Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận Luật Dân sự (Phân tích quyền của cá nhân về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Hãy sưu tầm và phân tích một vụ việc về xâm phạm quyền về đời sóng riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trên cơ sở các quy định của pháp luật dâ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.12 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................2
CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH QUYỀN CỦA CÁ NHÂN VỀ ĐỜI SỐNG RIÊNG
TƯ, BÍ MẬT CÁ NHÂN, BÍ MẬT GIA ĐÌNH………………………………….2
1.Nguyên tắc chung đối với quyền của cá nhân vè đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân, bí mật gia đình...............................................................................................2
2.Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, cơng khai thơng tin liên quan đến đời sống
riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình..............................................................3
3.Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi
thơng tin riêng tư khác............................................................................................3
4.Thơng tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong hợp
đồng...........................................................................................................................5
CHƯƠNG II: SƯU TẦM VÀ PHÂN TÍCH MỘT VỤ VIỆC VỀ XÂM PHẠM
QUYỀN VỀ ĐỜI SÓNG RIÊNG TƯ, BÍ MẬT CÁ NHÂN, BÍ MẬT GIA
ĐÌNH TRÊN CƠ SỞ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT
NAM HIỆN NAY …………………………………………………………………5
1.Tóm tẳt vụ việc......................................................................................................5
2. Phân tích các cơ sở pháp lý mà Hội đồng xét xử xem xét, và đưa ra phán
quyết..........................................................................................................................6
KẾT LUẬN.............................................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................12


MỞ ĐẦU
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển vượt bậc hiện nay, các bí
mật đời tư của mỗi cá nhân, gia đình rất dễ có thể bị rị rỉ một cách nhanh chóng và
trở thành chủ đề để tất cả mọi người phán xét, bình luận. Pháp luật Việt Nam cần
có những quy định để đảm bảo an tồn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật
gia đình của mọi người. Để nghiên cứu thêm về vấn đề này, em xin lựa chọn đề bài
số 2:” Phân tích quyền của cá nhân về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí


mật gia đình. Hãy sưu tầm và phân tích một vụ việc về xâm phạm quyền về
đời sóng riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trên cơ sở các quy định của
pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay”. Bài làm cịn nhiều điều chủ quan, thiếu
xót, mong thầy cơ góp ý, chỉnh sửa, bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn.

1


NỘI DUNG
CHƯƠNG I
PHÂN TÍCH QUYỀN CỦA CÁ NHÂN VỀ ĐỜI SỐNG RIÊNG TƯ,
BÍ MẬT CÁ NHÂN, BÍ MẬT GIA ĐÌNH

1.Ngun tắc chung đối với quyền của cá nhân vè đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân, bí mật gia đình
Theo khoản 1, Điều 38, Bộ luật Dân sự 2015:
“Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và
được pháp luật bảo vệ”.
- Chúng ta có thể hiểu, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là những thơng tin, tư
liệu về cá nhân, về gia đình được giữ kín bằng các biện pháp thông thường hoặc
biện pháp kỹ thuật. Đời sống riêng tư tuy khơng phải là các bí mật nhưng cũng là
các quyền nhân thân cần thiết được bảo vệ .
- Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm,
yêu cầu sự tuyệt đối tôn trọng từ các cá nhân, tổ chức và được pháp luật bảo vệ.
Khơng ai có quyền xâm phạm những yếu tố trên trừ trường hợp luật có quy định
khác. Khi xuất hiện hành vi xâm phạm , cá nhân có quyền áp dụng các phương
thức do pháp luật quy định để bảo vệ quyền lợi của mình theo Điều 11, 14, Bộ Luật
Dân Sự 2015.

2



2.Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống
riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
Theo khoản 2, Điều 38, Bộ luật Dân sự 2015:
“ Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời
sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ,
sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành
viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.”
- Quy định này hướng tới việc tôn trọng đời sống riêng tư của mỗi cá
nhân trong xã hội trước thực tế hiện nay, rất nhiều chủ thể, đặc biệt là những người
nổi tiếng thường bị xâm phạm nghiêm trọng về đời sống riêng tư của mình bởi sự
quan tâm, hiếu kỳ thái quá của người hâm mộ. Khơng chỉ vậy, bí mật gia đình cũng
được luật này bảo vệ do có những thơng tin khơng phải là bí mật cá nhân hoặc
thuộc đời sống riêng tư, không chỉ của riêng một cá nhân mà là của chung các
thành viên trong gia đình.
- Tuy nhiên, quy định còn khá chung chung, chưa xác định rõ phạm vi giới
hạn và nhận diện những thông tin như thế nào sẽ thuộc phạm vi bất khả xâm phạm,
nhất là đối với những cá nhân, gia đình thường xuyên xuất hiện trước cơng chúng
và được nhiều người biết đến.

3.Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi
thơng tin riêng tư khác
Theo khoản 3, Điều 38, Bộ luật Dân sự 2015:

3


“Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao
đổi thơng tin riêng tư khác của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật.

Việc bóc mở, kiểm sốt, thu giữ, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử
và các hình thức trao đổi thơng tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực
hiện trong trường hợp luật quy định.”
- Quyền bí mật đời tư của cá nhân cịn được thể hiện thơng qua việc thư
tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thơng tin điện tử khác của cá nhân được đảm
bảo an tồn và bí mật. Bất kể chủ thể nào xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện
tín và các hình thức thơng tin điện tử khác của cá nhân được xác định là vi phạm
pháp luật. Việc kiểm sốt thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức thơng tin
điện tử khác của cá nhân chỉ được thực hiện khi có quy định của pháp luật và phải
có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2015 quy định cụ thể về việc kiểm soát thư tín, điện tín, dữ liệu điện tử. Theo quy
định tại Điều 192, 196 và 197 của Bộ luật này, khi cần phải thu thập tài liệu, đồ
vật liên quan đến vụ án thì có thẻ khám thư tín, điện tín. Khi cần phải thu giữ thư
tín, điện tín tại cơ quan tổ chức bưu chính viễn thơng thì Cơ quan điều tra ra lệnh
thu giữ. Lệnh này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành,
trừ trường hợp khơng thể trì hỗn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản và sau khi
thu giữ phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Khi thu giữ thư tín,
điện tín, dữ liệu điện tử phải có đại diện của cơ quan bưu chính viễn thông chứng
kiến và ký xác nhận vào biên bản. Cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo cho
người có thư tín, điện tín, cơ sở dữ liệu bị thu giữ biết. Nếu thông báo cản trở việc
điều tra thì sau khi cản trở đó khơng cịn nữa, cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông
báo ngay.

4


4.Thơng tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong hợp
đồng
Theo khoản 4, Điều 38, Bộ luật Dân sự 2015:
“Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng

tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình biết được trong quá trình
xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”
- Trong q trình giao kết hợp đồng, có thể các bên trong hợp đồng biết
được về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của đối tác. Theo quy định của Điều luật
này, các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thơng tin về đơi sống riêng tư, bí
mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác
lập, thực hiện hợp đồng. Đặc biệt áp dụng với những hợp đồng liên quan đến dịch
vụ khám chữa bệnh, thẩm mỹ, tư vấn pháp lý…là những dịch vụ mang tính chất
nhạy cảm, bản thân người sử dụng dịch vụ có thể phải cung cấp thơng tin về đời
sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Tuy nhiên, nếu cá ben trong hợp
đồng có thỏa thuận khác với quy định này thì ưu tiên áp dụng sự thỏa thuận của
các bên.
CHƯƠNG II
SƯU TẦM VÀ PHÂN TÍCH MỘT VỤ VIỆC VỀ XÂM PHẠM QUYỀN VỀ
ĐỜI SĨNG RIÊNG TƯ, BÍ MẬT CÁ NHÂN, BÍ MẬT GIA ĐÌNH TRÊN CƠ
SỞ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN NAY

1.Tóm tẳt vụ việc
Theo Bản án số 43/2017/DS – ST của Tòa Án Nhân Dân Huyện Tánh
Linh Tỉnh Bình Thuận ngày 26/9/2017 về Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do
danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, vụ việc được tóm tắt như sau:
5


- Bà H và bà K đã có mẫu thuẫn xảy ra tranh chấp từ năm 2007 và đã
được UBND xã Đ kết hợp với Cơng đồn Trường Tiểu học Đ 1 nơi bà H công tác
giải quyết dứt điểm vào năm 2008.
- Đến ngày 15/4/2017, tức là trước ngày bà K tỏ chức đám cưới cho con
một ngày, bà H đã đưa thông tin về những mâu thuẫn này lên trang Facebook của
bà H và sau đó khơng kiểm sốt được mức độ lan truyền của thơng tin.

- Khi phát hiện được sự việc, bà K bị ảnh hưởng tinh thần, phải xin nghỉ
việc ở cơ quan một thời gian. Tuy bà H cho rằng thông tin bà H đăng lên Facebook
ngày 15/4/2017 khơng chỉ đích danh bà K nhưng q trình bình luận đã nói về sự
việc diễn ra giữa hai gia đình trước đây và có bình luận nói đến đích danh bà K
- Sau khi đăng tải những thơng tin này và khơng kiểm sốt được bình
luận nên bà H đã gỡ tồn bộ nội dung thơng tin bình luận. Đến ngày 25/4/2017, bà
H có đăng tiếp một bài viết để đính chính.
- Bà K khời kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc bà Phạm Thị Thái H phải
xin lỗi công khai bà K tại địa phương nới bà K đang sinh sống và cải chính cơng
khai hững nội dung mà bà H đã đăng trên trang Facebook của bà H.
- Bà H nhận thấy việc của bà H không đúng nên đồng ý xin lỗi bà K nhưng
chỉ xin lỗi công khai trong phạm vi Trường Trung học cơ sở Đ nơi bà K đang công
tác chứ không đồng ý xin lỗi tại UBND xã Đ theo yêu cầu của bà K.

2. Phân tích các cơ sở pháp lý mà Hội đồng xét xử xem xét, và đưa ra phán
quyết
Theo khoản 1, Điều 34, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Quyền được
bảo vệ danh dự và được pháp luật bảo vệ:“Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá
nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ”.
Theo khoản 1, 2, Điều 38, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Quyền
về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình:

6


“1.Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và
được pháp luật bảo vệ
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thơng tin liên quan đến đời sống riêng
tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng,
công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia

đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác”.
Theo điểm d, khoản 1, Điều 5, Nghị định số 72/2013/NĐ – CP của
Chính Phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên
mạng:
“Các hành vi bị cấm
1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm
mục đích:
d) Đưa thơng tin xun tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và
nhân phẩm của cá nhân”
- Từ cơ sở pháp lý trên, chúng ta nhận thấy bất kì ai có hành vi xâm
phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân cũng như đời sống riêng tư, bí mật
cá nhân đều là vi phạm pháp luật. Trong vụ việc, bà H đã đăng tải các thơng tin có
liên quan tới đời sống riêng tư và mâu thuẫn của bà H và bà K lên trang Facebook
cá nhân Thái H Phạm. Về chi tiết này, bên nguyên đơn bà K đã đưa được ra bằng
chứng là các bản in sao nội dung thông tin , bình luận từ trang Facebook của bà H
và cung cấp một số người làm chứng như ông T, ông C công tác tại UBND xã Đ,
ông Đ, bà L…là những đồng nghiệp của bà K.
- Về phía bị đơn, bà K cũng đã cơng nhận Facebook có tên Thái H
Phạm là của bà H tạo ra và sử dụng. Những nội dung bà K đã in từ trang Facebook
7


này để cung cấp cho Tịa án chính là những thơng tin và bình luận của những người
đã két bạn với bà H trên Facebook khi bà H đăng nội dung “giấy xác nhận” lên
Facebook ngày 15/4/2017 với dịng bình luận “Cần vạch mặt kẻ đội lốt giáo viên
và cần biết nét chữ này của ai? Có ai cịn nhớ? Nhưng giờ đã sang tay”. Bà H đã
thừa nhận việc đăng thông tin lên trang Facebook là sai, sau khi đăng tải những
thông tin này, đến ngày 25/4/2017 bà H có đăng tiếp một bài viết để đính chính và
nội dung có đoạn: “Mạng facebook trường tơi ai cũng có nên cái gì tơi đăng họ đều
thấy khơng cần cơ thông báo nữa”. Điều này chứng tỏ mứcđộ lan truyền rộng rãi

của những thông tin mà bà H đăng. Bên cạnh đó, hành động sử dụng, cơng khai
thơng tin liên quan tới đời sống riêng tư đối với bà K này của bà H hồn tồn
khơng được sự đồng ý của bà K.
=> Hành vi của bà K là vi phạm pháp luật; xâm phạm đến uy tín, ảnh
hưởng đến danh dự, nhân phẩm của bà K; xâm phạm đến quyền về đời sống
riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của cơng dân; vi phạm những điều bị
cấm thực hiện trong quá trình sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên
mạng.
Theo khoản 2, 3, 5, Điều 34, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Quyền
được bảo vệ danh dự và được pháp luật bảo vệ:
“2. Cá nhân có quyền u cầu Tịa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến
danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
3. Thơng tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được
đăng tải trên phương tiện thơng tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính
bằng chính phương tiện thơng tin đại chúng đó. Nếu thơng tin này được cơ quan,
tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

8


5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì
ngồi quyền u cầu bác bỏ thơng tin đó cịn có quyền u cầu người đưa ra thơng
tin xin lỗi, cải chính cơng khai và bồi thường thiệt hại.”
Theo Điều 592, Bộ luật Dân sự 2015 quy định vè Thiệt hại do danh
dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm:
“1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy

tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản
1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó
gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận;
nếu khơng thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm,
uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

- Trong tình huống, bà K sau khi phát hiện được sự việc, đã bị ảnh hưởng
uy tín, danh dự bản thân, suy sụp tinh thần, phải xin nghỉ việc ở cơ quan một thời
gian. Vì vậy, bà K hồn tồn có quyền u cầu Tịa án bác bỏ thơng tin làm ảnh
hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình, u cầu bà H phải gỡ bỏ, cải
chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đã công khai thông tin ( cụ thể
trong trường hợp là Facebook ) và yêu cầu bà K bồi thường thiệt hại. Ngồi ra,
thơng tin bà H đưa ra trên Facebook đã được lan truyền trong cả phạm vi nơi công
tác của bà K – Trường Trung học cơ sở Đ và phạm vi địa phương xã Đ nơi bà K

9


sinh sống nên yêu cầu bà H xin lỗi công khai tại UBND xã Đ của bà K là phù hợp
với quy định của pháp luật.
=> Yêu cầu bà H thực hiện xin lỗi, cải chính thơng tin tại UBND xã Đ
của bà K là có cơ sở và phù hợp với quy định của pháp luật về thiệt hại do
danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; quyền được bảo vệ danh dự và
được pháp luật bảo vệ.
Ngoài ra, thẩm quyền giải quyết của Tòa án, nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án
phí, lệ phí, nghĩa vụ chịu án sơ thẩm và thời hạn chuẩn bị xét xử được Tòa án thực
hiện theo quy định tại khoản 6, Điều 26; khoản 1, Điều 35; các Điều 146, 147,204,
Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban
thường vụ Quốc hội về Án phí, lệ phí Tịa án.
Như vậy, chúng ta có thể xác định quyết định của Tòa án đưa ra: “Chấp

nhận yêu cầu khởi kiện của bà Trần Thị K. Buộc bà Phạm Thị Thái H phải có nghĩa
vụ xin lỗi cơng khai bà K tại địa phương xã Đ nơi bà K sinh sống, làm việc và cải
chính cơng khai những nội dung liên quan đến bà K mà bà H đăng trên trang
Facebook của bà H” là hồn tồn chính xác và đúng cơ sở pháp lý. Bên cạnh đó,
quyết định của Tịa án về án phí đối với bà H cũng phù hợp với quy định pháp luật.

10


KẾT LUẬN

Qua tìm hiểu và phân tích, ta thấy rằng hiện nay, trong hệ thống pháp luật
Việt Nam, Luật dân sự đóng vai trị rất lớn trong sự nghiệp đảm bảo trật tự trong
lĩnh vực dân sự. Muốn để cho đất nước phát triển thịnh vượng, hài hòa cần giảm
dần khoảnh cách về sự hiểu biết pháp luật của công dân với luật dân sự, nghiêm
khắc xử lý các vi phạm dân sự trong đời sống. Các cơ quan và chủ thể có thẩm
quyền cần phân tích và xác định chính xác, rõ ràng vụ việc để có thể xử phạt đúng
người đúng tội đảm bảo sự công bằng của pháp luật. Có như vậy thì xã hội mới đi
theo một trật tự nhất định và kịp thời đẩy lui những thói xấu, tệ nạn làm con người
tha hóa.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.


Bộ luật Dân sự 2015
Bộ luật Hình sự 2015
Giáo trình Luật Dân sự- Đại học Luật Hà Nội
Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về Án

phí, lệ phí Tịa án
6. Nghị định số 72/2013/NĐ – CP của Chính Phủ về Quản lý, cung cấp, sử
dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng

12



×