Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử thế giới giai đoạn 1933 1945 ở trường thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.45 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN CƠNG TUẤN TRÌNH

SỬ DỤNG TRANH BIẾM HỌA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI
GIAI ĐOẠN 1933 – 1945 Ở TRƯỜNG THPT

KHÓA ḶN TỚT NGHIỆP
NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ

Hà Nợi - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

SỬ DỤNG TRANH BIẾM HỌA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI
GIAI ĐOẠN 1933 – 1945 Ở TRƯỜNG THPT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ

Người hướng dẫn: TS. Đoàn Nguyệt Linh
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Cơng Tuấn Trình

Hà Nợi - 2020


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa ḷn tớt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến


TS. Đoàn Nguyệt Linh người đã tận tình chỉ bảo, định hướng và động viên tơi
trong śt q trình nghiên cứu và hồn thành khóa ḷn.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình
giúp đỡ tơi trong q trình tìm kiếm tài liệu.
Xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh
trường THPT Trần Phú đã giúp đỡ tơi trong q trình khảo sát thực tiễn và thử
nghiệm sư phạm.
Cuối cùng xin gửi lời tri ân tới gia đình, người thân và bạn bè đã động viên cổ vũ
tôi trong suốt thời gian qua.

Sinh viên

Nguyễn Cơng Tuấn Trình


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Bức tranh chiếc bánh ngọt trung hoa ..................................................... 10
Hình 2: Tranh biếm họa về Archimedes .............................................................. 15
Hình 3: Bức tranh lãnh chúa – nơng nơ thời phong kiến Tây Âu ........................ 18
Hình 4: Bức tranh con ngựa America hất văng chủ ............................................ 20
Hình 5: Bức tranh chiến tranh thế giới thứ nhất ở châu Âu ................................ 22
Hình 6: Bức tranh chiếc bánh Trung Hoa ........................................................... 24
Hình 7: Bức tranh liên qn 8 nước tấn cơng trung hoa .................................... 26
Hình 8: Bức tranh How About Sending Them A Flag? ....................................... 28
Hình 9: Bức tranh Welcome to the slow learner’s club....................................... 30
Hình 10: Bức tranh mọi thứ vẫn ổn ..................................................................... 32
Hình 11: Bức tranh Tơi biết ai là người thua cuộc ............................................. 33
Hình 12: Bức tranh nước Đức sẽ khơng bao giờ bị bao vây ............................... 45
Hình 13: Bức tranh tấn cơng Liên Xơ .................................................................. 47
Hình 14: Bức tranh cuộc xâm lăng của Nhật Bản ............................................... 49



MỤC LỤC
SỬ DỤNG TRANH BIẾM HỌA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI
GIAI ĐOẠN 1933 – 1945 Ở TRƯỜNG THPT
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................
DANH MỤC HÌNH ẢNH .........................................................................................
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 2
2.1 Tổng quan nghiên cứu tại nước ngoài .......................................................... 2
2.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước ................................................................ 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài ......................................................... 4
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................. 5
4.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 5
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu................................................. 6
5.1. Phương pháp luận ........................................................................................ 6
5.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 6
6. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 7
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 7
7.1 Ý nghĩa khoa học .......................................................................................... 7
7.2 Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................... 7
8. Cấu trúc đề tài .................................................................................................... 8


1.1. Cơ sở lý luận................................................................................................ 8
1.1.1. Quan niệm về tranh biếm họa lịch sử ................................................... 8
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của tranh biếm họa trong dạy học lịch sử tại THPT ... 9
1.1.3. Nguyên tắc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử ở THPT 12

1.1.5. Gợi ý cách vận dụng một số tranh biếm họa trong dạy học lịch sử ở
THPT 15
1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 34
1.2.1. Thưc trạng sử dụng tranh biếm họa của giáo viên trọng dạy học lịch
sử ở THPT ......................................................................................................... 34
1.2.2. Thực trạng trong tiếp cận tranh biếm họa ở học lịch sử của học
sinh THPT ........................................................................................................ 36
Tiểu kết chương I ................................................................................................. 37
Chương II: Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử thế giới (1933 1945) ở trường THPT ........................................................................................... 38
2.1. Vị trí, vai trị, mục tiêu, nợi dung cơ bản của lịch sử thế giới giai
đoạn 1933 - 1945 trong chương trình THPT ................................................... 38
2.1.1. Vị trí ..................................................................................................... 38
2.1.2. Vai trị .................................................................................................. 39
2.1.3. Mục tiêu ............................................................................................... 39
2.1.4. Nợi dung .............................................................................................. 41
2.2. Một số biện pháp sử dụng tranh biếm họa trong day học lịch sử thế
giới giai đoạn 1933 – 1945..................................................................................... 42


2.3. Thiết kế hoạt động dạy học và nhiệm vụ học tập trên cơ sở sử dụng
tranh biếm họa: “Nước Đức sẽ không bao giờ bị bao vây” ........................... 44
2.4. Thiết kế hoạt động dạy học và nhiệm vụ học tập trên cơ sở sử dụng
tranh biếm họa: “Tấn công Liên Xô” ........................................................... 47
2.5. Thiết kế hoạt động dạy học và nhiệm vụ học tập trên cơ sở sử dụng
tranh biếm họa: “Cuộc xâm lăng của Nhật Bản” ........................................ 48
2.6. Thử nghiệm sư phạm ............................................................................... 51
2.6.1. Mục đích thử nghiệm sư phạm........................................................... 51
2.6.2. Đối tượng thử nghiệm ......................................................................... 52
2.6.3. Tiến hành thử nghiệm ............................................................................. 52
2.6.4. Kết quả thử nghiệm ................................................................................. 54

2.6.5. Kết luận sau thử nghiệm ......................................................................... 57
Tiểu kết chương II ................................................................................................ 58
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 59
Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 61
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 62


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, Bộ giáo dục đã thực hiện cuộc cách mạng về giáo dục, đổi
mới cả về nội dung và phương pháp dạy học. Sự đổi mới về mục tiêu và nội
dung dạy học đòi hỏi phải có sự đổi mới về phương pháp dạy học. Đổi mới về
phương pháp dạy học là q trình tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
Dưới sự trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn của giáo viên, học sinh chủ động, tự giác
tìm tịi, giải quyết vấn đề, phát hiện và thực hiện nhiệm vụ nhận thức và có ý
thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức đã thu nhận được một cách có
hiệu quả vào thực tế.
Tuy nhiên, trong thực trạng giáo dục hiện nay, hầu hết các môn học vẫn đang
thực hiện dạy và học theo hướng cũ, nghĩa là giáo viên giảng, trò tiếp thu một
chiều hoặc loay hoay với quá trình đổi mới mà chưa tìm được hướng đi phù hợp.
Đặc biệt là các môn xã hội, thầy đọc trị chép đã trở thành một lới mịn trong tư
tưởng giáo dục của cả giáo viên và học sinh, trong đó có môn Lịch sử. Môn lịch
sử vẫn thiên về kiến thức, chưa phát triển được kĩ năng cá nhân cho học sinh.
Điều này khiến môn học càng trở nên đơn điệu, nhàm chán và không thu hút
được sự chú ý của học sinh cũng như khiến học sinh khó tiếp thu kiến thức. Vì
vậy, việc sử dụng tranh biếm họa vào dạy học lịch sử sẽ là một chìa khóa cần
thiết để vừa kích thích sự hứng thú trong học tập cho học sinh vừa giúp các em
phát triển các kĩ năng cá nhân quan trọng.
Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học Lịch sử giúp học sinh dễ dàng tiếp nhận
nội dung kiến thức cần nắm, đặc biệt là đối với học sinh có năng lực tiếp thu

kiến thức thơng qua hình ảnh (trí thơng minh khơng gian). Thay vì những kiến
thức khơ cứng trong sách giáo khoa, học sinh tiếp cận với nội dung bài học theo
nhiều chiều khác nhau. Kiến thức mà học sinh nhận được thông qua các bức
1


tranh biếm họa có chiều sâu, thường khái quát được cả về nguyên nhân, kết quả
của một nội dung hay sự kiện Lịch sử nào đó. Ngoài ra, cách vẽ hài hước của các
bức tranh biếm họa góp phần giúp học sinh tạo ra hứng thú đối với môn học nói
chung và nội dung bài học nói riêng.
Để giúp học sinh có hứng thú và học tốt phần nội dung này nói riêng và toàn bộ
chương lịch sử tại THPT nói chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Sử dụng tranh
biếm họa trong dạy học lịch sử thế giới giai đoạn 1933 – 1945 ở trường THPT”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Tổng quan nghiên cứu tại nước ngoài
Giữa thế kỉ XIX, những bức tranh biếm họa đầu tiên trên thế giới xuất hiện trên
các tờ báo, tạp chí và nhanh chóng được chào đón với số lượng lớn độc giả. Với
khả năng phản ánh bản chất của những tình h́ng đặc biệt dưới dạng hình ảnh
một cách ngắn gọn, súc tích và có ảnh hưởng lớn nhất, tranh biếm họa được coi
là một phần bản chất trong kho tài liệu bản xứ về chính trị và lịch sử xã hội của
con người.
Với những sức mạnh to lớn đó, tới cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tranh biếm
họa đã được đưa vào trường học ở các quốc gia phát triển như Anh, Đức, Hoa
Kỳ, Australia… Tranh biếm họa đã được sử dụng rộng rãi như một công cụ dạy
học hiện đại trong các bộ môn khoa học xã hội như văn học, triết học, chính
trị…và đặc biệt là môn Lịch sử. Sự tồn tại của tranh biếm họa trong sách giáo
khoa ở các quốc gia này chứng tỏ tranh biếm họa đã trải qua một quá trình
nghiên cứu tương đối đầy đủ, đã thể hiện được vai trị giáo dục tích cực của mình
trong hệ thớng các cơng cụ dạy học. Có thể nói việc nghiên cứu sử dụng tranh
biếm họa trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng đã trở thành mối

quan tâm sâu sắc của rất nhiều nhà tâm lí giáo dục và khoa học nước ngoài.

2


2.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, không nhiều người biết rằng lịch sử tranh biếm họa đã có bề dày
hơn 80 năm với những bức tranh biếm họa đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đăng
trên báo Người cùng khổ, và sau này là những bức biếm họa của các tên tuổi nổi
danh khác đã tạo nên mộtdòng chảy khơng ngừng cho tranh biếm họa Việt Nam.
Có thể nêu ra đây một ví dụ, họa sĩ tranh biếm họa Chóe (Nguyễn Hải Chí) người đã từng được tờ New York Time của Mỹ đánh giá là 1 trong 8 họa sỹ
biếm họa hàng đầu thế giới thập niên 1970. Tuy nhiên cho đến nay, tranh biếm
họa vẫn chưa tìm được một chỗ đứng xứng đáng trong chương trình giáo dục
phổ thông ở Việt Nam. Tranh biếm họa ở Việt Nam xuất hiện chủ yếu trên các
báo và tạp chí, tập trung phê phán những mặt trái của xã hội đương thời mà ít
được dùng để phục vụ mục đích giáo dục trong nhà trường. Trong bới cảnh đó,
việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói
riêng cịn là một mảnh đất đầy mới mẻ đòi hỏi các nhà giáo dục, giáo viên Lịch
sử quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn về vấn đề này.
Tuy đề tài còn mới mẻ, nhưng việc ứng dụng các bức tranh biếm họa trong dạy
học bộ mơn Lịch sử đã được quan tậm. Có thể thấy rõ nhất thông qua việc xuất
hiện một số bức tranh biếm họa trong sách giáo khoa môn Lịch sử. Ngồi ra, cịn
có một sớ những bài báo, bài viết, đề tài nghiên cứu, luận văn đề cập đến việc sử
dụng tranh biếm họa trong dạy học bộ môn Lịch sử.
Trong báo giáo dục và đào tạo, Nguyễn Mạnh Hưởng có bài viết: Rèn luyện cho
học sinh kĩ năng khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử theo hướng phát triển
năng lực người học. Theo nội dung bài báo, tranh biếm họa chính là điểm nhấn
cần lưu ý, cũng là một phần vơ cùng quan trọng trong kênh hình của sách giáo
khoa Lịch sử các cấp. Việc có một cách khai thác nội dung kênh hình nói chung
và tranh biếm họa trong sách giáo khoa sao cho hiệu quả là vô cùng quan trọng.

3


Cũng trong báo giáo dục và đào tạo, Hoàng Thị Nga, Ninh Thị Hạnh có những
bài viết lớn, chia thành các phần với tiêu đề: Tranh biếm họa trong sách giáo
khoa Lịch sử Cộng hòa Liên bang Đức – kinh nghiệm cho sách giáo khoa Lịch
sử mới ở Việt Nam. Trong những bài viết này, Hoàng Thị Nga, Ninh Thị Hạnh
chỉ ra rõ và đầy đủ những ưu điểm của việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy
học Lịch sử, Lí do nên sử dụng tranh biếm họa trong dạy học Lịch sử ở Việt
Nam.
Không chỉ dừng lại ở các bài báo, quyển sách: Sử dụng tranh biếm họa trong dạy
học Lịch sử thế giới ở trường phổ thông đã khẳng định tầm quan trọng trong việc
dạy học Lịch sử bằng tranh biếm họa.
Như vậy, nhìn chung, các nhà giáo dục và khoa học giáo dục thấy được rõ ràng
sự cần thiết và ưu việt của việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học Lịch sử.
Bước đầu có những nghiên cứu và chỉ dẫn việc sử dụng tranh biếm họa trong
dạy học Lịch sử ở trường THPT nói chung và dạy học Lịch sử Thế giới nói
riêng, đặc biệt là trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ 2.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng tranh biếm họa
trong dạy học Lịch sử thế giới giai đoạn 1933 – 1945 tại trường THPT nhằm
giúp giáo viên có hướng đi tích cực trong q trình đổi mới phương pháp dạy
học, có thể lơi ćn sự chú ý của học sinh đến với môn học, vào nội dung bài
học. Đồng thời, giúp học sinh có được những giờ học bổ ích, hấp dẫn, có thể tiếp
thu cả về kiến thức và kĩ năng cá nhân, xã hội.
3.2 Phạm vi nghiên cứu

4



3.2.1. Phạm vi về lí luận
Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc sử dụng tranh biếm họa vào dạy học Lịch sử
thế giới giai đoạn 1933 – 1945 tại trường THPT.
3.2.2. Phạm vi thực tiễn
Điều tra, khảo sát và thử nghiệm tại các trường THPT ở Hà Nội.
3.2.3. Phạm vi đề xuất phương pháp
Đề xuất phương pháp ứng dụng tranh biếm họa vào dạy học bộ môn Lịch sử ở
trường THPT và biện pháp sử dụng tranh biếm họa vào dạy học Lịch sử thế giới
giai đoạn 1933 – 1945 tại trường THPT.
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về sử dụng tranh biếm họa vào dạy học Lịch sử
thế giới giai đoạn 1933 – 1945 tại trường THPT, đề tài tập trung vào việc ứng
dụng các lí ḷn vào dạy học trong thời kì đổi mới phương pháp, đặc biệt với
môn Lịch sử và cụ thể là lịch sử thế giới giai đoạn 1933 - 1945. Qua đó, góp
phần đổi mới phương pháp học tập, giúp học sinh nâng cao khả năng tiếp thu,
nhận thức trong quá trình dạy và học lịch sử ở trường THPT.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thớng hóa một sớ vấn đề về cơ sở lý luận của việc sử dụng tranh biếm họa
vào dạy học lịch sử ở cấp THPT.
- Khảo sát thực tiễn việc của việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử ở
trường THPT cho học sinh.
- Nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử, phần lịch sử thế
giới, và xác định nội dung, kiến thức cơ bản.
- Thiết kế hoạt động dạy học theo cơ sở lí luận sử dụng tranh biếm họa vào dạy
học lịch sử ở cấp THPT.
5



- Tiến hành thử nghiệm sư phạm để chứng minh tính khả thi của việc sử dụng
tranh biếm họa vào dạy học lịch sử thế giới giai đoạn 1933 - 1945. Từ đó, rút ra
kết luận khoa học liên quan đến đề tài.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm,
đường lới của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo nói chung, dạy học lịch
sử nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp phân tích hệ thớng: Phương pháp này được sử dụng để nghiên
cứu hệ thống cácloại tranh biếm họa cho học sinh trong dạy học Lịch sử THPT
nhằm xác định vai trò, chức năng và nội dung thể hiện của chúng.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng nhằm tìm
hiểu cơ sở lí ḷn của việc vận dụng tranh biếm họa và lựa chọn các phương
pháp sử dụng tranh biếm họa.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp tìm hiểu thực tế ở trường phổ thơng: Phương pháp này được sử
dụng nhằm thu thập các tài liệu thực tế cần thiết cho đề tài nhằm phân tích và lý
giải các vấn đề đặt ra thơng qua quan sát, giảng dạy trực tiếp, phỏng vấn thăm dò
ý kiến của học sinh và giáo viên đối với tranh biếm họa. Đặc biệt là việc điều tra
bằng phiếu, phỏng vấn học sinh.
- Phương pháp thử nghiệm: Phương pháp này được sử dụng nhằm kiểm chứng
các kết quảnghiên cứu lý thuyết, thu thập thơng tin, kiểm tra và phân tích mức độ
tin cậy của các giả thuyết và bổ sung thêm những vấn đề mà lý thuyết chưa đề
cập tới.
6


6. Giả thuyết nghiên cứu

Thực tiễn dạy học ở trường THPT hiện nay, học sinh và giáo viên vẫn quen với
hình thức học cũ mà chủ đạo là hoạt động dạy học “thầy đọc trò chép”. Sách
giáo khoa vẫn chỉ dừng lại ở việc khai thác các kiến thức và tư liệu lịch sử ở
dạng tư liệu chữ viết và tư liệu hình ảnh, trong đó chủ yếu là tư liệu chữ viết.
Hình thức học tập vẫn cịn đơn điệu, nhàm chán, chưa thu hút học sinh. Nếu giáo
viên và học sinh cùng tạo ra các hoạt động giáo dục trong dạy học lịch sử phù
hợp với nhu cầu thực tiễn và năng lực của học sinh, đặc biệt là quá trình dạy học
lịch sử thế giới giai đoạn 1933 – 1945 thì sẽ kích thích hứng thú tự học, tự tìm
hiểu, nghiên cứu của học sinh. Đồng thời cũng làm phong phú thêm hệ thống tư
liệu dạy học của giáo viên, từ đó góp phần nâng cao cất lượng dạy học.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu, phân tích một cách cụ thể, rõ ràng và đầy đủ cơ sở lí luận của
việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử thế giới cũng như các khả
năng ứng dụng dạy học. Đưa ra một số gợi ý lớn về các mơ hình, phương pháp
phù hợp với tranh biếm họa trong dạy học Lịch sử nhằm phục vụ cho quá trình
dạy học Lịch sử của giáo viên, góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong q
trình tự học môn Lịch sử trong trường THPT.
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp cho giáo viên một số tài liệu dạy học về lịch sử thế giới giai đoạn
1933 – 1945 ở cấp THPT.
- Đưa ra cho giáo viên cái nhìn mới vẻ về việc đổi mới phương pháp dạy học và
tạo điều kiện cho học sinh có môi trường học tập thú vị hơn. Góp phần thúc đẩy
quá trình học tập bộ mơn Lịch sử, trau dồi kiến thức Lịch sử cho mỗi cá nhân nói
chung và những học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước nói riêng.
7


8. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của đề tài được cấu trúc thành 2

chươngchính sau đây:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng tranh biếm họa dạy học
lịch sử thế giới (1933-1945) ở THPT
Chương II: Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử thế giới (1933 -1945) ở
trường THPT
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng tranh biếm họa dạy
học lịch sử thế giới (1933-1945) ở THPT
1.1.

Cơ sở lý luận

1.1.1. Quan niệm về tranh biếm họa lịch sử
Thuật ngữ “tranh biếm họa” là một tḥt ngữ có gớc La-tinh khi lần đầu tiên xuất
hiện tại Ý trong bức tranh của họa sĩ Carracci. Dưới cái tên “caricare”, “tranh
biếm họa” được hiểu dưới hai lớp nghĩa. Lớp thứ nghĩa thứ nhất là chỉ những
bức tranh hài hước, cường điệu, phóng đại về một người, một sự vật hoặc một sự
kiện và thông qua sự hài hước, cường điệu đó để châm biếm, chế giễu một sớ
tính chất đặc trưng chỉ xuất hiện ở người, sự vật hoặc sự kiện được nhắc tới. Lớp
nghĩa thứ hai được hiểu ở cấp độ mạnh hơn với ý nghĩa là những bức tranh mang
tính nhạo báng. Tuy nhiên, chủ yếu lớp nghĩa thứ nhất là cách hiểu của đại đa sớ,
lớp nghĩa thứ hai ít khi được nêu ra hoặc áp dụng.
Tranh biếm họa có các đặc điểm cơ bản như sau: Thứ nhất, về hình thức thì đây
là một loại tranh vẽ khơng phải là ảnh chụp. Thứ hai về nội dung thì đây là loại
tranh sở hữu yếu tố phóng đại nhằm mục đích châm biếm, đả kích một đới
tượng, sự vật, sự việc hoặc một chi tiết của các đối tượng sự vật sự việc đó. Về
mục đích thì tranh biếm họa bên cạnh tính nghệ thuật như các loại tranh khác thì
loại tranh này tập chung vào nhiệm vụ châm biếm, chế giễu. Cuối cùng là về chủ
8



đề thì tranh biếm họa có thể xuất hiện ở nhiều chủ đề khác nhau trong đời sống
xã hội con người. Nhìn chung, tranh biếm họa là tranh châm biếm, chế giễu, đả
kích thơng qua sự phóng đại một hoặc một vài yếu tố đặc trưng của đối tượng bị
châm biếm. Đối với tranh biếm họa lịch sử nói riêng thì chúng ta cũng nên hiểu
tương tự như vậy có điều đối tượng bị châm biếm, chế giễu ở đây là những con
người, sự vật, hiện tượng xuất hiện trong lịch sử hoặc có sự ảnh hưởng tới lịch
sử.
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của tranh biếm họa trong dạy học lịch sử tại THPT
Đối với việc dạy học lịch sử, đồ dùng trực quan có vai trị rất quan trọng bởi hai
trong những đặc trưng của kiến thức lịch sử là tính q khứ và tính khơng lặp lại.
Trong khi đó nhận thức của học sinh lại diễn ra theo hướng từ hiện tại nhìn về
quá khứ, điều đó đẩy đến hệ quả học sinh dễ bị mắc lỗi đánh giá lịch sử dựa trên
quan điểm, nhận thức của xã hội hiện tại. Vì vậy, sử dụng đồ dùng trực quan là
phương pháp cần thiết, hiệu quả để giúp học sinh có được cái nhìn về lịch sử phù
hợp với tính thời đại của sự vật, sự kiện, con người.
Và như một lẽ dĩ nhiên thì tranh biếm họa cũng là một trong những đồ dùng trực
quan, hơn nữa còn sử hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các loại tranh, sơ
đồ… khác. Bởi lẽ tranh biếm họa gây hứng thú cao ở người học thông qua những
chi tiết phóng đại. Mà theo lý luận giáo dục học thì hứng thú có vai trị quan
trọng trong việc làm cho con người trở nên vui vẻ, phấn chấn hơn. Qua đó cũng
khiến cho quá trình học tập trở nên hấp dẫn hơn và duy trì được quá trình nhận
thức một cách bền bỉ.
Ngồi ra, tranh biếm họa cịn góp phần khắc sâu sự kiện lịch sử, nâng cao năng
lực tái hiện kiến thức. Nhờ những chi tiết phóng đại tranh biếm họa sẽ gây ấn
tượng với người xem duy trì sự chú ý và làm chỗ dựa vững chắc cho quá trình
ghi nhớ. Theo quy luật ưu tiên của trí nhớ, sự ghi nhớ sẽ có chọn lọc với các mức
9


độ khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm thông tin. Cụ thể trí nhớ ln ưu tiên

những hình ảnh trực quan, những điều cụ thể hơn là những hình ảnh trừu tượng
hoặc ngôn ngữ trừu tượng. Sự vật, hiện tượng các sinh động, hấp dẫn, càng gây
hứng thú, càng dễ ghi nhớ. Với đặc điểm đó tranh biếm họ sẽ góp phần giúp học
sinh THPT tái hiện kiến thức lịch sử khi cần thiết, khắc sâu hơn các sự kiện và
đôi khi là tạo biểu tượng cho bài học lịch sử trong tâm thức.

Hình 1: Bức tranh chiếc bánh ngọt trung hoa

Ví dụ: Trong “bài 3: Trung Q́c” tại chương chình lịch sử lớp 11 có nói tới sự
kiện Trung Quốc bị các quốc gia phương Tây chia nhỏ thành các thuộc địa khác
nhau. Với bài học này sách giáo khoa có thể thêm vào 1 bức tranh biếm họa với
hình ảnh nhiều nhân vật sở hữu nét vẽ đặc trưng của phương tây như tóc vàng,

10


râu kẽm… đang cùng nhau chia 1 chiếc bánh ngọt có chữ “China” được viết to,
rõ ràng trên mặt bánh. Sau lưng những nhân vật ấy là một người đàn ông Trung
Quốc đang ngăn cản trong sự bất lực vì dù đã rất cô gắng nhưng vẫn không nhận
được sự quan tâm từ những người còn lại.
Rõ ràng bức tranh này thể hiện được những đặc điểm lớn của sự kiện Trung
Quốc bị các nước phương tây xâm lược. Thứ nhất, hình ảnh nhiều nhân vật
phương Tây cùng nhau chia chiếc bánh China cho thấy Trung Q́c tỏ ra khơng
có sự phản kháng và dễ dàng bị các nước phương tây xâm lược. Tuy nhiên,
miếng bánh ấy lại quá to, phù hợp với diện tích lãnh thổ của Trung Q́c khiến
nhiều nước phương Tây phải cùng nhau chia sẻ. Tiếp tới hình ảnh người đàn ơng
Trung Q́c đứng phía sau ngăn cản trong sự bất lực cũng thể hiện rằng chính
quyền Trung Q́c tuy có phản kháng nhưng hiệu quả gần như khơng có và hoàn
tồn bị đẩy ra ngồi cuộc chia chác giữa các đế quốc.
Với những dữ kiện trên học sinh hồn tồn có thể phân tích và trả lời những câu

hỏi khó như: Tại sao các nước phương Tây phải cùng nhau chia sẻ Trung Q́c?
Hoặc chính quyền Trung Quốc đã ở đâu khi sự kiện này diễn ra? Những câu hỏi
kiểu như thế này thông thường học sinh sẽ không trả lời được nhưng nếu được
quan sát bức tranh biếm họa nêu trên và kết hợp với sự phân tích của giáo viên
thì nhiệm vụ trả lời sẽ có phần dễ dàng đới với các em.
Ngồi ra, hình ảnh trước bánh ngọt đó cũng sẽ trở thành biểu tượng trong trí nhớ
của các em. Chỉ với một bức tranh các em hồn tồn có thể trình bày hồn cảnh
của Trung Q́c trong giai đoạn chế độ phong kiến thối trào.
Ći cùng tranh biếm họa lịch sử cịn góp phần phát triển óc quan sát và tư duy
cho học sinh trung học phổ thơng nói riêng và tồn bộ các cấp học nói chung.
Tranh biếm họa có đặc trưng là tính biểu tượng và logic rất cao, ln có ít nhất
một lớp nghĩa ẩn dưới các hình vẽ. Cũng vì thế mà khi có thể hiểu được một bức
11


tranh biếm họa thì cũng đồng nghĩa với việc học sinh có được nền tảng kiến thức
tốt, khả năng quan sát, tư duy logic và cả tư duy phản biện.
Cụ thể, việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học Lịch sử đem lại những ý
nghĩa nhất định, cụ thể như sau:
- Về kiến thức: Khi xem xét một bức tranh biếm họa, muốn hiểu được
những biểu hiện trong đó nói lên điều gì, Học sinh phải đặt nó trong tổng
thể kiến thức. Bên cạnh việc phân tích, học sinh phải thiết lập được các
mối liên hệ, các giả thuyết giữa hình ảnh và nội dung bài học để phán
đốn và kết luận. Như vậy, khi sử dụng tranh biếm họa, một lần nữa học
sinh được nhớ lại những kiến thức liên quan đến hình ảnh và qua quá trình
suy luận, kiến thức được khắc sâu hơn rất nhiều so với việc sử dụng các
kênh hình thơng thường.
- Về kĩ năng: Việc sử dụng thích hợp các tranh biếm họa đã thúc đẩy học
sinh không thể làm việc đơn giản thơng qua phân tích văn bản hay nghe
giảng một cách đơn thuần mà nó đòi hỏi phải tổng hợp các kĩ năng: phân

tích hình ảnh, đọc văn bản, liên hệ kênh chữ và kênh hình, phán đốn, liên
hệ, suy xét, kết ḷn. Qúa trình trên có thể gọi chung là sự giải mã – mã
hóa nội dung thơng qua hình ảnh.
- Về thái độ: Tranh biếm họa mang đến sự hấp dẫn và ćn hút học sinh bởi
tính đặc thù của nó. Học sinh dễ bị lơi ćn bởi yếu tố hài hước, trào
phúng hay sự thể hiện biếm họa độc đáo trong bức tranh. Học sinh từ tò
mò đến tìm hiểu nội dung bức tranh. Qua đó, học sinh được bày tỏ quan
điểm, thái độ của ình đới với nhân vật, sự kiện lịch sử, đặc biệt là có thái
độ tôn trọng sự khách quan của sự thật lịch sử.
1.1.3. Nguyên tắc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử ở THPT

12


Thứ nhất, cần đảm bảo phù hợp với nội dung lịch sử. tranh biếm họa giúp khắc
sâu kiến thức, do đó, tranh biếm họa chỉ nên dùng khi kết hợp với các nội dung
quan trọng, là phần trọng tâm muốn nhấn mạnh đến trong bài học, hạn chế sử
dụng với mục đích minh họa cho nội dung kiến thức, gây phân tán sự chú ý của
học sinh.
Thứ hai, khi lựa chọn tranh biếm họa dùng trong sách giáo khoa lich sử cần đảm
bảo tính vừa sức. Vì tranh biếm họa có yếu tớ cường điệu, phóng đại, đặc biệt và
có cả sự khó hiểu nên khi lựa chọn cần chú ý đến lứa tuổi. Với học sinh lớp 10
thì tranh biếm họa nên đơn giản hơn, và có thể sử dụng loại tranh biếm họa kết
hợp lời dẫn. Đến lớp 12, các em đã có sự phát triển hơn về mặt tư duy thì có thể
dùng tranh biếm họa phức tạp, tính khái quát và trừu tượng cao hơn. Sử dụng
một bức tranh biếm họa quá phức tạp có thể đưa đến sự kích thích tìm hiểu,
nhưng có thể là một “gánh nặng” khi nó quá sức học sinh, từ đó dẫn đến việc
không đạt mục tiêu dạy học dự kiến cho nội dung đó.
Thứ ba, tranh biếm họa phải đảm bảo được độ tin cậy. Độ tin cậy của tranh biếm
họa thế hiện tính chân thực của nhân vật, sự kiện, hiện tượng được phản ánh

trong tranh, giúp học sinh có đánh giá thấu đáo.Vì tranh biếm họa mang trong nó
tính chủ quan của người vẽ, đại diện cho sự đánh giá của một cá nhân, một tập
thể, một giai cấp, một dân tộc nhất định nên khi đưa vào bài học cần chú ý ghi cụ
thể các thông tin liên quan đến người vẽ, năm ra đời, được in ấn ở đâu, xuất bản
trên tạp chí hay tờ báo nào. Từ những thông tin đó, kết hợp với thơng tin kênh
chữ trong bài học, học sinh sẽ có cái nhìn tồn diện và chính xác hơn về nhân vật
và sự kiện trong sự đánh giá của mình.
Thứ tư, khi đưa tranh biếm họa vào sách giáo khoa lịch sử cần đảm bảo nguyên
tắc hài hòa với các loại kênh hình khác như: tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ, sơ đồ,
bảng thớng kê. Dù tranh biếm họa có thế mạnh trong việc hấp dẫn, cuốn hút học
13


sinh, nhưng cũng chỉ là nên coi là một kênh minh họa cho một nội dung cụ thể,
do đó có thể nó chỉ phản ánh một khía cạnh nhất định của bài học. Do đó, trong
bài học cần có đầy đủ các loại kênh hình, bên cạnh tranh biếm họa để học sinh có
thể hiểu thấu đáo nội dung và phát triển đầy đủ kỹ năng.
Thứ năm, đảm bảo tính rõ ràng về mặt hình thức. Vì tranh biếm họa thường sao
chép lại trên báo chí, cho nên nếu định dạng quá nhỏ, đưa vào sách giáo khoa
lịch sử với kích thước bé thì có thể làm mờ hoặc mất đi một số đường nét thể
hiện trong bức tranh. Sự khiếm khuyết này rất dễ dẫn đến hiểu lầm trong q
trình học sinh giải thích, đánh giá. Do đó, u cầu về mặt chuẩn hình ảnh là một
nguyên tắc quan trọng trong việc sử dụng tranh biếm họa trong các ćn sách
giáo khoa
1.1.4. Quy trình sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử ở THPT
– Bước thứ nhất, phát hiện và nắm bắt các điểm đặc biệt (biểu tượng) của bức
tranh biếm họa như: tư thế, nét mặt, hình dáng, kích thước, màu sắc, hình khới…
– Bước thứ hai, nhận biết và giải mã những biểu tượng được sử dụng trong tranh
biếm họa. Những biểu tượng không chỉ đơn giản được nêu ra mà phải tìm hiểu
được ý nghĩa của chúng.

– Bước thứ ba, sử dụng kiến thức để tìm ra mới liên quan giữa tranh biếm họa và
nhân vật, sự kiện lịch sử…Đặt tranh biếm họa trong bới cảnh lịch sử để hiểu thấu
đáo nội dung. Hình ảnh minh họa chỉ được giải thích thấu đáo khi có sự kết hợp
kiến thức một cách trực tiếp.
– Bước thứ tư, tìm hiểu các lời dẫn (nếu có) trong tranh biếm họa và phân tích,
tìm ra các khả năng mà bức tranh có thể thể hiện. Các khả năng này là các giả
thuyết khác nhau, có giả thuyết đúng, có giả thuyết sai nhưng để tìm ra giả
thuyết đúng nhất thì giáo viên và học sinh dựa vào tư duy phân tích và phán
đốn.
14


– Bước thứ năm, đánh giá cuối cùng về tranh biếm họa qua việc tổng hợp lại các
chi tiết biểu hiện của bức tranh, kết hợp kiến thức qua kênh chữ, sang lọc phân
tích các giả thuyết và ći cùng đưa ra đánh giá về nội dung lịch sử thể hiện qua
bức tranh.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có nhiều cách để phân tích, giải mã một bức tranh
biếm họa, nhưng điểm chung nhất là phải tuân thủ các bước: quan sát, mơ tả, liên
hệ kiến thức, giải thích và đánh giá.
1.1.5. Gợi ý cách vận dụng một số tranh biếm họa trong dạy học lịch sử ở
THPT
Để có thể vận dụng tranh biếm họa trong việc dạy học lịch sử ở THPT không
phải là một điều dễ dàng. Muốn vận dụng những phương pháp đã nêu như sử
dụng tranh biếm họa để kích thích động cơ học tập, sử dụng tranh biếm họa để
giúp học sinh nắm kiến thức cơ bản hay sử dụng tranh biếm họa để kiểm tra,
đánh giá thì điều kiện tiên quyết ln là giáo viên phải sở hữu số lượng lớn tranh
biếm họa, hiểu và biết cách sử dụng cụ thể cho mỗi tranh.
1.1.5.1. Cách vận dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử thế giới tại THPT

Chùm tranh về Archimedes


Hình 2: Tranh biếm họa về Archimedes

15


a.

Nội dung

Archimedes (284-212 TCN) – là nhà giáo, nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ đại,
ông sinh tại thành phố Syracuse. Archimedes tiếp cận với khoa học từ rất sớm
khi 11 đã trở thành học trò của nhà tốn học lỗi lạc Eculid. Ơng nhanh chóng có
được những thành tựu nhất định và khi trưởng thành thì định cư tại xứ Sicile. Ở
đây được hoàng gia tài trợ về tài chính, ơng đã cớng hiến hồn tồn cho cơng
cuộc nghiên cứu khoa học. Trong sự nghiệp của mình Archimedes có nhiều cơng
hiến vĩ đại về tốn học, thiên văn học và đặc biệt là vật lý học.
Sự kiện được nhắc tới nhiều nhất trong cuộc đời của Archimedes là khi ơng tìm
ra định ḷt về sức đẩy của nước. Đáng ngạc nhiên là khi đó Archimedes đang
tắm cũng vì vậy mà ơng sung sướng nhảy ra khỏi bồn, chạy thẳng về phòng làm
việc ngay cả khi chưa kịp mặc quần áo. Vừa chạy Archimedes vừa hét to
“Eureka! Eureka!” tức là tìm thấy rồi, tìm thấy rồi.
Ngoài ra Archimedes cịn được biết tới với câu nói nổi tiếng “Hãy cho tơi một
địn bẩy và một điểm tựa, tơi sẽ nhấc cả trái đất này lên”. Câu nói ấy của

16


Archimedes là lời khẳng định của ơng cho tính hữu ích của hệ thớng địn bẩy mà
chính ơng đã nghĩ ra.

Chùm tranh trên chính là để ca ngợi và ghi nhớ sự đóng góp của Archimedes cho
nền khoa học của thế giới thời điểm bấy giờ và cả mãi sau này.
b.

Phương pháp sử dụng

Giáo viên có thể sử dụng các bức tranh này khi dạy về nội dung lịch sử Hy Lạp
cổ đại, lịch sử văn minh phương Tây cổ đại hoặc các thành tựu văn hóa thời cổ
đại. Giáo viên cũng có thể sử dụng kết hợp với video hoặc các bức tranh khác về
tựu khoa học tự nhiên thời cổ đại.
Khi sử dụng giáo viên có thể đặt ra và trả lời những câu hỏi như sau:
-

Nhà bác học Archimedes trong bức tranh đầu tiên đã nói gì? Câu nói đó

của ông gợi nhớ về định luật nào? Bằng hiểu biết của mình em hãy phát biểu
định luật.
-

Em nghĩ trong thực tế thì câu nói của Archimedes có thực hiện được

khơng? Nếu được thì nên áp dụng nó trong lĩnh vực nào?
-

Trong bức tranh thứ 2 theo em Archimedes đã tìm thấy gì? Em hãy cho

biết có thể ứng dụng được gì với điều mà Archimedes tìm thấy?
-

Những phát minh của Archimedes có ý nghĩa như thế nào đối với văn


minh thế giới?

17


Bức tranh lãnh chúa – nông nô thời phong kiến Tây Âu

Hình 3: Bức tranh lãnh chúa – nơng nơ thời phong kiến Tây Âu

a.

Nội dung

Trong tranh có 3 người. Đứng trên bậc cao là hai người đại diện cho lãnh chúa.
Họ có thân hình to béo, mặc quần áo sang trọng, nét mặt vui vẻ, kiêu kì. Tay
người đàn ông cầm trường kiếm, một loại vũ khí phổ biến để thị uy quyền lực
trong xã hội phong kiến Tây Âu.
Đứng ở dưới là một người nông nô với thân hình gầy gị, ớm yếu, nét mặt thể
hiện sự vất vả, cực nhọc. Trên lưng người nông nô, phải gùi các sản phẩm hoa
màu và một số công cụ lao động, một tay cầm cuốc, một tay cầm đèn soi sáng,
điều đó cho thấy có thể họ phải làm việc cả ngày lẫn đêm. Ngoài ra trên lưng anh
ta là khối lượng thực phẩm vác nặng biểu hiện cho năng suất lao động cũng như

18


×