Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở dịch vọng hậu quận cầu giấy thành phố hà nội theo tiếp cận văn hóa tổ chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM THỊ THANH HÀ

QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ DỊCH VỌNG HẬU,
QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
THEO TIẾP CẬN VĂN HÓA TỔ CHỨC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM THỊ THANH HÀ

QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ DỊCH VỌNG HẬU,
QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
THEO TIẾP CẬN VĂN HÓA TỔ CHỨC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.140114

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THANH LÝ


HÀ NỘI - 2020


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tác giả đã hoàn thành
luận văn. Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, cán bộ quản lý và các thầy giáo, cô giáo Trường
Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy, tạo mọi
điều kiện tốt nhất giúp tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tác giả xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thanh Lý đã định
hướng, cung cấp kiến thức lý luận và thực tiễn đồng thời trực tiếp hướng dẫn,
giúp đỡ tác giả tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các đồng chí cán bộ,
giáo viên trường THCS Dịch Vọng Hâu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội đã
nhiệt tình, tạo điều kiện về thời gian, cung cấp số liệu, đóng góp ý kiến giúp
đỡ, động viên tác giả hoàn thành luận văn.
Mặc dù có nhiều cố gắng trong q trình thực hiện đề tài, song những
thiếu sót, khiếm khuyết trong luận văn là khó thể tránh khỏi. Kính mong nhận
được những ý kiến chỉ dẫn quý báu của thầy cô, các nhà khoa học trong hội
đồng khoa học cùng các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2019
Tác giả

Phạm Thị Thanh Hà

i


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BGD&ĐT

Bộ giáo dục và đào tạo

BGH

Ban giám hiệu

CBQL

Cán bộ quản lý

GV

Giáo viên

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

HS

Học sinh

LĐNT

Lãnh đạo nhà trường

MTSP


Môi trường sư phạm

NT

Nhà trường

NTTHCS

Nhà trường Trung học cơ sở

QLVHNTTHCS Quản lý văn hóa nhà trường Trung học cơ sở
TCVHTC

Tiếp cận văn hóa tổ chức

VH

Văn hóa

VHNT

Văn hóa nhà trường

VHNTTHCSVN Văn hóa nhà trường Trung học cơ sở Việt Nam
VN

Việt Nam

ii



MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Danh mục các từ viết tắt.................................................................................... ii
Danh mục các bảng ......................................................................................... vii
Danh mục các sơ đồ ......................................................................................... ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN VĂN HÓA TỔ CHỨC ..... 6
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................. 6
1.1.1. Những nghiên cứu về quản lý đội ngũ giáo viên trường THCS ..... 6
1.1.2. Những nghiên cứu về văn hoá tổ chức, văn hoá nhà trường .......... 7
1.1.3. Những nghiên cứu về quản lý nhà trường theo tiếp cận văn hoá
tổ chức ....................................................................................................... 8
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài ............................................................. 9
1.2.1. Quản lý đội ngũ giáo viên ............................................................... 9
1.2.2. Văn hóa tổ chức và văn hóa tổ chức ở trường trung học cơ sở .... 12
1.2.3. Khái niệm quản lý đội ngũ giáo viên theo tiếp cận văn hóa
tổ chức .................................................................................................... 18
1.3. Nhà trƣờng Trung học cơ sở hiện nay ................................................. 18
1.3.1. Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học cơ sở .......... 18
1.3.2. Mục tiêu của giáo dục Trung học cơ sở ........................................ 19
1.3.3. Những yêu cầu xây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ sở
hiện nay .................................................................................................... 21
1.4. Một số lý luận về quản lý đội ngũ và văn hóa tổ chức ở nhà
trƣờng trung học cơ sở.................................................................................. 22
1.4.1. Tầm quan trọng của vấn đề quản lý đội ngũ giáo viên Trung
học cơ sở theo tiếp cận văn hóa tổ chức hiện nay ................................... 22

1.4.2. Các giá trị cốt lõi trong việc quản lý đội ngũ giáo viên hiện nay..... 23
1.4.3. Hiệu trưởng trường trung học cơ sở và vấn đề quản lý đội ngũ
giáo viên theo tiếp cận văn hóa tổ chức .................................................. 24

iii


1.4.4. Lý thuyết phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục hiện nay ...... 28
1.5. Quản lý đội ngũ giáo viên theo tiếp cận văn hóa tổ chức ở trƣờng
trung học cơ sở............................................................................................... 30
1.5.1. Bản chất của quản lý đội ngũ giáo viên theo tiếp cận văn hóa
tổ chức ..................................................................................................... 30
1.5.2. Nội dung quản lý đội ngũ giáo viên ở trường trung học cơ sở
theo tiếp cận văn hóa tổ chức .................................................................. 30
1.6. Những yếu tố tác động đến quản lý đội ngũ giáo viên theo tiếp
cận văn hóa tổ chức ở trƣờng trung học cơ sở hiện nay ........................... 38
1.6.1. Yếu tố khách quan......................................................................... 39
1.6.2. Yếu tố chủ quan ............................................................................ 40
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 42
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
THEO TIẾP CẬN VĂN HÓA TỔ CHỨC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ DỊCH VỌNG HẬU, QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .... 43
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo ở quận
Cầu Giấy, thành phố Hà Nội ........................................................................ 43
2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................. 43
2.1.2. Tình hình giáo dục và đào tạo ....................................................... 45
2.1.3. Khái quát về trường Trung học cơ sở Dịch Vọng Hậu ................. 46
2.2. Giới thiệu về khảo sát ............................................................................ 47
2.2.1. Mục đích khảo sát ......................................................................... 47
2.2.2. Nội dung khảo sát ......................................................................... 47

2.2.3. Phương pháp khảo sát ................................................................... 47
2.2.4. Đối tượng khảo sát ........................................................................ 48
2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên theo tiếp cận văn hóa tổ chức ở
trƣờng Trung học cơ sở Dịch Vọng Hậu..................................................... 48
2.3.1. Về số lượng giáo viên ................................................................... 48
2.3.2. Về cơ cấu đội ngũ giáo viên.......................................................... 49
2.3.3. Về chất lượng đội ngũ giáo viên ................................................... 50

iv


2.3.4. Thực trạng bầu khơng khí, cơ sở vật chất phục vụ đội ngũ
giáo viên .................................................................................................. 52
2.4. Thực trạng nhận thức về quản lý đội ngũ giáo viên trƣờng trung
học cơ sở Dịch Vọng Hậu theo tiếp cận văn hóa tổ chức........................... 56
2.4.1. Nhận thức về tầm quan trọng của việc quản lý đội ngũ giáo
viên theo tiếp cận văn hóa tổ chức .......................................................... 56
2.4.2. Nhận thức về tính chủ động, tinh thần hợp tác và chia sẻ trong
công việc của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở .................................... 57
2.4.3. Nhận thức về mức độ ảnh hưởng của đội ngũ giáo viên trung
học cơ sở trong việc xây dựng văn hóa tổ chức của nhà trường ............ 58
2.5. Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên theo tiếp cận văn hóa tổ
chức ở trƣờng Trung học cơ sở Dịch Vọng Hậu ........................................ 60
2.5.1. Thực trạng xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên trung học
cơ sở theo tiếp cận văn hóa tổ chức ........................................................ 60
2.5.2. Thực trạng tuyển chọn đội ngũ giáo viên trung học cơ sở theo
tiếp cận văn hóa tổ chức .......................................................................... 61
2.5.3. Thực trạng sử dụng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở theo
tiếp cận văn hóa tổ chức .......................................................................... 63
2.5.4. Thực trạng đánh giá đội ngũ giáo viên trung học cơ sở theo

tiếp cận văn hóa tổ chức .......................................................................... 65
2.5.5. Thực trạng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học
cơ sở theo tiếp cận văn hóa tổ chức ........................................................ 69
2.5.6. Thực trạng các chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên
trung học cơ sở theo tiếp cận văn hóa tổ chức ........................................ 72
2.5.7. Thực trạng xây dựng môi trường văn hóa, tạo động lực làm
việc cho đội ngũ giáo viên ...................................................................... 74
2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý đội ngũ giáo viên ở
trƣờng Trung học cơ sở theo tiếp cận văn hóa tổ chức ............................. 75
2.7. Đánh giá chung thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên trƣờng
Trung học cơ sở Dịch Vọng Hậu theo tiếp cận văn hóa tổ chức............... 77
2.7.1. Kết quả đạt được ........................................................................... 77
v


2.7.2. Tồn tại và nguyên nhân ................................................................. 77
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 79
CHƢƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ DỊCH VỌNG HẬU, QUẬN CẦU
GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN VĂN HÓA TỔ CHỨC.....80
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ........................................................ 80
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ................................................. 80
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ................................................ 80
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .................................................. 81
3.2. Nội dung các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên ở trƣờng
Trung học cơ sở Dịch Vọng Hậu theo tiếp cận văn hóa tổ chức............... 81
3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ
quản lý, giáo viên về phát triển đội ngũ giáo viên theo tiếp cận văn
hóa tổ chức .............................................................................................. 82
3.2.2. Biện pháp 2: Ban giám hiệu chỉ đạo xây dựng kế hoạch phát

triển đội ngũ giáo viên theo tiếp cận văn hóa tổ chức ............................ 84
3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên trong mọi
hoạt động của nhà trường theo tiếp cận văn hoá tổ chức ........................ 86
3.2.4. Biện pháp 4: Bố trí, sử dụng giáo viên phù hợp với năng lực
nghề nghiệp và yêu cầu chuẩn hoá giáo viên hiện nay ........................... 89
3.2.5. Biện pháp 5: Phát triển môi trường tạo động lực cho giáo viên,
đặc biệt tạo cơ chế hợp lý về lương và tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp
giáo viên ................................................................................................... 90
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................... 93
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp ................. 94
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 100
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:

Thống kê số lượng nhân sự tại trường THCS Dịch Vọng Hậu ......... 49

Bảng 2.2:

Thống kê bộ máy tổ chức tại trường THCS Dịch Vọng Hậu...... 50

Bảng 2.3:

Thống kê trình độ đào tạo tại trường THCS Dịch Vọng Hậu ..... 51


Bảng 2.4:

Thống kê trình độ chuyên môn của nhân sự tại trường
THCS Dịch Vọng Hậu................................................................. 51

Bảng 2.5:

Thống kê cơ sở vật chất tại trường THCS Dịch Vọng Hậu ........ 52

Bảng 2.6:

Khảo sát mức độ hài lòng về cơ sở vật chất tại trường
THCS Dịch Vọng Hậu................................................................. 55

Bảng 2.7:

Khảo sát nhận thức của Ban giám hiệu về tầm quan trọng của
việc quản lý đội ngũ giáo viên theo tiếp cận văn hóa tổ chức.......... 56

Bảng 2.8:

Khảo sát Nhận thức về tính chủ động, tinh thần hợp tác và
chia sẻ trong công việc của đội ngũ giáo viên............................. 58

Bảng 2.9:

Kết quả khảo sát về mức độ ảnh hưởng của đội ngũ giáo
viên trong việc xây dựng văn hóa tổ chức của nhà trường ......... 59


Bảng 2.10: Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng quy hoạch đội ngũ
giáo viên theo tiếp cận văn hóa tổ chức ...................................... 60
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát thực trạng tuyển chọn đội ngũ giáo viên
theo tiếp cận văn hóa tổ chức ...................................................... 62
Bảng 2.12: Khảo sát thực trạng sử dụng đội ngũ giáo viên theo tiếp cận
văn hóa tổ chức ............................................................................ 64
Bảng 2.13: Khảo sát thực trạng đánh giá cán bộ lãnh đạo theo tiếp cận
văn hóa tổ chức ............................................................................ 66
Bảng 2.14: Khảo sát thực trạng đánh giá tổ trưởng theo tiếp cận văn
hóa tổ chức................................................................................... 67
Bảng 2.15: Khảo sát thực trạng đánh giá giáo viên theo tiếp cận văn hóa
tổ chức ......................................................................................... 68
Bảng 2.16: Khảo sát thực trạng đánh giá tổ chun mơn theo tiếp cận
văn hóa tổ chức ............................................................................ 69
vii


Bảng 2.17: Phân công thực hiện đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tại
trường Trung học cơ sở Dịch Vọng Hậu ..................................... 70
Bảng 2.18: Bảng kế hoạch thực hiện đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tại
trường Trung học cơ sở Dịch Vọng Hậu ..................................... 70
Bảng 2.19: Kết quả khảo sát công tác thực hiện đào tạo và bồi dưỡng
giáo viên tại trường THCS Dịch Vọng Hậu theo tiếp cận
văn hóa tổ chức ............................................................................ 71
Bảng 2.20: Kết quả đánh giá mức độ hài lòng về chế độ đãi ngộ của đội
ngũ giáo viên theo hướng tiếp cận văn hóa tổ chức .................... 73
Bảng 2.21: Kết quả điều tra xây dựng mơi trường làm việc văn hóa, tạo
động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên..................................... 74
Bảng 2.22: Khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến đội ngũ giáo
viên theo tiếp cận văn hóa tổ chức .............................................. 75

Bảng 3.1:

Kết quả mức độ cấp thiết của các biện pháp đề xuất .................. 95

Bảng 3.2:

Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất ................... 96

viii


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1:

Cơ cấu bộ máy tổ chức trường THCS Dịch Vọng Hậu ............. 49

Sơ đồ 1.2.

Mơ hình sử dụng đội ngũ giáo viên ............................................. 63

Sơ đồ 1.3:

Những nguồn lực giúp hỗ trợ đãi ngộ cho đội ngũ giáo viên
Tại trường THCS Dịch Vọng Hậu .............................................. 72

Sơ đồ 2.1:

Mối quan hệ của các biện pháp đề xuất....................................... 94

ix



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo Việt Nam với sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển
nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước,
xây dựng nền văn hóa và con người. Đất nước ta đang trên đường phát triển
và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Nhu cầu đào tạo được nguồn nhân
lực để phát triển kinh tế - xã hội đã đặt ra cho ngành giáo dục nhiều khó khăn
và thách thức. Trước thực tế đó địi hỏi ngành giáo dục cần phải có những đổi
mới để đáp ứng được sự phát triển của đất nước.
Giáo dục và đào tạo là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp cách mạng
của Đảng, nhà nước và của dân tộc Việt Nam, với những nhiệm vụ to lớn
như: Nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa
và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Giáo dục luôn gắn liền với sự phát triển của con người trong đó trường Trung
học cơ sở là mơi trường rất quan trọng để học sinh được tham gia vào hoạt
động học tập và là nơi để xây dựng và hình thành cho các em nền tảng của
học vấn phổ thông; đồng thời tập dần các kỹ năng để các em chủ động trong
việc nhận thức tri thức khoa học để vận dụng vào cuộc sống. Trong nhà
trường, các hoạt động của đội ngũ giáo viên giữ vị trí rất quan trọng bởi nó
bao gồm hầu hết thời gian, khối lượng cơng việc của thầy và trị trong một
năm học; nó làm nền tảng để thực hiện thành cơng mục tiêu giáo dục toàn
diện của nhà trường; đồng thời quyết định kết quả đào tạo của nhà trường.
Các nhà giáo dục trên thế giới cho rằng, để một trường học phát triển
bền vững thì nhà trường cần có mơi trường văn hóa khuyến khích tất cả mọi
người làm việc, học tập, cống hiến sức lực và trí tuệ của bản thân cho nhà
trường. Khi có được một nền văn hóa như vậy thì nhà trường sẽ rất dễ dàng đạt
được sứ mạng và các mục tiêu đã đặt ra. Vì vậy văn hóa tổ chức của nhà trường


1


cần được định hướng để thực sự phát huy ảnh hưởng tích cực của nó trong các
hoạt động và đến mọi thành viên trong nhà trường. Quản lý đội ngũ giáo viên
là hoạt động đặc thù của nhà trường, nó được qui định bởi đặc thù lao động sư
phạm của người giáo viên. Vì vậy, nó cũng qui định tính đặc thù của cơng tác
quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng.
Trường Trung học cơ sở Dịch Vọng Hậu – quận Cầu Giấy - thành phố
Hà Nội mới được thành lập và đi vào hoạt động năm học 2014-2015 và là
trường đạt chuẩn quốc gia. Với mục đích: “Vì một thế hệ trẻ ưu tú cho ngày
mai - Đào tạo những thế hệ công dân tương lai đáp ứng yêu cầu phát triển
và hội nhập của xã hội.” Trong những năm qua, trường đã và luôn cố gắng
mang đến cho học sinh cơ hội học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện
về “Đức, Trí, Thể, Mĩ” trong một mơi trường “Thân thiện - Hiện đại - Hội
nhập - Phát triển”, giúp học sinh tự tin bước vào cuộc sống và hội nhập thế
giới, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đã đạt được nhiều
thành tích trong các phong trào thi đua. Song bên cạnh những thành công đã
đạt được, vấn đề quản lý đội ngũ giáo viên vẫn cịn có những hạn chế cần
được quan tâm nghiên cứu để từng bước thích nghi, đáp ứng những yêu cầu
về đổi mới giáo dục.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề quản lý đội ngũ giáo viên
trong bối cảnh hiện nay và sự cần thiết phải xây dựng và phát triển một mơi
trường văn hóa lành mạnh, tích cực, nâng cao uy tín và thương hiệu của nhà
trường, tạo động lực cho sự phát triển bền vững. Do đó, tôi mạnh dạn chọn đề
tài:“ Quản lý đội ngũ giáo viên trường THCS Dịch Vọng Hậu, quận Cầu
Giấy, thành phố Hà Nội theo tiếp cận văn hóa tổ chức” để nghiên cứu, tìm
hiểu và từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên mang tính
khả thi, hiệu quả, hệ thống, phù hợp với thực tế hoạt động của nhà trường,
qua đó góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà trường và chất lượng giáo

dục toàn diện cho học sinh trong điều kiện phát triển của nhà trường hiện nay.
2


2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng tiếp cận văn hóa tổ
chức trong quản lý đội ngũ giáo viên ở trường THCS Dịch Vọng Hậu, luận
văn sẽ đề xuất một số biện pháp quản lý giúp cho hoạt động quản lý đội ngũ
giáo viên của nhà trường đạt hiệu quả.
3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở theo tiếp cận văn hóa
tổ chức
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Trường THCS Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên của Ban giám hiệu ở trường
THCS Dịch Vọng Hậu theo tiếp cận văn hóa tổ chức hiện nay như thế nào?
- Ban giám hiệu cần thực hiện những biện pháp nào nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý đội ngũ giáo viên ở trường THCS Dịch Vọng Hậu theo tiếp
cận văn hóa tổ chức?
5. Giả thuyết nghiên cứu
Sau năm năm thành lập và phát triển, đội ngũ giáo viên trường THCS
Dịch Vọng Hậu đã có những bước phát triển vượt bậc về chất lượng và số lượng.
Tuy nhiên, để đáp ứng được những nhiệm vụ yêu cầu đổi mới giáo dục liên tục
kèm theo sự phát triển của kinh tế xã hội địa phương, ĐNGV nhà trường cần
không ngừng nâng cao, hồn thiện bản thân.
Văn hóa nhà trường là một dạng của văn hóa tổ chức và là một trong
những tiêu chí để đánh giá hiệu quả nhà trường. Trong quá trình quản lý đội ngũ
giáo viên ở trường THCS Dịch Vọng Hậu, nếu CBQL thực hiện các giải pháp

quản lý không chỉ tuân thủ vào các qui định, các thủ tục hành chính mà cịn biết
3


dựa vào văn hóa nhà trường, xem nó như mục tiêu để xây dựng nhà trường và là
công cụ để quản lý thì sẽ nâng cao được hiệu quả của nhà trường.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ giáo viên theo tiếp cận
văn hóa tổ chức ở trường trung học cơ sở.
- Nghiên cứu thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên theo tiếp cận văn hóa
tổ chức ở trường THCS Dịch Vọng Hậu.
- Đề xuất các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo tiếp cận văn hóa
tổ chức ở trường THCS Dịch Vọng Hậu.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Trường Trung học cơ sở Dịch Vọng Hậu, quận Cầu
Giấy – Hà Nội.
- Về thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/ 2018 – tháng 12/2019.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Tổng kết, hồi cứu các cơng trình nghiên cứu về quản lý đội ngũ theo
tiếp cận văn hóa tổ chức, quản lý đội ngũ giáo viên THCS và xây dựng văn
hóa tổ chức, từ đó đưa ra khung lý luận cho luận văn.
- Nghiên cứu các văn bản, chủ trương chính sách, đường lối của Đảng
và Nhà nước, các tài liệu liên quan đến vấn đề xây dựng văn hóa tổ chức
trong nhà trường.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra dành cho CBQL, GV, HS với mục
đích chủ yếu là thu thập các số liệu, thông tin về thực trạng quản lý đội ngũ
giáo viên theo tiếp cận văn hóa tổ chức, các biểu hiện và các hoạt động ảnh

hưởng đến vấn đề nghiên cứu cũng như kiểm chứng tính khả thi, cấp thiết của
các biện pháp đề xuất trong đề tài.
4


+ Phương pháp phỏng vấn
Tác giả tiến hành trao đổi trực tiếp với CBQL, GV nhà trường nhằm
tìm hiểu kỹ hơn về đội ngũ giáo viên và quản lý đội ngũ giáo viên theo tiếp
cận văn hóa nhà trường.
+ Phương pháp xử lý số liệu
Bằng một số thuật toán của toán học thống kê áp dụng trong nghiên
cứu giáo dục, phương pháp này được sử dụng với mục đích xử lý các kết quả
điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu, đồng thời để đánh giá mức độ tin cậy
của phương pháp điều tra.
+ Phương pháp chuyên gia
Tác giả tiến hành gặp gỡ với CBQL nhà trường, một số giảng viên là
chuyên gia quản lý giáo dục nhằm trao đổi, xin ý kiến đóng góp về cơ sở lý
luận của đề tài và kiểm chứng mức độ khả thi, cấp thiết và phương hướng
thực hiện các biện pháp được đề xuất trong đề tài.
9. Những đóng góp của đề tài
- Hệ thống hóa các lý thuyết quản lý đội ngũ giáo viên theo tiếp cận
văn hóa tổ chức ở trường trung học cơ sở.
- Đưa ra các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên ở trường trung học cơ

sở Dịch Vọng Hậu theo quan điểm tiếp cận văn hóa tổ chức.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Kiến nghị, Mục tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học
cơ sở theo tiếp cận văn hóa tổ chức.

Chương 2: Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên theo tiếp cận văn hóa
tổ chức ở trường Trung học cơ sở Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố
Hà Nội.
Chương 3: Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường THCS Dịch
Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội theo tiếp cận văn hóa tổ chức.
5


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN VĂN HÓA TỔ CHỨC
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Quản lý giáo dục là một bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý xã
hội đã hình thành dưới mọi chế độ xã hội từ lâu. Trong lý luận quản lý giáo
dục, khái niệm quản lý giáo dục được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.
Trong đó, nếu hiểu “giáo dục” là các hoạt động diễn ra trong xã hội nói chung
thì “quản lý giáo dục” là quản lý mọi hoạt động giáo dục trong xã hội. Trong
đó, quản lý đội ngũ giáo viên là một thành tố cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng
rất lớn đến hiệu quả trong quá trình quản lý giáo dục.
1.1.1. Những nghiên cứu về quản lý đội ngũ giáo viên trường THCS
Ở Việt Nam, lý luận về quản lý đội ngũ giáo viên, một thành phần của
quản lý giáo dục rất phổ biến trong những năm gần đây. Từ trước đến nay có
nhiều đề tài nghiên cứu về việc quản lý đội ngũ giáo viên trường học nói
chung và trường Trung học cơ sở nói riêng.
Nghiên cứu về phát triển đội ngũ có một số nghiên cứu nổi bật như Quản
lý đội ngũ giảng viên đại học: góc nhìn tự chủ và trách nhiệm xã hội của tác giả
Phạm Văn Thuần [24]. Nghiên cứu này tuy dành cho đội ngũ giảng viên đại
học nhưng có đề cập đến một số lí luận về quản lý nhân sự và quản lý đội ngũ
cũng như mơ hình quản lý đội ngũ mà tác giả có thể tham khảo.
Một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục

có những tác giả nghiên cứu cùng hướng với đề tài như: Đề tài “Quản lý đội
ngũ giáo viên ở trường Trung học cơ sở Kim Đồng, thành phố Hạ Long nhằm
đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện
nay” của tác giả Nguyễn Thị Thu Lương [17]. Đề tài đã đưa ra các biện pháp
nhằm quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở dựa trên thực trạng

6


đội ngũ giáo viên ở các trường trung học cơ sở tại địa phương có quy mơ cấp
thành phố, các khu vực đã có chiều sâu phát triển về văn hóa, kinh tế.
Ngồi ra, đề tài “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non
huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ” của tác giả Hoàng Giang Nam [20]. Đề tài đã
đưa ra các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non
huyện Yên Lập tỉnh phú thọ phù hợp với tình hình phát triển giáo dục mầm
non ở địa phương, đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, đây là nòng cốt của đội ngũ giáo viên ở cấp độ mầm non, khác với
cấp độ trung học cơ sở.
1.1.2. Những nghiên cứu về văn hoá tổ chức, văn hoá nhà trường
Hiện nay, các quốc gia đều rất chú trọng đến việc xây dựng văn hóa
nhà trường. Bên cạnh việc tổ chức lại nội dung, công tác đánh giá, cơng tác
giảng dạy... thì việc có một nền văn hóa nhà trường lành mạnh, hiệu quả sẽ
giúp cuộc cải cách giáo dục gặt hái nhiều thành công. Các quan niệm về văn
hóa nhà trường phổ thơng được hiểu hết sức phong phú thơng qua những
cơng trình nghiên cứu về quản lý nhà trường theo tiếp cận văn hóa tổ chức
hay văn hóa nhà trường trên thế giới và trong nước.
Đã có tương đối nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và
ngoài nước nghiên cứu về đề tài này. Văn hóa nhà trường đã được nhắc đến
đến trong các nghiên cứu gần đây về quản lý giáo dục trong nhà trường.
Chẳng hạn:

- Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lý giáo
dục, Nhà xuất bản Đại học sư phạm [14]. Trong đó, tác giả nghiên cứu các
vấn đề cơ bản của văn hóa tổ chức vào giáo dục và quản lý giáo dục.
- Tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga có luận văn “Tiếp cận văn hóa tổ
chức trong hoạt động dạy học ở trường tiểu học Suối Hoa, thành phố Bắc
Ninh, tỉnh Bắc Ninh [21] đã nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng quản lý
hoạt động dạy học theo tiếp cận văn hóa tổ chức từ đó đề xuất các biện pháp
quản lý giúp hoạt động dạy học của nhà trường đạt hiệu quả.
7


- Cuốn sách Quản lý văn hóa nhà trường của tác giả Nguyễn Thị Mỹ
Lộc và Nguyễn Vũ Bích Hiền [16] đã hệ thống lại các vấn đề cơ bản của văn
hóa tổ chức cũng như VHNT, đưa ra gợi ý và hướng vận dụng trong xây dựng
VHNT ở Việt Nam. Cuốn sách mang lại những kiến thức chung nhất về văn
hóa nhà trường, đồng thời gợi mở những hướng tiếp cận nghiên cứu về văn
hóa nhà trường nói chung và văn hóa nhà trường ở Việt Nam nói riêng.
Tác giả Nguyễn Thanh Lý có luận án “Quản lý văn hoá tổ chức của các
đại học ở Việt Nam” [18] với nhiệm vụ nghiên cứu là hình thành và phát triển
văn hóa tổ chức đặc thù với giá trị cốt lõi là sự cộng tác, hợp tác của các đại
học ở Việt Nam. Luận án đã hệ thống hóa các khái niệm liên quan đến quản lý
văn hóa tổ chức của các đại học ở Việt Nam (hay văn hóa đại học – một thiết
chế đại học gồm nhiều trường đại học thành viên), Đưa ra các thành tố cấu
thành VHTC của ĐH, đề cập quy trình quản lý VHTC của ĐH trong bối cảnh
hiện nay. Mô tả và đánh giá được thực trạng quản lý VHTC của ĐHQGHN
theo khung giá trị của Quinn và Cameron. Và đề xuất các giải pháp quản lý
VHTC cho ĐH ở Việt Nam hiện nay.
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga có luận văn “Tiếp cận văn hóa tổ chức
trong hoạt động dạy học ở trường tiểu học Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh,
tỉnh Bắc Ninh [21] đã nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng quản lý hoạt

động dạy học theo tiếp cận văn hóa tổ chức từ đó đề xuất các biện pháp quản
lý giúp hoạt động dạy học của nhà trường đạt hiệu quả.
1.1.3. Những nghiên cứu về quản lý nhà trường theo tiếp cận văn hố tổ chức
Nhìn chung, các nghiên cứu nói trên tập trung vào hai hướng cơ bản: thứ
nhất, quản lý đội ngũ giáo viên trong các hoạt động dạy học và các hoạt động
khác của nhà trường. Thứ hai, nghiên cứu và đưa ra các vấn đề về văn hóa tổ
chức, văn hóa nhà trường, vận dụng vào điều kiện thực tế của trường mình.
Tuy nhiên, những đề tài nghiên cứu về quản lý đội ngũ giáo viên theo
tiếp cận văn hóa tổ chức trong mơi trường giáo dục chưa nhiều. Một số đề tài
tiêu biểu như:
8


- Tác giả Lê Thị Ngọc Thúy có Luận án “Quản lý nhà trường tiểu học
Việt Nam theo tiếp cận văn hóa tổ chức” [26] đã cung cấp một số cơ sở lý
luận của việc quản lý nhà trường tiểu học Việt Nam theo tiếp cận văn hóa tổ
chức cũng như thực tiễn của việc quản lý nhà trường tiểu học Việt Nam theo
hướng tiếp cận văn hóa. Đặc biệt, Luận án xây dựng được các tiêu chí đánh
giá văn hóa nhà trường tiểu học hiệu quả và các giải pháp quản lý dựa vào
tiêu chí trong quản lý giáo dục ở cấp trường.
- Tác giả Nguyễn Quang Quy có luận văn “Quản lý hoạt động chuyên
môn theo hướng tiếp cận giá trị hợp tác và chia sẻ tại trường THCS Ngũ
Lão, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng” [23] đã đưa ra một số giải
pháp quản lý hoạt động chun mơn mang tính khả thi, hiệu quả, hệ thống,
từ đó nâng cao chất lượng quản lý nhà trường và chất lượng giáo dục tồn
diện cho học sinh.
Mặc dù có nhiều nghiên cứu về quản lý nhà trường theo tiếp cận văn
hóa tổ chức tuy nhiên các nghiên cứu về quản lý đội ngũ giáo viên theo tiếp
cận văn hóa tổ chức tại cấp độ cụ thể như trường Trung học cơ sở cịn hạn
chế. Đây cũng là lí do mà tác giả chọn đề tài nghiên cứu quản lý đội ngũ giáo

viên theo tiếp cận văn hóa tổ chức ở trường Trung học cơ sở Dịch Vọng Hậu,
quận Cầu Giấy, Hà Nội.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý đội ngũ giáo viên
1.2.1.1. Quản lý
Quản lý là hoạt động được hình thành từ khi xã hội lồi người xuất hiện.
Khi con người có sự hợp tác, cùng hoạt động theo những mục đích chung nào
đó. Hoạt động quản lý là hoạt động quan trọng phải thực hiện khi một nhóm
người kết hợp với nhau thành các tổ chức nhằm đạt mục tiêu chung. Chính vì
thế quản lý được hiểu và định nghĩa bằng nhiều cách, nhiều khía cạnh.
Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì: “Quản lý là sự tác động có định
9


hưthành phố Hà Nội, Phòng GD&ĐT TP Hà Nội
- Chú trọng công tác bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, theo
chuẩn mực nhà giáo trong từng cấp học.
- Thường xuyên quan tâm, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện
chuẩn mực nhà giáo của đội ngũ giáo viên để kịp thời động viên, khen thưởng
các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến, đồng thời có những biện pháp uốn
nắn, nhắc nhở phê bình đối với tập thể và cá nhân chưa hoàn thành nhiệm vụ.
* Đối với Hiệu trưởng trung học cơ sở Dịch Vọng Hậu
- Cần tuân thủ những quy định của ngành, xây dựng những tiêu
chuẩn, tiêu chí về văn hóa tổ chức trong quản lý đội ngũ, làm cơ sở trong
quá trình quản lý.
- Nắm vững tầm quan trọng của việc quản lý đội ngũ giáo viên theo
tiếp cận văn hóa tổ chức nhằm đảm bảo đạt kết quả cao nhất.
- Lập kế hoạch, quy chế khen thưởng động viên kịp thời để tạo động
lực cho đội ngũ giáo viên thực hiện tốt trong việc xây dựng văn hóa dạy học.


99


TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1.

Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thành Vinh (2011), Quản lý nhà trường, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.

2.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp
giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT
ngày 22/8/2018, Hà Nội.

3.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Ban hành quy định về kiểm định chất
lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung
học cơ sở, trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học,
Thơng tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018, Hà Nội.

4.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018-2019,
Chỉ thị số 2919/CT-BGDĐT ngày 10/8/2018, Hà Nội.

5.


Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về khoa học
quản lý, Trường Quản lý giáo dục – đào tạo Trung ương I, Hà Nội.

6.

Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005), Những cơ sở khoa học
về quản lý giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.

7.

Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005), Những quan điểm giáo
dục hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

8.

Chính phủ (2012), Chiến lược Quản lý hoạt động giáo dục 2011 2020, ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6
năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.

9.

Đỗ Minh Cương - Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lực
Giáo dục đại học Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

10.

Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại
học quốc gia Hà Nội.

11.


Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc
lần thứ XI, Nxb chính trị Quốc gia Hà Nội.
100


12.

Phạm Minh Hạc, Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào cơng
nghiệp hóa và hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia.

13.

Đặng Thành Hưng (2010), “Quản lý giáo dục và quản lý trường học”,
Tạp chí Quản lý giáo dục, (17), tr.8 – 20.

14.

Trần Kiểm (2008), “Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo
dục”, Nxb Đại học sư phạm

15.

Koontz H, O donnell C, Weihrich H (1994), Những vấn đề cốt yếu của
quản lý, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

16.

Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Nguyễn Vũ Bích Hiền (2019), Quản lý văn hóa
nhà trường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.


17.

Nguyễn Thị Thu Lương (2016), Quản lý đội ngũ giáo viên ở trường
trung học cơ sở Kim Đồng, thành phố Hạ Long nhằm đáp ứng yêu cầu
đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay,
Trường Đại học giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.

18.

Nguyễn Thanh Lý (2015), Quản lý văn hóa tổ chức của các đại học ở
Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục, Đại học Giáo dục, Đại học
Quốc gia Hà Nội.

19.

Nguyễn Thanh Lý (2017), Văn hóa sáng tạo trong trường học: vai trị
của người lãnh đạo, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế Phát triển năng
lực sáng tạo và cơ hội cho các ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp
(Creativity Development and Opportunities for Business and Startup
Ideas), tr.727-734.

20.

Hoàng Giang Nam (2017), Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các
trường mầm non huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện
nay, Trường Đại học giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.

21.

Nguyễn Thị Thanh Nga (2018), Tiếp cận văn hóa tổ chức trong hoạt

động dạy học ở trường tiểu học Suối Hoa, thanh phố Bắc Ninh, tỉnh
Bắc Ninh, Trường Đại học giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.

22.

Nguyễn Thị Ngọc Phương (2018), Tạp chí giáo dục, số đặc biệt tháng 8/2018
101


23.

Nguyễn Quang Quy (2018), Quản lý hoạt động chuyên môn theo hướng
tiếp cận giá trị hợp tác và chia sẻ tại trường THCS Ngũ Lão, huyện
Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng” Trường Đại học giáo dục – Đại
học Quốc gia Hà Nội.

24.

Phạm Văn Thuần (2016), Quản lý đội ngũ giảng viên đại học: góc nhìn
tự chủ và trách nhiệm xã hội, NXB.ĐHQGHN

25.

Hoàng Thị Ánh Tuyết (2017), Quản lý nhà trường ở trường trung học
phổ thông Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh đổi mới hiện nay,
Trường Đại học giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.

26.

Lê Thị Ngọc Thúy (2012), Quản lý nhà trường tiểu học Việt Nam theo

tiếp cận văn hóa tổ chức, Trường Đại học giáo dục – Đại học Quốc gia
Hà Nội.

27.

Nguyễn Quang Vinh (2014), Tạp chí khoa học Khái niệm văn hóa tổ
chức, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

II. Tài liệu tiếng Anh
28.

Michel Amiel, Francis Bonnet và Joseph Jacobs (2000), Quản lý hành
chính – Lý thuyết và thực hành, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội

29.

Kent D. Peterson and Terrence E. Deal (2006), How Leaders Influence
the Culture of Schools.

30.

Nguyen Thanh Ly (2018), School culture management skills of high
school managers at present, Journal of Education Management, Vol.
10, No. 12, pp. 28-34, ISSN: 1859-2910.

31.

Schein, E. (1983), “Organizational culture and leadership”, San Francisco,
Jossey-Bass.


102


PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 01
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho CBQL, giáo viên Trường Trung học cơ sở Dịch Vọng Hậu)
Để có cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc nâng cao chất lượng Quản lý
đội ngũ giáo viên theo tiếp cận văn hóa tổ chức ở Trường Trung học cơ sở Dịch
Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Các Thầy
(cơ) vui lịng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau. Đánh dấu (√) vào ô mà
các Thầy (cô) cho là phù hợp nhất hoặc bổ sung thông tin cần thiết vào chỗ trống.
Ý kiến của Thầy (cô) chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học, khơng
sử dụng vào mục đích nào khác.
Rất mong nhận được sự hợp tác của các Thầy (cô).
Câu 1: Thầy (cô) đánh giá nhƣ thế nào về việc nhận thức của Ban giám hiệu về
tầm quan trọng của việc quản lý đội ngũ giáo viên theo tiếp cận văn hóa tổ chức?
Tỷ lệ khảo sát
Stt

1

Nội dung
Tầm nhìn thể hiện mục tiêu và
những giá trị văn hóa mà ban
giám hiệu mong muốn về phát
triển đội ngũ giáo viên

2


Sứ mệnh phải củng cố và phát
triển các giá trị cốt lõi và chỉ rõ
thông điệp đến đội ngũ giáo viên

3

Chiến lược được xây dựng cụ
thể trong kế hoạch phát triển
của nhà trường 5 năm, 10 năm

4

Ban giám hiệu khích lệ và tác

Hồn
tồn
đúng

Tỷ lệ
%

Đúng

Tỷ lệ
%

Chưa
đúng

Tỷ lệ

%


×