Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM THỊ HƢƠNG

BåI TH¦êNG THIệT HạI DO XÂM PHạM TíNH MạNG, SứC KHỏE
THEO PHáP LUËT VIÖT NAM
Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN CƢỜNG

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của
riêng tơi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin
cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Thị Hƣơng


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan


Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƢỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC
KHỎE THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM .................................................6
1.1.

KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT
HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG VÀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT
HẠI DO XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE ..........................................6

1.1.1.

Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng .......6

1.1.2.

Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm
tính mạng, sức khỏe ......................................................................................9

1.2.

SƠ LƢỢC SỰ PHÁT TRIỂN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN
SỰ VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO
XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE ......................................................15

1.3.


SO SÁNH, ĐỐI CHIẾU QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT
NAM VỚI QUY ĐỊNH MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ TRÁCH
NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM TÍNH MẠNG,
SỨC KHỎE ..................................................................................................25

1.3.1.

So sánh, đối chiếu quy định của pháp luật dân sự Việt Nam với pháp
luật Cộng hòa Liên bang Đức về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do
xâm phạm tính mạng, sức khỏe ...................................................................25

1.3.2.

So sánh, đối chiếu quy định của pháp luật dân sự Việt Nam với pháp
luật Cộng hòa Pháp về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm
tính mạng, sức khỏe ....................................................................................28


1.3.3.

So sánh, đối chiếu quy định của pháp luật dân sự Việt Nam với pháp
luật các nƣớc theo hệ thống luật án lệ (Anh, Mỹ) về trách nhiệm bồi
thƣờng thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe ...................................32

1.4.

NGHĨA CỦA TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO XÂM
PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE ................................................................33

Kết luận chƣơng 1 .....................................................................................................34

Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH VỀ
BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM TÍNH MẠNG,
SỨC KHỎE................................................................................................37
2.1.

CĂN CỨ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO
XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE ......................................................37

2.1.1.

Phải có thiệt hại xảy ra ................................................................................38

2.1.2.

Hành vi gây thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật ....................................43

2.1.3.

Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại
thực tế xảy ra ...............................................................................................44

2.1.4.

Ngƣời gây thiệt hại phải có lỗi ....................................................................47

2.2.

CHỦ THỂ CĨ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO XÂM
PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE ................................................................51


2.3.

NGUYÊN TẮC BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM TÍNH
MẠNG, SỨC KHỎE .....................................................................................54

2.4.

XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI VÀ MỨC BỒI THƢỜNG DO XÂM PHẠM
TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE ...........................................................................57

2.4.1.

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm ............................................................58

2.4.2.

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm ..........................................................63

Kết luận chƣơng 2 .....................................................................................................68
Chƣơng 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VỀ BỒI
THƢỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC
KHỎE. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN .......................................................69
3.1.

THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VỀ
BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE .....69


3.1.1.


Thực trạng vấn đề xâm phạm tính mạng, sức khỏe trong tình hình hiện nay ...69

3.1.2.

Thực tiễn giải quyết, áp dụng các quy định về bồi thƣờng thiệt hại do
hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe ......................................................73

3.1.3.

Nguyên nhân ...............................................................................................97

3.2.

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI
THƢỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE ..........104

3.2.1.

Hoàn thiện các quy định pháp luật dân sự về bồi thƣờng thiệt hại do
xâm phạm tính mạng, sức khỏe .................................................................104

3.2.2.

Hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự và nâng cao chất lƣợng hoạt động
của các cơ quan tố tụng .............................................................................107

3.2.3.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức ..108


Kết luận chƣơng 3 ...................................................................................................109
KẾT LUẬN ............................................................................................................111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................112


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS

: Bộ luật dân sự

BTTH

: Bồi thƣờng thiệt hại


DANH MỤC BẢNG
Sô hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1: Số liệu vụ việc yêu cầu BTTH do xâm phạm tính
mạng, sức khỏe trong tổng số các vụ việc BTTH
ngoài hợp đồng và tổng số các vụ án dân sự
Bảng 3.2:

70


Tổng số vụ việc BTTH do xâm phạm tính mạng,
sức khỏe trong lĩnh vực hình sự

71


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền đƣợc bảo vệ về sức khỏe và tính mạng là nhóm quyền nhân thân quan
trọng của mỗi cá nhân, không thể tách rời và chuyển giao cho ngƣời khác. Một khi
tính mạng hay sức khỏe bị xâm phạm thì ngƣời có hành vi xâm phạm đến tính
mạng, sức khỏe của ngƣời khác sẽ phải bồi thƣờng thiệt hại.
Chế định bồi thƣờng thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung, bồi thƣờng thiệt hại
do xâm phạm tính mạng, sức khỏe nói riêng là chế định xuất hiện sớm trong các
quy định pháp luật dân sự của nƣớc ta. Tuy nhiên, chỉ đến Bộ luật Dân sự năm 1995
chế định này mới thực sự đƣợc xây dựng một cách công phu, điều chỉnh đƣợc hầu
hết các vấn đề đặt ra trong việc giải quyết bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng. Bộ
luật dân sự năm 1995 đƣợc áp dụng để giải quyết cho các tranh chấp dân sự nói
chung, tranh chấp về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngồi hợp đồng nói riêng kể
từ ngày 1/7/1996. Qua gần 10 năm thi hành, Bộ luật dân sự 1995 đã phát huy tác
dụng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc đối tƣợng điều chỉnh của luật
dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể trong giao lƣu dân sự, góp
phần làm ổn định các quan hệ xã hội. Bên cạnh những thành công mà Bộ luật dân
sự năm 1995 đạt đƣợc thì Bộ luật này cịn bộc lộ nhiều bất cập, cần phải sửa đổi và
bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Bộ luật dân sự 2005 ra đời, thay thế cho Bộ luật
dân sự 1995 với nhiều sự sửa đổi, bổ sung nhất định, trong đó có chế định bồi
thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng đƣợc quy định từ Điều 604 đến Điều 630.
Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại nói chung, bồi thƣờng thiệt hại do xâm
phạm sức khỏe, tính mạng nói riêng là một trong những loại trách nhiệm gây nhiều
tranh cãi về căn cứ phát sinh, mức bồi thƣờng. Hơn nữa qui định của pháp luật về

vấn đề này cịn có một số qui định mang tính "định tính" mà khơng "định lƣợng"
nên gây khó khăn rất nhiều cho công tác áp dụng pháp luật. Bên cạnh đó, án kiện về
trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng chiếm tỉ trọng
tƣơng đối lớn trong các án kiện về bồi thƣờng; sự đối lập về tâm lý của ngƣời gây

1


thiệt hại với ngƣời bị thiệt hại hoặc gia đình của ngƣời bị thiệt hại làm cho các án
kiện về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng bị
kháng cáo, khiếu nại nhiều từ phía đƣơng sự.
Sau gần 10 năm đi vào đời sống thực tiễn, Bộ luật Dân sự đã bộc lộ nhiều
điểm bất cập và có nhiều quy định khơng cịn phù hợp với thực tế xã hội khơng
ngừng phát triển. Chính phủ đang trong quá trình xây dựng dự thảo luật sửa đổi, bổ
sung Bộ luật dân sự để nhằm loại bỏ những quy định còn bất cập, hạn chế và thay
thế bằng những quy định hợp lý và khả thi hơn.
Xuất phát từ tình hình trên đây, tác giả lựa chọn đề tài: “Bồi thường thiệt hại
do xâm phạm tính mạng, sức khỏe theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn
thạc sĩ của mình. Đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc
2. Tình hình nghiên cứu
Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng đƣợc nhiều nhà khoa học
nghiên cứu pháp luật quan tâm. Đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về
trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung, trong đó có đề cập đến
trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng nhƣ các bài viết:
Lê Thị Bích Lan: "Một số vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín", Luận văn thạc sĩ luật học;
Hoàng Quảng Lực “Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại sức khoẻ bị xâm phạm khi
người bị thiệt hại có hành vi trái pháp luật”, Tạp chí Toà án nhân dân số 8-2008;
Ths Đinh Văn Quế, “Một số ý kiến về khoản tiền bù đắp về tinh thần do bị xâm
phạm về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín quy định tại Bộ luật dân

sự”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 20-2009; Đỗ Văn Chỉnh, “Bàn về bồi thường do
tính mạng bị xâm phạm quy định tại điều 610 Bộ luật dân sự”, Tạp chí Tịa án nhân
dân, số 22-2009; Phùng Trung Tập, “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài
sản, sức khoẻ và tính mạng”, năm 2009, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội; An Văn Khoái,
“Những bất cập trong quy định về bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm”,
Tạp chí Tồ án nhân dân số 23- 2010; Bùi Ngun Khánh, “Góp ý về dự thảo Bộ
luật dân sự sửa đổi phần liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, Tạp

2


chí Dân chủ và pháp luật số 10-2010; Nguyễn Văn Hợi, “Những hạn chế và bất cập
trong việc xác định thiệt hại khi sức khoẻ bị xâm phạm theo quy định của pháp luật
dân sự Việt Nam hiện hành” năm 2011, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 14-2011;
Phùng Thị Tuyết Trinh, “Quyền bảo đảm an tồn về tính mạng, sức khỏe, thân thể
trong pháp luật dân sự Việt Nam” năm 2011; Nhà pháp luật Việt – Pháp, Tọa đàm
trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng năm 2011; Nguyễn Cơng Huy,
“Bình luận cơ sở phát sinh bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng” năm 2012…
Nhìn chung, các đề tài đó đã nêu và phân tích những vấn đề chung về trách
nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong luật dân sự; đƣa ra các yêu cầu cơ bản trong việc
xác định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại, các quy định của pháp luật dân sự trong
việc bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và
uy tín, cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại, các hình thức và mức bồi
thƣờng, những trƣờng hợp miễn hoặc giảm trách nhiệm bồi thƣờng. Tuy nhiên, các
đề tài, cơng trình nghiên cứu này hoặc là đã đƣợc thực hiện từ khá lâu hoặc là đề
cập đến vấn đề bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng ở dạng tƣơng
đối khái quát. Trong khi đó, tình hình xã hội biến động và thay đổi khơng ngừng,
mặt khác, nhƣ đã nói ở trên, Bộ luật dân sự cũng đang trong quá trình sửa đổi, bổ
sung để hoàn thiện hơn các chế định, trong đó có chế định bồi thƣờng thiệt hại
ngồi hợp đồng nên đề tài mà tác giả thực hiện sẽ có phạm vi, phƣơng pháp tiếp cận

khác với các đề tài, cơng trình nghiên cứu trên.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực trạng và các quy định pháp
luật về vấn đề bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm, từ
đó tìm ra những điểm bất cập, hạn chế để đề xuất giải pháp, kiến nghị hoàn thiện.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc quy định trách nhiệm bồi
thƣờng thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung và quy định về bồi thƣờng thiệt hại do
xâm phạm tính mạng, sức khỏe nói riêng;

3


- Phân tích, đánh giá các quy định về bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp sức
khỏe, tính mạng bị xâm phạm. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại và
cơ sở để xác định mức độ thiệt hại khi sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm;
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật, tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy
định về bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe để tìm ra những
vƣớng mắc, bất cập trong việc áp dụng quy định pháp luật đó. Từ đó, đề xuất đƣợc
những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và thực hiện những quy định của pháp luật
về bồi thƣờng thiệt do xâm phạm tính mạng, sức khỏe.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về bồi thƣờng
thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe và việc áp dụng các quy định này
trong thực tiễn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Để đảm bảo quyền đƣợc bồi thƣờng thiệt hại do bị xâm phạm đến tính mạng,
sức khỏe cho ngƣời dân, Nhà nƣớc ta ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp

luật ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ hình sự, dân sự, hành chính, bồi thƣờng nhà
nƣớc… để điều chỉnh vấn đề này. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài,
để tập trung sâu hơn về vấn đề bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức
khỏe nhƣ một phần của chế định bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng và phù hợp
với chuyên ngành học, tác giả chỉ đi vào tập trung nghiên cứu vấn đề bồi thƣờng
thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe theo pháp luật dân sự Việt Nam.
Bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe đƣợc quy định trong Bộ
luật dân sự và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Đề tài tập trung nghiên cứu các quy
định của pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp sức khỏe, tính mạng bị xâm
phạm, tìm hiểu thực tiễn áp dụng quy định bồi thƣờng trong vụ án dân sự, hình sự để
nghiên cứu làm sáng tỏ những vƣớng mắc, khó khăn khi áp dụng các quy định về vấn
đề này. Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn nhằm tìm ra những phƣơng hƣớng, giải
pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp sức khỏe, tính
mạng bị xâm phạm.

4


Các vấn đề khác liên quan đến đề tài nhƣ bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp
đồng tác giả chỉ nghiên cứu ở mức độ làm cơ sở, nền tảng lý luận chung phục vụ
cho việc làm sáng tỏ các vấn đề trong phạm vi đề tài nghiên cứu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và pháp
luật; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách tƣ pháp và xây dựng nhà
nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Trong quá trình nghiên cứu, để hoàn thành đề tài luận văn tác giả sử dụng
các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học truyền thống nhƣ: phƣơng pháp phân tích;
phƣơng pháp tổng hợp; phƣơng pháp so sánh, đối chiếu; phƣơng pháp diễn giải, quy
nạp; tham khảo ý kiến của các chuyên gia và những ngƣời làm công tác thực tiễn

v.v… để thực hiện những nội dung đã đặt ra.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài Lời nói đầu, Phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc cơ cấu gồm 03 chƣơng:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do xâm
phạm tính mạng, sức khỏe theo pháp luật Việt Nam
Chương 2. Nội dung các quy định của pháp luật dân sự hiện hành về bồi
thƣờng thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe
Chương 3. Thực tiễn áp dụng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật dân sự về
bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe

5


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG
THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT
HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG VÀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO
XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng
Mỗi ngƣời sống trong xã hội đều phải tơn trọng quy tắc chung của xã hội,
khơng thể vì lợi ích của mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời
khác. Khi một ngƣời vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho ngƣời khác
thì chính ngƣời đó phải chịu bất lợi do hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu một
hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn thất cho ngƣời khác đƣợc hiểu là bồi thƣờng
thiệt hại (BTTH). Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã
hội, lợi ích của Nhà nƣớc luôn đƣợc bảo vệ, Bộ luật Dân sự (BLDS) đã quy định
trách nhiệm BTTH với tƣ cách là một chế định dân sự độc lập nhằm khơi phục lợi ích

bị xâm phạm và bù đắp những thiệt hại xảy ra cho ngƣời bị thiệt hại. Căn cứ vào
nguồn gốc phát sinh, trách nhiệm BTTH thƣờng đƣợc phân thành trách nhiệm BTTH
theo hợp đồng và trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Như vậy, có thể nói, trách
nhiệm BTTH ngồi hợp đồng là một dạng phổ biến của trách nhiệm BTTH.
Khác với trách nhiệm BTTH theo hợp đồng có căn cứ phát sinh trên cơ sở
một hợp đồng có trƣớc thì trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng đƣợc hiểu là một
loại trách nhiệm dân sự mà khi ngƣời nào đó có hành vi vi phạm nghĩa vụ ngoài
hợp đồng do pháp luật quy định, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của
ngƣời khác thì phải BTTH do mình gây ra. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy
định chủ yếu về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng đối với hành vi xâm phạm
đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của các cá nhân và
tổ chức khác.

6


Về mặt lý luận, khi nghiên cứu về trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng thì tìm
hiểu về khái niệm và những đặc điểm nổi bật của trách nhiệm BTTH ngoài hợp
đồng là một việc làm cần thiết phải đƣợc coi trọng.
Trách nhiệm BTTH nói chung, trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng nói riêng
đƣợc BLDS năm 2005 quy định tƣơng đối cụ thể tại Điều 307 và chƣơng XXI. Tuy
nhiên, trong các quy định này, nhà làm luật đều không làm rõ khái niệm trách
nhiệm BTTH ngoài hợp đồng mà chỉ nêu lên căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên
tắc bồi thƣờng, năng lực chịu trách nhiệm, thời hạn hƣởng bồi thƣờng. Cụ thể:
Trách nhiệm BTTH bao gồm trách nhiệm BTTH về vật chất, trách nhiệm bồi
thƣờng bù đắp tổn thất về tinh thần; Trách nhiệm BTTH về vật chất là trách nhiệm
bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính đƣợc thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao
gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại,
thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; Ngƣời gây thiệt hại về tinh thần cho ngƣời
khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của ngƣời

đó thì ngồi việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai cịn phải
bồi thƣờng một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho ngƣời bị thiệt hại.
Điều 604 BLDS năm 2005 quy định:
Ngƣời nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ,
danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá
nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác
mà gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng. Trong trƣờng hợp pháp luật quy định
ngƣời gây thiệt hại phải bồi thƣờng cả trong trƣờng hợp khơng có lỗi thì áp
dụng quy định đó [27, Điều 604].
Từ những điều luật này, chúng ta có thể thấy, quyền đƣợc đảm bảo an tồn
về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín khơng thể tự phát sinh những
quan hệ xã hội liên quan đến tài sản, mà nó chỉ có thể phát sinh khi những quyền
này bị ngƣời khác xâm phạm, có gây thiệt hại về vật chất và tinh thần. Điều đó có
nghĩa là, BTTH là quan hệ phát sinh từ hậu quả của hành vi trái pháp luật xâm
phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền lợi

7


ích hợp pháp khác của cá nhân. BTTH là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc
bên có hành vi gây ra thiệt hại phải bù đắp, đền bù những tổn thất về vật chất, về
tinh thần cho bên bị thiệt hại. Điều kiện phát sinh của trách nhiệm này là có thiệt hại
thực tế, có hành vi trái pháp luật, có quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật
của ngƣời gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra của ngƣời bị thiệt hại. Một yếu tố đặc
biệt khiến cho trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng khác với trách nhiệm BTTH nói
chung là trách nhiệm này khơng phát sinh từ hợp đồng.
Vậy, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là gì? Qua những phân tích trên,
chúng ta có thể khái quát về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nhƣ sau: “Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự phát sinh
khi một người có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định ngoài hợp đồng

xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường thiệt
hại do mình gây ra”.
Từ khái niệm trên, chúng ta có thể thấy trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng
là một loại trách nhiệm dân sự, áp dụng đối với ngƣời vi phạm buộc ngƣời này phải
gánh chịu một hậu quả bất lợi, vì vậy nó có đầy đủ đặc điểm của trách nhiệm dân sự
nói chung. Tuy nhiên, trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng cịn có những đặc điểm
riêng biệt. Cụ thể:
- Về cơ sở phát sinh trách nhiệm: Khác với các loại trách nhiệm pháp lý khác thì
trách nhiệm dân sự có thể phát sinh trên cơ sở sự thoả thuận của các bên, trách nhiệm
BTTH ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự phát sinh trên cơ sở do pháp luật
quy định. Bên cạnh đó, quyền và nghĩa vụ của chủ thể cũng đƣợc quy định trong các
văn bản quy phạm pháp luật, chủ thể bị vi phạm chỉ có thể yêu cầu chủ thể vi phạm bồi
thƣờng trong phạm vi luật định.
- Về điều kiện phát sinh trách nhiệm: Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng chỉ
phát sinh khi có đủ các điều kiện do pháp luật quy định. Các điều kiện đó là: Có
thiệt hại xảy ra; có hành vi trái pháp luật; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái
pháp luật và thiệt hại xảy ra; có lỗi. Tuy nhiên, riêng về yếu tố lỗi, nếu trong trƣờng
hợp pháp luật có quy định ngƣời gây thiệt hại phải bồi thƣờng cả trong trƣờng hợp
khơng có lỗi thì áp dụng quy định đó.

8


- Về chủ thể chịu trách nhiệm: Trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng ngồi
việc áp dụng đối với ngƣời có hành vi trái pháp luật nhƣ các loại trách nhiệm BTTH
khác thì cịn áp dụng đối với ngƣời khác nhƣ cha mẹ của ngƣời chƣa thành niên,
ngƣời giám hộ đối với ngƣời đƣợc giám hộ, pháp nhân đối với ngƣời của pháp
nhân, trƣờng học, bệnh viện, cơ sở dạy nghề…
- Về mức bồi thƣờng: BTTH ngoài hợp đồng về nguyên tắc là ngƣời gây thiệt
hại phải bồi thƣờng toàn bộ thiệt hại xảy ra, bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần, cả thiệt

hại trực tiếp lẫn gián tiếp. Thiệt hại chỉ có thể đƣợc giảm trong một trƣờng hợp đặc biệt
đó là ngƣời gây thiệt hại có lỗi vơ ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế
trƣớc mắt và lâu dài của họ. Khi mức bồi thƣờng không phù hợp với thực tế thì có
quyền u cầu thay đổi mức bồi thƣờng.
Từ đó, ta có thể thấy, chế định BTTH ngồi hợp đồng có hai chức năng chính nhƣ:
Thứ nhất, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có quyền lợi bị
xâm hại.
Thứ hai, nhằm răn đe, phòng ngừa đối với những ngƣời có hành vi gây thiệt hại.
Tuy nhiên, chế định BTTH ngồi hợp đồng khơng phải là các quy tắc nhằm
khôi phục thiệt hại, bởi khi thiệt hại đã xảy ra thì khơng cịn cơ hội để khắc phục, bù
đắp đƣợc nữa. Thực chất, chế định BTTH là quy tắc phân bổ lại thiệt hại trong xã
hội giữa các chủ thể có liên quan (tức là ngƣời gây thiệt hại, ngƣời bị thiệt hại hay
một bên thứ ba nào khác). Chế định này cịn có chức năng ngăn ngừa hành vi vi
phạm pháp luật (chức năng phòng ngừa). Chức năng này nhằm làm cho các tổ chức,
cá nhân trong xã hội ý thức đƣợc rằng, nếu họ gây thiệt hại cho chủ thể khác, không
những họ sẽ khơng đƣợc khuyến khích mà cịn phải gánh chịu hậu quả bất lợi, thì
họ sẽ phải có ý thức kiềm chế hành vi gây thiệt hại.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do xâm
phạm tính mạng, sức khỏe
1.1.2.1. Khái niệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe
Hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con ngƣời không chỉ bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo các quy định của Bộ luật Hình sự mà cịn phải bồi thƣờng
những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

9


Trƣớc khi có BLDS năm 1995, Tịa án khi xét xử các vụ án về xâm phạm
tính mạng, sức khỏe của con ngƣời căn cứ vào hƣớng dẫn tại Thông tƣ số
173/UBTP ngày 23/3/1972 của Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để giải

quyết vấn đề BTTH. Nhƣng kể từ ngày 01/7/1996, các Tòa án phải căn cứ vào quy
định của BLDS năm 1995, theo các quy định này, việc BTTH do hành vi xâm phạm
tính mạng, sức khỏe của con ngƣời là trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.
Bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp tính mạng, sức khỏe bị xâm hại là một
vấn đề quan trọng của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, là mối quan tâm không
chỉ đối với những ngƣời trực tiếp tham gia quan hệ này mà còn là sự trăn trở của
nhiều nhà nghiên cứu, xây dựng và áp dụng pháp luật trong nhiều năm qua.
Nhƣ đã nói, BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe là một dạng cụ thể và
thƣờng gặp của trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng, vì vậy khái niệm BTTH do
xâm phạm tính mạng, sức khỏe cũng có đầy đủ các đặc trƣng của khái niệm BTTH
ngồi hợp đồng nói chung, đồng thời nó cũng có một số đặc điểm riêng, phù hợp
với tính chất, nội dung của pháp luật về trách nhiệm BTTH do xâm phạm tính
mạng, sức khỏe.
Để làm rõ nội dung của khái niệm BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
trƣớc hết, cần giải thích về các khái niệm trách nhiệm pháp lý và BTTH.
Theo từ điển luật học:
Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa
nhà nƣớc (thông qua các cơ quan chuyên môn) và chủ thể vi phạm pháp
luật (có thể là cá nhân hoặc pháp nhân), trong đó bên vi phạm pháp luật
phải gánh chịu những hậu quả bất lợi và những biện pháp cƣỡng chế của
nhà nƣớc đƣợc quy định ở chế tài pháp luật. Tức là sự cƣỡng chế của nhà
nƣớc buộc ngƣời vi phạm pháp luật buộc phải chấp hành quy phạm pháp
luật, trừng trị ngƣời vi phạm pháp luật, bắt buộc phải khôi phục lại pháp
luật đã bị vi phạm. … Trách nhiệm pháp lý đƣợc cấu thành bởi các yếu
tố: hành vi vi phạm pháp luật; sự thiệt hại gây ra cho xã hội; mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và sự thiệt hại gây ra [4].

10



Nhƣ vậy, có thể hiểu một cách khái quát, trách nhiệm pháp lý là một loại
quan hệ pháp luật đặc biệt giữa Nhà nƣớc (thông qua nhà chức trách, cơ quan Nhà
nƣớc có thẩm quyền) và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó, Nhà nƣớc có quyền áp
dụng các biện pháp cƣỡng chế có tính chất trừng phạt đƣợc quy định trong chế tài
của quy phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm và chủ thể đó có nghĩa vụ phải
gánh chịu hậu quả bất lợi do hành vi của mình gây ra.
Về khái niệm “bồi thƣờng thiệt hại”, Từ điển luật học giải thích nhƣ sau:
Bồi thƣờng thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc
bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù
các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Bồi
thƣờng thiệt hại phải có đầy đủ các điều kiện sau đây: có thiệt hại, có
hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra, ngƣời gây thiệt hại có lỗi [4].
Từ những phân tích trên, có thể hiểu: Trách nhiệm BTTH do xâm phạm tính
mạng, sức khỏe là một loại trách nhiệm mà trong đó người có hành vi trái pháp luật
xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác, gây ra thiệt hại thì phải có
nghĩa vụ bồi thường những thiệt hại về vật chất và tinh thần do chính mình gây ra
mặc dù giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại khơng hề có quan hệ hợp đồng
hoặc có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi của người gây thiệt hại không thuộc về
nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đã ký kết (Ví dụ: Một ngƣời xây nhà, trong quá trình
thi cơng khơng đảm bảo an tồn, làm gạch rơi trúng ngƣời đang đi phía bên dƣới
gây tử vong thì phải BTTH do xâm phạm tính mạng của ngƣời bị nạn).
1.1.2.2. Đặc điểm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe
Trách nhiệm BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe có các đặc điểm sau:
Trách nhiệm BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe là trách nhiệm BTTH
ngoài hợp đồng
Là một dạng cụ thể của trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng, trách nhiệm
BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe có đầy đủ các đặc điểm của trách nhiệm
BTTH ngồi hợp đồng. Đó là: Về cơ sở phát sinh trách nhiệm; về điều kiện phát sinh
trách nhiệm; về chủ thể chịu trách nhiệm và về mức bồi thƣờng.


11


Tuy nhiên, trách nhiệm BTTH vẫn có một số đặc thù nhất định, cụ thể:
- Hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác là hành vi trái
pháp luật: Quyền bảo đảm an tồn về tính mạng, sức khỏe, thân thể là quyền nhân
thân đƣợc pháp luật dân sự ghi nhận, bảo vệ cho mỗi cá nhân, mọi chủ thể đều có
nghĩa vụ phải tơn trọng quyền đó, khơng ai có quyền xâm phạm. Do đó hành vi xâm
phạm đến tính mạng, sức khỏe của cá nhân là hành vi trái pháp luật, trừ những
trƣờng hợp ngoại lệ theo quy định pháp luật.
- Thiệt hại xảy ra khi bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe bao gồm cả thiệt hại
vật chất và thiệt hại về tinh thần: Khác với trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
khác, ngƣời gây thiệt hại thƣờng chỉ có trách nhiệm BTTH về vật chất, ngƣời có
trách nhiệm BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe của ngƣời khác phải chịu
trách nhiệm cả vật chất lẫn tinh thần, cả thiệt hại trực tiếp lẫn gián tiếp.
- Trách nhiệm BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe phát sinh không cần
yếu tố lỗi
Đối với trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng nói chung, lỗi là yếu tố bắt buộc
khi xác định điều kiện phát sinh vì thiệt hại xảy ra là do hành vi có lỗi của con
ngƣời, còn đối với trách nhiệm BTTH do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của
ngƣời khác thì có trách nhiệm BTTH ngay cả khi khơng có lỗi. Ví dụ nhƣ trách
nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra quy định tại Điều
623 BLDS năm 2005.
Bên cạnh đó, trách nhiệm BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe con
ngƣời nhằm mục đích bảo vệ cho tính mạng, sức khỏe của cá nhân khơng thể bị
xâm phạm. Đồng thời, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, tơn trọng quyền và lợi ích
hợp pháp của các chủ thể khác, phòng ngừa các hành vi vi phạm khác. Để đạt đƣợc
mục đích này, pháp luật hiện hành yêu cầu việc bồi thƣờng phải kịp thời, nhanh
chóng và bồi thƣờng tồn bộ. Trong q trình bồi thƣờng có thể giảm mức bồi
thƣờng khi đáp ứng đủ điều kiện luật định; có thể thay đổi mức bồi thƣờng nếu

khơng còn phù hợp với thực tế.

12


- Trách nhiệm BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe không phát sinh đối
với chủ thể là pháp nhân.
Điều này xuất phát từ các đặc điểm bản chất của trách nhiệm BTTH do xâm
phạm tính mạng, sức khỏe của con ngƣời nên trong quan hệ này, chủ thể là pháp
nhân chỉ có thể đóng vai trị là chủ thể chịu trách nhiệm BTTH mà không thể là chủ
thể đƣợc BTTH.
- Người có quyền yêu cầu bên gây thiệt hại có trách nhiệm BTTH do xâm phạm
tính mạng, sức khỏe khơng thể chuyển giao quyền đó cho người khác
Nói khác đi, trong mối quan hệ BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe
không thể thay đổi chủ thể. Điều này đƣợc quy định tại BLDS năm 2005, cụ thể:
1. Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển
giao quyền yêu cầu đó cho ngƣời thế quyền theo thoả thuận, trừ những
trƣờng hợp sau đây:
a) Quyền yêu cầu cấp dƣỡng, yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm
đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín [27, Điều 309, khoản 1];
Điều này cũng xuất phát từ việc quyền đƣợc đảm bảo an toàn về tính mạng,
sức khỏe là các quyền nhân thân cơ bản của con ngƣời, gắn liền với mỗi cá nhân,
không thể chuyển giao cho ngƣời khác.
- Trách nhiệm BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe là loại trách nhiệm
BTTH ngồi hợp đồng, do đó nó có nhiều điểm khác biệt so với trách nhiệm BTTH
theo hợp đồng. Cụ thể:
Xét một cách khái quát thì trách nhiệm BTTH theo hợp đồng là trách nhiệm
dân sự phát sinh do một bên không chấp hành hoặc chấp hành không đúng, không
đầy đủ nghĩa vụ mà các bên cam kết trong hợp đồng. Điểm khác biệt của loại trách
nhiệm này so với trách nhiệm BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe là việc giữa

hai bên chủ thể phải có quan hệ hợp đồng phát sinh hiệu lực và thiệt hại xảy ra là do
không chấp hành hoặc chấp hành không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của hợp đồng
đã giao kết, đồng thời giữa hai bên chủ thể đã tồn tại một quan hệ pháp lý hợp pháp
theo ý chí của hai bên trƣớc thời điểm xảy ra vi phạm và áp dụng trách nhiệm

13


BTTH, trong khi BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe khơng phát sinh từ hợp
đồng và trƣớc đó khơng có quan hệ pháp lý. Bên cạnh đó, trong trách nhiệm BTTH
do xâm phạm tính mạng, sức khỏe thì ngƣời có gây thiệt hại phải bồi thƣờng tồn
bộ thiệt hại xảy ra về vật chất và thêm khoản BTTH về tinh thần, nhƣng BTTH theo
hợp đồng thì chỉ phải bồi thƣờng những thiệt hại trực tiếp và những thiệt hại đã
đƣợc tiên liệu trƣớc khi ký kết hợp đồng.
Tuy nhiên, cũng cần lƣu ý rằng, không phải khi nào giữa hai bên có quan hệ
hợp đồng thì mọi thiệt hại đều dẫn đến trách nhiệm BTTH theo hợp đồng và ngƣợc
lại, không phải mọi trƣờng hợp trách nhiệm BTTH do xâm phạm tính mạng, sức
khỏe chỉ phát sinh khi khơng có hợp đồng. Việc xác định đó là loại trách nhiệm nào
thì cần phải xem xét thời điểm phát sinh nghĩa vụ và căn cứ phát sinh có xuất phát,
liên quan đến hợp đồng đó hay khơng.
1.1.2.3. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe trong lĩnh
vực hình sự
Quyền đƣợc bảo đảm an tồn về tính mạng, sức khỏe là quyền nhân thân
cơ bản và quan trọng của mỗi cá nhân, vì vậy, khi một ngƣời xâm phạm tính
mạng, sức khỏe của ngƣời khác đến một mức độ nhất định (gây thƣơng tích mà
tỷ lệ thƣơng tật từ 11% trở lên trừ một số trƣờng hợp đặc biệt khác) thì sẽ phải
chịu đồng thời hai trách nhiệm: trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự
(BTTH cho ngƣời bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe). Thơng thƣờng, khi có vụ
việc xâm phạm tính mạng, sức khỏe phải áp dụng chế tài hình sự thì việc BTTH
do xâm phạm tính mạng, sức khỏe sẽ đƣợc giải quyết theo hai cách:

+ Cách 1: Tách phần dân sự trong vụ án hình sự ra để giải quyết bằng một vụ
án dân sự. Về vấn đề này Điều 28 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003, sửa đổi bổ sung
năm 2011 quy định: “… Trong trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi
thường, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và khơng ảnh hưởng đến việc giải
quyết vụ án hình sự thì có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự” [29].
Nhƣ vậy, có thể thấy, điều kiện để tách phần dân sự về việc giải quyết BTTH do
xâm phạm tính mạng, sức khỏe trong vụ án hình sự ra để giải quyết bằng một vụ án

14


dân sự là việc chƣa có điều kiện chứng minh để giải quyết vấn đề bồi thƣờng và
việc tách không ảnh hƣởng đến giải quyết vụ án hình sự.
+ Cách 2: Giải quyết vấn đề dân sự về BTTH do xâm phạm tính mạng,
sức khỏe đƣợc tiến hành đồng thời với việc giải quyết phần trách nhiệm hình sự
của vụ án.
Khi giải quyết vấn đề BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe là phần dân
sự trong vụ án hình sự thì các trình tự, thủ tục tố tụng sẽ tuân theo các quy định của
Bộ luật Tố tụng hình sự. Nhƣ vậy, khác với vấn đề BTTH theo hợp đồng, BTTH do
xâm phạm tính mạng, sức khỏe khơng chỉ đƣợc giải quyết trong các vụ việc dân sự
mà còn đƣợc giải quyết trong các vụ án hình sự, ngƣời có trách nhiệm BTTH khơng
chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự mà cịn phải chịu trách nhiệm về hình sự. Điều này
làm ảnh hƣởng không nhỏ đến quyền lợi của ngƣời đƣợc bồi thƣờng, đặc biệt là vấn
đề thi hành án trên thực tiễn (về vấn đề này chúng tôi sẽ phân tích ở Chƣơng 3)
1.2. SƠ LƢỢC SỰ PHÁT TRIỂN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN
SỰ VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM
TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE
Trong lịch sử pháp luật thế giới, BTTH ngồi hợp đồng là một trong những
chế định hình thành sớm nhất của pháp luật dân sự. Đây là một loại trách nhiệm dân
sự phát sinh giữa các chủ thể mà trƣớc đó khơng có quan hệ hợp đồng hoặc có quan

hệ hợp đồng nhƣng hành vi gây ra thiệt hại khơng thuộc nghĩa vụ thi hành hợp đồng
đã kí kết. Trách nhiệm này áp dụng đối với ngƣời có hành vi vi phạm, xâm hại tới
các lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần của chủ thể khác, buộc ngƣời này phải gánh
chịu một hậu quả bất lợi do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
Một trong những dạng cụ thể và thƣờng gặp nhất của trách nhiệm BTTH ngoài
hợp đồng là trách nhiệm BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe.
Chế định BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con ngƣời phụ
thuộc vào các yếu tố phong tục tập quán, trình độ kinh tế - xã hội, quan điểm giai
cấp khác nhau mà việc quy định về trƣờng hợp phải bồi thƣờng, ngƣời phải bồi
thƣờng, cách thức bồi thƣờng, cách xác định thiệt hại cũng nhƣ mức độ bồi

15


thƣờng ở các quốc gia, các thời kỳ lịch sử cũng có nhiều sự khác biệt. Xuất hiện
và phát triển đầu tiên ở Pháp luật La Mã với tên gọi là “nghĩa vụ phát sinh từ các
vi phạm (ex delictio) và như từ các vi phạm (ex quasi delictio)”, trách nhiệm
BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe mang đậm tính chất trả thù cá nhân
nhằm vào nhân thân của ngƣời gây thiệt hại do ngƣời bị thiệt hại và những ngƣời
thân của họ áp dụng. Sau đó, hình thức bồi thƣờng chuyển dần sang hình thức nộp
phạt cho ngƣời bị thiệt hại do ngƣời bị thiệt hại quy định (cƣỡng chế cá nhân) rồi
đến phạt tiền BTTH do các pháp quan thay mặt nhà nƣớc quy định đƣợc áp dụng
theo trình tự tố tụng. Mức độ và cách thức bồi thƣờng cũng đƣợc quy định khác
nhau từ phƣơng thức “nợ gì trả đấy, mạng trả bằng mạng…” đến hình thức phạt
tiền theo một tiêu chí chung của pháp luật.
Ở nƣớc ta, trải qua các giai đoạn khác nhau, chế định BTTH do xâm phạm
tính mạng, sức khỏe nói riêng, cùng với chế định BTTH ngồi hợp đồng nói chung
đƣợc hoàn thiện bởi các chuyên gia pháp lý và phát triển dần theo sự phát triển của
trình độ kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Nghiên cứu về sự phát triển của chế định này
trong pháp luật nƣớc ta có thể chia thành hai giai đoạn: Pháp luật phong kiến và

pháp luật hiện đại.
 Pháp luật thời phong kiến
Trƣớc đây, trách nhiệm BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe đƣợc quy
định trong Quốc triều Hình luật. Theo Bộ luật này thì điều kiện phát sinh, nguyên
tắc bồi thƣờng, phƣơng thức bồi thƣờng và trách nhiệm khôi phục cũng nhƣ trƣờng
hợp phạt nghiêm, giảm nhẹ… của trách nhiệm BTTH do xâm phạm tính mạng, sức
khỏe của ngƣời khác đƣợc quy định nhƣ sau:
Về điều kiện phát sinh: Căn cứ vào các quy định trong Quốc triều Hình luật
thì những điều kiện để phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung,
trách nhiệm BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe nói riêng đƣợc xác định:
Những tổn thất về vật chất, những tổn thất về tinh thần, ngƣời gây thiệt hại có lỗi.
Theo các nhà lập pháp thời Lê, tổn thất vật chất ở đây là sự xâm phạm đến
tính mạng con ngƣời, tài sản và theo đó vừa phải chịu chế tài hình sự là hình phạt

16


tƣơng ứng đồng thời còn phải BTTH cho ngƣời bị xâm hại các giá trị nói trên về thể
chất và quyền sở hữu, quy định này đƣợc cụ thể hóa tại Điều 435 của Bộ luật. Tổn
thất về tinh thần là loại thiệt hại vơ hình mà trong một số trƣờng hợp gắn liền với
quan niệm lập pháp. Vào thời Lê, danh giá, danh dự, nhân phẩm hoặc xứng đáng
đƣợc bồi thƣờng của cả hai bên hoặc chỉ một trong hai bên. Quy định cụ thể tại
Điều 472, Điều 473 và Điều 474. Những quy định trong các điều luật này chủ yếu
quy định trách nhiệm bồi thƣờng tổn thất về tinh thần khi ngƣời bị thiệt hại là quan
chức hay hồng tộc. Có thể nói, các quy định này phần nào thể hiện đặc điểm pháp
luật phong kiến trong việc bảo vệ quyền lợi cho một bộ phận có địa vị trong xã hội
bấy giờ. Nhƣng đây cũng là một quy định rõ nét về việc BTTH gây ra đối với tinh
thần (danh dự, nhân phẩm, tình cảm…).
Tổn thất tinh thần cũng đƣợc quy định trong Luật dân sự hiện đại cùng với
chế tài bồi thƣờng một khoản tiền nhất định tƣợng trƣng đối với hành vi xâm hại.

Điều này cho thấy pháp luật hiện hành đã có sự kế thừa nhất định những quy định
của Quốc triều Hình luật và điều đó cịn thể hiện những giá trị của bộ luật này.
Bên cạnh đó, trong Bộ luật này, yếu tố lỗi cũng là một yếu tố không thể thiếu
trong việc thành lập trách nhiệm. Pháp luật nhà Lê khơng chỉ xem xét đến thiệt hại
mà cịn quan tâm đến việc hành vi đó gây ra trong hồn cảnh nhƣ thế nào, nhận thức
chủ quan của đƣơng sự khi thực hiện hành vi gây tổn thất cho ngƣời khác nhƣ thế
nào. Quốc triều Hình luật quy định về điều này khá chặt chẽ, phần nào cho thấy sự
đánh giá nghiêm khắc của các nhà làm luật ngay cả trong lĩnh vực dân sự.
Khác với tƣ duy lập pháp trên, pháp luật dân sự hiện đại chỉ chú trọng đến yếu
tố thiệt hại mà không quan tâm đến thái độ tâm lý của ngƣời gây thiệt hại. Xuất phát
từ việc khơng tách bạch rõ ranh giới giữa ngành luật hình sự và ngành luật dân sự nên
các nhà làm luật thời Lê đƣơng thời quan tâm đến yếu tố lỗi ngay cả trong quan hệ
BTTH dân sự. Trong trƣờng hợp xác định là ngƣời gây thiệt hại có lỗi cố ý thì tính
nghiêm trọng của nó tăng lên nhiều lần so với các trƣờng hợp khác. Và tƣơng ứng với
nó, chế tài hình sự và cả tiền BTTH cũng tăng lên gấp bội. Tƣơng tự, đối với lỗi vô ý,
sự khoan dung độ lƣợng đƣợc thể hiện khá rõ. Những hành vi phạm pháp với lỗi vô

17


ý, sơ ý thì hình phạt và BTTH đƣợc giảm bớt. Những quy định đầy chất nhân văn này
đƣợc thể hiện trong nhiều điều luật, ví dụ Điều 494 dự liệu trƣờng hợp ngƣời trông
nom công dịch mà đánh ngƣời phục dịch đến chết thì bị xử tội đồ và bị phạt một nửa
số tiền đền mạng nhƣng nếu đó chỉ là sự khơng may ngộ sát thì ngƣời trơng nom
công dịch chỉ phải đền tiền mai táng 20 quan, cịn nếu mƣợn cớ việc cơng để đánh
chết ngƣời vì oán thù riêng thì xử phạt theo tội đánh chết ngƣời; Điều 498 là trƣờng
hợp một ngƣời do chơi đùa mà làm ngƣời bị thƣơng hay lỡ làm chết ngƣời khác cũng
đƣợc xử nhẹ hơn so với tội đánh ngƣời bị thƣơng hay chết ngƣời thơng thƣờng, sau
đó hình phạt và sự bồi thƣờng tăng dần phụ thuộc vào sự đánh giá lỗi của kẻ vi phạm
là nhẹ hay nặng. Chính vì có sự khác biệt rất lớn trong áp dụng hình phạt giữa hai

trƣờng hợp lỗi cố ý và lỗi vô ý nên Bộ luật cũng quy định các cơ sở phân định rất cụ
thể và hợp lý. Qua những phân tích trên, có thể thấy quan điểm của các nhà lập pháp
về hình phạt và trách nhiệm BTTH dân sự, yếu tố lỗi có ý nghĩa trong việc xác định
tiền BTTH và các chế tài hình sự kèm theo.
Về nguyên tắc bồi thường:
Theo Bộ luật, trách nhiệm BTTH khi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của
ngƣời khác thì phải bồi thƣờng bằng tiền. Khoản tiền bồi thƣờng này vừa có tính
chất là hình phạt vừa có tính chất là bồi thƣờng.
Theo Điều 29 Quốc triều Hình luật thì tiền đền mạng đƣợc ấn định tùy theo
phẩm trật của kẻ bị chết nhƣ sau:
1. Nhất phẩm, tòng nhất phẩm đƣợc đền 15.000 quan
2. Nhị phẩm, tòng nhị phẩm 9.000 quan
3. Tam phẩm, tòng tam phẩm 7.000 quan
4. Tứ phẩm, tòng tứ phẩm 5.000 quan
5. Ngũ phẩm, tòng ngũ phẩm 2.000 quan
6. Lục phẩm, tòng lục phẩm 1.000 quan
7. Thất phẩm, tòng thất phẩm 500 quan
8. Bát phẩm đến cửu phẩm 300 quan
9. Thứ dân trở xuống 150 quan [39, Điều 29].

18


×