Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Phương pháp dạy học tác phẩm của nam cao trong trường trung học phổ thông từ việc khai thác các phương thức cấu tạo hàm ngôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 150 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN THỊ THÌN

PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TÁC PHẨM CỦA NAM CAO
TRONG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỪ VIỆC KHAI THÁC
CÁC PHƢƠNG THỨC CẤU TẠO HÀM NGÔN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN NGỮ VĂN)

Mã số: 60 14 10

HÀ NỘI - 2011

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN THỊ THÌN

PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TÁC PHẨM CỦA NAM CAO
TRONG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỪ VIỆC
KHAI THÁC CÁC PHƢƠNG THỨC CẤU TẠO HÀM NGÔN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN



Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 10

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS .TS. ĐỖ VIỆT HÙNG

HÀ NỘI – 2011
2


DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

1

THPT

Trung học phổ thông

2

GV

Giáo viên

3

HS

Học sinh


4

NXB

Nhà xuất bản

4


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu...................................................................................10
4. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu .........................................11
5. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................11
6. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................11
7. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................12
8. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................12
9. Đóng góp của luận văn ..............................................................................12
10. Cấu trúc luận văn ......................................................................................13
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ......................................................................14
1.1. Cơ sở ngơn ngữ .......................................................................................14
1.1.1. Thuật ngữ hàm ngôn và các thuật ngữ hữu quan ..................................14
1.1.2. Phân biệt tiền giả định và hàm ngôn .....................................................17
1.1.3. Phân loại hàm ngôn ...............................................................................21
1.1.4. Các phương thức cấu tạo hàm ngơn......................................................23
1.1.5. Giá trị của cách nói hàm ngơn ..............................................................38

1.2. Cơ sở tâm lí ..............................................................................................39
1.2.1. Tâm lí lứa tuổi học sinh trung học phổ thơng .......................................39
1.2.2. Tâm lí tiếp nhận văn chương của học sinh trung học phổ thông
41
1.2.3. Tâm lí tiếp nhận tác phẩm văn chương từ phương thức tạo hàm
ngôn của học sinh trung học phổ thông ..........................................................46
Kết luận chương 1 ...........................................................................................50
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG VẬN DỤNG
CÁC PHƢƠNG THỨC TẠO HÀM NGÔN TRONG DẠY HỌC
NHỮNG TÁC PHẨM CỦA NAM CAO Ở TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG ..........................................................................................................52
2.1. Thực trạng của việc dạy và học tác phẩm của Nam Cao trong
trường trung học phổ thông hiện nay ..............................................................52
5


2.1.1. Vị trí tác phẩm của Nam Cao trong chương trình sách giáo khoa
Ngữ văn ...........................................................................................................52
2.1.2. Dạy và học tác phẩm của Nam Cao trong chương trình Ngữ văn
Trung học phổ thơng- những thuận lợi và khó khăn ......................................53
2.2. Định hướng vận dụng các phương thức tạo hàm ngôn trong dạy
học tác phẩm Nam Cao ở trung học phổ thông .............................................64
2.2.1. Hướng dẫn học sinh phương pháp đọc tác phẩm tạo cơ sở phát
hiện hàm ngôn ................................................................................................64
2.2.2. Đọc hiểu văn bản theo hướng khai thác các phương thức cấu
tạo hàm ngôn ở cấp độ chi tiết, trường đoạn và cả tác phẩm .........................69
2.2.3. Tìm hiểu nghệ thuật viết văn của Nam Cao và bước đầu nhận
định về phong cách ngôn ngữ của Nam Cao trong sự phối hợp với
nghệ thuật dùng hàm ngôn ..............................................................................88
Kết luận chương 2 ...........................................................................................97

Chƣơng 3 : ĐỀ XUẤT PHƢƠNG PHÁP, THIẾT KẾ GIÁO ÁN
VÀ THỰC NGIỆM .......................................................................................98
3.1. Đề xuất phương pháp ..............................................................................98
3.1.1. Những yêu cầu có tính nguyên tắc........................................................98
3.1.2. Phương pháp dạy học tác phẩm theo hướng khai thác các
phương thức tạo hàm ngôn .............................................................................101
3.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm ..................................................................102
3.3. Tiến hành thực nghiệm ............................................................................126
3.3.1. Những vấn đề chung .............................................................................126
3.3.2. Kết quả thực nghiệm .............................................................................128
KẾT LUẬN ...................................................................................................131
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................132
PHỤ LỤC

6


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong mảng văn học Việt Nam, Nam Cao – một nhà văn hiện thực xuất
sắc, một người trí thức trung thực đến vơ ngần – là một trong những tác giả
tiêu biểu được soạn giả chương trình sách giáo khoa phổ thơng trung học lựa
chọn giới thiệu bài khái quát về tác gia và hai tác phẩm. Vì vậy, nghiên cứu
về tác phẩm của Nam Cao và đưa ra một phương pháp – phương pháp dạy
học tác phẩm từ việc khai thác các phương thức cấu tạo hàm ngơn - sẽ giúp
ích rất nhiều cho công tác giảng dạy của chúng tôi sau khi tốt nghiệp khóa
học đào tạo thạc sĩ.
Ngữ dụng học là một chun ngành quan trọng có đóng góp lớn cho
ngành ngơn ngữ học. Khơng ai có thể phủ nhận được ứng dụng của nó trong
đời sống và trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là công việc giảng dạy trong

nhà trường, nhất là từ năm 2000, việc rèn luyện cho học sinh thành thạo bốn
kĩ năng nghe, nói, đọc, viết đã trở thành mục tiêu chủ yếu của mơn tích hợp
ngữ văn. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy, chúng tơi đã
nhận thức được vai trị quan trọng của các vấn đề ngữ dụng, đặc biệt là vấn
đề hàm ngôn. Việc vận dụng thành tựu của ngữ dụng học vào việc hình thành
phương pháp dạy học thiết nghĩ sẽ có những hiệu quả khơng nhỏ.
Trong tác phẩm Bút kí triết học, V.I.Lê nin đã nói: "Viết một cách
thơng minh có nghĩa là giả định người đọc cũng thơng minh, là khơng nói hết,
là để người đọc tự nói với mình những quan hệ, những điều kiện, những giới
hạn - chỉ với những quan hệ, những điều kiện, những giới hạn này thì một câu
nói mới có giá trị và ý nghĩa". Tác phẩm văn học chính là cách viết "thông
minh" của các tác giả. Mỗi tác phẩm văn học là một sự sáng tạo nghệ thuật
được xây dựng trên cơ sở chất liệu ngôn ngữ. Trong tác phẩm, sự cảm nhận, lí
giải và đánh giá của nhà văn đối với các hiện tượng đời sống như tình cảm, lẽ
sống, tình người, đẹp, xấu, thiện, ác ... để từ đó gửi tới người đọc những
1


thông điệp sâu sắc không phải lúc nào cũng được thể hiện qua câu chữ một
cách đơn thuần mà nằm sâu trong lớp nghĩa hàm ẩn. Chính lớp nghĩa hàm ẩn
ấy là yếu tố góp phần tạo nên giá trị, sức hấp dẫn và sức sống cho tác phẩm.
Những tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao được đưa vào sách giáo khoa chương
trình ngữ văn trung học phổ thơng là những tác phẩm như vậy. Bởi thế trong
quá trình đọc hiểu khám giá trị tác phẩm, người đọc rất cần vận dụng những
thành tựu của ngơn ngữ học và có thể nói, chỉ vận dụng hiệu quả những thành
tựu của ngôn ngữ học mới thấy hết được chiều sâu giá trị của những tác phẩm
bất hủ đó.
Mặt khác, chúng tơi lựa chọn đề tài này cịn xuất phát từ chính niềm yêu
thích của bản thân với những tác phẩm của tác giả Nam Cao và niềm kính
phục trước tài năng của ơng.

Từ những lí do trên, người viết đã lựa chọn đề tài: "Phương pháp dạy
học tác phẩm của Nam Cao trong trường trung học phổ thông từ việc khai
thác các phương thức cấu tạo hàm ngôn". Hi vọng kết quả nghiên cứu của đề
tài dù nhỏ bé nhưng sẽ giúp giáo viên có thêm những tư liệu bổ ích để việc
dạy và học tác phẩm Nam Cao nói riêng và bộ mơn Ngữ văn nói chung theo
hướng tích hợp trong chương trình phổ thơng sẽ có hiệu quả hơn, bổ ích và lí
thú hơn.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu hàm ngôn
2.1.1. Lịch sử nghiên cứu hàm ngơn trên thế giới
Trên thế giới có khá nhiều các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về hàm
ngôn và các vấn đề nghiên cứu liên quan đến nghĩa hàm ngôn.
Thứ nhất là H.P.Grice - nhà nghiên cứu đã xây dựng những cơ sở đầu
tiên quan trọng cho việc nghiên cứu các ý nghĩa hàm ẩn. Dựa vào nguyên tắc
cộng tác hội thoại của mình, Grice đã vạch ra những nét đầu tiên cho lí thuyết
về ý nghĩa hàm ẩn – những nét đầu tiên vô cùng quan trọng. Đến nay bất kì
các tác giả nào nói đến ý nghĩa hàm ẩn khơng thể khơng nói đến Grice. Để
2


phân biệt những ý nghĩa được suy ra một cách ngẫu nhiên với những ý nghĩa
được truyền đạt một cách có ý định, Grice nói đến các ý nghĩa tự nhiên
(natural meaning) và ý nghĩa không tự nhiên (non – natural meaning), Grice
đã xác định ý nghĩa không tự nhiên như sau:
Người nói A muốn truyền báo ý nghĩa khơng tự nhiên bằng phát ngôn
U khi và chỉ khi mà:
(i) A có ý định thơng qua phát ngơn U gây nên hiệu quả z ở người nghe B
(ii) A muốn rằng (có ý định rằng) điều kiện (i) được thực hiện đơn giản chỉ là
nhờ chỗ B nhận ra được ý định của A
Grice cũng đã nêu khái niệm hàm ý hội thoại (conversational implicature) để chỉ ra hiện tượng thường thấy trong sử dụng ngôn ngữ hàng ngày

trong giao tiếp: khi nói một điều này thực ra chúng ta muốn nói một điều
khác. Grice đưa ra bốn phương châm cộng tác hội thoại (Lượng; Chất; Quan
hệ; Cách thức). Nếu người nói có ý thức khơng tn theo các phương châm
nói trên và nhằm vào một mục đích nhất định thì sẽ tạo ra hàm ý.
Như vậy, theo Grice, những lời có hàm ý là những lời phần nào đó
khơng đầy đủ hoặc khơng bình thường, mà ngun nhân là do thiếu đi hoặc
cịn thiếu một nội dung nào đó. Chính nội dung này là hàm ý người nghe phải
suy luận mà đoán ra.
Thứ hai là tác giả O. Ducrot. Cũng phân biệt các ý nghĩa hàm ẩn như
Grice nhưng O. Ducrot lại phân biệt tiền giả định với hàm ngơn. Ducrot coi
tiền giả định là một hình thức hàm ngôn quan trọng, là cái hàm ngôn nằm trực
tiếp trong bản thân "nghĩa từ ngữ" của lời. Ông đối lập tiền giả định – điều
"người ta có thể nói mà vẫn làm như là điều ấy hà tất phải nói" – với hàm
ngơn – điều người ta có thể nói mà "làm như là đã khơng nói" (theo Hồng
Phê) [49, tr. 98]. Hình thức hàm ngơn mà ơng gọi là "biện luận" (formes
d'implicite discursives), bản thân người nghe phải từ nghĩa từ ngữ tự mình suy
luận để nắm lấy. Ducot nhấn mạnh rằng: "thực chất của hàm ngơn là nói mà

3


coi như khơng nói, nghĩa là vừa có được hiệu lực của nói năng, vừa có sự vơ
can của im lặng" (Dẫn theo Hoàng Phê) [49, tr. 100].
George Yule trong Dụng học cũng đã đề cập đến vấn đề hàm ngôn.
George Yule chỉ ra rằng, trong cộng tác hội thoại, khi người nghe nghe lời
diễn đạt phải nắm được là người nói đang cùng cộng tác và có chủ định thơng
báo một điều gì đó. Cái điều gì đó ấy phải là điều hơn chính những gì mà
nghĩa của các từ cung cấp cho. Đó là thứ ý nghĩa phụ thêm được chuyển tải
(trong lời nói đó), được gọi là hàm ý (implicature).
Tiếp đến là tác giả J.R. Searle: Khái niệm hành vi ngôn ngữ gián tiếp

(A: inderect speech act) do J.R. Searle đưa ra vào năm 1969 được phát triển
trong cơng trình Các hành vi ngơn ngữ gián tiếp năm 1975. Ông đưa ra bốn
điều kiện hành vi thỏa mãn ở lời. Nghiên cứu của ông mới chỉ đứng ở phía
người nói mà chưa đặt ra trong hồn cảnh giao tiếp cụ thể, chưa đứng ở phía
người nghe để nghiên cứu sự nhận biết được các điều kiện vi phạm các hành
vi ngơn ngữ.
Ngồi những tác giả tiêu biểu kể trên, cịn có một số tác giả khác cũng
nghiên cứu về hàm ngôn ở những cấp độ khác nhau như C.J. Fillmore, J. L.
Austin, G. Lakoff, D. Gordon...
2.1.2. Lịch sử nghiên cứu về hàm ngôn ở Việt Nam
Kế thừa và phát huy những cơng trình nghiên cứu về hàm ngôn của các
nhà ngôn ngữ thế giới, các nhà nghiên cứu ngơn ngữ ở Việt Nam cũng rất tích
cực tìm tịi nghiên cứu lĩnh vực này với những tính chất và ở những phương
diện khác nhau.
Hoàng Phê là một trong những người đầu tiên giới thiệu về nghĩa hàm
ngôn, nghĩa hiển ngơn. Ơng đề nghị gọi điều nói ra gián tiếp - "khi chúng ta
nói một điều này nhưng lại muốn cho người nghe từ đó hiểu ra một điều khác,
hoặc hiểu thêm một điều khác nữa"[49, tr. 93] - là hàm ngôn (implicit) đối lập
với hiển ngôn (explicit) là điều nói ra trực tiếp. Theo ơng, khi một lời nói có
hàm ngơn thì ý hàm ngơn thường là quan trọng, thậm chí có khi hiển ngơn chỉ
4


là dùng để nói hàm ngơn. Cấu trúc ngữ nghĩa của lời có thể là một cấu trúc nhiều
tầng, gồm có tiền giả định, hiển ngơn, hàm ngơn. Giữa tiền giả định, hàm ngơn,
hiển ngơn có quan hệ cấu trúc chặt chẽ, và có sự tác động lẫn nhau tạo nên ngữ
nghĩa của lời. Tiền giả định là cơ sở cho hiển ngôn và cùng với hiển ngôn là cơ
sở cho hàm ngơn. Từ đó tác giả khẳng định: "Hàm ngơn là những gì người nghe
phải tự mình suy ra từ hiển ngôn và tiền giả định, để hiểu được đúng và đầy đủ ý
nghĩa của lời trong một ngôn cảnh nhất định".[49, tr. 106]

Tác giả Đỗ Hữu Châu trong nhiều cơng trình nghiên cứu đã chỉ ra:
"Các ý nghĩa nhờ suy ý mới nắm bắt được gọi là ý nghĩa hàm ẩn". Trong
nghĩa hàm ẩn ấy phân ra là hàm ngôn và tiền giả định. Theo giáo sư Đỗ Hữu
Châu: "Hàm ngơn là tất cả những nội dung có thể suy ra từ một phát ngơn cụ
thể nào đó, từ ý nghĩa tường minh (ý nghĩa theo câu chữ) cùng với tiền giả
định của nó" [4, tr. 362].
Cao Xuân Hạo trong cuốn Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng cho
rằng: "Bên cạnh các tiền giả định trong các phát ngơn, cịn có những hàm
ngơn (implicatures) mà trong sinh hoạt ta thường gọi là "ẩn ý" hay "ám chỉ".
Đó là những ý nghĩa được truyền đạt không trực tiếp thơng qua ngun văn
để làm cho người nghe từ đó suy ra một ý khác" [23, tr. 118].
Dưới góc độ của lôgic, Nguyễn Đức Dân trong Lôgic ngữ nghĩa cú
pháp đã phân biệt tiền giả định và sự hiểu ngầm. Ông cho rằng: Tiền giả định
là cái chung của hai người đối thoại, nó là của chúng ta. Hiểu ngầm là cái
người nghe tự suy ra, vậy nó là "cái của anh"
Nguyễn Thiện Giáp quan niệm: "Khi lĩnh hội ý nghĩa của câu nói, người
nghe hiểu rằng ngồi nghĩa hiển ngơn (explicit meaning) tức là cái nghĩa mà họ
có thể rút ra từ nghĩa nguyên văn (nghĩa đen và nghĩa bóng) của các từ ngữ có
mặt trong câu và từ những mối quan hệ cú pháp giữa các từ ấy, cịn có những ý
nghĩa vơ hình khơng có sẵn trong ý nghĩa nguyên văn của từ ngữ và những mối
quan hệ cú pháp của câu nhưng vẫn thấu đến người nghe qua một sự suy luận.
Đó là ý nghĩa hàm ẩn (implicit meaning) của câu". [19, tr. 115]
5


Hồ Lê cho rằng: "Hàm ý là tất cả những ý nghĩa, tình thái hàm ẩn mà
người phát ngơn kí thác vào phát ngơn nhưng nằm ngồi ý nghĩa biểu hiện
của phát ngơn, trong đó có việc biểu thị những sở chỉ khác với những sở chỉ
mà nghĩa hiển ngôn của phát ngôn biểu thị" [31, tr. 335].
Đỗ Thị Kim Liên có quan niệm về nghĩa hàm ẩn và nghĩa hàm ngôn

trùng với quan niệm của Đỗ Hữu Châu: "Nghĩa hàm ẩn là nghĩa có được nhờ
thao tác suy ý hay cịn gọi là nghĩa ngồi câu chữ" và "Hàm ngơn là những
hiểu biết có thể suy ra từ ý nghĩa tường minh và tiền giả định. Đây là ý nghĩa
đích thực mà người nói hướng đến người nghe" [33,tr. 236].
Một số tác giả khác như Dương Hữu Biên, Nguyễn Hữu Cầu, Trần
Ngọc Thêm cũng có những quan niệm về hàm ngôn, hàm ý. Điểm thống nhất
trong quan niệm về hàm ngơn của các tác giả trên là đã tìm ra ranh giới và
phân biệt được nghĩa tường minh với nghĩa hàm ẩn. Họ cũng đều có chung
quan niệm: Tiền giả định là một loại nghĩa ngầm ẩn nhưng là nghĩa ngầm ẩn
khơng có giá trị thơng báo. Tiền giả định được phân biệt với các nghĩa ngầm
ẩn khác như hàm ngôn (hoặc hàm ý, ngụ ý, ẩn ý ... tùy theo cách gọi tên của
từng tác giả). Mặc dù khi nói về loại ý nghĩa ngầm ẩn này, các tác giả dùng
những thuật ngữ khác nhau và có đơi chút khác nhau trong quan niệm nhưng
sự thống nhất tương đối cao giữa các tác giả đã giúp cho người đang học tập,
nghiên cứu về ngữ dụng học nói riêng không phải lúng túng trước các loại ý
nghĩa ngầm ẩn, đặc biệt là tiền giả định và hàm ngôn.
Trên đây là các tác giả với những cơng trình nghiên cứu có vai trị mở
đường cho Ngữ dụng học vào Việt Nam. Vận dụng lí thuyết đó vào các vấn
đề cụ thể của tiếng Việt và văn học, có thể nói tới một số đề tài luận văn thạc
sĩ, tiến sĩ như:
- Hàm ý hội thoại như một thủ pháp gây cười trong truyện cười dân
gian Việt Nam – Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Dung, 1993. Tác giả của
cuốn luận văn đã phát hiện ra nhiều biểu hiện của cơ chế tạo nghĩa hàm ngôn
qua các truyện cười
6


- Câu nghi vấn tiếng Việt – một số câu nghi vấn thường không dùng để
hỏi – Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thìn, 1995. Một trong những kết quả
của luận án là sự xác lập, vận dụng cơ chế lí giải, nhận diện nghĩa hàm ngơn

được quan tâm trong phạm vi câu hỏi.
- Tìm hiểu nghĩa hàm ẩn của các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong hội
thoại – Luận văn thạc sĩ của Đặng Thị Hảo Tâm, 1997 và Cơ sở lí giải nghĩa
hàm ẩn của các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại – Luận án tiến sĩ
của Đặng Thị Hảo Tâm, 2003. Đặng Thị Hảo Tâm đã đưa ra một số cơ chế lí
giải nghĩa hàm ẩn như: Người nghe huy động những tiền giả định bách khoa,
ngữ năng lôgic, ngữ năng tu từ, dụng học và các quy tắc nói năng ... từ đó
phát hiện ra chiến lược mà người nói đã dùng để quyết định một chương trình
hồi đáp thích hợp.
- Hàm ngơn trong truyện và kí của Nguyễn Ái Quốc - Luận văn thạc sĩ
của Lê Thanh Hà, 2005. Lê Thanh Hà đã nhận diện được các loại hàm ngôn
qua các truyện và kí, phân tích cách viết tạo ra những hàm ngơn ấy.
Có thể nói nghĩa hàm ngơn là một vấn đề thu hút được sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu. Cơ chế tạo hàm ngôn, cơ chế lí giải nghĩa hàm ngơn đã
được nghiên cứu khá đầy đủ và chi tiết nhưng những kiến thức đó phần nhiều
thuộc về lí thuyết ngơn ngữ thuần túy. Sử dụng lí thuyết nghĩa hàm ngơn, chỉ
ra những biểu hiện của nó trong cuộc sống và trong các tác phẩm văn học
cũng đã được đề cập tới ở những cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, khai thác các
phương thức cấu tạo hàm ngôn như một phương pháp tiếp cận tác phẩm văn
chương trong giờ đọc hiểu văn bản hầu như chưa được đề cập tới và đây
chính là vấn đề được luận văn quan tâm.
2.2. Lịch sử nghiên cứu về phương pháp dạy học tác phẩm văn chương
theo hướng khai thác các phương thức cấu tạo hàm ngôn và lịch sử nghiên
cứu phương pháp dạy học tác phẩm của Nam Cao ở trường phổ thông
2.2.1. Lịch sử nghiên cứu về phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo
hướng khai thác các phương thức cấu tạo hàm ngôn
7


Những năm gần đây, do yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học

ngữ văn, vấn đề dạy học theo hướng tích hợp được đặc biệt chú ý và quan
tâm. Qua một thời gian thực hiện, việc dạy học theo hướng tích hợp đã thực
sự thu được những hiệu quả nhất định. Bởi vậy đã có khơng ít những cơng
trình nghiên cứu đưa ra những phương pháp dạy học cụ thể theo hướng tích
hợp để từ đó tìm kiếm một phương pháp giảng dạy hợp lí, đạt hiệu quả giáo
dục. Việc tích hợp các thành tựu của ngữ dụng học vào đọc hiểu các tác phẩm
văn chương cũng đã được chú ý tới ở những cấp độ khác nhau.
Đặc trưng của văn chương là tính đa nghĩa, bởi vậy một trong những
đích đến của đọc hiểu tác phẩm là phải tìm được lớp nghĩa hàm ngơn, hàm ẩn
trong những hình thức nghệ thuật độc đáo để từ đó hướng học sinh tới chân,
thiện, mĩ của cuộc đời. Vì thế, dạy học tác phẩm văn chương để khai thác
nghĩa hàm ngôn đã, đang và sẽ được giáo viên luôn luôn chú ý. Tuy nhiên,
dạy học tác phẩm theo phương pháp khai thác các phương thức cấu tạo hàm
ngơn có lẽ là một vấn đề cịn khá mới và có thể nói, đến nay, gần như chưa
có cơng trình nghiên cứu nào thực sự lớn đề cập riêng đến vấn đề này.
2.2.2. Lịch sử nghiên cứu của chuyên ngành phương pháp dạy học về tác
phẩm của Nam Cao ở trường phổ thơng
Nam Cao xuất hiện trong chương trình phổ thơng với tư cách là tác gia,
được khẳng định là một trong số ít những gương mặt nổi bật của văn xi
hiện đại, là cây bút tiêu biểu nhất, xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực
phê phán giai đoạn 1930 – 1945. Thời gian sáng tác không dài, khối lượng tác
phẩm để lại không nhiều nhưng chúng đã thực sự trở thành "mẫu số vĩnh
hằng" trong nền văn học dân tộc. Nhiều tác phẩm của Nam Cao đã đạt tới
trình độ "mẫu mực", "cổ điển" cho thể loại truyện ngắn cũng như truyện dài.
Do vậy, Nam Cao và các tác phẩm được đưa vào nhà trường của ông luôn là
mối quan tâm trăn trở của nhiều giáo viên dạy ngữ văn, đặc biệt của các nhà
nghiên cứu về chuyên ngành phương pháp. Trong mấy chục năm qua, nhất là
khoảng mười năm trở lại đây đã có khơng ít những nhà phương pháp với độ
8



sâu kinh nghiệm, nhiều thầy cô giáo tâm huyết đã mở ra hướng nghiên cứu
khác nhau cùng với những tìm tịi phát hiện đầy mới mẻ nhằm tìm tới một
phương pháp dạy học những tác phẩm của Nam Cao trong trường phổ thông
một cách tối ưu, đạt hiệu quả.
Về tài liệu hướng dẫn giảng dạy và học tập: Bên cạnh sách giáo khoa,
sách giáo viên, sách tham khảo, có một số cuốn sách hướng dẫn của một số
nhà phương pháp như Nam Cao – một đời văn của Lê Tiến Dũng (Hội nghiên
cứu và giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh – Phát hành năm 2001);
Phân tích tác phẩm Nam Cao trong nhà trường của Nguyễn Văn Tùng (Nhà
xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1997); Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường –
Nam Cao do Văn Giá tuyển chọn và biên soạn (Nhà xuất bản Giáo dục, Hà
Nội, 1999); Phương pháp giảng dạy tác phẩm văn chương theo loại thể của
tác giả Nguyễn Viết Chữ (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2002)... Có thể nói
đây là những tài liệu bổ ích và thiết thực cho cơng việc giảng dạy và học tập
về các tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường phổ thông.
Nghiên cứu, khám phá những tác phẩm của Nam Cao, tác giả Nguyễn
Thị Thanh Hương trong bài Những tác động thẩm mĩ tiềm tàng trong tác
phẩm của Nam Cao đã đề cập đến những tác động thẩm mĩ rất quan trọng
trong sáng tác của nhà văn này: "Cách thể hiện thực tiễn rất mới của Nam Cao
trước hết là do kết quả của sự nhận thức về xã hội, về điều kiện sống của quần
chúng nhân dân... Nam Cao giải quyết những vấn đề về số phận con người,
quyền sống, quyền làm người, khát vọng đời thường, quan điểm nghệ thuật
sâu sắc... " từ đó, tác giả của bài viết nhấn mạnh: "Dạy tác phẩm của Nam
Cao ở trường phổ thông là phải giúp học sinh lĩnh hội được giá trị nhân văn,
nhân bản, chủ nghĩa nhân đạo và những tác động giáo dục thẩm mỹ trong tác
phẩm. Trên cơ sở đó, học sinh sẽ nhìn lại quá khứ, hiểu hiện tại, xây dựng
một xã hội tốt đẹp hơn trong tương lai".
Bên cạnh đó cịn có một số luận văn, khóa luận nghiên cứu về phương
pháp dạy học các tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường phổ thông như:

9


Châu Thị Kim Ngân với đề tài: Nghiên cứu, tiếp thu và đi tới một cách dạy
thích hợp truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao trong chương trình bậc
Trung học cơ sở; Đỗ Bích Liên với đề tài : Đặc sắc nghệ thuật tác phẩm "Chí
Phèo" và biện pháp giáo dục thẩm mỹ cho học sinh lớp 11, Nguyễn Văn
Thắng với đề tài: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh tiếp nhận ngôn ngữ
người kể chuyện trong truyện ngắn Nam Cao ở trường THPT; Trần Thị Thu
Hà với đề tài khóa luận: Vận dụng tri thức đọc hiểu để hướng dẫn học sinh
đọc tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao trong nhà trường THPT; Dương Văn
Binh với luận văn thạc sĩ: Hướng dạy học truyện ngắn "Chí Phèo" của Nam
Cao ở trường THPT theo đặc trưng loại thể... Các tác giả đều từ cơ sở lí luận
về phương pháp và cơ sở thực tiễn của dạy học tác phẩm Nam Cao đưa ra
những hướng dạy học tích cực nhằm giúp HS khám phá giá trị đích thực của
tác phẩm.
Như vậy có rất nhiều bài viết và cơng trình nghiên cứu về phương pháp
dạy học tác phẩm của Nam Cao. Sau khi khảo sát các cơng trình nghiên cứu,
chúng tơi nhận thấy việc khai thác các phương thức tạo hàm ngôn như một
phương pháp tiếp cận tác phẩm của Nam Cao là một vấn đề mới, chưa thực sự
có một cơng trình nghiên cứu chun sâu. Đây là hướng khai thác của luận
văn với mong muốn góp một phần nhỏ bé nhằm khơi dậy hứng thú, niềm yêu
thích của học sinh với tác phẩm của Nam Cao nói riêng và tác phẩm văn học
nói chung.
3. Mục đích nghiên cứu
Nam Cao là một tác giả tiêu biểu của dòng văn học hiện thực Việt Nam
và là một trong số ít những tác giả được đưa vào sách giáo khoa chương trình
trung học phổ thông với số lượng tác phẩm nhiều, bởi vậy đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu về Nam Cao và tác phẩm của ông. Với đề tài này, chúng tơi
khơng đặt vấn đề tìm hiểu tác phẩm của Nam Cao dưới góc độ nghiên cứu

phê bình văn học mà mục đích là: vận dụng những lí luận về ngơn ngữ để tìm
hiểu phương thức cấu tạo hàm ngơn trong những tác phẩm của Nam Cao được
10


dạy học ở trung học phổ thơng, từ đó làm sáng tỏ sự kết hợp hài hịa giữa
ngơn ngữ và văn học, đặc biệt là đề xuất những phương pháp, biện pháp cụ
thể của việc dạy học tác phẩm Nam Cao theo hướng khai thác các phương
thức cấu tạo hàm ngơn nhằm nâng cao chất lượng dạy học, góp phần khẳng
định ưu điểm và tính khả thi của phương pháp dạy học này.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp dạy học tác phẩm Nam Cao trong
trường trung học phổ thông
4.2. Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 11, giáo viên dạy Ngữ văn lớp 11 ở
một số trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Nam Định
5. Phạm vi nghiên cứu
Trong thời gian 15 năm hoạt động ở lĩnh vực nghệ thuật, bằng sự lao
động nghiêm túc, miệt mài với quan điểm nghệ thuật tiến bộ, đầy tính nhân
văn, Nam Cao đã để lại cho hậu thế một sự nghiệp văn học không nhỏ. Khi
triển khai đề tài của luận văn, chúng tôi không nghiên cứu tất cả các tác phẩm
của Nam Cao mà chỉ tập trung vào hai tác phẩm tiêu biểu được lựa chọn và
đưa vào chương trình trung học phổ thơng: Chí Phèo, Đời thừa.
Tất cả các tác phẩm khác của Nam Cao được sử dụng như tài liệu tham
khảo để mở rộng, phục vụ cho nghiên cứu.
Phạm vi tiến hành thực nghiệm phương pháp đề xuất là một số trường
trung học phổ thông thuộc địa bàn tỉnh Nam Định.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Luận văn được xây dựng với giả thuyết: Nếu có những giải pháp dạy
học tác phẩm Nam Cao trong trường trung học phổ thông theo hướng khai
thác các phương thức tạo hàm ngơn thì việc dạy và học tác phẩm của Nam

Cao nói riêng và tác phẩm Ngữ văn nói chung sẽ đạt được hiệu quả cao hơn,
có sức hấp dẫn và lí thú hơn.

11


7. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tiếp nhận và trình bày những lí thuyết cơ bản về hàm ngơn và tâm lí
lứa tuổi học sinh trung học phổ thơng làm cơ sở lí luận cho luận văn.
- Khảo sát thực trạng và đưa ra những định hướng cụ thể về việc vận
dụng phương thức cấu tạo hàm ngôn trong dạy học tác phẩm của Nam Cao ở
trung học phổ thông.
- Đề xuất những phương pháp, biện pháp cụ thể về việc dạy học tác
phẩm theo hướng khai thác các phương thức cấu tạo hàm ngôn.
- Trong phạm vi của luận văn nghiên cứu, chúng tôi thiết kế 1 bài dạy –
bài Chí Phèo - theo phương pháp khai thác các phương thức cấu tạo hàm
ngôn và tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng kết quả nghiên cứu.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp khảo sát, thực nghiệm, thống kê, phân tích
- Phương pháp khái quát, hệ thống hóa; nghiên cứu tiếp thu có chọn lựa
các cơng trình, tài liệu có liên quan đến luận văn.
9. Đóng góp của luận văn
9.1. Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ những nội dung lí thuyết
hàm ngơn trong ngơn ngữ học, khẳng định hướng đổi mới đúng đắn của
phương pháp dạy học tác phẩm văn chương từ việc khai thác các phương thức
cấu tạo hàm ngôn đồng thời đề xuất phương pháp dạy học tác phẩm Nam Cao
từ việc khai thác các phương thức cấu tạo hàm ngôn.
9.2. Về mặt thực tiễn
- Vận dụng những lí thuyết cơ bản về hàm ngơn để tìm hiểu truyện

ngắn của nhà văn Nam Cao ở chương trình ngữ văn phổ thơng, từ đó vận
dụng vào thực tiễn giảng dạy trong nhà trường.
- Đánh giá được tính khả thi của phương pháp dạy học tác phẩm Nam
Cao trong trường phổ thơng góp phần hồn thiện việc xây dựng mơ hình giờ
dạy tác phẩm văn chương theo hướng khai thác các phương thức cấu tạo hàm
12


ngơn, giúp đồng nghiệp có thêm tư liệu tham khảo soạn giảng, nâng cao chất
lượng dạy học Ngữ văn, để mỗi giờ học Ngữ văn thực sự là một giờ học lí thú
với học sinh.
10. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng và định hướng vận dụng các phương thức tạo
hàm ngôn trong dạy học những tác phẩm của Nam Cao ở trung học phổ thông
Chương 3: Đề xuất phương pháp, thiết kế giáo án và thực nghiệm.

13


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Cơ sở ngơn ngữ
1.1.1. Thuật ngữ hàm ngôn và các thuật ngữ hữu quan
1.1.1.1. Nghĩa hàm ẩn
Một phát ngơn ngồi ý nghĩa được nói ra trực tiếp nhờ các yếu tố ngôn
ngữ (âm, từ, kết cấu cú pháp) được gọi là ý nghĩa tường minh (có tác giả gọi
là hiển ngơn, hay ý nghĩa theo âm chữ của phát ngơn) cịn có nhiều ý nghĩa

khác nữa mà người nghe phải dùng đến thao tác suy ý (isference) dựa vào ngữ
cảnh và các quy tắc điều khiển hành vi ngôn ngữ, điều khiển lập luận, điều
khiển hội thoại .... mới nắm bắt được.
Ví dụ: Phát ngơn : "Thôi, kẻ cắp chả dám ở chung với người. Để tơi
lên chợ Đồng Xn tơi ở" ("Mất cái ví" – Nguyễn Cơng Hoan)
Phát ngơn trên có ý nghĩa tường minh là: Kẻ cắp không dám ở cùng
người, tôi lên chợ Đồng Xn ở. Ngồi ra phát ngơn trên cịn có ý nghĩa khác:
Chúng mày bố láo, dám nghi cho ơng lấy cắp ví của chúng mày, vậy thì ơng
về, không thèm chơi với chúng mày nữa. Ý nghĩa này khơng phải có thể tìm
được qua các câu chữ mà chỉ có thể suy ra từ tiền giả định (người đang nói và
đối tượng nghe câu nói này đang "ở chung", nơi ở không phải là chợ Đồng
Xuân), từ ngữ cảnh (ơng Tham mất cái ví, con sen, thằng bếp đều có yếu tố
ngoại phạm, bà Tham và ơng Tham khơng thể lấy tiền của chính mình theo
cách lập luận của ơng Tham, vậy chỉ cịn ơng cụ đang ở chơi cùng nhà); từ
quy tắc điều khiển lập luận (người phát ngôn sử dụng câu thành ngữ đương
thời "kẻ cắp chợ Đồng Xuân" chỉ những hành động nhanh, tinh vi của những
người hành nghề bất chính – nghề trộm cắp tại chợ Đồng Xuân).
Như vậy, có thể thấy: nghĩa thứ hai của phát ngơn trên khơng thể tìm
thấy qua câu chữ mà phải suy ra từ các yếu tố khác. Những ý nghĩa ấy gọi là
nghĩa hàm ẩn.

14


Khi nghiên cứu về ngữ dụng học, các nhà ngôn ngữ đã đưa ra những
định nghĩa khác nhau về nghĩa hàm ẩn như chúng tôi đã giới thiệu trong lịch
sử của vấn đề đang nghiên cứu, tuy nhiên tất cả các ý kiến đều gặp nhau ở
một điểm: Nghĩa hàm ẩn là nghĩa ngoài câu chữ. Quan niệm về nghĩa hàm ẩn
ngắn gọn và giàu sức thuyết phục là: "các ý nghĩa nhờ suy ý mới nắm bắt
được gọi là ý nghĩa hàm ẩn" [12, tr. 560] [4, tr. 395]. Như vậy, ý nghĩa hàm

ẩn được hiểu là những nội dung được tiếp nhận nhiều hơn, nằm ngồi những
gì được truyền báo qua phát ngôn.
Phân loại nghĩa hàm ẩn: Theo các nhà ngơn ngữ, ý nghĩa hàm ẩn có thể
chia làm hai loại là tiền giả định và các hàm ngơn (cịn gọi là hàm ý, ẩn ý).
1.1.1.2. Tiền giả định
Tiền giả định là gì? Theo G. Frege, tiền giả định của một mệnh đề là
các điều kiện có thể xây dựng được giá trị chân lí (đúng hoặc sai) của mệnh
đề đó. Nguyễn Đức Dân quan niệm, tiền giả định là một phổ niệm trong ngôn
ngữ. Thứ tiếng nào cũng có những từ, những câu chứa tiền giả định. Loại
thơng tin này khơng được nói rõ ra trong câu nhưng bao giờ người ta cũng
nhận ra nó. Khi nói tới tiền giả định, Nguyễn Thiện Giáp lại nhấn mạnh vai
trò, tầm quan trọng của tiền đề đối với phát ngơn: "Tiền đề là những mệnh đề
(proposition) mà tính chân thực của chúng dùng để đảm bảo cho phát ngôn
của ngơn bản, những mệnh đề mà thiếu chúng thì phát ngơn khơng thể được
coi là có giá trị" [10, tr. 117]. Đỗ Hữu Châu và tác giả Đỗ Việt Hùng đều
chung một quan điểm thống nhất: Tiền giả định là "những căn cứ cần thiết để
người nói tạo ra ý nghĩa tường minh trong phát ngơn của mình" [12, tr. 561].
Ví dụ: " – Có lẽ tơi bán con chó đấy, ông giáo ạ!" (" Lão Hạc" – Nam
Cao)
Tiền giả định của phát ngôn này là: Lão Hạc (nhân vật xưng "tơi")
đang có con chó. Tuy nhiên, nội dung chính của phát ngôn không phải như
vậy mà là thông báo về việc sẽ bán con chó. Nếu lão Hạc khơng có con chó
thì khơng thể có việc lão định sẽ bán con chó. Như vậy tiền giả định khơng
15


thuộc bộ phận thơng báo chính, khơng tạo nội dung chính của lời nói mà là
nội dung, điều kiện cho lời nói được tạo ra có ý nghĩa. Có thể hiểu, tiền giả
định là những điều được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận.
1.1.1.3. Hàm ngôn

Hàm ngôn là gì? Nếu tiền giả định là những hiểu biết có sẵn ở cả hai
phía (người nói, người viết và người nghe, người đọc – những nhân tố cơ bản
của cuộc giao tiếp) thì hàm ngơn là những ý hiểu sau cùng (của cuộc giao
tiếp). Nó là kết quả của sự suy ý.
Ví dụ:

Cứ bảo tuổi sửu có được khơng?

Đồn rằng có một ơng quan huyện rất thanh liêm, khơng ăn của đút lót
bao giờ. Bà huyện thấy tính chồng như vậy càng khơng dám nhận lễ của ai.
Có làng nọ muốn nhờ quan huyện bênh cho được kiện nhưng mang lễ vật gì
đến quan cũng gạt đi hết. Họ mới tìm cách đút lót với bà huyện. Dân nằn nì
mãi, bà nể tình mới bày cách:
- Quan huyện nhà tơi tuổi "tí", dân làng đã có ý như vậy thì hãy về đúc
một con chuột bạc đến đây, rồi tôi thứ cố nói giùm cho, họa may được chăng!
Dân làng nghe lời, về đúc một con chuột cống thật to, ruột đặc, tồn
bằng bạc đem đến. Một hơm, ơng huyện trông thấy con chuột bạc mới hỏi đâu
ra, bà huyện liền đem tình đầu kể lại. Nghe xong, ơng huyện mắng:
- Sao mà ngốc vậy! Sao lại bảo tôi tuổi "tí", cứ bảo tuổi "sửu" có
được khơng?
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
Bóc lột, vơ vét của dân đã trở thành bản chất của quan tham trong xã
hội phong kiến. Tuy nhiên các quan lại lại dùng vỏ bọc "thanh liêm" để che
đậy. Câu mắng của ông quan huyện kết thúc câu chuyện chứa đầy hàm ngơn:
Ơng trách vợ nhận ít quá, con chuột bạc quá nhỏ với lòng tham của ông, ông
muốn có bạc to bằng con trâu kia. Qua lời trách của quan và ngữ cảnh cụ thể
của câu truyện, người đọc có thể suy ý: Đây là ơng quan có lịng tham vơ độ,
muốn có bạc gấp nhiều lần cái đang có. Sự thanh liêm của quan qua lời đồn
16



và qua sự xác nhận của bà huyện chỉ là vỏ bên ngồi hào nhống, che đậy bản
chất tham lam bên trong.
Như vậy có thể kết luận: "Hàm ngơn là những nội dung ý nghĩa không
được biểu hiện trực tiếp bằng từ ngữ mà có thể suy ra từ ý nghĩa tường minh,
tiền giả định và hoàn cảnh giao tiếp (ngữ cảnh)"[12, tr. 561].
1.1.2. Phân biệt tiền giả định và hàm ngôn
Tiền giả định và hàm ngôn "cùng nằm trong một phạm trù lớn hơn:
phạm trù nghĩa hàm ẩn của phát ngơn"[12, tr. 365] bởi chúng đều khơng được
nói ra một cách tường minh, chúng chỉ có thể nắm bắt được nhờ thao tác suy
ý. Tuy nhiên phân biệt giữa tiền giả định và hàm ngơn vẫn cịn là vấn đề lớn
của ngữ dụng học bởi có khá nhiều trường hợp "nhập nhằng" [4, tr. 365], khó
có thể phân biệt rõ ràng. Sự phân biệt này có thể dựa trên nhiều bình diện
khác nhau, dưới đây là một số đặc điểm có thể dựa vào đó để phân biệt:
1.1.2.1.Quan hệ với ý nghĩa tường minh
Tiền giả định là các hiểu biết được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên
thừa nhận, dựa vào chúng mà người nói tạo nên ý nghĩa tường minh trong
phát ngơn.
Ví dụ: "Pá Tra bước ra hỏi:
- Mất mấy con bị?
A Phủ trả lời tự nhiên:
- Tơi về lấy súng, thế nào cũng bắn được, con hổ này to lắm."
( Vợ chồng A Phủ - Tơ Hồi)
Tiền giả định của phát ngôn trên là:
- A Phủ phải đi ở chăn bị trừ nợ cho thống lí Pá Tra
- A Phủ để hổ vồ mất một con bò của nhà thống lí
Nếu khơng có các tiền giả định sẽ khơng có các ý nghĩa tường minh là
- Thống lí Pá Tra muốn biết mất mấy con bị
- A Phủ về lấy súng bắn hổ


17


Các ý nghĩa tường minh này được tạo ra dựa trên những tiền giả định nêu
trên.
Hàm ngôn là những hiểu biết hàm ẩn có thể suy ra từ ý nghĩa tường
minh và tiền giả định của ý nghĩa tường minh. Nếu khơng có ý nghĩa tường
minh và tiền giả định của nó thì khơng thể suy ra được hàm ngơn thích hợp.
Nghĩa tường minh và tiền giả định của nghĩa tường minh ấy là căn cứ để
chúng ta xác định nghĩa hàm ngơn. Hồng Tuệ nhấn mạnh quan hệ mật thiết
giữa hàm ngơn và hiển ngơn: "có hiển ngơn là có hàm ngơn. Nếu khơng có
hàm ngơn thì khơng cần đặt ra vấn đề hiển ngơn làm gì"[54, tr. 17]. Quay lại
ví dụ trên ta sẽ thấy rõ điều này:
Trong câu trả lời, A Phủ không trả lời trực tiếp vào câu hỏi của thống lí
mà trả lời bằng cách nói ra ý định của mình. Bằng cách đó, câu nói đạt được
những hàm ý:
- Vẫn thừa nhận việc để mất bị.
- Muốn lấy cơng chuộc tội
- Sẽ mang lại lợi ích to lớn hơn cho nhà thống lí Pá Tra.
Hàm ngôn trong câu trả lời của A Phủ được suy ra từ ý nghĩa tường
minh và các tiền giả định của những ý nghĩa tường minh nêu trên.
1.1.2.2.Quan hệ với ngữ cảnh giao tiếp và các lẽ thường (topos)
Tiền giả định là cơ sở tạo ra nghĩa tường minh của phát ngơn nên tiền
giả định ít lệ thuộc vào hồn cảnh giao tiếp cịn hàm ngơn phụ thuộc sâu sắc
vào ngữ cảnh giao tiếp. Hơn nữa, hàm ngơn cịn phải dựa vào các topos
nhưng tiền giả định thì khơng dựa vào topos nào cả.
Ví dụ : " Tàu đến rồi!"
Tiền giả định: - Có một đồn tàu
- Tàu đang chạy đến ga đỗ
Ý nghĩa tường minh: tàu đến

Từ tiền giả định và ý nghĩa tường minh trên có thể dẫn tới nhiều hàm
ngôn khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp và ngôn cảnh. Với những
18


người đang đợi tàu, có thể có hàm ngơn: "Sắp được lên tàu", với những người
bán hàng ở ga, hàm ngơn là "có thể bán thêm được hàng". Đối với chị em Liên
trong tác phẩm Hai đứa trẻ - Thạch Lam thì câu nói đó lại chứa đựng niềm
mong mỏi, khát khao về một thế giới khác. Con tàu đến là lúc Liên sống lại với
quá khứ, mơ tưởng đến "một Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên
náo" – tương phản với cái tối mù mịt và cuộc sống tẻ nhạt, đơn điệu, buồn
đọng, tù túng, bế tắc nơi phố huyện nghèo mà hai chị em Liên đang sống.
1.1.2.3.Quan hệ với hình thức ngơn ngữ tạo nên phát ngơn
Tiền giả định có tính chất hiển nhiên đúng và phải có quan hệ với các
yếu tố ngơn ngữ cấu thành phát ngơn, phải có những dấu hiệu ngơn ngữ đánh
dấu nó. Hàm ngơn, trái lại, khơng tất yếu phải được đánh dấu bằng các dấu
hiệu ngôn ngữ.
Ví dụ: "Tiên sư mày, có dậy khơng, cậu áo trắng dài đã đến rồi kia kìa"
(Trúng số độc đắc – Vũ Trọng Phụng)
Tiền giả định: "có một người chưa dậy" có dấu hiệu ngơn ngữ là "Có
dậy khơng", tiền giả định "cậu áo dài trắng ngày nào cũng đến vào một giờ cố
định" được đánh dấu bằng dấu hiệu ngôn ngữ "cậu áo trắng dài đến rồi".
Hàm ngôn: "đã 9 giờ" không được báo trước bằng một dấu hiệu nào
trong phát ngơn tường minh.
1.1.2.4. Lượng tin và tính năng động của hội thoại
Tiền giả định khơng có tính thơng tin. Nó khơng phải là cái mới và có
lượng tin thấp. Tiền giả định có thể là một bước để tiếp tục hội thoại nhưng
nếu tiếp tục hội thoại mà dựa vào tiền giả định thì cuộc hội thoại sẽ giật lùi và
đôi khi luẩn quẩn. Điều quan trọng đối với giao tiếp là tính năng động hội
thoại của tiền giả định, ý nghĩa tường minh và hàm ngơn. Nói chung ý nghĩa

tường minh và hàm ngơn có tính năng động hội thoại cao hơn là tiền giả định.
Có nghĩa là ý nghĩa tường minh và hàm ngôn (nằm trong ý định truyền báo
của phát ngôn) là một giai đoạn trong hội thoại, từ giai đoạn này mà hội thoại
tiến lên bước mới. Ví dụ:
19


"- Thôi, u không ăn, để phần con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa
thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường
nhịn cho u.
- Vậy bữa sau con ăn ở đâu?
Điểm thêm một giây nức nở, chị Dậu ngó con một cách xót xa:
- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thơn Đồi." ("Tắt đèn" – Ngơ Tất Tố)
Cuộc thoại này tiến lên dựa vào hàm ngôn: Chị Dậu phải bán con cho
Nghị Quế. Như vậy đối với một hướng hội thoại đã cho, hàm ngơn có tính
năng động hội thoại cao, nó là bước thúc đẩy cuộc thoại tiến lên đạt tới đích.
1.1.2.5. Phản ứng với các dạng phát ngôn
Tiền giả định bất biến với các phép biến đổi cú pháp. Với tiền giả định,
khi phát ngôn chuyển từ dạng khẳng định sang phủ định, khi chuyển từ phát
ngôn xác tín sang phát ngơn hỏi, mệnh lệnh, ... tiền giả định vẫn giữ nguyên
và không bị khử bỏ ngay trong một phát ngơn. Hàm ngơn khơng có đặc điểm
như vậy.
Ví dụ: "Tàu sẽ dừng ở ga tới" (dẫn theo Nguyễn Đức Dân)
Qua từ "dừng" ta biết được: Trước đó và hiện thời tàu đang chạy.
Nếu đem phủ định câu trên: Tàu sẽ không dừng ở ga tới.
hay chuyển thành câu nghi vấn: Tàu sẽ dừng ở ga tới phải không?
hoặc chuyển thành câu cầu khiến: Đề nghị tàu dừng ở ga tới!
thì tiền giả định Trước đó và hiện thời tàu đang chạy không thay đổi.
Nghĩa là không thể khử bỏ tiền giả định Trước đó và hiện thời tàu đang chạy
trong cùng một phát ngôn. Chẳng hạn, không thể nói: Tàu sẽ dừng ở ga tới

nhưng tàu khơng chạy.
Tuy nhiên hàm ngơn của phát ngơn trên khơng có đặc điểm này. Cụ thể:
hàm ngơn "có thể xuống tàu" hoặc "mua bán những gì cần thiết" khơng cịn
giữ ngun khi chuyển câu nói thành câu phủ định hoặc sang câu hỏi, câu
mệnh lệnh. Hàm ngôn này cũng được loại bỏ dễ dàng nhờ kết tử đối nghịch.

20


×