Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Thế giới nói về Người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.1 KB, 6 trang )

THẾ GIỚ I NÓI VỀ NGƯỜI
-HỒ CHÍ MINH CON NG ƯỜ I CỦA MỌI DÂN TỘC YÊU HÒA BÌN H
"... Chúng ta được tiếp xúc với một người. Người ấy là một phần lịch sử của châu Á. Ngoài phần
gặp gỡ một con người vĩ đại, chúng ta không chỉ được tăng thêm về sự hiểu biết mà chúng ta còn
lớn lên về tầm vóc. Được gặp Người ấy, một con người từng trải khiến chúng ta trở nên tốt hơn.
... Thật là một điều hân hạnh được gặp con người vĩ đại và có sức hút mãnh liệt đối với chúng ta.
Mặc dầu trong thế giới ngày nay còn có khác biệt và xung đột, nhưng được gặp Bác Hồ, chúng ta
thật sung sướng được thấy lòng tốt của con người... tình bạn, lòng nhân ái sẽ vượt qua tất cả".
P.J.Nêru, Thủ tướng Ấn Độ. Trích lời phát biểu trong tiệc chiêu đãi Chủ tịch Hồ Chí Minh,
ngày 7-2-1958
"Người không phải chỉ là một người yêu hoà bình mà còn là một nhân vật đặc biệt đáng yêu và hữu
nghị, một con người không nghĩ gì đến mình, giản dị và khiêm tốn. Là Chủ tịch nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà, Người không tự giam mình trong tháp ngà. Về cơ bản, Người là một con người
của quần chúng, một lãnh tụ có sự kết hợp hiếm có giữa lòng khoan dung tột độ và ý chí kiên quyết
nhất. Xét theo bất cứ tiêu chuẩn nào, Người cũng là một nhân vật nổi bật nhất trong thời đại chúng
ta".
P.J.Nêru, Thủ tướng Ấn Độ. Bài đăng trên Báo Người yêu nước của Ấn Độ, số ra ngày 14-9-
1969
"Đức độ lượng, tính giản dị, tình yêu nhân loại, sự tận tụy hy sinh và lòng dũng cảm của Người sẽ
cổ vũ các thế hệ mai sau".
Inđira Ganđi, Thủ tướng Ấn Độ. Điện chia buồn, ngày 4-9-1969
"... Được gặp gỡ và nói chuyện với Đồng chí Hồ Chí Minh là một ấn tượng không thể nào quên
được. Đây là một con người vĩ đại nhưng không bao giờ Người tỏ ra mình là một con người vĩ đại.
Mặc dầu những trọng trách phải gánh vác, Người vẫn thân ái, nhiệt tình và sôi nổi làm cho bạn cảm
thấy thoải mái ngay".
Giôn Gôlan, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Anh. Báo Quân đội Nhân dân, số ra ngày 15-11-
1969
"... Tôi chưa có dịp được hân hạnh gặp Người, nhưng qua nhiều tài liệu mà tôi đã được đọc, qua
những hoạt động của Người, sự thật Người là một nhà cách mạng vĩ đại, một người vĩ đại của thời
đại...".
T.Étlandô, Thủ tướng Thụy Điển. Báo Nhân Dân, số ra ngày 9-9-1969


"Trước hết phải nói một ý nghĩa rất riêng: chúng tôi thấy và cảm thấy rằng ở Việt Nam mọi người
yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh như thể yêu mẹ hoặc yêu con của mình. Mọi người yêu Người, song
không phải như yêu một ông Trời, mà yêu như thể yêu mẹ hoặc yêu con. Bởi thế, tình yêu đối với
Người sâu xa, vô tận. Có thể cảm thấy điều đó ở từng người Việt Nam. Đây không phải là tình yêu
huyền bí, mà là một tình yêu thực tế. Nhưng cũng có cái thực tế tuyệt đẹp tới mức có thể biến thành
một bông hoa. Và tình yêu đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như tình yêu đối với hoa hoặc đối
với súng, cũng như tình yêu đối với mẹ hoặc đối với con. Đó là điều mà chúng tôi cảm thấy ở Việt
Nam.
... Trong con người Chủ tịch Hồ Chí Minh có một sức mạnh khiến người ta vững tin rằng có Người
ở Việt Nam thì không thể có chuyện gì xảy ra, rằng không bao giờ vắng Người ở Việt Nam, rằng
Người mãi mãi ở Việt Nam, và vì thế Việt Nam mãi mãi có Người, Việt Nam mãi mãi là của
Người".
Ađê Xantamaria, Uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Cuba: Việt Nam mãi mãi có Người.
Tuần báo Cuba Bôhêmiêng, số ra ngày 12-9-1969
"Tôi đã thấy được một con người đôn hậu, vui tính, giản dị, hết sức nhạy bén đối với những người
xung quanh. Đồng thời tôi cũng thường xuyên cảm nhận được tầm vóc lớn lao và siêu phàm trong
nhân cách - sức mạnh trí tuệ, sự sáng suốt và ý chí của Người.
Mối liên hệ giữa Đồng chí Hồ Chí Minh với đất nước và đồng bào mình là mối liên hệ thường
xuyên và vững chắc. Trong nhiều năm, Người sống xa Việt Nam, nhưng không bao giờ mối liên hệ
đó suy giảm đi, đó là nguồn sức mạnh và là chỗ dựa vững chắc của Người trong những năm khó
khăn nhất.
Làm cách mạng, tìm kiếm con đường đi đến tự do, đó là tính chất chủ yếu trong nhân cách của
Đồng chí Hồ Chí Minh".
Ecatêrina Vecnisêva, Đạo diễn phim Tên Người là Hồ Chí Minh. Tạp chí Tổ quốc, số 9-1985
""Bác Hồ của chúng tôi"! Biết bao lần trong thời gian ở Việt Nam, tôi đã nghe mấy tiếng đó! Trong
giọng nói trẻ trung của các em bé, trong giọng nói ngọt ngào của các cô gái, trong tiếng nói có vẻ
mệt mỏi của những người già, nhưng luôn luôn những tiếng ấy vang lên một cách trìu mến, kèm
theo một nụ cười rạng rỡ trên những khuôn mặt.
"Bác Hồ!" hai tiếng ấy là cả tình yêu của hơn ba mươi triệu người Việt Nam đối với vị Chủ tịch
nước".

Phêlich Pita Rôđrighết, Chủ tịch Hội Nhà văn Cu ba
"Ở con người Hồ Chí Minh, mỗi người đều thấy biểu hiện của nhân vật cao quý nhất, bình dị nhất
và được kính yêu nhất trong gia đình mình...
Nếu so sánh với vũ khí thì điều đó quan trọng không kém tất cả vũ khí của hạm đội 7... Hình ảnh
của Hồ Chí Minh đã hoàn chỉnh với sự kết hợp đức khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của Chúa,
triết học Mác, thiên tài cách mạng của Lênin và tình cảm của một người chủ gia tộc, tất cả bao bọc
trong một dáng dấp rất tự nhiên...".
Êlen Tuốcmerơ: Trở thành người Bác như thế nào? Sách vàng về Việt Nam, Nhà sách Viện
Hàn lâm, Béclin, 1966
"Vào thăm ngôi nhà của Người, tôi càng cảm thấy Đồng chí Hồ Chí Minh vẫn sống. Từng chi tiết
nhỏ cũng như toàn bộ ngôi nhà đều ánh lên sự thông thái của Người và còn nguyên dấu vết cuộc
đời của một con người đầy tình yêu nhân dân, đầy yêu thương con trẻ, dào dạt tình yêu Tổ quốc,
yêu những người lao động, yêu Đảng, yêu chủ nghĩa xã hội và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.
Ngôi nhà nhỏ bé giản dị của Bác Hồ chứa đựng một bài học hùng hồn và rõ ràng về đức tính khiêm
tốn cách mạng, trí thông minh, bình tĩnh, phục vụ nhân dân và sự nghiệp giải phóng, kiên quyết lên
án mọi biểu hiện sùng bái cá nhân...".
Xaphích Horêhơ Hađen, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản En Xanvađo. Sổ ghi cảm tưởng Khu
di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hà Nội, ngày 1-6-1980
"Thái độ của Người giản dị không thể tưởng tượng được. Trong cách đối xử với chúng tôi, Người
thân ái một cách đặc biệt nổi bật khi Người nói với chúng tôi bằng tiếng Tây Ban Nha:
"Companeros, gracias!" (cảm ơn các đồng chí!) và bao giờ cũng vậy, Người nói thêm: "Que lejos
estado su pais!" (đất nước của đồng chí xa quá!). Tôi ngạc nhiên hỏi Người học tiếng Tây Ban Nha
ở đâu. Người kể ra trước đây, Người đã từng đi dọc bờ biển khu vực Mỹ Latinh, làm phụ bếp trên
những chiếc tàu buôn. Con người từng bôn ba ở nước ngoài, từng kiếm sống bằng nghề nấu bếp
bình thường ấy đứng trước chúng tôi giản dị như thế, mặc dầu có sức hút khổng lồ trên thế giới".
Xanvado Agienđê, Tổng thống Cộng hoà Chilê. Trích bài nói chuyện với nhà báo Pháp Rêgi
Đơbray, đăng trên Báo Pruntô Phinan (Chilê). Báo Cứu quốc, số ra ngày 16-5-1971
"Đến thăm ngôi nhà của Đồng chí Hồ Chí Minh đã giúp chúng tôi hiểu biết hơn nữa và khắc sâu
thêm lòng kính yêu Người. Chúng tôi biết nói gì bây giờ? Một tấm gương tuyệt đẹp mà Đồng chí
Hồ Chí Minh đã nêu lên trong cuộc đời khiêm tốn, giản dị của mình...".

Đanien Naamê, Uỷ viên Bộ Chính trị Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Xiri. Sổ ghi cảm
tưởng Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hà Nội, ngày 30-3-1982
"Có biết bao nhiêu tấm gương cổ vũ lớp người trẻ đứng vào hàng ngũ của phong trào cộng sản. Hồ
Chí Minh đã và đang là những tấm gương như vậy.
Bởi vậy, Đồng chí Hồ Chí Minh đã dựng nên một đài kỷ niệm sống vĩ đại ở nước Cộng hoà Liên
bang Đức".
Hơbớt Misơ, Chủ tịch Đảng Cộng sản Cộng hoà Liên bang Đức. Sổ ghi cảm tưởng Khu di
tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hà Nội, ngày 16-12-1976
"Trong những năm công tác ở Việt Nam, tôi đã nhiều lần nhìn thấy và được nghe Đồng chí Hồ Chí
Minh nói... Chỉ riêng vóc dáng bên ngoài của Người cũng khiến những người xung quanh có ấn
tượng không sao quên được. Những "nét đặc biệt" trên khuôn mặt Người là chòm râu bạc điển hình
của các cụ già Việt Nam, và đôi mắt kỳ lạ có một không hai: luôn luôn tươi trẻ, linh hoạt, rực sáng,
pha chút hóm hỉnh, cái nhìn chăm chú, tinh anh nhưng hiền hậu, dễ mến. Ai cũng ngạc nhiên thấy
dáng đi của Người lúc nào cũng nhẹ nhàng, cử chỉ, động tác lúc nào cũng gọn gàng, dứt khoát và
giọng nói, tiếng cười lúc nào cũng nhiệt tình, tươi trẻ. Sự quan tâm chân thành của Người đối với
những ai được tiếp chuyện, thái độ ân cần, niềm nở đặc biệt của Người đã tạo nên bầu không khí
thoải mái, thân ái ngay từ những phút đầu gặp gỡ. Cũng như tất cả những ai mong muốn được gặp
Người, tôi sửng sốt thấy Người kết hợp được một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn tính giản dị và lòng
nhân đạo hiếm có với ý chí sắt đá và lòng dũng cảm vô song của một chiến sĩ cách mạng.
Hồ Chí Minh thuộc đội ngũ chiến sĩ cách mạng chân chính, xuất sắc của chủ nghĩa Lênin. Những
chiến sĩ thuộc đội ngũ này chẳng những tiếp thu và thực hiện học thuyết Lênin vĩ đại trong thực tế
mà còn bằng phẩm chất cá nhân của mình, bằng tấm gương của đời mình thể hiện sức hấp dẫn
mạnh mẽ của tư tưởng cộng sản. Một nhà báo đã hỏi Xanvađo Agienđê, người con quang vinh của
nhân dân Chilê: "Ba đức tính nào của những nhà hoạt động chính trị mà Ngài muốn có và Ngài sẽ
lấy ai làm gương?" Agienđê trả lời: "Liêm khiết, nhân đạo và vô cùng khiêm tốn của Chủ tịch Hồ
Chí Minh".
Người là tấm gương sáng cho tất cả những người cộng sản Việt Nam, cho toàn thể nhân dân Việt
Nam về việc phải chăm lo lợi ích xã hội, phải lôi cuốn quần chúng theo mình, phải tổ chức phong
trào thi đua, phải ủng hộ tất cả những gì tiên tiến, tích cực, phải mở rộng phê bình, và tự phê bình,
phải đấu tranh cho kỷ luật sắt, phải nâng cao nhiệt tình của quần chúng, phải động viên các tầng

lớp nhân dân rộng rãi đứng lên đấu tranh quyết liệt chống kẻ thù, lập chiến công và xả thân cho tự
do, độc lập của Tổ quốc.
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất trong tính cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh là vô cùng yêu
quý thiếu nhi. Bản thân Người vốn không được hưởng hạnh phúc gia đình, nên Người đã dành tất
cả tấm lòng yêu thương của người cha cho hàng triệu trẻ em ở Việt Nam mà Người đã gọi trìu mến
là các cháu.
Cho đến những ngày cuối đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn trung thành với những nguyên tắc cao cả
của chủ nghĩa quốc tế vô sản, thể hiện mối quan hệ qua lại khăng khít và biện chứng giữa tính dân
tộc và tính quốc tế. Bằng toàn bộ cuộc đời và hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như
các chiến sĩ xuất sắc khác đấu tranh cho sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản, đã chứng minh cho
chân lý bất di bất dịch sau đây: người nào yêu Tổ quốc mình tha thiết thì cũng không khi nào phản
bội lại các lý tưởng của tình đoàn kết quốc tế và ngược lại, chỉ những người theo chủ nghĩa quốc tế
một cách kiên định thì mới là người yêu nước chân chính, mới đem lại lợi ích to lớn cho Tổ quốc
mình, nhân dân mình".
Épghênhi Cabêlép (Liên Xô): Đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 1985
"Phải nói Bác Hồ cực kỳ nhã nhặn, vô cùng lịch thiệp và thoạt nhìn thấy Người thật hấp dẫn...
Tôi còn nhớ có lần từ ngoại ô về, Người có một quả táo to lắm. Ông để dành mãi để làm quà cho
con gái tôi mà Người đã coi như cháu mình. Ông là Bác Hồ thì mọi việc đều trở nên hết sức đơn
giản.
Người tỏ ra có quyền lực lãnh đạo đối với mọi người bằng tấm lòng nhân hậu, chí công vô tư, bằng
tuổi tác, bằng trí thông minh và trình độ học thức, nói chung bằng tất cả vốn văn hoá cách mạng đã
tích tụ được ở Pháp, ở Nga và có thể ở nhiều nơi khác. Đó là một nhân vật trung tâm điều hành
công việc... hoàn toàn xả thân vì nhiệm vụ, không một chút lợi riêng tư. Trong ánh mắt những
người xung quanh, và người đối thoại, Hồ Chí Minh là một người vô cùng đức độ" .
Tướng P.Valuy (Pháp): Trả lời phỏng vấn Tạp chí Hành tinh Hành động, Pari, tháng 3-
1970
"... Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật kỳ lạ của thời đại này - hơi giống Ganđi, hơi giống
Lênin, hoàn toàn Việt Nam. Có lẽ hơn bất kỳ một người nào khác của thế kỷ này, đối với dân tộc
của ông, và đối với cả thế giới ông là hiện thân của một cuộc cách mạng. Ông là một người
bônsêvích kỳ cựu và là một thành viên sáng lập của Đảng Cộng sản Pháp (có điều gì xa lạ hơn đối

với một nông dân bình thường?). Thế nhưng đối với hầu hết nông dân Việt Nam, ông là biểu tượng
của đời sống, hy vọng, đấu tranh, hy sinh, và thắng lợi của họ... Ông là một thành viên của thế giới
cộng sản lâu năm hơn Mao và ông đã tập hợp quanh mình một số rất đông những thanh niên ưu tú.
Ông đã trải qua cách mạng, chiến tranh, phát triển sau chiến tranh và một cuộc chiến tranh nữa mà
không hề thanh lọc người nào. Đảng Cộng sản Việt Nam là một Đảng độc nhất không có xáo trộn
(theo những người nghiên cứu lịch sử của Đảng này) chủ yếu là nhờ đức tính quán xuyến của vị
lãnh tụ của họ, vị lãnh tụ này đã phối hợp được hoàn toàn nghệ thuật chính trị lâu dài và trước mắt.
Nhưng đối với nhân dân, ông luôn luôn là biểu tượng mà họ cần có: ông cũng là một người Việt
Nam lịch sự, khiêm tốn, nói năng hoà nhã, không màng địa vị, luôn luôn mặc bộ quần áo đơn giản
nhất, cách mặc của ông không khác người nông dân nghèo nhất - một phong cách mà người
phương Tây đã chế giễu trong nhiều năm, cười ông thiếu nghi thức quyền lực, không có đồng
phục, không theo thời trang. Cho đến một ngày họ mới tỉnh ngộ và nhận thấy chính cái tính giản dị
ấy, cái sùng bái sự giản dị ấy, cái khả năng hoà mình vào nhân dân ấy là cơ sở cho sự thành công
của ông.
Trong một nước mà dân chúng đã thấy những người cầm đầu đạt tới một địa vị nào đó rồi trở thành
người Tây hơn là người Việt Nam, bị quyền lực, tiền bạc và lối sống phương Tây làm thối nát,
trong một nước mà khi những người đó đã ngoi lên khá cao thì không làm gì cho dân chúng cả, lập
tức bị bán mình cho người ngoài, tính giản dị của ông Hồ là một điều có sức mạnh. Địa vị càng
cao, ông càng giản dị và trong sạch hơn. Hình như ông luôn luôn giữ được những giá trị vĩnh viễn
của người Việt Nam: kính già, yêu trẻ, ghét tiền của. Năm 1952, giữa cuộc chiến tranh, ông có thể
kết thúc một cuộc họp của Đảng Cộng sản Việt Nam bằng cách nói với Hội nghị: Về một người
cách mạng và một Đảng cách mạng, nhà văn lớn của Trung Quốc, Lỗ Tấn, đã có câu thơ:
Trợn mắt xem khinh nghìn lực sĩ
Cúi đầu làm ngựa các nhi đồng.
"Nghìn lực sĩ", ông giải thích, "là kẻ địch mạnh như thực dân Pháp và can thiệp Mỹ hoặc là những
khó khăn gian khổ". "Các nhi đồng" có nghĩa "là quần chúng nhân dân yêu chuộng hoà bình hoặc
là những việc làm có lợi cho nước nhà, cho Đảng".
Bằng tư cách lãnh đạo xuất sắc như vậy, ông Hồ đã góp sức cải tạo một thời đại. Trong những thập
niên 20 và 30, ông đã là một trong những người chỉ trích mạnh bằng lời nói đối với chế độ thực
dân, một tiếng nói đơn độc và thường bị làm ngơ. Trong thập niên 50, ông là người đã lập ra một

bộ máy chính trị và quân sự, lãnh đạo một nước nông nghiệp lạc hậu trong một cuộc cách mạng
thành công chống lại một sức mạnh phương Tây - một cuộc chiến tranh không những đã chấm dứt
nền đô hộ của Pháp ở Việt Nam mà còn chấm dứt cái thần thoại về quyền bá chủ của người da
trắng và địa vị thấp kém của những người có màu da khác ở khắp thế giới thực dân. Nó còn làm
lung lay lòng tin của một thế hệ da trắng vào các tư tưởng và chế định của họ, làm cho họ không
nghĩ rằng cái tư tưởng của chế định đó là hay nhất, và chỉ có vấn đề là các tư tưởng và chế định đó
từ Âu, Mỹ, nơi mà chúng phát triển tới áp đặt ở châu Á và châu Phi một cách cần mẫn. Cái mà ông
Hồ đã đề ra trong cuộc chiến tranh cách mạng thành công chống Pháp và trong cuộc chiến tranh
chống Mỹ đã có một tác động lớn lao đối với phương Tây và thế giới kém phát triển. Và ở đây, thế
hệ trẻ đặc biệt hiểu và có cảm tình với một ông Hồ đã làm hơn cha anh họ nhiều. Thật vậy, thậm
chí nước Mỹ đang đánh nhau với quân đội của ông Hồ, cuốn sách xuất bản ở Mỹ nói về những tác
phẩm của ông, Hồ Chí Minh nói về cách mạng lại khoe: "Được viết từ trong thời gian biệt xứ và
trong chiến đấu đây là kinh thánh chính trị được một nửa thế giới noi theo".
Khắp thế giới kém phát triển, sau Điện Biên Phủ, người Bắc Việt Nam đã được đối xử với một
niềm kính trọng đặc biệt. Họ đã tự tiến hành lấy cuộc chiến tranh của họ và họ đã chiến thắng,
không còn nghi ngờ gì nữa về điều đó. Việt Nam, một nước nhỏ, đã chứng minh cho người châu Á,
châu Phi thấy rõ là có thể đánh bại được người phương Tây, dù là về mặt đạo lý, thể chất hay tinh

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×