Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Chính sách pháp luật của campuchia về biển đảo và một số bài học kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN HẠNH LINH

CHÝNH S¸CH PHáP LUậT CủA CAMPUCHIA Về BIểN ĐảO
Và MộT Số BàI HäC KINH NGHIÖM CHO VIÖT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN HẠNH LINH

CHÝNH S¸CH PHáP LUậT CủA CAMPUCHIA Về BIểN ĐảO
Và MộT Số BàI HäC KINH NGHIÖM CHO VIÖT NAM
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 8380101.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN BÁ DIẾN

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã
hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Trần Hạnh Linh


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục sơ đồ, bản đồ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ CAMPUCHIA VÀ HỆ THỐNG CHÍNH
SÁCH PHÁP LUẬT CỦA CAMPUCHIA VỀ BIỂN ĐẢO ........... 7
1.1.

Khái quát về đất nƣớc Campuchia ................................................... 7

1.1.1. Đôi nét về địa lý, lịch sử và chính trị của Campuchia ......................... 7
1.1.2. Vùng biển Campuchia .......................................................................... 9

1.2.

Khái quát về hệ thống pháp luật Campuchia ................................ 12

1.3.

Tổng quan chính sách, pháp luật của Campuchia về biển đảo ... 15

1.3.1. Khái niệm chính sách, pháp luật Campuchia về biển đảo ................. 15
1.3.2. Đặc điểm của hệ thống chính sách pháp luật của Campuchia về
biển đảo .............................................................................................. 16
1.4.

Các cơ quan có thẩm quyền thực thi các vấn đề về biển đảo
của Campuchia ................................................................................. 19

Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH BAN HÀNH VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH
PHÁP LUẬT CỦA CAMPUCHIA VỀ BIỂN ĐẢO ..................... 23
2.1.

Q trình ban hành chính sách pháp luật của Campuchia về
biển đảo ............................................................................................. 23

2.1.1.

Các tuyên bố về các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền ....... 23

2.1.2. Chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường và khai thác tài
nguyên biển ........................................................................................ 29
2.1.3. Chính sách pháp luật về ngư nghiệp .................................................. 33



2.1.4.

Chính sách pháp luật về quốc phịng, an tồn an ninh hàng hải ............... 34

2.1.5. Chính sách pháp luật về nghiên cứu khoa học và phát triển
nguồn nhân lực biển ........................................................................... 38
2.1.6. Pháp luật Campuchia về biển đảo trong mối tương quan với pháp
luật quốc tế ......................................................................................... 39
2.2.

Vấn đề thực thi chủ quyền và quyền chủ quyền biển đảo của
Campuchia ........................................................................................ 43

2.2.1. Vấn đề phân định biển giữa Campuchia và các nước hữu quan ........... 43
2.2.2. Một số vấn đề thực tiễn về an ninh hàng hải của Campuchia .............. 64
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CHÍNH
SÁCH PHÁP LUẬT VỀ BIỂN ĐẢO CỦA VIỆT NAM .............. 69
3.1.

Tổng quan về chính sách pháp luật biển đảo của Việt Nam ........ 69

3.1.1. Khái quát hệ thống chính sách pháp luật về biển đảo của Việt Nam ........ 70
3.1.2. Đánh giá hệ thống chính sách pháp luật Việt Nam về biển đảo ........ 72
3.2.

Đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện chính sách
pháp luật của Việt Nam về biển đảo ............................................... 76


3.2.1. Phương hướng, giải pháp từ việc nghiên cứu chính sách pháp
luật về biển đảo của Campuchia......................................................... 77
3.2.2. Phương hướng, giải pháp từ thực tiễn thực thi chủ quyền biển
đảo của Campuchia ............................................................................ 80
KẾT LUẬN .................................................................................................... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 87


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

FiA

Ủy ban Ngư nghiệp

NCMS

Ủy ban an ninh hàng hải quốc gia

NSDP

Chính sách phát triển chiến lược quốc gia

UNCLOS

Công ước Liên hợp quốc về luật biển



DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ

Số hiệu

Tên sơ đồ, bản đồ

Trang

Sơ đồ 1.1

Bộ máy Campuchia về biển đảo

19

Bản đồ 2.1

Hệ thống đường cơ sở của Campuchia năm 1957

24

Bản đồ 2.2

Hệ thống đường cơ sở của Campuchia năm 1972

26

Bản đồ 2.3

Hệ thống đường cơ sở của Campuchia và Việt Nam

năm 1982

28


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Campuchia là một quốc gia tại Đông Nam Á, nằm bên bờ vịnh Thái
Lan và nằm giữa các nước Thái Lan, Việt Nam và Lào. Quốc gia này có
2.572 km đường biên giới, trong đó với Việt Nam là 1.228 km, với Thái Lan
là 803 km và với Lào là 541 km, cùng với 443 km đường bờ biển. Campuchia
đã khẳng định các đường cơ sở thẳng dọc bờ biển của mình, đồng thời khẳng
định vùng nước lịch sử với Việt Nam. Quốc gia này cũng tuyên bố về khu vực
thềm lục địa vào năm 1972 và 1982. Giữa Campuchia và các nước có chủ
quyền và quyền chủ quyền trong khu vực vịnh Thái Lan có xảy ra những
tranh chấp liên quan đến vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chống lấn,
Campuchia và Việt Nam cũng từng trải qua một quá trình tranh chấp khá
phức tạp liên quan đến vấn đề biên giới trên biển và chủ quyền đối với các
đảo trên vịnh Thái Lan.
Là một quốc gia đã kí Cơng ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm
1982, tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, Campuchia vẫn chưa phê chuẩn và
gia nhập Cơng ước này. Nhìn chung, trong hệ thống pháp luật Campuchia chưa
có một văn bản pháp lý thống nhất quy định bao quát các lĩnh vực của biển
đảo. Pháp luật về biển đảo của Campuchia được thể hiện trong các tuyên bố về
vùng biển thuộc chủ quyền (Nghị định của Hội đồng nhà nước Campuchia
tháng 7 năm 1982 về vùng lãnh hải và thềm lục địa..) các điều ước, thỏa thuận
quốc tế kí kết với các quốc gia về phân định biên giới biển, khai thác chung
(Hiệp ước hịa bình, hữu nghị và hợp tác giữa CHXHCN Việt Nam và CHND
Campuchia 1979; Hiệp định về vùng nước lịch sử của nước CHXHCN Việt
Nam và nước CHND Campuchia năm 1982; Hiệp định về quy chế biên giới

giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Campuchia năm 1983; Biên bản ghi nhớ

1


về Thỏa thuận liên quan đến vùng thềm lục địa chồng lấn với Thái Lan năm
2001,… ngoài ra các vấn đề về biển đảo còn nằm rải rác ở các văn bản, chính
sách và chiến lược phát triển khác như Luật quản lý tài nguyên nước, Kế hoạch
chiến lược trong phát triển ngư nghiệp…của Campuchia.
Campuchia và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1967.
Có thể nói, giữa hai quốc gia có mối quan hệ đồn kết. hữu nghị truyền thống,
và ln góp phần hỗ trợ lẫn nhau trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi quốc gia. Đồng thời, là quốc gia láng giềng
có chung đường biên giới trên biển với Việt Nam, nên mọi chính sách, pháp
luật của Campuchia về vấn đề biển đảo có ảnh hưởng, tác động không nhỏ đối
với nước ta, đặc biệt là việc phân định ranh giới biển giữa hai nước cho đến
nay vẫn cịn gây nhiều tranh cãi. Việc tìm hiểu, nghiên cứu về pháp luật biển
đảo Campuchia do đó lại càng là điều cần thiết.
Vì những lí do đã đề cập ở trên, trong phạm vi của luận văn này, tác giả
tập trung khai thác các chính sách, pháp luật của Campuchia về biển đảo, nhìn
nhận nó trong tương quan với luật pháp quốc tế, hay cách thức mà chính sách
pháp luật mà nước này được áp dụng để giải quyết những vấn đề thực tiễn
phát sinh trên những vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền ở biển
Đơng, từ đó, khơng chỉ nhằm rút ra những bài học, kinh nghiệm nhằm hồn
thiện pháp luật biển đảo của Việt Nam, mà cịn góp phần đề ra những giải
pháp nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực biển đảo còn tồn tại
giữa hai nước, tăng cường mối quan hệ hữu nghị hợp tác song phương bền
vững, lâu dài, đồng thời đóng góp tích cực vào hịa bình, ổn định, hợp tác phát
triển ở khu vực và trên toàn thế giới.
2. Mục tiêu nghiên cứu

a. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Luận văn tập trung nghiên cứu chính sách, pháp luật về biển đảo của

2


Campuchia, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp để hoàn thiện pháp luật Việt Nam
về biển đảo.
b. Mục tiêu cụ thể
• Nghiên cứu những vấn đề quan trọng trong chính sách, pháp luật
Campuchia về biển đảo: các văn bản luật, văn bản dưới luật trong nước;
những điều ước quốc tế đa phương về biển đảo mà Campuchia là thành viên;
những điều ước song phương kí kết với các quốc gia có quyền lợi liên quan
đến việc thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền trên biển Đơng
• Tìm hiểu thực tiễn việc thực thi chủ quyền và quyền chủ quyền của
Campuchia trên biển Đông, những tranh chấp mà quốc gia này đã tham gia và
chủ trương, chính sách của Campuchia đối với những vấn đề kể trên.
• Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn đó, tổng kết
được những bài học kinh nghiệm, cùng những thách thức đặt ra cho Việt Nam
đồng thời đề xuất những giải pháp hiệu quả nhằm hoàn thiện pháp luật về
biển đảo của Việt Nam.
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
• Tính cho đến thời điểm hiện tại, đã có khơng ít những tài liệu trong và
ngồi nước khai thác vấn đề chính sách, pháp luật của Campuchia về biển đảo
trên các phương diện khác nhau.
Nổi bật trong nước là các tài liệu phân tích, bình luận chính sách của
Campuchia về vấn đề phân định biên giới biển, đó là luận văn thạc sĩ của
Phạm Thị Hồng Phượng với tên đề tài Về việc phân định biên giới biển Việt
Nam – Campuchia (2008) hay Đỗ Thị Hằng với luận văn thạc sĩ Vấn đề
phân định biên giới trên biển giữa Việt Nam và Campuchia dưới góc độ

luật pháp quốc tế (2015), cũng như các bài viết của Nguyễn Minh Ngọc,
trong đó có Quan hệ Việt Nam – Campuchia và Vấn đề phân định biên giới
biển tại Vịnh Thái Lan.

3


Các tài liệu nước ngoài mà tác giả đã thu thập được khai thác nhiều nội
dung liên quan dưới các phương diện phong phú và đa dạng hơn, có thể kể
đến đó là các bài viết: Thailand and Cambodia maritime disputes (Tranh chấp
giữa Thái Lan và Campuchia) của Captain Somjade Kongrawd, cơng trình
nghiên cứu tổng quan về pháp luật Campuchia trong đó có pháp luật trong
lĩnh vực biển đảo và hàng hải được đề cập trong Introduction to Cambodian
Law (Tổng quan về pháp luật Campuchia) của nhóm tác giả Hor Peng, Kong
Phallack, Jörg Menzel (Eds), hay vấn đề an ninh hàng hải của Campuchia
được Chap Sotharith phân tích trong Maritime Security in Cambodia: A
Critical Assessment…
Tuy nhiên, tác giả nhận thấy, tính đến thời điểm hiện tại chưa có đề tài
nào đi theo hướng nghiên cứu chính sách, pháp luật của Campuchia về biển
đảo dưới góc độ tổng hợp và thống nhất. Luận văn hi vọng có thể cung cấp
một cái nhìn bao qt và tồn diện về chính sách, pháp luật biển đảo của
Campuchia, trong đó, tập trung chủ yếu vào vấn đề về chủ quyền lãnh thổ hay
phân định biên giới biển, bên cạnh đó, tác giả mở rộng ra các phương diện
khác như vấn đề khai thác và bảo vệ môi trường biển, an ninh hàng hải…
Luận văn có thể đóng góp như là một phương tiện tham khảo cho công
tác nghiên cứu và giảng dạy tại nhà trường, các cơ sở giáo dục và viện nghiên
cứu, hay các doanh nghiệp có nhu cầu mong muốn tìm hiểu, cung cấp những
luận giải khách quan và khoa học về chính sách, pháp luật về biển đảo của đất
nước láng giềng Campuchia, phục vụ cho việc hoạch định chính sách pháp
luật Việt Nam trong nước cũng như chính sách ngoại giao với nước bạn, tăng

cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai bên.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những nguyên tắc, quy phạm, các học
thuyết, trường phái trong luật pháp quốc tế về biển đảo; những chủ trương,

4


chính sách và pháp luật của Campuchia về biển đảo; một số sự kiện chính trị
xã hội trong khu vực và thế giới liên quan đến thực tiễn thực thi chủ quyền và
quyền chủ quyền của Campuchia trên biển; định hướng, chính sách của Đảng
và pháp luật của Việt Nam về lĩnh vực liên quan, đặc biệt nghiên cứu trong
mối tương quan với pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật biển đảo của
Campuchia.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu
khoa học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp thu
thập và xử lý thơng tin định tính, phân tích, tổng hợp, chứng minh, so sánh luật
học, phương pháp đánh giá và bình luận nhằm làm nổi bật những điểm cơ bản
trong chủ trương, chính sách, pháp luật về biển đảo của Campuchia.
6. Khái quát nội dung đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm những chương sau đây:
Chương 1: Tổng quan về Campuchia và hệ thống chính sách pháp luật
của Campuchia về biển đảo
Chương 2: Quá trình ban hành và thực thi chính sách pháp luật của
Campuchia về biển đảo
Chương 3: Phương hướng, giải pháp hồn thiện chính sách pháp luật về
biển đảo của Việt Nam
7. Một số đề xuất kiến nghị

Sau khi nghiên cứu hệ thống pháp luật, chính sách Campuchia về biển
đảo đồng thời xem xét lại hệ thống chính sách pháp luật Việt Nam, luận văn
đưa ra một số đề xuất, kiến nghị như sau:
- Tiếp tục đẩy mạnh quá trình phân định biển với các nước hữu
quan, trong đó có Campuchia. Đồng thời trong suốt q trình đó, cần áp

5


dụng các biện pháp tạm thời nhưng hiệu quả như hợp tác, khai thác chung,
để san đều quyền lợi và trách nhiệm giữa các bên. Cùng với đó, giữ thái độ
thiện chí, tỉnh táo, tơn trọng luật pháp quốc tế và ưu tiên sử dụng các biện
pháp ngoại giao, pháp lí.
- Học hỏi một số kinh nghiệm của Campuchia, đẩy mạnh việc ban
hành và thực thi các chính sách, pháp luật về vấn đề bảo vệ an ninh biển đảo,
đặc biệt là an ninh phi truyền thống, các vấn đề về bảo vệ môi trường biển,
đảm bảo sự phát triển bền vững.
- Rút kinh nghiệm từ Campuchia trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền về biển, theo đó, các chính sách
và pháp luật biển, các cơ quan nên được hoàn thiện theo chiều hướng hệ
thống hóa, thống nhất hóa, tránh việc chồng chéo, tản mạn, pháp luật cần
không ngừng sửa đổi bổ sung cho phù hợp với luật pháp quốc tế và thực tiễn
thực thi luật pháp quốc tế
- Rút kinh nghiệm trong vấn đề hợp tác quốc tế về biển, cần giữ thái
độ thiện chí và tích cực tham gia vào các diễn đàn hợp tác khu vực và quốc tế,
tận dụng sức mạnh và sự đoàn kết của các tổ chức khu vực và coi đó như một
cơng cụ để bảo vệ các quyền lợi liên quan trên biển, tham gia kí kết, gia nhập
các điều ước quốc tế về biển…

6



Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ CAMPUCHIA VÀ HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH
PHÁP LUẬT CỦA CAMPUCHIA VỀ BIỂN ĐẢO
1.1. Khái quát về đất nƣớc Campuchia
1.1.1. Đôi nét về địa lý, lịch sử và chính trị của Campuchia
Campuchia, tên chính thức là Vương quốc Campuchia (The Kingdom
of Cambodia) có diện tích khoảng 181.035 km2 với dân số gần 1,3 triệu
người. Đất nước này phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính bao gồm
24 tỉnh, thành phố, trong đó có thủ đơ là Phnom Penh và các thành phố lớn
như Sihanoukville, Siêm Riệp, Battambang.
Về địa lý, Campuchia là một quốc gia nằm phía Tây Nam bán đảo
Đông Dương, ở khu vực Đông Nam Á, phía Tây và Tây Bắc chung đường
biên giới dài 2100 km với Thái Lan; phía Đơng giáp 1137 km biên giới với
Việt Nam; Phía Đơng Bắc giáp biên giới với Lào dài 492 km và phía Nam
giáp Vịnh Thái Lan dài 400 km. Địa hình Campuchia có ½ diện tích là đồng
bằng tập trung ở hướng Nam và Đơng Nam, cịn lại là núi đồi [15]. Đặc biệt,
Campuchia có dịng sơng Mê Kơng, Tonlesap và Biển Hồ là nơi chứa và cung
cấp lượng nước khổng lồ, đảm bảo điều tiết cung cấp nguồn nước cho phát
triển nông nghiệp, thủy sản và thủy điện.
Nằm trong khu vực Vịnh Thái Lan và ở giữa Thái Lan và Việt Nam,
Campuchia gần như bị kẹt khi không thể tiếp cận tới các vùng biển lớn, trừ
khi thông qua Vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng. Vì vậy, so
với các nước ven biển trong khu vực, có thể nói, Campuchia khá bất lợi về
mặt địa lý [21].
Các khu vực khác của Campuchia cũng gặp nhiều khó khăn trong việc
tiếp cận tới bờ biển tương đối ngắn của nước này, do giao thông đường bộ và

7



hạ tầng cơ sở nghèo nàn. Việc phát triển đô thị ở các khu vực ven biển còn
hạn chế và chậm so với thủ đô Phnom Penh và các địa điểm du lịch khác.
Cũng vì lẽ đó, mà so với các nước láng giềng, nguồn tài nguyên thiên nhiên
ven biển của Campuchia hầu như vẫn còn nguyên vẹn.
Với sự phục hồi gần đây của dầu khí ngồi khơi ở Campuchia, có lẽ,
khu vực ven biển (cả trên bờ và ngồi khơi) của nước này sẽ thu hút đầu tư
đáng kể vào cơ sở hạ tầng, khai thác dầu khí và du lịch trong tương lai. Điều
này đòi hỏi Campuchia phải thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ về an ninh quốc
phịng cũng như đề ra những chính sách hàng hải phù hợp. Đặc biệt là khi thời
gian gần đây, việc khai thác đất ven biển phục vụ mục đích ni trồng thuỷ
sản và sản xuất than đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực rừng ngập
mặn và để lại những tác động tiêu cực đến môi trường [21].
Lịch sử Campuchia cho thấy, nước này đã trải qua nhiều giai đoạn
thăng trầm khác nhau, từ thuở sơ khai với các vương quốc Phù Nam, Chân
Lạp, cho đến thời kì Angkor (802 – 1432) được mệnh danh là giai đoạn huy
hoàng của lịch sử. Từ thế kỉ XV đến XIX, Campuchia rơi vào thời kì suy tàn
do bị thu hẹp đất đai và liên tục bị chiếm đóng và tàn phá. Đất nước này, cũng
giống như Việt Nam và Lào, sau đó phải chịu sự đơ hộ của thực dân Pháp
thơng qua hiệp ước kí kết giữa vua Norodom và thực dân Pháp vào năm 1863
về việc thành lập một thành lập chính quyền bảo hộ. Năm 1953, Campuchia
được Pháp trao trả lại độc lập. Tuy nhiên sau đó, Campuchia cịn trải qua
nhiều giai đoạn khác nhau như Cộng hòa Khmer, Campuchia Dân chủ và nay
là Cộng hòa nhân dân Campuchia, đi kèm với đó là các cuộc nội chiến khắc
nghiệt, đặc biệt là giai đoạn Pol Pot lên nắm quyền và thiết lập một thời kì
đen tối trong lịch sử Campuchia.
Về thể chế chính trị, Campuchia là một quốc gia Quân chủ lập hiến; Hệ
thống quyền lực được phân định rõ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp gồm:


8


Vua, Hội đồng ngơi Vua, Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Hội
đồng Hiến pháp và các cơ quan hành chính các cấp. Cụ thể, trong Cơ quan
hành pháp thì đứng đầu Nhà nước là Quốc vương, đứng đầu Chính phủ gồm
Thủ tướng và các Phó Thủ tướng. Cơ quan lập pháp theo hình thức Lưỡng
viện, bao gồm: Quốc hội, trong đó đại biểu được bầu ra theo chế độ phổ thông
đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm; Thượng viện: Nhiệm kỳ 5 năm; Thượng viện có
61 ghế, trong đó 02 ghế do Quốc vương bổ nhiệm, 02 ghế do Quốc hội chỉ
định. Cơ quan tư pháp bao gồm Hội đồng Thẩm phán tối cao (được Hiến pháp
quy định, thành lập 12/1997); Toà án Tối cao và các Toà án địa phương.
Về chính sách ngoại giao, cũng theo Hiến pháp Campuchia, Vương
quốc Campuchia thực hiện chính sách trung lập, khơng liên kết vĩnh viễn, duy
trì hịa bình với các nước láng giềng và các nước trên thế giới, không xâm
lược hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, giải quyết mọi
vấn đề bằng phương pháp hòa bình, khơng tham gia liên minh qn đội hoặc
hiệp ước quân sự trái với chính sách trung lập.
1.1.2. Vùng biển Campuchia
Vùng biển Campuchia bao gồm bốn tỉnh (Kampong Som (Sihanoukville),
Kampot, Koh Kong và Kep) kéo dài dọc theo bờ đông bắc của Vịnh Thái Lan,
giữa các đường ranh giới Thái Lan – Việt Nam khoảng 435 km. Bờ biển bao
gồm cửa sông, các vịnh và xấp xỉ 64 đảo. Nước này đã tuyên bố Vùng đặc
quyền kinh tế (EEZ) cách bờ biển 200 hải lý, bao phủ khoảng 62.515 km2
Vịnh Thái Lan mặc dù ở khu vực này, sự xâm phạm đến từ các quốc gia láng
giềng mạnh hơn cũng là một yêu sách khá phổ biển. Vùng biển và khu vực
ven biển Campuchia đóng vai trị ngày càng quan trọng đối với sự phát triển
của đất nước, hỗ trợ cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản và
giao thông, đồng thời cũng là một nguồn thu hút lớn đối với các dịch vụ giải
trí và du lịch. Một số khu vực dọc theo bờ biển đang trải qua quá trình cải tạo


9


đất, bao gồm các khu vực xung quanh cảng mới phát triển ở Kampot. Việc cải
tạo trước đây xung quanh các khu vực đơ thị hóa của Sihanoukville, Kep, căn
cứ hải quân tại Ream và cảng Oknha Mong tại Keo Phos được báo cáo là đã
gây ra những tác động mơi trường tiêu cực mang tính cục bộ, đặc biệt là chất
lượng nước và động lực vận chuyển trầm tích.
Campuchia có rặng san hơ bao phủ khoảng 2700 ha dọc bờ biển với
diện tích tổng cộng 28 km2, trong đó phạm vi bao phủ rộng nhất là ở Kampot
và Sihanoukville. Các đảo dọc bờ biển Campuchia cũng có lượng san hơ khá
phong phú. Khoảng 70 loại san hơ được tìm thấy ở khu vực bờ biển, mặc dù
chỉ số ít được biết về trữ lượng phân bổ và thành phần. Các rặng san hô bị đe
dọa bởi việc đánh bắt cá q mức, hay bị thu hoạch vì mục đích thương mại,
hoặc do suy thoái chất lượng nước và việc sử dụng các dụng cụ đánh bắt gây
hại. Với ước tính tỉ lệ san hơ sống trong khoảng từ 23 đến 58% thì các rặng
san hơ này đang ở trong tình trạng báo động về chất lượng [29].
Bên cạnh đó, rất nhiều các vùng nước ven biển của Campuchia là mơi
trường sống thích hợp của rong biển, cung cấp dinh dưỡng cho các loại cá,
động vật giáp xác và các động vật khơng xương sống khác (bao gồm cả các
lồi sinh vật biển có nguy cơ bị tuyệt chủng). Vùng ven biển Campuchia cũng
là một trong những khu vực có lượng rong biển lớn nhất thế giới bao gồm tám
loại rong biển đã được xác định. Trong năm 2004, người ta ước tính rong biển
bao phủ khoảng 25.240 ha chỉ tính riêng bờ biển tỉnh Kampot [36]. Tuy rất ít
dữ liệu được cơng bố nhưng có những bằng chứng mạnh mẽ về sự hủy hoại
môi trường sống của rong biển do sự suy giảm chất lượng nước: nước gia
tăng độ đục do các hoạt động phá rừng, nạo vét cát, khai hoang, vv) và các
hoạt động đánh bắt gây hại khác (lưới đánh cá và lưới đẩy) [50].
Theo số liệu của RGC gửi cho FAO trong năm 2010, toàn bộ

Campuchia chỉ còn lại khoảng 56.000 ha rừng ngập mặn. Dữ liệu IUCN chỉ ra

10


rằng phần lớn khu vực rừng ngập mặn ở Campuchia được tìm thấy ở tỉnh Koh
Kong và được coi là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, được bảo
vệ nguyên trạng theo Koh Kapik, Ramsar và Khu bảo tồn động vật hoang dã
Peam Krasop (trên 10.000 ha rừng ngập mặn). Khu vực này cũng là môi
trường sống của hai lồi rái cá q hiếm và có nguy cơ bị tuyệt chủng. Tuy
vậy, tỷ lệ suy giảm rừng ngập mặn hàng năm đã tăng từ 1,6% giai đoạn 19902000 lên 1,9% trong giai đoạn 2000-2010. Rừng ngập mặn bị khai thác bất
hợp pháp để sử dụng làm gỗ, than củi, đầu tư cho các vựa muối, khai hoang
đất và ni tơm thâm canh và các mục đích sử dụng khác. Rừng ngập mặn
cũng được báo cáo là ngày càng hư hại và suy thoái do hoạt động nạo vét cát
ngồi khơi và cửa sơng. Những hậu quả này đã làm dấy lên một mối bận tâm
lớn do hệ sinh thái rừng ngập mặn vốn có năng suất cao và đóng một vai trị
thiết yếu trong đời sống của nhiều sinh vật biển, chẳng hạn chúng cung cấp
môi trường phục vụ cho việc đẻ trứng hoặc là nguồn dinh dưỡng cho một số
lồi cá có tầm quan trọng về mặt thương mại và đa dạng sinh học. Rừng
ngập mặn cũng đóng vai trị quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển và cung
cấp một bước đệm hiệu quả chống lại sự gia tăng mực nước biển liên quan
đến biến đổi khí hậu, các hoạt động của bão và lốc xoáy. Độ che phủ đất ở
các khu vực ven biển rộng hơn hầu như là do các khu rừng ven biển. Giai
đoạn từ năm 1993 đến 2005, độ che phủ rừng giảm từ 84% xuống còn 71%,
phần lớn là do phá rừng để hỗ trợ mở rộng nông nghiệp. Độ che phủ rừng
cao nhất là ở tỉnh Koh Kong (83% hay 1 002 721 ha) và các tỉnh Kampong
Som (54% hay 81.539 ha)
Liên quan đến vấn đề ngư nghiệp biển, mặc dù các dữ liệu trong lĩnh
vực này khá hạn chế thì các xu hướng trước đó được cơng bố trong “Tình
trạng mơi trường ven biển và kinh tế xã hội ở Campuchia” và các quan sát

gần đây đã chỉ ra rằng, nghề hải ngư đang bị đe dọa bởi các hoạt động đánh

11


bắt cá bất hợp pháp, phá hủy môi trường sống và khai thác quá mức. Trong
khi hoạt động đánh bắt cá nhìn chung đã tăng từ năm 1980 do sự gia tăng của
các ngư dân biển và các kĩ thuật công nghệ quy mô công nghiệp, sản lượng
khai thác cá trên một đơn vị đã giảm dần, chủ yếu do dân số ven biển ngày
càng tăng cũng như sự phát triển không hạn chế trong môi trường sống nhạy
cảm về mặt sinh thái. Việc quản lý nguồn tài nguyên tại các cộng đồng ngư
nghiệp ven biển của Campuchia có thể được tăng cường sau khi ký kết 15 Kế
hoạch quản lý khu vực ngư nghiệp cộng đồng tại tỉnh Preah Sihanouk vào
tháng 5 năm 2011. Các kế hoạch này đề ra chi tiết các hoạt động và mục tiêu
cho việc quản lý tài nguyên và phát triển cộng đồng được cải thiện nhưng vẫn
thiếu việc đánh giá đường cơ sở của nguồn tài nguyên hàng hải và vùng ven
biển hiện tại. Sản lượng hải sản (chủ yếu là cá hồng và cá mú) dự kiến tăng
khoảng 8% mỗi năm từ năm 2009 (khoảng 2.880 tấn) đến năm 2030 (khoảng
15.000 tấn), thấp hơn đáng kể so với lĩnh vực thủy sản. Tuy nhiên, các tác
động môi trường tiềm năng hoặc sự mở rộng này có thể bao gồm việc phá hủy
mơi trường sống, gia tăng áp lực lên các nguồn thức ăn hoang dã [22].
1.2. Khái quát về hệ thống pháp luật Campuchia
Về lịch sử phát triển của hệ thống pháp luật Campuchia, giống như hầu
hết các nước trong khu vực và trên thế giới, hệ thống pháp luật của Campuchia
phát triển từ luật tục bất thành văn đến luật thực định. Các học giả đã phân loại
sự phát triển của pháp luật Campuchia thành hai giai đoạn: luật cổ đại và luật
hiện đại. Luật cổ đại chủ yếu là các luật tục bất thành văn từ thời kỳ Funan đến
thời kỳ Angkor, trong khi nổi bật trong giai đoạn Luật hiện đại là sự hệ thống
hóa pháp luật của Campuchia từ năm 1336 đến giai đoạn hiện nay.
Cụ thể, pháp luật Campuchia giai đoạn trước năm 1863 chủ yếu bị chi

phối bởi các quy tắc tục lệ dựa trên sự đồng thuận. Trong giai đoạn
Campuchia trở thành thuộc địa của Pháp, các hệ thống pháp lý và tư pháp của

12


Campuchia được xây dựng theo hệ thống pháp luật của Pháp. Pháp luật Pháp
ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ đến pháp luật và hệ thống giáo dục mà cả hệ
thống luật sư, công tố viên, thẩm phán và các quan chức của Campuchia cho
đến năm 1975. Từ sau năm 1975 đến năm 1979, chế độ vô sản độc tài của
Khmer Đỏ đã loại bỏ toàn bộ hệ thống pháp luật, cơ quan tư pháp và các tổ
chức chính phủ cũ. Trong thời kỳ Cơ quan Chuyển tiếp Liên Hiệp Quốc hiện
diện tại Campuchia (UNTAC) từ 1991 đến 1993, một số luật - bao gồm luật
hình sự, luật tư pháp, và luật báo chí - đã được ban hành.
Từ những vấn đề đã đề cập đến ở trên, có thể nói, hệ thống pháp luật
hiện hành là một hệ thống pha trộn giữa luật tập quán Campuchia, pháp luật
Pháp (ảnh hưởng từ thời kì thuộc địa), và hệ thống thơng luật (phát sinh
trong q trình hỗ trợ từ nước ngồi trong quá trình cải cách pháp lý và tư
pháp tại Campuchia).
Về nguồn luật, theo luật lệ và quy định của Campuchia, cũng như thực
tiễn hiện hành, các nguồn luật ở Campuchia có thể được phân loại theo nguồn
luật chính thống, bao gồm tất cả các công cụ pháp lý của cơ quan có thẩm
quyền của Nhà nước hoặc các nguồn thứ cấp, bao gồm các tập quán, truyền
thống, các nguyên tắc tận tâm và công bằng, các quyết định tư pháp, phán
quyết trọng tài và các học thuyết..
Các học giả pháp lý của Campuchia, căn cứ theo những nguyên tắc cơ
bản từ các cơ quan có thẩm quyền, phân loại pháp luật Campuchia thành các
loại nguồn chính sau: Hiến pháp, Luật (Chbab), Nghị định Hoàng gia (Preah
Reach Kret), Nghị định phụ (Anu-Kret), Tuyên bố (Prakas), Quyết định (Sech
Kdei Samrach), Thông tư (Sarachor), Văn bản dưới luật (Deika), Luật quốc tế.

Theo quyết định năm 2007 của Hội đồng Hiến pháp, luật quốc tế
được xem xét như một loại nguồn của pháp luật Campuchia. Tất cả các
điều ước quốc tế và công ước đều có thể trở thành luật pháp Campuchia

13


sau khi có sự chấp thuận của Quốc hội và Thượng viện, cũng như có chữ kí
và phê chuẩn của Vua.
Về đặc điểm, do trải qua thời kì lịch sử là thuộc địa của thực dân Pháp
và các cải cách pháp lý hiện hành, nhìn chung pháp luật Campuchia được coi
là thuộc dòng họ Luật dân sự. Đồng thời, nước này cũng chịu ảnh hưởng bởi
một số khái niệm của hệ thống Thơng luật, thể hiện ở việc Campuchia khơng
có tịa án hành chính chun mơn hay đơi lúc nước này có viện dẫn đến việc
lập pháp ảnh hưởng bởi các thể chế quốc tế như ADB (cơ quan giải quyết
tranh chấp thay thế cho tòa án như Trọng tài) hoặc các đối tác hợp tác song
phương như Australia.
So sánh với pháp luật Việt Nam, có thể thấy, là một quốc gia có bề
dày lịch sử dựng nước và giữ nước, pháp luật Việt Nam không phải là một
hệ thống pháp luật riêng biệt. Trải qua hàng nghìn năm bị đô hộ bởi Trung
Hoa, sau này là Pháp, rồi trở thành một thành viên trong khối xã hội chủ
nghĩa, pháp luật Việt Nam lần lượt bị ảnh hưởng bởi pháp luật của các triều
đại Trung Hoa, của Pháp, sau cùng bị ảnh hưởng đặc biệt bởi truyền thống
pháp luật xã hội chủ nghĩa bắt nguồn từ Liên Xô. Ngày nay, hệ thống pháp
luật Việt Nam có đặc trưng của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa kết hợp
những yếu tố ngoại lai do quá trình hội nhập kinh tế với phương Tây kể từ
thời kỳ đổi mới.
Ba nước Đông Dương gồm Việt Nam, Lào, Campuchia đều từng là
những nước thuộc địa của Pháp trong một khoảng thời gian dài trước khi
giành được độc lập. Chính vì vậy, mà chính sách thuộc địa của Pháp ở Đông

Dương đã làm cho hệ thống pháp luật của cả Việt Nam lẫn Campuchia đều
tiếp nhận pháp luật của Pháp theo cách thức bắt buộc. Campuchia bị ảnh
hưởng bởi cả hệ thống pháp lý lẫn tư pháp của Pháp kể từ sau khi trở thành
thuộc địa của Pháp (1863) cho đến tận năm 1975. Còn Việt Nam, dù ảnh

14


hưởng từ quá trình thuộc địa nhưng mãi về sau khi xây dựng hệ thống pháp
luật theo mơ hình pháp luật xã hội chủ nghĩa, những yếu tố của hệ thống pháp
luật Pháp như kỹ thuật pháp lí, hệ thống khái niệm cơ bản và cấu trúc của
pháp luật vẫn cịn được chúng ta tiếp tục duy trì.
Cũng vì lẽ đó, mà khác với Campuchia, Việt Nam khơng bị tác động
bởi các yếu tố của hệ thống Thông luật, mà thay vào đó, có sự pha trộn với
những đặc điểm của dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa, do chúng ta lấy quan
điểm của chủ nghĩa Mác Lenin làm nền tảng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong
quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
1.3. Tổng quan chính sách, pháp luật của Campuchia về biển đảo
1.3.1. Khái niệm chính sách, pháp luật Campuchia về biển đảo
Chính sách và pháp luật vốn là hai phạm trù độc lập nhưng lại có nhiều
điểm giao thoa, tương đồng với nhau, có mối quan hệ biện chứng, tác động
qua lại lẫn nhau. Nhắc đến pháp luật, người ta nhắc đến những quy tắc xử sự
mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm
thực hiện, theo thẩm quyền, trình tự và thủ tục nhất định, nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội cơ bản theo định hướng của Nhà nước. Cịn về chính sách, thì
hiện nay vẫn có nhiều cách hiểu về phạm trù này.
Thứ nhất, có thể hiểu, chính sách về cơ bản là những định hướng, tư
tưởng, đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng cầm quyền, được thể hiện
trong các văn kiện, Nghị quyết của Đảng, phù hợp với thái độ chính trị trong
những giai đoạn lịch sử nhất định. Hiểu theo cách này, thì pháp luật chính là

sự thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, và mối quan hệ giữa chính
sách và pháp luật là mối liên hệ giữa hình thức và nội dung, trong đó chính
sách là linh hồn, là tư tưởng, là mục tiêu và quan điểm của Đảng thể hiện
xuyên suốt trong văn bản pháp luật (dưới các dạng thức khác nhau). chính
sách có vai trò chi phối, quyết định đối với pháp luật. Khi tư tưởng chính sách

15


thay đổi thì pháp luật phải thay đổi theo. Ngược lại, pháp luật lại là cơng cụ
thực tiễn hóa chính sách.
Thứ hai là, bên cạnh ý nghĩa mang tính mục tiêu và định hướng, chính
sách cịn có tính hành động và là hành vi thực tiễn, là quyết định hành động
hay cách thức mà Chính phủ đề ra để thực hiện được mục tiêu. Chính sách
tập trung giải quyết một vấn đề cụ thể đặt ra trong các lĩnh vực kinh tế, văn
hóa, xã hội, mơi trường... Vì vậy, chính sách của Chính phủ có thể được thể
hiện dưới những hình thức như Sáng kiến, Kế hoạch phát triển, Kế hoạch
hành động, Dự án,..
Chính sách, pháp luật của Campuchia về biển đảo, do đó, khơng chỉ là
các quy tắc xử sự bắt buộc chung do nhà nước Campuchia ban hành nhằm
điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực biển đảo, được thể hiện
dưới các hình thức xác định như Hiến pháp, Luật (Chbab), Nghị định Hoàng
gia (Preah Reach Kret), Tuyên bố (Prakas), Quyết định (Sech Kdei Samrach)...
như đã đề cập ở trên, mà nghiên cứu chính sách pháp luật Campuchia cịn là
tìm hiểu, nghiên cứu quan điểm, lập trường, thái độ của Đảng cầm quyền
Campuchia qua các thời kì lịch sử, những tư tưởng, đường lối chỉ đạo của
Đảng thể hiện xuyên suốt những văn bản quy phạm pháp luật về biền, đồng
thời là những Kế hoạch hành động, những Dự án...mà nước này đề ra nhằm
thực hiện những mục tiêu nhất định trong lĩnh vực biển đảo, mà đặc biệt nổi
bật trong đó là những lĩnh vực an ninh phi truyền thống, bảo vệ môi trường và

hệ sinh thái biển, ngư nghiệp.
1.3.2. Đặc điểm của hệ thống chính sách pháp luật của Campuchia
về biển đảo
Mặc dù ở vào tình thế bất lợi về địa lí cũng như trải qua khơng ít những
biến động về chính trị và xã hội trong hai thập kỷ qua, Campuchia vẫn thể
hiện mối bận tâm lâu dài cùng những đóng góp vào các vấn đề liên quan đến
biển đảo, hàng hải.
16


Campuchia đã tham gia các Công ước Geneva năm 1958 về Luật biển,
đồng thời cũng là một bên của Nghị định thư về giải quyết tranh chấp bắt
buộc của Liên hợp quốc từ năm 1970.
Là một bên ký kết Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 kể
từ năm 1983, Campuchia đã tham gia một số cuộc họp của Hội nghị Liên
Hiệp Quốc về Luật biển, nhưng do một số vấn đề nội bộ, nên việc tham gia
còn hạn chế. Và do vậy mà đến nay, Campuchia vẫn chưa hồn thành cơng
tác chuẩn bị cần thiết để phê chuẩn cũng như tiến hành các biện pháp nhằm
đảm bảo việc thực thi ở cấp độ quốc gia.
Trên trường quốc tế, Campuchia đã bắt đầu tham gia tích cực vào một
số sáng kiến phát triển chính sách hàng hải thế giới. Vào tháng 7 năm 1994 tại
New York, Campuchia đã bỏ phiếu ủng hộ Hiệp định liên quan đến việc thực
thi Phần XI của UNCLOS. Và tại Bangkok ngày 15 tháng 12 năm 1995,
người đứng đầu Chính phủ Campuchia cùng với 9 quốc gia khác trong khu
vực đã ký Hiệp ước Đơng Nam Á khơng vũ khí hạt nhân - SEANWFZ, được
cơ quan lập pháp Campuchia phê chuẩn năm 1997.
Sau cuộc tổng tuyển cử năm 1993, Thủ trưởng Campuchia đã ký Nghị
định Hoàng gia về thành lập Ủy ban biên giới quốc gia với các chức năng [32]:
- Biên soạn và chuẩn bị tất cả các tài liệu quy phạm liên quan đến việc
phân định biên giới đất đai và biển đảo

- Nghiên cứu và phân tích các bản đồ được lựa chọn cho mục đích phân
định biên giới đất đai và hàng hải giữa Campuchia và các nước láng giềng;
- Với sự chấp thuận của Chính phủ Hồng gia, tiến hành đàm phán
nhằm thực hiện các thỏa thuận và quyết định cần thiết về các vấn đề biên giới
và các vấn đề khác liên quan
- Thực thi các hiệp ước về biên giới.
Vào đầu năm 1995, Bộ Ngoại giao Campuchia đã trình lên Chính phủ

17


Hoàng gia Campuchia vấn đề thiết lập ủy ban liên ngành để nghiên cứu chi
tiết các tác động của UNCLOS, điểm cộng và điểm trừ khi tham gia phê
chuẩn Công ước. Campuchia muốn xem xét những vấn đề ngăn cản nước này
trong việc phê chuẩn Công ước cũng như những vấn đề và thách thức đặt ra nếu
không phê chuẩn. Hơn nữa, Ủy ban được đề xuất sẽ đánh giá xem Campuchia có
đủ khả năng thực hiện tất cả các nghĩa vụ theo UNCLOS hay đưa ra các
khuyến nghị phù hợp hay không.
Xét về pháp luật trong nước, cho đến nay, trong hệ thống pháp luật
Campuchia vẫn chưa có một văn bản pháp lý thống nhất bao quát toàn diện
những vấn đề biển đảo cơ bản nhất như các vùng biển và chế độ pháp lý các
vùng biển, các hoạt động trên biển, các hoạt động quản lý, phát triển kinh tế,
bảo vệ môi trường biển, xử lý vi phạm...
Tuy nhiên, Campuchia cũng thể hiện đường lối, quan điểm, lập trường
của mình về các vấn đề biển đảo thơng qua các chính sách, pháp luật trong
một số lĩnh vực cụ thể như:
- Đối với lĩnh vực chủ quyền biển đảo, Campuchia có các Tuyên bố về
hệ thống đường cơ sở thẳng năm 1957, về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải
tại Kret số 662 ngày 30 tháng 12 năm 1957, Sắc lệnh về ranh giới thềm lục
địa số 439 - 72/PRK ngày 1 tháng 7 năm 1972 và Sắc lệnh quy định hệ thống

đường cơ sở và lãnh hải Campuchia số 518 - 72/PKR ngày 12 tháng 8 năm
1972 của chính quyền Lonnol, Tuyên bố về đường cơ sở trong Nghị định
ngày 31 tháng 7 năm 1982...
- Vấn đề bảo vệ môi trường biển được thể hiện qua Hiến pháp
Campuchia, Luật bảo vệ mơi trường và quản lí tài nguyên thiên nhiên, hay
các Kế hoạch hành động môi trường quốc gia và một số chính sách thực tiễn
như Dự án bảo tồn san hô Campuchia, Kế hoạch hành động quốc gia nhằm
quản lí các rặng san hơ và tảo biển

18


×