Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Xây dựng hệ thống đề mở trong dạy học văn nghị luận xã hội theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 158 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG THỊ LÝ

XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐỀ MỞ TRONG DẠY HỌC VĂN
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
CHO HỌC SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG THỊ LÝ

XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐỀ MỞ TRONG DẠY HỌC VĂN
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
CHO HỌC SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Ngữ văn
Mã số: 8.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Dƣơng Tuyết Hạnh

HÀ NỘI – 2018




LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được luận văn, tơi xin được gửi lời biết ơn sâu sắc đến
Tiến sĩ (TS). Dương Tuyết Hạnh, người hướng dẫn khoa học đã hết mình giúp
đỡ, động viên tơi trong q trình thực hiện đề tài này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tồn thể các thầy cơ giáo, cán bộ quản lí
của Trường Đại học Giáo dục – Đại học quốc gia Hà nội đã nhiệt huyết truyền
đạt kiến thức bài giảng và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập nghiên cứu
trong suốt q trình theo học.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng luận văn khó tránh khỏi những thiếu
sót. Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp q báu của các thầy cơ
giáo và các bạn đồng nghiệp để hồn thiện đề tài nghiên cứu này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2018
Tác giả

Hoàng Thị Lý

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Viết tắt

Chữ viết đầy đủ


1

CNTT

Công nghệ thông tin

2

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

3

ĐC

4

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

5

GDPT

Giáo dục phát triển

6


GV

7

GQVĐ

8

HS

9

HSG

10

KTĐG

Kiểm tra đánh giá

11

KHGD

Khoa học giáo dục

12

LATS


Luận án Tiến sỹ

13

LL&PPDH

14

NL

15

NLVH

Nghị luận văn học

16

NLXH

Nghị luận xã hội

17

NXB

Nhà xuất bản

18


PPDH

Phương pháp dạy học

19

SBD

20

TC

Tiêu chí

21

TK

Thế kỷ

22

TN

Thực nghiệm

23

THCS


Trung học cơ sở

24

THPT

Trung học phổ thông

Đối chứng

Giáo viên
Giải quyết vấn đề
Học sinh
Học sinh giỏi

Lý luận và phương pháp dạy học
Năng lực

Số báo danh

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Mẫu rubric số 1 ............................................................................... 57
Bảng 2.2. Mẫu rubric số 2 ............................................................................... 57
Bảng 2.3. Rubric định tính cho đề bài minh họa ............................................ 59
Bảng 2.4. Rubric định lượng cho đề bài minh họa ......................................... 61
Bảng 3.1. Số liệu về HS ở nhóm ĐC và nhóm TN ....................................... 110

Bảng 3.2. Rubric hướng dẫn chấm đề thực nghiệm...................................... 112
Bảng 3.3. Thuyết minh tính khoa học của đề thực nghiệm .......................... 117
Bảng 3.4. Phân bố điểm của HS 2 nhóm TN và ĐC ..................................... 126
Biểu đồ 3.1.So sánh mức điểm của HS nhóm TN và ĐC ............................. 127
Bảng 3.5. Thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra ....................................... 128
Bảng 3.6. Điểm trung bình cộng của 2 nhóm TN và ĐC.............................. 128

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ ii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... iii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.................................... 14
1.1. Đề mở ....................................................................................................... 14
1.1.1. Quan niệm về đề mở .............................................................................. 14
1.1.2. Phân loại ............................................................................................... 20
1.2. Khái niệm văn nghị luận và các kiểu đề bài nghị luận xã hội ................. 23
1.2.1. Khái niệm văn bản nghị luận ................................................................ 23
1.2.2. Các kiểu đề bài nghị luận xã hội........................................................... 25
1.3. Ưu thế của đề mở trong việc phát triển năng lực cho học sinh lớp 12 khi
dạy văn nghị luận xã hội ................................................................................. 28
1.3.1. Năng lực ................................................................................................ 28
1.3.2. Ưu thế của đề mở đối với việc phát triển năng lực người học trong dạy
văn nghị luận xã hội ........................................................................................ 30
1.4. Thực trạng của việc xây dựng và sử dụng đề mở hiện nay ...................... 36
1.4.1. Đề mở trong bối cảnh đổi mới kiểm tra đánh giá ................................. 36
1.4.2. Vấn đề xây dựng và sử dụng đề mở môn Ngữ văn nhằm phát triển

năng lực cho học sinh lớp 12 trong dạy văn nghị luận xã hội ...................... 38
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 42
CHƢƠNG 2. ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐỀ MỞ NHẰM
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 12 TRONG DẠY
VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ........................................................................ 43
2.1. Nguyên tắc xây dựng đề mở nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp
12 khi dạy văn nghị luận xã hội ...................................................................... 43
2.1.1. Đảm bảo tính khoa học ......................................................................... 44
2.1.2. Đảm bảo tính phù hợp ........................................................................... 46
iv


2.1.3. Đảm bảo tính giáo dục .......................................................................... 47
2.1.4. Đảm bảo tính thẩm mỹ .......................................................................... 47
2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển tư duy...........................................41
2.1.6. Nguyên tắc đáp ứng khả năng vận dụng kiến thức...............................42
2.2. Đề xuất quy trình xây dựng đề mở trong dạy văn nghị luận xã hội nhằm phát
triển năng lực cho học sinh lớp 12 trung học phổ thơng .................................. 50
2.2.1. Xác định mục đích của việc ra đề ......................................................... 50
2.2.2. Sàng lọc, hệ thống hóa các nội dung kiến thức và kĩ năng phù hợp với
đối tượng ra đề ................................................................................................ 52
2.2.3. Thiết kế đề thi/ đề kiểm tra .................................................................... 53
2.2.4. Biên soạn đáp án và thang điểm ........................................................... 54
2.2.5. Sửa chữa, hoàn thiện............................................................................. 64
2.3. Giới thiệu một số đề mở trong dạy học văn nghị luận xã hội theo hướng
phát triển năng lực cho học sinh lớp 12 trung học phổ thơng......................... 65
2.3.1. Nhóm đề nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí................................ 66
2.3.2. Nhóm đề mở nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống .................. 81
2.3.3. Nhóm đề mở nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn
học ................................................................................................................... 95

2.4. Những lưu ý khi sử dụng đề mở trong dạy văn nghị luận xã hội...........100
Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................... 102
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .............................................. 103
3.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................... 103
3.2. Thời gian và đối tượng thực nghiệm ...................................................... 103
3.2.1. Thời gian thực nghiệm ........................................................................ 103
3.2.2. Đối tượng thực nghiệm........................................................................ 104
3.3. Quy trình thực nghiệm ........................................................................... 104
3.4. Tổ chức thực nghiệm.............................................................................. 106
3.4.1. Thiết kế đề mở trong dạy học văn nghị luận xã hội theo hướng phát
v


triển năng lực cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông. ............................. 106
3.4.2. Tổ chức kiểm tra học sinh ................................................................... 116
3.4.3. Thu thập ý kiến đánh giá của học sinh về đề kiểm tra ........................ 116
3.5. Kết quả thực nghiệm .............................................................................. 117
3.5.1. Phân tích định tính .............................................................................. 117
3.5.2. Phân tích định lượng ........................................................................... 120
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 123
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 126
PHỤ LỤC

vi


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
- Hiện nay, Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và trong phương

pháp dạy học Ngữ văn nói riêng đã trở thành một nhiệm vụ bức thiết của giáo
dục. Nghị quyết trung ương 4 khóa VII đã ch r nhiệm vụ quan trọng của
ngành giáo dục và đào tạo là: Phải khuyến khích tự học, phải áp dụng những
phương pháp dạy học hiện đại để b i dư ng cho người học những năng lực
tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề ”.
Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII tiếp tục kh ng định : Đổi mới phương
pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, r n luyện nếp tư duy sáng tạo
của người học. T ng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện
hiện đại vào quá tr nh dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên
cứu cho học sinh, nhất là sinh viên Cao đ ng, Đại học.”
Định hướng trên được pháp chế hóa tại điều 5.2, Luật Giáo dục năm 2005:
Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy
sáng tạo của người học; b i dư ng cho người học năng lực tự học, khả năng
thực hành, l ng say mê học tập và ý chí vươn lên.”
Để đạt được mục tiêu giáo dục, yêu cầu về nội dung và phương pháp
giáo dục trong Luật Giáo dục và các Nghị quyết của Trung ương Đảng,



giáo dục và đào tạo đã phát động phong trào đổi mới giáo dục, nhấn mạnh vào
đổi mới dạy học trong toàn quốc. Trong những năm gần đây, phong trào đổi
mới phương pháp dạy học đã được đ y mạnh ở tất cả các cấp học nói chung,
ở bậc phổ thơng nói riêng. Có nhiều phương pháp dạy học theo xu hướng mới
đã được vận dụng như: dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học theo
thuyết tình huống, dạy học hợp tác, dạy học khám phá, dạy học phân
hóa nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Trong
các phương pháp dạy học tích cực kể trên thì phương pháp dạy học khám phá
tỏ ra có hiệu quả và dễ vận dụng vào trong nhà trường phổ thông hiện nay.
7



Với phương pháp này, dựa vào kiến thức đã có học sinh làm việc với nội
dung mới một cách tự nhiên như là một nhu cầu chứ không phải p buộc. Hơn
nữa học sinh c n như được phát minh” ra kiến thức cho mình.
- Đề mở đã thể hiện được ưu điểm cũng như tầm quan trọng của mình
trong dạy học Ngữ văn. Điều đó được thể hiện khá r qua xu hướng ra đề mở
trong các kì thi quan trọng như: thi học sinh giỏi, kì thi THPT (trung học phổ
thông) quốc gia những năm gần đây đều được sử dụng dạng đề mở. Đặc biệt,
là đề mở kiểu bài NLXH (nghị luận xã hội) rất đa dạng và phong phú. Việc ra
đề thi mở theo hướng này là tích cực và rất đáng hoan nghênh. ởi, cuộc sống
thì phong phú, những vấn đề nảy sinh trong đời sống cũng rất nhiều và luôn
tươi mới. Nếu bám vào cuộc sống để ra đề thì kiến thức trong bài sẽ thiết thực
tránh lối ra đề áp đặt, xa rời thực tế hay đề thi bị xáo m n, khô cứng.
- Một lí do nữa khiến chúng tơi chọn đề tài Xây dựng hệ thống đề mở
theo hướng phát triển năng lực trong dạy văn nghị luận xã hội cho học sinh
lớp 12 cấp trung học phổ thơng”, đó là thực trạng ra đề mở hiện nay trong dạy
học Ngữ văn. Trong những năm gần đây, đề mở đã được sử dụng khá nhiều
trong dạy học Ngữ văn. Nó mang lại những kết quả khá khả quan như: phát
huy sự sáng tạo của học sinh, người học được thể hiện quan điểm của mình
với các vấn đề trong bài học

Hầu hết, các kì thi, kiểm tra đánh giá việc học

và vận dụng khi dạy học Ngữ văn đều có đề mở. Tuy nhiên, việc xây dựng hệ
thống đề mở, nhất là đối với từng lớp, từng cấp học lại chưa nhiều. Đặc biệt là
đề mở phần nghị luận xã hội. Với tầm quan trọng của đề mở trong kiểm tra
đánh giá khi dạy học văn, đặc biệt là khối 12 – THPT, các em chu n bị bước
vào cuộc thi THPT quốc gia, xa hơn nữa là cánh của đại học thì việc sử dụng
hệ thống đề mở trong kiểm tra đánh giá rất cần thiết. Vì vậy, chúng tơi đã chọ
đề tài này làm nghiên cứu của mình.

2. Lịch sử vấn đề
- Nội dung dạy học và KTĐG (kiểm tra đánh giá) trong môn Ngữ văn theo
định hướng phát triển NL (năng lực) đã được nhắc tới khá nhiều, nhất là trong
8


thời gian gần đây. Tuy nhiên, những cơng trình xây dựng đề mở nhằm phát
triển NL của người học chuyên sâu cho một khối lớp trong dạy học Ngữ
văn thì rất hạn chế. Cuốn sách Dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho
học sinh phổ thông: Lý thuyết và thực hành [4] của tác giả Trần Thị ích
Liễu là một trong số ít đầu sách có dành một phần nội dung đề cập đến vấn đề
phát triển NL sáng tạo cho HS (học sinh) trong môn Ngữ văn. Tuy vậy,
phần nội dung này lại chủ yếu được cụ thể hóa thơng qua việc hướng dẫn GV
(giáo viên) thiết kế giáo án để phát triển NL sáng tạo cho HS, chứ không đề
cập đến vấn đề KTĐG, nhất là việc ra đề mở môn Ngữ văn nhằm phát triển
NL người học. Trong bài viết Xác định cấu trúc và đường phát triển một
số NL trong môn học Ngữ văn ở trường phổ thông, tác giả Nguyễn Thị
Hồng Vân đã nghiên cứu về các thành tố cấu trúc của NL th m mỹ và NL
sáng tạo; qua đó phác thảo đường phát triển của các NL này. Đây là nghiên
cứu có ý nghĩa thiết thực trong việc cụ thể hóa những biểu hiện của NL trong
văn học ở HS. Tuy vậy, đúng như tác giả nhận định: Nghiên cứu mới là
những phác thảo ban đầu mang tính minh họa về cách thức xác định cấu trúc và
đường phát triển một số năng lực cốt lõi trong môn học Ngữ văn”[tr.49- 50].
Đổi mới cách ra đề thi ở môn Ngữ văn là một nội dung đã được nhắc tới
từ lâu, ít nhất là gắn liền với chương trình và SGK Ngữ văn từ năm 2006.
Trong cuốn Hệ thống đề mở Ngữ văn lớp 10, sau khi tiến hành khảo sát các
đề thi/ đề kiểm tra trong SGK Ngữ văn từ năm 2000 đến nay, các tác giả đã đi
đến nhận định: Điều đổi mới đáng ghi nhận nhất là việc tăng cường ra các
đề theo dạng mở đã kích thích được nhiều sự suy nghĩ độc lập, độc đáo và
sáng tạo của HS. Cũng trong cuốn sách này, các tác giả đã trình bày một số

vấn đề liên quan đến ưu điểm và hạn chế của đề mở: Cái hay của dạng đề
mở là phân hóa được HS rất rõ, người

viết bài khó mà chép được văn

mẫu, phải tự m nh suy nghĩ và viết ra những ý nghĩ của chính m nh
Điểm hạn chế của dạng đề này là ở chỗ khá khó đối với HS có lực học
trung b nh. GV chấm bài cũng phải rất vững tay v đáp án khó làm cho
9


rõ ràng, rành mạch.[8, tr. 9]
Về đề mở trong môn Ngữ văn, không thể không kể tới những nghiên cứu
của tác giả Đỗ Ngọc Thống. Trong cuốn Tài liệu chuyên Văn, tác giả có bài
Đề mở - nhận diện và cách làm bài. Nội dung của bài viết đã xác lập một
cách hiểu về đề mở, trình bày những vấn đề liên quan đến đề mở gắn với thực
tiễn KTĐG và có những gợi ý khá cụ thể về cách thực hiện một đề mở trong
mơn Ngữ văn.
Từ góc nhìn của những người xây dựng chương trình SGK (sách giáo
khoa) Ngữ văn, Trần Đình Sử có bài viết Đề mở trong dạy học làm văn
(2012). ài viết đã trình bày một số quan điểm của tác giả về đề mở và những
khó khăn cần khắc phục để phát huy những ưu iểm của dạng đề này trong dạy
học và KTĐG môn Ngữ văn. Tác giả cho rằng:
Đề mở là một hướng tiến bộ trong dạy học làm văn, những vẫn
đang là một vấn đề mới, chưa được nghiên cứu sâu, c n có những khía cạnh
chưa rõ, phải qua thực tiễn th mới nh n thấy hết được. Vấn đề này đ i hỏi
các GV nghiên cứu, suy nghĩ, nh n thấy chỗ mạnh, chỗ khó, thậm chí chỗ yếu
của nó, nghiên cứu PPDH (phương pháp dạy học) phù hợp th

phương


hướng này mới phát huy được tác dụng tích cực của nó. [6, tr.16]
- Năm 2014, thực hiện nhiệm vụ đổi mới GDPT (giáo dục phổ thông)
theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW, ộ GD&ĐT (Giáo dục và Đào tạo) tổ
chức hội thảo Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn
trong trường phổ thông. Hội thảo nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận và xây
dựng kế hoạch triển khai việc đổi mới phương thức KTĐG kết quả học tập
môn Ngữ văn theo định hướng phát triển NL người học với cách thức xây
dựng đề thi/ kiểm tra và đáp án theo hướng mở; tích hợp kiến thức liên môn;
giải quyết vấn đề thực tiễn... Hội thảo đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu, nhiều
CB-GV

tìm hiểu về đề mở nói riêng và hoạt động KTĐG trong mơn Ngữ

văn nói chung. Kết quả của hội thảo có ý nghĩa định hướng không nhỏ cho
hoạt động KTĐG trong môn Ngữ văn.
10


- Ngồi ra, c n có một số đầu sách giới thiệu đề thi và tuyển chọn những
bài làm văn hay; một số bài viết trên các tạp chí nghiên cứu, ý kiến trao đổi
trên các phương tiện truyền thơng

ít nhiều đề cập đến đề mở và việc sử

dụng đề mở trong dạy học và KTĐG môn Ngữ văn. Cuộc thi Ra đề, viết văn
theo hướng phát triển NL và phẩm chất do tạp chí Văn học và tuổi trẻ tổ
chức, được các thầy cô giáo và các em HS tích cực hưởng ứng, đã tạo nên
những hiệu ứng tích cực về đề mở trong thời gian gần đây.
-


ên cạnh đó, việc xây dựng đề mở nhằm phát triển năn lực người học

trong dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học phần văn nghị luận xã hội nói
riêng cũng đã có một số cơng trình như: Luận văn “Xây dựng hệ thống đề mở
môn ngữ văn nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh chuyên văn cấp
trung học phổ thông” của Nguyễn Thị Mỹ Duyên – Đại học Giáo dục – Đại
học Quốc gia Hà nội; “Sáng kiến kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm văn
nghị luận xã hội dạng đề mở” của Trần Thị Châu Thưởng – Sở Giáo dục
Đồng Nai
Tóm lại:
Từ việc khảo sát các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài



thể thấy: Đã có nhiều nghiên cứu về đề mở, song chủ yếu mới dừng lại ở việc
nêu nhận định về ưu điểm và hạn chế của đề mở so với đề truyền thống và
một số gợi ý cho việc ra đề mở và thực hiện đề mở. Các cơng trình nghiên
cứu về vấn đề phát triển NL cho HS môn Ngữ văn nói riêng

nhìn chung

c n ít. Đặc biệt, số cơng trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu về xây dựng đề
mở gắn với mục tiêu phát triển NL cho người học theo từng cấp học, từng
khối lớp trong việc dạy học văn NLXH là rất hạn chế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứ u
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất xây dựng hệ thống đề mở theo hướng phát triển năng lực cho
học sinh lớp 12 trung học phổ thông trong dạy văn nghị luận xã hội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn hướng đến làm r những vấn đề sau:
11


Tìm hiểu và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về đề mở,

-

ưu thế của đề mở NLXH (nghị luận xã hội) trong việc phát triển NL cho học
sinh trung học phổ thông.
Thực trạng ra đề mở hiện nay trong dạy học Ngữ văn, đặc biệt là

-

trong dạy văn NLXH cho học sinh lớp 12.
-

Xác định các nguyên tắc xây dựng đề mở trong môn Ngữ văn, đề

xuất quy trình xây dựng đề mở văn NLXH nhằm phát triển NL cho HS. Xây
dựng hệ thống đề mở nghị luận xã hội phát triển NL cho HS lớp 12 - trung học
phổ thông.
-

Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính phù hợp, khả thi của hệ

thống đề mở NLXH nhằm phát triển NL cho HS lớp 12.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề xây dựng đề mở phần văn NLXH trong dạy học môn Ngữ văn,

nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 12 cấp trung học phổ thông.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Vì NL của HS được thể hiện r nhất thông qua các hoạt động học tập;
nên trong đề tài này chúng tôi chủ trương nghiên cứu việc xây dựng hệ thống
đề mở gắn liền với hoạt động dạy học và KTĐG nhằm đánh giá được mức độ
phát triển NL ở HS lớp 12 – THPT.
Với HS lớp 12, các đề thường gồm hai câu hỏi nghị luận xã hội và nghị
luận văn học. Yêu cầu đọc hiểu văn bản, nếu có sẽ nằm trong hai câu nghị
luận nói trên. Vì vậy, để phục vụ thiết thực cho cơng tác dạy học và phát triển
NL cho HS lớp 12, đề tài của chúng tôi chủ trương tập trung nhiều hơn vào
việc nghiên cứu xây dựng các đề mở văn NLXH.
Để dễ dàng thực hiện việc nghiên cứu và kiểm chứng về hiệu quả của đề
mở trong việc phát triển NL cho HS, chúng tôi lựa chọn phạm vi nghiên cứu
thực tiễn là hoạt động dạy học của GV và HS lớp 12, trường THPT Quế V
số 1, t nh ắc Ninh.

12


Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đã sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu sau đây:
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Với mục tiêu phát triển NL cho đối tượng HS lớp 12, chúng tôi tiến hành
5.

tập hợp tư liệu liên quan đến đề mở, vấn đề phát triển NL cho HS lớp 12. Trên
cơ sở tổng hợp những tài liệu đã có, chúng tôi nêu quan điểm về nguyên tắc
biên soạn đề mở văn NLXH và đề xuất biện pháp thiết kế đề mở văn NLXH
nhằm phát triển NL cho HS lớp 12.

5.2. Nhóm phương pháp điều tra
Chúng tơi sử dụng bảng hỏi in sẵn các câu hỏi liên quan đến đặc điểm
tâm lý, trí tuệ, NL học tập, khả năng xử lý đề thi

của HS lớp 12. Và thực

hiện việc trưng cầu ý kiến của các Thầy/ Cô giáo đang trực tiếp giảng dạy
môn Ngữ văn ở một số trường THPT. Trưng cầu ý kiến của HS lớp 12 về đề
mở và việc thực hiện đề mở.
Để xử lý dữ liệu: Chúng tôi dùng phương pháp thống kê – phân loại, so
sánh – đối chiếu, tổng hợp....
5.3. Phương pháp thực nghiệm
Trong q trình thực hiện đề tài, chúng tơi sử dụng phương pháp thực
nghiệm trên hai nhóm HS lớp 12 với hai dạng đề kiểm tra môn Văn (dạng đề
truyền thống và đề mở). Trong đó:
- Nhóm đối tượng thực nghiệm thực hiện bài kiểm tra với đề mở
- Nhóm đối chứng có cùng trình độ, thực hiện bài kiểm tra với dạng
đề truyền thống.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tư liệu tham khảo, phụ lục; nội dung đề tài
của chúng tôi được cấu tạo gồm có ba chương:
- Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Chương II: Đề xuất biện pháp xây dựng hệ thống đề mở văn NLXH
nhằm phát triển NL cho HS lớp 12 - THPT
- Chương III: Thực nghiệm sư phạm
13


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


1.1. Đề mở
1.1.1. Quan niệm về đề mở
Khái niệm đề mở ban đầu được hiểu là một kiều đề/ bài kiểm tra cho
ph p học sinh được mở sách, sử dụng tài liệu. Cách gọi đó để phân biệt với
kiểu đề/ bài kiểm tra mà người học không được ph p mở sách, sử dụng tài
liệu. Nguồn gốc sâu xa của khái niệm đề mở có thể liên quan đến tên gọi của
một dạng bài kiểm tra ở Mỹ. Đó là: Test/ exmination with open books,open
notes (bài kiểm tra cho mở sách vở); phân biệt với dạng Test/ exmination with
closed books,closed notes (kiểm tra không được mở sách,mở vở).
Sau này, khái niệm đề mở được hiểu rộng hơn, đề mở là dạng đề ch có
những gợi dẫn nhất định, tùy theo từng trường hợp HS được tự lựa chọn vấn
đề, trình bày suy nghĩ, quan điểm của bản thân theo mức độ nhận thức trong
bài làm của mình, chứ khơng đơn thuần mang ý nghĩa là một loại đề cho cho
ph p mở tài liệu khi làm bài. Chữ mở trong đề mở có nội hàm được hiểu như
là một đặc điểm, một tính chất của đề; nó quy định sự khác nhau giữa đề mở
và đề truyền thống (c n gọi là đề đóng, hay đề kh p kín). Nếu đề Đề mở là
loại đề hoặc ch nêu vấn đề cần nghị luận, không nêu yêu cầu về thao tác lập
luận (như: hãy chứng minh, giải thích, bình luận,...) cũng như giới hạn của đề,
thì đề truyền thống là những đề bài có yêu cầu cụ thể về nội dung, các cách
thực hiện, phạm vi tư liệu, cách triển khai hoặc nguồn tư liệu để thực hiện đề
bài một cách hiệu quả nhất theo yêu cầu của đề bài. Trên thế giới, đề mở nghị
luận xã hội được đưa vào dạy học và kiểm tra đánh giá của người học từ lâu
đã như một yêu cầu bắt buộc trong dạy học môn Ngữ văn.
Ví dụ:

14


 Một số đề văn của Mĩ

Đề 1. Tổng thống Mĩ arack Obama và ill Clinton.
Đề 2. Có phải con người trở nên phụ thuộc vào công nghệ?
 Một số đề văn thi vào đại học của Trung Quốc năm 2006
Đề 1. Viết một bài văn với tiêu đề: Một n t chấm phá về

ắc Kinh”.

(Đề thi của thành phố ắc Kinh)
Đề 2. Viết một bài văn với chủ đề: Tôi muốn nắm chặt tay bạn”. (Đề thi
của thành phố Thượng Hải).
Đề 3. Lấy đôi vai làm chủ đề để viết một bài văn 800 chữ. (Đề thi của
t nh Liêu Ninh).
 Dưới đây là ví dụ về đề mở kiểu bài nghị luận xã hội trong tương
quan so sánh với đề truyền thống ở Việt Nam:
 Ví dụ 1: Đề nghị luận xã hội truyền thống
- Đề 1: Nhà thơ Pháp La Phơngten có nói: Tính ích k là thuốc độc giết
chết tình bạn”.
Hãy bình luận câu nói trên.
(Làm văn 10 – Sách ch nh lí hợp nhất năm 2000)
- Đề 2. Giải thích câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn”.
(Làm văn 10 – Sách ch nh lí hợp nhất năm 2000)
- Đề 3: Nhà bác học Đacuyn nói về kinh nghiệm thành cơng của mình
như sau: Tơi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tơi đều đã thu
nhận được bằng cách tự học”.
ình luận câu nói trên. Em có suy nghĩ gì về con đường học tập sắp tới
của mình.
(Làm văn 12 – Sách ch nh lí hợp nhất năm 2000)
 Ví dụ 2: Đề mở kiểu bài nghị luận xã hội.
-


Đề 1: Nhà văn L. Tơn – xtơi nói: Lí tưởng là ngọn đèn ch

đường. Khơng có lí tưởng thì khơng có phương hướng kiên định, mà khơng
có phương hướng thì khơng có cuộc sống”. Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai
tr của lí tưởng trong cuộc sống con người.
15


(Ngữ văn 12, tập 1 – In và lưu chiểu tháng 7 năm 2008)
-

Đề 2: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần

giảm thiểu tai nạn giao thông.
(Ngữ văn 12, tập 1 - In và lưu chiểu tháng 7 năm 2008)
-

Đề 3: Trích từ phần thi viết đoạn văn NLXH – đề thi THPT quốc

gia năm 2018.
“Hãy thức dậy, đất đai!
cho áo em tôi không c n vá vai
cho phần gạo mỗi nhà không c n thay bằng ngô, khoai, sắn...
xin bắt đầu t cơm no, áo ấm
r i th đi xa hơn - đẹp, và giàu, và sung sướng hơn
Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non
châu báu vô biên dưới thềm lục địa
r ng đại ngàn bạc vàng là thế
phù sa muôn đời như sữa mẹ
sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể

c n mặt đất hôm nay th em nghĩ thế nào?
l ng đất rất giàu, mặt đất cứ ngh o sao?
***
Lúc này ta làm thơ cho nhau
đưa đẩy mà chi mấy lời ngọt lạt
ta ca hát quá nhiều về tiềm lực
tiềm lực c n ngủ yên...
Tp. Hồ Chí Minh 1980 -1982
(Trích "Đánh thức tiềm lực", Ánh trăng - Cát trắng - Mẹ và em, Nguyễn
Duy, NX Hội Nhà văn, 2015, tr. 289-290)
Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước
của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay?”
16


Trong 2 ví dụ trên, những đề ở ví dụ 1 là đề NLXH truyền thống, những
đề thuộc ví dụ 2 là đề NLXH mở. Trong quan niệm truyền thống, một đề văn
nghị luận xã hội thường có hai phần: phần nêu vấn đề cần nghị luận và phần
yêu cầu kiểu bài (tức thao tác lập luận). Nói cách khác, đó là dạng đề mệnh
lệnh. Trong đề bài, khơng ch nêu vấn đề cần nghị luận mà cả yêu cầu thực
hiện (mệnh lệnh) như: suy nghĩ, b nh luận, giải thích, chứng minh,

R ràng,

những đề thuộc ví dụ 1 có yêu cầu cụ thể về thao tác lập luận, nội dung vấn đề
đều yêu cầu học sinh viết về một vấn đề cụ thể (tính ích kỉ giết chết t nh bạn;
uống nước nhớ ngu n, ), cùng sử dụng một hoặc hai thao tác lập luận (b nh
luận; giải thích; ) và dĩ nhiên là cùng một phương thức biểu đạt – văn nghị
luận. Mặt khác, vấn đề nghị luận thường là một chân lí đã được thừa nhận

(tác hại của tính ích kỉ; đạo lí truyền thống của dân tộc, ), học sinh thường
không cần phản biện, ch việc làm r hay minh họa tính đúng đắn tư tưởng ấy.
Trong khi đó, đề thuộc ví dụ 2 lại cho ph p HS thoải mái hơn trong
việc sử dụng thao tác lập luận cũng như xác định trọng tâm để triển khai bài
viết. Ngoài thao tác lập luận phân tích, các em có thể sử dụng kết hợp các
thao tác giải thích, chứng minh, so sánh, bình luận, bác bỏ

để bài viết tự

nhiên và thuyết phục hơn. Về nội dung, các em có thể vận dụng sự hiểu biết,
kiến thức của mình về vấn đề nghị luận bằng những luận điểm thể hiện ý kiến,
quan điểm, cái nhìn riêng biệt của cá nhân
Năm 2006, Chương trình và sách giáo khoa mới đã có nhiều đổi mới
trong cách kiểm tra, đánh giá học sinh, trong đó có sự đổi mới quan niệm về
đề văn. Nhằm kích thích suy nghĩ phong phú, đa dạng của nhiều đối tượng
học sinh, xu hướng ra đề văn nghị luận xã hội theo hướng mở ngày càng trở
nên phổ biến.
Nhận định về đề mở, tác giả Đinh Văn Thiện (2015) cho rằng : đề mở
không c n bị đóng khung một cách cứng nhắc về một số câu, chữ, một
số tác phẩm trong chương tr nh quy định, cũng khơng bị g bó vào một vài
quan điểm, nhận định có sẵn mn thủa đối với những tác phẩm văn học
17


trích ấy”.[44]
Trong cuốn Hệ thống đề mở Ngữ văn 10, tác giả Đỗ Ngọc Thống và
cộng sự từ phương diện hình thức cũng nêu quan niệm về đề mở như sau: Đề
mở là loại đề chỉ nêu vấn đề cần bàn luận trong bài nghị luận hoặc chỉ nêu
đề tài để viết văn tự sự, miêu tả


không nêu lệnh g về thao tác lập luận

như kiểu: hãy chứng minh, hãy giải thích, hãy phân tích

hoặc phương thức

biểu đạt như: hãy kể, hãy phát biểu cảm nghĩ, ”[47, tr.8]
Có thể thấy các quan niệm trên đều thống nhất ở chỗ đề cao tính khơng
hạn định của đề mở. Các nhà nghiên cứu đã nhìn nhận tính mở của đề mở ở
nhiều phương diện khác nhau, tùy thuộc vào tính chất và yêu cầu của kì thi/ kì
kiểm tra và của đối tượng làm bài. Cụ thể :
-

Về nội dung : Đề mở là dạng đề mà nội dung có tính gợi mở cao,

khơng bị áp đặt vào một vấn đề bó buộc nào. Nội dung của đề mở có thể là
những vấn đề tương đối rộng, chứ không nhất thiết phải thuộc phần kiến thức
mà HS đã được học. Đề mở vì vậy cho ph p đánh giá khả năng xâu chuỗi.
tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn, nhiều góc độ của HS; đồng thời kích thích
khả năng trình bày vấn đề theo ý hiểu và theo cá tính của người học.
-

Về hình thức trình bày và quan điểm đánh giá: Đề mở có thể được

diễn đạt một cách mới mẻ qua những giả định bất ngờ, những cách diễn đạt
lấp lửng, đa nghĩa, mang tính gợi mở cao

Qua đó, đề mở thường được dùng

với mục đích KTĐG khả năng ứng xử, khả năng phản biện, khả năng vận

dụng sáng tạo của người học. Đề mở cũng có thể là loại đề được sủ dụng cho
nhiều đối tượng HS. Tính mở ở đây thiên về khả năng đánh giá của đề với
những đối tượng khác nhau. Ví dụ: Theo Nguyễn Thị H ng Vân đã từng tìm
hiểu, trong kì đánh giá quốc gia của NAPLAN (Australia) năm 2009, tất cả
HS các lớp 3, 5, 7, 9 đều cùng làm một đề kiểm tra viết như sau:
Hôm nay chúng ta sẽ viết một bài văn tự sự hoặc một truyện ngắn.
Ý tưởng cho câu cho câu chuyện của bạn là “Chiếc hộp”. Cái g đang nằm
ở bên trong chiếc hộp? Làm thế nào đề t m ra nó? Nó có giá trị hay
18


khơng? Có thể nó là một vật sống! Trong hộp có thể c n xuất hiện một lời
nhắn hoặc một vật g đó rất bí ẩn. Cái g sẽ xảy ra trong câu chuyện bạn kể
nếu chiếc hộp được mở ra?
Với đề bài này, mỗi HS ở các lớp khác nhau, các trình độ khác nhau
đều có thể tưởng tượng, suy nghĩ và thể hiện NL cá nhân trong khi viết bài
theo gợi ý của đề bài. Mặc dầu sử dụng chung một đề thi nhưng mức độ phân
hóa rất r theo từng đối tượng
Tóm lại :
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về đề mở, song điểm thống nhất
là các ý kiến đều kh ng định tính mở và ưu thế của đề so với các dạng đề
truyền thống.
Có nhiều yếu tố để x t đề mở. Tuy nhiên, ta dẽ dàng có thể thấy tính mở
của đề bài được thể hiện r trên những phương diện sau:
- Về Nội dung: khơng bó buộc vào một vấn đề cụ thể hoặc ch nêu chủ
đề, HS phải tự xác định vấn đề .
- Về Thao tác lập luận: Không bắt buộc HS thực hiện yêu cầu của đề
bằng các mệnh lệnh như: Hãy giải thích, hãy chứng minh, hãy b nh luận mà
cho các em thấy được linh hoạt vận dụng các thao tác lập luận để làm sáng tó
vấn đề.

- Phạm vi tư liệu: Khơng giới hạn trong một khn khổ nhất định, mà
cho ph p HS có cơ hội huy động kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau đề làm
sáng tỏ yêu cầu của đề .
Đặc trưng tính mở đã tạo ra ưu thế của đề mở so với đề truyền thống: đề
mở cho ph p HS tự do, linh hoạt hơn khi xử lý yêu cầu của đề bài. Nó trở
thành mảnh đất gieo trồng cho những tư tưởng, quan điểm mới; những cách
diễn đạt/ khả năng thể hiện cái mới; những cách ứng xử linh hoạt, nhạy b n
của người học trước 1 vấn đề/ một tình huống được đặt ra. Nó góp phần phát
triển một cách toàn diện các năng lực cho người học được tốt nhất.

19


1.1.2. Phân loại
Có nhiều cách để phân loại đề mở. Đề mở có cả trong hai kiểu bài
NLVH và NLXH. Nhận định về đề mở, tác giả Đinh Văn Thiện cho rằng: đề
mở khơng c n bị đóng khung một cách cứng nhắc về một số câu, chữ, một số
tác ph m trong chương trình quy định, cũng khơng bị g bó vào một vài quan
điểm, nhận định có sẵn mn thủa đối với những tác ph m học trích ấy.”[44].
Căn cứ về tính mở của đề trên các phương diện về nội dung, thao tác thực
hiện, phạm vi tư liệu, theo GS. TS Trần Đình Sử có ba dạng đề mở thường
gặp là:
1.1.2.1. Đề mở về nội dung
Đối với đề mở về nội dung, các đề ch nêu ra đề tài, chủ đề, sau đó yêu
cầu HS cụ thể hóa thành một bài viết. Vì khơng thể hiện u cầu có tính chất
áp đặt về nội dung cụ thể cần triển khai, nên đề mở ở dạng này cho ph p HS
tự do phát triển ý của bài viết một cách linh hoạt bằng quan điểm cá nhân.
Hình thức của các đề mở về phương diện nội dung khá phong phú.
Chúng ta có thể đưa ra một số cách triển khai đề như sau:
 Đề ra dưới dạng một mệnh lệnh yêu cầu triển khai chủ đề sẵn có

Đề ch cung cấp một đề tài chung, HS có thể cụ thể hóa thành đề mục
hay nhan đề của bài viết.
- Đề 1: Suy nghĩ về ngọn lửa.
- Đề 2: Hãy viết bài văn về chủ đề người chiến thắng.
- Đề 3: Suy nghĩ từ hạt giống.
 Đề bài cung cấp thông tin/ ngữ liệu
Đề bài cung cấp thông tin/ ngữ liệu. Từ đó, yêu cầu HS tự lựa chọn vấn
đề trên cơ sở đọc hiểu thông tin/ ngữ liệu đó để triển khai thành một bài văn.
Thơng tin/ ngữ liệu được cho trong đề bài có thể là một bức tranh, một câu
chuyện nhỏ, một đoạn thơ/ bài thơ, một tình huống giả định, một m u tin
tức

Ví dụ:
- Đề: Chọn một trong ba tài liệu dưới đây làm bài theo yêu cầu bên dưới:
20


a. áo Dương Thành buổi tối (Quảng Châu) tường thuật: khoảng 17g30
ngày 13-10-2010, tại một con đường nhỏ ở Quảng Phật Ngũ Kim Thành
thuộc quận Nam Hải ở Phật Sơn, b gái Duyệt Duyệt 2 tuổi đang lững thững
đi ra đường đã bị một xe hơi loại bảy chỗ tông phải và cán lên phần gần đầu
của b . Lúc này b Duyệt Duyệt c n cử động, tài xế cho xe dừng lại vài giây
rồi thản nhiên cho xe chạy tiếp và bánh sau lại nghiến nát một phần thân thể
b

gái. Ch vài phút sau, một chiếc xe tải nhỏ tiếp tục cán nát đôi chân b gái

này”.
b. Đây là lần thứ 3 Nguyên cứu người, lại là lần định mệnh cướp đi sinh
mạng của em. Cả xã ình Chánh, huyện ình Sơn, t nh Quảng Ngãi, những

ngày qua xôn xao về sự ra đi của cậu học tr Trường THCS

ình Chánh.

Trưa 8-9, sau khi tập tành múa lân đón tết Trung thu, nhóm trẻ khoảng 10 đứa
rủ nhau đi tắm ao để giải nhiệt. Em Phạm Văn Thơ, học sinh lớp 6, không biết
bơi lại lội ra xa cách bờ khoảng 3m thì sụp hố sâu đuối nước. Trong khi em
vùng vẫy thì được anh Nguyên cứu vào bờ”, cậu b kể rồi khóc: khơng ngờ
ảnh kiệt sức...”.
Người lớn đã cấp tốc đưa Nguyên đến ệnh viện đa khoa Quảng Ngãi để
cấp cứu, song em kiệt sức lịm dần, rơi vào hôn mê sâu và không bao giờ t nh
lại nữa...
c. Hiệp sĩ đường phố” lập công ba ngày liên tiếp. Đây là vụ thứ ba liên
tiếp trong ba ngày hiệp sĩ đường phố” lập công. Hai ngày trước, anh Tiến
cũng đã bắt hai tên cướp giật dây chuyền trên đường Tơ Hiến Thành. Sau đó,
anh lại bắt quả tang được 2 kẻ trộm giàn giáo cơng trình ở quận 11.
Ngưỡng mộ thành tích hàng trăm lần bắt cuớp của anh Tiến, nhiều người
đã xin được làm đệ tử” của anh, cùng anh rong ruổi trên khắp các tuyến
đường Sài G n để bắt tội phạm. Hiện nay, nhóm hiệp sĩ đường phố” có
khoảng chục người.
Yêu cầu: Đọc kĩ tài liệu đã chọn, tự xác định đề mục, viết bài làm văn
nghị luận, biểu cảm không quá 800 chữ.
21


(Trần Đ nh Sử: Đề mở trong dạy – học làm văn, trong Tạp chí Văn học
và tuổi trẻ số 1 năm 2012)
1.1.2.2. Đề mở về thao tác
Đề mở về thao tác là những đề bài không ấn định cụ thể về cách thức
thực hiện bài viết bằng những mệnh lệnh như: Hãy chứng minh, hãy giải

thích, hãy b nh luận
Ví dụ:
- Nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt, Kim Lân) trong suy nghĩ của tôi.
- Câu chuyện giàu và ngh o trong xã hội hiện nay.
Với những đề mở này, HS có thể tự do lựa chọn thao tác lập luận và các
phương thức biểu đạt phù hợp để làm bài. Các em cũng có thể sử dụng kết
hợp nhiều thao tác lập luận khác nhau để tăng tính thuyết phục cho bài viết.
1.1.2.2. Đề mở về phạm vi tư liệu
Đề mở về phạm vi tư liệu là những đề bài không khoanh vùng tư liệu cụ
thể mà HS cần sử dụng để thực hiện bài viết. Với đặc điểm này, các đề bài sẽ
trao cho HS cơ hội được tự huy động, lựa chọn những tri thức từ nhiều nguồn
khác nhau để triển khai bài viết.
Ví dụ: Sức sống của một tác phẩm văn học mà anh/ chị u thích.
Với đề bài trên, HS có thể lựa chọn một tác ph m văn học bất kì (trong
hoặc ngồi chương trình, thuộc bộ phận văn học dân gian hoặc văn học viết,
tác ph m văn học Việt Nam hoặc tác ph m văn học nước ngoài ) để làm
sáng tỏ yêu cầu của đề bài.
Lưu ý: Trong thực tế, có những đề mở mang tính chất giao thoa của cả 3
dạng trên. Đó là những đề bài vừa cho ph p HS được triển khai bài viết bằng
nhận thức của bản thân, vừa khơng bó buộc về cách thức trình bày văn bản.
Với những cách hỏi đa dạng như: Viết tiếp một câu chuyện c n dang dở, viết
lại câu chuyện từ vai một nhân vật nào đó, trình bày cảm nghĩ về một bức
tranh

các đề này đã tạo không gian mở tối đa cho HS phát huy NL văn học

của mình.
22



Tóm lại:
Sự phong phú, đa dạng về nội dung và hình thức của đề mở là một tín
hiệu khả quan trong hoạt động dạy học và KTĐG môn Ngữ văn. Sự đa dạng
đó đảm bảo cho sự sáng tạo, có khả năng khơi gợi hứng thú của cả GV và HS.
Đề mở không ch tạo điều kiện cho HS phát huy những NL chuyên biệt như
cảm thụ, phân tích, lí giải và đánh giá các hiện tượng văn học; rèn luyện cho
các em cách thức và quy trình tạo lập văn bản; mà c n phát triển một cách
toàn diện các NL cho HS trong quá trình làm bài. Việc ra đề mở vì thế trở
thành một xu thế tất yếu trong dạy học Ngữ văn hiện nay.
1.2. Khái niệm văn nghị luận và các kiểu đề bài nghị luận xã hội
1.2.1. Khái niệm văn bản nghị luận
Kiểu văn bản là dạng thức tồn tại của phương thức biểu đạt. Phương
thức biểu đạt nào sẽ tạo nên kiểu văn bản tương ứng với nó. Mỗi kiểu văn bản
sẽ phản ánh đặc trưng riêng của phương thức biểu đạt tạo nên nó. Nói đến
V NL là để phân biệt nó với năm kiểu văn bản c n lại: Văn bản miêu tả, văn
bản tự sự, văn bản biểu cảm, văn bản thuyết minh, văn bản hành chính – cơng
vụ. Kiểu V NL là trong toàn bộ văn bản sẽ vận dụng phương thức nghị luận
để tạo lập (bao gồm cả văn bản nói và văn bản viết).
Cho tới nay đã xuất hiện rất nhiều định nghĩa về văn nghị luận. Theo từ
điển tiếng Việt do Hồng Phê chủ biên thì: “Nghị luận là bàn và đánh giá cho
rõ về một vấn đề nào đó. Văn nghị luận (thể văn dùng lí lẽ phân tích, giải
thích vấn đề)”. [28, tr. 676].
Trong cuốn Làm văn” do Đỗ Ngọc Thống chủ biên thì quan niệm: “Nói
một cách khái quát văn nghị luận là một thể loại nhằm phát biểu tư tưởng,
t nh cảm, thái độ, quan điểm của người viết một cách trực tiếp về văn học
hoặc chính trị, đạo đức, lối sống nhưng lại được tr nh bày bằng một thứ
ngôn ngữ trong sáng, hùng h n với những lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu
sức thuyết phục ”[36, tr. 168].
Theo Nguyễn Thanh Hùng trong cuốn Một số vấn đề văn nghị luận ở
23



×