Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Các nguyên tắc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (759.18 KB, 84 trang )

đại học quốc GIA Hà NI
KHOA LUT
---- ---

NGUYễN Thị lan Anh

Các nguyên tắc xây dựng nhà n-ớc
pháp quyền xà hội chủ nghĩa việt Nam

Chuyên ngành : Lí luận và lịch sử nhà n-ớc & pháp luật
MÃ số
: 60 38 01

Luận văn thạc sĩ luật học

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học : PGS. TS. Nguyễn Văn Động

Hà nội - năm 2009


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi với
sự hướng dẫn khoa học của PGS-TS Nguyễn Văn Động mà không hề có sự sao
chép lại của bất cứ một cơng trình khoa học nào khác. Mọi trích dẫn trong luận
văn này hồn tồn trung thực và chính xác theo những tài liệu tham khảo đã
được đề cập tại danh mục ở phần cuối luận văn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lan Anh

1




MỤC LỤC
Lời nói đầu

6
11

Chƣơng 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG NHÀ
NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1.1 – Khái niệm nhà nƣớc pháp quyền và Nhà nƣớc pháp quyền xã

11

hội chủ nghĩa Việt Nam
1.1.1 – Khái quát về tư tưởng nhà nước pháp quyền trong lịch sử

11

1.1.2 - Sự hình thành và phát triển của tư tưởng nhà nước pháp quyền ở

15

Việt Nam
1.1.3 - Những đặc điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt

23

Nam

1.2 – Các nguyên tắc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ

28

nghĩa Việt Nam
1.3 - Những bảo đảm cho việc thực hiện các nguyên tắc xây dựng

33

Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.3.1 – Những bảo đảm chung

33

1.3.2 - Những bảo đảm pháp lý

40

1.3.2.1 – Bảo đảm về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước

40

1.3.2.2- Bảo đảm về hệ thống pháp luật

41

1.3.2.3- Bảo đảm về tổ chức thực hiện pháp luật

42


1.3.2.4 - Bảo đảm về bảo vệ pháp luật

42

2


Chƣơng 2 - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHÍNH TRỊ - PHÁP
LÝ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC
PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

2.1 - Thực trạng thực hiện các nguyên tắc xây dựng Nhà nƣớc pháp

44

quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2.1.1 – Những thành tựu cơ bản của việc thực hiện các nguyên tắc xây

44

dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2.1.2 – Một số hạn chế của việc thực hiện các nguyên tắc xây dựng

49

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2.2- Những giải pháp chính trị - pháp lý cơ bản bảo đảm thực hiện

53


các nguyên tắc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
2.2.1 – Những giải pháp chính trị - pháp lý cơ bản bảo đảm thực

53

hiện nguyên tắc “Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam phải
giữ vững tính chất giai cấp cơng nhân và tính chất nhân dân, tính chất
nhân đạo của Nhà nước”
2.2.2 – Những giải pháp chính trị - pháp lý cơ bản bảo đảm thực

58

hiện nguyên tắc “Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam phải
nhằm phát huy được các giá trị của nền dân chủ XHCN và bảo đảm
quyền làm chủ của nhân dân”
2.2.3 – Những giải pháp chính trị - pháp lý cơ bản bảo đảm thực

64

hiện nguyên tắc “Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam phải
tiến hành đồng bộ với với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đổi mới
hệ thống chính trị”
2.2.4 – Những giải pháp chính trị - pháp lý cơ bản bảo đảm thực
hiện nguyên tắc “Cần tiếp thu và vận dụng các giá trị phổ biến và kinh
nghiệm thế giới về xây dựng nhà nước pháp quyền vào quá trình xây

3

69



dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam”
2. 2.5 – Những giải pháp chính trị - pháp lý cơ bản bảo đảm thực

74

hiện nguyên tắc “Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN phải đặt dưới
sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam”
Kết luận

79

Danh mục tài liệu tham khảo

81

4


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ban chấp hành Trung ương – BCH TƯ
Chủ nghĩa xã hội – CNXH
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam – CHXHCN Việt Nam
Xã hội chủ nghĩa – XHCN

5



LỜI NĨI ĐẦU
1 – Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Tại Việt Nam, thuật ngữ “xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân,
do nhân dân và vì nhân dân” xuất hiện lần đầu trong Văn kiện Hội nghị đại biểu
tồn quốc giữa nhiệm kỳ khố VII của Đảng (tháng 1 - 1994). Hội nghị Trung
ương 8 Khoá VII của Đảng (tháng 1 - 1995) tiếp tục đặt vấn đề “xây dựng Nhà
nước pháp quyền Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời, coi trọng
giáo dục, nâng cao đạo đức xã hội chủ nghĩa”. Văn kiện Đại hội VIII của Đảng
(năm 1996) nhấn mạnh: “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà
nước pháp quyền Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời, coi trọng
giáo dục, nâng cao đạo đức”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 Khoá VIII của
Đảng (tháng 6 - 1997) “Về tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh”, khẳng định: Đảng đã “từng bước phát
triển hệ thống quan điểm, nguyên tắc cơ bản về xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân”. Đại hội IX của Đảng (năm 2001) đặt
vấn đề tiếp tục “xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh
đạo của Đảng”. Tiếp đó, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khố IX của Đảng
(tháng 1 - 2004) khẳng định: “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng,
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ, tăng cường
kỷ cương, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. Đó là một hệ thống phương
hướng của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (từ đây,
cụm từ “Xã hội chủ nghĩa ” xin viết tắt là “XHCN”). Đây là một vấn đề rất mới
ở Việt Nam, nên Nghị quyết của Đảng cũng chỉ phác thảo ra những hướng chung
nhất về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.
Thực tiễn đổi mới trong những năm qua đã khẳng định yêu cầu xây dựng
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng như một xu
thế khách quan, mang tính quy luật của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội (từ đây,
cụm từ “Chủ nghĩa xã hội” xin viết tắt là “CNXH”)trong điều kiện phát triển

6



nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả
các nước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ
của nhau, khơng can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam vừa có giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền nói chung,
vừa phải thể hiện được những đặc trưng, bản chất, bản sắc của dân tộc Việt Nam,
con người Việt Nam.
Nhưng, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN khơng chỉ là một cuộc
cách mạng, nó là một cuộc đại cách mạng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử.
Cuộc đại cách mạng ấy lại được tiến hành trong bối cảnh đất nước đang trong
thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, cịn mn vàn khó khăn về kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội…trong đó, khó khăn lớn nhất phải kể đến là “nguy cơ
chệch hướng xã hội chủ nghĩa”. Nguy cơ này đã được Đảng ta cảnh báo trong
Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khóa VII) của Đảng họp tại Hà Nội,
từ ngày 20 đến 25-1-1994. Trong giai đoạn hiện nay, trước tình trạng nhiều vấn
đề xã hội bức xúc và gay gắt chưa được giải quyết tốt như nạn thiếu việc làm, sự
phát triển của tệ nạn xã hội, sự khó khăn về đời sống của một bộ phận nhân dân,
các thế lực thù địch ra sức chống phá thì nguy cơ chệch hướng XHCN vẫn tồn
tại và diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh đó việc xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
càng gặp nhiều khó khăn, thử thách.
Do đó, vấn đề cấp bách hiện nay là phải xây dựng được một hệ thống lý
luận về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, trong đó xác định rõ những
nguyên tắc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đồng thời trên cơ
sở đánh giá thực tiễn, tổng kết những mặt đã làm được, những mặt cịn hạn chế
trong q trình thực hiện các nguyên tắc, đề ra những giải pháp thích hợp nhằm
đảm bảo thực hiện các nguyên tắc ấy, nhằm từng bước xóa bỏ nguy cơ chệch
hướng, xây dựng thành cơng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.


7


2 - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Trong 15 năm trở lại đây, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam với
tính chất, đặc điểm là “nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lý
mọi mặt đời sống bằng pháp luật, đưa đất nước phát triển theo định hướng
XHCN, nhà nước được xây dựng trên cơ sở tăng cường, mở rộng khối đại đoàn
kết tồn dân, lấy liên minh giữa giai cấp cơng nhân với nơng dân và tầng lớp trí
thức làm nền tảng, do Đảng ta lãnh đạo” [24, tr.15] đã trở thành đối tượng
nghiên cứu của nhiều học giả.
Đề tài này một lần nữa hướng đến đối tượng nghiên cứu là Nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam, phạm vi của đề tài tập trung nghiên cứu về các nguyên
tắc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
3 - Tình hình nghiên cứu đề tài
Tư tưởng nhà nước pháp quyền đã có bề dày lịch sử hình thành và phát
triển ở trong và ngoài nước, cho đến nay, nhiều học giả hiện đại tiếp tục nghiên
cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về các nguyên tắc xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam với những đặc trưng riêng của một quốc gia
độc lập lại chủ yếu là đề tài nghiên cứu của các học giả trong nước. Trong
khoảng 15 năm trở lại đây, đã có nhiều học giả nghiên cứu vấn đề này như:
GS.TS Lê Minh Tâm (“Về tư tưởng Nhà nước pháp quyền và khái niệm Nhà
nước pháp quyền”, Tạp chí Luật học số 2/2002, tr 32 – 38); GS-TSKH Đào Trí
Úc (“Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân dưới sự lãnh đạo của Đảng - những thành tựu chủ yếu của 60 năm xây dựng
và phát triển”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật. Viện Nhà nước và pháp luật, Số
9/2005, tr. 03 – 15; Sách chuyên khảo: Mơ hình tổ chức và hoạt động của Nhà
nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội - 2007);
PGS.TS Nguyễn Văn Động (“vấn đề nhà nước pháp quyền”, Tạp chí cộng sản,
số 2/1992, tr 22-25; “Học thuyết về nhà nước pháp quyền:lịch sử và hiện tại”,

Tạp chí Luật học, số 6/1995, tr 11-16, 47); PGS.TS Bùi Xuân Đức (Đổi mới,

8


hồn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiƯn nay, NXB Tư pháp, HN 2007);
PGS.TS Hoàng Thị Kim Quế (Tư tưởng Đông, Tây về Nhà nước và pháp luậtNhững nhân tố Nhà nước pháp quyền, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 3/2002)....
4 - Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Nội dung của đề tài tập trung phân tích các vấn đề về cơ sở lý luận của các
nguyên tắc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, bao gồm những
vấn đề khái quát về tư tưởng nhà nước pháp quyền trong lịch sử; sự hình thành
và phát triển của tư tưởng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam; những đặc điểm
của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và các nguyên tắc xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện các nguyên tắc xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong thời gian qua, đề xuất những giải pháp
pháp lý bảo đảm thực hiện các nguyên tắc xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam trong thời gian tới.
5- Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, phương pháp nghiên cứu cơ bản mà luận văn sử
dụng là phương pháp quy nạp trên cơ sở thống kê, tổng hợp, nghiên cứu và phân
tích những cơ sở lý luận về các nguyên tắc xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. Phân tích, tổng hợp những bảo đảm cho việc thực hiện
các nguyên tắc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Trên cơ sở
đánh giá thực trạng thực hiện các nguyên tắc xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam, tổng hợp những giải pháp chính trị, pháp lý cơ bản đảm bảo
thực hiện các nguyên tắc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
6 - Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm hai chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về các nguyên tắc xây dựng Nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

9


Chương 2: Thực trạng và những giải pháp chính trị pháp lý bảo đảm thực
hiện các nguyên tắc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

10


CHƢƠNG 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP
QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1.1 – Khái niệm nhà nƣớc pháp quyền và Nhà nƣớc pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam
1.1.1. Khái quát về tư tưởng nhà nước pháp quyền trong lịch sử.
Tư tưởng nhà nước pháp quyền đã hình thành sớm trong lịch sử tư tưởng
chính trị - pháp lý, gắn liền với cuộc đấu tranh của nhân dân các dân tộc Châu
Âu vì tự do, dân chủ.
Cội nguồn của tư tưởng về nhà nước pháp quyền là những quan điểm của
các triết gia cổ đại (như: Salon, Aristot, Heraclit, Platon, Siseron..vv..) về sự
cần thiết phải thiết lập một chế độ nhà nước dựa hẳn vào pháp luật, chịu sự chi
phối của pháp luật. Đến cuối thể kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII các quan điểm này
đã được nâng lên thành tư tưởng khoa học khá hồn chỉnh. Những người có
cơng xây dựng tư tưởng ấy là các học giả tư sản tự do ở châu Âu như J.Locke,
S.L. Montesquieu, I.Kant, Hegel, vv…
Cùng với sự thăng trầm của lịch sử, những quan điểm, tư tưởng ấy được
bổ sung và ngày càng hoàn thiện bằng nhiều quan điểm lý luận mới, trở thành
hệ thống các tri thức khoa học dưới dạng các quan điểm, tư tưởng, lý luận rất

phong phú và phức tạp về mối quan hệ giữa nhà nước – pháp luật – con người
trong xã hội có giai cấp. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng về nhà nước pháp
quyền vẫn là thượng tơn vị trí, vai trị của pháp luật trong đời sống nhà nước và
đời sống xã hội.
Theo tư tưởng về nhà nước pháp quyền, nhà nước pháp quyền có một số
nội dung cơ bản sau đây:
- Nhà nước pháp quyền là nhà nước bảo đảm tính tối cao của pháp luật
trong đời sống nhà nước và đời sống xã hội, trong đó pháp luật phải phản ánh ý

11


chí chung của nhân dân, lợi ích chung của xã hội. Tính tối cao của pháp luật thể
hiện ở hai phương diện: thứ nhất, bảo đảm sự thống trị của pháp luật trong các
lĩnh vực của đời sống xã hội; thứ hai, tính bắt buộc của pháp luật đối với nhà
nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân; pháp luật là tiêu chuẩn, là căn cứ
cho mọi hoạt động của nhà nước và xã hội, nhà nước ban hành pháp luật nhưng
nhà nước cũng phải tuân thủ pháp luật.
- Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà trong đó các quyền, tự do, dân
chủ của cơng dân được nhà nước tôn trọng và bảo đảm. Nhà nước pháp quyền
không chỉ công nhận và tuyên bố các quyền tự do của cơng dân mà cịn phải
bảo đảm thực hiện và bảo vệ các quyền đó khi chúng bị xâm hại. Tự do của
một người là được làm những gì pháp luật không cấm trong khuôn khổ không
xâm phạm đến tự do của người khác. Pháp luật chỉ cấm những gì có hại cho xã
hội.
- Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà trong đó có mối quan hệ bình
đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa nhà nước với công dân. Cả nhà nước và cơng
dân đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Nhà nước coi quyền của cơng dân là
nghĩa vụ của mình và cơng dân cũng xem quyền của nhà nước là nghĩa vụ của
mình; khi vi phạm pháp luật thì cả hai bên đều phải chịu trách nhiệm pháp lý

như nhau, khơng có ngoại lệ.
Có thể nói, những đúc kết cơ bản đó về nhà nước pháp quyền của các
triết gia, các nhà lý luận, các nhà tư tưởng vĩ đại cho thấy, nhà nước pháp quyền
là một hình thức tổ chức và hoạt động của quyền lực nhà nước trong một “xã
hội công dân” thay thế “xã hội thần dân”. Giá trị của lý luận về nhà nước pháp
quyền trong lịch sử được thể hiện ở chỗ: coi nhà nước là tổ chức công quyền
chịu sự ràng buộc của pháp luật và thống nhất quản lý xã hội bằng pháp luật,
chống lại sự chuyên quyền, độc đoán và sự tùy tiện trong bộ máy nhà nước và
nhân viên của nó; coi cơng dân là chủ thể của “xã hội công dân”, công dân là
đối tượng phục vụ của nhà nước, nhà nước có trách nhiệm với công dân và bảo

12


đảm tự do của mỗi công dân trong khuôn khổ pháp luật, ngăn ngừa sự xâm hại
tự do của người khác và lợi ích của xã hội.
Có thể nói, tư tưởng về nhà nước pháp quyền được sinh ra trong cuộc
cách mạng giải phóng nhân loại khỏi chế độ phong kiến chuyên chế, nhưng
những tư tưởng ban đầu của nó đã bắt đầu từ thời cổ đại. Tư tưởng về nhà nước
pháp quyền ra đời gắn liền với sự khẳng định chủ quyền của nhân dân, nhân
dân là gốc của quyền lực, gắn liền với sự tự do của nhân dân được đảm bảo, với
sự tuân thủ pháp luật của nhà nước, sự phụ thuộc của nhà nước vào xã hội.
Với bản chất tiến bộ và nhân đạo, tư tưởng khoa học về nhà nước pháp
quyền đã trở thành một giá trị văn minh của nhân loại. Xu thế chung của các
quốc gia trên thế giới là hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền và do đó, tư
tưởng về nhà nước pháp quyền lại tiếp tục được bổ sung và hồn thiện. Hiện
nay, trong lý luận cịn có các quan điểm khác nhau về khái niệm và các yếu tố
cơ bản cuả nhà nước pháp quyền (tính tối cao của pháp luật, nghĩa vụ tuân thủ
pháp luật của nhà nước, nguyên tắc phân công quyền lực lập pháp, hành pháp
và tư pháp; dân chủ, xã hội công dân; quyền tự do cơ bản của công dân; chủ

quyền nhân dân…). Có quan điểm cho rằng, nhà nước pháp quyền là nhà nước
mà trong đó, mọi chủ thể, (khơng ngoại trừ nhà nước) đều tuân thủ nghiêm
chỉnh, chịu phục tùng pháp luật – một pháp luật có tính pháp lý cao, phù hợp
với lí trí, thể hiện đầy đủ những giá trị cao nhất của xã hội, của con người.
Quan điểm khác cho rằng: nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải có sự thống nhất
giữa tính tối cao của pháp luật với hình thức pháp lý của tổ chức quyền lực
chính trị; đó là hai yếu tố khơng thể thiếu khi nói đến nhà nước pháp quyền.
Quan điểm khác nữa lại định nghĩa về nhà nước pháp quyền dựa trên các đặc
trưng của nó, theo đó, nhà nước pháp quyền là nhà nước dựa trên các nguyên
tắc như tính tối cao của luật; chủ quyền của nhân dân; phân công quyền lực;
tính vững chắc của các quyền và tự do của con người..vv…

13


Tuy có nhấn mạnh về các khía cạnh khác nhau trong nội dung nhà nước
pháp quyền, nhưng quan điểm chung đều cho rằng, nhà nước pháp quyền
không phải là một kiểu nhà nước mới. Trong lịch sử loài người chỉ có 4 kiểu
nhà nước là nhà nước chủ nơ, phong kiến, tư sản và XHCN. Nhà nước pháp
quyền là hình thức phân công và tổ chức quyền lực nhà nước, nó có những đặc
trưng riêng: đó là nhà nước mà hiến pháp và các đạo luật phải giữ địa vị tối
cao; quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc phân công quyền lực;
con người là giá trị cao quý và mục tiêu cao nhất; bảo đảm chủ quyền của nhân
dân.
Tư tưởng về nhà nước pháp quyền được áp dụng ở các nước tư bản chủ
nghĩa gắn liền và phù hợp với chế độ chính trị đa đảng. Các đặc điểm, tiêu chí
của nhà nước pháp quyền có những mức độ thể hiện khác nhau ở các quốc gia
tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi nước. Có thể nói về ngun tắc phân
cơng quyền lực nhà nước, một trong những tiêu chí quan trọng nhất của nhà
nước pháp quyền tư sản thì các nước cũng có cách áp dụng khác nhau, khơng

theo một khn mẫu chung. Có những nhà nước tư sản áp dụng việc phân
quyền một cách mềm dẻo (ở các nhà nước theo chính thể đại nghị, giữa lập
pháp, hành pháp và tư pháp có sự phối hợp với nhau và hành pháp phải chịu
trách nhiệm trước lập pháp); có những nhà nước áp dụng phân quyền một cách
cứng rắn (ở các nhà nước theo chính thể cộng hịa tổng thống có sự độc lập của
các cơ quan quyền lực, hành pháp không chịu trách nhiệm trước lập pháp).
Như vậy, có thể thấy rằng khơng có một khn mẫu nhất định về nhà
nước pháp quyền để áp dụng chung cho mọi nhà nước tư sản với các hình thức
nhà nước khác nhau và càng khơng thể có một khn mẫu chung về nhà nước
pháp quyền áp dụng cho mọi nhà nước với những chế độ chính trị khác nhau.

14


1.1.2 - Sự hình thành và phát triển của tư tưởng nhà nước pháp quyền ở
Việt Nam
Ở các nước XHCN, sự nghiên cứu, tiếp thu, phát triển những yếu tố hợp
lý trong tư tưởng tư sản về nhà nước pháp quyền chỉ thực sự bắt đầu khi Liên
Xô và các nước XHCN thực hiện cải tổ, đổi mới vào khoảng những năm 80 cuối
thế kỷ trước. Bắt đầu bằng những bài viết của các nhà triết học, chính trị học,
luật học… đăng trên các báo của Đảng cộng sản Liên xơ và các tạp chí khoa học
chun nghành, sau đó là những cơng trình chun khảo có giá trị. Các nhà khoa
học khơng chỉ nghiên cứu một cách tồn diện, sâu sắc tư tưởng về nhà nước
pháp quyền trong lịch sử, từ nguồn gốc, nội dung, giá trị khoa học đến những
hạn chế, xu hướng phát triển của nó hiện nay mà còn luận giải để đưa ra căn cứ
khẳng định có thể xây dựng được nhà nước pháp quyền XHCN trên cơ sở tiếp
thu, vận dụng và phát triển những nhân tố hợp lý trong tư tưởng tư sản về nhà
nước pháp quyền.
Quan điểm về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN cịn được thể hiện
trong các bài nói, bài viết của các nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Liên Xô và nhà

nước xô viết, và cuối cùng, tư tưởng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN
được chính thức đưa vào văn kiện Đại hội XXVII Đảng cộng sản Liên Xô.
Ở các nước XHCN khác cũng vậy, việc nghiên cứu tư tưởng của các nhà
triết học cổ đại và các học giả tư sản về nhà nước pháp quyền cũng chỉ được bắt
đầu khi có đường lối đổi mới, cải cách của Đảng cộng sản. Một trong những
thành quả nghiên cứu ấy là các nhà khoa học đã xác lập được cơ sở lý luận và
thựuc tiễn chắc chắn của việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và đề xuất
với Đảng cộng sản đưa ra chủ trương, đường lối, chính sách để thực hiện sự
nghiệp vĩ đại ấy. Có thể nói, trong hầu hết các văn kiện đại hội các Đảng cộng
sản ở các nước XHCN Đông Âu trong giai đoạn từ khi có đường lối đổi mới, cải
cách cho đến lúc sụp đổ (1990 – 1991), đều chứa đựng những quan điểm, tư

15


tưởng về các phương hướng, giải pháp xây dựng thành công nhà nước pháp
quyền XHCN.
Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập Đảng ta và Nhà
nước ta, Người đích thân lãnh đạo việc xây dựng bộ máy nhà nước và hệ thống
pháp luật Việt Nam trong những năm đầu của cách mạng, trong thời kỳ kháng
chiến chống thựuc dân Pháp, đế quốc Mỹ, xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ đây,
cụm từ “chủ nghĩa xã hội” xin được viết tắt là “CNXH”) ở miền Bắc, đấu tranh
thống nhất đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi xướng, tổ chức cuộc
đấu tranh vạch trần bản chất phản nhân dân, phản tiến bộ của nhà nước, pháp
luật đế quốc, thực dân. Ở Người đã sớm hình thành một hệ thống quan điểm về
pháp quyền, nhân quyền (quyền con người), về Hiến pháp, về các quyền tự do,
dân chủ, về bản chất, vai trò của pháp luật trong xã hội…vv. Có thể nói mặc dù,
chưa một lần dùng đến khái niệm nhà nước pháp quyền , nhưng tư tưởng về nhà
nước pháp quyền của Hồ Chủ tịch lại vô cùng phong phú, thể hiện rõ nét trong
tư tưởng của người về dân chủ, nhà nước, pháp luật và nhân quyền.

Trước hết, nếu nhà nước pháp quyền xuất phát từ u cầu dân chủ thì ở
Hồ Chí Minh phải là một nền dân chủ triệt để, ở đó, nhân dân có vị trí trung tâm.
Cũng từ vị thế này của nhân dân, khi đã xác định chính thể “Việt Nam dân chủ
cộng hòa”, người khằng định nguồn gốc sâu xa của quyền lực nhà nước là ở
nhân dân:
“Nước ta là nước dân chủ
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân
Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra
...Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” [10,tr. 698].
Ở đây, nội dung dân chủ XHCN được vận dụng ở nhiều khía cạnh và
phát triển theo hướng triệt để, rằng quyền lực nhà nước là ở nhân dân mà nhà
nước chỉ là cơ quan đại diện được nhân dân trao quyền, nghĩa là quyết định cuối

16


cùng vẫn là ở nhân dân, do vậy, “nếu chính phủ mà có hại cho dân chúng thì đập
đổ chính phủ ấy đi”.
Hơn nữa, trong tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước hợp hiến, hợp
pháp thì nhà nước pháp quyền phải là nhà nước dân chủ, đồng thời phải là một
nhà nước hợp hiến, hợp pháp. Những tư tưởng ban đầu về một Hiến pháp dân
chủ được thể hiện rõ trong Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ VII (tháng
11/1940) rằng “Ban bố Hiến pháp dân chủ, ban bố những quyền tự do dân chủ
cho nhân dân, tự do ngơn luận, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp”.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành cơng, trong phiên họp đầu
tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra những nhiệm vụ
cấp bách, trong đó có 2 nhiệm vụ trực tiếp liên quan đến xây dựng nhà nước
pháp quyền là xác lập nền tảng dân chủ và pháp quyền cho chế độ nhà nước kiểu
mới, tổ chức tổng tuyển cử và xây dựng hiến pháp dân chủ. Trên nền tảng đó,

Người lãnh đạo và quán triệt vào thực tiễn xây dựng một nhà nước “của dân, do
dân, vì dân”.
Về hệ thống pháp luật, nếu nhà nước pháp quyền đề cao pháp luật thì ở
Hồ Chí Minh đó là hệ thống pháp luật dân chủ, nhân văn. Người viết “luật pháp
của chúng ta…là ý chí của giai cấp cơng nhân lãnh đạo cách mạng…, pháp luật
của ta hiện nay bảo vệ quyền lợi của hàng triệu người lao động…, pháp luật của
chúng ta là pháp luật thật sự dân chủ, vì nó bảo vệ quyền tự do dân chủ rộng rãi
cho nhân dân lao động. Nhân dân ta hiện nay có tự do, tự do trong kỷ luật. Mỗi
người có tự do của mình, nhưng phải tơn trọng tự do của người khác. Người nào
sử dụng quyền tự do quá mức mà phạm đến tựu do của người khác là phạm
pháp…” [11, tr.186].
Về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ và phát triển quyền con
người, trong hoàn cảnh lịch sử ấy, Hồ Chí Minh có cách tiếp cận vấn đề quyền
con người mới mẻ và sâu sắc từ thực trạng nhân dân bị áp bức, bóc lột nặng nề.

17


Vấn đề quyền con người không chỉ là quyền cá nhân mà cịn là quyền bình đẳng
dân tộc, độc lập dân tộc, giải phóng con người.
Những tư tưởng của Hồ Chủ tịch về nhà nước pháp quyền đã được Đảng
ta vận dụng và phát huy trong suốt quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN nhằm “chăm lo con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi
người”.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Bác Hồ luôn xuất phát từ
thực tiễn lịch sử cách mạng của Việt Nam, vận dụng sáng tạo các quan điểm của
chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của
nhân loại, bao gồm các tư tưởng tích cực, tiến bộ về nhà nước pháp quyền, tổ
chức nhà nước và kinh nghiệm áp dụng các tư tưởng đó của các nước trên thế
giới để đưa vào thử nghiệm và từng bước xây dựng, hoàn thiện ở Việt Nam. Đây

là q trình tìm tịi, nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc, khơng sao chép, rập khuôn,
giáo điều mà luôn sáng tạo để vận dụng một cách linh hoạt vào thực tiễn lịch sử
cách mạng Việt Nam.
Mặc dù trước đây chúng ta chưa sử dụng khái niệm nhà nước pháp quyền,
nhưng xét theo nội dung và yêu cầu khách quan của nhà nước pháp quyền thì
những nội dung và yêu cầu đó đã được nhận thức và diễn đạt ngày càng rõ nét
trong các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992 và trong các văn bản quy
phạm pháp luật khác. Đó chính là kết quả của việc vận dụng các quan điểm về
nhà nước pháp quyền của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong
thực tiễn xây dựng nhà nước kiểu mới ở nước ta.
Từ khi tiến hành thành công công cuộc đổi mới, chúng ta đặt vấn đề xây
dựng nhà nước pháp quyền là nhấn mạnh hơn những yêu cầu, nội dung xây dựng
nhà nước pháp quyền và nghiên cứu, tìm tòi những thiết chế cụ thể bảo đảm nhà
nước tuân thủ pháp luật, thực thi dân chủ, quản lý xã hội theo pháp luật và bằng
pháp luật, xây dựng một nhà nước pháp quyền thật sự của dân, do dân, vì dân.

18


Từ sau Đại hội VI của Đảng, tư tưởng về nhà nước pháp quyền của Đảng
cộng sản Việt Nam được thể hiện trong các văn kiện của Đảng, phản ánh quá
trình nhận thức ngày càng đúng đắn, đầy đủ, cụ thể và toàn diện hơn về tư tưởng
nhà nước pháp quyền trong lịch sử nhân loại cũng như quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng ở nước ta hiện nay.
Đầu tiên phải kể đến đường lối đổi mới do Đại hội VI của Đảng khởi
xướng đặt ra chủ trương phải “cải cách lớn” bộ máy nhà nước, sửa đổi Hiến
pháp năm 1980 đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Quá trình thực
hiện chủ trương cải cách nhà nước nói riêng và chuẩn bị sửa đổi Hiến pháp nói
chung địi hỏi phải tăng cường nghiên cứu các vấn đề lý luận về nhà nước, pháp

luật và vai trò, định hướng xây dựng nhà nước, pháp luật trong điều kiện Đảng
cầm quyền thực hiện đường lối đổi mới kinh tế. Kết quả nghiên cứu những vấn
đề này được phản ánh tập trung trong tác phẩm “Xây dựng nhà nước của nhân
dân – Thành tựu, kinh nghiệm, đổi mới” của đồng chí Đỗ Mười - được xuất bản
nhân dịp kỷ niệm 45 năm xây dựng nhà nước kiểu mới ở nước ta.
Trong tác phẩm này, mặc dù chưa đề cập đến khái niệm nhà nước pháp
quyền nhưng những nội dung, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền đã được
vạch ra rất rõ nét. Khi xác định yêu cầu đổi mới tổ chức, hoạt động của Nhà
nước để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, thực hiện được chế độ dân chủ
XHCN, đảm bảo cho đất nước ổn định và phát triển, đồng chí Đỗ Mười đã khẳng
định “phải xây dựng một nhà nước mà toàn bộ tổ chức, hoạt động của nó dựa
trên cơ sở pháp luật, tuân thủ pháp luật, đồng thời thực hiện được chức năng
quản lý xã hội bằng pháp luật”[26, tr. 62 - 63].
Lần đầu tiên, thuật ngữ nhà nước pháp quyền và sự cần thiết phải nghiên
cứu nhà nước pháp quyền được nêu trong bài phát biểu của đồng chí Đỗ Mười
tại Hội nghị toàn quốc về ngành tư pháp năm 1989: “Hiện nay, trên thế giới đang
trở lại khái niệm nhà nước pháp quyền mà nội dung quan trọng của nó là thừa

19


nhận sự thống trị của pháp luật đối với xã hội. Ở nước ta, có dùng khái niệm đó
hay khơng thì tùy, các nhà khoa học nên nghiên cứu”[14, tr.26].
Trong bài nói của mình tại Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương
Đảng cộng sản Việt Nam (Từ đây, cụm từ “Ban Chấp hành trung ương” xin
được viết tắt là “ BCH TƯ”), ngày 29/11/1991, đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười
lần đầu tiên nêu vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam: “Xây dựng
nhà nước pháp quyền, tổ chức và quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ, cả
nước là một chỉnh thể, thồng nhất quốc gia, thống nhất thị trường. Nhà nước ta
phải được xây dựng với đầy đủ tính pháp quyền trên cả ba mặt lập pháp, hành

pháp và tư pháp” [5,tr .18]. Tiếp đến, trong bài phát biểu tại kỳ họp thứ 11,
Quốc hội khóa VIII, ngày 15-4-1992 để thơng qua Hiến pháp mới 1992, một lần
nữa đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười lại nhấn mạnh: “Phải từng bước xây dựng
Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và
vì nhân dân, được quản lý thống nhất và có hiệu lực bằng pháp luật…Nói một
cách khái qt đó chính là nội dung, tinh thần cơ bản của Hiến pháp 1992 của
nước ta”[1, tr. 6-7].
Có thể nói, nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam,
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lần đầu tiên được chính thức đưa vào
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam tại
Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ, khoá VII, của Đảng, họp từ ngày
20/1/1994 đến ngày 25/1/2994 tại Hà Nội và được cả Hội nghị tán thành bằng
Nghị quyết lịch sử trong đó khẳng định:“Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đó là Nhà nước của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước
phát triển theo định hướng XHCN. Nhà nước pháp quyền Việt Nam được xây
dựng trên cơ sở tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh
giữa giai cấp công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng
ta lãnh đạo”[21, tr. 24].

20


Như vậy, đây là lần đầu tiên trong văn kiện quan trọng của Đảng chính
thức sử dụng thuật ngữ “nhà nước pháp quyền” và nêu cụ thể, toàn diện những
quan điểm, nguyên tắc, nội dung xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Với
cách thể hiện trong văn kiện này, tư tưởng về nhà nước pháp quyền có bước
phát triển rõ nét và toàn diện. Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam trở
thành chủ trương có tầm chiến lược, bao trùm toàn bộ tổ chức, hoạt động của
nhà nước, trở thành định hướng cho tồn bộ q trình và nội dung đổi mới tổ

chức, hoạt động của Nhà nước.
Hội nghị lần thứ 8 BCHTƯ Đảng khóa VII nêu rõ: “Tiếp tục xây dựng và
hồn thiện Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách
một bước nền hành chính nhà nước”. Sau khi đánh giá những thành tựu và
khuyết điểm, yếu kém trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta, Văn kiện
Hội nghị đã nêu 5 quan điểm cơ bản cần nắm vững trong q trình xây dựng,
kiện tồn bộ máy nhà nước, trong đó nêu rõ mục tiêu thứ 4 là “Tăng cường pháp
chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, quản lý xã hội
bằng pháp luật đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức xã hội”.
Sau mấy năm thực hiện chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền ở
nước ta, Nghị quyết thứ nhất của Hội nghị BCHTƯ lần thứ 3, khóa VIII của
Đảng đã nhận xét rằng Đảng ta”…đã từng bước phát triển hệ thống quan điểm,
nguyên tắc cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,
do dân và vì dân”, đồng thời cũng chỉ rõ: “Việc xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế là nhiệm vụ mới mẻ,
hiểu biết của chúng ta cịn ít, có nhiều việc phải vừa làm, vừa tìm tịi, rút kinh
nghiệm”. Hơn nữa, Nghị quyết khẳng định cần tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 8 BCHTƯ (khóa VII) và nhấn mạnh ba yêu cầu là tiếp tục phát huy
tốt hơn và nhiều hơn quyền làm chủ của nhân dân qua các hình thức dân chủ đại
diện và dân chủ trực tiếp; xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (từ đây, cụm từ “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” xin

21


viết tắt là “CHXHCN VN”) trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu
quả…; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.
Báo cáo chính trị của BCHTƯ tại Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt
Nam khẳng định: “Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ
của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Quyền lực nhà

nước là thống nhất, có sự phân cơng và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước quản lý
xã hội bằng pháp luật. mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, cơng chức, mọi cơng dân có
nghĩa vụ chấp hành hiến pháp và pháp luật”. Mặt khác, văn kiện Đại hội xác
định “xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của
Đảng” là nhiệm vụ số một, bao trùm, chi phối các nhiệm vụ khác trong nội dung
của phần thứ IX về “đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát
huy dân chủ, tăng cường pháp chế”[4, tr. 125].
Báo cáo chính trị của BCHTƯ Đảng khóa IX tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X của Đảng một lần nữa khẳng định mục tiêu và phương hướng
phát triển đất nước 5 năm 2006 - 2010: “ Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, cụ thể là “Xây dựng cơ chế
vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả
quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có
sự phân cơng, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi
của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra,
giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ
quan công quyền...” Việc ghi nhận nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền ở
Việt Nam trong Hiến pháp năm 1992, quan điểm của Đảng ta về xây dựng Nhà
nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong Đại
hội IX, X đã khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta xây dựng thành
công Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam - một trong những điều kiện chính

22


trị quan trọng nhất để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.
1.1.3 - Những đặc điểm của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Nhà nước pháp quyền với tính cách là tư tưởng về tổ chức và thực hiện
quyền lực nhà nước, là một giá trị, là tinh hoa của nhân loại có thể được áp dụng
ở các nước trên cơ sở những nét đặc trưng về văn hố, chính trị, tư tưởng – pháp
lý, truyền thống dân tộc. Điều quan trọng là chúng ta phải tìm ra được những đặc
điểm cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCNN Việt Nam với bản sắc dân tộc,
truyền thống, văn hoá và những điều kiện riêng của Việt Nam.
Đối với chúng ta, nói xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN là nói tới
một phương thức tổ chức nền chính trị XHCN và nhà nước XHCN mà mục tiêu
là khơng ngừng duy trì bản chất giai cấp cơng nhân và tính nhân dân của nhà
nước, phát huy cao độ dân chủ XHCN, làm cho nhà nước thật sự trong sạch,
vững mạnh, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý và điều hành.
Tuy nhiên, từ thực tiễn quá trình đổi mới, cải cách bộ máy nhà nước mấy
năm qua ở nước ta cho thấy, do chưa thực hiện đúng vày đầy đủ các nguyên tắc
xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN nên vẫn tồn tại nguy cơ “chệch hướng”.
Do đó, xác định rõ những đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền là góp phần
làm rõ nội dung, yêu cầu của các nguyên tắc xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN.
Từ thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, có thể nêu
lên các đặc điểm của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân,
vì dân như sau:
Một là, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà nước thật sự của
dân, do dân, vì dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là
liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức (Điều
2, Hiến pháp năm 1992).

23


Đây là đặc điểm cơ bản được ghi nhận trong tất cả các Hiến pháp của Nhà
nước ta từ Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 1992 và được thể hiện cụ thể trong các

quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp,
tư pháp, của cả bộ máy Nhà nước ta. Khẳng định quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân không chỉ là nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong Hiến pháp mà còn
gắn liền với việc thiết lập các cơ chế bảo đảm thực hiện quyền lực thực sự của
nhân dân, đảm bảo cho nhân dân có thể thơng qua các hình thức khác nhau để
tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước.
Lý do của điều này là, ở nước ta, chính quyền và nhà nước chính là thành
quả trực tiếp của Cách mạng tháng Tám do nhân dân thực hiện thành công dưới
sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặt khác, nhân dân là chủ thể
của quyền lực nhà nước, cũng là người trực tiếp hoặc gián tiếp xây dựng nên bộ
máy nhà nước gồm các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương; xây dựng
và thực hiện pháp luật, kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà
nước...Chính vì thế, Nhà nước ta là Nhà nước mà mơ hình tổ chức phản ánh đầy
đủ nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, phục vụ lợi ích chính đáng
của nhân dân; tất cả các cơ quan Nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước đều luôn
tôn trọng nhân dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng
nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; toàn bộ hoạt động
của Nhà nước đều nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích chính đáng của nhân dân; việc
đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cũng xuất phát từ nhu cầu,
lợi ích chính đáng của nhân dân.
Hai là, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được tổ chức theo nguyên
tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt
chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp. Đây vừa là nguyên tắc tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước,
vừa là quan điểm chỉ đạo quá trình tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước trong thời
kỳ mới. Ở đây, có thể hiểu rằng, sự thống nhất là nền tảng, sự phân công, phối

24



×