Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Dạy học thơ nôm đường luật ở trung học cơ sở theo đặc trưng thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM THỊ TUYẾT NHUNG

DẠY HỌC THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO
ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2012

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

DẠY HỌC THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT
Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 10

Cán bộ hƣớng dẫn: GS. TS Phan Tro ̣ng Luâ ̣n

HÀ NỘI – 2012

2




MỤC LỤC ....................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... 6
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ 7
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1..................................................................................................... 15
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THƢ̣C TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC THƠ NÔM
ĐƢỜNG LUẬT Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO .......................................... 15
ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI .............................................................................. 15
Cơ sở lí luâ ̣n ............................................................................................... 15
Thể loại và viê ̣c dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại
trong nhà trường ..................................................................................... 15
1.1.2. Thơ Nôm Đường luật và quan niệm dạy học thơ Nôm Đường luật
theo đặc trưng thể loại ............................................................................ 20
Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 40
Vị trí của thơ Nôm Đường luật trong chương trình Ngữ Văn Trung học
cơ sở ........................................................................................................ 40
Thực tiễn dạy học thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại........... 43
CHƢƠNG 2..................................................................................................... 50
BIỆN PHÁP DẠY HỌC THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT Ở ............................. 50
TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI ............................ 50
2.1. Coi trọng khai thác tư tưởng hạt nhân nhân văn, yếu tố làm nên
giá trị bền vững muôn đời của thơ Nôm Đường luật và của thơ ca
Trung đại Việt Nam .................................................................................. 50
2.2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thơ Nơm Đường luật gắn với lịch sử
hình thành .................................................................................................. 56
2.3. Dạy học thơ Nôm Đường luật xuất phát từ bố cục và kết cấu bên
trong của tác phẩm.................................................................................... 60
2.4. Hướng dẫn học sinh phát hiện cái mới, so sánh đối chiếu để khắc

sâu ấn tượng về tác phẩm ......................................................................... 62
2.5. Hướng dẫn học sinh tiếp cận thơ Nôm Đường luật qua hoạt động
đọc tác phẩm .............................................................................................. 65
2.6. Hướng dẫn học sinh vượt rào cản ngôn ngữ thông qua hoạt động
cắt nghĩa, chú giải ...................................................................................... 68
2.6.1. Hoạt động chú giải ........................................................................ 68
2.6.2. Hoạt động cắt nghĩa ...................................................................... 72
2.7. Hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm thơ Nơm Đường luật bằng
hệ thống câu hỏi hợp lí .............................................................................. 77
2.8. Sử dụng phương pháp bình giảng để nâng cao nhận thức thẩm mĩ
cho học sinh ................................................................................................ 81
CHƢƠNG 3..................................................................................................... 84

4


THIẾT KẾ THỂ NGHIỆM ............................................................................. 84
3.1. Mục đích thể nghiệm.......................................................................... 85
3.2. Đối tượng, điạ bàn và thời gian thể nghiêm
̣ .................................... 85
3.3. Nô ̣i dung thể nghiêm
̣ ......................................................................... 86
3.4. Phương pháp tiế n hành thể nghiêm
̣ ................................................. 87
3.5. Giáo án thể nghiệm ............................................................................ 87
I. Mục tiêu bài học: ......................................................................................... 88
3.6. Đánh giá kết quả thể nghiệm .......................................................... 100
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 106
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 108


5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHSP: Đại học Sƣ phạm
GS: Giáo sƣ
NXB: Nhà xuất bản
PGS: Phó giáo sƣ
THCS: Trung học cơ sở
TS: Tiến sĩ
SGK: Sách giáo khoa
SGV: Sách giáo viên

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng: 1.1. Các bài thơ Nôm Đƣờng luật ở Trung học cơ sở
Bảng: 1.2. Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt của các bài thơ Nôm Đƣờng luật ở
Trung học cơ sở
Bảng : 1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc giảng dạy thơ Nơm
Đƣờng luật ở Trung học cơ sở
Bảng : 1.4. Những thuận lợi và khó khăn trong việc học thơ Nơm Đƣờng luật
của học sinh Trung học cơ sở
Bảng : 1.5. Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ Nôm Đƣờng luật đã học trong
chƣơng trình Ngữ Văn Trung học cơ sở
Bảng : 3.1. Đối tƣợng thể nghiệm và đối chứng
Bảng : 3.2. Thống kê kết quả nhận thức của học sinh


5


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Mỗi tác phẩm văn học đều tồn tại dƣới hình thức một loại thể nhất định.
Vì vậy muốn dạy học hiệu quả thì việc xác định đƣợc thể loại là một vấn đề
mấu chốt trong dạy học tác phẩm văn chƣơng. Thể loại chính là chìa khóa để
khám phá đƣợc tầng nghĩa sâu của tác phẩm. Việc dạy học tác phẩm văn
chƣơng hiện nay còn nhiều hạn chế do chƣa ý thức đƣợc tầm quan trọng của
thể loại. Hiện nay cũng chƣa có tài liệu nào đi sâu vào việc hƣớng dẫn dạy
học tác phẩm văn chƣơng theo đặc trƣng thể loại thật tƣờng tận. Do đó giáo
viên khơng tránh khỏi những khó khăn, lúng túng trong cách soạn giáo án
cũng nhƣ trong cách dạy học các tác phẩm cụ thể.
1.2. Thơ Nôm Đƣờng luật là một thành tựu rực rỡ của thơ ca Việt Nam. Đây
là một hiện tƣợng vừa độc đáo vừa tiêu biểu trong lịch sử văn học dân tộc và
đã đƣợc nghiên cứu nhƣ một thể loại văn học bắt đầu từ những năm bảy mƣơi
của thế kỉ trƣớc. Đó là những bài thơ đƣợc viết bằng chữ Nơm theo thể
Đƣờng luật (gồm cả những bài thơ theo thể Đƣờng luật hoàn chỉnh và cả
những bài theo thể Đƣờng luật phá cách). Nhƣng để dạy tốt những tác phẩm
thuộc thể loại này giúp học sinh thƣởng thức đƣợc cái hay cái đẹp của những
tác phẩm thơ Nôm Đƣờng luật là điều không dễ. Ngƣời dạy cần phải nắm rõ
bản chất, đặc trƣng của thể thơ này. Tuy nhiên, những đặc thù của thơ Nôm
Đƣờng luật vẫn chƣa đƣợc thực sự coi trọng trong quá trình dạy học ở nhà
trƣờng phổ thông hiện nay.
1.3. Hiện nay, một số tác phẩm thơ Nôm Đƣờng luật đƣợc đƣa vào giảng dạy
cho học sinh Trung học cơ sở đều là những tác phẩm có giá trị và chiếm vị trí
quan trọng giúp các em học sinh hiểu hơn về tiến trình văn học Việt Nam
cũng nhƣ xã hội và con ngƣời Việt Nam thời trung đại. Tuy nhiên những bài
thơ này lại tập trung chủ yếu ở lớp 7. Ở độ tuổi này, các em rất khó có thể tiếp

nhận hết chiều sâu của tác phẩm. Điều này gây khơng ít khó khăn cho giáo

6


viên khi giảng dạy. Mặt khác, nhiều giáo viên chƣa ý thức hết đƣợc tầm quan
trọng của thể loại nên khi dạy thơ Nôm Đƣờng luật thƣờng dạy nhƣ thơ hiện
đại. Chính vì vậy mà hiệu quả giảng dạy thơ Nôm Đƣờng luật hiện nay chƣa
cao. Trƣớc thực trạng trên, việc đƣa ra đƣợc biện pháp dạy học các văn bản
thơ Nôm Đƣờng luật là yêu cầu quan trọng nhằm tháo gỡ những băn khoăn,
vƣớng mắc cho giáo viên, đồng thời hình thành hứng thú và phƣơng pháp học
tập cho học sinh.
Từ những lí do trên, tơi xin mạnh dạn đƣợc chọn đề tài “Dạy học thơ
Nôm Đường luật ở Trung học cơ sở theo đặc trưng thể loại”.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 . Lịch sử nghiên cứu dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể
loại
Vấn đề thể loại đã đƣợc các nhà lí luận văn học quan tâm từ khá sớm.
Gƣơng mặt lí luận về thể loại văn học chủ yếu đƣợc nghiên cứu, đúc kết, biên
dịch trong các bộ giáo trình đại học, cao đẳng cùng một số chuyên luận của
các Giáo sƣ Hà Minh Đức, Giáo sƣ Phƣơng Lựu, Trần Đình Sử. Tiếp đến là
một số cơng trình liên quan đến loại thể văn học nhƣ của GS Đặng Thai Mai,
PGS Hoàng Tiến Tựu, PGS Nguyễn Đăng Na...Từ những góc độ khác nhau,
các tác giả cũng có những quan điểm về thể loại trong tiếp nhận, nghiên cứu,
sáng tác … phần nào giúp cho đông đảo giáo viên văn có đƣợc cái nhìn mới
mẻ, phong phú về thể loại. Tuy vậy, những giáo trình, những chuyên luận về
giảng dạy văn học trong nhà trƣờng theo thể loại không nhiều. Mấy vấn đề
giảng dạy văn học theo loại thể (1970) của nhóm tác giả Trần Thanh Đạm,
Huỳnh Lý, Hoàng Nhƣ Mai, Phan Sĩ Tấn, Đàm Gia Cẩn và Phương pháp dạy
học tác phẩm văn chương theo loại thể (2001) của PGS. TS Nguyễn Viết Chữ

là những tài liệu vẫn thƣờng đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh
viên Ngữ văn và học viên cao học chuyên ngành Lí luận và phƣơng pháp dạy
học văn.

7


Mặt khác những cơng trình nghiên cứu về đặc trƣng của các thể loại văn
học hầu nhƣ chƣa có. Khi chƣơng trình sách giáo khoa Ngữ văn mới đƣợc tổ
chức biên soạn theo cụm thể loại và dạy đọc – hiểu theo đặc trƣng thể loại thì
những cơng trình về thể loại nói chung tỏ ra xa rời thực tiễn. Lí luận về loại
thể văn học chƣa đƣợc nghiên cứu và vận dụng tƣơng xứng với tầm quan
trọng của nó. Ngay cả trong chƣơng trình Ngữ Văn phổ thơng, lí luận về loại
thể văn học cũng không đƣợc đề cập tới.
Gần đây, đã có một số chuyên đề về đặc trƣng thể loại. Phó giáo sƣ Đỗ
Bình Trị có chun đề Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân
gian. Tác giả Hồng Ngọc Hiến có Nhập mơn văn học và Phân tích thể loại.
Tiến sĩ Nguyễn Thành Thi có chuyên đề Đặc trưng truyện ngắn Thạch Lam,
Đặc trưng truyện ngắn giai đoạn 1930 - 1945... Hiện nay, trên các tạp chí, các
đợt tập huấn đổi mới phƣơng pháp dạy học văn, tập huấn thay sách … đều có
đề cập đến vấn đề giảng dạy văn theo đặc trƣng thể loại (Đời sống thể loại
văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX – Vũ Tuấn Anh; Mơ hình đọc hiểu theo
đặc trưng thể loại với việc hình thành và bồi dưỡng kĩ năng đọc hiểu văn bản
văn chương cho học sinh trung học phổ thông – Trần Thị Thu Hồng)... Các
chuyên luận, bài viết đã đi sâu vào tìm hiểu đặc trƣng của một bộ phận văn
học, một giai đoạn văn học. Đó là sự vận dụng cụ thể, có đóng góp nhiều cho
việc dạy học văn. Những vấn đề các tác giả đặt ra một mặt giúp cho ngƣời
giáo viên văn ở trƣờng phổ thông có đƣợc những kiến thức cơ bản, hệ thống
về đặc trƣng thi pháp của các thể loại từ đó giúp cho cơng việc giảng dạy
thuận lợi và có hiệu quả. Mặt khác, các tài liệu cũng đã trình bày những quan

điểm mới mẻ bổ sung cho những quan điểm thƣờng thấy trong những cơng
trình về lí luận đang lƣu hành ở ta.
2.2 . Lịch sử nghiên cứu thơ Nôm Đường luật và dạy học thơ Nôm Đường
luật ở Trung học cơ sở
So với các thể loại văn học khác trong nền văn học dân tộc, thơ Nôm
Đƣờng luật đƣợc nghiên cứu khá nhiều và sớm từ đầu thế kỉ XX. Song do yêu

8


cầu và mục đích khác nhau mà trong các bài viết ở giai đoạn đầu, thơ Nôm
Đƣờng luật với tƣ cách là thể loại văn học vẫn chƣa trở thành đối tƣợng
nghiên cứu chủ yếu.
Cuối năm 1991, Hội thảo khoa học “Nghiên cứu văn học cổ trung đại
Việt Nam trong mối quan hệ khu vực” do Viện văn học và Trƣờng Đại học sƣ
phạm Hà Nội phối hợp tổ chức là một dịp tốt để thơ Nôm Đƣờng luật trở lại
vị trí xứng đáng của nó trong giới nghiên cứu văn học. Trong các báo cáo
chung và báo cáo chuyên sâu về thể loại có nhiều vấn đề mới đặt ra khi
nghiên cứu thơ Nơm Đƣờng luật nhƣ tìm ra nét nghĩa khu biệt giữa thơ
Đƣờng luật dân tộc với thơ Đƣờng, những mong mỏi tìm ra “cái mã” của thể
loại, nghiên cứu thơ Nôm Đƣờng luật trong mối quan hệ về thể loại giữa văn
học Trung Quốc và văn học Việt Nam thời trung đại...Tuy nhiên, những vấn
đề đặt ra mới chỉ ở giai đoạn tìm kiếm bƣớc đầu.
Gần đây, thơ Nôm Đƣờng luật dần đƣợc nghiên cứu với vị trí xứng đáng
hơn và đƣợc nhìn nhận nhƣ một thể loại văn học có giá trị của dân tộc. Phải
kể đến cơng trình Thơ Nơm Đường luật của PGS Lã Nhâm Thìn. Tác giả đã
nghiên cứu thơ Nơm Đƣờng luật từ góc độ loại thể và xem xét thể loại này từ
phƣơng diện lịch sử phát triển đến cấu trúc thể loại, từ những hiện tƣợng tiêu
biểu đến bản chất và quy luật vận động của thể loại. Cho đến nay, đây có thể
coi là cơng trình nghiên cứu đầy đủ, toàn diện nhất và phục vụ đắc lực nhất

cho công việc nghiên cứu và giảng dạy thơ Nôm Đƣờng luật.
Xét về góc độ phƣơng pháp giảng dạy, đã có một số tác giả đề xuất biện
pháp và định hƣớng dạy học thơ Nơm Đƣờng luật nói chung nhƣ Phương
pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể của PGS Nguyễn Viết Chữ.
Theo tác giả, “chỉ có nắm chắc được những nét tiêu biểu của “chất Đường
thi” công việc dạy học thơ Đường luật (Hán và Nôm) mới có thể đi đúng
được” [5, tr.151]. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ định hƣớng “nên dựa vào ba vấn
đề chính : thi đề, thi tứ, thi ý để xác định chất Đường thi của nó từ đó mới
chọn được phương pháp và biện pháp thích hợp” [5, tr.150] chứ chƣa đƣa ra

9


cách dạy cụ thể đối với loại bài này. Tác giả Lã Nhâm Thìn trong Phân tích
tác phẩm văn học Trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại cũng đã đề xuất
phƣơng pháp phân tích thơ Nơm Đƣờng luật từ đặc điểm của thể loại này là
khai thác hai yếu tố Nôm và yếu tố Đƣờng luật. Song tác giả cũng chỉ phân
tích một vài ví dụ về giá trị của hai yếu tố này để định hƣớng chung chứ chƣa
có phƣơng pháp cụ thể. Gần đây, cũng có nhiều luận văn cao học và luận văn
đại học viết về đề tài dạy học tác phẩm văn chƣơng trung đại theo đặc trƣng
thể loại trong đó có thơ Nơm Đƣờng luật. Song những vấn đề đặt ra trong các
đề tài này mới chỉ ở giai đoạn tìm kiếm bƣớc đầu và chung cho cả thơ trung
đại chứ chƣa đi sâu tìm hiểu biện pháp dạy học thơ Nơm Đƣờng luật một cách
riêng rẽ, cụ thể . Đây chính là gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo về dạy
học thơ Nôm Đƣờng luật đặc biệt là thơ Nôm Đƣờng luật ở THCS.
Tóm lại, những cơng trình, bài viết liên quan đến đề tài rất đa dạng và
phong phú. Tuy nhiên, vẫn chƣa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu phƣơng
pháp dạy học thơ Nôm Đƣờng luật theo đặc trƣng thể loại một cách cụ thể,
tồn diện để có thể giúp học sinh thấy hết đƣợc giá trị của thể thơ này. Cũng
chƣa có cơng trình nào tập trung nghiên cứu dạy học thơ Nôm Đƣờng luật ở

Trung học cơ sở . Mặc dù vậy, những kết quả nghiên cứu trên vẫn là tiền đề
quan trọng cho chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở mô ̣t số tiề n đề lí luâ ̣n về loại thể, đề tài đề xuất biện pháp dạy học
các văn bản thơ Nôm Đƣờng luật ở Trung h ọc cơ sở theo đặc t rƣng thể loại
nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học tác phẩm văn chƣơng, đồng thời để tiếp tục
rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc – hiểu các văn bản văn học, góp phần nâng
cao năng lực tự đọc, tự học văn bản cho học sinh.
4. Nhiêm
̣ vu ̣ nghiên cƣ́u
- Nghiên cƣ́u một số tiền đề lí luận về đổi mới phƣơng pháp dạy học Văn ở
trƣờng Trung học cơ sở theo đặc trƣng thể loại.

10


- Khảo sát tình hình dạy học các văn bản thơ Nôm Đƣờng luật ở Trung học
cơ sở để làm cơ sở cho viê ̣c đề xuấ t cách dạy học thể thơ này theo đă ̣c trƣng
thể loại.
- Đề xuấ t cách da ̣y ho ̣c thơ Nôm Đƣờng luâ ̣t ở Trung ho ̣c cơ sở theo đă ̣c
trƣng thể loại.
- Thể nghiệm tính khả thi của để tài khi đƣa vào giảng dạy.
5. Phạm vi đề tài
Đề tài nghiên cƣ́u các giờ da ̣y ho ̣c văn bản thơ Nôm Đƣ ờng luật theo
đă ̣c trƣng thể loại trong sách giáo khoa Trung ho ̣c cơ sở.
6. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu:
- Hoạt động dạy học các văn bản thơ Nôm Đƣờng luật ở Trung h ọc cơ sở
theo đă ̣c trƣng thể loại.
- Đề tài đƣơ ̣c thƣ̣c hiê ̣n trên đố i tƣơ ̣ng là giáo viên và ho ̣c sinh lớp 7 trƣờng
Trung ho ̣c cơ sở Lê Quý Đôn – Cầ u Giấ y – Hà Nội và trƣờng THCS Minh

Trí – Sóc Sơn – Hà Nội.
7. Giả thuyết khoa học
Viê ̣c da ̣y ho ̣c các văn bản thơ Nôm Đƣ ờng luật ở Trung h ọc cơ sở nế u
đƣơ ̣c tiế n hành t heo đúng đặc trƣng thể loại sẽ nâng cao hiệu quả dạy học
bộ phận văn học này đồng thời góp phần phát huy tính tích cực chủ động ,
sáng tạo của học sinh , đáp ƣ́ng nhu cầ u đổ i mới phƣơn g pháp da ̣y ho ̣c Văn
trong nhà trƣờng hiê ̣n nay.
8. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u
8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Nghiên cƣ́u tài liê ̣u chuyên ngành, liên ngành
- Nghiên cƣ́u hê ̣ thố ng các kiế n thƣ́c có liên quan đế n đề tài
8.2. Phương pháp thu thập thơng tin và xử lí thơng tin
- Dự giờ, tổng kết rút kinh nghiệm giờ dạy
- Phỏng vấn, điều tra, thu thập ý kiến

11


8.3. Phương pháp thực nghiệm
- Thiế t kế thể nghiê ̣m da ̣y ho ̣c các văn bản thơ Nôm Đƣờng luâ ̣t ở Trung
học cơ sở theo đă ̣c t rƣng thể loại và dạy thử ở một số lớp để đánh giá tính
khả thi của đề tài.
9. Cấ u trúc luâ ̣n văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luâ ̣n và thƣ̣c tiễn của viê ̣c da ̣y ho ̣c thơ Nôm Đƣờng
luâ ̣t ở Trung học cơ sở theo đặc trƣng thể loại
Chƣơng 2: Biện pháp dạy học thơ Nôm Đƣờng luật ở Trung h ọc cơ sở
theo đă ̣c trƣng thể loại
Chƣơng 3: Thiết kế thể nghiệm


12


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC THƠ NÔM
ĐƢỜNG LUẬT Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO
ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI
1.1. Cơ sở lí luâ ̣n
1.1.1. Thể loại và việc dạy học tác phẩm văn chương theo đăc̣ trưng thể loại
trong nhà trường
1.1.1.1. Quan niệm chung về thể loại văn học
Theo GS Trần Đình Sử trong Lí luận văn học tập 2 (NXB Đại học Sƣ
phạm 2008) “Thể loại văn học là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác
phẩm trong đó ứng với một loại nội dung nhất định của một loại hình thức
nhất định tạo cho tác phẩm” [16, tr. 221].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học NXB Giáo dục: “ Thể loại văn học là
dạng thức của tác phẩm văn học, đƣợc hình thành và tồn tại tƣơng đối ổn định
trong quá trình phát triển lịch sử của văn học thể hiện ở sự khác nhau về cách
thể hiện chủ đề tác phẩm, về đặc điểm của các hiện tƣợng đời sống đƣợc miêu
tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn với các hiện tƣợng đời sống
ấy.” [4, tr. 252-253]
Trong quá trình sáng tác, các nhà văn thƣờng sử dụng các phƣơng pháp
chiếm lĩnh đời sống khác nhau, thể hiện những quan hệ thẩm mĩ khác nhau
đối với hiện thực, có những cách thức xây dựng hình tƣợng khác nhau. Các
phƣơng thức ấy ứng với những hình thức hoạt động nhận thức khác nhau làm
cho tác phẩm văn học bao giờ cũng có sự thống nhất quy định lẫn nhau về
loại đề tài, cảm hứng, hình thức nhân vật, hình thức kết cấu và hình thức lời
văn. Ngƣời ta có thể tập hợp thành từng nhóm những tác phẩm văn học giống
nhau về phƣơng thức miêu tả và hình thức tồn tại chỉnh thể ấy. Đó là cơ sở

khách quan của sự tồn tại thể loại văn học và cũng là điểm xuất phát để xây
dựng nguyên tắc phân chia thể loại văn học.

13


Thể loại văn học trong bản chất phản ánh những khuynh hƣớng phát
triển vững bền, vĩnh hằng của văn học, và các thể loại văn học tồn tại để giữ
gìn, đổi mới thƣờng xuyên các khuynh hƣớng ấy. Do đó thể loại văn học luôn
luôn vừa mới, vừa cũ, vừa biến đổi, vừa ổn định.
Lí luận văn học dựa vào các yếu tố ổn định mà chia tác phẩm văn học
thành các loại và các thể. Loại rộng hơn thể, thể nằm trong loại. Bất kì tác
phẩm văn học nào cũng thuộc một loại nhất định, và quan trọng hơn là có một
hình thức thể nào đó. Loại và thể mang tính chất biện chứng của cái biểu đạt
và cái đƣợc biểu đạt. Về phƣơng diện cấu trúc nội dung của tác phẩm văn học
thì loại là chất mà thể là hình thức biểu hiện cụ thể của loại , khơng có thể
thì loại khơng khơng biểu hiện ra đƣợc. Nhƣng khi đã biểu hiện ra thành thể
thì nó lại có tính độc lập tƣơng đối. Cuốn Lí luận văn học của GS Hà Minh
Đức, Đỗ Văn Khang, Phạm Quang Long khẳng định rằng: Tính chất tƣơng
đối của ranh giới thể loại còn biểu hiện ở sự thâm nhập lẫn nhau giữa các thể
loại trong q trình phát triển. Có khi các tác phẩm khác nhau thuộc một thể
tài lại biểu hiện tính chất của những loại khác nhau. Ví dụ thể thơ thì có thơ tự
sự, thơ trữ tình, kịch thơ...Thực tế các tác phẩm văn chƣơng cho thấy rằng
khó có thể xác định máy móc tác phẩm này là thể loại tự sự, trữ tình hay kịch.
Trong tác phẩm trữ tình có yếu tố tự sự và ngƣợc lại. Một tác phẩm văn
chƣơng luôn chịu sự ràng buộc từ hai phía loại và thể. Loại và thể phụ thuộc
chặt chẽ với nhau nhƣng vẫn có tính độc lập tƣơng đối.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có ba loại. Mỗi loại trên gồm một số thể nhỏ.
* Loại tự sự phản ánh đời sống trong tính khách quan (tƣơng đối) của nó qua con ngƣời, hành vi, sự kiện đƣợc kể lại bởi một ngƣời kể chuyện nào đó.
Loại tự sự gồm:

- Tự sự dân gian: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngơn, truyện cƣời.
- Tự sự trung đại và hiện đại: truyền kì, tiểu thuyết, truyện vừa, kí.

14


* Loại trữ tình biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của con ngƣời. Trong tác
phẩm trữ tình, tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ ... đƣợc trình bày trực
tiếp và làm thành nội dung chủ yếu của tác phẩm. Tác giả có thể biểu hiện
cảm xúc cá nhân mình mà khơng cần kèm theo bất cứ một sự miêu tả biến cố,
sự kiện nào.
Loại trữ tình gồm:
- Trữ tình dân gian: tục ngữ, ca dao, dân ca, vè, câu đố.
- Trữ tình trung đại và hiện đại: thơ cổ thể truyền thống, thơ tự do...
* Loại kịch có hai loại: kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu kịch. Nghệ
thuật sân khấu kịch mang tính chất tổng hợp bao gồm nhiều hoạt động của
diễn viên, đạo diễn, hóa trang, ánh sáng, âm thanh… Kịch bản văn học chỉ là
một yếu tố, dù đó có thể là một trong những yếu tố đầu tiên và quan trọng
nhất của kịch.
Bên cạnh việc nắm vững các đặc điểm của mỗi loại, chúng ta có thể
dựa vào thi pháp tƣ tƣởng, phong cách, cái “tạng” riêng của từng nhà văn để
khám phá ra “chất của loại” trong tác phẩm cụ thể. Chẳng hạn, Nam Cao là
một nhà văn hiện thực, ngịi bút của ơng thƣờng thể hiện những nỗi đau sâu
kín trong tâm hồn con ngƣời, để rồi từ đấy tiếng tơ đàn thánh thiện của tâm
linh đƣợc bật lên tràn đầy vẻ đẹp nhân văn. Tác phẩm của Nam Cao thƣờng
thể hiện nỗi đau tinh thần giằng xé trong tâm hồn con ngƣời, con ngƣời trong
tình huống bị hạ nhục; cái nhục bị đẩy đến tận cùng là lúc nhân tính phát
sáng. Tác phẩm của Nam Cao thƣờng có nhiều tầng bi kịch. Nếu không xác
định đƣợc thi pháp tƣ tƣởng của nhà văn, ta chỉ mới dạy học đƣợc cái tầng
nghĩa cụ thể nào đó. Các tác phẩm của Ngô Tất Tố thƣờng vang lên tiếng kêu

cứu của những ngƣời bần cố nông, nhất là phụ nữ và trẻ em. Cịn trong tác
phẩm của Nguyễn Cơng Hoan là những tấn bi hài kịch của kiếp ngƣời. Thạch
Lam cũng vậy. Cái riêng của ông là thể hiện vẻ đẹp tình ngƣời kín đáo, đằm
thắm, khẽ khàng, sâu xa, lắng đọng. Chất “thơ văn xi”, “chất trữ tình hiện

15


thực” tràn đầy trong các tác phẩm của ông. Chúng ta phải dạy học tác phẩm
của Thạch Lam theo hƣớng với tác phẩm trữ tình cho dù nó là truyện. Xn
Diệu và Tản Đà dù có viết truyện ngắn thì đấy vẫn chỉ là truyện trữ tình của
các nhà thơ. Ngun Hồng có làm thơ thì cũng là thơ của tác giả văn xuôi mà
thôi. Qua “tạng nghệ sĩ”, ta có thể khám phá ra “chất của loại” trong tác phẩm
là vì vậy.
Ngồi ra, chúng ta có thể nhận biết loại thể qua những dấu hiệu của tổ
chức cấu trúc, cách thể hiện của tác phẩm. Loại tự sự thƣờng có tiết tấu đầugiữa-cuối (trừ thể loại thần thoại), ngƣời kể chuyện ở dạng ngôi thứ nhất tham
dự, không tham dự, thơng suốt, thơng suốt có chọn lựa, khách quan… trƣớc
mọi sự vật, sự việc trong truyện v.v.. Loại trữ tình thƣờng dễ nhận biết qua
trạng thái tình cảm, giọng nói của nhân vật trữ tình, giọng điệu của hệ thống
thanh âm, giọng thơ, các hình thái tu từ… Loại kịch thƣờng biểu hiện qua
những mâu thuẫn với những diễn biến phức tạp…
Tóm lại việc xác định thể loại văn học chỉ có tính chất tƣơng đối. Song
vẫn cần thống nhất rằng thể loại là dạng thức tồn tại chỉnh thể của tác phẩm.
Thể loại văn học là sự thống nhất giữa loại nội dung và một dạng hình thức
văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống.
1.1.1.2. Vấn đề dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại
Thể loại giữ vai trò quan trọng trong văn học. Nhà nghiên cứu văn học,
nhà bác học người Nga M.Bakhtin đã từng khẳng định: “ Đằng sau cái mặt
ngoài sặc sỡ và đầy tạp âm ồn ào của tiến trình văn học, người ta khơng nhìn
thấy vận mệnh to lớn và cơ bản của văn học và ngôn ngữ, mà những nhân vật

chính nơi đây trước hết là các thể loại, còn trào lưu, trường phái chỉ là những
nhân vật hạng nhì hoặc hạng ba” [20, tr. 9]. Chính vì vậy, việc xác định thể
loại là vấn đề mấu chốt trong q trình dạy học tác phẩm văn chƣơng. Khơng
xác định đúng “chất của loại ” trong thể khi dạy các thể loại khác nhau giáo
viên sẽ không tránh khỏi bệnh cơng thức cứng nhắc, rập khn máy móc. Xa

16


rời bản chất loại thể của tác phẩm là xa rời tác phẩm cả về linh hồn và thể xác.
Không thể tiếp cận đƣợc tác phẩm nếu không hiểu bản chất của thể loại. Ví
dụ, khi dạy một bài thơ thì phải biết các đặc điểm của thể loại thơ, chú ý đến
vẻ đẹp âm thanh, nhịp điệu, vẻ đẹp của cấu tứ, tình cảm, ý tứ sâu xa...Dạy một
tiểu thuyết thì phải biết đến nhân vật, cốt truyện, tâm lí, các chi tiết ngoại
hình, mối quan hệ nhân vật với hoàn cảnh, kết cấu trần thuật...Càng hiểu rõ
đặc điểm của loại thể bao nhiêu ngƣời dạy, ngƣời học càng có mức độ lí giải,
cảm thụ sâu sắc bấy nhiêu.
Mỗi thể loại có một phƣơng pháp dạy học riêng. Vì vậy, khi tiến hành
giảng dạy, giáo viên phải xuất phát từ đặc trƣng thể loại. Đặc trƣng thể loại là
điều kiện quyết định hiệu quả tiếp nhận của học sinh. Dạy học tác phẩm văn
chƣơng theo đặc trƣng thể loại chính là phƣơng pháp mang tính lí luận của
ngành khoa học phƣơng pháp.
Tùy vào mỗi thể loại khác nhau mà giáo viên đề ra các yêu cầu về hoạt
động của học sinh khi ở nhà cũng nhƣ khi trên lớp là khác nhau. Mặt khác,
tùy thuộc vào từng thể loại tác phẩm văn học mà giáo viên tiến hành soạn
giáo án, xây dựng kế hoạch bài giảng phù hợp tránh rập khn máy móc dẫn
đến hiện tƣợng nhàm chán ở học sinh. Có thể nói, xác định đúng thể loại giáo
viên sẽ lựa chọn đƣợc cách thức tổ chức dạy học phù hợp để học sinh nắm bắt
đƣợc chiều sâu của tác phẩm.
1.1.2. Thơ Nôm Đường luật và quan niệm dạy học thơ Nôm Đường luật

theo đặc trưng thể loại
1.1.2.1. Thơ Nôm Đường luật
Trong lịch sử văn học Việt Nam, thơ Nơm Đƣờng luật có vị trí quan
trọng bởi những đóng góp to lớn của nó đối với sự phát triển của văn học dân
tộc về cả hai phƣơng diện: thực tiễn sáng tác và ý nghĩa lý luận. Thơ Nôm
Đƣờng luật là hiện tƣợng vừa độc đáo vừa tiêu biểu. Tiêu biểu ở chỗ nó phản
ánh những điều kiện, bản chất, quy luật của quá trình giao lƣu và tiếp nhận

17


văn học. Độc đáo bởi thơ Nôm Đƣờng luật tuy mơ phỏng thể thơ ngoại lai
nhƣng trong q trình phát triển lại trở thành thể loại văn học dân tộc, có vị trí
ngang hàng với những thể loại văn học dân tộc thuần túy khác.
Thơ Nôm Đƣờng luật cũng là thể loại có nhiều tác phẩm đƣợc lựa chọn
giảng dạy trong các trƣờng phổ thông đến đại học, cao đẳng. Một thể loại có
vị trí quan trọng nhƣ vậy nên đã đƣợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Có
nhiều cách hiểu về thơ Nôm Đƣờng luật .Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”
do Lê Bá Hãn, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, NXB Giáo
dục, 2004 thì “Thơ Đường luật còn gọi là thơ cận thể, là thể thơ cách luật
ngũ ngôn hoặc thất ngôn được đặt ra từ thời Đường ở Trung Quốc.[4, tr.
235].” Và thơ Nôm Đƣờng luật chính là thể thơ Đƣờng luật viết bằng chữ
Nôm. Trong cuốn “Thiết kế dạy học ngữ văn 11” tác giả Hoàng Hữu Bội cho
rằng “những bài thơ được viết theo các thể Đường luật mà bằng chữ Nôm
được gọi là thơ Nôm Đường luật.”[3, tr. 14]
Căn cứ vào các cách hiểu khác nhau của các nhà nghiên cứu, theo
chúng tơi cách hiểu của PGS Lã Nhâm Thìn trong Phân tích tác phẩm văn
học Trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại là đầy đủ và tồn diện nhất.
“Khái niệm thơ Nôm Đường luật là bao hàm những bài thơ viết bằng chữ
Nơm theo luật Đường hồn chỉnh và cả những bài viết theo thơ luật Đường

phá cách có những bài xen câu ngũ ngơn, lục ngơn vào bài thơ thất ngôn”
[20, tr. 52]. Dựa vào khái niệm này, chúng ta sẽ có cách hiểu đúng hơn về thơ
Nơm Đƣờng luật và từ đây có cơ sở để có những hƣớng nghiên cứu khác nhau
về thể thơ độc đáo vào bậc nhất của văn học Việt Nam này.
1.1.2.2. Q trình phát triển của thơ Nơm Đường luật
Q trình phát triển của thơ Nơm Đƣờng luật nhìn chung trải qua ba
chặng: giai đoạn hình thành, giai đoạn phát triển và giai đoạn cuối.
*Giai đoạn hình thành:

18


Cho đến nay chƣa có bằng chứng cụ thể nào về thời gian ra đời chính
xác của thơ Nơm Đƣờng luật. Nhƣng theo Đại Việt sử kí tồn thư, một bộ sử
chính thức của nhà nƣớc phong kiến, cũng nhƣ theo nhiều nhà nghiên cứu
đánh giá về khả năng của chữ Nôm, thơ Nôm Đƣờng luật ra đời từ cuối thế kỉ
XIII. Sáng tác bằng chữ Nôm Đƣờng luật đƣợc biết sớm nhất theo tƣơng
truyền là bài thơ của nàng Điểm Bích vào đầu thế kỉ XIV. Tuy nhiên văn bản
chữ viết đầu tiên của thể thơ này còn giữ đƣợc là Quốc âm thi tập của
Nguyễn Trãi. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về thơ Nôm Đƣờng luật bắt đầu
từ tập thơ này.
*Giai đoạn phát triển:
Từ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đến thơ Nôm Nguyễn Khuyến, Tú
Xƣơng, đƣợc coi là năm thế kỉ phát triển có nhiều thành tựu của thơ Nôm
Đƣờng luật. Tuy nhiên trong năm thế kỉ đó, thơ Nơm Đƣờng luật lại trải qua
những chặng phát triển với những đặc điểm riêng:
- Từ Nguyễn Trãi đến Hồ Xuân Hƣơng thơ Nôm Đƣờng luật ở vào giai
đoạn phát triển rực rỡ. Nhờ có giai đoạn này mà thơ Nôm Đƣờng luật đã
khẳng định đƣợc vị trí của mình trong lịch sử văn học dân tộc. Ngƣời có
cơng đầu tiên trong việc phát triển thơ Nơm Đƣờng luật là Nguyễn Trãi với

tác phẩm Quốc âm thi tập. Nguyễn Trãi đã giải tỏa những gị bó của Đƣờng
luật, xây dựng lối thơ Việt Nam có những điểm khác dễ nhận thấy so với thơ
Đƣờng luật. Nguyễn Trãi đã thể hiện mạnh mẽ xu hƣớng phá cách trong các
sáng tác Đƣờng luật Nôm. Xu hƣớng này trở thành phổ biến trong Quốc âm
thi tập và kéo dài tới Hồng Đức quốc âm thi tập, Bạch Vân am thi tập, thơ
Nôm Trịnh Căn...tạo thành phong cách thời đại của thơ Nôm Đƣờng luật...
Với Quốc âm thi tập Nguyễn Trãi đã sáng tạo ra thể thơ mới đồng thời khẳng
định sự hiện diện của thơ Nôm Đƣờng luật với tƣ cách nhƣ một thể loại văn
học dân tộc.

19


Thế kỉ XV có thể gọi là thế kỉ của thơ Nôm Đƣờng luật bởi sự xuất
hiện của hai tập thơ lớn Quốc âm thi tập nửa đầu thế kỉ và Hồng Đức quốc
âm thi tập nửa cuối thế kỉ. Hồng Đức quốc âm thi tập là bƣớc phát triển tiếp
theo của thơ Nơm Đƣờng luật. Nó tiếp tục xu hƣớng dân tộc hóa đã có từ
Quốc âm thi tập nhƣng nội dung xã hội hóa thể hiện khá rõ nét. Về phƣơng
diện hình thức, Hồng Đức quốc âm thi tập tiếp tục xu hƣớng phá cách của
Quốc âm thi tập đơi khi cịn mạnh mẽ hơn. Tỷ lệ các câu sáu chữ tƣơng đối
nhiều. Hiện tƣợng sử dụng nhiều từ láy, sáng tạo ra nhiều từ láy, phong phú,
đa dạng đến mức đáng ngạc nhiên. Bên cạnh đó có sự xuất hiện của những
câu thất ngơn Đƣờng luật có tiết tấu kiểu hai câu bảy chữ trong song thất lục
bát. Đây là hiện tƣợng vừa thú vị vừa phức tạp. Tuy nhiên hiện tƣợng này rất
có ý nghĩa khơng chỉ đối việc nghiên cứu thơ Nôm Đƣờng luật mà còn đối
với việc nghiên cứu thơ song thất lục bát.
Sự tìm tịi mở hƣớng trong Hồng Đức quốc âm thi tập thể hiện ở
khuynh hƣớng muốn tìm đến những chức năng mới cho thể loại. Đó là hiện
tƣợng dùng Đƣờng luật để trào phúng và tự sự. Việc làm này của các tác giả
Hồng Đức quốc âm thi tập đã đƣợc các tác giả giai đoạn sau kế thừa, đƣa đến

những thành tựu lớn và cả những bài học không thành công trong lịch sử phát
triển của thơ Nôm Đƣờng luật.
Nếu so với hai tác phẩm Nôm Đƣờng luật thế kỉ XV, quy mô số lƣợng
của Bạch Vân am thi tập khơng bằng nhƣng dung lƣợng phản ánh khơng vì
thế mà bị hạn chế. Đến Bạch Vân am thi tập, tầm khái quát nghệ thuật của thơ
Nôm Đƣờng luật đƣợc nâng lên một bƣớc. Xu hƣớng phá cách trong sáng tác
vẫn đƣợc Nguyễn Bỉnh Khiêm tiếp tục. Tuy nhiên số lƣợng câu sáu chữ trong
Bạch Vân am thi tập giảm khá nhiều so với Quốc âm thi tâp và Hồng Đức
quốc âm thi tập. Điều này phản ánh quy luật phát triển của thơ Nôm Đƣờng
luật: hiện tƣợng không theo quy cách thơ Đƣờng giảm dần và quá trình phát
triển của thơ Nôm Đƣờng luật là đi từ thế chƣa ổn định đến ổn định. Việc

20


dùng thơ Đƣờng luật để trào phúng manh nha từ Nguyễn Trãi. Tới Nguyễn
Bỉnh Khiêm, chức năng trào phúng của thơ Nôm Đƣờng luật đã đƣợc khẳng
định. Nguyễn Bỉnh Khiêm là dấu nối giữa hai thời kì – thời kì Nguyễn Trãi và
thời kì Hồ Xuân Hƣơng.
- Sau Nguyễn Bỉnh Khiêm đến trƣớc Hồ Xuân Hƣơng, thơ Nôm Đƣờng
luật phát triển với nhịp độ bình thƣờng. Cùng trong khoảng thời gian gần hai
thế kỉ, thơ Nôm Đƣờng luật thế kỉ XV,XVI đã đạt đƣợc những thành tựu hết
sức rực rỡ, trong khi đó thế kỉ XVII, nửa đầu thế kỉ XVIII, thơ Nơm Đƣờng
luật khơng có những tác giả, tác phẩm lớn mặc dù số lƣợng thơ Nôm Đƣờng
luật không phải là ít. So với tình hình chung của văn học thời kì này thì thơ
Nơm Đƣờng luật khơng có đƣợc vị trí nhƣ trƣớc. Nó đã nhƣờng những đỉnh
cao cho các thể loại khác sáng tác bằng chữ Nôm nhƣ diễn ca lịch sử và
truyện thơ.
- Bƣớc vào nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, thơ Nơm Đƣờng
luật khởi sắc trở lại và ngƣời có cơng lớn chính là Hồ Xn Hƣơng. “Bà chúa

thơ Nơm” đã giành lại vị trí vốn có trƣớc đây của thơ Nôm Đƣờng luật. Với
Hồ Xuân Hƣơng, thơ Nôm Đƣờng luật tiếp tục xu hƣớng dân tộc hóa đồng
thời chuyển nhanh trên con đƣờng dân chủ hóa nội dung và hình thức thể loại.
Xu hƣớng dân chủ hóa thể Đƣờng luật là xu hƣớng mạnh mẽ nhất trong sáng
tác của của Hồ Xuân Hƣơng. Bà là sự giải tỏa hoàn tồn thốt khỏi giáo điều
phong kiến, là sự đoạn tuyệt khá triệt để với tinh thần đẳng cấp của Nho giáo.
Đến Hồ Xuân Hƣơng, Đƣờng luật Nôm đã thực hiện một cuộc cách tân đầy ý
nghĩa. Cuộc sống đời thƣờng, nguyên sơ, chất phác, dân dã đã trở thành đối
tƣợng thẩm mĩ trong thơ bà. Xu hƣớng dân chủ hóa thể loại là xu hƣớng chủ
đạo trong sáng tác của Hồ Xn Hƣơng.
Nguyễn Cơng Trứ cũng là tác giả có nhiều đóng góp vào q trình dân
chủ hóa nội dung và hình thức thơ Nơm Đƣờng luật: những tình cảm chân

21


thành, phóng khống, cuộc sống đời thƣờng đƣợc diễn đạt bằng lời thơ đơn
giản, bình dị.
Với chƣa đầy mƣời bài thơ, Bà Huyện Thanh Quan vẫn có vị trí xứng
đáng trong lịch sử văn học Việt Nam. Nhờ có bà mà tâm hồn dân tộc đƣợc
thể hiện một cách tuyệt vời trong một phong cách Đƣờng thi mẫu mực, chải
chuốt nhƣng khơng sáo mịn cơng thức. Nhờ có bà mà Đƣờng luật Nơm thời
kì này trở nên phong phú, đa dạng.
Với Hồ Xuân Hƣơng và Bà Huyện Than Quan, thơ Nôm Đƣờng luật
chia thành hai xu hƣớng phát triển. Xu hƣớng Bà Huyện Thanh Quan có Đào
Tấn, xu hƣớng Hồ Xuân Hƣơng có Nguyễn Khuyến, Tú Xƣơng. Xu hƣớng
Hồ Xuân Hƣơng phát triển hơn cả. Điều đó chứng tỏ thơ Nơm Đƣờng luật có
xu hƣớng bình dân hóa hơn là q tộc hóa, với phong cách trữ tình trào phúng
hơn là phong cách trữ tình trang nghiêm, cao quý.
*Giai đoạn cuối:

Tú Xƣơng, Nguyễn Khuyến là hai tác giả đã chuyển thơ Nôm Đƣờng
luật từ văn học trung đại sang văn học cận – hiện đại. Với Nguyễn Khuyến,
Tú Xƣơng, tầm khái quát của thơ Nôm Đƣờng luật vừa đƣợc mở rộng vừa
đƣợc nâng cao hơn. Chức năng phản ánh xã hội của thể loại khơng chỉ dừng ở
mức trữ tình thế sự, tƣ duy thế sự, trào phúng thế sự mà vƣơn tới chỗ phản
ánh xã hội với những chi tiết thực sự sinh động, phong phú.
Do sự phát triển của xã hội, để đáp ứng nhu cầu phản ánh và nhu cầu
thƣởng thức mới, văn học dân tộc xuất hiện những thể loại khác thực hiện tốt
chức năng xã hội và chức năng thẩm mĩ mà Đƣờng luật Nôm không vƣơn tới
đƣợc. Sinh mệnh nghệ thuật của thơ Nôm Đƣờng luật chấm dứt khi chữ Nơm
khơng cịn đƣợc dùng trong sáng tác. Thơ Đƣờng luật viết bằng chữ quốc ngữ
tuy thuộc dịng thơ Việt nhƣng khơng thuộc phạm trù thể loại thơ Nôm
Đƣờng luật.

22


Tóm lại suốt bảy thế kỉ, thơ Nơm Đƣờng luật đã tồn tại với tƣ cách là
một thể loại của văn học dân tộc. Khác với tất cả các thể loại ngoại nhập khác,
thơ Nôm Đƣờng luật đã mang một chức năng văn học mới, chức năng thẩm
mĩ mới, khẳng định sự tồn tại không thể thay thế của thể loại này trong lịch sử
văn học Việt Nam. Cốt lõi của q trình thơ Nơm Đƣờng luật là q trình tạo
thành chức năng văn học, chức năng thẩm mĩ mới của văn học. Về cơ bản quá
trình này đã đƣợc hoàn thành từ giai đoạn Nguyễn Trãi đến Hồ Xuân Hƣơng
và còn tiếp tục thành tựu với Nguyễn Khuyến, Tú Xƣơng tạo nên năm thế kỉ
phát triển rực rỡ với diện mạo “khơng có tuổi già” của thơ Nơm Đƣờng luật.
1.1.2.3. Đặc trưng của thơ Nôm Đường luật
Thơ Nôm Đƣờng luật là một thành tựu rực rỡ của thơ ca Việt Nam. Tuy
nhiên để thƣởng thức đƣợc cái hay, cái đẹp của những tác phẩm thơ Nôm
Đƣờng luật cần phải nắm rõ bản chất thơ Nôm Đƣờng luật. Trƣớc hết cần

nắm đƣợc đặc điểm của thơ Nơm Đƣờng luật. Ngồi những đặc điểm chung
của văn học trung đại, đặc điểm của thơ Nơm Đƣờng luật nói một cách ngắn
gọn và bản chất nhất là sự kết hợp hài hòa giữa “yếu tố Nôm” và “yếu tố
Đƣờng luật”. Hai yếu tố này hòa quyện, đan xen vào nhau tạo nên giá trị của
mỗi tác phẩm thơ Nôm Đƣờng luật. Mỗi một yếu tố có những giá trị biểu đạt,
biểu cảm, giá trị thẩm mỹ khác nhau nhƣng cũng có tính độc lập tƣơng đối, có
thể tách ra để nhận diện đặc điểm của thể loại.
*Yếu tố Nôm:
“Yếu tố Nôm” trong thơ Nôm Đƣờng luật đƣợc xây dựng bằng hai nội
dung: thứ nhất, đó là những gì thuộc về dân tộc; thứ hai, là những gì thuộc về
dân dã, bình dị (Nơm là đọc biến âm của Nam và Nơm cịn đƣợc hiểu là nôm
na, dân dã).
“Yếu tố Nôm” đƣợc biểu hiện ở các mặt đề tài, chủ đề là hƣớng tới những
vấn đề của đất nƣớc, dân tộc; biểu hiện về mặt ngôn ngữ là chữ Nôm, từ Việt,
ngôn ngữ văn học dân gian, ngơn ngữ đời sống; về hình ảnh là những hình

23


ảnh chân thực, bình dị, dân dã; về câu thơ là những câu năm chữ, sáu chữ đan
xen bài thất ngơn; về nhịp điệu là cách ngắt nhịp ¾ trong câu thơ bảy chữ ( lẻ
trƣớc, chẵn sau) khác với cách ngắt nhịp 2/3, 4/3 (của thơ Đƣờng luật).
Xét ở chủ đề thiên nhiên trong thơ Nôm Đƣờng luật chúng ta thấy rõ
“yếu tố Nôm” đƣợc sử dụng chủ yếu trong việc xây dựng những bức tranh
thiên nhiên dân dã , bình dị, giàu chất dân tộc; khơng có những bức tranh
hồnh tráng, kì vĩ. Đây là điểm khác biệt giữa thơ Đƣờng luật Nơm và Đƣờng
luật Hán. Có thể khảo sát “yếu tố Nôm” trong thơ viết về thiên nhiên của
Nguyễn Trãi – một tấm lòng yêu thiên nhiên mà theo Xuân Diệu “lòng yêu
thiên nhiên tạo vật là một kích thước để đo một tâm hồn”.
“Cây chuối” là một bài thơ viết về đề tài thiên nhiên trong Quốc âm thi

tập. Tuy nhiên, với việc chọn hình ảnh cây chuối làm đối tƣợng biểu đạt thì
Nguyễn Trãi đã có sự cách tân so với nghệ thuật truyền thống – tức tác giả đã
sử dụng yếu tố Nôm trong việc chọn đề tài. Bởi bút pháp quy phạm của văn
học trung đại đã quy định một số loài cây, hoa để làm đối tƣợng biểu đạt. Nếu
là cây phải là: tùng, cúc, trúc, mai…; là hoa phải là: đào, sen, lan, huệ…Nhƣ
Bác từng khái quát:
“Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sơng.”
Việc xuất hiện một số hình ảnh dân dã, bình thƣờng trong cuộc sống nhƣ
bè muống, lãnh mùng, kê, khoai, lạc…trở thành đề tài ngâm vịnh quả thực rất
hiếm thấy. Điều đáng nói hơn là thiên nhiên bình dị, dân dã đƣợc đƣa vào thơ
Nôm Đƣờng luật không phải chỉ là đối tƣợng phản ánh mà còn là đối tƣợng
thẩm mĩ. Nhà thơ phát hiện ra vẻ đẹp, chất thơ trong những cảnh vật rất bình
thƣờng, đơn sơ, mộc mạc. Hình ảnh cây chuối là một ví dụ, nó khiến cho thơ
của Nguyễn Trãi đậm chất dân tộc hơn tạo nét riêng trong dòng văn học trung
đại. Chủ đề của bài “Cây chuối” cũng khác hẳn so với sự ƣớc lệ trong văn học
trung đại. Cây chuối với cảm hứng Thiền là biểu tƣợng của cái tâm hƣ không,

24


×