Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Đổi mới phương pháp sử dụng tư liệu hiện vật vào dạy học lịch sử việt nam thời kỳ 1946 1954 ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.69 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ CHINH NƢƠNG

ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG TƢ LIỆU HIỆN VẬT VÀO
DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI KỲ 1946 – 1954
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ

HÀ NỘI- 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ CHINH NƢƠNG

ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG TƢ LIỆU HIỆN VẬT VÀO
DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI KỲ 1946 – 1954
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN LỊCH SỬ)
Mã số: 8 14 01 11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lƣơng Quang Hiển

HÀ NỘI- 2017




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, cho tơi xin tỏ lịng biết ơn chân thành và
sâu sắc nhất đến thầy giáo: TS. Lương Quang Hiển - người đã trực tiếp hướng
dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong suốt q trình hồn thành luận văn.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn tới khoa Sư phạm và Ban giám hiệu
trường Đại học Giáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi được
học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo, các em HS của
trường THPT Ba Vì, THPT Minh Quang (Ba Vì, Hà Nội), THPT Giao Thủy
B (Giao Thủy – Nam Định) đã giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
Tơi cũng gửi lời chân thành cảm ơn đến bạn học đại học đã hỗ trợ máy tính
cho tơi trong lúc gặp khó khăn để tơi có thể hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn động viên,
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2017
Học viên

Nguyễn Thị Chinh Nương

i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DHLS

Dạy học Lịch sử

GD - ĐT


Giáo dục và đào tạo

GV

Giáo viên

HS

HS

THPT

Trung học phổ thông

TLHV

Tư liệu hiện vật

ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................... ii
Danh mục bảng.................................................................................................. v
Danh mục biểu đồ ............................................................................................ vi
Danh mục hình ................................................................................................ vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: .................................................................................................. 10

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƢƠNG
PHÁP SỬ DỤNG TLHV VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAMTHỜI
KỲ 1946 - 1954 Ở TRƢỜNG THPT. .......................................................... 10
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 10
1.1.1. Một số khái niệm................................................................................... 10
1.2.1. Vai trò, ý nghĩa của việc đổi mới phương pháp sử dụng TLHV trong
dạy học lịch sử ở THPT .................................................................................. 14
1.3.1. Đặc trưng của việc dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954 và sự
cần thiết của việc đổi mới phương pháp sử dụng TLHV trong dạy học......... 17
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 20
1.2.1. Thực trạng sử dụng TLHV lịch sử trong DHLS ở trường THPT ......... 20
1.2.2. Thực trạng đổi mới phương pháp sử dụng TLHV trong DHLS ở trường
THPT

...................................................................................................... 21

Tiểu kết chương 1............................................................................................ 34
CHƢƠNG 2:MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI SỬ DỤNG TLHV VÀO
DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI KỲ 1946 – 1954 Ở TRƢỜNG
THPT. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM. ......................................................... 35
2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946
– 1954 ............................................................................................................ 35
2.1.1. Vị trí ...................................................................................................... 35
2.1.2. Mục tiêu................................................................................................. 36

iii


2.2. Các TLHV cần và có thể khai thác, sử dụng trong dạy học lịch sử Việt
Nam thời kỳ 1946 – 1954 ................................................................................ 43

2.3. Yêu cầu và quy trình sử dụng TLHV vào dạy học lịch sử Việt Nam thời
kỳ 1946 – 1954 ................................................................................................ 60
2.3.1. Yêu cầu .................................................................................................. 61
2.3.2. Quy trình ............................................................................................... 63
2.4. Các biện pháp đổi mới phương pháp sử dụng TLHV vào dạy học lịch sử
Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ........................................................................ 64
2.4.1. Sử dụng TLHV để mở đầu định hướng bài học.................................... 64
2.4.2. Xây dựng hồ sơ TLHV và hướng dẫn HS khám phá, nghiên cứu các sự
kiện lịch sử ...................................................................................................... 68
2.4.3. TLHV được xây dưng thành một trang web để hỗ trợ quá trình dạy học
trên lớp và hướng dẫn học ở nhà. .................................................................... 70
2.4.4. Sử dụng TLHV để kiểm tra đánh giá. ................................................... 76
2.5. Thực nghiệm sư phạm .............................................................................. 78
2.5.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 78
2.5.2. Quy trình thực nghiệm .......................................................................... 78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 94

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng hợp ý kiến của GV về mức độ hiệu quả khi sử dụng tư liệu
hiên vật vào DHLS. (% tính xấp xỉ)................................................................ 25
Bảng 1.2: Tổng hợp ý kiến của HS về mức độ hiệu quả của việc sử dụng tư
liệu hiên vật vào dạy học ................................................................................. 30

v



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Các cách giáo viên sử dụng TLHV khi dạy học ........................ 24
Biểu đồ 1.2. Ý kiến của giáo viên về tác dụng của việc sử dụng TLHV vào
dạy học ............................................................................................................ 25
Biểu đồ 1.3: Những khó khăn của giáo viên khi sử dụng TLHV vào dạy học.
......................................................................................................................... 27
Biểu đồ 1.4. Mức độ sử dụng tưu liệu hiện vật vào dạy học của giáo viên .... 28
Biểu đồ 1.5. Mong muốn của HS khi sử dụng TLHV trong hoạt động học. .. 29
Biểu đồ 1.6. Khó khăn của HS khi học các tiết học có sử dụng TLHV ......... 31
Biểu đồ 2.1. Biểu điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm 12A2 ......................... 82
Biểu đồ 2.2. Biểu điểm kiểm tra lớp đối chứng .............................................. 83

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Lá cờ “Quyết tử qn” .................................................................... 44
Hình 2.2. Bản chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”
trưng bày trong phần Chiến dịch Việt Bắc Thu – Đơng 1947 ........................ 46
Hình 2.3. Bức thư Bác Hồ gửi “Trung đồn Sơng Lơ” trưng bày trong phần
Chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947 ........................................................... 49
Hình 2.4. Khẩu badơka do cán bộ, cơng nhân ngành Quân giới Việt Nam sản
xuất năm 1947 ................................................................................................. 51
(nguồn:) ............................................................... 51
Hình 2.5. Sách "Chính sách ruộng đất của Đảng". ......................................... 53
Hình 2.6. Sách "bổ sung chỉ thị 37 về chính sách ruộng đất của Đảng" Ban
chấo hành Trung Ương Đảng xuất bản năm 1952 .......................................... 54
Hình 2.7. Chiếc cối của Mẹ Việt Nam anh hùng Trương Thị Dư .................. 55
Hình 2.9. Đơi bồ và chiếc địn gánh này cũng đã góp cơng trong Chiến dịch 56

Hình 2.10. dép lốp cao su của chiến sĩ Điện Biên .......................................... 57
Hình 2.11. Pháo bộ bội ta đưa vào mặt trận.................................................... 57
Hình 2.12. Súng Cối 81mm của Pháp, bộ đội ta thu ở Điện Biên Phủ năm
1954 ................................................................................................................. 58
Hình 2.12. Súng phun lửa thực dân Pháp dùng ở Biên Biên Phủ ................... 58
Hình 2.13. Mìn nhảy vũ khí Pháp dùng ở Biện Biên ...................................... 59
Hình 2.14. Áo chống đạn của lính Pháp ta thu được ở Điên Biên Phủ .......... 59
Hình 2.15. Mũ sắt của lính Pháp bị ta thu ở chiên dịch Điện Biên Phủ. ........ 60
Hình 2.16. Xe đạp thồ, ơng Ma Văn Thắng chở 10 chuyến lương thực với
trọng tải 375-400 kg, vượt đèo dốc phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ ......... 66
Hình 2.17. Guốc chèn pháo của Trung đoàn lựu pháo 45, Đại đoàn 351 tự chế
tạo để chèn bánh pháo (1/1954) ...................................................................... 69
Hình 2.18. Cuốc chim của Đại đội Cơng binh 83, Trung đồn 151 ............... 72
Hình 2.19. Dây kéo pháo vượt dốc vào vị trí tập kết của Đại đồn 351......... 74
Hình 2.20. Hình ảnh trang chủ web góc nhìn hiện vật ................................... 75
(nguồn: Chinh Nương) .................................................................................... 75
Hình 2.22. Dây thừng giật cị lựu pháo 105 mm sử dụng trong đợt tấn công
thứ nhất (3/1954). ............................................................................................ 77

vii


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đất nước ngày càng đi lên và phát triển kéo theo đó là những địi hỏi về
giáo dục phổ thơng phải đào tạo những con người phát triển tồn diện, phục
vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mỗi mơn học ở nhà trường phổ
thơng với đặc trưng của mình đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ, trong đó
có mơn Lịch sử.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng

sản Việt Nam (Khóa VIII) đã nêu rõ:“Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo
dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy
sáng tạo của người học” [1, tr.41]. Chính vì vậy dạy học lịch sử khơng chỉ là
cung cấp kiến thức một cách đơn thuần mà còn phải giúp người học phát triển
những kỹ năng những năng lực của bản thân trong quá trình học tập.
Đối với bất cứ nước nào, mơn Lịch sử đều có chức năng quan trọng
trong đào tạo năng lực của HS, đào tạo con người có bản sắc dân tộc, có tư
duy độc lập sáng tạo. Riêng đối với Việt Nam, lịch sử càng giữ vai trò cực kỳ
quan trọng gắn liền với sự tồn vong của quốc gia - dân tộc. Đặc trưng của bộ
mơn Lịch sử là những tri thức mang tính quá khứ, không thể tri giác một cách
trực tiếp như những tri thức khác.Yêu cầu đặt ra là cần nhìn nhận quá khứ
một cách khách quan, chân thực.Từ lịch sử thấy được quá khứ, thấy được quy
luật của xã hội lồi người, soi vào lịch sử để có được tấm gương, rút ra bài
học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.Cho đến thời điểm hiện nay, giáo dục
lịch sử cần thiết phải cho HS tự đánh giá các vấn đề lịch sử trên cơ sở những
chứng cứ xác thực. Đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng DHLS, làm cho HS
hứng thú và phát huy được khả năng vốn có của mình một cách năng động và
sáng tạo.
Hồ Chí Minh đã viết hai câu thơ mở đầu trong cuốn “Lịch sử nước
ta”(1941):

1


“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Tuy nhiên giai đoạn hiện nay thực trạng dạy học môn Lịch sử trong
trường phổ thông đang là vấn đề thời sự nóng hổi, ln thu hút sự quan tâm
của xã hội… Trong những năm gần đây, chất lượng môn lịch sử của HS trung
học phổ thông ở nước ta ngày càng giảm sút. Môn lịch sử đang có nguy cơ

mất dần vị thế vốn có của nó,việc dạy học mơn lịch sử gặp nhiều khó khăn.
Đó thực sự là những vấn đề đáng báo động do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Dạy học là một hoạt động sáng tạo. Khơng có phương pháp, mơ hình nào
là bất biến. Vấn đề HS chán học và “ngại” học bộ môn Lịch sử là do nhiều
nguyên nhân, do từ nhiều phía. Vậy GV phải là người biết tìm ra những
phương pháp mới để tạo cho HS tính chủ động nắm bắt, khai thác kiến thức,
say mê học tập.
Tuy nhiên, một thực tế đang diễn ra với bộ môn Lịch sử, HS tiếp cận với
tri thức lịch sử thông qua sự hiện đại hóa lịch sử, qua lăng kính của GV. Thực
tế cho thấy, HS không mấy mặn mà với phương pháp DHLS này hơn nữa từ
phía HS cho thấy đa phần các em coi môn Lịch sử là môn phụ, học đối phó,
HS khơng thích học lịch sử, chán học sử, sợ học sử thậm chí ghét nó và có
những hành động phản kháng… Việc đó sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng
hơn, nếu chúng ta không khắc phục được vị trí, vai trị của bộ mơn Lịch sử
trong trường THPT và trong xã hội.Để có thể phát huy hết khả năng và nhiệm
vụ của bộ môn trong giáo dục giới trẻ, yêu cầu của xã hội đặt ra với bộ môn
Lịch sử ngày càng cấp thiết.
Xuất phát từ thực trạng việc học tập lịch sử hiện nay, … chúng ta cần
phải có nhận thức mới về bộ mơn, về bài học lịch sử. Mỗi một bài học phải
đem đến cho HS niềm say mê học tập, có mong muốn, nhu cầu học tập, phải
đem đến cho HS niềm say mê trong học tập. Nói cách khác, nền giáo dục lịch
sử không đặt nặng trọng tâm vào kiến thức, mà phải đặt trọng tâm vào khơi
dậy đam mê của HS, kích thích tị mị, hứng thú, sáng tạo để các em có thể tự

2


tìm kiếm những gì khơng chỉ trong phạm vi kiến thức ở nhà trường, mà cả
kiến thức ngoài xã hội, để các em thấy rằng, mỗi ngày đến trường, mỗi một
bài học lịch sử đều có ích. Hơn nữa, một nền giáo dục, một bài học Lịch sử

như vậy không đặt nặng trọng tâm vào việc giúp HS tiếp nhận kiến thức của
bài học mà giúp người học nhận ra những năng lực, trí tuệ của mình.
Trong giảng dạy mơn lịch sử lớp 12, giai đoạn kháng chiến chống thực
dân Pháp lần 2 thời kỳ 1946 - 1954 với nhiều sự kiện quan trọng mang dấu ấn
lịch sử. Bằng nhiều phương pháp để giáo viên truyền đạt bài giảng có hiệu
quả, từ trước tới nay giáo viên thường sử dụng phương pháp thuyết trình, phát
vấn, hoạt động nhóm...kết hợp với đồ dùng trực quan như tranh ảnh, lược
đồ,sơ đồ, phim tài liệu... Theo chúng tơi ngồi những phương pháp trên,
chúng ta có thể sử dụng nguồn TLHV vào trong dạy học Lịch sử Việt Nam
phần này.
Việc dạy và học Lịch sử trong trường phổ thông phải dựa trên những sự
kiện có thật, những sự việc đã diễn ra trong quá khứ hoặc những chứng cứ về
sự tồn tại của các sự kiện lịch sử và quá khứ ấy một phần nằm trong nguồn
TLHV.
Việc sử dụng TLHV vào dạy học lịch sử sẽ tạo cho HS hứng thú trong
học tập, góp phần hình thành biểu tượng cho HS và một góc độ nào đó cho
HS là phát triển năng lực giải quyết vấn đề với những câu hỏi xung quanh
hiện vật. Vì thế, mục tiêu của giờ học lịch sử khơng chỉ cung cấp cho người
học những kiến thức lịch sử mà còn hướng đến sự hào hứng cho HS tự đi tìm
kiến thức ngồi sách giáo khoa.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi chọn đề tài “đổi mới phương
pháp sử dụng TLHV vào dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở
THPT”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nói đến vấn đề sử dụng hay đổi mới phương pháp sử dụng tư liệu lịch sử
vào DHLS thì đã có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu chuyên sâu, tập trung

3



đến vấn đề này. Mặc dù các bài nghiên cứu với mức độ và cách thức khác
nhau nhưng các tác giả đều nhấn mạnh vai trò và đưa ra các biện pháp cụ thể
nhằm sử dụng một cách hiệu quả tư liệu lịch sử vào dạy học lịch sử.
Sử dụng tư liệu lịch sử vào dạy học lịch sử là một đề tài nhận được khá
nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Những vấn đề về việc sử dụng tư
liệu lịch sử nói chung và sử dụng nguồn TLHV nói riêng đã và đang thu hút
được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trên thế giới và ở Việt
Nam.
2.1. Lịch sử nghiên cứu ở nƣớc ngồi
Có khá nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài xoay
quanh vấn đề sử dụng và đổi mới phương pháp sử dụng tư liệu lịch sử vào
dạy học.
Như cuốn sách Dạy học trong bảo tàng (learning in the museum) của tác
giả George E. Hein, tác giả đề cập khá nhiều vấn đề trong cuốn sách như cách
học tại bảo tàng như thế nào, khai thác lý thuyết từ các tư liệu ở bảo tàng ra
sao, cho đến việc thăm quan kết hợp học tập phải đảm bảo những yếu tố gì
được tác giả trình bày khá kỹ lưỡng trong cuốn sách. Đặc biệt tác giả nhấn
mạnh việc khai thác nguồn TLHV trong bảo tàng và những lưu ý khi sử dụng
nguồn tư liệu này trong DHLS.
Hay công trình nghiên cứu Giảng dạy lịch sử vì lợi ích chung (Teaching
history for commom good) của Barton và Levstik, hai tác giả đã đề cập đến
việc thực hiện dạy những tiết học lịch sử tại các bảo tàng mà nguyên liệu
chính cho những tiết dạy đó chính là tư liệu lịch sử trong bảo tàng đang trưng
bày, thực tế lớp học như vậy sẽ làm cho việc sử dụng nhiều loại tư liệu thực tế
của người học được nâng cao, như vậy không chỉ tốt cho HS ở môn học mà
còn tốt trong đời sống thực tiễn.
Nhắc đến xung quanh vấn đề dạy học với tư liệu lịch sử thì nghiên cứu
History in danger của tác giả Mary Price tác giả đã khẳng định tất cả các nguồn
tài liệu, các bảo tàng (các dịch vụ bảo tàng đang làm công việc tuyệt vời trong


4


việc truyền đạt lịch sử đến với mọi người, đồng thời tác giả cũng nói đến việc
lựa chọn và sắp xếp các tài liệu để sử dụng trong các trường học là tốn kém và
thời gian thay vào đó có thể cho HS đến bảo tàng để học hơn nữa thậm chí có
thể để cho học viên làm việc sản xuất các bộ dụng cụ vật liệu để sử dụng trong
lịch sử theo cách của họ.
2.2. Lịch sử nghiên cứu ở trong nƣớc
Bên cạnh các nghiên cứu, bài viết của các tác giả nước ngoài xung quanh
vấn đề sử dụng tư liệu lịch sử vào dạy học thì cũng đã có rất nhiều nhà nghiên
cứu, học giả của Việt Nam quan tâm đến vấn đề này:
Trong cuốn “Phương pháp luận sử học” của Phan Ngọc Liên (chủ biên),
NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2011, tác giả đã xác định vị trí, vai trị của tư
liệu trong học tập và nghiên cứu lịch sử.
Tập thể các tác giả cuốn giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử”, tập
II, Phan Ngọc Liên (chủ biên) NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2010, cũng đề
cập đến vấn đề sử dụng tài liệu tham khảo trong DHLS.Ở đó, có nhắc đến tài
liệu lịch sử và vai trị của nó là dùng để làm dẫn chứng minh họa cho các sự
kiện được trình bày.
Trong cuốn “Đổi mới phương pháp DHLS ở trường phổ thông” do Phan
Ngọc Liên chủ biên, NXB Đại học Sư phạm, 2008, tác giả đã trình bày các
bài viết về việc sử dụng tư liệu trong dạy học lịch sử ở trường THPT. Trong
đó, khẳng định sự cần thiết cần phải sử dụng các tài liệu tham khảo, tư liệu
lịch sử trong q trình DHLS.
Trong cuốn Bảo tàng, di tích – nơi khơi nguồn cảm hứng dạy và học lịch
sử cho HS phổ thông, do nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản năm
2014 của tác giả Nguyễn Thị Kim Thành (chủ biên) có chỉ ra rằng: Thực tiễn
hoạt động của các bảo tàng ở nước ta nói chung, Bảo tàng Lịch sử quốc gia
nói riêng và các bảo tàng trên thế giới đều khẳng định khơng có con đường

nào tiếp cận với lịch sử, văn hóa, văn minh của mỗi dân tộc nhanh hơn, đầy

5


đủ hơn, chính xác hơn con đường bảo tàng. Mà thứ mang lại sự chính xác đó
chính là tư liệu lịch sử trong bảo tàng.
Cuốn sách Phương pháp dạy học môn Lịch sử ở THPT của hai tác giả
Vũ Quang Hiển, Hoàng Thanh Tú xuất bản năm 2014 tại nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội đã đề cập đến rất nhiều phương pháp dạy học trong đó
có đề cập đến phương pháp làm việc với tài liệu, tư liệu và đặc biệt nhấn
mạnh về TLHV, một trong những chứng cứ còn lại sâu sắc nhất của lịch sử và
một số lưu ý khi sử dụng loại tư liệu này.
Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số 10, năm 1997, của hai tác giả Nguyễn
Thị Côi và Nguyễn Văn Phong, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội với đề tài
nghiên cứu là Khai thác và sửdụng tài liệu của bảo tàng, nhà truyền thống vào
dạy học Lịch sử dân tộc ở trường phổ thông hai tác giảđã khái quát các hình
thức, phương pháp khai thác, sử dụng tư liệu của bảo tàng Lịch sử đặc biệt là
cách thức khai tác nguồn TLHV được trưng bày tại bảo tàng.
Các cơng trình nghiên cứu trên đã ít nhiều đề cập đến vấn đề sử dụng
nguồn TLHV vào dạy học lịch sử, những chưa thực sự có nghiên cứu nào đề
cập đến việc sử dụng nguồn TLHV vào dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ
1946 – 1954 ở THPT. Vì vậy, đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu
thực trạng việc đổi mới phương pháp sử dụng nguồn TLHV vào dạy học và
đề xuất một số biện pháp để sử dụng hiệu quả TLHV trong dạy học lịch sử
Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường THPT.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát vấn đề sử dụng TLHV trong dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ
1946 – 1954 ở trường THPT, từ đó đề xuất một số biện pháp để đổi mới

phương pháp sử dụng TLHV vào dạy học lịch sử một cách hiệu quả.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài xác định nhiệm vụ nghiên cứu:

6


- Nghiên cứu tìm hiểu cơ sở lí luận về việc khai thác, sử dụng TLHV vào
DHLS Việt Nam ở trường THPT.
- Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 12 phần Lịch
sử Việt Nam thời kì 1946-1954, các tài liệu lịch sử ở bảo tàng Cách mạng
Việt Nam, bảo tàng Lịch sự Quân sự Việt Nam và xác định những nội dung
cần đổi mới phương phápsử dụng TLHV vào dạy học lịch sử Việt Nam thời
kỳ 1946 - 1954.
- Khảo sát tình hình dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 - THPT ở một số
trường tại Ba Vì - Hà Nội, điều tra thực trạng của việc đổi mới phương
phápsử dụng TLHV vào dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954.
- Đề xuất quy trình, biện pháp đổimới phương phápsử dụng TLHV vào
dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường THPT.
- Thực nghiệm sư phạm các hình thức, biện pháp sử dụng trên làm cơ sở
cho việc rút ra những kết luận khoa học, những đề xuất kiến nghị nhằm sử
dụng hiệu quả nguồn TLHV vào dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 –
1954.
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu phần lịch sử Việt Nam hiện đại thời kỳ
1946-1954.
1.4.2. Về địa bàn kháo sát, thực nghiệm
TLHV lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 được trưng bày nhiều tạw.btlsqsvn.org.vn/tabid/89/post/4192/Xac-tau-chien-Phap-vaky-uc-cua-nguoi-Cuu-chien-binh-Song-Lo.aspx

/> />
93


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng kháo sát giáo viên
PHIẾU THĂM DỊ Ý KIẾN GIÁO VIÊN
Kính chào Thầy (Cơ)
Để góp phần thực hiện thành công đề tài nghiên cứu” Đổi mới phương
pháp sử dụng tư liệu hiện vật trong dyaj học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946
– 1954 ở trường trung học phổ thông”, em rất mong nhận được sự giúp đỡ
của các Thầy/Cô. Thông tin thu thập được giữ bí mật và chỉ phục vụ mục đích
nghiên cứu
Em xin chân thành cảm ơn!
Thông tin cá nhân (không bắt buộc)
Họ và tên
Giáo viên trường
Số năm công tác
Hãy đánh dấu X vào ơ trống có câu trả lời phù hợp với thầy (Cô)
Câu 1: Theo thầy (cô) việc sử dụng tư liệu hiện vật trong dạy học lịch
sử có cần thiết không?
Rất cần thiết.
Cần thiết
Không cần thiết
Câu 2: Thầy (cô) thường sử dụng tư liệu hiện vật trong bài dạy như
thế nào?
Dùng tư liệu hiện vật để giúp người học tạo biểu tượng.
Dùng tư liệu hiện vật như một hình ảnh minh hoạ.
Dùng tư liệu hiện vật để định hướng mở đầu bài học.
Dùng tư liệu hiện vật để kiểm tranh đánh giá trong giờ học.


94


Câu 3: Trong quá trình dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954
thầy (cơ) có thường xun dùng tư liệu hiện vật khơng?
Thường xun
Thỉnh thoảng
Ít khi
Khơng bao giờ
Câu 4: Theo thầy (cô), việc sử dụng tư liệu hiện vật vào bài học có
tác dụng gì?
Làm cho HS hứng thú học tập hơn
Rèn luyện kỹ năng thực hành, tư duy HS.
Giúp HS khắc sâu hơn bản chất của sự kiện lịch sử.
Tạo biểu tượng cho HS
Câu 5: Theo thầy (cô) mức độ hiểu quả của việc sử dụng tư liệu hiện
vật vào dạy học ra sao?
Mức độ

Rất hiệu

Hiệu

Bình

quả

quả


thƣờng

Ít hiệu quả

Không
hiệu
quả

Làm cho HS
hứng

thú

học tập hơn
Rèn

luyện

kỹ

năng

thực

hành,

tƣ duy HS.
Giúp

HS


khắc

sâu

hơn

bản

chất của sự

95


kiện

lịch

sử.

Tạo
tƣợng

biểu
cho

HS
Câu 6: Thuận lợi và khó khăn của Thầy (cơ) khi sử dụng tư liệu hiện
vật trong dạy học lịch sử là:
6.1 Thuận lợi

Được trang bị đầy đủ tài liệu, phương tiện trong dạy học
Kiến thức, các tài liệu thuận lợi trong việc tìm hiểu, liên hệ
Người học hợp tác và cố gắng khi làm việc
Thuận lợi khác: ...................................................................................
6.2 Khó khăn
Tốn nhiều thời gian để biên soạn và tìm tư liệu hiện vật.
Tài liệu tham khảo cho giáo viên để sử dụng tư liệu hiện vật hạn
chế
Khó khăn khác: .................................................................................
Câu 7: Thầy (Cơ) có đề xuất gì cho sử dụng tư liệu lịch sử vào dạy
học lịch sử một cách hiệu quả nhất.
Về phía nhà trường: .....................................................................................
.........................................................................................................................
Về phía giáo viên: .........................................................................................
.......................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy (Cô)

96


Phụ lục 2: Bảng khảo sát HS
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HS
Các bạn HS thân mến!
Để góp phần thực hiện thành công đề tài nghiên cứu “đổi mới phƣơng
pháp sử dụng tƣ liệu hiện vật trong dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ
1946 – 1954 ở trƣờng trung học phổ thông”, cô rất mong nhận được sự
giúp đỡ của các bạn. Thơng tin thu thập được giữ bí mật và chỉ phục vụ mục
đích nghiên cứu.
Chân thành cảm ơn!
Thơng tin cá nhân (không bắt buộc):

Họ và tên
Trường:
Bạn đánh dấu X vào câu trả lời phù hợp với
Câu 1: Mức độ hứng thú của bạn đối với môn học Lịch sử nhƣ thế
nào?
Rất hứng thú
z

Bình thường
Khơng hứng thú
Câu 2: Khi học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954, bạn có đƣợc

giáo viên giới thiệu hoặc giảng về một tƣ liệu hiện vật không? (tƣ liệu
hiện vật là đồ vật, di tích cịn lại nằm ở dƣới lịng đất hoặc trên mặt đất)
Thường xuyên
Thình thoảng
Chưa bao giờ
Câu 3: Khi học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954, bạn có đƣợc giáo
viên giao nhiệm vụ làm việc hoặc tìm hiểu về tƣ liệu hiện vật khơng?
Thường xun
Thỉnh thoảng
Chưa bao giờ

97


Câu 4: Theo bạn, ngoài cách đến bảo tàng để học, cịn có cách nào
khác giúp bạn có thể học tập với nguồn tƣ liệu này.
Chụp ảnh tư liệu hiên vật đó chiếu lên slide
Làm phim về tư liệu đó

Xây dựng website chuyên cung cấp thông tin về các tư liệu hiện vật.
Câu 5: Nếu đƣa tƣ liệu hiện vật vào dạy học bạn muốn đƣợc:
Tự tìm hiểu ở nhà khơng cần hướng dẫn rồi lên thuyết trình
Được giáo viên hướng dẫn và gợi ý rồi thuyết trình
Được cung cấp thông tin về tư liệu trước khi đến lớp
Giáo viên tự trình bày.
Câu 6: Theo bạn, việc sử dụng tƣ liệu hiện vật trong dạy học lịch sử
có tác dụng:
Làm cho HS hứng thú học tập hơn
Giúp HS khắc sâu hơn bản chất của sự kiện lịch sử.
Rèn luyện kỹ năng thực hành và phát triển tư duy người học.
Giúp tạo biểu tượng cho HS
Câu 7: Theo bạn, mức độ hiệu quả khi giáo sử dụng tư liệu hiện vật
vào dạy học như thế nào?
Mức độ
Làm
HS

Rất hiệu

Hiệu

Bình

Ít hiệu

Khơng

quả


quả

thƣờng

quả

hiệu quả

cho
hứng

thú học tập
hơn
Rèn luyện
kỹ

năng

thực hành,
tƣ duy HS.

98


Giúp

HS

khắc


sâu

hơn

bản

chất của sự
kiện

lịch

sử.
Tạo

biểu

tƣợng cho
HS
Câu 8: Khi tìm hiểu bài mà giáo viên có sử dụng tƣ liệu hiện vật
trong dạy học bạn thấy khó khăn gì?
Khơng có tài liệu
Khơng xác định được kiến thức trọng tâm
Khơng hiểu
Câu 9: Bạn có đề xuất gì để đƣa nguồn tƣ liệu hiện vật vào dạy học
lịch sử một cách hiệu quả nhất?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………
Cảm ơn các bạn !


Phụ lục 3: bài kiểm tra sau thực nghiệm
Bài kiểm tra (5 phút)
Câu 1: Ý kiến nào dưới đây không phải là âm mưu của thực dân Pháp khi tấn
công lên Việt Bác trong Thu – Đông năm 1947?

99


A. Đánh phá căn cứ địa Việt Bắc, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến,
tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta.
B. Giành thắng lợi quân sự, tiến tới thành lập chính phủ bì nhìn, nhanh
chóng kết thúc chiến tranh.
C. Triệt đường liên lạc quốc tế của ta.
D. Cô lập căn cứ địa Việt bắc với các liên khu III, IV.
Câu 2: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt bắc Thu – Đông năm
1947 là:
A. Cuộc phản công lớn đầu tiên của quân dân ta giành thắng lợi.
B. Chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của quân ta.
C. Chứng tỏ khả năng của quân dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tiến công
quân sự lớn của địch.
D. Đánh bại hoàn toàn chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của địch,
buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta, đưa cuộc kháng chiến
sang giai đoạn mới.
Câu 3: Sau khi thất bại ở Việt Bắc thực dân Pháp thực hiện âm mưu
A. Đánh lâu dài, dùng người Việt trị người Việt.
B. Đánh lâu dài với ta.
C. Dùng nười Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.
D. Đánh lâu dài, dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi
chiến tranh.

Câu 4: Ý nào dưới đây không phải là thuận lợi của cuộc kháng chiến khi bước
sang năm 1950?
A. Mỹ từng bước can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
B. Cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hoà Nhân dân Trung
Hoa ra đời.
C. Trung Quốc, Liên Xô công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.
D. Các nước xã hội chủ nghĩa ông nhận và đặt quan hệ ngoại giao với
nước ta.

100


Câu 5: Ý nào dưới đây không phải nội dung trong kế hoạch Rơve (1950) của
thực dân Pháp?
A. Khoá chặt biên giới Việt – Trung bằng cách tăng cường hệ thống phòng
ngự trên đường số 4.
B. Thiết lập “hành lang Đông – Tây” nhằm cô lập căn cứ địa Việt Bắc.
C. Chuẩn bị một kế hoạch quy mô lớn tấn cơng lên Việt Bắc lần thứ hai để
nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
D. Tăng cường những cuộc hành quân, càn quét bắt người, cướp của.
Câu 6: ý nào sau đâu không phải là mục tiêu khi ta mở chiến dịch Biên giơi?
A. Tiêu diệt bộ phận quan trọng sinh lực địch.
B. Giam chân dịch ở vùng rừng núi, tạo điều kiện cho quân ta mở các đợt
tiến công lớn ở đồng bằng.
C. Mở đường liên lạc với Trung Quốc và thế giới dân chủ.
D. Mở rộng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo điều kiện thuận lợi mới thúc
đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.
Câu 7: Ý nghĩa lớn nhất của chiến thắng Biên giới Thu – Đông năm 1950 là:
A. Cuộc tấn công lớn đầu tiên của quan ta giành thắng lợi.
B. Chứng tỏ quân đội ta đã trưởng thành.

C. Chứng minh sự vững chắc cuả căn cứ địa Việt Bắc.
D. Ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính, mở ra bước phát
triển mới của cuộc kháng chiến của ta.

Phụ lục 4: Giáo án thực nghiệm
PHẦN HAI LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
CHƢƠNG III. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954
BÀI 18: NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN
QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 - 1950)

101


(tiết 2)
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
- Trình bày được âm mưu của Pháp khi tấn công lên căn cứ Việt - Bắc.
- Giải thích được nguyên nhân tại sao Pháp đánh lên Việt Bắc năm
1947. Diễn biến chính, kết quả và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch.
- Lý giải nguyên nhân tại sao Đảng ta lại chủ động mở chiến dịch tân
cơng lên biên giới vào năm 1950.
- Phân tích được ý nghĩa của việc ta chủ động mở chiến dịch biên giới
1950.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng:
- Giáo dục lòng căm thù thực dân Pháp.
- Học tập tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất của nhân dân trong cuộc
đấu tranh bảo vệ độc lập của Tổ quốc.
- Củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
3. Kỹ năng:
- Củng cố kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện để rút ra những nhận

định lịch sử.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng tranh, ảnh và lược đồ lịch sử để nhận thức
lịch sử.
II. Chuẩn bị giáo cụ
-

Tranh, ảnh các hiện vật về chiếc dịch Việt Bắc 1947, lược đồ liên

quan đến hai chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông và Biên giới Thu – Đơng….
III. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ.
Nhắc lại cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ thơng qua bức ảnh chỉ thị
“Tồn quốc kháng chiến” của Hồ Chí Minh.
2. Bài mới:

102


×