Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non hoa trạng nguyên quận hà đông thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THÙY LINH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO
TRẺ MẪU GIÁO TẠI TRƢỜNG MẦM NON HOA TRẠNG NGUYÊN,
QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 8140114

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Thị Thu Hoa

HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN

Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành đến
PGS.TS. Phạm Thị Thu Hoa - người đã tận tình chỉ dẫn, hết lòng giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành luận văn này.
Xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn đến tồn thể q thầy cơ trong khoa Quản
lý giáo dục - Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình
truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho
tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, cán bộ giáo viên và nhân viên
Trường Mầm non Hoa Trạng Nguyên thuộc quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đã
không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian
nghiên cứu và thực hiện luận văn.


Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, các anh chị và các bạn đồng
nghiệp đã hỗ trợ, tạo điều kiện, động viên tôi trong q trình thực hiện luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có
thể cịn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp
và sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thùy Linh


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BCH TƢ

Ban chấp hành trung ƣơng

CBQL

Cán bộ quản lý

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CS-GD

Chăm sóc – giáo dục

GD&ĐT


Giáo dục và đào tạo

GDMN

Giáo dục mầm non

GV

Giáo viên

GVMN

Giáo viên mầm non

HĐGD

Hoạt động giáo dục

HT

Hiệu trƣởng

HTN

Hoa Trạng Nguyên

KNTPV

Kỹ năng tự phục vụ


KNS

Kỹ năng sống

MG

Mẫu giáo

MN

Mầm non

NXB

Nhà xuất bản

TB

Thứ bậc

TP. HN

Thành phố Hà Nội

XHCN

Xã hội chủ nghĩa



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................1
MỤC LỤC ..................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .................................................................2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................................2
5. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................2
6. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................2
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................3
8. Những đóng góp của đề tài hay ý nghĩa khoa học ..........................................3
CHƢƠNG 1................................................................................................................4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ
PHỤC VỤ CHO TRẺ MẪU GIÁO .........................................................................4
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề........................................................................4
1.2. Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ
cho trẻ mẫu giáo .....................................................................................................7
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. ......................................7
1.2.2. KNTPV và giáo dục KNTPV .....................................................................9
1.2.3. Giáo dục KNTPV cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non ........................11
1.2.3.1. Vị trí của trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân .............11
1.2.3.2. Mục tiêu giáo dục KNTPV cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non .........11
1.2.3.3. Nguyên tắc giáo dục KNTPV cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non .....11
1.2.3.4. Nội dung giáo dục KNTPV cho trẻ MG ở trường mầm non .................13
1.2.3.5. Các hình thức, phương pháp tổ chức giáo dục KNTPV cho trẻ mẫu giáo
ở trường mầm non ..............................................................................................14
1.2.4. Quản lý hoạt động GDKNTPV cho trẻ mầm non...................................18


1.2.4.1. Khái niệm ..............................................................................................18

1.2.4.2. Nội dung quản lý hoạt động GDKNTPV cho trẻ mầm non ...................19
1.2.4.3. Vai trò của cán bộ quản lý nhà trường trong việc quản lý hoạt động
giáo dục KNTPV cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non .....................................27
1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục KNTPV cho trẻ
mẫu giáo ở trƣờng mầm non. .............................................................................28
1.3.1. Yếu tố khách quan ....................................................................................28
1.3.2. Yếu tố chủ quan ........................................................................................29
CHƢƠNG 2..............................................................................................................32
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC
VỤ CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI TRƢỜNG MẦM NON HOA TRẠNG
NGUYÊN, QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI......................................32
2.1. Khái quát về trƣờng Mầm non Hoa Trạng Nguyên, Thành phố Hà Nội 32
2.2. Khái quát về quá trình khảo sát ..................................................................34
2.3. Thực trạng quản lý giáo dục KNTPV cho trẻ tại trƣờng mầm non Hoa
Trạng Nguyên, quận Hà Đông, TP. Hà Nội ......................................................36
2.3.1. Thực trạng giáo dục KNTPV cho trẻ tại trường mầm non Hoa Trạng
Nguyên, quận Hà Đông, TP. Hà Nội ...................................................................36
2.3.1.1. Nhận thức của cán bộ, giáo viên về giáo dục KNTPV cho trẻ mẫu giáo
trong nhà trường. ...............................................................................................36
2.3.1.2. Thực trạng nhận thức về mục tiêu giáo dục KNTPV cho trẻ mẫu giáo ở
trường mầm non Hoa Trạng Nguyên, Hà Đông ................................................37
2.3.1.4. Thực trạng nội dung giáo dục KNTPV cho trẻ MG ở trường MN .......40
2.3.1.5. Thực trạng các phương pháp tổ chức giáo dục KNTPV cho trẻ MG ở
trường MN ..........................................................................................................42
2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu
giáo tại trường mầm non Hoa Trạng Nguyên, Hà Đông, Hà Nội .....................46
2.3.2.1. Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục KNTPV cho trẻ mẫu giáo tại
trường MN HTN .................................................................................................46



2.3.2.2. Thực trạng quản lý lập kế hoạch tổ chức giáo dục KNTPV cho trẻ MG
trường MN HTN .................................................................................................48
2.3.2.3. Thực trạng quản lý tổ chức hoạt động giáo dục KNPV cho trẻ MG ....50
2.3.2.4. Thực trạng quản lý chỉ đạo thực hiện GDKNTPV cho trẻ MG ở trường
MN HTN .............................................................................................................53
2.3.2.5. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá HĐGD KNTPV cho trẻ mẫu
giáo ở trường MN HTN ......................................................................................55
2.3.2.6. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ cho hoạt động GDKNTPV
cho trẻ MG trường MN Hoa Trạng Nguyên: .....................................................57
2.3.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐGD KNTPV cho trẻ MG trường
MN Hoa Trạng Nguyên ......................................................................................59
2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục KNTPV cho trẻ tại
trƣờng mầm non Hoa Trạng Nguyên, quận Hà Đông, TP. Hà Nội ................61
2.4.1. Ưu điểm ....................................................................................................61
2.4.2. Hạn chế ....................................................................................................62
2.4.3. Nguyên nhân hạn chế ...............................................................................63
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................................64
CHƢƠNG 3..............................................................................................................65
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ
CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI TRƢỜNG MẦM NON HOA TRẠNG NGUYÊN
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...........................65
3.1. Các quan điểm chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện các biện pháp ..........65
3.1.1. Quản lý công tác giáo dục KNTPV cho trẻ mẫu giáo góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. .....................................................65
3.1.2. Các biện pháp quản lý giáo dục KNTPV nhằm phát huy vai trị chủ
động, tích cực của cán bộ, giáo viên nhà trường.............................................65
3.1.3. Các biện pháp phải phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. ....66
3.1.4. Các biện pháp phải đảm bảo tính khả thi. .............................................66
3.1.5. Đảm bảo tính hệ thống tạo sức mạnh tổng hợp, tính kế thừa ..............66



3.2. Các biện pháp quản lý giáo dục KNTPV cho trẻ mẫu giáo trƣờng mầm
non Hoa Trạng Nguyên, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. .........................66
3.2.1. Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động giáo
dục KNTPV cho trẻ mẫu giáo cho các lực lượng tham gia.............................66
3.2.2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức việc thực hiện chương trình giáo dục
KNTPV cho trẻ mẫu giáo. .................................................................................70
3.2.3. Bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm, kỹ năng tổ chức hoạt động
giáo dục KNTPV cho trẻ mẫu giáo cho đội ngũ giáo viên tham gia thực hiện.
............................................................................................................................74
3.2.4. Phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong
công tác giáo dục KNTPV cho trẻ mẫu giáo ....................................................77
3.2.5. Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất và tài chính phục vụ hoạt
động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo. ......................................79
3.2.6.Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục kỹ
năng tự phục vụ gắn với công tác thi đua, khen thưởng.................................83
3.3. Mối quan hệ của các biện pháp. ..................................................................86
3.4. Tổ chức khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi ....................................87
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ......................................................................................91
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................92


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội hiện nay đã và đang là thay đổi cuộc sống của con ngƣời rất nhiều so
với những thập kỷ trƣớc. Sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học kỹ thuật và công
nghệ thông tin khiến chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời từng bƣớc đƣợc nâng cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, nó cũng mang lại nhiều tác động tiêu
cực đối với con ngƣời. Điển hình là sự lệ thuộc vào công nghệ khiến phần lớn con
ngƣời trong xã hội hiện nay bị công nghệ chi phối, trở nên lƣời vận động, ít giao

tiếp, bỏ quên thời gian dành cho gia đình, con cái, điều này đã ảnh hƣởng không
nhỏ tới sự phát triển của trẻ em, đặc biệt là trẻ mầm non.
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, nó
góp phần rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Mục
tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,
thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, giúp trẻ “ học làm
ngƣời” và chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ bƣớc vào học lớp một. Với đặc thù của trẻ
lứa tuổi mầm non là đang làm quen với thế giới tự nhiên và xã hội, trẻ bƣớc vào
cuộc sống xã hội với mọi thứ đều mới mẻ, cho nên đồng hành với việc dạy kiến
thức cho trẻ, phải dạy cả các kỹ năng sống cơ bản: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bảo
vệ, kỹ năng tự phục vụ bản thân... nhằm giúp trẻ phát triển một số giá trị, nét tính
cách, phẩm chất cần thiết phù hợp với lứa tuổi nhƣ: mạnh dạn, tự tin, độc lập, sáng
tạo, linh hoạt, tự giác, dễ hịa nhập, dễ chia sẻ... hình thành nếp sống văn minh,
có hành vi ứng xử, giao tiếp theo qui tắc, chuẩn mực phù hợp... không những vậy,
kỹ năng sống còn rèn luyện cho trẻ biết cách xử lý tình huống trong từng hồn cảnh
cụ thể, bày tỏ tình cảm phù hợp, đúng lúc, biết tránh những vật, những nơi khơng an
tồn, gây nguy hiểm đến tính mạng và cách phịng tránh, tự lập trong các tình huống
quen thuộc, có một số kỹ năng tự phục vụ, hợp tác, có trách nhiệm với bản thân và
cộng đồng.
Trong các kỹ năng sống cần trang bị cho trẻ mầm non, nhóm kỹ năng tự phục
vụ đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc hình thành tính cách, phẩm chất cần
thiết cho lứa tuổi. Thiếu kỹ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến hệ lụy trẻ lƣời biếng, thụ
động và gặp nhiều khó khăn trong việc tự chăm sóc bản thân cũng nhƣ tham gia vào
các hoạt động tập thể.
Để giúp cán bộ quản lý nhà trƣờng đề ra các biện pháp quản lý nâng cao chất
lƣợng hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo, góp phần giáo dục
1


trẻ phát triển tồn diện về đức, trí, thể, mĩ, lao động, thực hiện mục tiêu của giáo

dục mầm non, tôi đã lựa chọn vấn đề: “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục
vụ cho trẻ mẫu giáo tại trƣờng Mầm non Hoa Trạng Nguyên, quận Hà Đông, thành
phố Hà Nội” làm nội dung của đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực trạng giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu
giáo, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
mẫu giáo tại trƣờng mầm non Hoa Trạng Nguyên, quận Hà Đông, thành phố Hà
Nội để nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho trẻ mẫu giáo.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể: Hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo tại
trƣờng Mầm non.
- Đối tƣợng: Quản lý hoạt động giáo dục KNTPV cho trẻ mẫu giáo tại trƣờng
mầm non.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự
phục vụ cho trẻ mẫu giáo
4.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục
KNTPV cho trẻ mẫu giáo trƣờng mầm non Hoa Trạng Nguyên, quận Hà Đông,
thành phố Hà Nội.
4.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNTPV cho trẻ mẫu
giáo nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện tại trƣờng mầm non Hoa Trạng
Nguyên, quận Hà Đông, TP. Hà Nội.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục KNTPV cho
trẻ mẫu giáo nhằm nâng cao KNTPV của trẻ tại trƣờng mầm non?
6. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về một số biện pháp quản lý hoạt động giáo
dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo trƣờng mầm non Hoa Trạng Nguyên quận
Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Khách thể khảo sát: 2 CBQL (hiệu trƣởng và phó hiệu trƣởng), 22 GV và

nhân viên và 300 phụ huynh học sinh thuộc trƣờng MN HTN (Mầm non Hoa Trạng
Nguyên)
2


7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Đọc, phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu từ sách báo, tạp chí, văn bản, nghị
quyết, các cơng trình nghiên cứu, các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài
nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ vấn đề lý luận về vấn đề quản lý hoạt động giáo dục
kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non trong giai đoạn hiện nay.
7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Nhằm khảo sát thực trạng hoạt động
giáo dục kỹ năng tự phục vụ và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho
trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non Hoa Trạng Nguyên quận Hà Đông, thành phố Hà
Nội.
- Phƣơng pháp quan sát: Ngƣời nghiên cứu tiếp cận và xem xét môi trƣờng lớp
học, phƣơng pháp, nội dung, hình thức giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu
giáo.
- Phƣơng pháp phỏng vấn: Phỏng vấn một số cán bộ quản lý, giáo viên, phụ
huynh học sinh nhằm thu thập thêm thơng tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu
của đề tài.
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: Tổng kết kinh nghiệm những
năm qua về những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
mẫu giáo.
- Phƣơng pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các chuyên gia về tính cần thiết và
tính khả thi của các biện pháp mà đề tài đề xuất.
7.3. Phƣơng pháp thống kê toán học
Sử dụng thống kê toán học để xử lý số liệu, định lƣợng kết quả nghiên cứu: Lập
sơ đồ, bảng biểu, thống kê, phân tích các số liệu.

8. Những đóng góp của đề tài hay ý nghĩa khoa học
8.1. Ý nghĩa lý luận
Góp phần làm rõ cơ sở lý luận việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự
phục vụ cho trẻ mẫu giáo trƣờng mầm non.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho
trẻ mẫu giáo trƣờng mầm non Hoa Trạng Nguyên quận Hà Đơng, thành phố Hà
Nội. Qua đó giúp nhân rộng kinh nghiệm quản lý cho các trƣờng mầm non khác
trên địa bàn quận.
3


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG
TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ MẪU GIÁO
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Vào đầu thập kỷ 90, các tổ chức Liên Hiệp Quốc (LHQ) nhƣ WHO (Tổ chức
Y tế Thế giới), UNICEF (Quỹ cứu trợ Nhi đồng LHQ), UNESCO (Tổ chức Giáo
dục, khoa học và văn hóa LHQ) đã chung sức xây dựng chƣơng trình giáo dục KNS
cho thanh thiếu niên. Nhiều áp dụng chuyên biệt đã định hƣớng rèn luyện hệ KNS
cho thanh thiếu niên dựa trên các nhóm kỹ năng nhƣ: kỹ năng thuộc về tâm lý cá
nhân, kỹ năng trong mối quan hệ với ngƣời khác, kỹ năng cộng đồng và kỹ năng
làm việc.
Ở các nƣớc phƣơng Tây, việc giáo dục KNS đƣợc rất đƣợc quan tâm và
nghiên cứu, vì đây là một trong những vấn đề trọng điểm trong việc nghiên cứu và
phát triển con ngƣời. Đối với thanh thiếu niên, việc giáo dục KNS đƣợc lồng ghép,
tích hợp trong từng mơn học khác nhau trong chƣơng trình học, thông qua những
hoạt động cụ thể.
Tác giả I.A.Peecnicova trong nhiều tác phẩm của mình đã đề cập đến việc

giáo dục lao động tự phục vụ đối với sự hình thành phẩm chất đạo đức của trẻ em.
Theo ông: “Phẩm chất đạo đức hình thành ở trẻ em trước hết là trong quá trình lao
động. Phẩm chất ấy thể hiện ở sự ham thích và thói quen lao động phục vụ bản
thân, gia đình, nhà trường…” [17] Nhƣ vậy sự thích thú và thói quen, kỹ năng lao
động tự phục vụ bản thân chính là một biểu hiện của phẩm chất đạo đức của trẻ.
Ông cho rằng nên cho trẻ em làm việc dễ dàng nhƣng có ích từ khi các em còn nhỏ.
Việc thực hiện các kỹ năng tự phục vụ nhƣ tự rửa tay, rửa mặt, đánh răng, chải
tóc.... là những cơng việc dễ dàng vừa sức trẻ mà vơ cùng có ích đối với sức khỏe
và vẻ đẹp con ngƣời. Dựa trên quan điểm: “Kiên quyết yêu cầu phải để trẻ em tự
phục vụ từ khi còn nhỏ, nếu khơng các em sẽ phát triển thói ăn bám xấu xa” của
Crupxkaia, tác giả cho rằng: “Con cái chúng ta phải hưởng tuổi thơ hạnh phúc,
nhưng tuyệt nhiên khơng có nghĩa là tuổi thơ ấy phải nhàn rỗi. Trẻ em sẽ không
thấy hạnh phúc khi bố mẹ cứ phục vụ các em mãi như cậu ấm cô chiêu [17].

4


Đồng thời tác giả đƣa ra nguyên tắc vô cùng đơn giản và quan trọng để rèn
cho trẻ thói quen vệ sinh sạch sẽ đó
Tác giả Nhechaeva lại đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa của việc giáo dục, rèn
luyện thói quen lao động tự phục vụ đối với sự hình thành nhân cách trẻ mẫu giáo.
Tác giả cho rằng cần phải giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ngay từ lứa tuổi mẫu
giáo để trẻ có nhu cầu thực hiện hành động tự phục vụ một cách tự giác. Cũng theo
tác giả, để hình thành đƣợc những kỹ năng kỹ xảo, thói quen lao động, kỹ năng tự
phục vụ cho trẻ thì cơng tác rèn luyện cần phải tiến hành thƣờng xuyên, tỉ mỉ theo
từng bƣớc cụ thể trong một thời gian liên tục. Nhechaeva cũng đề xuất một số
phƣơng pháp nhƣ: Làm mẫu từng thao tác, giải thích bằng lời, nêu gƣơng, tập luyện
hàng ngày, sử dụng trò chơi, sử dụng trực quan, để dạy trẻ trong giờ học, trong lao
động, trong sinh hoạt hàng ngày. Theo tác giả giáo viên phải củng cố thói quen cho
trẻ bằng cách nhắc nhở thƣờng xuyên và bằng sự rèn luyện hàng ngày của trẻ [34].

Tại nhiều nƣớc khác nhƣ Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Nepal… KNS tuy có
cách phân loại khác nhau nhƣng tựu chung lại là hầu hết các nƣớc đều nhận thấy
tầm quan trọng của việc giáo dục KNS cho ngƣời học, giúp ngƣời học làm chủ cuộc
sống của mình.
1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Thuật ngữ “KNS” bắt đầu đƣợc quan tâm tại Việt Nam vào những năm đầu
thập niên 90 thế kỷ XX. Tại quyết định số 1363/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, vấn
đề này đã đƣợc đề cập đến qua việc trang bị những kỹ năng ứng xử với môi trƣờng,
thái độ sống nhƣ những biểu hiện ban đầu của KNS. Tiếp đó, trong chỉ thị số 10/GD
& ĐT năm 1995 hay chỉ thị 24/CT & GD năm 1996 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
cũng đã có những chỉ đạo về cơng tác phịng chống ma túy tại trƣờng học - hƣớng
đề cập đến những kỹ năng cần có của học sinh nhƣ: ứng xử với ngƣời có HIV, từ
chối, tự bảo vệ bản thân …
Trong những năm sau 1990, một số dự án về việc thử nghiệm giáo dục KNS
cho những đối tƣợng thiệt thòi đã bắt đầu đƣợc thực hiện ở một số tỉnh thành trên cả
nƣớc. Giáo dục KNS khi đó không chỉ là cần thiết đối với trẻ em mà vị thành niên,
thanh niên cũng là đối tƣợng rất cần trang bị KNS.
Ngày 13 tháng 06 năm 2012, Thủ tƣớng chính phủ đã phê duyệt “Chiến lƣợc
phát triển giáo dục 2011 - 2020”, trong đó chỉ rõ mục tiêu giáo dục đến năm 2020
là: “Đến năm 2020, nền giáo dục nƣớc ta đƣợc đổi mới căn bản và toàn diện theo
5


hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất
lƣợng giáo dục đƣợc nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, KNS,
năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu
cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lƣợng cao phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội
trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi ngƣời dân, từng bƣớc hình thành
xã hội học tập” [9].

Trong những năm gần đây, một số giáo trình, tài liệu, bài báo về giáo dục
KNS bắt đầu nhận đƣợc sự quan tâm sâu sắc hơn của cộng đồng. Có thể đề cập đến
những nghiên cứu về giáo dục KNS tại Việt Nam qua một số tài liệu sau:
Tác giả Nguyễn Thị Phong, Trần Thanh Tùng trong cơng trình nghiên cứu
của mình hai tác giả cho rằng để hình thành các kỹ năng nhƣ lau mặt, rửa tay, chải
tóc, mặc quần áo... thì cơ giáo phải dạy từ động tác đơn giản đến phức tạp, phải
thƣờng xuyên kiểm tra, củng cố, tạo điều kiện cho trẻ đƣợc tập luyện thƣờng xuyên.
Hai tác giả đƣa ra yêu cầu và trình tự thực hiện từng kỹ năng tự phục vụ, vệ sinh
thân thể nhƣ: rửa mặt, rửa tay, vệ sinh tóc, móng...chi tiết, cụ thể [31].
Tác giả Nguyễn Thị Thƣ nêu lên sự cần thiết của việc giáo dục và rèn luyện
cho trẻ những kỹ năng thói quen tốt trong cuộc sống bao gồm cả kỹ năng tự phục
vụ. Theo tác giả việc giáo dục kỹ năng cần tiến hành mọi lúc mọi nơi, tận dụng cơ
hội trong hoạt động hàng ngày để giáo dục trẻ. Tác giả chỉ ra rằng kết quả hình
thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ liên quan đến vai trò của truyền thống gia đình,
vai trị của cá nhân trẻ và tính hứng thú của chính q trình giáo dục [32].
Tác giả Trần Thị Trọng đƣa ra hệ thống các phƣơng pháp nhằm xây dựng kỹ
năng và hình thành hành vi cho trẻ nhƣ nhóm phƣơng pháp trực quan (làm mẫu,
phân tích động tác); phƣơng pháp chỉ dẫn; nhóm phƣơng pháp khích lệ nêu gƣơng
(nêu gƣơng, dùng tình huống nhận xét). Theo tác giả, giáo dục kỹ năng tự phục vụ
cho trẻ gồm nhiều khâu: Làm cho trẻ nắm đƣợc các yêu cầu, rèn kỹ năng thực hiện
thao tác, nắm đƣợc trình tự thực hiện...trong quá trình giáo dục, phải sử dụng nhiều
phƣơng pháp và tiến hành trong mọi hoạt động của trẻ nhƣ vui chơi, học tập
[36].Với đặc thù của trẻ lứa tuổi mầm non là đang làm quen với thế giới tự nhiên và
xã hội, trẻ bƣớc vào cuộc sống xã hội với mọi thứ đều mới mẻ, cho nên đồng hành
với việc dạy kiến thức cho trẻ, phải dạy cả các KNS cơ bản: kỹ năng giao tiếp,
KNTPV, KN tự bảo vệ bản thân... nhằm giúp trẻ phát triển một số giá trị, nét tính
cách, phẩm chất cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Tuy vậy, việc nghiên cứu giáo dục
6



KNTPV cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non lại chƣa có nhiều tài liệu hay cơng
trình nghiên cứu. Đặc biệt hơn, vẫn chƣa có nghiên cứu nào về việc quản lý hoạt
động giáo dục KNTPV cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố
Hà Nội nên hƣớng nghiên cứu này vẫn còn để trống.
1.2. Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự
phục vụ cho trẻ mẫu giáo
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường.
1.2.1.1. Quản lý
Hoạt động của con ngƣời ngày càng đa dạng, phức tạp và phong phú. Chính
vì sự phong phú đó nên khi nói đến QL đã có rất nhiều khái niệm khác nhau và tƣ
tƣởng QL cũng khác nhau.
- QL theo quan niệm của tác giả nƣớc ngoài:
Theo Harold Koontz (nhà QL ngƣời Mỹ) cho rằng: “Quản lý là một yếu tố
cần thiết để đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân”. Do vậy, QL với tƣ cách thực
hành thì nó là một nghệ thuật, cịn kiến thức có tổ chức làm cơ sở cho nó có thể coi
nhƣ là một khoa học. [14]
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang: Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế
hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách
thể quản lý) nhằm đạt được những mục tiêu dự kiến [26].
Với cách hiểu nhƣ vậy ta có thể định nghĩa: Quản lý là sự tác động có tổ
chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu
quả các tiềm năng của hệ thống để đạt được mục tiêu định ra trong điều kiện biến
động của môi trường”.
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Trong lịch sử phát triển của khoa học thì khoa học quản lý giáo dục ra đời
muộn hơn khoa học quản lý kinh tế. Vì thế, trong các nƣớc Tƣ bản chủ nghĩa ngƣời
ta thƣờng vận dụng lý luận quản lý một xí nghiệp vào quản lý cơ sở giáo dục
(trƣờng học) và coi quản lý cơ sở giáo dục nhƣ quản lý một xí nghiệp đặc biệt.
Quản lý giáo dục là một bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý xã hội, nó
xuất hiện từ lâu và tồn tại dƣới mọi chế độ xã hội. Với cách tiếp cận khác nhau, các

nhà nghiên cứu đã đƣa ra các khái niệm quản lý giáo dục nhƣ sau:
7


- Theo Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý
thức và hƣớng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau nhằm mục đích đảm bảo
cho sự hình thành nhân cách thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những qui luật
chung của xã hội cũng nhƣ các qui luật của quản lý giáo dục, của sự phát triển tâm lý
và thể lực của trẻ em”. [37]
- Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động
có mục đích, có kế hoạch, phù hợp qui luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm
làm cho hệ vận hành theo đường lối nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được
các tính chất của nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá
trình dạy học giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên
trạng thái mới về chất”. [26]
Những khái niệm trên tuy có diễn đạt khác nhau nhƣng quản lý giáo dục
đƣợc hiểu là: Sự tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp với qui luật khách
quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục ở
từng cơ sở và của toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu đã định.
1.2.1.3. Quản lý trường mầm non
Giáo dục mầm non nằm trong hệ thống công tác QL nhƣng khách thể là các
cơ sở GDMN, nơi thực hiện nhiệm vụ CS-GD trẻ từ 3 tháng đến 72 tháng tuổi.
Cũng nhƣ các bậc học khác trong hệ thống GD quốc dân, GDMN cũng có mạng
lƣới QL chun mơn của bậc học từ trên xuống; Từ cấp Bộ xuống Sở, Phòng, tới
các Trƣờng, các nhóm lớp MN.
Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý trƣờng mầm non:
- Theo tác giả Đinh Văn Vang: “Quản lý trường mầm non là tập hợp những
tác động tối ưu của chủ thể QL (Hiệu trưởng) đến tập thể cán bộ, GV nhằm thực
hiện có chất lượng mục tiêu, kế hoạch GD của nhà trường, trên cơ sở tận dụng các
tiềm lực vật chất và tinh thần của xã hội, nhà trường và gia đình” [13].

- Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng khái niệm của tác giả Phạm Thị Châu Trần Thị Sinh: “Quản lý trường mầm non là quá trình tác động có mục đích, có kế
hoạch của chủ thể QL (Hiệu trưởng) đến tập thể cán bộ, GV để chính họ tác động
trực tiếp đến quá trình CS-GD trẻ nhằm thực hiện mục tiêu GD đối với từng độ tuổi
và mục tiêu chung của từng bậc học”. [35].
8


1.2.2. KNTPV và giáo dục KNTPV
1.2.2.1. KNTPV
Theo Nguyễn Thị Hòa, KNTPV là năng lực của một cá nhân, đƣợc sử dụng
nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày nhằm chăm sóc cho bản thân
nhƣ tắm rửa, ăn uống…[28].Tác giả cho rằng ngƣời có KNTPV là ngƣời có nhận
thức và kỹ năng trong các hoạt động tự phục vụ bản thân.
Theo tác giả Lê Thu Hƣơng, KNTPV là năng lực hay khả năng chuyên biệt
của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó đƣợc sử dụng để giải quyết
tình huống hay cơng việc phục vụ cho chính mình nhƣ tự nấu ăn, tự giặt quần áo
[18].
Theo quan điểm của ngƣời nghiên cứu, KNTPV là năng lực của mỗi cá nhân
nhằm thực hiện các hoạt động phục vụ nhu cầu của mình mà khơng cần sự giúp đỡ
của người khác. Thuật ngữ “tự phục vụ” cho thấy những hành vi này đƣợc thực
hiện một cách độc lập. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp và tùy theo độ tuổi của
trẻ em có thể cần một chút sự hỗ trợ từ ngƣời khác. Việc cho trẻ cơ hội thực hành
KNTPV là một cách tuyệt vời để trẻ cảm thấy mình có thể tự làm chủ cơ thể của
mình cũng nhƣ biết rằng chúng đƣợc ngƣời lớn tin tƣởng. Nó giúp hình thành cảm
giác tự chủ cũng nhƣ gia tăng lòng tự trọng cho trẻ.
* Các yếu tố cần thiết để phát triển KNTPV (Theo Tập đoàn Phát triển Trẻ
em Kid Sense - Kid Sense Child Development Corporation Pty Ltd) bao gồm:
- Lực của tay và các ngón tay: Khả năng sử dụng bàn tay và các ngón tay để
sử dụng dụng cụ.
- Kiểm soát bàn tay: Khả năng di chuyển và sử dụng bàn tay một cách có

kiểm sốt giống nhƣ dùng dao, nĩa khi ăn.
- Kiểm sốt các giác quan: Cảm nhận chính xác, giải thích và phản ứng với
sự kích thích cảm giác trong mơi trƣờng và cơ thể chính mình.
- Thao tác với các công cụ: Khả năng thao tác với các công cụ, bao gồm khả
năng cầm và di chuyển bút chì và kéo có kiểm sốt, kiểm sốt việc sử dụng dụng cụ
hàng ngày nhƣ bàn chải đánh răng và dao kéo.
- Ngôn ngữ biểu cảm (sử dụng ngôn ngữ): Sử dụng ngơn ngữ nói, ký hiệu
hoặc các hình thức giao tiếp thay thế để truyền đạt nhu cầu, suy nghĩ và ý tƣởng.
- Lập kế hoạch và trình tự: Trình tự thực hiện các hoạt động liên hoàn để đạt
đƣợc một kết quả nhất định.
9


- Tuân thủ nguyên tắc: Có khả năng tuân theo các hƣớng dẫn của ngƣời lớn
(nghĩa là không biểu lộ đƣợc hành vi phản kháng khi trẻ đơn giản không muốn làm
điều gì đó mà một ngƣời lớn bảo chúng phải làm hay làm gián đoạn việc chúng
đang làm).
1.2.2.2. Giáo dục KNTPV.
Khi xem GDKNTPV là một hoạt động, dựa trên khái niệm về giáo dục có thể
hiểu GDKNTPV nhƣ sau:
Nghĩa rộng: “GDKNTPV là quá trình tác động của giáo viên tới trẻ nhằm
giáo dục cho trẻ những cách thức tiến hành công việc hàng ngày để phục vụ bản
thân trẻ nhƣ ăn uống, vệ sinh cá nhân… để giáo dục cho trẻ thói quen tốt, và khả
năng tự chủ, chủ động trong công việc” [16]. Khái niệm tƣơng tự: “GDKNTPV là
q trình tồn vẹn, đƣợc tổ chức có mục đích có kế hoạch, thơng qua các hoạt động
và quan hệ giữa giáo viên và trẻ nhằm truyền đạt cho trẻ những tri thức, cách thức
và trẻ học đƣợc những kinh nghiệm xã hội của loài ngƣời từ giáo viên ở lớp”[16].
Nghĩa hẹp: “GDKNTPV đƣợc hiểu là quá trình tác động của giáo viên tới trẻ
nhằm để giáo dục cho trẻ những kiến thức, kỹ năng và hành vi ứng xử phù hợp với
công việc tự phục vụ bản thân” [16].

Tác giả Nguyễn Thị Hịa: “GDKNTPV cho trẻ có thể hiểu là quá trình sử
dụng các biện pháp khác nhau một cách khoa học nhằm tác động tới trẻ từ đó hình
thành ở trẻ kỹ năng tốt giúp trẻ biết tự chăm sóc bản thân, đặc biệt là tự giác chủ
động trong công việc”[28].
GDKNTPV là một bộ phận quan trọng của giáo dục lao động, nhằm hình
thành những phẩm chất của ngƣời lao động mới nhƣ yêu lao động, quý trọng ngƣời
lao động, GDKNTPV cho trẻ mẫu giáo giúp trẻ nắm đƣợc các kỹ năng đơn giản
phục vụ cho sinh hoạt và chuẩn bị sau này cho trẻ tham gia vào đời sống lao động.
Giáo dục KNTPV là một quá trình tác động sƣ phạm có mục đích, có kế
hoạch nhằm hình thành và hồn thiện những kỹ năng giúp cá nhân tự chăm sóc, bảo
vệ và kiểm sốt bản thân.
Giáo dục KNTPV cho trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ mẫu giáo giúp trẻ làm chủ
bản thân, tự tin, học tập hiệu quả, chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ về mặt tâm lý cũng nhƣ
các kỹ năng cần thiết cho việc đến trƣờng ở bậc tiếp theo là giáo dục tiểu học, giáo
dục phổ thơng và sau đó là bƣớc vào cuộc sống.
10


1.2.3. Giáo dục KNTPV cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non
1.2.3.1. Vị trí của trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt
nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho
trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ đƣợc tiếp thu qua chƣơng trình chăm sóc giáo dục
mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Do vậy,
phát triển giáo dục mầm non, tăng cƣờng khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố
quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho đất nƣớc.
Giáo dục mầm non là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục
mầm non thực hiện việc ni dƣỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6
tuổi (Điều 21 - Luật Giáo dục, 2009) [20].
1.2.3.2. Mục tiêu giáo dục KNTPV cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Mục tiêu GDKNTPV cho trẻ mẫu giáo là hình thành cho trẻ những kỹ năng
lao động đơn giản, để trẻ tự phục vụ bản thân trong các hoạt động sinh hoạt hàng
ngày, giúp trẻ sống tự lập, thích nghi với hồn cảnh, mơi trƣờng sống. Trên cơ sở đó
hình thành cho trẻ mẫu giáo những kỹ năng ban đầu làm nền tảng để tham gia vào
đời sống lao động khi lớn lên.
1.2.3.3. Nguyên tắc giáo dục KNTPV cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non
Thứ nhất: Đảm bảo tính mục đích. Giáo viên mầm non cần hƣớng mọi tác
động GDKNTPV cho trẻ để đạt đƣợc mục đích đã đề ra. Hƣớng trẻ vào việc thực
hiện mục tiêu của ngành học phát triển các mặt đức - trí - thể - mỹ - lao động.
Nhƣng để đạt đƣợc mục đích đó, tránh tiến hành một cách gị ép, cần chăm sóc giáo
dục trẻ một cách linh hoạt, cho trẻ tích cực hoạt động trong một tâm trạng thoải mái,
đƣợc tôn trọng, thƣơng yêu, phát triển hài hòa nhân cách.
Thứ hai: Phù hợp với đối tƣợng giáo dục. Trẻ mẫu giáo có các đặc điểm
phát triển thể chất, đặc điểm phát triển tâm lý khác với lứa tuổi khác. Ở tuổi này
mỗi trẻ lại có những đặc điểm riêng biệt khác nhau. Vì vậy giáo dục các KNTPV
cho trẻ cần chọn lựa phƣơng pháp, hình thức sao cho phù hợp với đối tƣợng giáo
dục.
Thứ ba: Đảm bảo mối quan hệ giữa vai trò chủ đạo của giáo viên với vai trị
tích cực, chủ động của trẻ
11


Vai trò chủ đạo của giáo viên là thiết kế, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh,
đánh giá các hoạt động của trẻ. Tạo ra môi trƣờng giáo dục nhƣ không gian, thời
gian, đồ chơi, đồ dùng, góc hoạt động, quan hệ giữa giáo viên với trẻ, trẻ với trẻ.
Tính chủ động, tích cực của trẻ là ở trẻ khơng chỉ thụ động tiếp nhận các tác
động giáo dục,trẻ có nhu cầu và năng lực tự hoạt động. Trẻ chỉ phát triển tốt khi tự
mình hoạt động, tự mình khám phá môi trƣờng xung quanh, tham gia vào các mối
quan hệ đa dạng. Do đó cần “kết hợp vai trị chủ đạo của giáo viên với tính tích cực
chủ động của trẻ” để nâng cao hiệu quả giáo dục.

Thứ tư: Đảm bảo khích lệ động viên cổ vũ trẻ tham gia hoạt động. Do đặc
điểm phát triển tâm lý của trẻ, trẻ thích đƣợc khen ngợi, đƣợc tuyên dƣơng. Vậy nên
ngƣời lớn cần phải kiên trì tận dụng hồn cảnh, hành vi và ngơn ngữ cổ vũ, khích lệ
trẻ. Đó là phƣơng pháp giáo dục cơ bản để bồi dƣỡng lòng tự tơn, ý chí tiến thủ, sự
tự tin và giàu lịng thơng cảm…nhằm đảm bảo tâm lý của trẻ đƣợc phát triển đầy đủ
và toàn diện. Giáo viên nên thƣờng xuyên cổ vũ, khen ngợi, bày tỏ sự tin tƣởng và
nên ra những yêu cầu nghiêm khắc; không nên phê bình, trách mắng, kể tội trẻ một
cách tiêu cực, cần ln khiến trẻ có cảm giác mình là một đứa trẻ tốt. Đây cũng là
nguyên tắc cơ bản của giáo dục ngay từ giai đoạn đầu.
Thứ năm: Đảm bảo sự phối hợp giữa các lực lƣợng giáo dục. Nhà trƣờng có
nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển tồn diện, song không thể coi đây là nơi
duy nhất để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Gia đình là một tế bào của xã
hội. Giáo dục con cái cũng là chức năng tất yếu của mỗi gia đình. Nếu khơng có sự
thống nhất giáo dục giữa gia đình và nhà trƣờng thì kết quả giáo dục sẽ bị hạn chế.
Gia đình và nhà trƣờng cần thống nhất về mục tiêu, nội dung phƣơng pháp, tạo điều
kiện hình thành thói quen và các phẩm chất tốt ở trẻ. Ngồi gia đình, nhà trƣờng thì
các tổ chức xã hội cũng là một phần quan trọng trong giáo dục trẻ nói chung và là
yếu tố quan trọng trong GDKNTPV cho trẻ mẫu giáo nói riêng.
Thứ sáu: Giáo dục kiên trì, củng cố thƣờng xuyên và lâu dài. Trẻ ở lứa tuổi
mầm non có đặc điểm tâm lý nhanh nhớ nhanh quên, mọi quá trình phát triển của
trẻ đang ở giai đoạn đầu. Do đó việc chăm sóc giáo dục phải đƣợc tiến hành dần
dần, có hệ thống, kiên trì từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, phải dựa vào tri
thức, kinh nghiệm sống của trẻ để tiến hành giáo dục trẻ từng bƣớc nâng cao dần.
Giáo dục cái mới dựa trên cái cũ, cái đã đƣợc giáo dục cần củng cố mở rộng.
12


1.2.3.4. Nội dung giáo dục KNTPV cho trẻ MG ở trường mầm non
Rèn luyện kĩ năng tự phục vụ bản thân ngay từ nhỏ là vô cùng cần thiết đối
với trẻ mầm non. Đó là phƣơng tiện khơng thể thiếu để gíúp trẻ tăng năng lực hội

nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tin vững vàng trƣớc mọi khó khăn thử thách.
Nếu trẻ khơng có kĩ năng tự phục vụ bản thân, trẻ sẽ không thể chủ động và tự lập
trong cuộc sống hiện đại.
Dựa trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quốc tế và thực trạng KNTPV của trẻ
Việt Nam cũng nhƣ kết quả khảo sát ý kiến của giáo viên mầm non về những kỹ
năng cần phải rèn luyện cho trẻ 3 – 6 tuổi, căn cứ trên nội dung Chƣơng trình giáo
dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 25-7-2009 và Tài liệu
hƣớng dẫn sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của Bộ Giáo dục và Đào
tạo liên kết với UNICEF, chúng tôi hệ thống những KNTPV của trẻ mẫu giáo bao
gồm các nhóm nhƣ sau:
Bảng 1.1. Các KNTPV của trẻ mẫu giáo theo chế độ sinh hoạt trong ngày
của trẻ ở trƣờng mầm non
Nhóm kỹ năng
tự phục vụ

Trẻ Mẫu giáo bé

Trẻ Mẫu giáo nhỡ

Trẻ Mẫu giáo lớn

(3 - 4 tuổi)

(4 – 5 tuổi)

(5 - 6 tuổi)

Trong hoạt động - Xúc ăn
ăn uống
- Cầm cốc uống

nƣớc.

- Tự ăn bằng thìa,
dĩa

- Lau miệng

- Chuẩn bị bàn ăn

- Súc miệng
Trong hoạt động - Tự ngủ vào buổi
ngủ
trƣa
- Lấy và cất gối
đúng nơi quy định
Trong hoạt động - Rửa tay.
vệ sinh
- Lau tay, lau mặt
bằng khăn.
- Phân biệt giữa đi
tiểu và đi tiêu bằng
cách gọi tên chính
xác, biết gọi ngƣời

- Sử dụng các đồ
dùng ăn uống khác
nhau: thìa, dĩa,
đũa… để tự ăn.

- Gấp chăn và để

đúng nơi quy định
sau khi ngủ dậy.

- Lấy và cất giƣờng
cá nhân.

- Rửa mặt, đánh
răng trƣớc khi đi
ngủ và khi mới ngủ
dậy.

- Chải đầu

- Lấy chăn, gối và
gấp gọn, cất đúng
nơi quy định.

- Bấm móng tay
- Lau giày khi bị
bẩn

- Rửa tay đúng cách
- Giữ đầu tóc gọn
bằng xà phịng.
gàng, quần áo sạch
- Che miệng khi ho,
13


Nhóm kỹ năng

tự phục vụ

Trẻ Mẫu giáo bé

Trẻ Mẫu giáo nhỡ

Trẻ Mẫu giáo lớn

(3 - 4 tuổi)

(4 – 5 tuổi)

(5 - 6 tuổi)

lớn khi có nhu cầu
đi vệ sinh.

ngáp, hắt hơi

sẽ.

- Dùng giấy lau khi
bị sổ mũi, xì mũi.

- Rửa tay đúng
cách bằng xà phòng
trƣớc khi ăn, sau
khi đi vệ sinh và khi
tay bẩn.


- Vứt rác đúng nơi
quy định.
Về trang phục

- Đội mũ (khơng có - Tự mặc và cởi
cúc bấm)
quần áo (bao gồm
- Đóng mở cúc lớn cả quần áo có khóa
kéo, khuy bấm)
- Đi giày/dép đúng ngoại trừ quần áo
chân.
có dây buộc.
- Đi và cởi bít tất.
- Đi giày dép có
khóa nhám hoặc
khóa cài

Trong hoạt động - Nhận biết đồ
học tập và vui
dùng của mình ở
chơi
lớp thơng qua ký
hiệu

- Xếp và cất bàn
- Sử dụng kéo

- Bê ghế, cất ghế

- Lấy và cất đồ

chơi, đồ dùng học
tập đúng nơi quy
định.

- Đi lên và xuống
cầu thang

- Lấy và cất đồ ở tủ
cá nhân.

- Ngồi đúng tƣ thế

- Cài, cởi cúc nhỏ,
khóa kéo, khóa
bấm, dây buộc, thắt
nơ.
- Tự mặc các loại
quần áo khác nhau
và biết chọn quần
áo phù hợp với thời
tiết.
- Sử dụng dao để
cắt hoa quả mềm.
- Sử dụng dụng cụ
nạo vỏ củ, quả.
- Vắt cam bằng
dụng cụ.

- Cất đồ dùng, đồ
chơi đúng nơi quy

định
1.2.3.5. Các hình thức, phương pháp tổ chức giáo dục KNTPV cho trẻ mẫu
giáo ở trường mầm non
a) Hình thức tổ chức giáo dục KNTPV cho trẻ
Trong trƣờng mầm non, dạy học có thể tiến hành dƣới nhiều hình thức khác
nhau nhƣ: bài học trên lớp, trò chơi, tham quan, dạo chơi, lao động hàng ngày và

14


trong cuộc sống hàng ngày. Dạy học có thể tiến hành với từng nhóm, từng lớp hay
từng cá nhân.
Hình thức tổ chức dạy học ở trƣờng mầm non có đặc điểm riêng, khác với
nhà trƣờng phổ thông. Việc dạy học cho trẻ đƣợc tiến hành ở nhiều nơi, mọi lúc.
Dạy học đƣợc tiến hành ngay trong cuộc sống hàng ngày. Cơ giáo dạy trẻ các tri
thức vệ sinh, an tồn, hành vi văn hóa trong sinh hoạt, dạy trẻ nói, hát, múa, vệ sinh
cá nhân… Cô dạy trẻ trong các trò chơi, trong các cuộc đi dạo, đi tham quan. Các
hình thức trên đây của trẻ mẫu giáo là rất cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên các
hình thức đó rất phân tán, tri thức mà trẻ lĩnh hội đƣợc rời rạc và khơng có hệ thống.
Bởi vậy, hình thức dạy học trong “tiết học” – hay còn gọi là “giờ học” vẫn giữ vai
trò quan trọng trong sự phát triển trí tuệ, kỹ năng của trẻ.
Giờ học là hình thức học tập bắt buộc chung cho cả lớp. Thời gian dành cho
giờ học trong chế độ sinh hoạt hàng ngày đƣợc quy định. Giờ học đƣợc tiến hành
dƣới sự chỉ đạo sƣ phạm của giáo viên là ngƣời tổ chức quá trình hoạt động, truyền
thụ cho trẻ những tri thức theo chƣơng trình, giải thích và hệ thống hóa các tri thức
đã có, tổ chức các hoạt động trực tiếp cho trẻ, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo khác nhau
và củng cố tri thức đã học đƣợc.
Nhìn chung hình thức tổ chức GD KNTPV cho trẻ ở trƣờng mầm non thƣờng
là: Thông qua giờ học trên lớp; Thông qua giờ đón, trả trẻ; Thơng qua hoạt động ăn,
ngủ, vệ sinh; Thông qua sinh hoạt câu lạc bộ, tham gia các lớp ngoại khóa; Thơng

qua các buổi tham quan, dã ngoại; Thông qua tổ chức diễn đàn trao đổi giữa GV và
phụ huynh; Thơng qua trình diễn tiểu phẩm.
Nhƣ vậy, GD KNTPV có thể tiến hành dƣới nhiều hình thức phong phú. Mỗi
hình thức có ƣu thế riêng đối với việc dạy KNTPV cho trẻ. Để hình thành cho trẻ
KNTPV thì cần có thời gian biểu cụ thể, cần q trình luyện tập thƣờng xuyên với
sự hỗ trợ, tƣơng tác của ngƣời lớn và bạn bè. Trong quá trình giáo dục đó, giáo viên
và phụ huynh đóng vai trị là ngƣời hỗ trợ giúp trẻ phát huy khả năng của mình từ
đó phát triển những ứng xử tích cực. Đây là hình thức giáo dục hiện đại và hiệu quả
giúp trẻ phát triển tốt khả năng tƣ duy, nâng cao sự tự tin trong cuộc sống.

15


b) Phương pháp GDKNTPV cho trẻ
Một phần quan trọng trong quá trình GD KNTPV là sự tƣơng tác giữa kiến
thức mới hay kinh nghiệm mới với thông tin hay kinh nghiệm đã có sẵn. Vận dụng
q trình suy nghĩ và thực hành là trung tâm của các hoạt động giáo dục KNTPV.
KNTPV của trẻ đƣợc giáo dục, truyền đạt tốt nhất thơng qua các hoạt động
tích cực của trẻ. Trong các phƣơng pháp lấy ngƣời học làm trung tâm, việc giáo dục
KNTPV phụ thuộc vào quá trình học tập của trẻ cùng với ngƣời khác thơng qua
hoạt động nhóm nhƣ: quan sát, luyện tập, động não, sắm vai, tranh luận hoặc thảo
luận.
Để GD KNTPV cho trẻ một cách hiệu quả, giáo viên có thể sử dụng các
phƣơng pháp sau đây:
b.1. Phƣơng pháp động não: Với mục đích làm cho trẻ tích cực và chủ động
sáng tạo tham gia vào quá trình giáo dục, phƣơng pháp động não (kích não, bão
não, khởi động…) đƣợc sử dụng nhằm giúp trẻ phải đƣa ra ý kiến của mình về vấn
đề đã có chút ít kinh nghiệm, hiểu biết hoặc về một vấn đề mới trên cơ sở đƣợc
cung cấp một số thông tin cơ bản, cần thiết. Động não là phƣơng pháp giúp trẻ trong
một thời gian ngắn nảy sinh đƣợc nhiều ý tƣởng, nhiều giả định về một vấn đề nào

đó.
Phƣơng pháp động não có thể áp dụng để thực hiện bất kỳ vấn đề nào. Và nó
đặc biệt phù hợp với những vấn đề quen thuộc trong cuộc sống và trẻ đã có nhiều
kinh nghiệm. Giáo viên nêu ra câu hỏi hoặc vấn đề cần đƣợc tìm hiểu trƣớc cả lớp
hoặc một nhóm. Tất cả ý kiến của trẻ đều cần đƣợc giáo viên khích lệ và thừa nhận
[29].
b.2. Phƣơng pháp phân tích tình huống:
GD KNTPV khơng phải là giáo dục theo kiểu giáo điều, lý thuyết suông mà
phải gắn liền với tình huống cụ thể diễn ra trong sinh hoạt hằng ngày. Giáo viên có
thể cho trẻ quan sát và phân tích tình huống “thật” bằng nhiều cách:
+ Sử dụng máy ảnh, máy quay phim ghi lại những tình huống có thật.
+ Sử dụng các câu chuyện, mẫu tin tức có thật đƣợc lấy từ báo chí.
16


+ Sử dụng câu chuyện, bài thơ có nội dung giáo dục KNTPV cho trẻ.
Q trình phân tích tình huống, quan sát giúp trẻ hình thành, tích lũy kinh
nghiệm thực tiễn về KNTPV. Giáo viên cần phải có sự chuẩn bị hệ thống câu hỏi
hợp lí giúp trẻ có thể bày tỏ sự hiểu biết của mình nhằm giải quyết đƣợc tình huống
giáo viên đƣa ra. Để hình thành và có đƣợc KNTPV một cách bền vững trẻ cần
đƣợc tập luyện thƣờng xuyên trong cuộc sống hằng ngày [12].
Phƣơng pháp dùng lời: bao gồm các phƣơng pháp trò chuyện, đàm thoại, thảo
luận nhóm nhỏ.
Những phƣơng pháp này giúp trẻ huy động tối đa những kinh nghiệm đã có,
giải thích và khích lệ trẻ vui vẻ, hào hứng thực hiện KNTPV và giúp trẻ phải biết
lắng nghe ý kiến của ngƣời khác, biết chia sẻ kinh nghiệm của cá nhân. Thông qua
việc tích lũy các ấn tƣợng cảm xúc, các hình ảnh… sẽ hỗ trợ trong việc GD KNTPV
cho trẻ.
Đặc biệt, phƣơng pháp thảo luận trong nhóm nhỏ giúp cho sự hiểu biết của trẻ
trở nên sâu sắc và bền vững hơn. Trẻ sẽ nhớ nhanh và lâu hơn do đƣợc giao lƣu với

những thành viên trong nhóm. Khơng khí thảo luận trong nhóm khiến trẻ thoải mái,
tự tin, và học đƣợc cách lắng nghe hoặc trình bày ý kiến của bản thân cũng nhƣ biết
thống nhất ý kiến cá nhân với ý kiến chung của cả nhóm một cách tốt hơn.
Ngoài ra, giáo viên nên tận dụng các thời điểm trong ngày để trò chuyện với
trẻ về những việc trẻ đã tự làm đƣợc và có thể tự làm đƣợc… Khen ngợi những việc
trẻ đã làm đƣợc. Khuyến khích trẻ suy nghĩ, chia sẻ cảm xúc, ý tƣởng, thể hiện thái
độ tích cực. Khi trị chuyện, giải thích cho trẻ nên dùng câu đơn giản, ngắn gọn, rõ
ràng, cụ thể, gắn với kinh nghiệm sống của trẻ. Cần kiên nhẫn lắng nghe và trả lời
các câu hỏi của trẻ [12].
b.3. Phƣơng pháp thực hành: bao gồm các phƣơng pháp giao việc, trải
nghiệm, cho trẻ đọc thơ - kể chuyện, lập bảng…
Những phƣơng pháp này giúp trẻ tập thử, bắt chƣớc và tích cực thực hành
thƣờng xuyên KNTPV.

17


+ Cho trẻ trải nghiệm: Giáo viên hƣớng dẫn cho trẻ từng bƣớc thực hiện hoạt
động một cách chính xác, chậm rãi và nhất quán. Sau đó giáo viên để trẻ tự thực
hành. Trong khi trẻ thực hiện, giáo viên cần để trẻ thực hiện trọn vẹn hoạt động mà
không gây gián đoạn hay sửa sai cho trẻ.
+ Cho trẻ đọc thơ, kể chuyện: Giáo viên có thể sƣu tầm hoặc tự sáng tác các
bài thơ, câu chuyện có nội dung giáo dục KNTPV. Các tình huống có vấn đề nảy
sinh trong các câu chuyện kể cũng sẽ giúp trẻ rèn luyện kỹ năng giải quyết tình
huống đó.
+ Trị chơi học tập: Hình thức trị chơi này giúp trẻ nhận biết, phân loại các
hành vi đúng và sai, nên và khơng nên. Từ đó, trẻ sẽ có nhận thức, tích lũy kinh
nghiệm thực tế để có thể giải quyết vấn đề trong tình huống cụ thể.
+ Lập bảng: Thiết kế và sử dụng các loại bảng để khuyến khích trẻ tham gia
vào hoạt động. Bảng đƣợc làm bằng bìa cứng hoặc gỗ để có thể sử dụng trong thời

gian dài. Nên thiết kế bảng có các vách ngăn, túi, các mảnh có thể thêm vào hoặc
lấy ra, các phần có thể di chuyển đƣợc [12].
1.2.4. Quản lý hoạt động GDKNTPV cho trẻ mầm non
1.2.4.1. Khái niệm
Trƣờng mầm non là nơi thực hiện mục tiêu GDMN. Quản lý HĐGD KNTPV
là một khâu quan trọng của hệ thống quản lý ngành học. Chất lƣợng các HĐGD
KNTPV trong trƣờng MN có ảnh hƣởng trực tiếp và quyết định đến chất lƣợng
GDMN, góp phần tạo nên chất lƣợng quản lý của ngành. Vì thế, HĐGD trở thành
khách thể cơ bản nhất chủ yếu nhất của các cấp quản lý GDMN. Mọi hoạt động chỉ
đạo của ngành đều nhằm tạo điều kiện tối ƣu cho sự vận hành và phát triển của các
cơ sở GDMN.
Nhƣ vậy, quản lý HĐGD KNTPV ở trường mầm non là q trình tác động
có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên để chính họ tác
động trực tiếp đến q trình GDKNTPV cho trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục
đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của bậc học.

18


×