Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Xây dựng chiến lược phát triển trường đại học đông á đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

ĐẶNG THỊ KIM THOA

XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

ĐẶNG THỊ KIM THOA

XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NHÂM PHONG TUÂN


Hà Nội - 2014


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Quý Thầy, Cô Trƣờng Đại học
Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội đã trang bị cho tôi những kiến thức quý
báu, giúp tôi tiếp cận tƣ duy khoa học, nâng cao trình độ phục vụ cho cơng tác
và cuộc sống.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên hƣớng dẫn thực hiện
luận văn TS. Nhâm Phong Tuân. Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận
văn của mình, dƣới sự hƣớng dẫn tận tình, nghiêm túc, có bài bản khoa học
của TS. Nhâm Phong Tuân, tôi đã đƣợc trang bị thêm nhiều những kiến thức
và phƣơng pháp nghiên cứu khoa học bổ ích.
Tơi vơ cùng cảm ơn nhà trƣờng, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tận
tình giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình
học tập và thực hiện luận văn nghiên cứu của mình.
Ngƣời viết
Đặng Thị Kim Thoa


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực. Nội dung của
nghiên cứu này chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Đặng Thị Kim Thoa


MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt..................................................................................... i
Danh mục bảng biểu.......................................................................................... ii

Danh mục hình vẽ ............................................................................................ iii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC VÀ TRƢỜNG ĐẠI HỌC ....12
1.1 Tổng quan về chiến lƣợc ....................................................................... 12
1.1.1 Khái niệm chiến lƣợc và quản trị chiến lƣợc .................................. 12
1.1.2 Vai trò của chiến lƣợc: .................................................................... 13
1.2 Quy trình xây dựng chiến lƣợc .............................................................. 13
1.2.1 Qui trình quản trị chiến lƣợc ........................................................... 13
1.2.2 Xây dựng chiến lƣợc ....................................................................... 14
Chƣơng 2: CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƢỢC CỦA TRƢỜNG.................... 26
2.1 Giới thiệu khái quát về trƣờng đại học Đông Á .................................... 26
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển................................................... 26
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ ....................................................................... 28
2.1.3 Cơ cấu tổ chức ................................................................................. 29
2.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MƠI TRƢỜNG NỘI BỘ CỦA TRƢỜNG
...................................................................................................................... 30
2.2.1 Tổ chức nguồn nhân lực .................................................................. 30
2.2.2 Quản lý đào tạo ............................................................................... 34
2.2.3 Hoạt động nghiên cứu khoa học ...................................................... 41
2.2.4 Hệ thống thông tin ........................................................................... 41
2.2.5 Tài chính – Kế tốn ......................................................................... 42
2.2.6 Cơ sở vật chất .................................................................................. 43
2.2.7 Marketing ........................................................................................ 45


2.2.8 Văn hóa tổ chức ............................................................................... 45
2.2.9 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của trƣờng .......................... 46
2.3 Phân tích các yếu tố mơi trƣờng bên ngồi ảnh hƣởng đến hoạt động của
trƣờng ........................................................................................................... 48
2.3.1 Phân tích mơi trƣờng vĩ mơ ............................................................. 48

2.3.2 Phân tích mơi trƣờng vi mô ............................................................. 53
2.3.3 Ma trận đánh giá các yếu tố mơi trƣờng bên ngồi......................... 56
2.4 Chiến lƣợc phát triển của trƣờng đại học Đông Á (2013 – 2020 )........ 58
2.4.1. Xây dựng chiến lƣợc thông qua ma trận SWOT ............................ 58
2.4.2 Lựa chọn chiến lƣợc thông qua ma trận QSPM .............................. 62
2.4.3 Xây dựng chiến lƣợc phát triển trƣờng Đại học Đơng Á đến năm
2020 theo mơ hình 4P............................................................................... 63
Chƣơng 3: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á
ĐẾN NĂM 2020 ............................................................................................. 67
3.1 Mục tiêu chiến lƣợc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ............... 67
3.1.1 Quan điểm phát triển ....................................................................... 67
3.1.2 Tuyên bố Sứ mệnh .......................................................................... 67
3.1.3. Mục tiêu.......................................................................................... 68
3.1.4 Tuyên bố tầm nhìn đến 2030 ........................................................... 68
3.2 Các giải pháp nhằm thực hiện chiến lƣợc phát triển trƣờng ................. 69
3.2.1. Giải pháp về xây dựng đội ngũ quản lý, đội ngũ giảng viên ......... 69
3.2.2. Giải pháp về phát triển sản phẩm đào tạo ...................................... 70
3.2.3 Giải pháp về Marketing:.................................................................. 72
3.2.4 Giải pháp thâm nhập thị trƣờng ...................................................... 74
3.2.5 Giải pháp về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.................... 75
3.2.6 Giải pháp về phát triển nguồn lực tài chính và tài sản .................... 78
3.2.7 Giải pháp về xây dựng cơ sở vật chất của Trƣờng ......................... 79


3.2.8 Giải pháp phát triển nâng cao văn hóa của Trƣờng: ....................... 80
3.2.9 Giải pháp về xây dựng bộ máy quản lý Nhà trƣờng: ...................... 80
3.3 Một số kiến nghị: ................................................................................... 81
3.3.1 Kiến nghị đối với Bộ Giáo Dục và Đào Tạo:.................................. 81
3.3.2 Kiến nghị đối với Nhà Nƣớc ........................................................... 82
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 85
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu viết tắt

Một 4P

Nguyên nghĩa
Product –Place – Price - Promotion

2

CB

Cán bộ

3

CBGD

Cán bộ giảng dạy

4

CBGV


Cán bộ giảng viên

5

CBNV

Cán bộ nhân viên

6

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

7

CSVC

Cơ sở vật chất

8

ĐHĐA

Đại học Đơng Á

9

GDĐH


Giáo dục Đại học

10

HSSV

Học sinh sinh viên

11

NCKH

Nghiên cứu khoa học

12

PPGD

Phƣơng pháp giảng dạy

13

PTTH

Phổ thông trung học

14

QSPM


15

SWOT

Ma trận QSPM (Quantitative Strategic Planning
Matrix)
Ma trận SWOT (Strengths – Weaknesses Opportunities – Threats

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Bảng

Nội dung

Trang

1.

Bảng 2.1

Thống kê giảng viên và cán bộ (2007- 2012)

30

2.


Bảng 2.2

Thống kê độ tuổi CBGV (2007- 2012)

32

3.

Bảng 2.3

Thống kê theo trình độ (Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ)

33

4.

Bảng 2.4

5.

Bảng 2.5

Phân tích quy mơ đào tạo sinh viên (2007-2012)

38

6.

Bảng 2.6


Phân tích kết quả học tập sinh viên (2007-2012

39

7.

Bảng 2.7

8.

Bảng 2.8

9.

Bảng 2.9

Thống kê quy mô đào tạo HSSV theo bậc học
(2007-2012)

Ma trận đánh giá yếu tố bên trong trƣờng Đại
học Đông Á
Ma trận đánh giá yếu tố bên ngồi trƣờng Đại
học Đơng Á
Ma trận SWOT và các chiến lƣợc

ii

37


47

57
58


DANH MỤC HÌNH VẼ
TT

Hình

Nội dung

Trang

1.

Hình 1.1

Mơ hình quản trị chiến lƣợc của Fred R. David

14

2.

Hình 1.2

Mơ hình ma trận SWOT

21


3.

Hình 2.1

Cơ cấu tổ chức trƣờng ĐHĐA

29

iii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Về tính cấp thiết của đề tài:
Trong tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam,một số thành phố lớn nhƣ
thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phịng, Bình Dƣơng, Đà Nẵng, Cần
Thơ….có tốc độ phát triển kinh tế khá cao, đóng góp vào sự phát triển chung
của cả nƣớc. Trong đó khá nổi bật là sự tăng trƣởng kinh tế của Đà nẵng1.Đà
Nẵng là 1 trong 4 thành phố lớn, nằm ở trung độ của cả nƣớc, thuộc khu vực
kinh tế trọng điểm Miền Trung, là thành phố Cảng biển, với những khu du
lịch và nghỉ mát nổi tiếng tại Miền Trung, và là trung điểm của 3 di sản văn
hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn.
Bên ca ̣nh đó , giáo dục và đào tạo nơi đây cũng là nơi cung cấ p nguồ n
nhân lƣ̣c có chấ t lƣơ ̣ng cho vùng , cho khu vƣ̣c Miề n trung và Tây nguyên và
cho cả nƣớc. Do đó, vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở đây là thực
sự cấp thiết. Việc thành lập và phát triển Trƣờng Đại học Đơng Áđã góp một
phần nhỏ vào sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực cho khu vực Miề n trung
Tây nguyên nói chung và Đà Nẵngnói riêng . Trƣờng Đại học Đông Á đã nỗ
lực phát huy nội lực của mình , từng bƣớc đổi mới nội dung chƣơng trình phù
hợp với nhu cầu xã hội , bồi dƣỡng giảng viên , xây dựng có sở vật chất , tích

cực góp phần vào sự nghiệp giáo dục cho khu vực Miề n trung Tây nguyên
Theo Bộ Giáo dục và đào tạo năm học 1999-2000, cả nƣớc có 153
trƣờng đại học và cao đẳng (đại học là 69, cao đẳng là 84), năm học 20042005 số trƣờng là 230 (93 trƣờng đại học, 137 trƣờng cao đẳng), năm học
2010-2011, số trƣờng đại học và cao đẳng là 386 (đại học là 163 trƣờng, số
trƣờng cao đẳng là 223). Nhƣ vậy, so với năm học 1999-2000 thì số trƣờng
đại học và cao đẳng tính đến năm học 2010-2011 đã tăng thêm hơn 2,5 lần2.
1

Số liệu thống kê, />2
Số liệu thống kê của bộ giáo dục và đào tạo, năm 2012,

1


Việc tăng thêm các trƣờng đại học và cao đẳng để đáp ứng nhu cầu học tập
của xã hội, góp phần đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nƣớc là cần thiết. Song chính vì việc gia tăng số lƣợng
trƣờng đại họcnhƣng trong khi đó lƣợng học sinh vẫn khơng thay đổi khiến
các nhà quản lý giáo dục nhƣ ngồi trên đống lửa lo lắng cho việc thiếu hụt chỉ
tiêu tuyển sinh cho trƣờng.
Trong khi đó, tính chung cho cả Đà Nẵng thì tổng số hiện nay có đến 8
trƣờng Đa ̣i ho ̣c , 20 trƣờng cao đẳ ng và trung cấ p , 63 cơ sở đào ta ̣o nghề .
Trong điều kiện mơi trƣờng thay đổi nhanh chóng nhƣ hiện nay, các tổ chức
thành công là các tổ chức sẵn sàng ứng phó với những điều kiện thay đổi và
có định hƣớng chiến lƣợc phát triển phù hợp với sự thay đổi đó. Chỉ những tổ
chức có hoạch định chiến lƣợc đúng đắn thì mới có thể tồn tại và phát triển
lâu dài. Chiến lƣợc đúng đắn giúp tổ chức phát huy điểm mạnh và khắc phục
những điểm yếu của mình, đồng thời tận dụng tốt các cơ hội và hạn chế các
rủi ro có thể xảy ra. Điều này cũng không ngoại lệ đối với các trƣờng đại học.
Việc quản lý của cáctrƣờng đại học cũng không thể có kết quả nếu chỉ tập

trung vào những hoạt động bên trong nhà trƣờng. Để đối phó với những áp
lực thay đổi hàng ngày của mơi trƣờng bên ngồi, các trƣờng đại học cần đầu
tƣ vào lập kế hoạch chiến lƣợc, nhấn mạnh việc duy trì các mục tiêu và chức
năng chính của nhà trƣờng trên cơ sở khai thác những cơ hội mới xuất hiện và
tìm cách giảm thiểu những ảnh hƣởng tiêu cực của mơi trƣờng bên ngồi.
Ngày nay, việc xây dựng và thực hiện các chiến lƣợc là một phần quan trọng
trong hoạt động quản lý trƣờng đại học. Các trƣờng đại học phải xác định
hƣớng đi, mục tiêu phù hợp với yêu cầu sinh viên, ngƣời sử dụng lao động,
nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của đời sống kinh tế xã hội và huy
động có hiệu quả các nguồn lực có giới hạn.

2


Câu hỏi đặt ra là làm sao để trƣờng tồn tại và phát triển lâu dài ? Xuất
phát từ những nguyên nhân trên, tác giả nhận thấy, Trƣờng Đại học Đơng Á
cần phải xác định cho mình một hƣớng đi đúng đắn, một kế hoạch chiến lƣợc
phù hợp mới có thể tồn tại, phát triển lâu dài và góp phần nâng cao chất lƣợng
nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầ u phát triển kinh tế xã hội cho Miề n trung và
Tây ngun cũng nhƣ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Do
đó, tác giả chọn đề tài “Xây dƣ̣ng chiến lƣợc phát triển Trƣờng Đại học Đông
Á đến năm 2020 ” để làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu:
Đề tài xây dựng chiến lƣợc phát triển trƣờng đại học là một đề tài
không mới bởi hầu nhƣ các trƣờng đại học trong và ngoài nƣớc nào cũng có
những kế hoạch và chiến lƣợc riêng cho mình. Từ những trƣờng đại học danh
giá hàng đầu thế giới 3 nhƣ Đại học Harvard, Viện Công nghệ Massachusetts,
đại học Cambridge, đại học Oxford đến những đại học cơng lập và ngồi cơng
lập tại Việt Nam nhƣ Đại học Hà Nội, Đại học Nha Trang, Đại học dân lập
Tiền Giang, Đại học dân lập Sao Đỏ đều có những chiến lƣợc phát triển riêng

cho mình.
Phần dƣới đây nêu ra một số nghiên cứu tiêu biểu của các chiến lƣợc
phát triển của các trƣờng đại học hàng đầu thế giới trong những năm gần đây:
1. Dani Rodrik, Development strategies for the next century, Harvard
university, Research papers devstrat, February 2000.
Đây là một trong những bài viết khá nổi tiếng cho chiến lƣợc phát triển
của trƣờng Đại học Harvard trong thế kỉ 21, bài biết chú trọng vào việc
tiếp tục phát huy những giá trị mà nhà trƣờng mang lại cho học viên,
đồng thời tiếp tục đào tạo ra những con ngƣời kiệt xuất, những nhà
chính trị tài ba và những doanh nhân ƣu tú... đặc biệt là một ý kiến rất
Tạp chí Times Higher Education, số 2013

3

3


hay của Cựu Viện trƣởng Harvard Larry Summer nhận xét, “Tôi nghĩ
vấn đề quan trọng duy nhất là mối quan hệ giữa ban giảng huấn và sinh
viên, chúng ta đã để quá nhiều sinh viên cao học tham gia giảng dạy.
Các lớp học quá đông đến nỗi giảng viên không biết tên sinh viên. Ít
ngƣời có cơ hội trải nghiệm phƣơng pháp học tập tích cực nhƣ vào
phịng thí nghiệm, thảo luận trong lớp, đối thoại tại các hội nghị chuyên
đề, hoặc làm việc theo nhóm trong văn khố."4
2. Jame Meadowcroft, Nationnal sustainable development strategies:
features, challengers, and reflexivity, Carleton Uiniversity, 2010
Chiến lƣợc của trƣờng Carleton University đƣa ra chú trọng đến vấn đề
đặc điểm, thách thức và phản xạ cần xác lập để phát triển. Phân định rõ
ràng hàng về các danh mục cần ƣu tiên, sự quan tâm tích cực hỗ trợ từ
chính phủ, nội các để phát triển bền vững.Tích hợp những thói quen về

tài chính, liên kết để hội nhập ngành, có thang điểm đo lƣờng chất lƣợng
từ ngƣời đứng đầu đến những thành viên liên ngành, xem xét và kiểm
toán độc lập. Và điểm đặc biệt là phải nghiêm túc thực hiện chiến lƣợc.
3. Green Paper: A discussion document about the development ofniversity
strategy 2010 to 2020; for response by the University community and to
seek the counsel of external partners, University strategy 2010 to 2020,
Oxford brookes University, 10/2008
Chủ đề chiến lƣợc đã đƣợc xác định đâu là trọng tâm của những
thách thức và các vấn đề phải đối mặt của Oxford Brookes đƣợc đặt ra
trong từng bộ phận và các định hƣớng chính là: Nâng cao chất lƣợng và
kinh nghiệm của sinh viên, Nghiên cứu và chuyển giao kiến thức, Hứa
hẹn, hành động và các kỹ năng từ chối, Công dân và tham giavào cộng
4

Summers talks of legacy, need for change at Harvard - CNN 29-06-2006

4


đồng, Tính bền vững và cơ sở hạ tầng, Quốc tế hoá và hội nhập quốc tế,
Cộng đồng Đại học.
4. Aarhus University Board, Arhus University’s Strategy 2013-2020,
Aarhus University Board, March 2013.
Nghiên cứu này đi sâu vào cốt lõi ngành cơ bản chất lƣợng cao đểtạo ra
bƣớc đột phá nghiên cứu và hợp tác để nghiên cứu sản xuất ra các cơng
trình mới có giá trị,nghiên cứu các hoạt động và những thách thức để
bổ sung cho các sinh viên tài năng và năng động nhất. Cái hay của
chƣơng trình nghiên cứu này là nó đóng góp vào sự tập trung cao và
tính năng động của tài năng ở mọi cấp độ giảng dạy.
5. Rami M.Ayoubi and Hiba K. Massoud versit, The strategy of

internationalization in universities A quantitative evaluation of the
intent

and

implementation

in

UK universities,

The strategy

ofinternationalization in universities, The international journal, 2008
Nhóm tác giả Rami M.Ayoubi đến từ trƣờng University of Damascus
and Ministry of Higher Education, Damascus, Syria, và Hiba
K.Masoud đến từ trƣờng đại học University of Damascus, Damascus,
Syria đồng nghiên cứu dựa trên các điều tra khảo sát 20 hệ thống
trƣờng đại học tại UKvà thống kêđƣa ra những cách thức quản lý giáo
dục đại học, nó cung cấp và phân loại các trƣờng đại học dựa trên chiến
lƣợc phát triển quốc tế của họ đồng thời đƣa ra một số tác động đối với
việc quản lý của các trƣờng đại liên quan và đƣa ra những khuyến nghị
thích hợp cho chiến lƣợc phát triển của họ
6. David A. Aaker, Triển khai chiến lược kinh doanh, bản dịch
Tài liệu này giới thiệu những khái niệm, phƣơng pháp, loại chiến lƣợc
và có một cái nhìn khái qt. Nó giới thiệu năm phƣơng pháp phân tích
trong tiếp thị học và kinh tế học, trong đó có 4 phƣơng pháp phân tích

5



ngoại cảnh (gồm khách hàng, đối thủ cạnh tranh, thị trƣờng, mơi trƣờng
kinh doanh) và một phƣơng pháp phân tích nội bộ (gồm các khía cạnh
nhƣ thành tích kinh doanh, đặc điểm tổ chức, danh mục đầu tƣ).Đi sâu
hơn vào khái niệm SCA để có những chọn lựa chiến lƣợc nhƣ chiến
lƣợc khác biệt (differentiation strategy), chiến lƣợc phí hạ (low cost
strategy), chiến lƣợc tập trung (focus strategy), động thái quyền ƣu tiên
(pre-emtive move), chiến lƣợc tăng trƣởng (growth strategy), chiến
lƣợc toàn cầu (global strategy), cạnh tranh thù địch và cạnh tranh trong
tình hình suy thối, chiến lƣợc vào thị trƣờng (entry strategy), chiến
lƣợc hội nhập theo chiều dọc (vertical integration strategy). Đặc biệt nó
nói về sự tƣơng tác giữa tổ chức và chiến lƣợc, sự triển khai một hệ
thống kế hoạch và giới thiệu một số mẫu biểu kế hoạch.
Những nghiên cứu trong nƣớc:
7. Bộ giáo dục và đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỉ
XXI, kinh nghiệm của các quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia, 2002
Nghiên cứu này tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới
có nền giáo dục tiến tiến, đặc biệt là các nƣớc có đặc điểm tƣơng đồng
với Việt Nam. Đƣa ra những chiến lƣợc phát triển giáo dục trong thế kỷ
XXI từ những kinh nghiệm của các quốc gia. Cuốn sách đƣợc hình
thành trên cơ sở các cơng trình nghiên cứu và các báo cáo khoa học của
nhiều tác giả đƣợc Viện nghiên cứu Phát triển Giáo dục - Bộ giáo dục
đào tạo tuyển chọn...
8. Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng, Chiến lược phát triển trường Đại học
Ngoại Thương đến năm 2030, Hà Nội, 2013
Tài liệu này nêu lên các mục tiêu chiến lƣợc, giải pháp chiến lƣợc và lộ
trình thực hiện các chiến lƣợc đó. Cơng bố này tập trung vào việc quy
hoạch cán bộ, phát triển bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên, quản lý hệ

6



thống nhằm đạt chất lƣợng ISO 9000, xây dựng hệ thống thông tin,
phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cƣờng huy động và phát huy hiệu quả các
nguồn lực bên trong và bên ngoài, triển khai mạnh mẽ các chƣơng trình
đào tạo liên kết quốc tế với các trƣờng đại học có uy tín, trao đổi giáo
viên nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo
9. Thơng cáo báo chí,Chiến lược phát triển trường đại học Kinh tế - Đại
học Huế chiến lược đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, Đại học
Kinh tế Huế, 2010
Chiến lƣợc trƣờng Đại học Kinh tế Huế đƣa ra tập trung vào các vấn đề
nhƣ đƣa ra các giải pháp về đào tạo, giải pháp về nghiên cứu khoa học,
giải pháp về hợp tác quốc tế, xây dựng và phát triển tổ chức, đồng thời
đƣa ra các giải pháp thu hút tài chính, đảm bảo chất lƣợng, cơ chế điều
hành sao cho phù hợp với định hƣớng của Đại học Huế và của Bộ Giáo
Dục và Đào tạo đã đề ra
10.Chiến lƣợc phát triển trƣờng Đại học Ngoại Ngữ, Chiến lược phát triển
trường Đại học Ngoại Ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội, tháng 1 năm 2010
Nội dung bài viết là Đổi mới công tác tƣ tƣởng, tổ chức, quản lí theo
hƣớng quản trị đại học, xây dựng văn hóa chất lƣợng, Phát triển đội
ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu và quản lí, Hồn thiện cơ cấu tổ chức
theo định hƣớng đào tạo và nghiên cứu chất lƣợng cao, Nâng cao chất
lƣợng và hiệu quả của cơng tác đào tạo, Quản lí và sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực tài chính, hiện đại hố cơ sở vật chất, Tăng cƣờng chất
lƣợng và hiệu quả công tác hợp tác quốc tế.
11. Luận án, Hoạch định chiến lược phát triển của trường Đại học Sao Đỏ
giai đoạn 2010 đến năm 2020, Phạm Đăng Bôn, Hà Nội, 2009

7



Bài viết tìm hiểu về thực trạng phát triển của trƣờng Đại học Sao Đỏ
trƣớc và nay, đồng thời đƣa ra những nội dung chiến lƣợc giúp cho
trƣờng sử dụng hiệu quả các nguồn lực thực tại về nhân lực, cơ sở vật
chất, các nguồn đầu tƣ bên ngoài và phát triển nó đến năm 2020
12.Luận án, Hoạch định chiến lược phát triển của trường Đại học Tiền
Giang đến năm 2015, Lê Hồng Phƣợng, Hồ Chí Minh, 2009
Luận án này nghiên cứu định hƣớng, xây dựng chiến lƣợc phát triển và
đề ra giải pháp thực hiện chiến lƣợc cho Trƣờng Đại học Tiền Giang
đến năm 2015. Từ đó, giúp Trƣờng thích ứng đƣợc với những biến
động của mơi trƣờng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của mình và đạt
đƣợc mục tiêu đề ra, đảm bảo giữ vững vị thế cạnh tranh của mình và
ngày càng phát triển ổn định, bền vững.
Đề tài “Xây dƣ̣ng chiến lƣợc phát triển Trƣờng Đại học Đơng Á đến
năm 2020 ”có sự khác biệt khá lớn về tính ứng dụng lý thuyết xây dựng chiến
lƣợc vào mơi trƣờng thực tiễn đó là phân tích nhiều vấn đề cụ thể thích ứng
với mơi trƣờng và điều kiện loại hình trƣờng Đại học tƣ thục nhƣ trƣờng Đại
học Đông Á. Điểm mới của đề tài là vận dụng quy trình hoạch định chiến
lƣợc, xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đối với hoạt
động của Trƣờng Đại học Đông Á, đặc biệt là áp dụng tổng hợp các kiến thức
thông qua nhiều mơ hình nhƣ ma trận đánh giá nội bộ, ma trận đánh giá yếu
tố bên ngoài, ma trận SWOT, ma trận QSPM và mơ hình 4P của Marketing.
Sau đó, định hƣớng chiến lƣợc và đề ra giải pháp thực hiện chiến lƣợc phát
triển Trƣờng Đại học.
3. Nhiệm vụ, mục tiêu nghiên cứu:
Nhiệm vụ:
Tập hợp và hoàn thiện các cơ sở lý luận về xây dựng chiến lƣợc

8



i.

Lựa chọn một khung lý thuyết phù hợp làm cơ sở cho việc nghiên cứu áp
dụng xây dựng chiến lƣợc phát triển cho giáo dục đại học Việt Nam.

ii.

Phân tích các yếu tố cần thiết cho việc triển khai chiến lƣợc nhƣ: quản lý
đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, văn hóa tổ chức, cơ cấu tổ
chức, chính sách quản trị nguồn nhân lực, hạ tầng, v.v.

iii.

Tìm hiểu quá trình áp dụng chiến lƣợc của một số trƣờng đại học trong và
ngoài nƣớc: rút ra nguyên nhân cho sự thành cơng hoặc thất bại.

iv.

Đề xuất lộ trình triển khai chiến lƣợc phù hợp cho trƣờng bao gồm cả
những thay đổi hay điều chỉnh về mặt đào tạo, tổ chức, văn hóa, chiến
lƣợc cần thực hiện.

v. Đề xuất những hƣớng nghiên cứu tiếp theo liên quan đến việc áp dụng, triển
khai chiến lƣợc trong nhà trƣờng.
Mục tiêu:
Mục tiêu nghiên cứu chung của luận văn là định hƣớng, xây dựng chiến
lƣợc phát triển và đề ra giải pháp thực hiện chiến lƣợc cho trƣờng Đại học
Đông Á đến năm 2020. Từ đó, giúp trƣờng thích ứng đƣợc với những biến

động của môi trƣờng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của mình và đạt đƣợc
mục tiêu đề ra, đảm bảo giữ vững vị thế cạnh tranh của mình ngày càng phát
triển ổn định, bền vững.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu:Xây dựng chiến lƣợc phát triển trƣờng Đại học
Đông Á đến năm 2020.
Phạm vi về không gian: Luận văn này tập trung nghiên cứu chiến lƣợc
của nhiều trƣờng đại học trong và ngoài nƣớc từ đó xây dựng chiến lƣợc cho
trƣờng Đại học Đơng Á

9


Phạm vi về thời gian: luận văn giới hạn nghiên cứu thực trạng của
trƣờng từ lúc thành lập đến nay và định hƣớng triển khai chiến lƣợc đến năm
2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn sẽ sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: Phƣơng pháp hệ
thống: để nghiên cứu đầy đủ các đối tƣợng khác nhau, có mối liên hệ qua lại với
nhau cùng tác động đến một tổ chức là trƣờng đại học. Phƣơng pháp chuyên gia:
tham khảo ý kiến của các chuyên gia về những yếu tố tác động và mức độ tác
động của các yếu tố đó đối với tổ chức là trƣờng đại học. Phƣơng pháp thống kê,
phân tích, so sánh và suy luận logic: để tổng hợp số liệu, dữ liệu nhằm xác định
mục tiêu cũng nhƣ lựa chọn phƣơng án, giải pháp chiến lƣợc.
Cụ thể, các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong từng giai đoạn nghiên cứu
của luận văn nhƣ sau:
i.

Giai đoạn nghiên cứu tài liệu (Desk study)


-

Phân tích và tổng hợp lý thuyết

-

Phân loại, hệ thống hóa lý thuyết

-

Mơ hình hóa

ii.Giai đoạn thu thập thông tin thực tế
-

Phỏng vấn sâu, tác giả tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cụ thể

là những ngƣời có kinh nghiệm lâu năm ( 6 năm cơng tác tại trƣờng trở lên)
trong công tác quản lý, đào tạo của trƣờng về những yếu tố tác động và mức
độ tác động của các yếu tố đó đối với tổ chức là trƣờng học. Số lƣợng ngƣời
tham gia: 10 chuyên gia . Thời gian phỏng vấn là cuối tháng 3 năm 2014Bảng
câu hỏi ở phụ lục 4.
-

Phƣơng pháp phân tích tình huống (case study)

-

Quan sát, ghi chép tại trƣờng.


ii.

Tổng hợp, phân tích dữ liệu (Data analysis)

10


-

Sử dụng phƣơng pháp thống kê

-

Phân tích các tác nhân và các yếu tố cần thiết

-

Phƣơng pháp quy nạp, so sánh và suy luận logic

6. Tính mới của đề tài
- Về mặt khoa học, đề tài trình bày một phƣơng pháp tiếp cận để hoạch
định chiến lƣợc phát triển một tổ chức phi lợi nhuận và vận dụng vào điều
kiện cụ thể của Trƣờng Đại học Đơng Á. Từ đó, góp phần mang lại những
kinh nghiệm hoạch định chiến lƣợc phát triển cho các trƣờng đại học Việt
Nam.
- Về mặt lý thuyết, luận án này sẽ bổ sung thêm các nghiên cứu xây
dựng chiến lƣợc, hệ thống hóa các khái niệm về chiến lƣợc, xây dựng chiến
lƣợc áp dụng cho những doanh nghiệp phi lợi nhuận.
- Về mặt thực tiễn, vận dụng quy trình hoạch định chiến lƣợc, xác định
những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đối với hoạt động của trƣờng

Đại học tƣ thục nhƣ trƣờng Đại học Đơng Á. Sau đó, định hƣớng chiến lƣợc
và đề ra giải pháp thực hiện chiến lƣợc phát triển cho trƣờng. Từ đó có những
đóng góp tích cực hơn cho việc hoạch định chiến lƣợc phù hợp cho ngành
giáo dục Đại học cả nƣớc, đặc biệt là có những chính sách phù hợp đối với
loại hình đào tạo ngồi công lập này.
7. Kết cấu của luận văn:
Gồ m có 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chiế n lược và trường đại học
Chương 2: Thực trạng và phân tích tình hình phát triển của trường Đại học
Đông Á
Chương 3: Xây chiế n lược phát triển trường Đại học Đông Á đế n năm 2020

11


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC VÀ TRƢỜNG ĐẠI HỌC
1.1 Tổng quan về chiến lƣợc
1.1.1 Khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược
1.1.1.1 Khái niệm chiến lược
Theo Fred R.David: “ Chiến lược là một tập hợp những mục tiêu dài
hạn” [21]. Khái niệm gần đây nhất chỉ rõ: “ Chiến lược là một tập hợp những
mục tiêu và các chính sách, cũng như các kế hoạch chủ yếu để đạt được các
mục tiêu đó, nó cho thấy rõ công ty đang hoặc sẽ thực hiện các hoạt động
kinh doanh gì và cơng ty sẽ hoặc thuộc vào lĩnh vực kinh doanh gì?” [12]
Theo Hofer và Schendel, chiến lƣợc thể hiện những đặc trƣng của sự
phù hợp giữa nhiệm vụ của tổ chức với môi trƣờng thực hiện xung quanh nó.
Chiến lƣợc, do vậy, đƣợc coi là cơng cụ chính để đƣơng đầu với những
thay đổi của mơi trƣờng bên ngoài và bên trong [13].
Chiến lƣợc giữ vai trò rất quan trọng trong các tổ chức. Bất kỳ tổ

chức nào cũng cần hoạch định chiến lƣợc. Theo Ford T.M., hoạch định
chiến lƣợc là quá trình ra quyết định dựa trên những sự kiện thực tế và
những nghiên cứu phân tích mà nó cung cấp những định hƣớng và những
trọng tâm cơ bản cho một doanh nghiệp [13]. Hoạch định chiến lƣợc là
một quy trình có hệ thống nhằm đi đến xác định các chiến lƣợc kinh doanh
đƣợc sử dụng để tăng cƣờng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó bao
gồm từ việc phân tích mơi trƣờng để xác định các điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội và nguy cơ, xác định các mục tiêu dài hạn và xây dựng, triển khai
thực hiện các chiến lƣợc kinh doanh trên cơ sở phát huy đầy đủ những
điểm mạnh, khắc phục tối đa những điểm yếu, tận dụng nhiều nhất những cơ
hội và giảm thiểu những nguy cơ.

12


1.1.1.2 Khái niệm về quản trị chiến lược
Sách “Chiến lƣợc và chính sách kinh doanh” [8] nhận định rằng:
“Quản trị chiến lƣợc là q trình nghiên cứu các mơi trƣờng hiện tại
cũng nhƣtƣơng lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức, đề ra, thực hiện và
kiểm tra việcthực hiện các quyết định để đạt đƣợc mục tiêu đó trong môi
trƣờng hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai nhằm tăng thế lực cho tổ chức”
1.1.1.3 Mục tiêu chiến lược
Trong quản trị chiến lƣợc, nguyên lý cốt lõi của quản trị chiến lƣợc vẫn
là các tổ chức cần định ra các chiến lƣợc để nắm lấy cơ hội và tránh đi hoặc
giảm bớt những ảnh hƣởng không tốt do môi trƣờng bên ngồi tạo ra.
1.1.2 Vai trị của chiến lược:
-Giúp tổ chức xác định sứ mạng và mục tiêu, lựa chọn phƣơng hƣớng
tốt nhất để đạt đƣợc mục tiêu.
-Giúp tổ chức thấy rõ cơ hội và nguy cơ từ môi trƣờng bên ngoài, cùng
với những các điểm mạnh và điểm yếu của nội bộ tổ chức ở hiện tại và tƣơng

lai để phát huy những điểm mạnh, hạn chế các điểm yếu nhằm tận dụng đƣợc
cơ hội và giảm thiểu những nguy cơ cho tổ chức.
-Giúp tổ chức đƣa ra các quyết định để đối phó phù hợp với mơi trƣờng
hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động, đƣa tổ chức đi lên.
-Giúp tổ chức lựa chọn lợi thế cạnh tranh thích hợp, tìm ra cách tồn tại
và tăng trƣởng để nâng cao vị thế cạnh tranh của tổ chức.
1.2 Quy trình xây dựng chiến lƣợc
1.2.1 Qui trình quản trị chiến lược
Để hoạch định chiến lƣợc khả thi và hiệu quả nhằm đạt đƣợc mục tiêu
đề ra thì doanh nghiệp cần phải thực hiện theo một quy trình nhất định. Luận
văn này thực hiện theo quy trình của Fred R.David (giai đoạn hình thành
chiến lƣợc). [21]

13


Hình 1.1 Mơ hình quản trị chiến lƣợc của Fred R.David
1.2.2 Xây dựng chiến lược
Xây dựng chiến lƣợc là một qúa trình tƣ duy nhằm tạo lập chiến lƣợc
trên cơ sở nghiên cứu và dự báo các thông tin cơ bản.
Việc xây dựng các chiến lƣợc cho doanh nghiệp đƣợc thực hiện trên cơ
sở phân tích và đánh giá mơi trƣờng kinh doanh, nhận biết những cơ hội và
nguy cơ tác động đến sự tồn tại của doanh nghiệp, từ đó xác định các phƣơng
án chiến lƣợc để đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Việc hình thành chiến lƣợc địi hỏi
phải tạo sự hài hòa và kết hợp cho đƣợc các yếu tố tác động đến chiến lƣợc.
Chiến lƣợc đƣợc xây dựng dựa trên kết quả phân tích đánh giá môi
trƣờng kinh doanh và sử dụng các công cụ hỗ trợ cho việc hoạch định chiến
lƣợc. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp lựa chọn các chiến lƣợc then chốt mang

14



tính khả thi cao và tối ƣu cho việc phát triển của mình làm mục tiêu để theo
đuổi, thực hiện.
1.2.2.1 Thực hiện nghiên cứu mơi trường
Phân tích mơi trƣờng vĩ mô
+ Môi trƣờng vĩ mô thuộc loại môi trƣờng bên ngồicủa tổ chức, khơng
thể tác động làm thay đổi sự ảnh hƣởng của môi trƣờng vĩ mô đƣợc.
+ Các yếu tố chủ yếu của môi trƣờng vĩ mô cần phân tích các yếu tố sau:
Yếu tố kinh tế:
- Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP): cho các quảntrị gia thấy đƣợc tổng
quan về sự tăng trƣởng của nền kinh tế, nó ảnh hƣởng gián tiếp đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành trong nền kinh tế, đồng
thời còn là địn bẩy thúc đẩy q trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Thu nhập bình quân đầu ngƣời: mức thu nhập bình quân đầu ngƣời sẽ
tăng lên sẽ kéo theo sự gia tăng về nhu cầu, số lƣợng, chất lƣợng hàng
hóa, làm thay đổi thị hiếu của ngƣời tiêu dùng.
- Yếu tố lạm phát, tỷ giá ngoại hối, chính sách tài chính tiền tệ cũng ảnh
hƣởng lớn đến chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp.
Các yếu tố chính phủ, chính trị, và pháp luật:
Bao gồm hệ thống quan điểm, đƣờng lối chính sách, pháp luật, các xu
hƣớng chính trị, đối ngoại. Sự thay đổi các yếu tố này có thể tạo ra các cơ hội
hoặc nguy cơ cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần tìm hiểu những thay
đổi này để kịp thời thích ứng.
- Các yếu tố xã hội:
Các yếu tố xã hội thƣờng thay đổi chậm, đôi khi rất khó nhận ra. Sự
thay đổi một trong số các yếu tố xã hội dẫn đến sự thay đổi xu hƣớng doanh
số, khuôn mẫu tiêu khiển, khuôn mẫu hành vi xã hội, ảnh hƣởng phẩm chất


15


×