Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Tác động của hiệp định thương mại tự do việt nam và liên minh châu âu đến ngành da giày việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 95 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Năm học : 2020 – 2021
ĐỀ TÀI :
TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT
NAM – EU (EVFTA) ĐẾN NGÀNH DA GIÀY VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Đàm Thị Phương Thảo
Sinh viên thực hiện
: Nguyễn Xuân Bách
MSV
: 17050564
Lớp
: QH2017E KTQT CLC 1

Hà Nội , Tháng 10 năm 2020


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Năm học : 2020 – 2021
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Đàm Thị Phương Thảo


Giảng viên phản biện :
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Xuân Bách

Lớp

: QH2017E KTQT CLC 1

Hệ

: Chất lượng cao

Hà Nội , Tháng 10 năm 2020


3

LỜI CẢM ƠN
Ngôi trường Đại học Kinh Tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội luôn là
một ngôi nhà lớn trong em, trong suốt q trình học tập em ln nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô gửi gắm giúp
em học hỏi được nhiều kĩ năng, kiến thức bổ ích để phát triển bản
thân hơn trên chặng đường của mình. Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc
cũng như sự giúp đỡ tạo điều kiện đến tập thể lãnh đạo, cán bộ, các
nhà khoa học, chuyên viên khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội .
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Th.S Đàm Thị Phương
Thảo - giảng viên hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo và truyền đạt thêm
nhiều kiến thức bổ ích giúp em phát triển và hồn thành tốt Khố
Luận Tốt Nghiệp của mình.

En cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thành viên trong
gia đình và bạn bè đã ln ủng hộ và động viên em hồn thành bài
Khố Luận Tốt Nghiệp .
Em xin gửi lời chúc đến Thầy, Cô và các thành viên trong gia đình,
bạn bè dồi dào sức khoẻ và gặt hái nhiều thành công trên con đường
sự nghiệp. Cuối cùng, do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên bài
nghiên cứu của em cũng khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em mong
nhận được sự góp ý từ hội đồng để đề tài hoàn thiện hơn .
Em xin chân thành cảm ơn !


4

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... 3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... 6
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ....................................................................... 8
DANH MỤC BẢNG ................................................................................... 10
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 11
1. Tính cấp thiết của đề tài : ................................................................ 11
2. Tổng quan tài liệu : .......................................................................... 12
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu : ................................................. 17
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : ................................................. 18
5. Câu hỏi nghiên cứu : ........................................................................ 18
6. Phương pháp nghiên cứu : ............................................................... 19
7. Dự kiến đóng góp của đề tài : .......................................................... 19
8. Bố cục bài nghiên cứu : .................................................................... 20
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ
DO VÀ GIỚI THIỆU VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI EVFTA ........... 21
1.1. Cơ sở lý luận về Hiệp định thương mại tự do : .............................. 21

1.1.1. Khái niệm về Hiệp định thương mại tự do : ............................. 21
1.1.2. Phân loại các Hiệp định thương mại tự do : ............................. 22
1.1.3. Nội dung chính của Hiệp định thương mại tự do :................... 25
1.1.4. Vai trò của hiệp định thương mại tự do : ................................. 28
1.1.5. Tác động của hiệp định thương mại đến nền kinh tế của nước
thành viên: ........................................................................................... 28
1.3. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam – EU và hiệp định thương mại tự
do EVFTA : ............................................................................................. 31
1.3.1. Giới thiệu về Liên Minh Châu Âu : .......................................... 31
1.3.2. Quan hệ kinh tế EU-Việt Nam : ................................................ 32
1.3.3. Giới thiệu về hiệp định EVFTA : .............................................. 33
1.3.4. Nội dung chính của EVFTA : .................................................... 34
1.3.5. Tác động của EVFTA và IPA đối với nền kinh tế Việt Nam:.. 38


5

TÓM TẮT CHƯƠNG I : ........................................................................ 40
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG
EVFTA ĐẾN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DA GIÀY VIỆT NAM ............ 41
2.1 Bối cảnh ngành da giày trên thế giới : ............................................. 41
2.1.1 Tổng quan về ngành da giày trên thế giới : ............................... 41
2.1.2. Thực trạng ngành công nghiệp da giày tại Liên Minh Châu Âu
: ............................................................................................................. 42
2.1.3. Thực trạng ngành công nghiệp da giày tại Việt Nam : ............ 52
2.2. Tác động của EVFTA đối với ngành da giày của Việt Nam : ........ 60
2.2.1. Những tác động tích cực của hiệp định thương mại tự do : .... 60
2.2.2. Những thách thức của hiệp định thương mại tự do : ............... 68
2.3. Đánh giá chung : .............................................................................. 70
TÓM TẮT CHƯƠNG II : ...................................................................... 71

CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP CHO NGÀNH CÔNG
NGHIỆP DA GIÀY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH EVFTA ............. 72
3.1. Định hướng phát triển ngành da giày Việt Nam : .......................... 72
3.1.1 Dự báo tình hình da giày trên thế giới :..................................... 72
3.1.2. Định hướng phát triển ngành da giày Việt Nam :.................... 75
3.1.3. Định hướng các mục tiêu phát triển da giày Việt Nam : ......... 76
3.1.4. Định hướng chiến lược phát triển cho ngành da giày Việt Nam
: ............................................................................................................. 77
3.1.5. Định hướng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ da giày Việt
Nam : .................................................................................................... 78
3.2. Khuyến nghị cho ngành da giày Việt Nam trong bối cảnh EVFTA :
.................................................................................................................. 79
3.2.1. Khuyến nghị đối với Chính Phủ : ............................................. 79
3.2.2. Đối với Hiệp hội da giày Việt Nam : ......................................... 82
3.2.3. Đối với doanh nghiệp trong ngành da giày Việt Nam :............ 84
TÓM TẮT CHƯƠNG III : ..................................................................... 90
KẾT LUẬN ................................................................................................. 91
Danh mục Tài liệu tham khảo ................................................................... 93


6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa Tiếng Anh

Nghĩa Tiếng Việt

ASEAN


Association of Southeast Asian

Hiệp hội các quốc gia Đông

Nations

Nam Á

Convention on International

Công ước về thương mại

Trade in Endangered Species of

quốc tế các loài động, thực

Wild Fauna and Flora

vật hoang dã nguy cấp

Eco-Management and Audit

Quản lý sinh thái và Đề án

Scheme

Kiểm toán

EC


European Commission

Uỷ Ban Châu Âu

EU

European Union

Liên Minh Châu Âu

EVFTA

EU-Vietnam free trade

Hiệp định Thương Mại Tự

agreement

do Giữa Liên Minh Châu Âu

CITES

EMAS

và Việt Nam
FTA

Free trade agreement


Hiệp định thương mại tự do

FDI

Foreign direct investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GATT

General Agreement on Tariffs

Hiệp ước chung về thuế quan

and Trade

và mậu dịch

Generalized Scheme of

Hệ thống thuế quan ưu đãi

GSP

Preferences
IPRs

Intellectual Property Rights

Quyền sở hữu trí tuệ


LEFASO

Vietnam leather, footwear and

Hiệp hội da -giày Việt Nam

handbag association
MUTRAP

The Multilateral Trade

Dự án Hỗ trợ Thương mại

Assistance Project

Đa phương


7

MFN

Most favored nation

Tối huệ quốc

PCA

Partnership and Cooperation


ROOs

Rules of origin

Hiệp định Đối tác và Hợp tác
thế hệ mới giữa Việt Nam và
các quốc gia EU.
Quy tắc xuất xứ

REACH

Registration, Evaluation,

Quy định về hố chất và an

Authorization and Restriction of

tồn hố chất trong EU

Agreement

Chemicals
SPS

Sanitary and Phytosanitary

HIệp định về biện pháp vệ

Measures


sinh an toàn thực phẩm

TBTs

Technical barriers to trade

Rào cản thương mại

UK

United Kingdom

Vương Quốc Anh

US

United States

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

VCCI

Vietnam Chamber of Commerce

Phòng Thương mại và Công

and Industry

nghiệp Việt Nam


World Trade Organization

Tổ chức Thương Mại Thế

WTO

Giới


8

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1

TÊN BIỂU ĐỒ
Diễn biến Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam và EU
(tính bằng %)

Biểu đồ 2.1

Top 10 những quốc gia sản xuất ngành công nghiệp da giày
hàng đầu thế giới từ năm 2013- 2019 ( triệu đôi)

Biểu đồ 2.2

Doanh thu bán lẻ trong ngành da giày tại các cửa hàng ở
Liên minh Châu Âu từ năm 2008 đến 2017 ( triệu euro)


Biểu đồ 2.3

Tác động của coronavirus (COVID-19) đến các chỉ số cơ
cấu chính trong lĩnh vực quần áo ở Châu Âu trong quý 2
năm 2020(%)

Biểu đồ 2.4

Top 10 Quốc gia xuất khẩu trong ngành công nghiệp da giày
của EU trong năm 2011-2015 (triệu USD)

Biểu đồ 2.5

Top 10 Quốc gia nhập khẩu mặt hàng da giày trong năm
2019 (In million pairs- triệu đơi)

Biểu đồ 2.6

Các Quốc gia cung cấp chính trong ngành da giày của EU
(triệu USD)

Biểu đồ 2.7

Chi tiêu tiêu dùng của các hộ gia đình về mặt hàng quần áo
và giày ở Liên minh Châu Âu năm 2018 (triệu euro)

Biểu đồ 2.8

Sự thay của người tiêu dùng trực tuyến đối với lĩnh vực thời
trang ở Châu Âu trong đại dịch Covid-19 vào tháng 3 năm

2020(%)

Biểu đồ 2.9

Tốc độ tăng trưởng khối lượng thương mại bán lẻ ở Liên
minh Châu Âu tháng 9 năm 2020 với tháng 4 năm 2020 (%)

Biểu đồ 2.10

Top 10 quốc gia xuất khẩu ngành công nghiệp da giày trên
thế giới vào năm 2019 (In million pairs – triệu đôi)


9

Biểu đồ 2.11

Dự báo tăng trưởng GDP sau khi bùng phát COVID-19 dựa
trên hai kịch bản ở Việt Nam tính đến tháng 2 năm 2020 (%)

Biểu đồ 2.12 Dự báo giá trị thị trường hàng dệt may, da giày tại Việt Nam
từ 2018 đến 2022 ( tỷ USD)
Biểu đồ 2.13

Chuỗi giá trị ngành da giày tồn cầu

Biểu đồ 2.14

Dịng vốn đầu tư của EU vào Việt Nam, 2014-2018
(triệu USD)


Biểu đồ 2.15

Chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa ngành da giày của Việt Nam
giai đoạn 2014 – 2018

Biểu đồ 2.16 FVA do EU đóng góp trong xuất khẩu của Việt Nam, 2010 –
2019(triệu USD)
Biểu đồ 3.1

Quy mô thị trường giày trên toàn thế giới từ năm 2020 đến
năm 2027 (tỷ USD)

Biểu đồ 3.2

Dự báo thị trường da giày Châu Á - Thái Bình Dương, 20112018 (triệu USD)

Biểu đồ 3.3

Doanh thu của các công ty về đồ thể thao được xếp hạng trên
toàn thế giới năm 2019-2020 (tỷ USD)


10

DANH MỤC BẢNG
SỐ BẢNG

TÊN BẢNG


Bảng 2.1

Lượng giày do Việt Nam sản xuất từ năm 2016 đến năm
2019 ( Triệu đôi )

Bảng 2.2

Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Eut
trong năm 2017 đến năm 2019(trịêu USD)

Bảng 2.3

Những mặt hàng nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam từ EU
trong năm 2017 đến năm 2019 (triệu USD)

Bảng 2.4

Biểu thuế của EU đối với hàng hóa nhập khẩu của ngành da
giày vào EU

Bảng 2.5

Quy tắc xuất xứ - Chương 64


11

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài :
Hội nhập kinh tế quốc tế và tồn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng và đem

lại lợi ích và phát triển kinh tế cho các quốc gia trên cơ sở thương mại và đạt
được lợi ích cho cả hai bên. Với số lượng ngày càng nhiều các hiệp định thương
mại tự do mà Việt Nam ký kết với các nước hoặc với các khu vực, Việt Nam
càng có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển các ngành sản xuất trong nước,
trong đó có ngành cơng nghiệp da giày. Đặc biệt hơn cả trong hiệp định khơng
những chỉ xóa bỏ hầu hết hoàn toàn thuế xuất nhập khẩu và thuế song phương
mà còn cắt giảm đáng kể các hàng rào phi thuế quan (NTBs) trong lĩnh vực
dịch vụ và đầu tư. Lợi thế này bao gồm các lĩnh vực như mua sắm của chính
phủ, quyền sở hữu trí tuệ (IPR), cạnh tranh và tính nhất quán về quy định. Việc
loại bỏ thuế quan song phương và thuế xuất khẩu, cùng với việc giảm các hàng
rào phi thuế quan đến trao đổi hàng hóa và dịch vụ xuyên biên giới, thúc đẩy
thương mại song phương đáng kể.
Trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới, ngành da
giày là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta. Hiện ngành
da giày Việt Nam giữ vị trí thứ hai về xuất khẩu trên thế giới và là một trong
những ngành đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước, trong năm
2019 tổng kim ngạch xuất khẩu da giày đạt 19,96 tỷ USD, tăng 7,9% so với
cùng kỳ năm 2018. Năm 2020 chịu tác động tiêu cực bởi dịch COVID-19, kim
ngạch xuất khẩu giày dép các loại 8 tháng đạt 10,9 tỷ USD, giảm 8,6% so với
cùng kỳ năm 2019, gần như khó có thể hồn thành mục tiêu đã đề ra là đạt kim
ngạch xuất khẩu 24 tỷ USD trong năm nay(Bộ Công Thương, 2020). Ngành da
giày có tốc độ tăng trưởng nhanh và kim ngạch xuất khẩu cao trong nhiều năm


12

- khi không bị tác động bởi đại dịch, ngành da giày đã xuất khẩu giày dép sang
nhiều nước và khu vực trên thế giới, trở thành đối tác của nhiều nền kinh tế
phát triển, đặc biệt như Hoa Kỳ (Mỹ), Liên minh Châu Âu (EU), Nhật Bản,
Hàn Quốc,... Trong số các thị trường xuất khẩu lớn này, EU được đánh giá là

một thị trường lớn với nhiều tiềm năng mở rộng và phát triển trong ngành da
giày. Trong bối cảnh hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh
Châu Âu ln hướng tới hiệp định tồn diện và thế hệ mới sẽ mang đến cho
ngành da giày Việt Nam những cơ hội tốt để mở cửa thị trường xuất khẩu. Vì
vậy, bài khố Luận của em cần nghiên cứu, dự báo và đánh giá những tác động
tiềm năng của EVFTA đối với ngành công nghiệp da giày tại Việt Nam. Bằng
việc nắm bắt các cơ hội để thúc đẩy phát triển ngành da giày hiệu quả cũng như
đạt được các mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn, thúc đẩy vị thế của thị trường
da giày Việt Nam cả trong nước lẫn các thị trường quốc tế. Chính vì lý do đó
,bài Khố Luận của em chọn nghiên cứu đề tài “Tác động của Hiệp định thương
mại tự do Việt Nam và Liên Minh Châu Âu đến ngành da giày Việt Nam”.
2. Tổng quan tài liệu :
Việc ký kết và đàm phán của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và
Liên minh Châu Âu vừa có hiệu lực vào tháng 8 năm 2020 đã và đang thu hút
sự quan tâm của không chỉ giới truyền thơng, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp
trong và ngồi nước. Vì vậy, tổng quan tài liệu em muốn tổng hợp dưới đây là
về một số bài báo và bài nghiên cứu đề cập đến Hiệp định thương mại hay với
hiệp định thương mại Việt Nam và Liên Minh Châu Âu :
- Báo cáo “Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu
Âu: phân tích tác động định lượng và định tính” do nhóm Dự án Hỗ trợ Thương
mại Đa phương (MUTRAP) công bố vào tháng 10 năm 2011. Báo cáo nghiên


13

cứu được thực hiện bởi các chuyên gia trong nước và quốc tế trong khuôn khổ
của MUTRAP III để đánh giá các tác động có thể có của EVFTA đối với nền
kinh tế Việt Nam trong tương lai. Ngoài ra, báo cáo cũng phân tích những tác
động có thể có đối với các ngành công nghiệp chủ chốt của Việt Nam như dệt
may, da giày, điện tử, máy móc và ngân hàng. Trong bài cũng đưa ra các khuyến

nghị để Việt Nam có được tăng trưởng kinh tế. Đối với vấn đề da giày, đánh
giá định lượng thông qua phương pháp mô phỏng SMART đã được sử dụng
trong báo cáo để đánh giá tác động của hiệp định đối với ngành da giày Việt
Nam. Phân tích định lượng được thực hiện với bốn kịch bản khác nhau và kết
quả của bốn kịch bản là FTA sẽ nâng cao hoạt động xuất khẩu giày của Việt
Nam và thúc đẩy thị phần của Việt Nam tại thị trường EU. Tuy nhiên, trong
báo cáo có đề cập rằng tác động của EVFTA đối với ngành giày da giày trong
nước có thể chưa được đánh giá đầy đủ vì tác giả khơng đưa vào đánh giá tác
động của cải cách thể chế và quy định khi hiệp định có hiệu lực.
- Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã ban hành báo cáo
“Khuyến nghị của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về triển vọng EVFTA”
trên cơ sở ý kiến của cộng đồng, nghiên cứu của Ủy ban Chính sách Thương
mại Quốc tế và khuyến nghị của các hiệp hội ngành hàng Việt Nam liên quan
trong 2011. Báo cáo đã phân tích những lợi ích và bất lợi mà EVFTA có thể
mang lại cho nền kinh tế trong nước và khuyến nghị các phương án đàm phán
FTA có lợi nhất cho Việt Nam. Tuy nhiên, báo cáo chỉ đưa ra các khuyến nghị
chung cho quốc gia và chưa đề cập đến các khuyến nghị cụ thể cho các ngành
công nghiệp Việt Nam.
-Trong luận án của tác giả Vũ Thanh Hương với đề tài “Hiệp định thương mại
tự do Việt Nam – EU: tác động đối với thương mại hàng hóa giữa hai bên và
hàm ý cho Việt Nam” cũng đã có những nghiên cứu kỹ lưỡng về hiệp định


14

thương mại tự do Việt Nam -EU để xác định được những nhóm ngành có thể
nâng cao hiệu quả xuất khẩu, những nhóm mặt hàng có tiềm năng tăng cường
nhập khẩu, cần có những đề xuất về mặt chính sách để giúp nâng cao hiệu quả
từ việc khai thác EVFTA.
- Bài báo “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU trong tương lai (VietnamEU FTA): phân tích tác động tạo ra thương mại và chuyển hướng thương mại”

của Nguyễn Bình Dương và Nguyễn Thu Trang, đồng tác giả được phát hành
năm 2014. Trong báo cáo, các tác giả đã sử dụng lý thuyết về tạo lập thương
mại và chuyển hướng thương mại trong thương mại quốc tế để đánh giá tác
động của EVFTA đối với phúc lợi của Việt Nam. Với việc sử dụng mơ hình
trọng lực và thực hiện phân tích dữ liệu quốc gia, báo cáo cho thấy khi EVFTA
có hiệu lực, việc áp dụng xóa bỏ hoặc giảm thuế sẽ có tác động tích cực đến
thương mại song phương giữa Việt Nam và EU.
- Năm 2014, nhóm MUTRAP đã công bố báo cáo “Đánh giá tác động bền vững:
EU-Việt Nam FTA” năm 2014. Báo cáo đã trình bày tổng quan về các tác động
tổng thể từ FTA Việt Nam - EU sử dụng khung tiêu chuẩn để thực hiện đánh
giá. Báo cáo được thực hiện theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam sử dụng
phương pháp định lượng (thơng qua mơ hình kinh tế và phân tích dữ liệu) và
phương pháp định tính (thơng qua khảo sát, tham vấn và nghiên cứu). Báo cáo
cũng liệt kê một số cơ hội và thách thức mà ngành da giày Việt Nam có thể gặp
phải cũng như đưa ra một số khuyến nghị cho ngành.
- Năm 2004, bài báo “Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam: quan
hệ đối tác khó khăn” của Rabea Brauer, Vũ Đăng Tuấn và Natalie Frey đã phân
tích những lợi ích và thách thức mà EVFTA có thể đặt ra đối với nền kinh tế
Việt Nam. Kết luận rằng do hiệp định có thể mang lại cho Việt Nam nhiều cơ


15

hội hơn (tăng cường quan hệ thương mại với EU, duy trì vị thế chính trị của
mình,...) so với những khó khăn và thách thức được cho là một phần của quá
trình tăng trưởng mà Việt Nam phải trải qua, nên cần thiết để Việt Nam tham
gia hiệp định thương mại tự do với EU.
- Bài báo “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: Tác động và hàm ý
chính sách đối với Việt Nam” do Nguyễn Bình Dương xuất bản vào tháng 6
năm 2016. Bài báo đánh giá tác động của EVFTA đối với thương mại giữa Việt

Nam và EU. Với việc giảm thuế quan, thương mại giữa hai đối tác sẽ có những
tác động tích cực từ EVFTA. Các cơ hội và thách thức từ EVFTA đối với Việt
Nam cũng được đề cập trong bài báo.
-Suresh Moktan đã có cơng trình nghiên cứu “The Impact of Trade
Agreements on Intraregional Exports: Evidence from SAARC Countries” trên
tạp chí International Economic Studies số 23 (2009). Cơng trình nghiên cứu đã
áp dụng những phân tích kinh tế lượng để đánh giá hiệu quả của việc tham gia
SAARC (Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác khu vực) đến xuất khẩu nội khối. Kết
quả cho thấy nhìn chung FTA có tác động tích cực, có những bằng chứng rõ rệt
cho ảnh hưởng thúc đẩy của nó đến xuất khẩu, tuy nhiên nó khơng liên tục khi
trong một số giai đoạn ảnh hưởng của nó là khơng thực sự rõ rệt.
- “The effects of Mega-Regional Trade Agreements on Vietnam (Tomoo
Kikuchia, Kensuke Yanagidab, HuongVo) – Journal of Asian Economics” .
Nghiên cứu của tác giả muốn chỉ ra các cơ hội mà hiệp định thương mại tự do
mang lại cho Việt Nam chúng ta và đặc biệt hơn cả là từ các mối Quan hệ đối
tác Thái Bình Dương, Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện Khu vực và Khu vực
thương mại tự do của Châu Á-Thái Bình Dương từ đó đưa ra các hàm ý chính


16

sách hợp lý để hoàn thiện hơn trong cơ chế chính sách. Mặt khác, bài nghiên
cứu chưa chỉ ra những thách thức mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt.
- Về tác động của quy tắc xuất xứ đối với ngành da giày: Quy tắc xuất xứ là
điều khoản thường xuyên được nhắc đến trong nội dung của bất kỳ FTA nào,
đặc biệt khi thảo luận về ngành da giày. Một số nghiên cứu lý thuyết chỉ ra rằng
việc áp dụng quy tắc xuất xứ có thể chuyển hướng hoạt động thương mại trung
gian từ các nước có chi phí thấp nhưng khơng phải là thành viên sang các nước
thành viên FTA (Ju & Krishna, 2000; Panagariya & Duttagupta, 2001). Đây là
kết quả của việc xóa bỏ rào cản thương mại diễn ra khi FTA có hiệu lực. Nếu

các nhà xuất khẩu tiếp tục sử dụng tỷ lệ linh kiện cao từ các thành viên không
tham gia FTA, những quốc gia được cho là cung cấp với giá cạnh tranh nhất,
thì sẽ khơng thể được xóa bỏ hồn tồn thuế quan. Mặt khác, nếu quốc gia trở
thành đối tác nội bộ để cung cấp đầu vào, mặc dù chi phí trung gian cao hơn
trước đây thì quốc gia đó có thể có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận thị trường của
các đối tác khác. Tuy nhiên, các quy tắc xuất xứ cũng có thể mang lại những
tác động tích cực đến phúc lợi thơng qua việc thu hút đầu tư vào sản xuất trung
gian theo (Estevadeordal & Souminen, 2005). Ví dụ, đầu vào có nguồn gốc từ
các nhà sản xuất trực tiếp nước ngồi sẽ hợp pháp hóa các quy định liên quan
đến xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu .
- Về khía cạnh chính sách chống bán phá giá mà EU áp đặt đối với sản phẩm
da giày của Việt Nam từ năm 2005 (Cuyvers & Dumont, 2005; Dirk &
Eckhardt, 2011; Nguyen et al., 2014) Được coi là một trong những mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU, nhưng ngành da giày vẫn chưa được
các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức. Đã có nhiều nghiên cứu về mối quan
hệ của EU và Việt Nam trong lĩnh vực này. Các nghiên cứu này khẳng định tác
động tiêu cực của việc chống bán phá giá đối với kim ngạch xuất khẩu da giày


17

của Việt Nam sang EU, khiến nhiều doanh nghiệp phải chuyển hướng xuất
khẩu sang các thị trường khác như Mỹ theo (Nguyên và cộng sự, 2014) . Một
chủ đề khác liên quan đến EU và da giày của Việt Nam đang nghiên cứu là các
yếu tố quyết định xuất khẩu da giày của Việt Nam sang EU (Vũ và Đoàn, 2016).
Đối với tác động của EVFTA, trong hầu hết các nghiên cứu trước đây, ngành
da giày chỉ được đề cập cùng với sự thay đổi nền kinh tế , thương mại giữa hai
bên (Phillip và cộng sự, 2011; Baker và cộng sự, 2014).
Các bài báo cáo, nghiên cứu nêu trên hầu hết đều phân cơ hội và thách thức
mà hiệp định thương tác động cho nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, báo cáo

của MUTRAP năm 2011 đã đánh giá tác động của EVFTA đối với ngành da
giày Việt Nam thơng qua phân tích định lượng và Báo cáo của MUTRAP năm
2014 nêu những cơ hội và thách thức đối với ngành da giày Việt Nam với nội
dung rất tóm gọn. Vì vậy, dựa trên những bài báo cáo, nghiên cứu trước thì bài
khố luận của em sẽ phân tích thực trạng tác động của Hiệp định thương mại
tự do đến ngành công nghiệp da giày tại Việt Nam, chỉ ra những cơ hội hiệp
định mang lại và hạn chế những thách thức để thúc đẩy thương mại trong ngành
da giày của Việt Nam sang thị trường Châu Âu với thị trường quốc tế, mở ra
cánh cửa lớn cho việc định vị thương hiệu Việt của ngành da giày trên thị
trường quốc tế.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu :
MỤC TIÊU:
- Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh
Châu Âu đến ngành cơng nghiệp da giày của Việt Nam.
- Phân tích những cơ hội và thách thức của ngành công nghiệp da giày tại Việt
Nam dưới tác động của hiệp định EVFTA.


18

- Đề ra giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu nhập khẩu trong ngành công nghiệp
da giày dưới tác động hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh
Châu Âu.
NHIỆM VỤ:
- Xác định đặc điểm và nội dung chính của hiệp định thương mại tự do Việt
Nam và Liên Minh Châu Âu.
- Phân tích thực trạng ngành da giày Việt Nam và đánh giá tác động của hiệp
định thương mại Việt Nam và Liên Minh Châu Âu đối với ngành da giày.
- Đưa ra các khuyến nghị đối với chính phủ, hiệp hội da giày và doanh nghiệp
Việt Nam trong bối cảnh EVFTA.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
ĐỐI TƯỢNG:
- Những yếu tố tác động của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và
Liên Minh Châu Âu đến ngành công nghiệp da giày tại Việt Nam .
PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
- Không gian : Việt Nam và Liên Minh Châu Âu.
- Thời gian : Dữ liệu được thu thập từ năm 2010 đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030 .
- Nội dung : Dựa vào cơ sở lí luận, thực tiễn đánh giá những cơ hội từ Hiệp
định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu mang đến cho
Việt Nam chúng ta và thách thức từ Hiệp định từ đó đề ra những giải pháp hữu
hiệu giúp vượt qua thách thức mà Hiệp định thương mại mang đến .
5. Câu hỏi nghiên cứu :
Câu hỏi nghiên cứu trong bài Khoá Luận đặt ra là :
- Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu có tác động
như thế nào đến ngành cơng nghiệp da giày tại Việt Nam ?


19

6. Phương pháp nghiên cứu :
- Để đạt được mục tiêu trên, trong bài nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính. Các phương pháp chính thực hiện nghiên cứu bao gồm :
Phương pháp thu thập dữ liệu:
- Sử dụng nguồn dữ liệu được thu thập từ cơ sở dữ liệu từ các trang tạp trí kinh
tế uy tín, bài báo, bài nghiên cứu và các trang web điện tử trong lĩnh vực về
kinh tế trong nước và trên thế giới để số liệu cập nhật mới nhất , tổng quan một
cách hợp lý .
Phương pháp phân tích dữ liệu:
- Trên cơ sở dữ liệu đã thu thập được, em tổng hợp số liệu để so sánh và phân

tích giữa các năm và rút ra các kết luận về tác động của Hiệp định thương mại
Việt Nam và Liên minh Châu Âu đến ngành da giày tại Việt Nam .
Phương pháp so sánh :
- Dựa trên những tài liệu về các bài nghiên cứu trước, đưa ra nhận xét, đánh
giá, so sánh ưu điểm nhược điểm của các tài liệu, so sánh số liệu các năm, đưa
ra nhận xét và giải pháp cho xuất nhập khẩu Việt Nam trong thời kì mở cửa hội
nhập và kí kết hiệp định thương mại.
7. Dự kiến đóng góp của đề tài :
Từ thực tiễn tổng quan các nghiên cứu tiền nhiệm, em nhận thấy rằng việc
phân tích và đánh giá các tác động của Hiệp định thương mại tự do giữa Liên
Minh Châu Âu và Việt Nam để nêu ra rõ những cơ hội mà hiệp định thương
mại tự do mang đến, và hạn chế những thách thức mà hiệp định mang lại cho
Việt Nam chúng ta. Liên Minh Châu Âu là một cộng đồng khơng chỉ có các
lĩnh vực cơng nghệ cao, công nghệ sạch, tiên tiến, một môi trường rất tốt, phù


20

hợp với cuộc cách mạng 4.0, mang lại hiệu quả kinh tế cao và lợi ích cho cả hai
bên . Chính vì vậy, thơng qua bài nghiên cứu, em muốn phân tích kĩ càng hơn
về các lợi ích về các chính sách kinh tế , miễn giảm thuế xuất nhập khẩu mà
hiệp định thương mại tư do giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu mang đến
và hơn nữa còn có thể đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm phát triển kinh tế
trong các ngành kinh tế trọng điểm của nước ta nói chung hay ngành cơng
nghiệp da giày nói riêng của Việt Nam vươn xa hơn trên thị trường trong nước
lẫn thị trường quốc tế .
8. Bố cục bài nghiên cứu :
Đề tài nghiên cứu trong bài Khoá Luận ngoài phần mở đầu, kết luận và các
danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng, danh mục biểu đồ, danh mục tài liệu
tham khảo thì cấu trúc đề tài nghiên cứu gồm có 3 chương :

Chương I : Cơ sở lý luận về hiệp định thương mại tự do và giới thiệu về hiệp
định thương mại giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu.
Chương II : Thực trạng tác động của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt
Nam và Liên Minh Châu Âu đến ngành da giày Việt Nam.
Chương III: Kiến nghị và giải pháp giúp phát huy các cơ hội và hạn chế thách
thức từ Hiệp định thương mại Việt Nam và Liên Minh Châu Âu cho ngành
công nghiệp da giày Việt Nam.


21

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI TỰ DO VÀ GIỚI THIỆU VỀ
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI EVFTA
1.1. Cơ sở lý luận về Hiệp định thương mại tự do :
1.1.1. Khái niệm về Hiệp định thương mại tự do :
Về khái niệm hiệp định thương mại tự do truyền thống :
Theo khái niệm truyền thống, hiệp định thương mại tự do được hiểu là hiệp
định hợp tác kinh tế giữa ít nhất hai quốc gia, các nước thành viên cùng tham
gia khu vực thương mại tự do, cam kết sẽ cắt giảm thuế quan và ưu đãi về
thương mại khác. Thứ hai, hàng hóa có xuất xứ từ các nước là thành viên sẽ
được hưởng lợi từ việc giảm ưu đãi thuế. Thứ ba, quan hệ thương mại giữa các
thành viên khi ký kết chủ yếu tập trung vào thương mại hàng hóa.
Nhìn chung, với khái niệm về truyền thống chủ yếu là về thương mại hàng
hóa và mức độ cam kết là về thuế hoặc cắt giảm quy định thương mại.
Về khái niệm hiệp định thương mại tự do “thế hệ mới”:
Với hiệp định thế hệ mới , được sử dụng để chỉ các hiệp định thương mại tự
do với những cam kết sâu rộng và toàn diện, bao hàm những cam kết về tự do
thương mại hàng hóa và dịch vụ như các “FTA truyền thống”, mức độ cam kết
sâu nhất như cắt giảm thuế gần như về 0% hoặc là theo lộ trình, có cơ chế thực

thi chặt chẽ và hơn thế. Các hiệp định thương mại tự do “thế hệ mới” bao gồm
các vấn đề mới như : tạo thuận lợi về thương mại, đầu tư của chính phủ, chính
sách cạnh tranh, các biện pháp phi thuế quan, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, cơ
chế giải quyết tranh chấp đầu tư, lao động và môi trường. Các FTA được sử


22

dụng rộng rãi ngày nay còn là những bước đệm để cho quốc ra mở cửa hội nhập
với nền toàn cầu hoá và hội nhập trên thị trường quốc tế.
1.1.2. Phân loại các Hiệp định thương mại tự do :
Mỗi tổ chức và hay bài nghiên cứu sẽ tùy theo mục đích nghiên cứu để từ đó
căn cứ vào các tiêu chí khác nhau để phân loại Hiệp định thuơng mại tự do theo
các cách khác nhau. Theo hai cách phân loại phổ biến nhất của FTA có thể dựa
trên số lượng, loại hình ký kết và theo mức độ hội nhập (Trung tâm xúc tiến
đầu tư, thương mại,2015 )
1.1.2.1. Dựa trên số lượng và loại bên ký kết :
Căn cứ vào số lượng và loại hình của các nước thành viên trong hiệp định
ký kết thì FTA sẽ được chia thành ba loại: FTA song phương, FTA khu vực và
FTA hỗn hợp.
Hiệp định thương mại tự do song phương :
FTA song phương là hiệp định do hai quốc gia đàm phán và ký kết. Sau khi
ký kết hiệp định, hai bên ký kết sẽ có quy định buộc bởi các điều khoản được
trong văn bản của FTA. Đối với các bên ký kết, nếu họ là thành viên WTO và
đang được hưởng tối huệ quốc (MFN), đặc quyền tiếp cận thị trường và các lợi
ích khác, việc tham gia FTA song phương sẽ giúp thúc đẩy thương mại song
phương giữa các quốc gia. Nếu khi tham gia hiệp định nếu thành viên đó khơng
trong WTO thì vẫn sẽ được nhận các quyền lợi như có trong tối huệ quốc
(MFN) về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Hơn nữa, với việc tham gia FTA song
phương, thương mại giữa các nước thành viên sẽ được tạo thuận lợi và các vấn

đề liên quan sẽ được giải quyết nhanh chóng. Do FTA song phương chỉ có hai
nước thành viên nên quá trình đàm phán và thỏa thuận dễ dàng và nhanh chóng


23

hơn so với FTA khu vực hoặc hỗn hợp. Ví dụ điển hình về hình thức này là
FTA giữa Việt Nam và Hàn Quốc, Việt Nam và Nhật Bản ,...
Hiệp định thương mại tự do trong khu vực :
Hiệp định được đàm phán và ký kết bởi ít nhất ba quốc gia có vị trí địa lý
gần nhau. Khi tham gia các FTA khu vực, các quốc gia có thể tận dụng lợi thế
về vị trí địa lý của mỗi quốc gia và có thể tạo ra thị trường thương mại để tăng
cường giao thương hàng hoá , thắt chặt tình đồn kết giữa các quốc gia với nhau
và nâng cao vị thế của mỗi quốc gia trên thị trường quốc tế. Do có nhiều quốc
gia ký kết với các lợi ích khác nhau nên thời gian chuẩn bị cho loại hình FTA
này lâu hơn so với FTA song phương. Ví dụ như Hiệp hội các quốc gia Đơng
Nam Á(ASEAN) và Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu(EU).
Hiệp định thương mại tự do hỗn hợp :
Là hiệp định được ký kết giữa một khu vực thương mại tự do với một quốc
gia hoặc một số quốc gia hoặc trong một khu vực thương mại tự do. Các FTA
hỗn hợp thường có đàm phán phức tạp được các nước thành viên ký kết với các
hình thức như sau:
Tất cả các nước thành viên của khu vực thương mại tự do sẽ cùng nhau đàm
phán với một nước để đạt được đồng thuận về hiệp định FTA này .
Mỗi thành viên của khu vực thương mại tự do sẽ đàm phán riêng với các
đối tác mà mình mong muốn. Nội dung của mỗi cuộc đàm phán sau đó sẽ được
tổng hợp thành nội dung chung của hiệp định FTA. Mặc dù phức tạp và mất
nhiều thời gian hơn so với các FTA song phương và đa phương, nhưng nó có
thể tạo ra một thị trường tiềm năng hơn và đa dạng cho các quốc gia thành viên



24

tham gia. Hiệp định thuơng mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu
(EVFTA) và Hiệp định Đối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương
(CPTPP) là một số ví dụ về các FTA hỗn hợp trên thế giới.
1.1.2.2. Dựa trên mức độ tự do hóa :
Căn cứ vào mức độ tự do hóa, Hiệp định thương mại tự do có thể được chia
thành các loại như sau :
Hiệp định thương mại tự do Hoa Kỳ có mức độ hội nhập cao nhất, địi hỏi
tất cả các nước thành viên phải mở cửa thị trường cho tất cả các lĩnh vực, bao
gồm cả lĩnh vực dịch vụ trừ một vài điều khoản trong hiệp định. Ngoài ra, áp
dụng quy chế tối huệ quốc (MFN) và giảm các rào cản thương mại.Ví dụ như
FTA Bắc Mỹ .
Hiệp định thương mại giữa các nước thành viên Châu Âu có mức độ hội
nhập cao và gắn kết. Liên minh EU quy định rằng các nước thành viên sẽ mở
cửa thị trường cho các lĩnh vực mà họ cam kết cùng nhau hoặc riêng biệt. Một
ví dụ về điều này là cam kết của EU đối với tự do hóa thương mại. EU sẽ không
thực hiện cam kết tự do hóa thương mại liên quan đến lĩnh vực nơng nghiệp vì
lĩnh vực này rất nhạy cảm và được hầu hết các nước thành viên EU bảo hộ. Mỗi
quốc gia thành viên EU có các chính sách nơng nghiệp riêng được phát triển
phù hợp với đặc điểm ngành nông nghiệp của từng nước.
Hiệp định thuơng mại tự do với các quốc gia đang phát triển có mức độ tự
do hóa thấp hơn so với hai kiểu hiệp định thương mại tự do trên. Loại hình hiệp
định thương mại tự do này tập trung nhiều hơn vào tự do hóa thương mại hàng
hóa và ít khi bao gồm các điều khoản về mở cửa thị trường trong các lĩnh vực
dịch vụ, đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ cho nhau. Hiệp định ASEAN là một ví
dụ của loại FTA này.



25

1.1.3. Nội dung chính của Hiệp định thương mại tự do :
1.1.3.1. Giao thương về hàng hoá :
a. Thuế quan :
Giao thương hàng hố chính là nói đến yếu tố xuất khẩu hàng hố đây cũng
là lĩnh vực chính mà các nước quan tâm nhất. Các cam kết về thương mại hàng
hóa sẽ giúp mở rộng thị trường và tạo thuận lợi cho xuất khẩu đạt nhiều lợi ích
hơn. Theo Điều XXIV của GATT, các bên tham gia FTA phải cam kết xóa bỏ
thuế quan đối với hầu hết các hoạt động thương mại, liên quan đến xuất khẩu
hay được tạo thuận lợi giữa các bên. Hiểu một cách tóm gọn rằng FTA sẽ xóa
bỏ thuế quan đối với ít nhất 90% giá trị thương mại và các dòng thuế trong thời
hạn 10 năm. Cam kết về cắt giảm thuế quan theo FTA có thể được chia theo 5
nhóm như dưới đây :


Xóa bỏ thuế quan ngay lập tức khi hiệp định có hiệu lực.



Giảm dần thuế quan về 0% theo biểu thuế.



Giảm thuế đáng kể trong năm đầu tiên, giảm dần trong các năm tiếp theo.



Khơng giảm thuế trong thời gian đầu giảm trong lộ trình các năm về sau .




Khơng cam kết .
Bên cạnh thuế quan, các bên tham gia FTA cũng có thể đưa ra các cam kết

về hạn ngạch thuế quan, đặc biệt đối với các mặt hàng nông sản đây là một vấn
đề rất nhạy cảm. Trong hạn ngạch nhập khẩu, hàng hoá sẽ được hưởng ưu đãi
về thuế, hàng hóa nhập khẩu ngồi hạn ngạch sẽ bị áp dụng thuế quan ngoài
hạn ngạch (theo WTO). Ngồi thuế nhập khẩu, các nước thành viên có thể thảo
luận và cam kết mức thuế xuất khẩu dựa trên mục tiêu chính sách của họ trong
một số FTA (EU-MUTRAP, 2012) để đạt được thoả thuận hợp lý cho các bên
đều hài lòng .


×