Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Quản lý thuế đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ
--------------------------

TRẦN THỊ PHƢƠNG LAN

QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ CÓ VỐN
ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2006


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ
--------------------------

TRẦN THỊ PHƢƠNG LAN

QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ CÓ VỐN
ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số
: 60 31 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS. TS PHÍ MẠNH HỒNG

HÀ NỘI - 2006


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI
KHU

VỰC

KINH

TẾ



VỐN

ĐẦU



NƢỚC


NGỒI........................5

1.1. Thuế và vai trị của nó trong nền kinh tế................................................5
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và các cách phân loại thuế...................................5
1.1.2. Vai trò của thuế trong nền kinh tế........................................................11
1.2. Nội dung và yêu cầu của hoạt động quản lý thuế.................................15
1.2.1. Khái niệm quản lý thuế........................................................................15
1.2.2. Nội dung của công tác quản lý thuế.....................................................16
1.2.3.

Các

yếu

tố

ảnh

hƣởng

đến

công

tác

quản




thuế.................................22
1.2.4. Yêu cầu của công tác quản lý thuế......................................................25
1.2.5. Một số vấn đề phát sinh trong việc quản lý thuế.................................28
1.3. Đặc điểm của hoạt động đầu tƣ nƣớc ngồi và tác động của nó đến
cơng tác quản lý thuế.............................................................................30
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH
TẾ



VỐN

ĐẦU



NƢỚC

NGỒI



VIỆT

NAM............................36

2.1. Chính sách thuế áp dụng đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài ở Việt Nam.....................................................................................36
2.1.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp................................................................37



2.1.2.

Thuế

chuyển

lợi

nhuận

ra

nƣớc

ngoài..................................................42
2.1.3.

Thuế

thu

nhập

doanh

nghiệp

đối


với

chuyển

nhƣợng

vốn...................43
2.1.4. Thuế giá trị gia tăng.............................................................................44
2.1.5. Thuế tiêu thụ đặc biệt...........................................................................46
2.1.6. Thuế xuất nhập khẩu............................................................................48
2.1.7. Thuế thu nhập cá nhân.........................................................................51
2.2. Thực tiễn quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc
ngồi trong thời gian qua......................................................................54
2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý thuế và quy trình quản lý
thuế......................54
2.2.2. Phân tích hoạt động quản lý thuế theo các nội dung của nó................57
2.2.3. Kết quả cơng tác quản lý thuế..............................................................65
2.3. Đánh giá về công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp có
vốn

đầu



nƣớc

ngồi

trong


thời

gian

qua...........................................70
2.3.1. Những thành quả tích cực....................................................................70
2.3.2. Những vấn đề đặt ra và nguyên nhân của nó.......................................74
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ
ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGỒI Ở
VIỆT
NAM.............................................................................................81

3.1. Định hƣớng hồn thiện công tác quản lý thuế đối với khu vực kinh tế


vốn

đầu



tới........................................81

nƣớc

ngồi

trong


thời

gian


Định

3.1.1.

hƣớng

về

chính

sách

thuế............................................................81
3.1.2. Định hƣớng về quản lý thuế.................................................................83
3.2. Giải pháp hồn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối
với

khu

vực

kinh

tế




vốn

đầu



nƣớc

ngồi......................................85
3.2.1. Tiếp tục xây dựng và hồn thiện hệ thống chính sách thuế.................85
3.2.2. Cải cách cơ chế quản lý thuế theo hƣớng hiện đại hố tồn diện cơng
tác quản lý thuế...................................................................................91
3.2.2.1. Ban hành Luật quản lý thuế............................................................91
3.2.2.2. Áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý thuế......................93
3.2.2.3.

Tăng

cƣờng

thực

hiện

tuyên

truyền,


giáo

dục

về

thuế....................95
3.2.2.4. Đổi mới công tác thanh tra và kiểm tra thuế..................................97
3.2.2.5. Tăng cƣờng công tác thu nợ và cƣỡng chế thuế.............................99
3.2.2.6. Xây dựng đội ngũ cán bộ thuế có năng lực và trình độ chun mơn
cao................................................................................................101
3.2.3. Các giải pháp khác.............................................................................102
KẾT LUẬN......................................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................111
PHỤ LỤC........................................................................................................112


DANH MỤC VIẾT TẮT

APEC

: Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dƣơng (Asia Pacific
Economic Cooperation)

ASEAN

BT

: Hiệp hội các nƣớc Đông Nam á(Association of Southeast Asian
Nations)


BOT

: Xây dựng - Chuyển giao (Build - Operate - Transfer)

BTO

: Xây dựng - Hoạt động - Chuyển giao (Build-Operate-Transfer)

FDI

: Xây dựng - Chuyển giao - Hoạt động (Build - Transfer - Operate)

GATT

: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (Foreign Direct Investment)
: Hiệp ƣớc chung về thuế quan và mậu dịch (General Argreement on

GTGT
PFI

Tariffs and Trade)

ODA

: Giá trị gia tăng

SEV

: Đầu tƣ nƣớc ngoài gián tiếp (Facilitating Foreign Investment)


TNCN

: Hỗ trợ phát triển chính thức (Offical Development Assisstance)

TNCs

: Viết tắt của Hội đồng tƣơng trợ kinh tế các nƣớc XHCN (trƣớc đây)

TNDN

: Thu nhập cá nhân

TT§B
XNK
wto

: Các cơng ty xun quốc gia (Transnational Corporations)
: Thu nhập doanh nghiệp
: Tiêu thụ đặc biệt
: Xuất nhập khẩu
: Tổ chức thƣơng mại thế giới (World Trade Organization)


danh mục bảng và hình

Trang
BNG 2.1: TèNH HèNH N NG THUẾ CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP
CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI THUỘC CỤC THUẾ HÀ
NỘI QUẢN LÝ.

BẢNG 2.2: TỶ TRỌNG SỐTHU TỪ KHU VỰC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU
TƢ NƢỚC NGOÀI TRONG TỔNG SỐ THU TỪ NỘI ĐỊA.

57

64

BẢNG 2.3: CƠ CẤU NGUỒN THU THEO TỪNG SẮC THUẾ TRONG
TỔNG THU TỪ KHU VỰC KINH TẾ CĨ VỐN ĐẦU TƢ
NƢỚC NGỒI .
66
HÌNH 2.1: kết quả thu các loại thuế từ khu vực kinh tế có
vốn Đầu t- n-ớc ngoài trong giai đoạn 1996- 2004
65


KẾT LUẬN
Thuế có vai trị đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Thuế đảm bảo
nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc, thuế là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô, thuế là
công cụ phân phối lại thu nhập. Vai trò của thuế đƣợc phát huy hết tác dụng nếu
Nhà nƣớc biết sử dụng cơng cụ đó sao cho hợp lý và đúng cách. Vì vậy, cơng tác
quản lý thuế có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cơng tác quản lý kinh tế nhà
nƣớc nói chung.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi là một bộ phận cấu thành quan
trọng trong nền kinh tế thị trƣờng. Trong những năm qua, khu vực kinh tế này ở
Việt Nam đã góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nƣớc, thúc đẩy
xuất khẩu, tạo nhiều việc làm cho ngƣời lao động và giúp nền kinh tế tăng trƣởng
ổn định. Tuy nhiện, hoạt động kinh tế ở khu vực kinh tế này còn chứa đựng nhiều
diễn biến phức tạp. Do đó, cơng tác quản lý thuế đối với khu vực kinh tế có vốn đầu
tƣ nƣớc ngồi là nhiệm vụ chính trị quan trọng bởi vì hiệu quả quản lý thuế cao hay

thấp sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế quốc gia.
Trong những năm qua, công tác quản lý thuế đối với khu kinh tế có vốn đầu tƣ
nƣớc ngồi ở Việt Nam tuy đạt đƣợc nhiều kết quả đáng khích lệ nhƣ cải thiện đƣợc
số thu cho ngân sách quốc gia, góp phần tạo dựng nên mơi trƣờng đầu tƣ nƣớc
ngồi hấp đẫn song cơng tác quản lý thuế đối với khu vực này vẫn còn nhiều tồn tại
và hạn chế xuất phát từ khâu xây dựng chính sách quản lý thuế cho đến khâu triển
khai thực hiện chính sách quản lý đó. Việc nghiên cứu thực trạng quản lý thuế cho
thấy nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó là do: một mặt chính sách thuế áp
dụng đối với khu vực kinh tế này vẫn chứa đựng nhiều sự bất ổn định, thiếu đồng
bộ và chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế mặt khác cơ chế quản lý thuế hiện đang áp
dụng còn chứa đựng nhiều bất cập về cách thức quản lý, công nghệ quản lý và con
ngƣời quản lý nên đẫn đến tình trạng trốn thuế, tránh thuế và nợ đọng thuế vẫn còn
xảy ra.


Từ thực trạng quản lý thuế đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi
nhƣ vậy thì việc tăng cƣờng quản lý thuế đối với khu vực kinh tế này là hết sức cần
thiết. Về mặt chủ quan, việc tăng cƣờng quản lý thuế xuất phát từ yêu cầu đảm bảo
nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc, đảm bảo thực hiện công bằng cho các doanh
nghiệp và góp phần tăng cƣờng quản lý vĩ mơ của Nhà nƣớc đối với khu vực kinh tế
có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Về mặt khách quan, việc tăng cƣờng quản lý đƣợc xuất
phát từ tình hình phát triển kinh tế - xã hội nƣớc nhà trong thời gian qua và những
năm tới đang trong quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Vì vậy, các
giải pháp quản lý thuế đối với khu vực kinh tế này đƣợc đƣa ra trong luận văn là
những giải pháp cơ bản và mang tính chiến lƣợc dài hạn. Những biện pháp đó là:
tiếp tục xây dựng và hồn thiện chính sách thuế nhƣ ban hành các loại thuế mới, sửa
đổi, bổ sung các loại thuế hiện hành; cải cách cơ chế quản lý thuế hiện hành nhƣ
việc cần ban hành Luật quản lý thuế, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào việc
quản lý thuế, tăng cƣờng thực hiện tuyên truyền, giáo dục về thuế, đổi mới công tác
thanh tra, kiểm tra thuế, tăng cƣờng công tác thu nợ và cƣỡng chế thuế, xây dựng

đội ngũ cán bộ thuế có năng lực và trình độ chun mơn cao và triển khai mạnh mẽ
một số giải pháp khác nhƣ tăng cƣờng các biện pháp chống gian lận thuế qua định
giá chuyển giao, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý chức năng có liên quan
nhằm tạo dựng mơi trƣờng quản lý thuế tốt hơn.... Từ việc khắc phục những hạn
chế trong chính sách thuế cho đến việc cải cách cơ chế quản lý thuế theo hƣớng
hiện đại, tiên tiến và phù hợp với hoàn cảnh và đặc điểm phát triển kinh tế của Việt
Nam khơng nằm ngồi mục đích là hồn thiện và nâng cao hiệu quả cơng tác quản
lý thuế đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ở Việt Nam trong thời
gian tới.
Với mong muốn đƣợc đóng góp một phần nhất định trong công tác quản lý
thuế đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi ở Việt Nam trong thời gian
tới, hy vọng những giải pháp quản lý thuế đƣợc đƣa ra trong luận văn này sẽ có ích
đối với những ngƣời nghiên cứu về vấn đề “Quản lý thuế đối với khu vực kinh tế có
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ở Việt Nam” cũng nhƣ là đối với các nhà quản lý thuế Việt


Nam trong việc xây dựng, hoạch định và thi hành chính sách quản lý thuế đối với
khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi trong thời gian tới.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2001), Tài chính với vấn đề hội nhập: Cơ hội và thách thức
trong thời gian tới, Hà Nội.
2. Bộ Tài chính (2001), Hội nhập kinh tế quốc tế: chủ đề về lộ trình AFTA
đến năm 2006, Hà Nội.
3. TS Nguyễn Thị Bất, TS Vũ Duy Hào (2002), Giáo trình quản lý thuế, Nhà
xuất bản Thống kê, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Diễm Châu, Nguyễn Ngọc Thanh và Phan Hiển Minh ( 1996),
Cơ chế tài chính các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Bộ, Viện nghiên cứu Tài chính, Hà Nội.

5. Malcolm Gillis, Dwight H. Perkin, Michel Roemer, Dorald R. Snodgrass
(1990), Kinh tế học của sự phát triển, Viện nghiên cứu quản lý Trung ƣơng
- Trung tâm thông tin tƣ liệu, Hà Nội.
6. Phùng Xuân Nhạ (2001), Đầu tư quốc tế, Nhà xuất bản Đại học quốc gia,
Hà Nội.
7. Joseph. E. Stiglitz (1995), Kinh tế học công cộng, Nhà xuất bản Khoa học
và kỹ thuật, Hà Nội.
8. Nguyễn Ngọc Thanh (1998), Cơ chế kiểm tra và giám sát tài chính đối với
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ, Viện nghiên cứu Tài chính, Hà Nội.
...và các Báo cáo kết quả thu các loại thuế từ khu vực các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi của Tổng Cục thuế hàng năm từ 1999 đến 2003, các
số Tạp chí Thuế Nhà nước ra năm 2003, 2004 cùng các tài liệu tham khảo
khác.


PHỤ LỤC
ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI ĐƢỢC CẤP PHÉP
GIAI ĐOẠN 1998 - 2004

SỐ DỰ ÁN

TỔNG VỐN ĐĂNG KÝ
( TriÖu ®« la Mü)

Tổng số

6.164

48.081,3


1988-1990
1988
1989
1990
1991-1995
1991
1992
1993
1994
1995
1996-2000
1996
1997
1998
1999
2000
2001-2004
2001
2002
2003
2004

214
37
69
108
1.397
151
197

274
367
408
1.730
387
358
285
311
389
2.823
550
802
748
723

1.582,0
321,8
525,2
735,0
16.485,0
1.275,0
2.027,0
2.589,0
3.746,0
6.848,0
21.597,2
8.979,0
4.894,2
4.138,0
1.568,0

2.018,0
8.417,1
2.592,0
1.621,0
1.899,6
2.304,5

T.đó: VỐN PHÁP ĐỊNH
( TriƯu ®« la Mü)
23.413,4

1.007,4
288,4
311,5
407,5
8.606,1
663,6
1.418,0
1.468,5
1.899,0
3.157,0
9.978,7
3.280,0
2.404,4
1.976,0
693,3
1.625,0
3.821,2
1.044,1
721,4

933,3
1.122,4
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam

Ghi chú: Số liệu trên không bao gồm vốn đầu tư bổ sung cho các dự án đã cấp giấy phép
của các năm trước, các dự án của VIETSOPETRO.


MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

Đƣờng lối đổi mới của Đảng luôn khẳng định khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ
nƣớc ngồi là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trƣờng định
hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta, đƣợc khuyến khích phát triển lâu dài. Thu hút
đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là chủ trƣơng quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc
nhằm góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nƣớc, mở rộng hợp tác
kinh tế quốc tế, tạo sức mạnh tổng hợp phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,
phát triển đất nƣớc. Vì vậy hoạt động đầu tƣ nƣớc ngồi ln đƣợc Chính phủ
Việt Nam dành nhiều ƣu đãi, một trong những lĩnh vực đƣợc dành nhiều ƣu đãi
phải kể đến là lĩnh vực thuế.
Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nói chung và quản lý thuế đối với
doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi nói riêng là một nội dung rất quan trọng
của quản lý nhà nƣớc về mặt kinh tế. Công tác quản lý thuế trong nền kinh tế
quốc dân nhằm đạt đƣợc các mục tiêu cơ bản là đảm bảo huy động đầy đủ, kịp
thời số thu cho ngân sách nhà nƣớc; phát huy tốt nhất vai trò của thuế trong nền
kinh tế và tăng cƣờng ý thức chấp hành pháp luật cho các tổ chức kinh tế và dân
cƣ.
Do quản lý thuế đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi có nhiều
đặc thù nên cơng tác quản lý thuế đối với khu vực kinh tế này trong những năm
qua cịn đang đƣợc hồn thiện dần dần. Thực tế trong thời gian qua, hoạt động

kinh tế ở khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi diễn ra vơ cùng đa dạng và
phức tạp. Theo đó đã có hiện tƣợng một số doanh nghiệp nƣớc ngồi lợi dụng
chính sách thu hút đầu tƣ nƣớc ngồi thơng thống của Việt Nam để thực hiện
các hành vi trục lợi cho riêng mình và làm tổn hại đến lợi ích kinh tế của Việt
Nam (vi phạm nguyên tắc hai bên cùng có lợi). Vì vậy, việc phân tích, đánh giá
thực trạng công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ

1


nƣớc ngồi ở Việt Nam là để tìm ra những biện pháp quản lý thuế thích hợp
nhằm đƣa cơng tác quản lý thuế đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.
Do đó, việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài " Quản lý thuế đối với khu vực
kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ở Việt Nam " là cần thiết vì nó có ý nghĩa thiết
thực đối với cơng tác quản lý thu thuế ở Việt Nam trong thời gian tới.

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu về thuế khơng phải là đề tài q mới bởi đã có khơng ít cơng
trình nghiên cứu về thuế của các học giả trên thế giới đã đƣợc cơng bố, cũng nhƣ
có khơng ít các hội thảo quốc tế về thuế đã đƣợc diễn ra ở nhiều nƣớc trong thời
gian qua khi mà bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu diễn ra ở hầu khắp các nơi
trên thế giới. Có một số học giả tên tuổi phải kể đến ở đây nhƣ J.H.Haughtơn,
M.Gills, M.Perkins, M.Roemer và R.Smodgrass. Các cơng trình nghiên cứu về
thuế của các ơng đã phân tích đƣợc những mối quan hệ giữa chính sách thuế và
biến động của hoạt động ngân sách quốc gia trong việc đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế xã hội; trình độ phát triển và đặc trƣng của nền kinh tế; đánh giá
việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của các hệ thống thuế từng thời kỳ.
Ở Việt Nam, Chƣơng trình cải cách thuế hiện nay đang là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lƣợc tài chính giai đoạn 2001-2010 của nƣớc ta.
Chính vì vậy đã có khơng ít đề tài nghiên cứu xoay quanh vấn đề cải cách thuế ở

Việt Nam do các chuyên gia trong ngành tài chính thực hiện. Đã có khơng ít bài
báo đăng trên các tạp chí khoa học tranh luận về vấn đề thuế song đó chỉ là
những nghiên cứu riêng rẽ, chỉ mới đề cập đến từng sắc thuế. Gần đây nhất, ngày
18/3/2004, đề tài khoa học cấp Bộ mang mã số B2001.38.14 "Giải pháp hồn
thiện cơng tác quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay" do TS. Nguyễn
Thị Bất làm chủ nhiệm đã đƣợc nghiệm thu. Cơng trình nghiên cứu này đƣợc
đánh giá là có ý nghĩa thực tiễn cao vì nó đóng góp nhiều ý kiến cụ thể cho cơng
tác hoạch định chính sách của ngành thuế Việt Nam trong giai đoạn tới. Tuy
nhiên việc nghiên cứu cụ thể về vấn đề Quản lý thuế đối với khu vực kinh tế có

2


vốn đầu tư nước ngồi ở Việt Nam cịn là hƣớng nghiên cứu rất mới mẻ chƣa
đƣợc thể hiện trong các cơng trình nghiên cứu khoa học dài hơi. Vì vậy, đề tài
nghiên cứu của luận văn sẽ góp một phần nhỏ vào việc giải quyết vấn đề trên.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

Mục đích nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản
lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi ở Việt Nam.
Để thực hiện những mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
- Hệ thống hóa những khía cạnh lý luận cơ bản về thuế và quản lý thuế.
- Phân tích thực trạng của công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có
vốn đầu tƣ nƣớc ngồi ở Việt Nam, qua đó làm rõ đƣợc những khó khăn, vƣớng
mắc đang tồn tại trong công tác quản lý thu thuế đối với khu vực này.
- Đƣa ra những khuyến nghị, giải pháp nhằm hồn thiện chính sách thuế và tổ
chức quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Đối tƣợng nghiên cứu: Công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có

vốn đầu tƣ nƣớc ngồi ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đối tƣợng khảo
cứu sẽ đƣợc giới hạn trong phạm vi công tác quản lý thuế đối với các doanh
nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi của cơ quan thuế Hà Nội, từ đó khái qt chung
cho cơng tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi ở
Việt Nam. Cũng vì vậy, phạm vi về thời gian nghiên cứu đƣợc xem xét trong
khoảng thời gian từ năm 1999 đến năm 2003.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tổng quát là phƣơng pháp biện
chứng duy vật. Phù hợp với đối tƣợng nghiên cứu của mình, luận văn chú trọng
việc sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ phƣơng pháp so sánh,
phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp thống kê...

3


6. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN VĂN:

- Phân tích rõ thực trạng công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có
vốn đầu tƣ nƣớc ngồi ở Việt Nam nhằm chỉ ra đƣợc những vấn đề cần giải
quyết trong lĩnh vực này.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý thuế đối với các
doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi ở Việt Nam.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN:

Bố cục của luận văn đƣợc sắp xếp nhƣ sau:
Chƣơng 1 : Một số vấn đề chung về thuế và quản lý thuế đối với khu vực kinh tế
có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi.
Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý thuế đối với khu vực kinh tế có vốn đầu

tƣ nƣớc ngồi ở Việt Nam.
Chƣơng 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với khu
vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi ở Việt Nam.

4


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI
KHU VỰC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGỒI
1.1. THUẾ VÀ VAI TRỊ CỦA THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và các cách phân loại thuế
* Khái niệm
Thuế là một phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính đƣợc biết đến gần nhƣ
cùng một lúc với sự ra đời, tồn tại và phát triển của phạm trù Nhà nƣớc. Khái
niệm về thuế cũng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu đƣa ra nhƣng cho đến nay vẫn
chƣa có sự thống nhất chặt chẽ về mặt câu chữ và nội dung. Theo Mác thì " thuế
là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nƣớc, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu đƣợc
tiền hay tài sản của ngƣòi dân để dùng vào việc chi tiêu của Nhà nƣớc" (MácAngghen tuyển tập, nhà xuất bản Sự thật Hà nội, 1961, tập 2) và theo Angghen
thì "để duy trì quyền lực cơng cộng, cần phải có sự đóng góp của cơng dân cho
Nhà nƣớc, đó là thuế má" (Angghen, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tƣ hữu
và Nhà nƣớc, nhà xuất bản Sự thật Hà nội, 1962). Quan niệm về thuế của Mác
và Angghen cho thấy hai ơng đã nhìn thấy rõ và nhấn mạnh khía cạnh cơng dụng
của thuế khố. Cịn Lênin thì cho rằng " thuế là cái mà Nhà nƣớc thu của dân
nhƣng không bù lại " và " thuế cấu thành nên phần thu của Chính phủ, nó đƣợc
lấy ra từ sản phẩm của đất đai và lao động trong nƣớc, xét cho cùng thì thuế đƣợc
lấy ra từ tƣ bản hay thu nhập của ngƣời chịu thuế " (Lênin toàn tập - tập 15).
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội thời kỳ đƣơng đại, khái niệm
về thuế cũng đƣợc dần hoàn chỉnh hơn.
Trong cuốn từ điển kinh tế của các tác giả ngƣời Anh là Chrisopher Pass và

Bryan Lowes thì thuế là một biện pháp của Chính phủ đánh trên thu nhập của cải
và vốn nhận đƣợc của cá nhân hay doanh nghiệp, trên việc chi tiêu hàng hoá dịch
vụ và trên tài sản. Còn hai nhà nghiên cứu ngƣời Mỹ là K.P.Makkohhell và

5


C.L.Bryu trong cuốn Economic của mình thì cho rằng: thuế là một khoản chuyển
giao bắt buộc bằng tiền (hoặc chuyển giao bằng hàng hố, dịch vụ) của các cơng
ty và các gia đình cho Chính phủ mà trong sự trao đổi đó họ khơng nhận đƣợc
một cách trực tiếp hàng hố, dịch vụ nào cả, khoản nộp đó khơng phải là tiền
phạt mà toà án tuyên phạt do hành vi vi phạm pháp luật. Có thể nói định nghĩa về
thuế của hai nhà kinh tế Mỹ đã lột tả đƣợc tính đặc thù cơ bản của thuế.
Định nghĩa chính xác về thuế thực sự còn đang đƣợc các nhà nghiên cứu tài
chính ở Việt Nam bàn thảo. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu tài chính của
Việt Nam, trong khái niệm về thuế cần phải nêu đƣợc các khía cạnh sau:
- Nội dung kinh tế của thuế đƣợc đặc trƣng bởi mối quan hệ tiền tệ giữa
Nhà nƣớc với ngƣời nộp thuế.
- Mối quan hệ này đƣợc nảy sinh một cách khách quan và có ý nghĩa xã hội
đặc biệt, trong đó việc chuyển giao thu nhập có tính bắt buộc theo mệnh lệnh của
Nhà nƣớc và đƣợc quy định bằng pháp luật đối với mức thu và thời gian thu.
Với cách hiểu nhƣ trên thì thuế có thể đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
Thuế là một khoản chuyển giao thu nhập bắt buộc từ các thể nhân và pháp
nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời gian được pháp luật ấn định. Khoản
chuyển giao thu nhập này nhằm phục vụ cho mục tiêu công cộng, không được sử
dụng cho mục tiêu cá nhân.

* Đặc điểm cơ bản của thuế
Từ định nghĩa trên và kết hợp với sự phát triển của thuế trong đời sống kinh
tế-xã hội cho thấy thuế có những đặc điểm chủ yếu sau:

 Thuế là một khoản chuyển giao thu nhập có tính bắt buộc
Đặc điểm này biểu hiện hai khía cạnh của thuế:
Một là, về bản chất nguồn hình thành nên khoản thuế là thu nhập do hoạt
động kinh tế của các thể nhân và pháp nhân tạo ra. Hệ thống thuế của các quốc
gia bao gồm nhiều loại thuế, sắc thuế và mỗi loại có chức năng điều chỉnh khác

6


nhau nhƣ có loại điều chỉnh thu nhập, có loại điều chỉnh tiêu dùng hay có loại
điều chỉnh tài sản ... Tuy đối tƣợng điều chỉnh của các loại thuế là khác nhau
song để có đƣợc số lƣợng thuế thu vào cho ngân sách nhà nƣớc thì chắc chắn
phải có thu nhập của xã hội. Các khoản thu nhập trong xã hội đƣợc thay đổi, biến
hình trong chu trình kinh tế và từ sự biến đổi đó hình thành nên các loại thu nhập.
Ứng với các loại thu nhập thì có các loại thuế điều chỉnh thu nhập đó.
Hai là, thuế khác với các loại hình thức động viên khác của tài chính Nhà
nƣớc là nó mang tính bắt buộc. Tính bắt buộc của thuế thể hiện phƣơng thức
phân phối của Nhà nƣớc mà kết quả của q trình đó là một bộ phận thu nhập
của ngƣời nộp thuế phải chuyển giao cho Nhà nƣớc không kèm theo một sự cấp
phát hoặc những quyền lợi trực tiếp nào mà ngƣời nộp thuế đƣợc thụ hƣởng.
Tính bắt buộc của thuế bắt nguồn từ những lý do chủ yếu là thuế không gắn với
lợi ích cụ thể của ngƣời nộp thuế và sở dĩ bắt buộc phải thu thuế là do bắt nguồn
của tính chất hàng hố cơng mà Nhà nƣớc cung cấp. Vì trong quá trình cung cấp
và thụ hƣởng hàng hố cơng xuất hiện hiện tƣợng "kẻ ăn theo"- là những ngƣời
chỉ muốn đƣợc hƣởng lợi mà không mất một khoản chi phí nào. Chính vì vậy,
muốn bù đắp cho những chi phí bỏ ra để cung cấp hàng hố công bắt buộc Nhà
nƣớc phải thu thuế của những ngƣời thụ hƣởng.
 Thuế là một khoản chuyển giao thu nhập khơng mang tính hồn trả trực
tiếp
Tính khơng hồn trả trực tiếp của thuế đƣợc thể hiện trên hai khía cạnh.

Thứ nhất là ngƣời nộp thuế thực hiện việc nộp thuế để thể hiện nghĩa vụ đối với
Nhà nƣớc và không có quyền yêu cầu Nhà nƣớc phải cung cấp hàng hố cơng có
giá trị đúng bằng giá trị nộp thuế. Thứ hai là các khoản thuế thu đƣợc của từng
ngành, từng lĩnh vực khơng địi hỏi buộc phải trả lại đúng bằng số đã nộp thuế
khi Nhà nƣớc tiến hành biện pháp cấp phát, hỗ trợ. Tính khơng hồn trả trực tiếp
là một đặc điểm để phân biệt thuế với các hình thức huy động tài chính khác của
Nhà nƣớc.

7


 Thuế là khoản thu nhập của Nhà nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của các
yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia
Thuế là hình thức động viên thu nhập do hoạt động kinh tế của các thể nhân
và pháp nhân tạo ra. Do đó, một nền kinh tế có năng suất và hiệu quả thấp thì
nguồn thu thuế mà Nhà nƣớc có thể huy động đƣợc cũng thấp. Mặt khác, thuế có
quan hệ chặt chẽ với lợi ích của các tầng lớp dân cƣ. Vấn đề lợi ích vật chất là
vấn đề nhạy cảm với vấn đề chính trị - xã hội. Vì lý do đó mà thuế là yếu tố chịu
sự chi phối bởi các vấn đề chính trị - xã hội của quốc gia.
 Thuế được pháp luật hoá ở mức cao nhất
Thuế là một phạm trù tài chính có nội dung kinh tế, chính trị quan trọng,
gắn chặt với lợi ích vật chất của các tầng lớp dân cƣ. Do dó, Nhà nƣớc không thể
lạm dụng quyền hành một cách tuỳ tiện trong việc thu thuế. Việc thu thuế của
Nhà nƣớc phải đƣợc các tầng lớp dân cƣ thừa nhận thông qua ngƣời đại diện cao
nhất của mình là quốc hội. Quốc hội xác lập quyền thu thuế của Chính phủ bằng
hệ thống luật lệ.
 Thuế thể hiện tính quyền lực của quốc gia
Tính quyền lực quốc gia của thuế thể hiện việc thu thuế thuộc chủ quyền
của một Nhà nƣớc độc lập khơng có sự can thiệp từ bên ngồi. Ngay nay theo xu
hƣớng mở cửa và hội nhập quốc tế, tính quyền lực quốc gia của thuế đã có sự suy

giảm song khơng có nghĩa là các quốc gia từ bỏ chủ quyền đánh thuế của mình.

* Phân loại thuế
Phân loại thuế là việc sắp xếp các sắc thuế trong hệ thống thuế thành những
nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định. Việc phân loại thuế có ý nghĩa
quan trọng trong quản lý thu thuế từ khâu xây dựng chính sách đến triển khai
thực hiện. Vì mỗi loại thuế có những đặc điểm riêng địi hỏi phải có quy trình thu
thuế riêng biệt nên việc phân loại thuế chính xác là cơ sở quan trọng để tổ chức
đúng đắn việc thu nộp thuế phù hợp với quy trình thu từng loại thuế.

8


Có nhiều tiêu thức phân loại thuế khác nhau đƣợc sử dụng ở nƣớc ta và trên
thế giới. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà có thể phân loại thuế theo một số tiêu
thức sau:
+ Theo phương thức đánh thuế
Tuỳ thuộc vào phƣơng pháp đánh thuế trực tiếp hay gián tiếp vào thu nhập
mà ngƣời ta chia hệ thống thuế làm hai loại : thuế trực thu và thuế gián thu.
- Thuế trực thu: Là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của
ngƣời nộp thuế. Do vậy ngƣời nộp thuế trực thu đồng thời cũng là ngƣời chịu
thuế trực thu. Từ đặc điểm này mà thuế trực thu làm cho cơ hội chuyển dịch
gánh nặng thuế cho ngƣời khác trở nên khó khăn hơn.
Về mặt nguyên tắc thì loại thuế này mang tính chất thuế luỹ tiến vì nó tính
đến khả năng thu nhập của ngƣời nộp thuế. Do đó loại thuế này có ƣu điểm
lớn là điều hoà thu nhập, giảm bớt chênh lệch đáng kể về mức sống giữa các
tầng lớp dân cƣ - một "khuyết tật" của nền kinh tế thị trƣờng. Tuy nhiên loại
thuế trực thu có nhƣợc điểm là gây ra những phản ứng mạnh từ phía ngƣời
nộp thuế mỗi khi Chính phủ có sự điều chỉnh thuế, dễ xảy ra tình trạng trốn
lậu thuế. Mặt khác loại thuế này có diện thu thuế khá rộng và phân tán làm

cho việc tính tốn và theo dõi thu thuế phức tạp tạo nên gánh nặng quản lý
thuế.
Ở Việt Nam loại thuế trực thu bao gồm các sắc thuế sau: Thuế thu nhập
đối với ngƣời có thu nhập cao (thuế thu nhập cá nhân), thuế thu nhập doanh
nghiệp (thuế lợi tức doanh nghiệp), thuế tài nguyên, thuế nhà đất, thuế sử
dụng đất nông nghiệp ...
- Thuế gián thu: Là loại thuế không đánh trực tiếp vào thu nhập và tài sản
của ngƣời nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá và
dịch vụ. Khi bị đánh thuế, giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ thay đổi. Điều này
khiến cho ngƣời nộp thuế có thể dịch chuyển (một phần hay toàn bộ) gánh
nặng thuế sang cho ngƣời khác.

9


Đƣợc "che đậy" trong giá bán hàng hoá nên thuế gián thu ít gây ra những
phản ứng từ phía ngƣời chịu thuế mỗi khi Chính phủ quyết định tăng thuế.
Thuế gián thu mang lại nguồn thu thƣờng xuyên và tƣơng đối ổn định cho
ngân sách Nhà nƣớc vì trong điều kiện nào thì tiêu dùng cũng vẫn diễn ra và
ln có xu hƣớng ngày càng phát triển. Nghiệp vụ tính và thu thuế gián thu
cũng đơn giản hơn thuế trực thu do đó làm cho chi phí quản lý thuế gián thu
cũng thấp hơn so với thuế trực thu.
Do bản chất mang tính luỹ thối nên thuế gián thu chƣa đảm bảo đƣợc
tính cơng bằng trong đánh thuế ( thực chất là đánh vào thu nhập ngƣời tiêu
dùng). Vì thuế gián thu đƣợc tính trên mỗi đơn vị sản phẩm nên bất kể ngƣời
tiêu dùng là giàu hay nghèo đều chịu sự điều tiết nhƣ nhau trên cùng số lƣợng
tiêu dùng nhƣ nhau. Số thuế này đem so với thu nhập của ngƣời giàu và
ngƣời nghèo thì trong đại đa số trƣờng hợp là mang tính luỹ thối.
Ở Việt Nam loại thuế gián thu bao gồm các sắc thuế sau: Thuế giá trị gia
tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu.

+ Theo cơ sở đánh thuế
Mỗi sắc thuế có đối tƣợng tác động (cơ sở đánh thuế) khác nhau do đó tác
dụng của các sắc thuế cũng rất khác nhau. Tuy nhiên hệ thống thuế đƣợc phân
loại thuế theo tiêu thức này gồm 3 loại thuế chính: thuế thu nhập, thuế hàng hóa
và thuế tài sản
- Thuế thu nhập : Loại thuế này đánh vào thu nhập của các tổ chức kinh tế
và các cá nhân. Tác dụng của thuế thu nhập là điều tiết thu nhập, đảm bảo
công bằng trong phân phối. Các sắc thuế thu nhập ở Việt Nam là: thuế thu
nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển lợi nhuận ra nƣớc
ngoài.
- Thuế hàng hóa : Là loại thuế đánh vào hàng hóa (thƣờng đánh theo giá
trị hàng hóa). Tác dụng của thuế hàng hóa là hƣớng dẫn sản xuất, tiêu dùng
theo định hƣớng cơ cấu hàng hoá, dịch vụ của Nhà nƣớc. Loại thuế này bao

10


gồm các sắc thuế nhƣ: thuế doanh thu(cũ), thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ
đặc biệt.
- Thuế tài sản : Là loại thuế đánh vào việc nắm giữ hay chuyển nhƣợng tài
sản nhƣ thuế tài sản ở một số nƣớc trên thế giới hay thuế trƣớc bạ, thuế
chuyển quyền sử dụng đất hoặc thuế sử dụng vốn ở nƣớc ta.
Ngoài hai cách phân loại theo hai tiêu thức ở trên cịn có nhiều cách phân
loại khác chẳng hạn nhƣ phân loại thuế theo tính chất thuế suất mà sắc thuế đó
áp dụng (bao gồm : thuế luỹ tiến, thuế tỷ lệ, thuế luỹ thối)...
Tóm lại, trong thực tế có nhiều tiêu thức phân loại thuế và tuỳ theo yêu cầu
quản lý ở mỗi nƣớc mà có sự lựa chọn, áp dụng khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay
ở nhiều nƣớc, để phân loại thuế ngƣời ta chủ yếu dựa vào hai tiêu thức là:
phƣơng pháp đánh thuế và cơ sở đánh thuế. Xuất phát từ năng lực quản lý và
tâm lý chung của xã hội mà hệ thống thuế ở mỗi nƣớc chú ý đến tầm quan trọng

của từng loại thuế khác nhau. Ở các nƣớc phát triển ngƣời ta thƣờng quan tâm
đến hệ thống thuế thu nhập nhất là thuế thu nhập cá nhân bởi thuế thu nhập cá
nhân đƣợc xem là có các tác động tích cực nhƣ: tạo ra nguồn thu lớn, cải thiện
đƣợc việc phân phối thu nhập, có khả năng làm ổn định thu nhập và giá cả, ngăn
ngừa sự phân bố nguồn lực kém hiệu quả do việc lạm dụng thuế gián thu. Đối
với các nƣớc đang phát triển hoặc kém phát triển thì thuế thu nhập ít đƣợc coi
trọng hơn vì việc thu thuế này thƣờng gặp nhiều khó khăn do thu nhập của đại
bộ phận dân cƣ còn thấp, các giao dịch tiền tệ khó kiểm sốt, trình độ học vấn và
ý thức pháp luật của ngƣời dân còn hạn chế, chế độ báo cáo, kiểm tốn tài chính
chƣa đảm bảo tính trung thực... Do đó, ở các nƣớc đang phát triển và kém phát
triển có xu hƣớng chung là coi trọng thuế gián thu hơn là các loại thuế trực thu.

1.1.2. Vai trò của thuế trong nền kinh tế
1.1.2.1. Thuế là nguồn thu chủ yếu vào ngân sách nhà nƣớc

Ngay từ khi ra đời, bằng quyền lực chính trị của mình, Nhà nƣớc đã đặt ra
nhiều thứ thuế để bắt mọi thành viên trong xã hội phải đóng góp một phần thu

11


nhập của họ cho Nhà nƣớc nhằm tạo nguồn tài chính cho việc chi tiêu, hoạt động
của thực thể Nhà nƣớc. Nhờ có khoản đóng góp này mà bộ máy Nhà nƣớc mới
tồn tại và hoạt động đƣợc.
Nhà nƣớc ban hành pháp luật thuế và ấn định các loại thuế áp dụng đối với
các thành viên trong xã hội bao gồm các pháp nhân và các thể nhân. Pháp luật
thuế có chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội và mục đích chủ yếu của việc
điều chỉnh các quan hệ xã hội này là nhằm tạo lập quỹ ngân sách Nhà nƣớc. Theo
tiến trình phát triển của lịch sử thế giới, hoạt động thu thuế đƣợc nhìn nhận là
ngày càng lớn mạnh và đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc tạo lập ngân

sách của các quốc gia. Hiện nay, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, sau khi
thực hiện cải cách hệ thống thuế, số thu từ thuế thƣờng chiếm tới hơn 90% tổng
số thu ngân sách quốc gia.
Với vai trò chủ đạo trong việc tạo lập cho ngân sách quốc gia thì hoạt động
thu thuế thƣờng nhận đƣợc nhiều sự quan tâm chú ý từ phía Chính phủ cũng nhƣ
từ phía dân chúng. Thơng qua thu thuế, một phần tổng sản phẩm quốc nội đƣợc
tập trung vào ngân sách Nhà nƣớc. Tuy nhiên việc tập trung thu nhập qua thuế
cũng chỉ có giới hạn bởi: nếu Chính phủ đánh thuế quá cao sẽ dẫn đến việc dân
chúng từ bỏ hoạt động sản xuất kinh doanh, chuyển sang hoạt động kinh tế ngầm
và tìm mọi cách trốn thuế, từ đó dẫn đến sự bào mịn khả năng tích luỹ để tái sản
xuất xã hội và làm giảm số thu thuế trong tƣơng lai. Nếu Chính phủ thu thuế quá
thấp thì dẫn đến nguồn lực xã hội tập trung vào tay Nhà nƣớc bị thiếu hụt, do đó
Nhà nƣớc khơng có đủ nguồn lực để thực hiện các chƣơng trình chi tiêu cơng
cộng cần thiết. Chính vì vậy, trong việc tập trung, điều động thu nhập vào ngân
sách thì cơng tác đánh giá đúng khả năng thu thuế của quốc gia phải đƣợc chú
trọng.
1.1.2.2.Thuế là công cụ điều tiết kinh tế của Nhà nƣớc

Thuế tham gia vào điều tiết kinh tế vĩ mô - đây là vai trò đặc biệt quan
trọng của thuế trong nền kinh tế thị trƣờng.

12


Khác với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, trong nền kinh tế thị trƣờng,
Nhà nƣớc không trực tiếp can thiệp vào các hoạt động kinh tế, xã hội bằng các
mệnh lệnh hành chính mà thay vào đó Nhà nƣớc thực hiện điều tiết nền kinh tế ở
tầm vĩ mô. Tức là Nhà nƣớc chỉ đƣa ra các chuẩn mực mang tính định hƣớng
trên phạm vi diện rộng và bằng các cơng cụ địn bẩy để hƣớng các hoạt động xã
hội đi theo, nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đề ra, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt

động kinh tế-xã hội thực hiện trong khuôn khổ luật pháp.
Điều tiết đối với nền kinh tế là yêu cầu khách quan, thƣờng xuyên mà Nhà
nƣớc phải thực hiện trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng. Thông qua các quy
định của pháp luật thuế về cơ cấu các loại thuế, phạm vi đối tƣợng nộp thuế, thuế
suất, miễn giảm thuế... Nhà nƣớc chủ động phát huy vai trò điều tiết đối với nền
kinh tế. Vai trò này của thuế đƣợc thể hiện ở chỗ thuế là công cụ tác động đến tƣ
duy đầu tƣ, hành vi đầu tƣ của các chủ thể kinh doanh, hành vi tiêu dùng của dân
chúng hay mọi thành viên trong xã hội. Vì thế, dựa vào cơng cụ thuế, Nhà nƣớc
có thể thúc đẩy hoặc hạn chế việc đầu tƣ, tiêu dùng.
Thông qua các quy định của pháp luật thuế, Nhà nƣớc chủ động can thiệp
đến cung - cầu trên các thị trƣờng. Sự tác động của Nhà nƣớc để điều chỉnh cung
- cầu trên các thị trƣờng của nền kinh tế một cách hợp lý sẽ có tác động lớn đến
sự ổn định và tăng trƣởng kinh tế.
Trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trƣờng
tất yếu dẫn đến tình trạng suy thối về tài chính ở một số doanh nghiệp. Đối với
những ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cần khuyến khích, ngồi các
quy định chung, pháp luật thuế cịn có các quy định ƣu đãi, miễn giảm thuế nhằm
khắc phục sự suy thoái về tài chính, tạo sự ổn định và phát triển của các doanh
nghiệp.
Điều tiết tiêu dùng của xã hội là hoạt động quan trọng của Nhà nƣớc trong
nền kinh tế thị trƣờng. Khi cần hạn chế tiêu dùng đối với một số hàng hố và
dịch vụ nào đấy, Nhà nƣớc có thể tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng, thuế xuất

13


×