch Covid – 19
16
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ
HOẠT ĐỘNG LOGISTICS VÀ VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRONG KHỦNG HOẢNG DỊCH BỆNH
1.1. Cơ sở lý luận về Logistics
1.1.1. Logistics là gì?
Điều 233 Luật Thương mại nói rằng: “Dịch vụ Logistics là hoạt động thương
mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm
nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, đóng gói bao bì, ghi mã kí hiệu, giao hàng
hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng
để được hưởng thù lao”
Có nhiều định nghĩa học thuật về thuật ngữ Logistics. Theo CSCMP – Council
of Supply Chain Management Professionals, thuật ngữ này được định nghĩa khá đầy
đủ như sau: “Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm
việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa,
dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp
ứng yêu cầu của khách hàng. Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm
quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu,
thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định
cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Ở một số mức độ khác nhau, các
chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất,
đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và
tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với
các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, cơng nghệ
thơng tin”
17
1.1.2. Vai trò của hoạt động Logistics
1.1.2.1.
Đối với nền kinh tế
Hoạt động Logistics đóng vai trị quan trọng trong chuỗi cung ứng nói chung và
tác động tới sự phát triển kinh tế doanh nghiệp nói riêng. Đối với nền kinh tế, hoạt
động Logistics tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển, giúp trong luồng chu
chuyển của các giao dịch kinh tế, phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế. Một
phần lớn của nền kinh tế sẽ được hưởng lợi từ hoạt động Logistics vì thế nâng cao
hiệu quả hoạt động Logistics góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.
Hiệu quả của Logistics tác động tới khả năng hội nhập của nền kinh tế, các hoạt
động này giúp giảm chi phí tối đa cho cả q trình, đóng góp vào sự phát triển chiến
lược của công ty trong hoạt động xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế quốc gia nói
chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng.
Nhờ vào tính hiệu quả của hoạt động Logistics, các quốc gia gia tăng phát triển
chuỗi cung ứng trong nền kinh tế, tăng tính cạnh tranh giữa các quốc gia. Hệ thống
Logistics góp phần vào việc phân bổ các ngành sản xuất một cách hợp lý để đảm
bảo sự cân đối và tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
1.1.2.2.
Đối với doanh nghiệp
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế hiện nay, hoạt động Logistics
là một thứ vũ khí quan trọng giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế riêng của mình để
tăng sức cạnh tranh giúp vượt qua đối thủ bằng việc cắt giảm chi phí và thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng . Nó đã trở thành một phần trong hoạt động của doanh
nghiệp và tạo ra nhiều động lực cho sự đổi mới không ngừng. “Logistics là nguồn
động lực cho đổi mới và cơ hội mới mà chúng ta chưa hề chạm đến. Đó chính là
“thềm lục địa tiềm ẩn” của cả nền kinh tế” - Peter Drucker
Logistics giúp giải quyết đầu ra và đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu
quả, tối ưu hóa q trình vận chuyển ngun vật liệu hàng hóa, dịch vụ,… các
doanh nghiệp khơng chỉ chú trọng vào khâu sản xuất hàng hóa mà cịn phải có chiến
lược thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào, lựa chọn nguồn tài nguyên đúng đắn,
18
dự trữ hợp lý hoặc tối ưu hóa q trình chu chuyển vật liệu, cải thiện quá trình vận
chuyển hàng hóa một cách hiệu quả.
Logistics giúp nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu tối đa chi phí, nâng cao
hiệu quả quản lý tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chủ
động hơn trong quá trình lựa chọn nhà cung ứng, công nghệ sản xuất, chủ động
trong quá trình quản lý hàng tồn kho vận tải, phân phối hàng hóa tiêu dùng hợp lý
trong bối cảnh thị trường tiêu thụ và nguồn cung ứng ngày càng có khoảng cách xa
về địa lý trong xu hướng tồn cầu hóa hiện nay. Uy tín của doanh nghiệp được nâng
cao với việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở mức độ tốt và hồn thiện hơn với
chi phí thấp là một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.1.2.3. Đối với hoạt động xuất khẩu
Logistics và xuất nhập khẩu có mối quan hệ vơ cùng mật thiết, để Logistics có
thể bổ trợ cho các hoạt động xuất khẩu thì sự kết nối giữa các doanh nghiệp trong
lĩnh vực này phải vô cùng gắn bó. Khi các doanh nghiệp Logistics đủ mạnh sẽ góp
phần thúc đẩy các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có điều kiện tập trung vào cơng
việc kinh doanh cốt lõi của mình thơng qua việc xây dựng cơ sở, tính tốn giá hàng
hóa. Trong một mối quan hệ lâu dài giữa hai doanh nghiệp, Logistics giúp cho các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu xây dựng được chiến lược Logistics toàn cầu trên cơ
sở đồng bộ với chuỗi cung ứng là điều kiện để tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp xuất nhập khẩu trong tương lai.
Trên thực tế hiện nay có thể thấy, đội tàu trong nước của Việt Nam chỉ có khả
năng đáp ứng được khoảng 15 – 20% nhu cầu xuất nhập khẩu, chủ yếu là các tuyến
đường ngắn, 80% thị phần xuất khẩu container nằm trong tay các doanh nghiệp
nước ngoài, họ liên minh và tạo một mức giá khiến các doanh nghiệp Việt trở nên e
ngại hơn nhưng buộc phải chấp nhận. Vì thế trong tương lai, nếu các doanh nghiệp
trong nước phát triển điều này sẽ góp phần rất lớn vào hoạt động xuất nhập khẩu
của nền kinh tế đất nước.
19
1.1.3. Các hoạt động Logistics
1.1.3.1. Chuỗi dịch vụ Logistics
-
Dịch vụ bốc xếp hàng hóa (bso gồm cả hoạt động bốc xếp container): Đây là
dịch vụ cung cấp nguồn nhân lực giúp bốc dỡ và sắp xếp hàng hóa theo một thứ tự
nhất định lên trên các phương tiện vận chuyển hàng hóa kinh doanh. Vậy doanh
nghiệp nào sẽ được phép kinh doanh dịch vụ này? Doanh nghiệp cần phải có đầy đủ
các điều kiện sau: Giám đốc doanh nghiệp cần có thời gian cơng tác tối thiểu 02
năm trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ bốc xếp hàng hóa; cần có đủ các phương tiện,
thiết bị, các công cụ xếp đảm bảo tiêu chuẩn an tồn kỹ thuận và có đội ngũ công
nhân bốc dỡ đáp ứng được với yêu cầu theo quy định.
-
Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa (bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi
container và kho xử lý nguyên liệu thiết bị): Đây là dịch vụ cất giữ nguyên vật liệu
bán thành phẩm hoặc thành phẩm trong suốt quá trình di chuyển từ điểm đầu đến
điểm cuối của dây truyền chuỗi cung ứng, cung cấp các thơng tin về tình trạng, điều
kiện lưu trữ và vị trí của hàng hóa được lưu kho. Khi dịch vụ này được sử dụng hợp
lý sẽ giúp tiết kiệm chi phí, dễ dàng đối phó với các biến động của thị trường, dễ
quản lý hàng hóa để tập trung kinh doanh.
-
Dịch vụ đại lý vận tải (bao gồm các hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập
kế hoạch bốc dỡ hàng hóa)
-
Các dịch vụ hỗ trợ khác, bao gồm: hoạt động tiếp nhận, lưu kho, quản lý thông
tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi Logistics.
Hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn,
lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó, hoạt động cho thuê và thuê mua container.
1.1.3.2. Dịch vụ vận tải
-
Dịch vụ vận tải biển.
Vận chuyển đường biển là hoạt động vận chuyển có liên quan đến việc sử dụng
kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải biển, đó là việc sử dụng những khu đất, nước
gắn liền với các tuyến đường biển nối liền giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc
20
khu vực, phạm vi một quốc gia, việc sử dụng tàu biển, các thiết bị xếp dỡ để phục
vụ việc dịch chuyển hành khách và hàng hóa trên những tuyến đường biển.
Vận chuyển bằng hình thức này thích hợp với những hàng háo có số lượng lớn,
thời gian vận chuyển lâu, cách xa về mặt địa lý. Loại hình vận chuyển này có chi
phí rẻ hơn so với các hình thức khác. Lịch tàu thuyền di chuyển linh hoạt nên có thể
chủ động được kế hoạch vận chuyển và giao hàng. Chi phí xây dựng cải tạo và bảo
dưỡng thấp do đường giao thông là tự nhiên. Vận chuyển được cả hàng đóng đầy
nguyên container hoặc hàng lẻ container, khả năng sử dụng để vận chuyển các
container chuyên dụng là khá cao.
-
Dịch vụ vận tải thủy nội địa.
Vận tải thủy nội địa ra đời đánh dấu một bước ngoặt lớn trong thay đổi cơ cấu
hàng hóa và cơ cấu thị trường, giúp nền kinh tế tăng trưởng ở mức mạnh hơn hiện
nay.
Vận tải thủy nội địa có vị trí rất quan trọng trong dịch vụ vận tải, nó có khả
năng vận chuyển được nhiều loại hàng hóa, hàng cồng kềnh với khối lượng lớn,
kích thước khác nhau. Ngồi ra, tuyến đường đi khá thơng thống giúp thời gian
kiểm sốt được rút ngắn, năng lực vận chuyển được nâng cao giúp hàng hóa lưu
thơng nhanh đến nơi khách hàng u cầu đúng theo lịch trình đã đặt ra trước đó. Độ
an tồn của hình thức này cũng khá cao, ít gặp nguy hiểm và sự cố do tốc độ di
chuyển khá ổn định mà mức phí vận chuyển lại rẻ hơn rất nhiều so với vận tải
đường bộ.
Hình thức vận tải bằng đường thủy nội địa có vơ số các lợi thế lớn. Đường thủy
nội địa trên các tuyến sông được đánh giá là an tồn, giao thơng có tính khả thi, tính
ưu việt cao hơn so với dịch vụ vận tải đường bộ vì đường xá cịn chưa phát triển,
diện tích đường bộ bị giới hạn khơng thể mở rộng thêm nữa. Bên cạnh đó, mức độ
an tồn của hình thức này cao hơn, chi phí đầu tư vừa phải, ít gây ô nhiễm môi
trường đặc biệt là giá cước rẻ, phù hợp với yêu cầu của nhiều doanh nghiệp. Sử
21
dụng phương thức vận tải này có thể chuyên chở được những mặt hàng khối lượng
nặng như bột đá, xi măng, cát, gạch, bê tông,....
-
Dịch vụ vận tải hàng không.
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng được nhiều nhà quản lý
đánh giá, đây là phương thức vận chuyển giúp chuyển hàng nhanh chóng nhất, tuy
nhiên chi phí dành cho dịch vụ này khá cao. Dịch vụ này hiện đang được nghiên
cứu và phát triển, ứng dụng các công nghệ mới, không ngừng nâng cao hiệu suất và
duy trì thái độ cạnh tranh tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cả khách hàng và công ty.
Vận tải hàng khơng có nhiều ưu điểm mà khơng phải ai cũng rõ. Các tuyến
đường vận tải hàng không hầu hết là những đường thẳng nối hai điểm với nhau.
Ngoài ra, tốc độ vận chuyển hàng hóa cao, tốc độ khai thác lớn và thời gian vận
chuyển thoải mái và an toàn hơn so với các phương thức vận tải khác. Tuy nhiên,
bên cạnh các ưu điểm mà vận tải hàng không đem lại cịn có những nhược điểm lớn
như giá cước vận tải đường hàng không cao hơn, chỉ phù hợp với những hàng hóa
nhỏ, thường giá trị hàng hóa cao nên có nhiều rủi ro.
Hiện vận tải hàng khơng ở Việt Nam đang từng bước phát triển rộng, đặt ra
nhiều thử thách cho các nhà quản lý bởi nhân lực chất lượng cao phục vụ vận tải
hàng không ở Việt Nam cịn ít, chưa đáp ứng được các nhu cầu công việc.
-
Dịch vụ vận tải đường sắt.
Vận tải đường sắt là loại hình vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện có bánh
được thiết kế để chạy trên đường ray, tại Việt Nam, tàu hỏa chính là phương tiện
đường sắt duy nhất.
Sử dụng vận tải đường sắt có thời gian giao hàng chính xác bởi tàu ln chạy cố
định theo lịch trình nên thời gian giao nhận và giao hàng ít có sự biến đổi so với các
hình thức khác. Bên cạnh đó, vận tải đường sắt cho phép vận chuyển lượng hàng
hóa lớn, trên thực tế, trung bình một toa tàu bình thường có thể mang 125 tấn hàng
22
hóa trên bốn trục bánh. Ngồi ra, vận tải đường sắt cũng sử dụng diện tích và khơng
gian hiệu quả, ít hư hỏng và sửa chữa giảm thiểu được nhiều chi phí.
Tuy nhiên, so với hình thức vận tải đường bộ, giá thành của vận tải đường sắt
không rẻ hơn nhưng khâu vận chuyển lại khá phức tạp, trong đó, quá trình vận
chuyển hàng từ nơi sản xuất lên tàu và từ tàu về kho tốn nhiều nhân công và chi phí.
-
Dịch vụ vận tải đường bộ.
Vận tải đường bộ là phương thức vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện di
chuyển bộ như ô tô, xe khách, xe tải, xe bồn kéo,..
Hình thức vận tải này tiện lợi ở chỗ luôn chủ động về thời gian và đa dạng trong
vận chuyển các loại hàng hóa. Tuy nhiên lại bị hạn chế bởi khối lượng và kích
thước hàng lớn, khơng chở được những hàng hóa lớn như vận tải bằng đường thủy
nhưng với các hàng hóa có khối lượng khơng quá lớn và nhỏ thì lại khá linh hoạt.
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ có vai trị rất quan trọng trong sự tăng trưởng
kinh tế của đất nước, nó góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế đất nước,
đóng góp cho thuế và cũng tạo nên hàng triệu việc làm cho người lao động.
Biết kết hợp giữa các hình thức vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ cùng với
những hình thức khác như vận chuyển bằng đường biển và đường hàng không sẽ
giúp linh hoạt hơn trong quá trình vận chuyển.
1.1.3.3.
Dịch vụ kho bãi
Kho bãi đóng vai trị vô cùng quan trọng trong chuỗi hoạt động Logistics. Đây
là nơi lưu trữ nguyên liệu và bảo quản sản phẩm, bán thành phẩm hoặc thành phẩm
nhằm mục đích cung ứng cho khách hàng với chi phí thấp nhất khi có u cầu. Nó
có nhiệm vụ cung cấp thơng tin, vị trí và tình trạng điều kiện lưu trữ của hàng hóa.
Trong hoạt động Logistics, kho bãi là nơi cất trữ, bảo quản, trung chuyển hàng
hóa. Nó đóng vai trị quan trọng, giúp tiết kiệm tối đa mức chi phí vận tải, phân
phối; tiết kiệm các chi phí trong khâu sản xuất như việc bảo quản nguyên nhiên vật
liệu nhằm cung cấp mức nguyên liệu kịp thời từ đó giảm chi phí sản xuất. Ngồi ra
23
nó cịn là nơi tập hợp, lưu trữ các phế phẩm từ đó tiến hành phân loại và xử lý, tái
chế. Đây là bộ phận quan trọng giúp thành công thực hiện hoạt động “Logistics
ngược”. Khả năng duy trì tính ổn định và liên tục của chuỗi cung ứng tốt giúp thỏa
mãn tối đa nhu cầu người tiêu dùng phục vụ sản phẩm đồng bộ chứ khơng cịn đơn
lẻ, ln sẵn sàng giao bất cứ khi nào.
Các công ty kinh doanh và phân phối hàng hóa ngày càng phát triển thì mức độ
phức tạp trong khâu quản lý hàng kho càng lớn. Hàng hóa trong kho càng nhiều,
chủng loại sản phẩm đa dạng nhu cầu kho bãi càng lớn. Kho bãi hiện đại thường có
2 chức năng chính, chức năng kinh tế (giảm chi phí) và chức năng dịch vụ (tăng giá
trị dịch vụ cung cấp)
Chức năng kinh tế của kho bãi là giúp giảm chi phí trong q trình quản trị hoạt
động vận chuyển. Nhà kho xuất hiện trong hệ thống giao vận giúp tiết kiệm được
một khoản chi phí đáng kể. Kho bãi hỗ trợ sản xuất, giảm thiểu chi phí. Chức năng
gom hàng của kho thể hiện ở việc, khi hàng hóa, ngun vật liệu khơng đủ số
lượng, người gom hàng sẽ tập hợp những đơn hàng lẻ thành những đơn hàng lớn đủ
số lượng để vận chuyển trọn gói container. Hàng hóa được nhận từ nhiều nguồn
hàng nhỏ, kho có vai trị là điểm tập kết thành những lơ hàng lớn có điểm lợi thế về
chi phí, quy mơ, vận chuyển tới nhà máy, thị trường bằng các phương tiện vận
chuyển lớn. Ngoài ra chức năng khác là phối hợp hàng hóa, giúp phân loại hàng hóa
theo chất liệu, phân loại sản phẩm, để đáp ứng được các đơn hàng gồm nhiều loại
mặt hàng đa dạng của khách hàng việc quản lý kho hàng có nhiệm vụ tách các lô
hàng lớn ra, phối hợp và ghép các loại hàng hóa khác nhau thành một đơn hàng
hồn chỉnh để giao đi, đảm bảo hàng hóa ln sẵn sàng trong suốt q trình bán
hàng. Hơn thế nữa nó cịn có chức năng giao vận đổi chiều, giúp quản trị hàng trả
lại bằng cách thu hồi những sản phẩm không bán được, sản xuất & sửa chữa, tái tiếp
thị, tái chế và loại bỏ những mặt hàng khơng thích hợp. Đảm bảo lưu trữ hàng hóa
đúng chuẩn về số lượng, chất lượng đảm bảo trong tồn bộ q trình từ khâu vận
chuyển đến quản trị kho và xuất hàng.
24
Chức năng dịch vụ giúp tăng doanh thu nhờ việc tăng giá dịch vụ. Về hàng dự
trữ giao ngay, giúp tối đa hóa doanh số bán hàng theo mùa bởi kho này được áp
dụng với các sản phẩm có tính mùa vụ cao, đáp ứng nhu cầu bán hàng trong thời
gian cao điểm và được đặt tại nhiều địa phương giúp dễ dàng trong quá trình cung
ứng hàng và giao vận. Về hàng trọn bộ, kho đáp ứng việc mua sắm nhiều loại sản
phẩm, hàng hóa từ nhiều nhà sản xuất khác nhau, áp dụng giới hạn với một số kho
hàng nhất định có vị trí mang tính chiến lược và hoạt động quanh năm. Còn đối với
chức năng dịch vụ giá trị gia tăng, kho hàng giúp thay đổi tính năng vật lý hoặc cấu
hình sản phẩm để trình bày độc đáo qua các hoạt động : giao hàng, dán nhãn, kiểm
sốt lơ hàng, phân phối tập trung, hỗ trợ sản xuất.
1.2. Cơ sở thực tiễn về nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng dịch bệnh
Trong lịch sử, đã từng có khơng ít dịch bệnh mang tính truyền nhiễm tương tự
như Covid diễn ra ở quy mô khu vực và trên toàn thế giới. Tuy rằng mức độ ảnh
hưởng của mỗi dịch bệnh đối với nền kinh tế tồn cầu là khác nhau nhưng việc tìm
hiểu sơ bộ về những ảnh hưởng đó vẫn có giá trị mang tính dự báo về những hậu
quả mà Covid có thể gây ra. Vì lẽ đó, trong phần này, tác giả sẽ trình bày sơ bộ về
những tác động đối với nền kinh tế gây ra bởi ba đại dịch có nét tương đồng với
Covid, đó là: dịch cúm Tây Ban Nha (1918-1919); dịch SARS (2002-2004) và dịch
Ebola (2014-2016).
Sự gián đoạn của chuỗi cung ứng có thể xảy ra do các thảm họa do con người
tạo ra và thiên tai. Trên toàn cầu, một số trường hợp đã xảy ra trong quá khứ như
trận động đất ở Gujarat (2001), sóng thần ở Nhật Bản (2011), trận động đất ở Ấn
Độ Dương và sóng thần (2004) (Gou và Lam 2019). Tương tự như thế, sự bùng nổ
của bệnh truyền nhiễm – Corona 2019 (Covid – 19) đã mang tới một thảm kịch tồn
cầu khơng chỉ cho cuộc sống con người mà cịn cho các hoạt động kinh tế như hoạt
động sản xuất, chuỗi cung ứng và hậu cần, một số lĩnh vực khác (Dolgui, Ivanov và
Sokolov 2020, Golan, Jernegan và Linkov 2020,... Đại dịch Covid – 19 đã gây ảnh
hưởng nghiêm trọng tới ngành ô tô, ngành du lịch, ngành hàng không, ngành dầu
khí, ngành xây dựng, ngành viễn thơng, ngành thực phẩm và ngành chăm sóc sức